00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

20100721-MỤC ĐÍCH ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ

MỤC ĐÍCH CỦA ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời gian: 21/07/2010

Thời lượng: [43:46]

1. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ

(00:01) Phật tử: Xin Thầy cho con xin hỏi về các pháp Định Niệm Hơi Thở, 19 cái đề mục Định Niệm Hơi Thở thì cái mục đích của nó là giúp cho người tu tập để làm gì?

Trưởng lão: Giúp cho người tu tập để xả tâm, cái mục đích nó rõ ràng rồi. Quán ly tham, quán ly sân, quán ly si, rồi giúp cho an tịnh thân hành, an tịnh tâm hành, tất cả mọi cái này để giúp, bây giờ cái thân này nó đau nhức, nó mỏi mệt thì mình tác ý nó, rồi mình nương vào hơi thở thì nó lại quên đi cái đau nhức trong thân. Chứ còn mình cứ ngồi đây mình giữ cái tâm bất động mình thì nó cảm thấy đau nhức (hoài), nó không có cái chỗ nào mình bám vào, cho nên mình bám vào hơi thở. Nhưng mà cái thân hết đau nhức rồi cũng ngồi đó mà quán: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, thì như vậy mình tu vậy là tu sai. Thân mình có đau nhức chỗ nào mà an tịnh? Có phải không?

Cho nên ở đây người ta rất rõ cái tâm mình, cái thân của mình khi bị chướng ngại thì áp dụng cái đề mục đó vào cái chỗ đó để đẩy lui cái chướng ngại đó ra. Cái mục đích của pháp Định Niệm Hơi Thở là giúp chúng ta trở về với trạng thái bình thường không có còn bị đau đớn, buồn phiền, giận hờn, ham muốn cái gì hết. Hễ khi cái tâm nó có thì mình dùng cái đề mục đó để quét nó ra phải không?

Mà bây giờ cái tâm của mình, ví dụ: Như bây giờ Thầy ưa cái gì đó, tức là thích là dục rồi, nên Thầy quán: “Quán ly tham tôi biết tôi hít vô, quán ly tham tôi biết tôi thở ra”, nhưng mà rồi Thầy ly nó hoài mà sao cứ hễ mình xả ra bình thường thì nó thấy món ăn đó còn thích.

Ví dụ: Như Thầy thích bánh xèo đi, bữa nay, ý Thầy là Thầy muốn diệt cho cái lòng ham thích bánh xèo của Thầy cho nó hết, cho nên Thầy quán: “Quán ly tham tôi biết tôi hít vô, quán ly tham tôi biết tôi thở ra”, tập như vậy rồi, sao thấy người ta đem bánh xèo cũng thích, thì bắt đầu bây giờ: Mày thích thì khi này tao không “ly” nữa mà tao “từ bỏ” tao làm cho tận gốc mày đi, đó phải không? Cho nên: “Quán từ bỏ tôi biết tôi hít vô, quán từ bỏ tôi biết tôi thở ra”. Nhưng mà Thầy từ bỏ hoài như vậy, tu tập thời gian, nhưng mà thấy bánh xèo nó cũng thích, kỳ lạ vậy!? Như vậy là nó chưa có từ bỏ được, kỳ này là tao đi tới một đề mục khác, tao “đoạn diệt” mày, có phải không?

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Con thấy ở trên những cái đề mục hơi thở, nó giúp chúng ta biết được cái trạng thái tâm chúng ta đang bị kẹt cái gì đó, thì áp dụng cái đề mục đó để diệt trừ, để đoạn tận nó đi. Nó giúp chúng ta không còn tham - sân - si - mạn - nghi nữa. Cái đó là cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở, nó giúp cho chúng ta là (khi) cái thân của chúng ta đang bị đau nhức, cái tâm của chúng ta đang lo lắng, buồn phiền cái gì đó, giờ nó không có an, giờ muốn nó an mà không làm cách nào được, tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, thì im lặng nó cũng lại nhớ, chút xíu rồi nó cũng nhớ lại. Cho nên buộc lòng là bây giờ là dùng hơi thở quét nó ra cho hết, đó là Định Niệm Hơi Thở. Cho nên mỗi cái đề mục con thấy người ta chỉ quá rõ mà.

2. ĐỀ MỤC HƠI THỞ THỨ NHẤT

(3:25) Phật tử: Thưa Thầy, nhưng mà cái hiểu sai của mọi người là “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, nhưng mà không có hiểu được cái chữ “biết” mà lại dùng cái từ “tập trung”, nên khi mà người nào hít thở một thời gian thì bị dính hơi thở, dính rồi tháo không ra.

Trưởng lão: Tại vì mình chỉ biết ôm cái hơi thở ức chế cái ý thức. Còn cái này người ta không dùng cái hơi thở để ức chế ý thức, người ta đâu có dùng cái hơi thở làm cho ý thức nó không khởi niệm. Cho nên bây giờ Thầy tập về hơi thở, đầu tiên Thầy phải tập: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, không phải ức chế ý thức, mà tập coi mình thở như vậy trong 5 phút, 10 phút, mình coi mình thở như vậy, theo hơi thở mình thở như vậy, mình nghe có tức ngực, có mệt không? Nếu không tức ngực, không mệt thì mình thấy đó là hơi thở bình thường; mà nó đã có tức ngực, đã có mệt thì mình xét lại trong khoảng thời gian mình tu đó đó, cái hơi thở của mình ngắn hoặc dài đó, thì vậy mới được. Nếu mà nó ngắn nó cũng làm cho mình mệt, các con hiểu chưa?

Phật tử: Nhưng mà cái từ “biết” đó Thầy. Ví dụ như theo con hiểu thì tôi hít vô, thở ra thì tôi chỉ biết hơi thở của tôi tự nhiên thôi. Còn ở đàng này thì con thấy mọi người nương theo hơi thở đi vô tới đâu và đi ra tới đâu, nên khi ngay chỗ đó mà cột hơi thở, nên có những người bị rối loạn hơi thở làm cho nó ngăn ngực hoặc làm cho rối loạn tim.

Trưởng lão: Những cái đó tại vì dùng thêm cái tưởng, như bây giờ hít vô thì cảm nhận cái hơi thở, tôi theo hơi thở đi vô tới trong ruột tôi, và rồi tôi thở ra tôi biết hơi thở đi ra cho hết, thì cái đó là tu tưởng, tôi bị sống tưởng.

Cho nên vì vậy tôi đang tập ở trong cái tưởng thì một thời gian sau nó bị rối loạn và đồng thời cái sai của mọi người tu hơi thở là dùng cái hơi thở để ức chế ý thức. Còn người ta ở đây, người ta luyện tập cái thể thao để cho cơ thể con vận động khỏe mạnh, thì con đưa tay lên vậy 1, 2, 3, 4, rồi 1, 2, 3, 4 thì như vậy là rõ ràng là con đưa con biết con đưa, con tập luyện để vận dụng cơ thể của con, chứ không phải là tập trung trong cái hành động này.

Phật tử: Giống như cái biết tự nhiên của mọi người.

Trưởng lão: Tự nhiên thôi, mà cái chính là cái để cho cơ thể vận động, chứ không phải cái biết của đưa tay 1, 2, 3 này. Phải hiểu cái mục đích chính của nó là cơ của chúng ta nó do cái vận động đó mà nó khỏe, không có bị bệnh tật ở trong cái cơ thể của chúng ta, đó là tập thể thao.

Còn bây giờ mình tập hơi thở là cái mục đích mình cũng để cho cái tâm mình, thân tâm mình an ổn, an lạc thì cũng giống như cái tập thể thao kia vậy, nhưng mà tại sao mình hít để cho nó tức thở, không thở được. Tại vì mình hiểu sai, cái sai mình thở. Bây giờ mình thở, hồi nào tới giờ mình thở không có gì hết, thì bây giờ mình thở như hồi nào, ai biểu mình thở kiểu khác.

(6:50) Phật tử: Nhưng cái chữ “biết” họ không biết đặt chỗ nào nên họ cột theo các đường hơi thở đi.

Trưởng lão: Thì bây giờ biết một cách tự nhiên và biết một cách không tự nhiên, con hiểu không? Bây giờ biết cách không tự nhiên nè: Hít vô tôi ráng tôi cố gắng, tôi biết cái hơi thở vô, thở ra tôi ráng tôi cố gắng biết.

Thầy nói chữ “cố gắng” là trong cái biết của họ có sự kiềm chế để biết đừng có khởi nghĩ cái gì khác ra. Còn cái này một cái người mà người ta luyện về hơi thở, người ta tập luyện người ta hít vô một cái bình thường, cũng như bây giờ con ngồi con hít vô bình thường thì có gì đâu mà tức ngực, nếu mà tức ngực thì ai mà sống được không? Có phải không? Thì làm sao mình thở một cách bình thường, đã nói là hơi thở bình thường mà. Còn nếu nó không hơi thở bình thường thì nó tới cái hơi thở dài thì nó không bình thường rồi. Thì lúc bấy giờ chúng ta tập thử coi thở dài cũng như người mà họ lặn xuống biển họ cũng nín thở chứ. Họ thở họ hít vô chậm chậm chậm chậm, họ lặn tới đáy mà họ vẫn còn hít vô, tới chừng họ trồi lên thì mới thở ra. Thì do đó mình tập thở hơi thở dài và tập về hơi thở ngắn để làm gì? Cái mục đích của hơi thở dài với hơi thở ngắn là nó phá cái hôn trầm với cái loạn tưởng của mình.

Khi mà ngồi đây mà cứ nó gục tới, gục lui vậy đó, thì ta thở hít vô dài thiệt dài và ta thở ra dài, chừng vài ba hơi thở thì nó không ngủ được, con hiểu chưa? Cái mục đích người ta dạy về cái hơi thở đó để cho mình làm cái gì, có phải không? Cho nên, ví dụ như mình bị hôn trầm thùy miên đó, mình thiếu sức tỉnh thức, thì cái đề mục mà ở trong Định Niệm Hơi Thở có dạy: “Với tâm định tỉnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tỉnh tôi biết tôi thở ra”, thì trong khi nó hít vô, thở ra đâu có nghĩa là mình hít vô, thở ra như hơi thở bình thường được, trong khi tâm mình nó không định tỉnh rồi, nó buồn ngủ rồi, thì do đó mình phải hít vô cái hơi thở dài chậm chừng 3 đến 5 hơi thở, mà dài chậm thì cái tâm định tỉnh trở lại nó không còn hôn trầm, thùy miên, có phải đó là mình biết áp dụng không?

Còn này mình hôn trầm, thùy miên mà cũng lấy hơi thở bình thường mình hít vô, thở ra thì làm sao mà mình không ngủ? Đó là cái sai. Còn bây giờ mình ngồi đây nó có, nhiều khi mình ngồi đây mà nó nhớ cái này chưa hết, nó lại nhớ cái khác, nó phóng thôi liên tục, nó kêu là loạn tưởng đó. Thì lúc bấy giờ loạn tưởng trị nó sao đây? Thì hít vô ngắn, nó hít ra, hít vô, hít ra, hít vô, nó nhanh chóng vậy thành ra nó không loạn tưởng được. Cái mục đích của hơi thở đó là phải hít ngắn thì nó sẽ không có loạn tưởng. Thì cái Định Niệm Hơi Thở nó rất hay, nhưng không phải mà chúng ta dùng nó để mà tu tập.

Phật tử: Dạ, đúng rồi!

Trưởng lão: Chúng ta áp dụng nó là trong khi chúng ta bị chướng ngại gì trên thân chúng ta thì áp dụng vô thì nó mới giúp chúng ta trở về với bình thường tâm bất động.

Phật tử: Tức là Định Niệm Hơi Thở này chỉ làm để đối trị những đối tượng trên thân khi mà nó có xảy ra thôi.

Trưởng lão: Đúng vậy.

Phật tử: Chứ còn như bình thường thì không có tập?

Trưởng lão: Không có tập luyện gì hết, không có tập luyện gì. Nhưng mà, ví dụ như bây giờ mình cũng tập, mình cũng hiểu, rồi mình thở ra, hít vô một vài lần thì thấy vậy được rồi, để sau này có gì tao dùng nó tao đánh nó. Chứ không phải mà ôm cái này để đi, để chứng đạo thì chuyện này không bao giờ có, nếu có chứng đạo thì các pháp khác người ta dạy chi? Đây là Định Niệm Hơi Thở.

Phật tử: Dạ!

Trưởng lão: Rồi còn Thân Hành Niệm con muốn hỏi gì?

3. ĐỀ MỤC THỨ TƯ: CẢM GIÁC TOÀN THÂN

(10:32) Phật tử: Thưa Thầy về cái phần mà “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”, thì cái đề mục này đó là con thấy quý vị lại hiểu sai, nên cảm nhận từ cái bàn chân hay là ngón chân đi lên tới đỉnh đầu và cảm như vậy có một số người sẽ bị đau ở trên đỉnh đầu.

Trưởng lão: Tùy con hỏi như thế này nè! Bây giờ trong cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở, có nhiều đề mục nhắm để phá tâm tham, sân, si phải không? Bây giờ “Với tâm định tỉnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tỉnh tôi biết tôi thở ra”, nhưng mà mình hít vô, thở ra như vậy mà vẫn còn hôn trầm, thùy miên thì mình phải áp dụng các đề mục đó chứ. Con thấy không? Nó còn có những đề mục khác mình áp dụng tới cái đề mục này chưa phá được thì dùng cái đề mục khác cao hơn để phá cho được, thì cái đề mục đó con thấy nó quá rõ rồi, nếu mà mình không cảm giác hết thân của mình thì lúc bấy giờ mình mê mờ rồi. Cho nên mình ráng, lúc bấy giờ mình ráng mình tập trung. Còn bấy giờ mình có hôn trầm, thùy miên đâu mà cũng ráng tập trung từ dưới chân mà tới trên đầu, rồi từ trên đầu xuống chân, thì như vậy mình điên.

Phật tử: Tức là người ta tập suốt cái đề mục này đó Thầy.

Trưởng lão: Bởi vậy không điên sao?

Phật tử: Vậy cái đề mục này cũng chỉ để phá khi mà có cái đối tượng trên thân?

Trưởng lão: Đối tượng trên thân, bởi vậy Thầy nói những cái đề mục Định Niệm Hơi Thở là nó giúp chúng ta để phá những chướng ngại ở trên thân tâm nó, chứ không phải áp dụng để cho chúng ta tu để chứng đạo.

4. MỤC ĐÍCH CỦA PHÁP THÂN HÀNH NIỆM

(12:13) Phật tử: Còn cái pháp mà Thân Hành Niệm Thầy, cái pháp Thân Hành Niệm thì cái mục đích của nó có phải là tập để đạt sức tỉnh trên thân hay là có cái cách gì nữa không?

Trưởng lão: Cái pháp Thân Hành Niệm nó tới 13 pháp, chứ không phải một pháp đâu. Cho nên vì vậy, cái pháp để đi kinh hành để tác ý đó, đó là để giúp cho tỉnh thức thôi, phải không? Bây giờ mà chúng ta tỉnh rồi thì chúng ta không cần đi nó nữa, mà chúng ta chưa tỉnh thì chúng ta phải cần, chúng ta phải cần tập luyện. Bởi vì cái sức tỉnh của mình chưa đủ nè, chưa có tới 10 giờ mà nó muốn đi ngủ trước rồi, mới 9 giờ rưỡi nó gục tới, gục lui thì cái này phải ôm pháp Thân Hành Niệm mà phá nó chứ, để khi nào mà chúng ta thấy đúng 10 giờ đi ngủ mà nó chưa muốn ngủ, nó tỉnh như vậy đó thì thôi.

Mà bây giờ, cứ hễ vô ngồi tu là gục tới, gục lui vầy, mấy người mà không đi pháp Thân Hành Niệm Thầy nói bây giờ có ngồi hít thở gì nó cũng gục tới, gục lui, các con hiểu không? Cho nên cái pháp Thân Hành Niệm là mục đích để phá hôn trầm, thùy miên không còn tới lui nữa cho nên ôm cái pháp này. Còn cái Định Niệm Hơi Thở mà để phá hôn trầm thùy miên nó hiện ra thì chúng ta phá nó, để cho nó tỉnh trong lúc đó thôi, chứ không phải phá sạch nó được, chỉ có pháp Thân Hành Niệm này là phá.

Cho nên ngày này qua ngày khác, nó đúng giờ đó đi ngủ chưa chắc nó muốn ngủ, sức tỉnh nó như vậy đó. Còn cái này có hôn trầm, thùy miên rồi mình mới đi, mình mới ôm pháp Định Niệm Hơi Thở mình mới tu. Còn cái pháp Thân Hành Niệm này nó không, chưa có hôn trầm, thùy miên mà mình biết rằng mình còn ham ngủ lắm, mình còn bị hôn trầm, thùy miên chứ chưa phải là hết, cho nên luôn luôn tập luyện pháp Thân Hành Niệm, đó hiểu như vậy là được.

Mà khi pháp Thân Hành Niệm rồi, bởi vì thân hành lấy cái thân hành mà tu tập gọi là Thân Hành Niệm, đó là cái pháp đi kinh hành đưa tay, đưa chân, cúi đầu, nghiêng cổ, tất cả mọi hành động ở trên thân đều có thể tu tập được. Mà pháp Thân Hành Niệm nó cũng gồm có những cái hơi thở của nó nữa, bởi vì thân hành đó là thân hành nội, tự nó hoạt động, nó rung động mà, mình không tập tu nó sao được, cho nên mình phải tập tu nó, đó là về hơi thở.

Rồi trong cái pháp Thân Hành Niệm đó, nó còn có cái Ý Thân Hành Niệm, cái ý niệm của mình nữa, nó khởi niệm. Cho nên mình buộc cái Ý Thân Hành Niệm của mình đó, nó phải quán tư duy suy nghĩ cái này, cái nọ kia cho đúng Chánh pháp, nó làm cho cái tri kiến hiểu biết của nó trên con đường Phật pháp, hiểu biết sự giải thoát rất là cụ thể, rõ ràng, bởi vì nó là 13 pháp mà. Cho nên bây giờ mình tỉnh, mình không có hôn trầm, thùy miên nữa thì mình phải khai mở cái tri kiến của mình, hiểu biết cái hướng giải thoát.

Cho nên người ta chửi mình không giận, người ta làm gì mình không giận, thì nhờ mình tu pháp Thân Hành Niệm chứ sao! Nó làm, nó rèn luyện cho cái tri kiến giải thoát mình, mà ở trong đó gọi là Định Vô Lậu đó.

Phật tử: Vậy là nó trùng với Định Vô Lậu đó hả Thầy? Trùng với danh từ đó.

Trưởng lão: Đó, nó vậy đó. Bởi vậy cho nên coi vậy chứ nó đầy đủ trong đó. Cho nên trong cái pháp Thân Hành Niệm thì nó có hơi thở trong đó rồi, mà nói hơi thở, thì nếu mà riêng cho hơi thở thì nó là 18 cái đề thở của hơi thở, mà 18 đề mục hơi thở nó nằm trong pháp Thân Hành Niệm chứ không phải là đâu hết. Nhưng mà khi mà viết ra, người ta viết rời ra vậy chứ không phải cái này nó rời ra Thân Hành Niệm đâu, nó một nhóm của nó đó.

5. TU THEO ĐẶC TƯỚNG HAY TU TUẦN TỰ TỪ THẤP ĐẾN CAO?

(16:08) Phật tử: Thưa Thầy! Cái Định Niệm Hơi Thở, vậy là 18 đề mục hơi thở như Thầy nói vậy đó, thì cái đặc tướng của một người đó khi mà người ta đang có thì người ta mới sử dụng tùy theo cái đặc tướng, theo cái đề mục đó, chứ không phải là tu từ cái thấp, đến cái cao hoặc là từng thứ tự?

Trưởng lão: Không có, không có được tu từ cái thấp đến cái cao.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Bởi vì khi mà La Hầu La theo Phật tu thì đức Phật giao cho ông Xá Lợi Phất để dạy La Hầu La về Định Niệm Hơi Thở, bởi vì trẻ con thì hay ngủ lắm. Cho nên dạy những bài pháp ở trong này để mà phá hôn trầm thùy miên, thì đó là dạy cho La Hầu La chứ không phải dạy mấy người đâu, mấy người già thì cứ ôm pháp Thân Hành Niệm mà tu đi. Chứ còn La Hầu La người ta còn trẻ mà. Trời đất ơi! Hở chút là nó ngủ liền, có phải con nít thì nó ham ngủ lắm! Cho nên cái mục đích của ông Xá Lợi Phất là dạy La Hầu La cái bài mà 19 cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở ra đời để dạy người ta, đó là do ông La Hầu La mới có cái này.

Mình phải hiểu được cái lịch sử của nó, chứ đức Phật cũng dạy sơ cho mấy người hiểu về hơi thở vậy thôi, chứ không có chuyên chú. Còn khi chuyên chú mà tu tập có ông Xá Lợi Phất lấy Định Niệm Hơi THở này dạy cho La Hầu La. Cho nên cái người nào mà người ta bị hôn trầm thùy miên hoặc là tham, sân, si, nói vọng ngữ, nói láo thì phải tập cái này hết, cho nó thấm nhuần cái Định Niệm Hơi Thở.

Phật tử: Tức là mượn cái này để rèn luyện cái tâm để người ta xả phải không ạ?

Trưởng lão: Để xả, để nhắc nhở lại cho người ta đừng có, chứ không phải ôm cái pháp này tu.

Phật tử: Chứ không phải ôm cái pháp này, mà họ ngồi con thấy kéo dài 1 tiếng, 2 tiếng, 3 tiếng cũng nằm trong hơi thở, phải không Thầy?

Trưởng lão: Trời, mà nằm trong hơi thở để làm gì? Đúng là mấy người điên! Người ta dạy cho mình để phá những đối tượng mà khi thân tâm mình bị những đối tượng đó, nó không có tỉnh táo, nó không có sáng suốt, nó còn mê mờ, nó còn ham muốn, nó còn đau nhức, nó còn lăng xăng thì người ta sử dụng nó để đẩy lui thôi chứ nó đâu phải là pháp tu. Pháp tu là pháp: “Bất động tâm - Thanh thản - An lạc - Vô sự!” đó. Hằng ngày quý vị tu được nó thì tu, mà tu không được thì quý vị lăng xăng thì quý vị chịu, con hiểu không?

Bây giờ quý vị ngồi đây, quý vị thản nhiên, quý vị để cái tâm quý vị tự nhiên nó, chứ không phải giữ nó tâm bất động mấy con giữ, cột chặt cái tâm đừng cho nó động thì không phải? Nó động tất cả nhưng mà nó không dao động khi mà nó gặp những ác pháp không có dao động. Giờ đem lửa đốt nó cũng không (dao động), nó cũng biết nóng, nó biết phủi, nó biết chà, nó biết sợ nóng chứ không phải nó không biết sợ nóng, nhưng mà nó biết nóng, nhưng mà không vì đó mà nó quá khiếp nhược, nó vậy đó!

6. ÔM HƠI THỞ TU KÉO DÀI SINH RA TRẠNG THÁI AN CÓ ĐÚNG KHÔNG?

(19:18) Phật tử: Thưa Thầy về cái vấn đề, khi mà người ta tu trong hơi thở đó, thì ôm 1 tiếng, 2 tiếng nó rơi vào trạng thái an và từ trạng thái an người ta lại thích thú kéo dài thêm nữa, thì từ cái hơi thở này nó sanh ra trạng thái an, vậy có đúng không?

Trưởng lão: Sai, bởi vì nó sẽ hỷ lạc, nhưng mà nó thuộc về con đường của Đại thừa, con đường của Thiền Đông Độ rồi.

Phật tử: Dạ!

Trưởng lão: Người ta cũng dạy cho mình sổ, tùy, chỉ, quán để cho mình…​ Lục Diệu Pháp Môn của ngài Trí Khải dạy cho mình nương vào hơi thở để có trạng thái khinh an, hỷ lạc, để cho mình thích thú ở trong đó, nhưng mà sự thật hơi thở nó đâu có giải quyết được. Cho nên các thầy tu cuối cùng, các vị Hòa Thượng tu cuối cùng rồi quý vị cũng chưa có người nào làm chủ sanh, già, bệnh, chết hết. Như vậy là mình đã đi theo con đường của các Hòa thượng ở bên Đại Thừa người ta đã tu sai đi, bây giờ mình còn đi trên con đường đó sai nữa sao!? Cái đó là cái sai, quá sai rồi.

Cho nên đừng có ôm hơi thở mà tu 1, 2 giờ. Ví dụ: Như bây giờ cái thân của Thầy nó đau nhức chỗ nào đó, bây giờ nhức cái đầu đi, Thầy nhắc: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, rồi Thầy hít vô, thở ra, rồi Thầy tác ý; rồi Thầy hít vô, thở ra như vậy để cho cái tâm của Thầy trú vào hơi thở, một lúc nó trú nó quên cái nhức đầu của Thầy đi, rồi chừng đó khi mà Thầy cảm nhận cái đầu nó không còn đau nữa. Chứ một hồi Thầy tác ý: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, thì cái tâm của Thầy nó đi hàng hai, nó vừa biết hơi thở hít vô, nó vừa biết hơi thở ra, nó vừa biết được câu tác ý của Thầy, nhưng mà cái cảm nhận đau cái đầu nó cũng biết, con hiểu không? Nhưng mà Thầy bền chí, Thầy cứ tác ý rồi Thầy hít thở, Thầy cứ tác ý, Thầy không lưu ý đến cái đau nữa, chứ nó có cái đau đó - ba cái điều kiện đó nó đã xảy ra ở trong cái thân của Thầy rồi, nó có cái hiện tượng đó. Cái hiện tượng thứ nhất là do thân của Thầy đau, cái hiện tượng thứ hai là do Thầy lấy pháp của Phật mà Thầy tác ý, cái hiện tượng thứ ba là Thầy tập trung trong hơi thở. Cho nên ba cái này nó cộng lại cho một cái tâm biết của Thầy, chứ không phải biết có một cái, phải không?

Mà sau khi cái tâm Thầy, Thầy cứ siêng năng, chuyên cần Thầy tác ý như vậy thì một lúc sau Thầy không lưu ý chuyên ở trong chỗ đau của Thầy nhiều, nó không tập trung bởi vì nó chia làm ba rồi. Cho nên nó chia hai phần này, cái tâm của Thầy nó chia ra hai phần này nó phải tập trung trong chỗ tác ý vào cái hơi thở, cho nên nó nhiều hơn cái chỗ mà đau rồi, cho nên cái đau này nó giảm, và khi mà Thầy cứ tác ý Thầy tập trung ở trong hai phần này thì nó giảm cái đau này lần lượt thì nó sẽ lần nó hết.

Bởi vì Thầy lôi cái tâm của Thầy ra khỏi, mà khi mà nó ra khỏi rồi Thầy cảm thấy bây giờ nó hết đau rồi thì Thầy dừng lại, chứ Thầy ngồi Thầy tu hoài!? Nó hết đau rồi mà cứ ngồi, cứ tu, bộ điên hả? Ông này bộ khùng, ông đã đuổi cái thọ ông đi rồi, bây giờ thân ông an rồi mà giờ ông cứ ngồi tu cho mất công cực ông chi, ông khùng sao?

Cho nên cái mục đích của cái pháp đó là giúp cho để đẩy lui cái bệnh đó đi. Mà giờ Thầy tu tập như vậy Thầy đẩy lui được cái bệnh đó rồi, Thầy lấy pháp đẩy bệnh mà. Thì bây giờ bệnh hết rồi thì Thầy giải thoát được rồi thì Thầy ngồi chơi, chứ điên gì mà ngồi đó hít thở, bộ hít thở không mệt sao?

Cho nên mấy cô, mấy thầy hít thở mà nó nặng đầu, nhức đầu là từ cái tập trung trong hơi thở mà vận dụng tu tập nó đã cực rồi, rồi bây giờ tới nhức đầu là tại gom ức chế quá độ, mấy người đó ráng chịu chứ đừng có than trách, Thầy không có dạy cái đường ngu đó đâu.

(23:14) Phật tử: Dạ, đúng rồi Thầy, họ cứ ôm cái Định Niệm Hơi Thở của Thầy tu hoài tới bây giờ vẫn chưa xả ra.

Trưởng lão: Cứ nghĩ rằng mình ôm hơi thở mình hết vọng tưởng, Thầy nói hết vọng tưởng để làm gì, bộ mấy người muốn thành đá, thành gốc cây sao? Có phải không? Bây giờ mình tu để được giải thoát, người ta chửi không giận, người ta nói gì hoặc người ta đem gì cám dỗ mình không ham muốn gì hết, đủ rồi tôi giải thoát vậy thôi! Đạo Phật dạy tôi con người bình thường chứ có dạy tôi để mà mặt mày ba đầu sáu tay, chín tay gì đâu, tôi đâu có cần, tôi đâu có ham cái điều đó.

Mà đâu phải Thầy dạy tôi để ngồi thiền 7, 8 ngày hay 7, 8 giờ đồng hồ để biểu diễn thiền định cho họ. Ông Phật dạy cho tôi bình thường; ai chửi tôi không giận; ai đem đồ ngon đến cám dỗ tôi không thèm, cho gì tôi ăn nấy, tôi không có ham thích cái gì trên đời này hết; các pháp đều là vô thường, không có pháp nào là của tôi hết cho nên vì vậy mà tôi không thích gì hết, mà có gì thì cuộc sống của tôi thọ dụng nó vừa thôi, như vậy là giải thoát chứ đâu còn gì nữa.

7. TÂM BẤT ĐỘNG

(24:12) Trưởng lão: Cho nên Thầy đưa ra cái câu: “Tâm bất động - Thanh thản - An lạc - Vô sự”. Người nào tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự không bị các pháp nó làm cho chướng ngại tâm mình, thì người đó được giải thoát.

Mà tâm bất động đâu có nghĩa bất động là cứ ôm hơi thở, rồi bất động kiềm giữ cái tâm bất động, mấy người cũng điên nữa sao? Trời đất ơi! Mọi người họ đang cuốc, đang cày, họ cũng vẫn thấy tâm bất động họ, họ cuốc, họ biết họ cuốc, nhưng mà họ cuốc đâu có nghĩ cái này để làm cái gì, cái gì dữ tợn đâu? Hay cuốc này phải làm cho họ phải giàu sang này kia, họ đâu có nghĩ, họ cuốc để họ cấy lúa để có cho họ sống thôi, rồi họ cứ tự nhiên họ làm. Như bây giờ Thầy cũng tự nhiên như mọi người, như vậy là Thầy giải thoát chứ sao! Tu dễ dàng quá, hiểu biết rõ ràng quá rồi, thì có cần tu cái gì đâu! Đâu có ức chế tâm, đâu có dụng công, hễ còn dụng công là không giải thoát, còn tu tập là không giải thoát.

Mà Thầy nói: “Tâm bất động - Thanh thản - An lạc - Vô Sự” rồi, ở đây ai chửi không giận gì hết thì đó là giải thoát rồi. Mà giải thoát thì tu cái gì đây? Hết tu rồi, mấy người tết bông sen Thầy lên ngồi thôi mà làm Phật được không? Được chứ! Dễ dàng quá, Thầy ngồi trên, Thầy ngồi Thầy không gục cho nên Thầy đâu cần gì phải tập Thân Hành Niệm, còn quý vị mà giờ kê lên cái bậc vầy ngồi rồi gục tới, gục lui (thì) đi xuống, đi Thân Hành Niệm đi chứ ở đó ngồi gục.

8. ĐỀ MỤC THỨ TÁM: QUÁN VÔ THƯỜNG

(25:43) Phật tử: Dạ, thưa Thầy cho con hỏi thêm cái mục thứ tám là: “Quán thân vô thường tôi biết tôi hít vô, quán thân vô thường tôi biết tôi thở ra”, khi cái đề mục này, người ta quán mà người ta không quán về thân vô thường, mà khi tác ý rồi chỉ có nương vào cái hơi thở không? Thì Thầy giải thích giùm con cái chỗ này?

Trưởng lão: Đây, cái hiểu sai cái chỗ này. Đã người ta nói: Thân là vô thường, các pháp đều vô thường, thân này cũng vô thường. Mà đúng! Hồi nhỏ cha mẹ sinh ra đứa con nít, rồi bây giờ mình ba bốn chục tuổi, sáu bảy chục tuổi, nó đâu có giống mấy đứa con nít nữa không phải sao? Vô thường, chứ không lẽ bây giờ tám chục tuổi rồi mà cứ nằm đưa tay, đưa chân trườn, bò như vậy sao? Đâu có, nó vô thường nó thay đổi, rõ ràng là nó vô thường. Các pháp vô thường mà các pháp vô thường thì nó bao giờ những cái gì vô thường là nó khổ. Cho nên khi mà tôi biết thân vô thường rồi, nhưng mà hở chút người ta chửi, thân vô thường mà sao nghe người ta chửi mình giận? Như vậy là mình chưa vô thường. Mình biết rồi, người ta bữa nay đem đồ ăn, nó không hợp với khẩu vị của mình, cái mình chê: “Trời ơi! Nấu kiểu này quê quá, cà chua mà đem bỏ với mướp, mà trời ơi, ăn sao cho được!”, là ví dụ mình chê vậy đó, tức là nó có chướng ngại ở trong tâm mình, do cái điều kiện không hợp với mình. Cho nên vì vậy đó, mình mới thấy rằng cái tâm mình còn như vậy thì mình mới tu cái đề mục đó.

(27:19) Các pháp vô thường, bữa nay vô thường người ta cho mình ăn vậy, mai người ta cho ăn khác, bộ người ta cho ăn một thứ hoài sao? Cái gì mình ăn được cái gì cứ ăn, còn cái gì ăn không được để lại đó, đừng có tiếc cái gì hết, bởi vì nó là vô thường mà, tiếc rồi có giữ lại được đâu! Phải không?

Khi mà hiểu các pháp vô thường rồi thì tất cả, bây giờ cái trái này, giờ này không phải giờ ăn mà thấy thúi, thấy tiếc gọt ăn sợ bỏ uổng, thì cái này là nó chưa vô thường, phải không? Còn vô thường thì nó vô thường nó phải thúi chứ sao! Mà mắc mớ gì nó mà giờ này mất công nhai nuốt, mất công lấy dao gọt phải làm cho mình cực khổ không? Đó con thấy không?

Tất cả những cái điều đó mình phải thấy các pháp vô thường thì thân này cũng vô thường. Thì mình ngồi đây mà thanh thản, an lạc, vô sự; cả vũ trụ không gian này đều là thanh thản, an lạc. Cái gì mà nó thường hằng? Từ xưa đến giờ nó thanh thản vậy, bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp, bao nhiêu ngàn năm rồi nó cũng vậy, bây giờ mình cũng như vậy thôi thì không phải khỏe sao! Thân này bỏ ra đi, tâm này bỏ ra đi, chỉ còn ở trong cái tâm trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự. Trời ơi giải thoát quá, sung sướng quá! Phật Giáo dạy mình dễ dàng quá! Điên gì các pháp vô thường mà còn dính thân, dính trái cà, trái bưởi, trái mướp này chi, dính cái bàn, cái ghế này chi?

Bây giờ ví dụ như cái bàn này sập xuống bể cái rầm, trời ơi! Tiếc quá, thấy cái kiếng này đẹp quá, thì như vậy là mình thấy nó thường chứ đâu phải vô thường. Mà thấy vô thường không tiếc gì hết, tại nó vô thường nó tới giờ phút vô thường nó phải bể thôi, cho nên không tiếc gì hết, con thấy chưa?

Cho nên do cái hiểu biết đó gọi là Tri Kiến Giải Thoát, ai mà Tri Kiến Giải Thoát mà hiểu thấu suốt như vậy hết, hiểu mà thấu suốt các pháp vô thường rồi người đó giải thoát. Còn mình thì nói vô thường chứ sự thật hở ra chút thì không vô thường, cái dĩa này rớt bể: “Trời, tiếc quá! Cái dĩa mới mua về”, thì mấy người này chưa vô thường, mà chưa vô thường thì phải dùng cái câu đó mà tu chứ.

(29:24) Phật tử: Nhưng mà khi “Quán thân vô thường tôi biết tôi hít vô, quán thân vô thường tôi biết tôi thở ra”, thì khi đó cái tâm mình sẽ nương vào đề mục quán hay nương vào hơi thở thưa Thầy?

Trưởng lão: Không nương, coi như là mượn hơi thở để xét lại cái vô thường. Một hơi thở ra, một hơi thở vô, nó có thường không? Cứ thở ra mà nếu không thở vô thì tiêu rồi, phải không? Hít một hơi thở ra mà không thở vô, người đó chết rồi, rõ ràng là vô thường từng hơi thở, chứ không phải. Do đó không phải ngồi đây mà tác ý câu đó rồi ôm cái hơi thở như vậy để ức chế ý thức không phải? Mà khi tác ý rồi, mới phải tư duy suy xét từng cái hơi thở của chúng ta, nó vô thường thật sự, hít vô mà nếu thở ra mà không hít vô thì tiêu rồi, một sát na, một chút xíu thôi, một hơi thở thôi thì thân mạng này đâu còn, không phải là vô thường sao?

Như vậy đọc cái câu đó, hiểu cái nghĩa thâm sâu thì tức là chúng ta đã thấu suốt cái đề mục đó, thì chúng ta cứ ngồi đây mà hít thở chi!? Trời đất ơi! Làm như vậy không cực sao?

Phật tử: Khi mà mình tác ý câu này rồi bắt đầu mình hít thở một hơi rồi bắt đầu mình ngồi tư duy, quán xét?

Trưởng lão: Tư duy cái hơi thở, quán xét cái hơi thở, rồi thấy nó từng sát na trong hơi thở, sống chết của hơi thở.

Phật tử: Chứ đâu phải là ngồi dính theo hơi thở?

Trưởng lão: Trời đất ơi! Lấy hơi thở ức chế ý thức làm cái gì?

Phật tử: Coi như mọi người đã hiểu sai về vấn đề đó Thầy, rồi lại “quán thọ vô thường” cũng giống như vậy luôn?

Trưởng lão: Thì đó, thọ vô thường mà, nó đau rồi sao mà hôm qua nhức đầu gần chết mà nay hết đau, thì đó là thọ vô thường mà. Cho nên như vậy trước cái cảm thọ, chúng ta có sợ không? Đó là pháp vô thường có gì đâu! Bữa nay đau lát nữa hết chứ có gì! Mà ngày nay nó không hết thì ngày mai nó phải hết, ngày mai không hết thì ngày mốt, mắc mớ gì đi uống thuốc đi trị bệnh, con hiểu không? Khi mà người ta hiểu thọ là vô thường thì người ta không cần uống thuốc. Các con thấy Thầy ho không? Thầy không cần uống thuốc đâu, nó chết thì kệ nó chứ, chứ đâu phải của Thầy đâu, nó là thân vô thường.

Phật tử: Tức là con hiểu rồi Thầy, tức là chữ “quán” có nghĩa là khi mình nương vào hơi thở, sau khi mình nhận xét cái hơi thở đó rồi.

Trưởng lão: Mình tư duy đó.

Phật tử: Bắt đầu mình mới tư duy lại cái đề mục đó, rồi bắt đầu quán để cho cái tâm nó hiểu hả Thầy?

Trưởng lão: Đứng rồi, nó thấu suốt để cho nó thấm nhuần, mà mình hiểu, có khi mình hiểu nó chưa thấm nhuần, cho nên mình đọc lại một lần nữa, mình tư duy một lần nữa, mà nó chưa thấm nhuần, thì mình đọc cái câu đó lại lần nữa, mình tư duy lần nữa, chứ đọc cái câu đó rồi cứ ôm câu đó mà không hiểu biết gì hết.

Phật tử: Dạ, cứ đi theo hơi thở không?

Trưởng lão: Rồi rút cuộc nó không thấm nhuần.

Phật tử: Dạ!

Trưởng lão: Sai.

Phật tử: Dạ, đúng rồi Thầy, con thấy người ta hiểu sai chỗ đó, trước khi quán ly tham hay là quán thân vô thường hay là quán thọ vô thường, khi họ tác ý xong bắt đầu họ lại quên cái câu quán đi, họ chỉ còn nương theo hơi thở thôi, nên khi xả ra thì cái tâm vẫn nguyên như vậy, nó không có thấu suốt.

Trưởng lão: Nó không có thấu suốt, nó không có giảm bớt được cái tâm tham, sân, si của mình. Trời đất ơi! Người ta tu một đề mục là nó giảm cái tham, sân, si người ta nhìn thấu suốt.

(32:48) Phật tử: Tại vì khi hít vào một hơi thở, mình ngồi tư duy để mà thấu hiểu triệt để thì nó mới xả được.

Trưởng lão: Thí dụ như bây giờ, con hít thở một hơi thở nữa, thì cái tri kiến con nó lặp lại cái hiểu biết đó một, hai lần đã thấm nhuần rồi, bỗng dưng con hít thở, con lại tri ra một cái hiểu biết khác ở trên hơi thở nữa.

Ví dụ như Thầy mớm cho con, gợi cho con cái hiểu vậy, rồi con hiểu như vậy rồi, nhưng mà trên cái thân của con nó có những cái cảm nhận riêng đặc biệt của con. Cho nên khi mà con hít thở, rồi con cũng tư duy, bỗng dưng nó lóe ra “trời ơi, tui hiểu cái này”, nó không phải hiểu theo cái lối này nữa, mà nó hiểu cái nữa mà nó giải thoát, “theo tui thấy là cái này, cái này…​” như vậy nó giải thoát ngon hơn.

Phật tử: Dạ!

Trưởng lão: Còn cái này không chịu tư duy, dùng hơi thở ức chế thôi, thì cái đó sai, không đúng.

Phật tử: Đa số là như vậy đó Thầy, đa số là cứ mượn cái hơi thở rồi cái bắt đầu hiểu từ cái câu cũng sai. Ví dụ như: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, thì cái chữa “biết” này chỉ có biết bình thường thôi thì vô tình lại là tập trung.

Trưởng lão: Là cố gắng mà gom nó lại, tập trung nó lại trong cái hơi thở thì đó là sai pháp.

Phật tử: Còn quán thì lại không quán mà ngồi nương vào hơi thở, tập trung vào hơi thở.

Trưởng lão: Nương vào hơi thở mà gọi là quán hơi thở.

Phật tử: Coi như họ hiểu sai về 19 đề mục hơi thở. Nói chung 19 đề mục hơi thở này chỉ là cái phương tiện để mà giúp khi trong tâm và thân mình có những chướng ngại thôi.

Trưởng lão: Đúng rồi, để cho mình nương vào cái hơi thở đó, mình tác ý để cho nó không còn chướng ngại nữa, mà mình làm cho nó quên cái đối tượng của nó đi một chút nó hết rồi thôi. Còn bây giờ mình mà tu về cái Định Niệm Hơi Thở thì hít vô, thở ra rồi ngồi mà truy nghiệm từng cái hơi thở của nó, nó quán cái hơi thở của nó, coi từng cái hơi thở của nó, mang lại từng sát na trên sự vô thường như thế nào? Như vậy nó mới có lợi ích, chứ còn không biết mà quán thì thôi, cứ hít vô, thở ra hoài cũng vậy, y như mấy ông Đại Thừa, không có khác gì cả.

9. ĐI THÂN HÀNH NIỆM THẾ NÀO ĐÚNG?

(35:05) Phật tử: Dạ thưa Thầy, còn cái vấn đề mà mình biết về Thân Hành Niệm, thì Thân Hành Niệm trên thân của mình hoặc là trong thân của mình. Thân Hành nội thì có hơi thở, rồi thân hành ngoại thì những cử chỉ của mình, tức là những cử chỉ này đều là tự nhiên hết, và khi mình biết mà mình tu tập thì cũng dùng cái biết tự nhiên, chứ không phải là tập trung hay là tạo một cái lực?

Trưởng lão: Cái đó là sai đó con.

Phật tử: Dạ. Nên một số người tu một thời gian Thân Hành Niệm này tạo nên những cái lực giống như là đẩy đi hoặc là đè người xuống.

Trưởng lão: Cái đó là sai. Bởi vì khi người ta dạy mình như vậy, mình sống tự nhiên. Ví dụ: Bây giờ tôi đi, tôi cũng biết tôi đi. Bây giờ hồi nào giờ, ví dụ như trong đầu họ muốn (đi từ) đây ra cửa, thì tôi bước xuống tôi đi tôi cũng biết tôi đi, chứ có gì đâu. Nhưng mà cái tâm cái người mà tu tập nó không có chuyện nó rảnh rang cho nên họ đi thì cái bước chân nó đi thì tự nhiên nó biết bước đi.

Còn cái tâm đời thì họ lo chuyện này, chuyện kia, cho nên bước đi thì họ cũng biết bước đi, rồi một lúc cái họ quên bước đi, họ đang nghĩ thấy: “cái nồi kho này nó chưa có xong, mà bây giờ còn bắt lên bếp không biết chừng nó cháy rồi để chạy mau mau”, thì cái này biết có chút rồi nhớ tới nồi canh của mình hay cái nồi gì đó ở trên bếp thì cái chuyện đó nó quên, nó khác. Bởi vì cái đời, cái tâm đời có nhiều cái chuyện làm cho họ quên. Chứ sự thật ra họ đi, họ cũng muốn, cái ý muốn họ mà, họ muốn đi ra đó, ra cửa, nhưng mà đi ra cửa thì họ nghĩ, đi chừng 1 phút rồi bắt đầu họ nghĩ cái chuyện khác rồi “trời đất ơi, bỏ đứa nhỏ ở nhà nó không biết, mình quên dặn”, cũng như Mật Hạnh đi tới ngoài kia mà cái bếp ga nó không biết tắt chưa?

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Đó đó, nó là vậy đó. Chứ lẽ ra nếu mà biết mình ngồi lái thì chỉ biết lái thôi chứ đừng có nghĩ chuyện gì thì như vậy là đúng.

(37:10) Phật tử: Thưa Thầy cái vấn đề mà cái Thân Hành Niệm như con hỏi Thầy hồi nãy là những cái động tác tay chân tự nhiên thì mình cũng biết trên một cách tự nhiên?

Trưởng lão: Tự nhiên thôi, không có tập trung, không có gom vô cái hành động đó, không phải vậy. Mình tự nhiên, nhưng mà khi mình xả cái tâm nó rỗng rang, thì mình đi luôn luôn nó tự nhiên nó biết mình đi, nó không có nghĩ cái chuyện khác. Cho nên vì vậy cái thân nó rung động, nó bước đi thì nó biết chứ không phải bây giờ mình ráng 1, 2, 3, 4, bước đi mình bao nhiêu mình ráng mình kềm cái đầu xuống mà nhìn nó để cho biết cho rõ thì cái chuyện đó nó không phải, đó là sai pháp, gom quá chừng thì nó tràn.

10. LÀM SAO CÓ TRẠNG THÁI BẤT ĐỘNG TỰ NHIÊN?

(37:56) Phật tử: Thưa Thầy, theo cái con biết thì trong vấn đề mà mình tu tập, mình xả tâm, khi mà mình thấu suốt, thấu hiểu về nhân quả, rồi mình hiểu được rồi cái tâm mình thấm nhuần rồi nó xả; khi nó xả rồi, tự nhiên nó giống như nó bất động và nó không còn tham hay là đắm nhiễm nữa, thì nó có một cái trạng thái tự nhiên của nó bất động, chứ không phải là mọi người lại hiểu là ôm chặt cái bất động, và hỏi con làm sao, cái trạng thái bất động nó như thế nào? Con có trả lời là: Trạng thái bất động đó do mình tu tập và mình xả được thì nó mới có chứ không thể nào mà mình giải thích được trạng thái bất động đó do đâu tu tập có.

Trưởng lão: Đúng vậy, nếu mình giải thích cái tâm bất động để rồi mình ôm tâm bất động là sai. Mà hiện giờ cái tâm mình như là cái chợ thì do đó nó ồn náo thì mình làm cho nó đừng có ồn náo như buổi chợ chiều không ai còn họp nữa, không ai còn mua bán nữa thì chợ vắng hoe chứ có gì? Thì bây giờ làm cho nó yên ổn như vậy gọi là ly dục - ly ác pháp là xả tâm. Mình xả bằng cái tri kiến nhân quả; nhân quả mà, mỗi mỗi cái nó đến đều là mình biết nó là nhân quả cho nên cái tâm mình không còn bị dính mắc, phải không? Mình xả nó hết.

Cho nên cái giai đoạn đầu tiên căn bản nhất là mình sống ở trong gia đình nó có nhiều đối tượng để mình xả, mà khi xả rồi cái tâm “Bất động - Thanh thản - An lạc Vô sự”, không có ai mà làm cho cái tâm mình động được hết. Thì lúc bấy giờ mình ở đây thì nó không có cái duyên đủ để cho mình đi vào cái tâm bất động cho nó sâu.

Cho nên mình mới đến một cái chùa, một cái hang, một cái nơi yên tĩnh rừng cây như thế nào đó? Còn có một mình mình để mình giữ cái tâm bất động, phải không? Mình giữ được cái tâm bất động đó rồi, nói mình giữ chứ sự thật tự nó bất động; mà tự nó bất động thì 7 ngày nó chứng đạo chứ gì đâu.

Đó, thành ra trong sự tu tập các con thấy nó đơn giản quá, mà bây giờ cỡ sức mà nó không cần thiền định, nhập Thiền, nhập Định; không cần Tam Minh gì hết, mà chỉ có cái tâm bất động. Ai nói gì, ai làm gì không buồn, không phiền, không tham muốn một cái gì hết, đó là giải thoát rồi, còn gì nữa mà đòi, đó là chân lý giải thoát của đạo Phật, không có cần gì nữa hết.

Cho nên bây giờ, ví dụ như ở đây ai nói gì không cần cãi. Thì đó, ví dụ như con và Mật Hạnh nói qua nói lại thì còn cãi, mà bây giờ nói gì nói, không thèm nói nữa rõ ràng là giải thoát rồi. Mà giải thoát là tự mình, mình không cãi thì tự mình, chứ giờ cứ cãi thì sẽ có cãi hoài, làm cái gì mà hết được. Cho nên vậy cứ làm thinh. Thì lúc bấy giờ mấy con phải lưu ý cái đó, mình phải tập như vậy, nói qua nói lại không làm gì lợi ích. Tất cả những cái này là sau khi rút tỉa từng kinh nghiệm trong cuộc sống rồi, thì không cần tranh luận với ai hết, để tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Ta đi ra mua gì rồi cái để lên xe rồi ngồi “Tâm bất động - Thanh thản - An lạc - Vô sự” là giải thoát rồi, sướng quá.

11. MỘT NGƯỜI TÂM BẤT ĐỘNG LÀ CHỨNG ĐẠO

(41:08) Phật tử: Thưa Thầy, vấn đề mà mình xét thấy một cái người có tâm bất động thì con nghĩ là chỉ có Thầy xét được cái kết quả người ta biết được người ta tâm bất động hay không?

Trưởng lão: Biết chứ con! Thầy nói viết bức thư là Thầy biết người này có bất động hay không bất động, chứ đừng nói chuyện. Còn cái chuyện khi mà lại Thầy hỏi một, hai câu là Thầy biết là bất động hay không bất động, Bởi vì tâm bất động người ta nó đầy đủ, khi mà họ bất động rồi, tri kiến giải thoát của họ nó đầy đủ, Thầy hỏi cái họ trả lời được; còn khi mà cái tâm họ chưa bất động, cái tri kiến giải thoát chưa có, hỏi họ thì họ trả lời theo kiểu thế gian. Bởi vì cái này nó xét dễ lắm, không có khó.

Bởi vì đó là trí tuệ giải thoát, mà trí tuệ giải thoát, mấy người đó hiểu cái câu hỏi đó, phải trả lời câu hỏi đó, thì cái câu đó là câu giải thoát, thì cái người mà hỏi mà giải thoát là người ta hiểu ngay là trả lời đúng. Còn cái người này còn dính, còn tâm tham, sân, si thì họ trả lời giải thoát theo kiểu ức chế của họ, thì người hỏi này người ta biết liền, không có trật.

Phật tử: Thưa Thầy, khi mà một người đạt được tâm bất động, thì mình có thể dùng người này để mà họ giúp cho Thầy, coi như Thầy dùng người này để giúp cho Thầy thế vào vị trí để mà hướng dẫn cho phật tử, tuy tại vì con có nghe Thầy nhắc nhở một lần: Một người tu chưa chứng đạo thì không nên dạy đạo. Nhưng mà trong cái giai đoạn mà cái người tu đạt được tâm bất động thì họ có thể ra hướng dẫn được không Thầy?

Trưởng lão: Được! Bởi vì tâm bất động là dạy đạo được rồi. Còn cái tâm chưa bất động mà ra dạy đạo, họ nói vầy nói khác cái tâm nó động liền. Còn cái tâm mà bất động rồi thì không cần họ phải có thiền định họ vẫn có đủ trí tuệ để mọi người hỏi họ trả lời. Bởi vì cái tâm bất động là cái trí tuệ nó có. Bởi vì tại sao mà tâm họ bất động được? - Là tại vì họ có cái tri kiến, cái trí tuệ nhân quả, họ hiểu, họ mới xả được, mà họ xả được thì người ta hỏi thì họ cũng dùng cái tri kiến nhân quả đó mà dạy người khác để xả, chứ đâu có cái gì! Con hiểu không? Chỉ có cái hiểu biết nhân quả mới xả tất cả các pháp thế gian. Cho nên vì vậy mà cái người tâm mà bất động thì họ đứng ra họ dạy được rồi, chứng đạo rồi chứ không phải đâu, tâm mà bất động là chứng đạo.

Phật tử: Chứ không phải đòi hỏi phải vô tới Tam Minh phải không Thầy?

Trưởng lão: Không, không cần phải vô tới Tam Minh đâu, chỉ cần tâm bất động là chứng đạo.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy