00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

20090608-PHÂN BIỆT CHÁNH ĐỊNH VÀ TÀ ĐỊNH

PHÂN BIỆT CHÁNH ĐỊNH VÀ TÀ ĐỊNH

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời lượng: [35:10]

Thời gian: 08/06/2009

Tên cũ: 20090608-Diệt thọ tưởng định

1- PHÂN BIỆT RÕ CÁI ĐÚNG, CÁI SAI KINH SÁCH CÁC TỔ

(00:00) Trưởng lão: Con xá Thầy thôi con. Lớn tuổi rồi con?

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Lớn tuổi rồi ráng tu!

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Ráng xả hết!

Phật tử: Con mới học giả, chứ chưa hành giả, hành giả ít lắm.

Kính bạch Thầy. Con nay mai thì con trở về trụ sứ của con, thành ra con dù một ngày cũng là nghĩa Thầy trò. Thì con cám ơn, cảm tạ ơn Thầy nhiều lắm! Với lại khi nào mà có dịp thì có cần thì con lên. Con trình pháp xin Thầy chỉ dạy cho con.

Trưởng lão: Đúng thế con, con về trụ xứ mình tu. Rồi có cái tưởng hay có cái gì, hiện tượng gì, hay trạng thái gì thì con cứ lên.

Phật tử: Dạ! Thầy giúp con. Nếu mà trong trường hợp mà con, cái tâm bất động được thì con chạy lên Thầy dạy cho con để con vô Tứ Thiền.

Trưởng lão: Đúng rồi khi nào mà nó được bất động. Thì đó là một cái giai đoạn mà tâm bất động, thì nó có thể, nó không có còn vọng tưởng nữa. Nhưng mà nó có thể đi lạc vào trong cái tưởng.

Phật tử: Dạ.

(01:19) Trưởng lão: Cho nên vì vậy cứ thấy tâm bất động thì mau mau phải về gặp Thầy. Để Thầy dẫn dắt đi cho nó không có lọt vô tưởng không. Một là nó lọt vào không tưởng rồi, nó kéo dài cái thời gian đó, mà nó không lọt vô không tưởng thì cái tưởng của con nó (…​)

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Cho nên nhớ kỹ lời Thầy dạy, phải biết vậy mới được, có Thầy thì biết đường đi. Chứ không Thầy thì đi vô chỗ này lạc hết.

Phật tử: Dạ! Con thì con thấy Thầy dạy pháp thì nó cao vời, quá cao. Còn mấy chỗ khác thì còn thấp, còn thấp. Chứ cao như Thầy, nhưng mà cao quá, nó không vô lọt. Nó không vô nổi, nó không vô được. Thầy dạy con xả tâm thì con nghĩ như vầy. Thì sẵn con trình pháp Thầy, rồi Thầy có cái gì thì Thầy chỉ dạy con thêm.

Trưởng lão: Ừ.

Phật tử: Con thấy cái tâm mình cũng giống như cái ngọn núi lửa. Cái ngọn núi lửa mà lúc nào nó cũng phun ra hết trơn, hết trọi, mà mình làm thế nào, mà cho nó đừng phun nữa. Là mình dùng ý thức để xả tâm, rồi là bằng cái Tứ Chánh Cần với cái Như Lý Tác Ý. Rồi khi được rồi mình nhảy qua cái Tứ Niệm Xứ và cái xả tâm vô thức, tức là tiềm thức cũng như là cái núi lửa. Cái phần mà ở dưới cái núi lửa, mình làm cho nó nguội lạnh đi. Chứ nó không nguội lạnh thì có ngày nó phun nữa.

Còn bên Nam Tông thì họ chỉ dẫn cái…​, khi mà cái tâm ác nó nổi lên thì mình đừng có tiếp tục. Thì ở bên ấy họ dạy là không tiếp tục thì giống cũng như là cái thực phẩm. Cái người xào nấu rồi cái người ăn. Mà bây giờ thực phẩm là tức là cái lục căn, lục trần của mình, chứ không có gì.

Nó đưa lại cái thực phẩm rồi. Cái tâm xào nấu là cái tâm của mình lúc nào nó cũng tính toán, nó nghĩ suy. Nó chạy theo cái bản năng. Mà thành ra mà bây giờ nếu mà mình đừng có tính toán nữa. Đừng có ăn, đừng có ăn. Tức là mình không có hoạt động, mình không có lại phát ra lời nói, không có phát cái hành động. Do đó mà một trong ba cái đó nó đừng phối hợp nữa thì nó mới dừng lại được.

(3:58) Bạch Thầy dạy. Thì con cũng phối hợp với cái của Thầy nữa là: "Ăn, Ngủ, Độc cư". Rồi cái của Thầy ở bên kia nữa lại qua cái "Tứ Niệm Xứ" là làm cho cái của Thầy dạy là "Nhẫn nhục, Tùy thuận, Bằng lòng” phối hợp cái của họ dạy nữa là khi mà cái thọ mình nó đến rồi, thì đừng có tiếp tục nữa, thì lúc đó mình phải đừng tiếp tục nữa có nghĩa là mình phải nhìn cái thọ nó sinh nó diệt trong vòng nửa tiếng hoặc 1 tiếng đồng hồ lận. Để cho cái tâm của mình nó đừng có những cái hoặc nội tiết tố của mình nó tiết ra những cái chất kích thích. Trong vòng nửa tiếng một tiếng đồng hồ vậy đó.

Để cho cái tâm mình nó bình lại để nó tỉnh thức, tỉnh giác, chánh niệm rồi khi mà được mấy cái đó dần dần cái tâm mình nó ổn định rồi , thì lúc đó mới tu qua cái tâm bất động. Mà với tâm bất động thì con thấy Thầy dạy cho con. Cái bất động này cũng như là mình không còn cái nguyên nữa. Tức là khi mà mình thấy cái thiện thì mình thích, mà mình thấy cái ác thì mình ghét. Như vậy là cái tâm mình động.

Trưởng lão: Ừ.

Phật tử: Mà mình làm thế nào vượt lên trên đó, mà vượt lên trên đó. Là cũng như là tâm từ, tâm từ của một người mẹ có một đứa con dù là đứa con đó nó ác, thì dạy dỗ cho nó mà nó nghe, nó không nghe thì thôi chứ. Nó mang cái nghiệp của nó thôi. Nhưng mà không có người mẹ nào mà kêu công an bắt đứa con mình hết. Thì như vậy cái tâm người đó mới bất động được. Chứ không thì lúc nào cũng động hết. Cái vinh, cái nhục, cái này, cái nọ hoài thì nó động hoài, nó động hoài thì không thể nào mà tu được nữa. Để Thầy nói chuyện. Con xin phép chút nữa con trở vô.

(06:25) Trưởng lão: Con gởi lại mấy cuốn sách đó để Thầy đọc lại, nghiên cứu mấy cuốn sách mà con đã đưa, để coi các Sư các thầy, họ viết có đúng hay không?

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Bởi vì con đường mình tu, mình làm chủ được sự sống chết của mình, sinh, già, bệnh, chết rồi. Khi mà họ viết như vậy họ lọt ở trong cái tưởng nào?

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Bởi vì cái kiến tưởng giải đó. Do cái tưởng giải của mình, tưởng theo cái cách thức của mình tu mà mình viết ra. Cho nên kinh sách rất nhiều. Mà nghiên cứu kỹ lại thì cái lời Phật dạy thì nó không đúng.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Bây giờ cái kinh nó nhiều người viết lắm.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Trong thời gian tu tập, lọt trong tưởng thì người kiến giải cách này, người kiến giải cách khác.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Bắt đầu cứ viết thôi, chứ không biết cái lợi ích đó có thật đúng, hay là đưa mọi người đi đến cái chỗ rối loạn.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Mà không biết mình tu, nên con là có cái điều kiện, mà con được một cái số sách như vậy thì được mà Thầy đọc, để Thầy nghiên cứu kỹ và đồng thời cái cuốn sách Thầy đọc, Thầy sẽ ghi lại cái gì đúng, cái gì sai để Thầy xác định con đường của Phật giáo, tức là mình dựng lại mà không bị kiến giải của người khác.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Do đó mà cái điều kiện mong muốn của con, cũng là cái mong muốn của Thầy.

Phật tử: Dạ! Con thấy bên Nguyên thủy của con dù muốn, dù không nó cũng theo giáo lý của Chánh pháp. Nhưng vì cái pháp hành của nó, nó còn thấp lắm. Với lại nó không có tu đạt được cái Tam minh.

Trưởng lão: Đúng vậy.

Phật tử: Thành ra nó còn cái kia nó chỉ được phần nào ít thôi, phần ít, phần nhỏ.

Trưởng lão: Mà khi vô đầu mà mới tu, mà không biết cách, thì mình đâu có biết cách gọt rửa cái tâm của mình.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Mình không biết cách để phòng hộ sáu căn: Mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình với sáu trần.

Phật tử: Dạ.

(08:12) Trưởng lão: Như hồi nãy con trình đó là 6 căn, 6 trần, nó luôn luôn tiếp xúc, nó dẫn mình, mà mình không biết phòng hộ nó. Mình chỉ lấy cái pháp: "Độc cư" là mình giữ mình vậy thôi. Chứ thật sự: Mắt, Tai, Mũi, Miệng, Thân, Ý mình, mình ngồi đây một mình, chứ nó phóng ra tùm lum.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Chứ nó đâu có phải dễ đâu.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Mà nếu mà không nắm vững được cái pháp phòng hộ Mắt, Tai, Mũi, Miệng, Thân, Ý thì làm sao cho nó quay vô. Mà nếu mình cứ tu hơi quay ra, hơi quay vô, thì coi như là nó không bao giờ làm chủ nó được.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Cho nên cái cơ bản đầu tiên là cái pháp phòng hộ, phòng hộ Mắt, Tai, Mũi, Miêng, Thân, Ý. Thì phòng hộ Mắt, Tai, Mũi, Miệng, Thân, Ý thì Độc cư. Đó là cái phương tiện để giữ gìn, chứ chưa phải là cái pháp để phòng hộ. Nó bảo vệ, giữ gìn được có chút à, để cho mình đừng tiếp duyên ra thôi.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Để giữ gìn cái ý của mình thôi. Chứ con mắt mình ngồi đây. Cái ý mình ngồi đây nó phóng ra, nó nghĩ nhiều thứ lắm, chứ chưa chắc đã là nó yên.

Phật tử: Dạ.

2- BỐN ĐỊNH TƯỞNG

Trưởng lão: Đó, chứ không phải dễ đâu. Còn cái Diệt Thọ Tưởng Định, bởi vì nó tưởng. Con thấy ở trong này nó có cái tưởng mà, bốn cái loại định tưởng, con biết bốn cái loại tưởng định.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Không Vô Biên Xứ tưởng, Thức Vô Biên Xứ tưởng, Vô Sở Hữu xứ Tưởng, Diệt Thọ Tưởng Định.

Phật tử: Dạ.

(09:31) Trưởng lão: Đều là hoàn toàn là (tưởng định). Cái Diệt Thọ Tưởng Định này diệt cái tưởng của mình, diệt cái tưởng của mình để đi vào cái chỗ bất động tâm của nó. Nhưng mà diệt cái tưởng, mà không khéo thì cái tưởng nó không có, thì mình lọt vào trong cái không tưởng mà mình cứ tưởng là mình diệt tưởng, cái này nó dễ lắm.

Khi mà mình biết Diệt Thọ Tưởng Định này thì mình phải có "Tứ Thần Túc, Định Như Ý Túc". Bởi vì cái Định Như Ý Túc là cái ý thức của mình nó làm chủ, nó bảo mình Diệt Thọ Tưởng Định. Cái tưởng nó diệt. Chứ còn khi không mà mình muốn nhập cái định tưởng thì mình sẽ rớt trong không tưởng.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Thấy không, con hiểu chỗ đó không?

Phật tử: Dạ, dạ con hiểu.

(10:01) Trưởng lão: Nghĩa là bây giờ con chưa có cái Tứ Thần Túc, mà có Tứ Thần Túc thì tâm con phải thanh tịnh trên Tứ Niệm Xứ. Cái tâm bất động, mà khi trên Tứ Niệm Xứ tâm bất động tức là Chánh Niệm đó. Bởi vì Tứ Niệm Xứ là Chánh Niệm mà.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Mà nó ở trên Chánh Niệm thì luôn nó có niệm bất động, mà khi nó có niệm bất động nó suốt 7 ngày đêm thì nó có đủ Tứ Thần Túc, mà nó có đủ Tứ Thần Túc thì Tuệ Như Ý Túc là Tam minh chứ gì?

Mà Định Như Ý Túc thì nhập Tứ Thiền chứ gì? Mà nhập diệt, nhập bốn cái định tưởng này nó nhập dễ dàng. Diệt Thọ Tưởng Định nó nhập cũng dễ. Bởi vì nó có "Định Như Ý Túc" rồi, tức là định như ý muốn. Con hiểu không?

Phật tử: Dạ, con hiểu.

Trưởng lão: Nó truyền lệnh vô, mà mình chưa có được ở trên Tứ Niệm Xứ tâm bất động thì không làm sao có. Cho nên đừng có nhập định. Nhập định là bị tưởng không. Bởi vì mình lọt trong tưởng, ý thức nó dừng lại. Tưởng nó hoạt động.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Tưởng nó hoạt động. Cho nên cái sai này là hầu hết các Sư, các Thầy.

Phật tử: Con muốn bạch Thầy. Con hỏi cái đó nó về Chánh định hay Tà định.

Trưởng lão: Coi như là bây giờ đó, cái ý thức của mình chưa có giữ được cái tâm bất động là Tà định hết. Cho nên cái Diệt Thọ Tưởng Định là cái tên Diệt Thọ Tưởng Định. Mà trong khi đó mình nhập sai. Diệt thọ tưởng định không đúng. Mình nhập diệt thọ tưởng định bằng cái định không tưởng thì mình bị lọt trong tưởng.

Còn mình nhập Diệt Thọ Tưởng Định bằng Định Như Ý Túc là đúng. Nhưng mà tâm con chưa bất động. Chưa ly dục, ly ác pháp làm sao bất động trên Tứ Niệm Xứ được. Cho nên cái gốc của nó là ly dục, ly ác pháp.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Mà ly dục, ly ác pháp thì đầu tiên con phải phòng hộ: Mắt, Tai, Mũi, Miệng, Thân, Ý. Chứ con không phòng hộ được nó thì làm sao con ly dục. Nó cứ lôi con hoài làm sao con ly. Con phải hiểu biết được cái đó.

Phật tử: Dạ! Mọi lần Thầy có nói, cái vụ mà nhập Diệt Thọ Tưởng Định, chỉ dành cho những cái người nào muốn để cái xác lại. Nhập cái diệt đó, để mà giữ, giữ cái thân xác hoặc là vô trong núi gì đó, rồi bỏ xác ở đó, để dành xác.

Trưởng lão: Cái đó là nó giữ cái xác con.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Nó nhập "Diệt Thọ Tưởng Định" nó diệt luôn cái tưởng, ý thức nó bị diệt, tưởng cũng bị diệt luôn. Nó ở trong cái định cho nên cái thân nó giữ như Ngài Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường.

Mà thật sự ra quan sát, nghiệm lại thì cái thân của Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường là nhập vô Không Vô Biên Xứ Tưởng chứ không phải Diệt Thọ Tưởng Định.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Con đọc lại trong kinh Phật. Diệt Thọ Tưởng Định nó giữ cái xác. Cái người của mình không mất miếng da nào hết.

Phật tử: Dạ.

(12:16) Trưởng lão: Không còn phải bộ xương. Còn ông Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường thì còn bộ xương, chứ không phải con người sống. Còn Diệt Thọ Tưởng Định như người sống con, cái định đó, bây giờ con như vậy, con ngồi thì da thịt nó còn y như vậy, nó không hao mòn.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Mặc dù là cả ngàn năm.

Phật tử: Dạ, nói như vậy để chừng nào mà cái vị đó muốn sử dụng lại cái xác thì sử dụng lại.

Trưởng lão: Ừ, sử dụng lại được, nó sài được lại.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Cho nên vào cái đó nó không còn không gian, thời gian của nó nữa con.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Đó. Cho nên vì vậy mà coi như trong cái hiện tại, chứ không còn quá khứ, vị lai. Diệt Thọ Tưởng Định.

3- PHÂN BIỆT CHÁNH ĐỊNH VÀ TÀ ĐỊNH

Phật tử: Như vậy nó vừa là Tà định mà nó vừa là Chánh định luôn.

Trưởng lão: À. Chánh định là tại vì mình có Tứ Thần Túc, Định Như Ý Túc. Thì nó là Chánh Định. Mà mình chưa có Định Như Ý Túc, mình nhập vô nó thì nó lại lọt trong không tưởng, thì nó là Tà định.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Nó ăn thua chỗ cái pháp đó con.

Phật tử: Dạ, con hiểu.

Trưởng lão: Bởi vì cho nên Thầy tu rồi, Thầy quan sát lại, Thầy nghiệm lại chính bản thân của mình Thầy thấy, đúng. Thiên hạ sai cái chỗ này hết. Nếu mình không có tu tập mà tới nơi tới chốn, thì mình cũng bị lọt trong cái tưởng của họ thôi, chứ không khác.

Phật tử: Dạ. Bên Bắc tông nó cũng lọt qua tưởng. Mà bên Nam tông nó cũng lọt qua tưởng.

Trưởng lão: Nó cũng lọt qua tưởng, đó con thấy chưa. Cái danh từ thì mình nói thì nó dễ. Nhưng mà cái hành động để mà nhập vào đúng cái định đó nó khó. Cũng như bây giờ người ta nói ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền, ai nói cũng được.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Nhưng mà Sơ Thiền con phải ở trên cái mảnh đất của Tứ Niệm Xứ.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Cái tâm của con phải ở trên cái mảnh đất Tứ Niệm Xứ. Chứ khi không con vô Sơ Thiền, làm sao mà khi con xuất Sơ Thiền ra để con nhập Nhị Thiền, con làm sao, mà con ở chỗ nào?

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Không lẽ con ở không không đó sao được. Cho nên Đức Phật nói: "Nhập Sơ Thiền rồi xuất Sơ Thiền, rồi mới nhập Nhị Thiền". Chứ đâu phải ở Sơ Thiền mà nhập Nhị Thiền đâu. Có phải không? Con đọc coi, có đúng không?

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Mà khi xuất ra thì ở đâu ?

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Nó phải có chỗ đất đứng nó chứ. Không có chỗ đất đứng, con lấy gì con vô được cái nhị thiền?

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Đó, mình phải hiểu! Mà cái chỗ từ nhập được Sơ Thiền thì phải là trên Tứ Niệm Xứ, Tâm Bất Động.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Thì mình tu tập từ cái Tứ Chánh Cần phải không?

Phật tử: Dạ.

(14:37) Trưởng lão: Đến cái Chánh Niệm phải không? Thì Tứ Chánh Cần ở trong Bát Chánh Đạo thì nó là Chánh Tinh Tấn.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Còn Chánh Niệm là Tứ Niệm Xứ.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Có phải không? Mà bây giờ Tứ Chánh Cần ngăn ác, diệt ác chưa xong mà vô cái Chánh Niệm thì bị ức chế rồi.

Phật tử: Dạ! Cái đó ai cũng nói trúng hết trơn, nhưng mà cái phương pháp với kỹ thuật cần để thực hiện?

Trưởng lão: Thực hiện?

Phật tử: Phải nắm vững nó mới thực hiện được.

Trưởng lão: Cũng như bây giờ Thầy dạy mấy con này. Vì hôn trầm thùy miên Thầy dạy con. Thầy cấu kết cái pháp Thân Hành Niệm, đâu phải dạy con cái pháp Thân Hành Niệm để con tu tập, để có 10 cái lực như Thần đâu.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Mà để phá hôn trầm thùy miên.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Cái mục đích của các con tu để phá cái hôn trầm thùy miên.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Chứ mấy con chưa thanh tịnh làm sao thực hiện được pháp Thân Hành Niệm có 10 cái Thần lực, không bao giờ có đâu.

Phật tử: Dạ, đúng.

Trưởng lão: Bởi vì mấy con bị hôn trầm thùy miên phải dùng nó để phá, để làm cho nó giảm bớt cái vọng tưởng. Giảm bớt cái hôn trầm thùy miên.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Rồi bắt đầu bây giờ đó, mới hướng dẫn mấy con cách thức. Khi mà giảm bớt thì nó có sức tỉnh thức, cái tỉnh giác đó con. Mới ngồi lại từng cái tâm niệm của mình. Nó khởi lên thì mình mới tác ý mà xả nó, mình gọt rửa nó. Đức Phật gọi gọt rửa đó, mình gọt rửa.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Nhưng mà Mắt, Tai, Mũi, Miệng, Thân, Ý của mình nó có chịu gọt rửa có cái ý không đâu? Mà nó còn phóng ra nó dẫn vô chứ.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Có phải không, con thấy không?

Phật tử: Dạ, đúng.

Trưởng lão: Như vậy là trong khi gọt rửa cái ý thôi. Còn cái Mắt, Tai, Mũi, Miệng.. Năm cái thức kia phải gọt rửa nữa chứ, chứ đâu không gọt. Cho nên vừa phòng hộ mà vừa gọt ý.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Như vậy mới được. Nó cả một vấn đề tu tập. Mà cái giai đoạn đầu này làm không xong, thì đừng có nói chuyện rớ tới cái chuyện (Tứ niệm xứ).

Phật tử: Dạ! Đi từng bước một. Bước một được rồi mới bước qua bước 2.

(16:22) Trưởng lão: Mà chưa có gì, cứ vô lo tu Tứ Niệm Xứ, nghe Tứ Niệm Xứ ngon quá.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Vô đó trên thân quán thân. À, bây giờ mới nhìn thân cứ quán, đó như vậy quán tâm, quán thân, quán thọ, quán riết rồi ức chế tâm hết.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Lọt vào chỗ mình ức chế ý thức rồi, ức chế ý thức thì cố gắng ức chế nó thì mình quán, thì phải ức chế chứ sao? Ức chế ý thức thì phải lọt tưởng. À, do đó bây giờ tôi ngồi được 1, 2 giờ yên lặng phăng phắc. Nhưng mà không ngờ tôi bị lọt trong không tưởng.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Cái đó là sai.

Phật tử: Dạ

Trưởng lão: Nhưng mà thấy mình ngồi được lâu. Thấy tâm mình được an không vọng tưởng thì mừng, thấy tu được rồi. Chứ sự thật cái đó là sai đường.

Phật tử: Tu sai đường, phải cái kia làm được rồi mới qua cái nọ.

Trưởng lão: Vậy thì nếu mà có những sách đó con cứ đưa để Thầy bỏ cái điều sai. Vì lợi ích chứ sự thật ra bây giờ Thầy ngán đọc lắm rồi.

Phật tử: Dạ. Thầy tu cao rồi mà coi lại mấy cái thấp thì lại cũng không muốn coi.

Trưởng lão: Không có muốn đọc sách gì nữa hết.

Phật tử: Mình đã qua rồi, biết hết rồi.

Trưởng lão: Kinh nghiệm quá rồi thành ra mình cũng (biết).

Phật tử: Nó mất thì giờ nữa.

Trưởng lão: Mình không có thì giờ, để mình chơi đó con.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Ngồi đọc nó cũng (ngán).

Phật tử: Dạ cũng thích làm vậy nhưng mà.

Trưởng lão: Nhưng mà sự thật ra.

Phật tử: Sự thật ra cái Nam tông của tụi con, họ mới về sau này thôi. Bốn, năm chục năm nay thôi, năm, sáu chục, thì toàn bộ là họ học mót của Miến Điện, của Thái Lan, của Sri LanKa không. Chứ họ chưa có thấm gì hết, những cái Thầy Tổ hồi đó cũng có học được cái biến động Chính trị này nọ, rồi mấy ông chết hết trơn rồi. Cái mấy ông mới này không có được gì hết trơn, hết trọi.

Con kính dâng Thầy. Cái này của Phật tử dâng cho con rồi. Con dâng lại Thầy.

Trưởng lão: Con để dùng đi con !

Phật tử: Dạ! Thôi Thầy dùng đi! Con ít bữa nữa con đi về rồi. Thầy có chỉ dạy thêm cho con cái gì nữa không?

Trưởng lão: Thầy nói bây giờ về cái vấn đề tu tập thì con cứ công việc gì cứ đi, rồi trong cái thời gian mà đi như vậy đó. Thì mình cứ dùng cái tri kiến giải thoát. Tức là cái pháp Tuệ.

Phật tử: Dạ.

(18:38) Trưởng lão: Cái pháp trí đó, cái pháp trí của mình, mình hiểu Phật pháp như thế nào, để những cái ác pháp, những cái sáu trần nó cám dỗ mình thì lấy cái pháp trí của mình. Cái trí hiểu biết Phật pháp nó ngăn chặn, nó diệt, nó làm cho con lúc nào cũng thanh tịnh cái tâm.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Cái cơ sở đầu tiên con tu tập cái pháp đó. Mà khi mà tiếp giao ra ngoài chỉ dùng cái đó thôi. Còn cái sự kiện mà nó xảy ra điều này, thế kia. Nó làm cho mình những cái sự lo lắng, buồn phiền, tai nạn gì đó, thấy nó là nhân quả. Không nhân quả làm sao có chuyện này.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Thì nó là cái đúng con, thì cái tâm mình rất an. Đem lại cái sự bình an.

Phật tử: Bạch Thầy con muốn hỏi thêm Thầy cái này.

Trưởng lão: Ừ.

Phật tử: Bên Nam tông, họ nói cái kinh gì đó…​Có bốn loại người, mà chỉ có hai loại người ở thời Phật thì chỉ có nghe pháp một lần là họ đắc Quả hoặc là cái người thứ nhì là họ cũng nghe pháp đó mà được giảng ra hơn một chút hoặc là hai, ba lần là họ đắc Quả. Thì cái thời đó là chỉ có thời Đức Phật mới có. Còn cái thời này bây giờ là cái thời chỉ còn lại thứ ba, thứ tư.

Thứ ba là họ phải tu tới cuối đời thì họ có thể là mới đi đến đậu Quả hoặc là còn cái loại thứ tư đó là họ tu để tích trữ Ba La Mật thôi chứ họ không có đi đến đậu Quả được. Thì ở trong kinh có nói như vậy Thầy. Theo Thầy nhận định sao ạ?

Trưởng lão: Không phải con. Theo Thầy thiết nghĩ con người trong thời Đức Phật cũng là con người. Mà trong thời đại của mình là con người. Con người có trí tuệ.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Tại sao trong cái thời Đức Phật mà Đức Phật vừa thuyết ra, nói ra cái bài pháp mà người ta chứng được.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Người ta bỏ hết luôn.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Chứng được không có cái gì khó hết.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Con biết Ngũ Triền Cái với Thất Kiết Sử, chứ không có gì.

Phật tử: Dạ, đúng rồi.

(20:40) Trưởng lão: Có bấy nhiêu đấy thôi mà khi mà người ta nghe Đức Phật nói rồi. Người ta thấy Ngũ Triền Cái là ác pháp, Thất Kiết Sử là ác pháp, cái người ta không còn chấp nhận nó nữa, thì người ta đã chứng. Chứng bằng cái trí của nó, chứ đâu phải chứng bằng Thiền Định đâu.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Nó không còn chấp nhận nữa thì nó sống một đời như Đức Phật. Con thấy mấy cái Vị mà nói chứng đạo trong thời Đức Phật thì họ là Khất sĩ hết, họ là Tu sĩ hết. Bởi vì đời nay sự thật Thầy thấy người ta nghe nhưng mà cái Ngũ Triền Cái, Thất Kiết Sử, người ta không chịu bỏ.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Tới cái ăn này, họ tới cái bữa ăn, họ còn nghĩ phải ngon, phải dở nữa thì thôi rồi.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Cái đó là Tham, Sân, Si mà chứ có cái gì.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Con thấy không? Có gì ăn đó, không cần, như người đi xin mà. Người ta cho gì ăn đó, chứ đâu có dám đòi.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Có phải không, con thấy không? Tại sao trong thời Đức Phật người ta nghe mà người ta chứng đạo, còn mình nghe không được. Chứng đạo đâu có phải tu nhiều cực khổ đâu. Không có đâu. Cho nên Đức Phật nói không có khó khăn, không có mệt nhọc. Tu không có mệt nhọc.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Người trí mà.

Phật tử: Mình không biết cái gì hoặc là lạc trong đám rừng ấy thì không biết. Chứ mà biết rồi nó dễ.

Trưởng lão: Đó thì cũng cái trí của mình sử dụng thôi. Thì cứ xả, không có cái gì dính mắc mình nữa hết.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Tự tại vô ngại, không còn cái gì mà làm cho mình bận tâm là chứng rồi đó con.

Phật tử: Dạ. Xả với Chánh Niệm thôi.

Trưởng lão: Xả, Chánh Niệm.

Phật tử: Rồi tu cái Định Niệm Hơi Thở với tu cái Thân Hành Niệm để có Bảy Giác Chi, Tứ Thần Túc, cái muốn qua Tứ thiền?

Trưởng lão: Để nhiếp tâm, an trú, để thực hiện bảy cái Thất Giác Chi.

Phật tử: Thực ra họ nói như vậy là con thắc mắc nữa. Nói trong khi Đức Phật nói. Chỉ cái người mà ở trong giáo pháp của ta tu Bát Chánh Đạo thì đạt đậu Quả. Mà chính ra, nếu mà cái bài kinh đó thì nói như vậy mà nếu như vậy thì theo Thầy thì đắc đậu Quả mà trong khi chỉ nói thời đó chỉ có hai hạng người đó được thôi. Còn sau này không có, thì như vậy thì sai rồi.

Trưởng lão: Sai rồi con, sai rồi.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Đời sau này không có tu chứng được.

Phật tử: Họ vẽ quá.

(22:45) Trưởng lão: Vẽ, cái đó là vẽ ra, để coi như là mình không tu chứng. Mọi người không tu chứng. Để làm cho người ta thấy rằng Đạo Phật khó quá, tu không chứng đâu, chỉ có thời Đức Phật là được thôi.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Tưởng pháp, thời Thượng pháp rồi.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Còn mình Hạ pháp thì không được.

Phật tử: Họ nói như vậy đó. Bạch Thầy.

Trưởng lão: Họ không tu để họ bào chữa cái lỗi lầm của họ.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Cái không tu của họ. Còn mình biết rồi, mình hiểu rồi. Do cái pháp trí, thì cái pháp trí mình đã hiểu biết rồi. Thì tất cả những cái này Ngũ Triền Cái, Thất Kiết Sử ai không biết.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Con học rồi thì pháp trí rồi chứ gì?

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Biết nó là cái khổ của con rồi chứ gì?

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Bỏ xuống hết thì ngay đó con thấy sống thanh thản an vui. Bất cứ mình ở chỗ nào cũng được, chứ không phải là phải đòi Thất. Chỗ nào gốc cây, chỗ nào hang hốc gì cũng được. Không còn sợ hãi gì hết.

Phật tử: Dạ. Chứ nhiều người ở như vậy mà cái tâm nó bất tịnh, nó động thì cũng như không.

Trưởng lão: Nó động thì cũng như không à. Tại vì họ còn bị Thất Kiết Sử, Ngũ Triền Cái nó mới vậy.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Bây giờ ở một cái Thất nó như vậy mưa, nắng. Trời ơi! được cái Thất kín đáo chút cũng đỡ, tức là phóng dật đó con. Mặc nó, có gì đâu. Mưa bên đây tạt thì qua bên kia đứng.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Hết mưa thì vô ngủ.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Tự tại vô ngại có gì. Chính cái chỗ đó là cái chỗ xả tâm đó con.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Thầy nói tu theo Phật thấy không khó mà sao Thầy dạy mấy con tu sao khó quá vậy.

Phật tử: Dạ. Con cũng thấy khi hiểu biết rồi, nó dễ chứ không phải khó.

Trưởng lão: Nó không có khó đâu con mà cái tâm mình luôn phóng ra cái trạng thái không bị dao động, không bị ác pháp tác động gì, thì giải thoát chứ sao. Chứ tu có đòi hỏi gì đâu. Đâu có đòi hỏi phải ngồi 6, 7 tiếng đồng hồ. Đâu có đòi hỏi con phải nhiếp tâm hết vọng tưởng đâu. Ai bảo con diệt vọng tưởng?

“Ý làm chủ - Ý tạo tác - Ý dẫn đầu các pháp”. Cái Ý mà làm sao mấy con diệt nó, con diệt con lấy gì đây? Kinh Pháp cú Đức Phật dạy rõ ràng mà tại sao mà mình lại ngồi ức chế ý thức mình không làm việc, vô phân biệt. Ba cái ông Thiền tông này còn bày đặt ra cái chuyện chết người ta.

Có phải không? Vô phân biệt. Có ý phân biệt được thiện, ác. Mà vì vậy muốn đem lại sự giải thoát cho chính mình. Ác thì mình đâu có cho nó vô xâm nhập.

Phật tử: Dạ.

(24:57) Trưởng lão: Mà thiện thì nó đem lại sự bình an cho mình, cho người thì mặc, cứ sống thiện chứ sao.

Phật tử: Dạ. Nhưng mà mình làm sao mình vượt lên hai cái đó hết luôn.

Trưởng lão: Thì lẽ đương nhiên là con thấy nó vượt lên. Chứ sự thật nó toàn thiện con.

Phật tử: Nó toàn thiện.

Trưởng lão: Đâu phải cái thiện, bởi vì cái thiện nó vượt lên cái ác với cái thiện mà đối đãi đó.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Nó vượt lên cái đối đãi thiện với ác thì nó là toàn thiện. Giờ mình cứ vậy là mình vượt lên cái tầm thiện, chứ đâu phải thiện tôi phải đi làm công việc, phải giúp đỡ người này, người kia đâu. Không phải, không cứu độ ai hết đâu.

Phật tử: Dạ, dạ.

Trưởng lão: Mà vượt lên trên cái thiện đối đãi.

Phật tử: Con cũng ý thức được điều đó .

4- TU HÀNH PHẢI GAN DẠ, BỀN CHÍ

Trưởng lão: Thầy thấy cần phải ý thức được là giải thoát rồi.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Ý thức được mình sống chỗ nào. Bây giờ cái cái thân đau nhức mình biết, biết các pháp là vô thường, thọ là vô thường, có gì mà phải sợ, mặc mày. Tao chỉ biết cái tâm bất động tao thôi, tao đâu có cần gì mày.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Cho mày đau đi.

Phật tử: Chỉ cần cái tâm bất động là đã được.

Trưởng lão: Thầy nói nó sẽ chạy mất.

Phật tử: Dạ.

(26:06) Trưởng lão: Bởi vậy gan dạ một chút. Bởi vì Đức Phật nói ý chí, bền chí, gan dạ thì con đường của Đạo Phật sẽ chứng.

Phật tử: Dạ, dạ.

Trưởng lão: Cái người mà đau không sợ nè, ác pháp tác động không được thì cái người đó là giải thoát rồi chứ sao.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Còn hở chút đau sợ chết.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Chết rồi mình lý luận nữa. Chết lấy gì tu, bởi còn làm nó lo sợ thêm.

Phật tử: Con thấy người ta là sợ chết dữ lắm. Vậy mà chính ra cái đó nó còn khổ hơn là cái chết thực sự nữa.

Trưởng lão: Thật sự đúng.

Phật tử: Chết thật sự là nó mau chóng, lẹ làng. Nó cũng khổ vậy mà nó mau chóng lẹ làng, nó chấm dứt.

Trưởng lão: Ừ, cứ sợ chết.

Phật tử: Còn mà cứ sợ chết, nó còn khổ gấp mấy lần.

Trưởng lão: Nó cứ kéo dài hoài cái thời gian để mà cứ sợ hãi.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Cho nên Đức Phật dạy cho mình biết cách, thì mình sẽ nhiếp phục được khiếp đảm và sợ hãi.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Không biết cách thì khiếp đảm sợ hãi nhiếp phục mình.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Mà thường thường là khiếp đảm sợ hãi nhiếp phục người ta hết.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Hở ra chút gì cũng sợ, đó là chính cái đau khổ.

Phật tử: Nhưng mà con muốn bạch Thầy khi mà những cái gì giác ngộ mà mất là giống như ngọn lửa không có bay lên, không có bay xuống, không có qua trái, không có qua phải gì hết. Nó tàn lụi tại chỗ, là như vậy đó là theo Thầy nghĩ làm sao?

(27:31) Trưởng lão: À, nó tại chỗ chứ nó không có đi đâu hết. Nó không có đi qua, đi lại, bên đây, lên xuống gì hết. Hoàn toàn ở tâm bất động. Nó không phải riêng của mình, do thân tâm của mình mà biết bất động, bất động cả vũ trụ chứ không phải của mình .

Phật tử: Nhưng mà cái vị đó thoát được cái thế giới hữu vi. Nhưng mà theo Thầy cái thế giới của vô vi thì thế nào ?

Trưởng lão: À, cái vô vi, cái vô vi là còn bị chấp vào cái tưởng nó vô vi. Còn chúng ta không kẹt trong tưởng thì chúng ta không có vô vi. Mà ở chỗ Niết Bàn. Con bây giờ con chấp cái tâm bất động của con là con bị vô vi.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Còn con không chấp, mà con sống ở trong đó thôi. Cái chỗ này mà là quan trọng đó. Bởi vì Thầy dạy mấy con về cứ tu đi. Chứ Thầy biết mấy con sẽ, sẽ bị dính mắc ở chỗ mà vô vi của cái tâm bất động. Bởi vì nó ở trong đó nó vô vi mà.

Phật tử: Nhưng mà cái phần đó Thầy chưa dạy?

(28:35) Trưởng lão: Chưa. Tu này chưa tới, mà dạy sao được. Thầy biết tu cái này được rồi. Dạy tới, dạy mấy con rối reng à.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Nói chung là cái tâm của con người kỳ lắm con. Nó muốn tu cái cao, chứ nó không muốn tu cái thấp. Vừa dạy cái pháp này ra cái bắt đầu ôm pháp này, bỏ pháp kia. Tu chưa thuần mà nó lo nó bỏ à.

Phật tử: Dạ. Cái tâm phàm phu tục tĩu nó muốn lúc nào nó cũng là kêu bằng một là ông Quan, hai là trung tâm của vũ trụ.

Trưởng lão: Con nói đúng. Đúng là Thầy dạy phải lần lượt mà Thầy thấy bây giờ, nếu mà mình không dạy hết, thì lỡ mình ra đi rồi. Còn những cái pháp mình chưa nói đến.

Phật tử: Dạ. Con biết để cũng có người sẽ đạt được rồi, mọi chỗ đó tu.

Trưởng lão: Mà nếu mà nói ra thì trong khi mình đang hướng dẫn huynh đệ thì họ tham, họ ôm cái pháp lớn họ tu.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Mà trong khi cái sống của họ là cái sống quá tầm thường mà tu cái pháp quá cao thượng thì không được.

Phật tử: Dạ, đúng rồi Thầy.

Trưởng lão: Mà sống cái cao thượng thì mới tu cái pháp cao thượng chứ. Mà đưa cái pháp cao thượng. Cái pháp mà sắp sửa chứng đạo với một cái người tâm phàm phu, cái này làm sao được.

Phật tử: Dạ, nó không thể, nó không thể nào nó thực hiện được.

Trưởng lão: Không thực hiện được. Thầy hiểu biết hết con. Bởi vậy cho nên khi mà tu tập. Tất cả những cái điều kiện mà học, hiểu thì như con, con có học hiểu, con có nghiên cứu. Con có đi đây, đi đó, có thông suốt. Nhưng mà coi chừng cái thông suốt đó thuộc về kiến giải, nó cũng làm cho con động tâm.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Cho nên bỏ xuống hết, bỏ xuống hết. Bây giờ lo cứu mình, chứ không thể mà ngồi đây mà nghiên cứu tìm hiểu nữa, thì nó chẳng đi tới đâu hết.

Phật tử: Dạ, con tính tới đây dừng lại, lo hành nhiều.

Trưởng lão: Lo hành con. Tu thì phải lo hành. Chứ sự thật ra gặp con, thì con nói những cái điều trong kinh sách qua cái hiểu của con, Thầy biết có kiến giải.

Phật tử: Dạ.

(30:35) Trưởng lão: Có hiểu biết, nhưng mà hiểu biết nó không phải theo từ thấp đến cao. Mà nó theo cái chỗ này, nó góp chỗ này một mớ chỗ kia mớ. Thành ra mình chưa có biết cái cơ bản. Phải tu gì trước, tu gì sau.

Phật tử: Dạ, họ không biết cái đường lối đi vô, đi ra. Không biết lối vô, lối ra.

Trưởng lão: Nói thì nó có, nhưng mà nó không có thứ tự được.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Nói thì con nói có chứ không phải không. Không phải không biết, nhưng mà biết nó không thứ tự.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Nghĩa là cái pháp đầu tiên phải tu cái gì rồi tới cái pháp cao. Thì trong khi đó, thay vì nói cái pháp cao rồi mới nói cái pháp thấp. Nói cái pháp thấp rồi nói pháp cao. Con nói nó không có theo thứ tự được.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Tại vì mình huân theo. Chứ không phải là mình tu, mình tu qua kinh nghiệm tu ấy thì Thầy biết. À, bây giờ tu cái pháp nào trước, pháp nào sau Thầy biết. Cho nên nói cái pháp nào, tới pháp nào, pháp nào, pháp nào.

Phật tử: Dạ, dạ.

Trưởng lão: Nó rõ ràng.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Cho nên trong cái sự tu tập, tu tập ráng tu mấy con.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Phải ráng tu, chứ không khéo cái thời gian nó qua rồi uổng.

Phật tử: Dạ, nó đi mau quá. Còn con thật ra con cũng có cái duyên tu. Con đến cái Chùa này bốn, năm lần rồi chớ không phải một lần.

(31:48) Trưởng lão: Có duyên quyết tâm đó.

Phật tử: Nhưng mà cũng còn mù mờ quá, cũng khổ.

Trưởng lão: Bởi vì Thầy rất lo cho quý Thầy. Bởi vì sao?

Phật tử: Cái lúc trước ấy thì khỏe, lúc này đau ốm hoài Thầy.

Trưởng lão: Đó cái cơ thể nó già thì nó suy yếu.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Mà suy yếu thì bệnh nó đổ ra.

Phật tử: Thành ra, đúng ra.

Trưởng lão: Già bệnh mà.

Phật tử: Nếu con không bệnh thì con ở đây, chứ con chưa có đi, bị bệnh hoài, mỗi lần đi tốn hao quá.

Trưởng lão: Ừ, thôi được rồi con, cứ mình lo rồi giữ gìn. Giữ nhất là cái tâm mình bất động trước cái nhân quả, trước cái hoàn cảnh nào cũng vậy. Con hoàn toàn phát huy.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Vô thường, không có gì mà phải bận tâm.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Tới đâu thì có nhân quả, thì Thầy giúp đỡ tới đó.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Không có gì mà phải lo.

Phật tử: Vô vi cũng đừng thắc mắc.

(32:50) Trưởng lão: Nói nó đừng thắc mắc gì nữa hết. Mình cứ giữ cái tâm mình bất động. Gọt rửa cái tâm mình càng sạch chừng nào tốt chừng nấy.

Phật tử: Nhưng mà có cái…​

Trưởng lão: Đương nhiên chỗ nào có sự sống là chỗ đó có khổ đau à.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Nhưng mà có khổ đau mà không khổ đau con.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Như Thầy có thân tức là chỗ đạo Phật ra đời thì vì con người. Vì có con người tức là vì con người mới có cái môi trường sống. Còn cái chỗ mà không có Sinh, Già, Bệnh, Chết thì cái chỗ đó là thần gì? Cái chỗ đó không có ai hết thì làm sao mà…​

Phật tử: Nhưng mà lúc đầu con cũng ngại, không biết mình theo Thầy, có nên cho Phật tử họ biết vậy không? Chớ nhiều khi Phật tử mà, họ biết như vậy họ ngán, họ không tu. Cuối cùng là không còn gì hết.

Trưởng lão: Bởi vì mới chỉ cho họ thấy đạo Phật ra đời là vì cái sự sống, cái môi trường sống, con người sống, con vật sống, từ cái chỗ mà không có chỗ sống.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Mà tu mà đi đến chỗ chết như vậy tu làm gì. Sao mà tu. Nói như vậy để không Phật tử nó nghe nó sợ quá, nó không dám tu nữa.

Phật tử: Nó không dám tu nữa cái đó là một, cái thứ hai nữa là giống cũng như là của ông nọ đó thì cái đó là: Vô khổ, vô tập, vô diệt, vô đạo để khỏi làm người.

Trưởng lão: Làm gì mà cõi người mà nói là không được.

Phật tử: Nói như vậy là nói tầm bậy rồi.

Trưởng lão: Sai đó con, nói ở trong cái tưởng. Cõi của ông hả? Bây giờ đó mình ngồi lại mình suy ngẫm thì mình thấy cái mình nuôi dục để mình về cõi đó mình ở sao? Dục thế gian đây mà dẹp không hết, ở đó mà về tham cái cõi cực lạc.

Phật tử: Dạ, chứ ngay cả Đức Phật hồi còn Thái tử thì chỗ đấy là Cực lạc rồi còn cái gì nữa, mà ông từ bỏ hết. Thầy còn dạy gì con thêm nữa không?

Trưởng lão: Thầy dạy con chỉ cần xả tâm vậy thôi.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Sống đúng cái thân bệnh trước tất cả mọi cái nghiệp tác động đến con, thì con dùng pháp trí mà sống. Bấy nhiêu đủ rồi.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Rồi tới chừng nào mà nó tới, tới cái trạng thái mà ngồi tự nhiên nó bất động, yên lặng thì sẽ dạy tới. Rồi mà ngồi mà hỡ chút mà có niệm này, niệm kia lăng xăng thì thôi. Xả đi! Con hiểu không?

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Cơ bản không làm, thì làm cái gì ở đây, rồi vậy.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Rồi đi về con!

Phật tử: Dạ. Con cảm ơn Thầy.

Trưởng lão: Cứ để đấy đi con, để đấy.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy