ƯỚC NGUYỆN CHO NGƯỜI ĐÃ MẤT
NGHIỆP TÁI SINH
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời gian: 27/09/2009
Thời lượng: [02:14:20]
(0:00) Phật tử 1: Dạ mô Phật! Kính bạch Thầy, hôm nay con với lại nhóm Phật tử bên chị Linh, về đây có duyên sự, nên thưa với Thầy vừa rồi mẹ của chị cũng mới vừa mất, thưa Thầy. Hôm nay chị phát tâm về đây dâng tịnh tài lên, trước là cúng dường Tam Bảo, cúng dường với Thầy là cúng dường tịnh tài để ấn tống kinh điển, sách vở của Thầy để cho tất cả chư vị Phật tử đều được đọc và được nhờ, ước nguyện điều phước lành đó, ước nguyện cho mẹ của chị được sớm siêu sanh về cảnh giới an lành. Nếu được tái sanh làm người rồi thì ước nguyện cho mẹ của chị được gặp Chánh pháp của Phật. Ngưỡng mong Thầy từ bi hoan hỷ chứng minh cho chị cùng tất cả chư vị đóng góp tịnh tài cúng dường trong ngày hôm nay. Kính mong Thầy chứng minh cho.
Trưởng lão: Mấy con ngồi lên đây con. Nhân dịp cái hôm nay mấy con cúng dường khi có người thân mất của mình, đây là một cái sự thật mà cũng có lợi ích rất lớn cho cái xã hội mấy con. Phần nhiều sách của Thầy, Thầy viết về cái bộ sách Đạo Đức Làm Người, sống không làm khổ mình khổ người. Nhưng mấy con khi mà gia đình mình có người mất, mình phát tâm xin ấn tống những cái bộ sách đó để giúp cho mọi người, người ta đọc được cuốn sách đó, người ta sẽ sống người ta có đạo đức, người ta sẽ không làm khổ mình, khổ người, làm khổ chúng sanh. Nó lợi ích rất lớn bởi vì cái sách Đạo Đức mà mình phổ biến được nhiều thì nó giúp đỡ cho ngay trước mắt là quê hương của mình, rồi những người xung quanh mình, rồi những người xa, rồi con cháu của mình đời này đến đời khác đều sống đạo đức.
Xây dựng một xã hội có đạo đức rất khó chứ không phải dễ, mà cái sách Đạo Đức nó sẽ xây dựng con người có đạo đức. Chúng ta biết đạo đức rồi mà chúng ta còn làm khổ mình sao? Chúng ta biết đạo đức mà chúng ta còn nỡ chửi người khác sao? Để làm cho người khác khổ sao? Cho nên chúng ta không bao giờ có một cái lời nói nặng khi một người hiểu đạo đức. Cho nên sách Đạo Đức dạy chúng ta từng cái hành động thân, hành động suy nghĩ, cái hành động của lời nói của mình cho nên nó giúp cho chúng ta có đạo đức.
(02:45) Mà hôm nay thì mấy con phát tâm khi có người thân mình mất, thì người thân mất mà như đức Phật đã dạy đó: “Chết đây sanh kia”, chứ không có linh hồn mà để đi cầu siêu cầu an gì hết bởi vì mình sanh bằng cái nghiệp chứ không phải bằng cái này. Con người không có linh hồn mấy con, mà có cái nghiệp. Bởi vì hằng ngày mấy con làm một cái điều thiện hoặc điều ác, nói một lời nặng, một lời nhẹ, một lời an ủi, tất cả những sự suy nghĩ của mấy con, nghĩ thiện nghĩ ác, nó đều là trở thành cái nghiệp của mấy con hết. Cho nên nó tích luỹ cái nghiệp đó đến khi mấy con bỏ thân thì cái nghiệp nó tương ưng với ai đó, với cái người nào. Nếu mấy con sân giận, mấy con phiền não, mấy con đau khổ thì nó tương ưng với những người sân giận, phiền não, đau khổ đó mà mấy con sẽ, cái nghiệp đó nó sẽ làm con của cái người đó. Chứ nó không có linh hồn đi tái sanh.
Cho nên vì vậy mà chúng ta tạo nghiệp thiện thì chúng ta sống đạo đức là nghiệp thiện, mà chúng ta sống không đạo đức là nghiệp ác, mà nghiệp ác thì nó sẽ sanh vào những cái ngôi nhà nghèo khổ đói khát. Hiện giờ mấy con giàu có nhưng mà mấy con chết đi rồi mà mấy con ích kỷ, bỏn xẻn, dữ tợn, hung dữ thì mấy con sẽ sanh vào những cái ngôi nhà nghèo khổ, hung dữ. Thì mấy con sẽ thấy đời, cái cuộc sống của chúng ta nó thay đổi vô cùng. Bởi vì đức Phật nói: “Các pháp đều vô thường”, nó không có thường. Bây giờ chúng ta giàu nhưng một trận hỏa hoạn, thuỷ tai, của cải tài sản chúng ta tiêu thì chúng ta trở thành người nghèo. Đó là trong hiện kiếp. Còn qua một kiếp khác thì chúng ta… Trong kiếp này chúng ta giàu sang, trong kiếp khác chúng ta nghèo đói. Do cái nhân quả ích kỷ, bỏn xẻn, hung dữ, do cái nhân quả mà chúng ta tạo không thiện thì chúng ta phải trả những cái quả ác của nó. Cho nên từ cái giàu đến cái nghèo, từ cái hạnh phúc vui, sung sướng thì đến cái khổ nó rất là dễ dàng không có khó khăn. Chúng ta cứ ngỡ tưởng là mình sanh ra một kiếp người lâu, không lâu đâu mấy con, như thoi đưa mấy con, như nước chảy qua cầu, nó không có dừng. Cho nên vì vậy mà mình cứ vui chơi, rồi mình ở trong ác pháp thì không khéo mình sẽ đưa cuộc đời của mình đi vào cái khổ đau mà không biết.
(5:12) Nhân dịp hôm nay vì cái lý do mấy con có người thân mất, mấy con ước nguyện ấn tống kinh để cho mọi người đọc được và mọi người đọc được sống trong thiện pháp, thì tiếp tục cái người thân mấy con mất, nó sẽ tiếp tục theo nghiệp mà tái sanh. Mà theo nghiệp tái sanh thì nó sẽ gặp được những cái sách Đạo Đức, nó sẽ gặp được những con người có đạo đức, không khéo không đạo đức, thì chúng ta sẽ luôn luôn cha mẹ những người thân của mình mất sẽ gặp những cái đau khổ. Còn gặp được đạo đức thì mấy con thấy không làm khổ mình khổ người là giải thoát.
Cho nên chính cái mà chúng ta làm chủ được bệnh khổ, muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống cũng là đạo đức không làm khổ mình khổ người. Các con thấy từ cái đạo đức chúng ta hiểu biết, từ cái lời nói hành động chúng ta không làm khổ mình khổ người, cho đến cái hành động không làm… Khi mà cái cơn đau trong cơ thể chúng ta, chúng ta đuổi nó ra khỏi mà khỏi cần phải đi bệnh viện, đi bác sĩ uống thuốc. Chúng ta có đủ khả năng để đuổi bệnh trong thân chúng ta và chúng ta có đủ khả năng muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Con người chúng ta ai cũng có khả năng đó hết mấy con, nhưng chúng ta không chịu tu tập, không chịu rèn luyện, không chịu ở trong tâm bất động, để tâm bất động, để tâm chúng ta theo động. Ai làm gì thì chúng ta động theo nó hết thì do đó mà chúng ta không có ở trong trạng thái bất động.
Hôm nay Thầy nói về trạng thái bất động. Mỗi người nào cũng có tâm bất động. Rất dễ dàng, chúng ta ngồi lẳng lặng mà nghe thử coi tâm bất động chúng ta có không. Ngồi yên lặng chúng ta nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, rồi chúng ta lẳng lặng chúng ta nghe, thì chúng ta thấy hơi thở chúng ta thở ra vô. Mà thở ra vô thì chúng ta thấy rõ ràng tâm chúng ta không động, nó không khởi niệm gì hết là nó không động. Thân chúng ta ngồi yên lặng, không đau nhức chỗ nào hết là thân không động. Đó là nhận xét qua cái thân tâm chúng ta biết rõ ràng là thân tâm chúng ta bất động. Và cái sự bất động đó có một cái ác pháp, một cái điều kiện gì xảy ra làm cho nó động thì chúng ta nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Tất cả các pháp đều vô thường, tất cả các pháp đều nhân quả, có gì mà phải dính mắc nó”.
(07:33) Thí dụ chẳng hạn bây giờ đang ngồi bất động như thế này, có người đến báo gia đình mình có đứa con hay hoặc là cha mẹ mất, bắt đầu tâm mình động liền, thì mình nhắc: “Tất cả các pháp đều vô thường, cha mẹ cũng là duyên nhân quả sanh ra mới gặp nhau trong cuộc đời nay, có gì mà phải tâm động. Tâm bất động!”. Nhiệm vụ làm con là phải lo tròn bổn phận, cha mẹ mất là phải lo an táng chôn cất như thế nào đúng như thế nào sai. Không làm sai tức là không mê tín, không rước thầy tụng kinh, cúng bái cầu siêu cầu an. Vì chết đây sanh kia, có linh hồn đâu mà cầu.
Chúng ta nhiều khi chúng ta làm cái việc nhảm nhí. Rước thầy đến cũng phải tốn tiền tốn bạc chứ đâu phải mấy ông thầy đến tụng không, mà nếu mấy ông đến tụng không cũng chẳng qua là lợi dụng mấy con qua một cái hình thức khác. Nếu mấy con không đến chùa mấy ông cúng dường thì chắc chắn là mấy ông không đến tụng không cho mấy con đâu. Mấy con thấy con người ta khôn ngoan đến mức độ người ta lợi dụng bán Phật Pháp đó. Cho nên ở đây chúng ta không có sống ở trong cái mê tín mù quáng như vậy, mà chúng ta biết rằng đức Phật nói thân ngũ uẩn khi chết rồi hoại diệt không còn có một cái gì hết. Không còn có linh hồn chúng ta không cầu, không cầu siêu, cầu siêu cho ai, không có linh hồn cầu cái gì?
Do nghiệp đi tái sanh, chết rồi thì nghiệp đi tái sanh rồi. Do đó bây giờ chúng ta làm cái gì để mà chúng ta báo hiếu những người thân của chúng ta đã mất. Như con vừa rồi xin phát tâm cúng dường in kinh sách Đạo Đức để giúp cho mọi người và ước nguyện cho người thân của mình mất sẽ gặp được những sách Đạo Đức đó, những lời đức Phật dạy để tiếp tục sống đạo đức làm người, không còn làm khổ mình khổ người và tiếp tục trên con đường không làm khổ mình bằng cách thức tu tập làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Các con thấy Đạo Phật dạy chúng ta tới cái cuối cùng là chúng ta đã làm chủ được cái sự sống chết của mình thôi.
Đó thì hôm nay mấy con có duyên về đây nghe Thầy nhắc nhở. Ai cũng có đủ khả năng làm điều đó hết, nhưng chỉ chúng ta chịu khó một ngày một đêm, chúng ta bỏ ra. Ban ngày chúng ta mắc đi làm việc để sống thì ban đêm chúng ta rảnh rang, trước khi ngủ, chúng ta dành ra ba mươi phút để giữ tâm bất động. Khuya chúng ta thấy mình không ngủ, mình thức dậy mình cũng giữ gìn tâm bất động của mình trong vòng ba mươi phút thôi. Rồi tập dần tập dần.
Rồi lúc bấy giờ tập dần thì nó sẽ đưa mấy con đi đến cái chỗ thấy nó rất là an ổn. Nó xả được nhiều chuyện ở trong cuộc đời của mấy con. Khi có người nói trái ý nghịch lòng mình, mình nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Đó là nhân quả, có gì phải buồn phiền”. Do đó mà cái tâm mấy con được an ổn.
(10:22) Khi mình được an ổn rồi thì mấy con thấy nó càng ngày nó càng tiến tới. Do đó mấy con thấy đời không có gì hết, thậm chí như cái thân của mình đây còn giữ không được, giữ được sao người ta lại chết? Cho nên tất cả các pháp đều vô thường, vậy mà cuối cùng cái đầu óc của mấy con có sự tư duy phải làm chủ, phải làm chủ sự sống chết, phải làm chủ sự tái sanh luân hồi, không để nghiệp mình đi tái sanh luân hồi.
Cho nên mấy con thấy cái tâm bất động của mấy con là không còn nghiệp, tại sao nó đâu có làm cái gì thiện gì ác nữa đâu? Cho nên nó không còn nghiệp, nó không còn tái sanh luân hồi. Một người giữ được tâm bất động là không còn tái sanh luân hồi, khi họ còn sống họ biết, họ không còn sanh làm người nữa. Họ bỏ thân này là họ ở trạng thái bất động tâm. Nói cõi thì không đúng bởi vì nó không có cõi mà nói cái trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự có. Có trạng thái đó.
Hiện giờ chúng ta đang dùng cái ý thức của chúng ta nhận xét qua thân tâm của chúng ta, thì chúng ta thấy bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Nhờ cái thức, cái ý thức của chúng ta nhận qua biết, chứ sự thật ra cái: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” vẫn có, vẫn có thường xuyên hằng, hằng thường xuyên có. Như bây giờ chúng ta nhìn không gian vũ trụ, chúng ta thấy cây không lung lay, không gió thổi thì chúng ta thấy nó bất động đó. Vậy thì trong không gian vẫn có cái bất động đó chứ, vẫn có sự thanh thản đó chứ, phải không?
Cho nên vì vậy mà cái biết của chúng ta, cái ý thức của chúng ta biết để nhận cái bất động của thân tâm của chúng ta hiện giờ thì cái bất động của vũ trụ vẫn có chứ. Nó tương đồng cho nên khi chúng ta bỏ thân này thì chúng ta sẽ ở chỗ tâm bất động đó, ở chỗ trạng thái bất động đó, không mất. Còn bây giờ tâm chúng ta lúc nào cũng nghĩ ngợi cái này cái kia, động. Thì lúc bây giờ chúng ta động, tức là phải tạo nghiệp. Bởi vì động thì có suy nghĩ, suy nghĩ thì phải có thiện ác, không thiện thì phải có ác mà không ác thì phải có thiện. Mà khi mà suy nghĩ thiện ác thì nó biến ra lời nói, nó đến cái hành động của lời nói, lời nói thiện hoặc lời nói ác. Mà lời nói thiện lời nói ác thì nó phải biến ra hành động tay chân chúng ta, múa may điều thiện hoặc điều ác, là do đó nó tạo thành những cái hành động đó, nó là cái nghiệp nó tạo thành, nó tương ưng nó sẽ tái sanh. Còn chúng ta hoàn toàn bất động, tâm bất động thì khẩu bất động, khẩu bất động thì thân bất động, mà thân bất động thì không còn tái sanh luân hồi nữa. Chấm dứt.
(13:03) Nó cụ thể và rõ ràng nhưng vì chúng ta không chịu nhận xét, mà chịu nhận xét thì chúng ta thấy cái này rất rõ, rất rõ ràng. Chúng ta còn biết rõ là chúng ta còn tái sanh luân hồi hay không tái sanh luân hồi. Cho nên trong cái sự tu tập của Đạo Phật rất dễ dàng không có khó khăn. Đâu phải tu ngồi thiền như con cóc, ngồi một hai tiếng đồng hồ để làm gì nhưng chúng ta vẫn biết được cái tâm chúng ta bất động không phải do chỗ ngồi, mà do chỗ ngồi mà chúng ta dùng sai pháp chúng ta ức chế tâm mình, để cho nó đừng có ý thức của chúng ta khởi niệm, thì đó là chúng ta đã tu sai pháp.
Hầu hết các pháp môn từ Tịnh Độ cho đến Thiền tông hiện giờ đều sai, mấy con. Đều sai. Tịnh Độ thì dạy chúng ta niệm Phật để cho tâm được nhất tâm bất loạn, tức là ý thức chúng ta không khởi niệm nữa. Đức Phật đã dạy trong kinh Pháp Cú rất rõ ràng: “Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp”, tại sao chúng ta lại diệt ý thức? Tâm bất động là bất động chứ tại sao lại diệt ý thức? Ý thức chúng ta nghĩ thiện, làm điều tốt, không hại ai, thì mặc tình nó nghĩ gì nó nghĩ, nhưng nó nghĩ điều ác thì ngăn và diệt nó ngay liền. Cho nên trong pháp Tứ Chánh Cần, đức Phật dạy: “Ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện”. Vậy thì cái thiện toàn diện của nó là cái gì, là tâm bất động mấy con.
Còn bây giờ nghĩ chúng ta sẽ đi làm từ thiện giúp đỡ người bất hạnh trong xã hội. Có nhiều người bất hạnh, chúng ta đến đó cất một cái nhà Tình Nghĩa Tình Thương để giúp cho cái người nghèo khổ đó có được cái nhà lành lặn, thì đó là việc từ thiện nhưng mà thiện đó chưa toàn diện. Bởi vì việc thiện đó là chúng ta tạo cái phước hữu lậu cho chúng ta, còn phước hữu lậu. Chúng ta biết xả bỏ tiền bạc của cải mình giúp cho người bất hạnh, người nghèo thì chúng ta lại giàu sang hơn nữa. Mà cái người giàu sang có khổ không? Khổ chứ. Cho nên gọi là hữu lậu. Dù có nhà cửa cao sang tiền bạc bao nhiêu đi nữa, mấy con vẫn khổ biết rồi. Một nhà vua, một vị thủ tướng, một tổng thống vẫn khổ mấy con.
(15:22) Thí dụ như bây giờ mình đang ngồi đây mà nghe tin Trung Quốc xâm chiếm đất nước mình, thì mình người dân nghe cũng xót xa lắm mấy con, nhưng mà thành thử hỏi người làm chánh phủ họ còn xót xa hơn mình nhiều, họ còn khổ đau hơn nhiều. Cho nên làm vua đâu có sung sướng đâu. Vì vậy mà chúng ta thấy thật sự ra chỉ có người tu mới là giải thoát hoàn toàn. Một đất nước chúng ta, mọi người đều sống đúng năm giới, năm giới của đức Phật, không bao giờ có một nước nào đến đây xâm chiếm đất nước chúng ta hết. Thầy nói thẳng nói thật, bởi vì cái từ trường thiện của cái năm giới luật không giết hại chúng sanh, thực hiện lòng thương yêu của chúng ta, thì không một nước nào mà đến đây mà xâm chiếm đất nước chúng ta.
Thí dụ bây giờ Thầy nói trong cái cuộc chiến tranh, có một nước nào đó muốn xâm chiếm đất nước, nhưng mà nhân dân chúng ta là cái người không tham lam, ly tham mà, không tham làm sao làm tay sai cho giặc. Giặc làm sao bỏ tiền mua chuộc, người ta không còn ham danh ham lợi thì dân chúng ta tới đó… Bây giờ muốn giành đất, tôi bỏ đất đó tôi đi chỗ khác, cứ đi hoài đi hoài tiêu thổ kháng chiến mấy con. Cuối cùng giặc không sai người Việt của mình được thì nó phải rút về thôi, biết gì mà nó ở đây. Chỉ có người Việt mình đi làm tay sai cho giặc, rồi nó cho mình lên làm thủ tướng hay tổng thống này kia rồi nó tôn, nhưng mà điều kiện hoàn toàn nó điều khiển mình, thì nó sai mình để cai trị dân mình.
Còn bây giờ từ người nhỏ tới người lớn không nô lệ, không tham mà, ly tham mà, cho nên vì vậy mà năm cái đạo đức của Phật giáo, cái Đức Ly Tham, nó không còn tham tiền, tham danh, tham lợi. Bây giờ phong nó làm thủ tướng nó cũng không ham, chánh phủ nó không ham thì cái ông giặc này ông chỉ còn nước rút đi về nước chứ ông cai trị ai. Ông đến đây ông chiếm đất ông ở, ở hết không? Đất nước ông đất quá trời, ông chỉ đến đây xâm chiếm để bắt nhân dân chúng ta làm nô lệ, đóng thuế cho chúng sống. Có vậy thôi. Còn bây giờ nó không làm sao cai trị mình được thì làm sao mà nó đến đây mà nó xâm chiếm đất nước chúng ta. Các con hiểu chưa? Cho nên chỉ vì chúng ta không giữ gìn giới luật. Chứ giữ gìn giới luật Đức Ly Tham chúng ta thì không bao giờ ai mua chuộc dân chúng ta được. Cho nên toàn dân Việt Nam mà sống năm giới thì đất nước chúng ta thanh bình, không có nước nào vô xâm chiếm đất nước. Thôi đất nước đó mà vô xâm chiếm thì không bao giờ thần dân ở đó nó theo mình đâu, nó không làm nô lệ mình đâu, là do đó nó phải rút đi về thôi, chứ nó không có ở trong đất nước chúng ta để nó giành núi giành đất nó làm gì. Nó vô đây giành nó đi cày được không? Các con hiểu không? Chỉ nó bắt dân mình cày đóng thuế nó thôi đó, chứ còn thật sự ra thì nó không có giành đất của mình để làm gì đâu. Cũng như kể cả thành phố Hồ Chí Minh, mà giờ nó vô đó cả thành phố Hồ Chí Minh dân mình không có làm tay sai nó, đi rút vô rừng nó sống thì cái thành phố đó nó lại đó nó ở với ai giờ, phải không? Chỉ còn rút về.
(18:42) Đó, Thầy nói bởi vì năm giới của Phật nó hay đến cái mức độ như vậy mấy con, không đánh mà giặc vẫn lui. Nhưng mà chúng ta có sống đúng năm giới không? Cái giới thứ nhất, lòng thương yêu của chúng ta chưa đủ, chúng ta còn ăn thịt chúng sanh, còn giết hại chúng sanh. Bây giờ mấy con ra ngoài chợ coi cá bán đầy, có phải không? Nếu không có người ta ăn mà sao bán? Thịt thì thịt heo, thịt bò để cả thớt, không có người ăn làm sao mà nó để. Bây giờ mình không ăn, người nào cũng không ăn hết thì do đó là Đức Hiếu Sinh của chúng ta mà. Cái giới thứ nhất không giết hại chúng sanh, không ăn thịt chúng sanh mà, thì làm sao dân chúng ta không bình an? Thì mấy con thấy. Chính cái chỗ mà ăn thịt chúng sanh, chính cái chỗ giết hại chúng sanh ăn thịt tạo cái nghiệp ác, nuôi thân bằng cái ác thì phải trả quả những cái ác. Chúng ta không tránh khỏi bệnh tật, thứ nhất. Đó là cái nghiệp mà chúng ta phải trả vì giết hại chúng sanh ăn thịt chúng sanh, thì phải thân bệnh.
Như Thầy ăn ngày một bữa, các con thấy rất rõ, mà ăn rau cải, tương, dưa cho nên thân Thầy không bệnh chứ Thầy có tập luyện gì đâu. Tại Thầy ăn từ nào tới giờ nó đã huân cái thân Thầy như vậy, cho nên nó không đau bệnh nữa mấy con, có phải không? Còn bây giờ mấy con thì chưa có đủ cái sức, cái thời gian chưa đủ sức của nó thì nó còn bệnh đau, nhưng mà nói: “Sao tôi ăn chay, tôi bệnh đau?”, bởi vì nó thèm thịt, nó đau chứ sao. Tại cái thân của mấy con nó thèm thịt nó đau, nhưng mà thời gian mấy con khắc phục, thà chết nhất định là không phạm giới, rồi cuối cùng thì nó sẽ vượt qua hết mấy con. Rồi nó sẽ quen đi với rau cải tương, dưa cái cơ thể nó quen đi. Chừng mà nó quen, nó thuần thục rồi thì nó không còn bệnh đau nữa.
Các con thấy không? Mấy con thấy trồng cây cải, mấy con nhổ cây cải ăn là mấy con phạm tội sát sanh, nhưng mấy con ngắt cái lá cải, từng cái lá cải, từng cái ngọn cỏ, cái gốc cỏ chưa chết mấy con, nó còn sống. Cái cây kia mấy con cũng hái lá mấy con ăn, cái cây đâu có chết, có phải không? Mấy con ăn bằng lá mà mấy con sống cây không chết chút nào hết, cho nên mấy con không có tội sát sanh. Mà càng hái lá thì cây càng sung, càng tốt tới đó. Cỏ mấy con để nó ít bữa nó khô, nó lên nhiều quá nó khô, nhưng mấy con cắt rồi nó sẽ lên xanh đẹp lại. Rồi cắt ăn nữa, xanh đẹp lại. Vậy mà các con thấy con bò ăn cỏ mà cỏ bao giờ hết không? Có phải mình nhổ gốc mình ăn hết thì sao sống, nó chết hết, có phải không? Đó, cho nên vì vậy mà trong cái sự tu tập chúng ta thấy, đừng nghĩ rằng mà ăn cỏ nó không bổ đâu. Thầy xin nhắc lại, con bò chúng ta lấy sữa nó, nó ăn cái gì, mà nó có ăn thịt cá không mà sao có sữa nó bổ vậy. Rõ ràng mấy con uống sữa mấy con cho nó là bổ nhưng sự thật ra thì từ cỏ mà sanh ra, mấy con.
(21:47) Cho nên hôm nay thì mấy con về đây được nghe Thầy, gặp Thầy, được nghe Thầy nói, nhưng mà cái sự tu tập là phải do các con chứ không phải vì muốn Thầy. Thầy chỉ mấy con rất rõ: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Sách vở Thầy viết rất rõ, mấy con không cần gặp Thầy, mấy con chỉ đọc sách của Thầy thì mấy con sẽ nghiên cứu, mấy con tu tập. Mấy con nỗ lực, mấy con tu tập, mấy con về đây, thì những người nào mà sống một mình, an vui một mình, không nói chuyện với ai hết thì mấy con sẽ gặp Thầy. Thầy sẽ dẫn dắt đi tới nơi tới chốn. Còn bây giờ mấy con nghe Thầy nói rồi, mấy con về mấy con cũng lo công việc gia đình, công ăn việc làm, nghe chơi cho vui chứ một sự thật không có thấm nhuần gì được hết, không ích lợi gì đâu mấy con.
Nhưng sự thật ra mấy con nghe được Thầy, mấy con sắp xếp gia đình, sẵn sàng để làm một cái chuyến, một cái cuộc hành trình để đi về con đường giải thoát thật sự. Thì lúc bấy giờ mấy con tập sống ba ngày trong nhà mấy con, trong một phòng không nói chuyện ai hết, rồi một tuần lễ, rồi một tháng, không tiếp duyên một người nào hết. Sống độc cư được rồi thì mấy con về đây, Thầy cho cái thất, Thầy chỉ cách mấy con sẽ đi tới nơi, giữ tâm bất động. Bởi vì sống một mình mấy con sẽ thấy cái tâm của mấy con nó nhiều chuyện lắm. Bây giờ nói chuyện này kia thì mấy con phóng dật mấy con thấy nó không nhiều, chứ mấy con ngồi yên coi, nó động lắm chứ không phải không. Do đó khi mấy con mà sống được một mình rồi thì về đây, Thầy chỉ dạy mấy con cách thức để hàng phục cái thân và cái tâm của mấy con, để mấy con trở về với sự bất động hoàn toàn được giải thoát. Đó là cái đường đi giải thoát của Đạo Phật mà từ khi đức Phật ra đời đã dạy lại cho chúng ta con đường này.
(23:43) Khi tâm bất động hoàn toàn được trong bảy ngày đêm thì lúc bấy giờ chúng ta có đủ bốn năng lực. Cái năng lực đầu tiên là chúng ta nhập các định. Cái năng lực đầu tiên là chúng ta muốn thân chúng ta chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống, muốn tịnh chỉ hơi thở lúc nào cũng dễ dàng, đó là nó còn cái thời gian mà thôi. Cho nên khi mà buông xuống hết chúng ta quyết tâm tu cho đúng, chứ đừng có vô trong thất rồi nó sanh chuyện này chuyện kia, nào kéo giường sửa qua sửa lại, treo màn treo mùng đủ loại hết thì cái này nó còn xa lắm mấy con, nó giống như ngoài đời. Rồi bữa nay làm được cái bữa mai nó dồn dồn nó thấy, cái này cái giường để chỗ này nó không tốt, thôi lôi về chỗ khác. Nó sanh chuyện đủ thứ, mấy con, nó phóng dật đủ loại thì cái này là tu không bao giờ tới đâu hết. Cho nên vô thất rồi cái gì để y cái nấy. Hễ cái tâm mà nó khởi mống cái niệm kéo cái giường này, lôi cái ghế: “Dừng lại, tao không sửa sang gì hết, tao là người vô sự. Không làm”. Thì như vậy mấy con sẽ thấy đạo, chứ còn mấy con cứ làm việc, nó sanh hoài, nó sanh hoài không hết việc. Cho nên mấy con nghe: “Bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, một cụm từ của nó chỉ cho chúng ta biết được cái đường tu của mình, mấy con.
Hôm nay thì mấy con thấy rằng Thầy lần lượt Thầy lo cái bộ sách Đạo Đức. Bởi vì vừa rồi Thầy có tuyên bố với mấy con đó là năm cái giới luật của Phật là năm cái đức nhân bản trong đất nước con người, thì cái bộ sách dạy về đạo đức, tập thứ nhất của nó đó Đức Hiếu Sinh. Mà Đức Hiếu Sinh thì dạy thì mấy con thấy nó không phải là viết trong một tập hay hoặc hai tập mà nó ba, bốn tập sách như vậy để nói những cái hành động, lòng thương yêu chúng ta đối với bản thân mình, đối với bản thân những người khác, đối với những loài vật, loài chúng sanh, rồi đối với cây cỏ đất đá núi sông nữa, lòng thương yêu nó như vậy, cho nên bộ sách viết ra cũng bốn, năm tập. Mà bốn, năm tập như vậy thì mỗi tập nó cũng ba bốn trăm trang chứ đâu có ít được. Cho nên Thầy phải dồn hết những công phu của mình.
(25:55) Rồi đến Đức Ly Tham. Con người ta nó tham đủ thứ chuyện mấy con. Mà nói hết cái Đức Ly Tham của nó để đầy đủ thì ít ra cũng bốn, năm tập sách, chứ đâu phải là một tập, bởi vì tham nhiều quá mà. Không nói hết mấy con làm sao biết, nói sót thì mấy con quên. Nhắc hết tất cả mọi cái tham của mấy con ra, phải không? Từ cái ăn ngủ cũng tham nữa chứ đừng nói chuyện mà tiền bạc, danh lợi tham đủ loại. Cho nên những cái bộ sách đó, thì mấy con thấy cái đức không tham lam trộm cắp thì đó là cái Đức Ly Tham.
Rồi cái Đức Chung Thủy, mấy con. Xây dựng một cái gia đình con người phải như thế nào mới chung thủy. Cho nên cái đạo đức chung thủy nó cần thiết cho gia đình. Mà gia đình êm ấm thì xã hội mới có trật tự, mấy con, gia đình mà lộn xộn thì xã hội không bao giờ trật tự hết đâu. Đó là cái mục đích để xây dựng cả một cái đất nước, một cái xã hội của chúng ta thì gia đình là cái gốc, gia đình là cái gốc mấy con. Đó là Đạo Đức Gia Đình, Đạo Đức Chung Thủy.
Rồi Đạo Đức Thành Thật, mấy con. Người ta hay nói láo lắm, nói láo với mình mà nói láo với người nữa. Chính mình, mình cũng gạt mình nữa mấy con, chứ chưa nói gạt người khác. Cho nên vì vậy mà phải vạch ra cái lỗi của mấy con để thấy cái sự lừa đảo của mình. Chính mình, mình lừa đảo mình, mình lừa đảo mình thật sự mấy con. Cho nên vì vậy những cái bộ sách rất cần thiết.
Và cuối cùng thì cái bộ sách Minh Mẫn, đạo đức Minh Mẫn. Đạo Đức Minh Mẫn, sáng suốt. Chúng ta không đem một chất độc, ăn một trái ớt mà ghiền là các con đã đem cái chất độc vô trong người của mấy con rồi. Chứ đừng nói chi là rượu chè, đừng nói chi là thuốc phiện. Tất cả những cái mà nó nghiện ngập là mấy con sẽ không bị nghiện ngập. Cái bộ sách Đạo Đức dạy khi mấy con đã nghiện ngập một cái gì, thì lúc bấy giờ thì nó làm cho thân của mấy con khổ, tâm mấy con khổ. Cho nên cái bộ sách đó là bộ sách Minh Mẫn dạy chúng ta phải sáng suốt để giúp cho đời sống chúng ta. Cũng như bây giờ mấy con tập ăn chay mấy con thấy còn thèm thịt cá thì đó là mấy con không minh mẫn, không sáng suốt, mấy con theo thói quen. Còn cái người mà sáng suốt thì người ta nhất định, có sự đau khổ nuôi thân bằng sự đau khổ, nhất định là người ta không. Cho nên vì vậy mà khi viết cái bộ sách Minh Mẫn, Sáng Suốt này giúp cho chúng ta có cái tri kiến sáng suốt để nhận định được cái sự sống của chúng ta.
(28:21) Đó như vậy là mấy con thấy năm cái bộ sách Đạo Đức này, nó rất cần thiết cho các con, mà nếu mà thời giờ này cứ ngày nào cũng gặp Phật tử thế này chắc viết không nổi, phải không? Một tháng gặp một lần thì còn hy vọng, còn mà một tháng mà gặp hai lần rồi vô cô Út hai lần, một tháng bốn ngày, tuần nào cũng gặp hết thì Thầy cũng khổ Thầy thôi. Không làm được việc mấy con, bởi vì khi mà mình yên lặng thì cái dòng tư tưởng của mình nó nhớ, nó phóng ra nó từng cái hành động này, từng hành động kia, nó phóng ra nó viết, nó tuôn trào ra nó viết. Rồi nó viết rồi nó đâu phải như vậy nó thành sách đâu, phải đọc lại mấy con, chứ đâu phải đọc lại rồi sửa từng câu văn, rồi từng cái này kia, ngồi lại nghiền ngẫm. Nhiều khi nó phóng ra nó trùng lắp cái này cái kia nữa, rồi phải gạch bỏ những cái trùng lắp của nó mới được. Viết thành cuốn sách nó đâu phải là đơn giản đâu, mấy con. Nhất là sách lý luận về đạo đức, nó khó hơn là sách tiểu thuyết nhiều lắm. Bởi vì cho nên khi mà làm được cuốn sách, mấy con đọc thấy nó lợi ích cho mấy con thì cả một cái vấn đề của người viết, chứ không phải là đơn giản đâu, muốn viết là viết không phải đâu. Cho nên vì vậy nó cần phải đòi hỏi Thầy phải có nhiều thời giờ. Cho nên mỗi một tháng vậy mấy con về đây một lần để gặp Thầy để có những gì thắc mắc mấy con hỏi Thầy. Phải không?
Còn ở bên chùa ở bên cô Út cũng vậy, mỗi tháng thì cũng sẽ gặp Thầy một lần là do đó Thầy sẽ trả lời. Rồi lần lượt mà thấy sách vở của Thầy đã in, ấn tống ra nhiều rồi thì lúc bấy giờ thôi đừng gặp Thầy nữa. Người nào mà có tu để mà chứng đạo đó thì gặp, mà người nào không tu chứng đạo, thôi, cứ sách vở đó mà nghiên cứu mà thôi, các con hiểu không? Bởi vì những cái gì mà Thầy viết trong đó Thầy đã trả lời cho mấy con hết rồi. Mà cứ gặp Thầy để mà thấy mặt Thầy, sợ Thầy chết đó chứ gì? Thầy chưa có chết đâu.
(30:29) Thầy bây giờ Thầy sống sao mấy con biết không? Bây giờ thân Thầy muốn chết, Thầy nói: “Chưa chết nhe. Thầy còn công việc nhiều lắm, chết không có được”, phải không? Thì nó đâu dám chết. Còn mấy con thì muốn chết thì nó nằm đó nó hết thở thở nó chết, còn Thầy: “Không được, thở à”, Thầy bắt thở nó thở mấy con, nó không dám. Cho nên bây giờ trên thân Thầy mà cái chỗ nào đau bệnh đó, Thầy bảo: “Không có được đau nha, đi à”, nó đi mấy con. Lạ lùng vậy, nó phục hồi cơ thể bằng cách cái truyền lệnh của Thầy thôi. Bởi vì ý thức lực mà, cái ý thức của chúng ta nó có cái lực làm chủ được mà. Tại mấy con không chịu tác ý cho nên nó không có lực. Bây giờ bảo, nó đau, nó đi nó không đi, chứ có gì đâu. Hằng ngày cái tâm của mình nó khởi sự nó ham muốn gì đó, thì mấy con bảo: “Đi đi, ở đây không có ham muốn, chỗ này là chỗ bất động”. Mà ngày nào mấy con cũng trị nó vậy, riết nó thành cái lực. Khi nào mà cái tâm mấy con nó bất động, yên lặng thì mấy con sẽ biết cái ý thức mình, mấy con tác ý với hàng vạn triệu câu không? Mà hàng vạn triệu câu nó trở thành cái lực như thế nào không? Tại mấy con không siêng năng tác ý thôi. Bây giờ chịu khó, nó khởi nó muốn cái gì nó bị động tâm, mấy con cứ tác ý cho nó bất động hết đi, chừng nó thật sự bất động rồi thì mấy con nhìn lại coi cái lực nó như thế nào, mấy con muốn gì nó làm theo cái nấy hết.
Thí dụ như cái đầu tiên mà Thầy bảo cho mấy con để thấy được cái lực của ý thức của mấy con, mấy con thử coi cái lực nó có không. Cái trọng lượng của cái thân con, thí dụ như là ba chục ký lô, thì ba chục ký lô mấy con thấy làm sao mà nó nâng lên nổi trên cái mặt đất được. Vậy mà con bảo ý thức con bảo nó, con bảo: “Cái thân này phải ngồi cách mặt đất một thước”, thì mấy con xếp bằng lại nó bay lên một thước nó ngồi trên hư không, mấy con. Thì đó là cái lực của ý thức rồi. Cái lực của nó nâng lên chứ không có ai mà nâng được hết, con hiểu chưa? Không phải ai lấy cái ghế mà nâng.
Mà cái lực của ý thức nó mạnh lắm, cho nên mình phải luyện tập nó mới có chứ. Mà luyện tập bằng cái gì? Hằng ngày mình nhìn lại cái tâm mình động, có động thì tác ý bảo: “Bất động”, cứ như vậy cho đến khi bất động thì nó có lực chứ sao. Cái lực bất động nó nâng lên đó chứ không phải là cái gì. Còn bây giờ cái lực động của mình như thế nào? Cái lực động của mình nó bị hút, nó bị hút, cái sức hút của trái đất cho nên nó hút xuống không nó không bao giờ nó bay ra ngoài được, các con hiểu chưa? Cho nên cái tâm, cái nhân quả nó đều đi theo cái quỹ đạo hút của nó, cho nên khởi muốn cái nó làm theo cái muốn của nó, tức là bị hút theo cái dục. Cho nên thí dụ như con muốn tránh cái dục thì con phải dùng cái ý thức của con bảo nó dừng lại: “Ở đây không có dục, ở đây là bất động, ở đây không có ác pháp, không có giận hờn phiền não ai”.
(33:21) Cho nên cái người ta chửi mắng mình, nó có cái lực sân của nó, nó hút mình, nó làm cho mình sân, chứ mấy con ngồi đây mấy con có thấy cái sân mấy con có không? Nhưng mà Thầy chửi mấy con cái mấy con sân liền, có phải không? Do cái ác pháp, mà cái chửi đó nó hút mấy con, mấy con mới bừng mặt lên sân giận, có phải đúng không? Cho nên ác pháp nó sẽ hút mấy con rất mạnh mà khi mấy con có pháp Như Lý Tác Ý rồi, mấy con bảo: “Dừng lại, đó là nhân quả. Ngày trước mày chửi người ta, bây giờ người ta chửi lại, bây giờ mày giận hả?”, thì nó hết giận mấy con. Mình nói đúng, tại sao người kia không chửi mà người này lại chửi, thì mình chửi người ta bây giờ người ta chửi chứ sao, nhân nào quả nấy chứ sao lại giận.
Đó thì mấy con luận, nhưng mà luận rất đúng chứ không phải sai. Không có nhân duyên chửi nhau làm sao bây giờ lại chửi nhau, không có nhân duyên làm sao bây giờ ở gần nhau, không có nhân duyên làm sao thành vợ thành chồng, không có nhân duyên làm sao mà làm con làm cái, các con hiểu điều đó. Cho nên làm con làm cái, làm vợ làm chồng đều là do nhân quả nợ nần với nhau.
Thương cũng khổ mấy con, mà giận hờn cũng khổ, mà làm sao, ở trong gia đình vợ chồng thì phải thương nhau chứ sao. Nhưng thương nhau có nghĩa như thế này, thương nhau tức là trả nợ. Trả nợ tức là bây giờ người vợ lo bữa cơm cho chồng này kia, người chồng đi làm để mà nuôi gia đình, thì đi làm nuôi gia đình là nợ trả cho cái gia đình đó, còn người vợ lo bữa cơm cho chồng cho con mình là người vợ đã trả nợ cho chồng con. Các con thấy đó là cái nợ mà, mấy con thấy. Bây giờ mấy con thấy, bây giờ gia đình mình hạnh phúc quá này kia, sự thật mấy con nghĩ hạnh phúc chứ mấy con khổ đau trong đó lắm. Nếu mấy con mà hạnh phúc thật sự mấy con không thèm nấu cơm nấu cho chồng con ăn thì không hạnh phúc đâu, có phải đúng không? Còn mấy con nói hạnh phúc chứ sự thật ra tháng nào cũng tiền bạc mấy con đi nhà hàng ăn, làm có nhiêu ăn hết, không đưa vợ con thì không hạnh phúc đâu, có đúng không? Bởi vậy cái hạnh phúc của mấy con là cái nghiệp, cái nợ để mà trả, chứ có gì. Bởi vậy người ta nhìn cái nợ cái quả người ta quá khổ, quá sợ hãi.
(35:37) Như Thầy bây giờ không có nợ nần ai nữa hết, cho nên giờ ai cho ăn thì ăn, mà không cho ăn thì ngồi chơi, khỏi mất công nhai nuốt mấy con, còn mấy con không nhai nuốt mấy con chết đó, bệnh đó. Không, nói thẳng mà nói thật đó mấy con. Bởi vì đối với thân của Thầy bây giờ có thể Thầy ngồi bất động yên lặng, nó không thèm thấy đói khát mấy con. Nó đâu phải như thân của mấy con, cho nên nó đâu phóng niệm nữa được, nó đói khát. Còn mấy con cứ phóng niệm thì không đói không chuyện này chuyện kia, có phải không? Do đó Thầy ngồi bất động thì không thấy đói khát thì không bao giờ đói khát. Và cơ thể của Thầy làm sao sống? Thầy có những hàng trăm, hàng vạn triệu cái lỗ chân lông, nó hấp thụ qua không khí nó sống.
Bởi vì tâm bất động nó sẽ hấp thụ được cái sự sống của nó lên. Thầy giờ muốn sống một triệu năm cũng được. Nó đâu cần ăn đâu, còn cái thứ ăn như mấy con là nó hoại diệt. Nó bị hoại diệt thật sự mấy con, còn Thầy ngồi đây bất động rồi. Thân tâm bất động rồi thì nó hấp thụ từ không khí những cái chất sống của nó, nó sống rất là khoẻ. Mấy con thấy chúng ta có lỗ chân lông chứ không có lỗ chân lông sao được, có phải không? Người nào cũng có hàng vạn triệu lỗ chân lông, mà lỗ chân lông của mấy con để bài tiết chứ nó không hút. Cho nên vì vậy mà mấy con phải ăn mới sống, còn Thầy khỏi cần ăn. Cho nên mấy con chưa từng thấy một người ngồi thiền một tháng, hai tháng không ăn uống, tại sao người ta sống được? “Thiền duyệt vi thực, pháp hỷ sung mãn”, bởi vì cái trạng thái bất động đó nó duyệt những cái thực phẩm rồi, nó không cần ăn đâu mà nó không mất một hột da, chứ không phải là ngồi thiền một tháng nhập định rồi ra nó còn có bộ xương. Không phải như vậy là cái ông nhịn đói rồi, ông nhịn đói ông ngồi ông ráng chịu cho nên ông mới ốm. Còn người ta ngồi thiền người ta đâu có nhịn đói. Nó không có đói mà làm sao nhịn, còn tại mấy con thấy đói mà ráng chịu. Bây giờ mấy con ráng chịu tuần lễ coi mấy con thấy sao, còn bộ xương da đó. Sự thật ra mấy người mà tuyệt thực mấy con, họ cũng ráng uống nước chứ sự thật ra thì họ cũng ốm chứ không phải không đâu, nhưng mà phương pháp tuyệt thực của họ có phương pháp. Cho nên họ chịu được một tuần lễ, hơn nữa cũng được nhưng mà quá nữa thì không được. Nhưng đó là phương pháp tuyệt thực nhưng nó tuyệt thực chứ không… Nó giảm bớt cái sự ăn của nó thôi, chứ sự thật ra nó không phải không ăn. Cái cơ thể chúng ta phải nuôi cái tứ đại này thì phải lấy cái tứ đại khác mà nuôi nó chứ không thể bỏ được.
(38:07) Cho nên vì vậy mà Thầy nói có nhiều người nói có linh hồn, rồi đem đồ ăn của chúng ta để mà cúng cho những cái linh hồn. Trời ơi! Linh hồn có cái thân chúng ta sao mà nuôi tứ đại nó, phải không? Vậy thì cái linh hồn nó ăn cái gì? Vậy mà bà con mình cứ cúng. Cái đó là cúng sai cúng trật. Mình có cái thân này mình ăn, nhưng mà cái linh hồn có thân nữa đâu. Thí dụ bây giờ nó có linh hồn thì cái linh hồn đó nó ăn cái gì nè? Thì phải kiếm cái vật mà linh hồn ăn đó mình cúng, tại sao lấy thực phẩm của mình cúng? Nó lại đó nó hửi hửi nó no à? Mấy người nghĩ cái đó sai, không đúng.
Bởi vì tại sao chúng ta có trí tuệ mà chúng ta không tự suy nghĩ, suy nghĩ coi cái đúng hay cái sai, rồi ai dạy làm sao cứ làm theo. Ông bà mình nói có linh hồn cúng bái rồi cứ cúng à, mà trở thành mù quáng mê tín mà không biết. Chính cái chỗ đó là cái chỗ ngu si của mình đó. Cho nên đức Phật đã vạch ngay thân tứ đại, thân ngũ uẩn này khi chết rồi không còn một uẩn nào cả hết. Thế mà đức Phật đã dạy mà chúng ta không tin. Đức Phật đã dạy: “Ba mươi ba cõi trời là tưởng tri chứ không phải liễu tri”, thế giới siêu hình là tưởng tri không có thật. Tại chúng ta tưởng ra, tưởng cõi Cực Lạc, tưởng cõi Trời Đâu Xuất, tưởng này kia. Rồi tưởng ra như vậy để làm gì, vẽ ra ông Phật Thích Ca ở trên cõi Trời Đâu Xuất, Bồ Tát ở trên đó đi xuống thế gian này đầu thai thành Phật Thích Ca mới dạy chúng ta. Trời! Vực lại.
Ông Phật thì ông bài bác sạch không có cõi Trời, mà giờ ông Phật Thích Ca thì ở cõi Trời xuống đây, thì thử hỏi kinh sách đó nó đi ngược lại lời dạy của đức Phật mà chúng ta lại tin à. Lại tin được sao? Bởi vì chúng ta sao lại không sáng suốt, cứ nghe lời nói kinh Phật là chúng ta cứ tin à, mà không ngờ là con người chúng ta sau này vẽ ra, vẽ ra thêm những cái vị Phật. Chúng ta vẽ ra những kinh sách chứ đâu phải là đức Phật. Những cái lời nguyên thuỷ của đức Phật dạy thì mấy con thấy nó có một số thôi, vậy mà trong những lời kinh sách Nguyên Thuỷ đó, mà cái Tiểu Bộ kinh tức cũng lời nguyên thuỷ của Phật nhưng mà họ đã thêm trong đó nát hết. Chúng ta đọc thấy quá sai quá.
Đức Phật phá vỡ cõi Trời, cõi Siêu Hình thì ở trong đó nó đâu có cõi Trời. Đức Phật muốn nói cõi Trời là đức Phật muốn nói chúng ta sống trong pháp thiện là cõi Trời, đức Phật muốn nói cõi Địa Ngục là nói trong cái cảnh giới chúng ta đang bị bệnh tật khổ đau, đang giày vò cơ thể chúng ta quá đau khổ, đó là địa ngục. Mà nói cõi Người là nói năm giới, bởi vì năm giới là nhân bản. Chúng ta sống đúng năm giới là mới con người, còn chúng ta sống chưa đúng năm giới chưa phải là con người, chúng ta là còn động vật, còn một loài động vật ác nữa con.
(41:10) Con người ác lắm chứ không phải dễ. Nó giết hại biết bao nhiêu chúng sanh để ăn thịt, nó ác ghê gớm lắm. Nó nhiều thủ đoạn thậm chí như cọp nó dám bắt, nó bắt nuôi nữa, cho nên cọp nó tức nó nhảy chuồng nó giết. Gặp con cọp dữ, gặp có loài dữ vật dữ thì nó đâu có phục chúng ta đâu, cho nên nơi lỏng nó, mà nhốt nó, thì nó ra nó giết chúng ta, nó không có để đâu.
Còn những con vật như nó hiền lành như con khỉ rồi đó thì chúng ta còn cột treo nó, đi tới đi lui coi nó được chứ còn những con vật khác không phải dễ đâu. Con hươu, con nai, con bò, con trâu thì chúng ta thuần hoá để mà chúng ta nuôi dưỡng nó được, bởi vì nó là những con vật hiền. Những con vật mà dữ coi chừng không thể được, như gấu, cọp rồi thì không thể nuôi nó được, coi vậy chứ nó không khuất phục mình đâu, nó không phục.
Cho nên ở đây con người chúng ta cũng ghê gớm lắm, con người chúng ta thì không phải hung dữ bằng nanh, bằng vuốt, mà chúng ta hung dữ bằng trí tuệ của chúng ta. Ác lắm! Chúng ta có nhiều thủ đoạn, nhiều cách thức, thậm chí như loài vật dữ như cọp chúng ta vẫn bắt được, chúng ta có đủ cách để mà làm, cái đầu óc chúng ta thông minh nhưng mà từ cái đầu óc thông minh đó đó, chúng ta phải chuyển sang cái đầu óc thông minh thiện, nó đem lại lợi ích cho chúng ta, nó đem lại lợi ít cho loài người, loài vật. Mà nếu để đầu óc ác thì mấy con sẽ thấy chiến tranh thế giới chưa chấm dứt.
(42:49) Hiện giờ còn đánh nhau do cái đầu óc ác đó mà đánh chứ đâu phải do đầu óc thiện mà đánh đâu. Các con thấy bây giờ thế giới chúng ta còn chiến tranh chứ chưa phải chấm dứt. Rồi cái đầu óc ác đó một ngày nào đất nước chúng ta cũng sẽ phải đứng lên mà chiến đầu với giặc, không thì chúng sẽ cai trị chúng ta chứ đâu phải, đầu óc ác mà. Cho nên chúng ta ngay từ bây giờ chúng ta làm sao để cho có những cái bộ sách Đạo Đức Nhân Bản để giúp cho dân tộc chúng ta trước tiên. Bởi vì người Việt Nam mà được triển khai cái phương pháp đạo đức đầu tiên là Thầy triển khai cái bộ sách Đạo Đức Nhân Bản. Vậy thì đạo đức nhân bản xuất hiện ở trên cái đất nước Việt Nam thì nó phải giúp cho dân tộc của nó, cho nên cái bộ sách Đạo Đức này được đưa vào Bộ Giáo Dục để dạy các em con cháu của chúng ta, để gieo vào những cái thế hệ sau này nó sống đạo đức, để nó ngăn chặn tất cả những ác pháp bên ngoài và đồng thời nó sẽ phổ biến khắp thế giới. Và mọi người ở trên hành tinh của chúng ta, thế giới mà toàn là biết sống đạo đức trong năm giới này thì không còn chiến tranh nữa, không còn xung đột chiến tranh nữa. Đó là bước ngoặc mà người nào cũng có cái tâm mong ước như vậy, chứ không phải riêng có mình Thầy. Người nào cũng mong cho thế giới hoà bình, mong cho đừng có chiến tranh nữa. Người nào cũng mong ước nhưng mà cái mong ước của chúng ta không thực hiện được là tại vì chúng ta sống chưa có đạo đức. Còn khi chúng ta sống có đạo đức thì cái sự mong ước nó sẽ thành hiện thực mấy con, nó đem lại cái sự tốt cho loài người.
Cho nên Thầy mong rằng một ngày nào đó, năm cái giới luật của Phật được viết thành sách Đạo Đức, để giúp cho loài người chúng ta sống không còn xung đột và chiến tranh nữa. Thì hạnh phúc biết bao nhiêu mấy con, hạnh phúc lắm.
(44:49) Hôm nay thì mấy con đến đây, thứ nhất là nghe Thầy nói tâm bất động, đó là cái chắc chắn là người nào cũng biết rõ. Bây giờ vầy còn giữ thì mấy con biết pháp Như Lý Tác Ý rồi. Rồi pháp phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý mấy con thì mấy con sống độc cư, Thầy đã dạy rất rõ ràng, chỉ còn mấy con biết mà tu tập mà thôi. Thì lúc bấy giờ mấy con phải biết sắp xếp như thế nào để tập luyện để cho mình đạt được những kết quả tốt đó. Chứ còn nghe Thầy hoài thì cũng vui chơi vậy thôi chứ nó cũng không ích lợi gì. Và cuối cùng có một ngày nào đó Thầy sẽ ẩn bóng, tức là Thầy sẽ tập trung hết sức của mình để làm việc và cuối cùng Thầy sẽ ra đi, để lại những tài liệu, những sách vở, những người tu được.
Và hôm nay thì mấy con thấy rằng Thầy đang đào tạo một số người tu chứng đạo, do đó khi mà Thầy đi thì chắc chắn là phải có người chứng đạo. Bởi vì Thầy nghĩ rằng nếu mà không có người mà tu làm chủ sanh, già, bệnh, chết như Thầy, thì một ngày Thầy mất đi rồi thì kinh nghiệm đó nó không còn có nữa. Rồi người ta cũng dựa theo sách vở rồi người ta kiến giải ra, cũng như kinh sách Đại Thừa bây giờ người ta kiến giải ra thành ra lệch hết mấy con. Cho nên vì vậy mà Thầy nghĩ rằng chỉ để lại một người tu chứng là quý hơn để lại những cái kho sách, không còn ai làm lạc nó được, không còn ai gạt chúng ta được nữa. Bởi vì cái người đó qua kinh nghiệm người ta sẽ dạy lại kinh nghiệm làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Nó thực tế. Cho nên cái người tu chứng truyền thừa nối tiếp nhau là hay nhất.
(46:28) Chứ Thầy mất đi rồi mà không có người truyền thừa nối tiếp nhau thì thế gian này không bao giờ người ta để y như vậy đâu, mà người ta kiến giải ra, người ra làm lệch con đường tu tập mất đi. Như chúng ta thấy 2553 năm tới năm chúng ta là năm mươi ba năm, từ đức Phật cho đến bây giờ là 2553 năm, mà Thầy mới dựng lại cái nền đạo đức đó và kinh nghiệm tu làm chủ được bốn sự sanh, già, bệnh, chết như đức Phật ngày xưa. Còn cái khoảng thời gian từ đó đến giờ mấy con nhìn lại có cái bộ sách nào dạy đạo đức nhân bản chưa? Chưa. Nếu có thì phải có chứ sao. Nhưng bây giờ đâu còn, đâu có cái người nào viết bộ sách từ đông cho đến sang tây chúng ta thấy rất rõ.
Bây giờ tất cả những Phật giáo mà truyền sang qua Việt Nam, do từ người Trung Quốc truyền sang qua chúng ta, từ Tịnh Độ cũng bên Trung Quốc truyền sang, từ Thiền tông cũng bên Trung Quốc truyền sang. Việt Nam chúng ta chỉ học lại của người Trung Quốc, chứ Việt Nam chúng ta chẳng có thiền định gì cả, chỉ học lại của người Trung Quốc. Rồi về kinh sách mà Nguyên Thuỷ thì chúng ta được truyền thừa từ Sóc Trăng, từ miền nam của chúng ta do ở bên nước Campuchia, Thái Lan truyền qua. Thì chúng ta truyền qua thì nó cũng nằm trong cái dạng kiến giải của đất nước này mà thôi, chứ nó cũng chưa phải là tin… (. . .). Cho nên từ cái bộ kinh mà Hoà thượng Minh Châu dịch từ cái tạng kinh Pali mà ra thì chúng ta mới thấy có cái ánh sáng của những lời đức Phật dạy thật sự. Chúng ta đối chiếu lại những kinh sách này thì chúng ta thấy hoàn toàn là những kinh sách này sai, không đúng ở trong những cái lời của đức Phật dạy. Như đức Phật nói không có cõi Trời thì trong đó xây dựng có cõi Trời, cõi Thiên Đàng, mà cõi Cực Lạc nữa thì mấy con thấy như vậy có đúng không?
(48:28) Trong khi đức Phật dạy ly dục, ly ác pháp thì trong đó dạy chúng ta ức chế ý thức. Thì như vậy rõ ràng là đi ngược lại. Mà đức Phật dạy không có linh hồn, thì không có cầu cúng, không cầu siêu cầu an, phải tự cứu mình. Đức Phật dạy: “Các con tự thắp đuốc lên mà đi”, thế mà bây giờ chúng ta cầu à? Cầu chư Phật gia hộ, thì như vây là rõ ràng chúng ta có tự thắp đuốc lên đi không? Đó là những cái sai trong kinh sách quá nhiều, làm lệch con đường của Đạo Phật. Cho nên chúng ta so sánh lại, chúng ta thấy đúng là chúng ta đang theo ngoại đạo. Tại sao mà chúng ta lại có sự cầu cúng, cầu an cầu siêu như thế nào? Thì chúng ta xét qua thì chúng ta thấy cái tinh thần của người Trung Quốc họ dựa vào cái sự cúng bái của Nho giáo, cho nên họ mới chịu ảnh hưởng của tinh thần của Nho giáo đó mà biến Phật giáo thành cúng bái. Rồi truyền sang qua Việt Nam thì Việt Nam chúng ta chấp nhận cho nên nó mới có pháp môn Tịnh Độ. Và người Trung Quốc họ chịu ảnh hưởng của Lão Tử, Trang Tử cho nên họ có giữ cái tâm vô vi của họ, tức là cái ý thức không có khởi niệm, cho nên mới đẻ ra phái Thiền tông mà Hoà thượng Thanh Từ đã dạy: “Biết vọng liền buông”. Nghĩa là khi có niệm khởi trong tâm của chúng ta thì buông liền, đừng có để niệm ít cho đến khi không niệm, trong khi đức Phật dạy chúng ta ly dục, ly ác pháp chứ không dạy chúng ta không niệm, mà đức Phật còn nhắc chúng ta trong kinh Pháp Cú: “Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp”, tức là chúng ta phải dùng cái ý đó mà trở thành cái pháp Như Lý Tác Ý, chứ đâu mà làm thinh. Có phải không mấy con thấy. Cho nên tất cả những kinh sách đó nó đều ảnh hưởng của Trung Quốc, của người ta.
Thiền Trúc Lâm Yên Tử vẫn mang danh hiệu là thiền Việt Nam nhưng sự thật nó đâu phải là thiền Việt Nam, cũng của Trung Quốc. Cho nên Thiền Trúc Lâm Yên Tử cũng vẫn còn sám hối mà, sám hối là hình thức của Tịnh Độ tông. Còn đọc lại cái Thiền Trúc Lâm Yên Tử đâu có cái gì mới mẻ ngoài Thiền Đông Độ đâu. Mấy con thấy tất cả những cái thiền của người Trung Hoa truyền sang qua chúng ta thì chúng ta lặp lại y chang không có cái gì mới mẻ, cho nên Thiền Trúc Lâm biết kết hợp giữa Tịnh Độ, biết sám hối, rồi biết giữ tâm bất động của mình, tức là giữ cái tâm không vọng tưởng, ức chế ý thức của chúng ta, chứ không phải giữ tâm bất động như Thầy đã giảng bằng pháp Như Lý Tác Ý.
(51:21) Đó thì mấy con đến đây, mấy con nghe được như vậy, rõ ràng. Tới hôm nay mà chúng ta thấy từ khi mà Tịnh Độ tông, Thiền tông của Trung Hoa truyền sang qua Việt Nam mà dân tộc Việt Nam chúng ta biến thành Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Nhìn lại các thầy, quý thiền sư có người nào làm chủ sanh, già, bệnh, chết không? Không. Hoàn toàn không. Bệnh đau còn đi nhà thương mà làm sao. Thậm chí như những vị thiền sư mà ở trong các cái chùa to, cái thiền viện lớn mà bệnh vẫn đi nhà thương, thì mấy con thấy như vậy là rõ ràng là không làm chủ bệnh. Mà Đạo Phật đã xác định rất rõ: “Làm chủ sanh, già, bệnh, chết”, nó rất rõ mấy con.
Vậy thì chúng ta làm chủ cái đời sống của chúng ta như thế nào? Không ăn uống phi thời, còn các thiền viện ăn uống phi thời, có phải không mấy con? Các chùa ăn uống phi thời, ăn ngày ba bữa. Bây giờ Phật tử cúng đồ nhiều quá ăn không hết phải ráng ăn, để bỏ thiu, đó là cái sai mấy con. Bây giờ có bao nhiêu đi nữa chúng ta cũng vẫn ăn được. Cái hạnh mà, cái hạnh của người ăn như vậy. Cho nên cái người ngồi thiền người ta đâu cần ăn uống đâu, ăn phải nhai nuốt như nãy giờ Thầy nói, cực chứ đâu phải sung sướng đâu. Tại mấy con thấy ăn nó ngon nó ngọt, bởi dục. Trong miệng lưỡi của mấy con có cái dục, cho nên vì vậy mà ăn cục đường ngọt, ăn trái ớt cay quá. Mấy con thấy cái khổ cái đau gì ở trong cái miệng lưỡi của mấy con có đủ trong đó. Cho nên nó là cái dục. Vậy thì chúng ta biết ngồi ăn mà nhai nuốt cực lắm mấy con. Cho nên ngồi chơi suốt ngày mà tâm bất động thật là hạnh phúc vô cùng, không thèm ăn không thèm uống gì hết, đó là giải thoát mấy con. Còn muốn ăn muốn uống tức là chưa giải thoát.
Cho nên người tu mà đến khi mấy con ngày này qua ngày khác mà không thấy đói, thấy khát, thấy thèm ăn, thấy muốn cái gì hết, mặc dù là người ta để bánh trái đầy hết, nhưng không thấy thèm gì hết là người giải thoát. Mà thấy bánh trái quá nhiều, muốn ăn cái này muốn ăn cái kia là biết là mình còn dục, chưa hết, phải tu nữa mấy con.
(53:45) Cho nên hôm nay mấy con về đây, mấy con thăm Thầy, mấy con cúng dường thì Thầy rất cám ơn mấy con. Mấy con hợp sức cùng Thầy để cùng nhau in những kinh sách Đạo Đức mà sắp sửa Thầy sẽ cho ra. Thí dụ như cái cuốn Lòng Yêu Thương tức là Đức Hiếu Sinh đó mấy con, mà Thầy để tên là Lòng Yêu Thương. Chừng đó nó có tập 1, tập 2 nó sẽ xin phép rồi nó sẽ in. Rồi cái tập sách mà xin phép để in nó tập sách Không Có Thế Giới Siêu Hình hay hoặc là cái tên của nó là Không Có Linh Hồn. Nhưng mà khi đưa xin phép đầu tiên thì cái nhà xuất bản Tôn Giáo ông nói: “Trời ơi! Hồi nào tới giờ người ta tin có linh hồn mà Thầy viết cuốn sách này tôi đâu dám cho”. Thành ra cuốn sách không dám cho phép mấy con.
Nhưng rồi cuốn sách đó được đưa về tỉnh Tây Ninh, sở Nội vụ, cái ông làm trưởng ban sở Nội vụ Tây Ninh, đưa cho ông đọc, ông sẽ giải quyết vấn đề này, bởi vì người Cộng Sản có tin có linh hồn không mấy con? Vậy mà mấy ông bây giờ người ta viết sách không có linh hồn là đúng cái đường lối của Cộng Sản mà tại sao mấy ông không cho phép? Cái ông này ông hỏi ngược lại, thì cái ông Oánh tức là ông mà làm trưởng nhà xuất bản Tôn Giáo, ông Oánh ông nói: “Hồi nào tới giờ người ta tin có linh hồn mà bây giờ Thầy viết sách không có linh hồn như thế này, nó làm đảo lộn hết, cho nên không thể nào cho phép được”. Ông chỉ gởi bức thư vô nói cho Thầy biết vậy thôi, tức là tác giả biết thôi.
(55:35) Nhưng khi đó thì ở tỉnh Tây Ninh thì cái ông này, ông xin cho biết, cho nên Thầy gởi cho ông đọc. Ông đọc rồi ông nói cái tiêu chuẩn của mình đúng quá rồi. Người Cách Mạng mà, là người Cộng Sản thì đâu có linh hồn, duy vật mà đâu có ai mà tin cái chuyện đó đâu, mà Thầy viết đây đúng, để đó tôi giải quyết. Thì ông giải quyết xin phép được thì in, mà không xin phép được thì thôi. Thầy không quan trọng cái vấn đề mà in hay không in. Được phép thì in, mà không được thì để đó chờ một cái thời gian tốt thì nó sẽ in được. Bởi vì cái thời điểm cái cuốn sách đó nó có duyên nó sẽ in, mà nó chưa đủ duyên bây giờ mình muốn cũng không được, cho nên nhất định là không lo lót tiền ai hết. Bởi vì người sống đạo đức mà đâu có lo lót mấy con, được thì tôi in lợi ích cho mọi người mà không được thì thôi.
Bởi vì nếu mà thế giới siêu hình có, linh hồn có, là hằng loạt người, người ta sống trong mê tín cúng bái, cầu siêu cầu an hết. Làm cho mấy ông thầy chùa mà chuyên xách mõ mà tụng ê a đó, kiếm tiền dễ dàng. Còn sách của Thầy vậy là mấy ông thầy chùa đó mất nghề, có phải không mấy con? Đâu có làm nghề đó được, ai mà rước đi tụng nữa. Sách này ra có linh hồn đâu mà rước đi tụng thành ra mấy ông dẹp mõ chuông hết.
Trong một cái đám ma thật sự ra có mấy ông thầy tụng, trời đất ơi! Nó làm rùm xóm hết. Không biết ông đặt cái micro sao mà trời đất ơi! Ông ơ a, trời đất ơi! Cả xóm đều nghe hết. Nội câu Nam mô A Di Đà Phật không, ông kéo dài cỡ năm phút mấy con, như vọng cổ, thiệt chứ. Ông Phật không có dạy niệm cái kiểu kỳ cục. Thế mà mấy ông thầy đám niệm hay lắm, bà con thì thích lắm.
Cho nên ở đây nói thì để mình thấy cái sai của Phật pháp, nó vẽ ra để biến thành cái nghề sống. Rồi mấy thầy, chắc bộ mấy ông này cũng ca vọng cổ cũng dữ lắm cho nên cất giọng cũng dữ. Thành ra nó biến thành cái câu niệm Phật, từ những cái bài kệ của Phật, nó cũng biến ra mấy ông tụng ê a kéo dài ra. Rồi mấy ông chế ra những cái bài để làm cho người ta xúc động trong cái đám ma mấy ông tụng niệm.
(57:53) Thật sự ra thì Thầy thấy Đạo Phật là cái đạo thực, chứ không có gây những cái điều mơ hồ như vậy. Cho nên ở đây thì Thầy chỉ nói thẳng nói thật, nhưng mà may mắn là nói thẳng nói thật nói đúng cho nên không ai mà phiền hà Thầy, vẫn quý Hoà thượng vẫn chấp nhận cho lời Thầy nói đúng chứ không phải sai. Cho nên Thầy vẫn bình an chứ cỡ mà Thầy nói sai thì chưa chắc ngồi yên được. Bởi vì cả giáo hội mấy con, chứ không phải là riêng mình Thầy đâu. Người ta là một cái tập thể, mà bây giờ nói cái sai của người ta là phải có chứng cứ đàng hoàng, chứ không có chứng cứ thì không thể được. Cho nên Thầy muốn nói cái gì sai là phải có bằng chứng, cho nên Thầy mới ngồi yên chứ còn nếu không thì không phải được đâu. Bởi vì Thầy cũng là một thành viên của Giáo hội, chứ không phải là không.
Sự thật ra thì mấy ông Giáo hội thì họ rất lo, cho nên mỗi cái trường hạ năm nay họ không dám mời Thầy. Năm rồi thì họ dám mời Thầy nhưng mà khó ăn quá. Tại sau khi mà vào cái bàn mà quý thầy ngồi, quý Hoà thượng ngồi đó thì bánh bao, nước, sữa, đường rồi đủ thứ, mà có Thầy ngồi đó không ăn uống thì quý thầy không ăn được. Cho nên năm nay không có Thầy thì đỡ, các con hiểu, nó chướng ghê gớm lắm mấy con. Một ông thầy mà người ta giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh còn mình không giữ thì mình rất chướng, rất khó mấy con. Cho nên vì vậy mà năm nay cái hạ tuy rằng mở ở Trảng Bàng chúng ta, nhưng mà quý thầy không dám mời Thầy. Tại vì mời Thầy đâu có làm cái chuyện mà phạm giới trái luật thành ra bụng đói thì chịu không nổi. Thầy cũng cảm thông cho nên vì vậy mà Thầy nói với thầy Chánh trị sự: “Thôi, thầy đừng có mời tôi để cái trường hạ mấy thầy vui vẻ mới được”. Thì lúc bấy giờ thì coi như là người ta bỏ Thầy ra và Thầy cũng thích bỏ Thầy ra mấy con. Đi động chết à mấy con, đến đó rồi nào là nghe những cái điều kiện tụng niệm cúng bái của họ, họ làm theo cái kiểu xưa đó mấy con, thành ra nó động lắm, mà nói thì họ không nghe đâu. Còn ngồi thiền mà giữ tâm bất động thì họ nói buồn chán gần chết. Còn ngồi mà tứ thời tụng niệm đó, sáng, trưa, chiều họ tụng niệm rồi này kia thì mới vui.
(01:00:30) Thành ra đối với Thầy thì Thầy thấy thôi cái duyên thôi, cái tu hành thì nên để cái phần của mình. Cho nên vì vậy mà Thầy không đến các trường hạ để cho quý thầy tu tập, người ta đến đó người ta vui vẻ thì tốt hơn, còn Thầy mà đến đó thì làm động mà bỏ Thầy thì không được. Họ không dám bỏ Thầy mấy con. Cho nên chỉ có Thầy nói Thầy nhắc khéo họ thôi: “Tôi đến đó thì làm cho quý thầy bị động lắm. Tốt hơn là quý thầy, một là quý thầy để cho tôi yên, hai là quý thầy cũng yên”. Đó là Thầy khuyên mà, huynh đệ nhau, phải nói nhau chỗ đó, thông cảm nhau.
Bởi vì mấy con biết tại sao quý thầy thì muốn bỏ Thầy ra lắm. Nhưng Ban Tôn giáo của tỉnh hội Tây Ninh họ không chấp nhận bỏ Thầy, thành một cái gì họ cũng bảo, phải mời Thầy hết. Bởi vì họ thấy rằng con đường của Thầy đi rất đúng là vì chánh pháp của Phật tu tập, chứ không phải là làm cái chuyện cúng bái cầu siêu cầu an như vậy, làm hao tốn, cho nên họ muốn Thầy chấn chỉnh lại.
Nhiều lần con biết không? Ở Tỉnh Tây Ninh họ đưa Thầy là Trưởng ban Chánh Trị sự tỉnh hội Tây Ninh, Thầy từ chối. Bởi vì thầy Tịnh Độ đông quá, mình Thầy không được, để cho một cái người khác, người ta làm nó hợp hơn. Thầy mà đến Thầy phải dẹp chứ mà Thầy để đâu có được, mà chùa người ta cúng bái tụng niệm mà dẹp thì khó quá. Cho nên Thầy thấy đó là cái điều chướng. Bây giờ Thầy nếu mà Thầy lên, mà Thầy nói vậy mà Thầy để cho các chùa Tịnh Độ làm như vậy thì Thầy đối với nhà nước như thế nào đây? Đâu phải chuyện dễ mấy con. Người ta đưa mình lên làm, mà mình là coi như Phật Giáo trong tỉnh của mình, là một thành viên của Giáo hội mà nếu dẹp cái tỉnh Tây Ninh này hoàn toàn đi vào con đường tu tập thiền tâm, bất động tâm như vậy thì không còn Tịnh Độ nữa, thì nó ảnh hưởng ở Giáo hội rất lớn. Cho nên Thầy biết cái khó khăn trong cái giai đoạn này, cho nên mặc dù ở bên chánh quyền thì người ta mong Thầy để làm việc nhưng Thầy từ chối. Chưa phải lúc.
(01:02:45) Lúc mà ông Thống là chủ tịch Mặt trận tỉnh Tây Ninh, ông mạnh mẽ lắm, ông nói: “Thầy làm việc chứ không có người nào làm việc hết, Thầy không có cãi, Thầy làm việc mới tốt Phật giáo. Tôi đề nghị hết ở trên tỉnh, tôi đề nghị rồi, Thầy làm việc”. Nhưng mà đúng là ông mạnh mẽ, Thầy không từ chối gì cũng không được hết, ông bắt buộc Thầy ra làm. Thì không ngờ là, trước khi mà cái cuộc bầu để mà đưa Thầy lên làm, ông đã báo trước, bởi vì khi người ta muốn bầu mình là người ta báo trước cho mình biết hết, người ta họp, người ta báo cho các thầy ở trong… Quý thầy về ở trong tỉnh… Nhưng mà đùng cái ông Năm Thống ông lên máu ông tăng-xông (Hypertension), ông chết, thành ra đổ vỡ cái chuyện đưa, Thầy mừng quá. Tại cái phước của Thầy có, chứ không khéo thì khó làm lắm.
Mấy con biết là tất cả cái chùa Tịnh Độ ở trong tỉnh Tây Ninh mình nhiều chùa chứ đâu phải một chùa. Trong tỉnh mà, mà tất cả đều Tịnh Độ hết, mà Thầy lên thì tức là Thầy dẹp bởi vì Thầy nói là phải làm, mà Thầy là người lãnh đạo của Phật giáo của tỉnh, mà trong khi mà Thầy dẹp thì động Giáo hội lắm, bởi cái tỉnh này nó cũng là một thành viên của Giáo hội. Cho nên Thầy thấy may mắn ông này chết là cái phước của Thầy có, chứ mà ông còn sống, chắc Thầy từ chối được thì có chuyện đó.
Nhưng mà thật sự ra cái phước, Thầy cũng phải thấy cái xa hơn nữa, là cái phước của chúng sanh chưa đủ, cái chấn chỉnh nội Tây Ninh nó làm động hết Giáo hội mà đã động hết Giáo hội mà Tây Ninh tốt được rồi thì tất cả các tỉnh khác nó sẽ thay đổi, cho nên nó ảnh hưởng rất lớn.
Và cái ông sở nội vụ ở tỉnh Tây Ninh, ông đó ông đi thuyết giảng chánh trị không những riêng ở cái tỉnh của Tây Ninh mà ông đi tỉnh Đồng Tháp có nè, thành phố này có nè, ông đi thuyết giảng chánh trị, ông nói hay lắm con, ông Phan Văn Hải, ông có khả năng lắm. Mà phần nhiều mà ông nói về tôn giáo là phần nhiều ông đọc sách của Thầy. Cho nên đọc ba cái cầu cúng này hết, cho nên hôm mà mấy con đi học mà ông dạy ở ngoài Trảng Bàng, về dạy ngoài Trảng Bàng mấy con, ông đó là Phan Văn Hải. Ông đâu có dạy có tỉnh Tây Ninh đâu, ông dạy nhiều chỗ, ông đi khắp nước mà, ra Hà Nội ông cũng có dạy ngoài đó.
(1:05:28) Cho nên cái duyên nó chưa đủ. Chứ nó đủ mà Thầy mà lãnh đạo Tây Ninh thì thay đổi Phật giáo, mà thay đổi Phật giáo nó cả cái hệ thống của Phật giáo nó rung chuyển hết. Cho nên Thầy thấy những cái khó nhưng mà cuối cùng thì cái phước báu của chúng sanh, của Phật giáo nó chưa đúng lúc để mà chấn chỉnh. Nhưng một ngày nào đó nó sẽ chấn chỉnh. Một trăm năm, hai trăm năm sau thì Phật giáo nó sẽ chấn chỉnh. Miễn là Thầy làm sao để đào tạo cái người tu chứng thôi, đừng mất cái người đó, Thầy mất rồi có cái người khác cũng tu chứng thì cái sự chấn chỉnh của Phật giáo nó sẽ là tốt. Và nó sẽ làm tốt được thì con người sẽ có đạo đức. Bởi vì nó chấn chỉnh nó phá vỡ cái thế giới siêu hình, nó phá vỡ cái sự cầu siêu cầu an thì cái chuyên mơ hồ mê tín này nó phá vỡ, nó mới dựng lại được cái nền đạo đức.
Một người mà có đạo đức thì không thể làm chuyện mơ hồ được, phi đạo đức sao được. Cái chuyện mà cầu siêu cầu an, cúng bái là cái chuyện phi đạo đức. Còn cái thế giới siêu hình, còn dựa lưng thần thánh để gia hộ, phù hộ mình là phi đạo đức, cho nên làm sao dựng lại cái nền đạo đức nhân bản - nhân quả được? Đó thì mấy con thấy, muốn dựng lại nền đạo đức nhân bản - nhân quả là phải đập sạch cái thế giới siêu hình, không còn tin vào ông Thần, ông Phật, ông Thánh, ông Tiên, ông Ma, ông Quỷ nào hết, không có linh hồn linh cái gì hết thì mới dựng lại được cái nền đạo đức. Còn con còn tin có linh hồn thì con còn sống cái phi đạo đức.
Con không diễn tả được cái linh hồn như thế nào làm sao hết, chỉ biết tin nó thôi, rồi cái tưởng của chúng ta nó hiện ra, cái tưởng chúng ta hoạt động thì cái ông đó, cái bà đó ợ ợ ngáp ngáp, lên đồng nói cái linh hồn người đó nhập rồi nói tên người đó thế này thế khác. Không ngờ cái tưởng của mấy con giao cảm, mấy con nói ra. Lúc bấy giờ mấy con là trở thành cái nhà ngoại cảm nè, trở thành như ông đồng bà cốt nè, những cái đó mà mấy con tin được à? Mấy con biết cái gì mà hoạt động ở trong thân của mấy người đó không? Mình phải hiểu được cái gốc hoạt động để làm cái chuyện mà mình không biết mà cái người đó biết.
(01:07:44) Cũng như cô Bích Hằng, ở dưới lòng đất có cái bộ hài cốt chôn dưới, mình không thấy mình đi ngang qua, mình bước qua mình cũng không biết nữa, đạp lên đó mình cũng không biết cái hài cốt ở dưới, mà cô chỉ chỗ này đây đào xuống một thước thì có cái bộ hài cốt dưới. Tại sao con mắt cô thấy mà con mắt mình không thấy? Như vậy mình hỏi tại sao cô làm được thì cô nói cái linh hồn người chết báo cô, nên cô biết. Thì mình hay vậy chứ mình có biết cái linh hồn cái thứ gì đâu. Tại cô nói vậy nhưng mà sự thật ra con người của cô, nó không phải là con người bình thường như mình. Nếu bình thường như mình tại sao mình bình thường mà tại sao linh hồn không báo cho mình, để tôi bước tôi dậm ở trên đó hoài vậy, mà cô này lại là biết ở chỗ đó rồi cô này lại nói cái linh hồn của người chết này báo cho cô. Rồi lại cái người chết này tên họ gì cô nói trúng hết, thì cái linh hồn người đó mới biết tên họ chứ sao, thành ra chúng ta tin có linh hồn.
Nhưng mà không ngờ là cái tưởng thức của cô. Chúng ta có ba cái thức nữa mà, cái thức thứ nhất là cái ý thức của chúng ta. Cái ý thức chúng ta gồm có sáu cái thức gồm mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý thức sáu cái biết. Mắt có cái biết của mắt, cái lỗ tai có cái biết của tai. Mà Thiền tông xây dựng rằng tánh thấy, tánh biết, tánh nghe đó, đó là cái chỗ Thiền tông xây dựng.
Chứ thật ra không có cái lỗ tai lấy gì mà nghe, phải không? Thì tánh nghe nó ở chỗ nào? Các con cứ chọt hai lỗ tai lủng đi mấy con tìm cái tánh nghe coi nó ở đâu. Có nghe không? Mấy người điếc mà gọi là nghe, phải không? Bây giờ mấy con nói cái tánh thấy, tôi, người nào tôi cũng có cái tánh thấy, vậy mấy con chọt hai con mắt đui đi, mấy con tánh thấy chỗ nào? Bây giờ cái cây ở trước mặt, cái nhà trước mặt đây, hỏi người mù coi họ thấy không? Thấy đen thui chứ thấy gì. Vậy con mắt thấy chớ bộ, có phải không? Các con hiểu không? Cho nên khi người mù mà nói tánh thấy thì thật sự ra không thấy nữa. Cho nên cái tánh thấy, tánh nghe, biết là người ta dựng lên thôi, chớ chúng ta có sáu cái biết của đầu tiên của con người trong thân chúng ta sẽ thấy: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý thức biết của nó.
Kế đó, chúng ta còn có cái biết nữa, tưởng thức. Vậy thì cái biết của tưởng thức là cái biết như thế nào? Các con có người nào chiêm bao không? Lúc bấy giờ mấy con ngủ, ai chiêm bao, cái biết nào ở trong đó? Ý thức mấy con biết trong đó được à? Nếu mà ý thức thì mấy con đâu có cần chiêm bao, cho nên cái đó gọi là tưởng thức. Chiêm bao của mấy con, cái biết của tưởng mấy con.
(01:10:14) Ban ngày mấy con ham muốn mua vé số cho trúng, mua hoài không trúng, ban đêm nằm chiêm bao thấy trúng vé số mừng quá, thức dậy không trúng gì hết. Mới nói là mộng chứ gì phải không? Chiêm bao mà. Nó thực hiện qua cái ước muốn của mấy con bằng cái ý thức ước muốn trúng vé số, nhưng mà ban ngày mấy con mua quá trời nhiều, tháng nào cũng mua mà không trúng, ban đêm thì thấy trúng vé số.
Đó là cái chiêm bao của mấy con qua cái tưởng thức, nó mô hình lại cái lòng ham muốn của con mà nó thực hiện qua giấc mộng. Cũng như ông cha của mình chết, mình thương quá cho nên vì vậy mà tối nằm thấy ông về, vì vậy linh hồn về gặp mình đó, sự thật ra cái tưởng mà, nó mô phỏng cái hình của ông cha mình ra hay bà mẹ mình ra để cho nó thoả mãn được cái lòng thương nhớ của mình, các con hiểu chưa? Đó là cái giấc mộng, giấc mộng là do tưởng thức làm.
Vậy thì cái nhà ngoại cảm họ do cái gì mà họ thấy được lòng đất? Tưởng thức của họ mấy con, tưởng thức của họ hoạt động, chứ không có cái gì khác hơn hết. Họ cũng như mình mà tưởng mình không hoạt động.
Thì các con nghe cô Bích Hằng, cô bình thường, hồi còn đi học cô bình thường, cô đâu có gì đâu, cô đâu có làm sao biết được cái chuyện đó. Chó điên cắn cô, bạn cô chết, cô sống được. Bởi vì cái tưởng thức cô nó hoạt động, nó đẩy lui được cái nọc của chó điên cô sống. Từ đó nó hoạt động được rồi, cho nên bây giờ cô nhìn lên bàn thờ cô thấy những linh hồn ngồi trên đó, có phải không? Hồi chưa chó điên cắn thì cô không thấy, nhưng mà khi chó điên cắn rồi thì cô thấy. Bây giờ đó do chó điên cắn cô mà cô không chết cho nên cô mới trở thành nhà ngoại cảm mà đi tìm hài cốt liệt sĩ. Cô nhìn xuống lòng đất cô thấy được hài cốt.
Đó thì mấy con thấy cái tưởng thức, bây giờ mấy con muốn cái tưởng thức mình hoạt động để làm như cô Bích Hằng không? Thầy chỉ cách tu, tập cái tưởng nó hoạt động mà. Bây giờ mấy con thấy có nhiều ông tu trật mà đi ra để làm thầy bói nói chuyện quá khứ vị lai, nói chuyện gia đình của mấy con. Nói sao đúng hết, thì đó là người ta luyện cái tưởng thức của người ta chứ cái gì, cho nên người ta giao cảm được cái gia đình của mình người ta nói. Đó quá dễ mà, cho nên làm như cô Bích Hằng cũng đâu phải khó khăn đâu. Cô bị chó điên cắn, chứ còn cái người khác, người ta chỉ tập luyện, người ta không để chó điên cắn, phải không? May là nó sống được chứ còn không sống được, nọc chó điên đâu phải dễ đâu. Cho nên mấy con tập luyện mấy con cũng sẽ có được cái tưởng đó mấy con, mấy con cũng sẽ làm việc được, tìm hài cốt được, tất cả những cái điều đó, nhưng tập luyện đúng cách.
(01:13:01) Tập luyện tưởng thì đâu có gì, ức chế ý thức của chúng ta để rớt vào trong không tưởng. Bây giờ ý thức của mấy con nè, nó khởi niệm này niệm kia, mấy con tập trung trong một cái hơi thở hoặc trong một cái đối tượng hay câu niệm Phật: “Nam mô A Di Đà Phật” đi, thì mấy con dùng cái câu đó mấy con ức chế cái ý thức của mấy con, ý thức không hoạt động thì mấy con lọt trong không tưởng. Bắt đầu bây giờ không tưởng của mấy con, cái ước muốn của mấy con thấy được cõi Cực Lạc Tây Phương chứ gì? Thì lúc bấy giờ mấy con niệm Phật để cầu vãng sanh thì mấy con thấy được Cực Lạc Tây Phương chứ gì? Tức là cái tưởng. Còn bây giờ lọt vô không tưởng đó rồi, cái không rồi tức là ý thức không hoạt động rồi, thì bắt đầu cái tưởng nó sẽ hoạt động. Mà cái ước muốn con làm gì, để đi tìm hài cốt, cái ý muốn của con mà. Còn cái ý muốn của cái người mà niệm Phật để cầu vãng sanh là muốn cho mình thấy được Phật Di Đà và chư Bồ Tát trên cái cõi Cực Lạc, cho nên khi ức chế cái ý thức nó không hoạt động rồi, thì cảnh giới Cực Lạc nó hiện ra. Còn bây giờ đó, con ức chế cái ý thức con không có hoạt động được rồi, mà ở trong cái không của nó rồi, thì bắt đầu bây giờ con đi làm cô Bích Hằng được rồi. Bởi vì con nhìn xuống lòng đất, bởi vì cái ước muốn của con là muốn làm như cô này mà. Cho nên vì vậy mà trong cái không đó nó sẽ thấy được cái hài cốt nằm dưới đó, con hiểu không? Cũng như trong cái không đó mà người ta thấy được cõi Cực Lạc Tây Phương. Cõi tưởng mà, cho nên nó tưởng nó hoạt động. Cho nên khi mà con nhìn xuống lòng đất chỉ đào chỗ này có hài cốt, đào chỗ đó hài cốt. Dễ mà, làm như cô Bích Hằng dễ, khó gì. Chỉ cần dừng cái ý thức của mấy con được, rồi lúc bấy giờ cái tâm nguyện của mấy con sẽ thực hiện làm cái gì thì nó sẽ làm cái đó. Có gì đâu.
(01:14:45) Mà bây giờ khi mà ở trong không rồi đó, thì cái người thầy người ta biết sẽ dẫn dắt con thực hiện được ý muốn đó, thì con phải bước tới cái giai đoạn nào, chứ còn nếu mà không dạy thì nó ở trong không đó không. Nó không biết rồi nó không ra được, cái nó chết luôn. Nó chết luôn cũng như ngài Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường vậy, ở trong không rồi bây giờ không biết đường ra. Cho nên vì vậy mà khi đó cái ngồi cái bắt đầu ở trong không, không ra, không xuất ra được. Bởi vì thiền không xuất không nhập là chỗ mà thiền nhập vào cái không tưởng đó.
Cho nên những cái phương pháp mà dạy tu thiền mà ức chế ý thức, không còn ý thức hoạt động nữa thì do đó nó ở trong cái không đó đó, thì bắt đầu còn ở trong một giờ hai giờ xuất nhập ra vô, nhưng mà bữa nay làm thử coi thử coi, cho mày ngồi trong không này thử coi ngày coi đó, coi mày sao, nhưng mà làm ngày cái nó đi luôn nó không ra. Nó hết ra được rồi. Thì hết ra thì thấy cứ ngồi hoài, thì gia đình mọi người cứ để ngồi chứ ai biết làm sao giờ, riết rồi thành bộ xương khô mấy con. Bởi vì xuất ra không được.
Còn cái thiền của Đạo Phật nó xuất nhập hoàn toàn, nó qua cái ý thức của nó hoàn toàn làm chủ. Bây giờ nó muốn nhập Sơ Thiền, nó bảo: “Ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền”, thân tâm nó nhập vô liền. Nó theo cái lệnh truyền của nó, nó có cái đường lối. Khi mà nó ở trong cái chỗ của Sơ Thiền nó bảo, nó tác ý ra, nó bảo: “Lìa khỏi cái trạng thái của năm chi thiền này ra”, thì thân tâm nó lìa ra, nó trở về cái trạng thái bất động tâm của nó. Bây giờ nó muốn nhập Tứ Thiền nó cũng vậy, nó ra lệnh nó bảo: “Tịnh chỉ hơi thở, nhập Tứ Thiền”, thì hơi thở từ từ dừng lại, nó nhập vào Tứ Thiền. Thì trong trạng thái Tứ Thiền nó có những cái trạng thái của thiền của nó, khi mà nó ở trong đó nó muốn ra thì nó ra lệnh, nó ra liền. Còn bây giờ nó muốn ra mà nó ra không được, nó không biết cách nào ra.
Cho nên người mà tu theo Đạo Phật, người ta muốn xuất muốn nhập lúc nào, người ta có lệnh người ta. Bởi vì thiền người ta làm chủ mà, thiền có xuất có nhập đàng hoàng chứ không phải thiền không xuất nhập. Cho nên tu tập đúng chứ không khéo mà nghe nói thiền rồi cũng tu, tu ức chế ý thức cái lọt trong không rồi, tới chừng đó kéo dài chừng một giờ, hai giờ thì nó còn ra được, nhưng mà lâu hơn nữa coi chừng nó không ra. Nó ra không được, nó xuất nhập không được, nó ra không được cái nó ở kẹt trong đó. Nó kẹt trong đó là mấy con chết luôn.
(01:17:14) Sự thật ra thì mấy con ở trong không mấy con chết thì mấy con không tương ưng tái sanh. Ở trong cái không đó, rồi nó cứ trạng thái không nó hoài như vậy cho đến khi cái thân của mấy con nó hoại diệt, tức là mấy con chết rồi mà nó hoại diệt nó khô rồi thì mấy con tương ưng mấy con tái sanh. Còn mấy con được chôn cất ở dưới đất đi rồi thì nó cũng nằm đó cho đến khi cái không đó, cái thân của mấy con nó khô đét, nó trở thành khô hay hoặc là nó hoại diệt đi rồi thì tức là mấy con phải tiếp tục tái sanh. Chứ không phải để nói rằng ở trong không hoài được. Cái không đó nó có cái thời gian nó theo cái thân của mấy con mà nó không, mà cái thân của con mất rồi thì nó không còn cái không đó nữa.
Còn cái người mà người ta nhập vào trong cái bất động tâm của người ta, thì nó hoàn toàn nó ở trong sự bất động, trạng thái bất động của nó, thanh thản, an lạc, vô sự nó biết rất rõ. Khi nó bỏ thân này rồi thì nó ở vào trong đó. Nhưng mà khi kéo dài bảy ngày đêm, thì nó có đủ bốn cái thần lực của nó, Dục Như Ý Túc nó muốn như thế nào thì thân tâm nó phải làm theo, cho nên nó lệnh của nó rồi, còn cái kia nó ở trong không mà nó không có lệnh. Còn người ta ở trong cái trạng thái bất động tâm đó, thì suốt bảy ngày đêm trong bất động tâm thì nó có Tứ Thần Túc, Định Như Ý Túc tức là nó định nào thì nó ra lệnh, thì nó nhập định ấy. Nó muốn nhập định không nó cũng vào được, nó muốn nhập cái định Diệt Thọ Tưởng Định nó cũng vào được, nhưng nó có cái vào tức là nó có cái hướng tâm vào thì nó có hướng tâm ra. Cho nên nó vào ra nó có phương pháp đàng hoàng.
Còn cái mà chúng ta tu mà chúng ta không biết cái phương pháp vào ra như vậy, đến khi mà chúng ta vào định rồi chúng ta không biết cách ra, thì nó dính kẹt ở trong đó. Chỉ có khi nào mà chúng ta ngồi đến cái mức độ mà có cái niệm khởi ra thì bắt đầu nó mới ra, còn nó không có niệm, nó yên lặng đó thì kể như là chúng ta ở trong đó luôn, không ra được. Mà nếu mà có niệm mà mình không tự chủ mà nó khởi ra như vậy, thì đương nhiên mình chưa làm chủ thân tâm. Cho nên sự tu tập ở đâu thì mình thấy sáng suốt ở đó mấy con.
(01:19:39) Hôm nay mấy con về thăm Thầy, mấy con có hỏi gì thì hỏi mà không hỏi thì Thầy nghỉ.
Phật tử 1: Thưa Thầy, trong kinh Thập Nhị, Bốn Hai Chương đó dạy tu tức là tu cái không tu đó, nghĩ là nghĩ cái không nghĩ, làm cái làm không làm, con không hiểu.
Trưởng lão: Con muốn nói gì, “tu không tu”?
Phật tử 1: Đức Phật dạy, tu là tu cái không tu, làm tức là làm cái mà không làm, nghĩ tức là nghĩ cái không nghĩ, không hiểu luôn.
Trưởng lão: Con muốn nói trong kinh gì?
Phật tử 1: Kinh Bốn Mươi Hai Chương, Thầy.
Trưởng lão: Kinh Tứ Thập Nhị Chương đó phải không? Tứ Thập Nhị Chương là không phải là kinh Phật đâu, kinh của các Tổ viết. Con nên nhớ rằng mà kinh thì nên con nghiên cứu, vì kinh thì con nên đọc kinh Nikaya, đừng có đọc kinh Tứ Thập Nhị Chương. Tứ Thập Nhị Chương là kinh của các Tổ viết ra. Cũng như kinh sách Đại Thừa như kinh Kim Cang, như kinh Pháp Hoa là toàn là các Tổ Đại Thừa viết ra, chứ không phải Phật đâu. Nhưng mà các ngài cứ để Phật thuyết thôi, chứ còn các ngài, không có, nhưng mà các ngài viết ra hết. Cho nên nó sai, nó không đúng đâu. Cho nên cái đó tu nó, con sẽ lọt ở trong không mất đi, không tưởng mà.
Rồi mấy con còn hỏi điều gì?
(01:21:08) Phật tử 2: Thưa Thầy, con hỏi thứ hai là trong sách có nói là khi thành người nhập định thì có thấy ma, tức là bị Ma Vương cám dỗ. Con muốn hỏi thưa Thầy, vậy thì có Ma Vương cám dỗ không?
Trưởng lão: Không, không có gì hết. Cái lòng con cám dỗ, con ngồi tu cái nó khởi ra: “Bây giờ đi ra chơi vòng”, thành ra nó cám dỗ, Ma Vương nó dỗ con đi. Cái đó là cái tâm của con chứ còn ma thì không có ma. Không có ma, không có quỷ gì hết à. Mà đức Phật muốn nói ma đó là những cái ác pháp ở trong tâm của mình. Thí dụ ngồi đây mình sống, mình tu tập cái nó khởi ra một cái niệm: “Bây giờ đó, thôi mình đi chơi vòng đi”, hay hoặc là: “Lại chỗ cái thất ở trước kia ngồi nói chuyện chút đi”, đó là ma nó cám dỗ con rồi đó, nó phá hạnh độc cư con, không an.
Còn nó khởi ra những cái niệm ác thì đó là ma, còn nó khởi ra cái niệm thiện đó, thì đức Phật nói là trời, trời hiện ra. Thí dụ như bây giờ đó, mọi con người này phải sống đừng có giết hại chúng sanh, đừng ăn thịt chúng sanh như vậy mới đúng, mọi người còn giết hại và ăn thịt chúng sanh không đúng. Khi mà tâm niệm con nó khởi ra cái niệm như vậy mà con ngồi, con yên lặng, mà bất động như vậy mà nó khởi niệm, đó là niệm thiện. Nhưng mà niệm thiện đó là nó cũng làm động tâm con đó tức là sai, nhưng mà đức Phật nói đó là cõi Trời, thì cho nên đức Phật khi mà ngồi yên lặng vậy nó khởi những cái niệm thiện. Đức Phật nói: “Ta biết rồi, các vị trời này đi đi”, tức là các cái niệm thiện đó đi đi. Nói vị trời đó tức là nói niệm thiện, mà nói vị trời tức là nó nằm ở trong thập thiện.
Còn mà thấy ở trong tâm mình nó khởi ra một cái niệm, mà nó thuộc về năm giới thì đức Phật nói: “Ta biết rồi, các ngươi đi đi, đừng có ở đây lải nhải”, đó thì cũng là niệm thiện. Nhưng mà ác pháp thì đây: “Ta biết, Ma Vương các ngươi đi đi, đừng có đến đây mà cám dỗ”, chứ không phải là có Ma Vương ở ngoài hiện vô đâu. Con hiểu chưa?
Bây giờ còn hỏi gì nữa không con? Con cứ hỏi đi.
(01:23:23) Phật tử 3: Dạ, con cứ băn khoăn cái lời Thầy dạy đó, thì luôn luôn con quán chiếu về cái nhân quả. Mỗi cái nhân quả, nhiều khi mình nói chuyện gì mình đến đó, thì tất quả đều do nhân quả thôi, thì như vậy chứ nó nói hay mình chuyện buồn chứ mình ức chế lại. Tại vì mình nói nhân quả mà, chứ giờ làm sao, mình ức chế được cái mình, Thầy dạy Định Vô Lậu. Thầy dạy quán vô thường, rồi cái mình nghĩ quán vô thường nhưng mà mình cũng không thoả mãn được. Rồi vậy bây giờ con suy nghĩ nếu như mình là, bây giờ nhân quả nó những cái hoàn cảnh gì mà nó đến với mình mà mình thật khổ, mình thật sướng mình không có thể nào mình không có chủ động được thì đó là cái quả. Còn cái mà mình chủ động được thì nó là cái nhân, thì con lại nghĩ tiếp, nếu mà cái nhân mà mình chủ động được thì, cái nhân mình chủ động được, nhưng mà tại mình bị hành động theo cái nghiệp mà, thì như vậy khi mà mình đang vậy thì như vậy là nó cũng không chủ động được, tại vì mình hành động theo nghiệp theo thói quen của mình.
Trưởng lão: Không phải đâu con. Nhân quả nó không phải là cố định, không phải là định mệnh, mà nhân quả là phải thay đổi phải chuyển, tức là bây giờ nó đến với cái hoàn cảnh của con, nó làm cho con buồn thì con mới tư duy suy nghĩ đây là nhân quả.
Nếu mà không nhân không quả làm sao mà có đến cái sự buồn bực này. Cho nên con suy nghĩ đây là nhân quả mà phải thông suốt nó, thì phải xét cái quả này nó nằm ở trong cái lậu hoặc nào? Cái khổ nào? Con phải quán Định Vô Lậu. Khi mà quán vô lậu rồi thì tâm hồn con nó cởi mở nó không bị ức chế do đó nó chuyển đổi cái nhân quả đó luôn đi, thay vì con phải buồn một ngày, hai ngày nhưng bây giờ con hết buồn tức là con thay đổi nhân quả rồi. Con hiểu không? Nó thay đổi nhân quả liền. Mà bây giờ con phải ở trong cái tư duy suy nghĩ cũng bằng cái ý thức, bởi vì cái ý thức của con là tri kiến giải thoát mà, nó phải tìm hiểu, nó truy quét, nó làm cho tất cả những cái khổ đau đó nó quét sạch ra, truy quét nó ra. Cho nên vì vậy mà con nằm ở trong cái hữu lậu đó mà con truy nó ra, coi cái vô lậu nó chỗ nào đó, cuối cùng con quét nó ra hết thì con chuyển nhân quả của con. Con thành an vui không còn nỗi đau, con vô sự, con hiểu không?
Đó thành ra nhân quả, hễ nói nhân quả là mình phải truy quét chứ không phải nhân quả ức chế. Ở đây nói nhân quả cái mình chịu đựng, thì như vậy là rõ ràng là tự mình làm khổ mình rồi, thì không đúng cái đạo đức rồi. Hay bây giờ mình chịu đựng, bây giờ nói người ta nói gì đó mình buồn giận quá, thôi mình không nói lại nhưng mà cứ ấm ức trong bụng hoài. Còn không nói ra kể như vậy là coi như xong đi, đây nhân quả, thôi mình chịu, thì như vậy rõ ràng là tuy rằng mình bằng mặt chứ chưa bằng lòng mình, cho nên mình phải bằng lòng luôn nữa, cho nên Thầy nói: “Nhẫn nhục, tuỳ thuận, bằng lòng”, cái bằng lòng nó đi sau cùng hết.
Trước tiên thì mình nhẫn nhục đó, là mình chịu đựng rồi, hễ nhẫn nhục là phải ép buộc mình chịu đó. Bây giờ nhẫn nhục, tuỳ thuận mình nhẫn nhục để tùy thuận cái hoàn cảnh đó đã, nó không có xảy ra những cái chuyện nhân quả khác nữa. Rồi bắt đầu bây giờ mới truy quét cho cái tâm của mình, nó trở về với cái sự bình thường, thật sự nó không phải vì cái chuyện đó mà nó làm cho mình phải ngồi đó, phải khổ sở với nó rồi cuối cùng thì con sẽ bằng lòng thật sự.
(01:26:49) Phật tử 3: Dạ, thưa thì con thấy có cái hiệu quả, hay nhất là thay vì mọi lần là mình buồn cả tuần lễ, hay là cái đó nó đeo mình hoài, thì nhưng mà qua cái Thầy dạy thì cũng buồn nhưng mà phải nói một ngày, hai ngày thì nó hết. Thì qua cách Thầy dạy thì mình có thể chuyển cái thân tâm mình được nhưng mà con lại nghĩ tiếp vầy nè, những cái người mà làm những cái ác pháp, những cái buồn phiền não nó đến với mình, đa phần là những người thân của mình. Đa phần là những người thân, tại vì cái người ngoài thì nó dễ quá rồi, thôi cứ tránh luôn đi. Đó, thì đa phần những người thân của mình, nhưng mà nếu người thân mình cứ … không chuyển hoá được thì cái người thân của mình nó sẽ kiểu như nó dường như nó cứ gặp được mình là người này mở miệng ra là nạt, là nộ, nó dần hồi nó thành một cái thói quen do cái người thân của mình. Mà bây giờ con nhìn lại được thì con thấy rằng là nhiều khi mình nhìn cái người thân mình nạt nộ mình, thì thấy tội nghiệp chứ không phải là người ta sung sướng khi người ta nạt mình. Mà mình hễ mở miệng ra cái người ta nạt mình. Thì như vậy thì làm sao mình chuyển được vừa cái thân tâm của mình mà vừa cái người thân của mình?
Trưởng lão: Được con. Nói nạt nộ con mà con không giận gì hết thì con hỏi lại: “Hồi lúc anh nạt nộ vậy anh có vui sướng gì lắm không? Riêng, thì em là người bị nạt nộ mà em thấy cái đó nó không quan trọng gì vì cái nhân quả. Còn anh nạt nộ vậy anh thấy anh có sung sướng không? Em tội nghiệp anh quá”. Con nói con cười ông mắc cỡ, ông hết.
Mình phải thấy được cái khổ, tại sao mình không thấy được cái khổ mà cứ ôm cái khổ đó mà la lối hoài vậy? Phải không, con nói: “Anh không thấy cái khổ của anh mà anh cứ la lối hoài, còn anh có làm em khổ nữa đâu, em cười hoài, em thấy sao người ta lại điên khùng đến mức độ mà ác pháp mà không thấy để cứ ôm đó mà khổ. Còn em thì em xả ra hết, chứ phải mà em không xả ra chắc chắn là có chuyện rồi đó, bữa nay là cho anh ăn cơm ở ngoài đồng, chứ đâu vô đây ăn”, Phải không? “Nhờ xả đó mà cơm nước đàng hoàng, nhưng mà tội cho anh, anh không chịu xả cho nên lúc nào thấy anh cũng bực dọc, mà cái bực dọc là cái khổ đau, những cái ác pháp mà sao không thấy? Sao anh khùng quá vậy?”.
Phật tử 3: Mà nói không chuyển.
Trưởng lão: Nói không chuyển thì: “Để cho anh khùng anh biết. La riết không ai nói tới…”.
Phật tử 3: Mình không bỏ được, chuyện đó là cái nợ rồi.
Trưởng lão: Cái nợ con, nhưng mà mình cũng phải chuyển người ta con. Bởi vì cái nhân quả nó phải chung sống nhau, mình cũng phải dùng lời này kia, nhưng mà cuối cùng họ không bỏ thì đó là cái nghiệp của họ thôi, mình đành thôi.
Phật tử 3: Nhưng mà nó giảm đi, thí dụ thay vì mọi lần một tháng và đủ bốn tuần lận, thì bây giờ tháng nó chừng hai tuần thôi.
Trưởng lão: Thì biết rồi cố gắng. Con phải…
Phật tử 3: Dạ. Thì mình tránh đi, tức là tránh những cái phiền não đi. Hiện giờ con cứ suy nghĩ cái nhân quả hoài, nghĩ cái này, con nghĩ vầy nó có thể tiêu cực không Thầy? Con nghĩ là như vậy là trong nhiều đời của mình, mình cũng đã lắm lúc mình cũng đã vậy, cho nên mình nhận cái quả này, thì cái đó con thấy nó tiêu cực quá, nó không có hoạt động tích cực cho mình, mà nó cũng không hoạt động tích cực cho người thân của mình.
Trưởng lão: Cách thức đó là cách thức nghĩ tiêu cực con.
Phật tử 3: Dạ.
(01:29:52) Trưởng lão: Còn cách thức mà mình chuyển đổi nhân quả, mình làm cho tâm mình vui, trước cái nhân quả đó đừng để cho nó buồn, rồi mình chuyển đổi cái đối tượng của mình bằng cách mình nói vui vẻ. Bởi vì mình biết mình đã vui rồi, mình không phải vì giận mà mình nói, cho nên mình chuyển cái nhân quả đó, mình giúp cái người đó, thì họ cũng sẽ thay đổi thôi. Sớm muộn rồi ông, ai điên gì cứ ôm ác pháp đó mà chịu khổ, có phải không? Mà người ta nhắc mình, mình lại không thấy. Một lần không thấy, hai lần, ba lần thấy hết. Con người mình có trí tuệ mà, họ sẽ thấy, họ…
Phật tử 3: Như vậy con suy nghĩ đến cái kết luận, cái nhân quả đó, theo con nghĩ nó kiểu như vầy, cái quả có nghĩa là mình phải chịu thôi, cái quả là những cái hoàn cảnh hợp khổ hợp sướng, cái hoàn cảnh mình rơi vô nhà người này, cái quả mà mình không mong thay đổi được. Nhưng mà cái nhân thì để mình chuyển, mình gieo nhân, thì như sau như mình gieo nhân thì cái đó mình làm là mình gieo nhân hay là mình lại gây quả nữa đây?
Trưởng lão: Đâu. Không phải con. Bây giờ cái nhân của cái người đó, họ tạo cái nhân ác họ nói lời nặng mình, tức là cái nhân của họ rồi, bây giờ mình không khổ tức là mình chuyển được cái quả. Mình chuyển được cái quả thì mình lại chuyển cái đối tượng kia để tạo cái nhân. Cái nhân họ sẽ cứ la rầy họ la lối hoài thì bắt đầu bây giờ họ la là cái nhân rồi, mà cái quả thì mình thọ lấy cái quả, nhưng mà cái quả mình lại chuyển mình vui rồi, mình không để nó kéo dài, không để mình khổ. Là do đó thì mình không những chuyển cái quả của mình mà mình còn chuyển cái nhân nữa. Con mà thí dụ như chẳng hạn một cái nhân quả nó xảy ra mà con cứ con theo nhân quả, khi bị cái nhân rồi, thì cái quả mình tức giận thì mình không kềm giữ, thì mình to tiếng mình nói qua nói lại thì nhân quả nó chồng lên, cái khổ nó đau nhiều hơn.
Còn bây giờ còn chuyển được nhân quả thì cái nhân quả nó dẹp xuống, nó không có la lối nữa, bởi vì la hoài mà thấy nó không ăn thua gì hết, thành ra nó giảm xuống rồi, nó giảm xuống thì mình chuyển ngay ở trong lòng của mình được rồi, thì cái quả ở trong lòng của mình được rồi, thì mình sẽ chuyển cái nhân kia nó sẽ không đến nữa. Và cuối cùng thì nhân quả mình thay đổi toàn bộ cho nên trong nhà rất là êm ấm, lời nói qua lại ngọt ngào không còn la lối nữa. Chuyển riết mà nó thành đi ra vào con đường thiện pháp con, nó không bị nhân quả nữa. Chớ không khéo nhân quả vay trả đời nào thì mình làm mình không biết, nhưng đời nay mình gặp nhau đó là đang trả nhân quả với nhau đó.
(01:32:29) Sớm muộn rồi vui nó cũng là cái quả vui đó con. Bữa nay anh làm được tiền bạc này kia về, đưa em bữa nay rồi, mua cái này kia về làm bữa ăn này kia cho con cái rồi này kia, vui vẻ hay hoặc là mua quà biếu cho con gì đó. Đó là cái quả vui nhưng mà trong cái vui đó, nó sẽ có những cái quả khổ chứ chưa phải vui hoài. Đó cho nên mình biết: “Đây là cái quả này là cái phước báu, hồi đó là mình cũng cho ai quà biếu gì đây, giờ anh này anh làm có tiền anh quà biếu lại mình đây”. Mình cũng xét thấy cho nên mình vui mà không vui. Vui là chưa trải đời vui quá vui, cho nên cuối cùng mình chuyển lần cái nhân quả. Nhất là cái khổ thì thấy rõ, mà cái vui thì mình quên đi. Sự thật nó cũng nhân quả không đó con.
Cho nên nói về nhân quả thì chúng ta nói chung chung, nhưng mà đi sâu về nhân quả nó đòi hỏi tri kiến, cái sự tư duy chúng ta rất nhiều để nó chuyển biến, nó thay đổi. Thí dụ như mọi lần mười ngày con còn giận, mà nay con nhờ biết quán nhân quả còn hai ngày, rồi lần lượt rồi còn ngày, sau đó rồi chốc lát hết. Rồi cuối cùng thì ai nói gì không biết giận nữa. Thì nó đã sạch rồi, nó chuyển hết nhân quả ngay liền, khi người ta nói lời nặng, mình hãy xả luôn tâm, tức là nó thấm nhân quả rồi đó. Còn hồi mà chưa thấm nhân quả thì nó còn tức. Mà nhờ mình quán xét tư duy thì nó giảm đi, nó giảm cái thời gian kéo dài đi, nó giảm lần. Giảm lần cho đến khi mà người ta vừa nạt nộ mình, mình thấy thản nhiên, thì đó là mình đã thấm nhuần cái nhân quả, không còn phải quán tư duy nữa. Nó đã thấu suốt cái lý nhân quả, cho nên nó cười. Đó, mấy con tu tập thì từ từ nó thấy giảm, mười ngày bây giờ giảm còn hai ngày là nó giảm rồi đó, rồi lần lượt nó giảm còn có giờ, thấy nó giảm hai ngày mà giờ còn có một giờ thôi thì quá ngắn rồi, giận có chút à, giận có một tiếng đồng hồ. Sau đó chừng vừa nói ra giận có phút cái nó hết liền. Bắt đầu bây giờ ngắn rồi đó, cuối cùng thì hết luôn.
(01:34:34) Phật tử 3: Dạ, con hỏi câu cuối cùng Thầy. Qua những cái bài dạy của Thầy đó, con ứng dụng trong cái bản thân con trải nghiệm đó, thì con nghe nhận thấy là những bài dạy Định Niệm Hơi Thở, như cái quán ly sân, quán ly tham, thì con thực hiện cái đó sao nó lâu quá, mà đụng cái chuyện gì mà con cứ tự nhiên suy nghĩ cái nhân quả không. Chứ mình nhiều khi nằm ngủ mà cái đường đi, cái suy nghĩ nhân quả, mà bây giờ mình ngồi dậy để mình định niệm mình quán ly, thì lại là không có được thời gian lâu thì năm, mười hơi thở cái nó bắt mình phải nằm là hay sao đó. Còn cái tư duy suy nghĩ về nhân quả kéo dài qua ngày này, qua ngày kia, ngày nọ. Thì như vậy là con tu cái pháp nào cho đúng Thầy?
Trưởng lão: Con tu về cái pháp nhân quả mới đúng. Tại vì đó là cái pháp Ly Dục Ly Ác Pháp. Say khi ly dục ly ác pháp hoàn toàn, tâm nó còn đâu tự nó yên tịnh trong đó nó không có buồn giận, ai làm gì nó không buồn phiền gì hết, tới chừng đó bây giờ con ngồi nhiếp tâm, nó nhiếp tâm rất dễ, nó không có còn buồn ngủ nó không còn khó khăn. Còn bây giờ cái tâm còn nó chưa ly dục ly ác pháp mà ngồi ức chế nó, nó khó, mà ráng ức chế nó được là con dụng công nhiều, mà dụng công nhiều lại là sai đường. Con hiểu không? Còn bây giờ lo xả tâm đi, dùng cái tri kiến để mà xả tâm ly dục ly ác pháp, mà tri kiến xả tâm ly dục ly ác pháp thì mấy con rất là nhẹ nhàng. Ngồi nó suốt ngày mấy con quán mà, nó không có buồn ngủ. Còn bây giờ ngồi mà nhiếp tâm sao chút cái nó buồn ngủ quá, có phải không?
Phật tử 3: Dạ đúng ạ.
Trưởng lão: Bởi vì nó chưa ly dục ly ác pháp con. Cho nên nó đi vào cái trạng thái hôn trầm thùy miên, nó lười biếng. Còn khi mà con ngồi con quán siêng năng mà quán càng hay chừng nào là nó siêng năng nữa, nó làm cho mình tươi tỉnh. Thấy nó hay quá mà nó tươi tỉnh lên. Cho nên nó dùng cái tri kiến mà tu tập thì rất là đúng lúc đúng thời. Là trong khi mấy con còn trong gia đình thì mấy con dùng cái tri kiến mấy con tu tập giải thoát. Nó đi vào con đường thiền định mà thiền định ly dục ly ác pháp đó, nó đúng. Cho nên mấy con cần nương vào, những cái gì chưa hiểu biết thì mấy con nương vào sách vở của Thầy, của Phật, những cái điều mà đức Phật dạy để cho mình thấm nhuần cái đó. Để khi có hữu sự cái mình đem ra mình quán, mình tư duy, thì lúc bây giờ nó cởi mở, nó rõ ràng, nó làm cho tri kiến của mình càng sâu hơn, nó làm cho mình giải thoát mau hơn. Đó thì mấy con tu tập vậy là đúng pháp rồi.
Đừng có về nhà mà ngồi thiền nhập định nhiều, không có được. Mà chính thiền định của mấy con là thiền định bây giờ ly dục ly ác pháp. Cái hoàn cảnh mà mấy con, cái hoàn cảnh gia đình của mấy con nó còn nhiều, nó không cho phép mấy con vô đây. Mà bây giờ vô đây thì khép cho mấy con sống độc cư là mục đích để thử cho mấy con thấy có thể tu thiền định được không, mà mấy con chưa được thì mấy con cứ ra nhà bếp cứ nhiều khi cứ làm rồi xả tâm. Tại vì mấy con sống độc cư không được mà ức chế mấy con ở trong đó thì mấy con buồn khổ, mấy con phá hạnh độc cư rồi. Mà phá hạnh độc cư thì biết rồi thôi đừng có vô ngồi thiền. Ngồi thiền nhiều ức chế tâm cho nên ra làm công việc này kia nọ thì do đó mấy con tiếp xúc, thì bắt đầu bây giờ mới dùng tri kiến xả đó. Có chuyện gì trái ý nghịch lòng với nhau, bữa nay nấu cơm bảo lặt rau làm dơ thiệt, tui thấy gớm quá không ăn được, thì đó bắt đầu bây giờ cái lo xả tâm. Các con hiểu chưa?
(01:37:45) Những cái chuyện làm chung đụng nhau, nó có những cái chuyện, nó làm chúng ta không có vừa ý, do chính chỗ đó mà chúng ta xả tâm. Nó phải vậy mới được. Bởi vì nó có sự chung đụng nhau là có nhân quả. Mà bây giờ mình vô thất, để mình ngồi mình tu tập thì tâm mình nó không chịu, nó cô đơn nó buồn, nó muốn đi ra nói chuyện. Thì do đó cho mày muốn đi ra nói chuyện thì cho nói chuyện. Nói chuyện là xả, xả cho hết bây giờ hết muốn nói chuyện nữa, mới vô thất mới ngồi tu mới được. Cũng như bây giờ các con xả hết rồi cái tâm mấy con quán thông suốt hết rồi, những ác pháp không còn tác động được tâm mấy con được nữa, mấy con thấy nó là giải thoát hoàn toàn mà.
Nếu mà bây giờ không chừng mà nó giải thoát như vậy rồi, mà trong nhà này ai đi hết có mình con, con cũng còn thích hơn, nó không ai làm động, mà động mình cũng thản nhiên. Đó do đó là mấy con thấy ngồi một mình, nó không có gì động nữa, tức là bây giờ nó sẽ đi vào cái chỗ thiền định. Còn chưa được như vậy mà cứ ức chế nó thì đi vào thiền định không được, nó khó. Còn những người nào mà người ta vào đó người ta sống độc cư, người ta thấy từng cái niệm, bởi sao người ta không phá độc cư được. Người ta không có phá độc cư tức là cái tâm người ta quay vô, người đang ở trong hơi thở hoặc là đang quán thân. Thì mấy người này, người ta có cái duyên người ta tu tập, người ta không cần phải ra động nữa.
Còn mà cái người mà ở trong độc cư để phòng hộ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý mà nó không chấp nhận, nó cứ phóng niệm này kia, mình hàng phục không được, thì mấy người này phải ra đi, chứ không khéo lén lén mấy con. Kỳ lắm, phá cái hạnh độc cư nó lén lén, coi vậy chứ nó cứ nhìn qua thất người ta đâu dám nhìn. Thì thấy như vậy nó lén lén rồi. Nó không lại đó nói chuyện với mấy người đó, nhưng mà nó cứ nhìn qua thất người ta, chứ nó ngồi một mình nó chịu không nổi. Nó phóng ra ngoài nó nhìn, nó thấy người kia: “Thôi giờ này mà bà đó bà đi kiếm chổi để quét, làm sai rồi, không đúng!”. Cứ ngồi đó phê bình người ta, ngồi một chỗ phê bình, đó là nó phóng dật. Mấy người đó thì coi như đi xuống nhà bếp nấu cơm thời gian để xả tâm. Xả tâm được rồi mới vô thất mới tu được. Chứ không, ngồi trong thất mà nó chỉ mình im lặng, mình thấy cái tâm mình nó quay vô nó không dám nhìn ra ngoài ai hết, thì mấy người này ở trong thất tu được, sống độc cư được.
(01:40:02) Phật tử 4: Dạ, thưa Thầy cho con hỏi pháp, là lúc trước Thầy dạy con cái nhiếp tâm nơi cánh tay thì khi mà được khoảng hai ba, phút như con nói là mồ hôi nó xuống …(. . .) thì bây giờ nó vẫn có chứ không, nhưng mà con mới tác ý là: “Ngứa thì gãi, còn không, dục đi mày”. Tác ý khoảng lần thứ hai, lần thứ ba thì tự nhiên nó chấm dứt, mà dạo này nó không, hầu như tự nhiên nó bớt ngứa. Nhưng mà bây giờ nó đang xuất hiện cách phân biệt mới xong là bình thường bị hôn trầm, lưỡi con đưa lên trên, nhưng mà hồi trước là con làm liên tục ba phút thì… (. . .) con đã lầm, nhưng mà nước miếng không ra, nhưng sau đó con nhớ lại mấy lần rồi thì nghe, gặp Thầy, Thầy nói là nhiếp một phút thôi, rồi xả nghỉ hai ba phút rồi ấy lại thì nó vẫn còn xếp bằng, thì con nhiếp đúng một phút. Rồi lúc đó con xả nghỉ thì con lại tác ý nữa: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự”, nhưng lạ một điều là trong ba mươi phút đó thì tất nhiên là con nhiếp cánh tay thì nó bị ngắn hơn, tại vì, thay vì trước kia làm ba mươi phút là con tưởng tượng là ba mươi cái, còn bây giờ là con làm được có chừng chín hay mười cái thôi nhưng lạ một cái là nước miếng nó ra rồi đờm thổi xuống làm con khó thở, nhưng mà mặt ngứa thì con tác ý một cái là nó đi liền, con nói: “Dục hả, đi! Không gãy nữa”, thì chừng như giống như con vượt được nó. Nhưng mà bây giờ bắt đầu nó lại hơi bị khó thở, nó xuống đờm, xuống nước miếng thì con lại tác ý câu đó nữa hay sao Thầy?
Trưởng lão: Lại tác ý nữa, tiếp tục tác ý nữa. Nghĩa là trong thân của mình hoàn toàn nó thanh thản, an lạc, vô sự. Còn nó chưa vô sự tức là nó xảy ra nó làm cho con bị chướng ngại thì tức là tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, không có gì mà xảy ra hết, bây giờ nước miếng hay gì chảy ra, hoàn toàn chấm dứt, bình thường, không có chảy”, con tác ý vậy đó.
Phật tử 4: Dạ. Tức là như thay vì mấy hôm nay là con bị con phải tự nuốt, khoảng chừng năm, mười phút là phải nuốt cho xuống. Cái sáng nay thì con tập, cái con tác ý là: “Dục kiểu khác nữa rồi, phá tao hả, thôi nha”, thì con thấy mức độ nó xuống so với mấy ngày kia, nhưng nó vẫn còn, nhưng mà nhân cái duyên hôm nay con gặp được Trưởng lão…
Trưởng lão: Cứ tác ý con. Cái gì ở trong thân con bị chướng thì con tác ý. Tâm bị chướng, thân bị chướng là đều là tác ý thì nó sẽ hết. Phải lấy cái pháp Như Lý Tác Ý mà ấy.
Phật tử 4: Vậy con tác ý như thế nào?
Trưởng lão: Mà nó cụ thể chẳng hạn nào bây giờ thân con nó ra nước miếng, con bảo: “Không có ra nước miếng nữa, phải bình thường”, thì như vậy mình chỉ thẳng ngay cái bệnh của nó đang làm cái gì. Thí dụ như bây giờ con bị mệt, con mới tác ý: “Bây giờ bình thường, khoẻ, không có được mệt”, thì nó cũng lấy lại bình thường, nó thở liền, nó không có bị nữa.
(01:42:49) Phật tử 4: Rồi từ trong cái lúc mà con xả nghỉ sau một phút đó, con tiếp đến tác ý câu mà: “… thanh thản, an lạc, vô sự”, thì con nhớ Thầy nói là phải tập ngay từ bước đầu, thành ra con tác ý cái câu trước đó là: “Lưng phải thẳng”, thì con cũng ngồi hơi bị cong. Mà bắt đầu áp dụng mười ngày nửa tháng nay con cứ tác ý thường xuyên là: “Lưng thẳng, phải quắc thước nha. Nhớ Thầy Thông Lạc không?”, thì tự nhiên bắt đầu cái lưng con từ từ thẳng lên được nhưng mà nó không gồng, hồi trước con gồng nó có mỏi mà kỳ này là… (. . .) con cảm thấy là nó hầu như nó không mỏi.
Trưởng lão: Dễ chịu.
Phật tử 4: Càng ngày nó dễ chịu. Nếu là vậy là con tác ý như vậy được phải không Thầy?
Trưởng lão: Được chứ con. Nó có hiệu quả. Cái gì mình nhắc mình lại dùng cái ý thức của mình. Thí dụ như mình thường hay ngồi thụng, là tại vì mình thích dục. Ngồi thụng nó có cái sự an của nó cho nên mình kéo lên, thẳng lại mình giữ cho cái lưng mình thẳng thì nghe nó khó chịu, cho nên mình bảo, mình tác ý rồi mình cũng dựng cái thân mình thẳng lên. Rồi nhờ cái pháp tác ý đó nó điều chỉnh, cho nên vì vậy mà cái lưng của mình nó không thấy khó chịu, chứ không khéo con sửa mà con không tác ý, nó thụng xuống nữa.
Phật tử 4: Dạ thì khoảng chừng hai, ba phút nó hơi bị xuống là con phải áp dụng lại, phải quắc thước là hiện tại con cứ áp dụng chỉnh ba phút con tác ý câu đó, rồi sau đó con tác ý là: “Tâm vô sự rồi thanh thản”. Con có sai không?
Trưởng lão: Trong khi mà con phải quán về cái nhân quả. Thường cái nhân quả đó mình quán sâu, nó thông suốt được tất cả mọi cái góc độ nhân quả, tất cả mọi chuyện Thầy nhắc chung cho mấy con, cái chuyện gì mà xảy ra trong cuộc đời của mấy con vui hay buồn, mấy con đều là đem cái nhân quả ra mà tư duy quán xét. Do đó ngày ngày nó có chuyện gì thì mấy con, lúc bấy giờ nó xảy ra mấy con đang làm công việc gì đó, không phải là mấy con nghĩ mấy con cứ tiếp tục làm, rồi buổi tối mấy con rảnh rang mấy con đưa câu chuyện xảy ra đó ra mà quán, quán tư duy suy nghĩ cho nó thông suốt.
(01:44:53) Và cứ quán nhân quả thôi, mình tư duy suy nghĩ trong nhân quả thì nó có cái hữu lậu và cái vô lậu cho nên nó thuộc về Định Vô Lậu. Thì do đó mấy con cứ quán, quán xét như vậy thì hằng ngày chuyện gì như xảy ra thì mấy con cứ quán nhân quả. Quán riết rồi một thời gian trong một tháng, hai tháng, ba tháng mấy con thấy thấm nhuần được nhân quả, chừng đó không ai làm động mấy con được hết, bởi vì tri kiến của mấy con là tri kiến nhân quả giải thoát rồi, nó thấm nhuần rồi, cho nên lúc bấy giờ tâm mấy con giải thoát hoàn toàn, con cái tất cả mọi sự việc ở trong gia đình các con không có, mấy con còn có cái hành động mà đánh chửi hay mắng con mình ra, nó hết rồi. Bởi vì những cái hành động đó là nhân quả. Mình đánh con mình là mình ác, nói một cái lời mà nặng nề nó, thì cũng là cái ác, cho nên mình nói lời nhẹ nhàng ôn tồn và hành động của mình rất là nhẹ nhàng đối xử với các con.
Phật tử 5: Thầy cho con hỏi một câu. Thật sự thì lần đầu tiên con gặp Thầy, con nghe được cái thuyết Vô Hình của Thầy. Đó là nghe cái tên sách, rồi sau đó nghe Thầy giảng giải một chút xíu về cái vấn đề, hiểu về không có linh hồn không nên cúng kiếng. Thì con thấy nó rất là có lý, nhưng mà tại vì trong cái thời gian con sống ở trên cuộc đời này tới bây giờ, con có trải quá mỗi thứ một chút chút trong một số đạo, có những cái gọi là cầu được ước thấy giúp cho người ta đạt được tâm nguyện. Đó là có những ông thầy cúng chẳng hạn, rồi những ông thầy Năm Ông (môn phái Năm Ông), bên Lỗ Ban, bên phong thuỷ, bên bùa ngải mọi thứ có nghĩa là sẽ giúp cho một cái ai đó, cầu điều gì đó và đạt những điều đó. Thì đạt được hay không thì con thấy có một số đạt không được còn một số có đạt được, cho nên người ta mới theo. Cũng như là người ta bước vô chùa, người ta thắp nén nhang, người ta cầu cúng người ta cầu tài cầu lộc, cầu sức khỏe cầu bình an. Mỗi người cầu theo kiểu của mình. Thì cái thế giới vô hình đó nếu không tồn tại để trợ giúp cho người ta đạt được cái điều người ta muốn, thì làm sao mà người ta…
(01:47:24) Trưởng lão: Người ta đạt được cái kết quả mà vô hình.
Phật tử 5: Dạ, cái đó con thấy thôi, con thấy thắc mắc con đến hỏi Thầy để dung hòa nó.
Trưởng lão: Để thấy cho nó rõ đó, để cho hiểu cặn kẽ. Bây giờ sự thật ra tại sao có người đến cầu lại có kết quả mà có người cầu không kết quả? Đó mình thấy phải cho thấy có hai cái số người, cũng cái người đó cũng cầu khẩn chư Phật mà sao chư Phật không gia hộ, mà lại có người lại gia hộ. Sự thật chư Phật không gia hộ, không có cái thế giới siêu hình đâu. Mà chính cái nhân quả do cái tinh thần, do cái tư tưởng tin vào cái đấng đó mà cái phước báu của cái người đó tới rồi, cho nên họ đến đó họ cầu khẩn thì họ thấy họ được cái kết quả. Con hiểu không? Nhưng mà cái phước báu do họ làm cái điều thiện. Lòng họ thì họ không có biết do chính họ tạo họ hưởng cái này, cho nên họ chỉ còn biết dựa lưng vào thần thánh để cầu khẩn, thì họ đến cầu sau này họ thấy kết quả họ cứ tin thôi.
Cho nên cách thức tin đó là không suy xét. Nếu quả chăng cái người đó làm điều ác để cầu khẩn thì chắc chắn không có ông Phật nào mà gia hộ cho cái người này được, phải là cái người làm thiện, con hiểu không? Bây giờ Thầy làm thiện Thầy không cầu khẩn ai hết, mà cái hành động thiện của Thầy nó phải mang đến kết quả tốt cho Thầy chứ, làm sao đem đến kết cái quả xấu? Cho nên cái hành động mà cầu thì đó là chúng ta vì cái sự yếu đuối của chúng ta không mạnh mẽ, chứ không phải có chư Phật mà gia hộ chúng ta được. Bởi vì Thầy làm thiện, Thầy phải được hưởng cái phước báu à. Mà Thầy làm ác Thầy phải thọ lấy cái khổ.
Cho nên có người làm ác mà đến đây cầu thì lại thấy không kết quả. Cái này nó rõ ràng quá mà, tại sao mà ông Phật lại gia hộ cho cái người này mà không gia hộ cho người này? Tại vì cái người này làm ác, cho nên gia hộ, bởi vì nó không có người gia hộ. Cho nên anh làm ác thì anh phải chịu khổ, vì vậy anh có cầu Phật không có anh thấy kết quả, không kết quả được cái phước báu của anh cầu. Anh cầu cho gia đình anh mạnh giỏi, bình yên đi, không bệnh tật để rồi gia đình anh cũng vẫn bệnh tật không có thoát khổ. Còn cái anh này anh đến cầu gia đình anh bệnh tật nó giảm xuống từ từ, không ngờ là cái chuyện anh làm thiện cho nên bây giờ do cái chuyện thiện nó chuyển cái quả ác. Thuộc về nhân quả rồi, con hiểu chỗ đó chưa? Cho nên vì vậy mà con thấy có hai người đến cầu Phật, một người cầu thì kết quả, một người cầu không kết quả.
(01:50:02) Thì rõ ràng là do cái nhân quả thiện của anh này, anh làm thiện cho nên bây giờ anh đến cầu là cái hình thức của anh thôi, cỡ anh không cầu thì anh cũng được phước này thôi, hiểu không? Còn bây giờ anh làm ác, thì anh đến anh cầu cái anh có hưởng được phước gì đâu, anh cũng phải chịu thọ lấy cái quả khổ. Cho nên Phật sao không gia hộ anh? Thì như vậy rõ ràng ông Phật không có cái gì hết trong này, mà chỉ có cái thiện cái ác của con người làm mà chịu lấy mà thôi. Đó, cái suy luận của mình thấy rất rõ. Cho nên không có cái linh hồn.
Phật tử 5: Nhưng mà ngoài cái bên Phật đó thì mình có lấy cái bên Phật đó qua bên phong thuỷ, qua bên những bùa ngải khác không?
Trưởng lão: À có. Bây giờ để nói vấn đề phong thủy. Phong thủy thì nó cũng dựa vào về cái quy luật của nhân quả mà nó viết ra phong thủy. Bây giờ nó coi có nhiều người nó đến nó coi, bây giờ anh phải xây cái cửa hướng này hướng này, anh sẽ làm ăn khá. Mà cái người này không làm ăn khá, phải không? Nhưng mà cái người này bảo sửa sang cái cửa này lại cái anh này làm ăn khá, tiền bạc vô ào ào, “Trời ơi! Ông phong thuỷ này giỏi thiệt chứ, ông coi đúng”. Sự thật ra nó cũng dựa vào nhân quả nó viết ra để nó làm ra cái nghề nó sống chứ đâu phải là cái chuyện gì. Cho nên ông phong thuỷ bao đời mà ông lại coi không con đâu, con phải bỏ tiền ra, con hiểu không? Cho nên phong thuỷ nó cũng dựa vào nhân quả, mà cái nhân quả rõ ràng để thấy được cái sách phong thủy. Cho nên một cái người hiểu nhân quả, người ta không cần coi phong thuỷ. Tự nhiên cái phước báu của người ta đến thì nó buộc lòng người ta phải xây cái cửa lại chỗ hướng đó, con hiểu không? Tức là cái phước báu của người ta đến mà, gia đình bây giờ tôi thấy sao cái nhà mình bây giờ xây cái cửa này ra coi nó…
Phật tử 5: Tới ngày tới giờ nó phải làm điều đó?
Trưởng lão: Nó phải làm điều đó, cái nhân quả của nó mà. Nó để cửa đó là nó bít…
Phật tử 5: Cũng như ngày hôm nay con tới đây gặp Thầy…
Trưởng lão: Nó vậy đó con, nó phải có cái duyên, nó phải đúng đó, vậy đó. Nó nhân quả mà, con hiểu đó. Nhân quả nó phải đủ cái duyên, nó không đủ không tới.
(01:52:14) Phật tử 6: Con con có câu hỏi. Từ lúc trước thì con đi chùa, gia đình con là Phật tử. Con như vậy là trì Chú Đại Bi là có hiệu lực. Mà trong gia đình con là cũng có được cái niềm… đó thì con thưa với Sư ông là như vậy thì có đúng phương pháp của Phật hay không? Nhưng mà cái công năng thì con thấy cũng có nhiều vị Phật tử nói là có. Nên con muốn trình với Sư ông là cái việc đó là có nên tiếp tục hay là …
Trưởng lão: Cái công năng mà của cái Chú Đại Bi mà con thấy hiệu lực đó là cái công năng của tín lực của con, cái lòng tin của con. Con nghe ông thầy ông dạy bảo con nên đọc cái Chú Đại Bi này, thì nó sẽ đem lại sự bình an cho gia đình con hay hoặc là chuyện gì đó, thì con tin, thì tức là cái tín lực của con, cái lòng tin của con nó đặt vào ở chỗ đó mà bây giờ con sống ở trong cuộc đời sống con làm thiện không làm ác, thì cái phước báu này là thiện con đó, thì nó sẽ thay đổi trên cái đời sống con. Thì không ngờ là trong lúc đó con đặt cái lòng tin của con, con niệm chú thì nó đem lại sự bình an, con thấy hiệu quả của cái chú mà, nhưng mà sự thật cái chú không phải là hiệu quả đâu con, mà chính cái lòng tin của con. Cỡ con không có lòng tin mà con đọc chú nó không cách có kết quả gì đâu, có phải không?
Con thấy không? Có lòng tin mà chính cái lòng tin đó nó xuất phát từ cái nhân quả của bản thân con, con hiểu không? Cho nên nó mới đưa đến cái may mắn của con, mà con thấy bây giờ con tụng kinh Pháp Hoa hay đọc Chú Đại Bi nó linh hiển, Chú Đại Bi nó không linh hiển mà. Bởi vì Chú Đại Bi nó thực hiện qua cái đức Quan Thế Âm Bồ Tát, con hiểu không? Nhưng mà đức Quan Thế Âm Bồ Tát là chúng ta tưởng thôi chứ không có, cho nên không có. Cho nên cái lòng tin của con thôi.
Phật tử 6: Con có xin hỏi một câu nữa, là con cũng có những cái suy nghĩ về cái nhân quả, giống như là cô đây, nhưng mà con có cái suy nghĩ thêm như vầy nè, có nhiều khi con cố tu tập theo pháp của Sư ông, … thật sự con thấy có khi như vậy mình có phải bị cái lạnh lùng, không có gắn bó thương yêu với người thân của mình hay không? Khi mà mình cái việc gì mình cũng quán nhân quả hết. Thì con thấy, tại vì con cũng mới biết được ở cái phương pháp tu của Sư ông, cho nên con cũng xin hỏi là như vậy con có vô tình, con không có tu tập được tốt thì con lại đi trái ngược với cái sự dạy của Sư ông là nó lạnh lùng với cái sự thương yêu trong gia đình của con.
Trưởng lão: Không con. Bởi vì con thấy bước vô đầu cái đạo đức của Phật giáo dạy cái lòng yêu thương không? Mình thấy biết nhân quả, cho nên vì vậy mình đưa cái lòng yêu thương của mình trong cái nhân quả để thực hiện yêu thương những người đang ở trong cảnh khổ cùng mình. Thí dụ như mặc dù con có một người chồng hay nói, la lối con này kia, nhưng mà con sự thật con thực hiện cái lòng yêu thương, tức là con luôn luôn con đem hết cái khả năng con để xây dựng được cái sự yêu thương của con ở trong gia đình, chứ đâu phải lạnh lùng. Con hiểu cách sai con lạnh lùng kiểu đó là…
(01:55:24) Phật tử 6: Nhiều khi con tự thấy bản thân con không chuyển hoá được, thế rồi con lại nghĩ ngược lại con nói: “Cái đó là nhân quả của mình thôi đi”, thì giống như con chấp nhận thì con lại có cái suy nghĩ như vậy.
Trưởng lão: Được. Con chấp nhận vậy để cho tâm con có an.
Phật tử 6: Dạ.
Trưởng lão: Nhưng mà con làm theo cái đúng của cái đường lối dạy bảo mà chồng con nghịch ý cái điều đó đi mà con sống đúng trong cái giới luật, thì lần lượt con sẽ tìm cách con sẽ hướng dẫn, con sẽ nói. Mới đầu thì nó chướng nhưng mà cứ thấy con, khuyên con, thí dụ bây giờ trong gia đình chỉ có mình con ăn chay thôi, còn chồng con thì không ăn chay. Nhưng mà mỗi lần mà khuyên con bảo ăn mặn này kia thì con nhất định là không ăn, mình phải ôm chặt pháp, thà chết chứ không phạm giới mà, cho nên ai khuyên, không làm theo và đồng thời con sẽ lôi kéo những người đó nữa. Đó nó như vậy. Cho nên vì vậy mà lấy giới để mình chuyển biến thay đổi nhân quả. Có năm giới thôi.
Phật tử 7: Dạ, mô Phật, con nghe Thầy dạy về nhân quả, Thầy giảng về nhân quả thì con cũng hiểu, nhưng mà con chưa có thông hiểu hết. Là con có đối xử với con con là nó cũng chăm học chăm làm, nhưng mà cái lúc mà con làm ăn thất bại rồi lâm vào cảnh khốn khó đó, thì con hay sân giận, con hay hằn học, nhiều khi mà con nói chung con sân giận con đánh cũng dữ dội lắm, mà con con thì nó cũng không có thái độ gì mà xấu, nhưng mà nhiều khi con nghĩ lại đó con … ân hận, ray rứt, như vậy là con có bị ảnh hưởng cái nhân quả, quả báo không? Dạ bạch Thầy, có thể dạy cho con làm cách nào để con hết cái ân hận, ray rứt đó vậy.
Trưởng lão: Thì coi như là cái sự việc mà nó xảy ra rồi thì con sẽ ân hận, những cái điều kiện con làm đó là đúng con. Ân hận, rồi con cứ thường nhắc từ đây về sau mình phải ôn tồn, mình phải nhẹ nhàng, đừng có nên làm điều đó nữa.
(01:57:31) Phật tử 7: Con thương con con lắm mà sao con có cái tánh sân hận.
Trưởng lão: Bởi vì sân đó, bởi giận tức lắm.
Phật tử 7: Không vừa ý con là con dữ dằn con đánh dữ.
Trưởng lão: Con nhắc tâm, con cứ hãy kêu nó vậy đó. Thì bình thường, hồi đó thì con không nhớ đâu, khi mà bình thường rồi con biết hối hận rồi đó thì con nhắc con nhắc con: “Từ đây về sau mình phải ôn tồn, nhã nhặn với các con để tội nghiệp, mình thấy mình cũng có cái lỗi của mình, mình sân”, con cứ nhắc nó vậy, con tác ý con nhắc con. Lần lượt nó thấm nhuần tới đó nó hết rồi con. Mình phải bền chí tập luyện nhân quả thì mình mới thay đổi nhân quả thì phải bền chí mới được, bền chí tác ý con, mà con hối hận đó là cái điều tốt để con trở thành người tốt đó con. Chứ nhiều khi con xảy ra con đánh con con rồi, thì con thấy như bình thường không có hối hận trong lòng con nữa, mà con biết hối hận đó là có cái hướng tốt của con đó con.
Phật tử 7: Dạ mà con nhận thấy là con như vậy con sai, nhiều khi con cũng nói với con con là con "sorry" (xin lỗi) con hỷ xả cho con, cũng như là xả bỏ cho con vậy đó, nhưng mà con con thì nó cũng vui vẻ. Nhưng mà có những lúc nó lâu lâu quá con rầy la nó điều gì, nó bực dọc nó vẻ hằn học lại mà nó bớt lễ phép, vui vẻ, hồn nhiên như hồi còn nhỏ. Vậy con thấy là cái đó do cái sai lầm của con.
Trưởng lão: Đúng vậy con.
Phật tử 7: Thầy dạy con, không biết là con làm cách nào để tốt hơn.
Trưởng lão: Bây giờ đó, thì trước tiên đó thì con đến đây con quỳ trước Thầy con xin sám hối những cái lỗi lầm. Cái thứ hai đó con về con tác ý: “Từ đây về sau mình phải sửa mình, không có dùng cái lời nói không có tức giận nữa nha, cái tâm phải như nước lạnh vậy đó, như đất, không có giận hờn, không phiền não”. Con thường… Biết cái tánh của mình rồi mà, thì hay hoặc là con thường xuyên con tập như thế này, con biết cái tâm sân của con như vậy đó, thì con buổi tối đó con vào ở trong cái… Khi mọi người đều ngủ yên giấc hết rồi thì con, riêng con ngồi dậy con sẽ tu tập như thế này, con ngồi bán già, rồi con tập: “Quán từ bỏ tâm sân tôi biết tôi hít vô, quán từ bỏ tâm sân tôi biết tôi thở ra”. Con nhớ con tập từ một tháng đến ba tháng. Đêm nào con cũng tập một buổi chừng cỡ khoảng ba mươi phút thôi. Con quán từ bỏ tâm sân, sau một cái thời gian một tháng, hai tháng đến ba tháng, con thấy cái tâm sân con sẽ không còn có nữa con. Từ bỏ rồi con. Chứ còn bây giờ mà nếu không có phương pháp thì con có tác ý đi nữa rồi, đụng chuyện con cũng không dằn được con. Cho nên vì vậy mà muốn quyết tâm bỏ, muốn thấy được cái, những cái lỗi của mình đối với các con của mình rồi, rồi con biết hối hận vậy đó, thì buổi tối nào con cũng nhớ cái câu mà Thầy dạy: “Quán từ bỏ tâm sân tôi biết tôi hít vô, quán từ bỏ tâm sân tôi biết tôi thở ra”, rồi con hít vô thở ra, rồi con tác ý câu đó nữa, rồi hít vô thở ra khoảng ba mươi phút con nghỉ. Nó sẽ thấm nhuần ở trong tâm con bằng cái từ bỏ tâm sân đó con. Con không có sân.
Phật tử 7: Dạ con xin cám ơn Thầy.
(02:00:25) Phật tử 8: Kính thưa Thầy, có một điều gì xảy ra làm khổ con hoài. Con cố gắng tư duy về nhân quả, nhưng mà bây giờ con vẫn chưa thực sự chắc ăn là mình làm đúng hay sai. Thì con có người nhà, một người bác đã từng ở chùa và có khi thích ở chùa này, có khi thích ở chùa khác và còn có một người chị. Thì hồi xưa, khi mà con vẫn còn thường xuyên ghé thăm chị của bác con, thì con mới khuyên rằng là: “Đã không ở chùa thì thôi…”, ở chùa thì bác con lại thỉnh thoảng cứ lén lút mua chả ăn, mà nhất là từ lúc con được gặp Trưởng lão thì con nói với chị con, khi con không thể nói được người bác này, tại vì vai con nhỏ, cứ mở miệng ra thì người ta cứ nói mình hỗn không, tức là rất là căng. Thì con chỉ nói với chị con rằng là: “Hiển là một người thanh niên to khỏe, Hiển còn bị khùng mà từ ăn mặn chuyển qua ăn chay, vậy thì bây giờ nếu chị đưa bác ở chùa mà làm điều sai đó thì nhân quả chắc chắn sẽ xảy ra”. Rồi bác con bị té gãy chân.
Nhưng mà cái người bác này cũng lạ là theo pháp môn Niệm Phật, thì nói chung là giờ phút này thì con thấy rất rõ là chỉ có đức Thích Ca là có cha có mẹ cụ thể, còn Phật A Di Đà không cha mẹ, tức là cái không cụ thể là cái giả dối thì con cũng góp ý. Nhưng mà đúng sự phản ứng cũng khá mạnh thôi con im lặng.
Thì cái người bác này khi mà xảy ra chuyện như vậy thì chị con chăm sóc. Theo như lời chị con nói thì là tháo ra tốt hơn, mà vả lại hồi xưa con từng chăm sóc cho bố con chứ thực chất là thì chị con chăm sóc cho bác con cũng giống như thế. Nhưng mà bà bác này không hiểu tại sao, giống như gần chết sao mà bác nói nặng, nói những lời ác độc, cay độc. Thì bị suốt mấy tháng thì con mới nói với chị con là như vậy. Bây giờ trong đầu con thì con suy luận thì không biết là đúng sai, con nói là có bi, có trí, có dũng. Thì bây giờ bi chị và Hiển đã từng thực hiện, trí thì mình cũng phân biệt rõ cái việc thiện ác, bây giờ dũng thì nghe lời Hiển đi, bỏ bà này đúng hai mươi bốn tiếng đồng hồ, không bỏ luôn nhưng mà tại vì chê. Thì con mới nói con hãy thử bỏ về nhà Hiển ở hai mươi bốn tiếng đồng hồ, nói rõ cho bác nghe là bây giờ bác la chửi nó hoài, cháu đi đúng hai mươi bốn tiếng đồng hồ cháu quay lại, để xem bà đó tiêu tiểu ở một chỗ coi coi bà đó có còn cảm thấy rằng là mình là người ác nữa hay không, để bác phải nhận ra cái sự phục vụ của mình đó là thiện pháp.
Cũng như ngay đối diện nhà con có một cái người làm rất là siêng mà nhà lầu đó trả lương có triệu hai sau này tăng trăm ngàn, triệu ba. Mà cái bà đó nuôi lâu quá là lâu, cái sau đó bà đó bỏ đi mới có một tháng, hai tháng bây giờ gọi về trả lương triệu tám.
Thì con mới nói với chị con là chị bỏ đi, không phải em kêu chị bỏ luôn mà mất Đức Hiếu Sinh. Nhưng chị bỏ đúng hai mươi bốn tiếng đồng hồ để cho bà này tiêu tiểu, cho bà nhận ra thiện và ác cái đã, rồi lúc đó là chị vẫn cứ làm. Thậm chí nếu bà cứ ác thì con nghĩ vẫn là trả cho hết cái nhân quả đi.
Thì con đã nói cái câu đó tối ngày hôm qua, thì thưa Trưởng lão con cũng, lòng con cũng bán tín bán nghi nhưng mà con nghĩ là, tại vì xưa nay con chăm sóc ai hoặc là con đến với ai, con cố gắng bằng trái tim con hết, chứ con không muốn là lừa đảo, nhất là từ lúc mà đến được gặp đức Trưởng lão ba năm nay, nhưng mà con nghĩ rằng có những cái ác pháp mà nó lừng lên thì mình phải như thế. Rồi sau đó mình vẫn chăm sóc cẩn thận. Thì con nói như vậy thì Trưởng lão chỉ dạy cho con biết là con sai chỗ nào? Và điều chỉnh như thế nào để mà cho nó được thuận cái duyên cho chị con.
(02:04:39) Trưởng lão: Thì sự thật ra thì không phải là cái điều mà con thiện xảo như vậy không phải là cái ác pháp đâu con, để giúp cho người ta trở về với cái thiện pháp. Cái điều đó điều đúng chứ không có sai đâu con. Mình phải thiện xảo, khéo léo mọi cách để cho mình chuyển biến để thay đổi người ta đi vào cái thiện pháp, chứ không là cái điều đó là điều ác pháp. Một lần người ta có một cái gì đau khổ thì người ta mới thấy được cái sự đau khổ đó thật sự là cái ác pháp, chứ còn không khéo người ta rằng thấy ác pháp không có. Cho nên những cái điều mà con góp ý trên cái điều tốt chứ không phải điều xấu đâu con. Cho nên không phải là cái điều đó mà con dạy người khác bảo bỏ như vậy là bỏ bê, không phải đâu. Đó là cái điều kiện để chuyển biến thay đổi cho cái người mà đang thọ ác pháp để cho bà nhận xét được cái ác pháp. Cái điều đó tốt con.
Đó là cái thiện xảo ở trong Phật pháp để giúp cho cái người đó, nếu mình không có bị một cái sốc hoặc người đó không bị một cái sốc gì hơn thì người đó coi như là không có thiện ác, người ta sẽ sống trong cái ác pháp hoài, người ta không hết. Mình tạo cho người ta có cái sốc để người ta biết cái thân vận mà ác thì sẽ gặp những cái điều ác. Còn bổn phận làm thiện thì mình luôn luôn lúc nào mình cũng giúp đỡ cho chị mình, nhưng mà phải biết cách chứ không khéo mình bị lôi cuốn trong ác pháp luôn. Thí dụ như một người làm ác mà mình chăm sóc này kia đầy đủ thì đúng là mình thiện rồi, nhưng mà mình cứ để như vậy người ra ỷ lại, tôi làm ác mà bây giờ tôi vẫn còn có người chăm sóc đàng hoàng, đó thì cái điều kiện con góp ý với chị, đó là cái thiện xảo ở trong cái thiện pháp thôi, chứ không phải là ác pháp.
Phật tử 8: Con nói đúng hai mươi bốn tiếng đồng hồ là quay về, … tại vì nó là nhân quả Thầy, người nhà của mình mà, chứ không phải con kêu bỏ luôn.
Trưởng lão: Nó vậy đó.
Phật tử 8: Con kêu chỉ nói đúng hai bốn tiếng.
Trưởng lão: Thì cái đó là cái tốt thôi để cho biết, biết thân thôi đặng rồi để mình chuẩn bị cho cái tương lai, về sau là biết được những cái điều thiện điều ác.
Phật tử 8: Cũng như chẳng hạn như có những lúc con bệnh mà vợ con chăm sóc cho con, thì lúc đó là con được một tô cháo nóng hay một ly nước nóng là lúc đó con cám ơn liền tại con tự nghĩ trong tâm con giờ phút này mà người ta còn chăm sóc mình, tức là người ta tốt với mình. Bởi vậy con mới ngạc nhiên: “Ủa tại sao lại có chuyện ngược đời vậy, chăm sóc kỹ mà lại tối ngày chửi hoài, kỳ quá”. Con thấy con không có làm điều đó là sao ủa không hiểu sao suy nghĩ trong đầu họ nghĩ cái gì mà họ cứ làm điều đó.
Và điều thứ hai nữa là cũng hôm nay cho phép con được sám hối với Thầy là pháp của Phật con chưa thật sự ứng dụng một cách đàng hoàng …(. . .) thành ra nó dẫn đến là cái kết quả… Mặc dù là con được gặp Trưởng lão, thì Trưởng lão nói rằng con chưa bỏ được gì, nhưng mà cũng giống như là một núi xi măng cũng khiêng ra được một hai bao thôi, nhưng mà dù sao hôm nay con có cái duyên, thì bản thân con bắt đầu tập áp dụng thì có những lúc mà vợ con cũng nói trái ý nghịch lòng hay gì đó, con cũng tự dằn mình tự vui vẻ, nhưng mà con thấy là hiệu quả nó đến có đó là tiếp tục nhưng mà chưa được nhiều. Vậy hôm nay cho con được sám hối, đó là cái lỗi cá nhân con, con quyết tu trước pháp Phật.
(02:07:48) Trưởng lão: Ừ. Bây giờ ráng về giữ năm giới con. Mình sống trong cái nhân quả, mà nên lúc nào mình cũng phải tươi vui về nhân quả. Mình xả tâm rồi thì những cái lúc yên tịnh ở trong gia đình của mình, thì mình tập nhiếp tâm, mình tập mình nhiếp tâm trong hơi thở: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Tập ít thôi chừng khoảng độ mười phút đừng tập nhiều, rồi sau khi đặng cho nó quen dần với hơi thở, sau đó rồi mới tập với cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự của mình. Có vậy thôi đó không có gì, với đọc kinh sách nữa, kinh sách Thầy viết. Đọc cái gì không hiểu con ghi lại để rồi có dịp gặp Thầy sẽ hỏi. Thì qua kinh nghiệm tu tập của mình, mọi sự tu tập có cái gì mà không biết thì hỏi, Thầy sẽ chỉ dạy giúp cho để cho mình thông suốt mà không phải sai.
Phật tử 9: Kính thưa Thầy con có bề gì, Thầy lượng thứ Thầy bỏ qua giùm con, thì con cũng tu tập nhưng mà con tu tập không có được, tại vì cuộc sống nó cứ giống như là, hình như là nhân quả hay là cái gì đó, thì nó cứ như 180 độ cứ lật tới lật lui lật hoài thì giống như con nghĩ lại mình được sống từ nhỏ đến khi con trưởng thành, rồi đến khi con có con, thì nó cứ lật hoài vậy, thành thử con không làm kịp, con mới không đi kinh hành được. Thưa Thầy chỉ dạy cho con với ạ.
Trưởng lão: Con chỉ có còn con dùng cái tri kiến để mà xả tâm thôi. Khi mà nó lặp đi lặp lại đó thì con nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Những cái này lặp đi lặp lại hoài, đừng lặp nữa”, con tác ý nó vậy thôi. Rồi hễ nó đến con tác ý nữa, nó đến con tác ý nữa. Cứ con tác ý như vậy mãi, bền chí, một thời gian sau nó mới có bất động tâm không có gì, chứ không phải là bất động được liền, phải bền chí tu tập. Để cho mình từng phút giây mình có sự yên lặng của nó cũng là may mắn lắm rồi. Chứ không khéo ngồi đó nó cứ niệm này niệm kia nó lặp đi lặp lại hoài, nó làm cho tâm con động. Phải bền chí trong hoàn cảnh nó khó. Cũng như ở đây thì nó có cái hoàn cảnh dễ, nhưng mà cái hoàn cảnh ở trong gia đình nó động lắm, nó không phải yên. Vì vậy mà phải bền chí dùng trong cái pháp để làm.
Trong cảnh động mà mình tu được đó thì nó mới là có cái chất lượng hơn, còn trong cảnh tịnh thì chẳng qua là mình tránh né vậy thôi. Nhưng sự thật ra thì cái duyên phước tuỳ theo, cái phước của mình được ở trong cảnh tịnh thì mình dễ tu, mà cái duyên phước mình không đủ ở trong cảnh động mình cũng vẫn tu được, chứ không phải không, nhưng nó khó hơn một chút. Phải bền chí, phải gan dạ để cho mình vượt qua những cái khó khăn ở trong cái hoàn cảnh khó khăn của mình khó khăn thì con sẽ tu tập được. Không có khó đâu con. Phải bền chí. Nhớ cái câu tác ý mà Thầy dạy, cứ mình tác ý để đuổi tất cả những cái niệm nó lăng xăng lặp đi lặp lại hoài mà nó không dứt. Mình cố gắng như vậy nó sẽ kết quả tốt nữa.
Phật tử 9: Kính bạch Thầy cho con xin được sám hối.
(02:10:48) Phật tử 10: Thầy. Trong pháp Thầy dạy là tu tập Như Lý Tác Ý để tu tập Tứ Vô Lượng Tâm, vừa tu tập mà lòng tin tu tập Tứ Bất Hoại Tịnh. Thưa Thầy con không rõ.
Trưởng lão: Tứ Vô Lượng Tâm là tuỳ theo cái đặc tướng của con. Bây giờ đó thí dụ như con sống với cái tình cảm của con, con thấy con thường, con thấy cái tình cảm của con thấy cái gì từ cây cỏ, con vật cái gì con cũng thương yêu hết, người ta dạy Tứ Vô Lượng Tâm cho con, để con thực hiện tâm từ bi hỷ xả của con. Do con xả bằng cái lòng từ bi của con, con hiểu không? Ly dục ly ác pháp mà Thầy dạy. Còn con mà không có cái tình cảm mà con thương yêu như vậy thì con sẽ tu những cái pháp khác. Nó đã theo cái đặc tướng con, Tứ Vô Lượng tâm là phải tu theo đặc tướng, chứ không, phải tu pháp khác rồi. Tuỳ theo con thấy cái lòng thương yêu của con thì…
Phật tử 11: Con kính bạch Thầy…(. . .) tới giờ thọ trai
Trưởng lão: Vậy hả con? Tới giờ thọ trai rồi… (. . .)
Phật tử 12: Kính bạch Thầy hôm nay con đến Tu viện, Thầy từ bi cho con một pháp tu.
Trưởng lão: Vậy hả con? Bây giờ con còn sống ở trong gia đình không?
Phật tử 12: Dạ không, con tu hơi lâu theo pháp Phật thì cũng từ năm…
Trưởng lão: Vậy hả con?
Phật tử 12: Hết năm đầu con biết Trưởng lão lâu nhưng không dám (. . .) Con thì sống độc thân trong gia đình, cha mẹ mất hết.
Trưởng lão: Còn có mình hả con?
Phật tử 12: Dạ. Con quyết chí tu nhưng mà làm sao con tu không gặp Trưởng lão…
Trưởng lão: Được rồi. Bắt đầu bây giờ đó con về con tu theo cái pháp của Hoà thượng Thanh Từ đó, thì con sẽ bỏ đi đừng tu. Mà con trở về với cái pháp của Thầy con tu thì con chỉ tập đầu tiên có ăn ngày bữa, con đừng ăn ba bữa nữa, phải tập sống với cái giới trước. Rồi trong cái giới mà con tập sống ngày bữa được rồi thì bắt đầu con sống độc cư tập một mình. Bây giờ con đã hoàn thành con sống một mình được là nó thuận lợi, đó là cái độc cư được rồi.
(02:12:56) Thì bắt đầu bây giờ đó, con ngồi lại, con không tu tập pháp nào hết, con nằm lại con lắng nghe cái tâm bất động của con thôi, thử coi nó bất động được bao lâu. Nó khởi cái niệm nào đó thì con tác ý bảo: “Đi đi! Ở đây là chỗ bất động tâm”. Con nhớ câu đó con nhắc nó, con chỉ tu pháp đó thôi là được. Khi nào mà con thấy nó bất động được từ năm phút đến mười phút thì con hãy về đây tu tập, thăm Thầy, Thầy sẽ dạy…
Phật tử 12: Con dư cái điều đó, đó Thầy.
Trưởng lão: À dư vậy hả?
Phật tử 12: Dạ con ăn ngày một bữa cũng được.
Phật tử 13: Bạch thầy, dạ con xin cúng dường.
Trưởng lão: Cám ơn con, con.
Phật tử 12: Còn con sợ tại vì nghe Thầy giảng là còn cái lậu hoặc con rất sợ.
Trưởng lão: Khi nào mà cái tâm của con ba mươi phút nó bất động được mới yên lặng, nó chỉ biết có hơi thở thì con hãy về đây, Thầy sẽ chỉ tiếp con.
Phật tử 14: Đi sám hối, Thầy chí nguyện cho con được nhẹ nhàng (. . .) Xin Thầy thọ ký. (. . .)
Trưởng lão: Con về nhà ráng tu nha con.
Phật tử 14: (. . .) cái tội lỗi con gây ra (. . .)
Trưởng lão: Từ đây về sau con sẽ được nhẹ nhàng, con không có nóng nảy nữa.
Phật tử 14: Thầy thọ ký cho con.
Trưởng lão: Rồi Thầy thọ ký rồi đó con, về đó mà ráng. Thôi, Thầy ra con.
HẾT BĂNG