00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

20090314 - GIÁO PHÁP NGUYÊN THỦY CỦA ĐỨC PHẬT

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời gian: 14/03/2009

Thời lượng: [46:20]

1- PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY - LỜI GỐC ĐỨC PHẬT DẠY

(00:00) Trưởng lão: Hôm nay Thầy về đây, để mà Thầy giải thích cho mấy con nghe cái Phật giáo Nguyên Thủy mấy con. Phật giáo gốc Nguyên Thủy là cái gốc của Phật, cái lời dạy của Phật. Nó không phải của các vị Thầy Tổ họ đã kiến giải, họ đã viết ra, họ làm lệch cái lời của đức Phật. Còn mình đi vào cái Phật giáo Nguyên Thủy tức là mình đi vào ngay cái lời của đức Phật dạy để mình tu tập cho nên gọi là Nguyên Thủy. Tức là cái gốc, cái gốc, cái lời gốc của đức Phật dạy, chứ không còn đi lòng vòng qua những cái lời của những người khác dạy.

Cho nên vì vậy mà kinh sách Đại Thừa, kinh sách Nguyên Thủy. Kinh sách Đại Thừa là kinh sách của các tổ qua kiến giải của mình, viết ra thành ra nó có nhiều cái lệch lạc. Tại vì khi mình tu mình chưa có đủ kinh nghiệm để làm chủ sự sống chết của mình sinh, già, bệnh, chết. Rồi mình viết ra theo cái hiểu của mình, cái nghĩ của mình, cái tu chưa tới thành ra nó làm lệch đi, nó làm lệch đi.

Cho nên vì vậy mà Thầy không dạy về cái phương pháp mà của kinh sách Đại Thừa dạy, mà dạy cái lời gốc của Phật dạy, tức là lời Nguyên Thủy. Cho nên Phật giáo dường như là người ta tự người ta chia ra, người ta chia ra hai cái phe, hai cái phái. Cái phái Nam Tông và phái Bắc tông. Bắc tông thì nó thuộc về kinh sách Đại Thừa của các tổ viết ra, còn cái phái Nam Tông là dựa vào cái lời của Phật dạy nhưng rồi các tổ của Nam Tông cũng kiến giải ra, kiến giải ra dạy thành ra nó cũng sai.

Thí dụ như cái pháp Tứ Niệm Xứ, mấy con còn là người cư sĩ mà nghe nói pháp Tứ Niệm Xứ thì mấy con cũng đến cái trường hoặc một cái trường tu tập, cái trường lớp tu tập dạy về Tứ Niệm Xứ, rồi mấy con cũng tu tập Tứ Niệm Xứ thì mấy con tu không bao giờ tới đâu được cả.

(1:55) Tứ Niệm Xứ là cái phương pháp cuối cùng để chứng đạo, cái phương pháp cuối cùng. Mấy con chỉ có người cư sĩ của mấy con chỉ có tu tập cái pháp Tứ Chánh Cần, pháp Tứ Chánh Cần. Nhưng mà trước khi mà tu Tứ Chánh Cần mà mấy con sống mà một ngày mấy con còn ăn ba, bốn bữa thì mấy con tu cũng không vô đâu, không vô. Bởi vì cái tâm mình chưa có làm chủ được cái ăn, chưa làm chủ được cái ngủ.

Mấy con thấy cái ăn nó dễ, bây giờ ráng cố gắng khắc phục, ráng tập ăn ngày một bữa mấy con ăn dễ, nhưng cái ngủ mấy con không phải dễ đâu mấy con. Mấy con thử mấy con cố gắng mấy con tu đi, một buổi giờ ba tiếng đồng hồ đi.

Một buổi ví dụ như 7 giờ sáng mấy con tu tới 10 giờ là ba tiếng, rồi mấy con nghỉ, nghỉ ăn cơm này kia rồi xong rồi tới 2 giờ mấy con tu tập cho đến 5 giờ, mấy con xả nghỉ, rồi tối mấy con 7 giờ tối mấy con tu tới 10 giờ, rồi tới 2 giờ khuya mấy con dậy mấy con tu cho tới 5 giờ mấy con xả ra. Thời nào mấy con cũng tu 3 tiếng, 3 tiếng, thì mấy con sẽ thấy hôn trầm thùy miên nó đánh mấy con ghê gớm.

(3:00) Cho nên vì vậy mà đức Phật dạy cho chúng ta có một cái Pháp để mà phá sạch hôn trầm, thùy miên những người mới tu. Mấy con là người cư sĩ mới vào tu, thì mấy con phải tập Chánh Niệm Tỉnh Giác, tức là đi kinh hành chứ không có gì hết mấy con. Đi mình biết mình đi thôi, tức là mình đi vòng vòng mình biết mình đi, đó là Chánh Niệm Tỉnh Giác.

2- BA GIAI ĐOẠN TU THÂN HÀNH NIỆM: NIỆM - NGHĨ - HƯỚNG

(03:17) Nhưng mà khi người ta kết hợp tất cả những cái hành động của thân, tâm của chúng ta và hơi thở nữa, tất cả cái hành động đó người ta kết hợp trở lại, nó thành một cái cỗ xe Thân Hành Niệm, nghĩa là hoàn toàn mình tu trong Thân Hành Niệm, Thân Hành Niệm.

Nên Thầy nói như thế này để mấy con thấy nè, khi lời mà Thầy nói ra Thầy tác ý, Thầy bảo: “Đưa tay ra”, thì cái tiếng âm thanh của Thầy nói ra mà mấy con nghe bảo: “Đưa tay ra” Thầy đưa tay ra, đây là nó có nhiều cái thân hành ở trong này. Đầu tiên cái âm thanh mà Thầy bảo: “Đưa tay ra” đó là khẩu hành Thân Hành Niệm, bởi vì trong thân Thầy mới có cái khẩu, cái miệng của Thầy mới nói ra được, còn nếu nó không có cái thân của Thầy thì lấy cái gì mà Thầy nói, phải không?

Cho nên khẩu hành Thân Hành Niệm đó là pháp thứ nhất mà gọi là pháp Như Lý Tác Ý, như cái lý điều khiển cái thân hành của nó. Bảo: “Đưa cánh tay ra” thì mình đưa ra, thấy không đó mấy con thấy không? “Hít vô” đó thì Thầy hít vô, tức là Thầy bảo cái lệnh hít vô thì Thầy thở hơi thở hít vô. Đó là cái lệnh của Thầy, mà cái lệnh của Thầy đó là pháp Như Lý Tác Ý.

Nhưng pháp như Như Lý Tác Ý đó là cái giai đoạn đầu của chúng ta dùng nó để mà niệm, niệm như thế nào? Niệm cái thân hành “Đưa cánh tay ra” tức là niệm cái thân hành “Đưa cánh tay ra” chứ không phải niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Các con thấy chưa? Mình tu pháp Thân Hành Niệm mà, thì tức là mình phải sử dụng cái thân hành của mình bằng cái niệm đầu tiên.

(4:42) Nó có ba giai đoạn tu tập về cái pháp Thân Hành Niệm, mà về cái pháp tác ý nó có ba cái pháp để tu tập. Cái pháp đầu tiên là niệm, niệm cái thân hành. Cái kế thứ hai mà khi thuần thục về niệm rồi thì chúng ta không khéo thì chúng ta bị vô niệm, tức là tưởng niệm.

Như bây giờ ngồi đây mà mình không có đưa cánh tay ra vô gì hết, mình không có chủ động điều khiển mà trong đầu vẫn: “Đưa cánh tay ra, đưa cánh tay ra” nó cứ nhắc vậy hoài tức là niệm trong tưởng, mình sai rồi, đi sai rồi. Cũng như người ta nói mình niệm Phật mà vô niệm, vô niệm mà cứ nghe trong đầu cứ niệm Phật đó là mấy người đó lạc ở trong tưởng rồi, tưởng niệm chứ đâu có gì khác hơn, đó thấy không mấy con.

Cho nên khi người ta dạy cho mấy con tu tập “Đưa cánh tay ra” thì mấy con đưa ra, “Đưa cánh tay vô” thì mấy con đưa cánh tay vô, đó là cái lệnh của mấy con truyền, đó là niệm cái thân hành.

(5:33) Bây giờ tới cái giai đoạn thứ hai người ta sẽ thay đổi liền, người ta thấy mấy con thuần thục, mấy con tác ý được như vậy rồi thì người ta xét qua cái thân hành của mấy con. Khi đưa tay này ra, đưa tay này vô nhịp nhàng đưa tay này ra, đưa tay này vô kết hợp với hít vô, thở ra, rồi đưa tay ra thẳng, đưa tay ra thẳng, rồi chống tay ra sau lưng. Tất cả những hành động nhịp nhàng được rồi, thì người ta không cho mấy con tác ý niệm nữa.

Người ta cho mấy con nghĩ, nghĩ thôi. Bây giờ đầu óc con nghĩ ở trong đầu con nghĩ: “Đưa cánh tay ra” chứ không có niệm, nha nghĩ! Giai đoạn này là giai đoạn nghĩ, khi nghĩ thì mấy con đưa ra, nghĩ, mình nghĩ: “Đưa cánh tay ra” thì mình đưa ra. Nghĩ: “Đưa cánh tay vô” thì mình đưa vô. Nó nghĩ nó khó hơn một chút mấy con nhưng mà nó thuần thục được cái niệm của nó được rồi thì mấy con mới nghĩ mới được. Chứ còn mấy con để đợi vô niệm nó cứ niệm niệm ở trong đầu mấy con là mấy con sai pháp, lạc trong tưởng rồi, bắt đầu tu sai.

(6:28) Cho nên trong cái khi mà hướng dẫn cho mấy con về vấn đề Chánh Niệm Tỉnh Giác. Bởi vì cái mục đích của đạo Phật là tỉnh thức, nó tỉnh thức hoàn toàn. Ngồi đây mình tỉnh thức không hôn trầm, thùy miên thì tỉnh thức chứ gì? Mà khi nó tỉnh thức thì nó đâu có niệm khởi được, mấy con bị mê cho nên có vọng tưởng nó khởi lên, bị mê mà, mấy con không tỉnh thức.

Mà cái mục đích tu cho tỉnh thức là nương vào cái thân hành nó mới có tỉnh thức. Tôi đi tôi biết tôi đi, tôi dở gót lên này, đưa chân tới nè: “Dở chân lên, đưa chân tới, hạ chân xuống, hạ gót xuống, dở gót lên, dở chân lên, đưa chân tới, hạ chân xuống, hạ gót xuống”. Những cái hành động dở lên nhịp nhàng đi từ đây ra tới đó, từ đó vô trong này nhịp nhàng gọi là Thân Hành Niệm trên cái bước đi.

Sau khi Thân Hành Niệm trên cái bước đi xong rồi, kết hợp trên cái thân hành ngồi thì: “Đưa tay ra, đưa tay này ra” rồi “Hai chân co ngồi xuống, đưa tay chống sau lưng, đưa tay này chống sau lưng, ngồi xuống” rồi “Duỗi chân ra, kéo chân lại, gác chân lên, ngồi bán già” hoặc là “Kéo chân lên” do “Tay mặt đỡ cổ chân trái, tay trái đỡ cổ chân mặt, kéo lên bắt đầu ngồi kiết già”.

Ngồi kiết già lưng thẳng, bắt đầu hít thở thì bắt đầu: hít vô, thở ra năm hơi thở, cái mình ra lệnh ở trong cái mình niệm bảo: “Đưa tay mặt ra, chống sau lưng, đưa tay trái ra, chống sau lưng” rồi “Đưa tay ra thẳng ra trước mặt, đưa tay thẳng ra trước mặt” rồi “Đứng dậy”. Mấy con thấy kết hợp vừa cái ngồi, vừa cái đi, vừa cái ngồi, vừa cái đứng, vừa hít thở rồi trở lại cái chu kì là mình bước đi nữa. Cái hành động mà liên kết những hành động của thân chúng ta như vậy gọi là cỗ xe Thân Hành Niệm.

(8:12) Cái cỗ xe Thân Hành Niệm mà đã nhuần nhuyễn cái giai đoạn đầu tiên là niệm, niệm thân hành, giai đoạn kế là nghĩ thân hành, giai đoạn cuối cùng của nó là hướng thân hành. Hướng như thế này, vừa “Dở gót lên” nó cảm nhận được dở lên liền là hướng thân hành, “dở chân lên” nó biết dở chân lên mà nó không biết gì ở bên ngoài hết nó chỉ biết cái thân hành, động dụng chỗ nào nó đều biết.

Bây giờ đưa tay ra bưng ly nước nó biết bưng ly nước, đưa tay ra nó biết đó là nó đã hướng tâm, hướng thân hành. Mà cái người hướng thân hành rồi nó nhẹ nhàng, nó uyển chuyển, nó thoải mái, nó dễ chịu vô cùng. Cho nên khi mà nó đã tròn đầy được cái bánh cỗ xe Thân Hành Niệm bằng cái pháp hướng rồi thì mấy con ngồi lại tâm luôn luôn bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Nó không niệm một niệm gì.

Mà ngồi suốt ngày này qua ngày khác không thấy đói, thấy khát, không thấy đói, thấy khát mấy con. Cho nên cái người mà người ta tu chứng là bảy ngày đêm, bảy ngày đêm người ta sẽ không ăn, không uống, không phải người ta nhịn ăn tại vì người ta không đói mà người ta không mỏi mệt, người ta ngồi như mấy con ngồi xếp bằng vậy đó, mấy con ngồi suốt bảy ngày đêm không có thay đổi mà không có kéo chân lên xuống nó không tê, không đau, không nhức bởi vì nó không có lậu hoặc nó vô lậu.

Cho nên trong cái pháp Thân Hành Niệm mà tu tập cuối cùng để thử nghiệm cái kết quả thì mình ngồi lại thanh thản, an lạc, vô sự thì lúc bấy giờ tâm nó bất động, thanh thản nó vô lậu. Mà nó vô lậu thì nó không đói này, nó vô lậu thì nó không hôn trầm, thùy miên, nó vô lậu thì nó không khởi niệm tham sân.

3- NƯƠNG HƠI THỞ TÁC Ý XẢ TÂM SÂN

(09:42) Các con thấy nó đâu có dùng cái pháp để ức chế ý thức của chúng ta mà không niệm đâu. Cho nên bây giờ mình tu vào những cái pháp khác người ta dạy mình bằng phương pháp này, bằng phương pháp kia mục đích làm cho cái tâm chúng ta nó không có niệm khởi. Nhưng mà không niệm khởi chúng ta lại lọt vào, lọt vào một trong cái trạng thái ức chế ý thức.

Đức Phật dạy, đâu có dạy chúng ta, bảo chúng ta diệt cái ý thức đâu, mà dạy chúng ta rõ ràng ở trong kinh pháp cú rõ ràng: “Ý làm chủ ý tạo tác ý dẫn đầu các pháp”. Các con nghe rất rõ phải không? Cái ý của chúng ta mà cái ý là cái sự tư duy, suy nghĩ của chúng ta. Nhưng cái ý của chúng ta có cái chỗ mà chúng ta điều khiển cái ý chúng ta khởi cái niệm đó ra gọi là tác ý, còn cái ý chúng ta tự động nghĩ cái niệm ra đó là vọng tưởng, hai cái nó có khác mấy con.

(10:25) Cho nên vì vậy mà chúng ta sử dụng cái ý chúng ta làm chủ, cho nên chúng ta bảo: “Cái bệnh này ở trong thân này, phải lìa khỏi thân ta đi” thì nó cái thân nó không còn đau nữa. Tức là ý làm chủ rồi, cái ý làm chủ mà bảo nó không đau là nó không đau. Cho nên tại sao mà người tu theo đạo Phật làm chủ được bệnh? Người tu theo đạo Phật làm sao làm chủ được tâm, tại sao làm chủ được?

Thì các con nên nhớ khi tâm chúng ta sân như thế này đức Phật dạy chúng ta cái phương pháp đuổi cái tâm sân liền: “Quán ly sân, tôi biết tôi hít vô. Quán ly sân, tôi biết tôi thở ra”. Rồi hít vô, thở ra năm hơi thở. Mấy con ngừng lại mấy con xem tâm sân mấy con hết, hết liền tức khắc mấy con.

Còn mấy con muốn cho tâm mình ly dục như đất ai chửi, ai mắng, ai nói gì mấy con không giận hết thì: “Quán từ bỏ tâm sân, tôi biết tôi hít vô. Quán từ bỏ tâm sân, tôi biết tôi thở ra” hay “Quán đoạn diệt tâm sân, tôi biết tôi hít vô. Quán đoạn diệt tâm sân, tôi biết tôi thở ra”. Rồi thở ra, thở vô năm hơi thở, rồi tác ý câu đó lại cứ như vậy tập, ngày ngày tập như vậy một tháng sau người ta chửi mấy con không giận, tâm mấy con như đất, không giận hờn gì hết bởi vì mấy con đã từ bỏ rồi.

Cái đầu tiên mà nó để từ bỏ được cái tâm sân của mấy con bằng cái gì mấy con biết không? Bởi vì mấy con, từng nhắc câu tác ý đó “Quán từ bỏ tâm sân, tôi biết tôi hít vô. Quán từ bỏ tâm sân, tôi biết tôi thở ra”. Có người chửi con, tâm con nó vừa mống giận lên thì cái ở trong đầu con khởi niệm từ bỏ tâm sân, thì mấy con nghe nó nhắc “Từ bỏ tâm sân”, thì mấy con còn sân không mấy con? Đâu còn sân nữa mấy con, cái pháp nó rất hay mà.

Còn mấy con tu từ ba tháng, từ sáu tháng trở lên tâm mấy con không cần nó nhắc nó như cục đất mấy con, ai chửi, ai mắng mình nó thản nhiên nó cười, nó vui, nó không nó bao giờ nó giận hờn một người nào, cái tâm sân nó hết mà. Bởi vì mình đã tu tập từ bỏ rồi.

