THẦY DẠY ĐẠO CHO SINH VIÊN - CÁCH THỨC TU TẬP CỦA ĐẠO PHẬT
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời gian: 09/07/2008
Thời lượng: [02:28:01]
(0:00) Trưởng lão: Có gì không con?
Phật tử: Con xin hỏi Thầy … …
Trưởng lão: Thầy đang theo dõi mấy con từng chút một.
Phật tử: Con hỏi Thầy lương tâm con… …
Trưởng lão: Con cứ hỏi Thầy những điều kiện cần thiết.
Phật tử: Dạ, chúng con trình Thầy hỏi pháp tu như thế nào … Con cứ lo lắng riết thôi thế thì con cũng … Nhưng mà gia đình cũng không bàn bạc gì vì con cô hàng xóm có những đứa con … Ăn mặc như thế này thưa Thầy.
Trưởng lão: Không sao đâu, không có gì đâu Thầy hiểu.
Phật tử: Sao sư cô ăn mặc lại trùm kín như thế này, con ăn mặc như thế này thì thật là thế nào con xấu hổ.
(01:54) Trưởng lão: Không có gì đâu con, cuộc đời là nó vậy có gì đâu. Con phải ăn mặc vậy mới đúng là ở trong tu viện chứ con.
Phật tử: Con kính thưa Thầy câu hỏi của con như thế này, con đi như thế nào …
Trưởng lão: Đúng rồi pháp Thân hành niệm.
Phật tử: đúng pháp không có ai …
Trưởng lão: Được con.
Phật tử: (Thưa hỏi)
Trưởng lão: Không, bởi vì cái pháp Thân Hành Niệm nó gồm chung hết tất cả các pháp đó con.
Phật tử: Quán thân á Thầy …
Trưởng lão: Nhưng mà có điều kiện là con phải quan sát như thế này, khi mà thấy…
Phật tử: Dạ bạch Thầy …
Trưởng lão: Nó quan trọng là cái chỗ mình sống bình thường vầy mà từng cái tâm niệm của mình mà mình tác ý nó đều đi hết, nó chỉ còn ngồi lại một cách bình thường mình không khởi niệm một pháp gì hết, thì tâm mình nó bất động con, nó bất động thanh thản. Mấy con vào trong này con.
Phật tử: Con kính thưa Thầy con xin phép Thầy, con trình Thầy …
(03:47) Trưởng lão: Cái đó là cái tốt nhất mấy con, mấy con hiểu, nó không có ức chế mà nó không niệm.
Phật tử: Thưa Thầy …, thấy tâm nó không thể nói được con ngồi ba mươi phút, vẫn cứ an, vẫn an ổn. Thân thì an, tâm thì yên. Thế xong con lại ngồi, thấy thanh thản khoảng ba mươi phút vẫn cứ an, đến ba giờ rồi thì con …, thực ra thì cái tâm nó không còn …
Trưởng lão: Vì vậy phá được cái tâm si, hôn trầm thùy miên nó khó lắm.
Phật tử: Khó tỉnh thức lắm … Con đã không ngủ trưa rồi, thế là hai nữa là con đã phá được cái sự việc đó rồi phá lại lần nữa là con không có duy trì, …, khi con về con chỉ được Thầy cho con về …, sáu tháng ba đám cưới hai đám cưới một, … Thầy cho con vào tu viện, …
(05:27) Trưởng lão: Đúng rồi! Con ráng mà lo mà xả cái tâm đó con. Thầy chuẩn bị cho cái khu ni đoàn của mấy con đó, không những là thu một người mà thu cái tất cả các con ở bên ni, Thầy sẽ thu vào cái khu riêng để mà hướng dẫn tu Tứ niệm xứ con, để đi vào cái tâm bất động hoàn toàn, để rèn luyện cái tứ thần túc, để có đủ được cái sức mà làm chủ sự sống chết đó con.
Bây giờ ráng cứ lo xả tâm, bình thường tu các pháp thì cũng là mục đích là tâm nó không có niệm khởi, không có hôn trầm thùy miên đó, kế đó mấy con ngồi chơi vậy mà tâm nó cũng yên, bất động thanh thản an lạc vô sự.
Phật tử: Con kính trình Thầy…chỉ dạy cho chúng con cặn kẽ, tùy theo đặc tướng, đặc tính của con…
Trưởng lão: Thầy sẽ chọn lấy cái số mấy con.
Phật tử: (Không nghe rõ).. Con tu như vậy thì như thế nào hả Thầy?
Trưởng lão: Cứ lìa dần.
Phật tử: Quán thân thì quán thân trên thân ý thì …
Trưởng lão: Được hết con, không phải nhất thiết một oai nghi.
Phật tử: Thế nhưng mà oai nghi đi thì con thấy là rất tuyệt vời đấy, con tại vì làm thì tỉnh giác thì coi như là … rất là thoải mái và tỉnh táo hoặc thấy càng tu càng thích thú tu Thầy ạ, sự thật như thế con tu như vậy có được không Thầy?
Trưởng lão: Được con, bởi vì chính cái chỗ đó đó, thì sau khi Thầy rước mấy con vào mấy cái khu mà thiền định, để mà tu sâu hơn nữa, để được có sức Tứ thần túc thì coi như mấy con độc cư một trăm phần trăm, không cần qua lớp học nữa.
Phật tử: Dạ con cũng muốn vậy lắm nhưng sao biết được.
Trưởng lão: Thì mấy con Thầy sẽ chọn mấy con để mà đưa vào trong cái lớp chuyên tu thiền định, chứ đâu có để ở trong cái lớp mà còn học tập còn động, còn người qua kẻ lại nữa. Vào cái khu đó thì hoàn toàn sống độc cư, độc bộ, độc hành mấy con. Chừng đó mới đi sâu được vào thiền định, mới rèn luyện được cái nội lực. Mấy con cố gắng xả hết tâm rồi Thầy sẽ lo cái khu chuyên cho mấy con.
Phật tử: Dạ kính thưa Thầy, để xả tâm thì có người thì thường thường là họ xả …
Trưởng lão: Đúng rồi, không nói gì hết.
Phật tử: (Không nghe rõ)
(08:34) Trưởng lão: Thì Thầy sẽ nhắc mấy con, như lời đức Phật đã dạy “Thấy lỗi mình đừng thấy lỗi người”. Không thấy lỗi người khác mà chỉ lo cho mình thôi, thì cái đó là cái lời khuyên nhắc của đức Phật. Khi mà chưa được xả tâm đó, thì nhìn ra mọi người mình không thấy lỗi của ai hết. Mà hễ nhìn thấy lỗi của người khác có cái gì sai đó, tức là mình còn đang giữ ác pháp, thì ngay đó mình tác ý mình sửa mình liền tức khắc để tâm mình nó quay ra, nó giữ tâm cái tâm bất động thanh thản an lạc vô sự của nó.
Phật tử: Con kính thưa Thầy, trước con cũng hay nhìn lỗi người …
Trưởng lão: Đúng rồi như vậy là tốt rồi.
Phật tử: Con sẽ quay vào thấy lỗi mình không thấy lỗi người …
Trưởng lão: Đúng đó con.
(09:36) Phật tử: Thế rồi sau còn lần thứ hai nữa Thầy con xin Thầy chỉ cho con một vài điều để cho …
Trưởng lão: Rồi bây giờ Thầy dạy cho con biết đường để mà con rèn tu tập tốt hơn.
Phật tử: Dạ, thế rồi Thầy dạy con, thì con xin nghe Thầy con về, chúng con về…
Trưởng lão: Con vào đây ngồi ghế đi con.
Phật tử: (Không nghe rõ)
Trưởng lão: Xá Thầy thôi con.
Phật tử: Cháu của con. Cái bệnh của nó, … bao nhiêu năm nay rồi, sáu tháng một lần
Trưởng lão: Con xuống ngồi ghế đi con.
Phật tử: Thế thôi bây giờ con dùng Như Lý Tác Ý.
Trưởng lão: Đúng rồi, nhớ bài pháp tác ý “Có như lý tác ý thì lậu hoặc không sanh thì nó sẽ không sanh, mà nó đã sanh thì bị diệt” con. Mà chính cái thân chúng ta, lậu hoặc sanh tức là bệnh, thân bệnh là cái lậu hoặc. Cái tâm mà phiền não nó là lậu hoặc. Cho nên mình có pháp như lý tác ý thì lậu hoặc chưa sanh thì sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị diệt. Lời đức Phật nói như vậy mà, tại vì mấy con không đủ cái sức tin lời của Phật dạy, cho nên buông cái pháp. Quảng Tính cũng sai cái chỗ đó.
Bị ở nhà bị người thân chăm sóc, rồi thành ra không ôm chặt cái pháp của Phật. Chứ con ôm chặt được cái pháp, cứ ôm chặt cái tác ý đó, đau mặc, cứ tác ý thì nó sẽ qua.
Phật tử: Dạ kính thưa thầy, Cô Quảng Tính là cái gương sáng cho mọi người tu sinh với lại các tu sĩ, với cả gương soi. Coi như là tự sẽ lo cho cái thân, cô nhắc cũng nhiều cô, cô Phước nhắc cũng nhiều, … Chứ ước nguyện rất nhiều để tự lo cho bản thân của mình.
Trưởng lão: Mình có cái pháp Như lý tác ý đó con, cái pháp rất quý.
Phật tử: Con thưa Thầy, ví dụ như con, này là con hiểu là về đại khái dùng pháp hướng tâm, như lý tác ý với cái bệnh của người mình như thế nào, thì tác ý kiên trì như vậy.
Trưởng lão: Kiên trì.
Phật tử: Dạ vâng, con xin cám ơn Thầy.
(11:08) Trưởng lão: Nhớ, cái pháp như lý nó dẫn mình vào chỗ giải thoát.
Thầy xin nhắc lại chung cho mấy con thấy, trong Phật pháp thì đức Phật đã nói chính mình là một người tu để tâm mình vô lậu, biết lậu hoặc là cái gì? Lậu hoặc là cái sự đau khổ của tâm mình phiền não giận hờn, nó lo sợ nó buồn phiền nó ham muốn, đó là lậu hoặc. Còn cái thân thì đau nhức chỗ này, đau nhức chỗ kia, đó là lậu hoặc của thân.
Cho nên đức Phật nói “Có như lý tác ý thì lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh”, hàng ngày mình tác ý "tâm bất động thanh thản an lạc vô sự". Luôn luôn ôm cho chặt, lúc nào cũng tác ý. Ví dụ như mình ngồi, nó bất động thanh thản an lạc vô sự thì thôi. Có niệm thì ngay đó tác ý liền. Thì lậu hoặc sẽ bị diệt, nó không có còn nữa. Và cứ giữ bảo vệ cái chân lý của chúng ta, cái chân lý "tâm bất động thanh thản an lạc vô sự". Cuối cùng thân bệnh nó cũng hết nữa, bệnh gì nó cũng hết!
Tại sao mấy con không nghe lời Thầy? Cứ hễ mỗi lần bệnh thì đi vô bác sĩ! Bác sĩ nó có trị được cha nó không? Cha mẹ nó cũng vẫn chết như thường. Mà bây giờ mình có Phật pháp dạy cho mình để diệt tất cả những bệnh tật mà không ôm chặt cái phương pháp Như lý tác ý! “Có như lý tác ý lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị diệt” cái lời Đức Phật đã nói như vậy mà!
Cái pháp Như lý tác ý là cái pháp dẫn chúng ta vào cái sự giải thoát: “Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp”. Lấy cái ý thức của chúng ta nè! Đừng có diệt ý thức, đừng có làm cho nó ngưng. Bởi vì khi mình tu thiền định mình chẳng niệm, thì thiện ác mình dừng nó lại, không cho nó khởi niệm nào thì nó là ức chế tâm rồi!
Trong cái tâm mình nó còn lòng tham, một khối tham sân si. Mình chưa có thật sự là người vô lậu mà, làm sao tham sân si không còn? Mà còn tham sân si thì Như lý tác ý mới là xả, mới là diệt nó. Chứ không phải là mình ngồi đây mình ức chế cái ý thức của mình cho nó hết niệm là nó hết tham sân si.
Mấy con không hiểu Phật pháp gì hết. Vốn con người sinh ra thì có tham sân si, có lòng ham muốn, có tham sân si. Mà muốn diệt hết lòng tham sân si của chúng ta, thì chỉ có pháp Như lý tác ý, chứ không phải ngồi đó để cho hết cái vọng tưởng của chúng ta là nó tham sân si không bao giờ hết.
Thầy tu suốt mười năm trời! Mà tu pháp Tri vọng “Biết vọng liền buông”, buông riết không còn ý thức không còn khởi một niệm nào nữa hết, nhưng mà tham, sân, si khi xả ra bình thường thì tham sân si vẫn còn. Thì mấy con thấy nó đâu có thật, mình ức chế nó mà rồi sao nó hết được?
(14:24) Còn cái này mình ngồi lại, mình Như lý tác ý: “Tâm tham sân si ly ra cho hết trong thân ta!” thì mình tác ý như vậy, hay hoặc là "Tâm bất động thanh thản an lạc vô sự. Đừng có tham, đừng có sân! Sân tham là ác pháp làm cho chúng ta đau khổ”. “Thân này phải mạnh khỏe, phải bình thường, không được đau, không được bệnh!” Con tác ý như vậy thôi thì nó vẫn mạnh khỏe. Như Thầy bây giờ tám mươi mấy tuổi rồi vẫn mạnh khỏe, không đau, không ốm, không bệnh gì hết, thì nó không phải là nhờ pháp tác ý sao?
Nhưng mà chính phương pháp tác ý, cái ý thức lực của trong thân nó trở thành Tứ Thần Túc, bốn cái lực như thần. Sau khi chúng ta có Tứ Thần Túc rồi, thì chúng ta mới nhập các định này thì nhập các định khác một cách dễ dàng. Còn bây giờ chúng ta nhập định gì, làm sao chúng ta nhập định được?
(15:13) Trưởng lão: Định gì nó cũng phải có cái nội lực của chúng ta. Các con thấy không? Bát Chánh Đạo! Tám cái lớp học của đạo Phật, mà năm cái lớp đầu tiên là năm cái lớp học giới luật, đến cái lớp thứ sáu là cái lớp Chánh Tinh Tấn, là muốn tu Tứ Chánh Cần dùng cái tri kiến hiểu biết giới luật đức hạnh để ngăn ác diệt ác sanh thiện tăng trưởng thiện.
Cho nên chúng ta ngồi lại, thấy từng niệm của chúng ta, niệm này nó thuộc về cái loại gì? Nhân quả! Niệm này nó về kiết sử, niệm này niệm tham, niệm này niệm gì? Chỉ mặt nó “Tất cả cái niệm này đều là ác pháp!” Phang nó! Chỉ có một niệm không xả nó, chỉ còn mỗi niệm thôi, đó là niệm "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" là không xả niệm đó.
Cho nên trong Tứ Chánh Cần đức Phật dạy rất rõ: “Ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện”. Vậy ngăn ác là ác nào? Diệt ác là ác nào? Tất cả những niệm ở trong đầu của chúng ta, dù là cái niệm đó đi làm từ thiện, niệm đó là niệm thiện nhưng vẫn có ác ở trong đó.
Còn cái niệm mà toàn thiện, mà không có cái ác ở trong đó, đó là "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Cho nên đức Phật bảo sanh cái niệm đó ra. Bây giờ trong đầu mình nó khởi nghĩ cái này cái kia thì cái niệm đó mất liền. Cho nên mình phải tác ý một câu để cho cái niệm đó nó hiện tiền ra, rồi kéo dài cái trạng thái đó ra, là tăng trưởng, sanh thiện, rồi tăng trưởng thiện. Vậy thì cái thiện nào tăng trưởng? Mà thiện nào sanh đây? Mình phải xác định cho được cái niệm đó chớ!
Chớ bây giờ ngồi đây nghĩ “Tôi đi làm từ thiện này, phải kêu gọi bà con người đóng chút chút này kia để giúp cho người những người bất hạnh, những người bị lũ lụt” cái đó là thiện chứ không phải không thiện. Nhưng mà không ngờ cái đó mình làm là để mình cầu danh, có phải không mấy con? Biết để làm người ta khen: “Ơ, ông đó nhà từ thiện, mỗi lần có ai khổ đau, ông tập trung kêu gọi đi làm từ thiện”. Thiện đó đó là một cái thiện nó còn ở trong cái nhân quả của thiện ác, nó chưa phải là toàn thiện. Toàn thiện nó phải ra khỏi cái nhân quả, còn mình còn nằm ở trong cái thiện của nhân quả, làm sao mà trọn vẹn được?
Cho nên trong khi Tứ Chánh Cần đức Phật dạy mình “Ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện”. Nói nó đơn giản quá mà lúc bấy giờ không có người kinh nghiệm thì không biết cái thiện nào.
Mà bây giờ tôi ngồi đấy tôi nghĩ đến phải giúp đỡ một cái người nào đó thì là thiện. Đâu có lẽ là mình diệt cái niệm đó, nó rất tốt chứ đâu có phải sao. Nhưng mà ngầm trong cái niệm đó, người đó làm được điều đó, coi chừng người ta ca ngợi: “Đây là nhà từ thiện biết thương người” thì cái ngã của mình có không?
(17:42) Trong khi tâm dục mình còn thì người ta khen thì mình phải mừng chứ sao. Nói là nhà từ thiện mình không thích sao? Như vậy là tự nuôi ngã mình còn gì nữa? Thì như vậy là cái thiện đó nó có ác pháp, chứ đâu phải là không có ác pháp. Đó mấy con thấy không? Còn xác định cái nghĩa cho đúng Tứ Chánh Cần thì cái thiện của nó là cái "tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Bất động là như thế nào? Cái danh từ bất động nó chỉ cái gì, mấy con biết không?
Nghe tiếng con chim kêu ở đây khởi nghĩ “con chim này là gì mà hót hay quá!” đó là bị phóng dật rồi! Mà đức Phật đã dạy mà “Ta thành Chánh Giác là nhờ tâm không phóng dật”, tức là tâm phải bất động, mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi mùi không có khởi một niệm ở trong tâm của mình, cái ý không có khởi niệm. Vừa nghe mùi hương thoáng qua “Ui da, cái mùi hương này hoa lài!” hay hoặc là một cái hoa mai, nó có mùi hương thoáng qua mình khởi niệm “Đó là hoa Lài, hoa Mai” thì như vậy là chúng ta đã sai, phóng dật ! Theo cái mùi hương.
Các con thấy đó là đức Phật đã nói, bởi vì tâm bất động thì nó không theo sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp được mấy con, vậy mới là tu giải thoát. Cho nên phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý, là khi đó thì dùng pháp như lý. Nghe mùi hương thoáng qua tâm phải quay vào. Đừng suy tư về cái mùi hương đó ở đâu, thì ngay đó tâm sẽ bất động thanh thản an lạc vô sự. Đó là bảo vệ cái tâm của mình chứ sao, giữ gìn tăng trưởng cái thiện pháp của mình chứ sao, đó là cái pháp Tứ Chánh Cần chúng ta đang tu chứ gì?
Ở trong bây giờ không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp thì tâm chúng ta ngồi im lặng vẫn có niệm khởi, ý thức chúng ta khởi ra mà. Bởi vì trong cái tàng thức chúng ta huân chuyện này chuyện kia chuyện nọ nhiều quá! Cho nên bây giờ ngồi im lặng nó phải phóng ra. Mà muốn diệt, muốn cái niệm đó nó không phóng ra thì chúng ta có pháp Như Lý Tác Ý hẳn hòi. Thì nó phóng ra thì mình lại tác ý để cho nó trở về với tâm bất động, nó xả cái niệm đó đi.
Mà trong cái kho tàng thức của chúng ta nó tích trữ rất nhiều chứ không phải có một niệm. Cho nên chúng ta phải xả rất nhiều, phải bền chí từ tháng này qua năm khác. Cho nên suốt trong thời gian bảy ngày, bảy tháng, bảy năm, như đức Phật đã xác định, mà chúng ta bền chí xả tâm thì chúng ta sẽ chứng đạo. Chớ đâu có tu gì khó khăn đâu? Ngồi chơi, đâu có bắt buộc chúng ta phải kiết già. Đâu có phải bắt buộc chúng ta phải ngồi thế này thế kia.
(19:52) Chúng ta tu bốn oai nghi “Đi, đứng, nằm, ngồi” chỉ giữ duy nhất có cái tâm “Ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện”. Trong Tứ Chánh Cần có bảo chúng ta phải ngồi kiết già bao giờ không? Không.
Cho đến khi tu Tứ Niệm Xứ, đức Phật cũng không dạy chúng ta tu ngồi kiết già nữa. Muốn ngồi kiết già cũng được, muốn không cũng được, không ép! Oai nghi nào cũng tốt hết. Chỉ trong bốn oai nghi, ngồi cách nào tu cũng tốt hết, nhưng ngồi phải thoải mái thẳng lưng, đừng khòm đừng co đừng rút làm cho cơ thể chúng ta sẽ trở thành cái tật. Ngồi nghiêng như vầy rồi tu theo cái tướng ngồi nghiêng nó đâu có tốt. Cho nên ngồi phải thẳng lớp, ngồi trên ghế cũng phải thẳng lớp, ngồi kiết già cũng luôn thẳng hẳn hòi. Còn có người ngồi cúi đầu như thế này, tu như vậy thì tu sao? Cái tướng nó oai nghi không tốt, thì cái tâm nó sẽ không tốt. Nên ở đây chúng ta phải sửa soạn cách thức đi đứng, đi thì phải nhẹ nhàng êm ái chớ không phải giục chạc.
Thì do cái oai nghi đi đó, nó tích thành những cái oai nghi đi đứng nằm ngồi của chúng ta, nó đúng hạnh của người tu thì nó sẽ nhiếp phục được cái tâm của nó. Khi nó khởi niệm chúng ta dùng pháp Như lý tác ý, tác ý cho cái niệm nó xả ra, rồi chúng ta trở về tâm bất động. Đi một cách rất hồn nhiên thanh thản, ngồi cũng rất hồn nhiên thanh thản, nằm cũng rất hồn nhiên thanh thản. Nhưng chúng ta có những câu tác ý để chúng ta diệt được cái niệm khởi trong tâm. Và chúng ta diệt được cái cảm thọ nơi thân chúng ta, chúng ta diệt được cái tâm hôn trầm thùy miên của chúng ta.
(21:53) Trong Định Niệm Hơi Thở nó có ba cái đề mục rất rõ ràng, đề mục để chỉ cho chúng ta an tịnh được cái tâm của chúng ta không niệm thì Đức Phật dạy "An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra" rồi hít vô, thở ra. Bây giờ mình muốn cho cái tâm mình an tịnh nó không niệm, thì tác ý cho đến khi nó an tịnh thật sự rồi chúng ta không tác ý nữa, chúng ta ngồi trong đó không niệm gì hết.
Còn bây giờ cái thân chúng ta ngồi nó hơi mỏi, nó vẫn nhúc nhích bên đây, nhúc nhích bên kia. Cho nên chúng ta thấy, bây giờ muốn cho cái thân này an ổn, thì có phương pháp có cái câu tác ý chớ, đức Phật đã dạy chúng sanh sẵn những cái câu pháp đó rồi chớ! Cho nên chúng ta theo câu pháp đó chúng ta tác ý "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, mình cứ tác ý rồi mình hít vô thở ra, rồi tác ý hít vô thở ra. Một chút xíu thì cái thân không còn mỏi không còn đau, không còn tê, không còn nhức nữa, thì đó là nó an tịnh rồi.
Nó có phương pháp để dẫn nó vào cái sự an ổn, mà mình không dẫn vào. Bây giờ cái đầu mình nhức nè, nó có bị bệnh nó nhức này, thì mình cũng dẫn nó bằng câu “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, rồi hít vô thở ra, rồi lại tác ý hít vô thở ra.
Mình chỉ chú ý, mình chỉ lo cái pháp mình tu tập trung trong cái câu tác ý của mình, mình tác ý mình rất rõ ràng. Mình đừng có nghĩ đến cái bệnh của mình nữa, mình đừng có nghĩ đến cái nhức đầu mà mình hãy nghĩ cái câu tác ý mà mình hít vô thở ra thôi, thì chỉ trong vòng một phút hai phút cái đầu nó hết đau. Còn bây giờ cứ tập trung nhức cái đầu, cứ nhớ nhức cái đầu thì nó phải nhức hoài chớ sao?
Cái mục đích của đạo Phật là dẫn cái tâm chúng ta đi vào chỗ an, an trú! Mà chúng ta cứ lo cái sự an trú mà không lo cái nhức đầu thì cái nhức đầu sẽ hết. Các con thấy cái phương pháp của Phật nó thật sự nó như vậy mà! Nên chúng ta ôm chặt cái pháp Như lý tác ý rồi nương vào, nó có những cái câu để mà chúng ta thấm nhuần.
Còn bây giờ nó hôn trầm thùy miên ngồi nó im lặng nó không niệm, thì người nó an cái thân nó cũng an. Cái bắt đầu hai mắt nó nhắm nhắm từ từ, hai mí mắt nó kéo lại cái nó muốn lặng nó ngủ. Biết liền! Mình cảm thấy nó sắp sửa buồn ngủ rồi, bây giờ cứ ngồi đó như vậy, mình mê man như vậy tức là mình nặng ở trong cái si, như vậy mình không còn tỉnh táo gì hết! Sao được? Tu hành mà mê muội ham ngủ vậy sao được!
(24:04) Cho nên vì vậy nó có cái câu để giúp chúng ta tỉnh “Với tâm định tĩnh, tôi biết tôi hít vô. Với tâm định tĩnh, tôi biết tôi thở ra", rồi mình nương vào hơi thở, hít vô thở ra, rồi tác ý hít vô thở ra, năm, ba câu tác ý chừng một phút nó định tĩnh nó tỉnh rất là tỉnh, trong nó không còn một chút xíu nào buồn ngủ. Thì như vậy bây giờ thì mình cứ ngồi im đó, chờ cho cái tâm mình có niệm gì đó thì mình xả ra, mình tác ý. Còn mình thấy không niệm thì ngồi chơi. Ngồi chơi trong một ngày, hai ngày, ba ngày, bảy ngày thì chứng đạo có gì đâu? Bởi vì cái tâm nó bất động thanh thản an lạc vô sự, nó không niệm, nó không hôn trầm thùy miên, cái thân nó không đau nhức, nó suốt bảy ngày thì người đó chứng đạo chứ gì, vô lậu hoàn toàn.
Quả quả A La Hán là quả gì? Chữ A La Hán có nghĩa là vô lậu, mà tâm bây giờ ngồi đây không có lậu hoặc, thân ngồi đây không có lậu hoặc, thì không phải là bậc A La Hán là chỗ đó sao? Cái quả A La Hán ở chỗ đó, các con thấy tu có khó không? Đâu có khó đâu, nhưng mà tại sao chúng ta lại không ôm cái pháp Như lý tác ý, để rồi chúng ta cứ tu hoài mà không được, thành ra thấy khó.
Cho nên ở đây cái tăng đoàn ở đây, quý Thầy và quý sư và quý cô nỗ lực tu để xả cái tâm mình bằng cái phương pháp Như lý tác ý. Thầy thấy có cô có thầy rất tốt, có một vị thầy, Thầy đang nhận vào tu ở gần bên Thầy là cái tâm hoàn toàn bất động thanh thản an lạc vô sự, bây giờ đang tu Tứ niệm xứ rồi mấy con. Từ ba mươi phút đến một giờ bất động hoàn toàn, nó có một cái trạng thái an ổn, mà trạng thái tâm đó thật sự là trạng thái của Tứ niệm xứ. Cho nên vào Tứ niệm xứ để tăng, tăng dần lên sáu tiếng đồng hồ rồi mới luyện Tứ thần túc.
Trong khi nó có đủ bốn lực như thần rồi thì chúng ta nhập các định, tức là chúng ta bước qua giai đoạn chúng ta nhập Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền. Chúng ta tịnh chỉ hơi thở để nhập Tứ thiền, xong Tứ thiền rồi thì chúng ta thực hiện Tam minh, ba minh chứng đắc, thì chúng ta đã tu xong rồi. Chúng ta không cần thần thông, chúng ta chỉ cần cái tâm bất động thanh thản an lạc vô sự. Mà cái tâm bất động thanh thản an lạc vô sự là gì mấy con biết không? Là Lậu Tận Minh.
Bây giờ chúng ta không sống được với cái Lậu tận minh. Chúng ta nghe Tam Minh là cái gì? Cái Minh mà cuối cùng để gọi là cái người chứng đạo là cái Lậu tận minh, lậu hoặc nó không còn. Qua cái sự tỉnh táo ngồi, minh mà, nó đâu có mờ mờ mịt đâu, ngồi tỉnh táo như thế này mà không một niệm, không một cảm giác cảm thọ nào mà đánh vào được thân tâm của người đó, thì người đó là Lậu tận minh chứ sao, thấy rất rõ, rất đúng.
(27:33) Đầu tiên chúng ta giữ cái Lậu Tận Minh để cuối cùng chúng ta đạt được cái Lậu Tận Minh, thì tất cả minh chúng ta đều đủ. Tứ thần túc chúng ta đều đủ. Có gì đâu mấy con, Thầy nói ơn giản! Tu đúng Như lý tác ý thì “Lậu hoặc không sanh sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị diệt”, bài kinh Lậu Hoặc ở trong kinh Trung Bộ được pháp giảng hay quá! Pháp rất hay! Mà chúng ta cứ để thời gian lần lượt trôi qua, trôi qua mà tu không tới đâu uổng lắm, phí thời gian. Tu sớm chừng nào tốt chừng nấy mấy con!
Thầy chờ ở đây cái lớp tăng đoàn ở trong tu viện và ni đoàn ở trong tu viện sẽ được đưa vào cái khu vực mà Thầy đang xây dựng cho các vị đó thực hiện hạnh độc cư trọn vẹn để thể hiện được Tứ thần túc. Đó là cái mục đích đào tạo cho người tu chứng thật sự chớ không phải là cái lời nói suông, một cái bài kinh suông, cái lý thuyết suông mà đây là cái sự thật bằng chứng của chúng ta là con người bằng xương bằng thịt làm chủ được sự sống chết muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào thì sống mấy con. Vậy mới là tu theo đạo Phật.
(28:41) Đạo Phật ra đời, hôm nay sự thật Thầy nói đạo Phật ra đời vì bốn sự đau khổ của con người. Quý vị có nhớ không? Khi đức Phật ra bốn cửa thành, thấy bốn sự đau khổ mới bỏ vợ bỏ con, có phải đúng không? Bỏ ngai vàng điện ngọc đi tu, đi tu để mục đích để làm chủ bốn sự đau khổ này chứ gì sanh già bệnh chết, các con thấy không?
Khi mà làm chủ được rồi thì Ngài truyền lại cho đời sau chúng ta cái phương pháp tu tập, thì cái phương pháp chúng ta tu tập rất rõ ràng từ Tứ chánh cần đến Tứ niệm xứ cho đến Tứ thánh định một cách rất rõ ràng. Bát Chánh Đạo không phải là cái chân lý để mà Đức Phật đưa ra sao? Bốn chân lý, các con thấy Đạo đế không phải là Bát Chánh Đạo sao? Tám cái nẻo tu tập của người ta rất rõ ràng, mà kiến trọn trong cái sự hiểu biết thông suốt thì phải học hành giới luật đức hạnh. Đó là năm cái lớp đầu tiên từ Chánh kiến cho đến Chánh mạng. Năm cái lớp đầu tiên để học cho thông suốt những cái đạo đức, cái giới luật của Phật. Cho nên giới là con đường tu đầu tiên của đạo Phật “Giới, định, tuệ”, các con thấy có ba cấp rõ ràng mà.
Cho nên hiện giờ là quý thầy, quý cô, các cư sĩ ở đây đang tu cái lớp giới. Cho nên có cái lớp học giới luật đức hạnh, năm giới là đạo đức nhân bản, thập thiện là đạo đức nhân quả. Bây giờ trong cái lớp này đang học điều đó mấy con, sau khi học xong nhân bản nhân quả tức là đức hạnh, giữ giới luật. Mà khi học xong giới luật đức hạnh rồi, thì đi sang qua cái giai đoạn chúng ta sẽ tu tập thiền định. Bởi vì học đâu có nghĩa là học để chơi, học để áp dụng. Thí dụ như buổi sáng vào lớp học thì buổi chiều buổi tối buổi khuya! Chúng ta sẽ tu tập, có phải không? Mấy con sẽ phải tu tập để xả tâm trong Tứ Chánh Cần. Đó là cách thức tu ở tu viện này mà, nó có phương pháp, nó có bài bản hẳn hòi.
(30:22) Cũng như buổi sáng bây giờ chúng ta vào lớp học, chúng ta học những cái giới luật đức hạnh thì trong cái đó triển khai cái tri kiến chúng ta hiểu biết. Hiểu biết để làm gì? Để ngồi lại đó, từng tâm niệm, từng cái đối tượng, từng cái âm thanh sắc tướng bên ngoài tác động vào, chúng ta đều biết để xả tâm. Bởi vì cái tri kiến chúng ta xả, chúng ta phải hiểu để xả chứ đâu chúng ta có ức chế nó đâu.
Chúng ta xả bằng cái sự hiểu biết, cho nên trong cái tri kiến của chúng ta nó có cái tri kiến giải thoát. Thường thường mà khi mà chúng ta thắp năm cây hương để mà tu hành trước cái tượng Phật, thì chúng ta có nguyện một bài nguyện hương “Giới hương, định hương, giữ huệ hương, giải thoát, giải thoát tri kiến hương”, không phải là giải thoát, cái tri kiến hương giải thoát sao?
Chúng ta cúng Phật, không phải thắp cây hương bằng vỏ cây, mà thắp cây hương bằng sự giải thoát của chúng ta, bằng cái ý thức, bằng cái sự hiểu biết của chúng ta, thì đó là cái hương giải thoát. Đức Phật đâu có dạy chúng ta thắp hương bằng vỏ cây, mà dạy chúng ta thắp cây hương bằng giải thoát, bằng sự giải thoát thân tâm của mình, bằng cái điều kiện người ta chửi mình không giận, bằng cái điều kiện thân mình đau đuổi bệnh ra khỏi thân, không đi uống thuốc. Đó là thắp cây hương để mà đền đáp công ơn của Phật, người đã chỉ dạy cho chúng ta phương pháp làm chủ đời sống của chúng ta, làm chủ được bệnh, làm chủ được già làm chủ được chết. Đó là chúng ta thắp những cái hành động mà chúng ta đã làm được để đền đáp công ơn.
Đó thì hôm nay Thầy nói đạo Phật không có khó mấy con, phải ráng nỗ lực. Thầy cất những cái thất, Thầy xây dựng những cái nơi để cho mấy con làm gì đây? Mình Thầy đâu có ở nhiều thất như vậy được, là lo xây dựng làm cho mấy con có cái nơi để cho mấy con tu tập. Mấy con về đây mấy con tu tập, làm cho được để thấy ông Phật nói, thật sự là đức Phật dạy chúng ta pháp như thật chớ không phải dối chúng ta đâu. Cách thức chúng ta hàng ngày chúng ta tu tập, hôm nay như vừa rồi sư cô có trình bày cho Thầy, đó là một phần giải thoát ở trong sự tu tập này mấy con, đó!
(32:30) Con có hỏi gì không con? Con cứ ngồi đi con, không sao đâu con cứ ngồi đi con.
Phật tử 2: Dạ gia đình con may mắn mong gặp được Thầy, vừa qua thì gia đình con để tên tuổi đây để cho Thầy quy y.
Trưởng lão: Để đó đi con.
Phật tử 2: Dạ Thầy chúng con có nhận được cái bảng quy y của Thầy cho. Dạ thì nhân tiện hôm nay được biết con xin phép được gặp để đảnh lễ Thầy và một số em út cũng chưa, có một số các em nó nghe được hôm nay nó lên xin Thầy quy y Thầy cho tên và cái danh sách cái tên tuổi trong gia đình của con.
Mà Thầy quy y Thầy đặt tên thì con cũng muốn Thầy cho cái lời dạy, thứ nhất là Thầy dạy qua cái đặt tên của con để con theo đó con tu tập. Cái thứ hai là Thầy nhìn qua cái căn cơ Thầy dạy cho con một cái pháp tu hành như nãy Thầy đã nói, thì con cũng qua đọc sách, như Thầy nói thì con cũng đã biết qua sơ khởi, coi như là cũng rất là nhiều người chưa có sâu sắc lắm, thì con cũng muốn Thầy cho một cái lời dạy để gần với con hơn, để cho con như lý tác ý để thân con khỏi đau bệnh, để làm một cái tấm gương, cho em út, mọi người để theo.
Trưởng lão: Được rồi Thầy sẽ dạy cho con, con ngồi lên đi con, con ngồi đi. Cái phương pháp mà đuổi bệnh nó không có khó mấy con. Các con sẽ nương vào cánh tay của mấy con và mấy con sẽ đuổi nó mấy con. Ví dụ như mấy con sẽ… cái đầu mấy con nhức này, “Cái thọ” các con nói “Cái thọ là vô thường, hồi hôm qua không có nhức đầu, bữa nay nhức đầu” hay hoặc là hồi hôm qua nó không có nhức cái chân, mà không có đau bụng, mà nay nó nhức chân, nó đau bụng, thì mấy con nói “Cảm thọ là vô thường, cái đầu đau này phải theo cánh tay này mà ra!” thì con tác ý như vậy rồi “đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra”, mấy con sẽ đưa tay ra, thấy không?
Rồi bắt đầu đó con mới tác ý một câu, rồi con mới đưa tay vô con tác ý “Cái thân mà không bệnh này thì theo cánh tay mà vào” thì con sẽ đưa cánh tay vào, “Cái thân mà đau bệnh này, cái đầu đau này, hãy theo cánh tay này mà ra” con sẽ đưa ra. Và cứ như vậy con làm mãi, bây giờ nó đang nhức đầu gì mà con cứ đưa ra đưa vô vậy, cái hồi nó sẽ quên mất nó sẽ không đau nữa, nó sẽ đẩy lui.
Bây giờ cái bệnh ung thư, con sẽ bị ung thư ruột, ung thư nó đau nhức vậy, nhưng gan ruột gì đừng có sợ, đừng có rên. Ngồi thẳng, còn nếu mà ngồi không được thì kiếm cái ghế nào đó mấy con dựa lưng, đừng có nằm, phải ráng ngồi.
Rồi bắt đầu mấy con, nếu mấy con đưa tay, cái người mà bán thân đưa tay không được, thì cái tay nào mà còn đó thì mấy con sẽ dùng cái tay đó. Còn không thì mấy con sẽ dùng hơi thở của mình “Cái đầu đau này phải theo hơi thở mà ra!” thì con sẽ thở ra, “Cái thân không đau này phải theo hơi thở mà vào!” thì con hít vào. “Cái thân đau này, cái đầu đau này phải theo hơi thở mà ra!” thì con thở ra. Nhưng con tác ý thì trong khi đó cứ tác ý hít thở bình thường, nhưng khi tác ý xong rồi, bảo nó thở ra thì con sẽ thở ra, bảo nó hít vào thì con hít vào. Chớ đừng có vừa tác ý vừa nín thở thì nó bị, nếu mà câu tác ý nó dài quá đó mà con nín thở thì nó bị tồn khí nó sẽ bệnh, con hiểu không?
Cho nên mình tác ý là tác ý, thở là thở. Nhưng mà khi tác ý xong rồi thì bảo nó thở ra thì thở ra, còn tác ý bảo nó hít vô thì khi mà tác ý xong rồi đó, thì nó đã thở mấy hơi thở thì kệ nó không biết. Nhưng khi mà tác ý bảo nó hít vô thì xong rồi thì mình lại hít vô, cứ như vậy mà con tập. Chứ đừng có không biết tác ý thì đây mình phải nín thở mà sao đây, rồi mới hít vô nữa thì thì như vậy là sai.
(36:37) Phật tử 2: Dạ con muốn hỏi thêm Thầy một cái điều nữa. Thì như Thầy dạy như vậy, thì mình tác ý là mình nói ra thành câu hay là mình nói thầm trong bụng mình thôi? Thì khi có những lúc mình nói cái mình đưa tay ra đưa vô, cái khách qua bên ngoài người ta nhìn vô người ta nói sao cô này cô ngồi lép nhép lép nhép hoài, thì cái đó con không biết con tác ý thầm trong bụng hay là con nói ra thành câu?
Trưởng lão: Con sẽ…, thật sự ra nó đang đau quá, thì con nói ra thành lời nói thành câu, nó đang đau mà con đối trị bệnh. Còn nếu mà nó mất, nó đau ít, con không có thấy nó quá khổ thì con sẽ tác ý thầm. Còn ai nói gì thì mình nói “Tôi đang trị bệnh bằng phương pháp Phật dạy pháp Như lý tác ý đây, bà con đừng có nói tôi điên”. Để không tôi lầm thầm rồi đưa ra đưa vô “Không biết bà đây bà đau cái bệnh gì mà giờ bà điên rồi đây, mà bà cứ đưa ra đưa vô mà bà lầm thầm gì đây” thì mình nói thẳng. Thấy ai có nói gì đó “Tôi đang dùng pháp như lý tác ý của Phật để đẩy lui cái bệnh ra khỏi thân tôi đây, bà con đừng có nghĩ… Tôi tác ý rõ ràng, tôi tác ý lớn nè”.
Ví dụ như cái đầu con nhức, con nói “Cái đầu nhức này theo cánh tay mà ra!” thì con sẽ đưa ra, “Cái thân không nhức này theo cánh tay mà vào” thì con nói lớn đi. Nói lớn như vậy con biết như thế nào không? Nó làm át đi cái sự đau ở cái thân con. Bởi nó đau quá mà con không làm lớn, tác ý lớn thì nó ngầm ngầm con cứ thấy đau hoài, nó không có quên được, con hiểu chưa? Còn khi mà đau ít thôi hoặc nó âm thầm, nó rỉ rả nó đau, thì con âm thầm con tác ý. Rồi con nương vào cánh tay con đưa ra đưa vô lần lượt nó hết, mấy con mạnh mẽ lên.
(38:20) Phật tử 3: Cũng như hồi nãy con có thưa với Thầy, con cũng xin Thầy dạy con qua cái tên người ta đặt cho con, thứ nhất tên con Thầy đặt là Liên Tâm.
Trưởng lão: Liên có nghĩa là Sen con, cái bông Sen nó mọc ở dưới bùn, cái hoa sen nó sẽ trong sạch con thấy không? Cho nên vì vậy cái tâm con như Sen, tức là phải giữ cái tâm mình trong sạch. Ai nói ai mắng ai chửi gì mình vui vẻ, cái mắng cái chửi như bùn lầy, con ở trong bùn lầy mà mọc lên, như hoa sen nó ở trong bùn nó vươn lên, để mà nó không bị hôi tanh mùi bùn, con hiểu chỗ này cái tên của con chưa? Nhớ chưa? nhớ như vậy thì mới giữ được cái tâm của mình cho nó trong sạch, nó đừng có bị ảnh hưởng.
Phật tử 3: Dạ thưa còn của chồng con nữa, dạ quê ở đây nè Thầy.
Trưởng lão: Thích Đức Thiện, đức mà thiện tức là đức lành, cho nên chồng con luôn luôn giữ cái đức hạnh lành hoặc ai mà xài xể chửi mắng gì mình cũng giữ cái lành cái đức hạnh của mình, giúp con vượt qua.
Phật tử 3: Dạ về con nói lại.
Trưởng lão: Con thì tượng trưng cho cái hoa Sen, còn chồng con thì thực hiện qua cái đức thiện, cái tên.
Phật tử 3: Dạ thưa con trai lớn của con.
Trưởng lão: Con trai lớn của con là Đức Nhẫn
Phật tử 3: Dạ.
Trưởng lão: Cho nên ai nói gì nó nhẫn nhịn, nó vui vẻ nó nhẫn nhục tùy thuận bằng lòng, trước những cái ác, đức nhẫn mà! Mà giữ được cái đức nhẫn thì bây giờ ai làm gì mình lại giận hờn buồn phiền? Bởi vì mình nhẫn, như ông Bách Nhẫn vậy, bá nhẫn là tâm mới nhẫn.
Phật tử 3: Dạ !
Trưởng lão: Nhẫn là mình nhẫn nhục tùy thuận bằng lòng.
Phật tử 3: Dạ con trai thứ hai của con.
(40:06) Trưởng lão: Con trai thứ hai của con Đức Pháp là cái pháp mà giữ gìn cái đạo đức, tức là đức hiếu sinh, cái lòng yêu thương, có lòng thương yêu là tha thứ hết thì sẽ được giải thoát. Bởi vì trong cái giới luật của đạo Phật mà cái giới cấm sát sanh, mà cái đức không sát sanh của nó là đức hiếu sinh. Mà đây là Đức Pháp là cái đức hiếu sinh, Đức Pháp là pháp Phật mà, cái pháp đầu tiên của nó là cái đức hiếu sinh. Mà cái đức hiếu sinh là cái lòng thương yêu của nó đi đến đâu thì nó xả tất cả những ác pháp xuống hết. Có thương yêu làm sao có giận hờn? Có thương yêu làm sao mà không tha thứ người ta, con hiểu không? Cho nên giữ cái đức hiếu sinh là cái đức pháp con.
Phật tử 3: Đứa con trai út của con.
Trưởng lão: Đức Châu! Cái đức hạnh một con người, bất kỳ một cái đức gì mà mình giữ trọn được thì nó như là châu báu, chớ không phải châu báu là quý giá, con hiểu không? Mà mình giữ bây giờ người ta chửi mình, mình nhẫn được như là nhặt châu báu, con hiểu không? Bây giờ người ta làm cho mình người ta nói oan nói ức cho mình, mình không cần minh oan đó là châu báu. Trong cái khi mà cơn đau của mình, mình dũng cảm mình vượt qua những cơn đau bằng cái ý trí dũng cảm của mình, đức dũng cảm thì đó là châu báu, con hiểu không?
Phật tử: Dạ !
Trưởng lão: Mà mỗi cái tên của mấy con đều có cái nghĩa tại vì mấy con…
Phật tử 3: Dạ cuối cùng là con dâu của con, con về dạy lại các con.
Trưởng lão: Liên Phước là cái hoa Sen hưởng đầy đủ phước báu, chỉ nên nhớ cái tên của mình là luôn luôn hưởng phước báu. Mà phước báu đây là phước báu giải thoát, cho nên không ai làm động được cái hoa Sen phước báu. Thấy chưa ! Mỗi cái tên của mấy con đều có cái ý nghĩa Thầy cho chớ.
Phật tử 3: Dạ con thì chắc con nhiều khi hoàn cảnh này khác thì con có ý là con xin quy đi Thầy dạy, con về con nói lại và cái bảng này thì con in từ trong mạng ra, thì con đưa cho các con nó đọc để học.
Trưởng lão: Được chớ con ở trên mạng phần nhiều là có những bài…
Phật tử 3: Dạ cái này là ở trên mạng Nguyên Thủy, dạ con in ra để con làm việc, thì đây con kèm… có cái là gia đình của em trai … vừa rồi em quy y.
Trưởng lão: Mấy con không hỏi Thầy không biết đâu mà rờ, không biết cái tên mình nghe cũng hay hay đó chớ mà không biết mang ý nghĩa gì.
Phật tử 3: Dạ thưa Thầy dạy cho cái pháp thôi, về làm việc. Dạ em trai con được học ở đây.
Trưởng lão: Thầy đặt cho con cái pháp danh là Thích Đức Phương, tất cả các cái phương hướng đều là giữ trọn cái đức của nó thì tâm con sẽ bất động. Nghĩa là phương nào mà tác ý vô trong tâm con, đều là lấy đức mà đối trị thì con sẽ được bình an. Nghĩa là cái chuyện gì bất kỳ mà người ta làm cho khó khăn con, con cứ lấy đức mà đối trị thì cái ở phương đông phương tây, phương nam, phương bắc, cái người nào, bất kỳ cái người nào mà xung quanh con tất cả phương mà đến mà đụng vào con thì con lấy đức con đối trị thì con sẽ được bình an.
Thầy biết được cái đặc tướng của con, mà nếu không chỉ cho con thì chắc nó bị động. Nhớ nhận lãnh cái tên phải giữ gìn lắm mấy con.
Phật tử: Dạ đây là …
(44:06) Trưởng lão: Vậy hả con? Rồi, để chút sẽ gặp Thầy con.
Liên Hương là cái tên của con là như cái hoa Sen, cái mùi hương của hoa Sen con, thơm mùi hương hoa Sen là cái hương giải thoát, giải thoát, giải thoát tri kiến hương con. Lấy cái ý thức của mình hiểu biết để mà trở thành cái hương thơm hoa Sen, con hiểu không? Cho nên luôn luôn lấy cái sự hiểu biết của mình xả tất cả ác pháp để trở thành cái hương của hoa Sen, như đúng cái tên của con là Liên Hương.
Phật tử 4: Dạ thưa Thầy hai đứa con của con.
Trưởng lão: Đức Nghĩa! Cái nghĩa của đạo đức con. Cái nghĩa của đạo đức là đức hiếu sinh, đức ly tham đức chung thủy, đức thành thật, đức minh mẫn, đó là cái nghĩa của nó con. Thì nói đức nghĩa là cái đức của cái nghĩa của cái đức hạnh, thì nó gồm có năm cái đức nhân bản của nó, đức hiếu sinh cái nghĩa của nó mà, đức hiếu sinh, rồi đức ly tham, thấy không?
Bây giờ nói cái giới sát sanh này, rồi giới không tham lam trộm cắp thì mấy con đâu có hiểu được cái đức, cái nghĩa của cái đức, phải không? Thì cái giới này nè, cho nên bây giờ nó ở trong năm cái đức nhân bản của nó, trong cái nhân bản của nó cái đạo đức nhân bản thì nó có năm cái nghĩa đạo đức của nó là đức hiếu sinh, đức ly tham, đức chung thủy, đức thành thật, đức minh mẫn. Có năm nghĩa cho nên vì vậy mà mang cái tên này, hãy nhớ năm cái đức này, mà giữ trọn vẹn năm cái đức thì Thầy nói nó chuyển được cái nghiệp của cả gia đình mình được bình an. Bởi vì năm cái đức nhân bản, năm cái đức gốc của loài người, nó không trở thành làm động vật nữa mấy con.
Đức Nghĩa! Nghĩa lý của cái đạo đức, cho nên giải thích mới hiểu chớ không giải thích thì mấy con đâu có hiểu được.
Phật tử 4: Dạ! dạ
(45:40) Trưởng lão: Cho nên bây giờ mấy con hiểu được năm cái đức của ngũ giới rồi chứ gì? Đó là năm cái đức của đức nghĩa đó. Còn ở đây Liên Ngọc là cái hoa Sen mà giải thoát, cái hương sen giải thoát, cái hoa sen mà giải thoát như là cục ngọc, ngọc quý. Cho nên cái tâm mình, mình giữ trọn ở trong cái bùn lầy mà ngoi lên để trở thành một cái hoa Sen, viên ngọc Sen mà. Viên ngọc là giữ được trọn vẹn như vậy đó là một viên ngọc quý! Mấy con mang cái tên này phải giữ trọn mình như là một cái bông sen dưới bùn mà ngoi lên, trong sạch như cái viên ngọc. Nó mang đầy đủ những cái ý nghĩa giải thoát, đó con. Khéo giữ cái tên, cái tên tôi vậy rồi sau này mà tôi làm sai thì chết đó, nó không giải thoát được đâu con.
Phật tử 5: Thưa hỏi
(46:41) Trưởng lão: Vậy hả con? Được rồi bây giờ con tu đại thừa, con vào xuất gia lâu chưa con?
Phật tử 5: Dạ con hồi đó con mười hai tuổi con vô đó, thì bây giờ…
Trưởng lão: Theo Thầy thiết nghĩ đó, có một dịp nào con về đây ở đây nói với cô Út đó, được gặp riêng Thầy. Tuổi trẻ của mấy con Thầy thấy nếu mà tu sai một chút thì phí cả cuộc đời, bởi vì thứ nhất là cái tuổi trẻ mới lên thì nó đủ cái tâm dục, nó đủ thứ hết mà nếu mà không được người hướng dẫn ngăn diệt tất cả những cái lòng ham muốn của mình thì rất là nguy hiểm con, cho nên bây giờ không thể dạy đơn giản một cái pháp mà có thể tuổi trẻ mấy con tu mà phải khép chặt ở trong khuôn khổ rồi dạy mấy con phải học những giới luật đức hạnh, những cái đó để làm cho củng cố cho mấy con có cái hướng để cho mấy con sống cho đúng cái oai nghi tế hạnh của một người tu sĩ. Rồi một phần phải lo giấy tờ cho mấy con, để sự thật cho mấy con trở thành tu sĩ của giáo hội của Phật giáo để mình không có đứng ngoài, chớ còn nếu mà mình không có đủ giấy tờ người ta cho mình là tu giả tu dối thì không được.
Rồi chừng đó thì bắt đầu đó, đưa vào cái giáo hội tỉnh, người ta chứng nhận cho mình, rồi sau đó người ta mới đưa cái tên tuổi của mình để vào cái giáo hội Trung Ương để người ta cấp cái căn tịch khi mình còn trong giới tỳ theo. Chứ nếu mà chưa có giới tỳ theo thì Trung Ương giáo hội họ không cấp giấy đâu, chỉ có giáo hội tỉnh, tỉnh hội Tây Ninh, tỉnh hội tỉnh thì người ta cấp giấy mình, chỉ có ở trong cái giới xuất gia mà thôi.
Con mặc cái này mà nếu mà không có cái giấy xuất gia thì người ta hỏi con, thì coi như là mình tu không có giấy tờ, người ta không có chấp nhận. Bởi vì cái giáo hội của mình ở đây thì coi như là cái đất nước mình nó có giáo hội Phật giáo, cho nên mình không rời khỏi cái giáo hội của mình. Bởi vì cái giáo hội đó sẽ bảo vệ cho những người tu, không ai làm động đến được.
Cũng như bây giờ con đến Tu viện Chơn Như mà làm tu sĩ, mấy con về đây thì mấy con có quyền ở đây tu, vì tôi là tu sĩ nằm ở trong Giáo hội thì không ai nói gì mình hết. Chứ không khéo người ta nói mình giả tu sĩ vô đây rồi hình thức này hình thức kia để mà trốn tránh cái này, cái kia nọ, người ta hỏi giấy tờ không có. Bởi vì thà là cư sĩ mấy con! Người ta không có nói, mà tu sĩ là người ta nghĩ rằng mình núp chiếc áo đó để cho mình vào đây mình làm cái gì. Trộm cắp cướp giật hay giết người hay hoặc này kia, bây giờ sợ quá rồi giờ chạy vô cạo đầu mặc chiếc áo này vô. Mà tới chừng không có giấy tờ rồi thì người ta nghi ngờ mình liền, là mình ở quê mình, không biết mình có giết hại ai, mình có đâm chém ai mình trốn.
Nguy hiểm lắm mấy con, mặc chiếc áo này rất nguy hiểm, phải có giấy tờ đàng hoàng. Chớ không khéo đến ở đây, thì hầu như về mặt an ninh đó, người ta thấy cái hình thức của tôn giáo là người ta lo. Mà nếu mình có giấy tờ hẳn hòi hoàn toàn thì cái giáo hội người ta bảo lãnh mình. Cho nên ví dụ như mấy con vào đây ở, mấy con tu sĩ phải không? Thì cái giáo hội của tỉnh Tây Ninh sẽ bảo vệ mấy con, mà Thầy là người chịu trách nhiệm vì Thầy là người tu sĩ Phật giáo “Mấy con mà không có giấy tờ thì mấy cô đến đây thì tôi không biết gì đâu” thì cái đó là cái nguy hiểm cho mấy con nhất.
Cho nên chuẩn bị đàng hoàng để mà, Thầy nói phải nếu mà muốn xuất gia, nếu mấy con tu đàng hoàng thì phải có giấy tờ đàng hoàng. Xuất gia từ chỗ nào nó có cái vị trí đàng hoàng, nó không có đơn giản đâu. Thầy nói mặc chiếc áo tu sĩ nó không đơn giản.
(50:13) Phật tử 5: Con có một chí hướng con theo thầy ở dưới quê tu theo Đại thừa tụng kinh.
Trưởng lão: Rồi thầy có cho giấy tờ gì không?
Phật tử 5: Dạ! dạ cũng có đặt pháp danh rất kỷ.
Trưởng lão: Nhưng mà cái giấy đó con, cái giấy để chứng nhận đó con.
Phật tử 5: Dạ chưa
Trưởng lão: Tỉnh hội đó, tỉnh hội của con ở dưới đó.
Phật tử 5: Dạ thưa, thầy con có, còn con chưa.
Trưởng lão: Không được, nếu mà khi con mặc chiếc áo này vô rồi bắt buộc ông thầy mình, theo ông thầy mình phải lo. Ông xuất gia cho tôi, ông bổn phận ông phải lo giấy tờ. Giáo hội tỉnh của ông là ông trưởng ông Chánh chi cục trưởng Tây Ninh đó, Chánh chi cục trưởng tỉnh của mình tỉnh gì đó thì ông này phải có ký tên chứng đóng dấu đàng hoàng. Thầy con có nhưng mà con không có thì con đi vậy không được. Không được đâu, con không có.
Phật tử 5: Dạ con muốn quy y Thầy, quy y Thầy có được không?
Trưởng lão: À! Con bây giờ muốn mà xuất gia với Thầy để tu đó, thì con phải chuẩn bị cho hẳn hòi rồi về đây xuất gia Thầy. Thầy làm lễ xuất gia rồi thì cái đơn mà xin xuất gia, Thầy sẽ Thầy chứng nhận cho con xuất gia ở đây.
Phật tử 5: Dạ
Trưởng lão: Rồi thì chính quyền ở địa phương con xác nhận, nó cũng làm cái đơn. Trong cái đơn đó chính quyền địa phương bắt đầu cha mẹ vui vẻ cho con xuất gia phải không? Tức là gia đình chấp nhận rồi
Phật tử 5: Dạ
Trưởng lão: Rồi bắt đầu chính quyền địa phương đó chấp nhận cho con xuất gia rồi ký tên vô cái tờ đơn này thì đến đây Thầy chấp nhận vì gia đình. Còn nếu mà chính quyền địa phương nó không chấp nhận thì cha mẹ chấp nhận chứng ở trong cái khoản mà có cha mẹ chứng đó “Tôi vui lòng cho con tôi xuất gia theo thầy…” ở tại chùa nào, ở tỉnh nào.
Thì do đó khi mà cha mẹ ký tên vô đây rồi thì đem cái tờ đó vô đây. Vô đây rồi Thầy chứng nhận, Thầy chấp nhận Thầy sẽ cho con xuất gia ở đây. Thầy đóng dấu, Thầy ký tên rồi thì con sẽ xách cái tờ giấy này con đi về cái địa phương của con thường trú, cái địa phương của con chính quyền ở đó nó sẽ thấy theo cái Thầy xác nhận ở khu ở đây thì nó sẽ chứng cho con.
Mà nó chứng cho con rồi đó, thì con đem tờ giấy về đây cho Thầy, Thầy sẽ giao cái ban đại diện của Phật giáo của huyện Trảng Bàng đây, phải không? Cái ban đại diện đó nó sẽ chứng vào đó, rồi nó sẽ đưa cái giấy của con về cái ban trị sự tỉnh hội của Tây Ninh. Rồi cái ở tỉnh hội Tây Ninh chứng rồi đó, thì gửi trả lại Thầy. Thì đương nhiên con trở thành là đệ tử của Thầy, thì không ai dám nói, con đi đâu cứ xách giấy này đi, không ai dám nói gì hết. Đó là cái giấy tờ hẳn hòi, nghĩa là mình là một người công dân trong đất nước mà muốn xuất gia thì phải theo pháp luật của nhà nước. Thi hành đúng, mình đừng có thi hành sai, thi hành sai thì người ta nói mình gian dối, mình ác, các con thấy không?
Phật tử: Dạ giờ con muốn quy y Thầy thì con…
(52:50) Trưởng lão: À, bây giờ con cứ con muốn như vậy thì con cứ về, hôm nào trở lên gặp cô Út, rồi xin nói cô Út con có nguyện vọng là xin xuất gia tại Tu viện Chơn Như này. Thầy bởi vì Thầy nói Thầy có bổn phận mà Thầy nhận xuất gia của mấy con là Thầy phải lo, chứ đối với Thầy, giáo hội đã tấn phong cho Thầy làm hòa thượng rồi mà bây giờ ông nói Thầy không làm giấy tờ được sao? Có giáo hội nào nói với Thầy?
Mà bây giờ thật sự ra mấy con biết khi mà một vị mà được tấn phong làm hòa thượng đó, nó là phải nằm ở trong ban tôn giáo của Chính phủ chấp nhận nó mới với cái giáo hội nó hợp nhau, nó chấp nhận cái ông đó nó được tấn phong thì mới tấn phong chớ? Đâu phải ở tỉnh hội ở tỉnh Tây Ninh này mà chính quyền tỉnh Tây Ninh này chấp nhận Thầy mới cho đâu, nó phải ở Ban tôn giáo Trung ương của Chính phủ với cái giáo hội nó chấp nhận nó mới tấn phong mình, con hiểu không?
Mà nó tấn phong Thầy là Thầy có quyền là cấp giấy tờ cho mấy con, thì đi đến đâu cái Giáo hội và chính quyền cũng phải chấp nhận. Có vậy thì người ta mới có cái quyền hạn người ta mới thu nhận đệ tử chứ mà không có quyền hạn thu nhận đệ tử mình đi ra chúng hỏi nói là “Tôi xuất gia với Thầy Thông Lạc”, “Thầy Thông Lạc? Thầy Thông Lạc kệ, tôi không biết! Ông không có giấy tờ thì tôi bắt à”, có phải không?
Con thấy không? Cho nên vì vậy mà, chớ không phải là nói thầy mình người xuất gia rồi có trách nhiệm bổn phận của ông thầy phải lo giấy tờ cho đệ tử của mình. Bởi giấy tờ đệ tử của mình nó còn trẻ nó đi chỗ này chỗ kia, cũng như thầy con ở tại chùa thì ai nói gì ông, ông ở đó thì ai nói gì, chính quyền địa phương người ta hiểu rồi. Nhưng riêng con, con đi ra khỏi địa phương con, con không có giấy tờ thì khó cho con, con hiểu không?
Cho nên vì vậy đó, con cứ lần lượt khi nào rảnh rỗi rồi con cứ về đây. Rồi bởi vì tuổi trẻ mấy con là tương lai của Phật giáo đó, phải lo đào luyện cho mấy con để trở thành người tu thật tu thật chứng, để làm sáng tỏ lại Phật giáo. Chớ con bỏ cuộc đời con đi tu con còn có cái gì nữa không?
Phật tử 5: Dạ !
(54:43) Trưởng lão: Còn chỉ có cái sự giải thoát mà thôi! Thì phải có cái bảo chứng cho con làm một cái người công dân đầy đủ giấy tờ đàng hoàng. Không thì thiếu giấy tờ gì, đi ra pháp luật không bắt tội mình được, chớ không khéo người ta sẽ bắt tội, con hiểu không?
Còn bây giờ mà tới chừng nó yên rồi, giấy tờ xong xuôi rồi, xuất gia rồi mặc sức mà lo tu. Cho một cái thất thì vô đó ngồi tu, mình xuất gia rồi bỏ hết cuộc đời rồi, tôi lo tu cho giải thoát thôi! Không phải sướng sao? Phải không? Còn bây giờ thầy dạy mấy con tu mấy con về tu mà cứ giấy tờ nơm nớp lo sợ trong bụng hoài thì rất là nguy hiểm. Có gì nữa không con?
Phật tử 6: Dạ thưa quý Thầy con là… Vừa rồi thì Hà Nội chúng con có vào để tu học trong lớp học, thì đoàn con về thì còn con ở lại. Lúc bấy giờ thì con thưa Thầy là có bạn chúng con là nữ thư sinh, thì quý thầy cũng quy y cho. Rồi lẽ ra thì bạn chúng con thì cũng đi theo đoàn nhưng mà có con làm ngoải, nó bảo là mẹ con lớn rồi thì để cho tự đi vậy. Con đưa vào rồi cuối cùng thì chúng nó không đưa vào, thế rồi thì là bà con bị rớt, sau đó thì cũng là cái may mắn thì có tại tu viện nó là em con thì nó ở bên Cần Thơ đón cụ vào chơi.
Nhớ số điện thoại của con, cụ điện về cũng thiết tha bà bây giờ là năm nay là cụ tám mươi, nhưng mà mắt thì một bên coi như vậy là đã khoét bỏ rồi, còn một bên bây giờ chỉ còn có một ngươi thôi, cho nên là chúng con là mắt mờ, chân thì chậm, tai thì bây giờ đang viêm bị điếc rất là khó khăn.
Trưởng lão: Đủ thứ nghiệp nó đổ ra.
(57:01) Phật tử 6: Thế rồi chúng con thì cứ mong muốn là được về đất Phật một lần, để trước tiên là kính Phật kính Thầy và kính Cô và thăm lớp học, rồi thì là được toại nguyện cái tâm. Thế thì có điện cho con là nói với con là bác cố gắng nói chuyện với trình với cô, cô có điều kiện cho cô cho con nghỉ ngày để con đón, thế rồi cuối cùng xin bạch sư cô để cô thương, để cô đóng góp thì cô cho xe đi đón, bà con về từ hôm bấy giờ thì được hai hôm nay thì bà con xin lên lớp, nghe pháp cô giảng hôm nay thì cô cũng ngã hướng là cho gặp thầy, giờ thì con xin Thầy là cái thứ nhất là Thầy cho pháp tu thì cho bà con, cái thứ hai nữa là xin bà con để cho yên tâm cái nguyện vọng của bà con là bây giờ là cuối đời rồi, thế là muốn về đất Phật và nương nhờ vào thầy cô để sau này có phương diễn thì tự muốn thì chuyển hẳn vào, sau này nương nhờ thầy cô để mà sống chết thì là nhờ Phật pháp nhờ thầy cô, thế còn về cái chuyện gia đình thì là sau này con còn đơn từ trình thầy cô, thầy cô chấp nhận sẽ có gia đình đồng ý và chính quyền công nhận con là người địa phương, thì bây giờ con theo nguyện vọng thì cái phần này thì bà không phải lo, con xin Thầy dạy bảo cho bà con và con biết được.
Trưởng lão: Cái vấn đề đó thì hiện giờ thì cô Út ở đây cô lo cái khu an dưỡng cho những người già mấy con, vô đây thì sợ các cụ già ăn ngày một bữa như chúng ở đây thì rất tội mấy con. Cho nên cô Út lo cái khu ở ngoài cái tu viện của chúng ta, để các cụ đến tuổi già về đó có thể ăn hai bữa hoặc ba bữa.
Phật tử 6: Dạ!
(59:10) Trưởng lão: Bị vì già đâu có ăn nhiều được đâu mấy con, rồi ở đó được có những cái lớp học đạo đức rồi các cụ sẽ đến lớp đạo đức học rồi về cái thất của mình ở, rồi có Thầy đến đó Thầy dạy cách thức tu tập, rồi ở đó có cái đời sống mà có những người trẻ người ta sẽ chăm sóc các cụ mấy con, đó là cái cái khu an dưỡng cho các cụ. Bởi vì tuổi già rồi bây giờ ở trong gia đình nhiều khi các cụ sẽ rất là khổ đau, là vì ngồi lại thấy mình vô dụng quá không còn làm gì được cho con cháu hết, mà hãy còn làm được thì cứ ôm cháu mà chăm nó thì rất tội cho các cụ, cho nên về được trong tu viện là có phước, để được an dưỡng để được học tập, để được tu tập ngồi giữ “tâm bất động, thanh thản an lạc vô sự" thì các cụ sẽ không nhớ chuyện quá khứ, chớ cuộc đời nó trải qua nhiều cái việc để làm cho các cụ nhớ đến rồi đau khổ, Thầy thấy có cái tâm mà về đây tu tập thì chắc chắn lần lượt sẽ có những nơi cho các cụ, không riêng gì cụ đâu con.
Phật tử 6: Dạ!
Trưởng lão: Còn từ tám mươi tuổi trở lên, chín chục tuổi, mà có được nơi an dưỡng nghỉ ngơi để học tập để tu tập thì đó là hạnh phúc lớn nhất, cho nên vì vậy mà hôm nay cô Út cô cũng thương cô cho xe xuống dưới rước về đây, rước về đây ở đây rồi lo lắng giấy tờ để mấy con cứ xin phép “Bây giờ tôi vào đây tu của tu viện Chơn Như khu an dưỡng cho những người già ở đây” ở tu viện này có quyền để mà làm cái khu an dưỡng cho những cái người già cả người ta về đây người ta học tập tu tập, người ta ăn ngày một bữa chưa được người ta chưa ở trong tu viện được thì người ta ở ngoài người ta sẽ sống bình thường như mọi người, nhưng mà người ta vẫn là người học đạo đức, vẫn là tu tập vẫn tốt chứ đâu phải là người ta xấu đâu, thì mấy con yên tâm đi ở đây Thầy nói Thầy đề nghị với cô Út phải cố gắng lo lắng cho các cụ, chứ không phải đâu, các cụ về đây cố gắng đi con, Thầy sẽ dạy cho các pháp tu để tới chừng chết nó tự tại nó không có khổ đau, chết nó ngồi im lặng như thế này thế cái rồi nó chết, nó không nhức không nhối chứ không mấy con năn lộn mới chết đó chớ, khổ lắm! Cứ tác ý một cái câu tu tập chỉ giữ tâm mình để rồi chừng đó mấy con ở yên rồi có chỗ đàng hoàng Thầy sẽ dạy cái đó.
Phật tử 7: Thưa hỏi
Trưởng lão: Bây giờ con lớn tuổi rồi, không có làm gì hết, ở không ngồi mà tu, giữ.
Phật tử 7: (Không nghe rõ)
(01:02:18) Trưởng lão: Để rồi thầy sẽ dạy, Thầy sẽ an ủi cho mấy con, Thầy sẽ dạy cách thức để cho mấy con tu tập, không có sao đâu yên tâm đi con, đừng có lo con.
Phật tử 7: (Không nghe rõ)
Trưởng lão: Nghe không nghe mà thấy cũng mệt.
Phật tử 7: (Không nghe rõ)
Trưởng lão: Con sẽ nhớ khi nào nói cho lớn chỉ cho, cho cô cho cụ ý để cụ biết cách thức cụ nhắc cái tâm cụ “Tâm bất động thanh thản an lạc vô sự" rồi nó có lỡ khởi nghĩ một cái gì đó thì cứ nhắc nó để cho nó đừng có khởi nghĩ, trở về tâm bất động nó, nhớ con dạy cụ tội nghiệp ở gần, Thầy nói để rồi cô Út ở đây cô sẽ nhắc nhở, nhắc nhở vậy đó, để rồi được cái sự an ổn nhất của Phật pháp đó mấy con.
Phật tử 8: Con thưa Thầy thì con nghĩ có một điều là không biết tại sao Thầy lại đặt tên con dài thế, thế là hôm nay là con cũng định là trình thầy từ lâu rồi nhưng mà chưa có điều kiện, hôm nay thì có điều kiện con xin Thầy mọi người tên chỉ có hai thôi, mà con lại ba chữ.
(01:03:38) Trưởng lão: Bởi vậy con nhiều vậy là con phải tu nhiều một chút, người ta ngắn người ta tu ít còn con dài thì con tu nhiều.
Phật tử 8: Các cô chỉ có là hai tên ví dụ như Liễu Hương, Liễu Vân còn con thì lại Liễu Tâm Thanh, thế là các chị em trong nhóm lại bảo thế sao tên con lại dài thế.
Trưởng lão: Dài quá !
Phật tử 8: Con xin Thầy, Thầy giải nghĩa cho con.
Trưởng lão: Bởi vậy
Phật tử 8: Liễu Tâm Thanh thì là các chị em trong nhóm lại bảo sao tên con lại dài thế, con xin Thầy, Thầy giải nghĩa cho con Liễu Tâm Thanh.
Trưởng lão: Thì con phải nói tên tôi dài là tôi phải tu nhiều, chứ không có gì hết. Liễu là nó ngộ nó hiểu biết nó thông suốt gọi là Liễu.
Phật tử 8: Dạ !
Trưởng lão: Con hiểu không? Tâm là mình hiểu rất rõ từng chi tiết của cái tâm mình muốn cái gì đó, phiền não nó lo lắng gì gọi là liễu được cái tâm, tức là liễu ngộ được từng chi tiết nhỏ của nó, thanh là thanh tịnh thì cuối cùng cái tâm mình nó được thanh tịnh, cho nên nó phải dài nó phải tu nhiều, buộc con phải hiểu cho thông suốt. Cho nên liễu là liễu ngộ đó, liễu là thông suốt hiểu không?
Phật tử 8: Dạ !
Trưởng lão: Con phải thông suốt mọi mọi cái đều phải học nhiều hơn mọi người khác, người ta có hai chữ còn con có ba chữ thì phải học nhiều hơn, để nó mới liễu ngộ chứ còn không học thì làm sao liễu, tại sao Thầy đặt con tại cái đặc tướng con phải hiểu.
Phật tử 8: Dạ !
Trưởng lão: Rồi mới tu, cho nên không hiểu thì không tu! Hiểu chưa? Cho nên nó mới dài chứ, nhớ chữ liễu đó, là nó liễu ngộ chớ không phải liễu là cây liễu đâu nha, rồi nói mình cây liễu rồi mình uốn éo thì không có được, liễu là liễu ngộ.
Phật tử 9: Thưa hỏi
(01:05:43) Trưởng lão: Mấy con sẽ về lần lượt ở Tây Ninh thì gần đây lắm, thì lần lượt về rồi gặp Thầy rồi Thầy sẽ dạy từng cái đặc tướng của mấy con cho, từng cái đặc tướng để cho nó đúng với cái đặc tướng của mình tu. Cũng một cái hơi thở mà cái người phải nhiếp tâm trong cái hơi thở chậm, một người phải nhiếp tâm trong hơi thở bình thường, một người phải nhiếp tâm trong hơi thở ngắn, thì tùy theo mỗi cái đặc tướng con, chớ không phải người nào cũng tu mà có người thì người ta tu vào một cái đề mục thứ tư, có người thì tu vào cái đề mục thứ nhất, chớ không phải là tôi muốn tu cái nào vô tu, thì ông thầy ông xác định được cái tâm của mình, mình sẽ tu cái pháp nào người ta sẽ xác định cho mình tu. Còn cái mà mình nói xả tâm thì người ta dạy cho mình chung chung vậy thôi, chứ sự thật ra đi vào chuyên vào một cái gì để qua cái đặc tướng của mình thì người ta theo đó người ta dạy, con hiểu không?
Cho nên con yên tâm! Rồi có duyên sẽ còn gặp Thầy nữa mà, Thầy sẽ dạy từng chút, tu tập coi vậy nói thì Thầy nói cho dễ cho mấy con mừng, chớ khó lắm mấy con chớ không phải dễ đâu. Bởi vì cái nghiệp của mình nó nặng ghê gớm lắm, mà bây giờ muốn xả cho nó đâu phải chuyện dễ, phải thân cận thiện hữu tri thức, từng đó những bậc thiện hữu tri thức người ta mới gợi ý người ta chỉ cho mình đúng cái pháp với cái tướng tánh của mình.
Các con thấy nè, bây giờ Thầy nói nhìn chung ở đây chúng ta bao nhiêu người có mặt người nào giống người nào không, đó là đặc tướng thì nó phải khác nhau chớ phải không mấy con? Thấy không? Cái mặt nó không giống nhau thì làm sao gọi là nó giống nhau được. Cho nên nó mỗi người có một cái đặc tướng tới thân nó hiện ra cái tướng của nó là nó đã khác xoay khác rồi.
Vậy thì cái tâm nó vô hình thì chúng ta không thấy nhưng mà sự thật ra nó cũng khác chớ, một người sao mà giận dữ như vậy còn người thì giận ít, các con có thấy không? Có người tham trong vắt à, còn có người thì tham ít thì đó là đặc tướng nó khác nhau, thì do đó mà cái sự tu tập như vậy nó cũng theo một cái pháp của Phật, mà cái người mà người ta tu chứng rồi người ta mới xét qua cái đặc tướng người ta hướng dẫn, chứ không phải là người ta hướng dẫn chung chung.
(1:07:45) Bởi vì hướng dẫn ai cũng vô đó niệm phật niệm phật, niệm riết rồi bây giờ cầu vãng sanh cầu trong cái tưởng chứ làm sao mà có được, có một pháp duy nhất mà không biết đặc tướng người ta cái gì nữa, thì mấy con thấy làm sao mà đi tới được, pháp của Phật “Như lý tác ý” nhưng mà người tác ý câu này thì kết quả mà người tác ý câu này không kết quả thì sao, tại cái đặc tướng của người đó mà, câu đó nó không hợp với họ làm sao họ có kết quả. Cho nên có nhiều câu trong đó chứ đâu phải một câu được, mà mỗi câu đều hợp với đặc tướng của người ta, cho nên cái sự tu tập là phải vậy đó mấy con, cho nên các con đừng vội vàng! Tu tập thì phải chín chắn hẳn hòi tư duy suy nghĩ lo lắng mọi thứ, rồi con muốn tu thì gia đình của mình đầu tiên là mình sống giữ gìn năm giới cho thanh tịnh cho nghiêm túc.
Bây giờ giới thứ nhất thì không giết hại chúng sanh không ăn thịt chúng sanh thì nhất định chết bỏ nhất định giữ gìn, cái đức hiếu sinh không bao giờ mà cầm dao hoặc là giết con gà, con cá, con tôm hoặc là làm thực phẩm bằng những thực phẩm đó, nhất định mấy con phải giữ gìn cho trọn vẹn, mà khi giữ gìn trọn vẹn thì mấy con sẽ vào đây.
Thầy là một người giữ giới thì mấy con sẽ tương ưng với thầy, thì mấy con sẽ được gặp Thầy mà gần Thầy rồi thầy sẽ dạy mấy con cách thức tu tập, thì ngày ngày sẽ đi đến cái chỗ giới giải thoát của mấy con, mấy con ráng, ráng cố gắng đi con.
Ở Tây Ninh gần đây không xa đâu, rồi thỉnh thoảng con về nói với cô Út cho con gặp Thầy, để con hỏi cái phương pháp cô Út dạy các pháp mà tu tập thì đó mấy con về tập, học coi như thế nào sau đó trình cho Thầy, rồi Thầy sẽ đến Thầy xác định được cái đặc tướng của con, ôm cái pháp nào đó thầy sẽ chỉ. Cho nên như mấy cô bây giờ ở trong cái ni đoàn, mấy cô tu tập không nói chứ Thầy luôn luôn tuy rằng ở xa chứ Thầy đang theo dõi từng cái sự tu tập. Cái cô nào mà đã xả tâm giải thoát, mà cô nào chưa giải thoát còn bị gặp chướng ngại thì lần lượt Thầy nói nhắc khéo cô Út để luôn luôn để cho mấy cô xả tâm hết, khi xả tâm hết thì cái ni đoàn đó được Thầy đưa vào cái khu chuyên tu của các cô để đi vào thiền định, chứ không khéo mấy cô cũng thấy mấy cô bây giờ cũng lớn tuổi lắm rồi, mà nếu tu như vậy làm sao mà tới nơi tới trốn được, phải vào một cái sự tu tập thiền định để gạn lọc cuối cùng để mà chứng đạo.
(01:10:04) Mà Thầy nghĩ rằng cái phương pháp này đó, thì không phải là một người chứng mà nhiều người chứng. Phật đã xác định cái vấn đề tu tập cái phương pháp có rồi cách thức tu tập, cái môi trường, cái cơ sở để mà tu tập cho nó phù hợp, cho nó đúng để cái người mà thực hiện được cái sự giải thoát. Nó phải đúng nó phải hợp đủ duyên của nó thì mới tu chứng, còn thiếu duyên thì không tu chứng được mấy con, thiếu một cái duyên nào đó thì không thể.
Bây giờ cho mấy con ở trong một khu rừng mà không có nhà che mưa che nắng thì mấy con sẽ bị mưa gió, thì đó là chướng ngại mấy con làm sao tu, nó không dễ! Nó phải có những cái nhà ấm cúng, đầy đủ những cái điều kiện cần thiết để cho mấy con được nỗ lực tu.
Rồi cái ăn uống nữa mấy con chứ không phải dễ, thí dụ bây giờ ở đây cô Út cho mấy con ăn uống như thế này thế khác, mấy con thấy ăn để sống cho nên vì vậy mấy con thấy bình thường, rồi đến khi mà qua Thầy còn cho ăn khổ hơn nữa, rồi đây không biết chừng Thầy cho ăn toàn là rau không, không cho ăn cơm nữa mà ăn vẫn sống như thường thì mấy con sẽ thành Phật.
Mấy con thấy con bò nó ăn cỏ nó có chết đâu, tới gặp Thầy thì Thầy cho ăn cỏ thôi, lúc bấy giờ mấy con thấy mình sẽ sung sướng vô cùng, con thấy con bò nó ăn cỏ rồi tối về nó về ngủ nó không làm gì hết, còn mình thì làm gần chết mới có cơm ăn, cực gần chết phải không? Các con thấy chín tháng trời Thầy ở trên Hòn Sơn Thầy ăn toàn lá cây không, mà Thầy có chết chóc gì đâu! Đó bây giờ Thầy vẫn còn sống như thường, rõ ràng là từ con người mà Thầy biến thành Thầy con bò, ăn lá cây mà sống thì như con bò chứ cái gì, vậy mà sống có gì đâu!
Các con thấy đâu có gì khó đâu, tại mình không tập! Mà cỡ mọi người tập hết thì thế gian này sung sướng biết bao nhiêu. Ai mà còn tranh! Đi ra đồng kiếm cỏ ăn vài hơi no về nghỉ, có ai khỏi mất công rửa chén rửa bát không? Còn bây giờ mấy con cực khổ thấy không? Ăn rồi phải rửa bát rửa chén này kia, có thấy con bò đi rửa bát rửa chén bao giờ. Ra đó cái rồi mình lấy cái liềm mình cắt một hơi vậy cái rồi mình rửa sạch, nhai ngốn no rồi cái vô ngồi tu sướng không? Có rửa bát rửa chén không? Các con thấy.
(01:12:33) Thì bây giờ ăn cái gì cũng phải nhai nhuốt thôi. Các con thấy, cuộc đời tại vì người ta chạy theo cái dục, ăn cái này ăn cái kia! Bày ra đủ thứ cho nên mới cực! Chớ còn đơn giản nhất là thiên nhiên nó đã có đủ những cái điều kiện sẵn.
Các con thấy nói ăn cỏ chắc mình không có được không có bổ gì, con bò nó ăn cỏ sao nó có sữa, sữa bò bổ dữ vậy? Các con thấy nó ăn cỏ mà có sữa bò mà sữa bò cũng bổ. Nói tới ăn cỏ mình ăn cỏ chắc mình tiêu mình chứ, phải có đồ ăn đồ uống đồ này kia nó mới bổ chớ. Nói chớ ăn cỏ không mà làm sao mà…, Thầy mới hỏi con bò sao nó có sữa mà sữa bây giờ mình uống mình hô là bổ? Vậy cỏ… chứ nó ăn cỏ nó ra đó chứ nó có ăn thịt ra đó đâu.
Cho nên vì vậy mà chúng ta đâu có quan trọng về vấn đề ăn! Ăn cái gì cũng sống được hết, mà ăn càng cái vấn đề mà ăn đừng có giết hại chúng sanh, đừng có ăn thịt chúng sanh thì nó càng hiền càng nuôi cái chánh mạng mình nó càng thảnh thơi an ổn nữa, mà lại ăn ngày một bữa sướng hơn! Ăn ba bữa cực khổ! Con bò do nó ăn như vậy Thầy thấy nó cạp tối ngày nó cực khổ, Thầy cạp trưa thầy cạp có một lần.
Ăn có một bữa ăn, chiều khỏi ăn, sáng khỏi ăn! Ngồi chơi không sung sướng vô cùng. Các con thấy! hái có nắm lá cây về rửa sạch cái ngồi ăn có bữa trưa cái rồi, chiều khỏi đi hái khỏi gì hết. Không phải là người giải thoát sao? Giải thoát là cái gì? Giải thoát từ cái ăn, giải thoát từ cái ngủ, giải thoát từ mọi cái chút chút mà giải thoát thật sự. Đạo Phật thực mà, chớ đâu phải nói chúng ta không ăn những lá cây mới sống được đâu.
Bây giờ thì mấy con làm không được đâu, mấy con bắt chước về nó sinh bệnh mấy con đó, muốn như vậy phải hỏi Thầy cách thức ăn như thế nào? Thầy mới dạy cho. Muốn làm cái chuyện gì đi nữa cũng phải có người có kinh nghiệm người ta biết! Người ta đã trải qua những cái khổ sở đó vô cùng người ta mới nuôi được cái thân người ta bằng cái chất đó.
Bây giờ dục không! Mấy con ăn cơm mà rồi ăn thực phẩm như thế này, mà đụng cái ra hái lá cây rừng mà nuốt vô chắc chắn là ba bữa là tiêu luôn, làm gì sống được. Mấy con biết người ta phải tập luyện, người ta tập cho cái thân nó thuần nó quen đi thì nó mới sống được, còn con bò hồi nhỏ mẹ nó sinh ra nó bắt đầu cho nó bú rồi dạy cho nó cạp cỏ nó ăn, từ đó mà nó quen dần cho tới bây giờ nó ăn cỏ được.
(01:14:55) Còn mình hồi cha mẹ sinh ra cho bú rồi bắt đầu cho ăn cơm cho ăn này kia, bây giờ làm sao cho ăn cỏ được! Mấy con hiểu chưa đâu phải dễ đâu, mà muốn chuyển nó qua một cái thực phẩm để cho nó sống, nó cũng còn khó. Ví dụ như bây giờ mấy con đang ăn thịt chúng sanh, mấy con ăn chay mà mấy con cũng đã thấy chướng ngại chứ đâu phải đâu, cái cơ thể của mấy con nó đã sinh, chứ người ăn chay mới vô ăn chay mấy bữa “Trời đất ơi sao đủ thứ bệnh hết”, có không phải không mấy con? Nó đổ ra bởi vì cái cơ thể nó đã quen với thịt cá, mà bây giờ không ăn thịt cá là nó đã có cái chướng của nó rồi. Cho nên nó phải bệnh đau rồi mới tụt cân con rồi mấy con xuống mấy con hết hồn! Do đó mấy con ăn mặn trở lại.
Sự thật là chết bỏ nhất định ăn chay là ăn chay cái nó vượt qua cái bắt đầu nó phục hồi trở lại, nó sống theo, nó sống theo cái thực phẩm thực vật. Đó như vậy mình vượt qua, cho nên mỗi lần mà điều kiện là liều chết cái là nó qua, còn mấy con sợ chết là mấy con trở lại thì mấy con sẽ không qua. Tu hành nó như vậy mà, bởi vì gan dạ nó lầm lì con người thực nó ý chí nghị lực nó gan dạ vô cùng.
(01:15:38) Trưởng lão: Khi đau bệnh như thế này mấy con thấy thường thường là người ta sợ, người ta sợ chết, còn cái người mà vượt qua được cái cơn đau bệnh, chỉ một lần thôi lần sau bệnh nó sợ rồi. Lần đầu tiên nó đau kinh khủng lắm, nhưng mà ôm chặt pháp tác ý hoài, chết bỏ! Không cần đi uống thuốc không gì hết! Thế nó hết liền, rồi chừng đó về sau hễ nó có đau cái hét nó một tiếng cái nó chạy.
Còn bây giờ mấy con thấy đau quá trời chịu không nổi, thôi đi bác sĩ nhà thương chứ còn kiểu này cái tinh thần của mấy con yếu đuối, cho nên mấy con không vượt qua cái cảm thọ mấy con, cho nên mấy con không thắng nó. Còn theo thầy nhất định là chết, là chết chứ nhất định không rời khỏi cái pháp Phật, thì cuối cùng chúng ta dùng cái phương pháp mà giờ nó không tốn tiền tốn bạc, nó không đi nhà thương nằm những cái chỗ mà bẩn thỉu ở nhà thương dơ lắm mấy con, vi trùng không ở trong đó. Cho nên vì vậy mà cuối cùng chúng ta đau bệnh mà chúng ta không có cách thức nào để trị bệnh thì chúng ta mới vào đó mà nằm, chứ sự thật ra ai mà vào đó nằm, Thầy nói thật sự ra vô đó nghe nó rên la cũng quá sợ. Vô bệnh viện mấy con mới thấy là địa ngục ở đó, kẻ nằm dọc ngang trên giường, trời ơi đủ thứ rên la. Lát có người này chết lát có người khiêng ra thấy sợ lắm, còn mình ở nhà mình không có, không khí trong lành như thế này, ngồi đây mà ôm pháp tác ý một hơi là bệnh lui, nó sẽ khỏe hơn mình vô bệnh viện. Cho nên nhớ lời thầy chỉ thầy dạy mấy con sẽ chiến đấu với căn bệnh của mình.
Cái thân này nó chết là nó do nhân quả nó chết, nó tới chết rồi mấy con giờ muốn sống nó cũng không sống đâu, mà tới chừng nó sống rồi giờ bỏ mặc mấy con đừng…, không có tiền đi uống thuốc mình nằm đó ít bữa cũng không có nhằm nó cũng hết, hễ nó tới chừng hết là hết. Bởi vì nó thuộc về cái quy luật của nhân quả, cho nên chúng ta hiểu nhân quả rồi chúng ta không sợ, mình phải trả cái quả của nó là cái thân này mình đã từng làm ác, trong nhiều kiếp cho nên bây giờ mang cái thân này mình phải trả cái quả đau bệnh này, vui vẻ mà trả có gì đâu mà sợ! Ngồi đây mà ôm pháp Phật để mà chuyển những cái quả này đi, thì nó sẽ chuyển hết mấy con.
(01:17:55) Tu tập phải gan dạ! Nhát gan thì tu không được, cho nên mấy con ráng. Đất nước chúng ta có những anh hùng! Thì bây giờ chúng ta phải thực hiện những con cháu của những anh hùng chứ sao, không lẽ là Trần Hưng Đạo nè, Quang Trung nè, không lẽ những người đó không phải là anh hùng sao? Còn bên nữ mấy con thấy Trưng Vương Triệu Ẩu không phải anh hùng sao? Dám nhảy xuống dòng sông Hắc mà tự tử thì không phải gan dạ sao?
Bây giờ chúng ta cũng liều chết một lần coi thử coi bệnh đau này có thắng được không, thắng hết chứ sao không thắng. Cho nên đối với đất nước Việt Nam chúng ta, dân Việt Nam là có anh hùng có anh thư, cho nên chúng ta không đầu hàng giặc sinh tử. Các con nhớ giặc sinh tử cũng là giặc, nó xâm chiếm nó sai bảo chúng ta sai chúng ta chết là chết, sai bảo chúng ta bệnh là bệnh à, mà giờ chúng ta bảo “Không bệnh!”, mình làm chủ lại thân mình rồi, không có cho nó bệnh nữa thì nó không bệnh. Còn mấy con bị nô lệ, bây giờ mấy con có thân tâm mà luôn luôn bị nô lệ, bị chúng sai hết biểu đau là mấy con rên, nó biểu mấy con ăn là chạy ăn, còn Thầy bây giờ nó biểu ăn Thầy nói “Không ăn!” nó không ăn, chứ còn mấy con thấy cái bánh đó ngon quá nó biểu ăn cái mấy con lại lấy ăn, thì đó nó sai mấy con đi làm.
Mấy con là nô lệ! Nô lệ cho cái tâm của mình chứ gì, Thầy thì không có nô lệ. Cho nên sáng nó biểu ăn Thầy không ăn chiều bảo ăn Thầy không ăn, trưa Thầy ăn Thầy làm chủ! Cuối cùng Thầy làm chủ được cái ăn, Thầy làm chủ được cái ăn Thầy phải làm chủ được cái bệnh. Thầy làm chủ được cái bệnh thì thầy mới làm chủ được cái chết chứ sao, các con thấy rõ không?
Con người Việt Nam của mình anh hùng lắm mấy con, mình là người Việt Nam thì mình phải thấy gương hạnh của dân tộc anh hùng. Không có sợ! Rồi bắt đầu bây giờ chúng ta mạnh mẽ! Không có lo gì hết, lúc nào chúng ta cũng thực hiện được cái mặt trận sinh tử của chúng ta, chúng ta phải làm chủ được sự sống chết của chúng ta, không đầu hàng! Phải cố gắng mấy con.
Phật tử 9: Dạ bạch Thầy tụi con trường chay đó, nhưng mà con ăn ba bữa và con nghe lời Thầy con về con ăn bữa ngọ.
Trưởng lão: Thì cái đó con sẽ giải thoát đó con, con ăn bữa ngọ là con giải thoát rồi.
(01:20:18) Phật tử 9: Dạ bạch thầy, còn thầy con đặt tên Thanh Tịnh đó, xin Thầy giải nghĩa giùm con.
Trưởng lão: Đặt như vậy cũng được thôi, không có sao đâu con để chừng nữa rồi Thầy sẽ giải thích.
Phật tử 9: Dạ con cảm ơn Thầy.
Trưởng lão: Bây giờ mấy con còn hỏi điều gì nữa không?
Phật tử 10: Dạ con xin phép, hôm nay anh em con được về đây gặp Thầy, thì từ trước chúng con cũng đã được học những lời Thầy dạy, chúng con cũng rất là cảm kích và tôn kính Thầy một vị minh sư. Thì hôm nay chúng con về đây quỳ trước Thầy xin Thầy nhận chúng con làm đệ tử, chúng con được quy y dưới chân của Thầy và sự hướng dẫn của Thầy.
Trưởng lão: Được mấy con thầy sẽ nhận mấy con làm con của Thầy làm đệ tử của Thầy con. Mấy con sẽ ghi cái tên của mấy con tuổi rồi địa chỉ Thầy cho con các điệp phái, có giấy tờ đàng hoàng chớ, chớ thầy đâu có mà nói khơi khơi vậy đâu nhận khơi khơi được. Mấy con cứ ghi tên tuổi mấy con vào ở trong tờ giấy này Thầy sẽ cho, sau đó coi như là đệ tử của thầy có giấy tờ đàng hoàng, như hồi nãy Thầy nói mà.
Rồi xuất gia rồi thì Thầy sẽ làm giấy tờ đàng hoàng chớ, chớ đâu có nói miệng được. Là bởi vì nhận mấy con làm đệ tử của Thầy rồi nhận miệng không, không giấy tờ gì hết rồi đi ra ngoài kia rồi hỏi đệ tử Thầy Thông Lạc giấy ở đâu đưa đây thầy coi. Không có giấy tờ gì hết cái người ta nói “Cái ông này ông nói láo rồi không thật”, còn bây giờ có giấy tờ đàng hoàng có chữ ký của Thầy đàng hoàng! Đó là chấp nhận là đệ tử của Thầy, con hiểu không? Dù là người cư sĩ mấy con trở thành đệ tử của Thầy cũng phải có giấy tờ chứ, cái đó là cái căn bản nhất mà, đó phải là pháp lý rồi con.
(01:21:04) Phật tử 11: Dạ thưa Thầy! Chúng con riêng con thì còn vừa làm việc mà có gia đình, con tập không ăn thì coi như là ở nhà, cho nên cũng muốn xin Thầy là cho biết thêm cho chúng con tu là để làm như thế nào có thể là chúng con vừa làm việc ở ngoài nhưng mà chúng con vẫn có thể là tập dần từng bước để con…
Trưởng lão: Được con, con phải tập dần từng bước luôn luôn lúc nào đạo Phật nó cũng dạy cho mấy con sống trong cái hoàn cảnh của tập thể của gia đình đi vừa làm việc, rồi vừa tập để mà xả cái tâm của mình những cái ác pháp nó làm cho tâm mình chướng ngại bằng cách này cách kia. Cho nên trong nhà của mình khi mà được quy y Phật Pháp Tăng rồi giữ gìn giới rồi, nó đem lại cái sự bình an hạnh phúc cho gia đình mình, biết tôn trọng với nhau ở trong gia đình mấy con. Biết được những cái đạo đức nó sẽ dạy cho mấy con sống trong gia đình, sau này mấy con sẽ được những cái tập sách mà đạo đức gia đình, Thầy đã viết những cái bộ sách đạo đức gia đình.
Thì mấy con sẽ thấy đối xử với nhau rất là hạnh phúc lắm mấy con, cho nên vì vậy đó mà nó sẽ có tới tập hai. Nếu mà điều kiện cần thiết nữa Thầy sẽ viết tới tập ba nữa mấy con, để Thầy xây dựng hết những cái hành động sống chung nhau trong một gia đình, nó mang đầy tính chất đạo đức của nó để đem lại hạnh phúc cho mọi gia đình của người Việt Nam của chúng ta. Cho nên vì vậy mà mấy con đọc sách đạo đức của Thầy rồi mấy con thấy, nó là cái thực tế mấy con. Rồi mấy con cứ ghi tên tuổi đi, rồi mấy con gửi Thầy rồi sau đó Thầy làm điệp phái Thầy sẽ gửi cho mấy con, chứ không có gì đâu.
Rồi con, con có gì hỏi? Lâu quá rồi.
(01:23:29) Phật tử 12: Đáng lẽ con đến đây sớm hơn nữa, nhưng tại Thầy ẩn bóng đó, thành ra coi như lên trễ cho yên tâm hơn. Đó là lý do quyết tâm con muốn tu, ví như có cái thắc mắc nếu trường hợp mình tu mình có đối tượng, rồi mình nghe nói là mình nếu mà mình vượt được đối tượng và khắc phục được đối tượng, thì mình sẽ tu được tiến mau và nhanh hơn. Do đó mà con cũng có đến gần đó trong đầu óc.
Cái thứ hai nữa là những điều Thầy đề cập thì con cũng ý thức và cũng nhận được cái vấn đề đó, nhưng mà con tu ở bên ngoài thì con cũng tranh thủ để mà ngồi tu. Bởi vì tu bên ngoài bây giờ thật ra là tu hình thức nhiều, chớ không phải là tu cả thời gian để đi đến cái sự giải thoát, bởi vì lo của ai cũng kêu nhất định tiếp tục nó không phải là cái chính yếu. Do đó mà con mới lên muộn chút và cũng có bệnh nữa, nhưng mà lên đây con thấy tất cả các nơi con đi nhiều chùa, nhưng mà lên đây là cái nơi thanh tịnh nhất và cái nơi để mà cái tâm mình nó an tịnh để tu tập. Do đó mà con lên đến đây nơi mà để con tu tập, đời con chỉ có nơi là con cần là Thầy chỉ dạy cho con rốt ráo, vì con đã lớn tuổi rồi đó là một.
Cái thứ hai nữa là con trở lên đây là thì bây giờ cái chùa ở chùa của mình, cả chiến một vấn đề dạy thì con thấy rất là hay rất là bổ ích nhưng mà đối với những cái vị mới tu hoặc là tu chưa có cái gì hết thì nó rất cần thiết rất là được bổ ích và rất cần thiết. Chớ không phải là mặc cái y vô rồi cái muốn tu thế nào thì tu hay là không có học hành gì hết.
Trưởng lão: Đúng vậy đó!
Phật tử 12: Nhưng mà đối với con thì cái giai đoạn đó theo con nhận định, trường hợp của con là đã qua giai đoạn đó, nhưng mà ở đây nếu sợ gấp phải giữ vững cái lớp đó thì con sẽ thấy nó hơi mất thời giờ với con. Nhưng mà nếu Thầy chỉ định thì con sẽ chịu, đó là con trình bày ý kiến của con.
Trưởng lão: Rồi rồi con
Phật tử 12: Con không trình bày thì thật uổng
Trưởng lão: Thầy hiểu
Phật tử 12: Con nói hết ra những điều đó để xin thầy dạy dỗ con, để cho con được mau tiến triển trên con đường đạo con muốn.
(01:26:15) Trưởng lão: Rồi rồi con ngồi xuống đi con, Thầy sẽ nói cho con nghe. Sự thật ra Thầy lập cái tăng đoàn ở đây đó mà cái mục đích để chọn giúp cái người để được sống… Thầy ra khỏi cái tu viện này, Thầy ở ẩn là mục đích để chọn lấy cái người để đưa gần bên Thầy, để đào luyện cho họ tu thật tu chứng, chớ không có thể mà để động như thế này.
Còn bây giờ nếu mà Thầy ở trong tu viện thì coi như là mấy con cũng chỉ tu chung chung thôi không thể nào, bởi vì cả một cái tu viện như thế này thì người tu vậy người tu khác nó sẽ bị động đó mấy con. Còn khi mà được bước ra khỏi thì mấy con qua khỏi cái hàng rào của tu viện, thì qua cái khu của Thầy rồi thì đương nhiên là cái đó là khu đào luyện cho mấy con tu thật sự tu chứng.
Nhưng mà phải cái trình độ nào chớ không phải là đụng người nào Thầy cũng đút vô đâu, phải thông suốt những cái giới luật đức hạnh, phải thông suốt qua những cái trường lớp, rồi cái tâm phải xả đi như đến mức độ nào. Thầy duyệt lại hết! cho nên trong cái tăng đoàn hiện giờ đây đang tổ chức là các sư các thầy đang phải theo dõi từng chút từng chút, mặc dù là thầy ở cách xa. Nhưng mà thầy biết cái người nào sẽ được bước ra xa coi như là đều là phải tốt nghiệp, cho nên mấy con yên tâm mấy con cứ ở trên đối tượng mà tâm bất động, thấy lỗi mình không thấy lỗi người là mình đã thực hiện được, rồi ai nói gì nói tâm mấy con bất động, thì Thầy sẽ đưa mấy con vào thiền định tâm bất động rồi thì Thầy sẽ đưa cho mấy con vào tu Tứ Niệm Xứ trên thân quán thân.
Chớ mấy con còn niệm còn bị phóng dật ra ngoài thì Thầy có đưa mấy con tu Tứ Niệm Xứ cũng chẳng vào Tứ Niệm Xứ được, bởi vì Tứ Chánh Cần nó ngăn ác diệt ác là có đối tượng, có phương pháp. Nhưng mà Tứ Niệm Xứ thì nó không đối tượng, nó trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu, tự nó nhiếp phục những vi tế chớ nó không còn niệm trong đầu, nó không còn hôn trầm thùy miên. Mà còn hôn trầm thùy miên còn niệm còn khởi sự trong đầu thì không được, nó còn phóng niệm ra hoài thì không được. Bởi vì cái pháp Tứ Niệm Xứ nó có xác định được cái thời gian, tu bảy ngày bảy tháng bảy năm chứng đạo ngay.
Cái pháp Tứ Niệm Xứ là cái pháp rốt ráo của đạo Phật, nó từ cái chính niệm của nó là Tứ Niệm Xứ đó, nó mới đi vào được chỗ Chánh Định, nó đi qua cái lớp Chánh Định là Tứ Thánh Định, bốn cái định. Cho nên ở đây thì gạn lọc của mấy con là gạn lọc để đi vào Tứ Niệm Xứ, mà được Tứ Niệm Xứ rồi thì mấy con mới tới Tứ Thánh Định.
Nó đi con đường nó như vậy, cho nên hiện giờ Thầy gạn lọc vừa là cư sĩ vừa tu sĩ, nam hay nữ ở đây đều là Thầy theo dõi tất cả để chỉ từ những người mà tu ở trong tu viện này mới mau ra khỏi cái nơi này, để mà tu Tứ Niệm Xứ. Chớ không phải Tứ Niệm Xứ là muốn vô Tứ Niệm Xứ là tu đại đâu có thể được đâu, giới luật chưa nghiêm chỉnh mà tu Tứ Niệm Xứ là không bao giờ vô nổi.
Coi vậy chứ Tứ Niệm Xứ nó kén giữ lắm! Cho nên con yên tâm nếu mà con về đây mà quyết định để mà tu giải thoát đó, thì nằm ở trong cái tăng đoàn này, sinh hoạt mọi sinh hoạt như thế nào để trắc nghiệm thử cái tâm của mình, coi mình còn thấy lỗi người hay không, đó mình đừng thấy lỗi ai hết thì người đó tu sẽ lọt vào, Thầy sẽ chọn người đó.
(01:29:29) Phật tử 12: Con bạch Thầy! Con xin lỗi con sám hối Thầy, để được cái con tập được cái tâm của con với lại con thấy khóa chặt nhiều quá thành ra nó cũng không được. Thành ra vừa rồi con tác ý con sám hối, con nói cái lỗi nhưng mà con nói cái tâm phòng hộ … cái tâm còn diệt hận với cái tật mà nhất tâm tụi con tu thấy sao con nói vậy.
Trưởng lão: Đúng vậy!
Phật tử 12: Và con có nói vầy nè Thầy, ngày xưa đức Phật trước tiên là nhập diệt, nhập niết bàn, ngài vẫn tập cho đệ tử là tới ngày chót ngài cũng đào tạo, thời trưởng lão chết, ẩn bóng đi con thấy như vậy là… nhưng mà con nghĩ tức là bữa nay là đúng là cái chuyện cần phải đính chính cái điều mà con nghĩ sai về Thầy, người ta nói.
Trưởng lão: Đúng rồi!
Phật tử 2: Cái thứ hai nữa là Thầy! Con thấy Thầy cũng chi phối lo viết kinh đó, thành ra cũng chiếm nhiều thời gian lắm nhưng mà con cũng cẩn thận, để tâm nó quay vô vậy là lối tu giải thoát, chăm sóc nhiều hơn chút để cho tâm …
(01:30:59) Trưởng lão: Thật sự ra như thế này mấy con! Tuy rằng Thầy viết kinh, Thầy cái con người mà tu chứng rồi nó có cái đầu óc rất là vĩ đại, nó làm việc nhưng nó vẫn theo dõi mấy con tu ở trên đây, mà khi nó ở cách xa vậy chứ nó theo dõi từng người ở trong này hết, để nó rút những người đó đi vào sự tu tập cao hơn. Bởi vì nó phải trải qua những cái sự trắc nghiệm, phải trải qua một cái sự coi coi cái người đó con nghe lời Thầy dạy để mà xả tâm không. Đó là cách thức!
Cho nên nói Thầy ẩn bóng có nghĩa là mấy con không con được dựa lưng Thầy, chớ không phải là Thầy bỏ mấy con. Thầy không có bỏ một người nào hết! Nếu Thầy bỏ mấy con, thì thứ nhất là Thầy biến đi nơi khác rồi, cho nên Thầy ở gần đây sát bên đây nhưng mà Thầy không trực tiếp với mấy con nhưng mà Thầy bảo mấy con phải tu như vậy vậy làm vậy. Nhắc nhở mấy con để rồi người nào mà làm đúng được như vậy là Thầy cũng giúp những người đó theo sát bên Thầy, bởi vì nếu bây giờ người nào ai cũng muốn tu cao có ai muốn tu thấp đâu, cái tâm tham người ta mà ai cũng muốn tu.
Trong một cái tăng đoàn bây giờ nếu mà Thầy giúp một hai người mà bỏ cái người kia thì rất tội, mà bây giờ cái trình độ của họ cứ theo tu không hợp, làm sao mà Thầy nhận hết được đây, nhận vô hết được, mà nếu nhận vô hết được thì coi như tu chung chung, một người phạm giới sẽ gây cái phạm giới cho người khác.
Mặc dù cái người đó giữ gìn giới rất nghiêm túc, nhưng cái người mà phạm giới họ sẽ tìm cách họ nói chuyện họ phạm, họ phá cái giới độc cư trong này. Họ lại nói chuyện với con, họ nói họ viết bức thư họ ném vô thất con rồi là con cũng bị rồi, con cũng sẽ bị phóng dật đó. Cho nên những người mà đã có cái tâm nhiếp mà đã thanh tịnh, tâm không còn phóng dật, quay vô hết rồi thì bây giờ vô gần bên Thầy thì mấy người đó chỉ biết độc cư mà thôi. Thì thầy sẽ hướng dẫn họ tu Tứ Niệm Xứ, chớ còn cái tâm mà nó còn động thì cũng chưa được giải thoát.
Cho nên coi vậy chớ thầy không bỏ người nào, Thầy không bỏ người nào. Người mới cũng vậy, tu lâu cũng vậy, người nào tu được thì mới được, tu tập cao. Người chưa được thì họ tu tập phải ráng nỗ lực. Cho nên vì vậy mà gần đây, sắp sửa gần tới đây Thầy sẽ chọn lấy một cái số người, để khích lệ cho một cái số người còn ở lại đây phải nỗ lực tu xả tâm như vậy, bằng chứng để chứng minh cho thấy trong cái tăng đoàn của mình sinh hoạt, cái người này không bao giờ chỉ lỗi một huynh đệ người nào hết, vui vẻ ai nói gì cũng như cục đất. Thì trong khi những người này được bước ra thì những người kia phải lấy kinh nghiệm của những vị bạn của mình, đồng tu của mình để thấy những người này tại sao được biết.
Cái hạnh của người ta như thế nào mà được biết theo Thầy như vậy, còn mình còn thiếu thiếu như thế nào thì mình phải cố gắng mình sửa những cái lỗi này, để rồi cũng được theo Thầy, chớ Thầy không bỏ một người nào hết. Cái thứ nhất là không bỏ! Bởi vì mấy con bỏ đời mấy con đi tu mấy con còn gì nữa, chỉ còn cái đây giải thoát mà thôi, nếu mà cứ cầm chừng như thế này thì làm sao mấy con giải thoát được.
Phật tử 12: Dạ bạch Thầy! Cách đây cũng sáu bảy năm, ta nói là con lận đận lắm, …
(01:34:33) Trưởng lão: Đúng rồi! Bởi vì khi thấy con là Thầy biết rồi. Cho nên vì vậy mà hãy cố gắng, cố gắng! Thời gian mà Thầy thấy được, thì Thầy sẽ Thầy chỉ nhắc một cái lời nói thấy lỗi mình không lỗi người, ai làm gì mình không biết. Tất cả đều là họ.., mọi người đều sống trong nhân quả, thì mình không có gì theo con đường nhân quả của họ, mà mình phải đi vào con đường giải thoát của chính mình.
Con đường vô lậu chứ không phải con đường hữu lậu, còn những người khác họ đang phóng dật, họ đang sống nghiệp, họ nghĩ người này sai người kia sai là con đường hữu lậu. Còn các con phải đi vào con đường vô lậu, từ cái vô lậu đó như được sống gần với Thầy, Thầy sẽ hướng dẫn thiền định. Họ có đối tượng còn có đối tượng, chứ mà mấy con không có đối tượng thì trong cái lớp học, mấy con không có người thì mấy con đâu có thấy được tâm mình đâu, rồi mấy con sẽ bị ức chế, ức chế nó sẽ lọt vô tưởng.
Cho nên những giờ phút mà cuối cùng này đó, mấy con mà trở về mà nỗ lực đúng cái tâm mà xả của mấy con rồi, thì mấy con sẽ có cái duyên ở gần Thầy. Thầy làm thất, Thầy mở thất là Thầy dành sẵn cho mấy con đó, chờ cho mấy con mà tu được Thầy lôi ra. Mà ở trong cái khu mà chuyên tu bây giờ, giữ giới luật được rồi, còn một số tăng đoàn mà của các cô của các thầy đó, thì hiện bây giờ đó thì Thầy đã thấy có được ba người rồi, đó là bên tăng.
Còn bên nữ được ba bốn người, bên nữ họ cũng nỗ lực họ xả tâm giữ lắm, họ cũng không thua gì bên nam đâu. Mấy con ráng Thầy sẽ đưa vào đó rồi mấy con sẽ tới chứng đạo. Cái tâm mình xả hết rồi thì, biết cái câu của đức Phật nói “Ta thành chánh giác là nhờ ta không phóng dật”. Mà Thì luôn luôn lúc nào Thầy cũng trong tưởng tượng để lo lắng cho mấy con, cho mấy con tu chứng.
Thôi bây giờ thì trưa rồi mấy con, mấy con về thất nghỉ đi con. Con về được không? Được không ở đây tạt ướt hết mấy con, con ngồi đó không sợ mưa con? Gan dữ vậy.
(01:36:18) Pật tử 13: Thưa Thầy con xin quyển Đường Về Xứ Phật.
Trưởng lão: Rồi. Rồi thầy sẽ gửi vào cái địa chỉ này hả con.
Phật tử 14: Dạ Thầy cứ gửi cho cô Út đi rồi tụi con lên đây.
Trưởng lão: Vậy hả con? Thầy sẽ gửi cô Út rồi con lên lấy
Phật tử 15: Thầy! Con về quy y Thầy thì làm cái gì trước.
Trưởng lão: Con khỏi đi, Thầy quy y rồi thì con ở trong cái điệp phái giữ gìn năm giới đó, nhưng mà mấy con sẽ đọc những cái sách mà đạo đức mà Thầy soạn thảo ra năm giới đó, thì mấy con sẽ cố gắng học những cái đạo đức đó thì đó là đầu tiên mà phải thông suốt “Những gì thông suốt cần phải thông suốt, rồi những gì tu tập thì cần phải tu tập”.
Phật tử 16: Thưa hỏi
(01:37:09) Trưởng lão: Ờ! Nó sẽ có những cái lớp học con, rồi tổ chức vào… ví dụ như một tuần lễ có ngày chủ nhật hay là ngày nào đó, Thầy sẽ thông báo trước cho tất cả mọi người. Chờ cho mấy cái lớp học mà cô Út ở ngoài kia cất xong rồi đó, thì Thầy sẽ thông báo cho mỗi một tuần lễ vậy nó chỉ có một ngày hoặc hai ngày. Rồi ngày đó Thầy sẽ ra giảng dạy rồi mấy con sẽ đến đó học, và đồng thời Thầy sẽ tổ chức trong một tháng nó có mấy ngày thọ bát quan trai, để cho phật tử có cái duyên về xin thọ bát quan trai. Thầy sẽ hướng dẫn để mà tu tập những cái pháp căn bản trước, chỉ có ngày, một tháng một ngày vậy đó thọ bát quan trai.
Còn học cũng vậy con, cái lớp học đạo đức cũng vậy, Thầy sẽ thông báo nó không phải là riêng cho mấy con mà đến đây học mà cả cái xóm này cũng vào đây học lớp đạo đức đó con. Muốn biết cái ngày đó Thầy đến Thầy dạy, chớ để bây giờ không ai biết cái ngày nào mà Thầy giảng hết, cũng như bữa nay Thầy về đâu có ai biết đâu, chớ biết thì đâu có, phải không? Con đang chờ đợi cái sự xây cất được xong những cơ sở đó con, nếu vô trong chùa này mà cỡ một trăm hai trăm người phật tử, thì nó làm động hết quý thầy hết, khó người ta tu lắm! Nó ở ngoài kia mấy con ra ngoài kia thì nó không có động, các con hiểu chưa? Phải có tổ chức mấy con, có tổ chức.
Phật tử 17: Thầy con có chút xíu chỗ này Thầy, con nghĩ hiểu cái gì đi tái sinh, không có thế giới không có linh hồn gì hết. Thì mỗi một cái hành động thiện hành động ác của mình nó kết tụ lại thành cái từ trường, rồi nó tương ưng là nó đi tái sanh?
Trưởng lão: Đúng
Phật tử 17: Dạ! Thì khi như vậy thì con hiểu là mình nhiều người quá mình đi vô cái từ trường đó nó hòa tan của nhiều người
Trưởng lão: Nó không có hòa tan! Nếu nó hòa tan thì bây giờ cái hình ảnh của Đức Phật nó làm sao người ta thấy lại được.
Phật tử 17: Dạ
Trưởng lão: Đâu nó ra đó mấy con, coi vậy chứ nó không có hòa tan đâu con.
Phật tử 17: Dạ! Cái chỗ là mình giữ … thế giới tưởng.
Trưởng lão: Không sao đâu, không sao đâu con.
Phật tử 17: Dạ cho xin…
(01:39:27) Trưởng lão: Sự thật ra thì cái vấn đề này Thầy giải thích như vậy nhưng mà Thầy biết rằng mấy con rất là khó hiểu. Tại sao cái từ trường nó đi tái sanh? Rồi cái từ trường nó tái sanh nó ăn nhằm gì với mấy con đâu?
Không phải! Mấy con làm những điều ác đó, thì ngay bản thân của mấy con hiện tại mấy con sẽ trả cái quả ác đó, thân bệnh đau, rồi tai nạn xảy ra. Rồi còn cái từ trường mấy con làm cái điều ác nó phóng ra, rồi cái từ trường đó ví dụ bây giờ cắt cổ gà, cái hành động ác của mấy con cắt cổ con gà thì cái từ trường nó tương ưng nó tái sanh con gà, rồi con gà đó lớn lên người ta mới cắt cổ lại, từ trường đó là cái hành động của con, nó bị cắt cổ lại.
Do đó người ta dạy cái Đức Hiếu Sinh để thấy rằng do chính mình mà mình sanh ra gà vịt heo dê này bây giờ bị người ta đâm giết như vậy, mà tiếng la tiếng hét của con gà vịt heo dê vậy, có mà thương đau không? Các con nhìn thấy con gà nó chết kệ nó, con heo nó bị đâm cổ nó nó la kệ nó, chứ đó là sự thật đau thương vô cùng! Đau tận tâm gan của mình! Chính vì hành động ác của mình hàng ngày ăn thịt heo nè, hàng ngày giết gà nè, mà bây giờ những con vật này phải chịu. Ai vô đó? Ai mà sanh ra con gà con vịt đó các con này? Có phải các con không?
Quy luật của nhân quả nó trả ghê gớm lắm mấy con, đâu phải là một cái hành động của mấy con mà sanh ra đâu phải một con gà đâu, mà bao nhiêu con gà. Cũng như mấy con thấy một cái cây nó làm sao nó ra một cái trái đâu, cây Xoài nó ra một cái cây Xoài nó ra bao nhiêu trái? Rồi có trái đèo trái đẹt, trái thối trái rụng, nó chua nó già, nó chín nó móp biết bao nhiêu trái không? Nó mới được mấy trái nguyên ở trên cây xoài? mà nó bao nhiêu trái Xoài một mùa của nó? Thì mấy con thấy một con người mấy con là một cái cây Xoài đó!
Nó là nhân quả! Chớ đâu phải nhân quả mà nó thường đâu. Bởi vì khi người ta tu rồi, người ta thấy nhân quả người ta quá sợ. Vì vậy một hành động ác nó sẽ đi đến bao nhiêu sự khổ, khổ cho mình khổ cho muôn vật khổ cho muôn người, ghê lắm mấy con!
(01:42:06) Bởi vì thương mình thì phải thương người thương con vật, tại vì cái khổ đó là con gà nó khổ mình cũng khổ. Mọi vật cái khổ nó giống nhau người ta cắt cổ đau thì mình cắt cổ con gà cũng đau vậy à, các con có cảm nhận cái đau của khi người ta cắt cổ mình với cái người cắt cổ con gà không? Cái đau nó giống nhau không khác chỗ nào hết, cái nghiệp nó cũng giống như vậy. Nhưng mà cái đau của mình là mình la còn cái đau của con gà không la, cái đau của người khác thì không biết. Các con thấy chưa? Bởi vậy khổ lắm.
Con nhắc cái ghế ngồi đây nè con, để ở đó ướt hết con, để chỗ đó ướt hết à con. Bây giờ thật sự ra thì những cái khu mà trường lớp nó mở ngang ra rồi, thì cái ngày giờ mà mình định cái ngày nào, cái giờ nào và mỗi một cái lớp học vậy có bao nhiêu người. Khi đó mà Thầy chiêu sinh rồi thì mấy con sẽ chuẩn bị sẵn sàng mấy con sẽ vào cái ngày đó, cái giờ đó thì mấy con mấy con đến Thầy sẽ trực tiếp Thầy dạy từng li từng chút, nó có trường lớp đàng hoàng cho nên ở trong cái…
Nhưng mà có thể sẽ tổ chức ở ngoài Hà Nội nữa con, để cho mấy con được gần gũi mấy con sẽ được đến đó, mấy con sẽ được huấn luyện, được hướng dẫn. Nó phải có trường lớp đàng hoàng chớ không thể nào mà nói chung chung lời nói rồi về tu tập, buộc lòng mấy con phải đến đó, ngày đầu tiên người ta dạy mấy con cái hành động nào và học những bài học nào. Rồi bắt đầu mấy con về thọ giới rồi cái ngày hôm sau hay tuần sau mấy con đến đó mấy con trả, trả bài tức là mấy con sẽ hành động mấy con tập rồi người ta xem xét nó thế nào, khi đó mấy con được hay chưa được. Rồi người ta mới dạy mấy con tới cái bài kế, chớ không thể mà nói chung chung vầy rồi mấy con về rồi cũng quên.
Phật tử 18: (Thưa hỏi)
(01:44:51) Trưởng lão: Được con! Cái đó là được. Nói về phần thông tin thì được, con sẽ viết thơ hoặc qua email vào cái địa chỉ nào đó thì Thầy sẽ trả lời, rồi người ta sẽ đưa qua mạng cho con. Thì mình phải biết cách, cái nào chưa. Chưa thông suốt thì hỏi lại, chứ còn mà trong một cái khu cái buổi mà nói chuyện như thế này thì không thể nào dạy được đâu. Nó phải có trường lớp, phải có cái trình độ nó phải đồng đều với nhau, thì người ta mới dạy, dạy xong người này rồi đến dạy người khác. Rồi tuần sau thì người ta đến người ta kiểm điểm lại, coi các con học có được không, coi cái sự tập luyện nó thuần thục đến mức độ nào. Để rồi người ta dạy tiếp, chưa được thì bắt buộc phải tập luyện trở lại, có như vậy mới có kết quả. Chớ còn dạy chung chung vậy thì kể như minh tập chơi vậy thôi, chứ sự thật ra nó không có kết quả đâu con.
Phật tử 18: (Thưa hỏi)
Trưởng lão: Vậy hả con? Dễ không? Có chuẩn bị sẵn thì nó dễ hơn. Được con!
Phật tử 18: (Thưa hỏi)
Trưởng lão: Nó sẽ ướt đó con, qua đây nè con.
Phật tử 18: (Thưa hỏi)
Trưởng lão: Con bây giờ thực hiện những cái tập sách của Thầy dạy đó “Những chặng đường tu học cho người cư sĩ” ở trong gia đình đó. Hoặc là…
Phật tử 19: Thưa thầy ạ! Con vô đây… …
Trưởng lão: Không sao đâu con, được rồi Thầy ngồi đây Thầy không ướt đâu con, con lấy cái áo này nè con cho đỡ.
(01:46:57) Phật tử 20: Thưa Thầy con hồi bé thì con hay có đặc điểm hay bị sợ ma, rồi cái con cũng hay ngủ mê mà hay bị ma đè rồi cứng người. Nhưng mà sau này á từ khi con theo thì con có niềm tin, rồi con không có bị nữa. Nhưng mà con lại có cái đặc điểm là có điềm lạ là con hay ngủ mê đó Thầy, là con thấy ví dụ sáng sớm, sáng giật mình thức dậy là năm giờ sáng, khoảng bốn năm giờ sáng á Thầy, là cái chuyện đó sẽ xảy ra trong nhà con. Còn có những cái mà con thấy trong lưng chừng khuya á, mà khoảng một hai giờ đêm thì một vài ngày nó xảy ra, mà đối với ruột thịt trong thân quyến nè.
Ví dụ như thấy anh chị em có chuyện gì xui là con biết ngay, con giật mình con thấy là con sợ, gặp thấy em bị nạn đó cái cũng biết liền, lúc đó con cũng sợ lắm cái con ra con nguyện, con nói nếu như đây là nghiệp lực xin cho nó tai qua nạn khỏi, rồi nếu như mà luật nhân quả cái mệnh nó hết thì con cũng cầu xin.
Thì đúng y như rằng với cái lòng của con cái ngày với đúng cái giờ mà em con nó gặp chuyện, thì tự nhiên mình cứ bồn chồn trong người nó không có an. Rồi đùng một cái là sau đó biết là nó bị xong rồi, qua không sao, coi như là lộn mấy vòng ngoài đường rồi thoát nạn. Như là ví dụ cái vậy đó, thì con hay thường bị lạnh người.
(01:48:17) Trưởng lão: Cái đó là cái tưởng của con nó đã giao cảm được, nó báo động qua cái thân của con. Nó qua cái mộng, qua giấc mộng của con để nó báo động có cái sự kiện nó xảy ra. Cái tưởng của mình nó hay lắm, nhưng mà hoàn toàn nó là cái tưởng chứ không ai làm báo động cho mình hết, mà là cái tưởng cho người cho nên những mộng mị đều do tưởng của mình hết à,
Mắt mình giật, tim mình hồi hộp, rồi nó có sự việc gì xảy ra đó là cái tưởng nó làm đó, tưởng nó giao cảm nó làm.
Phật tử 20: Với lại con có một cái điểm dở nữa là khi mà mình không có cái sai mình vẫn là ấy…, nhưng mà nhiều khi với cái mà hay đụng chạm cái ra ngoài con rất là nhát, làm như con cứ rung và bắt đầu lạnh tay chân. Hay là gặp tiếp xúc nói trước một đám đông cái là nó hồi hộp hay nó rung, nó mất cái bình tĩnh đó đi. Mà nhiều khi cái công việc của con đi nhiều khi bây giờ phải tiếp chuyện mà đứng nói cái cứ như vậy là mình thiếu tự tin hay sao, nó hồi hộp, con muốn là làm sao cho mình nói làm sao cho nó nó
Trưởng lão: Nó đừng có hồi hộp phải không?
Phật tử 20: Dạ nó đừng có hồi hộp Thầy …
Trưởng lão: … Rồi rồi con sẽ về con, có áo mưa rồi hả con. Cái gì đó con?
Phật tử 20: Con đọc sách của Thầy thì tự nhiên con mê lắm, con muốn bỏ cả việc để mà con nghỉ làm quá. Mà con đúng là con có nhiều cái nó.. cũng còn nhiều cái con cũng chưa có đủ lực thoát ra.
Trưởng lão: Rồi không sao.
Phật tử 20: Dạ con không biết là rồi con có theo được không.
Trưởng lão: Thầy nghĩ rằng là sắp tới đây có những cái lớp học, cái lớp học chuyên của nó con. Thì nó sẽ giúp cho các con sẽ có những cái điều kiện để mấy con tu được càng ngày càng tinh tấn và đồng thời từ cái sự tu học của mấy con nói cho giữ giới, nó chuyển biến nó thay đổi những cái nhân quả ở trong cuộc sống của mấy con, trong gia đình của mấy con nó làm cho mấy con thuận tiện để mấy con tu học.
(01:50:55) Phật tử 20: Với bạch Thầy là con có một thằng con trai thì nó đúng là lúc đầu là con con đầu tư con muốn dẫn con con trong cái việc ăn học, rồi dạy nó thì nó nghe được cái đường công danh của cháu thì cũng khá tốt. Nhưng mà cái giờ con cảm thấy con hối hận, con không biết con hướng dẫn con của con như vậy nó trật đường rồi, cái nó lao vào cái…
Con cảm thấy cái cuộc sống bây giờ nó bị cuốn hút trong cái cuộc sống của đời nhiều quá đó Thầy, con không biết hồi trước thì coi như mỗi tháng đi thắp nhang cầu Phật rồi đi. Nhưng mà tới giờ thì thấy là tới tuổi nó trưởng thành rồi sắp lấy vợ rồi thế là con thấy là cái hướng không biết là có cái cách nào để mà giúp cảm hóa cho con mình để cho, cũng một lỗi trách nhiệm của mình. Hồi xưa cứ nghĩ cái hướng như vậy là tốt, nhưng mà sau đó con nghĩ nào giờ mình hướng con cái mình theo cái hướng tuy là về công danh rất thành đạt. Nhưng giờ con cảm thấy là con sai, con muốn làm sao giúp cho nó quay trở lại cái đạo, và đồng thời nó cũng rất là ngoan và có đạo đức đối với xã hội.
Con nói vậy chắc Thầy cũng nhìn ra được cái…
Đối với nước thì mấy lần đi thi nó cũng đạt được cái giải về Quốc tế nữa Thầy, rồi bây giờ cũng được cử đi để học bên Mỹ. Con cứ sợ là theo cái hướng như cái cuộc sống con nó quần theo cái thời gian, nó cứ bị cái cuộc đời nó hút hút hút mà nó…
(01:52:48) Trưởng lão: Khi biết Phật pháp rồi thì nó tỉnh lại, nó đỡ rất nhiều về mọi mặt, cũng là sẵn có cái phước thì cái phước đó thì cố gắng mình giữ cái duyên gặp Chánh pháp của Phật mình tu thì cái phước nó càng tốt hơn, không sao đâu con.
Phật tử 20: Con không biết làm sao cứ lo sợ, sợ là con mình nó bị trật hướng.
Trưởng lão: Không có đâu con, vì cả cái thế giới nó đều giữ gìn đạo đức của Phật giáo hết. Người ta lo truyền cái nền đạo đức cho nhân loại chứ đâu phải là đất nước này không đâu. Bởi vì trong cái cuộc mà Đại hội Phật giáo Thế giới trong Liên Hiệp Quốc vừa rồi ở Hà Nội đó, Thầy đến Thầy tham dự ở đó rồi thấy là thật ra bảy mươi bốn nước Phật giáo về ở Hà Nội mà dự cái đại hội đó, thì hoàn toàn là nếu mà trong khi cái bộ sách đạo đức nhân bản nhân quả của Thầy đã xong, Thầy đã gửi cho các vị ở các trại viện của Phật giáo ở Việt Nam biết thì họ đã mang về.
Thì hôm nay thì họ gửi cái nền đạo đức tới, nó sâu rộng lắm, nên cũng chưa có đủ duyên. Cho nên cái bộ sách sách này nó chưa có xong, chứ mà xong thì trong cái kỳ họp đại hội Phật giáo Thế giới kỳ rồi thì coi như cái bộ sách của Thầy được phổ biến rất là rộng lắm. Cho nên cái vấn đề mà đưa cái nền đạo đức nhân bản nhân quả của đạo Phật, sắp sửa nó sẽ đưa khắp thế giới đó, nó không phải là ở yên ở bên đây những cái tu viện của mình ở đây học đâu, mấy con đọc một vài tập sách nhưng chưa đâu có cả mười mấy hai chục bộ hai chục tập sách như vậy mới gửi ra ngoại quốc đó.
Phật tử 20: Con đọc được một cái cuốn sách nguyên văn Những Lời Gốc Phật Dạy, nó rất rõ ràng Những Lời Gốc Phật Dạy đó.
Trưởng lão: Cái nền đạo đức nó sẽ đưa ra thế giới để nó xây dựng hòa bình thế giới.
Phật tử 20: Con không biết cái này là của gia đình con là con gửi cúng dường Thầy, con biết Thầy không có lấy nhưng mà Thầy nhận đi cho con được hưởng cái phước của Thầy.
Trưởng lão: Thôi được rồi
Phật tử 20: Dạ
Trưởng lão: Mấy con còn lo gia đình nhiều lắm!
Phật tử 20: Dạ !
Trưởng lão: Thôi lo ráng tu đó là cúng dường Thầy.
Phật tử 20: Dạ !
Phật tử 21: Thưa thầy con xin hỏi Thầy …
(01:55:16) Trưởng lão: Ở ngoài Hà Nội, Thầy đang lo xin phép giấy tờ để xây dựng cái khu an dưỡng ở ngoài đó có cái lớp học. Thì Thầy mong muốn sao mà nó được ở gần cái thủ đô thuận tiện, chỉ cần cái lớp học và khoảng hai mươi cái thất, hai mươi cái nhà để cho mọi người người ta về đó người ta ở rồi người ta được học tập, mấy con ở xung quanh đó mấy con vào mấy con học tập.
Thì khi nào mà Thầy thông báo đó, thì ở trên báo ở trên đài mà có thông báo mở các lớp học đạo đức thì ở đâu cái địa điểm chỗ đó chỗ nào, ở Hà Nội thì ở đâu. Rồi ở Ninh Bình thì ở chỗ nào, mà ở Huế thì ở chỗ nào, ở Đà Nẵng thì chỗ nào, ở Thành phố Hồ Chí Minh chỗ nào, rồi Tu viện Chơn Như thì mở cái lớp chỗ nào.
Nó sẽ phổ biến như vậy đó, bây giờ thì coi như là ở Ninh Bình và ở Hà Nội thì mở ngoài Chi Đông vì cái vấn đề thủ tục phải một năm nữa mới có thể hoàn thành, mấy con cứ chờ đợi một thời gian. Mấy con tu phải có cái cơ sở cái trường lớp, thì những quý thầy mà ở đây mà Thầy đào tạo cho họ tu xong, thì họ trở thành những giảng viên đi ra dạy lớp học, chớ mình Thầy dạy đông dạy tây làm sao Thầy dạy hết. Thì Thầy chỉ mong là sớm chừng nào tốt chừng nấy.
Phật tử 21: (Thưa hỏi)
(01:57:34) Trưởng lão: Rồi mấy con sẽ học trong những cuốn sách như là Những Chặng Đường Tu Học Của Người Cư Sĩ đó, hay hoặc là hành thập thiện tứ vô lượng tâm đó, rồi mấy con sẽ học tập những cái đó để cho nó xả cái tâm của mấy con nó giảm đỡ.
Để rồi mấy con cũng thọ bát quan trai rồi tới chừng những cái lớp đó nó mở ra thì nó có những cái khóa thọ bát quan trai. Rồi nó có những cái lớp học đạo đức giới luật đạo đức của nó, thì mấy con sẽ ghi tên vào học thì tới cái ngày đó thì tự nhiên con vào học, nghĩa là có người người ta đứng lớp người ta dạy.
Phật tử 21: Thầy nhưng mà từ nay tới lúc đấy thì mình sẽ tự học, tự áp dụng ạ?
Trưởng lão: Rồi mấy con sẽ gửi thư vào hỏi Thầy cái gì mà mình không hiểu đó thì hỏi Thầy, Thầy sẽ.
Phật tử 21: Thầy cái email của thầy là… hoặc là của cô Út ?
Trưởng lão: Của cô Út đó con, chớ còn Thầy mà có cứ reo chắc là Thầy bận tối ngày mấy con.
Phật tử 21: (Thưa hỏi)
Trưởng lão: Không nghe rõ
Phật tử 21: (Thưa hỏi)
Trưởng lão: Thôi! Được rồi cứ gửi cho Cô Út.
(01:57:50) Phật tử 21: … Nhưng mà con không biết là cái ý của con nó cứ đi lòng vòng lòng vòng hoài. Tức là khi mà Thầy là chủ được giặc sinh lão bệnh tử, là làm chủ được cái sự sống chết, nhưng mà theo con nghĩ là con không biết được là trong khi con người chết thì sẽ đi về đâu với những người mà làm chủ được sanh tử được giải thoát thì con không biết họ sẽ đi về đâu? Không biết là có cái đời sống của những người mà họ mất đi rồi thì họ có sống song song với đời sống hiện thực của mình hay không?
Trưởng lão: Để Thầy sẽ giải thích cho con nghe
Phật tử 21: Dạ
(01:59:24) Trưởng lão: Để Thầy sẽ giải thích cho mấy con nghe. Hiện bây giờ đó, như các con hiện bây giờ đó. Thì các con đang sống ở trong cái nghiệp lực của nhân quả, tức là tâm cái nghiệp của tham sân si, còn một người tu là họ có cái nghiệp không tham sân si. Cái nghiệp không tham sân si đó thì nó là tứ thần túc, bốn cái lực như thần không bao giờ mất. Họ chết đi chứ nó không mất, cho nên họ muốn làm người họ muốn tái sanh hay muốn sao thì nó được như thế, bởi vì nó là lực thần túc.
Cũng như bây giờ, cái nghiệp của mấy con hiện giờ là cái nghiệp tham sân si, cho nên nó tương ưng ở đâu mà có tham sân si nó gần với nhau, thì mấy con phải, nó có sức hút gọi là từ trường nó hút mấy con, chứ mấy con muốn cũng không được. Nó hút mấy con để mấy con tái sanh luân hồi, mấy con hiểu chỗ đó chưa?
Còn cái này là cái lực không tham sân si nó là tứ thần túc, để một người mà người ta chết rồi cái lực nó không mất. Cũng như bây giờ mấy con chết rồi cái lực cái nghiệp lực của mấy con không mất, cái nghiệp lực của tham sân si của mấy con. Bây giờ mấy con tắm mấy con có thân mấy con thấy có tham sân si nè phải không? Mà chết rồi cái nghiệp lực đó nó không có mất, mà mấy con mất.
Thân tâm của con mất, linh hồn mấy con cái gì cũng không còn hết, nhưng mà cái lực của tham sân si của mấy con còn. Bởi vì hằng ngày mấy con sân, mỗi lần sân thì nó huân thêm một cái lực, cứ sân nhiều thì nó huân cái lực sân nhiều của mấy con. Tham nhiều nó thì nó huân cái tham nó nhiều, nó thành một cái lực của nghiệp tham sân si. Còn cái người mà người ta ta tu đó, người ta tạo thành một cái nghiệp không có tham sân si, gọi là lực vô lậu, lực vô lậu nó có cái tên là tứ thần túc.
Cho nên người chết mà cái lực của nó không mất, cũng như mấy con chết thì cái lực tham sân si của mấy con không mất, các con hiểu chưa? Cho nên khi mà người ta ở đâu, người mà còn sống như Thầy á, người ta biết cái chỗ người ta ở, bởi cái chỗ người ta ở là chỗ nào? Chỗ nó không tham sân si! Mà các con thấy cái danh từ mà Thầy đã dạy mấy con "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" chỗ đó là chỗ không tham sân si. Giờ mấy con ngồi lại lặng nè, mấy con thấy cái tâm có niệm gì không? Thanh thản phải không? Nó không có đau nhức chỗ nào phải không? Thì nó an Lạc chứ gì? Mấy con có làm cái công việc gì không? Ý con có nghĩ, thân có làm gì hết thì vô sự chứ sao.
Cái chỗ này là cái chỗ mấy con về, nếu mấy con chết thì cái chỗ này là cái chỗ mấy con về, còn mấy con mà không đạt được cái này nó chỉ sống có một giây một phút nó mất đi, nó nghĩ cái này nó nghĩ cái kia, thì do cái tâm tham sân si mình nó mới nghĩ. Còn người ta nó hết tham sân si thì nó không nghĩ thì nó “bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” chứ sao! Vậy thì Thầy chết Thầy ở chỗ nào? Ở chỗ _“Bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”_ chứ ở đâu. Đó là cái chân lý cái niết bàn của người ta người ta về đó chứ đâu!
(02:02:16) Nhưng mà người chết rồi cái thân nó mất, cái tâm nó mất, như là tứ thần túc người ta ở trong cái chỗ mà bất động đó chứ. Còn bây giờ mấy con có một chút xíu trên một giây một phút, thân thì nó an lạc vô sự thì cái tứ thần túc mấy con có không? Chưa có, làm sao mấy con không mất, còn người ta mới để nguyên ngày này qua ngày khác rồi "tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" nên tứ thần túc người ta có, cho nên người ta chết cái thân này hoàn toàn hoại diệt hết, cho nên tứ thần túc người ta có.
Nhưng mà tứ thần túc có người ta muốn như thế nào? Muốn bây giờ để coi cái tướng thân này như thế nào người ta biết liền, tại cái lực nó còn, các con hiểu chưa? Chớ đâu phải người tu mất tiêu hết đâu, không biết đi về đâu, mất hết không còn! Vậy tu làm gì? Mấy con thấy rõ không? Mà người ta còn có bốn cái lực như thần, chớ đâu phải có cái lực kia, cái lực có tham sân si thôi, cái nghiệp lực nó có một mà trong khi cái kia người ta có bốn lận. Trời ơi tu rồi nó sung sướng vô cùng, vậy mà không tu,
Các con hiểu chưa? Tu nó không có mất đâu, nó không có mất phần, tu vậy nó còn thêm cái lực nữa chớ trời ơi. Nó có cái lực đó nó e mình muốn chết hồi nào thì chết, muốn sống hồi nào sống phải không? Bây giờ tứ thần túc, dục như ý túc mà! Thầy muốn chết là nó chết mà Thầy muốn sống nó phải sống chứ không có dám cãi Thầy. Nó đâu phải chết trong định đâu mà nó nó muốn chết hồi nào thì chết được, cho nên Thầy muốn chết hồi nào thì chết, muốn sống hồi nào thì sống, đó là cái lực dục như ý túc. Rồi định như ý túc tức là Thầy dùng cái định của Thầy, Thầy muốn nhập cái định nào thì nó vào định ấy, đó là định như ý túc.
Tuệ Như Ý Túc Thầy muốn biết cái gì thầy biết hết, đó bây giờ Thầy muốn biết cái đời trước này Thầy là sao ông gì tên gì họ gì ở làng nào hướng nào biết liền! Còn mấy con biết được không? Thì như vậy mấy con đâu có Tuệ Như Ý Túc. Bây giờ Thầy có Tuệ Như Ý Túc rồi thì Thầy muốn biết sao Thầy biết hết chớ có sao đâu, đó mấy con thấy bốn cái lực như thần như vậy mà. Vậy mà tu ai cũng có hết Thầy dưới này mấy con đứa nào cũng có hết vậy mà không tu, để rồi chết bỏ uổng, không sử dụng được, có của mà không biết xài.
(02:04:36) Phật tử 22: Dạ kính bạch thầy con có những cái thắc mắc từ lâu nhưng mà bây giờ gặp Thầy con muốn hỏi là, thật ra con cũng có tìm hiểu về giáo lý Phật giáo, khi mà ở kinh phát triển nói rằng cũng như là con người phải tu tập thì phải vô lượng kiếp, rất nhiều đời nhiều kiếp thì mới đạt được chánh quả. Ví dụ như Thầy vậy, thì Thầy chẳng phải là đã bao vô lượng kiếp, Thầy đã tạo duyên. Muốn thực hiện thì bao nhiêu vô lượng kiếp mới làm được, mà con nghe vô lượng kiếp thì con sợ tại vì con cảm nhận được cuộc sống là khổ phải trải qua bao nhiêu kiếp thì mới khỏi khổ, và con may mắn được gặp cái pháp của Thầy, là mình có thể tu theo pháp của Thầy, là mình có thể làm chủ sinh già bệnh chết, nhưng mà bản thân của con nghe đến cái chết thì con cảm giác con sợ hãi lắm, cho nên là khi mà được nghe và đọc được những cái sách của Thầy thì con cảm thấy rất là vui và thấy mình may mắn vì gặp được cái pháp của Thầy. Rồi như Thầy giải tỏ dùm con là với cái sự cố gắng nỗ lực của mình thì cũng như là trong một đời này có thể là làm chủ được sinh già bệnh chết hay không hay là mình phải …?
Trưởng lão: Vô lượng kiếp phải không?
Phật tử 22: Dạ!
(02:06:13) Trưởng lão: Ờ, để Thầy giải thích cho nghe, cái pháp mà nó không chứng đạo được thì bây giờ họ dám nói làm sao tu được, họ phải nói người ta tu nhiều đời nhiều kiếp cho nên Thầy cũng phải tu từ từ thôi, đó là đại thừa nó gạt mấy con. Mà bây giờ muốn đặt vấn đề mấy con gặp được Chánh pháp của Phật, mấy con nghĩ rằng đời mình đâu có nhiều đời nhiều kiếp và bây giờ có cái kiếp cuối cùng này được không? Thì bây giờ cứ nỗ lực tu là sẽ chứng đạo chớ gì, tu quá có gì đâu! Xả hết bỏ hết đừng có gì hết! Thấy lỗi mình đừng thấy lỗi người, thấy lỗi mình thì mình sửa, thấy lỗi người tức là mình thấy ác pháp chứ gì? Cuối cùng ngồi đây chơi, cuối cùng hoàn toàn giải thoát, vô lậu. Có phải một đời này không?
Người ta đặt thành vấn đề cho bây giờ kinh pháp đại thừa phải tu vô lượng kiếp, vậy thì hôm nay tôi gặp được chánh pháp vô lượng kiếp tôi muốn tu có gặp được không, phải không? Bây giờ tôi gặp được thì tôi chỉ tu vài ba tháng, cao lắm bảy ngày bảy tháng bảy năm. Đức Phật đã xác định rồi! Gặp được Chánh pháp thì tu chỉ có thời gian bảy năm là cuối cùng, không lẽ bây giờ con sống bảy năm nữa không được sao, hay chết trước, đâu mà chết! Bảy năm.
Mà Đức Phật lại xác định bảy ngày! Bảy tháng! Biết đâu chừng tu bảy ngày chứng đạo sao, đâu phải cần tu đến bảy năm, phải không? Nỗ lực tu đi! Bảy ngày chứng đạo! Ngồi đây xả suốt bảy ngày thì tu chứng tâm bất động thanh thản an lạc vô sự là chứng liền!
Chứng cái chỗ vô lậu chớ chứng cái gì? Chớ ai bắt con phải mà ngồi kiết già, trời ơi trời làm như vậy chi? Cái chuyện đó là chuyện để cho ngoại đạo nó làm. Còn cái chuyện của mình là bây giờ ngồi đây tôi biết tâm tôi không động, ai làm gì tôi, tôi vui vẻ không buồn phiền ai hết thì tôi chứng đạo, tu có vậy thôi chớ ai bảo con cứ giận giận hoài chi.
(02:08:02) Phật tử 22: Dạ có một điều nữa con muốn hỏi Thầy đó là, con đang là sinh viên con đang học cho nên dịp hè này con được về đây một tháng con học đạo đức với lại cô Út, vì con thấy những cái sách viết về đạo đức với lại như đạo đức gia đình nó rất là hay và rất là thiết thực để giúp cho mọi người. Nhưng mà con thì con đang còn thành niên với lại tiếp xúc với bạn trẻ thì con có những ý muốn trong lòng con là, con muốn mang những cái điều Thầy giảng về những cái đức hiếu sinh, những đạo đức nhân bản nhân quả, đến cho mấy bạn rồi những thương yêu ở địa phương của con nữa đó Thầy, nhưng mà tại vì những nếu mà đang trực tiếp những cái sách của Thầy thì hơi bất lợi bạn con đạo Hồi có, Tin lành có, Công giáo có. Nhưng mà những cái sách của Thầy con muốn soạn lại cho nó.
Trưởng lão: Cho nó hợp với họ?
Phật tử 22: Cho nó đừng có những thuật ngữ tôn giáo ở trong đó đó Thầy, họ chỉ nghe cái đạo đức ở trong đó thôi để gửi về dưới cho họ đọc. Con không biết làm vậy là có…?
(02:09:29) Trưởng lão: Được con! Bởi vì sau này những cái bộ sách của Thầy đó, thì cái bộ Giáo dục của Nhà nước, những cái người họ soạn thì họ sẽ soạn họ viết lại. Cái đạo đức nhân bản nhân quả cho từng cái lớp tiểu học, sách giáo khoa đó con, để mà chuẩn bị làm cái công việc này rồi chớ không phải không. Sách của Thầy là cái gốc kịch bản của nó thôi, coi như là mình chuyển từ cái văn hóa của Phật giáo nó sang cái tôn giáo Phật giáo của Việt Nam. Con đọc sách của Thầy là văn hóa của Việt Nam, văn hóa của tôn giáo Phật giáo, có phải không? Cái danh từ của tôn giáo trong đó.
Nhưng mà sau này nó sẽ chuyển qua một cái sách đạo đức của giáo khoa, sách giáo khoa đạo đức, cho các cái trường lớp, từ tiểu học trung học đại học, cho các sinh viên học. Nó đâu còn có nói… bởi vì đạo Phật là đạo, người ta tôn xưng nó là tôn giáo, người ta phân chia ra làm tôn giáo, chớ đạo Phật không phải là đạo hay tôn giáo, nó là đạo đức của con người, con thấy nó nhân bản.
Nhưng mà bây giờ hãy đứng ở trong góc độ bây giờ giới, nó chuyển sang qua cái đức hiếu sinh đó đó nó giống hay không, nhưng nếu mà Thầy không đưa ra như vậy thì người ta sẽ nói Thầy là ngoại đạo! Không phải Phật giáo! Rồi chừng đó người ta bác Thầy, con hiểu không? Nhưng mà từng bước đi lên để mình dựng lại cái nền đạo đức của Phật giáo nó trở thành nền đạo đức của con người, chớ không phải tôn giáo kêu Phật giáo nữa. Vậy nó mới phổ biến bây giờ anh bên Thiên Chúa nè, anh Hồi giáo nè, anh tôn giáo nào anh không tôn giáo anh đều đọc được cái sách đạo đức này hết, bởi vì cái đạo đức chung cho loài người. Con thấy đạo đức nhân bản nó nhiều lắm, cho nên cái cách thức mà con viết lại, con ghi lại để mà những cái từ mà đổi lại miễn là phổ biến lợi ích cho mọi người làm đó là Thầy thấy được Thầy rất mừng.
Phật tử 22: Dạ nhưng mà khi mà con đang thắc mắc là khi tụi con biên soạn thì con ghi cái tên nó như thế nào ?
Trưởng lão: Con nói phỏng theo sách gì viết gì đó ghi lại để cho các bạn đọc, có vậy thôi. Con bây giờ con phỏng theo cái tập sách nào đó, con viết lại như vậy.
Phật tử 22: Con ghi là phỏng theo.
Trưởng lão: Phỏng theo, chớ người ta nói mình tác giả thì mình phải tự sáng tác ra phải không? Còn mình phỏng theo là có cái chỗ mình phỏng theo để cho các bạn thấy cái xác nhận thực tế. Cũng như Thầy đưa những cái bài báo, Thầy đưa những cái bài đạo đức, cái bài mà thiếu đạo đức ở trong này Thầy đưa ra cho…
Đạo đức nó là cái đời sống bình thường mà, để thấy được cái không đạo đức nó cụ thể, cho nên nó lợi ích thiết thực cho cái đời người, con hiểu chỗ những cái bài ở trong sách đạo đức, nó là thực tế mà. Vậy đi con, được con cứ làm, cái điều đó là điều tốt con.
Phật tử 22: Dạ thưa Thầy con có ghi cái tên, xin được quy y với thầy để con được tu tập theo cái pháp của Thầy đó.
Trưởng lão: Rồi con cố gắng con, sau này rồi sẽ tham dự những cái lớp chuyên tu, học đạo đức để mà chuyên tu. Bây giờ con về đây con có thời gian rồi nghỉ hè con học, sau đó rồi con về ráng học tập, học đại học cho xong mấy con. Sau này còn cái giai đoạn nữa, tiến tới để mà tu tập nữa mấy con.
(02:12:45) Phật tử 22: Con thì hồi nào tới giờ nói chung là con cũng vì danh lợi đó, cũng muốn học cho cái gì đó nó cao, nhưng mà từ khi mà nghe được pháp của Thầy, thì con thấy mấy cái đó nó cũng như cuộc vui thôi, cái lớn nhất của cuộc đời mình là tu giải thoát, chứ bây giờ thấy cuộc đời mình, cho nên là con cũng tìm tòi học Phật pháp. Cho nên là con mới bỏ những cái lớp bên kế toán của doanh nghiệp để mà con qua học bên cái Cử nhân Phật học của các người đạo hạnh đó Thầy, con đang học ở bên đó.
Trưởng lão: Bây giờ con xem khả năng của con như thế nào rồi khi lên đại học thì chọn lấy một cái chuyên nghiệp, cái kiến thức của con mà lên đại học thì những kiến thức đó là tạm đủ rồi, thì bắt đầu bây giờ mình phải chọn lấy một cái nghề nào để sau khi mình ra mình làm cho người đó, mình phải đem cái nền đạo đức tốt cho nơi đó. Và đồng thời mấy con có duyên đi tu nữa thì tốt lắm, công việc dẹp hết coi như là tu để giải thoát rồi, vậy là xong. Đời không có còn bao nhiêu, danh không ra gì, lợi cũng không ra gì.
Phật tử 22: Dạ bên ngoài thì con cũng luôn làm những cái công việc của con đó, thì cũng như là Thầy cũng như là nói về đạo đức nhân quả thì Thầy có nói mình vay một thì mình phải là trả mười, mà ở cái … có những phong trào với lại đến những vùng mang theo những hộp cơm chay đến cho những cụ già ở địa phương con đó. Nói chung là con cũng muốn giúp đỡ những người già neo đơn nhưng mà từ khi mà nghe Thầy nói là vay một trả mười thì ví dụ mình mang đến cho những cái người cụ cao tuổi như vậy rồi thưa Thầy họ có phải là sau này họ bị họ phải trả cho mình, mà nếu vậy thì mình thấy tội cho họ.
Trưởng lão: Không phải con đây là đức hiếu sinh của mình, mình thực hiện để mà thương các cụ, để giúp đỡ các cụ, nhân quả là mình làm điều thiện để mình bố thí bằng cái hành động của mình, ví dụ như bây giờ con đến cái chùa con xin cơm đem về cho các cụ, đó bố thí bằng hành động, cái cơm nước người ta, con chỉ có cái tâm con bố thí người … đó là điều an ủi cho các cụ. Không phải sau đó con là các cụ già người ta đem bố thí lại đâu.
Phật tử 22: Dạ ý con là bây giờ con không biết người già neo đơn là cái nhân quả gì đó. Bây giờ họ phải chịu những cái quả họ phải trả nữa.
Trưởng lão: Không, không có đâu con. Bởi cái nhân quả của họ, cho nên họ có cái phước … Cho nên mới có cái duyên là mấy con mang cơm đến để làm giảm cái khổ của họ đó. Nhân quả nó phân minh lắm, nó rõ ràng lắm. Các cụ đó cũng có phước, chứ càng không có phước thì càng khổ nữa. Mấy con mang cơm đến đó là phước của mấy cụ đó, từng có tạo cái phước thiện nào đó, có bố thí, xả bớt có giúp đỡ cho ai một bát cơm, một cái gì đó nên giờ có người mang cơm đến cho các cụ đó. Nó nhân quả…
(02:16:43) Phật tử 22: Con có điều cuối cùng con muốn hỏi Thầy là con biết cái công việc con làm nó chỉ theo đuổi thành tích, nên con cảm thấy nó có gì đó giả dối, con cũng thấy bất mãn. Từ cái lúc đi về tu tập ở đây thì con lại thấy nó an lành, con thích được sống ở đây và tu tập với Thầy nhưng mà những người làm chung, rồi phía gia đình con nói con là trốn tránh trách nhiệm, trốn tránh bổn phận với cuộc đời vì mình đang có công việc làm như vậy mình lại bỏ đi.
Trưởng lão: Không phải đâu con. Cái duyên nó tới rồi, cái duyên tu nó tới rồi. Con đi vào tu thấy đây là sự giải thoát thật sự. Còn đây mà nó có cái sự giả dối trong này. Nhiều khi cái người này chưa phải đến nỗi mà nghèo khổ như vậy, mà cũng vẫn … bằng cách là mình không báo cáo đúng với cái tinh thần nó phải neo đơn. Bởi vì ở trong xã hội nó có nhiều cái giả dối lắm mà mình phải ở trực tiếp trong đó mình mới biết là giả dối. Chưa hẳn họ nghèo đến mức như vậy mà vẫn … Cho nên vì vậy cái duyên nó tới cái chỗ muốn tu để được giải thoát đó là chính đáng để cho mình … Họ nói gì nói, họ không hiểu cái quy luật của nhân quả. Tôi, cái duyên của tôi đến mức độ đó thì thì tất cả mọi pháp trên thế gian này đều là vô thường, không có cái pháp nào. Dù là cái thiện đó cũng là vô thường. Chỉ có cái mà tu cái tâm bất động của chúng tôi là hoàn toàn nó không bị chi phối bởi vô thường.
Phật tử 22: Lúc mà con còn đang học ở đây, lúc đó thì cái tâm trạng của con chỉ muốn được đi xuất gia với thầy trong trường. Thầy đó mới nói là khi mình sống trong cuộc đời phải trang bị cho mình những … đối diện với cuộc đời, chớ không lẽ bây giờ mình đi lên núi xây cái am, cái thất ở trên đó như thầy con nói như vậy. Bản thân con muốn đi xuất gia, đi tìm cái pháp…
(02:19:12) Trưởng lão: Con sẽ trả lời như thế này mới đúng. Một cái duyên mà nó đến thì con đã xét thấy được cái duyên đã đến mà cái pháp nó rất là khó, “được thân người là khó, được chánh pháp còn khó hơn”. Mà được cái pháp rồi, nếu mà con không tu tập thì con sẽ phí cuộc đời của con. Cho nên vì vậy mà con không phải là sự ham thích của mình lên trên núi non cất cái am, thất để vào trong đó tu. Tu mà không có người dẫn, không có người có kinh nghiệm để làm chủ sự sống chết mà tự tu một mình đó là tu dại. Còn ở đây có người người ta tu được, người ta dạy người ta hướng dẫn cho tôi tu thì đó là sách tấn rất lớn. Mà nếu mà tôi không bắt kịp cái thời điểm này thì ngày mai chắc gì tôi có được điều này nữa.
Cho nên, tu kiểu đó phí con. Cuộc đời của tôi, tôi không tìm được một bậc thiện hữu tri thức để mà hướng dẫn tu, thì tôi quá phí bỏ. Cho nên ngày hôm nay, tôi không phải vì tham tu mà tôi cất cái am ở trên núi một mình tôi tu. Mà tôi tu ở đây là có Thầy hướng dẫn. Cách thức sai cách thức đúng, có người huấn luyện tôi hằng ngày, coi tôi có tiến bộ trên con đường tu để tui thoát khổ, làm chủ được sự sống chết của tôi.
Một con người mà sinh ra đời người ta rất khoắc khoải, người ta rất đau khổ vì bốn sự khổ sinh, già, bệnh, chết. Bởi vậy có người dạy cho chúng tôi để làm chủ cho bốn cái này. Mà tôi không tu tập thì đã phí bỏ cuộc đời tôi quá. Không thể lấy một cái vật gì mà giá trị nhất ở trong cuộc đời này vàng, bạc, châu báu, ngọc ngà không thể đổi được cái hành động này làm chủ được sự sống chết này. Cho nên tôi không thể nào tôi phí cái thời gian khi mà tôi đã bắt được cái pháp Phật, tôi đã kịp thời để cái duyên đủ với nó rồi mà tôi lại bỏ phí qua thì nó quá uổng cuộc đời của tôi. Thì con phải xác định cho được cái hướng của mình, con thấy không có cái giá trị của một điều kiện nào, cái vật gì ở trên cái thế gian này mà đổi được cái hành động làm chủ được sự sinh già bệnh chết của con.
Cái giá trị rất lớn. Bởi vì Thầy tu rồi, Thầy nhìn xung quanh đây, cả một cái thế gian này, Thầy xác định không có một người nào tu làm chủ được. Thì cái giá trị nó ghê gớm lắm, chớ không phải đơn giản. Thầy đi dự Đại hội Phật giáo, tất cả 74 nước Phật giáo về họp. Không có một nước nào mà nói rằng “Tôi tu làm chủ sinh già bệnh chết”. Không có một nước nào hết, mà nói về cầu khẩn hòa bình thế giới thì nước nào cũng có cầu khẩn tụng niệm hòa bình thế giới thì nước nào cũng có bài kinh tụng niệm hết. Cầu cho hòa bình thế giới.
Nhưng mà không biết cách thức nào có thể đưa ra làm cho hoà bình thế giới thì không biết cách nào, cho nên trong cái cuộc họp mà dự thảo bàn bạc để mà đưa ra cái pháp nào của Phật thì Thầy đặt ra câu hỏi: “Pháp nào của đức Phật mà thực tế, thực tiễn nhất để ngăn chặn gây ra sự xung đột và chiến tranh?” Thì trong cái cuộc họp thảo đó, các vị Hòa Thượng mà chủ trì cái buổi họp dự thảo đó thì trả lời: “Tôi không thể nào trả lời câu hỏi này”.
(02:22:26) Thì ông đâu có biết cái nền đạo đức của Phật giáo là nền đạo đức nhân bản nhân quả đâu mà trả lời, thì cái nền đạo đức nhân bản nhân quả của Phật giáo sẽ đưa ra để viết thành sách đạo đức giáo khoa cho các em từ tiểu học, trung học, đại học mà 74 nước Phật giáo này đều là được bộ giáo dục soạn thảo thành sách giáo khoa thì thử hỏi 74 nước này mà tất cả từ tiểu học, học sinh từ tiểu học cho đến đại học bên kia đều là sống khi mà tốt nghiệp ra trường, đều là có đạo đức. Thì thử hỏi có tránh cái sự xung đột và hoà bình không? Có hoà bình liền tức khắc. Đạo Phật xây dựng thế giới hoà bình đàng hoàng nó có cái đường lối. Nó có cái nền đạo đức hẳn hòi chứ đâu phải không.
Nhưng mà Phật giáo bây giờ quý Thầy đâu có biết cái này, con hiểu chưa? Cho nên ở đây là cái thứ nhất là cái … của Phật giáo, Phật giáo ra đời vì con người. Xây dựng cái nền đạo đức cho con người, để mà bây giờ chúng ta đứng ở trên một cái góc độ tôn giáo. Nó làm cho cái tôn giáo này với tôn giáo kia không dám lại gần nhau. Bởi tôi có tôn giáo riêng, không lẽ tôi học giáo lý của Phật giáo à
Nhưng mà cái nền đạo đức của thiên Chúa nó có cái nền đạo đức nhân bản nhân quả như của Phật giáo không? Nó có đạo đức, nó có đạo đức của tôn giáo nó chứ. Nhưng mà nó chỉ một phần nhỏ nào trong đó thôi, nhưng mà nó dám nói là nhân bản không? Còn đạo đức của Phật giáo dám nói nhân bản, giống như anh làm cái hành động ác thì anh phải thọ lấy cái quả khổ. Làm một hành động thiện thì anh sẽ nhận phước báu. Cứ việc an lòng. Đó là đạo đức và rất là cụ thể nữa, mà bắt đầu bây giờ Thầy là người dựng lên và sau này nó sẽ đưa vào bộ giáo dục nó sẽ thành sách giáo khoa. Thì bắt đầu mấy con thấy cái nhiệm vụ trọng trách của mấy con là sau này dựa vào đây mà soạn sách giáo khoa để đem lại cái nền đạo đức cho dân tộc của mình. Thì nước kia nó cũng đem lại nền đạo đức cho dân tộc nó thì nó phải dựa vào Phật giáo chứ nó không thể dựa vào ai được hết. Mấy con thấy không? Ráng cố gắng. Mấy con có trách nhiệm sau này dữ lắm. Mà tu chứng được rồi thì còn hay hơn nữa.
Phật tử: (Thưa hỏi)
(02:24:51) Trưởng lão: Được mà đâu có sao đâu. Đúng rồi …
Phật tử: (Thưa hỏi)
Trưởng lão: Người khác nó lấy trộm đồ, không sao hết. Cố gắng, cố gắng … Bởi vậy Thầy có dặn cô Út phải làm cửa nẻo hẳn hòi. Không cho vô, nó vô rồi nó quen rồi, tới chừng mình không cho vô là bắt đầu nó quậy phá mình.
Phật tử: (Thưa hỏi)
Trưởng lão: Phải lo công việc này xong rồi. Lo tu. (Thầy cười) Rồi! Rồi cho nó bệnh luôn đi.
Thôi! Bây giờ hết hơi rồi. Bây giờ về nha mấy con, thôi khỏi cần áo mưa. Đi có một vài hột à.
Phật tử: Thầy được vô trong đây được tu tập ở trong đây, còn tụi con là vẫn còn gia đình nữa. Nhưng mà con không biết là có một cái phương pháp nào để Thầy chỉ dạy cho tụi con có thể tu tập tại nhà được không?
Trưởng lão: Thầy sẽ dạy mấy con tu tập tại nhà trước tiên chớ, mấy con hiểu không? Thế nào Thầy cũng phải dạy mấy con sống ở trong gia đình, cái bộ sách đạo đức gia đình, đó là dạy mấy con tu tập ở trong gia đình đó. Mấy con hiểu chưa? Rồi lần lượt cái từng cái tri kiến hiểu biết đạo đức tới cái chỗ mà mấy con tập luyện nhưng mà cái pháp Như Lý Tác Ý mà Thầy dặn, thay vì mấy con nhớ tác ý để cho cái tâm mình nó hạ xuống, nó dằn xuống. Để nó làm cho cái sự bình an. Khi mà mình đối xử với mọi người, chứ chưa tới cái chuyện mà đi vào những cái lớp học mà dạy từng phương pháp thì đây mấy con sống trong gia đình sẽ hạnh phúc.
Phật tử: Dạ
Trưởng lão: Thôi Thầy ra mấy con.
Phật tử: Chúng con cảm ơn Thầy.
(02:26:55) Trưởng lão: Rồi con sẽ đến đây, nói cô Út rồi Thầy sẽ ra Thầy gặp, lo giấy tờ này kia như thế nào, đem về chứng như thế nào. Thì chừng đó mình chính thức trở thành tu sĩ đàng hoàng. Rồi sau đó … Thầy ra. Chừng nữa con ráng nha, giữ gìn …
Phật tử: (Thưa hỏi)
Trưởng lão: Thầy ra mấy con.
Trưởng lão: Thôi Thầy ra mấy con. Thầy đi … Thầy về.. Rồi bây giờ Thầy gửi đây cho, tý con cất cái này con.
Phật tử: (Thưa hỏi)
Trưởng lão: Cái này gửi cho cô Út con…
HẾT BĂNG