00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

CK 029B (PHẬT TỬ) - NGHIỆP - ĐẠO ĐỨC KHÔNG LÀM KHỔ MÌNH KHỔ NGƯỜI - TỨ DIỆU ĐẾ - THÂN HÀNH NIỆM - NGỪA BỆNH

CK 029B (PHẬT TỬ) - NGHIỆP VÀ HỌC ĐẠO ĐỨC KHÔNG LÀM KHỔ MÌNH KHỔ NGƯỜI - TỨ DIỆU ĐẾ - MỤC ĐÍCH CỦA ĐẠO PHẬT - THÂN HÀNH NIỆM

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời gian: 03/12/2005

Thời lượng: [20:25]

1- NGHIỆP VÀ HỌC ĐẠO ĐỨC KHÔNG LÀM KHỔ MÌNH KHỔ NGƯỜI

(00:00) Trưởng lão: bệnh đau trong thân như ung thư thì ý thức mình đẩy lui được bệnh, không có đau nữa. Cô lớn tuổi rồi, Thầy thấy tội nghiệp mấy cô lắm còn không có bao lâu nữa, mà nếu mà không có biết cách thức mà tu tập, mình giữ không được cái tâm của mình mà nó theo cái nghiệp tham, sân, si nó đi tái sanh luân hồi đó mấy con. Bởi vì cuộc đời của mình nó chưa có dứt hết cái lòng tham, sân, si, cho nên vì vậy mà mình bỏ cái thân, thì cái nghiệp tham, sân, si nó đi tái sanh, chứ không phải mình đi được mà cái nghiệp - cái nghiệp tham, sân, si.

Nghe nói chữ “nghiệp” thì mấy con biết đó là thói quen của mình.

Ví dụ như mình huân tập nhiều lần nó thành thói quen, cái thói quen đó gọi là nghiệp. Cũng như bây giờ mình ăn cái gì đó nó quen cái đó rồi mình thấy nó thích, không có nó thì mình thèm, cái đó là thành nghiệp.

Cho nên, cái nghiệp sân, bữa nay con sân một chút, ngày mai ai chọc con sân một chút, ngày mốt sân, “bây giờ sân sao nhanh quá”, là tại vì mình cứ huân hoài nó thành cái nghiệp - cái nghiệp sân.

Hằng ngày mình ham một chút, mình thích cái gì đó một chút chút chút, như bây giờ mình ăn cái đó mình thích, nó huân thêm cái thèm ăn đó, nó cứ huân huân hoài. Cho nên, con thấy mấy người uống rượu họ nghiền rượu lắm, cái cơ thể họ nó quen rồi, đó là cái thói quen gọi là nghiệp.

Cho nên, cái cuộc đời tu theo Đạo Phật là mình dứt cái nghiệp, như bây giờ nó ham muốn cái đó, mình ngăn chặn, mình có cái phương pháp mình tác ý, “cái đó là khổ đau đó đừng có ham, ham là chết đó”, mình nhắc cái tâm mình vậy cái nó chặn đứng lại liền, tức là nó ly.

Cũng như bây giờ có cái gì đó làm mình buồn phiền hay mình tức giận, “giận là khổ đau đó mày đừng có giận nữa, mày giận nữa là mày khổ”, nó nghe nói nó khổ nó sợ nó không giận. Cứ mình nhắc nó vậy riết kế nó hết khổ, mà chính nó hết khổ thì nó lại giải thoát.

(01:50) Cho nên, thường thường thầy hay dạy: “Tâm như cục đất ly tham, sân, si hết đi, tham, sân, si khổ đau lắm!” Mình chỉ nhắc nó vậy thôi mà sao nó lại không có giận hờn, phiền não nữa, nó giảm lần xuống.

Cũng như hằng ngày mình có cái thân đau nhức, (mình nhắc): “Thọ là vô thường, cái đau nhức này đi đi! Đừng có ở đây, khổ lắm”. Mình nói vậy mà sao nó đi, mấy con. Con biết không, thậm chí mình đâu có làm gì được trong khi cái đầu đau, cái bụng đau mình đâu có làm gì được đâu, mà nói vậy nó hết đau chớ, các con thấy cái ý thức lực nó hay lắm.

Cho nên, trong Kinh Pháp Cú Đức Phật nói: “ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu”. Nó làm chủ, mà nó dẫn từ từ cái gì nó cũng đem lại bình an cho mình. Phật Pháp nó hay vậy mà tại sao người ta không dạy mình tu như vậy, mà dạy mình trật đường đi, thành ra mình không có biết, mình cứ đến chùa mình cầu khẩn thôi. Thầy thấy Phật pháp hay quá! Thầy tu được rồi thầy mừng quá, hay quá vậy mà tại sao không có ai dạy cho người ta biết cách như thế này.

Chính bây giờ Thầy triển khai ra Thầy thấy mấy con khổ quá, cuộc đời mấy con khổ, nó không bệnh đau thôi, bệnh đau mấy con thấy khổ. Rồi cuộc sống của mình hằng ngày nó chung đụng nó có nhiều cái phiền toái lắm mấy con, mà nếu không có Phật pháp làm sao chúng ta thắng được cái sự phiền toái đó, đau khổ lắm!

Cho nên, Thầy sẽ dạy cho mấy con học đạo đức gọi là ĐẠO ĐỨC KHÔNG LÀM KHỔ MÌNH KHỔ NGƯỜI. Các con nghe cái danh từ nó đơn giản mà dễ hiểu, đạo đức không làm khổ mình khổ người, mà mình sống được đạo đức đó thì hạnh phúc chứ gì, mà nó đơn giản chứ đâu có gì mà khó đâu, mình học mình hiểu.

Cho nên, mình sống đạo đức chứ có gì, mình thấy cái đạo đức dạy mình sống vậy nó đúng, sống vậy nó không đúng; sống vậy nó làm khổ mình khổ người, mình thấy như vậy là làm khổ mình khổ người thì không được. Do đó, thì mình cố gắng mình sống không có làm khổ mình khổ người thì mình sẽ được giải thoát.

2. TỨ DIỆU ĐẾ BỐN CÁI CHÂN LÝ CỦA ĐỜI NGƯỜI

(03:40) Trưởng lão: Đạo Phật nó thực tế vậy mới gọi là Chân Lý, mấy con.

Cho nên, đức Phật giảng cái bài pháp đầu tiên cho 5 anh em Kiều Trần Như, giảng Tứ Diệu Đế đó, nói BỐN cái chân lý của đời người mà.

Các con thấy nó thật phải không? Thật, rất là thật, nó cụ thể rõ ràng:

Nói khổ, thì con người ai không khổ, giận hờn cũng khổ, đau bệnh cũng khổ, già yếu cũng khổ, chết cũng khổ, rõ ràng là nói con người khổ chứ có ai nói là tôi không khổ đâu, có ai bao giờ mà nói không bệnh, không đau, không chết, không giận hờn tức giận. Cho nên, nói khổ là cái Chân Lý rồi, nó không còn cái gì khác nữa.

Rồi đức Phật nói đến nguyên nhân khổ, nguyên nhân khổ đức Phật nói đến lòng ham muốn của mọi con người, ai còn ham muốn là còn khổ, hết ham muốn là hết khổ. Nó rõ quá, ai cũng có ham muốn chứ có người nào không có không ham muốn đâu.

Mấy con thấy không? Ham muốn nhiều hay ham muốn ít thôi chứ, người nào cũng ham muốn.

Rồi đức Phật nói cái trạng thái hết khổ tức là Diệt Đế đó mấy con, chứ đức Phật đâu có nói có cảnh giới Cực Lạc, Thiên Đàng hoặc Niết Bàn đâu đó nó hết khổ, Đức Phật đâu có nói điều đó, nói điều đó là nó không thực tế rồi, nhưng mà đức Phật nói trạng thái tâm mình hết khổ, đức Phật nói “tâm thanh thản, an lạc và vô sự”.

Cái tâm mình nó thanh thản nó an lạc nó vô sự, nó đâu có gì phiền não, nó đâu có gì đau khổ, nó đâu có gì mệt nhọc trong đó; cho nên, nói nó hết khổ, thì đúng rồi. Giờ mấy con cứ nghĩ, ngồi lại lắng nghe coi mình thanh thản không? Mà mình thanh thản thì mình thấy nó hết khổ, có đúng không?

Sự thật, là Chân Lý, cái này là Chân Lý.

Nhưng mà cái này mình sống được bao lâu, với trạng thái này bao lâu? Nó có một chút, người nào kéo dài lắm được một phút là hết, có phải không? Bởi vì một lát nó có nhảy niệm này, ngồi một hơi nó có mỏi chân thì như vậy nó đâu còn an lạc được, cho nên vì vậy nó mất cái đó đi, nó mất trạng thái thanh thản, an lạc.

Cho nên vì vậy mà người ta sống làm sao người ta tu tập để cái trạng thái nó tự nhiên mà nó thanh thản gọi là CHỨNG ĐẠT CHÂN LÝ hay hoặc là CHỨNG ĐẠO. Chứ đâu phải chứng đạo làm Phật ngồi người ta thờ cúng mình đâu, các con hiểu không? Mấy con cứ nghĩ tưởng chứng quả A La Hán là phải thần thông bay lên trời phóng hào quang rồi đâu phải, mấy con nghĩ cái người chứng quả A La Hán là như vậy? Không phải, chứng quả A La Hán là cái tâm người ta nó bất động, ai nói gì nó thản nhiên, nó cũng như mấy con vậy, y như mấy con vậy, nhưng người ta không giận hờn, người ta không ham muốn, người ta không phiền não, người ta không tức giận, cơ thể người ta có bệnh đau thì người ta đẩy lui, người ta hướng tâm thì nó sạch, người ta không có đau bệnh nữa; chứng quả A La Hán là chứng cái quả Vô Lậu tức là không còn khổ đau, chứng cái quả không có khổ đau nữa, chứ nó không phải thần thông phép tắc gì hết.

3. ĐẠO PHẬT MỤC ĐÍCH LÀ ÁP DỤNG VÀO ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI ĐỂ CHO HẾT KHỔ ĐAU

(6:22)Trưởng lão: con thấy như vậy là hạnh phúc rồi chứ gì. Đạo Phật mục đích là áp dụng vào đời sống con người để cho hết khổ đau, chứ không phải đi theo đạo Phật để rồi sanh lên Thiên Đàng hoặc vào Niết Bàn, không có, cái điều đó không có đâu, đức Phật không có dạy cái kiểu đó. Tại người ta hiểu rồi người ta dựng nó sai, dựng nó trật đó con.

Cho nên, cái này nó thực, mấy con thấy bây giờ mình ngồi mình lắng nghe thanh thản, an lạc, vô sự một phút, một giây mình thấy khó, cái chỗ này là cái chỗ giải thoát của mình rồi, nhưng mà vì mình còn tham, sân, si, nên một chút nó nghĩ cái này, chút nó nghĩ cái kia, vì mình còn tham, sân, si; mình ngồi một hơi nó mỗi, con thấy nó đâu có sung mãn Tứ Niệm Xứ con được.

Còn người ta ngồi suốt cả ngày mà không mỏi mệt, tại vì cái thân người ta nó sung mãn mà ngồi suốt cả ngày mà người ta không thấy đói.

Còn mấy con ngồi nó buồn ngủ, nó gục tới gục lui, rồi tới chừng đây nó đói, nó muốn đi ăn.

Còn người ta ngồi nó không đói không khát gì hết, tức là từ ngày này qua ngày khác người ta ở trong Tứ Niệm Xứ nên nó không đói gọi là sung mãn Tứ Niệm Xứ. Sung mãn cái thân người ta, sung mãn cái tâm người ta; nó an trú nó an lạc lắm, đó là cái trạng thái Niết Bàn của người ta.

