00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

20080928 - CHƠN LÝ ĐẠO PHẬT - ĐẠO GIÁO CỦA NHÂN LOẠI

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Ngày giảng: 28/09/2008

Thời lượng: [1:28:01]

1- BỐN CHÂN LÝ CỦA ĐẠO PHẬT

(0:00) Hôm nay có duyên quý Phật tử về thăm Thầy. Về thăm Thầy đây là cũng là cái nhân duyên rất lớn, một cái nhân duyên rất lớn. Vì vậy mà nhân cái dịp này Thầy sẽ có một cái buổi nói chuyện với mấy con. Nói chuyện với mấy con để mấy con thấy rằng con đường của đạo Phật là con đường thực tế, cụ thể. Bởi vì đức Phật khi mà tu chứng rồi thì Ngài dạy cái bài pháp đầu tiên, mà gọi là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế tức là bốn cái chân lý, bốn cái chân lý của đạo Phật.

Cái chân lý thứ nhất thì như chúng ta biết rằng đó là Khổ Đế. Nói rằng con người thì người nào cũng có khổ hết. Thực sự chúng ta sinh ra làm người thì người nào cũng có khổ. Đó là một cái chân lý thứ nhất. Cái chân lý thứ hai là cái nguyên nhân sinh ra đau khổ. Thì đức Phật nói cái tâm tham dục của chúng ta, thì ai lại không có cái tâm dục? Cho nên cái lòng tham muốn của chúng ta nó là cái khổ. Cái nguyên nhân sanh ra đau khổ thì con người nào cũng có cái lòng tham muốn đó hết, cũng có lòng ham muốn đó.

(1:15) Cho nên khi mà cái nguyên nhân thứ ba mà con người nó có, mà không phải là một người tu chứng. Không phải là một người tu chứng mới thấy được cái nguyên nhân thứ ba. Mà nguyên nhân thứ ba đó là Diệt Đế, tức là cái chân lý của đạo Phật. Thì mọi người chúng ta chưa tu ai cũng thấy được cái chân lý đó hết. Tại sao thấy? Thầy chỉ cho để thấy, tức là cái tâm vô lậu. Cái tâm vô lậu đó là một cái trạng thái tâm của chúng ta mà mọi người hiện giờ ai cũng có. Đó là: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Bây chúng ta giờ chúng ta ngồi im lặng, chúng ta nghe cái sự bất động của tâm chúng ta. Mọi ác pháp bên ngoài, mọi các pháp không tác động vào thân tâm chúng ta. Chúng ta ngồi yên lặng tức là bất động. Và nhìn lại cái tâm của mình coi nó có nghĩ ngợi gì không? Nó không nghĩ ngợi tức là thanh thản. Có phải không? Ai cũng biết cái tâm mình không nghĩ ngợi điều gì, đó là thanh thản. Còn cái thân của mình nó không đau nhức, không mỏi mệt chỗ nào hết thì đó là an lạc.

(2:31) Và chúng ta đang ngồi đây tâm không nghĩ ngợi, thân không làm công việc gì cả hết, cho nên nó là vô sự. Vậy thì mỗi người đều có được cái trạng thái tâm đó hết. Bây giờ chúng ta suy ngẫm, ngồi lại lắng chừng trong một giây thì chúng ta thấy được cái trạng thái tâm đó. Nhưng muốn bảo vệ được cái trạng thái tâm đó từ một tiếng đồng hồ cho đến một ngày đêm, cho đến 7 ngày đêm thì khó làm quá, khó làm. Chỉ trong vòng vài giây thì chúng ta đã thấy, đã thấy được cái tâm của chúng ta nó không thể bất động được, mà nó nghĩ chuyện này đến rồi nghĩ đến chuyện khác. Còn thân chúng ta ngồi lâu một chút thì mỏi mệt, nhúc nhích, phải động đậy không thể bất động được. Và nếu thấy tâm chúng ta mà yên lặng, không còn khởi niệm thì nó sẽ lặng vào hôn trầm, thùy miên, tức là buồn ngủ.

Cho nên trong cái tâm trạng của một con người mà bất động không thể được là vì nó do ba cái đối tượng. Đối tượng thứ nhất là ý thức của chúng ta hay khởi niệm. Cái đối tượng thứ hai là cái thân của chúng ta bị cảm thọ. Cái đối tượng thứ ba là chúng ta bị hôn trầm, thùy miên hay buồn ngủ. Đó là ba cái đối tượng mà làm cho cái tâm vô lậu của chúng ta không thể kéo dài được thời gian. Ai cũng có, nhưng mà muốn cho nó có được thời gian dài thì rất là khó khăn. Phải tu tập.

(4:06) Cho nên cái chân lý thứ tư của đạo Phật đó là Đạo Đế. Mà Đạo Đế đó là cái chương trình giáo dục đào tạo của đạo Phật, để giáo dục người ta tu chứng quả A La Hán. Chứng quả A La Hán. Chứ không phải muốn tu là tu đại. Tu theo đạo Phật không có nghĩa là vào chùa để lạy Phật, để cầu chư Phật gia hộ hay hoặc niệm Phật để cầu Vãng Sanh. Điều đó là một cái điều tưởng, không thể thực tế.

Đạo Phật dạy chúng ta bốn chân lý rất rõ ràng, tám lớp học, Đó là Bát Chánh Đạo. Cái chân lý thứ tư. Và đồng thời đức Phật xác định cho chúng ta có ba cách tu học Giới - Định - Tuệ. Như vậy một người tu sĩ của đạo Phật, hãy đi vào cái lớp Giới học đầu tiên. Cũng như một đứa bé mà muốn lên Đại học, học để trở thành một bác sĩ, một kiến trúc sư, một kỹ sư hay hoặc là một thạc sĩ, một tiến sĩ thì phải đi từ lớp Tiểu học, rồi mới lên Trung học. Rồi Đại học, rồi mới tốt nghiệp. Thì cái chương trình của đạo Phật nó cũng y như vậy.

Giới, học xong cái lớp Giới thì mới chuyển qua cái lớp Định. Học xong cái lớp Định mới được chuyển qua cái lớp Tuệ. Chứ không thể nào mà chưa học Giới, mà đi vào cái lớp Định mà tu tập được. Cho nên hầu hết tất cả mọi người đang tu tập Thiền Định, mà giới luật không nghiêm chỉnh, thì những người này đều tu thiền định của ngoại đạo. Không thể nói rằng Thiền Định của đạo Phật được.

Mỗi giới luật nó phải 5 năm tu học ở trong Bát Chánh Đạo, chứ không phải giới luật học có một năm. Mà 5 năm rất là rõ ràng, cụ thể để chúng ta thông suốt được giới luật đức hạnh. Từ 5 giới cơ bản, căn bản nhất đó là năm giới nhân bản. Cho đến 10 giới của người xuất gia gọi là 10 giới Sa Di, đến 250 giới của người tỳ kheo Tăng, 348 giới của người tỳ kheo Ni. Tất cả những giới luật như vậy là nó nói lên được oai nghi chánh hạnh của một người tu sĩ khi đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nín, ăn, uống. Tất cả mọi cái đều thể hiện cái oai nghi, cái đức hạnh của nó.

2- LỚP NGŨ GIỚI

(6:32) Một người tu sĩ không thể ăn ồ ạc như một người ngoài thế gian. Một người tu sĩ không thể ăn mặc xốc xếch, phải ngay ngắn, hẳn hòi. Đi phải khoan thai, nhẹ nhàng chứ không có được vội vàng. Đó là cách thức tu tập của người tu sĩ, phải sống đúng giới luật không thể khác được. Và người cư sĩ mà đã thọ Tam quy, Ngũ Giới thì có 5 giới của người cư sĩ. Và 5 giới của người cư sĩ là 5 đức hạnh, chứ không phải 5 giới luật suông.

Giới thứ nhất cấm sát sanh thì đức Phật dạy, dạy không nên giết hại chúng sanh. Không nên giết hại chúng sanh tức là dạy chúng ta Đức Hiếu Sinh hay lòng thương yêu của chúng ta đối với sự sống của muôn loài. Nghĩa là từ con vật nhỏ cho đến con vật lớn, chúng ta không được giết hại và cũng không ăn thịt chúng sinh, tức là không ăn thịt chúng sanh. Bởi vì còn giết hại, còn ăn thịt chúng là chúng ta đã huân cái sự đau khổ vào thân tâm của chúng ta. Vì thế con người còn giết hại chúng sinh và ăn thịt chúng sinh là phải còn phải mang thân đau khổ và còn mang thân bệnh tật. Bởi vì huân sự đau khổ vào thân của chúng ta, nuôi dưỡng thân chúng ta bằng sự đau khổ thì thân chúng ta phải bệnh tật, không thể nào tránh khỏi. Đó là nhân với quả phải trả.

Vì vậy mà giới thứ hai của đức Phật dạy chúng ta không tham lam, trộm cắp. Mà, nếu mà chúng ta còn tham lam, trộm cắp thì tức là chúng ta đã gieo cái quả nghèo khổ, đói rách, lang thang. Hầu hết là những người cơm ăn không đủ, áo mặc không đủ là do cái lòng tham lam, trộm cắp, lấy của người không cho. Tức là cái giới cấm của người cư sĩ, phải giữ gìn. Lấy mồ hôi nước mắt của mình làm ra bằng sức lực của mình thì đó là một điều tốt. Mà nếu mà mình làm sai là mình phải gánh chịu nghèo khổ đói rách.

Giới luật này nó xác định rất rõ ràng: Nhân nào quả nấy. Cho nên trong cái giới, trong năm giới của Phật gọi là 5 cái đức nhân bản, mà nhân quả. Hành động nào thì nó sẽ ra cái quả nấy, chứ không thể sai khác được. Cho nên trong cái luật nhân quả nó chi phối cả vũ trụ, sự sống ở trên hành tinh này. Dù nắng, mưa, gió, bão đều là do cái sự điều hành của điều hành của luật nhân quả. Cho nên tại sao có những nơi bão tố đến phá sập nhà cửa, giết hại người tại vùng đó? Có những nơi tại sao lại không có? Mà có những nơi lại thiên tai hỏa hoạn, động đất nơi đó? Đó là đều do chúng ta, những nơi đó đều gây tội ác. Hầu hết sóng thần, bão tố tạo nên giết hại nhiều người. Phần nhiều là những người chài lưới, đánh cá, những người bắt, giết hại chúng sanh rất nhiều. Tội ác đó phải trả bằng những cái quả là bệnh tai.

(9:38) Cho nên ở đây chúng ta thấy rất rõ ràng. Tại sao những người ở vùng núi cao lại bị trôi nhà, trôi cửa? Là tại vì như thế nào? Ở vùng núi đâu có nghĩa là những người toàn thiện. Họ toàn là những người săn bắn, giết loài vật trong rừng núi. Cho nên nhà cửa họ bị trôi, bị dạt, bị sập đổ là vì cái tâm ác. Nếu chúng ta sống toàn thiện thì đâu có cái nghiệp như vậy. Cho nên ở đâu mà người ta sống trong 5 giới của đạo Phật thì ở đó sẽ được bình an. Do cái hành động thiện đó, từ trường sẽ phóng ra và bảo vệ sự sống của họ được bình an, không có xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt. Đó là cái điều chắc chắn, bảo vệ cho chúng ta.

Cho nên ở đâu mà có những người sống đúng như học luật, giới luật của Phật thì ở đó sẽ được bình an. Ở đâu chúng ta cũng theo tu, mà chúng ta không sống đúng giới luật thì chúng ta đừng mong có được sự bình an, sẽ có những sự đau khổ. Vì thế đạo Phật rất rõ ràng, phải sống vào trong giới luật. Giới luật dạy: Sống không làm khổ mình, khổ người. Mà nếu sống còn làm khổ mình, khổ người là không phải giới luật của Phật. Nói một lời nói làm người ta buồn phiền, tức là sống không đúng giới luật Phật. Nói một lời nói an ủi làm cho người ta an ổn, làm người ta vui vẻ, làm người ta dễ chịu, đó là giới luật. Một hành động làm người ta đau khổ thì đó là hành động không đạo đức. Cho nên ở đây đạo đức của đạo Phật rất dễ dàng. Không làm khổ mình, khổ người mới gọi là đạo đức của đạo Phật.

Bởi vì đạo đức của đạo Phật để xây dựng con người chúng ta sẽ không còn sự xung đột và không còn chiến tranh. Còn bây giờ đạo đức của đạo Phật không có, cho nên sự xung đột hằng ngày xảy ra. Vì thế mà chiến tranh thế giới luôn luôn cũng còn không hết. Dù chúng ta có cầu khẩn cách gì thì vẫn không hết chiến tranh, vẫn không hết xung đột. Mà phải tự con người cứu lấy mình, bằng cách sống đạo đức không làm khổ mình, khổ người. Đây là cái mục đích chính của đạo Phật.

(12:00) Đạo Phật đem ra một cái sự thật, như hồi nãy Thầy đã nói “Bốn cái chân lý” của loài người. Thì cái chân lý thứ tư là cái chương trình giáo dục đào tạo, phải học từ năm lớp của giới luật đức hạnh và lớp tu tập là cái lớp Chánh Tinh Tấn. Thì phải tu pháp nào? Tứ Chánh Cần. Sau khi tu lớp Tứ Chánh Cần xong thì chúng ta, tâm chúng ta sẽ bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Chỉ trong vòng từ 30 phút đến một giờ. Từ đó chúng ta sẽ chuyển sang qua một cái pháp, pháp Chánh Niệm, tức là lớp Chánh Niệm, mà Chánh Niệm tức là Tứ Niệm Xứ.

Cho nên nghe nói Tứ Niệm Xứ hầu hết có nhiều trường thiền ở trên Phật giáo, trên thế gian này, ở trong các nước. Như nước Thái Lan, như Miến Điện đều có mở trường thiền tu Tứ Niệm Xứ. Nhưng một người cư sĩ giới luật chưa nghiêm chỉnh mà vào tu Tứ Niệm Xứ, làm sao đạt được? Một người tu sĩ còn ăn phi thời, một ngày 3-4 bữa. Còn uống nước trái cây phi thời như vậy làm thì sao tu Tứ Niệm Xứ được? Tứ Niệm Xứ là phải trải qua giới luật phải nghiêm chỉnh và thực hiện Tứ Chánh Cần, ngăn ác, diệt ác, sinh thiện, tăng trưởng thiện, tâm bất động.

3- TỨ NIỆM XỨ

(13:13) Do đó sau khi ngồi Tứ Niệm Xứ thì chỉ có trên thân quán thân, để tự khắc phục tham ưu. Trên các phương pháp Tứ Niệm Xứ là tự nó, nó nhiếp phục tất cả các ưu phiền ở trên thân, tâm của chúng chúng ta. Thí dụ như thân chúng ta đau nhức, một người quán thân trên thân thì thân tâm sẽ không còn bệnh đau nhức. Khi một người, một tu sĩ mà bị bệnh, thì người tu sĩ đó tu sai pháp, không đúng pháp. Một người tu sĩ theo đạo Phật mà tu đúng pháp thì không bao giờ có bệnh. Nghĩa là đối với đạo Phật, người tu sĩ theo đạo Phật làm chủ được bệnh tật rất là rõ ràng, cụ thể. Do phương pháp của Phật dạy.

Đầu tiên pháp tác ý đuổi bệnh, đó là Như Lý Tác Ý để đuổi bệnh. Ví dụ bây giờ đầu Thầy nhức, tức là bệnh đau đầu. Thầy nói: “Thọ là vô thường. Cái đầu hôm qua không đau, bữa nay đau là phải rời khỏi thân ta”. Thì ngay lúc đó Thầy sẽ tác ý một câu thêm là: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Rồi Thầy nương vào hơi thở, biết hơi thở ra vô. Và như vậy đến một lúc nào khoảng 5 phút, 3 phút, 2 phút hay hoặc là 10 phút thì cái đầu Thầy hết đau. Tại sao vậy? Tại vì tâm Thầy đã nương vào trong hơi thở mà không còn chú ý đến cái bệnh đau đầu của Thầy nữa. Từ đó cái đầu Thầy không đau nữa.

Đó là một cái phương pháp thực tế đưa cái tâm chúng ta rời khỏi cái cảm thọ đau của cái thân của chúng ta, thì cái thân bệnh sẽ ngay đó sẽ hết. Dù một cái bệnh ngặt nghèo cách gì thì đẩy lui bằng phương pháp này vẫn hết. Nhưng ai là người có lòng tin lời Phật dạy? Ai có biết được pháp Phật rất là vi diệu mà khỏi cần tốn một đồng bạc, một đồng xu gì trị bệnh tật của chúng ta không? Trị bệnh bằng phương pháp rõ ràng, cụ thể. Đó là một điều hạnh phúc rất lớn đối với chúng ta.

(15:18) Và nếu mà một người tu hành tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự thì trong khi đó chỉ cần trên thân quán thân là tự nhiếp phục tham ưu. Chỉ biết: “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”. Thì lúc bấy giờ chỉ nương vào hơi thở mà cảm nhận toàn thân, chứ không cảm thấy cái đau ở trên thân của mình. Không lo lắng cái đau của mình, thì ngay đó tức khắc là bệnh đau trên thân không còn có nữa.

Tuy nói trên thân quán thân tự nhiếp phục tham ưu, làm cho thân tâm chúng ta không còn ưu phiền nữa. Pháp Phật, lời dạy của đức Phật còn đó, ghi chép lại trong kinh Nguyên Thủy còn đó, chứ đâu phải là tự Thầy đặt ra. Mà chính chúng ta có đủ lòng tin để thực hiện pháp này hay không? Nếu chúng ta có đủ lòng tin thì thật sự ra chúng ta đã đẩy lui tất cả các chướng ngại pháp trên thân tâm của chúng ta. Để giúp chúng ta tâm bất động thanh thản, an lạc, vô sự.

Tu tập rất đơn giản, chúng ta chỉ cần ngồi chơi. Không phải cần ngồi xếp bằng, kiết già cho đau chân, cho mỏi mệt. Chúng ta chỉ cần ngồi trên ghế như Thầy như thế này. Thầy dạy chung cho các con thấy rằng cái sự tu tập của đạo Phật rất đơn giản. Ngồi tư thế nào cũng được, xếp bằng, bán già, kiết già cũng được. Tất cả mọi tư thế ngồi đều tu tập được, nhưng cái điều kiện mà chúng ta nằm là rất khó khăn. Vì nằm xuống dễ bị hôn trầm, thùy miên.

Và cái oai nghi đi đứng. Đi thì tốt, mà đứng lâu thì chúng ta không thể đứng lâu được. Cho nên với oai nghi đứng và nằm thì rất khó tu tập, chỉ có ngồi. Ngồi trong tư thế nào cũng được, đi trong tư thế nào cũng được. Nhưng đi khoan thai, nhẹ nhàng để chúng ta nhiếp tâm và từng đẩy lùi các chướng ngại pháp trong thân tâm của chúng ta, điều đó là điều tốt.

(17:18) Và Thầy muốn nói ở đây là muốn nói cho chúng ta nhận ra được cái tư thế ngồi. Ngồi như Thầy ngồi trên ghế. Chúng ta chỉ cần nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Rồi ngồi yên lặng nhìn trong đầu của chúng ta coi thử coi nó nghĩ ngợi cái gì? Trong khi chúng ta nhìn nó, là nó ít có nghĩ lắm. Cho nên vì vậy mà chúng ta lơ đễnh một chút xíu thôi, không chú ý kỹ một chút thôi, thì nó sẽ có một niệm khởi ra. Tại vì cái sức tỉnh thức của chúng ta chưa trọn vẹn, cho nên nó chỉ lờ mờ một chút là có một vọng tưởng xen vào. Và khi một cái niệm khởi ra mà sức tỉnh chúng ta biết ngay liền. Cho nên nó không tương tục kéo dài cái niệm đó ra được.

Vì vậy mà ngay lúc bấy giờ chúng ta tác ý: “Tất cả các niệm đều là ác pháp. Duy nhất chỉ còn một niệm là tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự mà thôi”, tác ý như vậy rồi yên lặng, thì chúng ta sẽ thấy sự bất động trong thân tâm của chúng ta. Và chúng ta ngồi yên lặng cho đến khi có một niệm thứ hai, thì chúng ta tiếp tục tác ý đuổi niệm đó đi. Sau khi đuổi niệm đó đi thì chúng ta lại ngồi yên lặng và tiếp tục cho đến khi từ 1 giờ, 2 giờ, 1 ngày, 2 ngày cho đến bảy ngày đêm tâm bất động.

Thưa quý vị một con người tu sĩ của đạo Phật không có ngủ quý vị, có nghỉ chứ không ngủ. Bởi vì ngủ còn mê muội. Tại sao người tu sĩ lại có nghỉ mà không ngủ? Họ rất tỉnh, họ không buồn ngủ. Là vì luôn luôn có trạng thái hôn trầm, thùy miên, buồn ngủ là họ đi kinh hành, họ phá sạch. Họ không bao giờ để cho có cái sự mà lặng mất không biết gì hết.

(19:03) Cho nên khi mà họ nghỉ, là tâm họ không nghĩ ngợi điều gì. Họ ngồi im lặng, tức là tâm nghỉ giống như người ngủ. Bởi vì cái người ngủ là họ quên đi, họ không có suy nghĩ. Mà các con thường mà không ngủ thì suy nghĩ chuyện này đến chuyện khác, cho nên tâm rất mệt nhọc. Do đó bị gọi là mất ngủ. Còn cái người tu của chúng ta ngồi yên lặng, tâm không nghĩ ngợi tức là tâm đang nghỉ ngơi. Nhưng mà rất tỉnh táo, biết hết tất cả mọi việc, nhưng không suy nghĩ gì cả. Đó là tâm đang nghỉ.

Thân thì ngồi bất động không làm một công việc gì cả, yên lặng mà an lạc chứ không phải mỏi mệt. Cho nên nó không có rung động thân, vì vậy mà thân đang nghỉ. Cho nên cái sự nghỉ ngơi của thân tâm như vậy, nó rất tỉnh táo. Cho nên nói nó không ngủ, chứ sự thật ra nó nghỉ ngơi. Còn chúng ta ngủ là chúng ta quên mất. Cho nên thân tâm chúng ta nó mới nghỉ ngơi được. Còn thức dậy là chúng ta nghĩ chuyện này đến chuyện khác không thể nằm yên, bất động được. Đó là chúng ta không nghỉ ngơi.

Để so sánh được cái người tu tại sao người ta không ngủ mà người ta lại không mất ngủ? Lại người ta lại, cơ thể người ta lại không bệnh, còn mình mất ngủ là mình bị bệnh? Là tại vì cái tâm của mình lăng xăng, lộn xộn, cái thân của mình động đậy hoài mà không im lặng. Đó thì cái người tu chúng ta có cái lợi, là chúng ta không ngủ mà rất là nghỉ ngơi. Cho nên suốt bảy ngày đêm không ngủ, tỉnh táo không niệm gì cả, thì tâm vô lậu hoàn toàn ở trên một cái trạng cái trạng thái bất động đó. Chắc ai ở đây cũng biết được từ 1 giây, 1 phút tâm bất động thì chúng ta kéo dài cái trạng thái đó ra đến bảy ngày đêm. Bởi vì đức Phật xác định rất rõ ràng ở trên Tứ Niệm Xứ. Bảy ngày, bảy tháng, bảy năm là chứng đạo.

(21:05) Vậy thì chúng ta bắt đầu tu theo đạo Phật thì bảy năm, từ Tứ Chánh Cần cho đến Tứ Niệm Xứ. Suốt bảy năm trời, tâm chúng ta mới được 5, 10 phút hoặc là 30 mươi phút, hoặc là một giờ tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Từ đó chúng ta tiếp tục trong 7 tháng nỗ lực tu tập kế tiếp nữa, xả tâm ly dục, ly ác pháp. Cuối cùng tâm chúng ta kéo dài được 1 giờ, 2 giờ tới một ngày, hai ngày cho đến suốt bảy ngày là người đó chứng đạo. Cho nên nói bảy năm, bảy tháng, bảy ngày là thế. Nghĩa là tâm bất động bảy ngày là người đó đủ Tứ Thần Túc. Bốn cái lực như thần để nhập các định. Bốn cái lực như thần để làm chủ được thân tâm này. Muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Đó là cái quyền làm chủ sự sống chết, cái quyền làm chủ nhân quả của một người tu hành.

Còn bây giờ quý vị không làm chủ được thân tâm của mình, là quý vị không đủ cái lực để làm chủ nó. Nó đau bệnh, mấy vị muốn biểu nó đừng đau bệnh thì nó không nghe, nó vẫn đau bệnh. Còn người tu sĩ chúng ta tu có Tứ Thần Túc. Khi thân bệnh người ta bảo: “Thọ là vô thường, cái bệnh này phải lui ra khỏi thân”, thì ngay đó cái bệnh sẽ không còn đau nữa. Bởi vì tâm họ đang ở trong cái trạng thái bất động, bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Cho nên thân này là thân nhân quả, nhưng không bị nhân quả chi phối, cho nên họ không bị đau khổ.

(22:38) Vì vậy họ muốn cái thân này chết lúc nào họ cũng làm chủ, chứ không phải đợi bệnh đau mới chết. Họ bảo bây giờ là chết thì hơi thở phải tịnh chỉ, nhập vào trạng thái của Tứ Thiền. Thì thân tâm họ vào trạng thái của Tứ Thiền, hơi thở ngưng lại. Và đồng thời trong khi ở trong trạng thái Tứ Thiền, họ tác ý bảo: “Xả trạng thái Tứ Thiền vào trạng thái bất động, bỏ thân này”. Thì ngay thân không còn thở, thì coi như thân đã chết rồi. Họ vào trạng thái bất động, nơi mà không còn tái sanh luân hồi nữa.

Như vậy chúng ta thấy rất rõ, tại sao chỗ đó không tái sanh luân hồi? Rất cụ thể. Là nhìn xung quanh chúng ta, mọi người ai cũng có tham, sân, si. Nhưng cái tâm của chúng ta hiện giờ là bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Mà tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự nó không còn tham, sân, si. Mà không còn tham, sân, si thì có tương ưng với ai đâu mà sinh làm con họ?

Cho nên chúng ta bỏ thân mà ở chỗ bất động thì đó là chỗ Niết Bàn. Chỗ Niết Bàn chứ không phải có cõi giới Niết Bàn, mà có trạng thái tâm vô lậu. Đó là cái chân lý của đạo Phật, cái đường đi cuối cùng của đạo Phật đạt được cái chỗ này. Chỗ này người chưa tu vẫn nhận ra được, mà người tu là đạt được bảy ngày đêm. Mà người sống được 7 ngày đêm trong trạng thái bất động này thì mãi mãi họ sẽ sống suốt đời họ trong trạng thái này khi họ còn sống. Nhưng họ khi chết họ cũng đều vào ở trạng thái đó, chứ không đi đâu hết. Cho nên họ chấm dứt tái sinh luân hồi.

Rõ ràng con đường của đạo Phật rất thực tế, cụ thể. Không cầu ai cứu khổ mình mà tự cứu khổ mình. Một người chửi mắng mình, mình cầu chư Phật gia hộ đừng sân, đừng giận dữ, không thể được. Mà tự mình phải hiểu rằng: “Sân là ác pháp, là khổ đau, tự mình làm khổ mình”. Cho nên mình không giận ai hết, mà còn thương người khác. Là tại vì mình hiểu “Đây là cái người đó đang ở trong nhân quả ác. Họ chửi mình là họ đang sống trong ác pháp, nên tha thứ và thương yêu, không nên giận họ”. Đó là cái hiểu biết của tri kiến, của một người tu giải thoát đã làm chủ. Cho nên mọi mọi ác pháp tác động vào, họ đều thấy thương yêu mà không có giận hờn, không đau khổ. Chính cái chỗ này, mới chính giải thoát. Vì vậy mà đạo Phật gọi là tri kiến giải thoát.

4- TUỆ TAM MINH

(25:25) Cái sự hiểu biết giải thoát của chúng ta bằng cái ý thức của chúng ta, chứ không phải bằng trí tuệ. Bởi vì trí tuệ phải từ Định nó mới có đủ trí tuệ gọi là Tuệ Tam Minh. Mà Tuệ Tam Minh thì chúng ta mới nhìn qua một đời quá khứ chúng ta. Như bây giờ quý vị ngồi đây, có ai biết đời trước mình là người nào không? Chắc không ai biết. Do đó quý vị chưa có đủ trí tuệ.

Còn đủ trí tuệ khi người ta muốn biết đời trước người ta là gì? Thì do đó người ta biết được ngay liền đời trước người ta là ai, tên họ là gì, ở làng nào, xã nào? Đó là trí tuệ của Tam Minh. Đó là Tuệ Tam Minh. Cho nên Tuệ Tam Minh nó xác định rất rõ ràng. Nếu chúng ta không biết thì đương nhiên chúng ta sẽ không tu tập, thì chúng ta sẽ không có nó. Cho nên nó có Tam Minh. Túc Mạng Minh là biết nhiều đời của chúng ta, chứ không phải một đời.

Thiên Nhãn Minh là con mắt nhìn không còn cái không gian. Nghĩa là cái vũ trụ mênh mông, nhưng chúng ta sẽ biết được ở trong vũ trụ này nó có bao nhiêu hành tinh sống. Chứ không phải có riêng trái đất của chúng ta là có hành tinh sống. Nhưng mà các nhà thám hiểm họ dùng phi thuyền, họ đi thám hiểm không gian. Nhưng mà trong một cái thái dương hệ của chúng ta, chứ không thể ra khỏi thế dương hệ chúng ta được. Vì khoa học chưa đủ sức để ra khỏi cái thái dương. Vũ trụ rất là mênh mông. Nhưng mà đối với cái người mà có Thiên Nhãn Minh thì vũ trụ không còn mênh mông, đang nằm trước mặt họ.

Cũng như cách vách bên kia, thì chúng ta ngồi đây không thể nhìn xuyên qua vách được. Nhưng mà cái người có trí tuệ Tam Minh, cùng đôi mắt này họ nhìn suốt qua vách bên kia được. Là không bị núi, sông, vách ngăn cách họ được. Họ biết bên kia là vật gì, có ai ngồi bên kia, có vật gì để bên kia vách. Họ đều thông suốt, đó là Tuệ Tam Minh. Mà gọi là Thiên Nhãn Minh.

Lậu Tận Minh là cái lậu hoặc của họ đã diệt sạch, không còn một phiền não nào trong thân tâm của họ, bệnh tật không còn làm chủ họ được, cho nên mới gọi là Lậu Tận Minh. Cái trí tuệ mà làm cho lậu hoặc họ sạch, không còn phiền não đau khổ. Đó là cái trí tuệ của Tam Minh. Cho nên khi một người tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, vô lậu thì tất cả Tứ Thần Túc thực hiện đủ. Mà Tứ Thần Túc thực hiện đủ, thì phải có Tam Minh, không thể nào thiếu được. Cho nên gọi là trí tuệ.

Còn bây giờ chúng ta không thể gọi cái sự hiểu biết của chúng ta bằng trí tuệ, mà gọi là kiến thức, hay hoặc gọi là ý thức. Sự hiểu biết chúng ta bằng ý thức chứ không phải bằng Tuệ Tam Minh được. Cho nên cái ý thức của chúng ta hiểu, mà bằng cách chúng ta tích tập những sự hiểu biết của mọi người từ xưa đến nay, đó gọi là kiến thức tích tập. Cũng như đọc kinh sách, chúng ta nghe đức Phật nói như vậy vậy chúng ta hiểu. Nhưng đó là cái hiểu của đức Phật chứ không phải hiểu của chúng ta. Cái hiểu biết mà học hỏi như vậy gọi là kiến thức, kiến thức của chúng ta.

(28:55) Cái ý thức của chúng ta, cái hiểu biết. Nhưng trong con người của chúng ta có sáu cái biết, chứ không phải có một cái biết của ý thức. Ý thức là một cái biết trong sáu cái biết. Mắt có cái biết của mắt, lỗ tai có cái biết của lỗ tai. Mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý thức của chúng ta, có sáu cái biết này. Sáu cái biết này gom lại gọi là tâm. Cho nên nghe chúng ta nói tâm, tưởng đâu là cái tâm là nó là cái ý thức của chúng ta, chúng ta lầm.

Ý thức là một cái biết của tâm, chứ không phải là toàn bộ sáu cái biết. Sáu cái biết này gồm lại mới gọi là tâm. Đó là quý vị đã hiểu rõ cái tâm và cái ý thức là cái nào. Cho nên nói tâm là quý vị biết hiểu đó là sáu cái biết: “Mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý thức”, gom lại gọi là tâm. Còn cái ý thức của chúng ta là cái suy nghĩ trong đầu của chúng ta, đó là cái ý thức. Chứ không thể gọi cái ý thức của chúng ta là cái tâm được. Đó là phân biệt rõ ràng từng chi li mới hiểu được những cái danh từ trong nhà Phật. Gọi như vậy mới hiểu được đạo Phật.

Cho nên tu đến đâu chúng ta phải hiểu đến đó. Cách thức tu tập thì rất đơn giản. Như hồi nãy Thầy ngồi Thầy nói ngồi đây mà chỉ cần nhìn vào cái ý của chúng ta coi nó khởi niệm gì. Từ cái ý nó mới có niệm, cho nên chúng ta tác ý đuổi tất cả các chướng ngại pháp. Chỉ còn giữ lại một pháp duy nhất, đó là tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Ngày ngày nỗ lực trong thất tu tập, không tiếp duyên ra ngoài. Sống độc cư, độc bộ, độc hành thì người này không bao lâu, chỉ cần 5-6 tháng, 7 tháng người đó sẽ chứng đạo.

(30:42) Đạo Phật không phải tu từ năm này đến năm khác. Mà biết được Phật pháp rồi, bền chí ngồi trong thất xả tâm. Cho đến khi tâm hoàn toàn vô lậu, bất động thì đó là chứng đạo. Tu đâu phải khó khăn. Cho nên nghe nói tu, quý vị tưởng rằng rất khó khăn. Chúng ta đâu phải tu làm Phật, chúng ta đâu phải tu để làm Thánh, làm thần? Mà chúng ta tu để được giải thoát, để làm chủ sự sống chết của mình. Muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Để làm chủ được bệnh đau trong thân tâm mình, để làm chủ được tâm mình, ai chửi mắng không giận hờn, không phiền não. Đó là mới tu chứ. Tu nó đem lại một sự lợi ích rất lớn cho bản thân của chúng ta, chứ không phải đem lợi ích cho người khác.

Cho nên ở đây, Thầy nhìn thấy quý Phật tử, nhìn thấy mọi người đang sống đau khổ. Nên mới cố gắng soạn thảo, viết bộ sách Đạo Đức Nhân Bản - Nhân Quả, sống không làm khổ mình, khổ người để mọi người hiểu biết. Để từ đó mình thấy cái trách nhiệm con người của mình. Mình phải nỗ lực tu để không làm khổ mình, khổ người. Để cứu mình, cứu người, để đem lại lợi ích cho mình, cho người, không còn làm khổ ai cả. Tạo cái thế gian của chúng ta trở thành Thiên Đàng, Cực Lạc chứ không phải đi tìm cái cõi Cực Lạc, Thiên Đàng nào cả.

Mục đích của đạo Phật là biến cuộc sống của loài người trên hành tinh này trở thành một cuộc sống an vui, bình an, yên ổn. Đó là sống đạo đức không làm khổ mình, khổ người. Và cái cuối cùng không làm khổ mình, khổ người đó là làm chủ sự sống, chết. Muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Đó là một người, một người đã chiến thắng giặc sanh tử. Đuổi giặc sinh tử ra khỏi, không còn làm nô lệ cho giặc sinh tử.

Tại sao hôm nay Thầy nói quý Phật tử và mọi người đang làm nô lệ cho giặc sinh tử? Bởi vì nó muốn chết thì quý vị không cãi được nó. Cho nên mình là đang nô lệ. Nó muốn ăn, nó sai mình đi ăn là mình không cưỡng lại, đó mình bị nô lệ, nó sai. Nó sai mình, nó bảo mình như thế nào, mình làm theo như thế nấy, đó là mình nô lệ cho giặc sanh tử. Cho nên tới chừng chết, nó bảo mình chết là mình chết, nó bảo mình sống là sống. Cho nên mình đang làm một cái người đang nô lệ cho giặc sanh tử. Một người tu chứng là một người đã đuổi giặc sanh tử ra khỏi, họ làm chủ được thân tâm mình. Đó là họ đã đuổi giặc ra khỏi.

(33:09) Còn bây giờ quý vị đang có mang một cái thân và đang bị giặc sanh tử chi phối, cai trị trong một cái đất nước của quý vị. Mà quý vị không chịu đứng lên tu tập, không chịu đứng lên để đuổi giặc ra khỏi đất nước, để chủ quyền được thân tâm của mình. Thân tâm của quý vị là thân tâm của một cái giặc sanh tử. Nó đang sai khiến, nó đang điều khiển thân tâm của quý vị. Chứ quý vị không điều khiển được thân tâm của quý vị. Quý vị chỉ biết nghe nó sai làm sao, quý vị làm vậy. Bảo ăn thì đi ăn, bảo uống thì đi uống. Nó bảo uống rượu là uống rượu, bảo hút thuốc là hút thuốc, bảo làm cái gì thì quý vị làm theo. Tới chừng quý vị đau bệnh thì rên la, thì quý vị cũng không làm sao làm chủ được.

Cho nên cái này là đều bị chi phối ở trong cái giặc sanh tử. Nó tạo cho quý vị trở thành những người nô lệ, bị sai khiến. Cho nên ở đây một người tu hành là người ta nỗ lực, người ta đuổi giặc sanh tử ra khỏi thân tâm người ta, để người ta hoàn toàn làm chủ được thân và tâm. Cho nên vì vậy mà đạo Phật ra đời để giúp cho chúng ta thoát ra những cái khổ của kiếp người, của kiếp người là vậy.

Đến đây quý Phật tử có ai muốn hỏi gì thì cứ hỏi, Thầy sẽ trả lời. Còn không thì Thầy xin phép Thầy về, để Thầy còn lo làm công việc nữa. Bây giờ muốn hỏi Thầy gì không? Cứ hỏi, đừng có ngại ngùng gì cả.

5- TỤNG KINH PHÁP HOA CÓ LỢI ÍCH KHÔNG?

(34:36) Phật tử (chú Tâm): Mô Phật, con kính bạch Thầy. Dạ! Con kính thưa Thầy. Vừa qua trong cái đoàn bốn huynh đệ của con, là quý vị có hỏi đến cái tụng kinh Pháp Hoa thưa Thầy! Theo Thầy nói thì những cái kinh điển Đại Thừa là không phải lời nói của Phật. Nhưng mà ở đây người ta tụng kinh Pháp Hoa, người ta thấy cũng có rất nhiều lợi ích. Kính mong Thầy từ bi, hoan hỷ chỉ dạy cho chúng con?

Trưởng lão: Về kinh Pháp Hoa là một cái loại kinh tưởng của Đại Thừa mấy con. Cho nên mình tin vào kinh đó. Mình tụng niệm mà mình thấy có cái hiện tượng gia đình mình được bình an hoặc là những cái tai qua nạn khỏi. Thì thật ra bình an, tai qua nạn khỏi đều do nhân quả. Nhưng mà tụng kinh này, mấy con khi mà tụng kinh thì mấy con phải có làm một cái điều thiện, làm một cái điều tốt như thế nào, nó mới chuyển nhân quả mấy con. Chứ không thể mà mấy con cứ làm ác rồi mấy con cứ tụng kinh này đi, để cầu khẩn một cái điều gì thì không được. Mà chính những cái hành động tụng kinh là khéo nhắc nhở mấy con thôi. Nhưng mà sự thật ra nó hướng dẫn cho mấy con đi vào một cái bình an của tưởng mà thôi.

Thầy nói "tưởng" không có nghĩa là mình tưởng bình an đâu. Mà cái lực của tưởng nó tạo cho chúng ta có cái trạng thái bình an đó. Mà do cái hành động thiện của chúng ta, do hành động nhân quả của chúng ta. Chứ không thể mà mấy con làm ác, mà mấy con tụng kinh Pháp Hoa. Ví dụ bây giờ mấy con đi ăn trộm, ăn cướp của người ta đi. Rồi mấy con tụng kinh Pháp Hoa cho đừng bị bắt ở tù, thì điều này không có thể kinh Pháp Hoa làm cái điều đó được. Các con hiểu điều đó.

Cho nên cái lợi ích này là do cái lợi ích của mấy con. Nghe người ta nói tụng kinh Pháp Hoa là có lợi ích như thế này, thế khác thì mấy con cứ tụng kinh Pháp Hoa và mấy con sống thiện. Thì cái sống thiện đó nó sẽ chuyển biến, nó sẽ thay đổi. Nó làm cho gia đình của các con bình an, chứ không phải kinh Pháp Hoa. Nhưng mà nhờ kinh Pháp Hoa tin tưởng đó, mà mấy con mới làm điều thiện, các con phải hiểu điều đó. Không lẽ tôi tụng kinh mà tôi làm điều ác nữa sao? Không lẽ tôi tụng kinh mà đi ăn cướp, ăn trộm của người ta nữa sao? Phải không? Mình nhớ rằng như vậy. Cho nên do cái hành động thiện. Bởi vì luật nhân quả mà.

(36:57) Ở đây cho nên đức Phật nói: “Các con tự thắp đuốc lên đi, ta không cứu khổ”. Mà không lẽ kinh Pháp Hoa này tự cứu khổ mấy con được sao? Như vậy mấy con đi sai cái lời của đức Phật dạy sao? Có phải không? Cho nên mấy con thấy được sự bình an khi mà tụng kinh nó có hiệu quả, là mấy con phải nghĩ rằng cái hành động sống của mấy con có thiện ở trong đó. Nhưng vì cái lòng tin của mấy con vào kinh Pháp Hoa mà mấy con sống thiện. Nếu không có kinh Pháp Hoa này thì chắc chắn mấy con sẽ làm ác. Những cái hành động đó mấy con có ngờ được. Nhưng mà chính nhờ tụng kinh Pháp Hoa mà thực hiện được cái lòng thiện. Nhưng nó đâu có trọn vẹn, bởi vì mấy con cầu tha lực. Cho nên mấy con có cái sự ỷ lại “Bây giờ mình tụng kinh Pháp Hoa là được bình an”. Cho nên nó bình an chỉ một phần nhỏ nào thôi, không có trọn vẹn đâu mấy con.

Đó, cho nên vì vậy thật sự kinh sách Đại Thừa cũng đều dạy chúng ta đi vào chuyện thiện. Nhưng mà cứu cánh cuối cùng để làm chủ sự sống chết thì nó không dạy chúng ta được. Nó không biết cách nào mà dạy. Cho nên nhiều khi nó dạy chúng ta sống trong cái tưởng.

Như bây giờ các con thấy kinh bên Tịnh Độ dạy chúng ta niệm Phật: “Thất nhật nhất tâm bất loạn chuyên trì danh hiệu A Di Đà Phật dữ chư Thánh chúng hiện tại kỳ tiền”. Thì cái câu kinh Phật Di Đà đã dạy chúng ta như vậy, niệm Phật được nhiếp tâm như vậy. Không ngờ khi chúng ta dùng câu niệm Phật như vậy là bị ức chế tâm. Ức chế tâm nghĩa là ý thức chúng ta không khởi niệm. Không khởi niệm nữa thì: “Thất nhật nhất tâm bất loạn loạn chuyên trì” mà, đâu có niệm nữa. Do đó nếu mà mấy con nỗ lực tu thì mấy con thấy nó trở thành vô niệm, nó vô niệm.

(38:32) “Tôi không niệm mà tại sao trong đầu tôi cứ niệm Phật?”. Đấy! Mấy con thấy sẽ rất nguy hiểm, là tưởng niệm. Mấy con tưởng rằng vô niệm là sẽ thành tựu, là sẽ chết được thành. Nhưng mà sự thật ra mấy con thấy cảnh giới Cực Lạc đều là do người ta vẽ ra, chứ đâu phải có cảnh giới Cực Lạc thật. Cho nên thí dụ như bây giờ mấy con niệm tới cái chỗ đó, mấy con thấy hiện cái cảnh giới Cực Lạc Tây Phương. Đều là do trong kinh nó diễn tả ra cảnh giới đó, chứ đâu phải có cảnh giới đó thật. Không có cảnh giới đó thật đâu mấy con.

Một khi tâm mấy con còn tham, sân, si mà ai dám rước mấy con vào cõi Phật, thì cái đất nước của người ta còn gì? Mà trong khi mấy con không lo giảm tham, sân, si của mấy con, mà chỉ lo câu niệm Phật để cho được nhất tâm. Mấy con thấy những người mà niệm Phật họ có hết tham, sân, si không?

Có nhiều người đang tụng kinh, đang niệm Phật mà nghe ở sau nhà bếp của mình đánh lộn: “Tao mà không mắc tụng kinh niệm Phật là tụi bay chết”, có phải không? Không! Thầy nói thật mà mấy con. “Tức quá mà! Bây giờ mình ngồi tụng kinh mà nó làm rầm rầm ở đằng sau, thì thử hỏi, mình ngồi đây mình ngồi tụng yên không?”. Cho nên vì vậy mà cái tâm mình nó còn sân đây mà. Thì thử hỏi ai dám rước mình về cõi Cực Lạc được không?

Thầy ví dụ bởi vì cái phương pháp đó nó không thể làm chúng ta ly dục, ly ác pháp sạch được, nó chỉ ức chế ý thức. Cho nên mấy con thấy Thầy bảo mấy con, thực sự ý thức chúng ta làm việc, chứ đâu phải diệt ý thức. Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự thì ngồi yên lặng. Im lặng cái đầu của chúng ta không niệm, mà khi có niệm thì chúng ta tác ý. Mà tác ý tức là ý thức chúng ta làm việc chứ, cho nên ý thức chúng ta không bị diệt.

Còn mấy con không tác ý, mấy con cứ ngồi đây, mà như pháp môn mà Thiền xả tâm, biết vọng liền buông. Có một niệm khởi ra buông liền, có một niệm khởi ra buông liền. Cái ý thức có tác ý nữa không? Thì mấy con sẽ diệt ý thức mất rồi, thì mấy con sẽ lọt. Cũng giống như một người mà nương vào hơi thở hoặc là nương vào câu niệm Phật. Mà cứ niệm Phật để cho ý thức đừng có khởi vọng tưởng ra, thì lúc bấy giờ đó họ sẽ lọt trong cái ức chế tâm của họ rồi. Cho nên họ lọt ở trong cái trạng thái của bất động. Nhiều khi họ vì cái chỗ đó mà họ rơi vào Không Vô Biên Xứ Tưởng. Nó lọt trong Không mấy con. Rồi họ tưởng rằng lọt ở trong Không đó là đúng sao mấy? Nó sai mấy con.

(40:45) Bây giờ Thầy nói thẳng, nói thật cho mấy con thấy, như cái Thiền sư Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường chứ gì? Mấy con có nghe cái nhục thân của hai Ngài để lại, đất nước Việt Nam chúng ta có hai cái nhục thân để lại rõ ràng mà. Đó là lọt vào trong thiền tưởng Không Vô Biên Xứ mà không biết cách ra. Bởi vì vô đó mình vô thì tự nó vô rồi, nó vô Không rồi, mà giờ ra thì không biết làm sao ra? Cho nên không biết làm sao ra thì đến cái lúc nào đó thì nó phải bỏ thân thôi. Các con hiểu không? Thì nó coi như là lọt trong cái trạng thái đó, trạng thái Không Vô Biên Xứ thôi, không thể nào mà đi ra khỏi được. Cho nên từ đó cái thân nó chỉ ngồi đó, nó chịu đựng đến một thời gian nào đó. Mà cái tâm mà không ra, thì nó không hoạt động được. Nó không hoạt động được thì cái thân phải chết luôn.

Cũng như một người nhập Tứ Thiền nó có 49 ngày, nghĩa là hơi thở không thở 49 ngày. Mà ngoài 49 ngày là cái thân phải diệt luôn, nó không thể nào mà nó cứu vãn được. Bởi vì cái thân nó chỉ không thở được cái thời gian nó ở trong cái Định đó. Nó chỉ có thời gian đó 49 ngày thôi, ngoài 49 ngày là nó không được. Các con thấy nó có sự quy định rất rõ ràng, chứ không phải là muốn cái nào, được cái nấy đâu. Không phải vậy.

Đó, cho nên vì vậy mà trong cái sự tu tập nó phải cẩn thận, phải có người kinh nghiệm dạy chúng ta. Cho nên vì vậy mà kinh Pháp Hoa nó có lợi ích, nhưng mà nó lợi ích rất nhỏ mấy con, không lớn đâu. Lợi ích bằng cái thiện pháp của chúng ta mà thôi. Mấy con hiểu được cái điều này thì mấy con thấy là kinh Pháp Hoa hay nói chung là tất cả các kinh sách Đại Thừa, nó không có đường lối dạy chúng ta để làm chủ sự sống chết. Không có đường lối dạy chúng ta ly dục, ly ác pháp, mà có cái đường lối cầu cạnh tha lực nhiều. Tha lực nhiều trong kinh Pháp Hoa.

Thì kinh Pháp Hoa là một cái loại kinh tha lực nhiều nhất. Ai cũng muốn gia đình mình bình an, mạnh giỏi thì nên tụng kinh Pháp Hoa. Thì thật sự ra chúng ta thấy có sự bình an, mạnh giỏi chứ không phải là không. Nhưng mà nó không phải là kinh Pháp Hoa chuyển mà chính hành động thiện của chúng ta đã chuyển được cái đời sống chúng ta được bình an. Bây giờ mấy con còn hỏi gì Thầy thêm nữa không?

6- NHỮNG KINH SÁCH NÊN ĐỌC

(43:05) Phật tử (chú Tâm): Mô Phật. Dạ kính bạch Thầy, xin Thầy từ bi chỉ dạy cho chúng con kinh thư, kinh điển bây giờ thì rất là nhiều, thì kính bạch Thầy, Thầy hoan hỷ cho chúng con biết là những cái kinh nào là những lời gốc của Phật dạy? Thầy từ bi chỉ dạy?

Trưởng lão: Ừ, các con nên, người Việt của chúng ta thì nên đọc cái tạng kinh mà do Hòa Thượng Minh Châu dịch. Do Hòa Thượng Minh Châu Dịch. Nhưng mà trước khi muốn hiểu được cái nghĩa lý của tạng kinh Pali này, mà Hòa Thượng Minh Châu dịch thì mấy con phải đọc qua kinh sách của Thầy. Thầy mới giảng từ chữ, từ nghĩa, từ cái ý của từng câu ở trong kinh sách này. Thì mấy con mới đọc sách kinh Nguyên Thủy của Hòa Thượng Minh Châu dịch, thì mấy con rất dễ hiểu.

Còn không khéo mấy con đọc nhiều câu, mấy con không hiểu. Như đọc vô cái câu, cái bài kinh Lậu Hoặc, đức Phật nói có tác ý : “Có Như Lý Tác Ý thì lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị diệt”. Thì như vậy mà nếu không đọc kinh sách Thầy thì câu này mấy con không biết cách nào mà tu hết. Ở trong kinh Lậu Hoặc nghĩa là dạy cho mình không còn lậu hoặc thì đức Phật dạy: “Có Như Lý Tác Ý thì lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị diệt”. Câu dạy nó ngắn gọn như vậy thôi, nhưng mà mình sẽ không, khó, rất khó hiểu. Mặc dù trong kinh đó có giải thích, nhưng chữ “lậu hoặc” mấy con cũng thấy nếu mà không có người giải thích thì mấy con biết lậu hoặc là cái gì đây? Có phải không? Mà Như Lý Tác Ý là như sao? Các con không có hiểu danh từ này.

(44:35) Nhưng mà Hòa Thượng thì dịch như vậy, nhưng cái kinh nghiệm tu thì người ta biết Như Lý Tác Ý là phải từ cái ý thức của mình, như cái lý đạo mà tác ý ra. Như Lý Tác Ý tức là dẫn tâm vào đạo, mấy con có hiểu không? Mà lậu hoặc thì người ta nói cái sự đau khổ. Bây giờ tâm chúng tôi đang giận nè, đang tức giận, cho nên vì vậy đó là lậu hoặc. Vậy thì muốn hết tức giận này, chúng tôi phải làm sao? Đó làm sao? Thì phải như cái lý mà của Phật đã dạy đó, mình tác ý ra thì cái lậu hoặc này nó sẽ hết. Phải không? Cho nên có lậu hoặc thì tác ý thì lậu hoặc nó sẽ hết. Đức Phật nói vậy mà.

Vậy thì bây giờ tôi đang sân nè, thì mà tác ý mà làm sao cho cái tâm sân tôi hết? Thì vậy, mình theo cái câu mà đức Phật đã trạch pháp sẵn cho mình, đã chọn lựa sẵn cho mình rồi, thì do đó mình sẽ tác ý, phải không? “Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra”. Rồi bắt đầu bây giờ hít vô, thở ra 5 hơi thở, 10 hơi thở. Rồi tác ý: “Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra”. Hít vô thở ra chừng khoảng 5 hơi thở, 10 hơi thở, nhìn lại coi thấy cái tâm sân mình mất rồi. Bây giờ nó không còn sân như hồi nãy nữa, thì biết rằng cái câu tác ý đó nó giúp cho cái tâm sân của mình, nó không còn sân. Các con hiểu không?

Cho nên nó có những cái câu mà đức Phật đã viết sẵn cho chúng ta rồi, để giúp chúng ta. Thí dụ như bây giờ cái tâm của chúng ta đang có những cái niệm này, niệm kia khởi trong đầu chúng ta. Thì đức Phật dạy “An tịnh tâm hành, tôi biết tôi hít vô; An tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”. Rồi mình hít vô thở ra. Nương hơi thở hít vô thở ra. Rồi một chút xíu mình tác ý nữa, rồi một chút xíu tác ý nữa. Cứ tác ý thì cái tâm lăng xăng, lộn xộn nó sẽ an ổn trở lại.

Cái thân của mình đau nhức thì đức Phật quán: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô; An tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, thì cái thân của chúng ta sẽ không còn đau nhức nữa. Bây giờ hôn trầm, thùy miên thì đức Phật cũng cho, cũng viết sẵn cho mình một cái câu, một cái câu để cho mình đuổi hôn trầm, thùy miên: “Với tâm định tĩnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tĩnh tôi biết tôi thở ra”. Rồi hít vô, thở ra rồi tác ý. Hít vô, thở ra một hơi thở thì tâm chúng ta hết hôn trầm, thùy miên.

Đó là cách thức đuổi chướng ngại pháp ở trên thân của chúng ta mà đức Phật đã vạch sẵn cho chúng ta từng câu như vậy. Mà từng cái câu sẵn như vậy, đó gọi là Như Lý Tác Ý. Đó, mấy con hiểu nghĩa như vậy, mới biết áp dụng vào cái đời sống tu tập của chúng ta.

Cho nên mấy con đọc kinh sách Đại Thừa thì chỉ biết cầu khẩn. Mấy con thấy kinh gì của Đại Thừa là dạy chúng ta cầu khẩn, chứ không có dạy cách chúng ta tu. Cũng như kinh Kim Cang mấy con thấy dạy chúng ta: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”. Trời đất ơi! Trụ cái chỗ mà không có trụ thì tâm kia nó sẽ sanh ra. Đó mấy con thấy bây giờ không có chỗ nào trụ. Ngồi im lặng như thế này thì mới thấy được cái biết của chúng ta nó lặng lẽ, thì cái tâm kia nó sanh ra. Nhưng mà cái phương pháp để giữ nó thì không có. Cho nên cuối cùng thì biết đó mà làm không được. Các con thấy chưa? Cho nên cái phương pháp của Đại Thừa nó không rõ ràng.

(47:48) Còn trái lại thì đạo Phật dạy chúng ta để giữ gìn cái tâm bất động thì có pháp như lý, phải không? Mình tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, rồi im lặng một chút xíu. Rồi tác ý nữa, im lặng một chút xíu tác ý nữa. Nó có phương pháp dẫn nó từng bước, từng bước, từng phút từng giây. Cho nên đến cuối cùng nó thuần thục thì nó được kéo dài ra. Còn kia không có pháp, tự mình phải lo xả, tự mình. Nhưng mà thực sự ra nỗ lực tu mà ráng thì có cái đối tượng thì bị ức chế, mà không có đối tượng thì tu không được, không vô. Cho nên, nhiều khi cái pháp nói thì lý luận thì rất hay, nhưng mà thực hành thì khó thực hành quá. Còn cái phương pháp của Phật thì người nào cũng có thể thực hành được, người nào cũng có thể làm được vì nó có phương pháp.

Cho nên, mấy con vừa rồi, có phật tử yêu cầu Thầy: “Kinh nào nên đọc?”. Thầy nói: “Kinh mà lợi ích nhất thì đầu tiên mấy con đọc Giới Luật Của Phật”. Mà giới luật của Phật dạy đạo đức sống không làm khổ mình, khổ người, quá tuyệt vời. Bởi vì cái bộ sách đạo đức từ ở trong giới luật của Phật mà viết ra thành cái bộ sách đạo đức. Do đó mà mọi người đều được đọc những cái đạo đức. Ví dụ như: Về giới cấm sát sanh, không nên giết hại chúng sanh thì nói cái Đức Hiếu Sinh. Do đó mình mới tìm hiểu cái lòng thương yêu của con người như thế nào? Thế nào mà để không làm khổ mình, không làm khổ người? Từ đó chúng ta thông suốt. Thông suốt thì chúng ta sẽ thương yêu mà không làm khổ người khác, thì đó qua thực tế rồi chứ gì?

Thì đó là cách thức tu của đạo Phật để dạy chúng ta thấm nhuần từng cái hành động mà cuối cùng chúng ta được giải thoát, cuối cùng chúng ta được giải thoát. Sự tu tập có lợi ích như vậy đó, rất lớn như vậy đó. Cho nên trong cái sự tu tập của chúng ta thì nên đọc kinh sách Nguyên Thủy. Vì kinh sách Nguyên Thủy có nhiều bộ kinh chứ không phải là một bộ kinh: Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tăng Chi Kinh, Tương Ưng Kinh. Đó, Thì mấy con phải đọc những bộ kinh này nó sẽ giúp cho mấy con. Cái nào mà không hiểu thì mấy con sẽ tìm một vị thầy, người ta có kinh nghiệm tu chứng, người ta giải thích nghĩa lý ở trong đó. Đức Phật dạy rất rõ ràng, cụ thể.

(49:57) Chứ đừng tìm những người mà Đại Thừa thì họ không giải thích được. Thì họ sẽ giải thích qua góc độ Đại Thừa, nó làm cho mấy con sai lệch cái nghĩa, cái nghĩa lý của nó. Ví dụ như cái Tâm, đức Phật nói cái Tâm Bất Động. Thì ở bên kinh sách Đại Thừa, nó sẽ dạy là cái Tâm Không, cái Tâm Không. Trí tuệ Bát Nhã mà, cái Tâm Không. Nhưng mà sự thật đức Phật muốn nói cái tâm bất động là người ta, nghĩa là người ta chửi mắng mình mà mình không giận hờn, không phiền não. Đó là tâm bất động chứ không phải không ngơ. Nó không phải là “Sắc tức thị Không, mà Không tức thị Sắc” đâu, nó không phải vậy. Cho nên, nó không phải là trí tuệ Bát Nhã mà nó là cái kiến thức, ý thức của chúng ta. Kiến thức, ý thức của chúng ta nhìn mọi vật mà nó thông suốt được cái đạo đức, cho nên nó không bị chướng ngại trong tâm nó. Đó là cái kiến thức, chứ không phải là cái trí tuệ gì cả, mình phải hiểu như vậy.

Cho nên đức Phật nói tri kiến giải thoát tức là ý thức giải thoát. Mà ý thức giải thoát thì phải học, phải tu, chứ không thể không học, không tu mà được. Đó mấy con thấy, mình có học mình mới hiểu, cái ý thức mà, mình phải có học. Cũng như một người mà một người còn nhỏ mà không đi học, bây giờ lớn lên thì kể như là không biết chữ, không đọc chữ được. Các con thấy không? Không học làm sao mà biết chữ được. Có học mới có đọc chữ, mới có biết chữ được. Đó thì mấy con thấy cái kiến thức của con người, cái ý thức của con người, nó phải học tập, nó mới có cái kiến thức của nó. Thì cái sự tu tập này nó cũng vậy, cũng phải học tập. Bây giờ mấy con còn có hỏi thêm gì Thầy nữa không?

7- TRONG TỨ TRỌNG ÂN THÌ ÂN NÀO QUAN TRỌNG NHẤT?

(51:30) Phật tử: Mô Phật. Thầy! Con xin hỏi về vấn đề tu. Phật tử chúng con thì mới tập tu, về vấn đề Tứ trọng ân, bốn cái ân, Ân Tam Bảo, Ân Đất Nước, Ân Thầy Tổ Và Ân Cha Mẹ, thì cái ân nào quan trọng nhất Thầy cho con biết? Con cảm ơn Thầy.

Trưởng lão: Ừ! Nói chung bốn cái ân này gọi là Tứ trọng ân, là bốn cái ân trọng rất trọng. Thì cái ân sinh thành cha mẹ là cái ân quan trọng nhất con. Bởi vì không có cha mẹ sinh thành thì mình không có. Cho nên ân thầy Tổ vẫn phải sau cái ân của cha mẹ. Bởi vì người sinh thành mình mới có mình. Mà có mình bây giờ mới có thầy Tổ dạy. Mà không có cha mẹ sinh mình thì thầy Tổ dạy ai đây, con hiểu không? Cho nên bây giờ không có cha mẹ sinh thành mình thì cái ân đất nước này con có không mà gọi là ân đất nước? Cho nên cha mẹ là trước tiên hết mấy con, ân trước tiên. Cái ân đó là ân trọng, trọng ân nhất là ân của cha mẹ.

Còn những cái ơn khác đều là lần lượt nó sắp xếp theo thứ tự của nó mà chúng ta thọ bốn cái trọng ân này, bốn cái trọng ân này. Nếu không có đất nước độc lập, nếu không có một cái đất nước yên ổn hỏi chúng ta ở yên được không? Cho nên chúng ta phải nhớ cái ơn, nhớ cái ơn của tổ tiên, đất nước của chúng ta. Nếu mà không có tổ tiên của chúng ta vùng dậy để đuổi giặc ra khỏi đất nước, thì đất nước chúng ta bị nô lệ và bây giờ mình trở thành những người nô lệ cho đất nước khác. Họ muốn sai chúng ta làm gì, họ lôi đầu chúng ta ra. Họ muốn giết chúng ta lúc nào họ cũng làm được hết, bởi vì họ đâu có thương mình. Chỉ có người Việt mình mới thương người Việt. Đó, cho nên vì vậy cái ơn đất nước cũng nặng lắm.

Mà cái ơn đất nước không có nghĩa là mình nhớ cái ơn của những người đang sống đây mà tổ tiên từ xưa đến giờ. Trưng Vương, Triệu Ẩu là những tổ tiên của chúng ta. Người đã gây dựng được đất nước này, đã đem lại được cái nền độc lập từ xa xưa kia, chứ không phải mới đây. Và gần đây là những người phải trải xương máu để đuổi giặc ra khỏi đất nước, để đem lại sự độc lập cho đất nước chúng ta, thì cái ân đó làm sao chúng ta quên mấy con? Trong đó có cô bác, có anh chị em chúng ta đã chết trên mảnh đất này chứ đâu phải không! Đó là cái ân đất nước. Nói ân đất nước tức là nhớ ơn của những người đã vì quê hương này mà để đem lại cái sự độc lập cho dân tộc của chúng ta. Đó là chúng ta nhớ ơn đất nước.

Thầy muốn nói như vậy để thấy rằng câu hỏi về Tứ trọng ân rất nặng, nhưng cái nặng nhất là ân cha mẹ, làm người đừng quên cái ơn của cha mẹ. Nghĩa là khi cha mẹ cực khổ, nuôi mình lớn khôn mà hở một chút, mình nuôi lại cha mẹ có một chút thì này, nọ kia, rằng kia đủ thứ thì không nên làm điều đó, không nên. Mấy con nhớ kỹ những điều mà Thầy nói không nên làm điều đó. Hôm nay, mấy con hỏi Thầy gì thêm nữa không?

(54:16) Phật tử: Dạ, Mô Phật, con có Thầy con dạy nói ơn cha mẹ là ơn nhỏ nhất Thầy, ơn đó là ích kỷ, nhỏ mọn. Thành thử ra tụi con cũng rất là đau khổ, tụi con cũng thấy là ơn cha mẹ rất là lớn, nhưng mà tại tụi con cho là nó nhỏ bé, nên nếu tụi con phụng dưỡng cha mẹ tuổi già mà đầy đủ quá thì coi như là ích kỷ với chúng sanh, như vậy là có lỗi, Thầy con dạy như vậy là như thế nào? Thầy cho con biết?

Trưởng lão: Ồ! Không đúng con ạ. Một mặt là con phải phụng dưỡng cha mẹ. Đó là cái ơn mà của mọi người đền đáp công ơn là phải phụng dưỡng cha mẹ, không được nặng lời khi cha mẹ già yếu. Cái thứ hai mấy con đem chánh pháp dạy cho cha mẹ tu tập là mấy con báo hiếu thứ nhất đó mấy con. Nuôi dưỡng cha mẹ mà để cha mẹ mình trong ác pháp là cha mẹ mình còn đau khổ mấy con. Mà nuôi dưỡng cha mẹ, mà đem đạo đức, đem đạo Phật dạy cho cha mẹ mình để giữ cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, tức là mấy con đã đại hiếu đó mấy con. Đền đáp công ơn đó mới là xứng đáng với công ơn của cha mẹ sinh mình nuôi. Chứ đâu phải là ơn của cha mẹ là nhỏ đâu, lớn lắm đó mấy con. Có Thầy, có con ra đời ở trên đây, cái ơn của cha mẹ là rất lớn mấy con. Không có cha mẹ là không có mình đó, nên mình phải biết ơn đó. Con hỏi Thầy con!

Phật tử: Thưa Thầy cho con hỏi ạ. Trong kinh Thầy dạy về bốn cái định, xin Thầy giảng rõ cho con rõ là Định Chánh Niệm Tĩnh Giác, Định Niệm Hơi Thở, Định Vô Lậu và Định Sáng Suốt. Là bốn cái định đấy Thầy giảng trạch cho nó rõ ràng bốn cái, bởi vì con chưa rõ, đó là ý thứ nhất.

Ý thứ hai con xin hỏi Thầy là: đối với Định Vô Lậu. Thì như Định Niệm Hơi Thở, thì Thầy dạy là mười chín hơi thở, thì con có thể hiểu được. Nhưng mà Định Vô Lậu thì con không thể nào hiểu được. Bởi vì nó có giống quán vô lậu không ạ? Thưa Thầy giảng rõ để con được hiểu?

Ý thứ ba nữa là: chúng con rất ít được học hành. Cho nên là con cũng muốn là Thầy dạy đi đứng, nằm, ngồi. Thì đứng thì không đứng lâu được, nằm thì không nên được rồi, ngồi thì như Thầy dạy. Vậy chúng con muốn được trực tiếp chiêm ngưỡng thầy dạy chúng con đi năm, ba bước để chúng con lấy cái hình bóng đấy để chúng con tu tập hàng ngày ạ. Con xin.

8- ĐỊNH CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC

(56:36) Trưởng lão: Ở đây thì đi hơi trật. Giờ thì Thầy nói như thế này để giải thích cho mấy con. Có bốn cái loại Định mà mấy con làm người cư sĩ phải tập luyện. Đó là bốn cái phương pháp đầu tiên để tập luyện cho nó thuần thục. Mà nó thuần thục rồi thì mấy con mới đối trị tất cả những cái chướng ngại pháp mới được. Đi là định Chánh Niệm Tĩnh Giác, như con nói Định Chánh Niệm Tĩnh Giác tức là đi kinh hành. Đi kinh hành có ba cái phương pháp đi kinh hành, chứ không phải là một phương pháp. Đi mình biết mình đi. Mình đi 10 bước, mình đứng lại mình tác ý, rồi mình tiếp tục mình đi, phải không? Đó là cái phương pháp thứ hai. Đi cái phương pháp kết hợp với cái hơi thở của mình. Đi mười bước, rồi đứng lại hít thở 10 hơi thở, rồi tiếp tục bước đi 10 bước nữa. Và cứ như vậy cho đến khi hết giờ rồi mới nghỉ. Đó là chánh niệm tĩnh giác, vừa kết hợp với hơi thở, vừa đi.

Còn bây giờ kết hợp trong cái tư thế ngồi. Vừa đi kinh hành 10 bước, rồi ngồi xuống xếp chân lại. Rồi hít thở 5 hơi thở. Rồi đứng dậy đi kinh hành. Con có đọc cái chỗ đó chưa? Phải không? Rồi đứng dậy đi kinh hành. Tức là thấy cái hôn trầm, thùy miên mình nặng quá cho nên đi. Rồi ngồi xuống. Ngồi xuống hít thở 5 hơi thở. Rồi đứng dậy đi nữa. Rồi ngồi xuống hít thở 5 hơi thở. Cứ đứng lên, ngồi xuống như vậy đó. Đó gọi là đi trong cái chánh niệm tĩnh giác để làm cho chúng ta không còn hôn trầm, thùy miên.

(58:01) Nhưng lúc bấy giờ còn hôn trầm, thùy miên nữa thì chúng ta lại phải đi thêm những cái bước khác hơn nữa. Cho nên vì vậy mà khi chúng ta muốn bước đi “Chân mặt bước”, thì: “Giở gót lên”, thì chúng ta giở gót lên, “giở chân lên” chúng ta giở chân lên. Tác ý từng hành động của một cái chân của chúng ta, để rồi chân mặt bước được rồi thì tới chân trái bước. Cũng tác ý từng hành động của nó: “Giở chân lên, giở gót lên, giở chân lên, đưa chân tới, hạ chân xuống, hạ gót xuống”, phải không? Con thấy, đó là cái phương pháp gọi là pháp Thân Hành Niệm. Nó cũng là cái mục đích để phá hôn trầm, thùy miên. Người mà tập luyện pháp môn này nó sẽ có một cái nội lực rất đặc biệt. Khi bảo: “Giở chân lên” thì nó có một cái sức nó đẩy chân chúng lên. Bảo: “Đưa chân tới”, nó đẩy chân chúng ta tới. Tự lực nó đẩy chứ không phải là chúng ta dùng cơ mà đưa chúng ta tới. Mình tu tập thì nó sẽ có một cái lực như vậy.

Nhưng mà cái lực này, nếu mà chúng ta không khéo, nó sẽ trở thành một cái lực tưởng, cái lực tưởng. Bởi vì tâm chúng ta chưa hết tham, sân, si. Cho nên nó có một cái lực kỳ lạ thì chúng ta nên dừng lại, tu tập ít lại, đừng tăng thời gian lên. Khi thấy nó có lực thì tu tập ít lại chứ không được tu nhiều. Vì tu nhiều nó sẽ đẩy mấy con bay ra cửa. “Giở chân lên” là nó đẩy té ra hay hoặc là nó sẽ, nếu mà tu tập bền chí nó sẽ nhấc mấy con đi như đi trên mặt đất. Nghĩa là mình bước mà bước khơi khơi trên mặt đất, nó đẩy. Cái lực nó đẩy cái cơ thể của mấy con được nâng lên, nâng lên.

Cho nên cái phương pháp này phải được một người có kinh nghiệm dạy. Không khéo thì mình bị lực tưởng, rất là nguy hiểm. Từ đó mình chấp rằng mình tu có thần thông. Bởi vì mình đi mà đi trên mặt đất mà. Bước ở trên mặt đất khơi khơi, khơi khơi bước như vậy theo cái ý mình tác ý trong đầu của mình thì nó bước khơi khơi đi. Thì người ta nhìn thấy mình đi ở trên mặt đất là người ta quá kinh phục. Cho nên cái này cần nên lưu ý, đừng có nên để cái trạng thái đó, không được.

Bởi vì mục đích của đạo Phật không phải luyện thần thông, mà có thần thông như vậy là sai, không đúng. Nhưng Thầy muốn nói cho mấy con biết cái pháp đó nó thực sự ra pháp Thân Hành Niệm, nó luyện thần thông, nó đầy đủ những cái thần thông mà khi chúng ta muốn. Nhưng ở đây Thầy không dạy. Thầy không dạy tại vì Thầy biết khi thần thông mà tâm mà ly dục, ly ác pháp mà chưa hết, là nó sẽ đưa cái người đó ham danh, ham lợi đi biểu diễn, thì đó là cái chết của quý vị. Cho nên vì vậy phải lưu ý, phải nhớ kỹ trên vấn đề pháp Thân Hành Niệm. Mục đích của nó là để tập phá hôn trầm, thùy miên mà thôi, chứ không được tập sai nó.

9- ĐỊNH SÁNG SUỐT VÀ ĐỊNH VÔ LẬU

(1:00:43) Về cái Định Sáng Suốt, tức là thư giãn. Sau khi tu tập đi kinh hành thì mình ngồi lại thư giãn, tức là giữ tâm mình sáng suốt, để rồi mình nghỉ ngơi, gọi là Định Sáng Suốt.

Còn Định Vô Lậu thì mình tư duy suy nghĩ. Cũng như bây giờ suy nghĩ về cái thân mình là thân bất tịnh. Bất tịnh như thế nào? Xét nó bất tịnh như thế nào, thế nào? Thì do đó mình thấy rõ ràng là cái thân mình quá là bẩn, quá bẩn thỉu. Mình xét cái thân mình vô thường thì mình xét như thế nào? Mình xét từ lúc bé mình là đứa bé tí xíu, bây giờ lớn rồi sắp sửa mình sẽ thành ông già, thì cái sự thay đổi như vậy gọi là vô thường. Đó là mình quán, mình tư duy mà, mình tư duy. Và mình nhìn các pháp, cái nhà mình mới cất đây nó mới, nhưng mà 5 năm, 10 năm sau nó cũ, đó là sự vô thường. Rồi nó dột hoặc nó hư chỗ này hoặc chỗ kia, thì đó là sự vô thường của cái nhà. Cho nên, có sự vô thường thì phải có sự hoại diệt; có sự chết; có sự mất; có sự hư hao; có sự bị tan nát; bị rã tan không còn nữa. Đó là cái sự vô thường.

Mà người tu quán như vậy, người tu mà tư duy suy nghĩ như vậy đó gọi là Định Vô Lậu. Làm cho chúng ta không dính mắc vào thân. Cho nên mọi pháp đều đến với chúng ta thì chúng ta thấy các pháp đều vô thường, không có pháp nào là ta, là của ta hết. Do cái sự tư duy mà chúng ta thông suốt. Cho nên bây giờ chúng ta chỉ cần tác ý cái ý như vậy là chúng ta không dính mắc vào các pháp. Thậm chí như người ta chửi mình, mình thấy đây là nhân quả. Các pháp đều vô thường có gì đâu mà lại phiền não, lại giận hờn thì ngay đó tâm các con không giận người ta chửi mình. Vì cái quán xét như vậy cho nên làm cho cái tâm mấy con vô lậu, cho nên gọi là Định Vô Lậu. Phải không? Nó vô lậu. Nó vô lậu tức là không còn đau khổ, không còn phiền não, không còn giận hờn, gọi là Định Vô Lậu.

10- ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ

(1:02:44) Còn Định Niệm Hơi Thở, nó tới 19 cái đề mục. 19 cái đề mục là 19 cái phương pháp để đẩy lui các chướng ngại pháp. Các con thấy chưa? Nếu mà, chứ không phải lấy hơi thở mà tu để mà nhập thiền định, không phải. Hơi thở không có tu nhập thiền định được. Vì vậy mà các Tổ lại hiểu sai về Định Niệm Hơi Thở, cho nên mới đẻ ra phương pháp Lục Diệu Pháp Môn. Sổ, Tùy, Chỉ, Quán, Hoàn, Tịnh, để tâm mình yên lặng mà không niệm nào, có phải không? Bước đầu mình sổ tức, rồi bắt đầu mình mới không sổ nữa. Mình mới tùy tức, tức là nương hơi thở. Rồi bấy giờ mới bỏ hơi thở. Rồi mới hoàn toàn để cho tâm mình bất động, tức là nói đến cái Phật tánh của mình rồi, mà phải đi vào con đường sổ tức. Cho nên các Tổ nương vào hơi thở để đi vào cái chỗ tâm bất động, bất động mà bất động ức chế. Cho nên cái Phật tánh của các Tổ tức là cái bất động. Cái bất động không phải là bất động tâm mà bất động ức chế ý thức.

(1:03:54) Đó các con thấy không? Bây giờ có vị Tổ nào mà thực hiện được cái chỗ tâm bất động để thanh thản, an lạc, vô sự mà có Tứ Thần Túc? Có Tứ Thần Túc sao các ngài không thực hiện Tứ Thần Túc? Cho nên vì vậy nó không thực hiện đúng con đường này. Cho nên con đường này ức chế tâm. Còn con đường mà tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, có ý thức có dừng không? Đang tác ý mà làm sao dừng? Cho nên ý thức không bị dừng mà tâm bất động. Đó là cái chỗ khác của Đại Thừa và của Nguyên Thủy của Phật.

Cho nên ở đây, 19 cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở là 19 cái phương pháp để đối trị các chướng ngại pháp. Bây giờ tâm ngồi đây mà cứ lăng xăng, lộn xộn, nghĩ ngợi, nghĩ hoài mà không hết thì có cái đề mục dạy: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô. An tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”. Ngồi đây kiết già, cái chân nó tê, rồi bắt đầu nó đau nhức. Làm sao đây cho nó hết? Thì đạo Phật dạy chúng ta cái đề mục hơi thở: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô. An tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Bảo cái thân này nó an ổn lại, nó không có được tê, nó không được đau. Thì một hơi sau, thì cái thân nó không còn tê, không còn đau nữa.

Còn không mấy con ngồi đó riết rồi, trông cho nó hết giờ mau để xả ra để chịu hết nổi. Đó là cái sai. Nó không có phương pháp để đối trị được cái cảm thọ. Còn đạo Phật dạy trong Định Niệm Hơi Thở có phương pháp cảm thọ. Tâm giận hờn thì quán ly sân. Tâm tham muốn thì quán ly tham, “Quán ly tham tôi biết tôi hít vô. Quán ly tham tôi biết tôi thở ra”. Đó là cái đề mục mấy con, các con thấy không? Còn bây giờ mấy con buồn ngủ, hôn trầm lười biếng thì mấy con “Quán ly si tôi biết tôi hít vô. Quán ly si thôi biết tôi thở ra”. Đó là cái đề mục để chúng ta ly được cái tâm hôn trầm, thùy miên để mình ly cái tâm si của chúng ta, cái tâm lười biếng. Đó là cách thức có cái đề mục để chúng ta tu tập.

(1:05:57) Bây giờ mấy con tu Tứ Niệm Xứ thì trên Định Niệm Hơi Thở nó có cái tâm, có cái đề mục để quán thân của mấy con “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô. Cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”. Các con thấy cái đề mục đó để dạy chúng ta tu Tứ Niệm Xứ chứ gì? “Cảm giác toàn thân” tức là quán thân, các con hiểu không? Mà nương vào hơi thở thì cái thân hành nội của chúng ta vừa biết hơi thở mà vừa cảm nhận toàn thân, tức là trên thân quán thân. Mà một người trên thân quán thân thì nó tự nó, nó khắc phục tham ưu. Tất cả các ưu phiền đều là bị phá diệt, bị diệt sạch, bị ly ra hết, không còn ở trên cái trạng thái mà quán thân đó còn một chút xíu nào. Chứ không phải ngồi ở trên đó mà có niệm khởi, phiền não, chướng ngại pháp rồi mới tác ý đuổi như Tứ Chánh Cần, không phải. Tứ Niệm Xứ tự nó khắc phục tham ưu. Cho nên trên thân quán thân là nó đã khắc phục tham ưu rồi.

Đó thì mấy con thấy cái Định Niệm Hơi Thở là 19 cái đề mục đó là 19 cái bài pháp để đối trị. Để đối trị các chướng ngại pháp trên thân tâm của chúng ta. Có cái chướng ngại nào đó thì chúng ta sẽ dùng Định Niệm Hơi Thở để đuổi ra khỏi thân tâm, mấy con có hiểu không? Cho nên vì vậy mà chúng ta tu từng cái đề mục cho nó đạt được kết quả. Sau này khi chúng ta ngồi lại xả tâm mà thấy có chướng ngại gì xảy ra trên thân tâm thì dùng những cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở mà quét ra. Để bảo vệ và giữ gìn cái tâm chúng ta “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Đó là cái chính của nó.

Còn cái Định Niệm Hơi Thở nó chỉ là cái phương pháp phụ để trợ giúp, để trợ đạo, để làm cho cái tâm chúng ta bất động mà đuổi tất cả các chướng ngại pháp ra. Nghe rõ rồi chưa, mấy con thấy không? Đây là mới tu bốn cái pháp này chứ. Chứ không khéo mà chúng ta tu gì? Còn không phải là các con cứ tác ý tu hết các cái đề mục này rồi, cái tiếp tu tới cái đề mục khác. Cũng tác ý rồi hít thở, tác ý rồi hít thở. như vậy không kết quả gì hết, tu uổng công. Cho nên vì vậy bây giờ tu về cái gì? Bây giờ tu cái phần nào? Thí dụ như bây giờ nhiếp tâm và an trú “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra” tức là tập nhiếp tâm. Bây giờ tập an trú: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Rồi hít vô, thở ra không tác ý nữa thì cái tâm nó sẽ an trú ở trong cái hơi thở. Còn mình tác ý đều đều đó là cách nhiếp tâm, chứ không thể gọi là an trú. Đâu nó ra rõ ràng cách thức tu tập, cái nào nó ra cái nấy. Cho nên mình không biết, mình cứ cái nào cũng hít vô, hít ra, hít vô, hít ra hoài thì nó có đi đâu, nó không tới đâu. Tu tập cho đúng cách, đúng pháp thì nó sẽ mang lại lợi ích cho mấy con.

Đó, bài pháp dạy mà nếu mà không có kinh nghiệm, thì mấy con đưa cái bài pháp ra thì mấy con sẽ tu sai, phải có người dạy, mà người ta dạy kỹ lưỡng hẳn hoi, từ cái đề mục. Rồi sau khi người ta cho mình áp dụng vào cái phương pháp Tứ Chánh Cần ngăn ác diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện. Có chướng ngại nào đó thì bây giờ gặp chướng ngại này con phải dùng cái định niệm đề mục của hơi thở này để đẩy lui nó. Gặp cái chướng ngại kia mấy con phải dùng cái gì để đẩy lui nó? Thì mấy con sẽ đẩy lui tất cả các chướng ngại pháp, các con hiểu không? Đó là cách thức tu tập của bốn cái loại định, bốn cái loại định đầu tiên. Nhưng mà sau khi áp dụng cho những cái phương pháp khác để bảo vệ và giữ gìn cái tâm bất động của mình.

11- NHỮNG BỘ KINH PHẬT THUYẾT

(1:09:19) Trưởng lão: Hỏi thêm Thầy cái gì nữa không con? Con có hỏi Thầy gì thêm nữa không con?

Phật tử (chú Tâm): Dạ, xin Thầy từ bi hoan hỷ. Dạ thưa Thầy, nhiều lúc con thắc mắc là như Thầy chỉ đọc năm bộ kinh của Hòa Thượng Minh Châu dịch thưa Thầy. Nhiều lúc con nghĩ không lẽ trong 49 năm hoằng pháp của đức Phật, chỉ có năm bộ kinh đó thôi thưa Thầy.

Trưởng lão: Có bao nhiêu đó thôi. Nghĩa là trong 49 năm mà dạy đạo cho người tu tập, thì chỉ những cái bài kinh trong cái tạng kinh Nguyên Thủy đó mà thôi, chứ không dạy một cái bài kinh nào khác nữa. Bởi vì đạo Phật là đạo thật, cho nên không có dạy mình mơ hồ một cái gì. Ngay cái bài đầu tiên của kinh Nguyên Thủy mấy con thấy đức Phật xác định pháp môn căn bản là: “33 cõi trời là cõi tưởng tri chứ không phải liễu tri”. Nghĩa là cái cõi tưởng chứ không có cõi thật. Như vậy là không có thể dạy chúng ta có một cái cõi nào khác hơn hết. Mà không có dạy chúng ta cái pháp nào tưởng hết. Cho nên vì vậy mà tất cả những kinh tưởng là đều người sau viết, để gán cho Phật, để tạo cho người ta tin thôi. Chứ sự thật ra các Tổ viết.

Vì vậy mà 49 năm thuyết pháp, đâu có nhiều. Phật pháp đâu có nhiều. Cô đọng lại Thầy chỉ có một bài pháp duy nhất để mà mọi người dễ tu nhất đó là: “Thời Khóa Tu Tập Trong Thời Đức Phật”. Các con thấy, nó có 9 pháp tu, mà 5 pháp đầu để nói về oai nghi tế hạnh, giới luật và 4 pháp sau là phân chia ban ngày tu cái gì? Rồi ban đêm canh một tu cái gì? Canh giữa tu cái gì và canh cuối tu cái gì? Đức Phật dạy rất rõ ràng, đâu có nhiều. Nếu nhiều thì người ta làm sao tu được con, nhiều quá nó lộn xộn. Mà đạo Phật nó thực tế, cho nên nó cô đọng lại. Chỉ có một pháp đẩy lui các chướng ngại pháp trên tâm chúng ta, để hoàn toàn tâm chúng ta bất động, tức là tâm vô lậu. Có mục đích đó thôi, không có gì nhiều. Vì vậy mà tất cả kinh mà thấy Thiên Kinh Vạn Địa đều là người sau viết, người sau viết.

(1:11:29) Phật tử: Kính bạch thầy, cái bức hình này là có người ta nói đây là bức hình của thời Đức Bổn Sư chưa xuất gia. Kính bạch Thầy! Thầy hoan hỷ chỉ dạy cho chúng con được rõ.

Trưởng lão: Đức Phật chưa xuất gia thì đức Phật còn trẻ lắm, thì làm gì mà có cái hình ông già này. Có phải không? Đức Phật xuất gia còn rất trẻ mấy con, rất trẻ, chứ đâu có già vậy. Mới có 19 – 20 tuổi thì mấy con nghĩ sao? Có phải không? Như vậy hình này ông già chứ sao? Nói như vậy là nói sai rồi.

Phật tử (chú Tâm): Dạ! Thưa Thầy vậy là không phải?

Trưởng lão: Không phải.

Phật tử (chú Tâm): Dạ! Con cảm ơn Thầy.

Phật tử: Thời xưa thì để có ánh sáng thì người ta đốt lửa, cái lửa nó tạo ra ánh sáng. Cách đây vài trăm năm thì người ra cũng còn đốt đèn. Thì sau này, có cái đèn lật ngược trở lại là cái đèn điện. Thì sự thật ánh lửa của cái đèn điện nó cũng đem lại ánh sáng. Qua mấy lần con tiếp xúc với cô Út, thì hình như cô Út có một cái quan niệm là: Hữu xạ tự nhiên hương. Thì thật ra sau này thì có chị Phước chị đã đưa sách của Thầy vô trong thư viện quốc gia để cho các nhà nghiên cứu người ta đọc. Thì hôm nay có nhà sách Ngọc Linh, là một cái nhà sách mà phân phối rất nhiều sách của các Thầy. Thì con kính mong Thầy cho cô Út được tiếp xúc với nhà sách Ngọc Linh, để cái sách của Thầy được nhiều người đọc. Để cho ánh sáng nó một ngày nó được phát tán ra nhiều hơn. Dạ xin cảm ơn Thầy!

12- ƯỚC MONG CHÁNH PHÁP PHẬT ĐƯỢC PHỔ BIẾN

(1:13:06) Trưởng lão: Cái điều đó là cái điều mà Thầy mong ước mấy con. Để rồi cái sách của Thầy đi đến, để người ta biết được cái đường lối của đạo Phật. Cái mục đích của Thầy là chấn chỉnh, dựng lại cái phương pháp của đạo Phật. Nó quá thực để giúp cho mọi người thấy được cái đúng của đạo Phật. Mà hầu hết những cái phương pháp mà các kinh sách bây giờ nó phủ trùm lên cái giáo lý của đạo Phật, nó làm mất cái đường lối của đạo Phật. Bởi vì đọc kinh sách của Đại Thừa mấy con không còn biết cái đường nào mấy con tu theo đúng đạo Phật. Và vì vậy mà giới luật nó cũng không còn nghiêm chỉnh được. Cho nên các Thầy đều phạm giới, phá giới là một nỗi đau. Mà Thầy thì chỉ mong muốn từ các Thầy hiểu biết được rõ ràng, để chúng ta trở về Giới, Định, Tuệ.

Vì vậy mà kinh sách được các nhà phân phối, được nhà nước chấp nhận, cho phép để được phổ biến rộng, đó là một niềm rất là ao ước của Thầy mấy con. Một niềm vui của Thầy. Thầy mong sao cho mọi người được đọc. Mà hiện giờ thì cái số người mà được biết Thầy, biết sách Thầy quá ít. Cho nên, Thầy mong rằng…​ Bởi vì đạo Phật là đạo của con người chứ không phải riêng của đạo Phật. Cho nên một cái người nào, dù một cái tôn giáo nào, dù không tôn giáo nào thì mấy con cũng vẫn ở trên bốn cái chân lý này. Mấy con sống đạo đức, không ngờ đạo đức của mấy con đang sống lại là đạo đức của đạo Phật.

Thí dụ như đạo đức Hồ Chí Minh, không ngờ đạo Phật đã là dạy đạo đức đó rồi. Cần - Kiệm - Liêm - Chính - Chí - Công - Vô - Tư. Không ngờ đạo Phật đã dạy cái điều đó rồi. Mà dạy còn đi vào những chi tiết cặn kẽ hơn nữa. Chứ không phải dạy một cách đại cương mà rất chi tiết từng cái hành động nhỏ, từng cái hành động đi, đứng, nằm, ngồi. Tất cả mọi hành động, cái đạo đức là sẽ không làm khổ mình, khổ người. Mà cái vô đạo đức sẽ làm khổ mình, khổ người. Như Đạo Đức Cẩn Thận. Mấy con không cẩn thận, mấy con đi ra mấy con sập lỗ là mấy con bị đau chân. Đá cục đá mấy con bị đau chân, đó là thiếu đức cẩn thận. Mà có đức cẩn thận thì mấy con sẽ tránh khỏi những sự đau khổ đó. Bởi vì đạo đức đem lại sự bình an cho mấy con mà, không làm khổ mình, khổ người. Thầy nói đơn sơ một cái hành động nhỏ thôi, đủ thấy rằng đạo Phật rất là chú trọng đến đạo đức mà gọi là Giới. Đó, thì được phổ biến Thầy mừng lắm!

Cho nên vì vậy đó, thì tất cả những điều này nên liên hệ với cô Út, nên liên hệ với cô Út. Cô sẽ cung cấp cho những cuốn sách đầy đủ. Và sắp sửa có những cái tập sách mỏng, tập gối đầu nằm và xin phép được. Thì khi mà được Nhà Xuất Bản Tôn Giáo cho phép in ra, thì những tập sách mỏng này mấy con sẽ đọc không ngán. Những tập sách này dày vậy nghe ngán quá. Nhưng nó cô đọng lại những cái tập sách mỏng, đầy đủ những cái phương pháp hành và những cái ý nghĩa rất là cô đọng. Để giúp chúng ta đọc nó không mất thì giờ, mà chỉ thực hiện được ngay cái đời sống chúng ta hàng ngày. Cho nên những tập sách mỏng của Thầy sẽ sắp ra đời để giúp cho chúng ta không mất thời giờ nhiều, phải không?

13- PHẬT TỬ THƯA HỎI

(1:16:29) Trưởng lão: Các con hỏi Thầy gì?

Phật tử: Dạ thưa Thầy là giờ này cũng đã tới giờ trưa.

Trưởng lão: Vậy hả con.

Phật tử: Dạ! Cũng vì sức khỏe của Thầy và cũng như là để buổi trưa các quý vị thọ trai.

Trưởng lão: Thôi bây giờ Thầy xin có lời cảm ơn các quý phật tử đã đến đây nghe Thầy nói. Rồi rồi được rồi.

Phật tử: Dạ thưa Thầy, nãy Thầy nói là con là hít thở là: “Quán ly tham tôi biết tôi hít vô, quán ly tham tôi biết tôi thở ra”, xong rồi cái mình hít vô, thở ra. Như vậy, mình có thể phân tích ra rằng: “Quán ly tham tôi biết tôi hít vô”, cái mình hít vô được không không thầy?

Trưởng lão: Được

Phật tử: Hay là: “Quán ly tham tôi biết tôi thở ra”, cái thở ra?

Trưởng lão: Thở ra. Được! Mình chia làm 2 phần. Hai lần. Rồi mình theo đó mình hít vô – thở ra. Mỗi một cái hơi thở hít vô thì một câu. Một hơi thở ra. Còn cái kia mình nhập lại, để rồi mình hít vô – thở ra, vừa một cái một tức của nó. Một tức của nó là một hơi thở vô ra gọi là một tức. Còn bây giờ con chia ra một tức, là một hơi thở hít vô và một hơi thở hít ra. Thì câu tác ý này nó nhằm để hít vô thì con hít vô. Rồi con tác ý câu kế nữa thì con lại thở ra. Được không sao hết.

Phật tử: Như thế nào cũng được hả Thầy?

Trưởng lão: Được không có sao hết, nó thì nó làm cho cái sự tập trung, cái sự tác ý của con nó nhuần nhuyễn, nó nhuần nhuyễn. Nó đúng không sai đâu con, ừ rồi.

Phật tử (chú Tâm): Dạ, kính bạch Thầy! Hôm nay đoàn phật tử chúng con về đây trước viếng Tu Viện Chơn Như. Đến thăm Thầy, được nghe Thầy giảng pháp thoại cho chúng con. Nay đã tới giờ thọ trai, chúng con cũng có, trước khi Thầy nghỉ thì chúng con thành tâm để cúng dường Thầy ít tịnh tài nữa, xin Thầy chứng minh cho lòng thành của toàn thể phật tử chúng con.

Trưởng lão: Rồi! Rồi! Thầy xin cảm ơn mấy con đã cúng dường. Thầy sẽ gởi cái số tiền này lại, đưa cô Út để mà cô lo lắng cơm nước nuôi chúng ở đây. Rồi! Thầy xin cám ơn mấy con. Thầy nhận rồi! Thầy cám ơn mấy con! Rồi mấy con sẽ gởi cho cô Út giùm Thầy, để cô Út lo cho chúng.

Phật tử: Dạ

Trưởng lão: Thầy cảm ơn mấy con, Thầy cảm ơn con. Thầy xin nhận cái sự cúng dường của con. Thầy cảm ơn con. Bây giờ con gởi cho cô Út, để cô lo cho chúng ở trong Tu Viện, rồi rồi con, được rồi. Xá thầy thôi con. Thầy gởi con, con sẽ đưa lại cô Út giùm Thầy.

Phật tử: Kính bạch Thầy, hôm nay con xin được về đây đảnh lễ Thầy, Thầy ban pháp cho con về nhà con tu tập theo đạo Phật để con được sáng suốt, con được giác ngộ, con biết cách để giải thoát trong tâm của con?

Trưởng lão: Con nhớ theo cái pháp tác ý đó con, con sẽ được giải thoát. Có chướng ngại gì con tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Tất cả các pháp đều vô thường, đừng có để tâm mình bận tâm”. Con tác ý vậy thì cái tâm con nó sẽ được bình an. Khi nào có gì, gọi điện thoại về gặp Thầy, Thầy sẽ chỉ dạy thêm. Cái gì mà khó khăn con, cái gì mà cái pháp này nó làm cho con không có thể giải quyết được, thì hỏi Thầy. Thầy sẽ góp ý, thì con sẽ có nhiều cái ý để mà con giải thoát được con, con yên tâm con.

Phật tử: …​

(1:19:59) Trưởng lão: Thầy sẽ nhận cái lòng của cúng dường, rồi sau này mà con có duyên, mấy con ráng tu được giải thoát mới hết khổ được, à rồi, con sẽ gởi cái này, gởi cho cô Út.

Phật tử (chú Tâm): Kính bạch Thầy, ở đây có mấy vị mới tới thưa Thầy. Muốn được quy y nương tựa Thầy. Dạ có mấy vị cũng, một vị thì muốn tới đây tu tập luôn. Một cô thì muốn tới đây xin phép Thầy cho tu tập một tuần. Dạ, xin phép Thầy cho mấy vị đây được đảnh lễ Thầy!

Trưởng lão: Mấy con quy y thì mấy con ghi cái tên tuổi mấy con. Thầy sẽ cho cái Điệp phái, Thầy cho pháp danh. Coi như là Thầy đơn giản để cho mấy con trở thành đệ tử của Thầy. Có cái tên của Thầy cho đặt cho mấy con, thì chừng đó thì mấy con sẽ ráng mà nỗ lực tu tập để được giải thoát mấy con.

Phật tử: Dạ! Con cảm ơn Thầy.

Trưởng lão: Sau đó con gởi cái danh sách đó cho cô Út, rồi Thầy sẽ ghi vào cái Điệp phái, Thầy sẽ gởi cho sau mấy con!

Phật tử: Dạ! Chúng con cảm ơn Thầy.

Trưởng lão: Rồi, Thầy xin chào mấy con! Xá Thầy thôi con, chật lắm mấy con.

(1:21:15) Phật tử: Quý vị ai muốn đảnh lễ Thầy thì lên phía trước, mấy cô lên phía trước.

Trưởng lão: Thôi xá Thầy thôi mấy con. Thôi bây giờ Thầy chào mấy con, mấy con còn đảnh lễ Thầy nữa, thôi rồi, mấy con xá đi.

Phật tử: Dạ! Con lần đầu cũng mới biết Thầy, chúc Thầy được nhiều sức khỏe.

Trưởng lão: Thầy cảm ơn con, con…​

Phật tử: Bạch Thầy!…​tu tập…​

Trưởng lão: Được con, con cứ đến đây, con sẽ gặp cô Út, rồi xin gặp Thầy thì cô sẽ báo cho Thầy biết. Thầy sẽ qua gặp con Thầy chỉ dạy con tu tập. Một tháng con cũng về, con tu tập, thì muốn gặp Thầy con xin gặp, không có gì.

Phật tử: Con muốn thỉnh mấy sách kinh của Thầy, kinh Nguyên Thủy?

Trưởng lão: Kinh Nguyên Thủy đó thì con nên đến Vạn Hạnh, ở đó nó sẽ đầy đủ. Cái nhà xuất bản Vạn Hạnh đó, kinh Nguyên Thủy đầy đủ lắm con. Nó ở đường Nguyễn Kiệm, Nguyễn Kiệm con. Con sẽ đến Nguyễn Kiệm Phú Nhuận qua Nguyễn Kiệm có một chút. Con sẽ đến đó thì coi như Vạn Hạnh đó, thì con sẽ ở đó rất đầy đủ kinh sách Nguyên Thủy. Còn con xin kinh sách mà Thầy, thì con sẽ nói cô Út cho, bộ Đường Về Xứ Phật, bộ Những Lời Gốc Phật Dạy. Thầy cho con.

Phật tử: Thưa Thầy, có đứa nhỏ này con của người bạn con, bệnh đó Thầy … cho cháu nó tinh tấn.

Trưởng lão: Ráng lên con, ráng về tinh tấn cho nó hết bệnh nghe con! Nhớ tác ý: “Cái bệnh gì ở trong thân này phải đi. Cái thân mạnh giỏi”. Nhớ tác ý vậy đó, vững vàng mấy con. Đừng có sợ bệnh thì bệnh nó sẽ đi thôi. Nhớ cái lời Thầy dạy con. Rồi rồi rồi sáng suốt nghe không! Rồi, thôi, thôi rồi rồi Thầy cảm ơn con.

(1:23:42) Phật tử: …​

Trưởng lão: Con về giữ gìn 5 giới, 5 giới đó con. Con giữ gìn đừng có vi phạm. Con ước nguyện cho con cái trong gia đình nó sẽ trở thành người tốt. Nhớ giữ 5 giới là nó chuyển đó.

Phật tử: …​ Bệnh gai cột sống, nó tê hết cả chân tay…?

Trưởng lão: Con tác ý như thế này này: “Cái bệnh cột sống của con đó, nó phải bình thường trở lại, không còn được đau cột sống nữa, đi lui ra”, con tác ý như vậy thì tối ngủ hoặc giờ nào rảnh con cứ tác ý: “Cái cột sống con phải bình thường trở lại, không còn được đau cột sống nữa”. Thì lần lượt cột sống của con nó đi. Ý thức lực của con, con cứ tác ý nó, rồi con nhớ cứ tác ý nó, rồi nó sẽ hết. Cứ tác ý thôi, Như Lý Tác Ý thôi…​ Cũng vậy. Cái đầu gối con đau, khớp con đau, cái chỗ nào con tác ý cũng sẽ hết, cứ nhớ tác ý. Còn khéo léo hơn nữa thì mấy con cứ nương vào hơi thở, hơi thở ra.

Phật tử: Dạ lạy Thầy, con ở lại một tuần tập tu, Thầy hộ trì cho con với nha Thầy?

(1:25:16) Trưởng lão: Rồi ráng tu tập đi con, rồi rồi ráng tu tập đi con, rồi rồi, ráng tu tập đi con, rồi rồi mấy con.

Phật tử: Dạ thưa Thầy, con có bệnh ung thư đó Thầy, con cũng xin Thầy chỉ dạy cho con?

Trưởng lão: Con về trị bệnh đó, con như thế này, bệnh ung thư đó, cái bệnh con ngặt nghèo lắm con. Tốt hơn là con phải tập nhiếp trong hơi thở, nhiếp hơi thở ra – vô đó con. Con bảo: “Bệnh ung thư này phải theo cái hơi thở mà ra. Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, rồi con hít vô – thở ra năm hơi thở 1, 2, 3, 4, 5, năm hơi thở vô – ra. Rồi con lại tác ý: “Bệnh ung thư này phải theo hơi thở mà ra”, rồi hít vô thở ra năm hơi thở. Cứ như vậy, cứ lúc nào con cũng tập như vậy. Sau một tháng hoặc là hai tháng, con đi khám lại ung thư sẽ hết. Con cứ về làm đi. Cố siêng năng, lười biếng thì không được nghe. (Thầy rờ đầu con một cái) Rồi rồi, ráng về mà trị bệnh đi, sẽ hết bệnh. Về đi con, rồi rồi, về mà tu tập cho nó xả tâm đi con, nhớ tác ý xả tâm: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”.

Phật tử: Dạ con cám ơn Thầy.

Trưởng lão: Rồi rồi …​ con giữ 5 giới, rồi con ước nguyện cho con cái nó tốt thì nó sẽ tốt. Con phải giữ gìn 5 giới. Con giữ gìn cho đúng 5 giới, tức là mình Phật tử là phải giữ gìn 5 giới. Mà khi 5 giới rồi thì con ước nguyện cái gì thì nó sẽ đạt thành cái ước nguyện của con, hiểu không?

Phật tử: Mô Phật, xin Thầy xoa đầu cho con để con được tu…

Trưởng lão: Rồi rồi, được, ráng cố gắng sau này tu tập giải thoát con. Đây! Ráng tu tập nghe con, rồi con.

Phật tử: …​

Trưởng lão: Con sẽ tác ý rồi nó sẽ hết con, nhớ không, về nhớ tác ý, nó sẽ hết bệnh, rồi.

Phật tử: …​

(1:27:19) Trưởng lão: Con chỉ tác ý về cái bệnh của con thôi, con bảo: “Tất cả các cảm thọ, các bệnh này trong thân đi đi, không được ở đây, thân phải bình phục”. Rồi con về tác ý nghe không, nhớ cho rõ.

Phật tử: Thưa Thầy, có tu sinh xin ở lại tu luôn.

Trưởng lão: Vậy hả con, ráng tu, ráng tu. Thầy sẽ chỉ dạy cho cách thức tu tập cho nó tử tế con. Nhớ xin cô Út một cái nơi ở, xin vô thất ở con. Ráng tu tập con, Thầy sẽ dạy. Rồi, thôi bây giờ mấy con ra ăn cơm đi con. Thầy về, Thầy chào mấy con hết!

HẾT BĂNG.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy