NHỮNG GÌ CẦN TU TẬP 03 - TRẠNG THÁI TÂM VÔ LẬU
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 11/10/2008
Thời lượng: [40:48]
Tên cũ: 20081011-Những gì cần tu tập 03
Tu sinh: Con kính chào Thầy! Có mấy cái thư hôm nay con gửi Thầy.
Trưởng lão: Vậy hả con? Ở đây, bữa đó mấy con gửi cho Thầy cái tập vở này, của Từ Hoa, Từ Hoa đâu con? Con hả con? Ừm!
Từ Hoa, Thầy dạy con cách thức không cần ngồi kiết già, hãy ngồi bán già thôi con. Hơi thở chưa ổn không cần tu tập hơi thở, hãy tu tập xả tâm, xả các chướng ngại pháp trong tâm con thôi. Mình lớn tuổi rồi, con ngồi lại con lo xả tâm, nhìn coi cái ý của mình coi nó khởi niệm gì, nó có lo, có nghĩ gì không thì con cứ tác ý xả thôi. Lớn tuổi rồi, cứ lo xả cái tâm cho nó bất động để mình đạt được cái tâm vô lậu thôi con. Có vậy thôi, cố gắng! Đây Thầy trả tập vở con.
Từ Hoa: Con xin kính cám ơn Thầy!
(00:56) Trưởng lão: Con để đó đi con. Con là Từ Phước con? Từ Phước, con tu tập như vậy không sai, cách thức con tu tập con trình đây cho Thầy đây nè, không có sai đâu. Con cứ tu tập, tiếp tu tập để tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Con tu không có sai, về tiếp theo về cái chỗ mà con ghi thì kiểm điểm, và đồng thời cố gắng giữ cái thân của mình cho đúng cách mà con tu thì nó tới bến hà. Từ đây về sau thì mấy con lo tu, sáng tới giờ học thì mấy con vô học chút cái về thất thì mấy con tu thôi, không nói chuyện với ai hết, không chơi với ai nữa hết. Hoàn toàn đây là giai đoạn tu rồi, để cho cái thời gian thu ngắn lại mấy con, trong 5 tháng hay 6 tháng mấy con tập mà nó được cái tâm vô lậu thì coi như mình đã hoàn tất con đường tu mình rồi.
Mà nhớ, theo cái lời Thầy dạy Thầy ghi ở đây, còn tu tập những cái điều mà con nói đây là nó không sai rồi, thì cứ tiếp tục tu tập như vậy để mình bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Con nhớ chưa?
Từ Phước: Dạ con nhớ rồi!
Trưởng lão: Nhớ tu tập y như vậy, đừng có tu sai nha!
(02:02) Còn Phước Trí con, nhớ tu tập tác ý xả tâm mọi chướng ngại đều xả sạch, có nghĩa là chướng ngại trong tâm con đều xả tác ý. Bất cứ có cái gì con cũng nhớ tác ý xả không chấp nhận nó đâu. Chỉ có giữ cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự của mình thôi.
Qua con trình cho Thầy thì nó còn một, hai cái chướng ngại là nó tư duy, nó suy nghĩ, nó nghĩ đúng pháp chứ không phải. Nhưng mà khi nó còn tư duy, suy nghĩ, còn cái đó thì nó còn động, cho nên là mình sẽ tu tập cái chỗ tâm bất động.
Con nhớ! Thầy có ghi đây, con sẽ về con theo đây con tập đúng như cái lời con tập con, con sẽ mang đến kết quả.
Phước Trí: Dạ, con cám ơn Thầy!
(02:49) Trưởng lão: Minh Hoà con! Ở đây con cũng ghi cho Thầy, Thầy thấy cái sự tu tập của con, cho nên Thầy có nói con lớn tuổi rồi, không nên tu tập hơi thở con, con đừng nương hơi thở, cái tâm con nó yên lặng rồi thì con hãy lo con vô con nương vào hơi thở cho cái tâm yên lặng thì con buông cái hơi thở ra. Con buông hơi thở ra con hãy tác ý, tác ý con xả tâm thôi. Con nhớ không? Con lo con xả tâm, chứ đừng có tu tập hơi thở, vì tu tập hơi thở nó dễ bị rối loạn hô hấp, cho nên khi mà con nương vào hơi thở rồi, khi mà thấy cái tâm mình nó yên lặng rồi thì con xả hơi thở ra. Rồi con tiếp tục con ở đó mà con coi cái ý con có khởi niệm, không khởi niệm… bây giờ cái tâm con nó không có niệm, con cứ kéo dài ra, kéo dài cái trạng thái không niệm đó ra. Rồi chừng một thời gian, chừng nửa tháng hoặc một tháng mà Thầy kiểm tra lại thì Thầy thấy đúng rồi, Thầy sẽ cho con tu tập Tứ Niệm Xứ, để cái thời gian nó dài ra và nó đủ lực để làm chủ sự sống chết thôi con!
Đó! Con nhớ không? Thầy ghi vô đây con sẽ về con đọc trong đây, thì con sẽ tu không có sai nữa con. Nhớ xả cái hơi thở đi, đừng có tu hơi thở.
Minh Hòa: Con quá vụng về, có gì Thầy tha thứ cho con!
Trưởng lão: Không sao đâu con! Không gì đâu con, Thầy biết Thầy giúp đỡ cho mấy con tu cho được.
(04:25) Trí Minh con! Con ngồi bị đau chân, hay chướng cái bị ngáp đó con. Đó là chướng ngại pháp, khi mà bị như vậy nó không phải là mình bị buồn ngủ mình ngáp đâu. Nhưng mà đó là một cái thói quen, cái tật. Cho nên vì vậy, thì khi mà bị đau chân, hay bị ngáp con tác ý nó đi không đi kệ, cứ dùng pháp tác ý rồi giữ cái tâm bất động của mình thôi. Rồi nó sẽ diệt mất nó con, hãy bền chí tu tập như cái tờ tường trình của con trong này, con trình cái sự tu mình, con theo tờ tường trình này con sẽ tu theo nó, bền chí tu tập và có chướng ngại những cái điều chướng ngại con viết ra đó như bị đau chân, hoặc bị ngáp đó thì con cứ dùng câu tác ý đuổi nó đi, nó đi không đi kệ nó, mình cứ đuổi nó rồi cái mình ở chỗ bất động thôi. Rồi một ngày nào đó, Thầy nói trong nửa tháng, một tháng nó đi mất hà con, nó không còn cái tật đó nữa đâu, nó sẽ hết đó con. Rồi con nhớ Thầy dặn! Nhớ về tập, tập cho được con!
Trí Minh: Dạ, con cám ơn Thầy!
(05:28) Trưởng lão: Minh Thiện con! Cái pháp xả tâm chỉ có tác ý một câu thôi: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự”, rồi ngồi im lặng nhìn xem ý thức của mình có khởi niệm hay không? Nếu có thì tác ý lại câu trên, câu mình tác ý đầu tiên vô đó, rồi ngồi im lặng nhìn lại tâm xem ý thức của mình, coi nó có khởi không, nếu không có khởi thì cứ ngồi đó cho đến hết giờ mà xả nghỉ thôi. Con đừng tu cái gì khác hơn hết con, con chỉ tu một câu tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự thôi. Rồi cứ xả từng cái niệm, nó có cái niệm gì trong tâm con con đều xả hết, nó nghĩ ngợi cái gì con xả hết đừng có để cho khoảng thời gian mình tu có cái niệm gì nó động tâm mình không được, con nhớ!
Do cái sự mà con trình cho Thầy đó, thì coi như là tất cả những cái này con bỏ xuống hết, con chỉ tu có cái xả tâm thôi thì con sẽ đạt được kết quả rất lớn con. Con cầm trở về.
Minh Thiện: Dạ con đội ơn Thầy!
Trưởng lão: Nhớ, ráng cố gắng tu tập con!
(06:33) Tâm Thiện con! Tâm Thiện con nên tiếp tục tu tập như vậy, tức là tu tập như cách trình bày ở trong này, phải không con. Và lần lượt tăng thời gian lên, con cứ lần lượt con thấy nó tâm bất động thì con cứ tăng lên, con tu đúng pháp rồi, không còn sửa sai pháp nào nữa hết, cứ theo đấy mà tu thôi.
Cố gắng, tu tập tiếp thì sẽ được hà. Rồi!
Còn cái tờ mà trình cho Thầy cái pháp tu mà chữ đỏ này không biết ai, mà không có tên, con hả? Rồi, ờ Thầy biết rồi. Con không có, pháp danh gì con?
Tâm Đức: Dạ con bạch Thầy! Pháp danh con Tâm Đức, con quên.
Trưởng lão: Tâm Đức con không có đề này phải không? Con không nên tu tập hơi thở, theo con thì con tập luyện hơi thở mà con trình đây thì con không có duyên với hơi thở đâu. Lẽ ra tuổi trẻ con phải tập hơi thở, nhưng mà con tập thấy nó không có ổn. Cho nên như vậy mà thử thì mình thấy biết rồi, cho nên con trình ra đây Thầy biết rằng con không nên tụ tập hơi thở mà hãy tu tập đưa cánh tay ra vô. Mình thay thế bằng cái hơi thở mình bằng cánh tay đưa ra vô con. Thay vì mình tác ý cái câu tác ý: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Thì: “Đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô”, tác ý xong câu đó con đưa tay vô. “Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra” thì con sẽ đưa tay ra.
Các con thay thế bằng hơi thở, thì nó sẽ không bị rối loạn hô hấp của con nữa, nó không bị căng đầu con nữa. Con cứ tập như vậy từ 5 phút rồi lần lượt con tăng lên 10 phút, rồi 20 phút đến 30 phút thôi, con nhớ chưa?
Tại cái duyên của con, thay vì tuổi trẻ con phải tập hơi thở, nhưng mà vì tập hơi không được cho nên vì vậy mà phải tập cái cánh tay, thay thế hơi thở con. Con sẽ tụ tập tốt, ráng cố gắng tu tập con! Rồi.
Tâm Đức: Con cám ơn Thầy!
(8:26) Trưởng lão: Con hỏi Thầy trong bức thư này là Minh Tuệ con. Hiện giờ thì con tu khoảng độ 30 phút thôi cho nó thuần thục không nên tăng dài ra, không nên tăng dài. Bởi vì tăng dài ra thì lúc này cơ thể con chưa có đủ sức cho nên nó sẽ mất ngủ thì con sẽ bị mất sức khỏe, cho nên con tu trong 30 phút, giữ gìn trong 30 phút để tu cái tâm. Con tu đúng pháp rồi đó, cái pháp thì đúng rồi, giữ tâm bất động đúng rồi, nhưng thời gian nó chưa cho phép con phải kéo dài, kéo dài chỉ 30 phút thôi, 60 phút thì nó dài lắm, để tu một thời gian nữa cho nó thuần thục, nó quen đi với cơ thể của con. Rồi khi mà tu 30 phút vậy thì nó có sự an trú, nó có sự an trú thì nó tăng cái năng lực con lên thì con sẽ tăng dài ra. Tăng dài ra thì nó tỉnh giác mà con không có buồn ngủ nữa, thì chừng đó đó thì con mới kéo dài thời gian ra thì nó sẽ không bệnh trong cơ thể của con.
Thì như vậy là con cứ giữ 30 phút con tu một thời gian. Thầy cho con tu trong một tuần, sau một tuần rồi đó thì Thầy kiểm tra lại, Thầy sẽ cho phép tăng lên, chứ không thể mình cứ mình tu 30 phút hoài, tăng lên. Nhưng mà tăng lên Thầy sẽ xem xét lại, coi thử coi cái sức tỉnh nó đến đâu, và đồng thời cái sức mà ngủ nghỉ của con nó tỉnh như thế nào sau khi một tuần lễ mình tu tập, siêng năng, chuyên cần trong cái pháp này. Như vậy thì cái cơ thể của con nó không có bị chóng mặt, không có bị những cái trạng thái của nhức đầu, hoa mắt gì cả thì con sẽ tăng lên dần. Từ đó cơ thể nó chịu đựng được rồi, nó quen rồi con tăng dài lên thì lúc bấy giờ con không ngủ mà nó vẫn không có bệnh, cơ thể con nó không có gì hết.
Nhưng mà phải một tuần lễ chuyên cần tu tập. Coi như đến giờ học thì mình đến học, ngoài cái giờ rồi thì đi về không nói chuyện ai hết, bởi vì trong lúc này mấy con cố gắng dữ độc cư mấy con, quan trọng lắm! Bởi vì, khi mà Thầy kiểm tra cái thân của mấy con rồi, để giữ cho cái thân của mấy con ngay ngắn, thì bây giờ kiểm tra cái tâm của mấy con, qua sự trình bày và qua cái sự xét bữa đó ngồi đây đó, tuy rằng thời gian ngắn nhưng mà Thầy theo dõi rất kỹ. Cho nên khi mấy con trình bày, Thầy biết mấy con đã tu tập đúng pháp, nhưng cái đặc tướng của mấy con nó phải hợp, nó không hợp mấy con tu cao hơn nữa khó lắm, không phải dễ.
(11:06) Cho nên gì vậy, qua sự trình bày của con thì hiện giờ con chỉ tu 30 phút, chứ không hơn thời gian đó nữa. Và nó nhuần nhuyễn cho thật nhuần nhuyễn rồi bởi vì sức khỏe của con bây giờ lớn tuổi rồi nó không còn trẻ đâu, cho nên vì vậy khi nó nhuần nhuyễn rồi nó mới chịu nổi để mà nó tăng lên được, chứ còn không bây giờ tăng lên đại thì nó nguy hiểm. Do đó, thì con nên về y như trong cái tờ con trình nè con sẽ ôm cái pháp con tu đừng có ôm cái pháp khác con, nhớ phải không con? Rồi!
Thầy căn dặn kỹ, thì mấy con tu tập kỹ và kết quả lắm con. Từ đây về sau thì mấy con cứ lên lớp học, rồi Thầy không đến kiểm, bởi vì kiểm nó làm động mấy con. Mấy con cứ học xong rồi cái bài học của mấy con đạo đức rồi, về im lặng không nói chuyện, ai về thất nấy lo tu. Bởi vì mình có pháp tu, rồi mình có học, mình có tu, mình đến đây để triển khai cái tri kiến hiểu biết của mình để vào thất tu chứ không phải mình đi ra mình nói chuyện. Nói chuyện là tai hại lắm đó mấy con, nó sẽ mình không phòng hộ được: Mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý tức là nó sẽ làm động mình mấy con, động thì mình tu biết chừng nào cho xong, nó mất thì giờ mình rất nhiều.
(12:15) Con tu tập như vậy được chứ không có sai đâu con. Bởi vì mình nương vào hơi thở rồi mình tập xả tâm, khi tâm mình yên ổn mình xả. Cho nên, nó còn vài chướng ngại đó thì con cũng nhớ là dùng cái pháp Như Lý Tác Ý đó con sẽ đuổi ra, bởi vì Thầy khuyên mấy con là có một niệm gì, có một chướng ngại gì trong tâm của mình lúc mình giữ gìn tâm Bất động, tức là tâm Vô Lậu đó mà có gì đó thì nhớ tác ý đuổi ra. Nó không đi mình cứ bềnh chí tác ý hoài. Tác ý chừng nào mà đi thôi. Cố gắng như vậy thì mấy con mới bảo vệ được cái tâm Vô Lậu, cái tâm Bất động con.
Cố gắng, tu y như thế này nè, cái đó đặt tướng của con. Con hãy làm y như vậy, rồi sau này Thầy sẽ dạy thêm, khi đạt được kết quả này thì mới dạy thêm mấy con tu tới nữa mấy con. Nên, cố gắng tu tập vậy Thầy mừng lắm mấy con, ráng siêng năng tập đi mấy con!
Rồi bây giờ là xong rồi hết mấy con. Bây giờ còn, con trình cho Thầy nghe con.
(13:23) Tu sinh 2: Con kính bạch Thầy! Con xin trình bày Thầy để Thầy chỉ dạy con Thầy. Con xả tâm bằng cách Tỉnh Giác Chánh Niệm và Tỉnh Thức Chánh Niệm.
Về Tỉnh Thức Chánh Niệm thì con chú tâm qua cái nhiếp tâm với an trú tâm. Nhưng mà con thấy cái vấn đề này mà con có bệnh thì con có nhiếp tâm, an trú tâm qua cánh tay đưa ra, đưa vô đó. Như vậy có phải là mình, thay vì mình nghĩ đến cái bệnh của mình, mà mình dính cái chú tâm của mình ra cánh tay, thưa Thầy như vậy có phải không?
Trưởng lão: Đúng đó con! Mình chuyển ra cánh tay đưa ra, chuyển cái bệnh mình theo cánh tay đưa ra. Thành ra mình đẩy nó ra.
Tu sinh 2: Còn xả tâm thì con dùng tỉnh giác, dùng tỉnh thức chánh niệm để con xả tâm.
Trưởng lão: Tức là cái ý thức của mình, xả tâm.
Tu sinh 2: Dạ! Với con chú tâm nhất là bài của Thầy ở trong bức tâm thư dạy cho các cụ, các bác, con tác ý trong mấy câu đó.
Trưởng lão: Đúng rồi! Con giữ gìn như vậy tu cho đến khi mà cái tâm mình bất động hoàn toàn tức là Vô Lậu đó con. Mà nó kéo dài suốt, nếu mà giữ gìn được nó như vậy là 7 ngày đêm thì chứng đạo liền tức khắc, nó đủ Tứ Thần Túc đó. Phải nỗ lực tu, cái thời gian con bây giờ 30 phút, 1 giờ hoặc 2 giờ, bây giờ nó tăng lên được 1 giờ hay 2 giờ đó, là mấy con khá lắm rồi đó, nó có căn bản rồi đó. Chứ còn 30 phút thì mấy con mới bắt đầu một, hai phút thì nó chưa có căn bản. Nó 30 phút nó mới có cái căn bản con, cái tâm Bất động được 30 phút là nó mới bắt đầu mình được có chút căn bản đó. Mà được 1 giờ, 2 giờ là Thầy nói mấy con sắp sửa tới nơi rồi đó.
(15:02) Tu sinh 2: Dạ kính bạch Thầy! Trong trường hợp Thầy nói 7 ngày, 7 đêm đó thì cái trường hợp đó nó bất động có còn uống nước được không, hay là ăn cơm được không?
Trưởng lão: Ờ! Coi như là… hoàn toàn phải hỏi, thật sự hỏi cái này kỹ đó con, hỏi kỹ. Coi như nó không còn ăn cơm uống nước nữa con. Nó vậy đó!
Tu sinh 2: Không ăn cơm thì đúng rồi, nhưng mà uống nước cũng không?
Trưởng lão: Nó cũng không khát nước nữa con. Bởi vì, cái tâm Bất Động - Vô Lậu nó đầy đủ năng lực của nó, nó làm cho chúng ta không còn ăn uống như cái kiểu Hữu Lậu. Hữu Lậu nó còn đói, nó còn khác con. Mà Vô Lậu rồi nó không đói, khát bởi vì nó là cái trạng thái giải thoát của người ta mà, nó đâu phải mà còn khát nước đâu. Nó không có đâu, nó an trú một cách kỳ lạ lắm con! Thầy nói một, hai giờ đồng hồ mà kéo dài được cái Tâm Vô Lậu rồi, con có thấy cái trạng thái khinh an hỷ lạc của nó Khinh An Giác Chi, Hỷ Giác Chi rồi, nó không còn cái đói nữa con. Bởi vì nó xuất hiện cái Định Giác Chi, con mới kéo dài được từ 30 phút, con hiểu? Nó có cái Định Giác Chi nó mới kéo dài được, tức là tâm Bất động là định đó con, định của Tứ Niệm Xứ rồi đó.
(16:03) Cho nên cái trạng thái mà Vô Lậu của nó là trạng thái định. Cho nên nó kéo dài được một phút là nó đã xuất hiện được Định Giác Chi, mà khi nó xuất hiện được Định Giác Chi thì nó có Khinh An Giác Chi thân con thấy an ổn rồi. Rồi lúc bấy giờ cái tâm nó quay vô rồi, nó quay vô rồi thì nó Hỷ Giác Chi con, nó vui vẻ, nó không có còn cái gì khổ mà tác động nó vô được. Đói cũng là một cái khổ con, mà khác nước cũng là một cái lậu hoặc, cái khổ chứ đâu phải không.
Cho nên, con chưa tới con chưa hiểu nó cho nên con không biết tới đó rồi có ăn, uống gì không. Sự thật ra nó không thèm ăn, uống nữa. Cái trạng thái đó thân tâm của chúng ta nó trong cái môi trường của nó, từ trường nó phóng ra nó bảo vệ con, nó tiếp thu trong không khí, nó đủ nước uống, nó đủ chất bổ của nó rồi nó không có cần nữa. Bởi vì, cái người ngồi trong tâm Bất động rồi đó thì nó không còn đói khát, chứ còn nó đói khát thì nó động rồi, nó sẽ mất cái Vô Lậu của nó rồi. Nó còn cái Hữu Lậu thì coi như là nó còn đói, còn khát. Mà nó Vô Lậu rồi thì hết đói, khát mấy con
Cho nên mới đầu mấy con thấy thật, mình thấy nhận ra đó. Nhưng mà sự thật ra, hiện bây giờ cái tâm con còn Hữu Lậu, cho nên bây giờ con ngồi lâu nó đau, nó tê. Con ngồi lâu nó đau, nó nhức phải không? Còn cái kia nó Vô Lậu rồi thật sự con không nhức nữa, mà nó không đói, không khát nữa. Còn cái Hữu Lậu nó đói, nó khát con. Bởi vì, nó Hữu Lậu mà, cái thân mình là thân Hữu Lậu.
Vậy mà khi mà cái tâm nó hoàn toàn nó ở trong Vô Lậu rồi thì cái thân này nó cũng Vô Lậu luôn nó không đói, khát. Cho nên, 7 ngày đêm mà người ta không thấy đói, khát con bởi vì người ta mới nhập định chứ. Định Tứ Niệm Xứ đâu phải thường con! Đức Phật đã nói: “7 ngày, 7 tháng, 7 năm”. Từ 7 năm cho đến 7 tháng, 7 tháng nó thực hiện được 7 ngày đó. 7 ngày tâm Bất động chứ không phải 7 ngày tu.
(17:53) Tu sinh 2: Kính Bạch Thầy! Con muốn hiểu rõ thêm chút là, 7 ngày đó mặc dù cái vị đó chưa nhập được Tứ Thiền?
Trưởng lão: Chưa nhập Tứ Thiền con.
Tu sinh 2: Vẫn vô Bất động được?
Trưởng lão: Vô Bất động con. Vô Bất động tâm, nó là Bất động rồi, Bất động Định đó. Nó hạnh phúc lắm mấy con! Rồi bắt đầu từ đó nó có Tứ Thánh Định rồi, Định Như Ý Túc đó con. Bắt đầu nó mới nhập vô Tứ Thánh Định. Bởi vì, nó dùng cái lực của Định Như Ý Túc nó vô, chứ không phải là mình chưa có cái Định Như Ý Túc mình vô thì nhập không được. Không biết cách nào mà vô được.
Tu sinh 2: Như vậy gặp trường hợp đó là nó có Bất động rồi, thành ra Tứ Thánh Định nó gần như là nó phụ chứ không phải là cái chính.
Trưởng lão: Nó không phải chính con, bởi vì cái tâm mình bất động nó là nó vào dòng Thánh rồi, mà cái tâm Vô lậu đó đó mới chính là cái người này Thánh rồi, con hiểu không? Vì vậy mà cái Tứ Thánh Định, bởi vì Thánh định mà, con nghe nói Nhập Tứ Thánh Định chứ gì! Mà Thánh định thì phải là người Thánh, mà người Thánh thì tâm Vô Lậu chứ còn con Hữu Lậu thì làm sao mà Thánh, có phải không?
Khi tâm Vô Lậu rồi con mới nhập được Tứ Thánh Định. Chứ nếu mà Phàm Phu Định thì tâm mình còn phàm phu còn Hữu Lậu thì mình nhập vô Phàm Phu Định. Còn này người ta nhập vô Tứ Thánh Định mà, định của Thánh. Mà tâm mình nó thành Thánh rồi mình mới nhập vô, con hiểu chưa?
(19:12) Tu sinh 2: Dạ con hiểu rồi! Với con đọc cái vụ mà vua Tịnh Phạn chưa có vô Tứ Thánh Định, mà Ngài vẫn được 7 ngày bất động an lạc, mới thành A La Hán chưa nhập Niết Bàn…
Trưởng lão: Đó là cái chỗ chưa vô lậu đó con, chưa vô Thánh định. Người ta không cần nhập, không cần nhập chỗ đó, mà người ta ở chỗ tâm Bất động này mà người ta Vô Lậu rồi. Ta nhập vào dòng Thánh thôi, bắt đầu từ đó người ta không cần vô Tứ Thánh Định, nhưng mà người ta muốn vô là tại vì trong cái tâm Vô Lậu của người ta rồi thì nó có Tứ Thần Túc mà, Định Như Ý Túc người ta muốn vô thì vô hà, nhưng mà tới đó thôi cần gì phải vô đó chi cho mắc công, nó phụ thôi. Con hiểu chưa?
Cho nên mấy con nghe Tứ Thánh Định, chứ đâu phải Phàm Phu Định sao? Tứ thánh, bốn định như Thánh, của thánh rồi, cho nên tâm mình có làm Thánh chưa nè? Mà làm Thánh thì mới nhập vô được, mà không làm Thánh tôi còn phàm phu mà tôi vô đó sao được! Có phải không mấy con hiểu chưa?
Cho nên, khi mà cái tâm Bất động rồi là cái Tâm Vô Lậu là tâm Thánh rồi; cái tâm không còn đau khổ; cái tâm không còn tham, sân, si rồi thì mới Thánh. Mà Thánh thì bây giờ mới nhập được cái định thánh chứ. Cái nền tảng của người ta vững vàng ở chỗ này nè con.
(20:23) Tu sinh 2: Kẹt ngay chỗ đó.
Trưởng lão: Hầu hết người ta đọc kinh sách không hiểu chỗ đó đó, khó hiểu chỗ đó. Trừ ra Thầy kinh nghiệm rồi Thầy thấy, đúng là ông Phật ổng nói kiểu này thì trong kinh khó ai hiểu chỗ này. Họ không biết là mình ở chỗ nào mà nhập vô Tứ Thánh Định này. Mà nói Tứ Thánh Định, họ không ngờ là Thánh, của Thánh. Mà mình chưa Thánh mà mình muốn vô đó, vô sao được?
Mà khi cái tâm Bất động - Vô Lậu rồi nó là thánh rồi, mà chứng đạo là chứng chỗ tâm Vô Lậu chứ đâu phải chứng chỗ Tứ Thánh Định, con hiểu không? Thánh Định chỉ chẳng qua phụ cái định thôi. Như vậy đó mới đúng con!
Cho nên, Thầy dạy các con bây giờ từng chút, từng chút để cho mình lần lượt cái tâm Vô Lậu cho nó dài ra, cho đúng 7 ngày đêm để mấy con thấy rằng cái gì Hữu Lậu là nó có đói khát, chứ Vô Lậu không có đói khác, ghê lắm!
Cái cơ thể này 7 ngày đêm không ăn uống mà nó không mệt, mà nó an trú nó khỏe vô cùng, mà nó tỉnh táo một cách kỳ lạ. Còn người phàm phu mà cái tâm còn Hữu Lậu mà nhịn ăn 7 ngày đêm thì thấy bò càng nằm đó chứ đi nỗi đâu, có phải không mấy con thấy? Thánh người ta mới đi nỗi chứ phàm phu sao được.
(21:30) Cho nên Phật Pháp rất hay mấy con, cũng cái cơ thể này mà ở trong trạng thái tâm Bất động thì nó lại khác, mà ở trong trạng thái tâm động thì nó lại khác nữa. Cái cơ thể nó yếu như cây sậy vậy, còn ở trong tâm Vô Lậu rồi thì cái cây sậy này nó không có yếu đâu, nó cả một cái núi Thái sơn đó, một cái núi vĩ đại lắm không ai xô nó lật đâu mấy con, ghê lắm!
Cho nên, Thầy nói chỉ có một đường tơ hà. Bên đây là Hữu Lậu mà bên đây là Vô Lậu, mà mấy con sơ sót là mấy con bị Hữu Lậu, mà mấy con cẩn thận, kỹ lưỡng, Chánh Niệm Tỉnh Giác hẳn hoi hoàn toàn thì mấy con ở trong Vô Lậu. Cho nên, Thầy dạy mấy con là tỉnh giác, mà cái sức Tỉnh Giác của mấy con sẽ ở chỗ này nè.
Cho nên cái tỉnh giác, Thầy nói cẩn thận và tỉnh giác là hai cái đức chứ không phải một, có tỉnh giác mới có cẩn thận, thiếu tỉnh giác là không cẩn thận. Các con hiểu không?
Bởi vì mình bước đi cẩn thận, mình nhìn ngó trước sau, là có cẩn thận thì phải có tỉnh giác. Mà con bây giờ mà con đi xớn xác thì coi như là không cẩn thận thì tức là tỉnh giác không có. Nhưng mà hai cái này là hay Đức chứ không phải một cái, không phải nói cẩn thận là có tỉnh giác, mà tỉnh giác là có cẩn thận, không phải đâu. Nó khác mấy con.
Mà tỉnh giác thì nó mới Chánh Niệm, còn không tỉnh giác là Tà Niệm. Tại vì, chúng ta đang ở Tà Niệm là thiếu tỉnh giác. Thiếu tỉnh giác như thế nào? Họ chửi mình giận đó là mình Tà niệm, có phải không? Là mình thiếu tỉnh giác, mà có tỉnh giác họ chửi không giận, có phải tỉnh giác không mấy con?
Các con hiểu chỗ đó! Cũng từ cái ý thức của chúng ta mà nó tỉnh giác nó khác mấy con, ở trong cái Chánh niệm nó không giận. Mà nếu mình ở trong Tà niệm thì cái sức tỉnh mình không có cho nên nó bị ở trong Tà niệm, cho nên người ta chửi cái tức giận liền hà, có đúng không mấy con thấy?
(23:18) Cho nên vì vậy, mà Đạo Phật dạy chúng ta tu tập ở trong Chánh Niệm, mà tu tập trong Chánh Niệm như thế nào? Mấy con ở trong nhà lầu không có kiến mấy con đi bừa, mấy con không tỉnh giác. Mà Thầy ở chỗ rừng rú kiến đồ nhiều, côn trùng nhiều, Thầy đi Thầy tránh dẫm đạp nó, trái lại nó là Tỉnh Giác mấy con. Có đúng không?
Mấy con thấy mình tạo cái cảnh, có cái cảnh mình mới có đủ sức tỉnh giác, mà không có cảnh tỉnh giác mình coi chừng mình ỉ y, mình ỉ y mình mất sức tỉnh giác mấy con. Thành ra, ở trong rừng rú mà bước ra thì sợ đạp chúng sanh thì mình cẩn thận đi từng chút.
Cũng như bây giờ, trời mưa rong rêu thì nó trơn, đi cẩn thận không té. Mà người nào vội vàng coi, nó trợt té cho mà gãy tay, có đúng không mấy con thấy? Đó, thì cẩn thận thì làm sao té được, mà cẩn thận trong tỉnh giác nữa nó lại giúp cho mình cái sức tỉnh giác càng ngày càng cao. Mà Tỉnh Giác thì mọi niệm nó xảy ra đều tôi tỉnh giác thì không có cái nào mà nó qua được cái ý của tôi hết. Cho nên tâm tôi nó bất động, nó xả mấy con.
Rồi bây giờ tôi ngồi tu để mà tôi xả tâm. Nhờ sức tỉnh giác mà tôi thấy từng tâm niệm ra tôi tác ý, tôi đuổi. Còn mấy con mê nó lôi mây con đi một đoạn vậy tới chừng giật mình: Trời ơi, vọng tưởng lôi tôi dữ ta! Phải không? Đó, tại vì mấy con không tỉnh giác mà, đó mấy con hiểu chưa?
Bởi vậy, Phật pháp nó hay lắm mấy con! Được cái này thì được cái kia. Ráng về tu tập con, nỗ lực trong thất tu, kỳ này sống độc cư trọn vẹn, không có chịu thua ai hết.
Bây giờ, thì coi như là mấy con nỗ lực mấy con tu tập thôi, rồi từ đây về sau thì coi như là Thầy kiểm tra về cái tâm của mấy con rồi, sau khi lên lớp học mấy con đóng góp nhau để cho nó làm tri kiến đạo đức của mấy con nó thấm nhuần, cái đóng góp là nó thấm nhuần lắm mấy con. Người nó hỏi ý, người đưa ý vầy, kẻ đưa qua, đưa lại. Nó làm cho mấy con thấm nhuần, đừng nên bỏ lớp học. Khi mà nó thấm nhuần được Đức Hiếu Sinh là ngầm tự trong đó nó xả tất cả những ác pháp mấy con. Nó giúp mấy con tỉnh giác lắm mấy con!
(25:19) Cho nên vì vậy mà mấy con tu rồi, mấy con lần lượt nó sức tỉnh nó càng tăng lên, tăng lên thì mấy sẽ thấy không bao giờ mấy con dục đạp, mấy con bước đi hay hoặc làm cái gì mấy con cẩn thận lắm mấy con. Thầy thấy rõ ràng tự thân của mình nó thành cái thói quen, thói quen rồi muốn làm cái gì nó cẩn thận, không bao giờ đứt tay, đứt chân mấy con. Nó hay đến cái mức độ như vậy. Đó, cho nên ráng tập mấy con, ráng tập!
Thôi, bữa nay là Thầy đến lớp của mấy con rồi từ đây về sau tập trong một tuần, các con nhớ không? Trong một tuần hoặc là nửa tháng Thầy sẽ đến thăm, Thầy coi lại coi thử tu tới đâu để mà Thầy nâng lên mấy con. Chứ không phải tu mà cứ để mấy con dậm chân tại chỗ đâu, phải nâng cái trình độ của mấy con lên, coi mấy con được cái chỗ nào. Và đồng thời thì Thầy sẽ nói cô Út cho cái khu mà cư sĩ đoàn của mấy con vào một cái khu riêng biệt, không có cho người nào nhập vô trong này, người mới không có vô nữa, chỉ một số cũ của mấy con tu tập thôi. Chỉ ở trong cư sĩ đoàn của mấy con có ra thì ra chứ còn vô nữa không cho vô. Nó khép chặt đó, bây giờ không có ra vô gì nữa hết, coi như là mình khóa sổ rồi.
Sau những ngày mà Thầy đến đây kiểm tra Thầy giúp đỡ cho mấy con tu tập rồi, thì coi như là giờ này là chúng ta sẽ khóa sổ, khóa sổ lớp học rồi, không thu vô nữa. Ai vô thì cho ở ngoài, chứ còn không cho tham dự đây nữa. Chỉ có một số người của mấy con đây thôi, đủ rồi. Đó, rồi mấy con hãy ráng lo mà ở trong thất nỗ lực tu, chứ còn đừng có cho ra, cho vô người ta sẽ động lắm, người ta sẽ làm động mấy con.
Và đồng thời thì sẽ cho mấy con vào một cái khu, trừ ra có những người có những cái duyên sự cần phải làm công việc thì phải ở vị trí của mình làm thôi. Còn riêng ở vị trí mình làm công việc bởi vì cư sĩ mà, mấy con còn làm cư sĩ mà cho nên mấy con làm công việc để giúp cho Tu Viện thì mấy con ở vị trí của mình thôi. Còn những người mà không có công việc gì giúp trong Tu Viện thì mấy con khép mình trong cái khuôn khổ của một cái khu của mình. Cái khu của cư sĩ đoàn, cho mình tu tập. Tất cả mình tập trung lại một chỗ, còn bao nhiêu những người khác mới vô thì cho ở khu khác chứ không có cho ở.
Cũng như bây giờ ở bên tăng đoàn, họ làm cái khu của họ là họ ở trong khu của họ thôi, còn những người tu sĩ mới mà vào xin thì ở khu khác không cho ở khu đó. Những người nào mà đã không được gia nhập vào Tăng đoàn thì cũng cho ra ngoài hết không có cho ở trong khu đó. Bởi vì ở trong khu đó sẽ làm động, còn khu đó người ta sống hoàn toàn độc cư, còn mình chưa biết gì vô đó cái chạy đi nói chuyện là làm động người ta hết.
(27:55) Cho nên ở đây Thầy cẩn thận để giúp đỡ cho mấy con có cái chỗ mà đi tới nơi, tới chốn. Bởi vì, cái tâm Bất động mà nó làm bị động là chúng ta tu không được, không vô mấy con, đó là cách thức. Từ lâu tới giờ chúng ta tu là chúng ta bị động, chúng ta cũng quyết tâm tu nhưng mà bị động, cho nên chúng ta không thể đi sâu được. Tu cầm chừng thôi chứ không thể đi sâu, còn bây giờ quyết tâm là độc cư hoàn toàn không được nói chuyện nữa, nghĩa là chúng ta cố gắng để khắc phục mình trong thời gian 5 tháng, 6 tháng cao lắm là một năm mình phải xong. Thầy nói thật sự, siêng năng mà tu tập với cái tâm Bất động, thì mấy con nỗ lực mấy con đừng đi tới, đi lui nữa. Mấy con chỉ đến lớp học, học rồi ra khỏi lớp học thì mấy con vào thất của mình lo tu, không có còn chơi với ai nữa hết thì cái thời gian của mấy con sẽ thu ngắn. Cao lắm mấy con một năm mấy con sẽ…
Bởi vì, cái tâm bất động nó đâu có phải khó lắm đâu. Hàng ngày mình lau quét dọn nó thì nó phải sạch. Mà nó sạch thì nó Vô Lậu, nó Vô Lậu rồi mấy con sẽ thấy cái vi diệu của tâm Vô Lậu mà, như hồi nãy Thầy nói. Các con đâu có ngờ được, nhờ sư hỏi thăm Thầy thì mấy con sẽ thấy rằng đó là một trạng thái, một trạng thái thật sự mà, 7 ngày đêm mà không ăn uống mấy con biết, mấy con đâu có ngờ được.
Chứ không lẽ bây giờ cứ lát nữa phải chạy uống nước hay hoặc này kia nữa,.., thì như vậy là tâm mình Hữu Lậu rồi đâu có Vô Lậu được đâu. Hễ còn làm một cái gì động trong đó là nó chưa phải là Vô Lậu. Thì làm sao gọi là 7 ngày đêm Vô Lậu? Đó, mấy con hiểu chỗ đó!
Cho nên vì vậy đặc biệt lắm mấy con. Tu được tới sẽ thấy được điều này.
Tu sinh 3: Dạ con xin Thầy cho con xin quyển Quy Y, với lại quyển “Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống” để con xem xét, nghiên cứu trong đó để con làm bổn phận của con.
Trưởng lão: Rồi rồi, được rồi. Thầy sẽ gửi cho.
(29:44) Tu sinh 4: Bạch Thầy, dạy con là phải giữ tâm câu tác ý: “Thanh thản, an lạc, vô sự”. Nhưng mà mấy năm trước con về Tu viện thì con ở cái thất ở ngoài chỗ chú Minh Tâm, ở ngoài hình như là sau này dân chúng họ khá giả họ sắm xe nhiều quá Thầy,… ngày đêm. Rồi có một số thanh niên thường tụ tập, nói chuyện, bên kia mở nhạc nghe rân trời, nhiều khi con động tâm mà con không biết trạch pháp ra sao để đuổi cho nó khỏi cái chướng ngại pháp, xin Thầy dạy con một Pháp để con đẩy nó đi ra cho nó khỏe tâm con.
Trưởng lão: Cái đó dễ thôi con! Ở ngoài nó ca, nó hát, nó nói chuyện, nó cứ làm cho cái tai con động hoài. Bắt đầu bây giờ còn cứ nhắc, nó nhờ đó mình nhắc, mình đánh át nó đi: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Thì bắt đầu con làm thinh thì nó nghe, con tác ý nữa. Con cứ tác ý hoài liên tục, thì do đó mắc tác ý nó đâu có cần nghe ngoài đó nữa, nó nghe cái ý con tác ý, tại con tác ý rồi con im lặng, cái con nghe nó nữa rồi con tác ý thì như vầy không hết đâu. Con cứ, câu tác ý này xong rồi tác ý nữa, tác ý xong hoài, nó làm lớn bao nhiêu con la lớn bấy nhiêu. Hai bên nó đấu đá với nhau cho đã đi, nó thua nó phải rút, thì tâm con bình an chứ gì.
Bởi vì, nói chung là nó không phải rút mà chính cái tâm con bị cái lời tác ý nó thành một cái nội lực, con quyết con đẩy lui những cái ác pháp đó ra. Cho nên con tác ý hoài, tác ý cho đến khi mà nó không còn cái tiếng động đó nữa thôi. Và lúc bấy giờ khi mà cái tâm nó bất động thật sự, tiếng hát nó không tác động được nó chỉ còn biết cái tâm bất động là con hết tác ý. Nghĩa là tiếng nhạc mà nó không có bị ra ngoài theo tiếng nhạc, con hiểu không?
Còn bây giờ tiếng nhạc vậy cái tâm con nó chạy theo nó dính ra ngoài đó. Cho nên con thấy sao mà chướng quá, sao mà nó không yên tịnh đó là con bị nó lôi, cái tâm con nó bị lôi. Cho nên con bây giờ muốn cái tâm mình đừng có chạy ra nữa thì chỉ có cách mình la nó, cho nó ôm với câu tác ý, nó ở đó nó chịu đựng. Mà khi nó chịu đựng đã nó rồi thì bắt đầu nó quay vô thật, thì lúc bấy giờ ở ngoài nó đập bể trống nó, con cũng không cần nghe nữa, con hiểu chưa?
(31:53) Bây giờ nó chưa có được, cho nên vì vậy đó thật sự ra thì do cái chỗ mà xả tâm của con, là trước kia thì con tụ tập con nhiếp tâm và an trú chưa được. Mà khi an trú được thì cái tiếng đó con cũng nghe chứ mà tại vì mình an trú là tâm mình nó đã định trên thân rồi. Còn bây giờ nó chưa có định, cho nên cái tiếng động đó nó làm con động, con bị lôi ra theo cái tiếng động đó.
Cho nên bây giờ, con lo tu tập một thời gian, khi mà cái tiếng động đó nó có thì con dùng Pháp Như Lý Tác Ý con tác ý để đánh át nó đi. Và đồng thời thì có thể di chuyển cho con đi vào cái chỗ không tiếng động để mới tu cái tâm còn yếu để cho mình tập an trú được, chứ nó cứ động thì con an trú không nổi đâu. Bởi vì, cái sức của mình nó chưa đủ lực mà nó ca, nó hát, rồi nó ngồi, nó trai gái, nó cười giỡn với nhau ở đây nó sanh tầm bậy bạ, nó lôi ra thành ra chịu không nổi chứ không phải gì. Cho nên do đó, thì bắt đầu con phải tìm cách để cho con lìa khỏi chỗ động đó. Cái thất Minh Tâm cái chỗ đó là chỗ gần đường quá, cho nên mỗi mỗi cái tiếng động ở bên ngoài nó điều làm cho con bị phân tâm, cho nên nó khó tu, trong cái buổi chiều, buổi tối nó rất khó.
Cho nên bây giờ, đó thì cái khu nào mà cư sĩ thì có thể nói rằng cho sẽ gia nhập vào đó. Hoặc là con còn đi tới đi lui thì con chịu ở đỡ đó đi, chừng nào mà còn hết đi tới, đi lui rồi thì cho con nhập vào cái khu chuyên tu của cư sĩ đoàn. Chứ con còn đi tới, đi lui rồi con cũng làm động khu của người ta nữa, cũng không được. Con hiểu không?
(33:29) Tu sinh 4: Dạ thưa Thầy, lâu nay ý con cũng nghĩ như vậy, những lời giống như Thầy dạy hồi nãy. Con cũng ráng, nhưng mà xin Thầy cho con câu tác ý để con chống cự nó thời gian con tu an như Thánh.
Trưởng lão: Đúng rồi! Bây giờ phải chiến đấu đó con.
Tu sinh 4: Con xin thưa Thầy là, hôm thứ 3 con có đi miền trung, con về thăm quê. Thì trên đường con đi vậy con có xin cô Út một số kinh sách để cho ở ngoài quê, thì có một người nhận được Hành Thập Thiện với Tạo Duyên Hóa Độ Chúng Sinh thì họ muốn xin vào Tu Viện để tu, sau này nếu mà họ xin vô con dẫn vô mong Thầy với cô Út nhận cho.
Trưởng lão: Được mà con! Thầy không bao giờ bỏ người nào hết, nhưng mà có tâm huyết là Thầy nhận hết. Rồi vô đây Thầy khép trong khuôn khổ, kỷ luật, nội quy thì người đó sẽ tu được thôi con. Không có gì đâu mà sợ, đó là cái duyên con, con về quê con đem cho họ số sách là họ phát tâm tu là cái duyên tu của họ mà, cho nên ở đây mình không có bỏ đâu, Thầy không có bỏ. Cho nên bây giờ, thì mấy con ráng hễ học xong rồi mấy con cứ về thất tu.
(34:53) Tu sinh 5: Kính bạch Thầy! Ví dụ như trường hợp con ngồi con đau nhức thì con tác ý được, nhưng mà ngáp thì con tác ý làm sao Thầy?
Trưởng lão: Con cũng sẽ tác ý: “Cái ngáp này phải phục hồi lại, cái thân không có ngáp nữa nha! Mày giờ này đâu có buồn ngủ đâu mà ngáp”,
Tu sinh 5: Tác ý một chữ: “Mày đừng ngáp nữa”.
Trưởng lão: Ờ! Đừng có ngáp nữa, đó vậy thôi. Rồi nó sẽ hết hà con. Bảo nó đừng! Dẹp nó đi, vậy nó hết hà con, không có gì đâu.
Bây giờ xong rồi còn ai hỏi Thầy gì nữa không con? Đặng mình về tu nè, lo mình sống độc cư nè, về ôm pháp tập luyện nè. Đó, rồi ai có nhiệm vụ thì về cứ lo làm, làm nhưng mà ở trong cái tâm mình tác ý buông xả mấy con. Chứ không phải là để chướng ngại, để cho cái tâm của mình bị phân tâm ra nhiều thứ chuyện.
Ở đây thì Thầy biết mấy con, tuy rằng tu học vậy chứ có nhiều người cũng làm nhiệm vụ trong Tu Viện nhiều lắm. Đỡ bớt cho cô Út chứ một mình cô Út thì rất nhiều công việc làm không xuể đâu, cho nên mấy con giúp đỡ vậy Thầy rất cảm ơn mấy con. Sau đó rồi thì một thời gian nào đó, thì coi như là những công việc xong rồi thì coi như khép lại Thầy bảo cô Út tới đây thôi, những cái thất của mình nó cũng vừa đủ rồi, và mình lo ở ngoài đó một số như vậy là đủ rồi. Thì những người khách vãng lai mà người ta đến có chỗ cho người ta ở xong rồi thì mình nên khép lại, không có xây dựng. Để một số những người mà theo tu được yên thân người ta tụ tập.
Thì lúc bấy giờ Thầy sẽ, người nào xuất gia Thầy làm lễ xuất gia cho mấy con, để mấy con mặc chiếc áo Tu sĩ mấy con quyết bỏ hết cuộc đời để mà đi tới nơi, tới chốn. Còn những người nào cư sĩ mà quyết tâm tu để cho mình mặc chiếc áo Tu Sĩ thì các con cũng phải giống như người Tu sĩ mấy con. Chứ không thể nào mà mấy con sống ngoài cái giới của người Tu sĩ mà thành tựu được. Mà nó phải sống trong cái giới của người Tu sĩ. Nghĩa là người Tu sĩ sống như thế nào thì mình sống như thế nấy, nhưng đầu tóc mình vẫn còn, mình mặc y, áo mình không giống như Tu sĩ. Còn cái duyên của người Tu sĩ là cái duyên nó đã cắt ly, nó dễ hơn mình, nhưng mình quyết định là mình biết tu thì mình sống trong chiếc áo cư sĩ dẫn tu tới nơi, tới chốn mấy con chứ không phải không.
(37:05) Nhưng mà nó khó hơn, là vì cái duyên của mình nó còn cái hình thức của thế gian, cho nên nó dễ bị thế gian lôi, còn cái kia dù sao đi nữa nó cũng có cái hình thức của Tu sĩ rồi, cho nên người đời họ lôi mình rất khó. Cái gia đình mình cũng khó mà có thể, dù là thương mình cách gì đi nữa cũng rất khó mà lôi mình ra được, cũng khó nói: Ờ, bây giờ gia đình hữu sự thì người cư sĩ thì còn về giải quyết, chứ người tu sĩ thì không có về được nữa. Bởi vì, chỉ còn có một hướng người ta đi tới. Cho nên chiếc áo của Tu sĩ nó đỡ hơn mấy con. Chứ chiếc áo đời, gia đình mình còn cư sĩ như thế này mà có công việc gì hữu sự trong gia đình mà bỏ thì không được.
Nhưng mà người Tu sĩ chúng ta đã có một cái danh từ mà từ xưa đến giờ từ thời đức Phật “cắt ái ly gia”, bỏ cái tình cảm, bỏ cái sự yêu thương mà lìa gia đình chứ không còn ở trong gia đình. Cho nên, mọi chuyện ở trong gia đình phải gánh vác, coi như người xuất gia đó là người đã chết rồi. Cho nên, không còn trách người xuất gia nữa. Còn người cư sĩ mà mấy con không làm bổn phận của mấy con, thì gia đình mấy con sẽ trách mấy con. Còn người xuất gia rồi thì gia đình không trách, anh em, chị em, cô bác không trách người xuất gia được. Bởi cái luật của xuất gia rồi, nó là luật ly gia cắt ái, bỏ gia đình mà, đi tu mà thành ra không còn trách cái người đó được, không có nói gì mà trách được người đó. Người ta đã thấy đời khổ, người ta bỏ người ta đi rồi thì mình đã chấp nhận cho người ta đi rồi thì bây giờ không có trách nữa. Còn mấy con còn cư sĩ thì người ta còn trách đó, cho nên mấy con phải làm hết trách nhiệm bổn phận của mình.
Rồi đến đây, Thầy uống miếng nước rồi Thầy về mấy con. Thầy còn lo công việc nhiều lắm!
(38:43) Tu sinh 6: Xin phép Thầy cho con hỏi. Thưa Thầy, con không sợ gì hết Thầy tại vì con là nhất quyết, tại vì không có dễ gì gặp được Chánh Pháp, gặp được Thầy. Nên con quyết tâm xin ở đây tu tập mà không biết sao con không dám nói.
Trưởng lão: Ờ! Thì cứ tu tập, ít bữa chứng rồi thôi chứ có gì đâu.
Tu sinh 6: Con sợ mình không có thì giờ như vậy thưa Thầy!
Trưởng lão: Sao không có? Bây giờ cứ lo tu đi, đừng có nghĩ, nghĩ sợ không chứng hay hoặc này, kia… Cứ lo tu là chứng hà! Phải không? Còn bây giờ ở được ngày nào là tốt ngày nấy, không có lo nữa.
[…] Một cái thôi.
Tu sinh 6: Dạ thưa Thầy, con chỉ có hai cái hà tổng cộng hà Thầy, chứ không có được ba.
Trưởng lão: Đâu được! Đạo Phật người ta nói như thế này nè, đúng cái giới đó là không được giữ một cái áo thứ hai, một cái thôi, phải không? Cho nên gì vậy đó, Thầy cũng một cái chứ không có hai, nhưng mà con biết không? Mỗi người Phật Tử họ đến cúng dường Thầy đó, nhiều lắm! Người nào cũng muốn cúng dường xin Thầy mặt dùm cho để con được phước. Thì thôi bây giờ xin vậy Thầy mặc rồi mai mốt Thầy gói lại để đó, coi ai đó Thầy bố thí. Chứ làm sao mà Thầy mặc hết mấy con! Người nào cũng muốn cúng dường áo Thầy hết hà, bữa nay Thầy mặc áo này, bữa kia Thầy mặc áo kia không phải là Thầy nhiều áo, Thầy có một cái y như các Thầy vậy thôi. Thầy có một cái ý thôi, nhưng mà vì cái sự cúng dường của phật tử, tạo duyên cho người khác mấy con, con hiểu không?
Thầy cho con cái áo cũng là một cái duyên của phật tử người ta cúng dường thì bây giờ Thầy cho con. Con mà hai áo thì coi chừng đó nha! Mai mốt mà xuất gia rồi thì phạm giới đó.
(40:08) Tu sinh 6: Dạ thưa Thầy! Xin phép Thầy cho con hỏi, con nghĩ rằng tại vì Tu sĩ được ba y, một bác mà con mới có 2 cái, không có nhiều đâu.
Trưởng lão: Con đếm coi, phải con cái áo ở trong nè là 1, rồi cái quần con mặc ở dưới là 2, rồi cái áo dài là 3. Vậy ba y, một bát mà con có hai bộ là cũng không được nữa đó chứ đừng có nói chuyện.
Tu sinh 6: Như vậy con cũng phạm giới nữa Thầy?
Trưởng lão: Phạm giới sao không phạm! Đó là thừa rồi, thấy chưa? Nếu mà xuất gia là bị phạm rồi đó, còn bây giờ chưa xuất gia thì chưa phạm đâu. Chứ mà con cạo tóc rồi là bị rồi.
Thôi, bây giờ Thầy xin phép Thầy về mấy con!
HẾT BĂNG