Cái trạng thái của mình người nào cũng có hết, mấy con giờ có chừng 30 giây, 1 phút, rồi kế đó là mấy con không được nữa; còn người tu, bắt đầu quý thầy tu đây người ta được 2 phút, 3 phút, 5 phút, hồi nãy Thầy nói tu từng phút đi lên mà, để cho mình xả tâm, mình xả riết cái tâm mình an trú được, nó kéo dài cái trạng thái đó ra 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày, mà Đức Phật gọi là Nhất Dạ Hiền. Chỉ cần cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự đó nó một đêm thôi, tức là 12 tiếng đồng hồ thôi, thì mấy con chứng đạo rồi, tức là mấy con sẽ sống được hoài hoài; còn 12 tiếng đồng hồ mà nó cứ lát niệm này, lát niệm kia suy nghĩ, rồi lát buồn ngủ, lát mỏi, lát nhức thì cái chuyện này thì còn lâu lắm, mấy con còn tu lâu. Các con hiểu chưa?

(08:12) Cho nên, vì vậy mà cái lớp của Thầy mà dạy hôm nay, con biết vừa dạy cái trí tri kiến của mình nó hiểu biết để nó giữ gìn trạng thái đó bằng cách có cái tri kiến hiểu biết. Như bây giờ hiểu nhân quả, trong khi ngồi đây thanh thản, an lạc, vô sự nó mới có chừng 30 giây, kế nó nhảy ra một niệm. Thầy đưa cái niệm này ra, Thầy đưa tri kiến Thầy để hiểu cái niệm này, Thầy biết khi mà Thầy hiểu nó là nhân quả ác thì cái niệm này nó sẽ tan biến đi. Nó tan biến đi thì có niệm khác tới nữa, thì đem cái tri kiến Thầy chuyển hóa nó nữa, Thầy thấy nó đúng quá nó đi luôn. Cứ niệm nào nhảy ra (thì dùng cái tri kiến), mà nó ra hoài thời gian 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, sau đó nó không có ra nữa, bởi vì nó ra Thầy cứ ngăn diệt nó hết, nó không làm sao nó ngự trị được nữa, mà nó không sai Thầy được nữa.

Bây giờ thí dụ cái niệm nó sai mình, bây giờ ngồi đây nó bắt đầu nó khởi đói bụng, muốn ăn, bắt đầu Thầy nói: “Rõ ràng đây là cái tham rồi, mày muốn ăn là mày tham, giờ này đâu phải giờ mày ăn, trưa ăn một bữa thôi chớ, mày đòi ăn vậy không được”. Mình nói vậy, mình biết nó rõ là cái tâm tham, nó tham ăn nó còn tham chứ đâu phải, mình nói vậy nó không sai mình được, mình không có đi ăn, mình không đi ăn thì nó không thành cái nghiệp, nó không thành cái thói quen, còn mình đi ăn rồi kế mai mốt sáng không đi ăn nó đói bụng đó. Có phải không mấy con? Nó thành quen rồi không ăn không được, còn bây giờ mình thành quen rồi trưa nó ăn, sáng không đói chiều không đói, ăn ngày một bữa.

Mọi chúng ở đây giờ nó quen rồi, còn như mấy con giờ ăn 3 bữa sống nó đói bụng chết, rồi bắt đầu chiều nó đói bụng cũng ráng không ăn. sáng nó muốn xỉu, chờ tới trưa chắc chết, có phải không? Giờ mấy con tập thử coi, nó giành giật mấy con lắm đó. Nhưng mà cái người tu nó quen rồi, bởi vì đó là cái nghiệp, mà do cái nghiệp mình huân, tại vì nó muốn ăn mình ăn.

Còn cái người mà ăn lặt vặt nữa, thấy cái bánh, cái trái nó ăn, lúc nào nó cũng thấy nó muốn ăn không, nó nuôi cái dục của nó đó. Cho nên, cái người tu người ta ăn điều độ lắm con, ngày 3 bữa là 3 bữa, mà 2 bữa là 2 bữa, 1 bữa là 1 bữa, thành ra tới giờ đó nó mới ăn.

Thì do đó, mình làm chủ cái ăn, cái ngủ của mình, mà làm chủ cái ăn cái ngủ không được thì làm chủ cái sống chết không được, làm chủ bệnh đau không được; con làm chủ được cái ăn cái ngủ bắt đầu con làm chủ được cái bệnh, con làm chủ được cái bệnh thì con làm chủ được sống chết, mình muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống đó là cái phương pháp của Phật là như vậy đó mấy con.

Đạo Phật dạy chúng ta để chúng ta làm chủ cái đời sống của chúng ta, không còn để khổ đau nữa đó là cái phương pháp của Phật.

4- ĐEM TIỀN ĐÁNH ĐỔI PHÁP LÀM CHỦ BỐN SỰ ĐAU KHỔ THẦY CŨNG KHÔNG ĐỔI

(10:50) Trưởng lão: Các con thấy Phật Pháp nó hay tới mức độ vậy đó, mà mình không biết cách thì thôi mình cũng chịu đầu hàng. Con thấy nếu mà tu sai thì không ai làm chủ được cái này hết, coi như là con người không làm sao mó được nó, nhưng mà sự thật Pháp Phật để lại chúng ta làm được đó mấy con, làm chủ được, phải ráng nỗ lực tu!

Một đời người mà chúng ta biết được Phật Pháp nó lợi ích rất lớn, Thầy nói như bây giờ ai mà đem tiền mà chồng, chất bằng cái nhà này mà đổi cái pháp làm chủ được bốn sự đau khổ của Thầy Thầy không đổi đâu mấy con.

Nghĩa là Thầy làm chủ được tâm của Thầy không giận hờn, không phiền não, không ham muốn, Thầy làm chủ được cái thân Thầy già khỏe mạnh quắc thước, không lẫn lộn, không run rẩy, Thầy làm chủ được thân Thầy mà, Thầy làm chủ được bệnh, bệnh đau thầy đuổi đi, Thầy không có bị bệnh chi phối làm cho thầy đau khổ, Thầy làm chủ hơi thở, Thầy chết hồi nào chết Thầy sống hồi nào sống, bây giờ ai đem vàng bạc chất ngập cái nhà này (kêu) đổi Thầy không đổi đâu. Mà cỡ đổi được chắc mấy nhà vua họ đem đổi hết đó, có phải không?

Vua Chúa nó giàu chứ gì, phải không? Mấy người đó giàu lắm, cỡ giờ tiền mà chất cái nhà này mà đổi cho làm chủ, mấy ông vua ông làm liền đó, ông tham vọng lắm, ông muốn sống dai mấy con. Mấy con nghe Đường Minh Hoàng đi tìm thuốc trường sanh, nhưng mà có tìm được đâu, Đường Minh Hoàng cũng chết ngắc, chết queo. Con thấy đó, không có đổi được đâu.

5. MỞ LỚP HỌC ĐẠO ĐỨC NGÀY CHỦ NHẬT CHO PHẬT TỬ

(12:08) Trưởng lão: Cho nên, phương pháp tu của Phật nó giúp cho mình thoát ra khổ, mấy con là phụ nữ mấy con khổ lắm, phải ra cho khỏi cuộc sống thế gian này. Hở một chút là mấy con khổ, sanh con đẻ cái rồi mấy con cũng phải ôm ẵm mấy con nuôi, khổ lắm! Biết cái thân phận con người nhất là người phụ nữ khổ lắm mấy con, người đàn ông thì có thể nó đỡ hơn một chút nhưng cũng khổ mấy con, nhưng đỡ hơn người phụ nữ, phụ nữ gánh vác nặng lắm.

Cho nên, nghe lời Thầy đi mấy con, sau này có dịp mở cái lớp cho Phật tử ở Thành phố học, Thầy dạy cho từ trẻ em mà cắp sách đi học cho đến những người lớn tuổi già.

Những người đi làm công việc, mỗi tuần lễ ngày Chủ Nhật nghỉ, họ sẽ được đến cái lớp học đạo đức đó, học đạo đức, rồi bắt đầu họ sống (làm) gia đình hạnh phúc, bản thân họ an ổn, gia đình hạnh phúc, xã hội không còn làm khổ đau cho nhau nữa. Đó là Thầy đem lại sự sống (được) bình an, mấy con học được vậy là hạnh phúc rồi.

Rồi người nào có duyên đi tới nữa để cho mình làm chủ được sự sống chết, làm chủ được bệnh đau. Mà khi mấy con sống đúng đạo đức rồi, cái bệnh đau trên thân mấy con, mấy con chỉ cần tác ý nó cũng hết đó mấy con.

Ở đây, có nhiều người người ta cũng chưa tới đâu hết nhưng mà người ta sống đúng những giới luật ở đây đó, người ta tác ý bệnh người ta cũng hết; những cái bệnh ngặt nghèo lắm nhưng người ta cũng hết. Do cái niềm tin là cái thứ nhất, 2 là người ta giữ gìn cái giới luật đức hạnh, thì tác ý là nó hết.

Phật Pháp thì giúp chúng ta thoát khổ, đến đây thì mấy con nghe Thầy dạy đạo đức không hà, đạo đức không làm khổ mình mà, cái đó là cái phương pháp, có phương pháp hẳn hoi.

6-DÙNG THÂN HÀNH NIỆM ĐỂ CÓ TINH THẦN VÀ THỂ CHẤT TỐT

(13:55) Trưởng lão: Các con biết mà cái phương pháp, đức Phật có cái phương pháp để mà ngăn ngừa những bệnh tật, cái phương pháp Thân Hành Niệm, mấy con, phương pháp đi mà mình giở gót lên rồi đưa chân tới rồi hạ chân xuống, nó có theo cái lệnh của nó, mình tập, mình tập cái pháp đó.

Ví dụ buổi sáng mấy con thay vì ở thành phố mấy con hay đi ngoài đường mấy con đi bộ hoặc tập thể thao thể dục đi đường này qua đường kia, một lúc mấy con về nhà, thấy nó cũng khỏe. Nhưng mà không, cái pháp này mấy con trong những giờ buổi sáng mấy con sẽ tập trong 30 phút hoặc 1 giờ đi, thì cái thân thể mấy con không có bệnh, tại vì nó vừa tinh thần tập luyện nữa.

Thí dụ như bây giờ, 2 cái chân Thầy đây, Thầy bảo Thầy muốn cái chân mặt của Thầy hay chân trái của Thầy; thí dụ như Thầy nói chân trái bước thì Thầy chú ý nó rồi, Thầy tập trung, giở gót lên Thầy giở gót lên, giở chân lên Thầy giở chân lên, bởi vì cái lệnh của Thầy Thầy truyền lệnh nó Thầy dở lên, đưa chân tới rồi Thầy bảo hạ chân xuống, hạ gót xuống. Đó là một bước đi của Thầy nó nhiều cái động tác mà do cái lệnh của Thầy truyền nó.

Cho nên, cái tinh thần của Thầy nó luyện tập ở trong này, và cái cơ mà Thầy giở chân lên đưa chân tới hạ chân xuống đó, thì cái cơ Thầy nó vận động. Khi thầy đi 20 bước như vậy rồi Thầy đứng lại, Thầy hít thở, Thầy không ngồi, chứ còn ngồi xuống nữa, những cái hành động đưa tay, ngồi chống tay như thế nào đều hoàn toàn kết hợp với hành động ngồi, rồi mới kết hợp với hơi thở hít vào thở ra 5 hơi thở; mỗi hơi thở điều tác ý hít , là mình hít vào, thở là mình thở ra, hít thở, hít thở vậy đó. Đúng 5 hơi thở bắt đầu mình xả ra, mình đưa tay đưa chân từng hành động rồi mình xả lần ra, rồi bắt đầu mình đứng dậy, đứng dậy rồi mình tiếp tục mình đi kinh hành từng bước một, từng bước một như vậy tác ý từng cái hành động của cơ thể mình. Nhưng mà trong 30 phút, 1 giờ, mấy con ngày nào cũng tập đi là mấy con không có bệnh.

Phương pháp nó thể thao rất là hay, mà nó luyện được cái tinh thần của con và nó luyện được cái lực của ý thức của con. Bởi vì các con truyền lệnh mà, truyền lệnh cái thân con nó làm, sau này có bệnh có đau gì con bảo: “Thọ là vô thường cái bệnh này đi!” Con nói vậy thôi, cái lệnh nó vậy thôi thì tự nó nó quẩy gói nó đi, mình hết đau.

(16:16) Có duyên mà mấy con được về đây tham dự, Thầy mong ngày nào đó mấy con sẽ được học, nó đem lại cho bản thân của mấy con được an ổn, kế đó gia đình của mấy con sẽ được học đạo đức. Không bao giờ mấy con nói to tiếng, con cái mình sai mình khuyên lơn dạy bảo nó như một người bạn hơn là coi nó như đứa con; không bao giờ rầy mắng nó, là mấy con sẽ thấy hạnh phúc gia đình.

Do đó, xã hội những người xung quanh mình, mình không không bao giờ chướng trái.

Thí dụ, như có cái đường hẻm này người ta quét rác vô nhà mình, mình vui vẻ hốt không nói gì hết, nhưng mà mai mốt cái người này họ nói: “Tại sao mà tôi quét tôi đẩy rác vô nhà chị mà sao chị không giận tôi chút nào hết? Giận chi, chị đem của cải cho tôi đó mà, tôi hốt”. Thành ra cuối cùng mình thành công liền, người này không bao giờ họ đẩy rác vô nhà mình nữa đâu.

Mình sống thiện mà con, mình đem lại sự an vui cho mình và cho người, chứ không vì cái chuyện nhỏ mọn đó mà chửi lộn, các con biết cái đó là cái nhẫn nhục, và cũng biết, đời con người ta chưa có hiểu biết họ hay ích kỷ lắm.

Cho nên, mình vui vẻ mình chấp nhận liền, cuối cùng mình biến họ trở thành người tốt đó mấy con. Cái đó gọi là thân giáo, lấy cái hành động của mình sống đạo đức làm cho người ta sống đạo đức, chứ mình bảo họ sống đạo đức này kia, họ nói: “chị nói tôi không có đạo đức? ”

Còn mình không nói gì hết nhưng họ làm cái gì trái mình cứ vui vẻ không giận không hờn thì tức là mình hướng dẫn họ. Đó, trong cuộc sống tu hành của đạo Phật thấy lỗi mình không thấy lỗi người. Như vậy là mình sẽ an ổn.

(17:51) Rồi! Bây giờ mấy con có hỏi gì Thầy không? Con muốn hỏi gì thì cứ hỏi đi, con hỏi đi con! người nào muốn hỏi gì cứ hỏi Thầy đi.

Lát nữa ra đây con chờ Thầy chút thì Thầy sẽ mang bức thư cho con, rồi con sẽ coi theo bức thư con tập, để cho con được mạnh khỏe an ổn tới chừng chết thôi.

Tu sinh: Con mong Thầy khỏe để dìu dắt chúng con. Con pháp danh là Diệu Đức.

Trưởng lão: Diệu Đức hả con? Cái pháp danh tốt lắm đó chứ, Diệu Đức mà, nên có phước đức mới gặp Thầy chứ không có phước đức con chết con để cái nghiệp con trôi lăn trong lục đạo đó.

Thôi, mấy con vô. Xá Thầy thôi, xá thôi!

Tu sinh: Thầy ơi!

Trưởng lão: cái gì!

Tu sinh: con tìm không thấy! con bạch với Thầy!

Trưởng lão: rồi! Có gì không con? Thanh Trí nói gì con?

Tu sinh: Thưa Thầy! có mấy người nhờ Thầy dành thời giờ nhờ Thầy hướng dẫn cái đó.

Trưởng lão: à thì!

(19:26) Tu sinh: Thầy ơi! Thầy thấy có cần bây giờ chưa Thầy?

Trưởng lão: Con cứ từ từ, con sẽ làm cho nó hợp thức giấy tờ đàng hoàng, khi Trung tâm An Dưỡng mà mở lên được thì Thầy về Thầy sẽ hướng dẫn. Bây giờ khả năng con làm đến đâu thì con cứ làm đi. Xong rồi thì Thầy trở về đó để mà cho người Thành phố người ta về học đạo đức, con.

Tu sinh: Còn giờ thì ai nấy vẫn học bình thường chứ không có vấn đề gì hả Thầy?

Trưởng lão: Không. Ở đây Thầy vượt qua được. Có dựng sẵn như vậy đó thì có cái gì Thầy đưa chúng về đó tu. Từ từ không có sao đâu, không vội vàng lắm đâu con.

Tu sinh: Chúng con chào Thầy!

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy