CK 004B (NỮ) - CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC - NHIẾP TÂM AN TRÚ - ĐỊNH VÔ LẬU - NHẬN XÉT VỀ NHÂN QUẢ THẢO MỘC - TỨ NIỆM XỨ
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 11/2005
Thời lượng: [48:14]
(00:06) Trưởng lão: Còn những gì mấy con nói dài dòng bỏ hết đừng có đem vào trong này nó không chứng minh được cụ thể. Còn giờ hầu như là, giờ giấc tu tập, thời khóa tu tập thì theo Thầy thấy mấy con chọn lấy từ 7 giờ cho đến 10 giờ thì hầu như cái số này là nhiều. Tức là buổi tối mấy con tu tập từ 7 giờ tối cho đến 10 giờ và 2 giờ (sáng) mấy con thức dậy đến 5 giờ (sáng) thì điều đó các con tu tập chọn lấy như vậy rất phù hợp nên cố gắng.
Còn những người nào quen với giờ giấc, thí dụ như Mỹ Châu chọn lấy cái giờ bắt đầu khuya dậy từ 1 giờ cho đến 4 giờ, còn tối thì từ 7 giờ cho đến 9 giờ. Đúng 9 giờ thì đi ngủ. Vậy thời gian đó nó không giống như cái thời gian của những người khác. Thì riêng Mỹ Châu nên lấy cái giờ đó mà tu tập, giữ gìn cho đúng. Bởi vì đó là cái giờ giấc phù hợp với đặc tướng của mình, thì Thầy cũng không khuyên là mình phải theo giờ giấc của mọi người, mà mình theo giờ giấc đó mình để tu tập.
(01:33) Trưởng lão: Nhưng các con nên nhớ rằng giờ giấc không phải là sự cố định của pháp tu, nghĩa là mình tỉnh thức tới đâu là mình thấy sức tỉnh thức, sự xả tâm của mình do Định Vô Lậu nó không còn niệm thì các con sẽ lần các con tăng lên. Thí dụ như từ 7 giờ đến 10 giờ thì có thể các con sẽ lần các con tăng lên từ 7 giờ các con tu đến 11 giờ hoặc là các con tăng lên từ 7 giờ đến 12 giờ. Thì trong lúc đó các con tăng dần thì cuối cùng thì suốt đêm 12 tiếng đồng hồ tức là Nhất Dạ Hiền các con sẽ tập tỉnh thức mà không thấy còn hôn trầm, thùy miên nữa. Nghĩa là các con sẽ tu trong bốn oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi mà nằm cũng không thấy buồn ngủ, mà đứng cũng không thấy buồn ngủ, đi cũng không thấy buồn ngủ, mà ngồi cũng không thấy buồn ngủ. Đó là mấy con đã Nhất Dạ Hiền, nghĩa là một đêm làm Thánh Hiền, đi được như vậy phá được si.
Mà đi mà còn thấy buồn ngủ hoặc đi không thấy buồn ngủ mà nằm xuống thì lại ngủ, như vậy là mấy con chưa được Nhất Dạ Hiền vì vậy chưa đủ sức tỉnh thức suốt 12 tiếng đồng hồ.
(02:40) Trưởng lão: Còn ban ngày, các con có người thì phụ nhà bếp cho nên tùy theo sự tu học để phụ giúp ở trong nhà bếp mà mấy con tu tập thì điều đó rất tốt. Bởi vì tu trong công việc, mình vừa làm vừa nhắc tâm tu: “Tâm như cục đất, ly tham, sân, si hết đi” rồi lo công việc làm. Nhớ đừng có quên, quên là mình làm sai trong công việc mà mình quên tu thì điều đó là điều không lợi ích.
Mình vừa làm cái gì cũng được, vừa nấu cơm, vừa bổ củi nhưng thỉnh thoảng phải nhớ nhắc: “Tâm như cục đất, ly tham, sân, si” hoặc là: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự” rồi tiếp tục biết từng hành động làm hoặc là tâm phải nhớ kỹ từng hành động đang làm: Lặt rau phải biết lặt rau, nấu cơm phải biết đang nấu cơm.
Hành động nào chúng ta làm chúng ta đều lưu ý từng hành động, tức là tập tỉnh thức trong hành động, cũng như chúng ta đi kinh hành tập tỉnh thức trên bước đi.
Còn bây giờ chúng ta lao động, làm công việc thì chúng ta cứ làm nhưng biết hành động chúng ta làm, nhắc: “Tôi bổ củi hoặc tôi nhặt rau, tôi nấu cơm hoặc là tôi làm cái việc gì đó” nhắc cái hành động đang làm đó để cho tâm chúng ta nhớ đang làm điều đó. Cũng như mình đi kinh hành mình nhắc: “Tôi đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành” rồi mình bước đi, rồi mình lại đứng lại mình nhắc: “Tôi đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành”. Thì cái người làm đó họ cũng như vậy, cái hành động họ đang lặt rau vậy họ nhắc lặt rau biết nhặt rau không được nhớ điều khác, không được chú ý điều khác thì họ cũng như chúng ta đi kinh hành.
Cho nên mấy con làm công việc nhà bếp phụ cô Út mà mấy con vẫn tu được như thường.
(04:19) Còn mấy con đi mà mỏi chân thì mấy con ngồi lại, mấy con cũng tu được chứ đâu phải không được, hoặc mấy con nằm mấy con cũng tu được chứ đâu phải không được.
Hoặc nằm mấy con tu như thế nào? Mấy con sẽ đưa tay ra, đưa tay vô hoặc là đưa lên đưa xuống như thế này nghĩa là làm sao cho thân các con có những hành động giống như các con bước đi: tay bên đây dở lên để xuống, tay bên đây dở lên để xuống là như vậy cũng từng bước đi của các con. Tức là mấy con nằm mấy con tu cũng được chứ đâu phải không tu tập được. Ví dụ như Mỹ Thiện con vì cái chân của con có bệnh, con không có đi được như người khác bình thường thì có lẽ mình ngồi mình cũng tu được như Thầy ngồi như thế này Thầy cũng đưa tay lên xuống như thế này, Thầy cũng tu được chứ đâu phải không được đâu mấy con. Mấy con thấy cũng là hành động để chúng ta nhiếp tâm trong hành động đó để chúng ta cũng tu Thân Hành Niệm chứ gì? Chánh Niệm Tĩnh Giác chúng ta ở đó chứ đâu.
Còn cái người làm công việc người ta nhắc mà bây giờ mình đang lặt rau thì mình nói: “Tôi đang lặt rau tôi biết tôi đang lặt rau”. Rồi một lát mình làm việc khác: “Tôi đang lấy củi đun vào bếp tôi biết tôi đang lấy củi đun vào bếp, tôi đang chú ý lặt rau tôi biết tôi đang chú ý lặt rau ”.
Và tất cả mọi hành động mấy con làm mấy con đều tu được hết mà cái tu tập đó gọi là Chánh Niệm Tĩnh Giác, tĩnh giác trên mỗi hành động. Mỗi hành động chúng ta đều tỉnh giác. Đó là cách thức tu Chánh Niệm Tĩnh Giác.
(05:54) Còn cái tu Định Vô Lậu thì buổi tối mấy con về thất của mình, mấy con không có lao động mấy con về thất mấy con chong đèn lên, bắt đầu ngồi tư duy suy nghĩ về nhân quả rồi mấy con viết bài. Về sự viết bài nó bắt buộc mấy con phải suy nghĩ chín chắn, còn mấy con ngồi mấy con nghĩ ngợi về nhân quả.
Nhiều khi mấy con nghĩ một lúc nó hết mà không biết. Rồi mình không biết mình có nghĩ đúng nghĩ sai, mình không biết nhưng mà viết ra rồi mấy con đọc lại mấy con thấy có nhiều cái sai.
Cứ tuần tự mà chúng ta tư duy suy nghĩ trong đầu óc. Từ lâu Thầy thấy mấy con tu Định Vô Lậu nói rất nhiều nhưng mà sâu sắc về Vô Lậu, thấm nhuần về Vô Lậu thì mấy con chưa có. Nói về Nhân Quả, hôm nay bài viết của mấy con Thầy thấy thiệt là, đúng là mấy con chưa hiểu về Nhân Quả. Hiểu một cách tổng hợp, hiểu bên đây, hiểu bên kia, chắp vá bên đây, chắp vá bên kia chứ nó chưa phải là hiểu Nhân Quả như thật, cụ thể như thật, hiểu một cách lờ mờ, hiểu một cách không rõ ràng.
Cho nên nói luận thì nói rất hay, nhiều khi mấy con đưa những cái điều kiện rất hay nhưng mà nó không đúng, không đi vào thực tế, không đi vào cụ thể của Nhân Quả, không thấy nó như thật, không bằng chứng được như thật cho nên viết lại bài đó.
(07:29) Các con tu Chánh Niệm Tĩnh Giác, ở đây Mỹ Châu tu tập có ghi cho Thầy: “Chánh Niệm Tĩnh Giác con nhiếp tâm và an trú được 30 phút. Bởi vì con được Thầy dạy con biết và hiểu cái quan trọng của Chánh Niệm Tĩnh Giác để triển khai tri kiến và quán Nhân Quả, Định Niệm Hơi Thở, con nhiếp tâm và an trú được 30 phút nhưng có khi tốt, có khi niệm xẹt vô ”.
Đây là Chánh Niệm Tĩnh Giác để đẩy lui cái hôn trầm làm cho cái si nó không còn nữa, để trợ giúp cho chúng ta ngồi lại tu Định Vô Lậu, khai triển tri kiến giải thoát. Như ý con nói thì rất đúng, nhưng con tu tập 30 phút theo Thầy nghĩ 30 phút chất lượng nó không đạt vì con nói có khi tốt là có khi không niệm. Có khi có niệm thì con biết rằng có khi niệm xẹt đến mà như Thầy đã nói là biết được niệm, tĩnh giác được niệm thì đó là mới nhiếp tâm chứ chưa được an trú. Cho nên, vì vậy khi mà con có niệm xẹt là con biết rằng thời gian đó con chưa đủ làm chủ vì vậy mà con hãy lui thời gian đó lại thay vì 30 phút thì con tu 20 phút hoặc 10 phút cho đạt được chất lượng. Nghĩa là an trú trong 10 phút hoàn toàn không có niệm nào xen ra xen vô như vậy mới là đạt được chất lượng tu tập của con. Đó là Mỹ Châu.
(09:30) Còn về phần Tuệ Hạnh thì con làm cái bài luận lại. Con nói nó cũng gần nhưng nó chưa có cụ thể lắm. Nói về bài luận của con thì con phải nói rõ ràng lại nữa và đồng thời theo những sự gợi ý của Thầy thì con phải viết cho nó cụ thể, nó thực hơn.
Cho nên khi viết bài này, khi mà kết luận thì cái bài con kết luận thì Thầy xin nhắc là phải kết luận, nói một cái hạt nó sanh ra nhiều quả, một quả có nhiều cái hạt mới kết luận được nhân quả của nó, để thấy cái sự luân hồi của những nhân quả, cho nó cụ thể. Đó là kết luận của cái bài thảo mộc.
Chúng ta không có kết luận theo kiểu là: “Được trái xoài ngọt ăn ngọt, được trái chanh chua ăn chua”. Đừng kết luận như vậy mà phải kết luận: “Một cái hạt nó cho nhiều quả và một quả cho nhiều hạt”. Cho nên kết luận của nó là để cho người ta biết rằng nhân quả nó không phải là có một mà nó phải rất nhiều. Cho nên một cái hạt nó lên cái cây, cái cây cho nhiều quả, mỗi quả có nhiều hạt trong đó hoặc là có nhiều quả, mỗi quả nó có một hạt tùy theo cái nhân quả. Tức là tùy theo loại cây mà nó cho một hạt hoặc có loại cây cho nhiều hạt. Do sự chứng minh của các con ở trên để mà kết luận cho nó thấy được cái nhân quả trùng trùng duyên khởi chứ không phải một.
(11:45) Do bài của tụi con, mấy con phải làm lại và đồng thời trong cái thời khóa tu tập mình nhiếp tâm 20 phút không có vọng niệm xen vào nghĩa là con tu được 20 phút nhiếp tâm không có vọng niệm xen vào thì con hãy tăng nó lên 30 phút. Nếu 30 phút mà con tu tập không có một niệm nào xen vào thì con chuyển qua tu Tứ Niệm Xứ.
Con phải xét khi thấy nó không còn niệm khởi trong khi mà con đi kinh hành hoặc là con hít thở mà con thấy không có niệm nào xẹt vào ở trong tâm con 30 phút. Nghĩa là lúc bấy giờ ngồi rất an trú ở trong hơi thở hoặc từng bước đi không có một niệm nào thì con chuyển ngay qua pháp Tứ Niệm Xứ. Và khi chuyển qua pháp Tứ Niệm Xứ thì lúc bấy giờ Thầy sẽ dạy cách thức con tu tập để cho đạt được, tức là chứng đạt được chân lý.
Và đồng thời phải xem xét lại về Định Vô Lậu khi mà tri kiến của con là cái hàng rào bảo vệ cho chân lý mà tri kiến của con mà nó không đủ thì nó không đủ sức bảo vệ bởi vì khi chúng ta nhiếp tâm và an trú tâm thì coi như là cái sức tỉnh thức nó bảo vệ chứ không phải cái tri kiến bảo vệ.
Còn chúng ta sống bình thường chúng ta có nhiếp tâm đâu, chúng ta sống như mọi người nhưng mà mọi pháp đều động vào chúng ta là cái sự hiểu biết trong đầu chúng ta tức là tri kiến nó trở thành cái hàng rào ngăn chặn, nó làm cho ác pháp không tác động vào chúng ta.
Còn khi mà chúng ta nhiếp tâm, an trú trong tâm chúng ta chỉ một phần tỉnh thức đó thì sự an trú đó nó sẽ bảo vệ chúng ta nhưng nó bảo vệ trong lúc chúng ta ngồi tu cái pháp đó. Còn chúng ta xả ra bình thường thì nó không bảo vệ được, chỉ có bảo vệ cho chúng ta được bình an đó bằng tri kiến của chúng ta, bằng sự hiểu biết của chúng ta. Cho nên chúng ta thấy rất rõ.
(14:00) Người có Định Vô Lậu là người đang sống bình thường như mọi người nhưng mà lậu hoặc không tác động vào, không làm cho người đó phiền não, đau khổ. Cho nên cái tri kiến làm cái bài luận về tu Định Vô Lậu là quan trọng nhất là cuộc sống của chúng ta. Cho nên chúng ta tu không có nghĩa là lúc nào chúng ta cũng ngồi thiền nhập định, mà chúng ta tu làm sao chúng ta sống bình thường như mọi người, không hề có một cái gì gọi là thiền định cả. Nhưng ác pháp bên ngoài không tác động vô thân chúng ta không được, vô tâm chúng ta không được. Thì mấy con biết là Định Vô Lậu nó như vậy. Nó là cái mục đích giải thoát hoàn toàn. Sống một cuộc sống bình thường nhưng họ vẫn luôn luôn ở trong Niết Bàn, ở trong trạng thái bất động. Cho nên không cái gì làm động họ, không có nhân quả, ác pháp nào động vào được.
Đó là những điều cần thiết mà những bài luận hôm nay về đề tài Nhân Quả, về đề tài các pháp vô thường là quan trọng đối với người tu Định Vô Lậu, cho nên mấy con cố gắng làm.
(15:10) Vậy thì Tuệ Hạnh, con phải làm lại cái bài luận vì cái luận này nó chưa đủ. Con chỉ nói qua một cái giai đoạn nhân quả chuyển biến mà thôi như cái cây cỏ, rong rêu rồi phải nhờ mưa gió đất này kia. Đó là cái duyên để lên cái hạt nó lên. Còn cái chuyển biến của nó là chọn lấy giống, lai giống rồi làm cho nó trở thành một cái giống tốt thì đó là sự chuyển đổi Nhân Quả. Từ trái chanh, trái cam chua trở thành cam ngọt nó là chuyển đổi nhân quả. Cho nên ở đây chưa đi vào nói về Nhân Quả rõ ràng mà đã muốn chuyển đổi Nhân Quả, mình phải hiểu Nhân Quả rồi mới chuyển đổi Nhân Quả.
Bắt đầu mấy con ghi lại những điều mà Thầy nói để nhớ, ghi lại để làm cho tri kiến chúng ta hiểu. Cho nên các con đừng từ chối. Tôi chỉ biết tu ngồi nhiếp tâm định cho nó tốt thôi, an trú tốt thôi nhưng sự tốt đó nó chỉ trong giờ phút chúng ta ở trong pháp nhiếp tâm đó mà thôi.
Nhưng mà khi chúng ta xả tâm bình thường thì chúng ta không chịu nổi những điều chướng ngại, những điều ác pháp tác động. Cho nên chúng ta buộc chúng ta phải tu Định Vô Lậu, khai triển tri kiến của mình càng rộng càng tốt.
Bài của Diệu Hiền: Con cũng sẽ về cố gắng làm lại cái bài của con, cố gắng làm. Con sẽ đưa cho thầy Hạnh … giùm Thầy… Lát nữa con hãy đưa cho Diệu Đức giùm Thầy.
(17:20) Tuệ Đức con chọn lấy giờ giấc tu tập như thế này cố gắng giữ gìn, giờ nào ra giờ nấy, cố gắng mà giữ gìn đúng. Những điều con nói trong buổi tu tập của con chưa được tốt, ráng mà cố gắng tu tập. Nhưng phải lưu ý hôm nay là cái pháp, cái lớp mở học để tu tập, đào tạo cho mình trở thành những bậc Vô Lậu, để thành những người tâm bất động, để thành những con người có đạo đức, không làm khổ mình khổ người thì đề tài luận về Nhân Quả thì cố gắng con sẽ viết một lần nữa, Thầy thấy có nhiều đoạn con viết rất đúng nhưng có nhiều đoạn coi như cũng nói về Nhân Quả nhưng nó còn bị lầm lẫn qua Nhân Quả khác.
(18:13) Còn về giờ giấc thì con sẽ tu tập làm sao cho sức tỉnh thức của mình được kéo dài để cho nó đẩy lui được cái hôn trầm, thùy miên. Đó là cái điều cần thiết và con nhớ kỹ để tu tập cho đúng.
Thầy không bắt mấy con phải thức suốt đêm hoặc là mấy con phải tu nhiều giờ. Về sức tỉnh thức mấy con chỉ tu với khả năng của mình rồi nghỉ ngơi để cho nó khỏe khoắn, nó phục hồi lại sức lực của mình để khi mình tiếp tục tu tỉnh thức, đi kinh hành hoặc là nhiếp tâm trong hơi thở đều hoàn toàn có chất lượng, nghĩa là không có một niệm nào, nhiếp tâm và an trú tâm phải cụ thể rõ ràng bởi vì hai cái trạng thái này nó phải thực. Nếu mà nhiếp tâm mà không an trú mặc dù là bây giờ tu 1 phút nhiếp tâm mà hiện có niệm xẹt ra tôi biết niệm xẹt vô rồi, tôi biết tôi nhiếp tâm được.
Nhưng mà chỉ 1 phút tôi phải cố gắng hơn để 1 phút đó không có niệm khởi. Và một phút nếu tôi chỉ tác ý một lần mà tôi thấy còn niệm khởi thì trong 1 phút đó tôi có thể chia làm 5 lần tác ý hay là 10 lần tác ý. Bởi vì chỉ có phương pháp tác ý nó mới ngăn chặn được cái niệm xen vô để có tỉnh thức hoàn toàn.
Thí dụ như bây giờ tôi đưa tay ra như thế này, tôi đưa tay vô như thế này. Nếu mà tôi đưa 20 lần tôi tác ý: “Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra, đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô”, rồi đưa tay ra, đưa tay vô mãi cho đến 20 lần. Sau 20 lần mà vẫn thấy có niệm thì chúng tôi sẽ 10 lần chúng tôi tác ý một lần. Đưa ra, đưa vô 10 lần tác ý một lần.
(19:59) Còn nếu bây giờ nó lại còn có niệm thì chúng tôi lại chia, cứ 5 lần đưa ra đưa vô chúng tôi tác ý một lần. Và nếu mà nó còn niệm nữa thì cứ mỗi lần đưa tay ra là tôi tác ý, mỗi lần đưa tay vô tôi tác ý. Tôi làm cho cái đầu của tôi, cái ý của tôi làm việc liên tục cho nên nó không có niệm xẹt vô được. Buộc lòng như vậy là tôi tập nhiếp tâm và an trú tâm.
Cách thức tu tập như vậy để không có niệm, và không có niệm rồi lần lượt mình tác ý như vậy mình thấy nó thuần, nhu nhuyễn rồi thì mình lại lần lượt xả cái tác ý ấy ra. Ví dụ như “Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra, đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô”, rồi đưa ra, đưa vô đó là một lần tôi tác ý nữa, rồi tôi lại đưa ra, đưa vô. Mà tôi thấy nó nhuần nhuyễn rồi thì không có niệm nữa suốt trong 30 phút hay 10 phút tôi tu tập nó không có niệm thì tôi lại tăng lên tác ý 1 lần, “Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra, đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô” rồi bắt đầu tôi đưa ra đưa vô như vậy làm 1 lần, đưa ra đưa vô làm 2 lần, tôi lại tác ý 1 lần, lần lượt rồi tôi tăng lên 3 lần, lần lượt tôi tăng lên 4 lần, 5 lần, 10 lần, 20 lần tôi mới tác ý 1 lần. Thì như vậy chất lượng chúng ta sẽ đạt được. Cách thức tu tập phải bền chí, kiên nhẫn. “Sao tôi làm hoài mà nó vẫn còn…”, đừng, các con đừng thối chí mà hãy nỗ lực, kiên trì để chúng ta tu tập hoàn toàn, chúng ta giữ gìn an trú được.
(21:25) An trú được là khi mà tâm chúng ta hoàn toàn chưa có đủ đạo lực mà chúng ta an trú được, khi mà thân chúng ta bị chướng ngại, bị bệnh thì chúng ta dùng sự an trú đó mà chúng ta đuổi tất cả những bệnh trong thân chúng ta ra. Nó có ích với chúng ta. Cho nên phương pháp vừa làm cho chúng ta không bị hôn trầm mà cũng là vừa để dựa lưng vào đó để đẩy lui bệnh khi chúng ta tu tập chưa sung mãn, chưa viên mãn được cái đạo lực thì chúng ta nhờ nó mà chúng ta trú đẩy lui chướng ngại pháp trên thân tâm.
Cho nên mấy con tu tập ít lại, tu tập đúng, đừng có tu tập nhiều, tu tập trong 1 phút hoặc 2 phút, tu từ từ rồi lần lượt tập cho nó nhiếp tâm và an trú tâm được từ 1 phút rồi tăng lên 2 phút, rồi 2 phút tăng lên 3 phút, lần lượt mấy con tập đừng vội vàng,… tập từng bước đi, tập từng hơi thở, tập từng cánh tay đưa ra.
Mỗi lần không tu tập thì thôi mà đã tu tập thì coi như sống chết với hành động đó. Thầy nói sống chết tức là coi như mình sắp chết rồi thì mình phải nỗ lực thật tình với hành động đó thì bảo đảm các con sẽ nhiếp tâm và an trú tâm được.
Đây là bài của Tuệ Đức.
Con sẽ tu tập như vậy thì Thầy thấy rất tốt, tác ý như vậy rất tốt, nhưng mà có cái điều kiện là hiện giờ Thầy thấy đây là cái lớp chúng ta đang tu tập, cái lớp đặt nặng về vấn đề quán Vô Lậu, tức là Định Vô Lậu và tỉnh thức chỉ chẳng qua tập để mà đẩy lui những cái hôn trầm, thùy miên mà thôi. Đó là hai cái Pháp tu tập.
(23:16) Và phần Tứ Niệm Xứ là mấy con đã tu tập từ lâu. Điều đó là điều tốt. Đâu có nghĩa là mấy con tu tập 2 Pháp này, xả ra mấy con nghỉ là ở trên Tứ Niệm Xứ. Cái vấn đề Tứ Niệm Xứ rất quan trọng, hiện giờ chúng ta chưa tu nó thật sự nhưng chúng ta vẫn tác ý để giữ gìn trạng thái thanh thản để xả nghỉ, để hoàn toàn cho cơ thể chúng ta phục hồi hoàn toàn … trên Pháp Tứ Niệm Xứ. Bởi vì chúng ta không cho nó làm việc gì cả hết, mà không cho nó tu tập một pháp gì cả, nó chỉ thanh thản, an lạc, vô sự. Và có chướng ngại thì chúng ta đẩy lui những chướng ngại trên đó mà thôi. Đó là cách thức tu Tứ Niệm Xứ.
Cho nên các con không tu Tứ Niệm Xứ, bây giờ các con chưa tu Tứ Niệm Xứ nhưng vẫn tu Tứ Niệm Xứ vì nó là Định Thư Giãn. Nhớ những cái điều mà các con tu tập như vậy mới có hiệu quả, mới có kết quả.
(24:12) Câu hỏi của tu sinh: Bài của Từ Hạnh: “Mỗi buổi con tu 3 thời Tứ Niệm Xứ và Chánh Niệm Tĩnh Giác. Về phần tu Chánh Niệm Tĩnh Giác, giai đoạn 1 đi kinh hành thì con đạt chất lượng hoàn toàn 5 phút. Còn như đi kinh hành với tâm thanh thản không quên bước đi và có những niệm khởi nhưng tự động mất không cần phải tác ý để đuổi, nghĩa là vừa thấy là mất ngay.
Mỗi lần xả ra sau khi tu tập Tứ Niệm Xứ đi giống như đi thư giãn, thời gian con đi gần 30 phút.
2- Phần tu tập Tứ Niệm Xứ: Con nhiếp tâm an trú được 30 phút trong trạng thái thanh thản nhưng vẫn còn niệm xẹt vào đầu giờ cho đến khoảng 10 phút”.
(25:15) Trưởng lão: Nói về tu Tứ Niệm Xứ mà con thấy thỉnh thoảng còn cái niệm xen vào. Nghĩa là luôn luôn lúc nào con thấy tu Tứ Niệm Xứ sung mãn thì nó thanh thản, an lạc, nó không có niệm, mà thân ngồi an ổn không mệt mỏi tức là các con đã tu Tứ Niệm Xứ đã sung mãn, mà sung mãn trong từng phút, sung mãn trong từng giây, sung mãn trong 5 phút, 10 phút hoặc 30 phút tùy theo cái khả năng sung mãn của nó là trong cái phút đó, trong cái giờ mà tu Tứ Niệm Xứ nó không có niệm gì động vào. Đó là mình đã an trú được trong Tứ Niệm Xứ.
(26:03) Câu hỏi của tu sinh: Khoảng 10 phút đầu thì nó còn xẹt nhưng sau đó thì hoàn toàn yên lặng và thùy miên. Những niệm mà xẹt vào trong tâm con tu tập đều câu độc thoại, tiếng nói của người này hoặc người khác, như tiếng nói của Thầy, như tiếng nói Thầy vừa giảng trên lớp học, thất kiết sử, Tứ Thần Túc hay câu Vô Tướng Tâm Định, hoặc con nghe ai đó nói chuyện thì nó ghi nhận và tự phát ra âm thanh tiếng nói người đó trong đầu khoảng chừng hai ba chữ là mất. Vì vậy con thường tác ý câu “Tâm im lặng như Thánh" nhưng vẫn chưa hết. Đây là chướng ngại lớn nhất của tâm con. Con xin Thầy chỉ dạy thêm cho con để phá được chướng ngại này.
(26:56) Trưởng lão: Khi tu tập Tứ Niệm Xứ mà có những độc thoại, nghĩa là có những tiếng nói hoặc của Thầy hoặc của những người khác, hoặc nó có những tiếng nói, nó nói: “Bây giờ mình tu được tốt lắm, nó không có niệm nữa”, nó cũng muốn khi nó tác ý để nó xác định được điều đó luôn luôn, hoặc là “Đây bây giờ là ở trong trạng thái hỷ lạc”, hoặc là đây như thế nào thì nó có sự xác định.
Bây giờ, như đức Phật ngày xưa đã dạy ông Mục Kiền Liên, khi ông Mục Kiền Liên ngồi tu, thì Ông đã thấy: “Ờ bây giờ mình tu được tốt quá”, thì đức Phật mới nói trong tai ông: “Im lặng thư Thánh ”. Lúc bấy giờ ông im lặng và không tác ý nữa, không nói nữa và đồng thời những cái độc thoại mà khởi ra thì con tác ý bảo: "Im lặng thư Thánh”. Cứ bảo riết như vậy là lần lượt nó sẽ không còn nữa. Nó sẽ hết. Chỉ có pháp Như Lý Tác Ý mới phá đi những cái tâm, những độc thoại vi tế này, nó sẽ làm cho con sẽ không còn yên lặng, thanh thản mà không còn một niệm nào xẹt vào. Khi nó đến thì con tác ý bảo: "Im lặng thư Thánh”, tức mình nhắc nó yên lặng đừng tác ý. Tất cả những cái độc thoại về Pháp Hành, những độc thoại về tác ý, về nơi tu đúng, tu sai của mình thì điều đó bảo nó: "Im lặng như Thánh" thì nó trở về trạng thái bất động của nó mà thôi.
(28:36) Câu hỏi của tu sinh: Thưa Thầy, khi tu tập Chánh Niệm Tĩnh Giác với sức tỉnh nhẹ nhàng, không ức chế thì con chỉ tu trong 5 phút thôi, con xả nghỉ. Còn như khi con muốn đạt hơn 5 phút, thì con phải cố gắng tu tập hết sức mình, có phần hơi ức chế để nhiếp tâm trên bước đi từ đầu đến gần 10 phút. Lúc bấy giờ tâm con trở lại nhẹ nhàng. Con an trú được trên bước đi cách tự nhiên, không cần cố gắng tập trung nữa, có thể khó kéo dài hơn 30 phút, không có một niệm xen vào. Trạng thái này con đã thử nhiều lần đều giống nhau. Thưa Thầy trạng thái này đúng hay sai, vì con nghĩ 5 phút đầu thì không sai, nhưng 5 phút sau thì con thấy mình phải dụng công, bắt buộc nó nhiếp tâm hết sức và khi con an trú được, tự nó bắt đầu thư giãn và hồi phục tâm trở lại nhẹ nhàng. Thưa Thầy, vậy con có nên Tĩnh Giác theo cách này không thưa Thầy?
Trưởng lão: Theo Thầy thấy con nên tu tập Tĩnh Giác trong 5 phút đầu mà con đã làm chủ được. Còn 5 phút sau thì con đừng ráng, đừng ráng cố gắng bởi vì ráng cố gắng thì nó phí sức thật nhiều và nó bị hôn trầm.
Tốt hơn con nên tu thanh thản, thư giãn theo Tứ Niệm Xứ, mà khi có những độc thoại, có những niệm thì con bảo: “Im lặng thư Thánh”, "đây là thanh thản, an lạc, vô sự, đây là Tứ Niệm Xứ bất động, không được xen vào những niệm này, niệm khác". Con tác ý như vậy lần lượt nó sẽ không còn.
Trong khi đó con cứ giữ Tứ Niệm Xứ tu tập và tiếp tục để phá những cái niệm mà xen vào trong Tứ Niệm Xứ. Con sẽ tu Định Vô Lậu, quán xét làm cho tri kiến của con trở thành cái hàng rào, một hàng rào kiên cố, chắc chắn bảo vệ. Do đó sẽ không có còn niệm nào xẹt vào trong tâm con được nữa.
(30:54) Trưởng lão: Thời khóa tu tập của Quảng Tín: Con lấy mốc thời gian của buổi tối, 7 giờ đến 9 giờ rưỡi, nghĩa là 9 giờ rưỡi là xả thiền. Sau khi xả xong rồi dọn dẹp rồi mới đi ngủ đúng 10 giờ; 2 giờ 30 dậy cho đến 5 giờ. Con chọn lấy thời gian này tu tập rất tốt, không có sao. Cũng như buổi sáng 7 giờ đến 9 giờ rưỡi. Chiều từ 2 giờ đến 5 giờ.
Như vậy chọn lấy thời gian này thì con không được thay đổi nữa và nhất định chết bỏ vẫn giữ đúng thời gian. Khi nó bị buồn ngủ hoặc là hôn trầm, thùy miên thì con phải đi kinh hành tối đa làm cho mình đừng có ăn ngủ phi thời. Đó là cách thức con tu tập giữ giờ giấc nghiêm chỉnh như vậy mới có kết quả.
(31:57) Câu hỏi của tu sinh: Thưa Sư Ông, hôm nay con kính trình Sư Ông về sự tu tập. Thưa Sư Ông, thời khóa tu của con: buổi sáng và buổi chiều con tu tập nhiếp tâm trong 1 phút rồi xả nghỉ 5 phút cho đến 30 phút. Buổi trưa và buổi tối con cứ đi liên tiếp trong 30 phút nhưng chỉ tập trung nhiếp tâm trong 1 phút, đi bình thường 10 phút. Con tu như vậy có được không vì con cảm thấy con xả nghỉ hơi nhiều đâm ra buồn ngủ.
Trưởng lão: À bây giờ con tu 1 phút mà con nhiếp tâm có chất lượng thì con nên tu 1 phút rồi con xả nghỉ nhiều, xả nghỉ như 5 phút chẳng hạn cũng được, không có sao hết. Nhưng mà có cái điều kiện là buồn ngủ, con đừng có ngồi, mà con nên đi. Mặc dù cái giờ con đi kinh hành không phải nhiếp tâm, mà đi để cho nó đừng ngủ thôi, chứ không phải là đi nhiếp tâm như trong 1 phút để hoàn toàn đạt được sự nhiếp tâm và an trú.
Nhớ kỹ ở đây chỗ này là phải quan trọng là vì khi mình bị mỏi chân rồi, mình đi mà mình nhiếp tâm nữa thì coi như chất lượng nó không có. Cho nên đi để mà phá buồn ngủ nên con cứ đi, đi tới đi lui, đi tới lui. Nhưng đúng cái giờ mà con nhiếp tâm trong 1 phút thì phải nhiếp rất kỹ, nhiếp tâm và an trú cho được trong 1 phút. Đó là chất lượng của 1 phút đó. Còn tất cả cái đi lúc buồn ngủ con đi là đi để cho nó đừng có buồn ngủ. Cho nên nhớ tu như vậy nó mới đúng.
(33:30) Câu hỏi của tu sinh: Thưa Sư Ông, buổi khuya và tối giờ xả nghỉ con đọc sách không được vì cứ một đỗi thì nó cứ mờ mờ như giấc chiêm bao mà con không kiểm soát được tâm nên con cứ vọng tưởng thấy người này người kia … ( 33:39 Không nghe rõ) và thậm chí có những cảnh con chưa biết tới. Đến khi con sực tỉnh ra thì con đã qua một lúc. Xin Sư Ông dạy bảo cho con.
Trưởng lão: Khi mà con buổi khuya và buổi tối xả nghỉ thì con đừng có đọc sách. Con thấy mấy cụ già ngày xưa mà người ta muốn ngủ người ta đem cuốn sách, tờ báo người ta đọc mấy chữ là người ta ngủ, người ta dễ tập trung ngủ lắm. Cho nên vì vậy cứ giờ đó buồn ngủ thì duy nhất là có đi kinh hành. Đi không phải tu mà đi cho nó đừng ngủ. các con hiểu không? Còn tu mà tỉnh thức phải tu cho kỹ lưỡng chứ không phải cứ đi.
Bởi vì đi kinh hành, mình cũng đi. Ví dụ như con đi 10 bước con tác ý nhưng mà không phải tập trung, không phải tu để mà đạt chất lượng mà đi để cho nó đừng ngủ, tức là cái đi kinh hành để phá cho nó đừng ngủ.
Lúc cái giờ mà buồn ngủ, muốn giữ gìn giờ giấc nghiêm chỉnh đúng như thời khóa con đã ghi thì con chỉ còn có đi kinh hành mà thôi. Còn nếu không giờ đó thì con tập pháp Thân Hành Niệm, nghĩa là từng hành động, từng bước đi con tác ý để làm cho nó đừng ngủ chứ không phải là tập pháp Thân Hành Niệm, mà con tập pháp Thân Hành Niệm để phá cái buồn ngủ. Vì con tu tập nó một lúc là con hết buồn ngủ. Giờ đó con đã biết rồi thì đừng đọc sách, đừng đọc kinh vì nó sẽ buồn ngủ. Và nó buồn ngủ nó lại mộng mị nữa, chiêm bao nữa. Cho nên tránh cái điều đó thì tu tập mới tốt.
(35:28) Câu hỏi của tu sinh: Hàng ngày con tu tập để tâm bình thường có những gì thì con tác ý. Lâu lâu con tác ý: “Tâm như cục đất, không được tham, sân, si, mạn nghi lìa ra khỏi thân ta”. Con tu như vậy đã đúng cách chưa? Có gì còn thiếu sót mong Sư ông dạy bảo cho con.
Trưởng lão: Con tu như vậy đúng, không có sao hết bởi vì tu như vậy là chuẩn bị xả tham, sân, si và đồng thời trong những giờ phút tu con chọn lấy, khi lúc nào mà mình tu bình thường thì mình nên dùng câu tác ý: “Tâm như cục đất, ly tham, sân, si hết”. "Tham, sân, si là ác pháp cần phải xả" cho nên là đúng không sai. Nhưng mà khi nhiếp tâm, an trú tâm trong 1 phút hay bước đi hoặc là hơi thở thì phải tu tập kỹ trong giờ phút đó, bởi vì đó là pháp đang tu tập nên phải tập kỹ để lần lượt cái pháp đó sẽ tăng dần lên cho đến 30 phút. Còn những cái pháp khác đều là lúc con xả nghỉ, thảnh thơi hoặc là ngồi nghỉ chơi thì tất cả những điều đó con có thể tác ý được hết: “Tâm như cục đất, ly tham, sân, si”, không có gì khó.
(36:39) Câu hỏi của tu sinh: Còn mỗi lần con nghe Sư Ông giảng pháp đến những phạm hạnh hay thực tế vi diệu, nếu lúc ấy có một người nào mà chưa từng nghe Sư Ông giảng, chỉ mới có lần đầu thì tự nhiên vùng đầu phía sau của con rần rần, ý của con nói là pháp Phật hay lắm. Như vậy có phải là con khoe khoang không? Xin Sư Ông dạy bảo.
(37:05) Trưởng lão: Không phải. Cái sự cảm nhận. Cái sự cảm nhận nó báo động trên thân con có một cái dạng báo động, đó là có dạng báo động, đó là cái dạng làm cho con xúc động, cái dạng làm cho con thấy rất là tuyệt vời, pháp Phật rất là hay. Khi mà nghe Thầy nói cái điều mà chưa từng nghe, mà bắt đầu nghe, nó rung động cả con người của mình tức là cái duyên của đời trước mình đã gieo với Chánh Pháp. Bây giờ tự nhiên được nghe nó sống lại một cách thình lình nó làm cho con dao động nơi thân con, nó có một cảm giác nơi đầu con tự nhiên nó rần rần, tức là cái cảm giác như là nó thấy hoan hỉ, vui mừng hoặc là nó thấy rất là tuyệt vời, pháp Phật quá hay.
Đó là những điều mà Thầy nói ra, cho nên khi mà đọc sách Thầy cũng như nghe Thầy thuyết giảng có những gì con không ngờ mà được nghe Thầy nói thì nó thấy, nó cảm nhận một cách rất là an ổn, rất là hoan hỉ, làm cho con thấy quá khích ở trên cái phương pháp đó, cảm nhận của nó. Mà cái cảm nhận đó từ đó báo động trên thân con, tức là con đã có gieo cái nghiệp, cái duyên đó từ đời trước. Thầy tin rằng những điều mà Thầy nói Pháp Phật ở đây các con có điều mà chưa từng ai nghĩ đến, chưa từng nghĩ mà nghe nói đến, đọc, cảm nhận, nghe nó hoan hỉ vô cùng.
Đó là cái cảm nhận của con mà con ghi nhận ra ở đây. Đó là cái cảm nhận đúng, không có sai, cái đó là cách thức tự nhiên của sự cảm nhận đó, chứ không có gì mà con phải sợ. Nhờ cái sự cảm nhận đó mà nó mới có sự quyết tâm, nỗ lực tu tập để đạt được những cái hay của Phật pháp, cái giải thoát của Phật pháp. Cho nên đó là cái điều kiện sách tấn rất lớn trên bước đường tu tập của con. Vậy con phải cố gắng giữ gìn được như lời Thầy đã khuyên trong khi con ghi lại những sự tu tập của con.
(39:56) Trưởng lão: Quảng Trí. Thời khóa con chọn lấy giờ giấc tu tập, khi mà chọn lấy những giờ tu tập như vậy thì phải ráng mà giữ gìn giờ giấc cho nghiêm chỉnh đừng để phi thời, tức là mình chọn giờ giấc đó rồi mà mình làm sai giờ giấc gọi là phi thời, không đúng thời khóa của chúng ta cho nên gọi là phi thời. Vì vậy khi đã chọn thì các con phải tu tập cho đúng, đừng có để sai giờ giấc, không được.
(40:34) Câu hỏi của tu sinh: Kính bạch Sư Ông, cho phép con trình bày sự tu tập trong thời gian vừa qua. Thưa Sư Ông, thời gian vừa rồi con chỉ tu tập Chánh Niệm Tĩnh Giác giai đoạn 1. Con tu 10 phút rồi xả nghỉ 20 phút, cứ như thế cho đến hết thời gian tu. Lúc đầu cứ 1 phút 20 bước rồi con tác ý 1 lần không đếm bước chân, càng về sau sự tác ý của con càng nhiều hơn để kéo dài thời gian tu và con thấy chỉ nhiếp tâm tốt được trong 1 phút đầu thôi. Còn những phút sau con phải tác ý nhiều lần mới nhiếp tâm được nhưng con cố gắng tu hơn nữa thì con thấy con vẫn biết được bước chân đi và cũng thấy được những niệm khởi lên trong tâm con.
Con nghĩ mục đích của mình là xả tâm cho sạch để sao cho tâm không còn tham, sân, si, mạn nghi và tâm bất động trước ác pháp và các cảm thọ, với niệm hay không niệm là không quan trọng. Con nghĩ vậy có đúng không, xin Sư Ông chỉ dạy cho con. Nếu đúng vậy con kính mong Sư Ông chỉ cho con cách nào mà để làm được điều đó để con có thể vừa kết hợp với tu tập Chánh Niệm Tĩnh Giác với xả tâm. Con thấy tâm con còn xấu lắm.
(42:04) Trưởng lão: Sự thật ra con tu được 1 phút thì con tu 1 phút thôi rồi con xả nghỉ. Con đừng có tu nhiều, tu nhiều nó có niệm. Mặc dù cái niệm đó con có biết đi nữa, con có tỉnh thức con biết đi nhưng con chưa an trú được. Thà là con tu 1 phút rồi tu nhuần nhuyễn phút đó trong 1 tuần hoặc 2 tuần rồi tăng lên 2 phút. Và cứ như vậy thì sự nhiếp tâm của con, để an trú tâm của con càng lúc càng tốt. Tại sao vậy? Tại vì mình nhiếp tâm được, an trú được tâm mình trên thân hành là mình có một cái điểm tựa để mình đẩy lui những chướng ngại pháp ở trên thân của mình cũng như trên tâm.
Ví dụ là bây giờ thân con đau mà con nhiếp tâm được trong thân hành của con trong 30 phút thì con thừa sức cơn đau gì con cũng đẩy lui cũng ra hết. Còn nếu con nhiếp tâm mới 1 phút thì sức của con an trú trên 1 phút thì cái lực đau nó lại nhiều hơn, tức là cái lực đau nó đau 5 phút, 10 phút hơn, mà cái sức 1 phút con không đủ để mà dựa vào con đẩy cái bệnh được, cho nên cái đau nó không hết. Còn trái lại con tập nhiếp tâm mà an trú được cái thời gian dài như 30 phút thì cái sức mà cơn đau nó chống cự với con cao lắm là 30 phút rồi thì nó giảm đi.
Cho nên vì vậy cái thân của chúng ta nó vô thường, nay nó mạnh, mai nó đau chúng ta không biết. Trên cái con đường tu, đức Phật nói khi cái thân người bị bệnh là một chướng ngại, là một trong 5 điều khó tu, khi thân người bị bệnh khó tu.
Mà bây giờ chúng ta không an trú, không nhiếp tâm được như vậy thì gặp thân bệnh thì coi như những giờ đó chúng ta chỉ còn biết bệnh chứ không tu tập được. Cho nên ở đây trong vấn đề nhiếp tâm 1 phút rồi lên đến 30 phút, nó rất cần thiết để cho chúng ta chưa đủ đạo lực chúng ta có cách thức để đẩy lui bệnh khổ trên thân.
Còn về xả tâm để giúp cho cái tâm tỉnh thức của chúng ta hơn, nghĩa là con tu Định Vô Lậu mà cái Định Vô Lậu nó giúp cho con nhiếp tâm, an trú tâm một cách dễ hơn và Định Vô Lậu nó sẽ giúp cho con vì Định Vô Lậu là cái Định xả tâm. Do đó nó sẽ giúp cho con Bất Động Tâm, làm cho mình ở trong Tứ Niệm Xứ hoàn toàn, tức là mình chứng đạt được chân lý.
(44:37) Nhưng nếu mà không biết kết hợp với tỉnh thức thì con sẽ bị hôn trầm, thùy miên đánh cho nên con cũng không làm sao xả được. Mặc dù là cái Định Vô Lậu, cái tri kiến của các con nó xả được cái tâm tham, xả được cái tâm sân, cái tri kiến của con nó xả được. Cái hàng rào nó rất chắc.
Nhưng mà cái tâm si của mấy con nếu mà không kết hợp được với sức tỉnh thức thì nếu cái tâm si đánh vô thì mấy con không có chỗ đỡ. Cho nên tham, sân, si, mà cái tri kiến nó diệt được tâm tham, diệt được tâm sân. Còn tâm si nó không diệt được. Bây giờ con ngồi mà con quán gì đi nữa thì nó cũng vẫn buồn ngủ. Chỉ có tỉnh thức thì nó mới không buồn ngủ. Cho nên con nhiếp tâm, rồi an trú vô thân hành liền tức khắc thì ngay đó buồn ngủ nó không được. Mà nhiếp tâm, an trú không được thì buồn ngủ không phá được. Cho nên buộc lòng muốn phá tâm si thì chúng ta phải tỉnh thức cho nên tu tập Tĩnh Giác. Vì vậy phương pháp đó trợ giúp cho chúng ta lìa được cái tâm si. Cho nên chúng ta phải cố gắng mà tập. Tuy rằng tập nó khó nhưng mà cũng tập được, không phải khó lắm đâu. Cho nên cố gắng tập.
Cho nên con nghĩ rằng chỉ có xả tâm. Chánh Niệm Tĩnh Giác với cái xả tâm thì hai pháp này nó đều phải trọn vẹn mới tốt được. Còn nếu không chỉ có một pháp không thì không trọn vẹn. Thí dụ khi mà mình tu Định Vô Lậu, thì nó hết lậu hoặc, nhưng mà hết lậu hoặc của tâm, của tâm tham, sân, mà cái tâm si của chúng ta nó xen vô thì nó cũng vẫn làm cho tâm của chúng ta mê mờ. Cho nên buộc lòng chúng ta phải tu tập hết. Đó là về cái phần của con.
(46:40) Câu hỏi của tu sinh: Còn đây là bài của Diệu Huệ: Giờ giấc con chọn từ 7 giờ đến 10 giờ, 14 giờ chiều đến 17 giờ, và 19 giờ đến 22 giờ, tức là 7 giờ đến 10 giờ đó, khuya 2 giờ đến 5 giờ, đều là thời khóa đúng như bình thường. Vậy ráng cố gắng tu tập thời khóa này, con cố gắng giữ gìn đúng giờ giấc, đừng phi thời. Trong giờ giấc đó phải cố gắng đi kinh hành để phá hôn trầm, thùy miên.
“Kính bạch Thầy. Lúc Thầy dạy xong trở về thất con bắt đầu đi kinh hành 20 bước, đứng lại, tác ý: “Đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành”. Con đi như vậy được 20 phút thì tâm con khởi niệm: “Mới đây mà 20 phút rồi, nhanh thật”. Rồi con tiếp tục đi tiếp được 15 phút không khởi niệm. Đến 10 giờ 10 phút con xả nghỉ ăn cơm, 11 giờ xong dọn dẹp, rửa bát chén, 11 giờ rưỡi đi lòng vòng trong thất đến 12 giờ vào trong thất nằm nghỉ. 13 giờ dậy đánh răng, rửa mặt, sắp xếp lặt vặt. Đến 14 giờ con tu Chánh Niệm Tĩnh Giác. Đi 20 bước, đứng lại, hít thở 5 hơi thở, 20 bước …”
HẾT BĂNG