(12:10) Đức Phật nói như thế này: “Có Như Lý Tác Ý lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh mà đã sanh thì bị diệt”. Bây giờ tâm sân mấy con không có, mà mấy con cứ tu tập mấy con nhắc: “Từ bỏ tâm sân tôi biết tôi hít vô, từ bỏ tâm sân tôi biết tôi thở ra”. Cho nên vì vậy nó không còn sân nữa. Đức Phật nói mà “Có Như Lý Tác Ý lậu hoặc chưa sanh” tức là “tâm sân chưa có thì nó sẽ không có và nó đã đang sân thì nó sẽ bị diệt”.

Cái câu của đức Phật nói rất rõ mà. Mà cái danh từ ở trong kinh thì nói là “Lậu hoặc” các con hiểu về lậu hoặc, nhưng mà sự thật ra về “Lậu hoặc” đó là cái tâm sân của chúng ta chứ gì, tâm phiền não, tâm tức giận. Mà mấy con có cái pháp Như Lý Tác Ý thì nó sẽ không còn sân, giận, phiền não nữa, đó là làm chủ tâm mình chứ gì. Các con thấy chưa?

4- NƯƠNG HƠI THỞ TÁC Ý XẢ BỆNH

(12:54) Rồi bây giờ làm chủ thân mình, thân mình bệnh đau nhức chỗ này, đau chỗ kia. Mà có Như Lý Tác Ý thì bệnh tật sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị diệt. Nếu mà cái thân của mấy con có bệnh nó đã sanh nó sẵn đau nhức rồi, thì mấy con cứ tác ý cái câu mà đức Phật đã trạch pháp, đã chỉ cho chúng ta tu rồi thì mấy con cứ tập cái đó thì tâm sân của mấy con không còn, cái bệnh nó không còn có nữa.

Mà bây giờ cái bệnh nó có thì nó sẽ hoàn toàn nó sẽ đuổi đi hết, mà nó chưa có thì hoàn toàn cái thân của mấy con tập cái pháp đó thì thân mấy con không có bệnh. Bây giờ đâu có lý nào mấy con tập hoài đâu, mấy con tập thời gian sau nó đủ cái nội lực của nó rồi thì mấy con không tập nữa, thì mấy con không tập nữa thì cái thân mấy con phải hiện lên nó đau chứ sao, thì mấy con chỉ cần tác ý cái bệnh đi liền.

Cho nên đức Phật đâu có phải lúc nào đức Phật cũng tu tập ở trong cái trạng thái tâm nó không đau đâu, cho nên bình thường sống như bình thường, mà có đau thì đức Phật tĩnh giác ngay liền tức khắc tác ý đuổi bệnh liền, tức khắc bệnh đi liền.

(13:54) Cho nên Thầy nhắc lại trong khi đức Phật về tìm tới cội cây Sala Song thọ để mà vào đó để mà nhập Niết Bàn, trên đường đi đức Phật bị đau bệnh, cũng ngặt nghèo, cho nên đức Phật mới tìm một cái tảng đá, nằm trên tảng đá rồi tĩnh giác đuổi bệnh, khi bệnh hết rồi đức Phật tiếp tục ôm bình bát đi đến cái cội cây Sala rồi từ chỗ đó mà nhập Niết Bàn. Các con thấy không? Có bệnh chứ đâu phải là không bệnh đâu nhưng mà đuổi bệnh, bởi vì mình sống bình thường là phải bệnh.

Còn bây giờ mấy con tu nè mấy con cứ nhắc nè: “An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô, An tịnh thân hành, tôi biết tôi thở ra” rồi mấy con cứ tu tập như vậy thì bệnh không xâm chiếm vô được thân mấy con, mà thân mấy con có bệnh thì nó đẩy lui ra hết, đó là cái phương pháp của Phật. Nhưng mà bây giờ mấy con cứ ngồi tu hoài sao?

Khi mà tu mình có đủ sức đuổi bệnh rồi thì ai mà tu tập chi cái câu đó nữa, nó có bệnh thì đuổi nó đi, đâu cần gì nữa mà phải tập, bởi vì nó đã tu tập nó có cái ý thức lực rồi, cái lực của ý thức chúng ta bảo nó đi là nó phải nghe lời nó đi, là nó đi. Mà chỉ cần mình tĩnh giác ngay liền, tĩnh giác tức là mình nương vào cái hơi thở, nương vào cái tâm bất động của mình ngay liền ở chỗ bất động đó tác ý một cái là nó đi liền, mình đâu có tập trung vô trong cái đau đâu, mình tập trung trong cái tâm bất động. Thì mấy con thấy pháp Phật rất hay, pháp rất hay.

(15:11) Cho nên Phật pháp là một cái phương pháp rất là nhiệm màu để giúp chúng ta, mà những phương pháp đó là những phương pháp Nguyên Thủy, phương pháp gốc của Phật, Phật dạy chúng ta mà “Có Như Lý Tác Ý lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh mà đã sanh thì bị diệt” đó là cái pháp rất tuyệt vời. Và Định Niệm Hơi Thở của đạo Phật không có nghĩa là tập chúng ta như Sổ, Tùy, Chỉ, Quán, Hoàn, Tịnh của ngài Trí Khải.

Ngài dạy chúng ta nhiếp tâm bằng hơi thở để: “Hít vô biết hít vô, thở ra biết thở ra”, rồi đếm: “Một, hai, ba, bốn”, rồi Sổ, rồi Tùy tức là mình nương vào hơi thở để nhiếp tâm cho đừng có vọng tưởng. Kiểu này sai rồi, tổ dạy đâu có đúng được. Còn đức Phật dạy chúng ta như thế nào? Bắt đầu dạy: “Hít vô, tôi biết tôi hít vô. Thở ra, tôi biết tôi thở ra” rồi hít vô thở ra rồi tác ý. Còn tổ cứ dạy mình “Hít vô, biết hít vô. Thở ra, biết thở ra”, rồi đếm “Một, hai, ba, bốn, năm, sáu” tức là Sổ tức mấy con, Sổ, Tùy, Chỉ, Quán, Hoàn, Tịnh, Lục Diệu Pháp Môn.

5- NƯƠNG VÀO HƠI THỞ ĐỂ PHÁ HÔN TRẦM LOẠN TƯỞNG

(16:05) Các con thấy Thầy so sánh giữa cái hơi thở của Đại Thừa với cái hơi thở của Phật nó khác xa lắm. Phật dạy chúng ta rõ ràng. Bây giờ bắt đầu mình mới vô tu tập để cho mình làm quen với hơi thở thì đức Phật dạy: “Hít vô, tôi biết tôi hít vô. Thở ra, tôi biết tôi thở ra” rồi hít vô, thở ra năm hơi thở rồi tác ý nữa. Cái ý thức chúng ta cứ làm việc hoài chứ chúng ta có dùng nó để mà diệt nó đâu, đâu có dùng hơi thở để mà diệt ý thức.

Cho nên ý thức chúng ta tác ý cho đến khi chúng ta thấy cái hơi thở, thở ba mươi phút bình thường nó không nghe tức ngực, không nghe nó rối loạn hô hấp của chúng ta. Được rồi! Bây giờ chúng ta tập hơi thở dài: “Hít vô dài, tôi biết tôi hít vô dài. Thở ra dài, tôi biết tôi thở ra dài” do đó mình hít vô thở ra dài. Tập được cái hơi thở dài rồi, cái hơi thở dài để làm gì mấy con? Để làm gì?

Nó có cái mục đích của nó chứ đâu phải thở hơi dài để chơi không, đâu phải để thở hơi thở dài để ức chế ý thức chúng ta đâu, không phải. Bây giờ Thầy đang ngồi như thế này mà Thầy thấy buồn ngủ quá, nó gục xuống vầy, thì mấy con thấy bây giờ Thầy thở hơi thở dài này, Thầy đã tập nó rồi, cho nên Thầy nhắc ngay liền “Hít vô dài, tôi biết tôi hít vô dài. Thở ra dài, tôi biết tôi thở ra dài”, biết mình buồn ngủ rồi các con hiểu chưa? “Thở, hít vô dài tôi biết tôi hít vô dài. Thở ra dài tôi biết tôi thở ra dài”.

Rồi bắt đầu Thầy thở chậm chậm, hơi thở chậm chậm, thở hết sức Thầy hít vô, thở hết sức hít vô, rồi bắt đầu Thầy thở chậm chậm từ từ thở ra, mà Thầy thở năm hơi thở Thầy tác ý một lần nữa, Thầy thở. Thật sự ra mấy con buồn ngủ mấy con thở chậm coi, nó không buồn ngủ được mấy con, có đúng không mấy con?

Mấy con làm thử đi, coi nó…​ còn mấy con cứ thở bình thường vậy nó ngủ mấy con, nó nghe nó êm êm êm êm rồi nó mới thở ra nhẹ nhẹ nhẹ nhẹ cái nó lặng vô nó ngủ à, còn mấy con thở dài thở chậm không bao giờ ngủ được.

Đó là cái hơi thở đức Phật dạy cho mình cái đề mục ở trong Định Niệm Hơi Thở, thở hơi thở dài mà. Mà để áp dụng vào để phá hôn trầm, thùy miên chứ đâu phải là thở hơi thở dài vậy để chơi sao? Đâu phải pháp của Phật đâu có phải pháp nào nó có những cái ác pháp để đối trị nó.

Còn đầu tiên mình tập hơi thở hít vô bình thường “Hít vô, tôi biết tôi hít vô. Thở ra, tôi biết tôi thở ra” để cho mình tập luyện hơi thở để đừng có thở bị tức ngực, đừng có thở khô cổ, có phải không mấy con thấy, đừng có rối loạn hô hấp, cho nên mình thở hơi thở bình thường, tập sao? Còn không khéo mấy con thở hồi nào tới giờ chưa tập trung hơi thở, bây giờ tập trung hơi thở để biết hơi thở ra, hơi thở vô cái lát nghe tức ngực quá trời đất, vậy mấy con tập sao được.

(18:21) Cho nên vì vậy mà bây giờ mà nó bị như vậy mấy con lui lại, mấy con tu ít lại, tu năm phút, năm phút không tức ngực rồi mấy con lần lần mấy con tăng lên, cái cơ thể mấy con sẽ thích nghi được hơi thở rồi, mấy con tăng lên ba mươi phút, một giờ không có sao hết.

Bắt đầu mấy con mới tập hơi thở dài, chứ bây giờ mà vô mấy con tập hơi thở dài là mấy con bị bệnh hết. Không mấy con thử thở chậm coi thì mấy con sẽ bị bệnh hô hấp hết, đâu có làm sao được. Nhưng mà mấy con tập, tập từ từ nó sẽ thích nghi trong hơi thở, cơ thể mấy con thở chậm thở dài như thế nào cũng được hết.

Và đồng thời đức Phật còn dạy chúng ta thở hơi thở ngắn. Bây giờ mấy con ngồi, hơi thở bình thường mấy con thở ra thở vô như vầy thì vọng tưởng nó hay xen vô. Người ta dùng cái hơi thở ngắn, mấy con thở lia lịa vậy làm sao nó xen vô được mấy con, các con hiểu không? Thở dài thì để pháp phá hôn trầm, mà thở ngắn thì để phá vọng tưởng. Phật pháp nó rõ ràng chứ đâu có gì đâu.

Nhưng mà lúc cần đức Phật dạy chúng ta để sử dụng hơi thở thôi. Khi bị nó loạn tưởng, cái niệm này nó khởi chưa xong, nó nghĩ chưa xong mà có niệm khác nó liên tục, kêu là tuôn trào thì chúng ta mới dùng hơi thở ngắn mà phá thôi, chứ không phải là dùng hơi thở để ức chế ý thức. Còn cái sự tu tập của chúng ta để không vọng tưởng là do chúng ta ly dục, ly ác pháp tức là lìa xa tâm tham muốn của chúng ta để chúng ta thực hành để được giải thoát. Mấy con thấy pháp Phật rõ ràng mà, đâu có gì đâu.

6- PHÁP THÂN HÀNH NIỆM NHƯ CỖ XE KIÊN CỐ

(19:40) Nhưng muốn phá được hôn trầm, thùy miên chỉ có pháp Thân Hành Niệm. Cái pháp đó là cái pháp để chúng ta tu chứng đạo, chứng đạo. Khi phá sạch hôn trầm, thùy miên thì nó lại cán nát luôn cả cái vọng tưởng của chúng ta tham, sân, si nó sẽ diệt sạch hết (bằng) cái pháp Thân Hành Niệm.

Mà Thầy nói muốn tu chứng đạo phải tu pháp môn nào?. Nghĩa là mình đến chùa theo Phật pháp thì mình muốn chứng đạo chứ có ai muốn tu không chứng đạo. Mà chứng đạo là chứng cái gì? Chứng cái tâm vô lậu của chúng ta. Làm chủ bốn sự đau khổ sinh, già, bệnh, chết đó là cái mục đích của sự tu tập của chúng ta mà, chúng ta phải đạt mà. Đó là: “Muốn tu chứng đạo phải tu pháp môn nào?” Thì trong cái tựa đề cuốn sách đó, nó mỏng chứ nó không dày. Thì trong cuốn sách đó sẽ dạy cách thức tập pháp Thân Hành Niệm.

(20:22) Nghĩa là thân hành, khẩu hành, ý hành: khẩu hành Thân Hành Niệm, ý hành Thân Hành Niệm, rồi thân hành Thân Hành Niệm. Thân chúng ta đưa tay ra, đưa tay vô thì nó đều là Thân Hành Niệm. Rồi hít vô Thân Hành Niệm, mà thở ra Thân Hành Niệm. Đều là tất cả đây là hoàn toàn là 13 pháp Thân Hành Niệm để mà chúng ta tu tập. Chúng ta tu tập để thành tựu được cái chỗ tâm bất động hoàn toàn.

Mà cái pháp Thân Hành Niệm, mấy con biết nó sẽ trở thành một cái cỗ xe kiên cố, khi mấy con hành động này nó vừa rồi (xong) thì nó tới cái hành động kế. Nó cứ như vậy mà cho nên hôn trầm, thùy miên hoàn toàn không có làm sao đánh vô được và tất cả các tâm tham, sân, si đều bị cán nát. Cho nên nó trở thành một cỗ xe kiên cố, khi nó chạy thì không có một cái vật gì mà cản nó được hết. Cho nên nó gọi là cỗ xe kiên cố.

Nhưng mà khi nó được chạy như vầy rồi thì nó tạo thành một căn cứ địa, giặc sinh tử xâm chiếm vô không được. Nó trở thành căn cứ địa của người ta mà, thân tâm mấy con nó trở thành căn cứ địa. Bệnh đau, đau nhức chỗ nào nó hoàn toàn đẩy lui ra hết hoàn toàn. Nó làm cho mấy con ngồi 1 ngày, 2 ngày, 5 ngày, 10 ngày hoàn toàn an ổn, không có còn đói, không còn đau nhức, không còn mỏi mệt. Đó là cái pháp Thân Hành Niệm.

7- TỨ NIỆM XỨ LÀ CHÁNH NIỆM TRONG BÁT CHÁNH ĐẠO

(21:34) Cho nên mấy con biết người ta ở trên Tứ Niệm Xứ trên thân quán thân là người ta phải diệt hết những hôn trầm, thùy miên. Còn mấy con ngồi mấy con còn hôn trầm, thùy miên mà mấy con tu tập trên thân quán thân. Mấy con ngồi đây mấy con quán một hơi rồi muốn gục rồi, mấy con quán sao mà được. Rồi trên thọ quán thọ, quán hơi nó không có đau cái bắt đầu nó ngủ à, vậy quán thọ sao được? Quán tâm thì trên tâm quán tâm, quán tâm quán hơi cái ngủ luôn. Thì cái kiểu đó làm sao tu cho được?

(21:58) Cho nên trước khi mà tu Tứ Niệm Xứ là mấy con phải thực hiện pháp Thân Hành Niệm. Thân Hành Niệm nó làm cho tâm tham, hôn trầm, thùy miên, vô ký, ngoan không đều bị diệt và tất cả niệm vọng tưởng đều bị diệt. Cho nên bây giờ ngồi lại bất động thì chúng ta sẽ thấy nó ở đâu? Cái tâm nó ở đâu? Nó sẽ thấy cảm giác toàn thân của nó mà nó thấy hơi thở.

Cho nên trong Định Niệm Hơi Thở có dạy một bài pháp trên thân quán thân: "Cảm giác toàn thân, tôi biết tôi hít vô. Cảm giác toàn thân, tôi biết tôi thở ra". Nghĩa là ngồi đây biết hít vô, biết thở ra mà nó cảm nhận toàn thân chứ không tập trung trong hơi thở. Gọi là trên thân quán thân. Các con thấy rất hay.

Mà bây giờ từ cái trạng thái đó mà nó không có thấy đói, nó không có đau nhức ở trên thân, thành ra nó đâu có chướng ngại đâu. Mà nó chỉ còn duy nhất có quán, cho nên nó không bao giờ có một niệm vọng tưởng nào cả. Như vậy ngồi suốt 7 ngày đêm không ăn, không uống thì nó phải chứng đạo chứ.

Còn bây giờ mới có một giờ đồng hồ à, mấy con đi xách ra ngoài kia mấy con mới nói chuyện này, nói chuyện kia thì mấy con phóng dật hết rồi còn gì. Người ta 7 ngày đêm người ta không nói một tiếng nói, mà thân người ta không đau, không nhức, không tê. Niệm ở trong đầu người ta không một cái niệm nào, nó hoàn toàn trên thân quán thân. Nó chỉ biết có quán thân mà thôi. Cho nên ở trên trạng thái vô lậu của Tứ Niệm Xứ là trên thân quán thân.

Từ đó mấy con mới thấy khi mà Tứ Niệm Xứ nó là Chánh Niệm của một cái của Bát Chánh Đạo. Chánh Niệm của Bát Chánh Đạo tức là cái lớp thứ bảy của Bát Chánh Đạo. Bát Chánh Đạo Chánh Niệm, Chánh Niệm là cái lớp thứ bảy rồi mới tới Chánh Định mấy con. Các con hiểu không?

Mà Tứ Niệm Xứ nó là Chánh Niệm, cho nên cái trạng thái trên thân quán thân, đó là cái Chánh Niệm của đạo Phật trong Bát Chánh Đạo. Bát Chánh Đạo là cái chân lý Đạo đế. Các con nghe cái chân lý không? Cái chân lý Đạo đế nó là tám cái lớp tu học của người ta. Mà tám cái lớp tu học của nó thì cái thứ bảy của nó là Chánh Niệm. Cho nên trên thân quán thân nó là tới cái lớp thứ bảy rồi mấy con. Mà bây giờ mấy con những cái từ Chánh Kiến cho đến Chánh Tinh Tấn mấy con không tu tập, mà mấy con vô Chánh Niệm thì không bao giờ vô được.

(24:05) Cho nên Thầy nghe bên Miến Điện mở các trường hạ: “Trên thân quán thân, trên tâm quán tâm, trên thọ quán thọ”. Mấy người bộ điên sao? Trời đất! Mấy người phải học bao nhiêu cái lớp rồi mới tới đây chứ. Sao khi không mà ở bên Việt Nam mình qua bên đó cái ký tên vô, cái đăng ký vô, cái vô học cái lớp trên thân quán thân à. Giới luật ngày ăn một bữa chưa được nữa mà còn đòi muốn vô tu à?

Tu cái chuyện đó mà tu sao được. Đâu phải chuyện mà tu Tứ Niệm Xứ mà dễ đâu. Nó đòi hỏi cái trình độ của mấy con hết vọng tưởng hay chưa? Mà bây giờ mấy con thấy ngồi đi hơi mệt mỏi, ngồi đi hơi mà nó còn bị niệm này niệm kia, ngồi hơi mà gục tới gục lui thì mấy con đừng có rớ tới Tứ Niệm Xứ mà nổi đâu.

Tới Tứ Niệm Xứ nó đâu có phải là cái pháp ngăn ác, diệt ác, sinh thiện, tăng trưởng thiện đâu, Tứ Niệm Xứ là cái pháp để chứng đạo mà. Cho nên Thầy nói cái pháp Tứ Niệm Xứ là cái pháp Chánh Niệm của nó. Cho nên nó bước qua Chánh Định là tại sao nó vô nhập định được.

Còn bây giờ mấy con tu chưa có được gì hết mà mấy con vô ngồi thiền định, ngồi xếp bằng như vậy. Để gục tới gục lui chứ làm cái gì. Mấy con nhiếp tâm cũng chỉ ức chế tâm mà thôi. Cho nên Thiền Định sao được. Thiền Định mấy con phải đạt đến cái lớp thứ bảy của nó mà đạt được cái Chánh Niệm, cái tâm bất động.

Cho nên mấy con có nghe khi đức Phật nhập Niết Bàn không? Đức Phật nhập Sơ Thiền, xuất Sơ Thiền. Lúc bây giờ xuất ra Sơ Thiền đức Phật ở đâu? Mấy con trả lời đi. Rồi mới nhập, rồi mới xuất Sơ Thiền, rồi mới nhập Nhị Thiền chứ gì. Rồi mới xuất Nhị Thiền thì ở đâu? Nó ở trên Tứ Niệm Xứ chứ sao. Cái trạng thái của Tứ Niệm Xứ, trạng thái tâm bất động. Cái trạng thái đó là trạng thái vô lậu, cái trạng thái đạt đạo của người ta.

8- CHÁNH ĐỊNH LÀ LỚP CUỐI CÙNG TRONG BÁT CHÁNH ĐẠO

(25:35) Cho nên mấy con thấy, bởi vậy cho nên, khi mà cái trạng thái mà tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự của Tứ Niệm Xứ trên thân quán thân. 7 ngày đêm không ăn, không uống, tỉnh thức hoàn toàn, không đói, không đau, không nhức, không một niệm nào cả. Bảy ngày đêm như vậy thì nó xuất hiện đủ Tứ Thần Túc, bốn cái lực như thần mấy con.

Mà trong bốn lực như thần thì nó có Định Như Ý Túc, định như ý mình muốn mà. Cho nên mình chỉ cần dùng cái pháp Như Lý Tác Ý mà thôi. Mình tác ý, mình hướng tâm vô cái định nào, thì thân tâm mình sẽ nhập. Cho nên khi mà có Tứ Thần Túc rồi, thì người ta sẽ sử dụng Định Như Ý Túc người ta mới nhập Tứ Thánh Định, Bốn thiền.

Mà chưa có thì mấy con nói tôi nhập Sơ Thiền, tôi nhập Nhị Thiền mấy con nói dối, nói không thật, nói không đúng pháp. Mấy con phải trải qua cái Chánh Niệm mấy con mới vào được cái Chánh Định chứ. Chánh Định là cái lớp thứ tám của Bát Chánh Đạo của người ta. Còn bây giờ mấy con có tới cái lớp được thứ bảy chưa? Mà mấy con ngồi đây mà vô ngồi thiền.

(26:34) Mấy con từ cái vị mà hướng dẫn mấy con, chưa có bao giờ mà hoàn toàn được cái lớp thứ bảy này, mà dám mở trường thiền để dạy người ta ngồi thiền. Thì mấy con thấy như thế nào? Chánh Niệm mình chưa xong mà mình lo mình mở trường thiền mình dạy người ta. Tại sao Thầy dám nói điều đó? Tại vì quý vị dạy thiền mà sao quý vị cứ đi bệnh viện nhà thương à!

Thầy nói như thế này để mấy con thấy rất rõ. Khi một người tâm mà thanh tịnh rồi, đức Phật ví như cái hồ nước trong. Cho nên ở dưới đáy cái gì cũng thấy ra, cái gì cũng thấy hết. Cho nên khi nó thấy rõ như vậy thì đời trước, nhiều đời nó đều biết hết, nó biết nó là ai, sinh ra từ đời nào đến đời nào. Bây giờ nó sinh ra làm người nó sẽ tu như thế nào nó cũng biết hết, và tương lai xảy ra một cái gì đều hiện trên này.

Một Thiền sư mà xe đụng không biết, tai nạn đến mà không hay, tới chừng đụng chết rồi mới biết, như vậy là Thiền sư gì? Thiền sư mà không biết ngày mai mình bệnh nữa. Cho nên bây giờ mới ngày mai bệnh mới đi vô nằm nhà thương, như vậy là thiền gì? Đâu phải thiền. Thiền là tâm phải thanh tịnh.

Nói bởi vậy người tu thiền định là người làm chủ được sinh, già, bệnh, chết. Bởi vì Thiền là cái mức cuối cùng của Bát Chánh Đạo của người ta mà. Chánh Định mấy con có nghe không? Từ Chánh kiến cho đến Chánh Niệm, Chánh Định. Chánh Định là cái lớp thứ tám của Bát Chánh Đạo, cái chân lý của người ta mà.

Còn mình vô mình chưa có gì hết, cái vô thiền. Nghe thiền cái ai cũng khoái hết! Nhưng mà tu để làm gì đây? Mấy con phải đi qua, trải qua bảy cái lớp này mấy con mới bước vào được cái lớp Chánh Định chứ đâu, có lớp Thiền Định, chứ không mấy con làm sao tu thiền định được. Cho nên cái hiểu sai của mấy con mà cuối cùng mấy con chẳng tu đâu tới đâu hết.

(28:24) Và cả một cái thế giới chứ không phải riêng mấy con đâu. Thầy nói các Sư, các Thầy bây giờ không biết đường đi nữa. Bởi vì cái kiến giải của Thầy Tổ nó làm mờ mịt cái đường của Phật Pháp hết rồi. Đức Phật dạy mà: Pháp Như Lý Tác Ý là diệt cái ý thức của chúng ta để không có làm pháp Như Lý Tác Ý, thì biết cái đường nào mà tu đây, biết đường nào mà làm. Cho nên đó là cái sai mấy con.

Cho nên Phật giáo Nguyên thủy là Phật giáo do cái lời gốc của Phật dạy. Nhưng cái người có kinh nghiệm mới dạy chúng ta mới hiểu được. Còn cái người không kinh nghiệm, cũng do cái lời dạy Phật dạy đó mà kiến giải qua một cái điều hiểu sai của mình, nó làm lệch cái lời của Phật dạy. Mà bằng chứng là đẻ ra kinh sách Đại Thừa, hôm nay mà chúng ta không biết đường tu tập.

Đó là cái đau khổ nhất mấy con. Làm mất gốc của Phật giáo. Cho nên nhìn lại từ quý Thầy, quý Hòa Thượng, tất cả các bậc Tôn túc của chúng ta hiện giờ người nào cũng đi nằm nhà thương. Tại sao đạo Phật là đạo làm chủ bốn sự đau khổ, mình là đệ tử của đạo Phật mà tại sao mình không làm chủ? Mình chửi lại đạo Phật sao! Các vị Theo đạo Phật mà các vị đi nằm nhà thương là các vị chửi đức Phật, chứ đâu phải quý vị thương đức Phật đâu, quý vị làm mạ nhục đức Phật.

Cho nên đối với Thầy, đi từ cái ngày mà Thầy làm chủ được thân tâm của mình rồi, không có bệnh nào mà dám bén mảng, nó không phải không có đau, nó có đau mà Thầy đuổi nó đi được. Cho nên Thầy không có đau bệnh gì cả. Tám mươi mấy tuổi rồi, mà bệnh nào cũng không dám đến thân Thầy, bén mảng đến là biết Thầy, Thầy chỉ hét tiếng nói cái là bắt đầu nó xách gói nó chạy không thấy đích. Như vậy mình mới tu chứ!

Tu như vậy mới làm chủ chứ, thực tế mà. Chứ đâu phải cầu để mà về cõi Cực lạc, đâu phải cầu mà về Niết Bàn, Niết Bàn làm gì? Hàng ngày Thầy sống trong tâm bất động đó là Niết Bàn của Thầy rồi chứ có cần gì nữa đâu. Các con thử nghĩ đi, bây giờ ở đây Thầy nói chuyện với mấy con, khi mấy con về rồi, Thầy ngồi đây không nghĩ cái gì vấn đề của mấy con hết. Nó chỉ bất động, im lặng phăng phắc, nó không phóng dật, nó không nghĩ ra đứa thì ngồi, đứa thì đứng, đứa thì nằm. Tất cả những điều đó nó không nghĩ những điều đó ra đâu, nó không nghĩ. Cho nên đó là cái tâm bất động của Thầy mà.

(30:25) Đối với thế gian nó không còn có cái gì làm cho Thầy ô nhiễm, nó làm cho Thầy phải nghĩ ngợi, nó không còn có gì lo lắng nữa hết. Hoàn toàn nó vô lậu không còn lậu hoặc nữa. Cái sự tu tập nó đến mức độ đó mấy con. Cho nên chúng ta phải nỗ lực tu tập đến đó, đến mức độ. Bởi vì đời khổ quá mấy con, đời quá khổ!

9- ĐỜI RẤT KHỔ, HÃY NỖ LỰC TU

(30:45) Khi mẹ sinh chúng ta ra, là người mẹ đã mang thai thì khổ, mẹ khổ, con khổ. Sanh chúng ta ra, lọt lòng mẹ ra, mẹ khổ, con khổ chứ chưa hẳn. Rồi bây giờ phải phải ôm ẵm, nuôi cho nó đến khi mà nó bò, nó đi được cả một vấn đề khổ. Mấy con thấy từ bé cho đến khi chúng ta trở thành người. Khi mà chúng ta đi đứng được, chúng ta lớn được rồi thì bệnh này, bệnh kia, bệnh nọ đủ loại, đủ thứ khổ.

Rồi phải lo làm ăn, phải tính chuyện này, chuyện kia nữa. Nhiều điều chúng ta phải làm ác để mà chúng ta có cái cuộc sống. Bởi vì tâm chúng ta ham muốn có cái nhà tốt, mà bây giờ không làm chuyện gian xảo thì làm sao có tiền mà sắm được cái nhà tốt đây. Phải tính kế hoạch đủ thứ, tính mưu mô đủ thứ để làm ra tiền. Đó là cái điều tội lỗi mà chúng ta không thấy. Cho nên tất cả những cái này đều là nỗi khổ của con người.

(31:35) Rồi mấy con thấy bữa hôm nay mấy con về đây mấy con gặp Thầy. Thân mấy con mạnh khỏe mấy con mới đi được. Chứ cỡ đau ốm rề rề mấy con đi đến đây nổi không? Không nổi! Thân mấy con có đau bệnh nhưng mà còn đi được, mấy con còn đến đây được. Còn có người thì được mạnh khỏe nhưng ngày mai mấy con đâu phải là mạnh luôn đâu, mấy con sẽ bệnh, chắc chắn là có thân là phải có bệnh.

Cho nên hôm nay mà được đến nghe Thầy mấy con phải tu tập để mà chuẩn bị cho những cái bệnh sắp tới xảy ra cho mấy con, hoặc là có bệnh trong thân của mấy con phải đẩy lui ra cho hết, đừng để mang cái bệnh. Mấy con có những người lớn tuổi rồi mấy con, sắp sửa không còn bao lâu, thời gian của mấy con không còn lâu nữa.

10- NGHIỆP ĐI TÁI SANH LUÂN HỒI

(32:12) Nếu mấy con không làm chủ được sự sống chết của mấy con, thì mấy con chết đi mấy con sẽ tiếp tục tái sinh luân hồi không thể nào. Không phải linh hồn của mấy con luân hồi, mấy con không có linh hồn, mà nghiệp mấy con đi luân hồi.

Nghiệp là như thế nào? Bữa nay mấy con giận chút, ngày mai giận chút, ngày mốt giận chút nó thành một cái nghiệp sân. Bữa nay mấy con tham cái này chút, ngày mai tham cái này chút. Bữa nay mấy con nấu ăn bữa này tao ăn dở quá, đó là mấy con tham ăn, muốn ăn ngon chứ gì, tức là khởi ý đó là biết là tham ăn. Bữa nay ta ăn miếng ăn ngon này quá, ta ăn được nhiều, ta ăn được hai bát, đó là tham ăn. Mấy con thấy cái tâm tham, mà ngày huân một chút, ngày huân một chút nó thành ra một cái lực tham. Các con hiểu không? Đó!

Cho nên vì vậy cái nghiệp tham đó đó, khi mà mấy con bỏ thân này thì cái nghiệp đó tương ưng với mấy người mà cũng tham ăn, tham uống vậy nó sẽ tái sinh làm con họ. Có đúng không mấy con? Phải giống nhau chứ! Sanh ra phải giống nhau chứ, cha mẹ phải giống con, con giống cha mẹ chớ. Chứ không lẽ người ta nói giống đa đa, gà rừng sao, phải không?

Đó thì mấy con thấy ít ra đứa con nó sinh ra nó không giống mẹ thì nó phải giống cha, nó không giống cái này thì nó phải giống cái khác, mặt mày cái thân xác nó không giống thì ít ra nó giống cái tâm tính, mà nó không giống ngón tay, ngón chân thì ít ra cũng giống cái lỗ mũi, mà nó không giống hết toàn mặt của nó thì nó cũng giống cái miệng. Có phải không mấy con thấy, con thì nó không giống cái này, giống cái kia thế nào nó cũng ảnh hưởng chung.

Vì cái nghiệp của nó mà, nó tương ưng nó phải giống nhau, nó hiện ra cái tướng giống của nó. Có người con sinh ra thì không giận, mà có đứa con có đứa con sinh ra thì lại giận. Đó thì mấy con thấy đó là cái nghiệp, cái nghiệp nó tương ưng với nhau nó giống nhau. Cho nên vì vậy mà làm con người ta hoài, tiếp tục tái sinh luân hồi, quá khổ mấy con.

Mà mỗi lần làm người mà may mắn được thân người là có phước lắm, bởi vì nó có cái trí tuệ nó hiểu biết. Nó biết thiện, biết ác, nó biết tu. Chứ còn sinh cho con vật mấy con biết nó làm sao biết, con gà đi nó đâu có biết gì. Nó bảo mày tu thiện đi, nó lại đằng kia nó gặp con trùng nó mổ ăn à. Vừa bảo nó tu thiện đi thì nó ra kia nó thấy con trùng nó mổ, nó nuốt, nó thấy đó là cái thực phẩm nó ăn rồi.

11- ĐỨC HIẾU SINH – LÒNG THƯƠNG YÊU

(34:09) Còn bây giờ mấy con biết Thầy nói mấy con phải giữ giới sát sanh, đừng giết hại chúng sanh mấy con. Mình có đau có đớn mỗi khi mà đứt tay, đứt chân mình đau nhức thì nỡ lòng nào mình cắt cổ con gà mấy con, đau khổ lắm mấy con. Mà mình ăn nó, rồi mình thấy cái sự chết chóc, cái sự đau khổ của nó mình nỡ lòng nào mấy con. Phải thương yêu mình thì hãy thương yêu chúng.

Mấy con thấy, khi mà mấy con nghe được cái lời nói như vậy, mấy con thấy cái giới sát sinh của Phật nó thực hiện được lòng hiếu sinh, cái lòng thương yêu mấy con. Chúng ta phải thực hiện cái giới này để cái lòng thương yêu của chúng ta nó tràn trề, đầy lên, đừng để nó vơi bớt. Mấy con có hiểu chưa? Cho nên vì vậy càng ngày nó đi tới thì càng tốt.

Bởi vì có con người mới làm được, chứ con vật Thầy nói gì nó cũng không nghe được. Mấy con hiểu chưa? Cho nên con người mới dễ tu tập chứ con vật khó lắm mấy con, không ai dạy được nó đâu. Còn con người mà chúng ta sinh ra làm người được là khó, mà gặp được chánh pháp càng khó hơn.

12- DẪN THÂN TÂM VÀO SỰ GIẢI THOÁT, ĐỪNG DẪN VÀO SỰ ĐAU KHỔ

(35:00) Hôm nay mấy con có duyên mấy con được về nghe Thầy, cỡ không duyên thì biết bao nhiêu người hàng ngàn người ở trên thế giới này họ có được nghe Thầy nói: “Cái chánh pháp của Phật cái làm chủ sinh, già, bệnh, chết”. Cho nên được thân người là khó, mà được chánh pháp còn khó hơn. Được thân người là khó, khó như con rùa mù tìm bọng cây. Đức Phật ví như mình được cái thân người như con rùa mù mà tìm giữa bọng cây, khó ghê gớm quá mấy con, mà ở giữa biển nữa, thấy quá khó.

Thế mà mình coi cái thân mình như đồ bỏ mấy con. Tại sao? Tại sao mình coi như đồ bỏ? Cứ dẫn nó vào chỗ giận hờn, phiền não, ham ăn, ham uống hoàn toàn dẫn vào cái chỗ mà đau khổ không à. Tại sao mấy con không dẫn nó vào cái chỗ tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự giùm Thầy.

Cái chỗ này phải giải thoát không? Tâm thanh thản nó có giận hờn, có phiền não, có ham ăn, có ham uống trong đó không? Thanh thản mà. Cái thân của mấy con không đau nhức thì nó an lạc mà, sao lại mà mấy con không nhắc nó mà dẫn nó vô chỗ đó, cho nó ở chỗ đó cho khỏe hơn không? Tại sao mấy con cứ dẫn nó vào chỗ ăn.

(35:56) Ờ chiều nay tụi bay phải mua cái gì nấu ăn này kia cho nó ngon một chút chứ, hồi trưa này tao ăn sao nó dở quá! Có phải không? Mấy con mấy con cứ lo ba cái ăn như vậy, vẫn ba cái ăn như vậy rồi mấy con ăn rồi mấy con thấy nó ra sao đây? Nó có lợi ích gì cho mấy con đâu, nó đâu có giải thoát cho mấy con đâu, phải không mấy con thấy.

Thì tất cả những điều mà Thầy nói con người sinh ra nó không phải là dễ, mà được thân người chúng ta biết nó rất quý. Hãy dẫn cái đời sống của chúng ta đi vào cái sự giải thoát, đừng có dẫn đời sống chúng ta vào sự đau khổ. Đó mấy con thấy chưa?

13- ÔM CHẶT PHÁP NHƯNG PHẢI ĐÚNG KHẢ NĂNG, ĐẶC TƯỚNG

(36:28) Đó cho nên hôm nay, hôm nay Thầy nhắc nhở mấy con pháp Thân Hành Niệm là một cái pháp dẫn cho chúng ta hoàn toàn phá cái tâm, tham, sân, si. Mà si mà phá được thì tham, sân sẽ diệt. Các con thấy bởi vì mình không còn hôn trầm, thùy miên là si mà mình diệt sạch rồi, mình tỉnh thức thì bao giờ có tham, sân vô đây được.

Cứ ôm pháp chặt, nhưng mấy con nhớ tu phải đặt đúng cái khả năng, cái đặc tướng của mình, mà cái sức của mình tu có 30 phút mà nó tham quá tu 1 giờ là mấy con tự tiêu mấy con đó. Cái sức mình tu, tu có 30 phút à, mà mình ráng mình đi cho được 1 giờ đồng hồ thì chân cẳng, tay chân mình như thế nào, mấy con thấy sao? Nó uể oải, nó mỏi mệt.

Tưởng đâu là đi cái pháp Thân Hành Niệm nó phá hôn trầm, thùy miên ai ngờ đâu bây giờ trời đất ơi nó mệt quá nó ngồi gục tới gục lui như vậy. Tại sao mấy con không tu 30 phút ngồi lại nó không buồn ngủ, mà tu chi cho tới 1 giờ mà ngồi gục tới gục lui. Tại vì nó mệt nhọc, cái sức của mình nó đâu phải ở chỗ đó, cho nên nó mệt nhọc thì nó phải buồn ngủ mấy con. Các con hiểu không?

Cái pháp đúng mà mình tu sai thì nó vẫn đưa đến cái chỗ sai, nó không làm chủ được. Cho nên phải tu đúng mấy con, phải tu đúng!

14- TU HỌC PHẢI CÓ THẦY HƯỚNG DẪN, KIỂM TRA, CANH GÁC, GIÚP ĐỠ

(37:31) Cho nên vì vậy tại sao mà Thầy về, Thầy kiểm. Cũng như bữa nay, hôm qua Thầy về đây Thầy kiểm ở bên quý cư sĩ, quý Thầy. Thầy cho hai người để đến gần bên Thầy, kiểm tra lại cái sự tu tập của họ. Đi kinh hành như thế nào? Pháp đi Thân Hành Niệm như thế nào? Để coi họ, tại sao mà còn hôn trầm, thùy miên. Chừng nào tập đi mà không còn hôn trầm, thùy miên thì Thầy mới chấp nhận.

Chứ còn hôn trầm, thùy miên Thầy đâu chấp nhận. Rồi Thầy cho hai người này tu tập, rồi Thầy kiểm tra chặt chịa rồi bắt đầu Thầy cho hai người khác đến, trả hai người này trở về. Chứ bây giờ cho ở gần bên Thầy đông quá Thầy kiểm, chứ bây giờ một lớp đông quá làm sao Thầy kiểm từng người nổi mấy con.

Mỗi người phải đi, rồi ngồi lại, rồi hít thở, rồi hoặc là ngồi lại nhiếp tâm, an trú như thế nào. Thầy kiểm tra ít ra mỗi một người vậy đó, hai người ngồi vậy đó, tu tập như vậy đó thì ít ra Thầy cũng mất 1 - 2 tiếng đồng hồ. Còn bây giờ cái lớp học của chúng ta như thế này mà bắt ngồi đây, bây giờ tới nửa đêm chưa hết, kiểm chưa hết mấy con, phải không.

(38:28) Cho nên muốn tu học thì kiểm tra của một vị Thầy để giúp đỡ mình, mà phải từng người thì vị Thầy đó mới giúp đỡ kỹ lưỡng cho cái sự tu tập của mình rất nhiều. Chứ đông như thế này thì chỉ thuyết giảng chung chung thôi mấy con. Thuyết giảng cho mình nghe mình hiểu, để mình phát cái tâm.

Chừng mình đi tu thực sự thì người ta sẽ hướng dẫn mình tới nơi tới chốn, người ta sẽ cho người dẫn dắt, sẽ cho người canh gác mình, trong ban đêm cái giờ tu tập đó thì có người đi tới đi lui đó người ta xem xét, để cái hình dáng mà người ta đi tới, đi lui canh gác đó để cho mình cố gắng. Nếu mình ngồi mình ngủ thì người ta sẽ gõ cửa, người ta sẽ báo thì mình sẽ xấu hổ.

Cho nên vì vậy mình sợ nếu mình lỡ ngủ thì người ta biết, người ta cười mình thì sao. Cho nên không dám, cho nên cứ cố gắng khắc phục. Khắc phục vậy, sau một tháng cố gắng thì bắt đầu bây giờ hết hôn trầm, thùy miên. Các con thấy còn để mà tự giác, bắt đầu buồn ngủ quá, thôi kiếm cái góc nào đó chun vô trong ngồi, là ngủ còn ngon nữa phải không. Mấy con thấy mình chưa chắc mình đã làm chủ lấy mình nổi đâu. Một mình mình cái trường hợp đó nó sẽ xảy ra như vậy.

Rồi còn những cái tu sai nữa mấy con. Thích ngồi, ngồi đặng làm gì? Ngồi nó khỏe hơn còn đi nó mệt mỏi. Cho nên ngồi, ngồi thì mấy con thấy nó lọt trong Không tưởng thì nó hành tưởng. Nó gục tới, gục lui, nó không phải buồn ngủ, nó không phải ngủ gục, mà nó gục cái kiểu gà mổ thóc, nó cứ gục cái đầu gục lên, gục xuống, gục lên, gục xuống như vậy nó mổ hoài, mà cái đầu nó cứ mổ lên, mổ xuống vậy hoài, mà nó mổ mà nó thấy nó an ổn, nó mổ nó thấy có cái sự an ổn, an lạc trong cái sự hành động đó.

Chứ còn nếu nó đau đớn thì nó chắc nó không làm đâu. Thầy mới nói lấy cái cây mà để cái chỗ cái cằm cho nó mổ xuống một cái cho nó đau, nó ớn nó không mổ, mà gặp cái cây nhọn nữa thì cho nó xọc vô đây cho nó đau, nó đổ máu, nó ớn, nó không gục xuống chứ sao.

(40:12) Thật ra những cái hành động này dễ để giúp cho người tu người ta cảnh giác chứ đâu có gì mấy con. Cho nên vì vậy mà hướng dẫn một người tu mình cho đạt được, nó cũng phải có nhiều người phải cực khổ với mình.

Bên nữ Thầy phải cho, nếu mà ở một khu vực thì phải cho một người đi canh gác, một người buổi tối và một người buổi khuya. Nó thay phiên nhau để cho người ta còn tu chứ không lẽ người ta cứ đi hoài để canh gác mấy con sao? Cho nên phải hai người.

Bên nam thì cũng phải hai người một người thì buổi tối, một người thì buổi khuya. Cái buổi tối xong rồi thì buổi khuya 2 giờ thức dậy thì có cái người 2 giờ người ta đến, người ta đi tới đi lui để người ta gác.

Như vậy mới là thúc đẩy mấy con, còn để mấy con trong thất tu, hồi muốn ngủ là mấy con đi ngủ à. Mấy con thắng lại nó à, hai con mắt bây giờ sao cái mí trên nó cứ kéo xuống, kéo xuống như vậy, thôi rồi bây giờ kéo lên không nổi. Thì do đó thì nó phải kéo xuống chứ sao, thì kéo xuống nó cứ ngồi đó ngủ chứ sao.

Không, Thầy nói thật mấy con khi mà nó kéo xuống ý mấy con thấy khó lắm, khó đứng dậy lắm chứ không phải dễ đâu. Phải có nghị lực lắm, chứ mấy con lơ mơ là nó không đứng dậy nổi. Có tu rồi mới biết được cái nghiệp của mình nặng chứ không phải nhẹ đâu, không phải nhẹ đâu mấy con. Cho nên nhờ, nhờ cái sự ở bên ngoài người ta tác động vào, người ta giúp đỡ mình mình mới tỉnh thức được mấy con. Mấy con yên tâm.

Cho nên cái pháp Thân Hành Niệm là cái pháp duy nhất để mà mấy con…​ Trước khi tu pháp Thân Hành Niệm thì mấy con phải tập Chánh Niệm Tĩnh Giác, đi kinh hành.

15- HỌC CÁCH THƯ GIÃN

(41:36) Rồi người ta dạy mình cách thức thư giãn mấy con. Thư giãn tức là mình ngồi mình nhắc tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Rồi mình ngồi im lặng, có một niệm mình nói: “Tâm bất động, thanh thản không có khởi niệm bậy bạ nha” mình nhắc vậy rồi mình ngồi im lặng. Đó mình thư giãn, để không nó ngồi nó nghĩ lăng xăng thì nó không thư giãn mấy con. Đó mấy con biết nó là cái pháp thư giãn chứ không có gì. Chứ chưa có đi vào pháp nào hết à nhưng mà thư giãn trước.

Tại vì mình đi kinh hành rồi bây giờ mình phải ngồi nghỉ, mà mình ngồi nghỉ thì nó lại lăng xăng, nó không lăng xăng thì nó gục. Có vậy thôi nó có hai cái à, nó không nghĩ thì nó ngủ à. Cái con người nó kì lắm, nó lăng xăng thì nó không ngủ, mà nó hết lăng xăng thì nó ngủ. Nó thay nhau, hai cái thằng này nó thay nhau mà nó đánh mình. Cho nên mình phải có biết pháp để mình trị.

Đó thôi bây giờ mấy con nghỉ nha, Thầy còn đi ra cái lớp nữ. Thay vì hồi sáng Thầy ra lớp nữ Thầy hướng dẫn họ, nhưng Thầy ra đây thì cô Út bắt đi hết, do đó không có ai hết.

16- THẦY HƯỚNG DẪN PHẬT TỬ MỚI TU

(42:25) Trưởng Lão: Xá Thầy thôi con, mấy con xá Thầy thôi. Đại diện cho một người đảnh lễ Thầy thôi, sau này có duyên Thầy sẽ dạy mấy con tu tập mấy con.

Phật tử: Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Hôm nay đủ nhân duyên để vào thăm đức Trưởng Lão, thì đầu tiên con liên lạc nhóm Nguyên thủy Quy Nhơn. Chúc Thầy mạnh khỏe, chúng con xin đảnh lễ Thầy.

Trưởng Lão: Thầy cảm ơn mấy con. Mấy con nhớ, mấy con gửi người nào vô đây, Thầy đào tạo cho về dạy mấy con tu. Có gì không con?

Phật tử: Cảm ơn Đại Sư ông!

Trưởng Lão: Thầy cảm ơn con. Ráng mà tu tập mấy con. Thầy sẽ sống, Thầy dạy cho mấy con tu tới làm chủ sinh tử luân hồi luôn. Nhớ, ở ngoài Quy Nhơn con phải chọn một cái người nào quyết tâm tu, mà còn trẻ trẻ chứ đừng nói mấy ông già già tu rồi mấy ông lo mấy ông đi, thôi rồi hết cái người hướng dẫn. Mấy con lựa một cái người nào mà có quyết tâm, mấy con chọn mấy con gửi vô Thầy, Thầy đào tạo. Do đó Quy Nhơn có người mấy con.

Phật tử: Con cũng thưa với Trưởng Lão. Thì hôm nay có một số Phật tử là mới quá, mà còn chưa tu tập đối với pháp môn Nguyên thủy và một số nữa là cũng đã tu tập rồi, sẽ trình pháp với Thầy sau. Hôm nay con cũng xin đức Trưởng Lão hướng dẫn một số phật tử mới, để biết pháp tu ban đầu?

Trưởng Lão: Rồi, rồi. Bắt đầu Thầy sẽ gửi cho mấy con cuốn sách mà: “Những chặng đường tu học cho người cư sĩ” mấy con sẽ đọc rồi, bắt đầu mấy con đọc trong đó rồi mấy con ghi lại cái tờ giấy, sau đó mấy con gặp lại Thầy rồi mấy con mới theo đó mấy con hỏi. Hỏi cách thức bây giờ tu, bây giờ trong cái dạy tu, mấy con tập thử coi như thế nào? Rồi mấy con ghi lại, rồi chừng đó Thầy sẽ trực tiếp Thầy dạy.

(44:11) Mấy con có tập rồi dạy mấy con dễ mau nhận mấy con. Chứ không tập nói cũng như Thầy lý thuyết suông thôi. Con hiểu không? Cho nên mấy con hãy xin cái tập: “Những chặng đường tu học cho người cư sĩ”. Còn mấy con khá hơn thì mấy con sẽ xin cái: “Định Niệm Hơi Thở”. Mấy con khá hơn pháp môn mà: “Muốn chứng đạo phải tu pháp môn nào?” Mấy con sẽ xin cái tập đó, để biết mình chứng đạo mình phải tu cái pháp nào để chứng đạo.

Thì mấy con sẽ trang bị cho mấy con đủ sách vở rồi, mấy con thứ nhất là mấy con đọc, đọc rồi mấy con thực hành thử coi cái pháp đó mình thực tập những cái gì, được hay không? Mà chưa biết chắc là mình tập như vậy đúng không? Bởi vì trong sách nói mà. Bắt đầu mới đi ra thực hành cho Thầy xem. Thầy nói cái này chưa đúng, được, sửa lại, sửa lại, riết hơi mấy con tu đúng.

Còn mấy con chưa tập nói cái gì đúng, sai mấy con cũng đâu có biết. Cho nên mấy con đọc sách rồi mấy con tập đi. Quyết tâm mà, mình tập làm chủ sự sống chết mà mấy con.

Phật tử: Thưa đức Trưởng Lão là chúng con cũng xin là ở lại tu tập khoảng một tuần. Trong thời gian đó, trong khi thời gian tu tập thì có vị phật tử nào mà chưa được…​

Trưởng Lão: Rồi, mấy con sẽ viết cái giấy bây giờ xin gặp Thầy để dạy cho con tu, thì mấy con đưa cái thì Thầy sẽ đến liền, Thầy sẽ đến Thầy giúp đỡ liền.

Phật tử: Thứ hai nữa là một số phật tử mới muốn quy y Tam Bảo.

Trưởng Lão: Được rồi, mấy con sẽ ghi danh sách cái tên, tuổi mấy con, rồi cái địa chỉ của mấy con. Tên, tuổi, địa chỉ. Thầy sẽ viết trong cái điệp phái Thầy cho cái pháp danh. Coi như từ đây về sau mấy con là đệ tử của Thầy. Đệ tử của Thầy phải tu dữ lắm chứ đâu phải dễ đâu, chứ con của Thầy đâu phải dễ đâu.

Ráng, mấy con cứ ghi danh sách đi, Thầy sẽ cho quy y con. Để rồi Thầy sẽ dạy dỗ, còn ở lại thì Thầy sẽ tiếp tục dạy dỗ mấy con. Hôm nay Thầy gặp mấy con một chút. Rồi ngày mai, ngày mốt còn nhiều ngày mà, người nào mấy con cứ tu, sẽ có giải thoát.

Phật tử: Bây giờ đến giờ ăn trưa. Chúc Thầy sức khỏe, sống lâu để dạy dỗ chúng con.

Trưởng Lão: Thầy cảm ơn mấy con!

Trưởng Lão: Rồi. Thầy chào mấy con, con!

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy