CK 067A -TẠM DỪNG ĐỂ CHẤN CHỈNH LỚP HỌC BÌNH AN - THẦY TRÒ TRAO ĐỔI DẶN DÒ
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 19/01/2006
Thời lượng: [01:05:58]
(00:00) Trưởng lão: Mấy con có gì hỏi không?
Tu sinh: (Nghe không rõ…)
Trưởng lão: Bình thường không có gì hả? Còn con có gì không con?
(00:42) Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão, con là Chơn Niệm, nay con xin sám hối vì dù sao đi nữa thì con đường tu của con cũng còn yếu, đạo lực cũng còn kém. Cho nên cái sức nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng cũng chưa có hiệu quả, nên đứng trước những ác pháp thì vẫn bị dao động. Cho nên từ đó không có được cái chánh kiến, để tư duy quán xét đẩy lui các ác pháp đó ra. Do đó mới xảy ra những cái trường hợp như vừa rồi. Đó là một sự thất bại, rất đau buồn của con. Kính thưa Trưởng lão, cùng chúng sa di, xin cho con một cơ hội để con đứng lên để con sửa đổi, con làm lại. Vì nếu mà căn cứ vào giới luật như vậy thì cũng căng cho con, tại vì con cũng đã dứt bỏ những cái sau lưng nên bây giờ đi ra thì, không biết đi về đâu.
Gia đình thì không về được, còn chùa kinh xá đồ này kia con đã dứt bỏ từ lâu hết rồi. Làm sao mà bây giờ về có thể nương náu vào đó. Nên con kính mong Trưởng lão cho con đứng dậy để con làm lại. (02:21) … Vừa rồi thì cái chuyện của Nguyên Thanh, thì đúng ra là con cũng dặn lòng là cũng không nên nói cái gì. Tại vì điều đó không phải là nhân quả của con. Con cũng muốn làm một cái gì đó cho Nguyên Thanh bớt cái ngã mạn thôi. Mục đích là như vậy nhưng con đã nghĩ sai, Trưởng lão đã sắp đặt, mục đích của Trưởng lão là sắp đặt lấy Nguyên Thanh để hướng dẫn để dạy cho mọi người. Trong đó đích thân Trưởng lão giáng chức của Nguyên Thanh.
Con không biết nghĩ sao. Con đã làm phiền đến Trưởng lão, con kính mong Trưởng lão tha thứ cho con. Những điều mà Trưởng lão nói từ lúc sáng thì con rất đau xót tại vì mình làm ra những việc cho Trưởng lão và cái lớp học phải đình chỉ lại một thời gian. Rất đau xót cho con.
(03:38) Trưởng lão: Coi như là vừa rồi ở bên nữ họ chuẩn bị lần lượt họ về. Còn bên nam thì mấy con … . Dù sao đi nữa tất cả những điều mà Thầy dựng lại cái lớp này, Thầy muốn cho nó được bình an. Mà nếu không có cái sự việc mạnh mẽ cương quyết thì nó không thể nào mà nó bình an được. Chỉ có cái trường hợp như thế này thì nó mới đem lại bình an. Từ nay về sau, nếu mà không có cái trường hợp như thế này thì nó không bao giờ.
Nhưng mà cái sự kiện nó xảy ra mà Thầy không cương quyết như vậy thì mấy con sẽ thấy là cái lớp học này nó bề ngoài thì thấy nó yên, chứ sự thật bên trong nó ngầm, nhưng mà sự thật nó không có tác dụng. Bây giờ Thầy nhắc tấn, rồi bắt đầu cái lớp học sẽ trở lại bình an hơn nhiều gấp trăm lần, đó là cách thức của Thầy.
Nhưng mà mấy con bên nam mấy con không hiểu điều đó. Thầy thấy con biết là tốt. Nhưng nó toàn cái nhóm nữ không, không phải bên nam, chứ mấy con không chịu được là mấy con bị nhập luôn. Nên vì vậy nên bây giờ nam nữ giờ đều giải trừ, giải thể. Thì nếu mà bên nam không đi, thì bên nữ sẽ phân bì, cho nên buộc lòng bên nam các con cũng phải đi. Người nào mà hồi sáng xin trước chúng đồ này kia thì Thầy chấp nhận, những người ở lại coi như phải ở trong cái khu dưỡng lão.
Còn lớp học thì đình chỉ lại. Thầy thấy chừng nào mà thực sự hoàn toàn bình an, chừng đó mọi người chịu được Thầy gọi về. Chứ không khéo sống ở trên đống lửa, lơ mơ thì nó bừng nó cháy lúc nào không biết. Mà vấn đề của mình tu là muốn sống sao cho được yên.
Cái khổ của Thầy mà, Thầy đã nói với các con là Thầy đứng trên đầu ngọn sóng, mà các con không hiểu gì hết. Phải làm sao cho nó thực sự là hòa hợp, thật sự là đoàn kết, chứ không phải còn như bên đây, bên kia.
(06:04) Thứ nhất, con nên biết Thầy và cô Út phải đồng cam. Phải biết lo lắng, chung nhau, chứ không phải người thế này người thế khác. Mà cái tình trạng này thì chia hai phe, nhóm như thế này thì không thể nào. Cho nên Thầy dập nát, rồi dựng lại cho nó hoàn toàn cái hình ảnh tốt, chứ không thể nào mà để như thế này được. Trong khi đó Thầy quyết định cho nên Thầy quyết định phải dập thôi chứ không có để được nữa. Nó rõ ràng lắm, rõ ràng nó chia hai cái phe, còn gì nữa. Bây giờ mình phải đoàn kết lại, chứ không thể nào chia rẽ như vậy được.
Cho nên cái vấn đề mà Thầy giải quyết là như vậy. Phải thẳng thắn, nhưng mà Thầy giữ lại những người già, Thầy thấy tội nghiệp, đi tới đi lui. Đồng thời những người có thể là không có cái lỗi gì đó, Thầy sẽ đưa vào khu an dưỡng, để núp ở đó, để chịu, để chờ cái cơ hội lớp mở trở lại, để có cái duyên chúng ta học và thực hành đi đến cái quả rốt ráo không khéo thì không bao giờ có rốt ráo hết.
Thì như bây giờ thì Thầy đã tha thứ được rồi, nhưng mà trước chúng thì phải nó cái điều kiện nói khó. Còn ở đây, cũng như chú Hai cũng là nói chuyện, lúc nào cũng đi nói chuyện trong đầu này đầu kia. Tất cả những cái lỗi lầm đó, thì nó phải có cái răn, còn nếu mà không răn thì họ sẽ coi thường cái tu viện là Thầy nói Thầy có không làm. Cho nên họ cũng ỷ y đó mấy con. Thầy biết họ cũng ỷ y, họ nói Thầy nói Thầy không có làm gì đâu, đừng có sợ.
(07:59) Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão, con cũng muốn thưa gửi là con cũng rất là ăn năn về những triển khai của con. Lâu nay thì quen rồi, ví dụ như vừa nói là nó dính tâm, rồi con rất hối hận. Con nghĩ cái chuyện này khi Trưởng lão mà xử lý như vậy thì chắc chắn là sẽ không còn ai dám từ nay về sau không còn ai dám hó hé gì nữa hết trơn. Thì đó cũng là bài học mà xương máu của mọi người, là vì mấy con về đây đều bình đẳng. Bên nữ thì một số khác, còn bên nam thì mấy con chắc chắn không ai dám có những hành động làm náo loạn ở trong này đâu. Nhưng mà con nghĩ là cái trường hợp của con thì chúng cũng tha thứ cho con thôi. Kính thưa Trưởng lão, hoặc là con có thể về năm mười ngày rồi con vô lại.
Trưởng lão: Có thể được, chứ còn nếu mà con không đi con ở đây thì coi như là cái giới luật nó không nghiêm.
Tu sinh: Dạ tại vì dù sao nữa thì con cũng đã đứng ra trước chúng để xin sám hối, Trưởng lão nói mà con không đi thì giới luật nó không nghiêm.
Trưởng lão: Chứ mà con không đi thì coi như là Thầy pháp bất vị thân. Cho nên ai có lỗi thì cũng phải sửa, như vậy thì mới đúng, chứ không khéo thì không đúng.
Tu sinh: Dạ, kính thưa Trưởng lão, con đi rồi khi nào lớp mở trước rồi con vô được không Trưởng lão.
(09:43) Trưởng lão: Được, nói chung là Thầy cũng không để lớp gián đoạn quá lâu đâu. Bởi vì chương trình chúng ta học nó còn đang nóng hổi, mà bây giờ để một tháng hoặc là hai ba tháng thì cái lớp học nó sẽ đi vào im lặng mất, nó không có sống động. Cho nên Thầy khi mà giải quyết xong cái vấn đề này rồi, bình an trở lại thì cái lớp học của chúng ta rất là bình an, thì những số người ở đây tiếp tục người ta sẽ học lại, sẽ không có gián đoạn nữa. Thầy nói thật sự, cho nên mấy con đi năm mười ngày hay tầm nửa tháng mấy con trở lại chứ không thì mấy con sẽ thua. Người ta sẽ học qua, mấy con học không lại. Đồng thời, người ta áp dụng từng điều học của người ta ở trên những cái niệm mà Thầy đưa ra từng niệm để người ta áp dụng sắp sửa tới đây. Nếu mà ra đi trong thời gian mà trở lại đây thì bốn cái Tứ Niệm Xứ người ta cũng tu tập xong rồi. Thầy không để cái lớp này gián đoạn lâu.
Tu sinh: Con sẽ vô đúng ngày lớp học mở lại.
Trưởng lão: Thì qua Tết thì cái lớp học này hoàn toàn nó trở lại bình thường, nó không phải là ăn Tết, nhưng cái điều kiện là được giữ cái sự im lặng ở đây hoàn toàn. Nhưng mà ở đây ăn Tết mình vẫn thực hiện như thường nhưng cái lớp học của chúng ta sẽ tạm dừng lại đây trong một tuần hai tuần thôi chứ không lâu.
(11:15) Tu sinh: Dạ, con kính thưa với Trưởng lão là con cũng thiết tha để con tu tập, vì mình đã dứt bỏ hết gia đình … luôn rồi thì có còn con đường nào khác nữa đâu. Bây giờ con phạm lỗi lầm này thì con cũng kính xin Trưởng lão cho con cơ hội để con đứng dậy, để con tu tập trở lại.
Trưởng lão: Được rồi, Thầy sẽ hoan hỉ tha thứ lỗi lầm cho con là không có sáng suốt. Thì con đi ít hôm rồi hãy trở về để mà tu tập trở lại, cố gắng lấy kinh nghiệm đã qua của mình mà giữ gìn nghiêm chỉnh hơn. Không nên nhìn thấy ai hết, mình lo mình tu tập. Bởi vì mục đích tu là mình cứ lo mình nhìn mình, đừng có nhìn người khác thì mình sẽ tiến bộ. Những gì Thầy dạy nó sẽ tích tập được những điều kiện riêng cho mình xả tâm được, rồi lần lượt những điều kiện mà chi phối các con đều cũng sẽ xả được hết. Thầy đã hứa với mấy con là khi Thầy dạy là mấy con cũng sẽ xả được tâm.
(12:15) Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão, con đi rồi con có thể khóa cửa thất lại được không Trưởng lão?
Trưởng lão: À cứ khóa con, không có gì.
Tu sinh: Hay là con sẽ để cho một vị khác vô ở Trưởng lão?
Trưởng lão: Thất nào thì các con cứ khóa lại thôi, không cần để cho ai đâu. Bây giờ coi như là thất của người nào thì người nấy ở. Thì cái điều kiện mấy con đi thì cứ khóa lại.
Tu sinh: Trong thời gian con đi về ngoài đó thì nếu mà con làm bài được xong thì con sẽ gửi vô trong này.
Trưởng lão: Ừ nó còn bốn bài nữa, con sẽ tiếp tục làm những cái bài này: Tứ Vô Lượng Tâm, tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ, tâm Xả. Về thì mang về cũng được, để mất thời giờ của mấy con viết. Thôi như vậy là đủ rồi con. Còn con, con có gì không?
Tu sinh: Dạ con không có gì để hỏi.
Trưởng lão: Không có gì hả, con cố gắng, con cố gắng.
Tu sinh: (Nghe không rõ)(13:20) (Tu sinh xin phép được ở lại để chờ lớp học trở lại vì về nhà và về chùa thì không được)
Trưởng lão: Thì cũng được, nhưng mà cái điều kiện hiện giờ thì đương nhiên là mấy con sẽ phải đi vào cái khu dưỡng lão thôi chứ còn Thầy không có dạy, chờ khi nào mà thấy đủ duyên thì Thầy sẽ dạy.
Tu sinh: Thưa Thầy cho con hỏi nếu như vậy thì chúng con tu tập cũng giống như là từ khi chưa có mở lớp phải không ạ?
Trưởng lão: Cũng vậy thôi, cũng như từ khi chưa mở lớp mấy con cứ tu theo Bát Chánh Đạo, Thọ Bát Quan Trai, chứ còn không có theo cái lớp học.
Tu sinh: Vậy khi nào con có thắc mắc thì con mới đến thưa hỏi Thầy?
Trưởng lão: Cũng khoan, như lúc này thì đừng có thưa hỏi gì hết, tu tập thôi. Vấn đề là nhớ kỹ những điều mà con đối trị bệnh con thì cứ tập đối trị cho mạnh nữa.
Tu sinh: Dạ theo con nghĩ bây giờ con có thời gian thì con … lúc nào bị cảm thọ … con sẽ làm những bài thì theo con nghĩ thì trong thời gian này thì con chỉ ở trong thất, thỉnh thoảng thì con sẽ làm bài, rồi sau đó những giờ còn lại con sẽ ôm pháp Thân Hành Niệm con tu.
(14:56) Trưởng lão: Chơn Tịnh có gì không con?
Chơn Tịnh: Hôm trước con có xin Thầy là con về quê trong dịp Tết này, thì khi mà con về chùa như vậy thì thầy và mọi người đều cúng kiếng hết. Đối với con thì con phải làm như thế nào cho hợp?
Trưởng lão: Thì con hãy hòa chúng con, hòa hợp, con cũng đến cúng kiếng như thường thôi. Bởi vì mình đến chùa của mình, trong cái sinh hoạt của người ta, mọi người, thì mình cũng hòa hợp để giống y với họ. Con còn nhớ kinh đọc không, hay là quên hết rồi?
Chơn Tịnh: Dạ tụng kinh thì con đều còn tụng được hết. Những cái việc tụng kinh thì con rất là mừng, trong cuộc sống. Nhưng mà có cái điều là bây giờ con cầm lên cái cuốn kinh là làm như nó có cái cản trở, tại vì trong những lời kinh, như mấy cái điều trong Bát Nhã Tâm Kinh á. Thì trong đó có những cái lời nói dóc, như vậy con đọc đến lúc đó thì con dừng hả Thầy?
(16:12) Trưởng lão: Tức là mình hòa hợp với người ngoài con, mình sống trong môi trường đó thì mình hoà hợp, chứ không phải mình tu tập như ở đó mà sợ. Chỉ hòa hợp để mọi người vui vẻ thôi. Đây là mình biết nhẫn nhục, và biết tùy thuận, chứ không có gì hết.
Chơn Tịnh: Trong lúc mà vậy con cũng vẫn cần chuông và đánh chuông với Hòa thượng…
Trưởng lão: Nghĩa là mình vẫn đánh chuông như thường, chứ đừng có mọi lần vô chuông bữa nay không chịu vô chuông thế thì không được. Vô chuông, vô mỏ y như thường, không có gì hết. Bởi vì đó là mình hòa hợp trong cái chúng của cái chùa đó, thì mình phải hòa hợp như vậy. Làm đúng cái bài bản ở trong cái ngôi chùa đó. Tức là mình đến cái địa phương, cái xứ của người ta thì mình hòa hợp với người ta là đúng chứ không có sai đâu. Mình làm chướng để rồi tạo cho người ta có cái chướng thì phiền não, do đó mình cũng bất an nữa.
Còn mình làm vậy hòa hợp, như ở đâu về thì cũng không quên cái gốc ở đó. Người ta cũng còn phục mình hơn, thí dụ là mình nói cho người ta nghe hoặc là đưa cho người ta những kinh sách đọc để mong cho người ta hướng đến sự giải thoát chứ không phải mình buông bỏ, dẹp bỏ. Bây giờ để tự mọi người lần lượt người ta hiểu rồi người ta bỏ chứ bây giờ mình cự bỏ ngang vậy chưa đi mất công, mấy tháng một năm gì về mà thầy tổ nó quên hết, kinh gì cũng bỏ hết, cái thứ vong ơn bạc nghĩa, không biết đường biết xá. Con hiểu không? Coi vậy chứ mình biết hòa hợp, chứ không phải là mình còn theo đó nữa đâu.
(17:45) Chơn Tịnh: Dạ bạch Thầy, như vậy thì trong những huynh đệ của con thì con có nên đưa kinh sách cho những huynh đệ của con đọc không?
Trưởng lão: À mình tùy theo từng người con, nếu mà người nào cố chấp thì mình đừng nên đưa để rồi họ sanh tâm phiền não, thì rất đau khổ. Còn mình thấy người nào mà đến hỏi thăm mình là bây giờ thầy đi tu ở trên đó sao, thầy nói cho tụi tui nghe coi như thế nào, thì mình thuật lại cho họ nghe cách thức mình tu, chứ đừng có vẻ như là mình dạy đạo, họ chẳng ưng mấy. Tui tu cái hình thức như vậy, mình trình lại những cái cách thức mình tu tập cho bạn bè mình nghe khi người ta hỏi. Còn khi người ta không hỏi thì thôi đừng có khoe khoang gì hết. Nhớ kỹ cái điều đó.
Chơn Tịnh: Có nghĩa là con đi về chùa là con phải giữ nếp sống ở chùa lúc trước, và cũng giống như là đi học, lúc trước con đi học ở Đồng Tháp vậy. Có nghĩa là về thì ai làm gì thì làm, không nói khi mà họ không hỏi.
Trưởng lão: Trước khi con đi về, mình nói họ tu vậy không chứng cái này chứng cái kia, người ta chết ở đó hết đó con. Thường thường ai làm cái chuyện đó nó sai lắm mấy con, đừng có nói những thứ đó.
Chơn Tịnh: Còn những việc ví dụ như những sai của các huynh đệ, hoặc là những cái việc mà thầy con làm như thế nào, thì cũng chỉ để họ tự lãnh thôi hả Thầy?
Trưởng lão: Ừ đừng có nói, đừng có cãi, đừng có gì hết. Coi như là mình chưa có tới nơi tới chốn mình không nói gì hết. Chừng nào con tu chứng rồi con hãy can. Còn giờ chưa thì thôi đừng.
(19:20) Chơn Tịnh: Như trong trường hợp lúc trước con có viết cái hai tờ giấy con có gửi Thầy, để thăm hỏi, con không biết Thầy có đọc chưa?
Trưởng lão: Cũng không biết, Thầy mắc bận công việc nhiều quá nên không biết đọc hay chưa.
Chơn Tịnh: Trong đó như bây giờ thì con, giờ cũng như bữa hôm thì con có nghe em con nói là má con có bệnh cao huyết áp. Nhưng mà con không biết phải giúp má con như thế nào?
Trưởng lão: Bây giờ đâu có gì đâu, rất dễ thôi. Con về dạy mẹ con đó, một là nương vào cánh tay, hai là nương vào hơi thở. Thêm vào tác ý đẩy lui chứng bệnh đó. Dễ lắm không khó đâu, bảo bà cố gắng tập. Nhất là có cái nghiệp đau đó, nên mẹ không thấy, mẹ nên tập như thế này thế này, tốt lắm, thì nếu mẹ tập định kỳ thì cái bệnh của mẹ nó giảm xuống rồi nó hết, nó đỡ đi. Cái bệnh đó nó ngặt nghèo lắm, lúc mà tăng huyết áp lên cao đó có thể mẹ chết.
Chơn Tịnh: Có thể nào con dùng pháp Thân Hành Niệm chỉ cho mẹ con?
Trưởng lão: Không được.
Chơn Tịnh: Trong suốt thời gian mà con về nhà, thì con sẽ lần lượt chỉ cho mẹ.
Trưởng lão: Ừ, hướng dẫn cho mẹ, tức là con báo hiếu đó con. Không có gì hiếu hạnh bằng đem pháp dạy cho cha mẹ mình tu hết. Mà trong khi mẹ mình đang bị bệnh đau, mình hướng dẫn cho người mẹ của mình tập. Bà đau bệnh, bà lo lắm, bà cũng sợ chết lắm con. Mà khi mình đem cái pháp mình hướng dẫn thì bà tu tập, bà thấy đỡ bà mừng con. Đó là mình báo hiếu đó con.
Chơn Tịnh: Thưa Thầy, ví dụ bây giờ thì con có thể khuyên mẹ con ăn chay, thì trong thời gian áp dụng ăn chay thì má con …, thì trong thời gian qua thì má con phải mất thời gian rất là lâu, giờ con phải khuyên má con…
(21:20) Trưởng lão: Đúng rồi, con phải khuyên mẹ ăn chay là tốt.
Chơn Tịnh: Ăn chay có thể là giảm cái phần ăn trong ngày.
Trưởng lão: Được con, không có sao hết. Ăn chay lại là tốt, nó sẽ giảm cái quả.
Chơn Tịnh: Trong dịp Tết này con có viết xong một cái bài về quán thực phẩm bất tịnh, nhưng mà con viết thì chữ nghĩa văn chương con chưa có, nên là Thầy cũng chưa có phê bình gì trong bài của con. Con định cái bài viết của con sẽ đem cho Thầy đọc, và sắp tới đây con có thể đem về cho nhà đọc để không ăn mặn, như vậy có được hay không Thầy?
Trưởng lão: Được, con có nghe cô Diệu Vân nói, những cái bài mà cô đã làm ở đây thì cô đem về, cô còn một người chị không bao giờ tin tưởng vào một cái người ăn chay. Đồng thời, cô cũng không biết cách thức làm sao, vì cô không nói họ nghe được. Cô để cái bài trên cái bàn…, Cô đem đi photo những cái bài mà cô làm ở đây, cô photo cô để ở khắp các góc cùng hết, để trên bàn đầy hết. Làm như là cái … , rồi cái người chị cô mới nói mày về đây mày bày đủ thứ hết à. Cái người anh rể mới nói thôi đi về đi rồi mới lại dọn dẹp, cái đọc mới thấy hay quá. Bắt đầu người anh rể thay đổi toàn bộ.
Con thấy từ cái bài chúng ta làm mà nó cảm hóa được gia đình chúng ta. Còn cái người chị đó bây giờ cũng theo đó, êm xuôi rồi phải không. Người chồng kèm người vợ, bây giờ muốn theo, tui theo ông tu. Người chồng cũng không nói gì, nhưng mà nói em cứ đọc thử đi rồi biết. Vậy thôi chứ không nói hay nói dở gì, bảo người vợ cứ đọc rồi biết.
(23:22) Đó là cái hiệu quả của những bài pháp quán thực phẩm bất tịnh, quán các pháp vô thường, quán nhân quả, cũng làm vậy thôi. Mấy con thấy mấy cái bài học mấy con viết nó lợi ích cho gia đình lắm. Nó ghi những tâm nguyện ham muốn ác pháp, làm cho người ta tỉnh thức lại được liền. Điều mà con muốn giúp đỡ gia đình của mình, gia đình mình hiểu nghe được thì đỡ, còn không người ta không chịu nghe người ta chống. Thì mình biết cách sao hơn?
Mình photo mình cứ sắp lên chỗ nào mà người ta đi tới đi lui á, người ta phải dẹp, dẹp thì người ta thấy, rồi đọc thử. Không ngờ đọc thì thấy cái sự ăn uống trong đó, hết hồn vì nó thu hút, nó hay quá. Từ hồi giờ mình đâu có đọc cái này đâu, nên thấy những cái lợi ích. Mấy con học mấy con cũng có lợi ích cho mình, cho gia đình của mình thì tốt mấy con. Như Chơn Tịnh có viết cái bài Thầy vừa đọc, thấy đem những cái mẩu chuyện rồi viết nó, làm người ta đọc người ta thấy tỉnh thức dễ dàng lắm. Bây giờ nếu mà Chơn Tịnh đem về để cho anh chị em nó đọc, chắc chắn nó sẽ có hướng thiện tốt lắm. Đó như những bài của Chơn Tịnh viết đó, nó sẽ lợi ích lớn.
(24:50) Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão, con xin hỏi về hai câu tác ý: "Tâm thanh thản an lạc vô sự" với câu: "Cảm giác toàn thân". Hai câu này nên sử dụng câu nào?
Trưởng lão: "Tâm thanh thản an lạc vô sự" đó là sử dụng lúc thân mình không có bệnh đau, tâm mình không có chướng ngại gì hết. Còn lúc mà câu "An tịnh thân hành" thì dùng lúc mà cái thân của mình nó không có yên ổn, mỏi mệt, đau nhức. Còn lúc mà "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra" đó là mình tập mới quan sát thân, thọ, tâm pháp, tức là mới đầu mình vô tu tập Tứ Niệm Xứ đó con. Cái đó là lúc mới bắt đầu, để mình nhận ra cái thân của mình, mình nương vào cái hơi thở mình nhận được toàn thân. Còn cái thân mình chướng ngại thì an tịnh thân hành. Còn cái "thanh thản, an lạc, vô sự" đó là mình nhắc để cho thân tâm mình nó đi vào cái chỗ bình an của nó mà không có bị chướng ngại. Mấy câu đó nó đều có những cái ý niệm của khi mà tác ý, nhằm dẫn cái thân và tâm của mình vào cái vị trí của câu tác ý.
Tu sinh: Thưa Thầy, cái thời gian bước đầu vô tu tập thì mình nên tác ý câu nào trước Trưởng lão?
Trưởng lão: Luôn luôn mình nên tác ý câu: "Thanh thản, an lạc, vô sự". Mình nhắc cái tâm mình trước. Sau đó mình mới đi vào những cái chi tiết, bây giờ mình mới nhìn cái tâm của mình thì: "Cảm giác toàn thân, tôi biết tôi hít vô". Còn nếu mà cái thân của mình có bệnh đau thì: "An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô". Còn cái tâm của mình nó ngồi vô chút xíu thì nó hay lăng xăng lộn xộn thì mình nhắc: "An tịnh tâm hành, tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành…" để nó nương theo đó mà tự nó an.
Tu sinh: Trong những cái bài về mười tám đề mục hơi thở mà con có trích ra, thì mình muốn cho cái thân nó an tịnh thì mình phải cảm giác toàn thân cái đã, cảm giác toàn thân có rồi thì cái thân nó mới an tịnh được. Xong rồi mà cái thân nó an tịnh thì bắt đầu mình mới nói đến cái tâm.
(27:05) Trưởng lão: Đúng rồi, cái đó là phải vậy đó con. Bởi vì mình tập từ cái thấp cho đến cái cao thì nó vậy. Nhưng bây giờ áp dụng, giờ phải đọc từng cái đề mục là một, cái bài pháp nó là vậy. Giờ biết áp dụng nó, bây giờ nếu cái thân đang đau nhức thì áp dụng cái an tịnh thân hành. Mà bây giờ mà muốn quan sát cái thân thì: "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô". Đó là bây giờ mình muốn nó quan sát cái thân, thì nhắc cho nó quan sát. Còn hồi đó thì mình quan sát cái thân, thì mình mới cảm nhận được cái thanh thản của nó. Nên nó đi theo từng cái lớp. Cảm giác toàn thân rồi mới tới an tịnh.
Con thấy đức Phật đưa như vậy chứ không có lộn xộn được. Đó là cái phương pháp về Định Niệm Hơi Thở, nó từ cái cao cho đến cái thấp, nó rõ ràng, tới cái chỗ nào ly tham chỗ nào ly sân, thì tâm mình nó phải như thế nào nó mới ly. Chứ không phải muốn ly là ly. Nhưng mà sau thời gian mình tập nó đủ mạnh, giờ thân mình gặp chướng ngại là cái đề mục đó đưa ra để mà diệt cái chướng ngại pháp.
Tu sinh: Cái đó, kính thưa Trưởng lão con cũng hiểu rồi. Nhưng nó có một trường hợp là, ví dụ như bây giờ nó bị cái trì trệ với lười biếng, thì trong những câu tác ý của mười tám đề mục hơi thở, mình dùng để tác ý phải không Thầy?
Trưởng lão: "Với tâm định tỉnh, tôi biết tôi hít vô". Nó lười biếng, nó lờ mờ, nó mê phải không?
Tu sinh: Nó hôn trầm.
Trưởng lão: Ờ! Cái đó hôn trầm, mà là cái tâm lười biếng mà nó bắt đầu có trạng thái hôn trầm thùy miên rồi đó. Với tâm định tỉnh, bây giờ nó lười biếng là nó không có định tỉnh, nó si rồi. Nó si nó mới lười biếng, nó không có tinh tấn nữa thì: "Với tâm định tỉnh, tôi biết tôi hít vô, với tâm định tỉnh,…" Còn với tâm lăng xăng, lộn xộn niệm này niệm kia đó thì: "An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành…" Nó phải áp dụng đúng con.
(28:49) Tu sinh: Kính bạch Thầy, cái câu mình áp dụng cái tri kiến giải thoát ý, (28:53) …. Ví dụ tâm mình khởi một nhu cầu cần dùng một món gì đó để sinh hoạt, từ cái chỗ thiếu đó thì tâm khởi lên tưởng cần dùng vật đó. Rồi suy nghĩ được nó bằng cách gì, như vậy có gọi là tâm đang có tham không?
Trưởng lão: À bây giờ trong vấn đề như vậy thì con cần nghe lại bài pháp. Còn bây giờ mình quên, mình muốn biết lại coi Thầy mình dạy trong cái bài pháp đó như thế nào. Thì bây giờ muốn nghe lại bài pháp đó thì phải có cái băng, con thấy không? Phải có cái băng, có cái băng rồi phải có cái máy. Thì bây giờ mình muốn cần để mà học trong cái giai đoạn mà đang nghe đang học, cần phải nghe đi nghe lại cho thấm nhuần, thì cái cần này cho cái phương pháp tu tập của mình chứ không phải là tham. Đây gọi là tham pháp, tham tu.
Bởi vì có muốn tu mình phải bỏ mình tu, trong khi đó cần một cái điều kiện để mình tu. Bây giờ ví dụ như đang làm bài mà cây bút nó hết mực, tôi muốn có cái viết nữa, tôi tham, thì lấy cái gì tôi viết. Cái này không phải, đây chỉ là phương tiện để chúng ta sử dụng chúng ta tu học. Thì nó không phải tham đâu mấy con, ham tu mới muốn cây bút đó, chứ không phải muốn tham một cái gì khác hơn hết thì không được. Cái này không thể gọi là tham, mà cái này gọi là dùng cái phương tiện để mình tu tập, để cho mình thấm nhuần được cái tư tưởng cái hiểu biết đó.
Cho nên những cái phương tiện mà phật tử người ta giúp mình, thì không phải giúp mình cái tâm tham, mà giúp mình tu học, thì cái nó không phải tham mấy con. Bởi vì ở cái vị trí mình đứng, thì mình cần thiết. Cũng như bây giờ cái áo tôi rách, tôi muốn có cái áo khác để tôi mặc thì nói tôi tham thì không được. Tại vì tôi biết là mình không thể ở trần truồng được. Các con hiểu không? Tức là không phải tham đâu, mà đây là tứ sự nó phải đầy đủ oai nghi của một người tu, nó phải có con người để tu, không thể nào tui mà ăn mặc nó hở hang, hoặc là ở trần ở truồng thì không có được. Cho nên vì vậy mà tui cần thiết những gì thì tui đi xin để cho tui có một cái oai nghi của một con người, chứ không phải một con thú vật. Đó không có nghĩa là tham.
Nhưng bây giờ tôi có được cái bộ y áo rồi mà tôi muốn thêm một cái nữa thì đó là tham. Cũng như bây giờ con có cái máy để con học, mà con thêm cái máy nữa. Mà cái máy này đó vừa rồi, để mình đủ nghe rồi. Nhưng mà thấy cái máy người khác đẹp hơn, mình khởi muốn cái máy đẹp hơn, tức là mình tham. Mình phải biết chứ còn không khéo nó cũng nghĩ là bây giờ mình học hành mà, thì mình muốn cái máy nào cho nó tiện hơn, thì coi chừng nó là tham. Cái này nó vừa đủ, cũng được rồi, nhưng mà nó xấu hơn của người ta, thấy của người ta đẹp hơn tốt hơn, mình bắt đầu khởi sự muốn có cái máy đó, thì đó là tham. Mình phải cân nhắc rất kỹ về cái tâm của mình.
(31:45) Sau này tới những cái bài học, tới những bài học để mà áp dụng, Thầy cho những cái niệm. Những cái niệm đó, Thầy cho một cái đề tài từng cái niệm, buộc mấy con phải tư duy quán xét để mấy con tự xả. Áp dụng vào nhân quả, áp dụng vào các pháp vô thường để cho mình thấy nó vô thường thì mình không tham đắm nữa, bởi vì mình có đủ rồi mấy con. Tôi chỉ cần đủ nghe để tôi tu học thôi, chứ không khéo mình thấy cái đẹp hơn mình ham muốn, thì nó sai.
Tu sinh: Kính bạch Thầy, ví dụ gặp đúng một người mà trong quá khứ đã làm mình khổ, hoặc mình dị ứng một người nào đó thì tự nhiên cái tâm mình xao động. Vậy đó là cái tâm gì?
Trưởng lão: Cái đó là một cái tâm sân đó con. Nó thành hận rồi, bởi vì cái đối tượng đó mình có ghét mà. Thì chỉ còn có cái tâm từ, tâm bi để giúp mình hóa giải được cái lòng sân, chỉ có lòng thương yêu mới hóa giải được. Như mấy con thấy, bây giờ Thầy nói giữa Nguyên Thanh với cô Út, nhưng mà hôm nay Nguyên Thanh với cô Út đã hóa giải được, thương yêu nhau. Mấy con không ngờ được điều này. Nếu mà không có cái trận này thì chắc chắn nó không giải quyết được. Có gì không con?
Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão, như vậy thì Nguyên Thanh bao giờ mới về?
Trưởng lão: Chắc nó cũng mai mốt cũng đi với một cái đoàn mấy cô này, cũng đi một lượt về quê. Thầy đã bảo về trị bệnh thì coi như là Thầy cũng đuổi mà, chứ đâu có ở đây đâu.
(33:28) Tu sinh: Con bạch Thầy, nhưng vậy mà cái khóa sắp tới này nếu mà Thầy mở ra Thầy cũng dạy từ đầu lại hả Thầy?
Trưởng lão: Không, nghĩa là ở đây còn có số người còn ở chứ đâu phải mất hết đâu mà dạy lại từ ban đầu con. Con thấy cũng còn cái số người ở lại mà, chứ đâu phải là. Nghĩa là chưa hoàn toàn đi hết, những người nào có lỗi mà biết lỗi thì người ta sẽ cố gắng, bởi vì Thầy cương quyết phải sửa, mà không sửa thì phải chịu thôi. Cho nên vì vậy mà những cái điều kiện cần thiết thì cái khóa này chưa phải thực sự mà phải giải thể đóng cửa mấy con. Coi như là còn người mà, cũng như bây giờ con thấy Minh Nhân đang học, thì Minh Nhân ở khu dưỡng lão, còn mấy cô, mấy cụ cũng còn mà, rồi quý thầy cũng còn mà.
Người ta đã học gần ba tháng rồi, người ta đâu có mất đâu. Cái chương trình chỉ tạm dừng lại một chút thôi, để rồi chúng ta sẽ đem lại cái sự bình an cho cái lớp tu học của chúng ta. Thì nó cũng sẽ tiếp tục cái chương trình chứ nó đâu có gián đoạn. Nó bắt đầu nó cũng đi vào, nó không phải là trở lại nữa. Bây giờ lúc đầu vô thì nó không học tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tâm xả. Rồi nó bứt đầu trở lại từ, bi, hỷ, xả xong rồi, cái lớp nó mở ra tiếp tục.
Cái chương trình xét lại những bài các con đủ rồi thì bắt đầu nó chuyển qua ba cái tháng để mà hành trên cái sự học tập cái chánh tri kiến của nó. Bắt đầu Thầy cho những cái niệm trong tâm của mấy con đó. Người thì khởi niệm này, người kia khởi niệm kia. Nhưng mà ở đây Thầy cho một cái niệm chung cho mấy con làm bài, mấy con áp dụng những cái bài học của các con, áp dụng vô cái chỗ đề tài Thầy cho đó. Cái đó là cái niệm vọng tưởng của mấy con, Thầy cho thành cái đề tài cho mấy con làm. Từ đó mấy con sẵn sàng có những điều kiện để mấy con làm ra cái bài đó, để cái tư duy của mấy con nó hóa giải.
Khi mà có Thầy xét những cái bài của con, thì đây là bài này nó hóa giải được cái niệm, thì Thầy cho một cái niệm khác, Thầy cho tất cả những cái niệm ở trong tâm tư của mấy con. Mọi niệm, Thầy cho hết. Từ cái học đó mấy con áp dụng để hóa giải từng cái niệm đó. Một cái niệm chung cho mỗi người làm, còn bây giờ thí dụ như có một cái niệm vọng tưởng, thì niệm vọng tưởng của con chứ mấy người kia người ta đâu có. Còn ở đây, tất cả mọi người không sớm thì muộn, mấy con cũng sẽ bị mấy niệm này hết, thì Thầy cho cái niệm đó.
(35:55) Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão, có thể là sau khi mà làm một cái niệm chung đó, thì bây giờ có một niệm chung, sau khi mà làm cái niệm chung rồi thì cái bài của người này đưa cho người kia để cho thấm.
Trưởng lão: Không không, không có trao, không có như vậy. Mình phải học hiểu được cái lớp Chánh Kiến của mình như thế nào thì mình áp dụng. Con viết theo, hoặc mượn cái bài này viết nó trùng nhau thì Thầy biết liền.
Tu sinh: Không có, tức là sau khi mình làm Trưởng lão chấm rồi đã chớ. Thì cái bài của con đưa qua cho người khác đọc, người khác đưa qua con.
Trưởng lão: Được, để rút tỉa kinh nghiệm cho nhau, trao đổi cái chỗ mà mình tự học hiểu, hóa giải cái niệm của mình qua cái bài mình viết đó. Để cho cái tâm của mình không còn bị cái niệm đó tác động, thì sau khi xong rồi, Thầy chấm rồi thì những cái bài đó được truyền với nhau đọc được. Bài người này chấm truyền người kia, để từ đó chúng ta rút tỉa từ cái quán xét kinh nghiệm của bài viết của người này, nó giúp đỡ cho những người khác. Được phép, cái đó được phép. Còn cái đang làm bài mà mấy con chép với nhau thì không được. Tức là mình không có chịu làm mà mình chép của người ta thì không được.
Tu sinh: Mô phật, trong cái sự truyền bài là, ví dụ như con muốn mượn cái bài của ai thì con thông qua Thầy, Thầy sẽ mượn cái bài của người đó, rồi mới trao cho con, chứ không có…
Trưởng lão: Không có chạy lại đó mà mượn được.
Tu sinh: Ví dụ con muốn mượn bài của thầy Minh Nhân, thì con không có đến thầy Minh Nhân mà mượn. Như vậy, nếu con mà mượn như vậy thì con phá hạnh độc cư.
Trưởng lão: Ừ phá hạnh độc cư, con chỉ thông qua. Bây giờ con muốn mượn cái bài của thầy nào, thì Thầy nói với thầy đó cho con mượn, thì được. Thầy chỉ thông qua, Thầy sẽ lấy cái bài, Thầy mượn cái bài của người khác người ta cho con. Khi mà đọc rồi con cũng không được tự quyền con xách con trả lại người đó mà con phải đưa lại Thầy. Thầy là một cái người mà đứng trung gian, chứ còn mấy con qua lại mấy con nói chuyện thì mấy con sẽ quen mất rồi, mấy con phá hạnh độc cư. Cho đến khi rốt ráo, nó bị quen rồi thì mấy con không giữ trọn được độc cư.
Ngay từ bây giờ mấy con giữ trọn vẹn, chừng đó thì coi như là mất cái trung gian thì mấy con cũng không còn nói chuyện nữa. Mình còn một giai đoạn của phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng rất là kỹ lưỡng để mình nương vào. Nếu mà thành cái thói quen của mình tiếp nhau vậy rồi thì tâm này khó giữ lắm. Hễ khi trong bụng nó muốn là nó nhảy tới nó nói chuyện rồi, không có ngăn nó được. Cho nên ngay bây giờ thì lấy Thầy làm cái trung gian đó để cho mình học hiểu thêm những cái lớp Chánh Kiến, Chánh Tư Duy.
(38:24) Tu sinh: Thưa Thầy! Như vậy kể cả mấy cái bài cũng có thể những cái bài của cô Nguyên Thanh con có thể mượn được không?
Trưởng lão: Được con cứ mượn qua trực tiếp ở Thầy, thì những cái bài đó được đầy đủ hết. Mọi người con muốn mượn người nào là Thầy có hết. Coi như người nào Thầy cũng có hết, rồi các con sẽ thấy mỗi người người ta có cái văn phong, mỗi người có cái luận, mỗi người có cách viết nó có cách khác nhau. Nhưng mà cái nào nó cũng hay, rất hay là vì nó nói lên được cái đạo đức, nói được cái nhân quả. Mỗi người có mỗi cách viết. Người thì vô đầu nói vầy, người thì nói cái khác nhưng mà nó cũng xoáy vào cái mục đích của nó, nó không có trật.
Tu sinh: Kính bạch Thầy thì trong dịp này thì con có thể mượn cái bài quán thân vô thường và quán thân bất tịnh, quán thực phẩm bất tịnh được không Thầy?
Trưởng lão: Cũng có nhưng mà bây giờ đang photo, để photo xong rồi mượn. Minh Nhân cũng hỏi Thầy, nhưng để photo xong rồi mượn các con. Nhiều lắm mấy con, cả mấy trăm trang lận, kể như Nguyên Thanh từ hôm mà vào học đến nay, viết hơn 600 trang. Viết với cái tốc độ gần 1000 trang chứ không phải là 600 trang, viết với cái tốc độ nó ghê lắm. Thầy nói cả xấp xấp, mà đưa ra cái dịch vụ người ta đánh vi tính hai tuần lễ, đem về đây photo gần 200 trang, mà nó là mới có mấy bài thôi, có năm sáu bài gì thôi.
Tu sinh: Thưa Thầy, những cái bài của cô Nguyên Thanh làm, từ cái bài thảo mộc cho tới bài thứ mười hai như vầy là Thầy có cho cô Nguyên Thanh đánh máy vi tính lại không?
Trưởng lão: Mới có được, đánh vi tính mới được bốn năm bài à. Còn một số nữa thì vì cái giá nó rất đắt, coi như là nó tính một cái trang giấy A4 là bốn ngàn đồng một trang. Mà tính ra thì tới bốn năm trăm trong đó, coi như bốn ngàn một trang, bốn trăm ngàn đó. Cho nên cô Nguyên Thanh nói: "Thôi để con đánh, tiền nhiều quá".
Tu sinh: Bốn ngàn một trang, nhưng 92 trang…
Trưởng lão: 92 trang lớn
Tu sinh: 92 trang thì tính ra là 360 ngàn.
Trưởng lão: 386 ngàn, thì ra cái số tiền quá lớn không thể nào mướn nổi. Mà thầy Chơn Quang nói nó ăn rẻ, chứ nó ăn năm ngàn một trang đó. Còn nó ăn bốn ngàn là rẻ á.
Tu sinh: Với nó nói bài đó còn thì đưa ra nó đánh.
Trưởng lão: Nó muốn đánh nữa, với nó nói rày, nó nói cái người viết cái bài đó hay, người này làm chính trị ngon lắm. Cái người dịch vụ ngoài đó nói muốn đánh nữa. Nhưng mà đánh tiền đâu mà trả, tiền nhiều quá không đủ trả cho nên vì vậy mà lần lượt rồi Nguyên Thanh mới đánh.
Tu sinh: Bởi vậy bữa đó con ra đánh mà nó phải lấy bài ở hai chỗ. Tại vì vừa đánh cái bài nào thì đưa cho chồng bả về nhà đọc. Nên con phải gom lấy mà lấy chỗ đánh về nhà họ (41:59) … Rồi ông kêu còn thì đem ra cho ông đánh.
(42:10) Tu sinh: Mình mà có điều kiện, mình có tiền mình cứ cho họ kiểu đó là họ cũng học luôn.
Trưởng lão: Cũng học đó.
Tu sinh: Thế rồi họ đọc, họ photo rồi cũng giữ lại họ học. Cái nào hay họ giữ.
Tu sinh: Cho từ cái thảo mộc, đến cái đạo đức nhân bản cái ông kêu cái gì mà hay quá vậy.
Trưởng lão: Cho nên mấy người đó họ nói là mấy người viết cái bài này làm chính trị ghê gớm lắm, tức là thay đổi đó, làm cho người ta thay đổi đó. Đó là cái người đời người ta không biết gì hết, người ta đọc thấy nó mới mẻ, nó lạ với họ. Cho nên cái lớp học của mình nó lợi ích lắm, cô Diệu Vân mà cô đem về gia đình cô, cô bày ra như vậy, mà cô đã hướng dẫn được gia đình thì cũng là một cái hay. Có nhiều người người ta cố chấp lắm mấy con, người ta không có ưa Phật giáo đâu. Cố chấp lắm.
Nhưng mà những cái bài viết của mình về nhân quả, về thân vô thường, thực phẩm bất tịnh, thì nó sẽ cảm hóa người khác ít nhiều. Còn cái bài về ái ngữ, cũng thấy hay lắm. Cho nên cái học của mình là cái học thực tế lắm mấy con. Mình ở đây mình học thì mình thấy cái tâm của mình nghe nó cũng thoải mái nữa. Còn cái người đời họ đang bon chen trong cuộc sống, nhất là nói về thực phẩm bất tịnh, có nhiều bài họ đọc họ hết muốn ăn luôn.
Tu sinh: Có những bài của cô Nguyên Thanh hay lắm hả Thầy, cái bài mà hạnh thiểu dục tri túc á! Cái bài đó con nghe lại con thấy hay, cái bài đó đặc biệt. Cái hạnh đó là nó giúp cho mình phải thiểu dục trong bất cứ mọi thứ, chứ không phải đợi trong cái hạnh thiểu dục tri túc về vật chất không. Cái đó đặc biệt, cái đó mà triển khai cho nó rộng ra chắc có lẽ là mình giảm thiểu được bớt cái tham, hết đắm.
Trưởng lão: Nó giảm đó con, đọc rồi mình thấy giảm. Mà nó có cái thế nó giảm, mỗi lần nó khởi ham muốn, nhớ thiểu dục tri túc, nó nhìn cái biết đủ. Cho nên những cái học của mình, mình trao đổi với nhau để đi đến chỗ giải thoát. Cái mục đích của mình không hơn nhau đâu, mà mình đi đến cái mục đích giải thoát.
Rồi mấy con sẽ học tới những cái lớp rèn, chưa có dạy tới nhưng mà Thầy quảng cáo cho mấy con biết. Thầy dạy từng cái oai nghi tế hạnh, thì mấy con thấy cái lớp ái ngữ, cái lớp Chánh Ngữ đó, là phải dạy cái ngôn ngữ. Tức là nó đi ở trong cái đường đi của nhân quả, của con người, thì mấy con thấy rõ thân hành, khẩu hành, ý hành chứ gì. Bát Chánh Đạo nó đi rất rõ cái con đường chứ đâu phải, bởi vậy khi mà người ta đọc người ta hiểu "Trời! tuyệt vời lắm!".
(45:00) Tu sinh: Bạch Thầy hồi nãy con ngồi ở ngoài cốc đó, con cũng nghe lại chút băng, cái rồi tự nhiên mình cảm nghĩ tất cả tụi con vô minh quá. Không có ai gì mà không vô minh hết trơn. Người này người nọ là đều góp phần cho cái hồi sáng giống như là, hồi nãy con ngồi giống như là, cả khung trời, cái tưởng của con nó đến cả khung trời sụp đổ hết trơn, hết trọi.
Trưởng lão: Đúng vậy, cái lớp học này mà không sống giống như là cái bầu trời nó sụp đổ hết. Không còn cái lối đi đúng đắn nữa, cuộc đời của mấy con sẽ đi mất tiêu. Còn Thầy biết, Thầy dựng lại là đem lại cái ánh sáng cho loài người. Mà nếu nó tắt đi là cái bầu trời này là u ám, tối lắm, không còn ánh sáng nữa. Thầy nói thật, cái đường đi của Thầy giáo dục đào tạo mấy con thật sự. Từ cái con người của chúng ta không có làm sai lời của người, mà bằng cái tiến tới của một sự hiểu biết. Hiểu biết như thật để chúng ta sống trong cái hiểu đúng.
Mấy con thấy đó, cho nên nó rèn luyện cho mấy con từ tất cả những hành động, từ những ái ngữ, mấy con thấy đó, từ cái tư duy, cái ý của mấy con, là Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, là cái ý đó. Cho nên cái ái ngữ tức là cái khẩu nghiệp, các con thấy không? Rồi cái Chánh Nghiệp là cái thân hành của mấy con. Rồi cái thân hành Chánh Nghiệp rồi cái Chánh Mạng. Đó mấy con thấy nó đi liên hệ, những cái lớp học của người ta nó liên hệ đến cái mức độ đó, để dạy cho từng bước. Làm sao cái đức hạnh của chúng ta không có? Còn bây giờ mấy con đòi những cái đức hạnh mà mình chưa có học, mà mình đòi cũng phải đức hạnh như vậy thì đâu có được. Đó mấy con thấy đang bị sai.
Tu sinh: Con nghĩ tới nghĩ lui, duyên mình hợp nhau vui quá, bây giờ tự nhiên duyên tan, mỗi người đều cộng một chút cho nó tan, chứ không riêng ai hết, không ai là không có lỗi trong cái việc trong cái lớp này hết. Mỗi người chút chút cho nó tan.
Trưởng lão: Con nhận cái đó đúng, mỗi người có một chút làm cho nó tan đó. Bởi vì mấy con thấy mấy con nói chuyện là mấy con đã làm cái duyên nó tan rồi.
Tu sinh: Cái rồi bắt đầu con nói trời sụp đổ hết trơn rồi, bây giờ mình không biết sao đây. Cái con buồn buồn quá con đi lang thang lên đây, con nghe Thầy nói cái con mừng quá con chạy về, rồi con cũng lên đây luôn…(47:19) (không nghe rõ). Nó cũng chạy luôn, con cung chạy luôn. Con thấy mừng quá.
(47:26) Trưởng lão: Còn con thì sao? Sẵn sàng đi về đi, chứ không có nói gì hết. Bây giờ giải thể cái lớp rồi, bây giờ ai cũng chuẩn bị về.
Tu sinh: Hồi sáng con thấy mọi người vậy cảm động quá. Mà con biết Thầy chắc cũng cảm động lắm, bây giờ Thầy phải làm sao cho nó sống dậy.
Trưởng lão: Ba cô dòng họ Quảng thì coi như là ba cô về rồi. Ba cô cũng hiền lắm.
Tu sinh: Bạch Thầy cái thời điểm này là cái thời điểm Tết nữa Thầy. Đi đâu xe cộ cũng khó khăn, đắt giá lắm bạch Thầy. Con cảm thương, con tự nhiên nghĩ tới cái đó cái con cảm thương quá, mỗi người mỗi cái nghiệp của mình, xong cũng chạy lăng xăng thế đó, khổ quá.
Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão, bữa nay muốn đi xe cũng khó lắm…
Tu sinh: Đắt tiền nữa Thầy, bắt đầu 15, 20 thì xe đã bắt đầu lên giá rồi thưa Thầy.
Trưởng lão: Thì vậy nó mới biết là nhân quả, thì bây giờ ngồi đó chờ, nó phải chờ thôi. Lúc này ai cũng về, tết nhứt hết mà, chuẩn bị sẵn mua quà về ăn Tết luôn. Thì thôi bây giờ không có lo cái vấn đề đó nữa. Ngày mai gì đó. Có lẽ ngày mốt thì cô Út kêu chiếc xe đưa mấy người, mấy cô bên đó, số thì về Bắc, số thì về Trung, số thì về ở dưới An Giang, người ta đưa mấy con đi.
Tu sinh: Có xe đưa đi hả Thầy?
Trưởng lão: Có xe, có xe đưa đi.
Tu sinh: Đưa ra bến xe hả bạch Thầy?
Trưởng lão: Ờ đưa lại bến xe.
Tu sinh: Dạ! đưa lại bến xe rồi mình tự mua vé đi, tội quá.
Trưởng lão: Cho đi hết, rồi bắt đầu đó mới dựng lại cái lớp mình được. Tiếp tục cái chương trình học tiếp tục, chứ còn không có bỏ. Còn cái người nào mà lộn xộn thì thôi ở luôn, không có được về đây tu tập, về đây phá nữa thì không được. Chỉ có vậy thôi. Về ở đây phải có sự bình an để cho người ta tu học nó mới yên, chứ nay nghe cô Út khóc lóc, mai nghe cô Út khóc lóc, người ta không có yên tâm. Ở đây người ta cũng rất thương cô Út chứ có phải không thương sao? Cô quá vất vả, quá cực khổ, cô lo từng chút thì làm sao người ta không thương. Người ta nghe người ta cũng xúc động lắm chứ. Cho nên vì vậy mà mình phải làm sao cho nó tránh cái tình trạng này.
(50:20) Tu sinh: Con thấy để tránh tình trạng này là Thầy phải sắp xếp cứng rắn nữa đó bạch Thầy, không thì để nó lại tiếp tục.
Trưởng lão: Thì bây giờ tức là những cái mầm mà nó sinh ra, từ lâu tới giờ nó không diệt cái mầm đó, vì vậy cho nên nó mới còn. Nhưng mà diệt cái mầm đó không phải là chuyện dễ, phải chờ để có những cơ hội thuận tiện nó mới dễ. Bởi vì cái mầm đó nó sẽ lôi đi, nó lôi cả đám.
Tu sinh: Nó dễ lôi lắm bạch Thầy, bởi vì nó luôn luôn nó phù hợp với cái tâm dục của mọi người bạch Thầy.
Trưởng lão: Cho nên diệt được cái mầm đó thì nó bình yên được, nó mới có sự đoàn kết. Thầy nói rồi, Thầy làm là làm, không có nói gì, mặc ai mà cãi, mặc ai mà xin gì được hết. Không có xin gì hết á. Bởi vì vì lợi ích, lúc mà mình mềm thì mềm như nước, mà lúc cứng thì cứng hơn sắt đá. Cho nên không có xin gì hết, Thầy nói không có xin gì được đâu. Về là về, chứ không có xin. Nhưng mà Thầy biết cái người đó còn được Thầy cho học, Thầy giữ lại họ, cho họ vào. Bởi vì Thầy có mở một cái lối, cho vào cái viện hóa đạo, cho vào cái viện dưỡng lão để họ đi không trật. Để họ núp ở đó, họ chịu đựng ở đó vài hôm.
Tu sinh: Bạch Thầy nhờ Thầy làm như vậy mà tự nhiên mọi người họ mới cảnh tỉnh lại chút, mới nhìn lại chính mình, mới thấy rằng là mình quá vô minh thật sự. Mình quá làm những cái điều mà, mỗi người đều có một cái để mà làm cho nó tan hoại, mình mới nhìn lại chính mình. Còn nếu mà nó cứ xui xui thì cứ tự nhiên nó dễ duôi, dễ duôi, dễ duôi, từ dễ duôi ít cho đến dễ duôi nhiều. Mà hồi sáng tuy rằng như vậy nhưng mà rồi mọi người ai cũng cảm động, có nhiều người họ khóc mà con cũng chịu không nỗi.
(52:06) Tu sinh: (Nghe không rõ) (Một số Tu sinh trao đổi về việc trong thời gian lớp tạm dừng học người đi nơi này nơi khác, người thì về thăm nhà…)
Trưởng lão: Đúng rồi, bây giờ mấy con phải đi thôi. Bây giờ là được rồi, chứ không có gì hết. Thì trong cái dịp Tết này mấy con đi chu du bữa, ăn Tết với thiên hạ một bữa để biết ngoài đời họ vui vẻ như thế nào, cứ đi không sao đâu.
Tu sinh: Con nghe thấy cuộn băng về Thầy giảng về Mùa Xuân Vĩnh Cửu con cũng muốn khóc
Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão cái thời gian mà bắt đầu nghỉ đó thì có cuộc thưa hỏi nào?
Trưởng lão: Coi như là bữa nay thì Thầy biết mấy con còn cái điều kiện gì cần Thầy mới đến, chứ ngày mai thì khỏi thưa hỏi. Nghỉ là nghỉ luôn, chứ không nói gì hết. Cứ ở thất lo mà tập tu theo những gì mình hiểu biết, bao nhiêu đó mình tu, cái lớp học coi như là đóng cửa rồi. Bây giờ đóng cửa ăn Tết, cũng như là trường học mà sắp sửa tới Tết, đưa ông Táo là nó đóng cửa rồi. Nó không có dạy nữa đâu. Qua Tết rồi tính ngày nào đó tựu trường thì mới vô học. Còn bây giờ thì cũng vậy thôi.
Tu sinh: Con bạch Thầy, con còn bức thư con gửi Thầy để Thầy trả lời.
Trưởng lão: Ờ để Thầy coi bức thư này Thầy trả lời luôn, Thầy có xin băng đĩa, Thầy có nói với Thanh Trí để cho băng đĩa con. Không biết kinh sách cô Út cô ấy góp lại cho con chưa.
Tu sinh: Dạ không có coi đâu Thầy. Con chỉ cần lấy… dù sao thứ Năm hay thứ Sáu con về.
Trưởng lão: Có nhớ nhà thì về sớm sớm chút không sao đâu, tại vì cái khóa nó nghỉ rồi, không có gì đâu.
Tu sinh: Dạ không, tại con còn đợi đứa em con ở thành phố nó về.
Trưởng lão: À là đợi nó về rồi con mới tháp tùng về. Không có sao đâu, có vậy chứ không thì về ăn Tết sớm chút cũng không sao. Thầy bây giờ cho về ăn Tết thì cứ về, tại cái duyên của cái lớp này.
Tu sinh: Dạ con cũng muốn mượn cái bài viết về quán thân vô thường, quán thân bất tịnh và quán thực phẩm bất tịnh để trong dịp Tết này về có thể đọc cho những đứa em con nó nghe.
Trưởng lão: Cũng được, không có sao đâu con. Để rồi Thầy coi lại rồi sẽ gửi cho trong khi mà con còn mấy hôm nữa chưa về đâu.
Tu sinh: Dạ! Thầy Trưởng lão giúp con là trong mấy cái đĩa băng mà cô Liên Châu cô quay á.
(55:16) Trưởng lão: Thầy có nói mà cô Liên Châu bữa đó về mà cô không có mang về đó con. Ừ để Thầy nói. Hễ có duyên thì có, không có mà không có duyên thì không có chứ không sao đâu. Có đủ duyên thì có chứ. Từ từ đừng có lo cái chuyện đó, chắc chắn là phải có.
Bây giờ mấy con đi, còn con về Thường Chiếu ăn Tết, Thường Chiếu ăn Tết vui lắm. Có gì không con? Người nào mà không có chỗ ăn Tết, thì cứ ở đây ăn Tết. Ăn Tết trong âm thầm lặng lẽ, tới bữa cũng đi khất thực rồi về ăn Tết một mình. Chứ còn không có chè chén với ai được đâu nha. Rồi bắt đầu mấy con phải chuẩn bị cho mình, nếu mà người nào còn tu thì chuẩn bị cho hẳn hòi, chứ nếu không một lần nữa thì Thầy không chấp nhận, Thầy bỏ Thầy đi, chứ Thầy không có ở đây nữa đâu. Kỳ này Thầy không đuổi mấy con nữa.
Tu sinh: Dạ thưa Thầy qua Tết có được mở khóa nữa không Thầy?
Trưởng lão: Có thể tiếp tục, nhưng một cái điều kiện là người nào biết sám hối, giữ gìn đúng thì Thầy sẽ mở. Chứ bây giờ tới Tết mà mấy con tập trung nói chuyện rồi thì thôi Thầy không mở. Bởi vì nếu mà nói chuyện thì coi như mình, trong những cái cuộc mà Thầy giải thể này mà mình còn nói chuyện thì phải là Thầy không chấp nhận đâu. Mình còn ở lại đây mà mình nói chuyện là mình chết. Thầy không mở đâu, mở thì dạy rồi cũng quen, cũng nói chuyện vậy nữa thì thôi, Thầy không dạy nữa.
Rồi bây giờ đây trong cái khi này mà mình ở thì mình phải sống sao đó sống, chứ hễ mà Thầy thấy mà nói chuyện hay này kia thì thôi, không có mở nữa, Thầy đình chỉ luôn. Đó là mấy con muốn mở, hay là muốn đóng thì mấy con tự mấy con làm, chứ đâu phải Thầy đâu. Thầy luôn luôn lúc nào cũng sẵn sàng mở lớp học để dạy, nhưng mà mấy con phạm giới là Thầy không mở.
Cho nên vì vậy mà mấy con muốn nói chuyện thì mấy con đi về đi, rồi mặc sức nói cho đã ở ngoài đó rồi về ở trong này thì đừng có nói nữa. Có như vậy thôi. Chứ còn bây giờ ở trong này mà cứ nói tới nói lui, rồi rốt cuộc rồi cái khóa học này chuẩn bị cho mình đi đến cái độc cư trọn vẹn, mà ngay từ lúc đầu mình không chuẩn bị cho mình thì sau này làm sao mà được? Khó lắm chứ đâu phải dễ.
Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão, con cũng xin sám hối trước chúng, sám hối trước Trưởng lão.
Trưởng lão: Thôi con, mình sám hối hồi sáng đủ rồi, cả hai chúng nữ chúng nam đủ rồi. Thôi, không có sám hối chi nữa. Còn quý thầy, quý sư không có giấy tờ thì cũng nên về trong lúc này, vì buổi chiều nay thì có lẽ là cô Út phải ghi danh sách của những người nào mà có giấy phép đàng hoàng. Thì mới ở được, còn người nào không thì không có ở được.
(58:18) Vì gần Tết, lúc mà sắp sửa Tết thì Nhà nước người ta lo lắm, người ta sợ mình làm động. Cho nên người ta quản lý thật chặt, mình phải làm sổ sách đàng hoàng. Trước những cái lễ, trước những cái dịp tết nhứt thì người ta rất lo.
Vì cái ngành an ninh, người ta rất lo, nên nhiều khi người ta quản lý chặt, người ta sợ trộm cắp, cướp núp ẩn trong những cái chùa này kia rồi đi ra làm bậy bạ, thì nó ảnh hưởng cho cái địa phương đó. Người ta sẽ bị quở, bị phạt vì địa phương đó có trộm cắp. Vì cái vấn đề đó, nên mấy con phải có giấy tờ, chứ mấy con đến ở mà không có giấy tờ thì người ta không có chấp nhận. Cho nên mấy con phải lo, còn nếu không thì mấy con tạm bợ mấy con đến những cái chùa giáo hội. Thì mấy con ở yên đó, tại ở trong này nó khó hơn trong đó.
Thì nhớ kỹ trong vấn đề đó, nó không đơn giản, không đơn giản vì cái giấy tờ, tạm vắng, rồi phải xin tạm trú ở cái địa phương này. Đó là những cái khó của chúng ta, còn người nào có tạm vắng tạm trú thì mấy con bình an, không có gì hết. Nhưng mà cũng làm cái danh sách để nộp lên trên Công an xã, nó kiểm tra là không biết có thể bữa nào nó xuống nó kiểm tra cái hộ khẩu của mình ở trong tu viện.
Còn nếu mà có đủ phước hơn, thì tức là nó sẽ không có kiểm, chứ nó kiểm cũng động lắm, chứ không phải không động. Từ nào đến giờ mấy con về đây nó không có kiểm, nhưng mà từ hôm tới nay cái lớp học của chúng ta bị động thì nó bắt đầu nó tới nó kiểm. Nó kêu cô Út hồi hôm, bảo cô Út phải trích ngang lý lịch danh sách của các vị mà tạm vắng ở đây, nộp cho nó. Khi mà nộp cái danh sách đó rồi thì có thể trong cái, hoặc trước Tết nó đến nó kiểm coi thử nó có thừa, có thiếu gì không.
Thì trong lúc đó có những người có hộ khẩu, mình xin tạm trú ở đây rồi, nó có cái danh sách ở đây rồi mà vắng mặt thì mình nói người ta về ăn Tết chứ có gì đâu. Chuyện đó nó dễ thôi, không khó. Còn người có mặt thì có xin rồi thì cũng đâu có sao đâu, đơn giản. Cho nên mấy con chuẩn bị, còn những người như con có lỗi thì mấy con cứ về đi rồi một thời gian sau bình an thì con trở lại học, lần sau thì phải cố gắng hơn, khắc phục hơn những cái lỗi lầm. Thầy thì luôn luôn lúc nào cũng hoan hỷ, tha thứ mấy con hết, nhưng mấy con phải biết sửa mình.
(1:01:02) Tu sinh: Kính thưa Trưởng lão, con thấy người ta họ nói chuyện dữ quá, mà không biết sao khi mà con nói thì con bị dính liền.
Trưởng lão: Tại vì con nói cái đó nó ảnh hưởng quá lớn, còn họ lén họ nói chuyện thành ra nó không… Nhưng bây giờ thì coi như là những cái kỷ luật của tu viện bây giờ nó thay đổi rồi, cho nên như mấy con mà nói chuyện mấy con cũng bị rời khỏi ở đây, chứ không khéo thì người ta cũng nói là mình nói chuyện, mà sao cũng có người nói chuyện hơn tui nữa thì tại sao không đuổi. Đuổi hết á chớ.
Tu sinh: Dạ! Có thể mình giấu người thân, cô, chú mình vô thất nói chuyện được không Trưởng lão?
Trưởng lão: Không, không được. Nhưng mà có chung để mà nói chuyện này kia thì phải chung ra ngoài nhà khách nói chuyện, chứ mình vô trong thất mình nói chuyện là quá tệ. Cái nơi mình tu hành phải để thanh tịnh, mà dẫn con cháu mình vô trong đó thì rất khó. Bởi vậy Thầy thấy đó là cái chướng, mình muốn nói chuyện gì với con cháu thì mình cứ đi ra ngoài nhà khách mình nói, cho hay rồi về, chứ đừng có dẫn vô mà nói chuyện thì không được. Bởi vì khu của người tu, mà mình dẫn vô cái thất của mình thì những cái thất sát bên người ta thấy nó chướng quá.
Tu sinh: Nó động tâm lắm.
Trưởng lão: Động tâm lắm. Gia đình rồi con cháu đến rần rần, ở đây không phải là cái gia đình để mình đến tu. Cho nên mình đưa những người thân mình đến đó thì không được. Vì vậy mình muốn nói chuyện thì mình phải ra nhà khách. Bây giờ con cháu mình có đến cũng không được, ở đây là trong cái thất tu, cái này là cái chỗ nhập thất chứ không phải chỗ nói chuyện, phải ra nhà khách nói chuyện. Thì ra nhà khách thì chỗ đó là chỗ động nhất, ở đây chỗ này mình nói chuyện thì ở quanh mình mình quên người ta đang tu mà. Mọi người người ta đang tu, mà mình rần rần ở trong cái thất của mình thì người ta làm sao những người xung quanh mình yên tu được. Nội cái mình không nghe nói chuyện thôi, mà nội cái đi tới đi lui lao xao, người ta thấy cái thất đó ngồi năm bảy người thì cả là cái động tâm người ta rồi.
(1:03:20) Tu sinh: Có những ngày, có những buổi sáng hoặc buổi chiều, những cái thất mà ở gần bên thất con có người qua nói chuyện. Coi như cái buổi đó là bỏ luôn.
Trưởng lão: Vấn đề đó là sau cái đợt này rồi thì chúng ta sẽ có một cái cuộc cách mạng quét sạch những cái này hết, không có cái việc tu mà tiếp người đâu. Thầy sẽ nói cho cô Út, có ai đến đó thì giữ họ lại đàng ngoài, rồi sẽ cho người đến gọi cái người thân đó đi ra nhà khách, chứ không được như vậy, để bảo vệ cái sự tu tập chung cho mọi người khác.
Tu sinh: Cứ làm như vậy đó bạch Thầy, có khi có bữa cái người khách họ vô họ kêu cô Út, cái cô Út cũng chạy tọt vô cái cốc của con luôn. Bây giờ chẳng lẽ là con bảo đi ra, cho nên bởi vậy thì đành phải họ đưa mấy cái giấy tờ chút chút thôi, nhưng mà như vậy nó cũng động. Cứ là đùng đùng cái là khoảng mấy phút sau con thấy cô Út chạy tới, cái con nói rồi, người đó họ nói xin cô Út rồi, nhưng mà nói xin như vậy cũng không được. Nhưng mà con đâu có dám nói, nhưng mà thấy cô chạy tới vậy chắc coi chừng có chuyện, con đoán là chắc cũng có chuyện. Cho nên bởi vậy nhiều khi đồng ý cho người thân vô trong cốc luôn là một cái chướng ngại rất là lớn.
Trưởng lão: Cứ cho người ra kêu cái người thân đó ra ngoài nhà khách tiếp những người thân một mình, như vậy nó không động được. Thầy sẽ chuẩn bị làm đó, bởi vì những cái này Thầy cũng đã trực tiếp thấy những cái điều này. Bởi vì quá tình cảm mà quên cái nơi tu, cho nên vì vậy mà nó không có được. Chúng ta phải chuẩn bị lại những cái sơ sót để giúp cho những người khác tu hành tốt hơn. Chứ không thể mà để vậy được, bởi vì mình tổ chức rồi thì sẽ có những sơ sót, từ những sơ sót đó mình chữa lại. Cũng như những cái lỗi lầm của mình từ hôm nay, nó cũng là những sơ sót, chứ không phải là ai giỏi hơn. Nhưng mà Thầy nhắc nhở nhiều quá mà nó vẫn không có nghe lời, không có thay đổi, mà coi nó còn muốn gia tăng hơn, nó xem thường, nên buộc lòng mình phải cương quyết, mạnh mẽ, chứ không thể nào mềm mỏng. Cho nên lúc mình phải cương, lúc thì phải nhu, chứ mình nhu không thì không có điều khiển được ai hết.
HẾT BĂNG