Mục Lục

Đánh Dấu

00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

20090728 - NHIỆT TÂM TU TẬP - PHẬT TỬ NINH BÌNH

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời gian: 28/07/2009

Thời lượng: [02:51:52]

Nghe pháp âm:

1- NGƯỜI TU CHỨNG LÀ NGƯỜI RẢNH RANG VÔ SỰ

(00:00) Tu sĩ Thanh Quang: Kính bạch đức Trưởng Lão!

Hôm nay ngày 28 tháng 7. Chúng con mười ba (người), gồm có hai Tăng và mười một cư sĩ đã hoàn tất những công việc cuối cùng của Trung tâm An dưỡng Từ thiện Chơn Lạc ở Ninh Bình.

Nay chúng con vào đây, ngoài số bốn người trước đây đã được Trưởng lão chỉ dạy: Thầy Minh Đạo, con, Liễu Thắm và Tâm Nhẫn thì còn lại chín Phật tử nữa trong những ngày vừa qua đã được Trưởng lão thương xót quy y từ xa, để cho pháp danh. Hôm nay chúng con tất cả vào đây trước hết đảnh lễ đức Trưởng Lão, sau đó thì xin thưa đức Trưởng Lão để ngài chỉ dạy cho chúng con về Trung tâm An dưỡng Từ thiện Chơn Lạc…​(không nghe rõ)

Điều thứ 2 nữa là xin Trưởng lão chỉ dạy cho chúng con lối sống, và các Phật tử được Ngài chỉ dạy cho đường lối tu tập. Xin đức Trưởng Lão bố thí cho một thời Pháp!

Và bây giờ chín Phật tử đã được Thầy Quy y cho…​ Kính xin Thầy, Thầy cho các Phật tử được đến đảnh lễ Thầy!

(01:15) Trưởng lão: Mấy con xích thưa ra mấy con đảnh lễ một lần cho nó không mất thì giờ. Mấy con đảnh lễ rồi mấy con lên ghế ngồi hết đi, mấy con xích tới trên này đi, để thời gian mình không có mất. Bây giờ mấy con nghe đó, Thầy nói cho mấy con nghe, thời gian nó qua rồi mình lấy lại không được mấy con! Cho nên mỗi lần gặp Thầy đó là cái duyên, có cái duyên đủ mới gặp Thầy chứ không phải dễ gì gặp Thầy.

Thật sự ra thì Thầy có một chương trình, trước khi Thầy nhập diệt thì Thầy sẽ có một thời gian ẩn bóng. Tại sao vậy? Tại vì ẩn bóng để cho mình chọn một người nào mà người ta có thể có duyên tu chứng đạo. Khi ẩn bóng đó là lúc mà Thầy chọn những người tu chứng đạo sẽ được gần bên Thầy, để hướng dẫn họ chứ không phải là hướng dẫn chung chung, không phải nói pháp chung mấy con.

Thầy đã chọn được những người đó thì Thầy sẽ tuyên bố ẩn bóng. Ẩn bóng để làm gì? Để cho Thầy không có tiếp mấy con nữa, chứ cứ tiếp khách hoài thì Thầy không có thì giờ để dạy người ta đi đến nơi đến chốn. Mà không có nghĩa là mọi người đều tu chứng hết đâu, cái duyên nó chưa đủ mấy con tu không chứng đâu. Tại sao?

Tại vì gia duyên ràng buộc chuyện này, chuyện khác…​ Nó không phải dễ. Một người tu chứng là cái người rảnh rang, một cái người vô sự mới có thể tu chứng. Cho nên đức Phật muốn tu chứng là bỏ hết tất cả cung vàng điện ngọc, cha, rồi bỏ cả vợ con mới tu chứng được, còn mấy con còn gia duyên mấy con làm sao tu chứng được? Các con hiểu điều đó?

Cho nên khi mà thấy một người, người ta sống độc cư trọn vẹn mà người ta thấy thích thú ở trong sự độc cư thì khi Thầy ẩn bóng là những người đó được ở gần bên Thầy để Thầy hướng dẫn họ chứng đạo. Bởi vì quan trọng là chỗ chứng đạo để dựng lại chánh pháp của Phật, chứ chứng đạo nó đâu phải là thành ông Phật đâu? Nhưng nó làm chủ được bốn sự đau khổ sanh, già, bệnh, chết, nó đúng với mục đích của đạo Phật.

(03:14) Đạo Phật, khi mà đức Phật ra đời là mục đích nhắm vào bốn sự đau khổ, các con nhớ đọc lịch sử của đức Phật phải không? Khi đức Phật đi ra bốn cửa thành thấy bốn sự đau khổ, từ đó đức Phật mới khắc khoải trong lòng của mình: "Làm sao giải quyết cho được bốn nỗi đau khổ này?" Cho nên Ngài không thể nào mà ở trong cung vàng điện ngọc, ở gần với vợ con mà có thể giải quyết được bốn sự đau khổ, cho nên Ngài mới bỏ đi, cho đến nơi cội bồ đề. Và tìm được cội bồ đề là nơi mà lý tưởng nhất để cho mình tu tập, yên tịnh, thanh vắng không bị động nhưng Ngài còn phải quyết phát nguyện rất to lớn, thề "Không chứng đạo thề nát xương tại cội bồ đề này, nếu không chứng đạo nhất định là không rời khỏi cội bồ đề".

Đó, mấy con thấy nó còn có ý chí, còn sự dũng mãnh mới có thể chứng đạo được. Bởi vì cái tâm của chúng ta nó lăng xăng, nó mê muội vô cùng! Ngồi mà nó yên tịnh một chút thì nó hôn trầm, thùy miên,…​ Các con ray rứt không? Hễ ngồi tỉnh táo thì từ chuyện này nó nghĩ tới chuyện khác, nó nghĩ…​ Chứ nó đâu có bất động được? Cho nên cả một vấn đề hàng phục tâm mình. Mà muốn hàng phục tâm mình là phải đi từ cái căn bản chứ không thể mấy con vào ngay đó mà nó hàng phục được tâm. Nó có phương pháp, có cách thức tu tập.

(04:35) Cho nên trong Định Niệm Hơi Thở của đức Phật dạy nó có mười chín đề mục để tu tập về hơi thở; hơi thở tức là thân hành nội. Thân hành nội của mình, nó rung động cái thân của mình; mình thở ra, thở vô tức là nó rung động cơ thể của mình, tức là hành động của cơ thể mà nó ở bên trong. Còn mình đi, đứng, đưa tay, đưa chân, ngước nhìn, ngó nhìn chỗ này, chỗ kia…​ Đó là thân hành ngoại, phân biệt cho rõ được cái thân hành nội và thân hành ngoại.

Nhưng mà khi hai cái thân hành này kết hợp với nhau thì nó gọi là pháp Thân Hành Niệm, mình kết hợp nó lại cho nó trở thành một sự kiên cố thì đó là pháp Thân Hành Niệm. Nhưng Pháp Thân Hành Niệm mà chúng ta hiện giờ tu tập không phải để đi vào chứng đạo được, bởi vì tâm chúng ta chưa ly dục, ly ác pháp mà? Chúng ta dùng cái pháp đó là chúng ta bị ức chế tâm. Nhưng cái pháp đó hiện giờ mấy con tu tập là mấy con phá hôn trầm, thùy miên; bởi vì nó vừa đi, vừa đứng, vừa hít thở, nó vừa đưa tay, đưa chân…​ Tất cả những hành động kết hợp lại để nó phá hôn trầm, thùy miên. Mà khi hết hôn trầm, thùy miên rồi thì chúng ta ngồi lại để ly dục, ly ác pháp. Các con thấy không?

Ly dục, ly ác pháp là cái gì? Tâm mình khởi một niệm là nó có dục, nó có ác pháp chứ gì? Nó khởi một niệm là nó sanh ra, bây giờ phải đi theo cái ham muốn cái gì thì đó là dục; mà nó khởi ra một niệm phiền não, lo lắng, sợ hãi, buồn phiền,…​ Đó là ác pháp. Các con thấy rất rõ không? Mình ngồi lại mình thấy rất rõ! Cho nên khi đó mình ngồi lại để cho mình xả tâm, ly dục, ly ác pháp; chứ mục đích của mình chưa có bảo vệ, giữ gìn được cái tâm bất động của mình.

Mà hằng ngày mình lo mình xả tâm mình như vậy đó, thì mình phải phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình. Tức là mình phải sống độc cư, sống một mình. Không chơi với ai hết, chứ chơi thì mình bị phóng dật, mà mình phóng dật thì nó tiếp duyên bên ngoài nó làm cho tâm chúng ta đầy lên những niệm, thêm những niệm.

Các con thấy Phật pháp thì đơn giản lắm mấy con, người nào cũng có thể tu được. Nhưng hoàn cảnh của chúng ta nó thuận duyên hay là còn nghịch duyên, nếu nó nghịch duyên thì chúng ta tu không được, mà thuận duyên thì chúng ta tu được.

2- TÌM HIỂU BÁT CHÁNH ĐẠO VÀ TỈNH GIÁC

(06:46) Hôm nay mấy con có duyên về đây được nghe Thầy trực tiếp giảng dạy mấy con tu tập, nhưng coi vậy chứ mấy con chỉ đến để mà biết thôi chứ sự thật ra…​ Được thân người là khó mấy con. Rồi cái nghiệp nhân quả của mấy con…​ À, bây giờ có chồng, có con,…​ điều đó là nhân quả đến đòi nợ mấy con đó, mấy con thương yêu mấy con không thể bỏ nó được. Bỏ con mình, bỏ chồng mình, bỏ gia đình mình sao được? Cho nên đó là những cái nợ nhân quả của tiền kiếp nó đến đòi mấy con đó. Để làm gì? Để nó dẫn dắt mấy con đi vào tái sanh luân hồi tiếp tục làm người, làm loài vật.

Bởi vì mấy con thấy sống trong một cuộc đời của mấy con, mấy con sống được bao nhiêu thiện pháp, bao nhiêu điều mấy con làm thiện? Mấy con giết hại và ăn thịt chúng sanh, biết bao nhiêu loài vật chết để nuôi thân xác của mấy con không? Trước khi chưa biết Phật pháp chắc chắn là mấy con sẽ dùng những thực phẩm nuôi thân mấy con bằng xương máu của chúng sanh, bằng sự đau khổ của chúng sanh, cho nên biết Phật pháp rồi mấy con mới thấy rằng "Ăn chay". Nhưng cái nghiệp mà mấy con chưa có dứt được cái sát sanh thì mấy con còn thấy thèm khát, có nhiều người ăn chay vẫn thèm khát thịt cá chứ đâu phải không, các con thấy khó vô cùng!

Bởi vì mình nuôi dưỡng cái thân mình bằng những ác pháp, cho nên luôn luôn bao giờ nó cũng có ác pháp. Còn một khi mà chúng ta quyết chí tu rồi thì chúng ta phải biết cách thức sống như thế nào gọi là Chánh Mạng, nuôi cái mạng sống của mình, cái thân mình bằng một cách chân chánh. Cho nên trong đạo Phật, Bát Chánh Đạo có dạy chúng ta Chánh Mạng.

Rồi dạy chúng ta Chánh Nghiệp là…​ Cái hành động hằng ngày chúng ta như thế thế nào gọi là chánh, thế nào gọi là tà? Mấy con phải học những lớp Bát Chánh Đạo thì mấy con sẽ biết. Bắt đầu mấy con vô học lớp Chánh Kiến: thấy mọi vật như thế nào gọi là chánh mà thấy mọi vật như thế nào gọi là tà?

Thấy vật gì mà ham muốn, đó là tà; mà thấy mọi vật không có ham muốn, biết buông xả, biết trở về vị trí thanh thản, an lạc, vô sự, bất động tâm của mình, đó là Chánh Kiến.

(09:14) Rồi Chánh Tư Duy tức là suy nghĩ. Suy nghĩ cái nào gọi là chánh, mà suy nghĩ cái nào gọi là tà? Nó dạy mình từng bước, từng bước, từng chút. Chứ không khéo mình suy nghĩ "À, bây giờ lo gia đình mình phải…​ Bây giờ thấy người ta cất nhà đẹp thì mình cũng phải ráng lo làm cái nhà…​" thì đó là mình đang ở trong dục, cho nên tất cả những cái này nó đưa mấy con đi vào trong cảnh khổ.

Khi đó mình hiểu biết được cái tà, cái chánh của nó thì mình mới giải thoát được. Chứ nhiều khi mấy con vô minh mấy con không hiểu. Do đó từ cái chỗ chánh nó thành tà mà từ tà nó thành chánh, mấy con không hiểu cho nên mấy con loanh quanh ở trong con đường. Cho nên khi bước vào Phật pháp, Thầy chưa có đủ duyên để mở các lớp học từ lớp Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng để dạy cho mấy con biết cách tu.

Như hồi nãy Thầy nói Chánh Mạng là mình phải nuôi thân mạng của mình, phải nuôi như thế nào gọi là chánh mà nuôi như thế nào là tà? Các con về vật chất thì mấy con phải ăn uống như thế nào mà nuôi cái thân mạng mình đừng có sự đau khổ ở trong đó gọi là Chánh Mạng, mà mấy con nuôi nó bằng những sự đau khổ của chúng sanh thì đó là mấy con nuôi cái thân tà mạng chứ không phải nuôi Chánh Mạng. Vì nuôi tà mạng thì thân của mấy con phải trả cái nghiệp đó, thì mấy con sẽ đau khổ.

Mà muốn nuôi được Chánh Mạng thì luôn luôn phải tu tập như thế nào để chúng ta biết được Chánh Mạng hay là Chánh Kiến, hay là Chánh Tư Duy,…​ Ít ra mấy con cũng phải tập luyện tỉnh giác. Tỉnh giác có nghĩa là tỉnh thức từng hành động, tỉnh thức từng sự suy tư của mình để rồi mình từ chỗ tỉnh thức đó mình mới biết được cái tà, cái chánh. Còn mình thiếu tỉnh thức tức là mình mê muội thì mình không còn biết, và mình không biết tức là mình đi vào chỗ đau khổ, tự mình không biết.

(11:15) Cho nên đức Phật nói: "Chúng sanh là vô minh”, do không hiểu biết, do truyền thống, sự hiểu biết từ ông bà, cha mẹ chúng ta rồi chúng ta sống theo cái nếp sống đó mà chúng ta không biết đó là nếp sống không đúng, không chơn chánh, làm cho chúng ta khổ.

Chẳng hạn bây giờ đó, cha mẹ dạy chúng ta: "Ờ, phải hiểu như thế này, thế này, thế này…​" Nhưng mà sự thật cái hiểu của cha mẹ hoàn toàn là đang ở trong sự đau khổ. "Ờ bây giờ mình phải lo nè, nuôi con phải cho con ăn học cho giỏi nè, đi ra làm có tiền nhiều nè, để cho nó làm ông này bà kia nè…​" đó là danh với lợi. Khi làm ông này bà kia thì phải góp nhặt, tích trữ tiền bạc, của cải, nhà cửa sang giàu…​ Thì làm những chức ông này, bà kia và có sự giàu sang như vậy, đó là danh với lợi để đem lại cái hãnh diện cho gia đình của mình. Nhưng cái hãnh diện đó là cái hãnh diện của sự đau khổ mấy con.

Rồi con cái lớn khôn đến tuổi lập gia đình thì cha mẹ thúc đẩy: "Bây giờ các con phải lập gia đình chứ sống như vầy thì không thể được", nhưng mà không ngờ cái hiểu biết nối tiếp với nhau để lập gia đình thì lại đem tới sự đau khổ. Từ sự đau khổ này đến sự đau khổ khác, rồi sanh con đẻ cái, nó sẽ tiếp tục, những đứa bé này nó cũng đau khổ liên tục.

Cho nên tại sao đức Phật có một đứa con trai thôi mà không tiếp tục có những đứa con khác nữa mà lại bỏ đi tu? Là chấm dứt cái đời của đức Phật không còn khổ đau, giải thoát hoàn toàn. Còn bây giờ tiếp tục sanh thêm một thằng con, hai thằng con, năm thằng con…​ đều toàn là khổ hết. Cho nên đạo Phật hay! Chấm dứt! Nghĩa là hôm nay mà người ta theo đạo Phật, tức là mỗi một người theo đạo Phật gọi là Phật tử đó, là con Phật. Mà con Phật thì phải giải thoát chứ sao con Phật lại nối tiếp cái dòng đau khổ?

3- CÓ BỐN LOẠI SANH

(13:20) À! Mấy con bây giờ hiểu Phật pháp rồi mà mấy con không giải quyết gia đình của mình chấm dứt, hoặc là các con chưa có lập gia đình thì đừng nên lập gia đình! Không phải…​ Các con đừng có nghĩ rằng trong thế gian này mọi người đều tu hết không người nào lập gia đình thì loài người sẽ mất hết, không có đâu. Nó có bốn cái loại sanh mấy con, ở trong thế gian của chúng ta nó có bốn loại sanh.

Thấp sanh là cái nơi sanh ra nơi ẩm ướt như loài trùng, dế,…​ Nơi ẩm ướt nó sanh ra loài vật thấp sanh.

Rồi noãn sanh là cái loài sanh trứng mấy con, có trứng rồi nó mới nở ra con gọi là noãn sanh.

Thai sanh là như chúng ta hiện giờ đó, là cha mẹ mình phải mang thai thì mới sanh mình ra được, thai sanh.

Nhưng có một loài mấy con hoá ra. Các con đừng tưởng tượng là con bướm hoá sanh ra, con bướm nó đẻ cái trứng rồi từ cái trứng nó nở ra con sâu, rồi từ con sâu nó mới thành con bươm bướm chứ gì? Mấy con nói "Từ con sâu nó hoá thành con bướm", không có phải hoá đâu, nó mọc cánh thêm chứ làm sao mà gọi là hóa được? Con sâu nó mọc cánh nó mới thành con bươm bướm chứ, có phải không? Chứ đâu gọi nó là hóa sanh được, mấy người hiểu sai.

Hoá sanh như thế này nè! Bây giờ trong không gian vũ trụ chúng ta có đủ bốn đại: Đất, nước, gió, lửa. Nhưng mấy con có đủ duyên mấy con hợp lại thành người không? Nó có đủ đó chứ, nhưng mà nó làm sao? Nó phải có hội đủ duyên. Còn mình sanh ra làm người thì nó tạo qua một cái duyên hợp của nó rất là dơ bẩn, nó mới thành người. Chứ nếu mà không hợp duyên thì làm sao mấy con có ở đây được? Nếu không có cha mẹ làm sao có mấy con phải không? Mấy con thấy không?

Cho nên, vì vậy dù là một cái cây, nó cũng phải hợp duyên từ cái hoa phấn kết hợp nó mới thành ra bông trái, nó mới có lên cây chứ? Các con thấy quy luật của nhân quả mà, phải không? Vậy mà một người tu chứng đó, người ta hóa sanh đàng hoàng. Người ta muốn con người lớn đẹp như thế nào chứ đâu phải nhỏ con như mình, mặt người này như thế này, mặt người khác như thế khác, u nần như thế này…​ Đâu có bằng người hóa sanh đâu mấy con?

Cho nên bây giờ chúng ta hợp duyên lại, tất cả tứ đại chúng ta hợp lại thành con người đó gọi là hóa sanh, chứ không phải mình biến hóa mấy con. Biến hóa là thần thông, biến hóa là tạo ảo giác, cái hình ảnh nó không thật. Bây giờ Thầy nói, ngoại đạo luyện Thần thông rồi nó biến hóa ra một con voi. Mà cái con voi đó to lớn như thế này, cái vòi nó đi nó quạt qua quạt lại, người ta thấy sợ nó vô trong cái nhà của mình thì nó sẽ làm tung cái nhà mình sập đi. Nhưng mà con voi đó nó vô đây, cái vòi nó đập vô vách tường không ăn thua gì hết. Nó là cái bóng mà!

Các con thấy bây giờ đốt cây đèn, Thầy đưa cái tay chứ gì, thì cái bóng của tay Thầy, Thầy đập vô cái vách như thế này sẽ thấy cái bóng đập vô cái vách thì cái vách nó có rã không mấy con? Đâu làm sao rã được, đó là cái bóng. Cho nên thần thông nó chỉ hiện ra hình dáng, cái bóng chứ không phải là thật, các con hiểu chưa?

Cho nên ở đây, cái thật của chúng ta là hợp duyên thành con người thật. Cho nên chúng ta còn cái hoá sanh chứ. Hóa sanh rất là thanh tịnh, không đi vào quy luật hợp duyên từ lâu của ba cái loại sanh trước.

4- NĂNG LỰC CỦA TƯỞNG UẨN

(16:46) Cho nên người tu hành thanh tịnh người ta đủ năng lực, người ta bảo thân này chết là chết, bảo thân này sống là sống, thì người ta bảo hợp là hợp. Các con thấy cái quyền lực của người ta có mà. Trong mỗi con người nào cũng có nhưng mà tại sao mấy con không luyện tập? Nó ở đâu mấy con biết không? Ở trong cái đầu của mấy con, đó là cái bộ máy của mấy con đó, nó thông minh lắm mấy con. Cái con người chúng ta có cái đầu, mà cái đầu là cái bộ máy. Mà người ta đã tập luyện điều khiển được cái đầu của người ta, cho nên người ta điều khiển, người ta làm được những việc gọi là siêu việt, gọi là mầu nhiệm chứ sự thật nó có mầu nhiệm gì đâu?

Các con thấy những nhà ngoại cảm, tại sao họ giao cảm được, họ biết ở dưới lòng đất có bộ xương hài cốt dưới họ đi tìm? Cái gì của họ mà biết được cái này? Tại sao cũng con người mà mình nhìn ở dưới lòng đất mình không biết cái hài cốt nằm dưới? Người nào cũng có cái đó hết nhưng nó chưa hoạt động mấy con, nó nằm ngủ đó. Trong đầu của mấy con, những cái tế bào não hoạt động cái phần đó nó chưa có, mà cái người kia có được là tại vì nó có một cái sốc bệnh đau thập tử nhất sinh của người đó, hoặc bị một trận nào đó.

(17:58) Thí dụ như Thầy nói cô Bích Hằng, tại sao cô giao cảm được? Mà bây giờ người ta cũng không biết tại sao mà cô lại có được cái đó. Nhưng sự thật đâu có gì khác, cô bị chó điên cắn, cô không chết, bị nọc chó điên đó, thì bắt đầu nó đánh thức được một cái gì ở trong thân cô. Trong thân chúng ta rõ ràng đức Phật đã xác định có năm uẩn: Sắc uẩn, thọ uẩn, hành uẩn, tưởng uẩn và thức uẩn. Có năm cái uẩn, mà bây giờ trong cái uẩn nào mà nó làm việc này được? Tưởng uẩn nó làm việc chứ cái gì!

Trong giấc mộng mấy con nghe nói tưởng uẩn là cái gì mấy con biết không? Trong nằm chiêm bao, mấy con có giấc mộng là tưởng uẩn làm việc đó. Nhưng mà khi mấy con thức dậy rồi thì hoàn toàn nó im lặng, nó không có làm việc, bởi vì ý thức của mấy con có dừng được đâu? Còn cô này, vừa ý thức mà vừa tưởng uẩn cô hoạt động được cho nên cô đi ra, cô đi bình thường nhưng mà cô dùng ý thức của cô thì cô không bao giờ thấy hài cốt dưới lòng đất. Nhưng mà khi tự nó biết cái hài cốt đó rồi, nó giao cảm được rồi bắt đầu nó hoạt động chứ cô cũng không điều khiển được nó đâu, cô Bích Hằng cô đâu có điều khiển được mấy con. Nhiều nhà ngoại cảm người ta cũng không điều khiển được nhưng mà tự nó hoạt động.

Cho nên khi nó đụng cái gì mà nó giao cảm được thì nó báo liền, thì cô này nói: "Ở đây nè, chỗ này nè, cái tọa độ này sẽ có hài cốt nằm đây", nó rõ ràng và cụ thể, đó là cái tưởng uẩn mấy con giao cảm chứ cái gì?

Mà Thầy chỉ cho mấy con biết tưởng uẩn hoạt động mà trong khi các con nằm mộng, nó biến hiện cả thành phố Hồ Chí Minh bao nhiêu xe cộ, bao nhiêu nhà cửa, bao nhiêu loài người…​ Đều có thể biến hiện được, cái tưởng uẩn nó ghê gớm lắm chứ đâu phải không.

Cũng như bây giờ mấy con nằm mộng mà bao nhiêu linh hồn của người ta cũng ngủ nằm chiêm bao để mà gặp mấy con sao? Người ta cũng vẫn thức chứ đâu có gì, nhưng cái tưởng uẩn của mấy con sẽ làm việc được, nó biến hiện ra tất cả mọi người thân, người chết, người sống,…​ Nó làm cho trong giấc mộng mấy con sẽ thấy được những người đó. Khi mấy con tỉnh mộng thức dậy thì mấy con không biết gì hết, mấy con còn nhớ lại thôi. "Ờ, hồi đó ông nội, bà nội tôi hồi đó chết thì tui…​ Hồi tôi sống thì tôi sống với ông nội, bà nội tôi biết, bây giờ tôi nằm mộng tôi cũng thấy ông bà sống chứ tôi có thấy ông bà chết đâu". Nhưng mà tại sao mình nghĩ rằng đó là linh hồn của ông bà mình? Rồi bắt đầu bây giờ trong giấc mộng mình cũng thấy cha mẹ mình hay hoặc những người thân mình, anh chị em mình cũng gặp nhau ở trong đó, như vậy là mấy người đó họ đang nằm mộng hay sao? Hay là họ đang thức? Mấy con cứ đặt câu hỏi thử coi phải có không. Họ đang thức chứ họ đâu có ngủ như mình đâu? Nhưng mà mình chiêm bao chứ chưa chắc đã họ chiêm bao, vậy thì đâu phải là linh hồn họ ở trong cái giấc mộng mình đâu? Cho nên hoàn toàn không có linh hồn, mà chỉ có tưởng của mình tạo ra có hình dáng này, hình dáng khác.

5- NGƯỜI TU HÀNH LÀ NGƯỜI LÀM CHỦ NHÂN QUẢ

(20:48) Cho nên cuộc đời tu hành chúng ta rất quý mấy con, được con người như chúng ta như thế này, sanh ra làm người có bộ óc như thế này mà không chịu luyện tập thì quá uổng. Các con biết bao nhiêu người nằm xuống lòng đất, biết bao nhiêu người, họ phí không, họ chẳng biết gì nữa hết. Khi chúng ta giữ tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, tâm chúng ta hoàn toàn không còn tham, sân, si thì tất cả những hiện tượng gì xảy ra chúng ta đều biết hết, tự nó hiện ra mấy con.

Một lát nữa - tức là về tương lai chứ gì? Một lát nữa xe đụng mình, biết đi ra đường xe đụng, lát nữa, chừng 5 giờ Thầy sẽ đi ra ngoài đường này, Thầy đi quẹo qua cái cua đó thì có cái xe chạy tới sẽ đụng Thầy và lúc bấy giờ cán Thầy gãy chân. Mà chứ bây giờ, giờ này có phải là 5 giờ chiều đâu? Nhưng bây giờ Thầy biết rồi thì điên gì mà Thầy đi lại cái cua đó lúc 5 giờ để nó cán Thầy, có phải không? Thầy đâu có ngu gì! Như vậy rõ ràng là Thầy đã chuyển đổi được nhân quả của Thầy, nhân quả của Thầy nó sẽ báo cho Thầy biết là tại vì tâm của Thầy nó không còn tham, sân, si, nó thanh tịnh cho nên nó hiện lên trong tâm của Thầy, Thầy biết trước.

(21:57) Cho nên nói một người tu Thiền Định mà chứng thì tâm họ phải thanh tịnh, sự việc gì tương lai xảy ra họ đều biết. Mà họ biết thì họ không có điên gì mà họ đút đầu vô đó để mà họ trả nhân quả, cho nên gọi là chuyển nhân quả mấy con. Họ chuyển đổi nhân quả.

Còn mấy con có biết được không? Cái nghiệp lực của mấy con, mấy con không biết thì nó cứ đưa mấy con vào chỗ đó, đến khi đụng cái rầm rồi thì bắt đầu chở đi nhà thương, (rồi) người ta tháo khớp mấy con liền chứ để nó ở đây đâu có được. Ít hôm mấy con lành lặn thì chống gậy đi về thôi chứ không có cách nào khác, có phải không? Đó là mấy con bị chi phối trong luật nhân quả. Còn với một người tu, coi như người ta chuyển nhân quả mấy con.

Hằng ngày mấy con nỗ lực tu là mấy con đang chuyển biến nhân quả, mấy con giữ tâm bất động là mấy con chuyển, thay đổi nhân quả đó, thay đổi từng tâm niệm của mấy con. Mà mấy con không chịu thay đổi từng tâm niệm cứ để nghĩ cái này, nghĩ cái kia, nghĩ cái nọ…​ Là mấy con tiếp tục sống trong nhân quả. Sống trong nhân quả là sống đau khổ chứ làm gì? Cho nên người tu hành là người làm chủ nhân quả, nhân quả không chi phối chúng ta được. Người ta làm cái hành động gì người ta đều tư duy, suy nghĩ hành động đó có gọi là Chánh Nghiệp? Còn mấy con làm mấy con đâu có biết Chánh Nghiệp, làm rồi đụng người ta giận chửi mình, mình chịu rồi mình buồn phiền, mình đau khổ…​ Đó là mấy con bị chi phối trong nhân quả, các con hiểu chưa?

6- CÁCH LUYỆN TẬP CĂN BẢN CỦA ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ

(23:19) Cho nên ở đây, hằng ngày chúng ta tu tập, mới đầu, chúng ta phải tập luyện có căn bản, phải đi vào pháp căn bản thứ nhất. Trong Định Niệm Hơi Thở dạy chúng ta cách thức nhiếp tâm và an trú: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra", mình tập từ từ. Mình tập chừng 1 phút, rồi 5 phút, 10 phút, rồi 30 phút thôi, để tập coi thử coi nó làm quen với hơi thở như thế nào?

Bây giờ mấy con tập thì mấy con hít vô, thở ra mấy con biết, mấy con thở cái hơi thở bình thường của mấy con. Sau khi 30 phút mấy con tập thở, có vọng tưởng hay không vọng tưởng không cần biết, chỉ cần nhắc: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra". Rồi hít vô, thở ra; rồi nhắc, rồi hít vô, thở ra…​ Tức là trước khi mình thở thì mình tác ý, mình dẫn tâm vào đạo mà. Mình dẫn cái tâm của mình vào hơi thở gọi là nhiếp tâm, nhiếp tâm trong hơi thở. Các con thấy cách thức mình tu tập mà, có gì mà phải khó khăn đâu! Mình dẫn nó mà, thì mình dắt từ từ.

Cũng như bây giờ, Thầy có một con bò hoặc con trâu mà Thầy cột cái dây dàm rồi Thầy dẫn nó đi, thì pháp như lý là cái sợi dây, bởi vì cái tâm của mình nó vô hình mấy con. Mình phải dùng pháp như lý mình nhắc: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra…​" Tức là mình nhắc cái tâm của mình hít vô, thở ra chứ gì, có phải không?

Cái dây dàm mình kéo nó nè, thì nó phải đi một khúc chứ gì? Mình lại nhắc nữa, mình cứ nhắc, nhắc, dẫn hoài cho đến khi mà suốt ở trong 30 phút thì coi như là nó quen đi, nó thuần thục, nó thích nghi đi. Mình thở hơi thở bình thường mình thấy nó không có bị rối loạn, nó không có bị mệt, không có bị tức ngực, mà nó không bị nặng đầu,…​ Đó là đúng. Mà trong thời gian mình dắt như vậy, mình tu tập như vậy mà mình thấy nặng đầu, nhức đầu thì mình xét lại coi thử tại sao mà nhức đầu, nặng đầu đây? Mình thở như thế nào đây, phải không? Mấy con thấy, mình xét tại sao, mình thở sao mà nhức đầu, tập trung như thế nào mà nặng đầu đây?

Mấy con sai thay vì mấy con nhắc: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra" rồi hít vô, thở ra…​ Còn đằng này mấy con nhắc như vậy rồi mấy con làm biếng, nhắc có một lần rồi lo đó. Bây giờ cứ "Mình thấy bây giờ không vọng tưởng…​" Các con cứ lo cái không vọng tưởng mà các con tu sai! Vọng tưởng kệ nó, khởi niệm gì nó kệ nó! Bây giờ mình mới tập để mình dắt cái tâm của mình thôi, cho nên nó có vọng tưởng, nó nghĩ ra cái gì thì nó nghĩ…​ Nhưng mình tác ý thì nó dừng à.

(25:44) Bây giờ thí dụ như Thầy nói: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra" rồi Thầy làm thinh, thì Thầy hít vô, thở ra…​ Nó vừa hít vô cái nó có khởi ra cái niệm, nó chưa thở ra mà nó đã có niệm rồi, mình mặc nó, nó niệm gì kệ nó.

Nhưng khi mà thở ra hết rồi thì mấy con lại nhắc, cái ý mấy con nhắc thì cái niệm nó phải dừng thôi, có phải không? Ý mà, thì ý thức của mấy con đó, nó sẽ phóng một niệm ra bằng cái ý thức, có phải không? Do đó, nếu mấy con tác ý nhắc thì cái ý mà tự động nó nhảy ra thì nó phải dừng lại. Bởi vì cái ý nó không có làm việc hai góc độ được đâu, cho nên vì vậy mà mấy con tác ý "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra" thì niệm đó nó sẽ bị dừng qua câu tác ý của mấy con.

Rồi bắt đầu mấy con hít thở nữa, rồi bắt đầu mấy con tác ý nữa…​ Cứ như vậy thì lúc bấy giờ mấy con dẫn từ từ, từ từ cái tâm mấy con sẽ quen và đồng thời mấy con thấy nó không tức ngực; mà tức ngực thì tức là mấy con vận dụng sai hơi thở. Có lẽ là mấy con chưa tập luyện hơi thở ngắn hoặc là hơi thở dài thì mấy con xét lại. "Sao thấy hơi thở mình lại chậm?" Chậm tức là dài chứ gì? Tức là mấy con sai.

Mới vô đầu thì mấy con phải sử dụng hơi thở bình thường, không được dài. Mấy con thấy, cái tật của mấy con là cứ lo vọng tưởng. Khi thấy không vọng tưởng, bắt đầu mình thở hơi dài một chút mà thấy nó nhiếp tâm, nó không vọng tưởng đó thì mấy con cho "Ờ, như vậy là mình ráng mình gom hơi thở này chắc không vọng tưởng…​"

Đừng có lo vọng tưởng hay không vọng tưởng, mà thở bình thường thì cứ thở bình thường, tác ý thì cứ tác ý…​ Nó có pháp mà! Còn cái này tự mình kiến giải ra pháp. Trong khi đó, hơi thở dài ra mình nghe nó không vọng tưởng, "Được rồi! Cứ ôm hơi thở…​" Các con cứ lo hàng phục vọng tưởng làm chi Thầy chẳng biết! Do đó một hơi thì bị tức ngực,…​ Có phải không? Mấy con thấy, đó là tại mấy con chế pháp ra mấy con tu chứ người ta có dạy tới hơi thở dài cho mấy con đâu.

Nhưng khi hơi thở bình thường mấy con được rồi. Mấy con thấy quen hơi thở, không tức ngực nè, nó không có nặng đầu nè…​ Người ta sẽ dạy mấy con, bắt đầu mấy con sẽ thở hơi thở dài. Ở trong pháp của Phật, ở trong Định Niệm Hơi Thở mấy con thấy: "Hít vô dài tôi biết tôi hít vô dài, thở ra dài tôi biết tôi thở ra dài…​"

Còn Dục không, mấy con cứ thở dài một hơi thì mấy con sẽ bị rối loạn hô hấp, rối loạn hơi thở. Còn bây giờ tập thì nó làm sao bị rối loạn được? Các con tập mà! Đã nói tập thì đâu có nghĩa là mấy con thở một lúc cả chục, hai chục, ba (chục) hơi thở liền được đâu? Tập thì cũng như mới ban đầu mấy con tập cái hơi thở bình thường, có phải không? "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra", thì mấy con hít thở những hơi thở bình thường thôi.

(28:33) Bây giờ tới hơi thở dài thì mấy con lại thở chậm lại. Mấy con phải phân biệt hơi thở dài với hơi thở bình thường nó khác nhau, bởi vì hơi thở dài mấy con phải thở chậm lại. Đây là đi từ cái căn bản để chúng ta làm chủ được hơi thở. Muốn thở bình thường là bình thường, muốn thở dài là thở dài, muốn thở ngắn là thở ngắn…​ Cơ thể chúng ta đều thích nghi được hết. Cho nên nó mới có phương pháp chứ. Phương pháp đức Phật đặt ra như vậy để làm gì? "À, bây giờ tôi tu, tôi thở hơi thở bình thường này tôi cũng vào chứng đạo, thôi tôi cần chi hơi thở dài, hơi thở ngắn?" Nhưng không được đâu, mấy con thở hơi thở bình thường chứ nó sẽ thở dài đó, nó làm chủ mấy con nó dẫn đi đó. Rồi nó dẫn đi một hơi rồi bắt đầu nó thở ngắn, nó hít vô, thở ra lia lịa, lia lịa như thế này, như cây thoi mà nó chạy qua, chạy lại như vậy thì mấy con cũng vẫn sai hết.

Cho nên vì vậy mà tập hơi thở bình thường rồi tập hơi thở dài chứ không được tập hơi thở ngắn trước, mấy con coi theo Định Niệm Hơi Thở của đức Phật đã dạy không? Từ hơi thở bình thường đến hơi thở dài hoặc thở chậm, chậm, chậm, chậm hết. Thí dụ nhắc: "Hít vô dài tôi biết tôi hít vô dài, thở ra dài tôi biết tôi thở ra dài". Đây là Thầy dạy rất là căn bản cho mấy con đó, chứ thường thường mấy con đọc thì mấy con thấy lờ qua. Mình muốn tu cao mà, cái chuyện hơi thở này thôi đâu bằng mình ngồi lại mình tác ý "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", ít bữa là chứng đạo chứ gì! Nhưng sự thật mấy con chưa căn bản, mấy con chưa chứng đạo, mấy con chưa vô được đâu.

Rồi mấy con mà có vô được đi nữa, không vọng tưởng mấy con cũng bị ức chế tâm, cho nên mấy con tu hoài không chứng đạo, mấy con không đủ cái lực để mấy con làm chủ sự sống chết. Mặc dù mấy con một giờ, hai giờ hoàn toàn không vọng tưởng, nhưng mấy con ngồi dài nữa mấy con ngồi không được, mấy con kéo ra dài không được.

Nghĩa là mấy con muốn ngồi một ngày, hai ngày, bảy ngày đêm tâm bất động mấy con không biết làm sao hết. Mấy con ngồi không một hai giờ chơi được thôi, cách thức của mấy con thì ngồi một-hai giờ, ba-bốn giờ đó là cao lắm, ngồi đó mà gồng mình mà chịu, ngồi đó mà ức chế…​ Sự thật đâu phải chuyện như vậy, đâu phải vậy!

Cho nên từ chỗ mà căn bản mấy con vô tập căn bản, mấy con phải làm chủ được hoàn toàn hơi thở của mấy con, muốn thở dài là nó thở dài, muốn thở bình thường là thở bình thường. Mà mấy con tập luyện là mấy con thở ra, mấy con biết cái hơi thở nào của mấy con, đúng (hay) sai. Mấy con không vì hết vọng tưởng, mấy con không sợ nó, nhưng mấy con điều khiển được hơi thở tức là mấy con nhiếp tâm được trong hơi thở thì không có vọng tưởng chứ không phải ức chế. Đó là cách thức tu của người ta như vậy mà!

7- KHI TU TẬP HƠI THỞ NÊN THƯA HỎI NGƯỜI CÓ KINH NGHIỆM

(31:10) Cho nên khi mà vào tu, mấy con phải đi vào những cái cơ bản nhất của Định Niệm Hơi Thở. Phải được rèn luyện và khi tu tập thì mấy con cần phải được gần gũi một vị Thầy chứ hơi thở không phải là chuyện dễ, nó là thân hành nội. Cho nên nếu mà lơ mơ thì mấy con sẽ bị làm rối loạn hô hấp của mấy con, nên mấy con phải được gần một vị thiện hữu tri thức, người ta đã từng trải qua trong hơi thở rồi.

Bây giờ trước khi mấy con muốn tu tập hơi thở thì mấy con tập. Mấy con ngồi mấy con thở, người ta theo dõi, người ta xác định: "Ờ, được. Con sẽ tập trong một ngày đêm với hơi thở này trong thời khóa, sáng hôm sau mấy con phải trình bày lại hơi thở của mấy con tu tập như thế nào", người ta theo dõi để mà người ta kiểm tra lại từng chút hơi thở của mấy con. Cho nên Thầy nói dạy chung chung thì dễ chứ mà dạy thật sự để đi vào chứng đạo nó không phải dễ! Người ta dạy có một Thầy, một trò, mấy con.

Vì vậy mà những vị Thầy người ta dạy chứng đạo đó, người ta ở trên núi cao, trong rừng rậm…​ Mấy con tha thiết mấy con đi cầu đạo, mấy con vô trong những khu rừng rậm, trong đó ít có ai lắm. Mấy con vô gặp một vị Thầy tu chứng đạo, thì người ta bảo như thế nào mấy con biết không? "Mấy con dám ở trên cái hòn đá này nhảy xuống núi được không?" Mấy con dám nhảy xuống thì người ta sẽ độ mấy con tu.

Sự thật nghe nói vậy thì mấy con cứ nhảy liền xuống đừng sợ chết, ông Thầy ông không có bỏ mấy con chết đâu mà sợ! Nhưng mà người ta thử thách cái gan dạ của mấy con có không, các con hiểu chưa? Cho nên mấy con đọc chuyện, nghe cũng như là chuyện huyền thoại chơi vậy, sự thật không phải, là các Thầy người ta thử thách thật đó mấy con. Còn đây Thầy dạy chung chung cho mấy con nghe thôi, nhưng sự thật mà đi vào chỗ tu tập, nó không phải là tự mấy con ở nhà tu tới nơi tới chốn được.

8- PHÁP THÂN HÀNH NIỆM BÍ QUYẾT RÈN LUYỆN NGHỊ LỰC VÀ SỨC TỈNH GIÁC

(33:04) Sự thật ra vấn đề Phật pháp không phải khó, mà nó khó là ở chỗ chúng ta hay kiến giải ra để tự tu. Mục đích chúng ta…​ từ xưa đến giờ người ta lầm, người ta cứ lo tu ức chế ý thức của chúng ta để đừng có vọng tưởng; tưởng là không có vọng tưởng là thành tựu. Sự thật không phải chuyện không có vọng tưởng!

Đức Phật đã dạy mà, "Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp"*. Ý thức của chúng ta là phương pháp để dẫn nó ly dục, ly ác pháp chứ đâu phải ức chế nó. Các con cứ vô nhiếp hơi thở để cho đừng có vọng tưởng thành ra ức chế ý thức! Mà các con quên là *Kinh Pháp Cú đức Phật dạy rất rõ ràng: "Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp". Luôn lúc nào chúng ta cũng phải dẫn nó, lấy cái ý của chúng ta để dẫn các pháp chứ? Cho nên pháp Như Lý Tác Ý nó rất cần, rất cần.

Vì vậy khi tu tập…​ mấy con buồn ngủ là mấy con ôm pháp Thân Hành Niệm, kết hợp thân hành nội, thân hành ngoại, vừa rèn luyện nghị lực của mấy con, bởi vì đi 5 bước hay 10 bước thì mấy con ngồi xuống hít thở năm hơi thở, rồi đứng dậy đó là rèn luyện nghị lực của mấy con. Mấy con có bền trí, thấy nó nhọc nhằn quá mà mấy con cứ tập hết giờ thì mấy con nghỉ, rồi tới đúng giờ thì mấy con lại tập nữa, đó là rèn luyện nghị lực của mấy con, thứ nhất.

(34:23) Cái thứ hai, nó giúp cho mấy con không còn bị hôn trầm, thùy miên. Bởi vì đứng lên ngồi xuống mà, làm sao ngủ được? Ngủ làm sao đứng, ngủ làm sao đi? Các con hiểu chưa? Cho nên cái Pháp Thân Hành Niệm nó kết hợp vừa hơi thở - có ngồi, vừa có đứng, vừa có đi để biết thân hành nội và thân hành ngoại, nó làm cho mấy con tỉnh táo. Như vậy là trước khi mà vào tu đó, thì mấy con tập pháp Thân Hành Niệm để chúng ta có sức tỉnh giác. Như lúc đầu Thầy nói phải có tỉnh giác. Sau khi có đủ sức tỉnh giác, thấy hôn trầm, thùy miên nó không…​ Bây giờ, giờ này là 12 giờ mà thấy nó lừ đừ muốn buồn ngủ: "Tao cho mày ngủ đi, tao đi Pháp Thân Hành Niệm, mày ngủ đi, đêm nay tao nhất định là không cho ngủ!"

Pháp Thân Hành Niệm nó phá sạch, không ngủ được mấy con. Mình có pháp mà, mình làm chủ được hôn trầm, thùy miên, cái lừ đừ, cái lười biếng của mình mà chứ đâu phải không. Cho nên mình có pháp. Mình làm chủ được rồi, không phải cứ ôm pháp đó mà tu, mà chính những cái ác pháp, những cái hôn trầm, thùy miên đó là ác pháp, mình dùng nó mà phá. Còn bây giờ ngồi đây mà cứ niệm này tới, niệm kia lăng xăng hoài, ôm pháp Thân Hành Niệm vô mà dập nó đi thì nó sẽ không niệm chứ có gì đâu? Lúc bấy giờ ngồi lại không niệm thì…​ có một cái niệm nào đó, dùng pháp Như Lý Tác Ý xả nó ra hết, quét cho sạch hết. Sau đó nó không còn có niệm nữa, mà không niệm thì chứng đạo chứ có gì đâu khó đâu?

Cho nên đầu tiên là phải tập tỉnh giác, mà tập tỉnh giác thì phải Thân Hành Niệm. Mấy con thấy không phải pháp Thân Hành Niệm mà chúng ta đi tới nơi tới trốn được, mà nó chỉ phá những cái thô đầu tiên, cái hôn trầm, thùy miên, cái loạn tưởng…​ Sau đó những cái vi tế thì chúng ta dùng Tứ Niệm Xứ mà quét. Nãy giờ Thầy chưa nói Tứ Niệm Xứ, mà bây giờ nói tới Tứ Niệm Xứ rồi.

9- NHỮNG LƯU Ý TRONG KHI LUYỆN TẬP HƠI THỞ

(36:17) Tứ Niệm Xứ là gì mấy con? "Trên thân quán thân", trên thân quán thân tức là hễ quán thân thì tức là phải quán thọ, quán thọ thì phải có quán tâm, quán tâm thì phải có quán pháp. Quán thân tức là đủ thân, thọ, tâm, pháp; đủ ở trên đó.

Bây giờ Thầy ngồi lại mà giữ tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự thì tâm Thầy nó ở đâu? Hồi nãy giờ Thầy nói tâm bất động chứ chưa nói Tứ Niệm Xứ phải không, vậy thì tâm Thầy ở đâu? Mấy con thấy, bấy giờ nó thấy hơi thở, bởi vì Thầy ngồi im lặng thì sẽ thấy hơi thở rồi. Mà tâm hễ thấy hơi thở thì tâm nó đâu có niệm gì đâu, phải không? Nó bất động. Vậy thì bây giờ mấy con cứ chú ý trong hơi thở - không có tập trung trong hơi thở thì bị ức chế, nó không phải Tứ Niệm Xứ - vừa thở mà vừa cảm nhận toàn thân của mấy con, có phải không? Đó là trên thân quán thân chứ sao? Có biết hơi thở, có biết ở cảm nhận được thân của mình, hơi thở rung động như thế nào rất nhẹ nhàng ở trong cơ thể, biết rất rõ toàn thân từ chân lên đầu, từ đầu xuống chân rõ ràng theo hơi thở nhịp nhàng…​ Người đó gọi là trên thân quán thân. Nhờ nương vào trên thân quán thân, mấy con mới kéo dài thời gian này đến thời gian khác mà không bị ức chế tâm.

Hồi nãy Thầy nói "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" thì mấy con phải tập luyện hơi thở: hơi thở bình thường, hơi thở dài, hơi thở ngắn, phải trải qua một thời gian. Bây giờ mấy con mới trở về với sự tâm bất động của mấy con thì nương vào hơi thở, rồi bắt đầu mấy con thấy hơi thở dài nó thích hợp với mấy con không, cái hơi thở ngắn thích hợp không, hay là hơi thở bình thường, tự mấy con biết cơ thể của mấy con là người thở hơi thở chậm,…​

Ở đây vậy chứ có người thở chậm mà có người thở ngắn mấy con, có người thở bình thường mấy con, chứ không phải là người nào cũng giống người nào hết đâu. Có người hơi thở chậm nhưng mà không phải quá chậm, nó chậm hơn cái hơi thở bình thường mà nó ngắn hơn; có người thở nhanh lắm, có người…​

(38:18) Thí dụ như bây giờ Thầy nói nè, trong một phút, có người thở có 10 hơi thở à, mà một phút có người thở 20 hơi thở, có phải không? Hơi thở chậm hay hơi thở nhanh, 20 hơi thở thì nó phải nhanh hơn cái người 10 hơi thở chứ sao? Có người họ thở có 5 hơi thở một phút; còn mình, mình thở là tới 10 hơi thở một phút thì thử hỏi cái hơi thở của người 5 hơi thở có phải dài hơn không? Cho nên trong chúng ta có nhiều người họ thở hơi thở dài, mà có nhiều người họ thở hơi thở ngắn, chứ không phải là người nào cũng giống người nào hết. Do như vậy mà chúng ta tùy vào cái hơi thở của chúng ta mà tu tập.

Cho nên đức Phật dạy chúng ta bài pháp đầu tiên là tập luyện hơi thở bình thường, hơi thở dài rồi hơi thở ngắn. Sau khi nắm vững được hơi thở dài, hơi thở ngắn rồi, biết thân của mình là người thở hơi thở dài hay hoặc là thở hơi thở ngắn. Bởi vì mình có tập luyện hơi thở ngắn thì mình biết lấy cái độ nào mà gọi là hơi thở dài, mà lấy cái độ nào mà gọi là hơi thở bình thường, lấy cái độ nào mà gọi là hơi thở ngắn đối với đặc tướng thân của mình. Sau khi nắm vững điều này rồi thì chúng ta mới có cách thức tu nó không sai, còn chưa biết cái này thì mấy con sẽ tu sai. Nếu mà tập luyện nhiều hơi thở thì mấy con bị rối loạn hô hấp, nó làm mệt, làm tức ngực hay hoặc là nặng đầu…​ Đó là cách thức của mấy con tu tập không có biết cái đặc tướng của mình cho nên nó bị sai.

Cho nên ở đây, nó không đơn giản mà nó đơn giản, nó rất đơn giản nhưng nó không đơn giản. Khi mình không biết là nó không đơn giản đâu mấy con, mà đã biết rồi thì rất là đơn giản, không có khó khăn. Cho nên khi mà vào tu người ta dạy cho mình rèn luyện hơi thở một thời gian, chừng cao lắm năm, sáu tháng thì mấy con sẽ thuần thục trên những hơi thở, mà khi thuần thục các hơi thở rồi thì người ta dạy cách thức của mình để ly dục, ly ác pháp xả tâm bằng tri kiến giải thoát. Khi mình xả tâm bằng tri kiến giải thoát những cái thô mình đã quét sạch hết rồi thì bắt đầu người ta dạy mình quét cái vi tế là ở trên Tứ Niệm Xứ mình quét, tức là mấy con bước vào Tứ Niệm Xứ. Mà Tứ Niệm Xứ tức là lớp thứ bảy của Bát Chánh Đạo - Chánh Niệm, cái lớp sắp sửa chứng đạo đó mấy con, cái lớp chứng đạo đó là Tứ Niệm Xứ.

10- THIỀN ĐỊNH CỦA NGOẠI ĐẠO MẠO DANH PHẬT GIÁO

(40:41) Cho nên khi mấy con trải qua những cái hơi thở rồi mấy con tu để ly dục, ly ác pháp thì người ta sẽ lần lượt…​ Đến khi các con tu ở trong Chánh Niệm, tức là trên Tứ Niệm Xứ thì người ta dẫn dắt tới đó rồi người ta hướng dẫn từ một giờ cho đến hai giờ, cho đến một ngày, hai ngày…​ Người ta hướng dẫn cho mấy con đến khi tâm con bất động hoàn toàn trên Tứ Niệm Xứ, tức là "Trên thân quán thân". Suốt bảy ngày đêm mà tâm bất động như vậy, cái tâm mà quán thân như vậy thì nó sẽ đủ Tứ Thần Túc, bốn cái lực như Thần gọi là Tứ Thần Túc. Tứ là bốn, Thần là Thần lực, túc là đủ, muốn cái gì nó làm đủ cái nấy. Thí dụ như Dục Như Ý Túc, các con muốn thân tâm con làm cái gì thì nó làm cái đó, muốn chết nó chết mà muốn sống nó sống, đó gọi là Dục Như Ý Túc.

Định Như Ý Túc là mấy con sẽ nhập các định, muốn nhập định nào nó sẽ nhập định nấy. Bây giờ, từ lâu tới giờ mấy con không biết cái “Không Định” như thế nào thì nó sẽ nhập vào Không Định. Con bảo thân tâm con phải nhập vào Không Vô Biên Xứ Định thì nó sẽ nhập vào Không Vô Biên Xứ Định. Nó chẳng biết cái đó là như thế nào hết, mà con ra lệnh thì nó vào đúng y, không trật. Con bảo nhập Sơ Thiền, nó nhập Sơ Thiền, mà bảo nhập Tứ Thiền, nó nhập Tứ Thiền. Bởi vì cái lực Định Như Ý Túc, định như ý mình muốn mà! Còn mấy con chưa có Định Như Ý Túc mà mấy con ngồi thiền nhập định, đó là mấy con sẽ nhập sai hết. Mấy con ức chế ý thức, mấy con sẽ lạc, lọt vào Không Tưởng, Không Vô Biên Xứ Tưởng. Mấy con sẽ lạc vào Không Tưởng, vào Không Tưởng thì mấy con sẽ không còn đường đi tới nữa.

Cho nên có một số Sư Thầy khắp ở trên thế giới chứ Thầy không nói riêng ở Việt Nam đâu, có một số người rất là nỗ lực tu tập nhưng họ lạc vào Không Vô Biên Xứ Tưởng. Họ ngồi một, hai ngày thiền được, họ ngồi một, hai giờ thiền bất động được nhưng họ lọt vào trong Không Vô Biên Xứ Tưởng. Các con có thấy nhục thân của ngài Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường không? Thầy nói đây, thì mấy con sẽ thấy cái nhục thân đó ở tại chùa Đậu chứ? Người nào có đến miền Bắc là chúng ta đến thăm chùa Đậu là thấy nhục thân chứ sao? Các ngài đều lọt trong Không Tưởng mà để nhục thân đó mấy con, chứ đâu phải đúng đâu? Vì ngài nhập trong Không Tưởng ngài để lại nhục thân thì chúng ta thấy quá tuyệt.

(43:02) Bên Trung Hoa có nhiều vị Sư, thậm chí như Lục Tổ Huệ Năng cũng để lại nhục thân, Ngài Hán Sơn cũng để lại nhục thân ở bên Trung Quốc. Nhưng những hài cốt đó để lại để mà chơi chứ sự thật các ngài đều lọt trong Không Tưởng. Nếu mà các ngài tu đúng để ly dục, ly ác pháp để nhập được như Phật làm chủ sanh, già, bệnh, chết thì hôm nay chúng ta có sách vở của các ngài để lại con đường tu để làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Các ngài đâu có sách vở dạy chúng ta cách thức tu làm chủ sanh, già, bệnh, chết? Như vậy rõ ràng là các ngài hoàn toàn là ở trong pháp tưởng giải ra mà tu tập, lọt trong Không Vô Biên Xứ Tưởng. Thầy xác định rất là rõ ràng, bởi vì sách vở chứng minh.

Cũng như bây giờ Thầy nhập định mà Thầy làm chủ được sự sống chết, cho nên sách Thầy viết y như những gì mà đức Phật đã làm chủ sanh, già, bệnh, chết, có phải không? Thầy có tịch đi 1000 năm đi nữa sách này nó cũng đều còn hoài chứ làm sao mất được, có phải đúng không? Một vị Sư mà tu chứng cái gì thì người ta để lại cái đó, mà cái đó có đúng với Phật pháp hay không?

Bây giờ mình nhìn lại qua kinh sách Đại thừa, qua Thiền Đông Độ mình thấy để lại những phương pháp tu đó không làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Một vị Thiền sư, như vị Thiền sư, Ngài gì mà qua Việt Nam dạy thiền (Thầy) quên rồi…​ Ngài Duy Lực, có phải không? Mà xe đụng ngài không biết, tâm Ngài thanh tịnh chỗ nào mà tại sao Ngài đi đường mà Ngài không biết, để xe đụng mình chết? Một người mà tâm thanh tịnh làm sao mà thân họ có bệnh được mấy con? Tâm mà thanh tịnh thì cái thân phải thanh tịnh chứ sao! Bệnh nào mà vô được, ác pháp nào vô tác động được thân họ?

