00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

20111220-PHÁP TA KHÔNG CÓ THỜI GIAN - THẦY SÁCH TẤN TU SINH NAM

PHÁP TA KHÔNG CÓ THỜI GIAN

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh nam

Ngày giảng: 20/12/2011

Thời lượng: [01:27:08]

1- PHÁP TA KHÔNG CÓ THỜI GIAN

(00:00) Trưởng lão: Hôm nay Thầy gặp các con, Thầy nhắc lại, đức Phật đã nói: “Pháp Ta không có thời gian, không có thời gian đến để mà thấy”. Đến thì phải chứng đạo, chứ sao lại đến tới hôm nay mà chưa có người nào thành Phật, mà còn cứ tu hoài vậy?

Thầy nói tiếng Việt hay là Thầy nói tiếng Tây, Ấn Độ. Các con thấy rõ ràng là Thầy người Việt, nói tiếng Việt.

Mà đức Phật nói như vậy, mình tu như vậy thì mình phải suy nghĩ tại sao mình tu tới giờ mà mình không thành Phật? Tâm còn nghĩ cái này, nhớ cái kia, tại sao vậy?

Các con nhớ kỹ lại coi có không? Các con thấy đức Phật nói quá dễ, pháp quá dễ: “Pháp Ta không có thời gian”, thời gian mấy con hiểu không? Như bây giờ thời gian buổi xế, rồi một lát nữa tối, rồi nửa đêm khuya đó là thời gian. Mà “Pháp Ta không có thời gian đến để mà thấy”, thấy cái gì? Thấy sự giải thoát. Vậy mình giải thoát thì giải thoát cái gì đây? Phải suy nghĩ lại kỹ những lời đức Phật dạy, để mà chúng ta tu tập, để thấy được cái chỗ tu của chúng ta đúng hay sai?

Chứ cứ tu hoài, ở trong thất hoài, tu hoài như vậy thời này qua thời khác mà không thấy giải thoát. Đâu phải tu để mà thành Thánh, thành Tiên mà tu để làm Phật. Mà Phật là cái gì? Phật là con người. Vì con người có sự hiểu biết, trí tuệ, bởi vậy thường Thầy nhắc mấy con: “Người ta chửi mình không giận là Phật”, nó đơn giản, quá đơn giản. Còn mình chửi lại thì mình là chúng sanh, mình phiền não trong lòng thì mình là chúng sanh. Ai mắng ai chửi ai làm gì làm, mình không buồn phiền ai hết, tức là mình đi trên nhân quả, chứ không phải mình đi dưới nhân quả.

(02:18) Còn mấy con tu cho dữ, ngồi thiền 5, 7 tháng, ra chúng chạm tới sân ầm ầm lên, thì như vậy tu thiền gì đây?

Đó là thiền Đông Độ mấy con. Từ xưa đến giờ đất nước Việt Nam chịu ảnh hưởng tu tập là tu theo pháp của người Trung Quốc, tu thiền Đông Độ. Thầy tổ của chúng ta, hầu như toàn là những người Trung Quốc dạy cho thầy tổ của chúng ta. Ngay cả thiền Trúc Lâm, tự xưng là thiền Việt Nam mà tu thì tu pháp của Trung Quốc, chứ không tu pháp của Phật.

Pháp của Phật thì Phật cũng đã nói rồi: “Pháp Ta không có thời gian, đến để mà thấy”, thì nó đâu có cần gì phải tu. Mình thấy, mình hiểu biết đạo Phật là đạo tri kiến mà, đạo bằng trí tuệ, hiểu biết. Hiểu biết cái gì mấy con biết không? Các pháp thế gian đều là vô thường, thân ta cũng vô thường có gì của ta đâu mà phải dính chấp, dính mắc, rồi ngay cả cái tu chúng ta cũng dính mắc nữa.

Bởi vậy Thầy dạy mấy con tu, trời ơi! Thầy Việt Nam, Thầy dạy sao mấy con hiểu cái gì kỳ lạ vậy? Lẽ ra, bước chân vô cửa Tu viện Chơn Như là mấy con đã chơn như rồi. Mấy con bỏ hết cuộc đời rồi, mấy con mới vào đây tu, mà các con để dính mắc đời làm gì? Đã vào đây rồi thì bỏ xuống hết, buông xuống hết. Bởi vậy Thầy có một bài kệ:

“Buông xuống đi, hãy buông xuống đi.

Chứ giữ làm chi có ích gì?

Thở ra chẳng lại còn chi nữa

Vạn sự vô thường, buông xuống đi.”

(4:18) Chỉ cần mấy con buông xuống là thành Phật chứ không có tu gì hết. Ai chửi không giận, ai làm gì làm. Thí dụ nhà cửa, tiền bạc cho mấy con chất đống cũng không ham. Cho mấy con chất đống, mấy con xài có hết không? Rút cuộc rồi mấy con cũng bỏ, vậy mới là tu chứ. Chứ đâu phải là tu chiếc áo, tu cái đầu tròn của mình đâu. Nhưng đó là cái hình thức buông xả, cái hình thức mình xả đời để mình mang cái hình thức đạo, cái hình thức giải thoát, coi như mình hết rồi.

Mình biết các pháp trên thế gian này vô thường thì còn cái gì mình ôm ấp để mình đoạt. Thôi! Mình quyết vào đây tu thì buông xuống, buông xuống hết. Mấy con buông xuống hết là chứng đạo. Mấy con còn dính một chút Phật tánh, có đúng không? Quyết tu để thành Phật.

Thầy không thành Phật gì hết. Ai chửi Thầy không giận, ai muốn nói Thầy Phật cũng được, nói Thầy chúng sanh cũng được, nói Thầy quỷ cũng được, nói Thầy ma cũng được. Nói gì nói, Thầy không giận, không hờn, không buồn phiền. Thì ngay cái không giận, không buồn phiền đó là giải thoát. Dễ không? Quá dễ! Sung sướng, quá sung sướng.

Nhưng mình vào chùa để làm gì? Để buông bỏ. Chứ còn ở ngoài thế gian mấy con buông bỏ được không? Mấy con muốn buông bỏ nó cứ kéo chân mấy con, có phải không? Mấy con bây giờ, thử mấy con ở thế gian, không anh em ruột thịt, không bà con. Mình đã sanh ra làm người thì phải có những thân. Thế mà mấy con vào chùa, có ai vô đây kéo!?

Vậy chứ mà có người kéo ra, kéo vô, còn nói này, nói kia nữa mấy con. Mấy con là nam ít đó, chứ thôi bên nữ, trời, đầy cái lỗ tai của Thầy hết trơn. Nội người thân của lôi họ ra vô, mà họ nói đi tu thì đi tu cái gì? Dẹp phắt hết cho rồi. Nào con, nào cái, nào cha, nào mẹ, nào thân nhân, thân bằng quyến thuộc, đủ loại.

(06:27) Mấy con nhớ hôm nay Thầy nhắc nhở mấy con, tu là liệng cái tham xuống, còn ‘ba y, một bát’, chứ không phải ngồi thiền mấy con. Đạo Phật có dạy chúng ta ngồi kiết già gò bó bao giờ đâu? Ngồi như Thầy cũng thành Phật, ngồi sao cũng thành Phật được hết. Còn gò bó làm cho mình cực khổ, tréo chân lên làm cho mình đau chân. Mấy con thấy người Ấn Độ và người Trung Quốc họ chọn cái tướng. Cho nên họ dạy cho người ta tu tréo chân mình ngồi như cái tướng hình tượng. Ông Phật ông ngồi kiểu đó, chắc ông lòi chân ông, ông không đi à?

Chắc các con nghe ông ngồi dưới cội Bồ đề 49 ngày. Người ta nói ông ngồi, chắc chắn Thầy nói ông không có ngồi đâu mấy con. Ông đi mỏi chân, ông ngồi ông chơi một chút bình thường. Ông đâu có điên gì mà ông làm cho khổ mà gọi là giải thoát? Có phải không? Mấy con cứ…​

Thầy làm cục đá vậy cho mấy con trèo lên trên ngồi, có phải làm khổ mấy con hay là mình giải thoát? Giải thoát là do trí tuệ, do tâm tự mình dạy nó. Cho nên ông Phật nói quá dễ mà mình tu sao quá khó! Phải không? Con thấy quá dễ: “Đạo ta không có thời gian đến để mà thấy”. Dục không như mấy người đi ở ngoài đường, mấy bà đi chợ ngoài kia đó dẫn vô ngồi kiết già, coi ngồi được không? Ngồi gì được mà nói “đạo ta không có thời gian!”. Trời đất ơi! Tôi tập gần chết mà nói không có thời gian.

(8:08) Mấy con thấy Đông Độ nó khác, Trung Quốc nó khác, mà Phật Ấn Độ nó khác. Mình thì Việt Nam đi ngay cái ông Phật Ấn Độ mà tu, chứ đâu ai đi vòng vo theo ông Phật của Trung Quốc. Ông Phật Trung Quốc là ông Phật ham tướng. Thầy nói thẳng, không sợ tội lỗi gì hết. Tại sai thì nói sai, đúng nói đúng.

Cho nên tiếng nói của Thầy là tiếng nói chấn động cả Phật giáo thế giới chứ đâu phải là ở đây. Cho nên mấy con lên mạng, mấy con thấy họ tranh với Thầy dữ lắm mà Thầy không thèm tranh ai hết. Đúng thì mấy người nhờ, mà mấy người sai thì mấy người chịu. Tu giải thoát thì lợi ích cho mấy người, chứ không phải tu giải thoát là mấy người tu cho Thầy mà Thầy sợ. Phải không? Mấy con thấy không?

2- ÁI KIẾT SỬ

(08:57) Nên hôm nay mấy con có duyên được gặp Thầy thì mấy con hãy tự suy ngẫm, giờ mình tu mình thấy giải thoát cái chỗ nào? Mình còn kẹt cái chỗ nào? Mấy con tu rồi, mấy con cứ về gia đình coi thử coi cái sự vướng, cái sự buông xả của mình nó còn dính dấp chỗ nào? Các con thấy cháu của mình chạy về, vò đầu nó, thấy thương quá đi, thấy nó chú chú hay bác bác cái thôi đi không nổi. Cái đó mấy con còn dính mắc.

Trong khi mà nó bu theo mình, nó thương mình, nó lôi vậy mình nhắc: “Đây là ái kiết sử đời trước còn gieo đây, nó sanh lên nó đòi thêm đây”. Nó đòi cái tình cảm của mình, chứ không phải nó đòi mình nuôi nó đâu. Nó sinh ra nó có cha mẹ nó nuôi. Nhưng mà cái tình cảm của nó đời trước nó còn dính mắc, đời nay nên nó thương mình nó chơi, nó kéo mình. Hãy buông xuống buông xuống, đừng có vò đầu nó, mà vò đầu nó một lần thì vò đầu nó hai lần. Không! Thầy nói mấy con cứ thử đi. Cho nên mình buông xuống, mình buông ái kiết sử, cái đó thuộc về ái kiết sử. Mà nó nhiều cái ái chứ không phải chỉ có ái kiết sử đâu.

(10:38) Một món đồ, khi mấy con về cái nhà mình cũ, mình thấy món đồ mình bỏ đi, bụi bặm này kia. Mình thấy nó nhớ cái này, nhớ cái kia, đó cũng là ái kiết sử rồi. Nguy hiểm, buông xuống hết. Mình chết ai mà chăm sóc nó? Mình chết kể như rồi, hết rồi mấy con. Nếu mà cái duyên của mình còn ái kiết sử thì tiếp tục đi tái sanh luân hồi.

Cũng như con thấy, có nhiều người họ thương một con chim, họ kiếm một cái lồng họ nhốt nó. Rồi ngày ngày họ huýt sáo, rồi họ đem đồ ăn tới. Không ngờ họ gieo một cái duyên để mà thành con chim ở trong lồng. Người ta thấy người ta hoảng sợ, cái người hiểu biết người ta hoảng sợ, mình không thấy điên sao? Mà mình tạo cái duyên để mình bị người ta nhốt, mình sợ.

Mấy con thấy một hành động mà mình xét qua cái mình biết cái hậu kiếp của họ sẽ như thế nào? Cho nên cái người tu là cái người trí tuệ mà sáng suốt vô cùng, mà giải thoát ngay cũng là trí tuệ. Cho nên đạo Phật nói, “Đạo Ta là đạo trí tuệ” chứ không phải đạo mà ngồi thiền như con cóc. Cho nên Thầy thấy ai mà ngồi thiền kiết già, mấy chú này chắc muốn thành cóc mất rồi. Bởi vì ngồi giống con cóc thì phải thành con cóc chứ làm sao giải thoát? Mình tạo duyên nào thì mình thành duyên nấy mấy con.

Cho nên mình đệ tử với nhau mình ngồi. Ví dụ mình ngồi vầy, mấy con cũng phải để cái trí nó hoạt động. Chứ mấy con cứ cột cái ý thức của mấy con đừng cho nó khởi niệm, đừng cho biết, mấy con thành gộc cây hả? Tu để làm cây, làm cỏ sao? Không có gì hết à? Ngồi như Thầy trên ghế thoải mái, ngồi như mấy con cũng được, ngồi sao cũng được hết, Thầy không ép, ngồi kiết già cũng được. Nhưng mà mấy con thấy mỏi chân, đau chân thì mấy con tháo ra đừng có ráng, ráng gọi là gò bó trói buộc mình, mình tự làm khổ mình, nó không giải thoát mấy con.

(12:52) Mình ngồi sao nó thoải mái dễ chịu để cho cái tri kiến, cái sự hiểu biết của mình nó hiểu biết, rồi nó quan sát coi mình còn thích, còn thương, còn nhớ một cái gì đó thì mình quán xét cái đó để rồi mình xả nó, mình không còn thích cái đó nữa, thì đó là mình đã buông xả nó ra thì nó giải thoát chứ có gì đâu. Đó, mấy con thấy tu dễ quá, tu không khó khăn. Cho nên Phật mới dám nói một câu nói: “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy” mà. Dám nói câu nói đó là biết đạo Phật là đạo của con người thật sự rồi. Người nào cũng có “tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”.

Cho nên Thầy sợ, mấy con tâm nó bị động, nó không thanh thản, nó không an lạc, nó không vô sự. Ngồi lại thì nó nghĩ chuyện này, nghĩ chuyện khác. Hoặc là nó thấy cái sân dơ, nó đi quét. Hoặc là thấy cục gạch để sai ý nó, nó đi làm. Tất cả cái đó là cái tâm của thế gian. Còn cái tâm Phật ngồi đây, tất cả cái gì sai không có được, sai cái người tu không có được. Ai nói chúng ta ở dơ kệ, chúng ta không màng. Lời nói của mấy người nói ta ở dơ, chứ sự thật ra bữa nay cái đống cây đó ngày mai người ta dẹp sạch. Bữa nay cái sân này dơ lát nữa người ta quét sạch.

Cái thời gian nó rất quan trọng cho chúng ta, vì vậy mà chúng ta ngồi im lặng, chúng ta suy nghĩ để mình buông xả. Buông xả từ cái quét sân, buông xả từ cái quét nhà. Dơ với sạch có nghĩa thứ gì nữa đâu đối với một người tu của chúng ta. Còn nói câu sợ dơ, sợ người ta nói mình ở dơ, lo quét dọn cái chỗ này, tới sân bên kia, bên nọ. Bộ nhà mấy ông thầy tu này sạch sẽ, nhà gọn gàng ngăn nắp dữ tợn. Nhà chúng ta có gì đâu? Ví dụ bỏ trống không như vậy mà chúng ta nằm dưới đất mà chúng ta ngủ cũng được.

(14:53) Ngày xưa ông Phật ngồi dưới gốc cây, nằm dưới cội cây, có cần gì đâu mà thanh thản. Còn chúng ta có cái nhà che mưa, che gió như thế này quá là tiện nghi, quá là gọn gàng. Cho nên mình không đòi hỏi thêm giường, thêm chậu, thêm bàn, thêm chiếu, thêm chăn, mùng. Bây giờ mình có một bộ đồ, mà bây giờ trời rét lạnh quá, xin cho tôi thêm hai bộ đồ nữa để tôi mặc thì điều đó là điều sai mấy con.

Một người mà gặp thời tiết lạnh là thi gan với thời tiết lạnh coi thử có chết hay không? Chết mình thành Phật mà. Bỏ thân này mình thành Phật mà đâu có sợ đâu. Cho nên cái ý chí gan dạ của người đó sẽ làm Phật. Còn chúng ta biếng nhác, thôi lạnh thật chứ. Ôi thôi không có cái này, không có cái mền xin cái mền, không có hai bộ đồ xin hai bộ đồ, ba bộ đồ. Trời ơi! Mấy người này sợ chết mà làm Phật sao được? Các con cứ suy ngẫm cái lời Thầy.

Đối với những cái sự mà thử thách như vậy nó làm cho cái ý chí chúng ta càng lớn, càng mạnh. Còn nếu bình thường chúng ta đâu có thấy ý chí chúng ta đâu. Một đêm mà chúng ta chịu trận mà nó không chết là chúng ta đã tạo ra được cái ý chí rất lớn, con người đầy đủ ý chí. Cho nên cái người tu hành rất là gan dạ, mấy con đừng sợ.

(16:32) Qua kinh nghiệm của Thầy, có dịp Thầy dẫn mấy con lên Hòn Sơn. Nghĩa là từ bờ biển Rạch Giá đi ra ngoài đó, cách biển đi ra hòn. Ở ngoài đó mà 9 tháng 10 ngày, Thầy ở trên Hòn Sơn ăn lá cây mà sống. Ở trên một cái tảng đá, tảng đá xanh bự vậy nè, phía sau thì cái đỉnh hòn, còn cái tàng cây nó mọc sát ở trên cái tảng đá đó, còn phía trước thì nhìn ra biển. Thầy nằm sát ở phía dưới những cái tàng cây đó. Khi mà trời lạnh Thầy nằm ở dưới cái cây, cội cây đó. Còn hễ trời mà mát mẻ thì Thầy ra biển, Thầy nhìn biển mà lắng tâm mình. Chín tháng 10 ngày Thầy ở trên Hòn Sơn thì các con đủ biết Thầy liều chết với sự tu hành của mình.

Bởi vì đâu có ai mà biết đường đâu mà dạy. Chứ mà cỡ biết đường như bây giờ mà dạy thì mấy con tu giải thoát mau lắm: “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”.

Còn cái này Thầy đi vòng vòng theo con đường thiền Đông Độ cho đến nhiếp tâm cho đừng có vọng tưởng, cả một vấn đề khó chứ đâu phải dễ đâu. Còn ngồi thì phải kéo kiết già, chứ không phải ngồi lơ là được đâu mấy con, cả một vấn đề. Thầy bây giờ ngồi kiết già không mỏi mệt, nó quen, bàn chân nó mềm mại nó không có cứng. Còn mấy con chưa có ngồi, nó cứng ngắc, kéo lên trời đất ơi! …​

Mấy con chưa có ngồi, mấy con kéo lên một phát muốn chết với nó chứ không dễ. Còn ngồi lâu, bắt đầu mình tập ngồi, mình phải ngồi bán già cho cái chân nó chịu, nó mềm mại rồi mới từ từ ráng kéo nó lên thì nó mới chịu, chứ còn khi không vô ngồi tréo chân lên là không có chịu nổi đâu. Xong rồi tập dần dần nó quen rồi, mình ngồi rồi mình kéo lên nó được, cái gì tập thành quen à. Bởi vậy đó là qua những kinh nghiệm mà Thầy đã tu tập Thầy biết. Nhưng mà Thầy thấy cái đó không giải thoát, không giải thoát.

(18:34) Tri kiến của mấy con giải thoát, dễ dàng giải thoát hơn.

Cái thứ nhất là mấy con buông xả được cái gia đình của mấy con- ái kiết sử- mấy con về đây, đó là cái quan trọng lắm, không phải dễ đâu. Và đồng thời khi mấy con vướng víu gia đình, con hoặc là anh chị hay em gì đó, mình tu rồi thì gia đình đến thăm, làm tội cho mình. Khi mà thấy gia đình thì nó nhớ lại, nó không thể nào mà một con người có thể quên được. Mà con cố gắng để con quên, để con ở trong cái trạng thái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự.

3- TÂM BẤT ĐỘNG

(19:17) Câu mà Thầy nói: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, đó là cái chân lý của đạo Phật rồi, nó không dễ gì sống với chúng ta đâu. Chúng ta cố gắng, chúng ta nhắc, nó chỉ im lặng trong vòng 5, 10 giây, (…​). Người nào mà đã quen quen thì nó được. Mà chỉ cần sống ‘Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự’, 6 tháng là đủ rồi, nó đủ cả thần túc mấy con.

Trong cái Dục Như Ý Túc, con muốn thân này phi mất, người ta xung quanh đây không thấy nữa, nó làm như một làn khói, mất tiêu. Nghĩa là mấy con muốn sao mấy con có liền. Cho nên chúng ta không cầu cái đó đâu mà chúng ta cầu ‘tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự’. Kỹ thuật của nó đó, nó phi thân để chứng minh cho chúng ta làm được thôi. Chẳng hạn như Thầy bây giờ tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự mà thực sự nó tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự thì bảo thân này phi mất thì nó phi mất. Còn nó không đúng thì bảo không được, có vậy thôi. Đạo Phật mà, nó có cái điều để khảo chứng cho cái sự tu tập của nó.

Cho nên trong cái sự tu tập chúng ta không đắm đuối về những cái sự thần thông đó, mà chúng ta lo lắng chỗ cái tâm giải thoát của mình mà thôi - Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Rồi im lặng, chứ không giữ cái tâm bất động đó, để coi sự bất động đó nó được bao lâu? Rồi nó kéo dài khoảng bao lâu đó mà nó động trở lại thì chúng ta lại nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự.” rồi nó kéo dài, ngồi chơi mà.

Vô đây mấy con không lo cơm là giải thoát rồi, tới giờ có cơm ăn rồi. Quần áo chừng nào mình mặc rách thì vá, hết chỗ vá thì xin.

Mấy con còn thấy bộ đồ của Thầy mấy con còn khóc nữa. Nghĩa là trong lúc mà Thầy về Thầy tu gần bên mẹ Thầy, nghĩa là bà vá cái áo của Thầy, chứ bà may cho Thầy cái áo mới là không được: “Con tu chưa có ra cái gì hết mẹ đừng có làm tốn hao thêm của đàn na thí chủ. Mặc dù mẹ hiện giờ là mẹ của con, sanh con, nhưng cũng là một người đàn na thí chủ. Mẹ đừng làm tốn hao của đàn na thí chủ như vậy, mẹ chịu khó vá giùm con mấy cái đường rách thôi.”.

(22:29) Thì cái áo của Thầy nó đắp chỗ này một chút, nó có miếng vá lên trên miếng vá nữa thì miếng vá bị rách nữa. Cái áo Thầy mà nó lột hết tất cả cái miếng vá thì nó còn có miếng (giẻ) thôi, lau bàn, lau sách chứ không còn cái gì hết. Mà giờ không biết ai giữ cái áo đó, chắc ai cất cái áo đó để mà làm kỉ niệm. Đó cũng quý lắm luôn, cả một đời tu của Thầy chỉ mặc có bộ đồ, thấy vậy cho mấy con biết. Chứ không phải là thôi cũ cũ cái là lo may cái khác. Tu nó có cái đầu óc sáng suốt, nó không xài của đàn na thí chủ nhiều. Nó chỉ lo ngày ngày ngồi tu chứ không có tính chuyện ăn mặc gì hết, bởi vì nó rách thì vá nó thôi. Thầy nhờ mẹ Thầy, ở trên chỗ rách cũ mà vá.

Từ trên Hòn Sơn tu 9 tháng 10 ngày Thầy đi về, Thầy ở bên mẹ Thầy tu. Về đó, Thầy ở bên mẹ làm nguồn vui cho mẹ, vì mẹ không còn ai hết. Và đi ra, đi vô thì mẹ còn có Thầy làm nguồn vui cho mẹ. Cho nên Thầy cứ nỗ lực, Thầy nỗ lực, Thầy tu hành thôi. Thầy nhờ mẹ giúp Thầy tu cho tới nơi, tới chốn. Hàng ngày thì bà nấu rồi bà bưng lên dĩa cơm cho Thầy, biết ơn mẹ chứ không phải không.

Mấy con thấy Thầy tu đơn giản lắm, mấy con cũng phải bắt chước theo như Thầy. Chứ không phải tu mà đi vòng vòng dòm thất này, đến thất kia. Mấy con thấy đây là cái nhà của mẹ Thầy. Cái giường của mẹ Thầy đặt ở trong cái bức vách, thì Thầy ngồi bên bức vách Thầy tu. Mẹ cũng không làm động Thầy, Thầy cũng không làm động mẹ, cứ ngồi tu. Vậy mà Mẹ Thầy mất trong ba ngày, thì Thầy đã chứng đạo rồi. Làm như nó định cho Thầy, nó định kỳ cho cái người đó giúp Thầy tu tới nơi, tới chốn rồi ra đi.

(24:53) Bởi vậy cuộc đời Thầy nó có sự sắp xếp, mà hôm nay Thầy nhìn ở đây Thầy thấy cuộc đời của mấy con cũng có sự sắp xếp. Cố gắng mấy con, giống như Thầy đi mấy con, rời bỏ toàn bộ. Mình bỏ cuộc đời của mình mà chẳng đến đâu, uổng lắm mấy con. Ở đây có người cũng tu lâu lắm rồi mấy con, mà cũng cố gắng hết mình. Nhưng chỉ còn một chút xíu nữa mà không chịu buông bỏ thì Thầy cũng…​ Đừng nghĩ mình tu lâu là hơn ai hết, không phải. Cái hơn thua là chỗ giải thoát chứ không phải là chỗ mình tu lâu. Mình nghĩ như vậy thì mình nỗ lực cứ giữ gìn ‘tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự’.

Bởi vậy Thầy mới đưa ra: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Nói giữ mà không giữ, chỉ tác ý nó thôi. Rồi nó được im lặng tới đâu, mình bền chí thì thành công, cứ tác ý mãi thì thành công. “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, nhắc nó vậy thôi. Rồi nó ngồi đây, nó im lặng một chút, cái thấy cái tượng này, thấy cái tượng kia bắt đầu nó động tâm thì mình nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, rồi ngồi chơi thôi. Ngồi chơi mà thành Phật, không tu gì hết.

Thì hôm nay là gặp Thầy, mấy con ráng mấy con. Chắc có lẽ là ngày mai, Thầy ở bên nữ giúp đỡ cho họ. Chứ bên nữ cái tâm lý cũng giống mấy con. Bên nam mấy con vẫn đỡ đó, chứ bên nữ Thầy biết cái tâm lý họ. Ở đây mấy con tu sai, có gì cứ gọi Thầy thưa hỏi, Thầy chỉ cái chỗ sai để rồi mấy con tu đúng, cứ thưa hỏi Thầy, mạnh dạn mấy con.

4- PHÁP THÂN HÀNH NIỆM

(27:01) Tu sinh 1: Kính bạch Thầy cho con được hỏi?

Trưởng lão: Con hỏi đi con.

Tu sinh 1: Bạch Thầy, hồi đầu năm con có viết thư trình để hỏi Thầy về cách để giữ gìn độc cư trọn vẹn, Thầy có chỉ dạy con, chỉ biết là pháp Thân Hành Niệm để phá thùy miên, hôn trầm. Thì con tu sao nhờ Thầy chỉ dạy, và con ôm pháp Thân Hành Niệm con tu thôi. Trong thời gian tu thì con thấy là có hôn trầm thì con đi suốt đêm, cho đến khi thùy miên, hôn trầm thì không tới nữa. Nhưng mà khi ngồi thì có khi hôn trâm nó tới, thì như vậy con đi suốt. Con xin Thầy chỉ dạy cho con?

Trưởng lão: Sai! Như vậy là con đã tu sai cái pháp.

Khi nó buồn ngủ đó, mình đi pháp Thân Hành Niệm thì hết buồn ngủ. Hết buồn ngủ, tức là đừng đi suốt.

Hết buồn ngủ cái mình ngồi lại, buồn ngủ thì mình đi nữa, mà không buồn ngủ thì ngồi chơi, cái nó tỉnh. Khi mà mình đi vậy, mình đi pháp Thân Hành Niệm mà, mình đi rất kỹ các con. Tác ý rất kỹ về từng bước chân của mình. Pháp Thân Hành Niệm trong đạo Phật: “Muốn tu chứng đạo phải tu pháp môn nào?”, không biết mấy con có đọc cuốn sách đó không? Pháp Thân Hành Niệm đó mấy con.

(28:29) Nghĩa là nội cái pháp đó không, nó phá hôn trầm, thùy miên mấy con sạch là chứng đạo. Nhưng mà phải biết cách tu, chứ không phải là tôi đâm đầu mà đi suốt đêm. Cái pháp Thân Hành Niệm đi hoài nó càng mỏi mệt, ngồi đâu nó gục đó mất đi.

Khi nó bị hôn trầm, thùy miên thì mình đi. Mà đi chừng vài ba vòng mà thấy không còn buồn ngủ nữa thì vô ngồi chơi. Đi nó tỉnh, nó không làm mình mê được. Mà nó tỉnh, lúc mình ngồi chơi thì có niệm này, niệm kia đến thì mình xả. Mà không niệm, thấy nó lờ mờ, nó muốn buồn ngủ thì bước ra đi kinh hành. Đừng có đi suốt, mà đi 5, 10 bước, cao lắm 20 bước thấy nó không có buồn ngủ là đi vô ngồi chơi. Con hiểu không?

Mà trong cái giờ đó là giờ không phải là bình thường đâu. Để tập làm chủ cái thời gian, để mà tỉnh táo đó, thì mặc dù ngủ thì cứ ngủ như thường, chứ đừng có sợ ngủ, không có sợ ngủ: “Tới giờ này tao cho mày ngủ, mày chưa tập tới, chứ không phải là cái người tu mà mình ham ngủ đâu, chưa tập tới đó thôi. Nhưng mà bây giờ chưa tập tới mà ép mày, thì mày chịu không nổi, thì ngồi đâu nó gục đó”. Pháp Thân Hành Niệm phá cũng không nổi đâu.

Cho nên vì vậy đó trong cái giờ, cái thời gian, mình chọn lấy cái thời gian để làm chủ cuộc đời của mình. Thì cái thời gian đó đó, nó buồn ngủ thì dùng pháp Thân Hành Niệm, mà nó không buồn ngủ thì vô ngồi chơi. Nhớ kỹ hai cái điều này thì mấy con sẽ tới đó. Hễ buồn ngủ thì đi Thân Hành Niệm, mà không phải đi hoài. Không phải! Đi hết buồn ngủ được rồi, vô ngồi chơi.

(30:14) Thành ra nó có cái thời gian mình ngồi chơi, nó nghỉ cho cơ thể mình nó khỏe mạnh. Còn con đi riết con phá buồn ngủ thì cơ thể con nó lại mệt nhọc. Mà nó mệt nhọc thì ngồi vô thì gục, con cần phải đi nữa. Cho nên cái sức của con không đủ chiến thắng, do đó bắt buộc hàng, muốn phá cái si lại dùng pháp nó sai. Nó làm cho tăng cường lên cái sự hôn trầm, thùy miên.

Tu sinh 1: Bạch Thầy, con đi mà có khi đi suốt 4, 5 tiếng, nhưng mà con thấy mình không có bị mất sức, giống như khuya thức dậy 1 giờ tới 6 giờ sáng bình thường (…​)

Hễ con ngồi lại nửa tiếng đồng hồ thì thùy miên kéo tới.

Trưởng lão: Khi có thùy miên thì mình đi, mà nó hết thùy miên, thôi vô nghỉ, không đi nữa. Chứ còn bây giờ thấy có thùy miên con đi suốt nửa đêm thì thôi không được. Để cho cái khoảng thời gian mà nó nghỉ ngơi đó đó, để cho nó tỉnh táo, cho nó quen. Để dùng cái khoảng thời gian mình tu tập nhiều cái tri kiến giải thoát. Đạo Phật là đạo trí tuệ mà, chứ đâu phải đạo đi kinh hành nhiều.

Tu sinh 1: Nhưng mà có khi nó tới nó chạy phá thì con biết được, nhưng mà có khi nó tới thì con không hay, nhiều khi nó tới rồi mà con không hay, nhưng có khi biết trước mà có khi không đủ sức tỉnh để biết suốt.

Trưởng lão: Tại vì sức tỉnh chưa đủ.

Tu sinh 1: Với lại con cứ nghĩ là sức tỉnh của con chưa đủ cần đi pháp Thân Hành Niệm cho nhiều tạo ra sức tỉnh, từ hồi nào tới giờ ức chế ý thức nó quen rồi (…​) làm cho ý thức nó mất (…​)

Trưởng lão: Cho nên đi pháp Thân Hành Niệm cũng phải biết sáng suốt. Biết sáng suốt dùng nó thì mới được. Mình đi hết buồn ngủ thì vô nghỉ, chứ đừng có tiếp tục đi nữa. Mình thấy đi nó tỉnh táo này kia, đi cho mỏi chân, đi vậy nó mất cái sức của mình.

(31:59) Thành ra mình đi nó hết hôn trầm, thùy miên, đi vô ngồi chơi. Quan trọng là chỗ tư duy, ngồi chơi rồi xả. Còn cái đi kinh hành, đi Thân Hành Niệm để giúp mình tỉnh táo, để giúp cho cái sức tỉnh táo của trí tuệ. Nhưng mà cái người lười biếng đi pháp Thân Hành Niệm không nổi đâu, siêng năng làm mới được.

Tu sinh 1: Con mà hôn trầm thì con càng đi khỏe vì vậy mà con lại ham đi. Con ngồi thì nó hay bị tưởng nó tới, hôn trầm, thùy miên nó tới thì có trạng thái tưởng. Nếu bình thường trong thất ngồi chơi bình thường mà không có tưởng con bị thùy miên (…​). Nó tưởng ra cái chuyện mình làm cái điều đó, mình cứ mơ mơ, màng màng.

Trưởng lão: Tưởng nó vô thì nó mơ mơ, màng màng, có khi nó vô hôm nay nữa. Thành ra ôm pháp Thân Hành Niệm phá, vậy thôi. Chỉ có pháp Thân Hành Niệm mới phá được chứ…​

Tu sinh 1: Thì con ôm sao Thầy chỉ dạy cho con cái pháp để con tu? Thì bây giờ con tu lại như thế nào Thầy chỉ dạy lại cho rõ ràng để con vô thất?

Trưởng lão: Con phân biệt cho rõ, thì khi mà mình có bị hôn trầm, thùy miên, buồn ngủ thì con cứ ôm pháp Thân Hành Niệm đi. Hết rồi, ngay khi đang đi như vậy mà thấy tỉnh táo rồi thì nghỉ liền, chứ không có ham mê pháp môn này, con có hai cái. Vô nghỉ, mà ngồi nghỉ mà nghe nó có cảm giác mà hôn trầm, thùy miên thì đi pháp Thân Hành Niệm phá có vậy thôi. Tu tập như vậy thôi.

Tu sinh 1: Con chỉ chuyên dùng pháp Thân Hành Niệm và ngồi chơi vậy thôi?

Trưởng lão: Vậy thôi là được rồi.

Tu sinh 1: Suốt cả gần nửa tháng nay con không có đi ra ngoài, con giữ gìn trong thất con thấy thoải mái dễ chịu không có gì lo lắng hết (…​)

5- HẠNH ĐỘC CƯ

(34:00) Trưởng lão: Độc cư đó, thì mình không chơi với người nào hết, không nói chuyện với ai hết, chỉ ôm pháp của mình thôi. Đánh nó bằng pháp của mình thôi, chứ không còn chơi với người nào hết. Đi chơi nó cũng tỉnh, nhưng mà điều kiện là bị động, không đúng cái hạnh độc cư. Sống như con tê ngưu một sừng con. Cho nên con tê ngưu phải biết khôn, chứ con tê ngưu dại là bị liền đó.

Tu sinh 1: Con có cảm nhận thấy khi con đi ra ngoài vậy, đi kinh hành con chỉ ôm pháp Thân Hành Niệm với ngồi chơi ở trong thất thôi chứ không đi ở ngoài (…​) thì con thấy giữ giới cũng thoải mái chứ không có gì gò bó hết. Thậm chí mình đi ra ngoài thì nó hay bị phóng niệm, mình đi ra ngoài thấy cây này, cây kia cái tâm nó sẽ phóng. Rồi đi ra ngoài thì con thấy đi vậy thì không sao tránh khỏi sự sát sanh dẫm đạp lên trùng kiến con thấy vậy, dẫm đạp lên chúng sanh đó là ác pháp rồi chi nữa. Con suy nghĩ vậy cho nên con không có đi ra ngoài.

Trưởng lão: Đúng, suy nghĩ đúng. Đi ra ngoài như vậy cũng không có lợi ích gì, lỡ đạp con kiến đồ dưới chân chết nó tội. Thành ra cứ ở trong thất mình tu tập như vậy là đúng pháp, rồi lần lượt rồi nó sẽ tiến bộ. Nó hết hôn trầm, thùy miên rồi, con ngồi đâu nó tỉnh táo tới đó, không có nghĩ. Chỉ còn cái biết của mình, tri kiến của mình thôi thì cái đó là đúng pháp của Phật rồi: “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”, thấy được sự tri kiến giải thoát của mình. Con tu tập như vậy là đúng rồi.

Cố gắng, huynh đệ ở đây nghe qua kinh nghiệm của bạn mình, rút tỉa từ đó để nỗ lực mình tu. Nó phải sớm lúc nào thì tốt lúc nấy, đừng có để kéo dài lâu quá, nó không tốt. Lâu quá thành ra mình thấy quen với pháp rồi, rồi nó lười lười, nó làm biếng. Tỉnh thức tu còn khó, mà cái tâm không có hàng phục được. Cho nên tu đúng pháp như vậy là có ba cái: Biết các thiện pháp, biết tu, cách tu thì nó sẽ có lợi lạc rất lớn trên đường tu.

(36:29) Bây giờ còn ai nữa không con?

Được nghe rồi thì quý huynh đệ cố gắng tu tập. Coi như là cái hạnh độc cư, trong cái lớp tu, cái hạnh độc cư là cái pháp rất là quý hóa nhất.

Độc cư không có chỉ riêng cái chỗ là mình không đi nói chuyện. Độc cư có nghĩa là đừng có đi ra ngoài kia nhìn trời, nhìn mây, nhìn gió, nó cũng mất độc cư rồi mấy con. Mình ngồi đây thì cái cây này, xung quanh mình nó có mấy cái cây, nó quen thuộc rồi, mà như vậy là mình đã động rồi. Mà đi ra ngoài kia nhìn cây khác là đã phá độc cư rồi. Mình phải hiểu cái sâu sắc của tâm mình, cái tâm của mình nó động, nó đâu có dễ đâu.

Chỗ này thấy nó mới thì nó không độc cư được, tại vì mình muốn nhìn nên nó thu tâm mình vô.

Còn bây giờ nó quen rồi thì cái người mà quen với cái hình ảnh đó thì nó không còn lạ, không nhìn ngó chăm chăm sao thế này, thế kia.

Lẽ ra mấy con ngồi ở đây, cái vườn Lâm Tỳ Ni ngoài đó như vậy là ghi lại những cái hình ảnh, hình tượng của đức Phật ngày xưa, phải ráng làm như Phật. Rồi bắt đầu đó mình thu tâm mình ngồi đây nó nhìn, kệ. Cố gắng, cố gắng mình sống độc cư cho trọn vẹn. Cái hạnh độc cư là đứng đầu cho cái người tu.

Mình phải biết khi mình đã tu tập giữ cái hạnh độc cư, thì mấy con có gặp những cái trường hợp nào, như thế nào thì mấy con phải hỏi thêm. Cái độc cư nó khó lắm, chứ không phải dễ. Nói thì dễ, nghe độc cư thì dễ.

Sống một mình không chơi với người nào là độc cư, đó là mới độc cư mức độ nhỏ. Còn về mức độ lớn, mình muốn ra ngoài kia đứng, cái thân mình đã phá hạnh độc cư rồi. Thấy người ta làm gì, nó muốn lại coi người ta làm gì, nó cũng phá hạnh độc cư rồi. Các con thấy cái tâm hiếu kỳ của chúng ta nó phá hạnh độc cư dữ lắm.

(39:02) Cho nên độc cư, nói thì dễ mà làm thì khó. Mà người độc cư trọn vẹn thì như con tê ngưu một sừng, thì người đó đã thành Phật rồi. Cho nên thậm chí như nó độc cư, mà đức Phật dám viết ra một tập kinh: “Độc cư như con tê ngưu một sừng” thì mấy con thấy. Tại sao đức Phật lại viết một tập sách mà nói về con tê ngưu như vậy? Vậy thì mình muốn độc cư như con tê ngưu một sừng thì phải theo cái hạnh của con tê ngưu chứ.

Ở trong đó mỗi chi tiết nó ghi rất rõ mấy con, sống mà con tê ngưu một sừng mà. “Sống Như Con Tê Ngưu Một Sừng” mấy con đọc cho kỹ. Mỗi một hành động làm kèm cái gì nó phá hạnh độc cư liền tức khắc. Chứ không phải là nói mình sống một mình trong thất. Ở trong thất mình mình là độc cư, nó độc cư trong một phòng nó phòng hộ, nó giống như con tê ngưu một sừng. Cho nên vì vậy mình đọc lại cái tập sách đó để mình bắt đầu mình làm con tê ngưu một sừng, học cách làm con tê ngưu một sừng. Thì khi mình thành tựu con tê ngưu một sừng rồi là mình đã thành công.

(40:24) Ở đâu có bài bản đó, ở đâu có phương pháp đó hết, chứ đâu phải đơn giản, đâu phải nó dễ đâu. Bởi vì Phật nói thì dễ: “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”. Đây là mình thấy cái chân lý của nó, để cho mình tu tập những cái dính mắc của mình quá lâu đời rồi. Còn không tu tập thì cái chân lý kia làm sao đạt được? Ai cũng thấy cái chân lý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, ai cũng biết. Nhưng mà làm sao mình sống với nó ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác với cái tâm bất động đó?

Chứ đi qua nhìn cái cây kia, nó bất động được sao? Mà cây này nó khác, cây kia nó khác. Bây giờ mấy con nhìn vào cái rừng cây này coi có cây nào nó giống cây nào đâu? Cây thì ngả qua, cây thì ngả lại, cây thì đứng thẳng ,cây thì cong. Nhìn lá dưới, cây thì nhìn lá lên trên không có cây nào giống cây nào hết.

Đó các con thấy như vậy nếu mà mình cứ chạy theo nó thì cuộc đời của mình lăng xăng. Nó không phải lăng xăng theo kiểu thế gian mà nó lăng xăng theo cái hình ảnh của thiên nhiên, thành phá hạnh độc cư của mình.

Cho nên muốn tu thì phải coi chừng cái hạnh độc cư đó, làm cho rõ cái hạnh độc cư. Chứ không phải nói bây giờ thôi tôi đi một vòng tôi về tôi tu, nỗ lực tu. Không có, đi một vòng phá hạnh độc cư, tu cũng bằng không.

Tu ngồi lì một chỗ, nhốt mình, giam mình trong phòng. Thậm chí không nhìn ngó ai, thậm chí không nhìn ngó cây này, cây kia, cây nọ, chỉ luôn luôn nhìn lại cái tâm của mình thôi, cho nên thời gian nó sẽ mau thành Phật.

6- TƯỞNG THỨC

(42:09) Tu sinh 2: Con thưa Thầy, con xin được hỏi sự tu tập của con nó bị chướng ngại thế này, tại sao trong đầu con, con tác ý nó cứ tác ý trong đó hoài? Mà khi con tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, nó cũng tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, cứ lặp đi, lặp lại hoài.

Trưởng lão: Con bị tưởng mất rồi, đó là thinh tưởng. Bị cái câu đó coi như nó nằm lòng ở trong con rồi, nó thành một cái thói quen tác ý. Chứ không phải chính ý thức của con muốn tác ý, hay không muốn tác ý mà nó đã tự tác ý. Đó, con nói ra bây giờ con không muốn tác ý mà nó tác ý thì con đã tập thành cái thói quen. Cái thói quen từ ngay lúc đầu con tu, con đã tu sai rồi. Tu chủ động cái câu tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Chứ không để cái câu thứ hai nó nhại lại cái câu thứ nhất, mình làm chủ.

Thì bây giờ con phải dùng ý chí gan dạ của con. Ví dụ con tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Bây giờ bắt đầu nó ngầm ngầm nó cũng nói câu đó nữa: “Dừng! Tao tác ý chứ không phải tự tác ý đâu nha!”. Con la nó vài ba lần coi nó hết không, không hết mai mốt đến gặp Thầy. Như đến hôm nay con tập, đến gặp Thầy, Thầy trị cái bệnh đó cho. Nằm dài đây luôn, rồi bắt đầu rút cây tầm vông đem vô đây cho Thầy. Thầy quất hai chục roi như vậy đó cho nó rướm máu, mỗi lần nó muốn tác ý nó nhớ, cái nó hết. Mấy con tập thành quen, bỏ không được tác ý nữa.

(44:01) Bây giờ không được tác ý câu đó thì mình tác ý câu nào giờ đây? Tu cái pháp gì đây? Sao mà cái chân lý, để mình đi vào mình sống cái chân lý. Mà giờ cái tưởng nó chơi, nó bít cái ngõ rồi, nó chơi nó tác ý, nó là thầy nó rồi, chết được. Bây giờ cái ý thức của con nó chỉ là tay sai cho cái tưởng của con thôi.

Cho nên vì vậy, chừng nào mà nó bị vậy đó, con cứ vô đây gặp Thầy. Thầy bắt nằm xuống, Thầy lấy roi mây Thầy quất. Quất chừng một chục, hai chục roi. Cho mỗi lần mà muốn tác ý, nó nhớ cái lằn roi mây, nó hoảng hồn phải không? Tu tập phải chịu khổ, chịu khó chứ, mới phá đi những cái tưởng của mình. Cái tưởng nó độc, trong người nào cũng có tưởng hết. Nhưng mà ý thức làm chủ thì cái tưởng nó không có ló cái đầu ra. Con lúc nào cũng giỡn chơi với nó, cho nên bây giờ nó làm chủ cái ý thức của con.

Đức Phật nói: “Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp”. Bây giờ con để tưởng làm chủ, tưởng dẫn đầu các pháp thì đâu được, tu sai rồi.

Tu sinh 2: Con tác ý to được không Thầy?

Trưởng lão: Con tác ý to như vậy cũng tưởng con tác ý, chứ không phải là ý thức con tác ý đâu. Bây giờ con làm gì, cái tưởng cũng ló cái đầu ra trước. Con tưởng là ý thức của con, chứ sự thật không phải đâu. Tác ý, cái tưởng thức của con đó, mà từng tu tập mà tu tập sai, dùng pháp tưởng mà không biết.

Bởi vì ở trong con người chúng ta có năm uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức phải không? Cái Thức mà đức Phật dạy chúng ta, cái biết nó nằm sau cùng của năm cái uẩn. Mà Sắc, Thọ, Tưởng rồi mới tới Hành.

(46:24) Hành là sự nghĩ cái này, cái nọ, cái kia nó mới đến cái Thức. Mà giờ cái Tưởng nó nằm trước cái Thức của chúng ta, chứ cái Tưởng nó nằm sau cái Thức đâu, có phải không? Mà anh Tưởng, anh nằm trước cái Hành, mà cái Thức thì nó nằm sau cái Hành. Bởi vậy cái Thức nó hoạt động nó nói, nó nghĩ thì nó mới hành được.

Còn anh này vì cái Tưởng nó nằm trước cái Hành, mà bây giờ nó lại hành trước cái ý thức của con luôn, nó chơi ngược ngạo cái kiểu đó. Ông Phật: “Thôi tao cũng thua mày rồi, mày hơn tao. Kỳ này mày cho cái tưởng mày, nó hoạt động trước cái thức của mày. Tao cho cái thức nó phải nằm sau để nó hoạt động sau cái hành của nó. Còn này mày cho cái tưởng”.

Cho nên vì vậy bây giờ con không có tu tập nữa được, dừng đó đi. Phải tu tập cái khác, chứ không tu tập cái đó nữa, không có tác ý nữa.

Tu sinh 2: Thì bây giờ tu gì hả Thầy?

Trưởng lão: Thì bây giờ đó con phải tu cái khác, tại vì con không tu cái pháp tác ý được nữa rồi. Mà con phải dùng cái tri kiến hiểu biết của con, ờ bây giờ vì nó sai, mình dừng lại, mình không làm theo cái đó. Chứ không có tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự.” được. Cái tưởng nó chơi, nó làm trước con rồi, làm kiểu đó không được. Bây giờ con không tu cái đó nữa, nó làm cái tưởng nó hoạt động. Con chỉ bây giờ, nó khởi một cái niệm, nó hoạt động, mà bây giờ đây thấy cái đường này dơ, con đi quét suốt. Dừng, con không có được làm vậy.

Chứ còn không khéo cái tưởng nó ló đầu ra rồi bắt đầu đi quét sân. Rồi nó quét cái đường này, rồi thấy cái thất kia dơ quá, thế này, thế nọ. Thôi! Thôi! Tối ngày con làm tôi tớ cho mấy cái thất này còn cái gì nữa. Vậy chứ mà khen trong bụng lắm: “Tôi sạch sẽ lắm, mấy người ở mà dơ quá!”, có phải không? Nó lại khen nó nữa chứ, tưởng nó khen đâu.

Thí dụ như bây giờ con ở trong cái thất đó, bây giờ rác ở ngoài, lá cây ở ngoài ngập hết. Mà người nào lại quét thất cho con là người đó sai, mà con xách cái chổi ra con quét cũng sai. Con biết sai gì không? Bởi vì con tu, chứ đâu có cần phải dơ sạch. Dơ sạch thế gian này đâu có phải là nó giải thoát đâu, nó không quan trọng. Bây giờ mấy lớp cũng vậy.

(49:06) Mà hễ mà con bước ra ngoài con đi một vòng mà cái thất con dơ như vậy: “Cái ông này sao mà nhìn dơ quá”. Thấy con đi là biết ông này ở dơ chứ không phải ông tu. Còn thấy con ở trong thất, con không thèm ngó tới: “Ông này tu dữ”. Thấy rác không ra quét (…​)

Còn mà thấy con lò mò đi ra, mặc dù đi từ chỗ thất con đi ra tới đó, con quay trở lại thôi, thì người ta cũng vẫn biết con người làm biếng, chứ đâu phải người ta không biết sao?

Còn con ở trong thất, con không mở cửa con ra, mà con ở trong đó con tu, người ta biết con là người siêng năng, phải không? Con bỏ cái pháp tu tưởng của con đi thì con sẽ tốt chứ không xấu nữa đâu

Tu sinh 2: Thưa Thầy nhưng mà ví dụ như là bình thường mình không có tác ý mà nó cứ tác ý thì?

Trưởng lão: Cái đó là bị tưởng rồi, cái tưởng rồi. Bởi vậy Thầy bảo bỏ nó, không có tác ý nữa. Mà nó tác ý con rầy nó, chứ ai biểu mấy con để, bộ nó tác ý vậy tốt lắm sao? Nó làm mất cái ý thức của con: “Ý làm chủ ý tạo tác”, mà giờ tưởng tạo tác rồi, nó trật pháp rồi. Con tu hoài không thành Phật mà con tu riết thành ma, ma tưởng.

Tu sinh 2: Mà bây giờ dùng tri kiến của mình nó khởi lên cái ham muốn gì đó?

(50:38) Trưởng lão: Ờ! Bây giờ là nó khởi lên cái ham muốn. Cái ý thức của con nó khởi lên nó ham muốn này kia thì con bảo dừng lại thôi chứ còn con không có la hét nó được nữa. Con la hét là bắt đầu nó không có cái gì hết nó cũng la hét. Thay vì bây giờ nó có thì con dùng ý thức, con bảo dừng lại thì được.

Còn bây giờ con ngồi mà nó không có gì hết, mà ở trỏng cứ la hét, mình bảo: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Rồi lát không có gì hết, nó cũng bảo: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”.

Còn cái người, người ta bình thường, người ta không bị bệnh tưởng rồi, mà người ta tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Người ta ngồi, rồi bắt đầu nó có những cái niệm gì đó thì người ta tác ý.

Còn con bây giờ nó không có niệm nó cũng tác ý, mà có niệm nó cũng tác ý, thì như vậy con bị tưởng. Bị tưởng tác ý mất, chứ không phải chính con chủ động ý thức tác ý. Bởi vì nó tác ý trước con, tác ý trước cái ý thức của con.

Ở đây không phải là chỗ mấy con ngồi thiền nhiều giỏi, mà ở đây cái chỗ mà con xả tâm bằng tri kiến giải thoát của mình, tu trong hành động dễ.

Cái người nào mà vô đây không tập ngồi kiết già, không cần gì hết. Ngồi bình thường như thế này mà người ta chửi không giận, người ta làm gì mình không buồn phiền. “Thế gian các pháp vô thường”, các con nhớ câu đức Phật nói, mà thật đúng thật. Bởi vì nó thuộc về Chánh Kiến, nhân quả, các pháp thế gian đều không thật, đó là cái Chánh Kiến. Còn hiện bây giờ các con thấy các pháp thế gian thật cho nên các con dính mắc.

Còn đức Phật nói, các pháp thế gian vô thường, nay nó vậy, mai nó khác. Hôm kia cái vườn Lâm Tỳ Ni kia không có mà nay nó có thì không phải là vô thường sao? Cho nên con dùng cái chánh kiến diệt tà kiến.

7- DUYÊN ĐƯỢC LÀM NGƯỜI VIỆT NAM

(52:44) Trưởng lão: Trong Bát Chánh Đạo thì các con biết cái lớp Chánh Kiến, mà có dịp Thầy sẽ mở ra tám cái lớp học này để cho mấy con biết, thấy cái gì là chánh kiến, mà thấy cái gì không phải là chánh kiến? Đó bây giờ mấy con thấy cái vườn Lâm Tỳ Ni đẹp thiệt, đó mấy con thấy đây là cái vườn Lâm Tỳ Ni. Nhưng mà sự thật mấy con đâu có hiểu đây là cái chùa, Thầy đang cất cái chùa đó mấy con, cái chùa là cái chỗ nơi để mà người ta cung kính cái hình ảnh tượng Phật người ta nhớ.

Còn ở đây Thầy cất cái chùa thành ra cái vườn Lâm Tỳ Ni, cái nơi di tích đức Phật. Các con đến chùa chỉ biết lạy mê tín, lạy cầu Phật gia hộ. Còn đến đây mấy con quan sát cái di tích lịch sử của đức Phật mấy con kính trọng. Đức Phật ngày xưa sống như thế này, độ chúng sinh như thế này, đối với người nữ, người nam như thế nào, sao sao đến khi Ngài nhập Niết Bàn. Một cái di tích lịch sử quá tuyệt vời, nhưng mà không ngờ đó là cái chùa của Việt Nam.

Còn cái chùa của người Trung Quốc sao? Vô, gom bao nhiêu tượng vô ở trong đó, để mấy con vô đó, mấy con lạy Phật gia hộ cho gia đạo bình yên, cho nhà cửa bình yên, cho vợ con bình yên. Đó là hình ảnh mê tín, không phải là chùa của Việt Nam. Bây giờ mấy con có thấy chùa Việt Nam? Ở đây mình dùng cái tiếng chùa là mình dùng cái tiếng của người Trung Quốc, chứ nó là một cái di tích để biết ơn đức Phật. Còn cái chùa mà của người Trung Quốc cất lên mà từ lâu tới giờ người Việt Nam mình theo, đó là mình đến mình mê tín. Đến mình lạy để cầu chư Phật, Quan Thế Âm Bồ Tát cứu khổ, cứu nạn, đó là hình thức mê tín.

(54:50) Còn đây mình đến đó mình nhớ cái ơn Phật, nó không có mê tín chút nào hết. Mà cái hình ảnh đức Phật độ năm anh em Kiều Trần Như. Khi Người tu chứng, Người thấy còn nhân duyên với chúng sanh, mà năm anh em Kiều Trần Như là những người tượng trưng cho con người ở thế gian này, con người thật con người, nên đức Phật dạy ngay cho năm anh em Kiều Trần Như pháp tu hành của Ngài. Đó mình phải hiểu sâu xa.

Đó, do hôm nay Thầy muốn nói đây là cái chùa Việt Nam mình gọi là, mình cho nó lịch sự thôi, là cái vườn Lâm Tỳ Ni. Còn đối với người Trung Quốc thì đó là chùa. Mình đến đây, mình chiêm ngưỡng được những cái hình ảnh của đức Phật độ năm anh em Kiều Trần Như, độ bà Di Mẫu. Đó mình thấy những cái hình ảnh nó làm cho mình càng cố gắng nỗ lực tu hơn, chứ không phải đi vào cái chỗ mê tín. Thắp cây hương rồi lạy: “Mô Phật, Mô Phật” rồi về, không có điều đó!

Cho nên người Việt Nam mình tiến bộ mấy con. Tiến bộ không phải Thầy thanh minh đâu mấy con, nhờ thành tâm biết buông xả mấy con. Thật ra nó mới biết, nó cải tiến theo cái tinh thần của người dân tộc Việt Nam, nước nhỏ mà không đầu hàng nước lớn. Thầy muốn nói đây là về chính trị mấy con thấy dân tộc mình nhỏ con, nước mình nhỏ mà không đầu hàng nước Trung Quốc - một nước lớn đông dân. Mà người Trung Quốc lăm le chiếm đất nước chúng ta, chiếm hoài không được, coi chứ mà vô đây mà chiếm.

Không mà nói sơ qua về ngoài một chút để cho mình thấy được dân tộc Việt Nam chúng ta.

(56:55) Cho nên nó mới nảy sinh ra được những con người như Thầy, để mà chấn chỉnh lại Phật giáo ở đất nước này mấy con.

Cho nên mấy con được duyên, được làm người Việt Nam, mấy con hãnh diện lắm mấy con. Thầy thấy mấy con, dân tộc ta anh hùng lắm mấy con. Như chuyện Hai Bà Trưng các con thấy người đàn bà, người ta anh hùng như vậy thì đủ biết dân tộc chúng ta tượng trưng cho những người anh hùng. Chứ không phải là những người mà hèn nhát, đầu hàng trước, sợ giặc.

Cho nên một người mà hiện họ cai trị đất nước chúng ta mà sợ chết, họ hèn nhát, họ sợ Trung Quốc.

Tu viện của chúng ta, nhân dân của chúng ta không sợ người Trung Quốc. Họ không sợ, họ gan lắm mấy con. Họ liều chết, chết cho đất nước họ, không làm nô lệ cho ai. Chúng ta có gì đâu, ngày có hai, ba bữa cơm mà, có gì giàu sang? Nhà cửa của mình thì cũng đâu có gì mà đẹp sang?

Chỉ có mấy người lãnh đạo đẹp sang họ sợ hư hao chứ còn mình không sợ. Cho nên đụng tới dân thì không được, mà đụng tới mấy ông lớn thì là đầu hàng Trung Quốc (…​).

Thầy nói như vậy đó thì mấy con xóa bỏ đi đừng có mang vô, họ tới đây hỏi Thầy. Mà hỏi Thầy, Thầy không sợ đâu, thật ra Thầy không sợ. Thầy nói thật mà, Thầy không sợ, chứ không phải là Thầy sợ họ đâu.

(58:33) Ở đời mà, sống chết mình có duyên chứ có gì đâu mà sợ. Cái duyên mình chết là mình chết, còn cái duyên mình sống, ai làm gì mình cũng sống. Đất nước Việt Nam của mình tới bây giờ vẫn là một dân tộc độc lập, thì mình có sợ thì mình làm sao độc lập? Do mình không sợ mình mới độc lập. Trời đất ơi! Trung Quốc nó đưa tàu nó ra ở biển Đông, nó hù dọa mình chứ gì? Mà sao nó không vô nó đánh mình đi? Dám! Bao nhiêu đời nó chạy đất nước này. Vua Quang Trung ở Tây Sơn mà hét một tiếng, nó ở ngoài kia nó chạy gần chết, năm ngày sau ông ra tới Hà Nội, mấy ông ăn Tết, có phải không mấy con? Gặp vua Quang Trung, nói chuyện! Mình con cháu vua Quang Trung, chứ bộ mình con cháu ai mà sợ, không sợ ai hết. Nói mình với nó anh em, anh em gì mà ăn hiếp quá tay.

Cho nên mình tu cũng vậy mấy con, đừng sợ. Chết bỏ nhất định tu theo Thầy: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Rồi mình ngồi đây, mình không giữ cái tâm bất động mà mình coi nó bất động. Mình không giữ nó, mình giữ nó là mình bị trật. Mình giữ nó là thuộc về pháp Tri vọng- biết vọng liền buông- nó trật mấy con.

Đó, bây giờ mấy con cũng biết Hòa Thượng Thanh Từ tu. Trời ơi! Tu pháp tu ghê lắm mấy con. Khi mà Thầy lên Chơn Không, Thầy thấy, các con biết hay không? Cái chỗ cửa đó nhìn ra biển, ông ngồi đằng trước chỗ góc đó, ông bắc ghế ngồi đó. Thầy ngồi xếp bằng đó, ở dưới cái nền vầy, Thầy ngồi xếp bằng ngay cái chỗ này, hai Thầy trò ngồi tu. Cho nên Thầy nhớ ơn Hòa Thượng lắm mấy con. Ông ngồi tu đâu, Thầy ngồi đó. Thầy nói may là ông có chết, ông rước mình, mà kiểu này Thầy phải rước ông quá.

(01:00:34) Thầy thấy ông bệnh tội lắm. Mà khi ông về ông gặp Thầy, ông nói, ông lớn hơn Thầy sáu tuổi mà ông yếu quá. Khi gặp ông yếu quá, lớn hơn Thầy sáu tuổi mà yếu quá, còn Thầy sao mà tu khỏe quá. Thầy nói, ráng khỏe thầy, không sao đâu đừng sợ, thầy sợ nó sẽ yếu luôn. Nói vậy rồi thôi, hai Thầy trò ngó lơ. Ông về Thường Chiếu còn Thầy về đây.

Nói chung cái pháp đúng mấy con thấy càng tu đúng, mấy con làm chủ, bảo cái thân, nó nghe mình. Còn chừng nào mấy con bảo: “Tịnh chỉ hơi thở, nằm xuống đây chết tao coi thử coi được không?”, bắt đầu nó đứng dậy mấy con, bảo thân nó nghe mấy con, đứng dậy nó đi lại đó nó nằm, cái nó không thở. “À, mày tu vậy được rồi, tốt quá rồi”. Con cũng mong mình vậy thôi.

Con bỏ hết đi, con tu như Thầy nói đi, đừng có để tưởng vô. Với mình khép mình ở trong cái độc cư, độc cư nó quan trọng, sống trong thất đừng có đi tới, đi lui. Đi tới, đi lui nó làm như mình tu hoài không được, phá độc cư rồi. Muốn tu thì mình khép mình tu, chơi một mình, sống một mình như con tê ngưu một sừng. Nên Thầy dịch cái cuốn: “Con Tê Ngưu Một Sừng” ra mấy con, về đọc để cho mấy con bắt chước con tê ngưu.

Cho nên vì vậy mà Thầy vô trong lớp này thăm, Thầy vô coi trên cái đầu mấy con, coi đứa nào một sừng? Mà nó một sừng thôi chứ còn con tê ngưu…​ Mà Thầy thấy …​ trời đất ơi, biết chừng nào nó một sừng? Cho nên mấy con ráng mấy con tu, nghe thấy nó mà u u lên chắc chắn nó tới đó.

(1:02:48) Thầy khuyến khích mấy con, để mấy con không phí cuộc đời. Bỏ cha, bỏ mẹ, bỏ xã hội hết rồi mình vào đây mình còn gì nữa đâu. Cho nên mình ráng ‘tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự’, có bao nhiêu đó thôi.

Mà nhớ, mình tu rồi mình phải thưa hỏi kỹ, coi cái chỗ mình thực hành đúng hay sai mấy con, chứ chưa chắc mình đã đúng đâu. Mình cứ nghĩ mình đúng mà coi chừng. “Con tu vậy coi đúng không? Thầy xem coi có đúng không?”, phải không? Thầy chịu khó mà. Mỗi một đứa bỏ cuộc đời của mình, bỏ gia đình, bỏ xã hội rồi, mà Thầy không thương mấy con sao?! Cho nên Thầy cố gắng, Thầy tiếp mấy con để mấy con tu tập cho được, đó là Thầy mới là Thầy của các con chứ. Các con hiểu không?

Chứ mấy con bỏ, mấy con vô đây, tu riết tới chừng chết mấy con không được cái gì hết thì không được. Thứ nhất là Thầy xét coi có phải là lỗi Thầy hay là lỗi các con? Mà lỗi các con là tại các con không thưa hỏi Thầy, Thầy biết bao nhiêu công chuyện. Còn lỗi Thầy mà các con thưa hỏi mà các con tu không được đó là lỗi Thầy. Các con phải hỏi chứ, mình tu tập vậy có được không? Chưa được, xin Thầy dạy cho con tu lại. Thì mấy con chịu khó thưa hỏi mấy con. Thầy có bao nhiêu đây thưa hỏi thì thấy cũng mệt rồi, phải không? Vậy mà Thầy chấp nhận được.

Còn mấy con không thưa hỏi thì Thầy không biết mấy con tu tới đâu? Ai đâu mà ngồi đó, mà đến xem đứa này đến xem đứa kia. Thầy theo thì được rồi, nhưng mà công việc Thầy nhiều. Từ cái bộ sách đạo đức làm người, sống không làm khổ mình, khổ người, cả một chúng sanh đang chờ đợi. Mà Thầy mà không viết thì ai biết đâu mà viết mấy con.

(1:04:40) Nói thì dễ lắm, chứ viết thành cái bộ sách không phải là dễ môn đạo đức sống không làm khổ mình, khổ người. Các con la một tiếng nói mà làm người ta giật mình là các con đã làm khổ người rồi. Thì ở trong sách phải viết cái câu đó ra chứ, phải không? Mấy con thấy không? Thì cái bộ sách nó phải nhiều chứ đâu. Chuyện đời mấy con, đâu phải ít chuyện đâu, quá nhiều chuyện.

Mà bây giờ ngồi viết sách, Thầy ngồi lại, Thầy viết sách đạo đức thì cái chuyện mà mấy con làm thiếu đạo đức, trời ơi! Thầy biết xã hội thế gian này người ta làm thiếu đạo đức biết bao nhiêu cái hành động, mà ngồi ghi chép lại. Mà Thầy biết là nếu mà Thầy không ghi chép lại thì mấy con thấy 5, 10 cái sai của người ta, chứ mấy con thấy hết không? Của hết cái xã hội không? Phải không? Mấy con thấy, cái chuyện của một người viết sách là cái chuyện người ta phải nhìn chung hết tất cả các góc mọi người chứ đâu phải một người. Nên người ta thấy được cái chuyện mà vô đạo đức đó như thế nào thế nào người ta nói ra. Nên khi người ta đọc. Trời!

Cũng như mấy con thấy Thầy viết cái cuốn sách Lòng Yêu Thương, mà bây giờ các nhà giáo họ thấm thía lắm mấy con, thấm thía lắm! Đơn giản lòng yêu thương thôi. Mà xét coi mình có yêu thương hay không? Gạt người ta mà nói yêu thương cái gì? Đi mình nhìn ngó người ta, háy nguýt người ta, yêu thương? Ghét người ta thì có chứ yêu thương lúc nào. Cho nên vì vậy mà Thầy vạch từng chút từng chút thấy được cái lòng yêu thương của mình, mình giả dối chứ mình yêu thương ai. Mình yêu thương mình nè, chứ chưa chắc mình đã yêu thương ai.

(01:06:22) Mà chính ở trong sách Thầy nói mình chưa yêu thương mình đâu, chình mình làm khổ mình mà. Thì các con nghe nói cái tiếng yêu thương ai nói cũng được mà làm cho được cái hành động yêu thương không phải là chuyện dễ. Nếu không có sách đạo đức đó, thì chúng ta không hiểu.

Mà chúng ta không hiểu, tự chúng ta làm khổ mình. Ai cũng thương mình chứ, có ai ghét mình đâu? Mà mình cứ làm khổ mình, mà mình cứ gọi là mình yêu thương thì như vậy là mình đi ngược lại cái lời nói của mình. Sai, thấy không?

Mà giờ cái bộ sách đạo đức được viết ra đời, con biết rằng đây là mình sai, mình làm cho mình khổ đây. Đây là mình sai, mình làm cho người khác khổ, mình biết liền đó là mình thiếu sự yêu thương.

Còn mình có sự yêu thương, người ta làm trái ý mình, người ta làm cho mình đau khổ thì trong yêu thương thì nó kèm theo cái danh từ ‘tha thứ’. Mà mình tha thứ thì ai ngờ đâu mình giải thoát, nó hay, quá hay.

Cho nên Thầy đang soạn thảo cái bộ sách đạo đức, thì không phải là cái chuyện mà mình ngồi mình viết bậy, viết bạ được. Mà cả một vấn đề xã hội, cả vấn đề đau khổ của mọi người. Cho nên cái tuổi của Thầy bây giờ cũng lớn rồi, ngồi đây dùng cái trí tuệ của mình nó cũng mỏi mệt lắm mấy con, chứ đâu phải còn trẻ như mấy con đâu.

Mà hồi Thầy viết là Thầy cứ nghĩ là mình viết là đem lại, trước tiên Thầy viết đem lại Phật pháp cho mọi người, người ta hiểu Phật pháp, sao tu đúng, tu sai? Không thôi Thầy ra Thầy thăm họ, cho họ đọc sách rồi họ theo đó, người thì vầy, kẻ khác họ mừng lắm mấy con, thấy tội lắm. Họ cũng ham tu, họ cũng muốn biết Phật pháp, mà nhờ Thầy triển khai ra, họ hiểu. Họ bu theo Thầy thôi, không biết bao nhiêu người mà nói. Họ bây giờ ở ngoài đó, ra ngoài đó thì chính quyền thấy bu theo Thầy đông quá, họ nói: “Thầy đến thăm thôi chứ Thầy đừng thuyết giảng!”. Thuyết giảng thì họ càng bu đông hơn nữa, họ sợ.

(01:08:41) Cho nên vì vậy mà Thầy đến đây thăm thì Thầy đi về nơi khác, cứ vậy Thầy thăm. Mới đầu ra, Thầy thuyết giảng nó bu, mới đầu chừng sáu bảy chục người, sau đó thì đông dần lên. Cái nhà nước thấy họ bu đông, Thầy thuyết giảng, thôi Thầy từ từ Thầy thăm rồi chút nữa Thầy về, có vậy thôi, mà Thầy thấy rất tội. Họ còn đang khao khát sự tu tập.

Cho nên ở ngoài đó bây giờ họ xin phép, họ làm một cái nơi, một cái nhà hẳn hoi đàng hoàng. Xin phép nhà nước đàng hoàng, rồi khi đó Thầy ra để mà Thầy dạy cho họ tu tập đàng hoàng. Cái người mà xin phép đó con, họ phải chịu toàn bộ trách nhiệm. Vậy mà ngoài đó họ làm xong, gần xong rồi con. Họ nói khi xong rồi, xin mời Thầy ra ngoài đó một tháng hay nửa tháng. Thầy nói Thầy khỏe, đủ duyên Thầy đi mà không khỏe thì thôi, cái đó là phải còn tùy. Vậy mà họ cứ vậy họ làm.

Trong cái chuyến rồi Thầy về Thầy thăm Hà Nội, Thầy nghĩ nhớ cái số người mà ở nhà bếp của mình, Thầy nói thôi cho họ đi theo để cho họ biết Hà Nội, chỉ có vậy thôi. Nhưng mà mình quên xin phép tắc. Chứ phải chi mình điện thoại ra ngoài đó trước, mình xin phép tắc đàng hoàng, thì ở ngoài đó họ chỉ cần có cái chỗ mình ở yên, mình nằm.

8- THƯA HỎI RIÊNG

(1:10:30) Trưởng lão: Cho nên hôm nay khi Thầy nói đơn giản vậy, nhưng mấy con phải nỗ lực lắm. Mấy con tu tập: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, mình ngồi chơi, chứ mình để bất động.

Còn mình thấy nó có sự gì ở trong tâm của mình thì mình nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, rồi mình ngồi chơi, không có làm cái gì hết, tối ngày tu bất động, vô sự không làm gì. Có vậy thôi, tu tới nơi, tới chốn, tới nơi, tới chốn mấy con tu.

Một con người bằng xương bằng thịt mà bảo sao nó nghe vậy, thiệt ra …​ bảo chết nó chết, bảo sống nó sống. Thì mấy con thấy con người của mình nó đủ cái khả năng đó, thành ra mình phải triển khai cái khả năng đó, mấy con ráng cố gắng. Thầy thấy người nào cũng có thể triển khai được, buông xuống, cuộc đời của mình không có gì. Đời không có ích lợi gì càng đau khổ thêm, nay chuyện này, mai chuyện khác, nó làm cho mình khổ đau. Buông xuống hết thì mình thấy nó sẽ không còn khổ đau.

Thành ra thí dụ như Thầy cất một cái thất để cho mấy con ở trong một cái thất đó rồi mấy con tu. Rồi mấy con đến cái thất của Thầy, mấy con xin phép cái chú Mật Hạnh hoặc cô Trang hoặc là người nào họ giữ thất Thầy. Thường thường là chú Mật Hạnh thì chú ở gần bên Thầy. Mấy con lên đó, mấy con gặp Thầy. Chú Mật Hạnh chú nói Thầy, cho con gặp Thầy một chút, thì chú vô nói với Thầy, hoặc con ra nhà khách hoặc vô thất gặp. Thường thường Thầy bảo mấy con ra nhà khách. Ra nhà khách thì Thầy ra, rồi mấy con trình bày cái sự tu tập của mấy con. Rồi Thầy chỉ cho mấy con, để cho mấy con tu cho đúng, để mà đạt được. Nội bây nhiêu đây mà làm Phật…​ Thấy mấy con không có phí cái công sức của Thầy.

(01:12:42) Người nào cũng làm Phật được, không có khó: “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”. Thầy dạy thì mấy con hiểu, thấy cái tâm mình bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, mình dễ thấy, ai cũng biết, chứ đâu phải tu tập cả một thời gian sau mới thấy được cái tâm mình. Đâu phải ở bên ngoài mà ngay đó mình thấy liền như đức Phật nói.

Các con lắng nghe “tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Trong những cái từ này, mấy con chưa hiểu từ nào thì mấy con lắng nghe, mấy con hiểu tâm bất động là ai chửi ai mắng gì, mình không có động.

Rồi có người nói, tâm bất động thưa Thầy, tâm bất động có phải như thế này không? Ngồi đây mà nó nghĩ ngợi cái này cái kia là nó động, như vậy là nó động?

Thì Thầy nói, không phải đâu con. Cái tâm của con người, cái ý thức của con người thì luôn luôn nó phải có sự hiểu rộng cái này, cái kia, cái nọ. Nhưng mà nghĩ cái nào nó làm cho con đau khổ thì con hãy dẹp nó, phải bất động cái đau khổ đó, chính cái đau khổ đó nó mới làm cho mấy con khổ.

Chứ mấy con diệt hết cái ý thức của mấy con, không có khởi niệm này, niệm kia thì mấy con thành cây đá rồi. Mấy con là con người, chứ đâu phải mấy con là cây đá sao, mà mấy con tu tập thành cây đá, đó là mấy con hiểu sai Phật pháp.

(01:14:22) Cho nên nó nghĩ gì nó nghĩ, miễn nó đừng có làm cho nó buồn phiền, đau khổ, giận hờn, nghĩ ham muốn cái này, cái kia thì không được. Người ta gọi bất động là bất động như vậy. Chứ còn cái kiểu mà bất động cứng ngơ, cứng ngắc vậy thì không có được. Các con thấy cũng một danh từ, mà Thầy là người Việt Nam mà mấy con hiểu sai, nó thành ra tiếng Tây mất đi, phải không?

Cho nên vì vậy các con nhớ kỹ, khi nào mà: “Con tu vậy, con hiểu như vậy có đúng hay không? Xin Thầy cho con biết để con tu tập cho đúng.” thì Thầy sẽ dạy mấy con tu tập đúng. Chứ mấy con cứ nghĩ tâm bất động, mấy con cứ kìm giữ nó bất động không cho nó nghĩ một cái gì hết thì mấy con tu sai.

Thầy thì tâm nó nghĩ gì nó nghĩ, kệ nó. “Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp”, nó dẫn đầu mà, pháp nào đến nó cũng biết hết. Mà nó biết để làm gì? Nó làm chủ mà, nó làm chủ thì khi nó nghĩ bậy thì: “Dừng lại, tâm mày tham quá vậy? Bây giờ mày ngồi đây mà mày nhớ gia đình mày à? Dẹp! Ở đây là chỉ có một mình mày thôi, chứ không được nghĩ bậy, nghĩ bạ!”. Mình rầy nó, rồi mình ngồi lại tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Không phải giải thoát sao?

Mà rầy riết ba cái này, nó tập thì mình bất động thật sự luôn. Tập cái đó, chứ tập chỗ nào? Chứ mình có ngồi tu cái gì đâu? Mình có ép nó cái gì đâu? Nó cũng biết hết, mà không có gì mà làm cho nó động tâm- buồn phiền, ham muốn- thì đó là giải thoát.

Còn bây giờ mấy con ngồi yên hơi cái nó nghĩ cái này, cái kia, thì nó lại kiếm cái này kia nọ đủ thứ. Mấy con không biết, mấy con cứ chạy theo nó thì không bất động.

Thành ra trong cái sự tu tập nó đơn giản như vậy, nó không có khó cái gì, ráng để mà tu. Bỏ hết đi con, đừng có đi lên, đi xuống, đừng có đi qua, đi lại. Mình ngồi trong thất mình nỗ lực mình tu, mỗi người một cái thất.

(01:16:25) Thầy vì thương các con mà Thầy cất thất vất vả. Có dịp mấy con lên Hòn Sơn, mấy con thấy Thầy ở trên một tảng đá. Khi mưa gió Thầy núp dưới tàn cây, ướt sạch mấy con biết. Mà một cái quần áo của Thầy, mấy con biết cái tảng đá bự như vậy nè, Thầy khoét một cái lỗ vầy, Thầy đút cái bọc quần áo Thầy xuống dưới. Đặng lỡ mình ngồi trên có ướt, mình lấy mình thay, chứ lạnh chịu sao nổi. Mà không biết cái lỗ đó bây giờ còn không? Nếu mà Thầy dẫn lên cái khu di tích đó mà coi. Trời ơi! Thầy ăn lá cây mà Thầy sống như vậy, mà mình ở đây ăn cơm mà tu như vậy thì mình sống như Thầy sao nổi ta? Mình phải nỗ lực mình đền đáp ơn Thầy chứ.

Thì mấy con thấy, có dịp mấy con lên cái lịch sử chỗ đó Thầy tu 9 tháng 10 ngày trên đó. Rồi sau đó mới về bên gối mẹ mà nỗ lực tiếp tục tu cho đến khi chứng đạo. Đó là cả một cái công trình chứ đâu phải dễ.

Thầy khi mà lên trên Chơn Không với Hòa Thượng Thanh Từ rồi, thì thấy tu cái kiểu này cả ngày ăn cái này, ăn cái kia phủ phê. Trời đất ơi! Theo Hòa Thượng Thanh Từ, dư dả một cách kì lạ, quần này áo kia đủ thứ, mặc dù ở trên núi. Bởi vì ở trong núi mà có một cái Tu viện như Chơn Không đâu phải chuyện dễ đâu mấy con. Thành ra họ đến, họ cung cấp, cúng dường đầy đủ.

Thầy nói, tu mà sung sướng quá như thế này mấy thầy làm sao thành tựu được đây? Mà đúng, giờ này đâu có thầy nào thành tựu được.

Cho nên Thầy xin phép: “Thầy cho con đi tìm một nơi nào thanh vắng để mà con tu”. Mà khi rời thầy Thanh Từ, mấy con biết, Thầy khóc sướt mướt, Thầy thương thầy lắm, khi mà Thầy rời thầy Thanh Từ, rồi Thầy ra Hòn Sơn, ra ngoài đó nỗ lực tu tập. Tu để đền đáp ơn thầy chứ không phải là gì hết. Cho nên cuối cùng Thầy thấy mình được giải thoát, làm chủ được cái thân này là một cái hạnh phúc vô cùng.

(01:18:38) Cho nên mấy con theo Thầy, mấy con cũng nên cố gắng mấy con, để y như Thầy, để đền đáp ơn Thầy, ơn thầy tổ của mình và đức Phật đã để lại một giáo pháp quá tuyệt vời, để cứu lấy con người ở trần gian này. Mà may có Thầy ở đây triển khai, chứ mấy con thấy người ta triển khai Phật giáo qua hình thức mê tín. Vô chùa thì gõ mõ, tụng kinh, cầu siêu, cầu an thôi đủ loại, biến cái chùa thành cái chùa mê tín. Chỉ có nơi đây mấy con đến đây mấy con thấy có gõ mõ tụng kinh, cầu siêu, cầu an đâu.

Nỗ lực tu để giữ tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự để được giải thoát hoàn toàn. Đó mấy con thấy đâu phải dễ để kiếm một cái chùa, một cái nơi được như thế này đâu. Mà Thầy vì mấy con mà Thầy cố gắng, Thầy tạo nên một cái cơ sở như thế này để mấy con về tu.

Hôm nay mấy con về đây, được ở đây như thế này, một số người thế này đó là quá ít, còn rất ít. Khi ở đây mà có một người tu chứng, Thầy nói, họ cũng đủ chứng minh rồi. Ở đời người ta khổ nhiều quá, muốn đi tìm giải thoát, nhưng mà người ta chưa biết cái chỗ nào tìm. Nhưng mà ở đây mình cũng chưa có người giải thoát, cho nên người ta cũng đang chờ đợi. Mà ở đây có một huynh đệ chúng ta tu được giải thoát, được làm chủ như Thầy, thì tất cả người ta tập trung về đây.

Mình sẽ hoàn toàn, bây giờ tin rằng ngày mai nó sẽ đâu ra đó. Thầy tin rằng trong một số huynh đệ đang ngồi trước mặt Thầy, ít ra là cũng phải có một con sư tử. Thì mấy cũng con biết ai là con sư tử, thì mấy con ráng tu tập tốt. Thì khi mà tu xong rồi, thì tiếng tăm khắp cùng thì người ta sẽ tìm về đây tu tập.

(01:20:46) Cho nên mình không lo cái cơ sở trước, sau này thì ai phát triển? Mà cái cơ sở như vậy, mấy con thấy người ta lợp bằng tranh vách liếp, trời lạnh chịu sao nổi mấy con? Ở đây một cái thất như vậy, con đóng cửa kín hết mấy con cũng cảm thấy ấm áp hơn.

Cho nên Thầy thấy ở phía trước cô Út, một ông già mà ông chết. Thầy biết, Thầy vô cái chỗ ở của ông, Thầy biết tranh liếp như thế này thì già ông dễ chết. Chịu lạnh không nổi, cho nên ông ta chết vì lạnh chứ không phải vì bệnh đau. Ở đây đêm tối lạnh quá, mà trong khi lạnh con cháu đâu có, thì đâu có người để giúp đỡ cho nên ông phải đành chịu chết thôi. Cho nên Thầy ở đây, Thầy làm những cái thất bằng gạch, bằng này kia kín đáo, mấy con không có gió. Tuy lạnh như vậy, chứ Thầy nghĩ rằng lạnh quá tu không nổi, lạnh quá chết mất.

Thì mấy con nghĩ, Thầy đã nghĩ xa lắm mấy con. Dù có tốn hao nhưng mà tốn hao nó xứng đáng cho cái công tu của mấy con. Mấy con tu tập cực khổ lắm, mà không để cho mấy con ở trong một cái nơi yên tĩnh, kín đáo như thế này, lỡ lạnh hoặc là nó nóng, nó nhiều cái điều kiện làm cho mấy con tu không được. Cho nên mấy con thấy chỗ này thất, chỗ kia thất, chỗ nọ thất. Như vậy là nhiều thất, để cho mấy con có chỗ ấm cúng tu hành. Thì mấy con ráng cố gắng mấy con, đừng phí lòng mong đợi của Thầy.

(1:22:39) Thầy tin rằng trong số mấy con sẽ tu đạt được, chứ chưa phải là không được. Thầy làm được thì mấy con sẽ làm được. Bởi vì Thầy cũng là con người như mấy con, cũng bằng xương bằng thịt, thì chắc chắn Thầy tu được, thì mấy con sẽ tu được. Cho nên người nào quyết chí thì phải làm được chứ không có khó khăn. Mấy con có Thầy một bên với mấy con, có điều gì mà Thầy theo, Thầy trực tiếp để giúp mấy con vượt qua cái khó khăn đó, chứ không để cho mấy con gặp những cái khó khăn.

Bởi vì trải qua sự tu tập của Thầy, biết bao nhiêu sự gian nan, khó khăn mà trong khi một mình phải vượt qua. Còn bây giờ mấy con có Thầy, Thầy không để cho mấy con phải tự vượt một mình trong những khó khăn đó đâu. Thầy sẽ trợ giúp cho mấy con vượt biển để cho mấy con vượt khó khăn tu.

Tuy đức Phật nói: “Pháp ta không có thời gian”, nhưng nó không phải đơn giản, không phải dễ. Nói như vậy để cho chúng ta nhận ra cho được cái chân lý của đạo Phật nó không phải khó.

Nhưng sự tu tập đòi hỏi quét sạch những cái tạp khí của chúng ta, cái tâm chúng ta (…​) Buông bỏ thì mình không bỏ liền được, Thầy rất hiểu điều đó nó khó. Bởi vì là người có kinh nghiệm, Thầy đi qua đường này rồi thì người ta phải rõ, người ta phải hiểu, người ta phải thông cảm được những sự khó khăn của mấy con. Cho nên người ta sẽ giúp mấy con trong từng chút, không bỏ mấy con. Không để cho mấy con phí một cuộc đời của mấy con, mấy con không được chi.

Tu sinh Thiện Tâm: Mô Phật, như vậy liệu con có thể xin vào đây tu ở gần Thầy?

(01:24:33) Trưởng lão: Được chứ con, có nhiều cái thất đó. Thầy sẽ cho con vào đây, có cái gì, được ở gần bên Thầy, Thầy sẽ trợ giúp cho, chứ con ở xa quá thì khó cho Thầy.

Không có gì thì thôi mấy con ráng về tu, có gì thì mấy con hỏi riêng Thầy. Cái riêng nó dễ, tại vì một mình các con. Một mình con, rồi con trực tiếp con hỏi Thầy. Cái kinh nghiệm của mình, nhiều khi có những điều mà mình khó nói đó, chứ không phải dễ. Như tình cảm ái kiết sử, mình khó nói lắm mấy con, nói giữa chúng vầy kỳ lắm. Thành ra mình phải thành thật, mình nói tất cả những cái đó phải hàng phục như thế nào? Phải làm cách thức như thế nào? Đâu phải dễ đâu.

Người nam cũng như người nữ đều có cái tình ái, có cái tình tự trong bản thân của nó. Nếu mà có người này, người kia thì mình nói ra nó kỳ, cho nên vì vậy mà mình không dám nói. Không dám nói tức là mình chưa có chọn lấy cái người thiện tri thức. Mà các con có mình Thầy thì các con hỏi Thầy, Thầy sẽ nói mấy con phải dùng cái pháp đó, hàng ngày phải tu luyện cái đó để diệt trừ cái ái kiết sử như thế nào. Thì các con sẽ dùng cái pháp đó các con mới trừ được, chứ không phải là đơn giản nói là tôi bỏ là bỏ. Không phải dễ đâu, nó khó lắm chứ không phải.

Thầy nói như vậy để mà mấy con thấy nó có những cái mình nói được mà có những cái mình không nói được. Có những cái mình thưa riêng với Thầy, chứ không thể chung chung được. Để cho mình đạt được những kết quả của sự tu tập, để chiến thắng được mọi cái ái kiết sử, mọi tình cảm trong lòng của mình. Mọi thói quen của mấy con, cái thân này nó có những cái thói quen, chứ không phải nó không có đâu mấy con.

(1:26:42) Cho nên vì vậy mà muốn cho nó diệt trừ được những cái thói quen đó thì có những phần phải hỏi riêng Thầy, chứ không thể nào mà chung chung được, thì Thầy sẽ dạy cái cách để cho mấy con vượt qua. Bởi vì cái đó là những cái kinh nghiệm bản thân của Thầy. Thân của Thầy cũng như là thân của các con, cũng phải có những cái thói hư tật xấu, có những cái này nọ kia, chứ đâu phải khi không mà làm Phật được sao? Đâu phải dễ.

Thôi, hôm nay thôi…​

Tu sinh Thiện Tâm: Con lo nên con trình Thầy…​

Trưởng lão: Thầy về, Thầy nghỉ mấy con.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy