CK 064A - THẦY TRÒ TRAO ĐỔI VỀ LỚP HỌC, THẦY NHẮC TU SINH XẢ TÂM CHƯỚNG NGẠI
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 17/01/2006
Thời lượng: [01:07:19]
(00:00) Trưởng lão: Như Nguyệt Cảo… mấy chú Quảng Đạo, Quảng Trí, Quảng Kính đều là những tuổi trẻ, Thầy mong đào tạo cho những người đó họ có khả năng sau này đứng ra hướng dẫn bên nữ.
Nhưng Thầy thấy điều kiện khó quá, không có thể yên ổn, nhất là tạo cho em của Thầy quá khổ. Chính những người tu họ nói ra nói vào thì cô Út, cô quá khổ. Thay vì lần lượt sẽ đem lại sự bình an, càng ngày càng tốt giúp cho cô Út rảnh rang hơn, có những giờ phút yên ổn, cô nỗ lực tu để trước khi cô ra đi cũng làm chủ được sự sống chết của mình.
Thầy mong ước vậy nhưng mà cứ càng ngày càng nhiều quá. Cho nên vì vậy thì thôi bây giờ trong chúng không đồng ý thì Thầy cho Nguyên Thanh về. Sau lớp học Chánh Kiến này thì thôi, thôi cho nó về cho yên. Để cho các con được ở lại yên ổn tu tập. Có vậy thôi!
Nhưng Thầy biết các con cũng có nhiều người muốn Nguyên Thanh ở lại đây được sự đào tạo của Thầy để trở thành người tu tốt sau này.
Thật sự Nguyên Thanh có hai khả năng: về trí hay cũng như về nhiếp tâm vào định. Bởi vì trước kia Nguyên Thanh nhiếp tâm vào định tưởng nên bây giờ chuẩn bị cho sự tu tập thì nó cũng tốt không có khó khăn gì. Nhưng hoàn cảnh quá khó, cứ mỗi ngày lại thêm chuyện, mỗi ngày lại thêm chuyện, cứ chuyện như vậy thì các con thấy đâu có bình an mà tu tập.
Nếu bình an, không có gì thì mình yên tâm, nhiếp tâm học tập, triển khai cái tri kiến nó dễ. Mà mình cứ động hoài thì khó quá! Cho nên thì thôi, cũng không sao, tùy duyên, bây giờ mình muốn mà không được!
Nhưng Thầy biết Nguyên Thanh sẽ đứng một góc trời, nó sẽ làm được chuyện đó. Bởi vì, cách thức mấy con nghe cái bài của nó, là nó làm thầy dạy người ta chứ nó không có chịu học người ta đâu.
(02:05) Ở đây thì nó (Nguyên Thanh) chịu học Thầy chứ mọi người nó không học ai đâu. Cách thức của nó Thầy biết, cũng giống như Thầy Thông Uyển, không khác gì hết! Đó là những điều Thầy nhận xét. Các con có chút ít trí tuệ, các con cũng nhận xét được hạng người này họ cứng đầu chứ không phải không!
Hôm nay, Thầy thiết nghĩ lớp các con cứ yên ổn tu tập, có việc gì thì Thầy sẽ giải quyết, không sao đâu, tùy duyên!
Tu sinh 1: Thưa Thầy, con thấy tuy Nguyên Thanh vậy, chứ cô ấy như con dao rất có lợi vì nó bén hai bề. Mình biết xài thì bề nào xài cũng được, tại mình không biết xài nên mới bị đứt tay. Thưa Thầy!
Trưởng lão: À! Bây giờ Thầy thấy để Nguyên Thanh ở lại đây tu thì các con sẽ không yên, cứ “động".
Nhìn vào cái lối bên nữ, nhất là Thầy lo bên nữ thôi chứ bên nam thì chắc không có gì đâu. Dù không có cảm tình với Nguyên Thanh lắm thì không đến nỗi nào đâu.
Nhưng bên nữ họ có đủ cách thức của họ, khó lắm, không phải dễ! Người nữ, họ khôn khéo quá. Đối với cái trí tuệ như Thầy chứ phải ai khác chắc bị lầm! Trước mặt Thầy họ nói ngọt ngào nhưng sau lưng Thầy họ làm chuyện khác. Ghê gớm thật, có hai mặt ghê lắm, người phụ nữ ghê lắm! Là Thầy đó chứ là người nào khác là chết với họ. Khó quá! Thôi thì tùy duyên, các con!
Con có ý kiến gì không con?
(03:50) Tu sinh 2: Dạ, bạch Thầy! Cho con hỏi. Lúc sáng khi Thầy Chơn Thành đứng dậy trình bày, nói chuyện. Thì con nghe một câu nói hơi là lạ nên chiều nay con trình hỏi xin Thầy gỡ dùm con.
Thầy Chơn Thành nói là trong Tu viện chúng ta có người để ý ganh tị với thầy, xem thầy tu thật hay là tu giả. Con nghe, con rất buồn! Vì trong Tu viện mình, bên nam có hai mươi bốn người xuất gia. Cái thất của thầy Chơn Thành gần con và sư Phước Tồn, sư Thanh Quang; Đi qua đi lại thường; Mà lúc này con không có đi qua đường bên đó nữa.
Nhưng mà nghe thầy nói, câu nói này con không hiểu được. Vì một vị tu sĩ mà nói sai sự thật, con không thể chấp nhận lời nói sai sự thật! Nguyên do nào mà thầy biết được người đó nhìn thầy bằng cái lòng ganh tị hay là để xem thật giả, thật con không hiểu!
Trưởng lão: Để Thầy giải thích con…
Tu sinh: Theo con nghĩ, cái biểu tượng như Trưởng lão và thầy Chơn thành là biểu tượng sáng chói trong Tu viện nên chúng con hay để ý dù một bước đi, một hành động, chứ không phải riêng Thầy dạy bằng lời nói; Cái đi, cái nói diễn tả của Thầy tụi con đều học hết; Cả thầy Chơn Thành, chúng con cũng học.
Bởi vì con nghe nói, hồi trước kia con có học thầy Chơn Quang dạy ở dưới Bà Rịa, thầy nói: “Khi một người tu chứng sẽ chuyển đổi hình tướng đi rất là đẹp. Hành động tay, chân của họ khác bình thường cho nên con nhiều lúc con phải chú ý; Chú ý là con đứng từ bên thất của con, con nhìn thầy Chơn Thành bên kia, nhiều khi thầy đứng thầy gục hay hoặc là Thầy đứng như thế nào đó con cũng để ý.
(6:06) Nhưng mà nói ganh tị, thì con thấy câu nói này không chính xác lắm. Con sợ nhất là một vị tu sĩ nói không đúng sự thật! Con đau lòng nhất là thầy nói như vậy. Nếu nói như vậy mà không đúng thì tội nghiệp cho trong đây bao nhiêu người, nếu không phải là con mà là người khác thì con không muốn câu nói đó làm cho mọi người buồn. Hồi sáng, khi mà tan lớp về, tự nhiên câu nói đó làm man mác trong lòng, con rất là buồn.
Trưởng lão: Để Thầy giải nghi cho con! Bây giờ Thầy giải nghi cho thấy cái điều đó. Bởi vì Thầy Chơn Thành thì tu cũng chưa tới nơi, tới chốn. Mà thấy ai cũng nhìn mình, thầy nghĩ là mấy người này ganh tị thầy, cứ lén lén rình. Tâm phàm phu mà!
(07:02) Cho nên vì vậy mà hầu hết mấy con thấy. Thật sự ra có người nhìn thầy cũng soi mói, coi thử thầy tu đúng hay tu sai vì cũng biết thầy chưa tu chứng. Cho nên thầy Chơn Thành nghĩ cũng đúng, các con! Xem thầy có ngủ gục hay không? Cho nên, vì vậy thầy còn ở trong vấn đề là thầy bị lặng, bị ngủ, nhiều khi thầy đứng nó ngủ, thấy thầy ấy cúi đầu xuống ngủ. Cho nên thầy nói mấy người này rình thầy, ganh tị sợ hơn thua gì đây mà cứ rình rập hoài.
Thật sự đúng là các con rình để thấy để bắt chước chứ không có gì, cái nhìn của các con là có ý khác. Nhưng khi mà người ta tu chưa chứng mà thấy người này tới người kia cứ rình rập mình thì nghi ngờ trong bụng, bấy giờ mới nói: “Mấy người này thấy tui tu thức suốt đêm, mấy người rình tui quá trời". Đó là tâm trạng cũng còn trong cái dạng phàm phu, thầy Chơn Thành nói theo cái hiểu, cái nghĩ của mình thôi.
(08:05) Chúng ta thấy sức của thầy Chơn Thành đi kinh hành suốt đêm như vậy cũng hay lắm. Thật sự ra Thầy cũng ca ngợi cái hay đó nhưng mà nó sai.
Cho nên Thầy chỉ cái sai đó: “Tại sao mình thức được như vậy mà mình nằm xuống hay ngồi yên một chút là nó ngủ tức là nó không hết “si" chỉ có đi là không thấy ngủ thôi”. Đó là cái thứ nhất.
Cái thứ hai, ít ra nếu mà tu được Thầy mới dẫn dắt cho thầy Chơn Thành thấy được cái chỗ tu. Thầy Chơn Thành cứ nghĩ là chắc ôm như vậy, chắc chắn nó tỉnh thức như vậy, nó thanh thản như vậy cuối cùng nó sẽ đạt được đạo. Bây giờ thì còn niệm, còn này kia. Cho nên thầy cố gắng tập chừng nào mà thầy nằm nó không ngủ chắc cái “si" nó hết, cái “tham" chắc là phủi sạch. Nhưng mà làm sao hết được mấy con! Chỉ có đi mới được vậy thôi, cái “si" không phải vậy đâu.
Cho nên vì vậy mà Thầy biết cái sai nên Thầy nói với thầy Chơn Thành cái sự dính mắc của thầy, trước mắt: “Cái cửa thất của thầy mới về. Nghĩa là đầu tiên Thầy nói cái thất, cái ý của Thầy là Thầy nói: cái thất của thầy cất sửa để ở mà thầy dính vô đó, thầy không bỏ thầy đi. Nếu bỏ đi là thầy không dính. Nhưng mà Thầy nói để cho thấy thầy dính mắc: rõ ràng là thầy phải sửa cái cửa tới lui. Thay vì người không dính mắc người ta đến ở, ai cho gì ở nấy không có sửa gì hết. Mà những người sửa theo ý của mình tức là dính mắc.
Thầy nói cái đó, thầy Chơn Thành cũng thấy được cái còn dính mắc của mình. Cho nên thầy nói sáu bảy năm trời tu, nhìn lại thấy mình cũng còn dính mắc.
Cho nên ban sáng mà thầy Chơn Thành trình là nói hết cái tâm trạng của mình. Nghe Thầy nói bên nữ ganh tị với Nguyên Thanh thì thầy nói bên nam cũng ganh tị với thầy.
Mà bên nữ ganh tị thiệt mấy con. Chuyện Thầy nói ở đây một lát chiều là có chuyện rồi, họ gom góp sao đó! Cho nên hồi sáng Nguyên Thanh nói vậy, lát nữa họ vô nói cô Út là: Nguyên Thanh viết bài nói cô Út là Đề Bà Đạt Đa à.
(10:14) Các con thấy chưa! Thầy biết các tâm niệm đó cách thức nói ly gián để làm cho nó bất an. Ai không biết trong này cô Út là người nắm quyền.
Cho nên có nhiều chuyện mà Thầy muốn giải quyết cho ổn, cho yên để không vì một người. Thật sự tìm ra một người như Nguyên Thanh để đào tạo cũng khó kiếm lắm, không phải dễ! Nhưng mà phải nhìn cái lợi ích chung cho số người đông. Còn riêng Nguyên Thanh thì thôi duyên nó như vậy cũng được. Hơn nữa lúc này Nguyên Thanh bệnh cũng nên cho về quê nghỉ ngơi.
Ở đây dưỡng bệnh thì cũng có phương pháp có thể điều trị cũng được nhưng mà thôi ở đây càng có nhiều chuyện mắc công Thầy cực khổ. Các con yên tâm, cứ lo tu, tu được càng tốt. Thầy cố gắng hướng dẫn cho các con.
Thầy biết làm sao hơn! Chứ Thầy đã chọn Nguyên Thanh từ lâu, Thầy khuyên lơn, sách tấn nhiều lắm chứ không phải dễ đâu! Nhưng thôi.
Rồi. Các con còn ý gì không?
(11:39) Tu sinh Chơn Niệm: Thưa Thầy! Con xin có ý kiến về chuyện Nguyên Thanh… (11:42 không nghe rõ). Đúng ra thì con không nói nhưng mà con liên hệ lại tất cả những bài viết của Nguyên Thanh không phải trên lớp này không đâu, những bài trên…(12:05 không nghe rõ) làm chưa được như mình nói; Nói cũng đập phá người này, đập phá người kia…(12:16 không nghe rõ)
(12:37) Trưởng lão: Không phải! Con phát hiện lâu rồi, chứ không phải mới phát hiện đây. Thầy biết con phát hiện lâu rồi.
(12:45) Tu sinh Chơn Niệm: Con phát hiện lâu nhưng mà bắt đầu chính thức cái bài pháp Vô Thường con mới có ý kiến. Khi đọc biết Nguyên Thanh chép từ trong đó ra. Con cũng có bộ sách “ Phật học phổ thông" nhưng con không có chép chữ nào hết. Tới khi cái bài “Quán các pháp vô ngã” con cũng có ý định trích những cái gì ở môi trường bên ngoài để đưa vô. Nhưng con biết làm như vậy nó không hay …(13:13 không nghe rõ)
(13:21) Trưởng lão: Như vậy là cái câu chuyện “Các pháp vô thường” của con quá dở, không bằng người ta copy. Người ta biết cách áp dụng, còn con chưa biết sử dụng mặc dù con biết mà con chưa biết sử dụng. Con chỉ nghĩ là mình lấy cái của mình, mà cái của mình nó quá dở! Đem vô áp dụng bằng các mẩu chuyện, tức là trong giai đoạn này.
Tu sinh: Thưa Thầy! Con xin hỏi. Những người ly gián bên nữ, Thầy biết! Nếu biết sao Thầy không dùng luật của người xuất gia mình làm theo để tống xuất những người đó được không, thưa Thầy!
Trưởng lão: Được chứ sao lại không con! Thầy biết rõ mặt mày hết.
Tu sinh: Mình làm theo luật đi Thầy!
Trưởng lão: Rất tội! Nếu mình tống xuất ra thì phải họp “chúng", rồi mình phải …
Tu sinh: hoặc là người đó có thể cho “chúng" biết, để sám hối trước “chúng” để họ nhẹ tội bớt. Chứ con thấy những người đó tội nặng lắm.
Trưởng lão: Rất nặng đó chứ!
(14:20) Thầy Mật Hạnh: Lúc đó, thời đức Phật, ông Phật đâu có đuổi, Phật sai các ông Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên …(14:25 không nghe rõ). Phật không có đuổi mà sai đệ tử đuổi.
Trưởng lão: Mật Hạnh muốn nói: cái người mà phạm giới đó. Ông A Nan nhắc: Tới nửa đêm rồi mà sao Phật không chịu thuyết giảng? Rồi cuối cùng mới phải xách cái ông phạm giới, biểu phải sám hối mới được.
Tu sinh: Con cũng muốn người đó sám hối trước chúng, thưa Thầy! Để “chúng” biết cho họ nhẹ tội bớt.
Trưởng lão: Thầy rất thương, tại vì khi mà biết được thì nó khó lắm. Nó khó, có thể nói rằng: mặc dù bây giờ có sám hối rồi nhưng mà cái tiếng vẫn còn. Tội!
Thành ra Thầy cố gắng khắc phục những người đó để cho họ sửa. Bởi vì lẽ ra hôm nay Thầy không phải có mục đích giải thể cái lớp. Nhưng Thầy có cái cương quyết làm cho họ sám hối một cách mạnh mẽ. Thầy muốn giải thể cho cái lớp nữ này đi hết để cho họ bỏ cái tật của họ. Chứ mà họ ngồi trước mặt Thầy, người nào Thầy cũng biết hết, không có người nào mà Thầy không biết.
Nhưng mà Thầy muốn cho họ sám hối. Cho nên vì vậy đó, vừa rồi Thầy đọc cái bài thơ của người đó viết một tập sách đến sám hối với Thầy. Nhưng chưa hẳn. Mấy con biết họ nói vậy chứ chưa hẳn đâu. Người nữ ghê gớm lắm, các con! Phải nói rằng họ nói một điều chứ mà làm một ngả chứ không phải vậy đâu. Cho nên để coi thật sự họ sám hối. Sự thật họ có chấm dứt hay không! Nhưng mà họ đã viết cho Thầy một bức thơ. Nhưng đó là mới có một người, chứ còn nhiều người chứ đâu phải một người.
(16:29) Trong Tu viện nếu mà không có đủ sức hiểu biết thì mình sẽ lầm lạc. Không bao giờ cô Út nói thật cho Thầy biết cái người đó đâu. Cho nên nó khó chứ không phải dễ nhưng Thầy đủ sức hiểu biết. Cho nên mới có một người vừa rồi đưa cho Thầy cái tập vở trong đó ghi lời sám hối xin Thầy thế này, thế khác.
Được rồi, biết sám hối vậy cũng tốt rồi!
Nhưng mà còn nhiều người khác nữa chứ đâu phải một người đâu, để cho họ đến sám hối. Nếu sám hối thì lớp nữ còn chứ nếu không sám hối thì coi chừng!
Mà Thầy tin rằng họ chỉ ganh ghét Nguyên Thanh mà thôi. Khi Nguyên Thanh đi rồi thì chắc không có gì đâu! Họ sẽ bình an nhưng sợ chắc là những người đó tu không tới quá! Cái tâm như vậy tu không tới. Nghĩa là biết xả thì tu mới tới, không biết xả thì tu không bao giờ tới.
(17:34) Các con bên nam thì yên tâm, những gì mà như Chơn Niệm hoặc là Thanh Quang mà vừa rồi Thầy nhắc nhở các con đó, cố gắng xả. Ít ra mình cũng tìm học đừng chứ vạch ra những điều kiện. Thầy biết khi con cầm cuốn “Phật học phổ thông" con vạch đưa Thầy, Thầy biết rất rõ, Thầy biết hơn con nữa. Con tưởng Thầy không biết nên con mới đem cuốn “Phật học phổ thông" đến trao cho Thầy.
Thầy đã biết từng cái tâm niệm từ đó, từ trước nữa chứ không phải mới đây, Thầy biết rõ con ở chỗ nào mà. Bởi vì Thầy làm Thầy mà Thầy không biết sao được, từng cái tâm niệm đó.
Còn Thanh Quang thì sám hối cũng có nhiều lần nói với Thầy. Nhưng sự thật có xả hay không Thầy cũng biết. Chứ không phải Thầy không biết. Khi người ta xả, người ta cởi mở lắm, không bao giờ còn ghim gút cái gì nữa hết. Từ cái sai của người khác có Thầy chữa, chưa hẳn mà Thầy để như vậy đâu. Các con khỏi cần nói, Thầy đều nắm biết cái đúng, cái sai của mọi người. Nhưng mà Thầy biết các con nói xả nhưng thật sự ra các con không có xả.
(18:37) Tu sinh: Bạch Thầy! Tức là về vấn đề Nguyên Thanh.
Trưởng lão: Thầy nói như vậy, bởi vì đó là đối tượng của các con.
Tu sinh: Bạch Thầy! Con thưa Thầy là có những lúc trong lòng con, con cảm thấy thương Nguyên Thanh. Rõ ràng trong con như thế; Con thấy ở đây Nguyên Thanh là một con người có năng lực hiện tại trong lớp này. Thầy đã trông thấy hướng đào tạo phải là như thế, chúng con tin ở Thầy.
Nhưng sự thực trong lòng con có những lúc con thấy thương Nguyên Thanh vì cách sống của Nguyên Thanh. Con trông thấy có những việc làm ở Nguyên Thanh mà Nguyên Thanh không nhận ra, giá Nguyên Thanh nhận được ra thì có uy tín biết bao nhiêu.
Con nghĩ là trong mười đệ tử của Phật, tất cả các vị ấy dù có hoàn cảnh, tính cách khác nhau như thế nào đi nữa. Kể cả những người tu chứng rất muộn như ông A Nan nhưng mà ở họ cái nhân lành mới là cơ bản, nó trùm lên hết tất cả. Chứ không phải là một tính cách con cho là ác và thâm hiểm như thế này. Có lúc con nhận thấy như thế nhưng có lúc con thấy rất thương. Chứ không phải là không.
Bạch Thầy! Chúng con không thể nào dấu tất cả mọi tâm niệm của chúng con trước mặt Thầy, Thầy thấy được hết. Con đứng thưa trước với Thầy điều gì con cảm thấy như đứng trước gương hoặc đứng trước Mặt Trời không bao giờ dám dấu một cái gì. Có thể ở đời con có những mánh khóe, đối phó chuyện này chuyện khác để bảo vệ mình. Nhưng mà với Thầy con không bao giờ dám dối cả. Con chắc là Thầy đọc được những điều con nói.
Nhiều lúc con tự bảo con: làm sao mà có thể ghét một người như thế: sự giác ngộ như thế, sự hiểu biết của họ như thế, nhận thức của họ như thế, sinh ra trong xã hội sống trong điều kiện trong môi trường, trong hoàn cảnh như thế.
(20:30) Con thấy nhận thức về chính trị của Nguyên Thanh rất là non nớt; Con có thể chỉ ra rất nhiều cái non nớt, rất nhiều cái hớ hênh, không biết Nguyên Thanh ở cái tuổi ấy, con chắc là khoảng tầm Đinh Tỵ chăng? Tầm 1977, con đoán vậy, trong đầu con nghĩ vậy. Thế nên những việc va chạm, những cái việc non nớt ấy con nhìn rõ mười mươi; Trong cái nhìn ấy con chỉ thấy thương Nguyên Thanh, chứ hoàn toàn con không có… Con là người như thế này làm sao có thể mang mình ra so với Nguyên Thanh; Cái giỏi của Nguyên Thanh, Thầy đã khẳng định rồi, cái đó con không có, cái đó thuộc về nhân bản, con không hề có những chuyện gì về điều đó cả.
Nhưng những cái hiện tại ở Nguyên Thanh đây, nếu bằng cái trí phàm phu nhận xét thì con biết rất rõ là con hơn Nguyên Thanh cái gì, cái đó không do Thầy nói, Thầy không thể nhận xét hết mọi người. Nhưng tự con biết rằng con khác Nguyên Thanh ở chỗ nào, con kém Nguyên Thanh ở chỗ nào chứ! Sao con lại so sánh một người như con với Nguyên Thanh!
Cái gì ở Nguyên Thanh hay con vẫn để ý, con vẫn học, con học từng tí một. Bạch Thầy: Ví dụ như trong bài viết của con có một câu con học của Nguyên Thanh, một câu con nhận thấy là: “Sóng thần, nó có thể gây ra từ ở Thái Bình Dương, nhưng tác động của nó tới tận Đại Tây Dương" đấy là con học chứ! Đâu phải con học ở người con ghét bỏ, con khó chịu. Không, không phải!
Tất cả những gì đúng, phải thì đều phải cố gắng để mà học. Nhưng hiện tại tư tưởng chưa thông sẽ có những chuyện như thế. Chưa thông là chuyện chưa thông, chứ không phải chưa thông mà mình lại có thái độ thù hằn đối địch với lại này khác. Trước hết đó là rất tầm thường, rất xấu không là cái gì cả!
Bạch Thầy! Con không có cái điều đó.
(22:15)Trưởng lão: Nhưng mà Thầy nói thế này để các con thấy. Những cái điều mà Nguyên Thanh còn tật mà xấu, thì Thầy là người sẽ uốn nắn chịu trách nhiệm tất cả mọi việc đó, các con yên tâm!
Trái lại thì các con cứ nhắc đi, nhắc lại hoài nó thành cái chỗ các con không xả tâm, các con hiểu không? Chứ không phải cái gì! Trái lại trong lớp học, Thầy là người dạy đạo đức tức là người nào thiếu, khuyết điều gì Thầy sẽ bổ sung điều đó cho không còn thiếu khuyết. Chứ đâu phải bây giờ các con muốn là được liền như vậy đâu!
Thầy nói, may mình sống trong môi trường nào đó, mình quen được cái đạo đức từ ông cha của mình, cha mẹ mình truyền lại, môi trường sống xung quanh. Mình sống chỗ xấu, mình ảnh hưởng cái xấu.
Mà bây giờ được uốn nắn thì người ta sẽ trở thành tốt chứ sao mấy con! Mà đây là trường lớp dạy đạo đức thì tức là những hành động đó nó sẽ không còn nữa.
Ngay bây giờ, Thầy nói đây là lớp một, mới đào tạo tri kiến hiểu biết. Chừng mà tới lớp uốn nắn, lớp Chánh Nghiệp, Chánh Ngữ sẽ uốn nắn từng lời nói, uốn nắn từng hành động.
Chừng đó các con khỏi có chỗ nào mà chê. Cho nên Thầy nói các con đừng có để tâm ý nhắc đi, nhắc lại điều đó, nó không hay! Đây là trách nhiệm của Thầy .
Mỗi người điều có cái xấu, cái tốt chứ đâu phải người nào xấu hết, người nào tốt hết đâu! Cho nên từ đó, các con biết đây là lớp dạy đạo đức không phải dạy học. Cho nên từ đó các con tin nơi Thầy. Thầy biết hết các điều kiện đó!
Mình biết Thầy cũng biết vậy thì thôi, xá gì mà mình nói, cứ để mình lo mình tu, tức là mình xả tâm đi, tâm mình phải thanh thản không! Cứ mỗi lần nhắc tới Nguyên Thanh thì thấy tướng nó đi, thấy tướng nó nói, thấy nó nghênh nghênh. Thì cái chuyện đó tự mình chướng mình. Chuyện của người ta kệ người ta; Chuyện của họ để cho Thầy, khi nào Thầy dạy tới oai nghi tế hạnh thì người ta sẽ hết! Có phải không mấy con? Bây giờ người ta chưa học tới, người ta chưa hết, có gì đâu các con cứ phiền hà!
(24:21) Còn Chơn Niệm, con trách cứ thế này thế khác; Thật ra mình cũng bị kiến chấp, cái hiểu biết của mình nó lệch lạc, không đúng. Thầy mong các con đừng hiểu cách thức đó, nó làm cho có cái chướng trong mấy con. Con hiểu chưa? Vì vậy cho nên các con cứ nghĩ rằng mình cố gắng xả tâm để tâm mình thanh thản an lạc vô sự là tốt nhất.
Bởi vì lớp chúng ta là lớp Chánh Kiến, mình hiểu để xả tâm, mình sửa mình, mình cũng còn những cái điều chưa phải đâu. Cho nên vì vậy mình ráng cố gắng cho tới chừng học lớp Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp sẽ uốn nắn từng chút. Từ bước đi, từ lời nói, từ hành động, mọi cái như thế nào đúng.
Nhiều khi cái bản chất mình quen, có người đi cúi đầu, có người đi nghênh nghênh, đủ thứ! Người ngó qua ngó lại, nó quen, chưa sửa chữa được. Tuần tự, mình biết phương pháp, người ta uốn nắn mình trở thành con người đúng oai nghi tế hạnh tốt.
Đạo Phật rất nhiều oai nghi tế hạnh mấy con, không ít đâu. Thầy chưa viết cuốn oai nghi tế hạnh các con làm sao biết. Khi Thầy viết các con mới giật mình: “Hằng ngày tôi sống như vậy mà tôi quên cái hạnh”. Đó là những cái mình cần phải học.
(25:40) Thôi bây giờ mọi việc nó đã qua rồi, Thầy nói nếu có những điều kiện tốt thì Nguyên Thanh về quê nghỉ ngơi một thời gian, rồi có duyên trở về tu học thì tốt. Chứ còn ngay bây giờ ở đây thì quá chướng, mọi người còn tâm non nớt quá, chưa xả; Cứ nhìn chăm chăm vào đó là tu không được. Thấy Nguyên Thanh đi ra đi vô là thấy không ưa rồi vậy làm sao tu! Trong khi Nguyên Thanh vẫn còn yếu ớt làm sao mà ngồi yên khi thấy người ta háy, nguýt, dậm chân, đạp chân. Trời ơi kiểu này nó cũng không yên mà tu, không phải dễ đâu!
Nguyên Thanh nói, là Thầy biết có người đi ngang qua nó dậm chân bộp bộp, nó nói là có, Thầy biết điều đó. Mà những cái Nguyên Thanh nói người này, người kia, mượn cái này, cái kia nói là trường hợp đó nó đã gặp, gặp rồi theo cái nhìn của nó, cái hiểu của nó. Cây bút của nó hiểu sao nó viết vậy, nó viết cho thoả mãn cái bụng của nó.
Tu sinh: Con bạch Thầy! Cái tính cách của Nguyên Thanh là rất mạnh, tính cách tuyên chiến với tất cả mọi người ở mọi chỗ, mọi lúc, mọi nơi ngay cả ở trên Tổ đường này cũng tuyên chiến. Ngay lúc mọi người tập trung, Nguyên Thanh đọc, mọi người tập trung theo dõi nhìn Nguyên Thanh thì sắc thái của Nguyên Thanh khác hẳn ngay. Từ ánh mắt nhìn, vừa đọc nhìn chữ, vừa mắt nhìn mọi người. Con nói rằng tính cách ấy, thái độ ấy thì thưa với Thầy mà ra ngoài cuộc đời sẽ bị tát vênh mặt, còn nếu sống ở đây thì khó sống nổi, bởi vì trong chỗ những việc kia người ta không chấp nhận Nguyên Thanh.
Ngay một điều đơn giản thế này thôi: Thầy, tất cả các sáng dù công việc bận đến đâu phải lên để cho mọi người thưa hỏi Thầy, Thầy vẫn cầm chổi quét dọn. Nhưng thật sự như Nguyên Thanh thì dù thế nào dứt khoát không làm là không làm. Từ ngày về Tu viện đến hôm nay dù có được góp ý thế nào nữa cũng không làm.
Trưởng lão: Người ta làm trụ trì kia mà!
(27:48) Tu sinh: Bạch Thầy với tính cách như thế thì những người kia làm sao mà chấp nhận được. Người ta quét dọn nhưng Nguyên Thanh không quét dọn vẫn để nguyên. Coi như dưới tầm mắt mình không có tất cả những người đấy. Một mình, mình sống một cõi trời riêng. Lên đến đây không ngồi với ai cả, không tiếp cận với ai cả, chưa có Thầy thì đi ra ngoài không đứng ở đây nữa.
Bạch Thầy! Lối sống tự mình tách rời mọi người ấy làm sao người ta có thể gắn bó với mình. Trong khi đó Nguyên Thanh lúc nào cũng được Thầy nói là người có đầy triển vọng và sẽ như thế. Thế nhưng mọi người trông vào thì thực tài chưa thấy có một cái gì gọi là hướng thiện, là tiến bộ hơn họ cả toàn những mặt trái, nói một đằng, làm một nẻo. Những cái việc đó nó quá trời. Con thưa Thầy nếu như mà thưa con để chứng minh những việc đó con có thể đọc vanh vách.
Trưởng lão: Đó là cái chướng ngại trong tâm con quá trời! Mà con không chịu xả, như vậy con mới thấy cái dở của con vô cùng.
Chính cái đối tượng đó để giúp cho mọi người tu. Mà trong lớp của chúng ta Thầy đưa ra đây để làm đối tượng cho chúng ta xả tâm. Thế mà Thầy thấy các con có xả đâu, rõ ràng là chưa xả.
Tu sinh Thanh Quang: Bạch Thầy! Con đã xả, con xả đến lúc như thế này: con xin với Thầy con gặp Nguyên Thanh để con gặp riêng nói chuyện. Con đã thưa trong cái thư trước là nếu cần con sẽ xin lỗi trước mặt Nguyên Thanh, bởi vì lỗi là ở chỗ nào? Lỗi là chắc hẳn ở kiếp trước con với Nguyên Thanh đã như thế nào đó nên hôm nay mới có cái chuyện tự nhiên Nguyên Thanh đối xử với con như vậy. Con chân thành xin lỗi kia mà, con xả!
Thế mà cách đây khoảng ba tuần con đã thưa với Thầy thú thực là trong lòng con sau khi được nghe cái bài thứ hai đọc ở đây thì con cảm thấy thương Nguyên Thanh vô cùng!
Đấy! Nhưng mà nó nổi lên như thế, thưa Thầy được một tí thôi. Xong, lập tức nó bị đè xuống ngay lập tức, khó xả!
Trưởng lão: Cái nghiệp nó nặng, nó lôi mình xả không được.
(29:45) Tu sinh Chơn Niệm: Kính thưa Trưởng lão! Con có ý kiến thế này: cách sống của Nguyên Thanh, đúng ra con không có để ý bên đó nhưng mà phần đông thời gian nam nữ đi khất thực. Tất cả mọi người đi khất thực, nếu mà bên khất sĩ thì đắp y, còn nếu tu sĩ người ta có một cái áo lam còn nếu không thì là áo tràng.
Còn riêng Nguyên Thanh có khi mặc áo tràng nhưng có khi không mặc gì hết chỉ mặc đồ bình thường thôi xuống bưng đồ ăn; Rồi cũng có khi bưng bát có khi bưng thố bằng nhựa làm đủ kiểu hết trơn. Tức là không có một oai nghi gì hết đó là cái thứ nhất; Thứ hai còn có nhiều cái nữa mà bây giờ tất cả mọi người không chấp nhận cái đức hạnh đó.
Trưởng lão: Các con không chấp nhận thì thôi nó cũng không có nói gì hết.
Bây giờ Thầy nói như thế này, cái lớp của chúng ta Thầy có dạy các con đi ôm bình bát khất thực đâu, tại các con bắt chước chứ Thầy có dạy đâu mà nói! Bởi vì những cái điều đó để cho mình xả tâm, mình học, mình xả.
Các con bây giờ đụng đâu chướng đó, đụng đâu chướng đó. Vậy cái lớp này học xả tâm vậy là xả cái gì? Dùng cái tri kiến, chứ mắt nhìn rồi bảo người nào cũng phải như mình hết hà, Trời đất ơi! Như mình vậy còn tu cái gì!
(31:12)Tu sinh Pháp Ngộ: Bạch Thầy con xin ý kiến như vầy! Nguyên Thanh cũng có những cái hay mà cũng có những cái không hay mà các vị đã phát biểu rồi đó. Nhiều khi nhìn cái xấu của người ta, mình nhìn không bao giờ hết đâu. Không riêng gì Nguyên Thanh bất cứ một vị sư nào như con cũng vậy nếu cứ nhìn cái xấu của con hoài thì cái nào cũng xấu hết. Người ta nói: “Thương thì trái bồ hòn nó cũng méo, ghét thì trái ấu cũng tròn". Cho nên đã thấy một người có gì đó chướng mắt một cái là ai cũng nhìn mỗi người nói xấu một tiếng thành ra xấu quá trời.
Con xin ý kiến như thế này, bạch Thầy! Nguyên Thanh sau này có duyên được quay lại - đồng ý là những bài của Nguyên Thanh đã góp ý kiến cho mọi người nói chung, rất là nhiều có những phần góp ý cho lớp học - Con góp ý một điều là Thầy cho Nguyên Thanh đọc một vài bài thôi!
Đọc nhiều mà người ta đang nhắm vào, đang nã súng rồi mà càng đọc nhiều càng bị nã súng càng dữ, đạn càng nổ đến lúc chết luôn.
Trưởng lão: Bởi vậy Thầy mới biết được cái tâm niệm của các con tu. Chứ nếu mà Thầy cho người này đọc, người kia đọc…
(32:34) Tu sinh Pháp Ngộ: Thay phiên, cho ít thôi chứ không là bị nã chết luôn.
Trưởng lão: Thì bây giờ nã tới cuối cùng Nguyên Thanh đi thôi có gì đâu! Hết nã.
Tu sinh Pháp Ngộ: Bạch Thầy! Con nghĩ trong bụng con không dám nói, con nghĩ trong bụng lâu rồi, con nghĩ Nguyên Thanh mà cứ đọc kiểu này chắc có lẽ văng sớm. Thật sự là văng liền! Vì người ta nhắm vào rồi, người ta thấy một người không vừa ý rồi là đến người khác. Đồng ý Nguyên Thanh không phải là xấu hết có nhiều cái tốt lắm chứ. Nhưng người ta nhìn cái xấu là nhìn hoài, nói tới nói lui hoài.
Tu sinh Chơn Niệm : Kính thưa Trưởng lão! Cái đó con vẫn biết chứ không phải không. Nhưng mà tất cả mọi người ai cũng biết nhưng Nguyên Thanh không nhận thấy cái lỗi của mình. Nguyên Thanh chỉ thấy cái lỗi của người ta để đập người ta thôi chứ không thấy cái lỗi của mình.
Tu sinh Pháp Ngộ: Người ta đang tu mà!
Trưởng lão: Bây giờ mình có thấy cái lỗi của mình chưa? Chừng nào có Thầy nhắc nhở!
Tu sinh Pháp Ngộ: Con nghĩ, mình là đàn ông mình phải cao thượng hơn đừng có nói nhiều quá cái đó nữa.
Tu sinh Chơn Niệm: Con có ý kiến! Ví dụ sư Pháp Ngộ nói như vậy nhưng chắc là không phải đơn giản đâu. Con lấy một câu chuyện đơn giản thôi. Khi mà con còn ở cái thất thầy Minh Nhân bây giờ. Lúc đó con muốn tìm một cái thất con đi chỗ khác liền. Lý do là sao?
Hồi đó, có một lần sư Pháp Ngộ đi ra khất thực có gặp con ở đó - giờ con xin trình bày, để con nói lên một ý là sư Pháp Ngộ nói như vậy nhưng thực chất nội tâm của mình không phải vậy - sư Pháp Ngộ đến lấy đồ ăn …(34:13 không nghe rõ) bước ra chỗ lu nước rửa nhưng không có xà bông. Từ chỗ không có xà bông nên con mới nhắc, con nói: “ Sư rửa bát không có xà bông thì không sạch được”; Ý của con, do không nói chuyện nhiều được cho nên con …(34:29 không nghe rõ) đem về thất rửa chứ rửa ở đây là không được nhưng con không nói rõ như vậy.
Từ đó con bị sư ghim gút liền…(34:40 không nghe rõ). Hồi đó là con muốn dời thất đi rồi nhưng mà không có cái thất nào. Con ráng nhẫn nhục ở đó suốt một thời gian gần cả mấy tháng, không phải đơn giản đâu! Cho nên nói là một chuyện, thực chất nó không phải là như vậy.
(35:02)Trưởng lão: Thầy nói với các con, tu là các con nhớ xả tâm.
Tu sinh Pháp Ngộ: Bạch Thầy! Mà con chỉ mới nói chuyện một hai tháng chỉ gặp có một hai lần thôi chứ đâu có nói gì đâu! Mà sư nói con là ghim gút.
Tu sinh Chơn Niệm: Năm trước kìa, năm 2004 kìa!
Tu sinh Pháp Ngộ: Năm trước cũng có nói chuyện với sư câu nào đâu!
Trưởng lão: Thôi! Các con cãi qua lại không hay gì đâu. Thầy nói mục đích mình đến đây là mình xả tâm. Thực sự Thầy thấy không có xả.
Tu sinh Pháp Ngộ: Thôi, bỏ đi! Bỏ đi!
Tu sinh Thanh Quang: Thưa Thầy: cái bệnh của Nguyên Thanh, bệnh phổi như thế có phải là nhân quả này hay không?
Trưởng lão: Đâu có gì! Bệnh đó chẳng qua là trời trở gió thôi. Như mấy người trời trở gió ho vậy thôi. Nói chung là nhân quả, ai có bệnh nhỏ bệnh lớn, nặng bệnh nhẹ cũng đều là nhân quả hết à.
Chuyện đó không quan trọng! Không quan trọng. Vấn đề quan trọng hồi nãy Thầy có nói Nguyên Thanh ở đây thì bệnh cũng hết chứ không phải không, nhưng vì quý vị làm quá trời quá đất. Thầy cứ để cho Nguyên Thanh động riết thử coi quý vị xả đến bậc nào cho biết để thấy được cái chỗ tu học của mình.
Không ngờ là quý vị không có xả tâm, người nào cũng nổi chướng lên hết. Thầy mới thấy rằng áp dụng vô bài học của mình để cho mình biết cách nhân quả ở chỗ nào.
Rõ ràng là mình kết cấu nhân quả thêm trong ác pháp từ trong tâm của mình cho đến bên ngoài, tự tạo cho mình cái khổ; Mà mình đã học bài nhân quả rồi. Từ đó các con nghĩ đi, tâm niệm của các con như vậy từ đó biết bao nhiêu người sinh ra: Nhân với Quả - các con vô tình lắm cho nên tạo ra ác pháp.
Còn vấn đề huấn luyện cái người đó trở thành người tốt, người xấu là do nhiệm vụ của Thầy chứ đâu phải của các con. Các con chỉ nên xả tâm của các con là tốt nhất. Có phải không?
Nhưng mà Thầy tạo cho cái duyên. Nếu mà không có - kiếm một người cũng khó lắm - mà có được như vậy là dễ hướng và cũng nhắm vào chỗ đó để hướng dẫn người đó trở thành người tốt bởi vì đó là cái oai nghi tế hạnh.
(37:07) Các con tưởng bộ Nguyên Thanh nó như vậy hoài sao? Thật sự Thầy đào tạo thì không bao giờ có vậy đâu! Thầy biết từng chút, khi mà xảy ra điều kiện gì là Thầy chớp ngay điều đó, Thầy không để người ta xảy đến cái mức độ mà khó trị.
Ví dụ như chẳng hạn lạc vào tưởng là Thầy cho đi ra làm việc. Thì gặp cái trường hợp xảy ra trên vấn đề làm việc là Thầy đưa ra Hà Nội liền - linh động, Thầy biết từng chút. Rồi bắt đầu trở về quê, Thầy biết lúc nào trở về quê để mà thực hiện, đồng thời ở ngoài quê cái duyên đó đang khởi sự cái Trung Tâm An Dưỡng Từ Thiện ngoài đó.
Đó! Đâu phải là Thầy thất bại đâu. Đâu phải cho Nguyên Thanh về là Thầy thấy bại đâu! Thầy đâu có thất bại chút nào đâu!
Tu sinh 8: Về Đà Nẵng hả Trưởng lão?
Trưởng lão: À, nó về Đà Nẵng. Rồi nó về Đà Nẵng rồi thì khi mà Thầy mở khoá học, Thầy cũng đâu có gọi, có duyên đủ nó đến.
Nó đến rồi, lúc bấy giờ các con rất chướng, người thì bảo đừng có cho vô, người nói thế này, người nói thế khác.
Nhưng mà đến đây, đúng là cái lớp học để cho chúng ta thử thách xem coi sự xả tâm của chúng ta bao nhiêu.
Đó! Bây giờ rõ ràng là chúng ta đã thấy hai tháng qua đã chứng minh cho sự tu tập của chúng ta từ lâu tới bây giờ.
Hồi nào tới giờ các con vô đây nghe nói xả tâm ly dục, ly ác pháp chứ? Đã chứng minh cho cái sự tu tập của mình, các con thấy chưa? May mà Thầy triển khai cái lớp tri kiến dạy nhân quả rõ ràng. Thế mà các con cứ kết tập cái nhân quả, chịu ảnh hưởng của nhân quả không đứng trên nhân quả chuyển biến mà lại bị nhân quả. Cái kia là cái nhân mà mình cứ tạo thành cái quả để ở đây cứ rắc rối với mình làm cho mình khổ, rồi nó làm động cả cái Tu viện nữa chứ!
Các con thấy qua vấn đề tu tập kiểm điểm lại thật sự ra mình thấy mình không có xả; Cái này không xả thì muôn cái khác không xả.
(39:06) Tu sinh 9: Sau này rất tiếc không có cơ hội nữa! Cái đó làm đối tượng để mình lấy đó mình học xả tâm, phải không thưa Thầy?
Trưởng lão: Không phải. Cũng là cái đối tượng để mình tu học nhưng mà cũng chính cái đối tượng để đào tạo trở thành cái lớp của mình rất tốt, không có gì đâu! Thầy có bao giờ mà Thầy bỏ đâu, các con!
Tu sinh 10: Theo con nghĩ: nếu các vị tu sĩ trước khi đi tu mà có người vợ khó chịu thì có thể chấp nhận được cô Nguyên Thanh, vì cái người vợ khó chịu bắt bẻ đủ chuyện hết đó Thầy! Nên con thấy điều đó có thể chấp nhận tốt.
Tu sinh Pháp Ngộ : Nói chung ra bên thanh niên bên nam chỉ có vài vị có chút ý đó thôi chứ còn không có vấn đề chi hết! Chỉ có bên phái nữ, người ta sâu sắc dễ nói chuyện với nhau; Chứ còn bên nam con nhận xét, bên nam thấy vậy chứ họ cũng lo việc của họ.
Khi Thầy nêu ra họ mới lôi ra nói chứ thật ra họ cũng lơ. Họ cũng bỏ qua vì thanh niên có cái họ cao hơn. Phái nữ nói chỗ này, chỗ kia thành ra “động" nó vật.
Tu sinh 11: Kính thưa Trưởng lão! Con cũng biết cái chuyện này…(40:21 nghe không rõ)
Trưởng lão: Bởi vậy Thầy mới họp đủ mặt.
(40:30) Tu sinh 12: Thưa Thầy! con có ý kiến: Trong cái chuyện vừa qua thì vấn đề bên Ni xảy ra chuyện này, người ta nói: “Ngừa bệnh hơn trị bệnh". Cái phương pháp của Thầy ngừa bệnh hay Thầy để cho xảy ra rồi từ đó Thầy ứng biến giải quyết hay là Thầy ngừa trước.
Trưởng lão: Cái cách thức của Thầy là cách thức ngừa bệnh, chưa phải bệnh đâu các con mà Thầy ngừa bệnh đó!
(40:56) Tu sinh 12: Thưa Thầy! Nếu ngừa - mọi chuyện xảy ra để các con sám hối tức là chuyện đã xảy ra rồi - Còn nếu ngừa thì chuyện đã không xảy ra.
Trưởng lão: Không phải con, nó đã xảy ra rồi, sóng gió Chơn Như con đã nghe! Còn bây giờ cái lớp học này mình ngừa chứ không phải ngừa trước kia.
Tu sinh 12: Kính bạch Thầy. Nhưng mà tư tưởng đẻ ra hành động, nếu mà ngừa được thì nó không xảy ra như chuyện vừa rồi; Nếu ngừa được thành công thì không xảy ra như vừa rồi.
Trưởng lão: Vấn đề này là cái vấn đề mình phải thấy rõ nó! Không phải ngừa theo kiểu phàm phu tránh né.
Ví dụ: tránh né là Nguyên Thanh đến đây không cho vô. Đó là ngừa, phải không? Vì như vậy là hoàn toàn không có chuyện gì, đúng không? Có đối tượng nào đâu, có ai nói năng gì, mọi người đều yên!
Các con thấy không? Nếu đó là ngừa theo cái kiểu “ngừa bệnh hơn trị bệnh" của phàm phu; Còn ở đây ngừa nhân quả, lấy nhân quả mà ngừa nhân quả.
Tu sinh 12: Kính bạch Thầy! Sao con thấy, con nghĩ: ngừa cái này là “tư tưởng đẻ ra hành động” trong khi Thầy đả thông được tư tưởng mọi người thì mọi người không có rắc rối với Nguyên Thanh, thì chuyện không xảy ra. Coi như đả thông tư tưởng, phương pháp của Thầy đả thông tư tưởng cho mọi người đều thoải mái, hiểu biết rồi thì không có bị rắc rối.
Trưởng lão: À, Theo cái kiểu con nói là đả thông! Con biết ở đây mình sáu mươi người, mà đả thông hết chắc lớp này chờ thời gian nữa mới mở; Nghĩa là cái người đả thông đầu tiên phải là cô Út phải không? Kế đó mới mọi người sau như vậy mới đúng chứ! Mà đả thông cái lớp này phải chờ một năm nữa kìa chứ đâu thể mở gấp như thế này được, các con hiểu không?
Bây giờ mình biết, mình mở lớp ngay có chuyện gì là mình chuyển biến. Cứ mỗi một sự kiện xảy ra là mình giải quyết trên cái đợt sóng này mà thôi. Cho nên gọi là “ngăn ngừa tất cả mọi cái mà giải quyết mọi cái”. Vừa ngăn mà vừa giải quyết chứ không thể mà ngăn ngừa cái kiểu “Ngừa bệnh hơn trị bệnh" Các con thấy không?
(42:59) Vừa xảy ra, thì trước là mình ngăn, mà duyên nhân quả tới thì chuyển; Các con thấy Thầy thường ngăn là không cho xảy ra: Thầy mềm mại dễ dàng tất cả mọi cái, tùy thuận nhẫn nhục tất cả mọi cái không bao giờ có to tiếng, không bao giờ có lệnh gì hết.
Tức là nhẹ nhàng làm cho mọi người thoải mái nhưng chuyển biến - nhân quả hiện ra là nhẹ nhàng dẹp xuống liền tức khắc- các con mới được yên chứ không khéo các con đâu được yên, đâu phải dễ!
(43:37) Tu sinh 1: Trong lớp học này, nhiều lần con thấy không có Thầy nó “động” dữ lắm! Hồi tối này con đang ở trong cốc con nghe khóc quá trời. Có hôm con đi lấy giấy tờ passport, ban ngày con gặp Thầy xin Thầy. Rồi tối con gặp cô Út - ba giờ sáng - con thấy cô Út mặt bơ phờ, mắt đỏ hoe, con hỏi: “ Tối cô không ngủ được hay sao trông bơ phờ vậy? ”. Lúc đó là con đi ra ngoài, con biết rằng cô Út đêm không ngủ được, cô khóc.
Thì con thấy: “Vì nghe lời Thầy - tức việc làm của mình bị cản - vì phải nghe lời Thầy nên tức quá ngồi khóc một mình".
Trưởng lão: Nói chung Thầy rất nhẹ nhàng, linh động, uyển chuyển khéo léo rồi an ủi mới được yên chứ không khéo không yên đâu!
Tu sinh 1: Không yên từ lâu rồi, thưa Thầy!
(44:36) Tu sinh Thanh Quang: Kính bạch Thầy! Nếu gọi là sóng gió Chơn Như, ai cũng dùng cái từ đó ngoài miệng nhưng thực tế của vấn đề sóng gió Chơn Như như thế nào? Thì con cho rằng cũng chưa có mấy người hiểu cho đến nơi, đến chốn cho thấu đáo một chút cả.
Thế nhưng chỉ biết rằng hai lần - lần trước nếu gọi lần trước là sóng gió Chơn Như - và bây giờ cũng có dấu hiệu nếu như không cẩn thận cũng là như thế. Con thấy đều bắt đầu từ cái bệnh của nó là chỗ chuyện trò túm năm, tụm ba dẫn đến cái chỗ …(45:03 nghe không rõ) chướng lên rất lớn. Thế nhưng gốc của nó nổi lên đều bắt đầu từ cô Út và Nguyên Thanh, không ngoài cái chuyện đó!
Thế nhưng con thấy Nguyên Thanh, những người đứng ngoài cuộc nói về sóng gió Chơn Như - mình không dính líu gì đến cái chuyện mình đã là người khơi chuyện đó.
Nhưng mà thôi, bây giờ con thấy thế này: Nguyên Thanh về chưa phải là Nguyên Thanh không được học mà có khi được học đặc cách, học theo cái cách học riêng mà Thầy tính toán sắp xếp.
Thầy có chiến lược của Thầy, tất cả chúng con nằm trong sự tính toán của Thầy, ở hoặc đi như thế nào chỉ có Thầy mới là người tính một cách tốt nhất, đúng nhất, chính xác nhất. Tất cả những lời thưa của chúng con chỉ là nguyện vọng của mình thôi, là những câu nói thừa làm bận thêm cho Thầy thôi. Chỉ mỗi con đường tốt nhất là Thầy bảo thế nào thì chúng con nghe thế và làm như thế.
Trưởng lão: Đúng rồi, cái đó là đúng nhất! Bởi vì trước mặt, Thầy nói như vậy nhưng mà Thầy có nhiều kiểu cách để mà hướng dẫn chứ không phải là không kiểu cách.
Các con thấy sự việc lẽ ra như các chùa khác Thầy tống xuất mấy người quậy phá, có phải không? Nhưng mà ở đây các con thấy Thầy nói rồi thôi. Chỉ cảnh cáo, làm cho các con sợ. Để cho các cô đến xin sám hối, để yêu cầu Thầy đừng có giải thể lớp bên nữ thôi. Đó là cách thức của Thầy để mà cho họ ngăn chặn. Rồi cách thức cho Nguyên Thanh về trị bệnh cũng là một một điều kiện đặc cách để hướng dẫn chứ đâu phải bỏ qua. Mấy con đừng tưởng Thầy đâu phải là người đuổi. Các con hiểu với cái tầm vóc của các con, chứ sự thật không phải vậy đâu! Mấy con phải hiểu. Cho nên Thanh Quang nói là đúng, không có gì sai đâu!
(46:53) Tu sinh 1: Nguyên Thanh có thể làm bài từ xa được không?
Trưởng lão: Khi ở xa, khi ở gần tùy theo cái lớp tu học. Khi thì huấn luyện từ hành động, các con biết khi mà Thầy huấn luyện từng hành động đức hạnh - để Thầy đào tạo cho các con thấy, người nào mà được Thầy đào tạo đức hạnh thì các con khỏi nói.
Thật sự, khi đào tạo Thầy biết người nào cần lúc nào đào tạo; Cho nên Thầy nghĩ các con xả tâm được, an vui được thanh thản an lạc vô sự, cứ lo cho phần mình đi. Còn các chướng ngại đó đều là nhân quả thôi có gì đâu! Mình phải thấy nó là nhân quả, có gì đâu mình phải phiền trách nó, nghĩ ngợi này kia.
Ở trên đời này đâu có ai trọn vẹn là người tốt hết, đâu có ai trọn vẹn là người xấu. Thấy người ta xấu đó là tại chừng cái nhìn của mình thấy xấu; Trong cái xấu đó người ta có cái tốt chứ đâu phải không, nhưng mà được uốn nắn rèn luyện thì người ta vẫn trở thành tốt chứ sao. Một người tu chứng đạo rồi thì sao người ta không thành người tốt!
Tu sinh Thanh Quang: Bạch Thầy! Cái thuốc chữa tâm bệnh của Thầy con thấy rõ hiệu quả ngay lập tức; Con thấy Nguyên Thanh từ hôm về đây đã khác với Nguyên Thanh trước. Trong những ngày gần đây, trong cách ứng xử dạy dỗ của Thầy con thấy tính cách của Nguyên Thanh khác nhiều, có khác với trước chứ không phải không.
Tu sinh 1: Nguyên Thanh có khác nhiều, tiến bộ nhiều!
Trưởng lão: Thầy nói, những ngày đầu Nguyên Thanh ở đây thì đem máy lên liền, thời gian gần đây các con thấy có sự tiến bộ; Thầy khéo léo dạy dỗ, chứ Thầy không nhắc nhở làm sao có được, phải không? Rồi lần lượt uốn nắn từng cái hành động, từng cái bước đi. Có phải có sự thay đổi không?
Các con không nhìn, từng chút từng chút Thầy uốn nắn để sau này trở thành người có đủ gương hạnh để lãnh đạo - cái mục đích của Thầy mà!
Nếu mà Thầy bỏ không đào tạo nữa thì những người này có khả năng đó, họ sẽ đứng riêng một góc trời chứ họ không thua ai đâu!
(48:51) Cái kiểu cách - các con thấy cái kiểu cách nó không phục ai trong này hết, cái kiểu cách lãnh đạo, làm vua - Thầy đã tuyên bố trước kia với các con rồi chứ đâu phải không nói.
Tu sinh 1: Còn phàm phu nó như vậy nhưng khi đắc đạo thì thôi.
Trưởng lão: Lẽ đương nhiên, tu mà chứng đạo thì khác xa một trời một vực, thay đổi hết, còn phàm phu thì như vậy.
Tu sinh 15: con cho là Trưởng lão tuyên bố lên như vậy nên Nguyên Thanh như đi trên mây nếu Trưởng lão không tuyên bố…(49:20 không nghe rõ)
Trưởng lão: Không phải đâu! Cái tánh mà như vậy là như vậy, cái người nó như vậy; Nhưng được cái dịp mà Thầy tuyên bố thì lúc này nó đi trên mây, sau đó hướng dẫn, chỉ nó mới thấy rõ.
Còn mà ngầm ngầm, cái ngã ngầm ngầm chưa có lộ ra, cái đó mới khó xả. Còn cái mà người ta nghênh ngang, coi trời bằng nắp vung, cái đó mới dễ dạy; Còn cái người mà ngầm ngầm coi như là mình không có ngã, cái đó mới là khó xả.
Tu sinh 1: Nó không lộ ra, còn kia nó lộ ra bị bắn dập quá cho nên mới khiêm tốn được chứ; Còn nếu không lộ ra đâu ai bắn dập. Cứ nằm trong bụng đó, cứ im im… , tưởng ngon lành! Ai dè đụng một cái “ngã” ra một đống.
Tu sinh 13: Hồi sáng, cái bài quán thân bất tịnh… kèm theo "Nhật ký đời tôi"
(50:12)Tu sinh Thanh Quang: Bạch Thầy! Con thấy cái pháp dạy của Thầy đặc cách với Nguyên Thanh chứ không bao giờ có cái chuyện bài viết sáng hôm nay, xong lại kèm thêm cái phần phụ lục đằng sau “Tâm sự, nhật ký” như thế mà lại mang vào lớp đọc trước mọi người, nếu không phải cách dạy của Thầy thì không có điều ấy.
Đặc cách kiểu ấy chỉ nhằm giáo dục mà thôi chứ không phải gì khác. Nhưng mà dạy con người…(50:35 không nghe rõ) chứ đừng nói đến trí tuệ của bậc Tam Minh. Con tin tất cả những điều ấy, những điều Thầy nói về Nguyên Thanh.
Có nhiều lúc, nghĩ bình thường thì cho rằng Thầy như thế, không hiểu làm sao Thầy đối với Nguyên Thanh một cách đặc biệt như thế. Nhưng con cho rằng tất cả những việc đó là những vị thuốc mà Thầy bốc để điều trị cho Nguyên Thanh liên tục, hết thang này đến thang khác thay đổi liên tục. Sự quan tâm đặc cách của Thầy chính là …(51:02 không nghe rõ) trông thấy nó có tác dụng hẳn hoi.
(51:05) Hôm nay, thôi thì cũng là bắt đầu chuyển giai đoạn Nguyên Thanh sang giai đoạn khác. Hôm nay nói đến chuyện đó thì chúng con nói thế thôi. Chứ chúng con thì Nguyên Thanh có liên quan gì đến đời sống của chúng con chỗ này đâu. Có chăng là chỉ nghĩ tiếc một con người như thế; Nhưng mà trí tuệ Tam Minh của Thầy nhìn thấy, Thầy nói Nguyên Thanh trước mặt chúng con, nói như thế này là nói trước cả toàn thế giới chứ không phải nói chỉ một mình chúng con đâu. Thế nên con phải tin điều đó.
Chứ còn với cái trí tuệ đần ngu của con thì con cho rằng ba chục tuổi đời rồi, tính cách, lối sống như thế bây giờ đi con đường của Đại Thừa để ngồi riêng một góc trời là làm sao có chuyện ấy. Đó là cách nghĩ đần ngu của chúng con - chứ còn tự mình Nguyên Thanh để chứng đạo, không! Mấy nghìn năm nữa cũng không có được điều ấy. Đi con đường khác, thì Đại Thừa làm sao có chuyện Nguyên Thanh dựng được một góc trời.
“Có bột mới gột được hồ” chứ! Tự nhiên ba chục tuổi đời cho đến bao nhiêu tuổi nữa để có thể làm được việc ấy. Thế nhưng con hoàn toàn tin vào điều Thầy dạy.
Trưởng lão: Bây giờ Thầy nói như thế này, nội cái sự kiện xảy ra trong Tu viện của mình Nguyên Thanh có cơ duyên ngồi một góc trời đó! Đừng nói chuyện.
Thầy Chơn Quang mà không có sự kiện gì "chúng” ở tu viện Thường Chiếu, mọi người đều biết! Đến khi về đây với Thầy rồi Thầy Chơn Quang về ngoài đấy nếu mà không có những sự kiện này thì đâu có chuyện gì để nói, nó rất bình thường.
Còn cái vấn đề nó xảy ra như thế này mới thấy được những con người cần thiết để cho mình đào tạo thì nó phải quan trọng đến mức độ nào! Và lời Thầy nói, tuyên bố cho cả thế giới chứ không phải thường đâu! Cho nên cái điều kiện mà Thầy không đào tạo được Nguyên Thanh, là cái điều kiện rất… Những cái này, ai nghe cũng đều chú ý hết.
(53:16)Tu sinh Thanh Quang: Cô Liễu Châu phải vào cuộc, để xin, đủ biết là nó động trời!
(53:30) Trưởng lão: Làm cho mọi người phải chú ý hết! Tất cả những cái này là một cái điều kiện để giới thiệu được cái điều kiện nhưng mà tiếc vì không được ở đây để mà rèn luyện; Thầy tiếc cái thời gian; Đó cũng là nhân duyên thôi, tới đâu Thầy cũng cố gắng.
Tu sinh 1: Ở đây thì được mau hơn.
Trưởng lão: Mau hơn! Lẽ ra thì ở gần gũi bài vở được hỏi. Các con biết mỗi lần nó làm bài vở, nó đặt cái máy ở đây hỏi Thầy cách thức như thế nào, hỏi rất kỹ cho nên mới làm được như vậy chứ!
Tu sinh 1: Bạch Thầy! Con thấy có Nguyên Thanh ở đây lớp có sôi động hơn, linh hoạt về các bài vở hơn, có cô đọng hơn. Nếu không thì nó ít sôi động.
Trưởng lão: Nếu mà Nguyên Thanh cũng lừ đừ như những cô khác, nghe rồi cứ về tự mình làm không cần hỏi kỹ lại thì chắc chắn là không nắm vững đâu mà làm. Còn Nguyên Thanh ở trong lớp nghe rồi hỏi kỹ lại mới làm không phải làm đại; Hỏi cách thức như thế nào, thế nào hỏi rất rõ ràng - một con người quá thông minh, Thầy nói thật sự! Biết như vậy mới thấy sự thông minh của người ta, người ta muốn làm cái bài đó thì xem coi cái ý của Thầy muốn dạy cách nào chứ còn về tự mình nghĩ ra làm coi chừng bị trật. Các con thấy phải hơn các con ở chỗ bậc đó chứ!
Tu sinh 1: Nguyên Thanh nói cái ý là giống ý Thầy nói; Thầy muốn nói nhưng Thầy không nói mà Nguyên Thanh lại nói ra.
Trưởng lão: Đó! Chính cái chỗ đó!
Tu sinh 1: Mà từ cái chỗ Nguyên Thanh nói ra mới bị “lãnh” đấy. Những việc mà Thầy thấy sai đáng lý Thầy nói ra mà Thầy không nói, Thầy làm thinh Thầy chuyển biến từ từ. Còn Nguyên Thanh hiểu được cái ý của Thầy rồi nói ra thì bị “lãnh" hết. Thầy nói thì không sao chứ Nguyên Thanh nói là chết!
(55:22) Trưởng lão: Nói chung, trong vấn đề tu học hiện giờ các con đã có những thực tế trên bước đường tu học của mình để xả tâm rồi, biết rồi. Thầy tin rằng các con biết cách. Còn nếu các con không xả thì các con chịu lấy thân phận của các con chứ còn Thầy, tự các con cầm cái chổi mà quét, các con hiểu rồi!
Còn vấn đề người sau mà lãnh đạo Phật Giáo hay không, thì lần lượt sau này mới biết thôi chứ bây giờ cũng chưa chắc là Nguyên Thanh, đừng nghĩ một cũng Nguyên Thanh, hai cũng Nguyên Thanh, không phải! Đừng nghĩ như vậy.
Tu sinh 1: Không phải đâu! Con nhận xét bên Đại Thừa, nhiều khi những người những người lý luận giỏi như vậy đó nhưng khi hành pháp họ bị chướng ngại nhiều. Như Nguyên Thanh có những lý luận hay nhưng khi hành xả tâm bị nhiều chướng pháp lắm, nó đi lâu đó!
Bằng chứng con thấy như Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất hoặc ông Giá Xá trong thời Đức Phật, những người lý luận hay, những người mà nắm trong những đoàn đi theo mà những người sau họ lại đắc quả A La Hán trước còn những người kia là bị nhiều chướng pháp lắm.
Trưởng lão: Chứ sao! Con thấy như ông A Nan cho tới Đức Phật chết rồi ông mới chứng đạo.
Tu sinh 1: Ông A Nan thông minh dễ sợ!
Tu sinh 14: Kính thưa Trưởng lão! Con hỏi cái chỗ Định Vô Lậu, mình có thể căn cứ trên cái bài viết trong lĩnh vực đó rất xuất sắc, liền lạc thông suốt hết, những người này cái Định Vô Lậu của họ có thể thông suốt không?
Còn có những người, người ta biết nhưng thể hiện ra những câu văn, những tư tưởng nào không được nhưng về xả tâm thì người ta xả tốt. Có trường hợp đó hay không?
Trưởng lão: Không con! Thật sự mà hiểu để xả cũng phải hiểu cho đúng. Mà hiểu ít - không phải làm một cái bài văn quá dài, con hiểu không? - nhưng mà người ta hiểu đúng. Còn bây giờ mình hiểu mông lung thì cũng không xả được. Mình phải hiểu đúng!
(57:28) Cho nên trong cái bài luận của Nguyên Thanh cũng có dài dòng nhưng gồm lại những ý để cho mình xả. Bây giờ mình hiểu là như vậy nhưng tới chừng Thầy sẽ dạy cho mình thực hành, dùng Định Vô Lậu để xả, Thầy dạy cái ý nào trong bài đó để xả.
Chưa mà! Thầy chưa dạy, mới dạy tri kiến cho các con thôi. Cho nên vì vậy mà mình hiểu thì nhiều nhưng tới khi mình xả đâu có bao nhiêu, các con!
Nó phải có cái chỗ xả của nó, nhưng mà cái mình không hiểu thì biết đâu mà xả! Mình nắm được cái ý chính của cái chỗ mình muốn nói nó là những cái điều kiện.
Có nhiều người lý luận nói thì hay nhưng mà khi áp dụng không biết cách cũng không xả được, chứ đâu phải dễ! Cho nên ăn thua tới cái chỗ thực hành, người ta dạy cách thức xả. Còn bây giờ các con mới tới chỗ chánh kiến để mà hiểu nó thôi đó cũng là điều kiện để xả rồi chứ không phải là không xả!
Nhưng khi áp dụng để xả từng tâm niệm, từng đối tượng của mình thì ngay đó người ta sẽ chỉ cho mình những cái điểm mà bây giờ mình hiểu cái nhân quả này mình phải lấy cái chỗ nào để xả -người ta dạy cách thức cho mình.
Ví dụ phương pháp: từ Chánh Kiến mới đến Chánh Tư Duy trên tư duy, các con nghe “ Chánh Tư Duy trên tư duy" mà - Tư duy trên cái pháp tư duy. Còn cái này tư duy trên cái Chánh Kiến để cho mình hiểu thôi, các con hiểu chỗ đó chưa?
Tu sinh 1: Biết tổng quát!
Trưởng lão: Biết tổng quát, biết mọi cái hết cho rõ ràng! Mà mình chưa có hiểu hết cho rõ ràng mà cứ nghĩ bao nhiêu đó là đủ, chưa hẳn! Bởi vì mới tới lớp Chánh Kiến thôi. Cho nên Thầy nói tới lớp Chánh Tư Duy trên Chánh Tư Duy mới tới chỗ mình xả.
Tu sinh 1: Kính bạch Thầy! Con xem trên tạng kinh thấy ông U Ba Li là một người thợ cạo của hoàng tộc, chỉ biết cạo đầu không biết một chữ nào. Khi mà gặp Đức Phật thì đắc đạo sớm mà là một vị thông hiểu tạng luật. Thợ cạo không biết gì chỉ biết cạo đầu không, ai có tóc thì cạo.
(59:34) Trưởng lão: Thầy nói như thế này! Con thấy ông thợ cạo mà ông thông minh làm sao. Mình đâu có ngờ ông thợ cạo lại thông minh. Con có nghe câu chuyện thế này: “Hôm đó ông cạo đầu cho Đức Phật, chắc có lẽ ông cạo mạnh tay, Đức Phật bảo ông cạo nhẹ nhẹ chút thì ông thở nhẹ lại”.
Đức Phật có dạy hơi thở không? Sao ông thông minh biết điều đó! đang cạo đầu sột sột, đức Phật bảo nhẹ một chút chứ thì ông lại thở nhẹ một chút. Các con thấy không, tại sao người ta thông minh được vậy! Còn mình sao mình không biết vậy? Ông U Ba Li đâu phải là không thông minh các con?
Cho nên khi ông hết cạo, ông đứng nhập định. Trời đất ơi, ông nhập Tứ Thiền, tịnh chỉ hơi thở, ông Phật phải kêu người khác cạo đầu. Trong lúc ông tu hơi thở, ông đang cạo đầu Đức Phật, ông tu hơi thở - ông Phật chỉ hướng dẫn cách thức cạo đầu mà ông biết hướng dẫn hơi thở - các con nghĩ sao? Có phải ông thông minh không!
Tu sinh 15: Kính thưa Trưởng lão! Ở đây không ai biết các chuyện đó đâu nhưng mà con biết…(1:00:42 nghe không rõ). Ví dụ trong câu chuyện mà hồi sáng cô Nguyên Thanh đọc có một câu chuyện của Đức Phật: Có một thiếu phụ vu cáo Đức Phật ăn nằm với cô đó, con biết đây là một câu chuyện bịa đặt.
Tu sinh 1: Có! Nói bịa đặt là không phải.
Tu sinh 16: Thưa Thầy ! Con thấy nó thiếu một đoạn, một câu là: “Chuyện này chỉ có ta và cô biết thôi" Phật nói câu đó không ai hiểu gì hết.
Tu sinh 15: Câu chuyện này là có trong kinh, có chứ không phải Nguyên Thanh bịa đặt ra. Nhưng bất cứ người phụ nữ nào mà độn bụng lên là biết người đó có chửa hay không liền, cái này phái nữ người ta biết liền. Ví dụ như con là một vị sư, con biết trường hợp đó nhưng con không tới rờ để kiểm tra được; Thế nhưng con nhờ một người cư sĩ nào đó tới rờ bụng thì được chớ. Những dấu hiệu mà một người mang thai là như thế nào chứ đâu phải bình thường mà độn bụng được …(01:02:03 nghe không rõ)
Trưởng lão: Câu chuyện ở trong kinh, chỉ rút ra nói thôi còn các con làm bác sĩ khám nghiệm thì thôi khỏi nói.
Tu sinh 15: Không! Nếu mà con viết câu chuyện này ra là con tư duy liền, chánh kiến mà! Câu chuyện này không có đúng, mặc dù mình chưa biết nhưng nó lập lờ.
(1:02:28) Trưởng lão: Cái này người ta khéo léo lắm, một đám Bà La Môn ủng hộ. Chứ không lý nào mà người ta để đám khác vô kiểm như vô đưa công an xét coi bà này có thiệt không, có cái bụng bầu như vậy thiệt không hoặc đưa bác sĩ coi thì cái chuyện đó nó khác rồi.
Còn cái chuyện này là người ta tổ chức để làm mất uy tín Phật, trong lúc đó người ta hại Phật nên có tổ chức hẳn hòi; Cái nhóm của người ta mà con nói lại đó rờ bụng người ta đập chết.
Tu sinh 1: Nó có tổ chức hẳn hoi, nó có mục đích, nó đi tới, đi lui cho đúng tháng nó mới nói có thai chứ đâu phải tự nhiên nó vô nói tôi có thai liền đâu. Đúng ngày đúng tháng rồi nó mới nói nó có thai, nó tri hô lên.
Trưởng lão: Nghệ mà nó thoa vàng mình hết.
Tu sinh 15: Thời đó không thể nào mà nguỵ trang hay như là diễn viên hay là đóng kịch được.
Trưởng lão: Nhưng bộ đồ của Ấn Độ dễ độn lắm chứ không phải đồ của mình độn khó - nó rộng.
Tu sinh 15: Nhưng mình có chánh kiến, đọc ra mình thấy không có sự thật liền!
Trưởng lão: Đây là câu chuyện khi nào mình nói cái sai cái đúng trong kinh sách thì mình nói. Giờ chỉ lôi cái chuyện người ta phỉ báng Phật, làm cho mất uy tín của Phật thôi. Mẩu chuyện là có thật chứ không phải là nói láo, cũng lấy trong kinh nói ra.
Thầy nói ở đây Nguyên Thanh hoàn toàn ở trong cái học tập hiểu biết, nó tích lũy học tập ở kinh sách nên mỗi cái nó nói đều ở trong kinh sách hết không bao giờ nó nói sai ngoài kinh sách. Mình phải nhận xét cái học của nó, cái trí nhớ của nó, có nhiều khi đọc rồi mình quên, không nhớ.
Cho nên Thầy mới nói vấn đề đó cho các con thấy là trong sự tu tập của mình đừng để chướng cái gì hết. Mình nỗ lực tu tập, mục đích của mình - hiện giờ cái thời gian nó ngắn quá nó không còn dài - mình ráng lo xả tâm thôi còn phần ai thì kệ không cần biết, mình lo cho mình giải thoát đó là cái duyên của mình.
Còn cái sự kiện gì xảy ra hầu hết trong lớp của chúng ta Thầy thiết nghĩ là bị “động" hết, không có người nào mà.
(1:04:51) Tu sinh 1: Con cũng vậy, con thấy con bị “động".
Tu sinh 15: Con thấy từ khi con ngồi vô lớp này, con bị “động" rất nhiều.
Tu sinh 1: Nhưng bạch Thầy! Con thấy có xả tâm, xả rất nhiều.
Trưởng lão: Xả rất nhiều, có tiến bộ nhiều lắm. Cái “động” này là cái “động" để mà xả chứ không phải là cái “động" ở trong thất ức chế tâm. Từ lâu, các con thấy, chưa có lớp mở ra thì các con thấy nó tịnh lắm chứ gì nhưng mà cái tịnh đó không đi tới đâu. Nếu tới thì nó đã tới rồi, các con hiểu không? Nó không tới đâu!
Bây giờ mở cái lớp “động” này, mình thấy cái tâm mình nó xả liền.
Tu sinh 1: Bạch Thầy! Con thấy có hai tri kiến: ví dụ bình thường mình ôm pháp mình tu nhưng mà có ác pháp trong tri kiến, trong sự hiểu, ác pháp còn nhiều; Còn đây mình thấy mình “động" nhưng mà khi mình hiểu thì nó không bị ác pháp, mình xả; Cái kia nó bị mất bớt đi, cái này nó lại tăng hơn mặc dù nó “động" nhưng mà nó tăng.
Trưởng lão: Bây giờ trong cái buổi họp nhau nói chuyện để hỏi phương pháp tu; Tuy rằng nó vậy chứ thật ra chính Chơn Niệm, Thanh Quang cũng đều xả rất nhiều; Nói như vậy chứ mà xả nhiều lắm, nếu mình cứ để ôm ấp trong đó nó cứ ức chế trong lòng mình hoài. Coi vậy, mình nói mình xả chứ sự thật là mình bị lừa, bị lầm, bị nó lừa, mình ức chế trong đó.
Trong cái sự mà có thể mình xả tâm là mình nói tạc hoạt ra hết những cái tâm niệm của mình từ đó tới giờ; Còn nếu mình không chịu xả tức là mình huân vô còn nhiều nữa, bực tức mình nữa; Thì cái đó là lỗi của các người, ráng chịu đó!
Tu sinh 1: Nên xả đi! Vì con thấy những tâm niệm cũ của mình nó cứ trào lên, mình xả còn chưa nổi. Bây giờ huân thêm cái mới nữa, nhìn người này, người kia huân vô nữa thì thôi chịu sao cho nổi.
Tu sinh 15: Cái chuyện xả tâm này không phải là chuyện đơn giản, nói như vậy chứ …như thầy Chơn Thành theo Trưởng lão gần chục năm, bảy tám năm rồi nhưng mà có bảy thước rác, tám năm rồi mà có bảy thước rác thôi mà xả không được; Mà đó là cái đoạn đường của thầy quét chứ ai quét bây giờ đây! Mà thầy chừa lại cho ai. Đó là câu chuyện rất đơn giản mà thầy xả không được.
Tu sinh 1: Mình quét luôn, người ta không quét thì mình quét.
HẾT BĂNG.