PHÁP TU CHỨNG ĐẠO
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời gian: 09/02/2011
Thời lượng: [02:20:43]
(00:05) Trưởng lão: Hôm nay, mấy con được theo Thầy tu cũng lâu rồi. Mấy con có cảm nhận được thấy cái sự giải thoát của mình chưa? Người nào mà thấy thì cứ trình cho Thầy nghe. Giải thoát thật sự mấy con. Bây giờ mấy con ngồi trong thất tư duy suy nghĩ tại sao cuộc đời khổ mà mình bây giờ không ai đòi, không ai khóc, không ai la gì hết, có phải mình thoát khổ không? Mà cũng không lo cơm, lo nước, cũng không lo cái gì hết. Tới trưa có cơm ăn. Đó là giải thoát mấy con.
Các con thấy rất là rõ ràng. Bây giờ nếu mà mấy con không có tu hành không chừng mấy con khổ. Khi khổ mấy con có con cái thì mấy con lo cho con cái. Khi lớn tuổi rồi con cái lớn khôn hết rồi thì lo cho cháu chít. Thôi cứ ẵm cho đến chết cũng chưa hết khổ. Có phải không mấy con?
Còn bây giờ đó mấy con thấy không? Mình đã lìa tất cả những cái ham muốn của thế gian. Tức là ham con cái, ham này kia, ham gia đình hạnh phúc. Điều đó là mình bị lừa, mình bị lừa gạt, bị cái tâm mình nó lừa gạt mình. Nó tưởng đó là cái hạnh phúc. Sự thật ra đó là cái khổ mấy con. Cái bóng dáng mình nghĩ nó là hạnh phúc. Chứ không có ai có gia đình mà không khổ. Từ cái khổ này đến cái khổ khác. Ví dụ một mình, các con sống một mình. Thì nội cha mẹ mình không, thì cái ý của cha mẹ mình không, mình làm theo cũng mắc mệt, chứ đừng nói thêm người khác.
Rồi bây giờ thêm người chồng nữa trời đất ơi! Đã cha mẹ rồi bây giờ thêm cả ông này nữa. Chịu hết muốn nổi. Các con thấy không? Còn mình bây giờ mình đủ duyên mình đi ra hết. Thì không còn ai làm cho mình khổ hết. Đó là cái bước đầu giải thoát. Cái bước đầu giải thoát của tri kiến, cái sự hiểu biết của mình để giúp cho mình giải thoát. Các con thấy không, cái hiểu biết của mình nó đưa cho mình đi vào cái chỗ tu tập. Nếu mà mấy con không hiểu biết, không tu tập thì mấy con không bao giờ mấy con. Có vào cảnh tu, trời ơi, sống trong Tu viện cô đơn một mình buồn bã khổ sở. Trái lại, mấy con sống một mình thấy không ai làm cho mình khổ hết. Bởi vì mình sống một mình có ai đâu mà làm khổ mình. Cho nên các con được giải thoát.
(02:37) Bây giờ bước thứ hai. Bước này mình sống mình thấy an ổn được rồi. Cho nên Thầy khi mấy con vào đây xin, Thầy cho mấy con vào sống độc cư. Mấy con sống nổi thì Thầy dạy pháp tu. Mà sống không nổi thôi mấy con dẹp. Tại sao vậy, bây giờ dạy mấy con cũng không tu được. Bởi vì sống độc cư không được làm sao tu được! Có phải không?
Cho nên khi mấy con sống độc cư mấy con thấy an ổn mấy con thấy tự mình mình thấy tự cái tri kiến của mình hiểu mà. Không ai quấy rầy, không ai làm động mình, không ai đòi hỏi mình. Mình sống một mình rất là hạnh phúc. Khi mấy con cảm nhận được cái sự sống một mình là giải thoát. Mà cuốn sách "Con tê ngưu một sừng" Thầy đã dạy. Từng cái tâm niệm của mình mà nó làm mình không thành con tê ngưu mấy con.
Còn bây giờ mình sống như con tê ngưu một sừng, không có tâm niệm nào mà làm nó chi phối cái tâm nó. Cho nên nó là con tê ngưu một sừng. Khi mà sống được như con tê ngưu một sừng. Không phải người tu sĩ chúng ta dừng lại đây. Mà chúng ta còn tiến tới. Bởi vì cái nỗi khổ của chúng ta là trên thân của chúng ta thường hay bệnh. Có thân mà, làm sao tránh khỏi bệnh được. Rồi chết! Các con thấy không? Nỗi khổ.
(03:54) Mà bây giờ chúng ta, bước đầu chúng ta đã làm chủ nó được rồi. Chúng ta sống một mình an vui rồi thì bắt đầu chúng ta kế tiếp chúng ta làm chủ cái thân bệnh này. Mà muốn làm chủ thân bệnh này á thì có pháp như lý của Phật dạy. Có Như Lý Tác Ý lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị diệt. Pháp quá tuyệt vời, quá hay. Lấy ý thức làm chủ mà. Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp. Ý làm chủ được sự sống chết chứ.
Mà bây giờ mấy con nghĩ coi. Người nào cũng có ý thức hết, không có người nào không. Là con người chúng ta có ý thức chứ. Nếu không có ý thức làm sao chúng ta là con người được mấy con? Chúng ta đâu phải cây đá đâu mà không biết. Chúng ta khởi ý. Cái ý nó dẫn chúng ta hướng cái đúng, cái thiện thì chúng ta sẽ sống thiện. Mà cái ý chúng ta dẫn vào ác pháp thì chúng ta sẽ sống trong ác pháp.
Mấy con thấy rõ ràng, cái ý dẫn đầu mà. Vậy thì mình biết Phật pháp, mình hiểu biết Phật pháp tức là cái ý hiểu biết Phật pháp sẽ dẫn chúng ta đi vào thiện pháp. Phải không? Dẫn vào thiện pháp bây giờ mình mới ngồi sống trong một cái thất một mình mà không buồn khổ. Đó là cái ý chúng ta thấy được sự giải thoát. Cho nên chúng ta tiến tới. Ngồi chơi, không tu gì hết, không có gò bó gì hết. Chứ không khéo mấy con gò bó là thành mấy con cột mấy con thêm một sợi dây nữa. Một sợi dây nữa.
(05:19) Bởi vì đây là cái ảnh hưởng của các giáo phái mà thường gọi là Đại thừa hoặc là thường gọi là Phật giáo phát triển, Phật giáo Hán tạng của người Trung Hoa người ta dạy mình ức chế cái ý thức của chúng ta. Cho nên ngồi nhiếp tâm bằng cách hít thở, bằng cách ức chế ý thức của chúng ta không cho niệm khởi. Điều đó điều sai mấy con. Hàng ngày chúng ta có niệm thì chúng ta biết cái niệm thiện niệm ác. Niệm thiện tôi phát triển. Bởi vì đức Phật nói Tứ Chánh Cần mà. Ngăn ác, diệt ác, sanh thiện Tăng trưởng thiện.
Hàng ngày chúng ta siêng năng cần mẫn, tạo cho chúng ta sống trong thiện pháp. Chứ nhiều khi cái thiện pháp chúng ta không hiểu tưởng nó là ác pháp. Hay hoặc là ác pháp mà chúng ta không hiểu tưởng nó là thiện pháp. Cho nên Thầy tiếc rằng mình chưa có đủ duyên, chưa có được các cái lớp học. Nếu mà có đủ duyên có được các cái lớp học như lớp Chánh Kiến, Chánh Tư Duy thì giúp cho mấy con có cái tri kiến, cái sự hiểu biết về Chánh Phật pháp.
Chúng ta học cái gì? Học đạo đức nhân bản, nhân quả, sống không làm khổ mình. Một hành động tư duy suy nghĩ của mình trong cái ý thôi mà nó làm khổ mình. Người ta chửi mình người ta mắng mình, suy nghĩ đây là nhân quả. Mình từ hồi nào, chắc có lẽ đời trước đời nào mình có chửi ai đó, bây giờ người ta chửi mình. Vui vẻ chấp nhận đi. Đừng buồn, thương yêu họ và tha thứ. Thì ngay đó tâm mấy con an ổn.
Còn mấy con không biết tha thứ thương yêu. Đó thì mấy con thấy Phật pháp nó là cuộc sống chứ đâu phải gì cao siêu đâu. Không có cao siêu. Nhưng khi bước vào cái giai đoạn để đi tới chỗ mà làm chủ sự sống chết. Khi các con sống trong thất mà tâm bất động thanh thản an lạc vô sự. Thì thân bệnh mấy con mấy con, mấy con đừng đi bác sĩ. Thần dược tại câu tác ý của mấy con. Lúc trước mấy con đau bệnh gì, nhức đầu, nóng lạnh hoặc là đứt tay đứt chân hoặc là bất cứ một bệnh gì ở trên thân mấy con: "Thọ là vô thường, hôm qua mày không đau, nay mày phải đi, đừng có ở trên thân".
(07:36) Các con mạnh mẽ đuổi đi liền. Rồi mấy con đừng để ý, ngồi chơi thản nhiên, không có chú ý đến cái bệnh nhức, đau gì hết. Nhứt là mấy con sẽ ngồi bán già hay kiết già mấy con. Đau bệnh cứ dựng lưng lên ngồi thẳng cho Thầy. Đừng sợ! Đừng có chạy đi nằm. Nằm rồi rên nó càng đau gớm. Còn trái lại mấy con dựng thân lên ngồi.
Các con có nghe Thầy trong khi mà Thầy ở trong thất. Thân nó lạnh buốt khi mà cảm lạnh. Thầy dựng thân lên, chết bỏ. Ngồi sừng sững. Chừng chút sau đó thì cảm lạnh đi mất. Nó đâu có thắng được mình đâu. Cho nên mấy con hãy noi gương Thầy mà chiến thắng về bệnh tật. Đừng có nằm. Khi nào bệnh thì mấy con cứ dựng thân lên. Cho mày chết. Mày chết thì tao làm ông Phật ngồi chứ không phải ông Phật nằm. Có phải hạnh phúc không?
Chết mà làm ông Phật ngồi có phải sướng hơn không? Cho nên vì vậy mà mấy con cứ dựng thẳng thân lên mà ngồi. Không có sợ bệnh. Không sợ chết. Bệnh không khó. Thầy tám mươi mấy tuổi rồi đâu có nghĩa là thân Thầy không bệnh? Nhưng nó vừa bén mảng tới Thầy bảo "Đi, chỗ này không phải là chỗ mày đến". Các con lưu ý, Thầy chỉ ra lệnh cho nó. Thì mấy con bắt chước Thầy. Đừng mua thuốc tốn tiền. Phải không? Đem tiền bác sĩ ăn, uổng. Cho nên chết bỏ không có được. Thầy nói người nào mà theo Thầy gan dạ chút thôi, chỉ gan dạ một chút thôi, thì mấy con sẽ làm chủ được sự sống chết.
Tại vì cái ý chí của mấy con, cái ý thức của mấy con mà mấy con rèn luyện nó trở thành cái ý chí, cái nghị lực kiên cường. Trước cái thân bệnh đau vậy mà chẳng sợ thì đó là cái ý chí của mấy con ngút ngàn chứ đâu phải tầm thường. Còn người thường làm sao? Bây giờ mấy con thấy ông vua ông đau cũng bệnh cũng rên nữa chứ đừng nói chuyện. Còn mình là người tu sĩ Phật giáo mình không rên, không sợ gì hết. Chết bỏ. Ai lại không chết. Mấy con cứ ra ngoài nghĩa địa. Biết bao nhiêu người bệnh đau chết nằm láng lênh.
(09:49) Còn mình bây giờ chết mà không sợ bệnh. Cho mày chết. Tới chừng chết nó chết chứ gì? Nhưng mà mình không sợ bệnh thì mình không tái sanh luân hồi. Bởi vì mình sợ nó thành ra cái nghiệp nó tiếp tục tái sanh luân hồi. Nó làm một đứa bé rồi đứa bé người ta sanh ra trời ơi nuôi lớn lên cực biết bao nhiêu. Không một chút nào hết. Có phải không mấy con? Nhất định một đời nay tu hành chấm dứt tái sanh! Không chơi nó nữa! Các con nhớ kỹ điều đó. Chấm dứt! Không sanh!
Mà sanh là mấy con biết Thầy muốn nói sanh là nó rất dễ. Tâm niệm của mấy con sợ hãi, lo lắng thương ghét đó là tái sanh. Còn tâm niệm không thương ghét không sợ hãi, ai chửi không giận ai mắng không buồn phiền thì hết tái sanh. Các con biết các con rất rõ. Tôi còn tái sanh hay không tái sanh. Thì các con biết rất rõ không còn ai biết hơn mấy con. Bởi vì tâm niệm của mấy con mà.
Cho nên xét qua mình. Mình còn lo lắng buồn phiền. Nếu mình không còn lo lắng buồn phiền thì chấm dứt tái sanh. Mà còn lo lắng buồn phiền tức là cái nghiệp lo lắng buồn phiền đó nó tái sanh.
Cho nên tu hành, Thầy nói Phật pháp quá dễ đâu có khó. Tại vì mấy con tu kiểu nào nó khó quá, cho nên tới giờ mà bảo chết thì tôi chịu. Mà các con người nào tịnh chỉ hơi thở được làm thử Thầy coi coi. Ở đây mấy con làm cho người ta biết. Phải không?
Còn nếu mà Thầy làm cho mấy con xem thì như Thầy phô trương coi kỳ lắm. Phải không? Không được. Nhưng mà sự thật là nó như vậy. Đạo Phật là đạo làm chủ bốn sự sanh già bệnh chết. Không phải tu để thành Phật. Không phải tu để thành A La Hán. Cho nên người nào nói tui là A La Hán, mấy người sai. Người nào nói tui tu thành Phật, đều sai. Tôi tu là một con người làm chủ những sự đau khổ của nó mà thôi. Thì mục đích mấy con tu để làm chủ sự đau khổ của chính bản thân mấy con.
(11:52) Cho nên đức Phật nói các con tự thắp đuốc lên mà đi. Đó mấy con tự thắp ngọn đuốc lên mà đi chứ không thể ông Phật cứu mấy con được. Vậy mà bây giờ biến ông Phật cầu khổ cứu khổ cứu nạn mấy con. Trời, sao lại biến đạo Phật nó thành ra cái đạo mê tín đến như vậy, lầm lạc đến mức độ như vậy. Mấy con thấy.
Một thời gian đức Phật truyền cái giáo pháp cho chúng Tăng ở trên cái hành tinh này. Rồi bây giờ họ biến dần ông Phật thành ra ông Thần ngồi đó phù hộ cho mấy con. Mỗi lần đau cứ vô chùa thắp hương đem nải chuối cúng làm như là hối lộ. Ông Phật ăn nải chuối đó rồi cái bắt đầu ông phù hộ. Cái kiểu gì kỳ vậy. Biến ông Phật như một ông quan tham hối lộ. Đời người ta còn không chấp nhận ông quan ăn hối lộ. Huống hồ mình biến ông Phật của mình thành ông quan mất rồi, ăn hối lộ thì nhiều, có mấy cây hương cao lắm là nải chuối.
Còn mấy con có khác hơn chút nữa, ngu hơn chút nữa. Đem năm bảy chục đồng cúng. Tưởng ông Phật ăn tiền đó được hết à? Mấy ông Thầy chùa ăn hết. Mấy con ngu. Sự thật ra mình ngu mình phải thấy mình ngu chứ phải không? Sao mình không thấy mình ngu? Ông Phật gì mà lại lấy nhận sự cúng dường tiền bạc của mình để phù hộ mình à? Chuyện đâu có đâu mấy con.
Cho nên tất cả những cái gì mà hôm nay Thầy nói là để tự mấy con nhận thức được. Có gì đâu, đơn giản. Tâm bất động thanh thản an lạc vô sự. Đó là cái chân lý, cái chân lý là cái sự thật mà, cái diệt đế của đạo Phật: khổ, tập diệt, đạo. Có phải không? Diệt đế là cái trạng thái giải thoát của đạo Phật, cái trạng thái Niết Bàn. Vậy thì mấy con cứ, à bây giờ có cái gì mấy con cứ tâm bất động tất cả đều nhân quả, có gì mà phải sợ. Mấy con ngồi tâm bất động thì đó là giải thoát. Mà ngày này qua ngày khác, cho đến bảy ngày đêm hoặc là bảy tháng mấy con chứng đạo.
(13:58) Bây giờ mấy con chưa có, cái thời gian chưa liên tục thì mấy con cứ ở trong thất. Cứ có một niệm nào đó nó làm cho động tâm, nó làm cho động tâm mấy con không có bất động được thì tâm bất động thanh thản an lạc vô sự. Cái niệm ái kiết sử này, nhớ cha nhớ mẹ đi đi. Cái niệm này là cái niệm ngày xưa mày đánh lộn với, đi học đánh lộn với bạn bè, đi đi. Nó ngồi nó nhớ. Phải không? Nó nhiều khi nó nhớ, hồi nhỏ mình đi học đánh lộn với nhau nữa chứ. Chứ đâu phải không đâu. Nó nhớ đủ thứ hết mấy con. Cho nên đuổi hết, tâm bất động thanh thản.
Cuối cùng từ cái chỗ mình đuổi hết, nó bất động rồi thì nó đủ lực. Tu hành dễ quá. Thầy nói phải chi mà Thầy chưa biết, Thầy chưa giải thoát, Thầy ngồi đây tu chơi thử. Cũng như bây giờ mấy con chưa giải thoát mình ráng ở trong thất ngồi. Ai cứu mấy con? Chỉ có mình cứu, cho nên tự thắp đuốc lên mà đi.
Cho nên các con hiểu được Phật pháp rồi dù là cư sĩ, tu sĩ hay bất cứ một người nào thì mấy con hãy lo chuyện mình. Chứ không khéo sinh tử là vô thường rồi. Nó đến rồi mấy con mà khi mà nó bỏ thân này thì mấy con tái sanh, còn đủ duyên có Thầy nữa không? Chắc chắn là Thầy phải đi rồi chứ Thầy không ở.
Cũng như bây giờ mấy con tìm đức Phật Thích Ca Mâu Ni chắc chắn mấy con không tìm được đâu. Cách đây hai ngàn năm trăm năm, đức Phật đã đi từ năm đó, bây giờ tìm lại đức Phật được làm sao tìm. Thậm chí như bây giờ mấy con theo đạo Phật chứ chưa biết chắc chắn là cái hình ảnh của đức Phật như thế nào? Trời đất ơi, cái ông Phật gì mà khổ hạnh thì phải ốm. Mà ông Phật gì bây giờ mấy con thấy cái mặt trời đất ơi như búp bê. Phải không? Mấy con thấy cái hình tượng ông Phật chỗ nào cũng vậy. Như vậy rõ ràng họ không biết ông Phật ra sao hết.
Sự thật ông Phật ông cũng già, ông cũng lớn tuổi. Ông tám mươi tuổi ông chết mà. Thầy tám mươi bốn còn ông tám mươi. Tức là Thầy già hơn ông bốn tuổi. Thầy cũng sắp sửa đi rồi mấy con. Đâu có sao mấy con. Mình tu là không có tình cảm không có thương. Cho nên vì vậy mà mình thản nhiên, Thầy đi tui cũng đi. Thí dụ như chẳng hạn thời đức Phật, ông Phật nói ngày mai này á ông sẽ nhập Niết Bàn thì bữa nay mấy đứa đệ tử của ông nó nhập trước.
(16:25) Có phải ông La Hầu La nhập trước không? Ờ đó. Thì mấy con là La Hầu La thì mấy con nhập trước đi.
Tu sinh: Chưa được Thầy.
Trưởng Lão: Thì chưa được thì con làm đi rồi được. Không có khó mấy con. Bởi vì mấy con rèn luyện cái ý thức lực của mấy con thì mấy con sẽ đi. Nhớ tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Tất cả những cái niệm gì trong đầu mấy con nó hết mà nó ngồi bất động nó thanh thản thì bắt đầu mấy con bảo tịnh chỉ hơi thở, ngưng đi. Mấy con ngồi thấy nó hết thở. Mấy con chưa bảo nó chết nó ngồi đó chứ nó không chết đâu. Nó nhập định đó mấy con, nhập Tứ Thánh Định đó, Tứ Thiền đó. Không chết đâu. Bảo nó tịnh chỉ hơi thở là nó biết nó nhập định rồi đó. Thì bắt đầu nó ngưng hơi thở, nó ngồi. Nó ngồi đây không nhúc nhích gì hết tức là nó nhập định. Nhưng con bảo chết đi thì bắt đầu nó chết.
Á, người ta đem chôn. Chứ còn các con không bảo nó chết nó không chết đâu, nó ngồi trong định. Còn mấy con bảo chết đi, cái thân này nó sẽ xuất ra khỏi cái định Tứ Thiền nó còn lại cái thân người hoàn toàn không thở. Thì lúc bấy giờ. Con thấy làm chủ sự sống chết dễ quá, có gì đâu. Bảo nó ngưng hơi thở nó ngưng. Bây giờ mấy con thử bảo nó ngưng coi. Mà chưa ngưng được thì tập chứ. Theo nỗ lực tập mấy con. Đừng có sợ tập. Thầy ngưng được, Phật ngưng được, nhiều vị A La Hán ngưng được thì chắc chắn là phải được thôi.
(17:54) Còn mấy con muốn cho nhanh nữa đó, mình ngồi mình tu nó lâu lắm. Bắt chước ông Anan. Một đêm đi kinh hành sáng hôm sau chứng đạo. Các con có nghe ông Anan ông đi kinh hành một đêm không? Bởi vì ông Ca Diếp ông gay gắt với ông Anan lắm. Khi cái ngày kết tập kinh sách tới thì ông nói ông Anan ông tu chưa có chứng quả A La Hán, ông không có vô để kết tập ông ở ngoài không có vô. Ông tức quá, đêm đó ông đi kinh hành suốt đêm. Ông đi Thân Hành Niệm mấy con. Sáng hôm sau chứng đạo thì ông đóng cửa tôi vô như thường. Ông tàng hình ông vô. Thì ông kết tập kinh sách cho chúng ta hôm nay có.
Vậy thì mấy con muốn chứng đạo á, thì mấy con tu pháp Thân Hành Niệm. Mau lắm có một đêm. Đi kinh hành suốt đêm làm sao nó ngủ được. Nhưng mà ai biểu mấy con đứng dựa vách cho nó ngủ. Nó tỉnh suốt đêm. Bởi vậy Thầy có viết cuốn sách muốn tu chứng đạo phải tu pháp môn nào, muốn chứng đạo phải tu pháp môn nào. Có cái tên tựa sách cuốn sách đó, Thầy xin phép in rồi mà. Mấy con đọc xem có phải không? Pháp Thân Hành Niệm chứ có gì đâu. Đó thì mấy con ôm chặt cái pháp Thân Hành Niệm tu tập nó kiên cố như cỗ xe như căn cứ địa.
Tức là mấy con lúc nào mấy con cũng biết thân hành mấy con lúc đi, giơ tay giơ chân ngồi xuống suốt một đêm mà theo hành động đó nó làm mấy con tỉnh thức thì sáng hôm sau mấy con đủ lực. Để bây giờ nghe Thầy nhắc hãy nỗ lực tu đi mấy con. Dù là cư sĩ mấy con cũng vậy. Ban đêm chồng con ngủ hết, bắt đầu bữa nay nỗ lực tu sáng đêm, hôm sau tu thành Phật. Chồng con phải theo. Bởi vì khi mình thành Phật rồi cái uy tín mình dữ lắm con, cái Tín Lực. Nói đâu chồng con nghe đó hết.
À bảo mấy đứa con này, mẹ làm chủ sự sống chết rồi này. Không tin mẹ chết thử coi. Cái nó thấy chết thiệt, trời đất ơi mẹ ngon quá. Cái bắt đầu con bảo tu nó tu. Con làm không được mà bảo nó tu nó đâu có chịu nghe đâu. Cho nên vì vậy mà chỉ có một đêm mà thôi. Ráng nỗ lực. Giờ mấy con tu một đêm, trời ơi sao buồn ngủ quá trời. Ráng đi, thức đi. Phải biết cách. Bởi vì trong pháp Thân Hành Niệm nó có ba cách chứ không phải là một cách. Cái pháp mà đi kinh hành suốt đêm đó là cái pháp cuối cùng.
(20:28) Còn cái tâm của mấy con nó còn ái kiết sử, nó còn những cái này kia thì mấy con phải tu Định Vô Lậu chứ. Mấy con phải quán, tư duy, dẹp sạch nó đi chứ. Đó mấy con biết từng căn bản, từng cái cơ bản từ thấp đến cao thì mấy con vào thì cuối cùng mấy con thấy tâm mình nó bất động thanh thản suốt ngày đêm thì ôm pháp Thân Hành Niệm một đêm chứng đạo. Có vậy thôi! Không có gì. Thầy nói ai, mấy con ngồi đây Thầy thấy người nào cũng làm Phật được hết. Còn người nào làm Phật hào quang sáng chói.
Trời đất ơi, hào quang của mấy con, mấy con không thấy mà Thầy thấy. Cho nên mấy con phải thể hiện hào quang để cho mình thấy hào quang của mình. Cái người nào cũng có ánh sáng hết. Không có ánh sáng làm sao mấy con biết được chuyện này chuyện kia mà ra. Có ánh sáng chứ. Có phải không? Có rõ ràng mấy con có hào quang ánh sáng đàng hoàng. Cho nên mấy con biết, bây giờ có một người đó, Thầy nói như thế này. Cũng như Thầy bây giờ đó Thầy ra Thầy lấy cái cây Thầy đập kiến cho chết thì mấy con thấy biết rõ ràng. Nếu mà không có ánh sáng làm sao mấy con thấy biết.
Bây giờ cái trí tuệ sáng suốt thiện ác của nó. Thầy giết con kiến đó, có phải mấy con biết nó không? Vậy mấy con có ánh sáng chứ đâu phải không. Nhưng mà ánh sáng của mấy con chưa thể hiện ra.
Chứ mấy con tưởng Phật thể hiện ra hào quang để làm gì? Tức là ánh sáng để soi sáng tất cả những điều thiện điều ác. Chứ không phải thực hiện hào quang như là cái vòng tròn cho điện vào đó sáng để chơi. Không có chuyện đó đâu kỳ vậy. Không phải điều đó đâu. Mấy con đừng hiểu, điều đó điều sai.
Cho nên cái ánh sáng của đạo Phật là ánh sáng của tâm từ bi. Các con hiểu điều đó. Cho nên cái lòng mấy con khi mà mấy con thương yêu và tha thứ thì cái ánh sáng đó nó soi rọi. Nó soi rọi nó làm cho cái người mà được mình thương yêu và tha thứ nó cảm động. Tự họ cảm tình yêu thương.
(22:27) Vậy thì hôm nay mấy con đến đây muốn hỏi Thầy gì cứ hỏi Thầy sẽ nhắc cho tu. Nãy giờ Thầy nhắc gì mấy con biết không? Cái pháp tu ngắn gọn và mau chứng đạo. Chứng đạo từng phút từng giờ từng giây. Bây giờ mấy con nhắc tâm bất động thanh thản an lạc vô sự. Ngồi chơi. Không giữ cái tâm bất động, con để tự nhiên nó bất động thì đó là mấy con giải thoát.
Nếu mà được kéo dài một phút thì mấy con giải thoát một phút, mà hai phút thì mấy con giải thoát hai phút, mà năm phút thì được giải thoát năm phút. Thì mình được năm phút tâm bất động mà có gì làm cho mình động tâm đâu. Phải không? Nhưng mà liên tục một ngày thì chưa được. Cho nên vì vậy mấy con phải rèn luyện để cho mình sống từ ngày này đến ngày khác hoàn toàn nó ở trong tâm bất động thì mấy con sẽ chứng đạo. Bởi vậy đức Phật bảo chúng ta hãy bảo vệ và giữ gìn chân lý thì chúng ta sẽ giải thoát. Đó là cái chân lý của đạo Phật.
Mấy con bây giờ có nhà cửa lầu đài xe cộ giàu sang cách gì đi nữa nhưng chết mấy con cũng không mang theo được cái gì hết. Tất cả các pháp đều vô thường. Hãy cứu lấy mình, được thân người là khó. Mất thân này rồi biết kiếm ở đâu. Bởi vì cái nghiệp đời của chúng ta đã tạo biết bao nhiêu cái nghiệp. Nó sẽ đi tái sanh chúng sanh chứ nó không làm người được. Nếu không thì Đức Phật nói thân người dễ. Bởi vì theo như mấy con hiểu thì thân người dễ mà. Cho nên mình thấy con người ta đầy hết. Có phải không? Chứ nếu mà khó thì làm sao con người ta đông dữ vậy.
(24:04) Nhưng không phải đâu mấy con. Có nhiều người mang thân người mà dữ như cọp. Cọp mấy con. Có nhiều người mang thân người mà gian xảo như hồ ly, như con cáo á mấy con. Trời đất ơi, đâu phải là con người luôn luôn là con người đâu mấy con. Cho nên vì vậy làm sao chúng ta làm con người trọn vẹn mấy con. Bởi vì cái tiêu chuẩn làm người mà Thầy đã nhắc phải giữ gìn năm giới. Đó là cái tiêu chuẩn làm người. Mà phạm trong năm giới này thì mấy con không phải là con người mà là một con thú vật đang mang lốt người.
Cái con thú vật nó mang cái lốt con thú vật nó không dữ bằng cái con vật mà mang lốt người. Con thấy chiến tranh nó giết hại hàng lớp người. Các con thấy không? Trong cái thời phát xít Hít le con biết không, chiến tranh đại chiến thế giới thứ hai nổ bùng, con người chết la liệt. Vậy thì ai giết con người? Con người giết con người! Bây giờ người ta còn nghiên cứu những cái chất độc hại, bom đạn độc hại để giết người. Thì không phải đó là, đó là ác pháp chứ đâu phải là thiện pháp.
Chúng ta may mắn được ngồi ở trong cái vị trí, theo đạo Phật. Chúng ta sống trong thiện pháp cho nên chúng ta không nghĩ những điều này. Nhưng ở ngoài tranh danh đoạt lợi, tranh chức tranh quyền, mỗi mỗi chút đều sát phạt với nhau mấy con. Nhưng cái mục đích của mấy con làm sao mà trước khi chết chúng ta phải làm chủ được. Có vậy thôi. Mà trong giai đoạn này mấy con đã làm chủ được thì không bao giờ còn tu tập gì nữa, không bao giờ tu tập gì nữa. Người nào làm chủ được sự sống chết. Người nào chưa làm chủ được sống chết thì vào thất đóng cửa lại.
Mày mà không làm chủ được sự sống chết tao đóng cửa cho mày chết khô. Nó sợ. Phải nỗ lực. Chứ mấy con đừng có đi ra nói chuyện. Mấy con đi ra mấy con tiếp duyên coi chừng. Tâm phóng dật. Đức Phật nói ta thành Chánh giác là nhờ tâm không phóng dật. Cho nên mấy con được vào thất sống đừng tiếp ai là khỏe nhất. Chỉ có những người người ta chịu cái trách nhiệm người ta đi kiểm tra, đi đôn đốc để giúp đỡ mấy con thôi. Chứ những người mà người ta nỗ lực tu thì người ta sống một mình. Ở đây có một người sống một mình. Không biết bên nữ mấy con, Trang có ra đây không?
A Tốt quá. Ra đây để mình động chứ làm gì. Có phải không? Cho nên mấy con làm sao tu được như bé Như, phải sống một mình. Sống ở đây rồi nó làm chủ sự sống chết mấy con. Mấy con thấy nó cũng là người nữ, mà giờ nó ngồi một mình nó nó sống trong thất. Thầy cho nó một khu vực nó ở một mình nó mà nó không buồn. Thì đó là nó giải thoát rồi mấy con. Bằng tri kiến đầu tiên rồi sau đó nó bằng sức Thiền Định. Thiền định không phải ngồi ức chế ý thức. Mà Thiền Định nó ngồi vẫn thấy thoải mái dễ chịu ngồi chơi suốt ngày này qua ngày khác không thấy mỏi mệt không thấy buồn thì đó là Thiền Định.
(27:42) Tới giờ trưa mọi người đói bụng đi khất thực, nó cảm thấy cũng không đói bụng. Làm như nó quên ăn. Sự thực ra nó cũng là người như chúng ta. Cả ngày cả đêm vậy mà ăn có bữa, mà tại sao nó không đói tại vì nó không nhớ tới đói, còn mình nhớ tới đói là đói mấy con. Kỳ, hễ mình nhớ tới đói là nó đói, còn mình không nhớ nó không đói đâu.
Cho nên nỗ lực tu, tu như bé Như. Bởi vậy, tu không khó, khó sao nó làm được? Phải không mấy con thấy, nó cũng như mình, tại sao nó làm được? Thì sau này nếu mà tu xong thì nó sẽ thay Thầy dạy bên nữ. Còn nam thì Thầy cho một người. Khi mà hai người tu xong rồi, làm chủ sanh già bệnh chết rồi Thầy từ giã mấy con Thầy đi tại vì có người thừa kế. Thầy mong hai điều đó lắm. Hai người thôi. Một người nam để đứng ra dạy bên nam. Một người nữ dạy bên nữ.
Bé Như mà tu tập được làm chủ sự sống chết rồi thì giao bé Như giúp đỡ cho mấy con tu tập dễ hơn. Còn bên nam Thầy chọn một người đã làm chủ được thì Thầy giao cho người đó. Cho nên Thầy gặp bên nam hết rồi. Người nam họ phải lo cho người nam. Người nữ sẽ lo cho người nữ. Họ sẽ giúp đỡ cho đến khi mà chúng ta thấy duyên mình hết thì ra đi. Không danh không lợi. Trên đời này không có gì danh lợi để mà ham, không có ham cái gì nữa hết, bỏ đi. Còn duyên thì chúng ta ở lại giúp đời một chút. Mà hết duyên thì chúng ta ra đi.
Như Thầy thấy cái hiện tượng là Thầy sắp hết duyên rồi. Tại vì có người tu được. Các con thấy không? Chứ nếu mà chưa có người tu được chắc chắn là Thầy phải ở đây hai ba trăm năm chắc chết Thầy. Càng sống càng khổ mang cái thân này mà. Đâu có sung sướng gì. Mấy con thấy Thầy đi từ ngoài kia vô có phải mắc công không? Phải tàng hình vô thì nó khỏe hơn phải không? Mà tàng hình mấy con Thầy nói, mấy con nói Thầy ma chứ ở đó.
Cho nên Thầy không dám làm điều đó đâu. Thầy nay thành ma rồi, Thầy đi như cái bóng thì không được. Vì vậy mà Thầy nói mấy con thấy cái hiện tượng mà Thầy sẽ rời khỏi thế gian nó cũng không lâu vì có người tu chứng. Bởi vì Thầy chỉ mong có người tu chứng thay thế Thầy là Phật pháp còn. Còn bây giờ Thầy có ở lại mà không có người tu chứng thì dù bao lâu Thầy có ở bao lâu cũng như vậy mà thôi. Phước chúng sinh có, còn có những người tu chứng. Chỉ những người đó chỉ sử dụng cái ý chí của họ, gan dạ liều sống chết thì làm được. Chứ không có khó đâu. Mấy con làm thử mà coi.
(30:32) Đi kinh hành mấy con đừng có sợ. Đi suốt đêm coi, coi cái thân này nó có hành mấy con. Mà nó hành nhiều quá thì mau mau nói với Thầy đừng có để mà nó sanh bệnh nữa thì khổ. Rồi đi bác sĩ đi nhà thương thì. Cứ đi. Thí dụ như bây giờ mấy con sẽ tập pháp Thân Hành Niệm mấy con biết rồi. Mấy con tập từ mười phút, mấy con thấy nó khỏe nó an ổn thì mấy con tập lên hai mươi phút. Mà hai mươi phút được rồi, mấy con thấy nó không có gì mà chướng ngại làm mệt nhọc thân thể thì mấy con tăng lên ba mươi phút.
Rồi từ đó một giờ hai giờ ba giờ. Tập từ từ từ từ cơ thể con người nó thành cái thói quen. Chứ còn không tập thì mấy con. Bây giờ mấy con đặt cái thời khoá. Cái giờ đó mình dạy mình tu tập. Rồi cứ giữ cái thời khoá tu hoài như vậy thì nó. Cái thời khoá mình đã đặt ra rồi mình làm chủ được thời khoá. Nhưng mình thấy được thì mình tăng dần. Cái hơn thua là ở chỗ các con tu tập là cái chỗ mấy con biết tăng chứ mấy con cứ giữ cái thời khoá mấy con tu. Coi như là người nào cũng bằng cái người nào đi.
Cho nên hôm nay đến đây Thầy gặp mấy con Thầy nhắc, năm nay bắt đầu một năm mới. Mà sang năm nữa tức là năm mới nữa, thì trong các con phải có người tu chứng. Phải ráng. Đừng có chậm trễ. Bởi vì tu xong mình mới thấy an ổn. Vì sinh tử nó không chờ mình đâu. Nó không chờ. Bữa nay mạnh chứ ngày mai đau nó không chờ đâu. Rồi bữa nay mạnh ngày mai chết nó không chờ mấy con đâu. Cho nên tu xong rồi không sợ sinh già bệnh chết nữa. Mày đến thì tao đuổi.
Còn bây giờ mấy con chưa đủ lực. Nhiều khi nó đến nó thăm thì mấy con khổ sở buồn khổ đuổi không đi. Nó cứ ôm cổ mấy con nó rầy khổ mấy con chết chứ. Cho nên mấy con phải mạnh mẽ phải gan dạ, phải tập luyện hàng ngày để cho cái ý thức của mấy con trở thành ý thực lực. Đuổi là đi không có bám riết nữa. Bởi vì ý thức của mấy con. Cho nên mấy con có ý thức thì mấy con phải nỗ lực tu tập.
(32:47) Rồi bắt đầu con hỏi Thầy gì nữa không? Có cái gì nghi ngờ, băn khoăn cứ hỏi. Đại thừa nó như thế nào cứ hỏi. Để mai mốt tui nghe Đại thừa hay lắm, Niệm Phật tâm tôi được an ổn Phật phù hộ tôi sống không bệnh đau. Bây giờ tu theo pháp Thầy sao bệnh quá. Mấy con cứ hỏi thẳng đi có gì đâu. Thầy thấy ông Phật phù hộ con chỗ nào Thầy chỉ cho. Còn không có Thầy chỉ cho, có gì đâu. Mấy con cứ hỏi Thầy đi chỉ dạy cho. Thầy nói không có Phật Di Đà, không có ông Phật Di Lặc, không có bà Quan Âm không có ai phù hộ mấy con hết. Mà chính mấy con phù hộ. Rồi con hỏi gì nữa? Cứ ngồi đó hỏi đi con.
(33:32) Tu sinh: Tại sao Phật Thích Ca tu mau chứng đạo?
Trưởng Lão: Sáu năm khổ hạnh mau sao được con? Sáu năm đằng đẵng mà. Con nghe sáu năm khổ hạnh chứ chưa chứng đạo đâu. Phải không? Con thấy chưa? Con dám khổ hạnh như Phật Thích Ca không, ăn ngày có mấy hạt mè à! Phải không? Còn con dám làm sống như Thầy ở trên Hòn Sơn ăn lá cây rừng. Vậy con tập khổ hạnh đi. Tập thử mà. Làm gì con còn trẻ mà chết được sao. Giờ bây giờ ai cho cơm không ăn, con ra ngoài cây hái cái lá kia vô ăn. Thử coi ăn coi chịu nổi không? Nếu chịu nổi tức là rèn luyện cái ý chí của mình và cái ý chí đó nó mới thành Phật.
Con thấy ông Phật Thích Ca sáu năm rừng thiêng khổ hạnh. Phật Thích Ca tu sáu năm khổ hạnh. Ăn có chút xíu chút xíu chứ không có ăn nhiều. Thân nó còn như que tăm nó ốm nhom ốm nhách. Nhưng mà sau khi xả bỏ sáu năm đó mới tu đúng mà chứng đạo. Chứ đâu phải đức Phật Thích Ca tu dễ dàng lắm đâu. Bây giờ mấy con mới dễ đó. Còn ông Phật Thích Ca tu không có biết đường biết lối. Không có biết đường. Ngoại đạo nó dạy đức Phật tu tập tới nhập Không Vô Biên Xứ tưởng, phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nhập rồi không thấy tâm tham, sân, si của mình hết.
Cho nên khi mà đức Phật tu tập xong rồi thấy tham, sân, si mình vẫn còn. Bỏ, dẹp xuống. Tiến tới tự mình tìm ra cái phương pháp. Bốn thiền của ngoại đạo đức Phật cũng nhập từ Sơ Thiền đến Tứ thiền mà chẳng ly dục ly ác pháp sạch. Cho nên đức Phật mới truy tìm ra. Từ cái pháp Tứ Chánh Cần cho đến cái pháp Tứ Niệm Xứ. Thực hiện khi mà tu pháp Tứ Niệm Xứ tâm bất động thanh thản an lạc vô sự. Thì Định Như Ý Túc xuất hiện ra liền. Do đó nhập Tứ Thiền mới dễ dàng.
(35:26) Con thấy không? Phải đi từ cái chỗ ngăn ác diệt ác sanh thiện tăng trưởng thiện bằng cái tri kiến của mình. Cho nên đạo Phật mới có Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ còn ngoại đạo nó không có. Nó vô nó cứ ly dục ly ác pháp nó ly nó ức chế ý thức, cuối cùng nó lọt trong Không Vô Biên Xứ, không vô biên xứ định. Trật, sai đường! Con hiểu không? Cho nên đức Phật đã đi theo con đường của ngoại đạo, tận cùng của nó. Sáu năm khổ hạnh không một người nào ngoại đạo mà khổ hạnh như đức Phật. Nhưng cuối cùng phải bỏ hết. Phải bỏ.
Trở lại với cái đường lối mà tự mình tìm ra con đường đi. Cuối cùng bây giờ chúng ta đã có con đường của đức Phật dạy. Pháp Như Lý Tác Ý. Cho nên đức Phật nói có Như Lý Tác Ý lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh mà đã sanh thì bị diệt. Bây giờ chúng ta cứ ôm pháp Như Lý Tác Ý thì chúng ta được giải thoát. Có một cái pháp đơn giản thôi! Trời ơi! Đức Phật nói nếu mà trước kia mà có người dạy đức Phật vậy thì đâu phải sáu năm khổ hạnh. Cao lắm thì trong vòng sáu bảy tháng một năm quyết tâm như vậy là chứng đạo rồi. Chứ đâu cần phải là kéo dài dữ vậy. Các con thấy chưa? Phải không?
Cho nên đức Phật tu khổ lắm mấy con. Còn bây giờ mấy con có Thầy hướng dẫn biết được tâm bất động thanh thản an lạc vô sự. Ngày xưa đức Phật đưa ra cái pháp giảng cái bài pháp đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như trong vườn Lộc Uyển. Dạy Tứ Diệu Đế tức là khổ tập diệt đạo. Nhưng mà người ta không thể giải thích được cái trạng thái diệt đế nó như thế nào. Nhưng bây giờ Thầy giải thích cho mấy con cái thấy được cái trạng thái diệt đế, tâm bất động thanh thản an lạc vô sự. Vậy thì mấy con cứ ôm cái chân lý đó thì mấy con thấy giải thoát ngay liền.
(37:11) Quá dễ dàng chứ gì? Bao đời, bao nhiêu là, mà chính các Thầy thầy cũng không dạy cho người ta thấy được cái chân lý đó. Còn cái chân lý đó họ cứ phải nói, tu phải nhập Niết Bàn. Còn Niết Bàn chắc là cái cảnh giới ở trên đó chư Phật chư Thiên đầy ngập ở trên đó. Không phải! Họ hiểu sai. Nó là cái chân lý cho con người chứ đâu phải chân lý cho một cái thế giới nào. Cho nên ở đây mấy con thấy nè? Nói tâm bất động thanh thản thì mấy con ai cũng có. Nó là cái chân lý mà.
Cũng như nói khổ thì đó là cái chân lý thì các con làm người thì các con người nào cũng có khổ hết. Nếu không khổ làm sao nước mắt mấy con có. Cho nên nhiều khi mấy con khóc chứ đâu phải mấy con không khóc. Các con hiểu không? Đời là khổ mà. Đó là một cái chân lý.
Rồi cái nguyên nhân mà sanh ra đau khổ nó cũng là cái chân lý. Thì đức Phật nói đó là lòng tham muốn của cải của mọi người. Thì ai là không có lòng ham muốn? Thì cho nên nó là cái chân lý rồi. Chứ phải chi mấy con có mà Thầy không có, người kia không có thì nói vậy trật. Tui đâu có tham muốn. Tâm tui không có tham muốn thì cái đó nói chân lý thì trật. Có người có người không thì sẽ sai, không đúng. Mà đằng này người nào cũng có. Chính Thầy Thầy cũng có tham muốn. Nếu mà không tham muốn làm sao Thầy đi Hòn Sơn Thầy tu làm Phật. Cũng tham muốn tu làm Phật đó chứ.
Các con thấy chưa? Cho nên đó là cái chân lý. Rồi cái chân lý mà để giải thoát thì nó là Niết Bàn rồi. Còn cái con đường mà tu tập thì đạo đế đó thì các con thấy tám lớp chứ đâu phải là một lớp. Nhưng Thầy thấy trong cái thời đại chúng ta hiện giờ mà chờ đợi mà để mở được tám cái lớp học này. Trước kia Thầy có mở cái lớp Chánh Kiến trong cái thời gian. Đâu phải dễ mấy con.
Về cái vấn mà dạy, trường lớp, lớp một lớp hai lớp ba lớp bốn thì đều phải xin phép. Không có giấy phép thì người ta đóng cửa. Bởi vì mình nằm ở trong cái hệ giáo dục. Nó có trường lớp là phải có giáo dục. Mình phải xin phép bộ giáo dục. Bộ giáo dục cho phép thì mở. Bây giờ mình không xin phép mình dạy đại. Cũng như bây giờ Thầy giảng như thế này là tại vì chùa là có quyền được thuyết giảng nhưng mà không được mở lớp. Thầy giảng cho mấy con nghe chung chung. Còn mở lớp thì phải có giáo trình giáo án. Đâu phải ra đó chứ. Bây giờ bài thứ nhất dạy mấy con phải học như vậy phải trả lời như vậy. Phải làm bài như vậy.
(39:40) Thì khi mà người ta xét mình có giáo trình giáo án mà không xin phép thì đóng cửa. Các con hiểu chưa? Chứ còn bây giờ Thầy dạy cho mấy con nghe chung chung. Đâu có giáo trình giáo án, Thầy nói chung chung đủ thứ. Người ta không bắt tội được Thầy cho nên không đóng cửa. Mà tự do tín ngưỡng trong chùa có quyền dạy những Phật tử học về giáo pháp của Phật. Nhưng phải xin phép có trường lớp. Mà không xin phép thì chỉ giảng chung chung cho người ta nghe thôi.
Đó, mình phải hiểu cái luật pháp. Cho nên Thầy nghĩ rằng sắp tới đây có đề nghị với cơ quan của Nhà nước ở tỉnh. Thầy sẽ mở những cái lớp học. Thì trong khi đó Thầy nghĩ mình phải cho Nhà nước người ta vào dạy mình thì người ta mới cho mình. Mình làm gì người ta dạy về pháp luật. Mình là một người công dân của dân tộc của đất nước này thì mình phải thông suốt pháp luật. Mà thông suốt pháp luật thì mình không phạm pháp luật của Nhà nước thì mình là người công dân tốt.
Mà cái người mà người ta có trách nhiệm người ta đến người ta giảng cho mình nghe thì đó là tốt mấy con. Cho nên vì vậy đó thì Thầy sẽ xin phép cho mở những cái lớp. Thầy sẽ mời những cái người mà người ta có trách nhiệm người ta đến dạy pháp luật. Dạy pháp luật cũng hay lắm mấy con. Không phải giỡn đâu. Bây giờ nói pháp luật mấy con nghe pháp luật Nhà nước mà hở chút là mấy con bị người ta bắt phạm tội.
Còn khi mà mấy con học rồi mấy con không có vi phạm mấy con đâu có tội. Bởi vì pháp luật của Nhà nước người ta đặt ra để giữ trật tự an ninh cho một đất nước đó. Mà mình giữ đúng thì tức là mình đem lại sự an ninh sự độc lập cho đất nước đó. Không bị người khác xúi giục làm điều này thế kia.
Đó thì mấy con phải thấy mình học cái nào cũng lợi ích hết. Đó là lợi ích mảng đời. Còn lợi ích mảng đạo thì mấy con tu làm chủ sự sống chết của mấy con phải không? Con bây giờ muốn khổ hạnh như đức Phật Thích Ca đâu có khó gì. Ngày mai không có cho con ăn cơm. Được không? Nổi không? Rồi làm thử. Thầy cho con sống một tuần lễ ăn lá cây rừng coi có sống nổi không? Hễ sống nổi tức là có ý chí mà sống không nổi là thiếu ý chí. Thôi từ từ tập luyện lần lần. Được không?
(42:05) Nghe sao mà ăn lá cây rừng không khổ quá, thấy cơm thèm quá. Cái này chưa được. Còn thấy mà nó không thèm nữa. Mà con muốn thấy nó không thèm thì con nói lá cây nó còn sạch hơn cơm. Phải không? Lá cây nó khô nó không có thúi. Mà cơm con đổ đi có phải nó thiu thối không? Đó nó bất tịnh mà. Người ta nói thực phẩm bất tịnh mà. Tại mấy con chưa quán nó chứ. Thực ra quán thực phẩm bất tịnh rồi mấy con ăn lá cây mấy con sống nghe nó khỏe khoắn trong người nó nhẹ như lá cây vậy. Phải không?
Đó mấy con làm thử rồi biết người nào gan dạ như Thầy. Thì ở gần người ta ăn cơm rồi mình thèm. Mình trốn trong rừng trong núi một mình mình ăn lá cây thì chắc hết thèm. Không ăn thua gì hết đâu con. Tại vì cái lá cây này nó chát mình ăn không được. Mình kiếm mấy lá cây chua chua mình ăn. Trời lá bứa mà ăn sướng lắm mấy con. Ăn nó chua chua. Nó ngon lắm mấy con. Lá giang. Phải không? Ăn riết ba cái lá giang nó hết trơn. Ở đây nó ít quá. Trong rừng nhiều lắm mấy con.
Đó Thầy nói như vậy mấy con thấy thiên nhiên nó tự nhiên nó có những cái lá cây có những cái cây mà chúng ta có thể sống. Các con thấy ở dưới đất thì những cái dây những cái cây nó cũng ra củ, nó cũng là tạo cái sự sống cho mình. Cho nên củ nho đó, dây nho, mấy con lại nhổ lên. Mà đất mà lá cây nó mục lôi nó mấy con chỉ cần nhổ lên vậy, phủ bên lớp lớp dày dày. Trời ơi. Đem quăng trong đống lửa lấy ra ăn. Ngon vô cùng. Có phải không. Mình cần gì phải nấu mấy con. Chừng một gốc nho như thế này đem quăng vô đống lửa ngồi chơi chút xíu. Cái lấy ra lột ăn no. Khỏi cần gì hết.
Nó là cuộc sống, cuộc sống hoang dã. Nhưng mà sự thật là cuộc sống giải thoát. Không có lệ thuộc. Còn bây giờ bữa nào mà thiếu mâm cơm mấy con thì mấy con coi như. Trời ơi bữa nay sao quên tui vậy nè. Đó thì mấy con thấy nhiều khi quên để tập cho mình rèn luyện cái nghị lực của mình chứ gì. Không ngủ bữa chết sợ gì, dậy ngồi thiền đi không nhớ cơm nước gì nữa. Mình nhắc tâm mình vậy đó. Thì tức là ngủ. Bữa nào quên đó, là cái bữa đó là cái bữa mình tu nhiều. Có gì đâu. Chiến thắng lại với cái nghiệp của mình. Mình thắng cái nghiệp đói của mình thì giải thoát.
(44:46) Nhiều khi nó nhờ những cái điều kiện đó mà mình lại làm chủ được mình. Từ cái chỗ làm chủ được mình rồi khi mình tác ý. Hôn trầm mình tác ý. Bảo tịnh chỉ hơi thở sao nó không tịnh chỉ. Có bữa họ không cho mình cơm chiến thắng được. Qua hôm sau cái mình bảo nó tịnh chỉ hơi thở nó tịnh chỉ được. Trời đất ơi! Cũng là cái may mắn. Phải không? Cái rủi mà.
Cho nên tu hành nhiều khi biết thì chúng ta nỗ lực chúng ta thực hành chứ đừng cầu may mắn. Cầu may mắn khó lắm. Ai mà nỡ đâu mà để mấy con nhịn đói. Cho nên người ta có quên đi nữa thì nhắc cái người ta mang tới liền. Không bao giờ nhà bếp để mấy con nhịn đói. Cho nên ráng tu tập, có Thầy. Mai mốt Thầy đi rồi thì chắc chắn không có Thầy nữa. Mà không có Thầy nữa thì bên nữ thì có bé Như. Nam thì có quý thầy. Mấy con yên tâm. Phải ráng lo tu.
Rồi bé Như nó còn bé Như một, bé Như hai, bé Như ba nữa chứ đâu phải bé Như một đâu. Có phải không? Nó còn nhiều bé Như nữa. Cho nên mấy con còn tuổi trẻ phải nỗ lực tu. Còn mấy người già tu. Có gì không con?
(45:59) Tu sinh: Dạ kính thưa Thầy. Theo như Thầy nói thì không có niệm thì ôm pháp Thân Hành Niệm. Đi như vậy. Mà có niệm (không nghe rõ)
Trưởng Lão: Con nên tập cái pháp Thân Hành Niệm từ từ. Từ từ mấy con. Chẳng hạn như bây giờ con phải phá cho hết cái si. Mà hết si thì tham sân nó không hết đâu. Bởi vì cái si nó độc lắm. Hễ khi mấy con còn ham ngủ này kia rồi đó thì nó còn si. Mà còn si thì nó còn tham sân. Cho nên vì vậy mà nhắm vào. Cái Pháp Thân Hành Niệm nó nhắm vào cái tâm si cho nên nó phá cái tâm si.
Vì vậy mà mình không có nên ép buộc nó quá thì nó lại si hơn. Tu từ từ từ từ rồi mình cứ tiến dần chiếm hết ngày đêm của nó thì khi con chiếm hết ngày đêm của nó, nó thấy cơ thể con khỏe khoắn. Thì tức là con đã làm chủ được cái tâm si. Bởi vì như Thầy bây giờ đâu có ngủ mấy con. Nằm xuống tâm tỉnh bơ nó không ngủ suốt đêm.
Mà nó có mất da mất thịt có bệnh đau chỗ nào đâu. Mấy con biết là Thầy không có ngủ. Nhưng mà mấy con không ngủ thì nghe nó mệt nhọc. Tại vì cái tâm lăng xăng của mấy con. Chứ mình không có lăng xăng xem. Cho nên mấy con tập.
Tu sinh: Vậy thì bây giờ con tập từ từ đúng không Thầy. Buổi sáng buổi trưa. Nếu mà cái cơ thể con nó thích nghi được rồi thì. Nếu mà nó không có gì thì thôi. Còn nếu mà nó có trở ngại, trục trặc gì con trình Thầy sau.
Trưởng Lão: Được rồi, con cứ tập. Khi nào mà, buổi trưa con muốn phá cái ngủ trưa con cứ đi kinh hành. Cứ đi. Đừng có để cho nó ngủ. Mình đi nó không ngủ được.
Tu sinh: Đi hoài luôn phải không Thầy?
Trưởng Lão: Ừ, mình đi hoài được mà. Tu sinh: Dạ.
Trưởng Lão: Đó là tốt. Đó là phải biết phá. Mà Thầy nói mấy con ôm pháp Thân Hành Niệm mà chứng. Không có cái pháp nào mà hơn pháp Thân Hành Niệm. Nhưng không nên vội vàng. Dùng nó quá ức chế mình sanh ra bệnh tật trên thân. Phải biết, phải biết dừng. Có cái gì mà khi ôm pháp Thân Hành Niệm mà có gì trở ngại thì phải xin gặp Thầy. Chứ đừng có để lâu giống con.
Tu sinh: Bạch Thầy, con bị ức chế trong tưởng, nay hết rồi, ví dụ con đi Thân Hành Niệm có được không?
Trưởng Lão: À được chứ con. Con đi Thân Hành Niệm cứ lấy thân hành ngoại đừng có tu tập Thân Hành Niệm. Tu tập nó bị chướng ngại vô hơi thở. Con tập cái bài, con bỏ hơi thở đi. Đối với thân hành ngoại, đừng lấy thân hành nội. Nội thân hành ngoại nó cũng đủ rồi con. Như dỡ chân lên đưa chân tới hạ chân xuống, từng hành động thân con. Rồi từng hành động tay con. Tất cả mọi cái hành động đó con hợp nó lại thành một cỗ xe kiên cố của pháp Thân Hành Niệm.
(48:56) Nhưng mà bỏ cái hơi thở ra. Hồi đó kết luôn cái hơi thở tức là.
Tu sinh: Bỏ cái hơi thở ạ?
Trưởng Lão: Bỏ cái hơi thở ra lấy cái thân hành ngoại, còn cái hơi thở. Thay vì con phải thở năm hơi thở rồi con mới tiếp tục đưa tay chống tay sau lưng chứ gì. Bây giờ con không cần thở năm hơi thở. Ngồi xuống thì ra lệnh đưa tay chống sau lưng hoặc để trước như thế nào rồi con tác ý. Con bỏ cái hơi thở. Bởi vì cái hơi thở nó rối loạn con. Tại vì con tập quá tập trung trong hơi thở. Cho nên mới sanh ra rối loạn hô hấp. Bỏ đi. Không có sao hết. Tập nội cái thân hành ngoại không nó cũng đủ giải thoát.
Tu sinh: Kính Bạch Thầy, vậy là con trong suốt cái thời gian mà con tập dần một tiếng hay là hai tiếng được không?
Trưởng Lão: À, bắt đầu bây giờ con đi từ nửa tiếng. Thấy khỏe con tăng lên, tăng lên, tăng lên. Chừng nào thấy khỏe nữa tăng lên suốt đêm. Chứ đừng có nghĩ mình tu tập chừng mấy tiếng rồi thôi thì không được. Pháp Thân Hành Niệm nó phải tu tập suốt ngày đêm. Rồi suốt ngày đêm được rồi mà thấy mình chưa đủ cái lực. Chưa đủ lực để làm chủ sự sống chết đi bảy ngày đêm luôn.
Tu sinh: không nghe rõ.
Trưởng Lão: Thì con tê ngưu một sừng mà. Đã là con tê ngưu. Con tê ngưu nó đâu có nằm nó đi không à, nó không có sợ ai hết đâu. Nó không có sợ ma. Còn con còn sợ ma.
Tu sinh: Kính bạch Thầy, lúc trước con ở chỗ Thầy đó, con bị ức chế hơi thở Thầy dạy con đi kinh hành đó. Con đi suốt ba tiếng đồng hồ con đi con không nghỉ chút nào hết, mà nó không có mệt.
Trưởng Lão: Nó không có mệt, không có uể oải, không có mỏi mệt. Thấy nó tỉnh táo nó khoan khoái. Đó là đúng. Đó là tốt. Vậy mà, phải tăng lên luôn. Đi vô trong kia ra ngoài này là chứng đạo rồi. Thiệt mà.
Tu sinh: Tại vì lúc đó con bị ức chế hơi thở mà.
Trưởng Lão: Thầy biểu con bỏ hơi thở mà.
Tu sinh: Giờ Thầy mới dạy con.
Trưởng Lão: Thôi bây giờ bỏ đi, mai mốt chứng cho rồi.
Tu sinh: Bạch Thầy, tu có thời hay là giờ nào cũng tu?
Trưởng Lão: Giờ nào cũng tu hết. Chứ còn bây giờ. Nếu mà các con tu lâu quá mà giờ còn thời khoá nữa thì nó xưa lắm rồi. Để cho mấy người người ta mới vào người ta dùng thời khoá. Còn mình tu lâu quá rồi, thì mình không có nên dùng thời khoá. Giờ nào mình cũng tu hết.
Bây giờ cái giờ đó không phải là giờ tu nhưng mà con không đi kinh hành con ngồi, con cũng để tâm bất động thanh thản, an lạc vô sự. Cũng đang tu đó nhưng mà ngồi chơi. Đó chứ không phải là tu mà tu. Cho nên tất cả giờ quyết tu. Nhớ kỹ như vậy.
Tu sinh: Kính thưa Thầy, nếu như mà bỏ hơi thở thì có lẽ mình đi hoài, chỉ có ngồi thở thưa Thầy.
Trưởng Lão: Không cần ngồi thở.
Tu sinh: Đi vậy đi suốt?
Trưởng Lão: Đi suốt ngồi xuống rồi đưa tay đưa chân rồi đứng dậy đi.
Tu sinh: Chứ không có ngồi, không có thở?
Trưởng Lão: Không có thở. Bỏ hơi thở.
Tu sinh: Vậy con bỏ luôn.
Trưởng Lão: Bỏ luôn. Không có sợ. Bởi vậy tu tập tới không thở nữa mà. Cho nên bỏ luôn.
Tu sinh: Không nghe rõ
(52:22) Trưởng Lão: Mình cứ tập riết rồi bỏ cái thời khoá luôn. Mình không còn tính giờ khắc gì nữa hết. Tôi cứ thoải mái thì tôi đi. Mà hễ mệt thì tôi nghỉ, có vậy thôi. Mà khỏe tui đi nữa. Tui lấy pháp Thân Hành Niệm tui làm pháp tu chứng đạo mà. Con đâu có tu pháp nào khác nữa đâu.
Tu sinh: Dạ. Con đi Thân Hành Niệm thì là giữ tâm bất động phải không Thầy?
Trưởng Lão: À, mình để tâm bất động thanh thản an lạc vô sự. Mà nó không bất động mà nó cứ niệm này niệm kia thì mình đưa cái tri kiến mình quán vô lậu xả nó đi. Nó có phương pháp mà. Trong cái pháp Thân Hành Niệm nó có những pháp quán mà áp dụng trong đó hết. Mà khi nó không có niệm gì hết thì mình ngồi chơi. Rồi chút không có mỏi mệt thì mình đi. Như vậy là chứng đạo chứ có gì. Rồi con hỏi Thầy gì con?
Tu sinh: Kính bạch Thầy. Hôm trước Thầy có cho phép con thức thêm từ mười giờ cho đến mười giờ rưỡi. Và con cũng có thực hành theo pháp môn Thân Hành Niệm. Nhưng mà con đi á thì nó rất là tỉnh táo và rất khoẻ. Đi tới sáng thì nó vẫn tỉnh nữa. Nhưng mà sao ban ngày con ngồi lại thấy lờ mờ lờ mờ vậy. Mọi khi con ngồi lại thấy lờ mờ lờ mờ con đi hoài. Lần này con không biết là ví dụ con không có ngồi mà giờ con đi Thân Hành Niệm có được không?
Trưởng Lão: Được mà con. Bởi vì pháp Thân Hành Niệm mà. Mình ngồi lại nó lờ mờ tức là nó không tỉnh. Vậy thì con cứ ôm pháp Thân Hành Niệm. Tao đánh cho mày xẹp luôn hết. Đừng có lờ mờ ở đây.
Tu sinh: Con cứ sợ. Tại vì có cái thời khoá mà ví dụ con đi hoài như vậy thì những cái giờ mà con ngồi giữ tâm bất động nó không được thì sao. Thành ra hỏi Thầy thì con bỏ hay là. Con có trình với sư cô Liễu Huệ thì sư cô Liễu Huệ nói thôi bây giờ giữ lại thời khoá bình thường đi. Có thể là thức khuya quá rồi nên ban ngày ngồi lại nó ngủ á. Thành ra con bỏ. Mà giờ Thầy dạy như vậy thì con đi Thân Hành Niệm không, con không có ngồi để giữ tâm bất động. Khi nào mà con mệt quá thì con ngồi lại giữ tâm bất động như vậy có được không?
Trưởng Lão: Được, nhưng mà bây giờ Thầy nói như thế này. Tuỳ theo mình phải biết cái khả năng của mình. Nếu mình thấy trên cái pháp Thân Hành Niệm mình tu tập mình thấy nó an lạc, nó tỉnh táo nó hoàn toàn nó không mệt nhọc thì có thể ôm được. Còn nếu mà thấy mình tu. Mình thử mà. Mình thấy mình đi vậy tới chừng đó mình ngồi lại chơi mà nó không tỉnh táo, nó cứ lờ đờ là biết cái sức mình tu. Cho nên vì vậy mình phải tu theo thời khoá. Tập dần đi lên. Thì đó bỏ thời khoá thì không được. Khi nào mình biết bỏ thời khoá mà khi nào không biết bỏ thời khoá là do sức tu tập của mình.
Tu sinh: Hôm trước Thầy dạy đi Thân Hành Niệm thì nó có ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là mình tác ý. Giai đoạn thứ hai là nghỉ thứ ba là hướng tâm. Nhưng trong giai đoạn này thì chúng con đi chỉ hướng tâm thôi. Mình biết từng hành động của mình thôi chứ không có cần tác ý đầu nữa phải không thưa Thầy?
(55:29) Trưởng Lão: Không, mới đầu thì con phải hướng tâm tác ý rất rõ. Tác ý bằng âm thanh. Dỡ chân lên, đưa chân tới, hạ chân xuống, hạ gót xuống rõ ràng. Coi như mình ra lệnh rồi mình làm theo. Sau một thời gian tu tập Thân Hành Niệm. Đi suốt đêm như vậy mà tác ý như vậy, đâu nó làm đúng đắn đó mà nó chưa ra lệnh mà nó đi trước thì không được. Mình chưa truyền mà nó đã bước trước rồi. Thì đó nó tu tập thành cái tưởng thành thói quen. Không được.
Mình phải ra lệnh rồi thì cái thân của mình nó theo cái lệnh đó nó dỡ chân lên thì đúng. Cho nên con tác ý bằng âm thanh để rồi con mới hành động theo cái lệnh đó. Sau khi con truyền lệnh được, nó làm đúng như vậy mà đi suốt đêm nó tỉnh táo nó khỏe khoắn trong người con thì bắt đầu con thay đổi. Không có tác ý bằng âm thanh nữa. Mà tác ý bằng ý. Ý tác ý. Cũng ở trong đó, ý con nó tác ý.
Thí dụ bây giờ Thầy nói dỡ chân lên. Đó là tác ý bằng âm thanh. Mà Thầy nói trong ý của Thầy, thì mấy con không nghe. Phải không? Đó là ý nó tác ý ở trong đó cho nên ở ngoài không ai nghe hết. Đó là cái ý. Còn hướng tâm là hướng tới cái bước. Tức là cái tâm của mình nó chú ý vào bước đi là hướng tâm thì cái chân nó dỡ lên. Hướng tới nó hạ xuống là nó hạ xuống. Đó, con thấy không? Cái đó là hướng tâm. Cái đó là vi tế. Cái đó là cái chỗ người ta chứng đạt.
Nó có ba cách tác ý, âm thanh, tác ý bằng ý thức ở trong đầu, rồi hướng tâm thôi. Bởi vậy sau này con hướng tâm muốn chết thì nó chết liền. Chứ không cần mà phải ra lệnh tịnh chỉ hơi thở đâu. Hướng tâm hơi thở ngưng thì nó ngưng. Chứ không phải ra lệnh nói như Thầy nói cho mấy con nghe. Nó vi tế đến cái mức độ mình chỉ cần muốn chết là hướng tâm chết thôi.
Cho nên sự tu tập chúng ta đi từ cái thô cho đến cái vi tế. Nó tập luyện cái ý thức lực của chúng ta.
Tu sinh: Thưa Thầy cho con hỏi. Thưa Thầy như khi mà mình đi kinh hành mà để trị hôn trầm, đối trị hôn trầm. Khi mình bắt đầu đi thì mình tác ý để mà phá, một câu tác ý để phá hôn trầm. Còn thí dụ mà đi, bây giờ mà đi liên tục như vậy á thì mình có dùng câu tác ý cái gì để mình đi như Thân Hành Niệm vậy?
Trưởng Lão: À, coi như pháp Thân Hành Niệm thì tác ý. Người mới tu đều phải tác ý âm thanh hết. Người tu sâu rồi thì chỉ tác ý trong cái ý của mình thôi. Mà tu sâu nữa thì hướng tâm chứ không có gì hết. Nhưng mà khi mà mình thấy cái hiệu quả của cái hướng tâm của mình, hướng ở đâu á. Thí dụ như bây giờ con hướng cái tay con đưa lên thì tự nó đưa lên. Nó có cái sự điều khiển của cái pháp hướng.
(58:23) Còn bây giờ con hướng, hướng cái tay con đưa lên mà nó không chịu đưa thì tức là nó chống lại con. Vậy như vậy, thì khi mà con hướng ở đâu thì thân con sẽ làm theo nấy thì con sẽ làm chủ được sự sống chết. Nó là cái pháp Như Lý Tác Ý mà. Mà Như Lý Tác Ý trên pháp Thân Hành Niệm. Cho nên tập nó làm sao nó kiên cố như cỗ xe như căn cứ địa. Nó mới trở thành một cái lực của nó. Còn nếu không nó không trở thành đâu.
Nên buộc lòng nó liên tục từ cái tác ý này cái hành động này cho đến hành động này nó liên tục nó không kẽ hở thì đó nó kiên cố mà. Con làm sao tu cho nó kiên cố. Thà là con tu ít. Con tu chừng ba mươi phút hoặc một giờ. Trong khoảng thời gian tu đó nó phải kiên cố để tập thành quen chứ không khéo con tập ba, bốn giờ mà rồi trong khoảng độ chừng một, hai tiếng đồng hồ có xen kẽ trong đó niệm này niệm kia ở trong đó thì như vậy tu hoài nó không hết đâu.
Phải tập ngay từ lúc đầu. Bây giờ tập một phút, năm phút, mười phút hoàn toàn phải kiên cố như cỗ xe. Không cho một cái niệm nào hoặc cái ý nào mà lọt vào ở trong cái thân hành của con thì kết quả của con sẽ tốt.
Tu sinh: Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch Thầy con xin hỏi. Con ở nhà thì con đi mười phút rồi con ngồi xuống con thở, rồi sau con đi kinh hành, rồi con đi Thân Hành Niệm, con đi mười bước rồi con ngồi xuống con thở. Nhưng mà con đi năm ngoái thì con đi con thấy nó vẫn thoải mái. Năm nay thì con cũng có việc nhà nhiều thành ra con không biết con sai cái gì, cho nên con tập thì nó vẫn có hôn trầm. Con tập ngồi thì con ngồi thì con tác ý là tâm bất động thanh thản an lạc vô sự. Rồi con ngồi chút thì nó có hôn trầm.
Vừa rồi con có vào con trình sư ông, Thầy Gia Hạnh. Thầy Gia Hạnh nói con đi thử. Con đi thử thì Thầy nói là con đi quá nhanh. Bước thì quá nhanh cho nên sửa lại. Thưa Thầy, thưa Trưởng lão là Thầy có chỉ thì con đi chậm lại. Con đi cứ nửa tiếng thì con tập nghỉ mười lăm phút. Rồi con cũng ham con đi nửa tiếng nữa rồi con nghỉ mười lăm phút, nửa tiếng rồi con đi.
Cái hôm qua trong người con nó như đống lửa vậy, nó bừng bừng hết. Thế con không biết làm sao. Con trai con biểu con xả, cái con xả hết rồi con vô trong con đọc. Rồi tới chiều thì con lên con trình với Thầy. Thì kính bạch Thầy, kính thưa Trưởng lão hoan hỷ chỉ dạy cho con để con ra con tập cho nó khỏe mạnh.
Trưởng lão: Sự thật ra thì nó có những cái sai con. Tu tập nó có những cái sai cho nên nó mới bị chướng ngại. Chứ nó đúng không bao giờ mà, pháp Phật tu nó giải thoát. Mà mình chỉ tu sai một cái phần nào đó thì nó bị chướng ngại. Nhất là khi tu tập thì mình phải giải quyết gia đình cho ổn. Chứ để cái tâm mình bị phân tâm vương vấn gia đình thì mình tu mình bị. Coi như là mình bị tưởng nó phá mình.
(01:02:15) Như trạng thái nóng như con nói. Tất cả những cái này đều là do cái tâm bị phân tâm. Ngồi tu thì con thấy nó bị gom lại trong cái Thân Hành Niệm mà không phân. Nhưng mà vì hoàn cảnh gia đình của mình, mình phân tâm để giải quyết. Con phân tâm phải không? Chứ lẽ ra mình tu rồi ngồi chơi không có để cho nó phân tâm gì, không lo lắng gì nữa hết. Buông xả hết thì con tu nó tiến bộ lắm.
Còn trái lại con tu rồi, bây giờ xả ra rồi phải lo cái chuyện đi nấu cơm hoặc là lo cơm nước này kia thì cái này bị phân tâm rồi. Không được. Phải không? Hễ tu là tu. Cho nên tại sao mấy con phải vào Tu viện tu? Để mình không có phân tâm. Chứ còn ở trong gia đình là bị phân tâm hết mấy con. Chỉ ở gia đình mấy con tu là tu xả tâm bằng tri kiến của mình nhân quả mà thôi.
Có chuyện gì mà trái ý nghịch lòng của mình thấy đây là nhân quả vui vẻ trả để cho cái tâm mình được an mà thôi. Cái đó là ở trong cái gia đình của mình. Mình làm mọi chuyện mà mình không có than trách cái này cái kia đó là mình xả tâm. Ở trong gia đình chỉ tu vậy thôi chứ không có khác được. Còn muốn đi xa hơn nữa phải về Tu viện. Có vậy mới được. Chứ ở trong gia đình không thể tu xa hơn được. Bởi vì cái sức Thiền Định nó không thể mà ở cái chỗ mà động. Thành ra hay nó động nó phá nát cái tâm định của mình.
(01:03:47) Sư cô Liễu Huệ: Kính bạch Thầy! Trong thời gian qua con thấy trong chúng nữ của chúng con thì phá hôn trầm rất là tốt. Người nào cũng có thiện chí. Thầy cũng dạy xả tâm, người nào cũng ý thức cao hết. Nhưng mà trong vấn đề thí dụ như là tăng giờ. Thì con thấy nếu mà hôn trầm tự mình mình lượng sức mình, mình thấy mình rõ hơn ai hết. Do đó mà người nào tăng giờ mà mình cảm thấy là hôn trầm mình đang ít, giảm và mình bảo đảm trong giờ tu mình không bị hôn trầm thì hãy tăng giờ.
Con thấy nay Thầy dạy tăng giờ, ai cũng tăng giờ hết. Tới giờ tu ngồi gục liên tục luôn. Mà con thấy cái sức đã không chịu nổi rồi thì con mới nói rằng là bảo đảm trong giờ tu trước. Rồi đến khi nào mà mình cảm thấy hoặc là hôn trầm mình nó nhẹ đi thì mình hãy tăng giờ. Chẳng hạn như thường thường cô Quý hồi nãy thì con thấy cô ngủ đúng giờ. Thì cô dậy cô tu rất là tốt. Mà đến cái giờ cô đi, thí dụ cuối giờ cô đi Thân Hành Niệm thì tối giờ ngủ cô ngủ được.
Sáng ngày thí dụ đúng tám giờ cái tâm cô lơ mơ thì bắt đầu bảy giờ rưỡi hay tám giờ cô đi đi. Thí dụ như đi thân hành hoặc là đi Thân Hành Niệm làm sao để cho cái giờ đó nó không còn lơ mơ nữa. Thì cô tập một thời gian nó quen, thói quen nó thì rất tốt. Mà cô phá được thì thời gian đó rồi cô mới tăng giờ nó mới tốt. Còn nghe tăng giờ cái, vị nào cũng tăng giờ lên hết cái rồi ngồi cứ gục lên gục xuống.
(1:05:25) Bước qua một cái thì mấy vị đó đang đi kinh hành thì con mới thấy đi qua Thân Hành Niệm, con ngoặt lại lại thấy gục rồi. Mà thật ra con thấy thương chúng quá Thầy. Cái phá hôn trầm á, trời ơi nó khổ. Con thấy thiên la vạn la. Sao con mới đi qua con thấy tỉnh bơ. Mới đi vòng vòng đó con quành lại thấy gục rồi. Con thấy như vậy là đâu có trách được huynh đệ đâu, quá tỉnh thức quá ý thức đi nhưng mà cái nghiệp nó nặng, cái hôn trầm quá nặng đi.
Cho nên là cứ quay qua quay lại là bị vậy. Thành ra sẵn đây là con nói chung luôn trong chúng là tuỳ theo khả năng của mình. Mình cảm thấy mà cái hôn trầm nó giảm nhiều thì mình tăng. Còn nếu không thì trong cái giờ tu là phải tỉnh thức. Trong giờ tu là phải bảo đảm trong giờ tu. Chứ Tăng lên mà ngồi gục miết thì cũng không có lợi gì.
Trưởng Lão: Đúng vậy con. Con khuyên vậy đúng quá rồi. Bởi vì nghe Thầy nói tăng là Thầy bảo mấy người người ta đã đạt được cái chất lượng của cái thời gian đó rồi người ta tăng. Còn mình chưa đạt được còn gục tới gục lui mà tăng theo người ta để cho bằng người ta thì không được. Cho nên vì vậy mà tuỳ theo cái khả năng. Thà mình tu ít mà chất lượng cao kết quả tốt. Còn mình tu cái thời gian dài mà cứ gục tới gục lui hoài thì nó chẳng đi tới đâu.
Sư cô Liễu Huệ: Kính bạch Thầy! Với hơn nữa là con thấy huynh đệ bây giờ không có thời gian đầu tư vào cái tu thiền thì quan trọng nhưng nó không quan trọng bằng cái thứ nhất là phải hết hôn trầm. Vì khi hết hôn trầm thì cái tâm mình mới sáng được phải không Thầy? Thì khi tâm mình nó sáng thì mình mới tu được. Còn nó cứ gục tới gục lui rồi mình cứ ôm pháp này pháp kia mình tu, mình không biết chọn pháp thì cũng khó tu lắm.
Cho nên căn bản là mình phải hết sạch hôn trầm. Rồi tất cả huynh đệ đều cố gắng để mà phá được hôn trầm hết. Còn những pháp tu để tâm bất động. Ví dụ như mình có niệm khởi mình thấy thì mình tác ý mình đuổi đi. Còn chủ yếu là mình phá hôn trầm nhiều. Cho nên là con thấy, ví dụ như con con đi suốt đêm. Trong ba tiếng đồng hồ tu con không đi Thân Hành Niệm, con không ngồi mà con đi suốt. Con đi với cái tâm thanh thản, tâm bất động mà con không hôn trầm không gì hết thì con đi suốt như vậy không cần Thân Hành Niệm gì hết có được không Thầy?
(01:07:46) Trưởng Lão: Được chứ con, đó là đi kinh hành, đi mà giữ tâm bất động của mình thôi. Đi suốt đêm mà tâm bất động cũng giống như mình ngồi chứ gì? Nhưng mà thay vì mình ngồi thì mình dễ bị hôn trầm nên mình đi nó không ngủ được nó tỉnh càng tốt hơn, không sao đâu. Cái đó là tuỳ theo đặc tướng của mấy con.
Cho nên ở đây khi mà ngồi lại để giữ tâm bất động thanh thản. Mục đích mà ngồi lại giữ tâm đó chẳng qua là nghỉ ngơi thôi chứ sự thật ra chưa tới lúc mà mấy con ngồi lại giữ tâm bất động đâu. Mà mục đích mình đi Thân Hành Niệm, đi kinh hành để tâm nó phá cái si, đi cho tâm nó tỉnh. Thì đó là cái chính.
Cho nên tu bây giờ đó, Thân Hành Niệm là quan trọng, đi kinh hành là quan trọng. Có vậy thôi. Còn tất cả các pháp khác là để mình ngồi, mình ngồi lại mà mình thấy tỉnh thì mình ngồi. Mà không tỉnh thì mình đi. Nhưng nó có thời gian để mình ngồi lại. Để nó không có mỏi cái chân mình. Chứ đi hoài mỏi chân lắm. Mà khi mình đi vậy mình tỉnh mình ngồi lại nó cũng, khoảng thời gian nó mới hôn trầm nó mới gục chứ còn đâu phải ngồi liền cái nó gục xuống liền đâu. Không có đâu. Có phải không?
Thì mấy con ngồi nghỉ thôi ai biểu ngồi cho gục. Đợi tới gục rồi mới đứng dậy đi thôi chắc là cũng nửa tiếng. Cho nên thí dụ như mấy con ngồi nghỉ rồi đi hai ba vòng ở ngoài này thấy nó tỉnh rồi bắt đầu tạm dừng không đi nữa mỏi chân. Thôi mình vô ngồi. Mà mình ngồi mình cũng phải lựa cái sức của mình. Nếu mà ngồi kéo dài lười biếng không chịu đi nữa thì nó sẽ gục. Cho nên mình ngồi chút cái đi đi.
(01:09:17) Mình coi thấy chân mình nó mỏi. Đó mình phải linh động khéo léo thiện xảo ở trong sự tu tập thì cái chất lượng mình nó sẽ đạt được.
Sư cô Liễu Huệ: Kính bạch Thầy! Còn có một trường hợp nữa là có những vị ngủ gục mà không thấy mình ngủ. Cho nên người ngoài để ý thì nhìn thấy là gục rất là nhiều thời gian thí dụ nửa tiếng là thấy gục liên tục. Nhưng mà khi gõ vị đó vị đó nói không, không có ngủ rất là tỉnh. Không có ngủ ạ.
Trưởng Lão: Thì đó là họ nhập định tưởng con.
Sư cô Liễu Huệ: Mà cái tình trạng con thấy rất là nhiều luôn.
Trưởng Lão: Họ không biết. Cái đó là họ bị định tưởng, họ lọt định tưởng. Tức là họ lọt trong cái tưởng không của họ. Cho nên họ ngồi họ thấy không. Tui tỉnh chứ. Họ ở trong cái trạng thái đó thì họ thấy họ tỉnh. Nhưng ở ngoài gục này kia họ đâu có biết. Mà họ thấy nó an lạc lắm. Mỗi lần mà gục xuống vậy họ nghe nó an ổn vô cùng. Thành ra họ khoái.
Sư cô Liễu Huệ: Kính bạch Thầy con có nói với các vị đó rằng là. Khi mà con muốn gõ các vị đó ngủ thì con phải canh rất là lâu. Nhìn cái đặc tướng cái trạng thái của họ, cái tướng trạng của họ như thế nào để biết là cái người đó gục vì hôn trầm hay thuỳ miên hay bị tưởng hay bị gật. Thì chờ lâu như vậy thì mới gõ.
Mà khi con thấy gục rõ ràng như vậy mà con gõ thì người ta nói rất là tỉnh. Tức là lúc đó họ không còn gục nên họ không biết họ gục.
Trưởng Lão: Họ không biết. Thường thường mấy người mà bị tưởng thì họ. Còn mấy người mà họ hôn trầm thùy miên họ quên mất. Cho nên họ mới gục. Họ biết, mình kêu cái họ dậy họ biết, tu gục hôn trầm biết liền. Còn mấy người mà lọt trong tưởng rồi họ gục họ không biết đâu. Thành ra trong khi đó mà con gọi họ, họ nói tôi tỉnh mà, tôi đâu có gục.
Ngay cả họ gục mà họ còn không biết thì biết rằng họ rớt trong cái trạng thái nào rồi. Khuyên họ, thôi đừng có nuôi dưỡng cái thứ này. Bệnh tật lắm á, đi kinh hành vô. Rồi con.
(01:11:28) Tu sinh: Kính bạch Thầy, nãy giờ Thầy hướng dẫn như vậy. Tu pháp Thân Hành Niệm liên tục như vậy. Như vậy trong thời gian tu đó con có cần phải đếm hai mươi bước rồi ngồi xuống tác ý đưa tay, đưa chân năm lần, rồi lại bắt đầu đi lại hay là cứ đi đi cứ tiếp tục dở chân đi chừng nào thấy mỏi…
Trưởng Lão: Thuần thục rồi thôi bây giờ con xin Thầy con tu cái pháp Thân Hành Niệm tới cái giai đoạn hai, giai đoạn ba. Thì Thầy sẽ cho. Đừng có tự mình thấy rồi cái mình bỏ mình đi thêm thì không được. Phải hỏi.
Tu sinh: Như con là con không có tác ý. Con chỉ đếm, con chỉ tác ý trong đầu. Con có phải áng chừng khoảng cho mình đi được rồi ngồi xuống rồi cái tay mình đưa ra vô năm lần rồi đứng dậy đi tiếp hay là con cứ đi rồi chừng nào con thấy mỏi chân rồi con nghỉ?
Trưởng Lão: Bây giờ coi như là tác ý bằng âm thanh nó đã thuần thục rồi. Thì con xét thấy thí dụ như bây giờ con tác ý đưa tay ra thì con thấy cánh tay này đưa ra. Hạ tay xuống thấy nó từ từ hạ xuống. Thì đó nó theo cái lệnh của con. Thì đó là con sẽ hướng con sẽ tác ý trong đầu con thôi. Con không tác ý ngoài.
Thì con con ở trong đầu con bảo đưa ra thì nó đưa tay ra, hạ tay xuống thì hạ xuống. Đó là cái ý của con con thấy con làm được rồi bây giờ con chỉ hướng tới cánh tay con đưa lên thì nó sẽ đưa lên. Con phải tập ba giây mà nếu mà được hết rồi thì coi như là con đã thuần thục.
Tu sinh: Được sự hướng dẫn của sư cô bữa giờ con đi con không tác ý trong đầu. Con chỉ đi theo thói quen thôi. Dỡ chân lên, hạ chân xuống hạ gót xuống rồi con bước đi tới. Rồi hai mươi bước con ngồi xuống.
Trưởng Lão: Tức là con không đếm, không gì hết.
Tu sinh: Dạ, con chỉ theo thói quen con bước. Vậy thôi.
(01:13:40) Trưởng Lão: Cái đó cũng được nhưng mà coi chừng. Mình không có tác ý chủ động. Còn mình tác ý nó chủ động. Cho nên khi mà pháp hướng tâm là nó không có tác ý bằng ý thức nữa. Không phải tác ý bằng ngôn ngữ nữa. Mà nó chỉ hướng tới cái hành động. Cho nên ví dụ như chân con vì vậy mà cái người nào mà tu tập mà thấy đi nhanh nhanh là biết người này tu sai pháp.
Tại vì cái đầu chưa có hướng nó đi mà nó đã bước trước rồi. Nó đi nhanh lắm cho nên biết sai. Cho nên đi nó làm sao mà người ta hướng tới cái hành động đó thì cái chân nó sẽ bước. Rồi dỡ lên rồi hướng tới cái hành động hạ xuống thì hành động người ta đều là chậm chạp chứ không thể nhanh được. Con hiểu không? Thì đó là người tu đúng.
Còn người tu sai mà đi cứ bước vậy chắc là hướng không kịp, hướng tâm không kịp. Đó là tu sai pháp. Nhớ kỹ.
Tu sinh: Vậy giờ là con phải đi thế nào mới đúng?
Trưởng Lão: Con sẽ đi, con thử nè, con tác ý nè. "Giở chân lên", con giở chân lên. Đưa chân tới đưa chân tới, hạ chân xuống hạ chân xuống. Cái lệnh con đi trước mà cái hành động đi sau thì con thấy nó chậm chạp chứ nó không thể nhanh được. Con thử. Rồi con bây giờ con đi con không ra lệnh nữa. Mà nó cũng giở từ từ. Giở lên đưa tới rồi hạ xuống cũng từ từ thì như vậy đó là đúng rồi.
Còn nếu mà nó làm nhanh nhanh như là con cóc nhảy thì trật.
Tu sinh: Con đi chậm chạp y như Thầy nói vậy đó. Nhưng mà cũng khoảng hai mươi bước con ngồi xuống.
Trưởng Lão: Được, vậy thì được. Đúng. Chậm chạp. Tức là chậm chạp cái ý thức của mình nó thường hướng đến cái hành động đó. Vậy là đúng. Rồi con.
(01:15:22) Tu sinh: Con kính thưa Thầy, Thầy chỉ dạy cho con hiểu. Ba vị Tôn giả trong kinh Khu rừng sừng bò tu cái pháp gì. Mình cần điều kiện gì gì mới tu như các vị đó được?
Trưởng Lão: Ba vị Tôn giả này con biết ở trong khu rừng sừng bò chỉ có tu độc cư. Như con tê ngưu một sừng, sống một mình. Cho nên ba vị này có gặp nhau cũng không nói chuyện nhau đâu. Cho nên vì vậy mà suốt trong cái thời gian mà đức Phật đến thăm thì mọi người đều trình bày cách thức tu. Thì vị này nói, khi mà gặp nhau chúng con cũng không nói chuyện với nhau.
Đức Phật nói vậy tức là mình tu như vậy là tu hạnh độc cư. Cũng như bây giờ Thầy cho mấy con một số thất, cho một số người vô ở trong thất. Mà không người nào ngó ngoài người nào, người nào nhìn người nào. Ai tu gì thì tu, mình không biết, mình cứ lo mình. Thì đó là độc cư đúng đó. Chứ không có tu pháp gì hết, cứ độc cư.
Chứ ở trong đó mà hít thở hoặc là đi Thân Hành Niệm này kia. Chừng nào mình sống độc cư rồi người ta mới dạy pháp cho mình tu. Còn mình sống độc cư chưa được ai dạy cho mình tu. Cho nên mấy con vô đây Thầy bắt cứ độc cư. Ai sống một mình được. Còn sống nhớ nhà. Thôi đi về! Có vậy thôi. Chắc ăn. Cái này khỏi mất công. Con hiểu không?
Cho nên ba vị Tôn giả mà tu tập trong khu rừng Sừng bò, đó là ba vị tu hạnh độc cư. Vậy mấy con làm con tê ngưu một sừng đi. Giống như ba vị Tôn giả hết. Thầy đây có khu rừng mà con.
Tu sinh: Thầy cho con hỏi.
Trưởng Lão: Rồi con.
Tu sinh: Dạ bạch Thầy con tu, con không có đi cái Thân Hành Niệm mà con đi Chánh Niệm tỉnh giác. Tức là con tác ý là đi hai mươi bước thì con đếm hai mươi bước rồi con dừng lại. Rồi con thở năm hơi. Xong trong cái hai mươi bước nó không có cái niệm nào con tăng lên ba mươi bước con thở. Rồi bốn mươi bước con thở. Năm mươi bước con dừng lại con thở.
Thì cái tâm con nó quay vào. Nhờ cái bước đi đó tâm con quay vào nó không có cái vọng niệm nào hết. Rồi sau đó con tác ý tâm thanh thản an lạc vô sự thì cái tâm con nó bình lặng. Ở trong một tiếng đồng hồ như vậy. Bạch Thầy con tu như vậy khỏi có đi Thân Hành Niệm có được không ạ?
(01:17:55) Trưởng Lão: Được chứ con, bởi vì cái đó là mình tu Chánh Niệm tỉnh giác rồi. Cho nên mình tỉnh giác ở trong cái sự tu tập của mình. Thì cách thức đó là cách thức nhiếp tâm. Nhiếp tâm. Con nhiếp cái tâm con ở trong cái đối tượng mà con nhiếp. Nhưng cái này không được tu cái thời gian dài, không được tập.
Bởi vì tu nó dài ra thì con không có cái ý thức lực. Cái lực của ý thức để mà tác ý để làm chủ sự sống chết. Nó chỉ nhiếp tâm để nó an trú trong cái thời gian bất động tâm đó thôi. Thí dụ như giờ con nhắc nó một giờ bất động thì nó chỉ bất động một giờ thôi. Mà hơn nữa thì nó lạc. Có khi nó có thể được ba tiếng, hai tiếng.
Nhưng mà sự thật thì nó không đi đến đâu hết. Người ta rèn luyện cái ý thức lực là người ta nhờ tác ý con. Để cho cái lực của ý thức để mà mình tác ý làm chủ bệnh làm chủ thân của mình, mình chết hồi nào chết. Cho nên mình rèn luyện cái ý thức lực của mình. Chứ không phải là chỗ mà giữ cái tâm mình bất động.
Tu sinh: Vậy thưa Thầy là con khỏi cần phải đi Thân Hành Niệm, giở chân lên này kia, con khỏi?
Trưởng Lão: Khỏi, con giữ cái đó tu một thời gian sau rồi khi trở về con trình Thầy. Bây giờ con muốn trong một giờ con phải đạt được một giờ trong đó. Con muốn hai giờ đạt được. Nhưng mà từ một giờ đến hai giờ thì không được Tăng lên. Con Tăng lên nữa thì con sẽ lạc vô trong Không Tưởng. Bởi vì cái ý thức nó không làm việc thì cái tưởng nó sẽ làm việc.
Mà lọt trong Không Tưởng thì tức là mình lọt trong Không Tưởng rồi. Thì cái ý thức tưởng nó sẽ hoạt động nó thay thế cái ý thức của mình. Thì nó hiện ra cái tướng này tướng kia đủ loại. Nó làm cho con bị lệch.
(1:19:3â) Tu sinh: Bạch Thầy, con ngồi con tác ý tâm bất động thanh thản an lạc vô sự thì trong nửa tiếng đồng hồ không có niệm.
Trưởng Lão: Tốt đó.
Tu sinh: Dạ thì cả hai pháp con cứ tiếp tục con làm?
Trưởng Lão: Được, vậy tốt.
Tu sinh: Dạ
Trưởng Lão: Rồi con hỏi Thầy gì?
Tu sinh: Bạch Thầy, (không nghe rõ)
Trưởng Lão: Không có sao đâu con, Thầy sẽ dạy con sẽ nhìn thấy những cái sự mà xảy ra trong gia đình của mình là nhân quả.
Tu sinh: Con đi kinh hành, con cứ đi hai chục bước rồi con cứ tác ý tui đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành rồi con hít thở.
Trưởng Lão: Rồi con để tập tỉnh thức. Rồi lần lượt rồi, sau khi mà tất cả những cái nhân quả của gia đình nó xong xuôi rồi đó thì con sẽ trở về Tu viện Thầy sẽ dạy tiếp tục. Bây giờ tập tỉnh thức vậy được rồi đừng có tập gì hơn. Bởi vì gia đình của mình nó vậy, mình tập hơn thì nó không tốt. Con chỉ tập tỉnh thức đi kinh hành là được rồi con.
Nhớ giữ cái tâm mình bất động. Tất cả mọi cái nhân quả xảy ra cho gia đình của mình vậy đó. Đó là để cho mình trả hết nhân quả cho hết trong cái đời.
Tu sinh: không nghe rõ
Trưởng Lão: Thôi để khi khác, chứ Thầy mà ráng nói chắc là Thầy
Tu sinh: Con xin quy y Trưởng lão.
Trưởng Lão: Được, Thầy sẽ quy y cho con để cho con có cái duyên với Phật pháp để mà tu tập cho nó tốt. Có nghe không?
Tu sinh: Dạ.
Trưởng Lão: Chắc không nghe. Thôi được, không có gì đâu. Cứ đến với Thầy là làm thinh, bất động. Rồi con. Có gì không con?
(01:21:52) Tu sinh: Làm như thế nào để cho nó hết được cái đấy không ạ?
Trưởng Lão: À, đâu có gì khó con. Giờ con nhìn ra mấy cái thất này. Thất nào cũng có người ta hết. Thì con biểu mày vô đây tu với tao. Tao tu mày cũng tu chứ. Chứ mày cứ ở đó mày không tu mày cứ ngó ngó tao hoài sao được. Đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai đó, con đừng có ngó thất người ta. Đừng ngó, ngó cái tưởng của con nó sanh ra. Con hiểu không? Muốn dẹp cái tưởng thì mình đừng có ngó.
Chẳng hạn bây giờ con ngó cái mấy cục gạch này. Con thấy những cái lằn gạch này người ta làm vân vân cho nó đẹp phải không? Nhưng mà trái lại trời đất ơi con thấy sao như con cú mèo ở đây này trời đất ơi! Nó làm như ông cọp nó nhe răng mình đây. Đó thì con. Cái tưởng của con thì tưởng những cái lằn đó đó nó trở thành mặt con cọp mặt con cú mèo. Phải không? Đó là cái tưởng của con chứ người ta đâu có vẽ con cú mèo ở đó. Phải không?
Cho nên, vì vậy con nói, mày như vậy là mày nhìn lệch lạc. Ý thức của mày chứ đâu phải tưởng thức của mày. Mày sống trong ý thức mà. Phải làm chủ. Không có tưởng tượng ra cái đó. Dẹp. Thì con đừng có nhìn nó nữa. Chứ con nhìn nó, nó trợn trắng con mắt với con á. Cho nên đối với tưởng nó không phải khó phá đâu.
Nhưng mà tại vì từ lâu tới giờ con tu tập con thường bị ức chế ý thức. Cho nên cái tưởng con nó dễ hoạt động rồi. Thường thường là người ta tu người ta bị ức chế ý thức người ta chứ lẽ ra thì tu đừng có ức chế ý thức. Đừng có nhiếp tâm. Cho nên vì vậy người ta sử dụng ý thức để người ta ly dục ly ác pháp. Thì cái tâm tham, sân, si của mình nó hết. Nó giải thoát ở chỗ hết tham, sân, si chứ không phải ở chỗ ý thức không có khởi niệm. Phải không?
Thành ra từ cái chỗ mình tu sai đó nó đưa mình đến cái tưởng rồi. Từ đây về sau nó nhìn thấy cái gì, "Dẹp, đây là tưởng, đi đi, tao không có tiếp mày đâu. Mày là tưởng."
Tu sinh: Bạch Thầy. Con cũng biết thế nhưng từ lâu tới giờ con không gì đến đấy nữa. Con chỉ ngồi con tu thôi thì nó vẫn bình thường không nhìn thấy gì. Thế thì liệu là nó còn phát triển lên nữa không?
Trưởng Lão: Không, nó không phát triển nữa chỉ có không thành Phật thôi. Chứ thành Phật rồi còn tưởng sao được.
Tu sinh: Bây giờ con cứ ngồi con quay vào tường, người ta làm gì con cứ ngồi tu vẫn bình thường.
(01:24:16) Trưởng Lão: Tốt, có vậy thôi. Không thèm nhìn ra ngoài. Nhìn ra ngoài tưởng hoạt động. Con cứ nhìn vô nhà. Bởi vậy con cứ nỗ lực tu. Tốt thôi. Bởi vì mình có phương cách để cho mình diệt các cái tưởng của mình. Cái tưởng là cái bóng dáng cái không thật. Cho nên mình phá nó đi đừng có để. Tức là phá nó mình không chạy theo nó. Mình không tạo ra nó để cho nó có hình dáng này hình dáng kia. Thì lần lượt nó hết.
Tu sinh: Thưa Thầy con cũng tác ý, con bảo là: "Bọn mày là tưởng, không có thật. Tao đi theo chánh pháp của các Thầy của Phật chỉ đường cho tao, nên là tao không sợ. Chúng mày đừng có dính mắc vào tao." Con tác ý như thế được không?
Trưởng Lão: Được, con tác ý như vậy. Rồi mình cứ giữ sự tu tập của mình. Coi vậy được rồi. Không có gì. Lần lượt khi cái tâm mình càng lúc càng thanh tịnh, càng ly dục ly ác pháp càng sạch thì nó hết. Nó tự nó tiêu diệt nó hết. Không có gì đâu. Đừng sợ. Ba cái tưởng mà sợ gì. Con bữa nào có tưởng con lôi vô đây Thầy. Gặp Thầy.
Chứ có gì đâu sợ. Ba cái tưởng mà lôi vô đây. Cho nên vì vậy mà Thầy nhắc lại mấy con, nghe một cái người tu tập. Cái ông đó ông tu tập dữ lắm. Tu tập tưởng, ông dùng Thần thông tưởng. Trong cái hội trường của người ta đông đảo vậy nè. Thầy thì đang thuyết giảng. Cái ông ở ngoài ông tưởng một con voi đi vào, xăm xăm vô. Quay bên đây quay bên kia. Cột nhà rồi tường sập hết. Bởi vì con voi mà, cái vòi của nó quay mà không sập nhà cửa người ta sao?
Nhưng mà nhà cửa y nguyên không có người nào té ngã lăn ra hết. Nhưng mà ai cũng thấy có con voi. Cái sợ thiệt. Thì mới hỏi ông Thầy, tại sao kỳ vậy? Có một con voi như vậy mà nó vô nó quay trong cái nhà của mình vậy mà sao nó không sập? Ông Thầy nói, đó là cái bóng tưởng đó. Chứ nó không phải là con voi thật. Các con hiểu chưa?
Cho nên vì vậy mà mình đừng có sợ nó thì nó đi mất. Tại mình sợ.
Tu sinh: Con thì con vẫn biết thế, cho nên con cũng không sợ. Và con đã tối như thế này con đến tận nơi con nhìn thì lại chẳng thấy gì. Nhưng mà cứ con nhìn ra xa xa cái hình bóng thì nó lại.
Trưởng Lão: Đó con bị tưởng đó chứ không có gì hết. Nhưng mà con đã nhờ dạy con biết đó là tưởng cho nên con không có còn lo nữa. Chứ mà cỡ con không biết nó là tưởng, "Trời ơi, sao nó kỳ quá vậy nè". Rồi con lo lắng con sợ. Còn bây giờ con đã hiểu. Đã hiểu rồi thì bây giờ cái tưởng con nó hiện gì con cũng không sợ. Không lo. Vậy là con đã giải thoát.
Tưởng nó cũng quậy phá quá, ai mà đâu mà cái thân con người ta ghép cái tưởng vô trong làm chi cho khổ người ta. Có phải không mấy con. Bữa nào lôi đầu nó đập nó bữa. Nó ớn.
Tu sinh: Khi con tu tập theo pháp của Thầy thì con có ngồi Định Niệm Hơi Thở, Định Sáng Suốt không có bị hôn trầm gì hết, không có vọng tưởng hay suy nghĩ gì. Con đi kinh hành cũng vậy. Nhưng mà sau khi Thầy giảng rằng là bây giờ quán thân vô thường thì con cũng quán vô thường. Nhưng hôm sau sau khi mà con về con ngồi, tâm bất động thanh thản an lạc vô sự thì khi con ngồi con nói như vậy. Lúc nào con cũng thấy hơi thở. Con rõ ràng là hơi thở bám thì không được. Thì con nhìn xung quanh, con vẫn nghe thì như vậy có sai không vậy Thầy.
(1:27:51) Trưởng Lão: Nó không sai nhưng mà con đừng có để nó bám vô một cái đối tượng nào. Bây giờ con thấy, giờ mình nhắc "Tâm bất động thanh thản an lạc vô sự" con ngồi yên lặng con thấy nó hít ra thở vô tức là cái tâm của con, cái thức của con nó bám vô hơi thở nó mới biết là. Thì bắt đầu cái biết của con nó quay xuống chân con, tay con, thân con, đầu con nó chạy vòng vòng.
Tao cho mày không biết hơi thở mà mày chạy vòng vòng mày cũng biết hơi thở thì như vậy là con quán Tứ Niệm Xứ. Đó con quay như vậy đó, con cho nó quay vòng vòng trên thân con. Tức là trên thân quán thân. Con hiểu không? Con quán bốn chỗ thân thọ tâm pháp. Là quán thân con. Bắt đầu bây giờ thấy hơi thở. Con cho cái biết nó xuống dưới chân con.
Rồi cái biết nó chạy qua cái tay. Nó chạy qua cái tay này rồi nó qua cái tay này. Nó chạy qua cái thân nó lên cái đầu. Rồi nó về cái hơi thở, hơi thở cái nó quán xuống cái chân. Cho nó chạy vòng vòng, chạy vòng vòng cái nó đứng chỗ. Tức là tập quán. Quán thân. Có vậy thôi.
Tu sinh: Có lúc thì con ngồi con thấy nó buồn ngủ thì con đứng dậy con đi. Nhưng mà con đi thì con không thấy bước chân, con không để ý con cứ nhìn trời nhìn đất như vậy. Con cứ tác ý là "Tâm bất động thanh thản an lạc" có được không Thầy?
(1:29:0Ì) Trưởng Lão: Được. Bởi vậy con bây giờ không cần chú ý bước chân con. Bởi vì bước chân tức là tập tỉnh thức. Còn bây giờ con đi như vậy con vận dụng cái tâm bất động của con, con thấy nó tỉnh táo ở trong sự bất động đó là được. Chứ con nhắc nó bất động mà nó cứ lừ đừ lừ đừ thì chưa được. Phải không? Hễ nó lừ đừ không được, mà nó thấy nhắc tâm bất động nó tỉnh táo nó thấy rõ ràng, tâm nó không có bị dao động, nó không có bị động ở chỗ nào thì đó. Nhắc cái câu đó là con đã đi vào cái chân lý rồi đó.
Tu sinh: Coi như là con á thì hàng ngày con đi chợ cho nên con không có thời gian. Cho nên những lúc con làm việc thì con cứ tác ý là tâm ly tham, sân, si. Nhiều khi con ngồi hẳn thì con nhắc tâm bất động. Nhưng mà có cái là nhiều lúc những cái ti vi tiếng nói xung quanh làm cho con, nhiều lúc nó đưa vô người con. Cho nên con cứ lấy hơi thở, con theo dõi hơi thở rồi con nói là tao không có nghe mày đâu. Thì có được hay không Thầy?
Trưởng Lão: Được. Bây giờ con sử dụng cái hơi thở. Trong lúc đó thí dụ như cái hơi thở nó có nhiều cái đề mục của hơi thở để nó giúp cho con vượt qua những cái đối tượng mà nó làm cho tâm con bị động. Thí dụ như bây giờ ti vi nọ kia nó hát lớn tiếng quá. Nó làm cho tâm con bị duyên theo. Do đó con nhắc "Hít vô tôi biết tôi hít vô thở ra tôi biết tôi thở ra" rồi con hít vô thở ra. Rồi con nhắc thêm "An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra". Rồi con hít vô thở ra năm hơi thở.
Rồi con tác ý nữa. Chứ con đừng hít thở hơi thở không hoài thì nó bị ức chế tập trung. Con cứ nhắc nhắc cho nó để cho cái tâm con nó an ổn ở trong cái hơi thở thôi. Thì nó an ổn, nó quên ở ngoài hết. Bây giờ ở ngoài họ hát, bây giờ Thầy nói cái tiếng mà nó la bể loa của nó con cũng không thèm nghe. Tại vì con nhắc nó nó bám vào trong cái hơi thở của con.
Mà nếu mà nó nó không chịu nữa. Nó còn bị dính, bị dính bên ngoài đó. Thì con nhắc "Hít vô dài tôi biết tôi hít vô dài, thở ra dài tôi biết tôi thở ra dài". Con hít vô chậm chậm chậm chậm, con thở ra chậm chậm. Bắt buộc phải tập trung cái sức tập trung của con trong cái hơi thở chậm của con nó cao lên. Cho nên không còn lắng nghe bên ngoài. Con hiểu không?
Bởi vậy người ta sử dụng hơi thở mà người ta đánh đuổi tất cả ác pháp bên ngoài hết. Không còn ác pháp nào. Thậm chí như cái thân con mà đau nhức, như nhức cái đầu, đầu đau quá. Bây giờ ngồi đây bất động tâm thì không nổi. Thì con nhắc "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra". Rồi con hít vô thở ra năm hơi thở. Rồi con tác ý câu đó nữa.
Con cứ tác ý rồi hít thở, tác ý rồi hít thở. Một lúc cái tâm con nó nhiếp được ở trong hơi thở rồi thì cái thân con nó không có đau nhức đầu nữa. Đó là cái phương pháp để nó đối trị những cái bệnh trên thân con. Mười chín cái đề mục của hơi thở là mười chín cái pháp rất là tuyệt vời.
Tu sinh: Thưa Thầy như ban đêm chia thời khoá thì con không có chia được nhiều. Thí dụ như tối thì con người khỏe thì con mới tập còn không là con không có tập. Chỉ có thời khuya thôi, từ ba giờ cho đến năm giờ. Nhưng mà con không có chia rõ được cái gì hết. Khi nào con tỉnh táo thì con ngồi con định được hơi thở hoặc là con nhắc tâm bất động.
Mà khi con đi kinh hành tỉnh giác. Có lúc thì con đi Thân Hành Niệm. Có nghĩa là tuỳ theo, con thích thì con đi. Con đi mười lăm hai mươi phút vậy thôi. Thì theo như Thầy thấy trường hợp ở gia đình thì con phải đi cái gì để ổn định.
(1:32:37) Trưởng Lão: Bây giờ nó tuỳ thích thì nó ở trong gia đình con thì nó bị chi phối rất nhiều cho nên tuỳ cái thích của con mà con đi nó mới có chất lượng. Còn nó không thích mà ép buộc nó thì nó không có chất lượng được. Cho nên con tu vậy được, không có sao đâu.
Tu sinh: Nhưng mà con đi nhiều thứ vậy có sao không?
Trưởng Lão: Không có sao hết. Con chỉ là người tập cho nó quen với pháp thôi chứ chưa có đi sâu vào pháp nào hết. Cho nên không sợ. Rồi.
Tu sinh: Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch Thầy, từ hồi con theo Thầy, Thầy dạy con tu pháp tâm bất động thanh thản an lạc vô sự. Và con cứ giữ pháp này tu. Thì hôm thì mùng bốn con đi. Thì trong ba ngày đầu mùng năm, mùng sáu, bữa nay là ngày thứ bảy thì con thấy con ngồi con giữ tâm bất động thanh thản an lạc vô sự.
Khi có niệm tới thì con tác ý đẩy lùi. Thì tới lúc mà hôn trầm thùy miên thì con đứng dậy con đi. Vừa đi con vừa cũng giữ tâm bất động thanh thản an lạc vô sự. Nhưng mà trong ba hơi thở lại đây con bị mất ngủ. Con ngủ chỉ có được hai giờ đồng hồ một ngày thì con không còn tỉnh táo. Có lúc thì con ngồi chỉ có một, hai phút là bị gục là có lý. Đi suốt, đi ngày đi đêm con tới mỏi nhừ luôn.
Thưa Thầy, Thầy dạy cho con cách thức làm sao để con phá được hôn trầm.
Trưởng Lão: Con phá được hôn trầm con phải về lập một cái thời khoá biểu cho hợp với cái cơ thể của con cái sức lực của con. Rồi con tu tập từ từ con mới tăng lên. Còn này con tu như vậy là con tự giết con. Tu liên tục vậy không có được. Phải bảo toàn cái thân. Tu cái gì nó cũng tạo cho mình thành cái thói quen.
Cho nên con bây giờ về lập cho cái thời khoá phù hợp với mình. Thời khuya tu mấy giờ rồi sáng tối tu mấy giờ. Đâu nó ra đó. Con lường với cái sức của mình để đặt cái thời khoá. Chứ đừng có ham tu cho nhiều giờ đó rồi đặt cái thời khoá quá dài thì tự mình con làm sai, tu tập không chất lượng. Thà là con tu ít mà cái chất lượng con nhiếp tâm an trú được là tốt nhất.
(1:35:07) Tu sinh: Thưa Thầy như vậy con có tu pháp Thân Hành Niệm?
Trưởng Lão: Nó là cũng áp dụng vào pháp Thân Hành Niệm con. Tu tập nó thì được chứ không có sao. Nhưng mà mình tu vừa với cái sức của mình. Chứ không phải nghe nói đi suốt đêm rồi về mình cũng ham đi suốt đêm đó là mình tự giết mình đó.
Tu sinh: Trong thời gian con tỉnh thức (không nghe rõ)
Trưởng Lão: Được chứ con. Bây giờ con phải tập chứ. Đâu phải muốn làm Phật sớm được. Tập từ từ. Mình thấy cơ thể của mình nó chưa phù hợp ăn ngày một bữa, thấy nó còn khổ nó chưa có khỏe thì con có thể con ăn buổi sáng hoặc buổi chiều, uống thêm nước gì đó. Đâu có sao, tập từ từ. Chừng nào mà được thì mình sẽ sống ngày một bữa.
Tu sinh: Thưa Thầy con ăn thêm thời gian sau con khá lại trở lại bình thường. Dạ thưa Thầy được không ạ?
Trưởng Lão: Được đâu có sao đâu con. Nó bình thường thì được. Mà nó có chướng ngại gì thì con phải dừng lại. Không nên để ảnh hưởng đến cơ thể của con. Có vậy thôi. Không có gì đâu.
Tu sinh: Dạ con ở tại gia sư cô nói là (không nghe rõ)
(01:36:31) Trưởng Lão: Nội cái ăn một bữa cũng là sống như Phật rồi. Chết cũng làm Phật chứ không phải không đâu. Giờ mình sống như Phật, Phật ăn ngày một bữa, mình cũng ăn ngày một bữa. Tôi làm con Phật tui giống ông rồi. Mà tôi giống cái ăn thôi, còn tâm niệm tui còn lăng xăng chưa bằng ông. Nhưng mà lần lượt rồi tui sống được như ông rồi cái gì tôi cũng sẽ làm được. Con tin con đi. Bởi vì mình niệm mình tin mình sẽ làm được là làm được.
Mình đừng có nghĩ là tôi yếu đuối làm không được. Thì đó là mấy con tự ti mặc cảm mình quá. Sự thật ra mấy con biết không? Dân tộc Việt Nam là dân tộc anh hùng mà. Đâu có đầu hàng trước giặc nào đâu. Nhất là giặc sanh tử lại càng không đầu hàng. Con thấy không, đất nước mình bị nô lệ mà, người Trung Quốc, người Pháp mà vẫn đuổi nó chạy mất hết đâu có sao.
Bây giờ mình là con người nô lệ cho giặc sanh tử thì phải đuổi nó chứ sao mình lại đầu hàng. Mà mình tin rằng tôi sẽ đuổi được. Bây giờ tôi bắt đầu tôi sống như Phật để tui đuổi giặc này. Phật ăn ngày một bữa tui cũng ăn ngày một bữa chắc chắn là mình sẽ đuổi được. Phải không? Con tập con gan dạ lên nó không có đòi ăn nữa thì con ăn được một bữa.
Mà ăn một bữa rồi bắt đầu cái tâm niệm của con nó muốn, dừng lại Phật không có dục. Phật mà còn dục làm sao Phật. Mày muốn làm Phật thì phải như vậy. Lần lượt nó đi mất hết con.
Tu sinh: Dạ thưa Thầy. Thời gian con ăn giờ con thấy con kỷ luật được. Con xuống ký mà sức của con cứ thấy mệt mỏi.
(01:38:08) Trưởng Lão: Nó xuống ký là tốt. Tại sao con biết không? Xuống kí tức là mình đi nhẹ nhàng mà nó lên ký á tức là mình mập nó đi nặng nề lắm con. Con thấy mấy người mập họ đi khổ lắm. Còn mấy người ốm ốm đi khỏe lắm. Có đúng không? Mấy con thấy không? Trời đất ơi cái thân tôi nó ốm yếu vậy tui đi nó phơ phớ nó nhẹ. Còn mình bự vậy đi sao coi nó nặng nề, khổ sở quá vậy. Phải không, con thấy không?
Cho nên vì vậy nó xuống ký con mừng. Chứ nó không có bệnh đau chết gì đâu sợ.
Tu sinh: Con sợ chết, thưa Thầy quý sư cô thương con khuyên nhủ con. Con mới gan dạ tiếp duyên con không dám nói ra. Tối con đi bộ uống ly sữa thấy bụng nó mập.
Trưởng Lão: Phải rồi con, dẹp.
Tu sinh: Con không ăn nữa thì
Trưởng Lão: Cái duyên tốt đó con. Mấy sư cô chưa làm được như con cho nên cứ khuyên con. Để không con ăn được con cự họ. Cho nên vì vậy con cứ con sống đúng như Phật đi. Tui theo đạo Phật phải làm như Phật sống đúng như Phật. Có vậy thôi con.
Tu sinh: Tâm con ước nguyện lúc nào con cũng được Thầy tiếp duyên với Thầy và chư Phật.
Trưởng Lão: Được rồi, Thầy lúc nào cũng giữ tâm bất động. Con cứ giữ tâm bất động thì gặp Thầy. Mà gặp Thầy á, bây giờ con ăn ngày một bữa mà sao nó còn đói. Xin Thầy giúp đỡ con. Ngay đó con giữ tâm bất động thì nó không còn đói nữa. Bởi vì bất động mà làm sao đói. Phải không? Các con thấy dễ không?
Khi nào nó phạm giới gì mấy con nhắc tâm bất động. Thầy đang bất động, mình bất động với Thầy đi. Không bao giờ mình phạm giới. Thành ra rõ ràng mấy con sẽ được giải thoát. Cứ nhớ cái tâm bất động cho Thầy đi, không có người nào mà không giải thoát hết. Cái chuyện gì, bất kì cái chuyện gì mà xảy đến với mấy con, "Tâm bất động thanh thản an lạc vô sự, không sợ gì hết. Cho mày chết" thì mấy con sẽ bất động hoàn toàn. Gan dạ dùm Thầy đi.
Tu sinh: Con xin vô Thầy được ba ngày. Một ngày thì con còn nhớ bữa trưa. Hai ngày sau đây thì bữa trưa nó không đói. Con không còn nhớ nữa. Mô Phật.
Trưởng Lão: A tốt. Nhưng mà điều kiện là mày giờ mày không nhớ bữa trưa nữa. Tới trưa tao cho mày ăn, mày không ăn tao nhét. Có vậy thôi. Tao cho mày ăn, mày không nhớ ăn thì tao cho mày nhét để cho mày sống. Chứ mày cái kiểu mày hăng hái thì coi chừng mày chết mày. Tu chưa tới.
Cho nên vì vậy con làm già đi. Phải ăn. Không có được ăn phi thời nhưng mà ăn đúng ngày một bữa thôi. Tới giờ đó nó không đói con cũng bắt cho nó ăn. Cũng như Thầy, đâu có đói đâu. Mà ăn thì cũng ăn cho người ta vui chứ để không ăn Thầy chết rồi ai mà hướng dẫn cho mấy con?
Bởi vì cái thân này là cái thân vô thường mấy con. Nhờ thực phẩm mà nuôi dưỡng. Chứ cái tâm mà cái người mà làm Phật rồi người ta không có bị nhiễm ô những cái thực phẩm. Mà con không nhiễm đó là may rồi tốt rồi. Nhưng bây giờ đó con chưa tới nơi, con chưa làm chủ được sự sống chết. Phải không? Thì phải ăn để mà làm chủ sự sống chết chứ. Mày muốn làm chủ được cái ăn, bây giờ mày muốn bỏ ăn. Không được. Con sẽ rầy nó đi. Rồi con tu tập tốt rồi.
Tu sinh: Bạch Thầy, con không nhớ nhưng mà con không
(01:41:3ê) Trưởng Lão: Tới trưa ăn bữa. Có vậy thôi. Thì con giữ đúng cái thời khoá ăn uống như vậy thì không có con ma nào mà khiến cho con chết một cách thình lình. Cái mà con nghĩ không ăn này kia, rồi chứng đạo là ma dục con chứ không phải Phật dạy vậy đâu. Con hiểu không? Bởi vậy mấy con tu hành. Chứ ma nó ở trong đầu của mấy con đó. Nó luận bên đây bên kia mấy con không sáng suốt cứ nghe lời nó.
Rồi cảm ơn con. Con biết vô ích, mà rót nhiều là phí á. Mai mốt Thầy không có nước uống Thầy phải chết khát. Phải không mấy con. Uống là uống hết, không có phí bỏ. Mình là người tu mà đâu có dám phí nước. Phải không? Mấy con thấy chưa? Những cái gương hạnh mà như vậy. Ở đời này mình có nước mình mới sống mà không có nước mình không sống được.
Mà giờ mấy con rót Thầy uống không hết thì còn để lát mấy con hất vô gốc cây. Chứ không lẽ ai uống. Phải không? Cho nên Thầy phải uống. Còn Thầy chưa uống Thầy đổ vô đây mấy con còn rót vô được. Thầy đâu có cho mấy con uống thừa.
(01:42:49) Tu sinh: Mô Phật. Thầy chỉ con. Tối qua con ngồi mà tâm bất động thanh thản an lạc vô sự được mười lăm phút thì nó bị gục.
Trưởng Lão: Bị gục hả con. Nó không có gì đâu. Tại vì con bị gục là con chưa có tu tập về Định Niệm Hơi Thở nó nhiếp tâm chưa được. Cho nên vì vậy mà khi mà con giữ tâm bất động thanh thản an lạc vô sự thì nó không có cái đối tượng gì hết cho nên nó lặn đi nó gục. Con hiểu không? Cho nên bây giờ con phải tu tập như thế này thì nó không bị lệch.
Con nhắc, đầu tiên con tập rèn luyện cái hơi thở coi nó có rối loạn hô hấp con không, "Hít vô tôi biết tôi hít vô thở ra tôi biết tôi thở ra". Hít vô thở ra theo hơi thở bình thường con. Rồi sau đó con tập cái hơi thở dài, "Hít vô dài tôi biết tôi hít vô dài, thở ra dài tôi biết tôi thở ra dài". Rồi con hít chậm chậm rồi con thở ra chậm chậm dài. Rồi năm hơi thở vậy con tác ý con tập.
Con thấy con thở dài nó cũng không có mệt nhọc gì con thì tức là con đã nhiếp phục tâm con trong hơi thở dài. Rồi con thở ngắn, hít vô thở ra, hít vô thở ra, hít vô thở ra, tức là thở ngắn. Con thử coi thở vậy có hụt hơi con không? Mà nó không hụt hơi tức là con đã nhiếp phục được hơi thở ngắn. Ba hơi thở mà con nhiếp phục được rồi thì lúc bấy giờ trong hơi thở nào có lúc nó tự nó thở dài, có lúc nó thở lặng lặng nó buồn ngủ. Con hiểu chỗ Thầy muốn nói không?
Cho nên con sử dụng ngay cái hơi thở con đã bị đó, thì con phá tan nó thì con tỉnh con không có buồn ngủ nữa. Lấy hơi thở mà dập nát. Cho nên khi mà con sử dụng hơi thở, khi mà bị hôn trầm thì "Với tâm định tĩnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tĩnh tôi biết tôi thở ra". Thì lúc bấy giờ con sẽ thở dài, thở dày. Thì hơi thở dài nó sẽ giúp con định tĩnh rất là mau khỏi cần phải đi Thân Hành Niêm, đi gì. Khỏi mất công.
Ngồi tại chỗ mà tỉnh táo vô cùng. Nội cái hơi thở không mà mấy con. Thật ra nó có những cái phương pháp mà nó đối trị nó giúp chúng ta tỉnh.
Tu sinh: Bạch Thầy, Định Niệm Hơi Thở và hơi thở dài, hơi thở ngắn và ngồi thở để mà. Riêng hơi thở con tập năm ngoái đã nhiều rồi.
(1:45:10) Trưởng Lão: Nhiều rồi, mà tất cả những cái đề mục đó đều nó có những cái ý nghĩa của nó hết con. Ví dụ như cái tâm con nó lộn xộn lăng xăng nó vọng tưởng. Con muốn hàng phục những cái vọng tưởng đó. "Với tâm định tĩnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tĩnh tôi biết thở ra". Con hít vô thở ra năm hơi thở rồi tác ý. Cứ như vậy tâm con nó không còn vọng tưởng.
Còn bây giờ cái thân con bị động, ngồi sao mà nó mỏi mệt nó đau nhức bên đây bên kia. Con muốn cho cái thân nó không bị đau nhức nữa thì con nhắc, "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra". Rồi con cứ hít vô thở ra năm hơi thở rồi con tác ý hít vô thở ra năm hơi thở tác ý. Cứ một lúc vậy cái tâm con nó bám được hơi thở thì cái thân con nó an ổn, nó không bị đau.
Cái pháp Như Lý Tác Ý nó tác ý nó giúp cho cái thân an ổn.
Tu sinh: Thưa Thầy, con bị hôn trầm thôi, còn đau nhức thì giờ con hết rồi.
Trưởng Lão: Hôn trầm thì con dùng nó cũng được. Còn không thì đi pháp Thân Hành Niệm cũng phá được con. Nó nhiều phương pháp để mà tu tập tùy theo đặc tướng của các con. Rồi mấy con còn hỏi Thầy gì nữa không? Có gì không con?
Tu sinh: Kính bạch Thầy, trước đây Thầy dạy con, con đi Thân Hành Niệm được mười phút. Thì cái giai đoạn này con không tác ý nữa mà. (không nghe rõ)
Trưởng Lão: Cái đó là con tu theo kiểu hướng tâm thân hành. Được chứ không có sao.
Tu sinh: Mà bây giờ con đi
Trưởng Lão: Được không có sao. Cứ tu vậy không có sao. Tu tập tỉnh thức thôi chứ không có gì. Để cho nó phá cái hôn trầm. Chắc chắn mấy con bây giờ thì coi như người nào cũng còn hôn trầm. Chưa hết. Cho nên vì vậy hôn trầm thì phá đi, đừng có hôn trầm thùy miên. Mà khi hết hôn trầm thùy miên rồi thì mới hỏi Thầy tiến tới.
Chớ bây giờ chưa hết hôn trầm thùy miên, hỏi rồi nó bị hôn trầm thùy miên tu sao được. Phải không? Cứ phá cho sạch hôn trầm thùy miên đi. Người nào mà sạch rồi á, thì bây giờ mấy con về hết đi người đó ở lại đây. Phải không? Cái người nào mà hết hôn trầm thùy miên ở lại đây. Thầy sẽ giảng.
Tu sinh: Bạch Thầy, trước đây con bệnh nhiều lắm. Mà con dùng Định Niệm Hơi Thở, dạo này con không dùng Định Niệm Hơi Thở mà con đi pháp Thân Hành Niệm.
(01:47:47) Trưởng Lão: À! Cũng được con. Vì pháp Thân Hành Niệm nó kiên cố như cỗ xe rồi như căn cứ địa thì nó diệt sạch nó cán nát hết tất cả những cái chướng ngại trên thân con hết rồi. Bởi vì đức Phật có nói mà nó kiên cố như cỗ xe như căn cứ địa thì bất cứ đường hầm đường hố gì nó vượt qua hết. Thân con đang bệnh, đó là cái đường hầm đường hố đó. Cán ở trên đó tiêu hết, đâu có còn.
Cho nên ôm pháp Thân Hành Niệm là diệt sạch hết những chướng ngại trên thân hành nội. Pháp hay quá mà, sao lại tu dở. Pháp làm chủ.
Tu sinh: Bạch Thầy, con đang hôn trầm ôm pháp Thân Hành Niệm lúc nào hôn trầm là ôm Thân Hành Niệm.
Trưởng Lão: Ừ, cứ lúc nào hôn trầm là ôm pháp Thân Hành Niệm quét ra. Quét cũng như là con cầm cây chổi của người quét đường. Quét mạnh vào, không còn cọng rác nào hết. Vậy mới được.
Tu sinh: Con kính bạch Thầy, như trường hợp của con bây giờ con bây giờ con quét cái tâm tham, sân, si chứ con ôm pháp Thân Hành Niệm thì con thấy nó chưa có đúng lúc.
Trưởng Lão: Nó chưa có đúng lúc là con thấy cái tâm tham, sân, si của mình nó còn khởi niệm nhiều quá có phải không? Thì quay vô, mình nhớ tâm, tâm phải ly dục ly ác pháp nghe, tâm phải bất động thanh thản nha, không có được mà ngồi đây lăng xăng nghĩ niệm. Thì bắt đầu nó nghĩ niệm khác bởi vì tâm con nó chưa hết tham, sân, si thì nó phải khởi niệm.
Mà nó khởi niệm thì con tác ý "Tâm bất động thanh thản an lạc vô sự, hôn trầm thùy miên đi đi, không được ở đây. Niệm này ái kiết sử niệm nhớ nhà, hôm rày tu không ra gì nhớ nhà về cha mày chửi mày cho mày biết". Có phải không?
Tu sinh: Vậy thì con tỉnh con ngồi con giữ tâm bất động. Chừng nào con bị hôn trầm thì con ôm pháp đi.
Trưởng Lão: Ừ, ôm pháp đi. Còn khi mà nhập tưởng, loạn tưởng thì tác ý tâm bất động đồng thời quán những cái niệm loạn tưởng đó rồi đuổi đi để cho nó hết. Còn nếu mà nó hết rồi thì ngồi chơi tâm bất động. Giải thoát rồi. Tâm bất động.
Tu sinh: Kính thưa Thầy là bây giờ con thì vẫn có cái vọng tưởng ái kiết sử. Nhưng mà thỉnh thoảng thôi. Có khi ngồi một hai tiếng thì nó khởi lên một, hai niệm. Bây giờ thì con chuyên đi Thân Hành Niệm. Giả sử đi liền liền, không buồn ngủ nhưng cứ đi để cho nó hết hôn trầm thì có được không ạ?
(01:50:14) Trưởng Lão: Được chứ. Phá hết si thì nó sẽ hết tham sân. Nó hết kiết sử rồi con. Cứ ôm được tuỳ cái khả năng cái cơ thể cái sức lực của con. Con đi được bao nhiêu con cứ đi. Đi cuối cùng con đi suốt đêm không sao hết vì nó tỉnh rồi, nó phá hết. Bởi vì pháp Thân Hành Niệm mà. Muốn chứng đạo phải tu pháp môn nào mà. Thầy dạy nó quá rõ mấy con.
Thầy dám kê một cái pháp của Phật ra để cho mấy con cái biết pháp nào tu chứng đạo. Mà cái tựa đề của một cuốn sách mà. Đâu có phải chuyện muốn nói đại là đại đâu. Có bằng chứng cụ thể của Phật dạy mà.
Tu sinh: Thưa Thầy mấy hôm trước thì con vô đây Thầy dạy cho con những pháp môn, những cái cách tác ý để con chữa bệnh. Con được bớt, từ hôm đầu con nói thì con về nó đau nhức con ghê lắm. Mà con vẫn tác ý như vậy. Con tập con đi kinh hành thì con nói là, con không có còn nói đuổi đi nữa, đuổi đi nó không có chịu đi thì con tức. Thưa Thầy có được hay không?
(01:51:23) Trưởng Lão: Được chứ, con cứ ôm pháp đau bệnh gì cứ đuổi nó đi. Không đi đuổi hoài.
Tu sinh: Con nói là đau nhức thì ta sẽ tập luyện được thì diệt đi không được đau nữa. Con vẫn đi kinh hành. Con cứ luyện tập, con vẫn làm như vậy, bất chấp cả đau nhức. Thì con vẫn không uống thuốc, giờ con vô xin Thầy có tác ý nào mạnh hơn nữa để trị nó.
Trưởng Lão: Cái pháp đó là cách mạnh nhất để trị nó. Không sợ hãi các ác pháp. Thì do đó con tác ý càng ngày nó càng cái lực đầy đủ và khi mà con tác ý thân con đau nhức chỗ nào con bảo "Thọ là vô thường, chỗ đau nhức này đi". Nó đi rồi. Con tác ý thử coi cái hơi thở con tịnh chỉ con chết có được không. Được thì coi như con tu xong. Chứ không có pháp nào nữa hết. Pháp Như Lý Tác Ý mà.
Tu sinh: Con đuổi nó đi, nó đi chút xíu.
Trưởng Lão: Rồi nó trở lại?
Tu sinh: Dạ, trở lại liền.
Trưởng Lão: Tại vì cái lực tác ý của con còn yếu. Cho nên nó đi rồi nó lui lại.
Tu sinh: Chứ bây giờ đã mang cái thân bệnh tật làm sao mà tập luyện được. Con nói diệt đi, con tức con la lên nữa. Sao mày không đi đi ở hoài trong thân tao. Sau này con ăn một bữa cho, thì con vẫn nói như vậy.
Trưởng Lão: Con tác ý chứ con đừng tức.
Tu sinh: Tại con đau quá.
Trưởng Lão: Đau thì đau, không đi thì không đi chứ không tức. Nó thêm cái bệnh tức con nữa.
Tu sinh: Tại nó đau nhức quá. Con công việc nặng quá.
Trưởng Lão: Con chỉ bấy nhiêu đó con đủ giải thoát cho con rồi. Nếu mà cỡ nó chết nó chết rồi có phải không? Nó đâu có giết con được đâu cho nên con còn sống nhăn mà gặp Thầy. Thầy dạy pháp Như Lý Tác Ý con cứ ôm chặt. Có gì đâu phải sợ.
Tu sinh: Con đau quá con phải rút.
Trưởng Lão: Không có rút rút gì hết.
Tu sinh: Như vậy con không rút nữa.
Trưởng Lão: Đúng vậy phải gan dạ như vậy mới được.
Tu sinh: Còn chết con cứ để chết, đằng nào cũng chết.
(01:53:35) Trưởng Lão: Sớm muộn cũng chết chứ gì? Chết bây giờ tao còn đi đầu thai tao tiếp tục làm đứa trẻ còn khỏe hơn mày.
Tu sinh: Con tác ý riết rồi nó, sáng tới giờ khớp khớp, tay chân khớp khớp.
Trưởng Lão: Cho mày rút cả tay cả cẳng tao cũng không sợ.
Tu sinh: Khi nó rút lại rồi con đau con tác ý, tao không xuống, chết tao cho mày không xuống.
Trưởng Lão: Đúng rồi, phải gan dạ. Thầy nói pháp Như Lý Tác Ý là pháp phải có ý chí, gan dạ thì mấy con mới vượt qua những cái nghiệp nhân quả. Vượt qua chứ không phải làm thay đổi nhân quả. Cho nên có người hỏi Thầy, bây giờ Thầy nói nhân quả làm thay đổi. Nhân quả mình hồi đó mình giết người ta bây giờ người ta cắt cổ lại mình.
Nhưng mà hồi mình cắt cổ người ta, mình đâm ra mình tức giận mình hờn giận người ta mình mới cắt cổ. Còn bây giờ người ta cắt cổ mình, mình vui vẻ. Còn hồi mình bị người ta cắt cổ người ta la người ta hét phải không? Còn mình giờ vui vẻ. Cắt thì cắt tao cho mày cắt. Tao không sợ. Ai cũng chết. Do đó mình đang ở trên nhân quả, tức là vượt lên nhân quả để trả nghiệp. Con hiểu không?
Chứ nhân quả làm sao mà trốn, mình giết người ta giờ người ta giết mình. Các con hiểu chưa? Cho nên tất cả đều chúng ta sống trong thân khẩu ý của chúng ta đều là nó là cái nghiệp ác hay thiện. Thiện thì đem lại sự an vui cho chúng ta. Mà ác thì đem lại sự khổ đau. Nhưng mà khổ đau chúng ta cũng chẳng sợ. Bây giờ chúng ta hiểu Phật pháp rồi chúng ta sống trong thiện pháp.
Mà ác pháp đến tác động chúng ta thì chúng ta không dao động. Chúng ta vượt trên nhân quả đó, do đó nó không tác động được gì mình hết, nên mình an. Chứ không phải mình trốn nhân quả, tránh nhân quả hay là chuyển nhân quả. Không chuyển không gì hết. Sợ thì chuyển. Thành ra mình không thay đổi nhân quả. Nhưng mà nhân quả nó tác động vào mình không được thì tức là mình làm chủ nhân quả. Khoẻ quá!
Giờ bây giờ thí dụ bây giờ nó biểu nó bắt con phải ngưng thở, chết. Tao không ngưng, tao thở. Thành ra nó bắt người không được. Thành ra mình vẫn sống nhăn. Các con thấy không? Chứ còn mọi người nó bắt ngưng hơi thở, nó làm cho nghẹt cổ, nó làm cho đau thở không được. Thôi chắc chết.
Còn mình, không có được. Tao thở cho mày. Bắt đầu, "Hít vô tôi biết tôi hít vô thở ra tôi biết tôi thở ra". Bắt đầu hít chậm chậm chậm cho mày coi, mày không thở đi. Bởi vì mình biết cách mà. Con thấy mình điều khiển hơi thở mình thở. Do đó mình không chết.
Còn mấy người không biết. Nằm nghe nó nghẹt cổ, từ đầu đến chân thở không được. Thiệt chết luôn. Còn tao thở như vậy làm sao tao chết. Mấy con thấy không? Đó là phương pháp của Phật làm chủ sự sống chết của mình mà. Cho nên Thầy dạy mấy con có căn bản lắm. Tại mấy con không chịu tu tập. Cho nên tới chừng quýnh quáng, sắp sửa nghẹt cổ thở không được, quýnh lên. Không biết lấy cái pháp nào mà đối trị. Thì mấy con chịu chết.
Thì nhớ kỹ, hơi thở là cứu mấy con đó. Bởi vì người ta chết đi là hơi thở không thở. Có phải không? Có ai mà chết mà còn thở hơi thở không? Có đúng không? Bởi vậy cho nên chết mới là ngưng hơi thở. Mà bây giờ nó chết mà nó thở hoài thì làm sao nó chết. Tại vì mình điều khiển hơi thở thở mà. Các con hiểu chưa? Vậy thì mình phải tập hơi thở chứ.
Chứ tới chừng đó mấy con quýnh quáng không tập, trời đất ơi giờ nó không thở tôi không biết làm sao tôi thở. Tập ngay bây giờ thì tới chừng đó mấy con muốn thở dài thở ngắn theo cái lệnh của mấy con thôi. Nó cái phương pháp của Phật để dạy chúng ta làm chủ sự sống chết. Mình muốn sống nó muốn giết mình chết nó cũng giết không được. Tại vì mình làm chủ hơi thở rồi. Phải không?
(1:57:16) Mấy con thấy Phật pháp quá hay. Mà Thầy trao cho mấy con cái đó chứ Thầy không trao có mấy con đức Phật Quan âm cứu khổ cứu nạn mấy con đâu. Tới chừng sắp chết rồi đem Phật Quan âm rồi đem Di Đà, xúm nhau tụng niệm nam mô a di đà. Tưởng ông Phật Di Đà cứu mình, rồi cũng tắt thở chết queo. Mấy con thấy đâu có lợi.
Nhưng mà mấy con thở hơi thở dài nó không có nghẹt cổ mấy con được thì mấy con sống. Không có ông Phật nào cứu mấy con mà chính mấy con thở đúng cách thì mấy con làm chủ sự sống chết. Đó mấy con thấy chưa, hiểu chưa?
Tu sinh: Thưa Thầy khi con tác ý, vẫn giữ câu tác ý đó à Thầy?
Trưởng Lão: Không không cần. Tất cả từ lâu tới giờ Thầy dạy cho mấy con rất nhiều từ căn bản cho đến đi vào. Cuối cùng Thầy kết luận cho mấy con là tâm bất động thanh thản. Cái câu tác ý tâm bất động là cuối cùng của pháp môn để cứu mấy con thoát khổ. Mấy con không chịu ôm nó thì mấy con khổ.
Người ta chửi mấy con tâm bất động thanh thản an lạc vô sự, nhân quả. Mấy con không giận hờn. Có phải không? Đúng không? Không giận tức là mình không khổ. Người ta chửi như nước, đồ mày đồ chó đồ trâu. Tao đâu có mọc sừng, tao đâu có sủa đâu mà chó được. Cho nên vì vậy họ chửi gì chửi, mình không có giận hờn ai hết. Đó là cái chỗ mà câu tác ý đó con.
Cho nên Thầy dạy cuối cùng Thầy gom lại để sắp sửa Thầy ra đi mấy con có cái pháp để cứu mình. Tu lung tung bây giờ không biết cái pháp nào. Gặp trường hợp nó tới nó hấp hối nó chết không biết cái pháp nào mà tu. Có phải không? Còn bây giờ mấy con nhớ câu "Tâm bất động thanh thản an lạc vô sự" nó làm gì làm tao cứ giữ tâm bất động, chết thì chết, sống thì sống, không lo. Mà tới chừng đó nó không chết.
Tu sinh: Thưa Thầy, con sống tới ngày hôm nay là con nhờ câu tác ý của Thầy như vậy. Nhưng mà bây giờ con cũng trình thưa Thầy có những câu nào nó mạnh hơn nữa để diệt được cái đau nhức đỡ được hơn để cho con được yên bình con tác ý.
Trưởng Lão: Không được. Bảo nó nhức thêm thì Thầy dạy chứ bảo nó hết nhức thì Thầy không dạy. Bảo nó nhức thêm để trả cho hết nghiệp. Con sợ hãi cái nhức. Bây giờ mày nhức đi, tao bất động thanh thản, tao chẳng sợ mày. Nhức mày hơn đi. Nhức hơn nữa đi. Cho nên đức Phật nói đau nhức tận cùng thì nó sẽ mát lạnh. Các con nghe lời ông Phật nói không?
Cho mày đau nhức tận cùng của mày thì mày mát lạnh. Không còn sợ gì nữa hết. Ông Phật ông dạy vậy mà. Cho nên vì vậy mấy con cứ cho nó đau tận cùng của nó là nó hết. Nó chưa trả hết cái nghiệp đó, nó còn đau nhức con đó. Để cho nó trả hết cái nghiệp của nó thì nó giải thoát chứ có gì đâu mà sợ.
(1:59:57) Cho nên hơi hơi đau tí mấy con rên la. Tức là mấy con bị chi phối trong nhân quả. Các con không sợ gì hết, cho mày đau, đau hơn nữa, đau hơn nữa. Kêu nó đau, đau chết, đau cho mày cong đầu cong cổ mày xuống đi, tao cũng không sợ. Nó đau tận cùng cái nó hết đau, hoàn toàn là chuyển.
Mấy con cứ nhớ lời Thầy dạy đi, mấy con sẽ không bị đau. Chứ không khéo mai mốt chạy đi nhà thương đi bác sĩ tốn tiền lắm mấy con. Cho mấy ông bác sĩ ăn mấy con biết không? Nó uổng tiền mà mai mốt nó hết bệnh này mai mốt nó lòi bệnh khác. Cứ cho nó ăn hoài. Không bao giờ mấy con hết được. Có gì không con?
Tu sinh: Kính bạch Thầy, giờ con hay bị đờm lên chặn cổ. Mấy bữa trước thì con có tác ý nhưng mà giờ con không có tác ý. Con chỉ nói tất cả là vô thường, tất cả là nhân quả, mày không có sợ gì hết. Tâm bất động thanh thản an lạc vô sự. Con chỉ tác ý như vậy được không Thầy?
Trưởng Lão: Được.
Tu sinh: Con không có đuổi bệnh. Con chỉ nói tất cả đều là nhân quả, tất cả là vô thường, không có sợ gì hết.
Trưởng Lão: Đúng rồi.
Tu sinh: Thì con chỉ ôm câu tác ý tâm bất động thanh thản an lạc vô sự thôi.
Trưởng Lão: Con tác ý vậy đúng mà con còn thiếu chỗ. Con biểu tất cả những cái đờm gì ở trong bụng con kéo lên chặn cổ tao coi tao chết không? Biểu nó kéo hết lên. Mà nó kéo hết lên thì con không có sao hết thì con hết bệnh. Con bảo nó con ra lệnh bảo kéo lên đi coi tao sợ mày không?
Chứ nó lâu lâu nó lên cổ con nó chặn, đàm rồi này kia rồi con thấy con lo lắng con tác ý. Nó nói cái cô này còn nhát gan, lâu lâu cái mình lên mình làm cho cô hoảng.
Tu sinh: Thưa Thầy, có khi con khạc ra nó không có chịu ra. Con khạc ra nó đau mà nó con khạc ra nó cứ nghẹt nghẹt vậy thôi mà nó không ra. Nhiều lúc con nói "Kệ mày tao không thèm khạc nữa". Thì một hồi nó không có. Mà nhiều lúc quên lúc lên nó cứ làm cho mình khổ.
Trưởng Lão: Đó là một cái nghiệp chướng của con. Mọi người người ta không có mà tại sao con có cái này? Con cứ biểu, mày dồn lên hết cái cổ tao đi, tao không có sợ đâu. Thì nó không dồn. Nhưng mà điều kiện là mình bảo là nó biết mình không sợ nó đâu. Rồi ít bữa nó rút đi. Cho nên nó không sao đâu. Đừng có lo, chết còn không sợ huống hồ mấy thứ đàm chặn cổ. Chết được chết rồi.
Tu sinh: Con đang đi kinh hành hoặc là con đang ngồi tu vậy nó nhói trong người nó nhức. Nhưng mà nó chỉ ló ra vậy thôi chứ nó không có thường xuyên. Nó không phải là triền miên. Nó chỉ ló ra vậy. Con không có đuổi nó đi, con chỉ dùng nhân quả với vô thường. Rồi con chốt cái câu tâm bất động chứ con không có.
Trưởng Lão: Đúng rồi. Con biết tại sao mà con lâu lâu mới bị nhói một cái rồi hết không?
Tu sinh: Không ạ.
(02:02:59) Trưởng Lão: Tại vì cái nghiệp con đó, thành ra con mèo con chó nào đó trúng độc gốc cây. Ở đây con ảnh hưởng với cái nhân quả của con cho nên con thấy nhói đi cái rồi hết. Tức là bị trúng độc cái nhân quả của con. Cho nên mấy con mà sanh ra nghĩ tưởng cái này cái kia coi chừng bị nhân quả đó.
Cho nên vì vậy mà, đừng có ở trong thân chúng ta có ba cái nghiệp thân khẩu ý mà. Cái ý mình khởi ra coi chừng nó đi tái sanh. Mà nó tái sanh coi chừng đó, nó có ảnh hưởng cái gì đó nó kéo tới cái thân của mình đau nhức ở trong này. Cho nên con kỳ vậy, sao cái thân này thỉnh thoảng lâu lâu lại nhức một cái. Nhớ kỹ hồi đó mình nghĩ tới con chó mèo gì đây. Bây giờ mày sanh ra chó mèo trúng độc.
Thì mình ước nguyện mình nghĩ sao cái nghiệp của tôi đã tạo làm con chó mèo nó sẽ thực hiện được cái điều thiện để nó được sanh làm người. Thì con chó mèo đó nó sẽ không giật con chuột hoặc bắt con mèo gì hết. Thì con chó đó nó sẽ chết. Nó chết thì nó thành con người. Mà thành con người thì nó ở gần chùa. Ở gần chùa thì đi vô gõ mõ tụng kinh.
Bởi vì chùa Đại thừa nhiều, nó gõ mõ tụng kinh được phước đó mấy con. Tức là nó bắt đầu khởi sự. Mai mốt cái con đi vô cái chùa đó, chú tiểu đó chú thấy con, chú tôn con làm Thầy. Thì tức là con đã nhận chú đó thì chú đó xin theo Thầy tu hành. Thì lúc bấy giờ con nhận người đó về tu tập với con.
(02:04:34) Đó con không ngờ đó là cái nghiệp của con. Con biết không? Mình ước nguyện cho những cái nghiệp của mình nó thành con người. Mà nó thành con người để mình độ nó tu tập. Mà con nên nhớ mình tu tập được giải thoát chứ mình tu tập chưa được giải thoát mình dẫn nó đi bậy vô tội lỗi đó. Phải ráng tu tập giải thoát, tâm bất động thanh thản an lạc vô sự.
Tu sinh: Hiện giờ con nhiều niệm khởi lắm. Mà lâu lâu nó cũng khởi nhưng mà nó khởi niệm lăng xăng chứ nó không phải là giống như là tham sân.
Trưởng Lão: Niệm tào lao đó phải không?
Tu sinh: Những cái niệm tào lao.
Trưởng Lão: Niệm hồi nhỏ mình đi học mình đánh lộn với mấy bạn mình.
Tu sinh: Hoặc là lâu lâu khởi lên niệm suy tính những chưa đến. Mà con thì con không có tác ý đuổi nó, con chỉ niệm tâm bất động thanh thản an lạc vô sự. Con chỉ niệm câu vậy thôi được không thưa Thầy?
Trưởng Lão: Được, nó niệm tào lao, cứ tác ý câu đó đuổi đi. Nó không có cái mục đích.
Tu sinh: Niệm nào lên con cũng tác ý nhưng con chỉ tác ý câu tâm bất động chứ con không có đuổi.
Trưởng Lão: Còn những cái niệm nào mà nó thuộc về ái kiết sử nó thuộc về tâm dục nó thuộc về kia thì phải quán để xả. Chứ còn không quán xả con đuổi nó đi tức là con ức chế nó. Còn niệm tào lao thì tâm bất động thanh thản an lạc vô sự. Cái chuyện đó mày nhớ làm động tâm mày. Đuổi đi. Có vậy thôi.
Tu sinh: Thưa Thầy vấn đề như là cái niệm nó về vấn đề tương lai, con chỉ nói một câu tất cả là vô thường mình suy tính trước được cái gì. Con chỉ nói một câu vậy thôi.
Trưởng Lão: Cũng được con. Nhưng mà con nghĩ là tương lai khi hiện tại mình sống đúng thì tương lai nó sẽ tốt. Còn hiện tại mình sống không đúng thì tương lai mình sẽ xấu. Ăn thua cái chỗ hiện tại. Cho nên hiện tại mày phải sống trong hiện tại đi. Thì mày sẽ được giải thoát. Có vậy thôi. Bây giờ con giữ tâm bất động trong hiện tại chứ gì? Thì nó sẽ được giải thoát ở tương lai. Đó thì con chỉ nhắc tâm bất động thanh thản. Đó là hiện tại mày chỉ sống trong tâm bất động.
Tu sinh: Con chỉ tác ý vậy thôi con không cần nhắc cái gì.
Trưởng Lão: Đúng rồi. Ừ, con
(02:06:50) Tu sinh: Con thì con mới biết pháp của Thầy được độ sáu, bảy năm nay. Trước kia con tu bên Đại thừa, tu bên Đại thừa cũng mười năm nay.
Trưởng Lão: Cũng lâu vậy hả.
Tu sinh: Đọc kinh Đại thừa với lạy sám hối biết bao nhiêu chục ngày rồi, mấy trăm lạy. Đọc kinh biết bao nhiêu là ngày mà đọc xong cũng chả hiểu cái gì. Cứ loăng quăng, loăng quăng rồi cứ giảng đi, giảng lại rồi cứ từng đó hoài. Con không có biết cái pháp môn nào hơn. Nói Đại thừa là trên hết rồi Đại thừa là Tối thượng thừa. Nhiều cái kiểu nói mà mua chuộc Phật tử con người rất là khéo léo.
Đọc kinh Đại thừa Bát nhã rồi kinh Hoa nghiêm rồi Linh Sơn pháp bảo đại tạng kinh, mười sáu mười bảy tập của Trung Quốc. Đọc xong rồi không hiểu được bao nhiêu nhưng mà Thầy cứ giảng là, các con cứ đọc hết, đầy đủ hết các kinh Đại thừa. Kiếp này không hiểu kiếp sau sẽ hiểu hết, các con sẽ biết hết hiểu hết. Tụi con chỉ yên tâm như vậy thôi.
Mà sau khi con biết được cái pháp của Thầy rồi con bỏ ngay không có tin tưởng vào cái gì bên pháp Đại thừa nữa hết. Con sang luôn pháp Thầy luôn. Thì con cũng còn cái duyên là, quê con ở ngoài Thanh Hoá. Em con ở ngoài đó cũng tu. Con về đó con mãn tang cho ông già con rồi từ đó con bắt đầu con vào trong đây con bỏ kinh Đại thừa.
Con sang pháp môn bên đây thì con cũng đọc kinh của Thầy, đọc kinh sách của Thầy. Thì con thấy cái pháp của Thầy nó rất rõ ràng cụ thể. Nó không có trừu tượng như kinh Đại thừa. Thì con vô cùng sung sướng. Cái đợt vừa rồi con nghĩ con cũng làm nhiều cái điều không phải, điều ác lắm Thầy. Tại sao mình đã tạo nhiều cái tội, cái nghiệp lắm. Tất nhiên không phải tội giết người nhưng ơi trong đời con nhiều cái nghiệp chướng ngại lắm.
Nhưng mà con vẫn có duyên với pháp Thầy con rất là một cái điều may mắn.
(02:09:10) Trưởng Lão: Nó có duyên mà con.
Tu sinh: Rất là có duyên. Cho nên con gặp được pháp Thầy con bỏ luôn pháp Đại thừa. Từ khi con nhận được pháp Thầy con cũng chỉ mới bắt đầu tất cả các pháp môn luôn. Chỉ là mới bắt đầu thôi con chưa đi sâu vào pháp môn nào hết. Thì con hàng ngày con cũng đi kinh hành, Chánh Niệm tỉnh giác và tác ý. Những cái lúc mà con đau nhẹ nhẹ thì con tác ý nó cũng hết.
Còn những cái bệnh mà chẳng hạn như nó mãn tính con tác ý nó không hết được. Con nghĩ rằng mình chưa có đủ cái lực để mà tác ý cho nó hết được. Cũng mọi thứ đối với con mới bắt đầu thôi, chưa hiểu được nhiều lắm. Thì hôm nay con được vào đây. Ước nguyện của con là con được vào gặp Thầy, xin quy y Thầy, được làm đệ tử của Thầy.
Trưởng Lão: Con cứ nhớ rằng những cái pháp của Thầy dạy bền chí. Bây giờ cái bệnh nhẹ con tác ý nó đi. Cái bệnh nặng con tác ý nó chưa có đi đâu. Tại vì cái lực tu của mấy con chưa đủ. Cho nên nhờ cái đối tượng bệnh đó mà bền chí tác ý hoài. Cũng như bây giờ có một người vô ở trong nhà mình. Mình đuổi bữa nay họ chạy về góc này. Đuổi nữa họ chạy về góc này họ tránh né hoài. Đuổi hoài đuổi chừng nào đi thì thôi.
Thì đuổi nó chạy mất thì tức là mình sẽ không còn chướng ngại nữa. Có vậy thôi mấy con bền chí đuổi bệnh. Dùng cái pháp Như Lý Tác Ý mà đuổi. Thầy cho mấy con cái pháp đó vừa là giải thoát của tâm mình. Mà cũng vừa là đuổi tất cả những chướng ngại pháp trên thân con, tức là bệnh tật. Không có pháp nào hơn cái pháp đó hết.
Bởi vậy đức Phật không dạy, Thầy nói lấy đức Phật chứ thật ra lấy Thầy họ chửi Thầy đó. Có những cái mà Thầy biết Thầy nói mà của Thầy nói ra thì người ta sẽ người ta sẽ dập Thầy. Nhưng mà Thầy khôn lắm mấy con. Thầy lấy ông Phật Thầy kê ra, cho họ chửi Thầy họ chửi ông Phật. Cho nên Thầy nói ông Phật ông dạy "Có Như Lý Tác Ý lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh mà đã sanh thì bị diệt" ông Phật dạy chứ Thầy có dạy. Có phải không?
Hoặc câu tác ý, tâm bất động thanh thản an lạc vô sự. Đó là pháp của Phật dạy chứ Thầy có dạy đâu. Thôi bây giờ mấy ông đập Thầy thì tức là đập Phật. Phải không? Thầy đâu có dại gì Thầy đưa cái đầu Thầy kê. Cho nên bây giờ đó, người ta nói cái hiện tượng của Thông Lạc giờ nó đập hết ba cái kinh sách của Đại thừa. Cho nên vì vậy quý Hoà thượng hai chục năm nay làm thinh không nói gì hết. Bởi vì trúng quá mà nói sao được.
Chớ phải sai một chút coi. Trời đất ơi, họ đập tan nát cái đầu Thầy chứ ở đó. Phải không? Thầy nói có kinh sách căn bản đàng hoàng mà, kinh Nikaya rõ ràng mà, lời Phật dạy đâu có mà mấy ông lôi ba cái kinh sách của Đại thừa các cái vị mà tổ sư của Trung Quốc. Mấy ông đó kiến giải nói tầm bậy tầm bạ. Phật nào mà dạy cái kiểu đó. Dẹp xuống đi.
(02:11:57) Người Việt Nam phải tin pháp Phật của Việt Nam chứ không có tin pháp của Trung Quốc. Ngàn đời Trung Quốc bao giờ nó cũng muốn xâm chiếm mình. Nó muốn cai trị mình. Mà cai trị nó làm chủ nó cai trị mình không được thì nó cai trị tinh thần bằng cái phương pháp đầu óc mấy con. Bắt đầu bây giờ đất nước của mình không cúng cầu siêu cầu an, không làm ma chay theo kiểu rải giấy tiền vàng mã làm ô nhiễm môi trường.
Vậy mà có đám ma trời đất ơi, rải đầy đường. Trong khi có Thầy, Thầy đập xuống cho nó đỡ. Có nhiều cái đám ma giờ không rải nữa. Còn có nhiều cái bị nó truyền thừa nó lâu đời thành cái phong tục rồi. Cho nên nó cũng khó lắm chứ không phải dễ. Nhưng mà có tiếng nói Thầy.
Sau này con cháu chúng ta có trình độ học thức nó sẽ dẹp sạch chứ không phải là đời của mấy con mà dẹp đâu. Bởi vì mấy con già rồi mấy con không có dẹp được đâu. Nhưng mà con cháu chúng ta nó sẽ nghe theo lời Thầy hết.
Tu sinh: Dạ bạch Thầy cho con xin hỏi ý kiến Thầy. Tại vì cái ông Thầy Đại thừa của con ngoài đời ông là người bà con của con. Mà con đọc kinh Đại thừa nhiều, cho nên con đọc kinh của Thầy con mới hiểu là bên Đại thừa, pháp Đại thừa đạo Bà la môn lọt vào nhiều lắm chứ không phải ít. Chỉ có mười phần trăm là pháp của Phật còn lại là đạo Bà la môn.
Thì con đọc kinh của Thầy con sáng sủa con người con ra. Con thấy nhẹ nhàng con người lắm, không có nặng nề như ngày xưa. Ngày xưa là con đọc kinh nhưng mà con tham, sân, si. Tất cả mọi thứ còn nguyên, con không có ăn chay trường được. Khi con gặp được pháp Thầy con ăn chay được rồi.
Thế rồi con vào đây có ba ngày con ăn một bữa con thấy nó bình thường con không thấy đói bụng. Bữa trước ở bên Đại thừa mỗi khi mà đi thọ Bát Quan Trai một ngày ăn bữa sáng với bữa trưa còn bữa chiều năm sáu giờ là con cồn cào bụng rồi, không có chịu được. Nhưng con ăn ngày một bữa đây con thấy tỉnh bơ, khỏe mạnh không có chuyện gì. Những ngày con vào trong đây con thấy thực sự giải thoát. Giải thoát là mình rảnh hơi mình tu, ăn uống bình thường chả có phải nghĩ đến gia đình, nghĩ đến con cháu đến cái gì.
Trưởng Lão: Đó đó là cái duyên của con con.
Tu sinh: Giờ con ước nguyện, kiếp này không biết con có được vào Tu viện tu hay không được xuất gia hay không. Mà con ước nguyện kiếp sau tiếp tục được làm người để mà ôm cái pháp này tu cho đến khi giải thoát.
(02:14:45) Trưởng lão: Được chứ đâu có gì con. Con gieo cái hột giống nào thì nó sẽ lên cái loại cây đó. Con gieo hạt ớt thì nó lên cây ớt. Con gieo hạt xoài nó lên cây xoài. Con gieo hạt cam nó lên cây cam. Mà giờ con gieo hạt giống của Thầy thì nó phải lên hạt giống giải thoát chứ sao. Đừng sợ. Phải không?
Con gieo hạt giống nào thì nó lên hạt giống nấy. Con gieo hạt giống Đại thừa thì nó lên Đại thừa. Cho nên yên tâm. Để con quyết tâm gieo hạt giống đó và cái nhân duyên mà có là Thầy đập mạnh để cho mấy con biết cái sai của tất cả các pháp Đại thừa. Để từng đó giúp cho từng người từng người thức tỉnh lần lần. Chứ thật ra mấy con biết Thầy danh Thầy lợi làm cái gì mà đập người ta dữ vậy.
Nhưng mà vì cái khổ đau của mấy con. Nếu mà Thầy không nói cái đó sai thì mấy con cứ nghĩ Đại thừa đúng. Mấy con đâu dám buông nó. Mấy con cứ ôm cái đó tu hoài thì cuộc đời của mấy con đi về đâu đây? Sống trong tưởng không. Nó không thật. Cho nên Thầy đập mạnh để cứu mấy con đó. Là cái duyên, Thầy đã thấy được chúng sanh có duyên với Chánh Phật pháp thì phải dựng Phật pháp lại. Đập tất cả những cái sai của Phật pháp xuống.
Đó là hôm nay mà con đã từ giã Đại thừa mà hôm nay đến đây được tu tập đó là nhờ Thầy đập. Chứ cỡ mà Thầy không nói gì hết chắc không theo Thầy đâu. Con hiểu không? Thôi ráng mà lo tu tập đi. Đừng có lo gì. Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Ở trong nhà tu cũng được. Ai chửi gì không giận. Thì đó là giải thoát rồi.
Tu sinh: Những năm trước chưa gặp Thầy thì con tu pháp Định Niệm Hơi Thở nhưng mà con không tác ý. Nhưng mà nhờ có Thầy thì con dùng câu tác ý để tác ý thở năm hơi. Nhưng mà hôm hai mươi tháng chạp con xuống nhập thất thì con trình pháp với Thầy Gia Hạnh. Thì con nói là mọi khi Thầy dạy con là dùng câu tác ý: Tâm bất động, thanh thản, an lạc thì con về nhà con áp dụng câu đó.
Còn những thời khoá khác thì con chia ra các pháp môn. Nhưng mà Thầy Gia Hạnh bảo rằng nếu như con còn trẻ, cái pháp tâm bất động là dành cho cái người lớn tuổi, cũng như bệnh tật. Con mà không đi từ cái căn bản thì nó không có triển khai được cái tri kiến. Vậy thì con trình Trưởng lão, nếu như mà con giữ được cái tâm bất động, đến một cái thời điểm nào đó thì con có thể triển khai được tri kiến hay không?
Trưởng Lão: Nếu mà con giữ được cái tâm bất động của con, đúng như cái pháp Thầy dạy, tâm bất động thanh thản. Con chẳng cần để mà triển khai cái này cái kia. Đó là hoàn toàn là kiến giải. Cho nên con chỉ ở trong sự bất động của nó. Thì khi mà trí tuệ của con nó phát triển. Khi mà tâm bất động nó được bảy ngày đêm nó kéo dài, thì Tuệ Như Ý Túc, cái trí tuệ của con nó phát triển thì trong cuộc đời nay cái gì con cũng biết hết. Không cần học. Con biết không?
(2:17:48) Tự con người của mình người nào cũng có cái đó nhưng mà cái tâm tham, sân, si của mấy con nó che khuất, cái tâm động của mấy con nó che khuất. Bây giờ nhờ cái tâm bất động nó vén nó mở ra cho nên cái trí tuệ của mấy con nó hiện bày. Đạo Phật là đạo trí tuệ mà chứ đâu phải đạo không biết. Đâu phải đạo ngu ngơ, đạo gốc cây đâu mấy con.
Bây giờ mấy con tu rồi cứ ngồi lim dim, lim dim như con cóc thì không phải. Mà đạo này đạo trí tuệ, thấy biết cái đúng cái sai. Mà giờ cái ý thức của chúng ta nó chưa có nhận được cái đúng cái sai nó thật, cho nên được nghe Thầy giảng dạy bằng cách này và hướng dẫn cho mấy con tu trong cái tâm bất động để từ đó cái trí tuệ của mấy con tự triển khai ra.
Mà khi trí tuệ tự nó triển khai ra thì coi như là có cái nào mà che giấu được con đâu. Cho nên bây giờ con nỗ lực con tu tới nơi tới chốn rồi con sẽ thấy cái trí tuệ của con nó sáng suốt vô cùng.
Tu sinh: Tại vì Thầy Gia Hạnh nói con phải đi từ gốc căn bản, phải học qua các lớp, tu Tứ Chánh Cần. Con mới nói với Thầy là các Định cũng đưa tâm của mình đến cái đỉnh cao nhất của nó là định tâm. Mà khi mình giữ được tâm bất động thì đó cũng là định tâm. Do đó mà con suy nghĩ nếu như mà con giữ tâm bất động thì tri kiến của con cũng vậy. Còn muốn triển khai được thì Thầy nói là phải qua trường lớp.
Trưởng lão: Đúng rồi, Thầy Gia Hạnh nói như vậy có nghĩa là tùy theo mỗi người căn cơ. Giữ cái tâm bất động của họ mà nó sanh ra tưởng này tưởng kia thì cái người này phải đi từ cái lớp Chánh Kiến, Chánh Tư Duy đi vô chứ không thể đi ngang vô cái tâm bất động. Còn con giữ tâm bất động mà không bị tưởng. Tưởng nào cái tâm bất động nó cũng quét ra hết thì do đó con đầy đủ trí tuệ.
Sau khi cái tâm bất động con nó đúng ngày giờ của nó rồi thì tuệ của con sinh ra liền tức khắc mà không cần phải đi con đường vòng tám cái lớp như người ta. Phải không? Cho nên vì vậy mà con thấy nó xoay sang tưởng thì mấy người này phải theo trường lớp chứ tu ngang không được đâu. Tu ngang nó lọt vô tưởng là chết luôn. Bởi vì ngồi đây mà con thấy ngoài kia nhà cửa, người ta đi qua lại. Trời đất ơi! Vậy là bị tưởng rồi.
(02:20:03) Cho nên muốn phá được cái tưởng rất khó chứ không phải dễ đâu. Cho nên không dám nhìn cái nào hết để mà phá nó. Chứ nhìn là nó hiện ra bóng dáng này kia. Còn con bây giờ nó không có, ôm ngay pháp tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Tức là ôm ngay cái pháp thì mình đập vô cửa giải thoát. Đập bung cửa cái mình vô nhà giải thoát liền. Phải không?
Mình như vậy là cái người anh hùng, người ý chí mà. Mạnh mẽ vô liền, đập phá cửa vô. Đừng có sợ. Chết bỏ.
Tu sinh: Kính bạch Thầy, chúng con xin phép Thầy là xin Thầy dạy tới bốn giờ mà bây giờ tới bốn giờ rưỡi.
Trưởng Lão: Vậy mấy con ăn gian Thầy. Thôi về ráng tu là không có ăn gian. Tu cho được tâm bất động thanh thản an lạc vô sự. Có bấy nhiêu đó thôi. Nhớ chưa, nhớ tâm bất động chưa?
Tu sinh: Dạ, nhớ.
Trưởng Lão: Rồi rồi. Người nào mà tâm còn động là mai mốt vô đây Thầy đánh mười roi.
HẾT BĂNG