Cũng như Thầy bây giờ tám mươi mấy tuổi rồi, bệnh nào dám tác dụng vào thân Thầy, có phải không? Mấy con thấy không, Thầy có bao giờ mà đi nằm nhà thương như quý Hoà Thượng đâu? Rõ ràng là Thầy đã làm chủ được bệnh, vì do thân tâm Thầy thanh tịnh, chứ tâm Thầy mà không thanh tịnh, nó còn ham dục, nó còn ham ăn, ham ngủ, nó còn ham này, kia…​ Thầy chưa làm chủ được nó thì sao làm chủ được bệnh? Các con thấy rõ.

(45:16) Thí dụ như bây giờ có một vị Thầy cũng là dạy người ta tu thiền; dạy người ta tu thiền mà đi nằm nhà thương thì thiền này chưa phải là thiền. Thiền thì làm sao nằm nhà thương, nó thanh tịnh làm sao bệnh nó vô thiền được mà nói vô? Tâm thiền thì thân thiền, tâm định thì thân định. Mà Thiền Định thì làm sao có những ác pháp tác động vô được? Mà thân bệnh là ác pháp chứ gì? Các con hiểu chỗ đó. Cho nên không làm sao ác pháp mà tác động được thân tâm của người đó thì làm sao mà người đó bệnh, làm sao đi nằm nhà thương? Điên gì mà không bệnh đi vô nhà thương nằm, có phải không? Có bệnh mới đi nằm nhà thương mấy con.

Cho nên ở đây là mục đích mà Thầy dựng lại con đường tu tập của đạo Phật để làm chủ bốn sự đau khổ sanh, già, bệnh, chết như Phật ngày xưa. Phật đã tìm thấy được con đường tu tập để làm chủ bốn sự đau khổ này, truyền dạy lại chúng ta. Sau đó các ngài tu tập không làm chủ được bốn sự đau khổ, kiến giải ra để biến thành một cái đường lối mê tín cầu an, cầu siêu,…​ Cầu khẩn thôi chứ còn không cách nào khác, còn Thiền Định thì lọt trong không.

Cho nên một vị Thầy dạy tu Thiền Định mà còn sám hối thì làm sao mà Thiền Định? Thiền định là chuyển nhân quả thì sám hối…​ Có lỗi lầm gì đâu mà sợ. Các con thấy không, đâu có cần gì mà phải sám hối? Bởi vì khi mà Thiền Định thì "Tâm Bất Động, thanh Thản" thì nó còn cái niệm nào mà gọi là ác pháp trong đó mà gọi là sám hối?

Đi ra thì người Thiền Định đi ra tỉnh thức hẳn hòi. Bước đi thì người ta nhìn, người ta rất rõ con trùng, con dế, con kiến dưới chân người ta đã tránh, người ta có đạp đâu mà phải sám hối. Các con hiểu không? Người ta Thiền Định thì người ta rất tỉnh táo, người ta bao giờ mà nạt nộ la lối người khác đâu mà phải sám hối? Bởi vì người ta luôn luôn lúc nào người ta cũng nhẹ nhàng, ôn tồn…​ Đó là Chánh Nghiệp của người ta mà, chứ người ta đâu có ác nghiệp đâu! Mấy con thấy rõ chưa? Còn cái này mình la lối, mình làm cho người ta sợ hãi…​ Đó là ác pháp thì mình còn sám hối, mà sám hối để làm gì đây? Sám hối mình có sửa được hay không, hay là mình sám hối để chư Phật gia hộ cho mình, để hết tội rồi mai mốt làm tội nữa sao? Cái chuyện đó không bao giờ có chuyện đó đâu. Cho nên ở đây Thầy không dạy mấy con sám hối, mà chính mấy con phải sửa mình đừng làm điều ác, đừng làm điều sai. Tự cứu mình bằng phương pháp, bằng cách tu tập để giữ tâm mình bất động không có ác pháp nào tác động vào trong đó được. Đó là cách thức tu.

11- BÀI HỌC ĐẦU TIÊN: HÃY NHÌN ĐỜI BẰNG ĐÔI MẮT NHÂN QUẢ

(47:57) Nhưng một đời người sanh ra, như hồi nãy Thầy nói, cũng như đức Phật đã nói:"Được thân người là khó" mấy con, mà gặp được chánh pháp để tu tập làm chủ bốn sự đau khổ là khó hơn nữa. Nếu chúng ta xem thường nó thì chúng ta đã phí bỏ cuộc đời của chúng ta làm người.

Chắc gì mấy con lên làm người mà mấy con không…​ Suốt cái thời gian mấy con làm người mà được lớn như mấy con đang ngồi trước mặt Thầy thì mấy con đã làm biết bao nhiêu sự vô tình trong ác pháp? Đi cũng quên, đạp chết con kiến. Phải trả nghiệp đó, chứ mấy con không tránh khỏi đâu! Mà trong khi nhỏ, các con chưa hiểu biết, nhiều khi các con làm rất là nhiều tội.

Thầy thấy một đứa bé mà cha mẹ không dạy, nó thấy kiến nó lấy chân nó chà, nó đạp mấy con. Tự nhiên nó đâu có nghĩ đó là ác pháp đâu? Nhưng mà nó nghĩ ở trong đầu nó là những con kiến này sẽ cắn nó nè, cho nên nó sợ, nó giết chứ có gì đâu? Cho nên khi mà hiểu Phật pháp rồi thì mấy con dạy: "Con muỗi nó cũng biết đói mấy con, chúng ta sợ nó cắn thì chúng ta giăng mùng. Nhưng mà giăng mùng đó, đừng có rọi đèn vô ở những con muỗi mà còn kẹt trong mùng mình vỗ đập cho nó chết. Cho nên vì vậy đó, con muỗi nó cũng có vợ, có chồng, có con cái…​ Lỡ con muỗi mẹ nó chết thì nó bỏ con nó sao?!"

Mình xét phải không? Mình cũng phải thương chứ? Do mình suy nghĩ như vậy thì mình mở cửa mùng ra mình đuổi nó ra để nó đừng cắn mình, tức là mình sợ cắn, chớ mình bố thí chút máu có ăn thua gì? Nó còn có cái duyên mình tạo thêm cái phước của mình chứ chết chóc gì?

Nếu mấy con không có bệnh sốt rét thì bây giờ chui vô rừng, mấy con nằm trong rừng cũng không bệnh sốt rét, mà có sốt rét cũng có người trị mấy con, mấy con cũng không có chết đâu mà sợ. Nghiệp mấy con đâu có chết thì mấy con sẽ có thuốc mấy con trị. Còn bây giờ cái nghiệp mấy con chết vì sốt rét, bây giờ mấy con ở nhà đi, mấy con đóng cửa, mấy con ngủ mùng đi…​ Mai mốt nó cũng sốt rét nó chết à. Nhân nào quả nấy mà! Cho nên vì vậy đừng sợ trong cái vấn đề đó, mà mình sợ mình có làm thiện hay làm ác đây thôi. Cuộc sống của chúng ta mà, cái nhân quả nào thì phải trả cái nhân quả nấy, nhân nào quả nấy.

(50:11) Cho nên trong cái sự tu tập thì theo Thầy thiết nghĩ, mấy con nên tập từ căn bản mà đi vào, từ căn bản đi vào. Hằng ngày, chúng ta biết rồi thì chúng ta triển khai tri kiến của chúng ta để xả bằng cái tri kiến nhân quả. Người ta chửi mình thì mình nghĩ đây là nhân quả, có duyên. "Hồi đó mình chắc có lẽ là chửi ông này dữ lắm, bây giờ mình gặp lại thì ông này ông chửi mình có gì mình phải buồn, vui vẻ mà trả nghiệp đời trước đi" thì lúc bấy giờ mình còn giận ông ta nữa không? Hết giận, tại vì mình hiểu nhân quả. Phải không?

Do đó, từ cái hiểu đó nó làm cho mình được sự giải thoát. Hoàn cảnh gia đình mình, đứa con nó ngỗ nghịch nó nói, mình dạy nó, nó không nghe, nó cứ ham chơi…​ Thì bổn phận mình làm mẹ hay làm cha thì mình khuyên chứ không được đánh nó. Chứ nếu tức quá, mình cứ tát đầu nó hoặc là mình rầy mắng nó thì cái nghiệp của mình trả thêm cái quả là làm ác. Đánh nó đau thì tức là mình tránh khỏi cái bàn tay đau của mình đánh nó không? Mình sẽ bị trả đó. Cho nên không nên đánh mà nên có lời khuyên, mình khuyên nó nghe hay không nghe đó là cái quyền của nó. Nhưng làm mẹ, làm cha thì không thể thấy con mình bê tha như vậy được cho nên mình cố gắng mình thuyết phục nó, mình nhắc cho đến khi nào nó trở thành người tốt thôi, mà nó còn xấu thì mình cứ nhắc mãi, nhắc mà không đánh, nhắc mà vui vẻ, nhắc mà không tức giận. Chứ mấy con thấy con mình nó sai rồi mình cứ đâm ra tức giận, buồn phiền tức là mình bị nhân quả chi phối.

(51:40) Đó, mình phải hiểu được sự đau khổ của mình, sự tức giận của mình là ác pháp, mà tức giận con mình thì mình hiểu nhân quả để cái tâm mình cởi mở. "Nó đến nó đòi nợ mình đây! Tại sao cái đứa con nó dễ dạy, nó ngoan, nó hiếu, nói đâu nó nghe, nó không có cãi mình, còn sao đứa này nó lại vậy? Thì đứa đó nó nợ mình, nó đến đây nó trả cho nên nó hiếu hạnh. Còn đứa này mình nợ nó cho nên nó đến đây nó phá, nó làm cho mình tức giận…​. Vậy mình đừng tức giận!"

Lúc bấy giờ mấy con hiểu được nhân quả mấy con không tức giận thì mấy con đã xả được tâm. Mà xả được tâm thì mấy con dùng Thiện Pháp, lòng thương yêu của mấy con với cái không tức giận, với cái không đánh, không mắng chửi nó thì nó chuyển nhân quả của mấy con. Ít hôm thằng nhỏ này nó sẽ trở thành một đứa con ngoan. Chứ còn mấy con đánh riết nó coi, nó lén lút nó còn đi chơi mà cách thức nó lại giấu giếm mấy con nữa. Chừng mà nó đùng một cái là mấy con thấy, "Trời ơi, bây giờ mày nghiện ngập cái kiểu này thôi chắc tao chết…​ " Có phải không? Mình đánh riết coi, nó lén nó hút lén tới chừng mình hay được (thì) nó trở thành con nghiện, cái đó là tại mình xui nó đi hút lén chứ gì?

Cho nên vì vậy mình thương nó mà coi chừng mình lại hại nó, mình đưa cái nhân quả của mình đi đến chỗ khổ cho chính bản thân mình. Cho nên ở đây thì Thầy dặn mấy con, lúc nào cũng để cái tâm mình bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, trước cái nhìn của mình phải nhìn nhân quả, nhìn nhân quả mấy con! Đó là cách thức học đầu tiên.

12- HIỂU VÀ THƯƠNG

(53:09) Mặc dù hôm nay mấy con là tu sĩ, nhưng mấy con chưa có đủ căn bản của mình để đi vào Thiền Định thì ít ra mình cũng phải xả tâm mình bằng tri kiến giải thoát của mình, bởi vì người nào cũng có tri kiến giải thoát.

Tại vì tri kiến của mình là cái tri kiến hiểu biết, nó chưa có nằm ở trong phương pháp, cách thức giải thoát, cho nên đạo Phật ra đời mới dạy chúng ta có năm giới luật. Đó là năm đức nhân bản thì mình phải học năm đạo đức nhân bản này.

Còn nói giới thì mình nói nghe nói giới cấm sát sanh: "Mình tu theo đạo Phật, thôi đừng có sát sanh, ăn chay thôi…​ " Chưa đủ! Tại mình không hiểu nó là Đức Hiếu Sinh, cái lòng thương yêu, chứ không phải do ăn chay để mà làm Phật, do ăn chay để mà giải thoát…​ Không phải đâu! Mà nó dạy cho mình Đức Hiếu Sinh, lòng thương yêu. Thương yêu như thế nào? Chính có sự thương yêu thì mình có tha thứ, mình mới tha thứ thì tâm mình mới an ổn, phải không? Cho nên vì vậy mà mình cứ ghim chặt ở trong lòng của mình, thì mình làm sao mình tha thứ?

Cho nên mình thương yêu là tha thứ. Mình nghĩ rằng cuộc đời ai cũng phải có những ác pháp mà người ta lầm, người ta không hiểu, người ta mới tạo ác pháp đó cho nên vì vậy mình vui vẻ mà thương yêu, tha thứ. Có dịp thì mình trợ giúp cho họ, có dịp thì mình khuyên lơn chứ đừng bỏ mặc. Mặc dù là người xa lạ nhưng có duyên thì mình độ, mà không duyên mình lại khuyên họ, coi chừng họ chửi mình. Mình phải biết cái nhân duyên nó hợp.

Như anh này, anh làm những điều gì đó bây giờ anh thọ quả khổ cho nên anh đến anh tâm sự với mình. Mình lắng nghe, mình chịu khó lắng nghe, đừng nói gì hết. Để rồi anh nói hết những sự đau khổ tức là anh buông xuống bằng cách là cho mình gánh phụ anh cái đau khổ của anh thì mình chấp nhận, tại vì nhân duyên mà, mình chấp nhận ngồi nghe.

Mình ngồi nghe xong rồi, mình khéo léo thì mình đem một ví dụ: "Hôm đó tui có thằng con nó cũng giống như anh vậy đó, nó cũng sống như vậy đó mà tui khuyên nó bây giờ là nó đàng hoàng lắm". Mình nói con mình thôi nhưng mà ông này nghe "À, có lý! " Rồi (họ) nói: "Anh khuyên nó sao mà nó thắng được nghiện ngập như vậy?"

"Tôi bảo nó như thế này, thế này…​ Cho nên (từ từ) lần lượt tự nó, nó tự giác, rồi nó nỗ lực. Tui thì phụ giúp nó thôi, nhưng mà cuối cùng nó thoát ra cơn nghiện".

Ông này thấy ông cũng muốn cai nghiện chứ gì? Nhưng mà nghe nói có lý, do đó ông về nói với gia đình: "Bây giờ gia đình phải giúp tui để mà tui cai nghiện cái này mới được! Cũng như cái ông bác, ông chú gì đó ông chỉ cách ông giúp con ông vậy…​"

Bây giờ, ông này ông nói với vợ ông hoặc là nói với con ông hay hoặc là nói với người thân giúp đỡ ông trong cái phần này: "Khi mà nó bị lên cơn vậy thì hãy cần phải trói tui như thế này, thế này…​ Như vậy thì mới cứu tui được!"

Như vậy rõ ràng là ông đem về những điều đó thì gia đình ông cũng không bao giờ muốn cho ông bị bệnh như vậy, bị nghiện như vậy cho nên họ sẵn sàng giúp. Không ngờ những điều kiện mình đem ra mình giúp cho những người khác như vậy, đó là điều tốt mấy con, một điều tốt. Ở đời mình đừng có bỏ ai hết, khi có nhân duyên gặp nhau thì mình giúp đỡ.

13- DUYÊN NHÂN QUẢ GIÚP NGƯỜI TRONG HOẠN NẠN

(56:25) Bây giờ Thầy nói nhân quả như thế này. Tại sao mà người ta đi ngang qua chỗ đó xe không đụng mà mình đi tới đó xe đụng? Người đó họ té xuống họ máu đổ rầm rầm, vậy mình nhìn qua cái mình bỏ đi luôn. "Không khéo mình vô đây cảnh sát nó điều tra, nó hỏi mình đó…​" Không, không! Mình đừng có làm cái chuyện làm ngơ như vậy được. Tại cái duyên nhân quả của mình, đúng lúc mình đến đây mà người này bị xe đụng thì bất cứ…​ Mình không có đụng người ta thì mình đừng có sợ công an làm khó dễ mình, mà mình phải ôm người này đón xe hoặc là nhờ người khác chở đi vào nhà thương cứu trợ cái người này đã. Để cho người này người ta giảm sự đau khổ nhanh chóng chừng nào tốt chừng nấy, còn chuyện về sau thì nhân quả nào thì chúng ta sẽ giải quyết nhân quả nấy.

Người ta có nghi mình đụng cái người này thì mình sẽ nói, mà người ta không nghe được thì "Mấy người nghĩ như thế nào thì đây là nhân quả tui, bắt tôi bồi thường tui sẵn sàng. Tui sẵn sàng trả nhân quả, nhưng mà sự thật tôi không đụng à, nhưng mà điều kiện hoàn toàn bắt tui nói đụng thì tôi không chấp nhận cái điều đó. Nhưng trước hoàn cảnh khổ của người này thì tui sẵn sàng giúp, tui sẵn sàng bỏ tiền ra tui giúp cái người bất hạnh trong hoàn cảnh nghèo nàn không đủ tiền đóng nhà thương. Tôi sẵn sàng giúp nhưng tôi không làm điều này, ai làm mà bỏ chạy thì người này chịu trách nhiệm chứ không phải là tui làm mà tôi chối, tôi không chấp nhận".

(57:51) Cho nên cái mình làm thì mình chấp nhận, cái không làm không chấp nhận, có vậy thôi. Thẳng thắn, mạnh mẽ, không sợ trước một uy lực của người nào hết, không ai áp buộc mình được, đó mình phải mạnh mẽ, mình phải cứng rắn đàng hoàng.

"Nếu tôi đụng người này bị vậy mà tôi dối, tôi có tội. Lương tâm tôi biết, trời biết, đất biết, tôi biết chứ còn ai biết hơn? Mình làm cái gì dối thì rõ ràng là đất biết, tại chỗ đó nó xảy ra mình đứng trên đất; mà ở trên cái không gian là trời, thì đất biết, trời biết, tôi biết, hoàn toàn mấy người không biết. Nhưng mà tui làm tội thì tôi biết tôi phải có tội chứ, còn tôi không làm mà bây giờ mấy người bắt tôi nói tôi có tội thì tôi không chấp nhận, tôi không có làm, có vậy thôi, nhưng mà có người biết. Trong đó cái người thứ nhất là tôi nè, phải không? Tôi có làm tội thì tôi phải biết tôi chứ ai vô đây được, tôi ăn cắp thì tôi biết tôi ăn cắp chứ còn người khác biết tôi được sao? Cho nên cái người mà biết chính là tôi là người thứ nhất. Cho nên vì vậy mình không sợ điều đó đâu, tôi làm tôi chịu mà tôi không làm, đừng nói tôi làm".

Đời thì giả dối, người ta làm người ta tránh né, người ta nói không làm cho nên buộc lòng người ta nghi mình là phải, mà mình không làm thì nhất định là không chấp nhận, có vậy thôi. Thẳng thắn, mạnh mẽ, gan dạ, không hề sợ những cái uy lực gì hết. Các con thấy khi một người mà làm cách mạng, người ta bị bắt, bị tra khảo, bị tù tội để khai báo chỗ này kia…​ Nhất định là người ta chết chứ người ta không bao giờ khai báo những cơ sở làm của người ta. Các con thấy không, như vậy đất nước người ta mới giải quyết được, mới thống nhất được chứ, mới đuổi giặc được chứ còn cỡ mà đụng đâu mà khai hết thì chắc chắn là chết cả đám với nhau lấy gì mà giải phóng đất nước, các con thấy?

14- PHƯƠNG PHÁP ĐẨY LUI CHƯỚNG NGẠI PHÁP TRÊN THÂN TÂM

(59:30) Bởi vì mình có tinh thần thật sự, cái đúng và cái sai. Cho nên ở đây Thầy nhắc mấy con tu hành là vì lợi ích cho chính mình chứ không phải vì cho người khác, vì đúng pháp cho nên chúng ta phải nỗ lực thực hiện đúng, không đầu hàng trước khó khăn. Còn mấy con gặp tu…​ "Trời ơi tu hoài mà không hết vọng tưởng thì thôi nghỉ đi, chắc cái đời mình chưa có đủ duyên…​" Đừng có nghe ba cái miệng ông Đại thừa không đủ duyên. Ai cũng có duyên mới gặp chánh pháp chứ không có duyên làm sao gặp chánh pháp?

Các con hôm nay nghe Thầy là có đủ duyên. Vì vậy mà khi mình tu mình thấy có gặp gì khó khăn, hỏi lại thiện hữu tri thức: "Con đã tu, con nỗ lực con tu như vậy, nó sai chỗ nào mà nó không hết, nó sai chỗ nào mà nó gặp chỗ này?" Hỏi người ta có kinh nghiệm người ta dạy mình chứ người ta giấu mình sao? Không ai giấu mấy con hết à. Nhưng mấy con thật tình mấy con nỗ lực tu thì người ta giúp đỡ mình, và nếu mình thật tình mình tu thì người ta sẽ tìm cách để cho mình được ở gần người ta giúp đỡ, bởi vì cái công lao của mấy con mà quyết tu thì người ta không bao giờ người ta bỏ…​

Sợ mấy con không tu được rồi mấy con lười biếng, rồi mấy con không đủ ý chí, không đủ nghị lực, thấy tu tập khó, thấy ở trong thất một mình buồn bã không ai nói chuyện khổ sở, cô đơn…​ Do đó thì thôi, Thầy đầu hàng. Mấy người đó bây giờ Thầy có dạy gì mấy con tu cũng không tới, các con hiểu chưa?

Vì vậy đã quyết tâm tu tập thì đừng có nghĩ rằng cuộc đời này là vui vẻ đâu! Cuộc đời là khổ đau, vui đó là nó dụ mấy con. Nó dụ để cho mấy con vui một chút vậy thôi chứ rồi nó đem đến nó khổ, nó dụ đi ra nói chuyện một hơi rồi bắt đầu chửi lộn đó. Tại trái ý nhau thì phải cãi cọ, các con hiểu chưa? Cho nên vì vậy mà mình sống ở trong một cái khu vực độc cư chừng nào tốt chừng nấy.

Mình sống một mình để cho mình nhìn được cái tâm của mình, cách thức của nó để mình xả. Cho nên mình sống một mình, mình sống với hơi thở của mình, mình sống với hành động bước đi của mình là mình tự cứu mình đó. Trong thân mình có đủ phương pháp để cho mình làm chủ được cái tâm bất động.

(01:01:39) Phương pháp thứ nhất: Thầy thấy hành động bước đi của chúng ta, hành động đưa tay, đưa chân của chúng ta…​ Đó là hành động ngoại. Hành động thứ hai đó là hơi thở. Mình sống mình có được những hành động này…​ Rõ ràng là bây giờ người nào mà không đi, các con có người nào không đi đâu? Hành động bước đi là hành động để cứu mấy con rồi. Thân Hành Niệm mà!

Bây giờ hành động đưa tay, đưa chân này…​ Được hết rồi, đâu có gì đâu? Đưa ra, đưa vô thế này Thầy có dạy người ta đuổi bệnh chứ gì, phải không? Bây giờ đầu Thầy nhức nè, "Cái đầu nhức này phải đi theo cánh tay này mà ra". "Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra, bệnh này phải theo cánh tay này ra. Đưa tay vô tôi biết thân tôi không bệnh đau, đem vô". Cứ như vậy Thầy tác ý đuổi bệnh theo cánh tay, Thầy tập trung trong cánh tay Thầy đưa ra đưa vô thì cái đầu Thầy nó phải hết. Ai biểu mình tập trung trong cái đầu nhức làm chi? (Người) ta biểu tập trung ở trong cánh tay đưa ra đưa vô thì cứ đưa ra đưa vô, có phải không mấy con? Cái đầu nhức, mặc nó nhức, nhưng mà đưa tay ra cứ đưa tay ra vô thôi thì mấy con cứ ôm chặt cái tay ra, vô.

Bây giờ mấy con thấy cái đầu nhức, thì mấy con: "Kệ mày, mày nhức (thì) nhức, tao không sợ đâu! Tao chỉ biết cánh tay đưa ra, đưa vô. Bây giờ đưa ra, đưa vô, đưa ra, vô…​" Cứ nhìn cánh tay đưa ra, đưa vô như thế này, thì cứ đưa ra, đưa vô thế này…​ "Mặc mày!"

Nó đau…​ Trong khi mình bị khổ rồi thì còn cái gì nữa mà không tập trung trong một nơi khác? Mình tập trung trong nơi khác thì cái khổ sẽ hết, còn mình tập trung trong cái khổ nó sẽ khổ. Cũng như bây giờ người ta nói cái gì nặng lời trái ý mình, mình sân mà mình cứ tập trung trong cái sân thì mình thấy mình khổ, mình tập trung chỗ khác đi thì nó sẽ không khổ chứ sao! Các con hiểu chưa?

Đức Phật dạy trong Định Niệm Hơi Thở quá rõ ràng. Bây giờ tâm của mình bắt đầu bị sân, người ta nói gì đó mình tức giận thì đức Phật dạy: "Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra". "Bây giờ tôi ly cái sân này ra, tôi biết hơi thở ra, vô thôi". Rồi mình tập trung trong hơi thở, (chỉ) còn biết hơi thở ra, vô thì cái sân nó đâu mất, có đúng không mấy con? Thấy nó đâu có…​ Nó thực tế, nó cụ thể như vậy.

Cho nên bây giờ mấy con tập cánh tay ra, vô như vậy, có ai chửi mấy con, mấy con thấy bình thường thôi. "Mình thấy nó tức cái ông này thiệt, nói bậy nói bạ chửi mắng mình một cách vô lý! ". Do nó nghe cái vô lý của người ta, thấy ông này bậy bạ, thì đó là sân rồi. Nó không giận dữ nó chửi ầm ầm lại người ta, nhưng mà thấy người ta sai là nó đã sân rồi đó. Thấy ông này nói bậy nói bạ, sai không đúng, nói cái chuyện không đúng như vậy…​ Đó là mình cũng đã sân rồi. Do đó cứ nương vào cánh tay đi, nương vào cánh tay (một) hơi cái sân nó đi đâu mất. Mấy con tập thử coi.

(01:04:31) Thành ra trong pháp tu tập của đức Phật nó thực tế, lợi ích thiết thực cho mấy con, chỉ có mấy con chịu khó hay là không chịu khó. Thật sự ra mấy con thích nuôi những cái sân. Tập trung trong cánh tay để cho hết sân rồi thôi, không tập trung đâu, để cho nó sân…​ Cứ ở đây nó ấm ức, ấm ức hoài thì mấy con thích hơn, cho nó đã cái sân của mấy con thì cái đó là cách thức của mấy con.

Chứ sự thật ra mấy con cứ thấy: "Bây giờ tâm mình nó phiền não như vậy, nó tức vậy đó" thì mấy con cứ đưa tay ra vô; nó suy nghĩ, nó lo lắng một điều gì thì mấy con cứ nương vào cánh tay đưa ra, đưa vô.

Thầy nói đến cánh tay nó không bị rối loạn hô hấp thì mấy con cứ đưa ra, đưa vô; biết cánh tay đưa ra…​ Thì nó sẽ không còn nhớ sự lo lắng đó nữa, nó tự cứu mấy con hết đó. Phương pháp của Phật, cho nên Phật nói: "Pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy". Pháp của Phật đâu có thời gian, mình chỉ tập trung trong pháp thì ngay những đau khổ đó nó sẽ xả đi ra liền. Nó thực tế quá như vậy mà tại sao chúng ta không dùng pháp Phật để cứu mình, để cho mình cứ ngồi đây chịu khổ?

Cũng như thân mình đau nhức; đau nhức thì cứ lo đi uống thuốc, bác sĩ chứ không biết đối trị nó. "Đau nhức mặc mày, tao bây giờ ngồi đây chơi thôi. Tao đưa tay ra vô, tao kệ mày. Mày nhức chỗ nào kệ mày, tao chỉ cần biết cánh tay đưa ra, vô thôi!" Do đó đau nhức nó rút đi hết, nó rút đi mất, nó không còn đau nhức mình nữa. Mấy con cứ tập đi, từ một giờ đến hai giờ mấy con sẽ thấy bệnh hết đó mấy con.

Mấy con cứ tập nhiếp…​ Bây giờ mấy con chưa đau phải không? Mấy con tập nhiếp trong cánh tay đi, đó là Thầy nói cái đơn giản nhất là nó không bị rối loạn hô hấp. Bởi vì cánh tay đưa ra, đưa vô nó đâu có bị. Cái tay này mấy con đưa ra vô một hơi mỏi thì mấy con đưa tay này ra vô, rồi cái tay này nghỉ một hơi cái tay này mỏi thì mấy con tập…​ Như vậy là từ giờ này qua giờ khác có mỏi chỗ nào được? Cứ một hơi nó mỏi cái này thì thay cái khác, hai tay chứ bộ một tay sao mà sợ mỏi, phải không? Mấy con cứ tập nhiếp cho được rồi bắt đầu: "Cho tất cả những bệnh tật, bệnh nào mà đến với thân tao, tao đuổi hết. Tao có sự nhiếp tâm chặt chịa rồi, tao không sợ nữa!" Có phải sung sướng không mấy con?

15- BỆNH VÀ CHẾT LÀ NỖI KHỔ CỦA KIẾP NGƯỜI

(01:06:43) Ai có thân không bệnh? Mà bệnh là khổ, bệnh là một điều khổ trong bốn sự khổ. Vậy mà có một cánh tay, hai cánh tay để đuổi bệnh mà không chịu, để đem tiền bạc, bán đất đai đi xuống nhà thương cho mấy ông bác sĩ ăn quá uổng. Sao mấy con ngu đến mức độ, Thầy nói thiệt…​

Thí dụ như chồng, con,…​ phải đi theo nuôi dưỡng. Trời đất ơi, mình đau nằm trên giường chứ nó phải nằm ngoài hành lang đó, chứ có bao giờ có ai bệnh mà đi xuống dưới nhà thương một mình, có phải không? Cực mình mà cả cực gia đình. Còn bây giờ mình nằm nhà có hai cánh tay đưa ra, đưa vô vậy hết bệnh, chồng con cũng không biết. Hồi hôm này nó đứt mạch máu não, nó liệt giường, liệt tay đi nữa mà mình vẫn biết cách thì nó không liệt. Sáng ra đi như thường, chồng con mình cũng không biết gì hết. Hồi hôm nếu mà không có pháp của Thầy dạy, của Phật dạy thì chắc đêm nay, ngày mai thì phải chở đi nhà thương chứ kiểu này không còn…​ Mà ăn uống phải có người đút, rồi vệ sinh phải có người đỡ, ẵm bồng…​ Bởi bán thân mà mấy con, cả một vấn đề khổ! Có pháp như vậy mà mấy con không chịu tu tập để ngừa trước những cơn bệnh nó sắp sửa sẽ đến. Bây giờ gặp Thầy nói chuyện như vậy đó, nhưng mà mai mốt nó sẽ đến với mấy con những cơn bệnh. Cơn bệnh suông, nhẹ thì thôi; nhưng mà những cơn bệnh nặng thì nó cực khổ nhiều người.

(01:08:13) Cho nên chúng ta hôm nay phải quyết tâm chuẩn bị cho chúng ta có một tư thế làm chủ bệnh, mà làm chủ bệnh thì nhất nhất mấy con phải nhớ làm chủ được đời sống của chúng ta hằng ngày. Nghĩa là chúng ta thấy hoàn toàn mọi sự kiện xảy ra đều là nhân quả để chúng ta xả tâm. Do đó tâm chúng ta được an ổn, yên vui, thanh thản mà không có một ác pháp nào tác động được thì sự nhiếp tâm của mấy con mới trọn vẹn.

Chớ còn tâm mấy con còn giận, còn hờn, còn lo, còn lắng này kia thì sự nhiếp tâm này khó vô cùng. Nó phải có cái hợp với…​ sanh, già, bệnh, chết mà. Nếu một người mà đời sống luôn luôn vui vẻ, thanh thản, an lạc, vô sự thì đời sống già của họ rất là khoẻ. Còn người mà cứ giận hờn, phiền não, lo lắng, suy tư…​ Trời, già nó càng yếu, càng bệnh, càng lụm cụm, càng khổ sở. Mấy con thấy mấy người mà lo lắng là mấy người đó già coi chừng khổ đó. Rồi kế đó là lo lắng buồn phiền, giận hờn đủ chuyện…​ Thì thân nó sẽ bệnh chứ không chạy đâu khỏi. Tinh thần nó phải ảnh hưởng đến cơ thể chứ sao? Rồi nó bệnh thì không phải…​ Các con bệnh thì các con khổ rồi, nhưng mà gia đình của mình khổ. Người thân của mình làm sao bỏ mình được, đó là cái khổ của những người thân. Rồi chết nữa, chết là một nỗi chia ly…​

Cho nên không những trong cái chết nó quằn quại, nó đau khổ mình mới chết chứ không thể mà nó dừng hơi thở một cách tự nhiên được đâu. Mấy con trước khi chết…​ Thầy đã gặp nhiều người rồi, lăn lộn, trăn trở cho đến cuối cùng mòn mỏi rồi mới chịu nằm yên đó chết, chứ không phải dễ chết đâu, coi vậy chứ cái thân này chết không phải dễ. Các con cứ thấy mấy người chết rồi mấy con biết. Trời đất ơi, Thầy có nuôi bệnh rồi Thầy biết rõ ràng mấy con!

(01:09:59) Bây giờ không biết ở trong người của họ ra sao mà họ nằm không có được. Họ bảo đỡ dậy thì đỡ họ dậy họ ngồi, ngồi chưa có được họ bảo để xuống. Trời đất ơi, nó trăn trở suốt nửa đêm như vậy, cả một đêm, nửa đêm như vậy họ mới chịu chết mấy con! Tới chừng mà họ nằm im là họ chết, gọi là trăn trở trước khi chết mấy con. Cho nên thân này nó muốn hoại diệt là cả một vấn đề khổ! Bây giờ chưa có ai chết lần nào cho nên chưa biết trăn trở như thế nào…​ Để chúng ta bữa nào thử một bữa, rồi mới biết chứ gì mấy con, chưa chết thì mình làm sao biết cái trăn trở của người chết. Bởi vì họ trăn trở rồi họ chết, thành ra mình chỉ là cái người nuôi thôi, mình thấy khổ. Mình thấy khổ.

Mẹ Thầy, bởi vì Thầy nuôi ông Thân của Thầy cho nên Thầy biết cái khổ. Do đó mà trước khi mà Thầy tu chưa xong thì Thầy nghe tin ông Thân của Thầy bệnh, Thầy biết anh chị em của Thầy là người nào cũng có gia đình, chỉ có Thầy là người không gia đình cho nên Thầy ở trên Tu viện Chơn Không nghe tin được ông Thân của Thầy bệnh, Thầy về liền tức khắc Thầy nuôi ông Thân Thầy. Coi như lúc bây giờ là Thầy đang ở Thành phố, Thầy đang học tập chứ chưa phải là đi tu cho nên khi nghe thì Thầy đi về Thầy nuôi ông Thân. chính cái chết của ông Thân Thầy nó mới thức tỉnh Thầy, chứ Thầy hồi đó cũng còn ham danh lắm mấy con, chứ không phải…​ Y như mấy con vậy đó! Cũng muốn cho mình có bằng Tiến sĩ cho cao, cho siêu, ngon lành, cũng đi nước này, nước kia…​ Cái tâm Thầy nó cũng như mấy con, y vậy đó. Nhưng mà khi Thầy nuôi ông Thân Thầy rồi…​ Lúc bấy giờ Thầy ở chùa Giác Ngộ, mấy con biết Giác Ngộ là ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thầy ở đó đó.

Khi đó Thầy về Thầy nuôi ông Thân Thầy, Thầy thấy trước khi chết nó trăn trở như vậy Thầy mới biết cái trăn trở đó chứ. Bởi vì chỉ có Thầy nuôi thôi, Thầy không để anh chị em nào vào nuôi hết. Chỉ có mình Thầy ẵm bồng, đỡ lên đỡ xuống đều là do Thầy, đút ăn đút uống đều là do Thầy hết.

16- CON ĐƯỜNG TÌM ĐẠO TU HÀNH CỦA THẦY

(01:12:10) Do đó khi mà ông Thân Thầy chết rồi, Thầy nói chỉ còn con đường tu thôi chứ không còn cách nào khác. Con người khổ quá, trước khi chết khổ quá! Cho nên Thầy xuống Thành phố Thầy dẹp hết! Trong khi Hòa thượng Thiện Hòa là người giúp đỡ Thầy, sắp sửa Thầy đi ra ngoại quốc để làm luận án Tiến sĩ đó mấy con. Bỏ hết, bây giờ không có cần học tập gì nữa hết, bây giờ chỉ cần tu thôi!

Thầy mới hỏi Hòa thượng Thiện Hòa ở trong nước chúng ta có ai là người tu Thiền mà chứng đạo không? Hòa thượng Thiện Hòa nói: "Bây giờ chỉ có Hòa thượng Thanh Từ là người mới thấy được, tu hành Thiền Định mới thấy được, cho nên lập Tu viện Chơn Không. Bây giờ con muốn tu thì Hoà thượng sẽ giới thiệu về đó".

Hòa thượng Thiện Hòa giới thiệu Thầy về đó đó mấy con. Đó, cho nên sự thật ra, đâu nó có gốc gác đàng hoàng, cho nên Thầy mới về Hoà thượng Thanh Từ Thầy học tu, Thầy học thiền Thầy tu. Bởi vì nghe nói thiền là người ta…​ trong đầu óc của những người tu sĩ, người ta thấy nó cao siêu lắm, mà hễ nghe ở đâu có thiền là mê lắm chứ không phải không.

Mà thời đó mấy con biết Đại đức Suzuki là người Nhật Bản mà viết bộ sách thiền luận đó, nó gây ra một sóng gió ghê gớm lắm, do đó phiên dịch ra Việt ngữ của chúng ta. Cho nên lúc bấy giờ đọc thiền là thấy mê rồi, tu sĩ người nào cũng mê hết. Mà nghe Hòa thượng Thanh Từ mở thiền là ham lắm, đến đó tu.

(01:13:28) Sau ba tháng ở đó tu rồi…​ Ở đó thì có mười huynh đệ vô học tu thôi, rồi sau khi mà ba tháng ra hạ rồi tiếp tục ba năm chứ không phải là ba tháng, Hòa thượng đã nói mà, tu tập ở đó ba năm. Nhưng mà sau ở đó thì Thầy mới nghĩ: "Phật dạy thì ăn ngày một bữa mà sao ở đây ăn dữ quá. Thầy vô đây ba tháng lên sáu ký như thế này rồi làm sao tu? Trời đất ơi, nó mập ra…​"

Cho nên, vì vậy đó mà Thầy mới bàn bạc với quý thầy, trong đó có Thầy Thiện Ấn, Thầy Thiện Năng: "Mình phải tìm cái chỗ nào mình ôm pháp của Hòa thượng mình tu, chứ mình ở đây mình ăn uống như kiểu này thì chắc không bao giờ tới nơi, tới chốn đâu. Mình phải tập cái hạnh như Phật ăn ngày một bữa, hoặc ăn lá cây rừng gì đó để cho nó sống rồi tu thôi, chứ mình tu mà sướng quá như thế này, ăn đồ bổ đồ không".

Thiệt ra Hòa thượng mở, ở Thiền viện, thiệt ra đồ ăn rất là ngon, rất là bổ mấy con. Cho nên Thầy lên ba tháng là cân lại Thầy thấy lên sáu ký, mặt tròn ra. Cỡ bây giờ mà Thầy lên Chơn Không Thầy ở mà nuôi dưỡng như vậy đó thì chắc là ông già này chắc mập lắm, không có ốm đâu. Ăn uống vậy mà, đâu có ốm được.

Sáng ăn, trưa ăn, mà nửa bữa còn ăn thêm bánh trái nữa chứ không phải không đâu, sung sướng lắm mấy con. Bởi vì nó đầy đủ, quá đầy đủ. Phật tử người ta tập trung, người ta thương quý thầy lắm, người ta cúng dường nhiều lắm. Làm sao mà bỏ được, cứ ăn.

Do đó, Thầy mới rủ huynh đệ đi. Thì hai ông này có đi ra Hòn Sơn mới biết chứ Thầy thuở giờ có bao giờ đi ra Hòn Sơn. Cho nên hai ông này mới dẫn Thầy đi ra ngoài đó tập tu. Sau khi mấy ông này, họ tu với Thầy họ tu không lại. Họ sống họ đi chơi chỗ này chỗ kia cho thoải mái thôi, còn Thầy thì quyết tâm đi tìm tu cho nên lúc bấy giờ mấy ông đi qua bên Hà Tiên, đi Tô Châu đồ chơi…​ Thầy nói: "Thôi, tui tu chứ ai mà đi chơi với mấy ông vậy được!"

Vì vậy mà Thầy rời mấy ông đó, Thầy về thăm Mẹ Thầy rồi bắt đầu Thầy trở ra một mình, Thầy đến Hòn Sơn Thầy ở tu chín tháng mấy con. Ở đó tu chín tháng, sau đó Thầy mới về Trảng Bàng để sống gần bên Mẹ mình trong khi chiến tranh ngút ngàn.

17- THẦY TRỞ VỀ NHÀ VÀ GIÚP MẸ TU TẬP

(01:15:32) Từ năm 71 cho đến năm 75 là đất nước chúng ta chiến tranh, năm 75 là giải phóng cho nên đất nước chúng ta lúc bây giờ chiến tranh ghê lắm. Nhưng mà Thầy cũng gan dạ lắm, về cất một cái thất ở trong vùng của Cao Đài, bởi vì chỉ có chu vi Cao Đài nó mới yên thôi chứ ở ngoài là không bao giờ yên được. Thầy về cất thất bên mẹ Thầy nỗ lực tu học, vừa là để an ủi mẹ, vừa tu tập mà cũng để vừa dạy mẹ mình. Cho nên mẹ Thầy chết rất tốt mấy con, ba Thầy chết rất xấu mà mẹ Thầy chết rất tốt. Thầy về đó Thầy tu tập làm gương cho Mẹ Thầy, mà Thầy viết ra một tập sách để cho Mẹ Thầy. Tập vở mỏng vầy thôi, Thầy cô đọng lại cách thức tu tập như thế nào.

Thầy khuyên mẹ: "Mẹ hãy nỗ lực mẹ tập luyện như thế này, thế này. Mẹ nghiên cứu kỹ như thế này, không có cầu nguyện ai cứu khổ mình được đâu, không có Niệm Phật mà mẹ cứ nương theo cái chỗ này mà tu tập".

Thầy tu sao Thầy viết y như vậy thì mẹ Thầy cũng làm y như vậy. "Nghe con mình mà, thấy nó từ ở trên núi nó đi về tu thì phải tin nó thôi", cho nên mẹ Thầy tu tập vậy thôi. Xong rồi, sau khi mẹ Thầy chết, Thầy nói rất là êm mấy con.

Mẹ Thầy nói: "Bây giờ sao mẹ hay nhức cái chân này quá!", thì Thầy xoa bóp cái chân mẹ Thầy, nó nhức cái tay Thầy xoa bóp cái tay. Nhưng mà trong vòng có ba bữa thì mẹ Thầy ra đi mấy con, ra đi rất an ổn, không có…​ Nó chỉ như là mình bị nhức khớp xương vậy thôi. Đó là cái hoại diệt của cơ thể nó báo vậy, mà do pháp tu mà cơ thể mình nó nhẹ nhàng đến cái mức độ đau bệnh như vậy đó.

(01:16:57) Cho nên vì vậy đó, nghe nhức chân là Thầy rờ cái chân. "Ờ, con rờ tới đâu sao mẹ thấy hết đau vậy".

Thầy nói: "Không phải! Tại cái tâm của mẹ nó bất động, do đó nó tương ưng với con, con rờ thì nó hết vậy thôi". Chớ sự thật ra thì mẹ Thầy nói đâu thì Thầy rờ đó, mà rờ đâu thì mẹ Thầy không có đau đớn nữa, rồi nằm yên ổn như vậy thôi, tới chừng chết cũng rất yên ổn.

Mẹ Thầy nói như thế này: "Mẹ thấy chắc mẹ không sống được nữa, chắc mẹ phải ra đi thôi chứ không thể nào mà sống với mấy con được. Nhưng mà mẹ cũng biết được phương pháp tu tập của con giúp cho mẹ được an ổn. Bây giờ coi như là mẹ cũng hết số rồi". Bà nói với Thầy vậy mà.

Rồi trong khi đó thì hai mẹ con cũng nói chuyện với nhau vậy, rồi mẹ Thầy chỉ nằm yên lặng một chút xíu thì hơi thở ngưng lại, chết. Một cách không đau đớn, không gì hết. Thầy nói đúng là pháp Phật hay thiệt, chỉ có giữ tâm bất động của mình thôi.

Sau khi nói chuyện xong thì Thầy thấy Bà thở một cách rất nhẹ nhàng, nhẹ nhàng, tức là tâm nhiếp trong bất động tâm. Do đó bà ra đi, khi mà hơi thở dừng rồi thì bà ra đi rất nhẹ nhàng, không đau đớn chỗ nào nữa hết mấy con. Nhưng mà Thầy biết khi mà nhức chỗ này, nhức chỗ kia là cơ thể rã rời. Nhức sơ là tại vì cái tâm bất động nó không bị, như người chưa có giữ được tâm bất động cho nên nó phải đau khổ nhiều. Còn giữ được tâm bất động thì cái thọ nó phải trả cái quả của thân thì nó phải nhức những cái khớp xương chỗ này, chỗ kia; mà hễ nhức chỗ nào Thầy rờ chỗ đó.

Bà nói "Sao mà con hay quá! Con rờ chỗ nào làm như có thuốc ở chỗ đó…​ " Sự thật ra Thầy có bàn tay mà trị bệnh bao giờ!

18- BÀN TAY TRỊ BỆNH

(01:18:38) Nhưng mà Thầy nói nhắc mấy con, có nhiều người có bàn tay trị bệnh mấy con. Trị bệnh bằng cái gì? Bằng tưởng uẩn của họ, chứ không phải màu nhiệm gì đâu. Nhưng mà có nhiều người có bàn tay trị bệnh mấy con.

Có ông Thầy Nước Lã, ông cứ lại cái ly nước như thế này, ông chỉ cầm ly nước đưa uống mà về hết bệnh mấy con. Chỉ có bàn tay ông đưa vô đó thôi thì hết bệnh, đó là tưởng uẩn.

Còn Thầy biết sử dụng cái tưởng của mình, cho nên Thầy cứ ở trong đầu Thầy nghĩ: "Rờ như vậy là mẹ mình phải hết", mà thật! Đúng là Thầy rờ cái không (còn) nhức. Đó, mấy con bắt chước đi, mai mốt mấy con rờ, mấy con nghĩ:"Hết bệnh! "Nhưng mấy con phải nhớ nhiếp tâm cho được chứ mấy con nhiếp tâm không được là nó không hết đó.

Không, thật sự trong người mình nó có cái phương pháp hay thiệt mấy con, mà Thầy gọi là tưởng uẩn. Cho nên những người mà có bàn tay trị bệnh, có đôi mắt trị bệnh, có những giao cảm để trị bệnh đều là do tưởng của chúng ta làm ra. Chứ ý thức của họ, họ không thể trị được đâu. Họ trị bằng cái tưởng của họ mấy con, trị bằng cái tưởng uẩn của họ.

(01:19:46) Cho nên ở đây, tất cả những cái này mấy con có đủ hết, mấy con cần triển khai nó, đừng bỏ uổng quá. Mấy con có thuốc thang, thần dược của mấy con là cái tưởng uẩn của mấy con, thì mấy con triển khai để trị bệnh một mình không sướng sao? "Ờ, bây giờ tui triển khai vô bàn tay này nè, bây giờ vuốt cái chỗ đầu đau này, vuốt cái vầy…​ Hết đau! " Cái tưởng nó sẽ hoạt động ngay trên cánh tay của mấy con, vuốt một cái như vầy nó hết đau, nó hay lắm mấy con. Tại vì Thầy biết sử dụng nó cho nên Thầy biết nó hay lắm.

Nhưng mấy con chưa có hoạt động được vì ý mấy con muốn là ý thức chứ tưởng nó đâu có hoạt động được, cho nên con vuốt vầy sao cứ nhức đầu hoài, tại vì tưởng của mấy con đâu có hoạt động? Còn Thầy, bắt đầu muốn mà vuốt cái đầu mình hết đau thì Thầy dùng cái tưởng của Thầy trong bàn tay, có phải không mấy con?

Nó hoạt động ở trong cái tưởng của Thầy, ý thức nó dừng lại. Còn mấy con vuốt vuốt chứ mấy con sanh vọng tưởng không, có phải ý thức không? Còn Thầy bây giờ vuốt, cái đầu của Thầy nó không có niệm vọng tưởng nữa. Bởi vậy Thầy mới dạy mấy con là nhiếp tâm, các con hiểu không? Mình nhiếp tâm tức là mình nhiếp tâm trong hơi thở hoặc là trong tâm bất động, để rồi ý thức nó không còn vọng thì lúc bấy giờ tưởng nó mới hoạt động được.

Thầy đem một ví dụ cụ thể hơn: Nếu ban đêm mà mấy con cứ thức thì ý thức của mấy con cứ nghĩ cái này, cái kia thì mấy con làm sao có chiêm bao? Các con hiểu chỗ đó chưa? Bây giờ mấy con ngủ, ý thức của mấy con nó dừng lại thì bắt đầu mới có chiêm bao được chứ, các con hiểu chỗ đó chưa? Cho nên mấy con chưa có dừng được ý thức, chưa nhiếp phục được ý thức, nó còn vọng tưởng mà bây giờ mấy con biểu cái tưởng uẩn của mấy con hoạt động thì nó làm sao hoạt động được, có phải không?

Cái anh này hoạt động thì anh kia phải ngưng thôi, cái ý thức của mấy con hoạt động thì cái anh này nó ngưng thôi, phải không? Cho nên vì vậy mà cái tưởng nó không hoạt động được, còn Thầy thì cái tưởng nó hoạt động được.

19- CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG TƯỞNG UẨN CỦA CÁC NHÀ NGOẠI CẢM

(01:21:44) Còn các nhà ngoại cảm tại sao họ vừa ý thức mà vừa tưởng thức? Hai cái này hoạt động, nó câu hữu, nó hoạt động với nhau. Cái người mà ngoại cảm, lúc thì họ sử dụng cái ý thức của họ, họ đi đây, đi đó đều do ý thức. Nhưng mà cái gì mà ý thức không biết thì họ im lặng, họ giữ yên lặng lại hay hoặc là họ đốt hương mấy con. Các con thấy họ đốt nhang làm như họ cầu khẩn, làm kiểu như nhập đồng vậy đó, các con hiểu chưa? Bắt đầu bây giờ cái tưởng nó mới hoạt động được, nó hoạt động được nó mới biết hài cốt nằm chỗ đó chứ nếu mà không đốt nhang, cô này cô cũng không tìm được đâu. Mấy con hiểu chưa?

Cho nên mấy con xét lại, qua đọc lại những câu chuyện huyền bí, có một số người đi tìm hài cốt đó. Có một số người có được những sự mầu nhiệm mà đi tìm hài cốt dưới lòng đất hoặc là giao cảm được với điều này thế kia mà đã ghi chép lại trở thành sách. Mấy con nghiên cứu coi, trước khi họ làm một điều gì mà ngoài ý thức của họ (thì) nó phải có một hình dáng như là nhập đồng, lên cốt thì nó mới làm được. Đó, nó đâu có cái gì đâu! Mình thấy rõ ràng nó phải tạo cái thế để cho cái tưởng thức của chúng ta hoạt động. Mà nó hoạt động được thì nó làm việc được, chứ còn ý thức của chúng ta không thể làm được cái chuyện đó. Không thể nhìn dưới lòng đất mà thấy hài cốt được, không thể giao cảm được với từ trường của hình ảnh của những người đã chết còn lưu lại trong không gian. Ý thức chúng ta không giao cảm được nhưng tưởng thức nó giao cảm được.

(01:23:17) Cũng như ở đây có một người thắt cổ chết mà cái hình ảnh thắt cổ chết nó còn lưu lại chứ cái người đó người ta đã chôn mất rồi, phải không? Nhưng người mà tưởng giao cảm được thì người ta thấy được người đó đang thắt cổ chết ở trên cái cây đó mà người ta treo tòn ten.

Mấy con thấy rõ, cái tưởng hoạt động thì nó giao cảm được. Cho nên trong thân của chúng ta có đủ những cái mầu nhiệm nhưng chúng ta không tập luyện. Không tập luyện thì chúng ta không làm được việc gì hết, chỉ dùng ý thức của chúng ta để tạo danh, tạo lợi, chạy theo dục, ham muốn,…​ Chỉ có vậy mà thôi, không có làm được cái gì mà gọi là mầu nhiệm, kỳ lạ.

Cho nên chúng ta phải nỗ lực! Chúng ta nỗ lực để tu tập là nhằm mục đích giải quyết bốn sự đau khổ của chúng ta: sanh, già, bệnh, chết; chứ chúng ta không có muốn đi làm nhà ngoại cảm đâu.

Cũng như bây giờ, cỡ Thầy muốn đi làm nhà ngoại cảm chắc dễ lắm mấy con. Đi tìm hài cốt chứ có làm cái gì, thì nó dễ lắm mấy con. Thầy dùng tưởng được mà, Thầy làm được chuyện đó. Bây giờ người ta cứ mời Thầy đi chỗ này chỗ kia thôi, rồi cho ăn cho uống, rồi khen ngợi, rồi này kia…​ Vô cơ quan tiềm năng về con người thì họ cũng cho Thầy là nhà ngoại cảm, có vậy thôi. Cũng cực khổ Thầy chứ làm cái gì? Để ở nhà, Thầy ngồi chơi cho sướng, ngồi tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự không phải hạnh phúc sao? Đi ra ngoài tiếp duyên nói chuyện này, chuyện kia làm động thêm chứ làm gì. Thôi, để mấy người mà người ta chưa biết tu người ta làm nhà ngoại cảm, người ta đi tìm, còn mình đã biết tu rồi ngồi nhà chơi cho sướng.

20- ĐỜI SỐNG SINH HOẠT CỦA NGƯỜI TU SĨ PHẬT GIÁO

(01:24:50) Cũng như bây giờ vì cái duyên của mấy con đến đây gặp Thầy, Thầy mới thuyết giảng; mà không có mấy con đến đây, Thầy nói thật sự, một mình mình ở trong thất thoải mái vô cùng. Chú Mật Hạnh với cô Trang đi đâu đi, để một mình Thầy ở trong thất là Thầy thấy hạnh phúc nhất. Về nhà còn nói chuyện ồn náo nghe động, có phải không mấy con? Sống một mình mình là hạnh phúc vô cùng.

Cho nên Thầy dạy mấy con sống độc cư một mình là hạnh phúc vô cùng! Mà tâm niệm mình không lo lắng, không suy tư, không buồn phiền…​ Thiệt là hạnh phúc. Còn mình sống một mình mình mà cứ nghĩ chuyện này, lo chuyện nọ…​ Trời ơi nó khổ vô cùng, đó là tự mấy con khép vào mình khổ. Còn bây giờ Thầy sống được như vậy để mà hướng dẫn cho mấy con biết cách thức tu tập, để sống một mình không có khổ.

Sống một mình không khổ là tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Tối ngày nó cứ thanh thản. Trời đất ơi, nó hạnh phúc vô cùng! Nó không lo, không buồn phiền, không gì hết, nó không ham vui theo kiểu đời mà nó an lạc ở trong chỗ thanh thản của nó thôi. Bởi vậy các con nghe: "Tâm Bất Động, thanh Thản, an Lạc, vô Sự". Nó thấy cái sân dơ nó cũng không muốn đi quét, nó ngồi chơi. Ai có nói nó là lười biếng cũng được. "Cái ông này lười biếng! Sân dơ vậy mà không không quét, cái nhà dơ không quét!" "Ôi thôi, tôi vô sự mà!" Chỉ có cái vô sự là thấy khỏe hơn hết, không có còn lo gì hết. Mấy con thấy không?

Nhưng mà không phải người tu lười biếng đâu, không phải đâu. Nó có giờ khắc nó làm việc! Nó cho rằng bây giờ thấy cái sân dơ, mà giờ đó chưa phải là giờ lao động nó không làm đâu mấy con, nó không vì chướng cái đó, nó đi làm đâu. Còn mấy con không phải đâu, giờ này tu mà thấy cái nhà coi chừng nó dơ là đi lấy chổi quét, mấy con bị chướng. Còn Thầy thì không chướng chuyện đó đâu, dơ sạch đâu có gì đâu!

Nhưng mà khi mà tới giờ lao động thì Thầy sẽ dọn dẹp, sửa soạn lại rất vệ sinh, thậm chí như cái phòng vệ sinh của mình từ cái lavabo, từ tất cả chỗ rửa mặt đều là sạch sẽ, ngăn nắp đàng hoàng mấy con. Trong giờ mà mình dành cho lao động, cuộc sống của mình phải vệ sinh. Cho nên vô phòng vệ sinh Thầy là hoàn toàn sạch sẽ, ngăn nắp. Cái xô để chỗ nào, cái ca như thế nào, như thế nào…​ Không có một cái rác bẩn mà rớt ở chỗ để ca hoặc để cho dơ, vô trong cái phòng thấy trắng sạch sẽ,…​ Vệ sinh lắm mấy con! Đâu phải người tu mà vô sự rồi lười biếng đâu, họ có thời gian của họ để làm việc vệ sinh, họ sống rất ngăn nắp. Đó là cách thức của người tu, chứ đừng nghĩ rằng vô sự đây, cái ông này chắc lười biếng ghê lắm đó, không phải đâu mấy con! Không có lười biếng đâu, họ siêng lắm mấy con.

(01:27:42) Nhưng mà họ có giờ làm việc chứ không phải là lu bù muốn làm chỗ nào, hồi nào thấy dơ thì làm đâu, không phải như mấy con.

Cái người cẩn thận sạch sẽ thì mấy con thấy, bây giờ thấy dơ là mấy con đi làm, thấy dơ là làm. Mấy con kiếm chuyện ra mấy con làm, mà trong (khi) giờ đó là giờ ngồi chơi cho nó thảnh thơi, an lạc thì không chịu, đi làm. Phải không? Do đó mấy con sai là cái chỗ đó còn Thầy thì không sai.

Cái giờ nào mà ngồi chơi là ngồi chơi, còn cái giờ nào mà đi lao động là đi lao động. Mà lao động thì dành cho nó bao nhiêu phút cho đúng thời gian đó, trong khuôn viên của mình chứ không phải là lao động lu bù. Nó có sắp xếp hẳn hòi đàng hoàng của một người có trí tuệ! Bởi vì đạo Phật là đạo trí tuệ chứ đâu phải đạo ngu si, cho nên sống có ngăn nắp đàng hoàng sạch sẽ mấy con.

Cho nên ở đây, Thầy nói thật sự, đừng nghĩ mình là người tu sĩ Phật giáo là người bề bộn. Không phải đâu, gọn gàng, sạch sẽ, đâu ra đó mấy con. Không phải là bữa nay để cái giường chỗ này, ngày mai thấy nó đẩy qua chỗ khác, bữa kia đẩy lại chỗ khác…​ Ôi thôi nhà gì tui vô ít bữa, mà thấy chuyển đổi tùm lum như thế này thì rõ ràng là mấy người bị nghiệp lôi, lôi để mình sửa soạn. Nó nhàm đó, mấy con để cái giường chỗ này nó nhàm, ít bữa là thấy nằm chỗ này nó nhàm là muốn đẩy đi chỗ khác. Mà may là có cái kệ với cái giường không chứ nhiều đồ chắc chắn là nó quay mòng mòng ở trong hết.

(01:29:12) Không, Thầy đến những cái nhà của những người ở ngoài đời Thầy thấy bữa nay sao trang trí kiểu này, mai lại trang trí kiểu khác. Đúng là mấy người này thiệt không có vô sự rồi! Vật chất nó hành hạ họ đó, mấy con, nó sai khiến họ đó. Cho nên đôi mắt của người ta nó không có cái đẹp cố định, nó chỉ là có thói quen của nó thôi. Nó nhìn một hơi…​ Nó nhìn năm, ba bữa, nó đã thành quen cái đó rồi nó thấy cái đó không đẹp, nó làm cho đẹp cái chỗ khác.

Không, mấy con nghĩ coi Thầy nói có đó mấy con, chứ không phải không đâu. Cho nên vì vậy đó mà mình đừng có tập cái tánh đó. Cái phòng chỗ đó phải đặt…​ Đừng có cái bàn này mà nhìn vô cái bàn kia hoặc cái bàn này mà nhìn cái giường, hai cái mà nó ngó nhau vậy là không biết cách thức trang trí. Hai cái ngó nhau nó chửi lộn mấy con, cái bàn này nó chửi lộn với cái giường. Không, bây giờ cái giường mấy con để đó mà mấy con để cái bàn ở đầu này ngó lại cái giường, mấy con ngó vậy đúng chứ gì?

Cái nhìn của mấy con nó đúng nhưng mà sự thật cái bàn này nó ngó lại cái giường, rồi cái giường ngó nó thì nó âm thầm nó chửi lộn nhau. Mấy con đâu có nghe nó chửi đâu, mấy con đâu có biết đâu? Tại sao mình đưa cái mặt ngó nhau vầy? Thôi bây giờ Thầy nói như thế này nè. Thầy cứ nhìn con phải không, Thầy cứ nhìn hoài vậy con cũng tức nữa. "Sao lại cứ nhìn tôi hoài vậy?" Thì cái bàn, cái giường nó cũng vậy chứ sao? Mình phải nghĩ, mình phải nghĩ.

Vì vậy, Thầy muốn nói cái gì mấy con biết không? Thầy muốn nói cái mỹ thuật của trang trí nơi nhà ở. Đừng có để một cái giường, cái bàn mà ngó với nhau như vậy là mình không biết trang trí, có phải không mấy con? Cái tủ mà nó ngó vô cái giường của mình nằm thì mình cho nó là đẹp. Trời đất ơi, có đầu óc mỹ thuật ở chỗ nào đâu mà trang trí kiểu này? Không, sự thật ra tất cả mọi cái ở trên đời nay nó đều phải có đôi mắt nhìn đúng cái mỹ thuật của nó, còn người mà nhìn không đúng thì bữa nay nó lộn xộn, bữa kia nó lộn xộn đủ thứ. Đó là mấy người không có đôi mắt mỹ thuật.

Không, mấy con học trường Cao đẳng Mỹ thuật ra thì mấy con sẽ thấy vấn đề. Bắt đầu mấy con vô mấy con vẽ chứ sự thật ra người ta chỉ cách thức mấy con trang trí. Khi mà qua những trường lớp học rồi thì mình biết cái cơ bản, do đó khi mình đến một nhà nào nhìn trang trí thì mình biết người đó có óc mỹ thuật.

Nó có cơ bản để cho mình học cái căn bản của nó mà. Trường học để dạy cho mình cái cơ bản còn cái mà mình khéo léo, mình có cái đôi mắt của mình, nó mỹ thuật, nó còn khác nữa mấy con, nó đẹp hơn nữa, nó linh động vô cùng.

Cho nên vì vậy mà Thầy không những dạy cách thức tu mà dạy cả đời sống của mấy con nữa. Nó phải vậy mới đem lại sự an ổn nhất cho tâm hồn của chúng ta, nó thoải mái, nó dễ chịu. Chứ vô cái nhà mà nó lộn xộn, lạo xạo thì thử hỏi bây giờ một người mà tâm mà bất động nó cũng động nữa. Tâm bất động mà vô thấy cái nhà mấy con kiểu này: "Thôi, tôi chắc không dám ở đó, tôi ở đó chắc tôi phải động!", phải không? Còn mình vô cái nhà thấy nó thoải mái, nó mát mẻ, nó đúng cách thức trang trí rồi thì cái tâm mình động, nó cũng bớt động đó mấy con. Thấy cái gì mà…​ Trời đất ơi nó chướng ngại quá thì mấy con phải động thêm thôi, đó là cách thức của đời sống chúng ta đó.

21- THẦY KHUYÊN ĐỜI TU GẠN ĐỤC KHƠI TRONG

(01:32:40) Cho nên ở đây, sự thật ra thì Thầy…​ lẽ ra khi mấy con đến ở, một thời gian sau đều ở gần bên Thầy, ở xa Thầy không nói đâu, ở gần bên Thầy, Thầy kêu mấy con ở gần một bên. Thầy coi chừng từ chỗ phòng tắm, vệ sinh đều là Thầy đến quan sát hết, Thầy coi cách thức của mấy con sống. Sống mà để tâm bất động, cái tâm vô sự của mấy con như thế nào, mấy con sống nó sẽ đúng, chứ còn mấy con sống một cách bừa bãi thì mấy con không bao giờ tu được tâm bất động.

Nhìn đời sống của mấy con, nhìn lối sống của mấy con, người ta đoán được cái tâm bất động của mấy con, cái tâm vô sự của mấy con. Còn nếu không thì mấy con hoàn toàn là không thể bất động được, người ta biết được mấy con. Cho nên người ta nhìn mặt, người ta biết được tâm mấy con! Còn bây giờ các con không biết, mình nhìn biết cái mặt của người đó chứ còn mình không biết cái bụng của họ ra sao, phải không?

Còn bây giờ đối với Thầy đó, Thầy nhìn mấy con, Thầy biết cái bụng mấy con hết, đừng có giấu Thầy cái gì được đâu! Cho nên Thầy thấy chỗ ở Thầy biết người này là cái người như thế nào, đó là cách thức mà chúng ta đại khái để mà chúng ta xét qua tâm lý tình cảm của họ. Cho nên trong sự tu tập nó không phải tư duy có một cái tâm bất động, mà từ cái tâm bất động đó có cái sáng suốt nhìn ra, bởi vì nó bất động nó mới nhìn.

(01:34:03) Thầy nói bây giờ chuyện đó ngày mai hay một lát nữa nó xảy ra, nó vẫn hiện lên trên thân của chúng ta làm sao mà chúng ta không thấy? Cho nên cái vấn đề mà mấy con làm gì thì nó cũng vẫn hiện lên trên tâm của người thanh tịnh, nó không có mất, khi mà người ta muốn. Bây giờ người ta muốn biết một người nào đó thì tất cả những điều của người đó sống, nó hiện lên trong cái tâm của người ta. Mấy con ráng tu đi rồi mấy con sẽ thấy tâm mấy con như là gương soi mặt. Nghĩa là mấy con muốn biết nó soi lên đó mấy con thấy biết hết, không có chỗ nào giấu được hết, tâm của mấy con như là cái gương. Người ta ví tâm mấy con thanh tịnh không còn tham, sân, si…​ như là cái hồ nước trong, nhìn dưới đáy đá, sỏi, rùa, trạch gì ở dưới, cá, tôm gì ở dưới đó mấy con trên này nhìn xuống, nước trong lắm mấy con thấy hết, không con gì núp được, người ta thấy hết. Người ta ví tâm của chúng ta thanh tịnh, nó như là nước trong của cái đập.

Cho nên chúng ta hãy cố gắng làm cho tâm mình trong đi, còn bây giờ tâm mấy con đục quá. Thầy nói như là nước đục ở trên nguồn chảy xuống, nó đỏ au, đục ngầu cho nên nhìn ở dưới làm sao thấy được? Đó, bởi do tâm mấy con đục.

Vì vậy hôm nay mấy con cố gắng là đem phèn chua mà lọc cho nó nhiều, nó sẽ trong lại. Thầy thấy như mấy người ở sông đó mấy con, họ đâu có nước đâu. Thầy có một lúc Thầy ở dưới Hậu Giang, ở dưới Mỹ Tho, Thầy đi dạy học ở dưới. Vì vậy mà phải múc nước sông lên rồi cầm một cục phèn chua vậy nè, mới quậy. Mình cầm cục phèn chua chứ quậy tay không nó không có lắng đâu, cầm một cục phèn chua. Nó lắng một lớp đất ở dưới, nước nổi lên trên mình vớt nước, còn cái này đổ. Đó cách thức lắng nước sông mà để xài, để giặt đồ, để nấu ăn, còn nước uống thì không dám uống cái thứ này đâu, lấy nước trời mưa uống. Cái miền ở Mỹ Tho, ở Tiền Giang, Hậu Giang khổ chỗ đó! Uống nước thì hoàn toàn nước mưa, còn lắng nước thì để nấu cơm hoặc tắm giặt…​ Chứ còn nước sông, nó đục ngầu!

Thành ra Thầy có sống ở trên miền đó Thầy biết, vì hồi còn trẻ Thầy có dịp Thầy đi…​ Hồi đó Thầy Quảng Chánh có mở một trường học dạy ở dưới Mỹ Tho, cho nên Thầy vừa dạy ở thành phố, trường Bồ Đề là Thầy ở đó chứ Thầy dạy luôn cả trường Giác Ngộ, trường Bồ Đề đó nữa. Do đó, Thầy với Thầy Quảng Chánh đi xuống xuống Mỹ Tho, dạy trường dưới đó nữa. Cho nên Thầy có ở dưới đó ăn cơm, uống nước ở Mỹ Tho, nên Thầy biết phải lắng nước cách thức như thế nào,…​ Ở đó người ta dạy cho nên Thầy rành lắm mấy con.

22- SỰ THẬT VỀ BÙA MÊ THUỐC LÚ

(01:36:41) Cho nên thân Thầy cũng lưu lạc dữ lắm, lưu lạc giang hồ. Nhưng Thầy không có giang hồ mấy con, mà có lưu lạc. Lưu lạc của đời sống rồi lưu lạc trên sự tu tập của mình. Cho nên hiện giờ mấy con về đây ở với Thầy, Thầy nói thật sự mấy đứa này giống Thầy. Dám bỏ quê hương của mình đi chỗ này, chỗ kia, đi tìm đạo…​ Đó là cái quyết tâm của mình, chính Thầy ngày xưa cũng vậy đó.

Cho nên mấy con mà quyết tâm bỏ nơi chỗ (của) mấy con mà đến đây với Thầy, đó là mấy con có sự quyết tâm. Quyết tâm lắm đó, chứ còn không quyết tâm chắc chắn là gia đình của mấy con lôi mấy con, với danh với lợi của thế gian lôi mấy con, không bao giờ mấy con dám đến đây, bởi vì danh lợi nó cũng mạnh lắm. "Ờ, bây giờ tôi trên Đại họ,c tôi ra rồi, bây giờ cũng có công ăn việc làm, cũng làm giám đốc này kia nọ, bây giờ bỏ không được. Không bỏ được!” Nó lôi mấy con, cái danh với cái lợi lôi mấy con dữ lắm. Cho nên khi quyết tâm thì phải đi tới nơi tới chốn mấy con. Chứ không khéo mấy con đi lừng chừng thì uổng lắm mấy con!

Ở đây không còn là mấy con đến để tham cứu, để nghiên cứu chơi…​ Không phải đâu! Vừa nghiên cứu biết để thực hiện được sự làm chủ bốn sự đau khổ của mình, quyết định cuộc đời mình. Ai cũng có bốn sự đau khổ này hết! Đức Phật còn bỏ sự giàu sang, bỏ cả vợ con mình để đi tìm sự giải thoát bốn sự đau khổ này thì chúng ta sá gì, cái danh lợi của thế gian này, có nhằm nhò gì đối với một nhà vua như đức Phật ngày xưa mấy con? Lấy gương hạnh của đức Phật thì chúng ta so sánh mình không có cái gì đâu. Cho nên mình quyết tâm, khi biết được chánh pháp của Phật mình nỗ lực mấy con, chẳng có hề lui bước, nỗ lực! Hôm nay có duyên mấy con nghe được Thầy, mấy con phải nỗ lực quyết tâm, còn mấy con không quyết tâm đó là mấy con phụ công ơn Thầy.

(01:38:23) Nãy giờ Thầy nói quá nhiều mà mấy con không tu tập là mấy con phụ lòng Thầy. Mà tu phải tu cho đúng, đừng tu sai mấy con. Mà tu đúng thì có Thầy hướng dẫn, Thầy sẽ không bỏ mấy con, bất cứ một người nào, nhưng mà mấy con phải ráng. Chứ mấy con mà tu cái kiểu nghe ở đâu có ông Thầy bùa, Thầy chú nào hay, mấy con lo luyện bùa, luyện chú cho nó có thần thông; cái kiểu đó, Thầy dẹp hết.

Bùa chú không có làm gì, gạt người ta đó mấy con, làm cho người ta lọt trong tưởng. Cho nên ở đây có nhiều người cũng thuật lại cho Thầy bị bùa mê thuốc lú thế nào…​ Tại vì mấy người mê nó thì nó mới mê mấy người, chứ làm sao mà bùa gì mê ai? Sao họ không ếm Thầy cho Thầy mê họ đi? Thầy có tin đâu, làm sao mê? Tại vì mấy người mê bùa cho nên mấy ông Thầy bùa mới làm cho mấy người mê, chứ còn mấy người đừng có mê thì làm sao mà mấy ông ếm được mấy người!

Cho nên nói bùa mê, thuốc lú là tại do mình chứ không phải là do bùa mê, thuốc lú nó làm được. Một người tinh thần vững vàng thì không bao giờ có bùa mê thuốc lú làm được. Thầy nói thật sự ra cái người yếu bóng vía là như thế này: Nghe mấy ông thầy bùa đọc thần chú lâm râm…​ Một ông thì chưa gì; ba, bốn ông xúm với nhau đọc thì "Trời đất ơi, nghe nó cũng hay lắm! " Vì cái ông đọc chú cũng giống như là mình tụng kinh vậy đó. "Mấy ông đọc nghe lâm râm nghe cũng ớn thiệt! ". Nhưng người mà yếu thì sợ thiệt, mà những người mạnh mẽ chẳng làm gì được. Nó đọc một hơi nó làm không được thì nó rút lui, không có làm sao mà nó áp đảo được tinh thần người vững vàng. Chết thì mình cứ nghĩ chết là do nhân quả chứ không phải bùa chú gì giết được mình nên không có sợ.

Bởi vậy Thầy nói nhân quả là hay lắm, phải không? Con người chết là có số, có mệnh, có nhân quả chứ không phải khi không mà ai giết được, không có bùa chú nào giết được. Cho mấy ông tập trung đó, một chục ông thầy bùa cùng nhau niệm đi rồi vẽ bùa dán xung quanh nhà đi thử coi làm gì tôi được, thì rốt cuộc rồi nó gỡ đi về hết. Không! Thầy nói thật sự, tinh thần mình mạnh lắm mấy con! Bởi vì một người có ý chí không bao giờ chịu đầu hàng trước một cái gì, không sợ hãi.

Bởi vậy cho nên đức Phật dạy chúng ta phải nhiếp phục khiếp đảm và sợ hãi. Chính chỗ này nó ảnh hưởng rất lớn cho chúng ta, làm cho chúng ta đau khổ. Cho nên chúng ta luôn luôn lúc nào cũng mạnh mẽ, không sợ gì hết.

23- VƯỢT QUA THỬ THÁCH XUẤT GIA TU HÀNH

(01:40:33) Vì vậy mà Thầy xin nhắc lại, cũng đúng điểm này Thầy mới nhắc lại lần thứ hai: Trước hoàn cảnh không sợ hãi, nỗ lực làm cho kì được, không thua. Mình là con người, phải có ý chí, phải có dũng mãnh. Thất bại là do một cái gì mình sơ sót mới chịu thất bại, chứ chưa hẳn là…​ Trong cái thất bại đó có sự sơ sót nữa, mình cẩn thận dè dặt thì không bao giờ thất bại. Nhưng con người chúng ta…​ khi chưa tiếp xúc với hoàn cảnh như vậy chúng ta phải có sự sơ sót, từ cái sơ sót đó chúng ta biết thì chúng ta sẽ cẩn thận hơn, chúng ta sẽ vượt qua được những khó khăn thì chúng ta sẽ thành công.

Trên đời nay, Thầy nói người có ý chí và có tư duy suy nghĩ thì người này sẽ thành công trên mọi công việc, họ muốn làm việc gì họ sẽ thành công. Nhưng trong sự thành công nó phải có khó khăn.

Cũng như bây giờ mấy con muốn làm chủ sanh, già, bệnh, chết ít ra mấy con cũng phải có những khó khăn chứ không phải dễ, nhưng mà sự khó khăn đó mấy con phải vượt qua bằng ý chí của mình chứ không phải đầu hàng. Chẳng hạn bây giờ mấy con muốn tu mà gia đình, cha mẹ không cho tu đó là một trở ngại. Vậy thì mình phải vượt qua bằng ý chí, bằng sự thuyết phục mình như thế nào để cho mọi người trong gia đình chấp nhận và vui vẻ để mình ra đi, để tâm mình không bị động. Đó là cách thức.

Chứ khi cha mẹ khuyên vậy, "Thôi, bây giờ để chờ, để ông bà chết rồi hãy mình đi tu" thì kiểu ông bà chết là chắc mình cũng sắp sửa đi theo. Cho nên ngay bây giờ ý chí của mình và sức nung nấu của mình đương mạnh mẽ thì mình hãy thuyết phục ngay khó khăn đó để vượt qua trong thời điểm mà ý chí mình còn đang mạnh mẽ. Để nó qua lúc đó rồi, ý chí mình sẽ cùn nhụt mấy con, chứ không phải không.

Lúc mấy con quyết tâm tu là ý chí rất mạnh, đó là lúc được triển khai cho đúng mức thì mấy con chứng đạo ở chỗ đó. Còn nếu mấy con lùi bước trước cái đó thì bắt đầu ý chí sẽ cùn nhụt đi, nó lại sụt lui đó mấy con, nó không còn mạnh nữa. Cho nên ngay từ lúc mà mình quyết tâm tu rồi, nó gặp những chướng ngại đều vượt qua hết, chẳng sợ ai hết.

(01:42:37) Như ông chú, chị con đến gặp Thầy đó, Thầy thuyết phục ông nói gì cũng không được hết. Thầy nói pháp lợi ích như vậy, thử ông chú làm sao làm chủ bệnh giúp dùm nó được, khi nó đau ốm làm sao làm chủ được? Làm chủ được thì cho nó về, còn làm chủ không được thì phải để cho nó tu, để nó cứu nó. Chứ ở đây đâu có dạy nó cầu cúng ông Phật xuống phù hộ đâu mà sợ nó lạc đường? Tự nó luyện tập làm chủ bệnh tật.

Con hiểu chỗ mà Thầy gặp ông chú con không? Rồi chị con Thầy cũng thuyết phục luôn. Xuống gặp Thầy không có nói gì được hết, phải chịu thôi, chỉ thấy trái cái ý của mình nhưng mà trên đứng trên Pháp thì không thể bài bác được, phải chịu thôi.

Do đó Thầy mới trợ giúp cho con vượt qua những khó của con, còn tự con, con cũng phải vượt qua. Cho nên Thầy nói mấy con đến đây, lúc gặp khó khăn là có Thầy ra tiếp, Thầy tiếp để cho mấy con giữ vững được tinh thần, giữ vững ý chí, cái cương quyết của mấy con để quyết tâm tu.

Từ đây về sau, mấy con nỗ lực quyết định tu, chứ không phải một thời gian…​ Thí dụ như giải quyết xong cái nhà bếp, có người thay thế, nỗ lực vô tu liền, đừng để chậm trễ, nỗ lực ngay liền. Và trong thời gian mình giúp đỡ cho mọi người, mình coi nhà bếp, mình giúp đỡ đó, thì lúc bấy giờ mình nghiên cứu kỹ cách thức tu như thế nào qua những buổi thuyết giảng của Thầy để mình lắng nghe, mình ghi chép những điều đó để cho mình kỹ lưỡng hẳn hòi, hoàn toàn. Khi vào tu hỏi sơ lại Trưởng lão: "Như vậy, như vậy, đường đi của con tập luyện như vậy có đúng không?" Thầy nói: "Đúng, bây giờ cứ vô Thầy sẽ theo dõi" thì cứ yên tâm vô để tu tập vững vàng, không còn lo gì nữa hết. Đó sự thật như vậy con, chứ không phải là tu chơi chơi đâu.

24- SỐNG VÀ TU HÀNH TRONG PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC

(01:44:21) Thứ nhất là mình đến một địa phương nào đó thì phải giấy tờ đàng hoàng, bảo đảm chính quyền không có động mình nữa, đó là bước thứ nhất. Khi mà không động được rồi thì bắt đầu mình mới lo vấn đề tu tập.

Bởi vì một số lượng người từ xứ này, xứ kia, từ tỉnh này, tỉnh kia đến đây, ở đây thì Nhà nước người ta phải lo. Người ta sợ chứ, không biết là mình làm cái gì? Mặc dù là người ta rất hiểu Thầy chứ cỡ mà người ta không hiểu Thầy người ta dám cho mấy con ở đây không? Chắc người ta không dám. Cho nên người ta phải hiểu Thầy, người ta biết sách dạy đạo đức của Thầy rõ ràng, Thầy đem lại cái tốt cho xã hội cho nên vì vậy mà người ta thấy không ngại, người ta giúp đỡ mình.

Thật sự ra chính quyền ở đây họ giúp đỡ mình rất nhiều. Những cái nhà mà cất như thế này, họ cho mình cất đâu phải dễ. Đất này Thầy mua rồi, Thầy làm giấy phép Thầy xin, họ cho phép đàng hoàng Thầy mới cất chứ đâu phải là Thầy muốn cất là cất đại đâu mấy con! Cất có giấy phép đàng hoàng, cho nên đâu có ai bắt tội Thầy được đâu. Rồi bây giờ mình đi vào hoạt động thì tất cả mọi người về đây tu tập, Phật tử đến đây thăm viếng…​ Điều đó hoàn toàn là nó phải có thôi, nhưng mà Nhà nước thấy mình đúng cho nên người ta không cấm mình một điều gì, người ta giúp đỡ mình, âm thầm người ta giúp đỡ để cho mình đem lại nền đạo đức cho dân tộc.

Bởi vì sách vở của Thầy từ “Đạo Đức Làm Người” các con thấy hai tập phải không, rồi giáo trình dạy về đức hạnh đều là có những điều kiện mà tất cả những người mà người ta giữ gìn an ninh đều là người ta đọc qua sách của Thầy hết, nó đâu đó rõ ràng mà. Sách của Thầy xin phép đàng hoàng chứ không phải là muốn viết ra, muốn dạy mấy con là dạy đâu, phải xin phép đàng hoàng, có giấy phép đàng hoàng Thầy mới phổ biến.

(01:46:00) Cho nên mấy con yên tâm lo mà tu tập, làm như vậy, trước khi mấy con về đây tu tập là Thầy đã có sự bảo vệ cho mấy con hẳn hòi đàng hoàng để cho mấy con yên ổn tu tập. Về đây mấy con lo sống cho yên ổn, hộ khẩu hay hoặc là giấy tờ tạm vắng, tạm trú, lý lịch xong xuôi rồi bây giờ không còn lo nữa, coi như mình là người địa phương. Bởi vì pháp luật của Nhà nước, một người công dân Việt Nam bất cứ ở trên đất nước chỗ nào cũng có quyền ở, thì pháp luật cho phép đàng hoàng chứ đâu phải là không cho, mình đi đúng pháp luật chứ đâu phải không.

Nghĩa là mọi người công dân đều có quyền ở bất cứ nơi đâu trên đất nước, mình đến đó mình chỉ cần trình: "Tôi là cái người địa phương đó tôi đến đây, có lý lịch đàng hoàng chứ không phải là kẻ trộm cướp". Như vậy rõ ràng, bởi vì nếu lý lịch con xấu thì ở địa phương con có dám chứng không? Đâu có dám chứng, phải không? Chứng đàng hoàng đưa lên. "Lý lịch của tôi tại địa phương là người tốt, chính quyền chứng nhận đàng hoàng". Cho nên mấy con yên tâm tu tập yên ổn, không còn lo nữa. Chỉ còn có tu mà thôi, tu để làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Cho nên trong tâm mấy con không còn bị chướng ngại một cái gì, do đó lần lượt Thầy sẽ chỉ dạy cách thức để tu tập, để không phí uổng một đời người.

25- ĐỦ DUYÊN KHÔNG TU UỔNG PHÍ MỘT KIẾP NGƯỜI

(01:47:09) Sanh ra làm người, cha mẹ rất cực khổ. Sanh rồi nuôi dưỡng mình lớn khôn, cho ăn, cho học có những kiến thức hiểu biết là cả một vấn đề khổ chứ đâu phải không. Mà mấy con từ cái chỗ chưa biết đọc chữ, mà bây giờ biết đọc chữ, lên Đại học. Học để hiểu biết những kiến thức, làm cho tri kiến của mấy con có sự hiểu biết rộng rãi như thế này là cả một công trình của mấy con chứ đâu phải khi không mấy con hiểu biết như vậy đâu, cả một sự học tập của mấy con mới hiểu biết. Bây giờ gom lại sự học tập đó để trở thành một người làm chủ được bốn sự đau khổ của mình không phải quý sao?

Mọi người dù có học tập, có hiểu biết cách gì nhưng mà đến giai đoạn họ làm chủ được bốn sự đau khổ này họ có làm chủ được không? Biết bao nhiêu những ông tiến sĩ, những ông giáo sư dạy trên Đại học, họ có trình độ nhưng mà cuối cùng họ bệnh đau họ cũng vẫn đi nằm nhà thương, họ cũng bị đau khổ chứ họ làm sao làm chủ được? Còn riêng mình, kiến thức của mình hiểu biết và mình hiểu rằng cuộc đời của mình phải làm sao chấm dứt những đau khổ của bản thân mình, như vậy mới là người học. Còn bây giờ học để đi tìm tiền bạc, đi tìm danh, tìm lợi để sống cuộc sống toàn là đau khổ chứ có gì hơn? Con bây giờ có làm cách gì, có làm công ty, xí nghiệp, giám đốc đi nữa, tiền bạc có nhiều đi nữa, sự đau khổ nó cũng không tha con đâu, bệnh tật nó không tha đâu, vợ con nó trái ý nó cũng la cũng lối, nó cũng này nọ kia, nó cũng sanh ra bực tức với nhau chứ chưa chắc là nó tùy thuận nhau nổi.

Đó là cuộc sống mà, nó toàn là thứ khổ. Nó trái ý với nhau là đã cơm không lành canh không ngon rồi, nó đem nỗi khổ cho chúng ta, chứ đâu phải là chuyện dễ. Vì vậy mà kiến thức học hỏi của chúng ta để hiểu biết, cuối cùng sự hiểu biết đó để gom lại làm chủ bốn sự đau khổ. Bây giờ chúng ta ngồi lại, "Tâm Bất Động, thanh Thản, an Lạc, vô Sự". Không còn lo, không còn sợ một cái gì ở trong cuộc sống này nữa hết thì cái này là hạnh phúc quá hạnh phúc!

Mấy con hạnh phúc theo Thầy thiết nghĩ phải tu, chỉ có duy nhất bây giờ chỉ có theo Thầy thì con đường này mới đạt được, chứ không khéo sự học thức của mấy con cũng chỉ làm tay sai cho cái học thức đó mà thôi. Nghĩa là danh với lợi nó sai cái học thức của mấy con phải đi ra phục vụ cho cái danh lợi của mấy con, chứ làm gì? Mấy con cũng thành ra một người nô lệ, một người tôi tớ cho danh lợi của mấy con chứ làm gì? Mấy con cũng làm nô lệ cho tiền bạc, nô lệ cho sự sống của mấy con chứ mấy con làm gì hơn, mấy con có làm chủ được mình đâu mà không bị nô lệ. Còn Thầy bây giờ, tiền bạc có sai Thầy được không, Thầy có nô lệ đâu? Thầy đâu cần vấn đề đó đâu mà Thầy chỉ cần sống với tâm bất động, không sợ gì hết.

(01:49:53) Vì thương xót mấy con, Thầy chỉ hướng dẫn, Thầy tiếp duyên mấy con chứ Thầy biết thời điểm này chưa phải duyên chánh pháp. Nghĩa là phải có một thời gian nữa, nó phải phù hợp với giai đoạn của đất nước, nó phù hợp với mọi người thì nó dễ dàng, không có khó khăn. Còn giai đoạn này nó chưa có phù hợp. Thầy nghĩ rằng nếu Thầy ra đi rồi thì không còn ai có thể dựng lại nền đạo đức này, thì con người sẽ mất. Vì vậy mà Thầy làm sớm quá, tức là Thầy dựng lại nền đạo đức, đem lại con đường Thiền Định để người ta làm chủ sự sống chết nó hơi sớm cho nên Thầy phải chịu vất vả.

Bây giờ nó chưa có đúng thời điểm mà mình dựng lại thì nó phải gặp những khó khăn chứ sao. Còn đúng thời điểm thì nó rất dễ dàng mấy con, và người tu nó cũng dễ dàng, nó tiến vô dễ dàng. Còn thời điểm chưa đúng, chưa đúng thời của nó thì mấy con về đây có nhiều trục trặc lắm.

Hoàn cảnh gia đình của mấy con, môi trường của mấy con chưa có hợp, nó làm cho mấy con chướng ngại thêm cho nên nó khó. Nhưng mấy con có quyết tâm không? Quyết tâm thì mấy con sẽ làm được, sợ mấy con không quyết tâm thôi. Cũng như bây giờ cha mẹ cản mình, "Thôi thôi, bây giờ thì ông bà cản thôi để từ từ chứ giờ mình làm thẳng quá thì cũng không được…​"

Ở đây thực sự ra nó không phải thẳng mà mình phải thuyết phục, gia đình không đồng ý thì mình phải thuyết phục để khi những người không đồng ý, họ trả lời không được, họ phải chấp nhận. Bởi vì con đường của mình tu là con đường thực tế, cho nên người ta trả lời không được thì người ta phải chấp nhận. Mình cật vấn người ta, người ta nói này nói kia thì mình cật vấn mình hỏi họ, mà họ trả lời không được thì họ phải chấp nhận mình chứ sao? Mấy con thấy, chứ còn mình đâu có đầu hàng. Một người Tu sĩ Phật giáo là không đầu hàng trước một cái khó khăn nào hết, phải tìm mọi cách thuyết phục.

Cho nên ở đây mấy con thấy, mấy con cần phải tu tập thôi, Thầy thấy mấy con đều có đủ duyên được ngồi nghe Thầy. Đó là một cái duyên, mà không tu thì chỉ là mình tạo cái duyên. Cũng như bây giờ có hạt giống mà không chịu đem trồng, không chịu tưới nước, không chịu nhổ cỏ, cái hột giống mà cứ để trong gói hoài thì làm sao nó lên? Nghe Thầy rồi mà cứ để hạt giống ở trong cái bọc, để trong đó mà cứ bỏ trong túi cất thì làm sao nó lên thành cây thành quả được, có phải không? Làm sao mấy con có trái ăn?

Còn bây giờ Thầy cho hạt giống rồi thì mỗi người phải đem về, mới cuốc đất cho xốp rồi mới ươm hạt giống, rồi mới nhổ cỏ, rồi tưới nước, rồi bón phân, rồi cái cây này mới lên, nó thành cây nó tốt, rồi nó mới ra quả ra trái, mới ăn chứ. Đó, bây giờ cái công của mấy con chứ đâu phải Thầy, Thầy cho hạt giống rồi thì…​ Mấy con có duyên với Thầy, mới đến đây, Thầy rắc hạt giống. Mà hạt giống có rồi, mấy con có gieo hay là không gieo? Mấy con không gieo thì mấy con chịu, hạt giống mai mốt thúi, khô rồi quăng, có phải không? Là do mấy con chứ không phải do Thầy nữa đâu, cái nhiệm vụ bây giờ là của mấy con.

(01:52:54) Như vậy hôm nay, mấy con thấy còn sơ sót điều gì? Về cuộc sống thì mấy con nên nhớ rằng Thầy nhắc cơ bản về cuộc sống là thấy nhân quả, còn về tu tập đi sâu hơn thì mấy con phải tập những cơ bản về thân hành nội và thân hành ngoại, hơi thở và bước đi, cánh tay đưa ra, đưa vô để mấy con tập nhiếp tâm và an trú.

Khi tập nhiếp tâm, an trú được rồi thì Thầy mới dạy tới tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự; chứ bây giờ nhiếp tâm chưa được mà lo thân tâm bất động thì sao được. Mấy con thấy con đường: Đầu tiên mấy con muốn vào tu thì mấy con phải triển khai tri kiến bằng nhân quả; nó sẽ ly dục, ly ác pháp, nó xả tâm mấy con; tâm mấy con bất động, thanh thản, an lạc, vô sự với cái thô; nhưng mà cái tế thì mấy con tập nhiếp tâm và an trú tâm trong bước đi và trong cánh tay đưa ra, vô và hơi thở như Thầy nãy giờ đã nói.

Đó, mấy con phải tập nhiếp tâm an trú chứ mấy con không tập nhiếp tâm Thầy tập cho mấy con được sao? Rồi bắt đầu từ đó mấy con đã nhiếp tâm và an trú được rồi, Thầy mới dạy mấy con bất động tâm thanh thản, để mấy con ở trên Tứ Niệm Xứ mà đi vào chứng đạo. Nó đơn giản, nó có phương pháp, nó có cách thức từ thấp đến cao. Đó, bây giờ chỉ còn có mấy con tu thôi.

26- PHÂN BIỆT HAI PHÁP NHIẾP TÂM VÀ AN TRÚ TÂM

(01:53:59) Trưởng lão: Bây giờ mấy con còn hỏi Thầy điều gì nữa không? Hết rồi? Con cứ hỏi con. Con cứ ngồi tự nhiên hỏi đi, cứ đứng ở đó cũng được con, không có gì đâu. Nói lớn lớn.

Nói chung là đếm bước nữa con, cứ đếm. Đếm tức là tác ý, đừng để mất cái ý thức. Đếm một, hai, …​ là ý thức nó chú ý trong đó con.

Phật tử: Dạ con không đếm thì có được không ạ?

Trưởng lão: Không đếm thì coi chừng nó lọt trong tưởng không con, giai đoạn này nó chưa có phải đâu.

Phật tử: Con bạch Thầy con tác ý rồi con đi mà con không đếm…​(không nghe rõ), đến lúc ngồi thì con lại tác ý. Vậy có đúng không Thầy?

Trưởng lão: Không, bây giờ đầu tiên thì con phải tập như thế này: Con tác ý rồi con bước đi, mỗi bước đi thì con đếm, nhắc, khi bước đi thì ý thức của con đừng để mất. Ý làm chủ ý tạo tác mà, trong giai đoạn đầu. Rồi sau đó chừng nào mà mình nhiếp được ở trong khoảng thời gian mà con tác ý bước đi của con, rồi tác ý, rồi bước đi nó liên tục như vậy mà nó không có một niệm nào xen vào cái câu các ý và cái bước đi của con thì lúc bấy giờ đó thì con mới qua giai đoạn hai là an trú. Giai đoạn thứ nhất là nhiếp tâm.

Chứ bây giờ con lẫn lộn chỗ nhiếp tâm với an trú đó thì không được. Có hai cách thức, cách thức mình nhiếp tâm rồi an trú chứ không phải nhiếp tâm và an trú một lượt. Bây giờ con đang tác ý nhiếp tâm, rồi con yên lặng để con bước đi con sẽ ở trong cái an trú thì không được. Nó phải rời ra hai pháp, nó phải rõ ràng. Bây giờ trong giai đoạn nhiếp tâm mình phải nhiếp trong hơi thở, trong bước đi thì chỉ duy nhất có một cái hơi thở và cái bước đi mà thôi.

Phật tử: Con bạch Thầy khi con đi kinh hành, con có tác ý mà con có biết hơi thở không ạ?

Trưởng lão: Nó vẫn biết hơi thở.

Phật tử: Con đi như vậy, có phải là con phải đếm mà con vẫn biết hơi thở không?

(01:56:19) Trưởng lão: Không được con! Bởi vì khi con thở hơi thở, con tu hơi thở thì con duy nhất chỉ biết hơi thở, mà con tu bước đi thì duy nhất chỉ biết bước đi. Khi đó con tác ý bảo: "Cái tâm phải biết bước đi, không có biết hơi thở!", rồi con tác ý "Bước, bước, bước, bước…​" để cho nó chú ý tới bước đi thôi mà nó không có tập trung. Còn con để tự nhiên con bước đi, bước nhẹ nhàng thì nó sẽ tập trung trong hơi thở rồi nó phân hai tâm, cái vừa biết bước đi và cái vừa ở trong hơi thở; như vậy bị phân tâm. Không được! Sửa lại con, cái nào ra cái nấy con.

Cũng như bây giờ con ngồi, cái tâm, cái thân của con bất động phải không? Con sẽ nhiếp tâm trong hơi thở thì duy nhất thấy có hơi thở, phải không? Giờ con bước đi thì hơi thở phải lìa ra chỉ còn biết duy nhất có bước đi. Cho nên có nhiều người bị lầm lạc chỗ này, vừa bước đi mà vừa bị hơi thở, tức là quen hơi thở.

Cái đó nó cố gắng thì nó có cái sai, để tự nhiên con. Để tự nhiên đừng cố gắng trong hơi thở mà sai. Để tự nhiên hơi thở ra vô, coi như là mình người đứng ngoài để nhìn thấy cái hơi thở chứ đừng vận dụng trong hơi thở, tức là cố gắng mà có vận dụng như thế thành ra nó theo hơi thở mà nó hụt đi. Mình sửa lại con, sửa lại nó sẽ tốt con.

Đó, tu tập thì cứ phải hỏi. Hỏi để cho mình dò, mình biết được cái chỗ mà sai, chỗ đúng để mình sửa lại cho có kết quả.

27- NHẬN BIẾT VÀ TÁC Ý KHI MÌNH BỊ TƯỞNG

(1:57:40) Trưởng lão: Rồi, bên Nam mấy con có hỏi Thầy gì không con?

Phật tử: Kính bạch Thầy…​(không nghe rõ) Có lúc con mới nghĩ con sai cái gì đó. Trong tư tưởng con, nó xuất hiện là con biết con sai. Đó là cái tưởng.

Trưởng lão: Đúng rồi con, mỗi lần mình biết sai, cũng đều bị tưởng vô nên biết sai. Chứ bây giờ con chưa có Tam Minh nổi đâu. Tại vì sức thanh tịnh của tâm mình, mình còn sống ở trong hoàn cảnh của gia đình, của mọi người thì cái tâm của mình lúc thì yên ổn, lúc thì mê. Bị ngoại cảnh, nên nó chưa phải thanh tịnh hoàn toàn. Hiện bây giờ, cái điều mình biết, giao cảm được điều đó, hoàn toàn là tưởng hết mấy con.

Cho nên khi đó, con bảo: "Dừng lại! Không cần biết nữa" thì nó sẽ dừng lại. Không khéo nó hoạt động quá (mức) đi thì con sẽ trở thành một người mất bình thường, mà ở ngoài đời người ta gọi là thằng này tu riết nó điên rồi. Rồi từ trên gương mặt của con, nó cũng thay đổi, coi (giống) như là cái người bị điên đó con. Con hiểu không? Nó không còn bình thường, nó bị điên, nó thay đổi. Nó làm như khờ khờ, nó làm như là người sống ở đâu đâu, thế giới nào…​ Đó là bị tưởng rồi đó con, nó sống ở trong cái tưởng nặng, nó sống ở trong cái thế giới không phải là con người của mình nữa. Cho nên bỏ những cái đó đi! Mình tác ý, muốn bỏ thì có phương pháp tác ý con.

Phật tử: Thưa Thầy nó có trường hợp tưởng…​(không nghe rõ)

Trưởng lão: Nó có khởi ham muốn cái gì đó thì con sử dụng: "Quán ly tham tôi biết tôi hít vô, quán ly tham tôi biết tôi thở ra" rồi con hít vô, thở ra; rồi con tác ý nữa để cho nó ly cái tham đó đi. Tham dục, tham tiền, tham bạc, tham ăn, tham ngủ đều là tác ý đuổi hết để cho nó không còn nữa, cách thức mà…​ Con nhớ trong Định Niệm Hơi Thở Phật có dạy, con tu tập như vậy đó.

28- PHƯỚC CỦA CHÚNG SANH TÙY VÀO NHÂN QUẢ THIỆN HAY ÁC

(01:59:43) Trưởng lão: Xong rồi, mấy con không còn hỏi nữa phải không? Con muốn hỏi gì đây, con ngồi ghế đi con, sẽ trả lời nghe chung.

Bởi vì Thầy thường dạy mấy con là nhân quả. Nhân quả mà, chứ đừng có đổ thừa tại ai hết, không có tại người nào hết. Ở đây không có tại người nào hết, tại nhân quả. Mà Phước của chúng sanh ở địa phương đó chưa đủ, cho nên cái trung tâm này ra đời là để tập trung những người ở gần đó hưởng được khu an dưỡng. Nhưng mà nó không đủ thì tại chúng sanh ở đó, tại những người dân ở đó người ta không đủ phước để thọ hưởng. Cho nên nhân quả đâu có để cho mình ở đó mà hưởng đâu!

Tại ở nơi đó còn làm ác, tức là còn những người dân ở đó có những điều làm ác chứ. Nếu mà mọi người ở đó ăn chay hết, sống thiện hết, sống không làm khổ mình, khổ người thì trung tâm này nó sẽ mở ra được rồi.

Bởi vì trung tâm này, mục đích nó mở ra để giáo dục đạo đức không làm khổ mình, khổ người; mà giờ dân ở đây đã sống không làm khổ mình khổ người thì nó tương ưng, nó thành tựu rồi. Mà ngay cả những ông lớn ở tỉnh đó họ đều sống không làm khổ mình, khổ người thì họ làm sao họ cấm mấy con? Nhân quả mà! Nó tương ưng thì nó phải thành tựu, mà nó không tương ưng nó phải đẩy ra. Thấy nhân quả thôi chứ đừng đổ thừa tại mình thế này kia, tui cất này kia…​

Sự thật ra mấy con cất cũng để giúp đỡ cho những người ở mà thôi, chứ đâu phải mấy con ở hết, phải không? Nhưng mà đâu có đổ thừa. Bây giờ Nhà nước đó, con có nói gì thì họ chỉ cười con thôi chứ sự thật ra họ nhiều cách bắt lỗi để cho chúng ta đình chỉ chứ không phải là chuyện đó thôi đâu. Thầy nói thật sự. Khi họ không muốn rồi thì bây giờ con không lỗi gì họ cũng đình chỉ được. Thầy nói thật sự là bây giờ mấy con làm cho đúng, thật đúng đi, nhưng khi họ không muốn rồi thì họ vẫn đình chỉ con, họ tìm mọi cách.

Bởi vì người ta tìm mọi cách người ta đình chỉ mình thì cái gì người ta cũng tìm được, nhưng mà người ta không muốn đình chỉ mình thì cái gì mình làm sơ sót người ta cũng lờ qua, con hiểu không? Cho nên đó là nhân quả. Thầy đã nói nhân quả, mà nhân quả thì mình phải nhìn được, nhìn được cái địa thế, cái nơi đó dân chúng có hưởng được phước báu không. Cũng như bây giờ dân chúng ở đây mọi người mà được về đây yên ổn được đó là cái Phước của mấy con chứ Thầy đâu…​ Cái phước của Thầy, Thầy tu Thầy làm chủ rồi thì đâu có cần gì nữa đâu, nhưng phước của mấy con có hay không? Mấy con về đây được yên ổn mà tu tập là do cái phước của mấy con chứ đâu phải là do Thầy, mấy con có duyên phước.

(02:02:06) Còn ở chỗ mấy con làm là dân ở đó chưa đủ duyên phước, và số người tập trung hết mình làm nhà ở khu vực đó là đem công lực của mình để tạo thành một khu vực ở miền Bắc để cho dân người miền Bắc có phước. Không những ở tỉnh đó mà cả những tỉnh lân cận ở ngoài đó, ở ngoài miền Bắc, có phước nó đến (đó) gần mấy con. Nhưng mà nó thiếu phước, nó còn đủ thứ chuyện ở trong này, nó còn những ác pháp ở trong này, nó chưa đủ.

Sau khi có những điều kiện mà đạo đức phổ biến rộng, mọi người dân ở đó, từ chính quyền các cấp đã thông suốt được. Người ta đã sống được trong đạo đức thì mấy con đến đây người ta ủng hộ mấy con, mấy con có sai người ta cũng lờ qua.

Thí dụ như bây giờ nếu mà ở đây mà thiếu phước, những ngôi nhà này thì Nhà nước sẽ đình chỉ thôi. Nó đủ phước đó mấy con. Người ta có quyền, còn mình đâu phải có quyền. Bây giờ người ta muốn vạch lỗi như thế nào cũng được hết, mấy người có quyền mà. Người ta có quyền thì người ta nói cái gì nó cũng được hết, còn mình là cái người không quyền thì thôi chỉ làm thinh. Cho nên tất cả đều là nhân quả. Không phải lỗi của con mà cũng không phải là lỗi của người ta, mà (do) duyên phước nó chưa đủ, cái nhân quả nó chưa đủ. Mà nhân quả chưa đủ thì mình có cố gắng khắc phục, mình làm cách gì đi nữa thì nó cũng không thành tựu được. Cho nên mình phải thấy nhân quả. Mình muốn đem lại lợi ích cho mọi người, mình muốn cho mọi người tốt nhưng nếu nhân quả chưa đủ thì mình phải gặp thất bại.

Nhưng mà trong thất bại nó sẽ có những cái thành công! (Nếu) các con cứ tập trung, mà cái này nó phát triển, nó mở ra thì con đường tu của mấy con sẽ không có. Bởi vì trách nhiệm của mấy con mà, mấy con làm sao mà yên tâm được? Mấy con phải lo chuyện này chuyện nọ đủ thứ…​ Còn bây giờ nó lại thất bại là nó hướng cho mình đi đến con đường tu.

Một số chị em bây giờ, ờ hồi nào tới giờ tập trung vô đây làm mà bây giờ nó nó thất bại rồi, bắt đầu ai về nhà nấy thì đây là nó nhắc nhở cho mình phải nỗ lực tu. Đó là cái phước của mấy con, mấy con thấy phước lớn mà lại thấy phước nhỏ, còn riêng Thầy thấy Thầy phước lớn. Vì vậy mà phước này phước lớn, cho nên phước lớn là phước tu, ờ phước tu của mình; còn chúng sanh nó nhỏ quá cho nên bây giờ nó về đây an dưỡng chứ nó tu tập được gì. Nó chỉ nghe mình dạy đạo đức rồi nó thấy an ủi tinh thần thôi chứ nó chưa chắc đã tu được. Bây giờ mình là người mình quyết góp công làm chuyện này cho xã hội tốt, nhưng mà cái phước nó không đủ thì chắc có lẽ là nó nhắc nhở mình phải tu để cứu mình.

Bây giờ mấy con chưa làm chủ sanh, già, bệnh, chết mà mấy con làm thì mấy con cũng chưa làm chủ sinh già bệnh chết. Bây giờ nó nhắc mình để làm chủ sanh tử rồi. Mình sắp xếp, tại sao mình bỏ gia đình mình đi vào trong này mà mình lo lắng được, bây giờ mình bỏ gia đình để mình đi tu rồi lại không được sao? Nó nhắc con đó, nó nhắc con bây giờ bỏ tất cả hết mà tu, đó phải tốt không?

(02:04:56) Hướng là nó còn khéo cho con, nhân quả nó hay lắm, bởi vì người mà có lòng tốt á thì nó hướng dẫn cho mấy con đi tới chỗ tốt nhất để cho mấy con làm chủ sanh già bệnh chết. Đó là nó giúp cho mấy con. Còn mấy người kia người ta đâu có đủ phước để người ta ngồi đây người ta thọ hưởng cái an dưỡng đâu, nên nó không thành. Chứ thành rồi mấy ông cụt tay, cụt chân hay hoặc mấy ông khổ sở trong xã hội đều mấy con đem về nuôi dưỡng. Họ có phước họ mới ngồi không họ ăn; nuôi dưỡng họ chứ gì, rồi còn thêm học đạo đức tạo cho nhu cầu cần thiết về tinh thần của họ được an ổn chứ gì. Họ không đủ phước để cho tinh thần họ, nó giày xéo họ cho khổ. Họ cụt tay họ nói: "Trời ơi tui sao thua cái ông đó, nếu phải chỉ hồi đó tui đừng có đi đánh giặc về đâu có gãy tay, gãy chân như thế này khổ", ông cứ trách thân trách phận ông. "Còn cái thằng bạn tui cũng đi đánh giặc mà sao giờ nó còn nguyên tay, nguyên chân, giờ nó làm ông này, bà kia còn tôi bây giờ thành thương binh".

Còn bây giờ vô đó được học ở trong đó thì tinh thần cởi mở, nó không thấy gì về vấn đề cụt tay cụt chân nữa. Còn bây giờ để mấy ông thương binh than thân trách phận ông khổ. Đó là cái duyên của họ mà. Mà lại là giúp cho cái duyên của mấy con tu tập. Nếu mà mấy con đều về đây thì thật sự ra mấy con quay quần ở bên sự đau khổ của chúng sanh để an ủi họ, đúng là mấy con an ủi họ thật nhưng mà duyên họ không đủ, cho nên họ không thể ngồi không họ hưởng được phước báu đó. Cho nên đây là phước của mấy con lớn, lo tu đi, chị em đồng nhau mình về nỗ lực tu đi, tu rồi nó thật tới thời điểm mà mấy con tu xong thì mấy con ra lập mấy cái khu an dưỡng không được, Thầy nói mấy cái chứ không phải một cái đâu, bỏ sức ra mà làm, bởi vì mình tu xong rồi mặc sức mình làm, con hiểu không?

29- THÀNH CÔNG HAY THẤT BẠI LÀ DO DUYÊN NHÂN QUẢ

(02:06:38) Cho nên ở đây các con thấy, Thầy không có mục đích lập nhiều Tu viện, chỉ có một Tu viện thôi nhưng mà những đệ tử của Thầy tu ở đây xong rồi đó, họ tu cũng chưa xong chứ không phải xong, nhưng mà họ lập chỗ này, chỗ kia nọ họ đều là Chơn Như 2, Chơn Như 3 chỗ này, chỗ kia. Nhiều người họ lập Tu viện chứ đâu phải không, ở Đồng Nai đó như sư Pháp Ngộ thành lập bây giờ gọi là Tu viện Chơn Như 2 mà Thầy có biểu Sư lập chi, Thầy bảo tu cho chứng cái đã nhưng mà bây giờ Sư lập. Bây giờ ở đó, đồ chúng cũng có, thất cũng này kia nọ cũng rầm rộ chứ đâu phải ít. Mấy con muốn về đó Thầy đưa về đó ở tu cũng được không sao hết. Đó mấy con thấy không, để tự nhiên nó phát triển, cái nơi đó có phước báu, người ta thành lập được Nhà nước hỗ ủng hộ, giúp đỡ cho nên nó phát triển được; còn cái chỗ này thì những người dân ở đây chưa đủ phước. Cho nên người ta sẽ thấy theo cái nhìn của họ, Thầy nói bây giờ ở ngoài đó mấy con không có lỗi gì hết mà nghe tin ở Tây Ninh rồi, "Thầy Thông Lạc dựng lên cái Tu viện bây giờ cả thế giới đều biết". Đi ra bây giờ nó báo tin các tỉnh hết về Thầy Thông Lạc "Bây giờ nghe Tu viện này có Thầy Thông Lạc trong này mau mau tìm cách chứ không khéo nó hoạt động ở tỉnh mình nữa, mai mốt mình rớt chức hết á". Ai cũng sợ hưu trí chứ bộ mấy con tưởng không sợ, họ làm lớn họ cũng sợ mất chức chứ. Vì vậy mà Thầy nói thật ra đó là cái duyên của chúng sanh ở khu vực đó thôi, mình đừng có buồn, đừng có đổ thừa ai hết, cũng không phải do Thầy Thanh Quang, không phải tại con, không phải người nào hết, mà không phải chính quyền…​ Đó là do duyên nhân quả.

(02:08:16) Mấy con thấy an ổn không? ùm Mình thấy nhân quả bởi vì Thầy dạy cuộc đời của mấy con mọi điều là nhân quả, thành công hay thất bại đều do nhân quả. Thầy làm được công việc để mà hướng dẫn đó là cũng là do nhân quả. Tại sao Thầy không đi đến tỉnh khác?

Trước kia mấy con biết không Thầy chọn một vị trí, vị trí có biển, khí hậu rất tốt ở Phước Hải "Cách 500 thước là ra biển, trời đất ơi mấy con mà thanh niên là đi tắm biển rồi". Thầy chọn nơi đất rất là tốt, rừng này kia đàng hoàng mà 7, 8 mẫu đất chứ đâu có phải ít đâu, rồi Chơn Tâm mua cả chục mẫu đất cúng dường Thầy hết một khu rừng ở ngoài đó, trồng cây bạch đàn, trồng cây như rừng mấy con, cây nào cây nấy lớn như rừng hết. Thế mà mở ở đó Nhà nước không cho thì thôi, vứt đi thôi. Thầy cũng về đó Thầy cất am tranh cũng như ở trong Tu viện. Mấy con có vô Tu viện không? Nhà mà cất ở trong đó lủ khủ vậy, mà Thầy ở trên Trảng Bàng này Thầy đưa ra 10 cái xe bò chở cây ra ngoài đó, một công nông chở ra đó. Thầy nói dựng một loạt chỉ có một ngày á, mà ở dưới chân núi nhìn lên trên núi thấy nhà có hàng hàng lớp lớp, người ta thấy như một cái làng ở trên đó. Nhà nước họ đến thăm họ sợ thiệt, ông này ông làm nhà thấy ghê thiệt chứ phải ít đâu. Khi mà cất hàng loạt như vậy đó thì những đệ tử của Thầy lên trám sạch ở trên đó thành ra nó hoạt động, nó đốt lửa, nó nấu cơm nó khói mịt mù hết, nó thành một cái làng ở trong rừng. Vì vậy mà Nhà nước cũng lo thiệt, ùm ở Thường Chiếu đi ra cất một cái chùa, một cái cổng xây dựng như Chùa Khỉ bây giờ đó thì người ta thấy không lo mà lo cái làng của Thầy cất. Cái đó nó giống như một cái làng vậy, nhiều khi không biết làm cái gì thấy ghê quá.

(02:10:11) Cho nên tuần tự người ta mới tìm cách, người ta mới như thế này thế khác mà thật sự ra thì chính quyền ở đó họ cũng rất tốt là họ nghĩ như thế này. Khi đó Thầy đưa Thầy Chân Quang tức là Thầy (Thông Huyễn) ra đó để làm trụ trì ở đó, đầu tiên là Thầy đưa Thầy Chân Không sau đó Thầy đưa Thông Huyễn ra. Thông Huyễn ra ngoài đó thì ở đó nó cũng giao thiệp rất rộng rãi, rất tốt, thậm chí như bỏ tiền ra để mà cất một trạm xá cho cái địa phương đó, ở xã đó, rồi giúp đường dây điện của trạm xá đó hai ba chục triệu. Hồi đó hai ba chục triệu nó nhiều lắm mấy con, làm rất tốt cho xã đó. Bắt đầu bây giờ ở đó nó đối xử mình cũng rất tốt, đầu tiên nó cũng cho mình ở tại khu đó, nó cho mình ở chùa Bửu Long, tức là ban ngày thì mình đến lao động, ban đêm thì mình xuống chùa Bửu Long mình ở.

Thầy Chân Quang xuống Chùa Bửu Long á thì Phật tử ở chùa Bửu Long tập trung nghe Thầy Chân Quang vì Thầy Chân Quang thuyết giảng cũng hay. Vì vậy mà Phật tử tập trung, nó bỏ cái ông Thầy trụ trì của chùa đấy, nó không thèm nghe ông đó nữa. Cho nên ông đó ông tức giận, ông đâu có muốn ông này ở đây thì Phật tử theo ông hết, nên ông mà trụ trì ở đó ông không có chấp nhận.

Ổng mới xin Mặt Trận á, tức là "Tui xin Mặt Trận bây giờ ông Thầy Chân Quang ông ở đây Phật tử theo ông hết trơn, cúng dường cho ông chứ còn không cúng dường Chùa nữa".

Ông này mới trình cho Mặt Trận Tổ Quốc ở đó, mặt Trận Tổ Quốc ở đó mới tính toán không được, để ông này thì ông kia kiện thưa hoài cũng không được; cho nên mới tìm cách đưa Thầy Chân Quang đi vào núi Dinh, bây giờ Thầy Chân Quang ở núi Dinh mấy con. Lịch sử của Phước Hải nó dài dòng lắm chứ không phải là không đâu, cuối cùng á thì tất cả những cái thất đó đều bị phá hết. Thầy chọn cái khu rất là tốt nhưng Thầy thấy không xong thôi mình về Trảng Bàng để làm nơi địa phương của mình, chùa Am trở thành một Tu viện. Như bây giờ mấy con thấy chùa Am nó nhỏ xíu mà giờ nó thành một Tu viện rất lớn này. Hôm nay nó đi ra tới ngoài này, nó nằm ở ngoài này nữa thì đủ biết nó phát triển theo cái đạo đức của nó. Nó phải đúng với vị trí, nó phát triển mới dễ, chứ còn ở Phước Hải thì không được, nó không hợp. Nó hợp đâu mình làm đó. Cũng như bây giờ mấy con ở chỗ địa phương của mấy con, ở chỗ cái tỉnh mấy con, mấy con làm hợp thì mấy con có thể làm cái chỗ khác được.

30- PHƯỚC LỚN LÀ PHƯỚC TU HÀNH GIẢI THOÁT

(02:12:41) Nhưng mà cái duyên tốt nhất á là Thầy thấy phải tu cho rồi, chứ như Thầy Chân Quang bây giờ có bao nhiêu đệ tử, mấy con nghe danh ông thầy Chân Quang chứ đâu phải không. Nhưng mà nhìn lại sự sống chết của thầy chưa có làm chủ, bây giờ thầy kẹt dính rồi. Bây giờ không lẽ mình bỏ, mình tu rồi, ai đứng ra điều khiển, có phải không? Mấy con đến chùa Phật Quang coi một buổi lễ như vậy hàng trăm hàng vạn người, người ta đến nghe thầy Chân Quang thuyết giảng chứ đâu phải như mình đây có mấy người đâu, đông lắm mấy con, bởi vì thầy Chân Quang là Thầy đã chọn người đệ tử mà Thầy giao làm chuyện. Còn bây giờ Thanh Quang con mà làm được người ta sẽ cũng tập trung rất đông chứ không phải không đâu nhưng mà cái duyên nó chưa đủ, thôi khoan đã, từ từ.

Bây giờ cái duyên duy nhất á là Thầy khuyên mấy con nỗ lực tu cho được, chừng mà tu được rồi thì Thầy nói còn hay hơn; chứ còn làm ăn lừng chừng như thầy Chân Quang nó kẹt dính rồi bây giờ Thầy đâu có ngồi trong thất tu được. ờ Bây giờ phải lo tổ chức như thế nào, thầy có tổ chức đàng hoàng. Thầy thấy Thanh Quang nếu điều khiển một Tu viện cỡ tầm rất lớn được, tổ chức đàng hoàng thì phải có người tổ mới được; nhưng mà nếu mà làm lớn rồi thì Thầy Thanh Quang với mấy con thì thôi hết tu luôn. Nó bị cuốn ở trong cái tổ chức mà, bây giờ vắng Thầy Thanh Quang sao được. Thầy ở trên thầy chỉ định tối cao của nó mà, cái gì cũng gọi Thầy, Nhà nước mà lại rục rịch một cái là Thầy Thanh Quang giải quyết được, chứ tụi con ở dưới này giải quyết sao được, có phải không?

Cho nên mọi cái nó đều làm cho mấy con không có tu được. Trong cái duyên này, mấy con đừng nghĩ rằng tui thất bại, không thất bại đâu, mà nó đưa cho mấy con đi đến chỗ tu chứng đó, bỏ xuống hết, bỏ xuống hết để tu xong đã, còn cái chuyện đó để sau. "Tui làm lợi ích chúng sanh là sau khi tui tu chứng, như đức Phật mà", tu rồi thì mới đi ra làm đạo chứ tu chưa rồi mà sao đi làm đạo được. Cho nên ông Phật ông tu làm chủ bốn sự đau khổ sanh, già, bệnh, chết bắt đầu mới đi truyền đạo, các con hiểu chỗ đó mình bắt chước Phật đi. Bây giờ cái duyên nó như vậy đó mình bắt chước Phật đừng làm sớm, tu sớm kẹt như thầy Chân Quang bây giờ tu không được. Mấy con thấy không, nó bị cuốn vô trong cái vòng của sanh tử mà không thể bỏ được, bây giờ thay ai mà thay người khác thì làm sao có cái khả năng như Thầy Chân Quang được, nó rất khó.

(02:14:59) Còn thầy Chân Thông thì nó không có đủ duyên cho nên thầy Chân Thông Thầy đưa ra ngoài đó cũng làm Trụ Trì thời gian thì Thầy thấy không được Thầy rút thầy Chân Không về, do đó Thầy cho Thầy Chân Không đi học tiếp tục. Vừa tu vừa học cho nên Thầy bây giờ thì đỗ mấy bằng tiến sĩ Phật học nhưng mà Thầy đi tuốt ở bên Pháp nữa, Thầy đi giảng đâu bên đó, Thầy đi qua bên Mỹ đi giảng bên giảng đó, Thầy này có duyên ngoại quốc chứ không có duyên ở trong Việt Nam, bây giờ coi như là Thầy cũng lãnh đạo một cái chùa quá lớn ở bên đó. Cho nên đệ tử của Thầy hoàn toàn là những người mà theo Thầy tu tập, cái khả năng của họ có, cái tài của nó có đó. Bởi vì trình độ của mấy người đó đều có học thức, cho nên họ đi ra họ làm việc đúng nơi, phát triển rất là dễ dàng. Cho nên Thầy Chân Không hiện bây giờ, vừa rồi á được giáo hội bên Nam Tông á đưa đi qua bên Mỹ thuyết giảng, giao cho Thầy giữ một cái chùa bên đó nữa. Không biết là trói chân thầy ở đó, bởi vì mình làm chủ trì rồi mình bỏ cho ai đây, mà ở bên Mỹ thì bây giờ sang quá. Mấy con thấy chưa nó cũng kẹt dính, còn thầy Chân Quang bây giờ kẹt ở núi Dinh rồi đi không được nữa, không thể bỏ. Đó là tất cả những điều chướng ngại để cho chúng ta không có thực hiện được. Còn bây giờ mấy con đủ phước, cỡ khu an dưỡng ở ngoài mấy con mà được chắc gì ngày hôm nay mấy con ngồi đây được, có phải không?

Thầy thấy đây là cái phước lớn của mấy con chứ không phải phước nhỏ đâu, ráng mà về tu tập đừng có than phiền cái gì hết, nỗ lực tu tập tu cho được đi rồi sau này thì khả năng, trình độ kiến thức của mấy con đã có sẵn thì mấy con sẽ làm việc rất tốt. Và đồng thời khi mấy con tu rồi thì sẽ có những người ủng hộ mấy con, chính quyền người ta ủng hộ thôi, mấy con sẽ làm tốt được công việc, sẽ phát triển được. Vấn đề tổ chức của mấy con chặt chẽ, rồi cách thức của mấy con hướng dẫn đâu nó ra đó hẳn hòi, rồi cách thức làm từ thiện ở khu an dưỡng Thầy thấy không có chỗ nào mà hơn chỗ của mấy con được. Người ta, bên thương binh xã hội đó mấy con biết không, nó sẽ làm những khu an dưỡng theo kiểu nó nuôi những người tàn tật. Sự thật ra nó nuôi để cho sống thôi chứ nó có dạy về đạo đức tinh thần gì đâu. Vì vậy mà nó đâu có lợi ích bằng mình, nó không có lợi ích bằng người ta nuôi sống vừa vật chất vừa tinh thần. Nó đầy đủ cả hai, còn cái kia nó chỉ nuôi sống vậy thôi. Tại vì người ta tàn tật, người ta làm không được; nó nuôi để an ủi đời sống của người ta, rồi nó tập thể như vậy để vui chơi thôi, để qua ngày tháng quên đi sự khổ đau. Chứ sự thật ra làm sao tư tưởng của người ta khi đêm khuya thanh vắng nghĩ lại mình cụt chân, cụt tay như thế này, nó khổ tâm vô cùng chứ đâu phải, đó mấy con hiểu. Còn cái này người ta cụt tay, cụt chân mà vô khu an dưỡng của mình thì đó là nguồn an ủi rất lớn, mình có tinh thần mà.

(02:17:50) Cho nên ở đây Thầy thiết nghĩ, đó là cái duyên của mấy con nỗ lực tu. Đừng có than, cái thời điểm này nếu mà mình vội vàng thì mình cũng vất vả, rất là vất vả. Bởi vì khi điểm này nó như vậy rồi thì mình tới cái điểm khác á, thì tất cả các tỉnh nó đều có sự liên hệ nhau, nó báo cáo đó mấy con; chứ nó không phải để cho mấy con yên đâu, nó không có báo cáo nhau đâu. Chính quyền nó sẽ báo cáo tỉnh Tây Ninh như thế nào, nó sẽ báo cáo ở ngoài kia. Tại sao tỉnh mấy con biết lại biết Thầy Thông Lạc, mấy con thấy nó có cái sự liên hệ nhau, công an mà. Bây giờ thí dụ như Phật tử của Thầy, đệ tử của Thầy ở ngoài Hà Nội mà tại sao công an Tây Ninh nó lại biết, mấy người đó gọi điện thoại, mà công an ở ngoài đó lại liên hệ với công an của Tây Ninh, mấy con biết nó liên hệ với nhau hết. Vì vậy mình biết rằng cả một vấn đề cai trị một đất nướcá, thì không có tỉnh này với tỉnh kia nó độc lập, nó đều liên hệ với nhau, có cái gì ở tỉnh đó xảy ra thì nó báo cáo cho các tỉnh khác biết hết, thành ra mấy con chuyên lo tu đi, Thầy không nói nữa. Thầy nhắc nỗ lực thực hiện làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Bây giờ làm chủ sanh, già, bệnh, chết thì mấy con đủ cái trí tuệ Tam Minh quan sát coi cái điểm nào nó phù hợp với con.

Còn bây giờ về nhân quả mà mấy con hỏi Thầy, thì Thầy cũng chỉ nhưng Thầy biết trong nhân quả mấy con đến đó nó hợp với mấy con nhưng mấy con sẽ gặp những khó khăn, mà biết cái ý chí, cái, cái kiên cường của mấy con có vượt qua những cái khó khăn đó được không, để mà đương đầu với cái đó, để mà mình trải qua cái cảnh đó; nếu không vượt qua được thì mấy con phải thụt lui, nó bỏ cuộc. Cho nên hiểu biết là hiểu biết nhưng mà khó cái là nó về nhân quả rồi; về nhân quả, nó luôn luôn thử thách con người ghê gớm lắm.

(02:19:40) Vì vậy mà ngay trong lúc này Thầy thấy duyên phước nó đã đủ cho mấy con tu, cho nên mấy con thấy thảnh thơi, mà đừng có nghĩ tại sao, lỗi tại ai, tui làm như vậy tui đâu có lỗi gì. Sự thật ra bây giờ mấy con hoàn toàn mấy con xin sao, mấy con làm vậy, mà bây giờ á người ta chỉ nghe nói "ở Tây Ninh, khu an dưỡng này có Thầy Thông Lạc", thì bây giờ con không lỗi gì nó cũng tìm cách, chứ đừng nói chuyện mà cất nhà nhỏ, cất nhà lớn đâu; cái chuyện đâu có quan trọng gì đâu phải không, nhưng mà cái cớ để người ta dẹp mình thôi. Chứ chuyện mà bây giờ con xin cất cái nhà đó lớn phải không, bây giờ con không cất cái nhà lớn, con cất nhà nhỏ thì chuyện mà lờ qua thì ai mà bắt lỗi với nhau chi; cái nhà nhỏ, nhà lớn cũng ở thôi có gì đâu. Nhưng mà người ta muốn dẹp mình thì người ta lấy cái cớ nhà nhỏ, nhà lớn này đưa vô chứ cái nhà nào, nhà nhỏ cũng nhà lớn cũng cái nhà chứ có cái gì khác đâu.

Nhà thì phải có người ở thôi; lớn như thế này thì ở chung năm, ba người; nhỏ thì một người ở. Giờ tôi không muốn cất lớn thì tui cất nhỏ có gì đâu, đất rừng nhiều quá chứ bộ không lẽ đất rừng hết sao mà sợ; nhưng mà người ta tìm cách. Bây giờ Thầy nói không nhà lớn, nhà nhỏ gì hết mà người ta muốn tìm cách người ta không cho mình thì người ta sẽ có cách người ta nói.

Bây giờ đặt thành vấn đề người ta sẽ rời cho mấy con đi, Thầy đặt cho mấy con thấy để mấy con hiểu “Bây giờ á, ở trên đó Nhà nước người ta quy hoạch khu này để làm cái khu gì", mấy con sẽ dời hết mấy cái này đi. Người ta nói êm thôi bởi vì đây là quy hoạch của Nhà nước mà. Khu này nó thuộc về khu ờ du lịch, hay là khu vui chơi…​ để cho Nhà nước người ta xây dựng mà mình cất nhà đây người ta không cho; mà giờ 5 năm, 10 năm nữa người ta không cần cất nữa, người ta chỉ nói ờ cái chương trình của Nhà nước chứ, người ta cũng dọn mấy con được chứ đâu phải là dọn không được, bởi vì người ta có quyền, các con hiểu không? Cho nên đừng nghĩ rằng cái lỗi của mình mà Thầy thấy đây là nhân quả.

Thầy đem cái ví dụ mấy con hiểu, bây giờ người ta muốn dẹp mấy con không lỗi gì người ta cũng dẹp, người ta đặt ra một cái điều kiện; đây là quy hoạch của Nhà nước, khu đất này nằm trong quy hoạch của khu du lịch hay của khu gì, gì đó. Bây giờ tại cái khu này nó phải là cái khu gì, người ta nói như vậy thì người ta vẫn dẹp mình. Chừng đó người ta có xây dựng đâu, người ta để rừng đước thôi. Thành ra mấy con an ổn đi Thầy nói không phải lỗi của mấy con đâu cho nên không có cái gì hết, tại vì người ta muốn dẹp là người ta dẹp chứ còn không có lỗi gì hết, mình làm mình cũng xin phép đàng hoàng chứ mình có lỗi gì đâu.

(02:22:16) Thí dụ như ở đây, Thầy nói như thế này để mấy con thấy, bây giờ xin phép Thầy cất nhà cửa như thế này, Tu viện phát triển ra Thầy xin từng cái giấy tờ Thầy xin phép thì ở bên Nhà nước người ta cho chứng nhận đàng hoàng, giấy tờ đàng hoàng thì bây giờ đâu có bắt lỗi Thầy được, Thầy cất nhà Thầy có xin phép. Mà bây giờ muốn cho nó như thế nào, đình chỉ ngay thì không đúng pháp luật của Nhà nước, pháp luật của Nhà nước tự do tín ngưỡng thì đâu có đình chỉ được. Bây giờ làm cho nó có giấy tờ, cho nó khó dễ, nó vui buồn, các con hiểu cái điều đó không?

Đó là chuyện hẳn nhiên, tại sao hồi trước mọi người đến đây thì nó dễ dàng; bây giờ mọi người đến đây phải trình nào là lý lịch này nọ kia. Cách thức này là cách thức của Nhà nước chứ còn cách thức làm từ hồi nào tới giờ 34 năm, Tu viện Chơn Như này có một người ăn trộm, ăn cướp giết người tại đây chưa, chưa có tỳ vết người xấu vào đây. Toàn là những người tu, mà bây giờ á lại phải trình giấy tờ này kia nọ đủ thứ hết, thì mấy con thấy có cách nào bây giờ. Đình chỉ ngay thì sợ pháp luật của Nhà nước đưa ra tự do tín ngưỡng, mà bây giờ cấm như vậy, đưa ra pháp luật sai hết phải không? Bây giờ phải bắt buộc ờ mấy con về đây phải lo giấy tờ, thì cái này càng tốt chứ có gì đâu, người ta giúp cho Tu viện mình tốt thêm.

Theo Thầy thấy mình gieo nhân quả, nó giúp cho mình tốt thêm. Mọi người về đây cứ lo đầy đủ giấy tờ, ai dám nói gì mình. Mấy con thấy không, càng hay hơn chứ. Hồi đó thì mình dễ dãi, không lẽ mình bắt mọi người ta phải làm cái này kia, còn bây giờ nó khó hơn chút thì mình lại thấy chững chạc hơn, cụ thể hơn, rõ ràng hơn không còn lo lắng, có bên Nhà nước ủng hộ mình theo cái mặt này mà.

Vậy nên mình thấy cái nào cũng là cái tốt, Nhà nước ủng hộ mình, bằng cách kiểm tra giúp mình và mình phải thi hành đúng thì đây rõ ràng là Nhà nước với Tu viện kết hợp nhau lại. Còn hồi đó nó dễ thì mình thấy thôi chuyện gì qua thôi khỏi cần, ai đến đây muốn tu thì tu, không tu thôi; nhưng mà hoàn toàn người tốt hết mấy con, chứ sự thật không có một người mà giết người mà vô đây để xin ở, không có một người trộm cướp ở đâu mà về đây ở. Bởi vì nó dễ dàng quá, xin vô đây cứ nói tui tu thôi mà nhìn cái mặt ông đó giết người đến thì mình có dám nói không, thấy ông đó, cái mặt ông dữ tợn thiệt chứ không phải chơi đâu, nhưng mà người ta xin tu mình dám nói ông giết người sao, mình lấy bằng chứng đâu mình dám nói, cho nên mình cũng phải chấp nhận cho. Nhưng mà sự thật ở đây không có những hạng người đó. Rồi bây giờ nói về vấn đề hút sách xì ke ma túy cũng không có người hút sách xì ke ma túy vô Tu viện của mình xin ở nữa, nó lạ lùng ngay ở chỗ đó, chứ lẽ ra mấy người này họ chui trong này, họ ở trong thất như vậy họ lén họ hút, họ rút ở trong cái phòng tắm vệ sinh, ai vô đó lục, biết ở đâu có phải không? Nhưng mà ở đây không có mấy con, toàn bộ là không có.

(02:25:16) Mình nghĩ trên con đường đạo đức mình sống đúng đức hạnh, những cái tốt thì không bao giờ có người xấu đến. Mấy con xét coi 34 năm Thầy thành lập Tu viện từ cái Chùa Am mà trở thành cái Tu viện rộng lớn như vậy có 260 cái thất, mà không có một người xấu ở đây. Mà 34 năm trời chứ đâu phải ít, đâu phải 1 năm, 2 năm; 34 năm mà hoàn toàn không có. Mấy con thấy cả một vấn đề thiện pháp mà, cái ác pháp nó vô mấy cái ông đó ông cũng muốn chui vô mà sao tới chỗ này ông thấy không được, mấy ông đi kiếm chỗ khác, mấy ông hút sách xì ke ma túy ông lui đi. Mấy ông mà giết người cướp của, mấy ông "vô Tu viện người ta vậy mình vô ở sao được thôi mình đi". Tự nhiên từ trường thiện ở trong này nó đẩy ra, mấy con, cho nên những người ác họ từ ở ngoài cổng họ đi luôn, họ không có vô. Còn ở trong mình có những cái tham nhũng, có những cái ác cho nên có những người ác chen vô được, bởi vì cái ác nó hút cái ác, còn ở đây hoàn toàn không có.

Thầy nghĩ rằng trước mặt mấy con mà những người mà ở đây toàn là những người thiện, Thầy tin tưởng rồi. Về vấn đề mà quyết tâm mấy con tìm hiểu để tu tập đều là tinh thần thiện chứ không phải là cái tinh thần ác.

Mấy con vào đây dù mấy con ở 1 ngày, 2 ngày, 1 tháng, 2 tháng đều là những người có nhiệt tâm tu tập, nhiệt tu thiện chứ không phải ác, ai điên gì chung vô đây để ăn ngày một bữa; ở ngoài đời ăn ba, bốn bữa không sướng sao?

Vô đây là phải có một tâm thiện, nghe Tu viện Chơn Như ăn ngày một bữa, vô đây ai mà cho ông ăn mình bữa sáng có phải không? Cho nên vì vô đây là hoàn toàn thiện, nó có mức giới luật của nó để thực hiện được cái thiện của nó. Thầy thấy rằng mình càng sống thiện càng tốt, không sợ gì hết, người ác pháp họ không vô đây được, Thầy nghĩ rằng từ trường thiện, từ trường ác nó sẽ không bao giờ hút nhau được, nó đẩy ra. Cho nên mấy con yên tâm mấy con tu hành được rồi thì mấy con sẽ làm việc tốt, ráng nỗ lực. Không bao lâu Thầy nói 6 tháng thôi, "Trời đất ơi người ta học bao nhiêu năm người ta mới thành tài, người ta mới đỗ tiến sĩ, còn mình có 6 tháng", đỗ tiến sĩ mà đâu làm chủ được sanh, già, bệnh, chết phải không? Cái này có 6 tháng mà mình không làm được à? Dẹp hết, buông xuống hết đi, 6 tháng vô đây Thầy cho một cái thất sống mình chơi ở trong thôi, 6 tháng sau đi ra là chứng đạo Thầy cấp giấy chứng chỉ.

Có gì đâu Thầy làm cho cái giấy chứng chỉ đàng hoàng, tốt nghiệp của Tu viện Chơn Như đàng hoàng, phải làm chủ được sanh, già, bệnh, chết. Cầm cái giấy này đưa ai cũng giật mình, tốt nghiệp rồi.

"Đây tui có chứng chỉ chứ không phải tui nói láo đâu nghe, ờ nói tui làm chủ sanh, già, bệnh, chết mà không có giấy tờ gì họ không tin đâu. Đây chứng chỉ đàng hoàng, Thầy viện chủ ở đó đó chứng nhận cho tui là người làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Chứng chỉ đàng hoàng đóng mộc ký tên".

Cấp bằng mình đàng hoàng chứ bộ, bởi vậy mấy con yên tâm Thầy nói 6 tháng thôi không có lâu đâu, chịu khó giam mình 6 tháng, nỗ lực tu từng bước, cái gì cứ thưa hỏi Thầy, Thầy hướng dẫn luôn chứ không khéo uổng cuộc đời của mình, nghe chơi rồi về rồi đâu cũng ra đó thì rất uổng, nỗ lực thật sự tu tập, mình vô mình tập 6 tháng.

31- ĐỘC CƯ BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG CỦA THIỀN ĐỊNH

(02:28:42) Phật tử: Con kính bạch Thầy, sự việc đó còn liên quan tới phước báu của chúng sinh, chứ còn riêng cá nhân thì con nghĩ là đã nhiều người cố gắng lắm nhưng đến lúc đấy lại không thành tựu thì chúng con xin đường khác. Thôi thì 30 năm nay đã nhiều cái 6 năm rồi nhưng mà hôm nay đến được chỗ này có phải đấy là hoàn toàn là do phước báu của chúng sinh chưa đến lúc có được điều gì phước lành của mình.

Trưởng lão: Không phải con, mấy thầy, Thầy cho ở một cái thất mà không đủ ý chí, không đủ nghị lực, ở trong thất đó mới có tuần lễ đi ra nói chuyện. Mấy người đó có ý chí không? Bao nhiêu người vô đây bảo độc cư là bí quyết thành công của Thiền Định, để làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Thầy đã nói bí quyết rồi, vậy mà nghe rồi vô đây ở tuần lễ, bắt đầu thất này nhìn qua thất kia, rồi ông này ông không dám lại ông kia bởi vì có nhiều người dòm ngó quá cho nên ở đây ngồi cười mỉm chi với ông kia, thì mấy con thấy cái này do người tu chứ đâu phải là do cái pháp của Thầy.

Còn nói phước báu chúng sanh, thật sự ra đúng nhân quả thì phải nói là phước báu chúng sanh, nhưng mà đó nói về nghị lực, ý chí con người không đủ. Mình phải thắng được cái nghiệp của mình. Tại sao mà mới vô được ờ, đã nói 6 tháng độc cư trọn vẹn như vậy để chứng đạo, mà chứng đạo là chứng một cái rất lớn. Thế mà mình ý chí nghị lực của mình vào tới rồi, thì mới có một cái tuần lễ là mình bắt đầu phá độc cư rồi. Thầy nói nếu mà Thầy dễ dãi, cho vô thất rồi ban ngày Thầy dạy, chiều chiều mát mát Thầy ra ngồi đây. Sao họ thích nói chuyện quá vậy không biết? Đời nói chuyện một hơi cái có chuyện. Bởi vì nói trái ý với nhau là cãi cọ chứ đâu phải nói mà thuận nhau đâu. Đâu phải dễ đâu mấy con, ờ ngồi một hơi nói chuyện người này, người kia, nói đã một hơi, tới nói mình rồi bắt đầu có chuyện; còn mình sống một mình đâu có động ai đâu; thế mà không chịu sống. Thật sự mấy con ở đây thường thường mấy con thấy người mà độc cư thật sự, mà rõ ràng là độc cư, quyết tâm mà độc cư; mấy con thấy khó lắm, nó giữ không trọn. Một số mấy cô vô trong kia thật sự ra ở gần bên Thầy, Thầy thấy qua, sợ Thầy lắm nhưng mà cứ rình rình vắng Thầy á thì người này á qua thất cái người kia nói chuyện, hoặc là ở thất này nhìn ngó rồi ngoắc ngoắc, rồi đưa ra dấuá.

Thí dụ như không có cây quạt là đưa cái cây quạt lên bảo người kia cho cây quạt, rồi người kia bên kia ném qua. Thôi thôi mấy người tu hành cái kiểu này, thật sự ra Thầy muốn đuổi đi hết cho nó rồi. Thầy nói với cô Trang, chú Mật Hạnh cho mấy người đi về đi, học hành cái thứ gì mà vô đây mà còn ra dấu, còn làm cái chuyện bận tâm phóng dật như vậy làm sao tu, uổng công họ. Cho nên thật sự ra, ý chí con người quá ít, vì vậy mà Thầy nói rèn luyện nghị lực ý chí, Thầy có phương pháp chứ đâu phải không có phương pháp. Đi kinh hành năm bước ngồi xuống hít thở năm hơi thở, đứng dậy đi kinh hành năm bước, bắt đầu tập 30 phút sau đó tăng 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, cho một ngày đứng lên, ngồi xuống suốt một tuần lễ coi người này có ý chí không, cứ đứng lên, ngồi xuống mà tu vậy nó không có buồn ngủ mấy con. Đứng lên, ngồi xuống mà làm sao ngủ được. Đó bắt đầu cứ rèn luyện như vậy Thầy cho suốt 3 tiếng đồng hồ liên tục đứng lên, ngồi xuống, rèn như vậy thì không bao giờ mà không có đủ ý chí. Nhưng có điều kiện là mất công người phải gác mấy con, họ đứng lên hơi, họ tìm cái vách đó họ ngồi nữa.

32- MUỐN TU TẬP ĐÚNG PHẢI THƯA HỎI THIỆN HỮU TRI THỨC

(02:32:13) Phật tử: Con thưa Thầy vừa qua cũng có một số Phật tử quyết tâm một sống một chết để giữ hạnh độc cư và họ thực sự họ thích giữ độc cư là không tiếp duyên, không từ bỏ độc cư. Thế nhưng họ luôn bị ức chế chứ không xả tâm được. Tuy rất là độc cư bằng cách bên ngoài, hình thức bên ngoài thì rất nghiêm túc nhưng thật ra không đủ duyên để có được cái xả tâm và nó lại rơi vào cái ức chế tâm.

Trưởng lão: Vì đó là không có người hướng dẫn

Phật tử: Thưa Thầy được nghe Thầy dạy nhiều lắm rồi

Trưởng lão: Được nghe mà nghe kiểu tưởng mình không à.

Phật tử: Thưa Thầy con nghĩ là phải thừa nhận thực ra cái này chính là cái quả. Cái quả này hôm nay đã lộ ra như thế, nó từ những cái nhân từ hôm qua đã tạo tác được; nên đến hôm nay nó lại bẻ lái sang một điều khác. Nó không hiểu được điều mà Thầy chỉ dạy.

Trưởng lão: Thật sự ra Thầy bảo ở trong thất độc cư đừng có tiếp duyên ra ngoài, rồi bắt đầu ở trong thất độc cư á nhiều thứ chuyện xảy ra trong tâm của mình. Mỗi chuyện xảy ra thì phải hỏi Thầy, chứ còn ở trong đó ép buộc, cứ lo ức chế ý thức của mình đừng cho khởi niệm thì mình bị ức chế rồi. Đó là tại mình tưởng ra mình tu. Còn trái lại Thầy dạy á là khi mình sống độc cư, quyết tâm mình sống độc cư, không nói chuyện, không phóng dật ra ngoài, giữ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình.

Bắt đầu bây giờ mình sống độc cư thì từng tâm niệm nó xảy ra. Bây giờ nó hôn trầm, thùy miên thì Thầy bảo ôm pháp Thân Hành Niệm thì siêng năng ôm pháp Thân Hành Niệm, còn lười biếng cứ ngồi đó mà gục tới, gục lui làm sao mà phá được.

Bây giờ loạn tưởng Thầy bảo ôm pháp Thân Hành Niệm phá mà không chịu ôm pháp Thân Hành Niệm làm biếng mà làm sao mà phá được. Phá như thế nào? Bây giờ nó có những hiện tượng như loạn tưởng, cứ ngồi đó niệm này niệm kia, rồi bây giờ nó hôn trầm, thùy miên nó gục nó không niệm thì nó gục tới, gục lui; Thầy bảo ôm pháp Thân Hành Niệm tu tập rồi phá nó tỉnh. Hễ nó tỉnh rồi thì ngồi lại coi thử coi nó tỉnh được bao lâu. Nếu mà chưa tỉnh thì ôm pháp mà phá.

Ngồi lại mà niệm vọng tưởng nó khỏi lên thì ôm pháp, nó có phương pháp mà, tại cái người đó họ tu theo cái kiểu họ hiểu họ chỉ biết ờ bây giờ ôm vô cái độc cư thôi nhưng mà không ngờ họ vô đó họ chịu đựng, họ ức chế. Đó là cái sai của họ chứ đâu phải là cái sai của Thầy. Thầy bảo bây giờ độc cư rồi thì người nào mà ôm pháp độc cư trong một tuần lễ được thì Thầy sẽ dời họ vào gần bên Thầy, để làm gì, để Thầy kiểm tra coi sự độc cư của họ từng giây, từng phút họ xả tâm chỗ nào hay là không xả tâm. Chứ đâu phải để họ tự ức chế tâm họ, đâu được. Cho nên nghe nói độc cư rồi mấy con tự về khép cửa độc cư cái kiểu đó, kiểu đó mấy con giết mấy con chứ chưa chắc đã là mấy con tu đúng, ở đây có Thầy mà.

(02:34:46) Mình quyết tâm để làm chủ sanh, già, bệnh, chết là những lợi ích lớn cho đời người thì cái này phải có Thầy hướng dẫn, chứ không thể chỉ tôi có tâm quyết tâm để sống độc cư.

Sống độc cư có nghĩa là các con bỏ hết gia đình của các con rồi chứ con đừng có nghĩ rằng: "Tui ở độc cư bây giờ tôi ở trong gia đình, tui sẽ có một cái phòng, cái thất nào tôi không tiếp duyên ai hết, con cái sẽ đem cơm vô tui ở đây tui ăn tui tu". Cái kiểu này không bao giờ được. Phải bỏ hết gia đình, nghĩa là không còn ái kiết sử, đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai á, bỏ hết những cái gì mà mình còn đang dính mắc; bỏ hết vào đây, Thầy cho vào "Bây giờ con có sự quyết tâm để sống độc cư tu tập, con sẽ xin được ở đây". Thầy cho ở khu thất này thử một tuần lễ coi sự độc cư có được không và đồng thời Thầy dặn những người ở đây thử coi có phá hạnh độc cư không, thì những người này báo cáo hạnh độc cư này bảy, bảy ngày đúng Thầy sẽ dời đi vô khu vực của Thầy liền, đó chứ Thầy đâu có để đây đâu. Đây là cái sự hướng dẫn của người ta mà, chứ đâu phải tự để con ức chế, con độc cư vậy chết. Cho nên mấy con đừng có nghe độc cư là bí quyết thành công rồi mấy con cứ sống độc cư là được, không phải đâu.

Trưởng lão: Tới giờ rồi hả con, tới giờ Thầy dẹp, phải không?

Vì vậy, trên bước đường tu tập thì mấy con nhớ rằng, vấn đề tu tập là làm chủ sanh tử rồi, nó không phải là cái chuyện thường. Cho nên bí quyết của nó thành công là phải sống độc cư, không thể ngoài cái độc cư mà tu tập làm chủ được. Vì vậy mấy con quyết chí tu tập là mấy con quyết độc cư, thì độc cư đó mấy con phải xả bỏ; chứ không lẽ mấy con ngồi đây trong thất, khoảng tuần lễ, hai tuần cái có bà con đến thăm, mấy con chạy ra tiếp nữa thì độc cư có một tuần lễ làm chi đó. Thầy nói 6 tháng nghĩa là vào độc cư rồi thì 6 tháng độc cư trọn vẹn chứ. Bắt đầu người ta thử một tuần lễ thôi sau đó xong rồi, sắp xếp gia đình hoàn toàn không được ai đến thăm viếng nữa thì người ta cho độc cư 6 tháng.

Trong khi 6 tháng để chứng đạo chứ không phải là 6 tháng để vô đó độc cư không. Người ta dạy cách thức của mình xả tâm như thế nào. Trong giờ phút lúc đầu tiên như thế nào, có những niệm như thế nào, hôn trầm như thế nào, đã chỉ cho phương pháp hết rồi gặp thì phá. Gặp những chướng ngại đó là phá liền không có để, thì con thấy đó là lợi ích thiết thực cho người tu rồi, họ biết cách thức (sắp xếp ), họ biết pháp nữa. Trong khi Thầy dạy pháp Thân Hành Niệm các con hãy đi cho Thầy xem coi đúng hay không chứ để nói cái miệng rồi đi tới rồi đi lui nữa, rồi đi thụt lui nữa. Pháp Thân Hành Niệm ai mà dạy đi thụt lui mấy con, vậy mà mấy con chế ra thụt lui đó chứ. Mấy con nhiều cái kiến giải để đưa đến cái pháp sai.

Cho nên không có tự mấy con kiến giải ra được mà cái pháp người ta dạy như thế nào phải làm đúng như thế nấy, chứ hầu hết mấy con ở trong thất đó mấy con nghĩ "phải làm sao cái tâm này nó đừng có vọng tưởng", rồi bắt đầu mấy con cố gắng mấy con ức chế cái tâm mình không vọng tưởng, không phải chuyện đó đâu mấy con. Thầy bảo ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp không được ức chế, con hiểu không?

33- TÙY TRÍ VÀ PHÁP TRÍ

(02:37:36) Phật tử: Con kính bạch Thầy là đã hết giờ rồi nhưng con xin Thầy chỉ dạy cho con thêm một điều này nữa. Khi ở thăm Thầy chúng con thiệt thòi là không được nghe pháp thường xuyên Thầy chỉ dạy. Thế vừa qua thì con có thưa Thầy vài việc về Tùy Trí và Pháp Trí ạ. Con thưa Thầy về chỗ Tùy Trí thì như thế này có phải không? Thí dụ như con đã làm một công việc mà phải chỉ đạo, chỉ huy những người khác đang hoạt động để giải quyết một loạt các công việc.

Trong những công việc ấy thì con tính toán, con xem xét, con khởi xướng và con phải tính để cho hiệu quả tốt đẹp. Thế khi người thực hiện việc đó lại chưa nghe ra. Thế thì con phải bằng mọi cách nói để cho người ta nghe ra, nói nhẹ chưa được thì bắt phải nói mạnh, cũng giống như cái búa 5 cân đập vào chưa vỡ, con đập 10 cân thì nó lại tan ra. Lúc ấy con phải nói nặng nề, nói gay gắt. Thế nhưng cuối cùng thì họ nhận được ra vấn đề và khi con nói gay gắt ấy thì ngay lúc đấy con nhận thức rằng, mình phải có một phương pháp để làm cho họ nhận ra vấn đề, chứ không phải con nói gay gắt ấy là lúc đấy con ác cảm với họ, hoặc con ghét họ hoặc con mắng họ hoặc con mạt sát họ, không phải như thế.

Trong lòng con hết sức thanh thản nhẹ nhàng và sau khi con bằng những pháp ấy con làm họ nhận được ra vấn đề nó rõ ràng, họ đều thấy thế là đúng. Thì thưa Thầy phương pháp con làm ấy có thể gọi là thiện xảo mà cũng có thể gọi là tùy trí có đúng không thưa Thầy.

Trưởng lão: Đúng đó con, bởi vì đó là tùy trí mà, bởi vì mình tùy hoàn cảnh đó mà mình phải dùng ngôn ngữ, dùng hành động của mình để thuyết phục họ đi vào đúng; để không khéo nó đi vào ác pháp, đó gọi là tùy trí. Cái đó đúng con.

Phật tử: Dạ cảm ơn Thầy. Thưa Thầy, vấn đề của trung tâm an dưỡng Từ Thiện Chơn Lạc vừa rồiá, khi nó được triển khai cũng như hôm nay chúng con triển nó ở nơi khác trên núi thì có rất nhiều những ý kiến họ quan tâm tới và mỗi người có một cách nhìn của mình, cách nhìn ấy nó tùy theo tâm của mỗi một người, tùy theo sự giác ngộ của mỗi một người.

Nếu những người biết nhìn nó ở trong nhân quả và họ hiểu nhiều về nó thì họ im lặng họ không cần nói gì cả. Thế nhưng lại có những người không giữ được độc cư lúc nào tâm cũng phóng dật, tìm đủ mọi chuyện moi móc. Xong đến lúc quy kết, kết luận tội người này, kết luận tội người kia bằng cách nghĩ của mình. Thưa Thầy con nghĩ, chính lúc đấy họ đang tạo những nghiệp ác rất khổ cho họ. Bởi vì có ba nơi tạo nên nghiệp là thân, khẩu, ý. Lúc đó họ đang bằng cái ý của họ mang những mặc cảm, mang những chuyện này, chuyện khác mà làm cho những sự việc đã phức tạp lại phức tạp thêm. Chính lúc đấy con nhìn thấy đây là những chướng ngại pháp đối với mình, mình phải lấy ngay chính những chướng ngại này để mình an, để mình biết tâm của mình, nhìn vào tâm của mình và mình xả tâm. Và tu chính là ở chỗ này, trong hoàn cảnh của con thì lấy chính cái xả tâm, lấy chỗ đó làm chỗ để mà tu thì con thanh thản. Tất cả những chuyện như thế thì chính là con đã biết tu, thưa Thầy có phải như thế không ạ?

(02:40:34) Trưởng lão: Không phải con, mà trong những ác pháp đó, trách nhiệm của con phải làm nhiệm vụ cho thành công thì phải thuyết phục họ; chứ không phải là họ ở trong thất đó rồi họ phá vỡ độc cư của họ. Họ ra họ bàn cái này, bàn cái kia để làm cho mình động mình; thuyết phục họ hoàn toàn là khắc phục họ bằng những tùy pháp, chớ không thể để cho họ dẫn dắt mình. Đó là mới là người làm việc.

Chẳng hạn bây giờ con là người điều hành, con là người chỉ đạo ở trên vấn đề đó. Người mà góp ý đúng theo ý của con, bởi vì cái này phải là hoàn toàn nằm trong ý điều khiển của con mà người ta góp ý đó mình thấy nó hợp, nó đúng thì chấp nhận; mà không hợp không đúng, gạt bỏ ra liền, chứ không phải là tùy theo cái ý của họ đâu. Mình dẹp đi để cho mình thành công thôi. Chứ còn không khéo con tùy riết rồi chắc họ dẫn con đi tuốt luốt mất, không được, không có được theo ý. Phải nhớ trên vấn đề làm việc là phải vậy. Cho nên khi người tu chứng rồi người ta đủ trí tuệ người ta thuyết phục được, còn con bây giờ thì họ chưa phục.

Phật tử: Con xin phép thưa Thầy con đi về.

Thầy: Ờ con, bây giờ sắp sửa tối rồi con.

Cho nên vấn đề bây giờ, cái duyên mấy con nỗ lực tu đi, một thời gian sau mà tu xong rồi, mấy con sẽ nhiếp phục, mấy con dẹp cái này xuống hết, cái người chưa làm chủ sanh, già, bệnh, chết mấy con đừng nói. Cũng như bây giờ mấy người dù là những người nào, bất cứ người nào, Thầy sẽ xác định mấy người làm chủ được chưa mà mấy người góp ý kiến. Cho nên mấy con thấy bộ “Đường Về Xứ Phật” Thầy đã có cái thơ ngỏ nếu mà ai làm chủ được sanh, già, bệnh, chết á thì mới phê bình bộ sách này, còn không thì đừng có phê bình. Đó, như vậy là rõ ràng. Cho nên mấy con ráng tu tập thì mấy con sẽ làm hết sức.

34- HÃY LÀM LỢI ÍCH CHO CHÚNG SANH SAU KHI MÌNH TU XONG

(02:42:19) Phật tử: Con Kính bạch Thầy, Thầy dạy bất cứ lúc nào cũng đều đúng đều chính xác, đều là chân lý. Vì Thầy là bậc tu chứng đã đạt tới chỗ toàn thiện nên tất cả những điều gì Thầy dạy chúng con thì đều là điều thiện cả. Nhưng mà khi tâm còn đang động, đang đảo điên các ác pháp thì không dễ dàng gì liễu ngộ và ngộ ra những điều gì mà Thầy dạy mấy con. Thế nên Thầy bảo rằng bây giờ tất cả phải tu và chỉ có tu chứng thì mới là điều trước hết trên hết. Cái đó đúng quá rồi, muôn thuở rồi. Thế nhưng, cách đây 30 năm Thầy đã cho triển khai để xây dựng trung tâm an dưỡng rồi cơ mà.

Trưởng lão: Ờ, Thầy đã chuẩn bị chứ đâu…​

Phật tử: Nếu mà việc này là việc quan trọng và cần thiết chứ không phải vì có việc tu chứng nó cùng một lúc được. Mỗi người có cái duyên tu khác nhau.

Trưởng lão: Đúng rồi, khi mà Thầy đề ra để mà làm trung tâm an dưỡng là mục đích. Từ 30 năm mà sau này 60 năm hay hoặc 200 năm nó mới có, chứ nó không phải là có bây giờ; nhưng chủng tử của nó phải khởi động, phải khởi trước, chứ nó không thể mà mình muốn cái nó có liền đâu.

Mà từ chỗ khu an dưỡng của Chơn Lạc ở ngoài đó, đến bây giờ. Đầu tiên Thầy đến xây dựng một nơi gọi là Tu viện á thì nó phải có cái trung tâm an dưỡng. Vậy Tu viện nó có rồi thì bắt đầu từ đó trung tâm an dưỡng nó vẫn dài dài cho tới bây giờ chưa thành tựu không có nghĩa là nó không thành tựu, có thể 100 năm có thể 200 năm, có thể 300 năm nó sẽ thành tựu thôi, đừng có lo.

Thời gian đối với một người tu nó không có dài, nó không có dài, mà sợ cái tâm mình không đủ ý chí thôi. Không đủ ý chí để cho mình vượt qua những khó khăn, chứ còn mình cứ tính thời gian mình phải muốn làm được ngay liền, không phải đâu. Được ngay liền thì Thầy đã làm cái khu an dưỡng ở Phước Hải xong rồi chứ, đâu phải vậy, cho nên nó còn những cái nhân quả của nó, mình phải củng cố lại để cho vững vàng. Để rồi vì vậy mà cái khu an dưỡng mình nó sẽ vững vàng hơn.

Cũng như bây giờ do sự thất bại này thì con sẽ thấy rằng con sẽ làm cái chỗ khác, nó có những kinh nghiệm, nó sẽ chín chắn hơn. Nhưng nó cũng còn có sự thất bại bởi vì con sẽ thấy rằng mình chưa đủ cái trí tuệ. Vì vậy mình thấy nó thuận duyên lúc bấy giờ; cái thời điểm này nó thuận nhưng mà một năm, hai năm sau coi chừng nghịch là nó bị. Cũng như bây giờ cái ông tỉnh ủy ở cái tỉnh đó chấp nhận, nhưng mà ông này ông xuống ông hưu đi có ông khác lên thay là coi chừng đó, nó rắc rối cho mình đó chứ chưa hẳn đâu.

Cho nên mình phải hiểu được quy luật của nhân quả. Mình thấy chỗ này mà nó tốt, nhân quả đúng thì mình sẽ làm nó tốt, còn mình cứ ý chí, mình quyết mình làm thì phải làm cho được chứ đừng đầu hàng, đầu hàng là dở.

(02:44:58) Nhưng mà, có giai đoạn mình có thể ẩn cư lại để lo luyện tập nội lực cho mình, ý chí của mình mạnh mẽ hơn để vượt qua những cái khó khăn, để đủ trí tuệ để đương đầu với những cái ác pháp. Nó nhiều ác pháp ghê gớm lắm, mà nếu trí tuệ mình không đủ á thì kể như mình gặp thất bại, chứ không phải không đâu. Vì vậy bây giờ lần lượt mình giữ cái tâm mình thanh tịnh thì trí tuệ của mình càng ngày càng sáng suốt, chứ không khéo nó rối mấy con, bây giờ gặp cái này nó rối mấy con rồi, nó mù mờ rồi đó. Rồi mấy con dựa vào đâu mấy con làm đó nó sẽ gặp thất bại.

Có nhiều người không có bình tĩnh lại, xem xét lại; coi chừng có thể mình bị người ta đưa mình vào bẫy nữa là khác. Mình phải bình tĩnh, mình phải xem xét trước. Cho nên vì vậy á mà mấy con phải có một thời gian ngồi lại suy ngẫm, rồi từ cái chỗ suy ngẫm đó nó mới vẽ ra cho mình thấy được cái đường hướng của mình, sẽ làm nó tốt hơn.

Nghe lời Thầy bởi vì Thầy chỉ đạo là Thầy chỉ đạo ở trên một cách thức của nó, nó là cái sườn. Mình nắm trên cái sườn đó mình sẽ làm nó không lệch, còn mấy con cứ nắm cái chi tiết, mấy con đi vào thì mấy con sẽ bị lệch cái sườn, cái gốc của nó, cốt lõi của nó. Mình phải nắm cho vững cái cốt lõi của nó thì nó sẽ không lệch. Thầy thì Thầy chỉ đạo cho mấy con nằm ở trên cái cốt lõi, do đó mấy con cứ dựa vào cái cốt lõi đó, đừng có đi lệch ra ngoài khỏi cái cốt lõi đó thì mấy con sẽ thành công.

Bây giờ các con nghe Thầy nói cái nào cũng đúng nhưng mà cái nói của Thầy nó nằm ở trong cái cốt lõi mà nó đi ra, cho nên mới thấy nó đúng chứ Thầy không có giỏi tài nào hết, mà quy vào ở trong cái cốt lõi của nó thôi. Cũng như cốt lõi nó là gì? Là làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Cốt lõi nó làm gì? Là đạo đức nhân bản, nhân quả; sống không làm khổ mình khổ người là cốt lõi của nó, cho nên mình đừng có rời cái này. Mình coi chừng, mình bị dụ một cái gì đó rồi mình lầm, lệch một chút xíu thì cốt lõi nó bị mất. Mình sẽ bị mất gốc, nó khó chỗ đó. Bây giờ người ta hướng dẫn cho mình dễ dãi để mà người ta trồng cho mình; cái người ta dẫn mình đi vào cái góc độ khác là coi chừng mình bị lệch. Phải khéo léo mấy con.

(02:47:00) Phật tử: Con thưa Thầy, con đường dựng lại chính pháp của Thầy gần 26 thế kỷ thì hôm nay mới có, con đường ấy không bao giờ nó lại có thể hoàn thành dễ dàng như người bắn mũi tên vào thẳng đích ngay lập tức, nếu không có những người chết bên ngoài hàng rào thì làm sao có người cắm cờ ở trong đồn địch được.

Trưởng lão: Lẽ đương nhiên là phải vậy rồi.

Phật Tử: Thế thì tất cả những cái này đều là điều cần thiết, đều là sự tất yếu. Không bao giờ mà sự nghiệp dựng lại chánh pháp của Thầy không thể chừa phạm vi của đất nước; đập tan bộ các hệ phái khác mà đều là sự lệch lạc. Nó còn ở cái mức độ cả trên hành tinh này rất cần thiết, thì làm sao nó lại có thể vận hành một cách dễ dàng được. Nên không phải chỉ có một cái thất bại ở chỗ ngoài Vũng Tàu như Thầy Chân Quang đã đi,ờ cũng không phải cũng chỉ có một cái đại nạn như vừa qua, nhưng tất cả những điều đó đều để lại tiếng vang. Nó đều là những bước chuẩn bị để cho cái phước của mình đi đến chỗ thành tựu rốt ráo. Nói như vậy nhiều hướng, nhiều mũi được tập trung vào một điểm.

Trưởng lão: Đúng vậy đó con, nó phải đúng vậy.

Phật tử: Vâng, nó phải như thế. Thế nên bản thân con khi con nhận ý của Thầy rồi Thầy chỉ dạy như thế nào thì con làm như thế. Cái thân nghiệp của con còn được sống ngày nào thì con chỉ nghĩ một điều. Một là con xin Thầy cho con về đây con dứt khoát tu và giữ độc cư 100%. Nếu những người khác còn vất vả chưa làm được thì con quyết sống chết để làm bằng được, tu đến giữ giới mà còn không được thì còn nói cái gì khác được nữa.

Trưởng lão: Đúng vậy

Phật tử: Bước đầu tiên là phải giữ giới, mà đã giữ giới được rồi thì sẽ vào được Sơ Thiền, mà đã vào được Sơ Thiền thì Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền có cái gì là lạ, mà đã có được Tứ Thiền thì làm sao lại không có Tam Minh. Con đường ấy đã có Thầy đứng ở bên cạnh, cửa đầu tiên là phải giữ được độc cư, mà độc cư ở đây không phải là sự ức chế tâm. Giới luật ở đây phải là tùy trí và pháp trí, lúc nào cũng phải là xả chứ không phải chỉ canh đó để mà giữ.

Trưởng lão: Đúng vậy

Phật tử: Con kính thưa thưa Thầy, một nếu được thì cái thân nghiệp này con cũng chẳng nghĩ đến chuyện gì, sống bất cứ lúc nào, chết ở vào lúc nào con cũng đều rất thanh thản, bình thường. Thế thì bây giờ một là Thầy cho con về để tu cho đến nơi, đến chốn và con hứa trước Thầy, hứa với các Phật tử cùng lứa với con, con dứt khoát không bao giờ phạm những điều luật của độc cư.

(02:49:11) Trưởng lão: Đúng rồi, nếu mà không phạm độc cư mà nỗ lực giam mình trong thất mà tu 6 tháng thật, cái thời gian Thầy đã quyết định được điều này rất rõ ràng. Mặc dù đức Phật đã nói rất rõ 7 năm, 7 tháng, 7 ngày, nhưng mà từ lâu tới giờ mấy con đã hiểu Phật pháp cần gì mà phải đi tìm hiểu nữa, chỉ còn vô tu thôi. Vô tu thì còn 7 tháng thôi, chứ bao nhiêu. Trong 7 tháng đó thì coi như là 6 tháng mấy con nhiếp tâm an trú trên Tứ Niệm Xứ rồi thì một tháng sau là chứng đạo thì 7 tháng chứ có gì đâu. Chuyện đó nó đơn giản quá. Cho nên chỉ cần nỗ lực đúng như lời Thầy dạy độc cư 100% thì con sẽ đạt được kết quả tốt đẹp thôi. Thầy nói thật sự người nào vô mà giỏi sống độc cư như vậy, trọn vẹn như vậy, mà phải quyết tâm nỗ lực như vậy. Cũng như bây giờ con hứa trước Phật tử nhưng mà con làm sai là con lỗi với Phật tử đó, đó chứ không phải là lỗi với Thầy đâu con.

Phật tử: Con dám hứa là con dám làm. Từ trước tới giờ con vẫn như thế và ngay cả cái khúc này trong những ngày vừa qua, Thầy đã có lúc dạy con, con như cái áo đã giặt sạch rồi bây giờ để con làm việc. Suốt mấy năm vừa qua cái áo nhúng bùn lại thay trở lại. Nhưng giờ phút này con sẵn sàng xin hứa với Thầy nếu còn sống thì con phải giữ giới luật, dứt khoát phải giữ và tu thì Thầy xem. Một là để con tu, hai là cái thân nghiệp này con làm được công việc gì có lợi ích cho chúng sinh thì Thầy cứ bảo con. Vào bất cứ chỗ nào con cũng vào chỗ đó và con đều làm hết sức mình nếu như Thầy đã bảo con đã làm. Con xin với Thầy chỉ có thế thôi chứ cũng không có gì nữa thưa Thầy.

(02:50:46) Trưởng lão: Thật sự ra Thầy thấy, bây giờ duyên nó như vậy thì mình làm cái gì nó cũng gặp khó khăn, mà trong khi một mình con thì nó khó mà đương đầu. Cho nên khép vô tu tập 6 tháng sau xong được rồi đi ra làm, mình đủ trí tuệ của mình mà, đủ sức tuệ Tam Minh của mình mà thì lo gì mà sợ, phải không? Phải nỗ lực tu con.

Phật tử: Thế thì con vui quá, con tạ ơn Thầy

Trưởng lão: Thầy thấy bây giờ cứ vô thất tu thôi, cái duyên của mình như vậy, sau một thời gian cái ông này vắng bóng, không thấy ông nói gì hết, ông lo làm gì hết, chính quyền cũng ngạc nhiên nữa. Tui sau 6 tháng tôi đã luyện tập, tôi đã học tập được như thế này, mấy ông. Bây giờ tui ra nè, mấy ông làm lơ mơ là biết tôi, bởi vì tui có Tam Minh rồi.

Phật tử: Vâng thưa Thầy hôm nay trước đại chúng, con hứa điều này và cũng là những điều Thầy đã nói với con. Tất cả những diễn biến về sau nó như thế nào thì là bây giờ nó diễn biến chứ còn con thì con đã hứa hôm nay trước Thầy trước đại chúng.

Trưởng lão: Con cứ lo tu đi rồi tới chừng trí tuệ con nó giải quyết cho con mọi cái bởi vì sự hiểu biết của con. Bây giờ Thầy hết giờ rồi con, thôi về, xin chào mấy con nha.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy