*20080620 - NHƯ LÝ TÁC Ý - BẢO VỆ TÂM BẤT ĐỘNG
*
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời gian: 20/06/2008
Thời lượng: [26:40]
Nghe pháp âm: https://youtu.be/QVD5LWgkBHQ
(00:01) Trưởng lão: "Có Như Lý Tác Ý lậu hoặc chưa sanh thì không sanh mà đã sanh thì bị diệt". Lấy câu đó rồi bắt đầu Pháp Như Lý Tác Ý như thế nào? Là cái câu mình chọn một cái câu cho hợp đúng vào cái đối tượng mà mình muốn diệt nó thì mình tác ý câu đó ra. Thì đó là dùng pháp Như Lý Tác Ý. Do đó thì bây giờ Thầy dạy cho mấy con cái phương pháp Như Lý Tác Ý, Khi mà dùng cái ý thức mà tác ý như vậy, nó trở thành cái ý thức lực, cái lực của ý thức.
Cho nên không diệt ý thức mà sử dụng ý thức. Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp. Trong kinh pháp cú đức Phật dạy cái điều đó rất rõ mà. Cho nên chúng ta lấy cái ý mà để làm chủ, (dẫn!) Để làm chủ được sự sống chết. Bây giờ thí dụ như Thầy bây giờ, Thầy muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống, thì Thầy cũng lấy cái ý thức của Thầy, chứ Thầy có lấy cái gì đâu. Cũng cái ý thức này, mà giờ Thầy muốn cái thân này phải chết bỏ đi, thì Thầy bảo: "Phải tịnh chỉ hơi thở!". Thì lúc bây giờ Thầy muốn để mà thực hiện cái hơi thở ngưng thì cái Tứ Thần Túc Thầy đã tu tập có, thì nó hoạt động. Nó làm cho cái hơi thở Thầy ngưng, để nhập vào Tứ Thiền. Cho nên cái hơi thở Thầy ngưng mà Thầy thấy rất an trú, an lạc ở trong cái định đó.
Còn bây giờ mấy con dục không mà bảo hơi thở ngưng thì cái đầu của mấy con nó nó kêu e..e trong đó. Rồi nó nhức đầu hay hoặc là nó quay cuồng mấy con, mấy con chóng mặt. Bởi vì phải thở, không thở thì nó có những cái điều kiện khó khăn. (Có gì không con?) À, cho nên trong khi đó Phật pháp dạy như vậy, mà hầu hết là mấy con chưa có đủ cái ý chí dũng mãnh. Còn thiếu, cái nghị lực còn thiếu.
Một cái người mà tin Phật pháp rồi, ôm chặt pháp: "Tâm Bất Động, Thanh Thản, An Lạc, Vô Sự". Đó là cái chân lý thứ ba, cái chân lý thứ ba cái diệt đế đó. Khổ đế thì đó là mọi người ai cũng biết là bệnh khổ, sanh khổ, đời sống là khổ, già là khổ, chết là khổ. Ai cũng biết bốn cái khổ, không có người nào không biết gọi là khổ. (02:03)
Nguyên nhân sanh ra đau khổ đó là lòng ham muốn. Có con người nào mà không ham muốn? Cho nên cái nguyên nhân này đó là cái chân lý, một cái sự thật. Cho nên cái trạng thái mà không còn lậu hoặc là:"Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" thì người nào cũng thấy có biết. Con bây giờ chưa tu con cũng thấy cái đó biết rõ ràng, có phải không?
Rồi còn cái đạo đế thì nó là tám cái lớp học người ta từ Chánh kiến cho đến Chánh Định, là tám cái lớp đàng hoàng gọi là Bát Chánh Đạo. Có phải không?
(02:33) Vậy thì trong cái lớp Chánh Kiến này phải học những cái bài học gì? Thì bài học đầu tiên để mà chúng ta chánh kiến để mà chúng ta nhìn vào mọi cái điều kiện, tức là cái nhìn cái nghe cái thấy của chúng ta tức là ngũ căn. Có phải là Ba mươi bảy phẩm trợ đạo thì ngũ căn ngũ lực, có phải không? Đó là ngũ căn ngũ lực đầu tiên để mà học. Cho nên vì vậy mà lớp Chánh Kiến dạy chúng ta ở trên các căn để chúng ta nhìn, nghe, thấy. Để phân biệt được cái đúng, cái sai, cái phải gọi là Chánh Kiến.
Nếu mà không có được cái Chánh Kiến thì nó sẽ Tà Kiến. Nó sẽ đưa mình đến cái sự đau khổ. Cho nên khi mà tu Tứ Chánh Cần thì phải có Chánh Kiến. Chứ không có Chánh Kiến thì chúng ta không thể tu Tứ Chánh Cần được. Mà muốn tu được Tứ Chánh Cần thì chúng ta phải học giới luật, mà học giới luật thì phải học đức hạnh. Có phải không? Mà con học đức hạnh, con học được giới luật đức hạnh thì mỗi mỗi một cái ác pháp nó tác động đến con, thì hoàn toàn con đã thấy biết, hiểu biết liền. Tức là lúc bấy giờ con sẽ hoàn toàn là con đuổi những cái niệm đó đi mất hết, thành ra tâm con sẽ bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Mà: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" thì con thấy như thế nào? Có phải đúng là cái trạng thái vô lậu không? Đó!
Nhưng mà một người mà luôn luôn cố gắng giữ gìn và bảo vệ được cái trạng thái "Bất Động, Thanh Thản, An Lạc, Vô Sự", tức là bảo vệ chân lý của chúng ta. Mà đến khi mà cái chân lý này hiện tiền sống từ giờ này đến giờ khác, từ ngày này qua ngày khác không còn một cái sự, một pháp nào, một sự việc gì mà làm động được cái tâm này, thì đó là chứng đạo chứ sao. Con thấy không? Chứng đạo đâu phải khó đâu, quá dễ. (04:15)
Bây giờ đã thấy được cái "Tâm Bất Động, Thanh Thản, An Lạc, Vô Sự ", thì nó chỉ có một phút thôi. Ráng một phút chứ hai phút thì không được. Nhưng mà cái người mà người ta cố gắng bảo vệ nó trên đời này tất cả các pháp đều vô thường có cái gì của mình đâu? Ngay cả thân này cũng không phải của mình, vậy bỏ xuống hết không cần. Người ta chửi cũng không giận, người ta nói cái gì cũng không buồn phiền. Tất cả đều là nhân quả có gì mà phải bận tâm.
Cho nên chỉ có duy nhất là cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự là cái chân lý của mình mà thôi, nhất định phải bảo vệ cho được. Vậy hằng ngày ngồi chơi mà cái niệm nào mà khởi ra, đuổi liền. Ai ngoài kia nói gì hoàn toàn là tùy thuận nhẫn nhục, tùy thuận bằng lòng vui vẻ không giận hờn phiền não hết. Thầy nói mấy con tu trong vòng ba bữa là chứng đạo, không có khó khăn gì hết, dễ dàng. Bởi vậy tu đâu có gì đâu khó khăn. Tâm bất động thanh thản an lạc vô sự ai cũng biết, chỉ có bây giờ bảo vệ thôi.
Những cái gì mà cô Út dạy, Thầy dạy mai mốt về tu tập mấy con.Tức là Thầy căn dặn mấy con đó. Bị vì cái thân của các con bây giờ nó già rồi, nó bệnh. Nó là một cái ổ bệnh, rồi nó sẽ không bệnh này thì bệnh khác. Có nhiều khi một lúc mà nó ba bốn thứ bệnh, chớ nó không phải là một bệnh nữa đâu.
Cho nên nhớ, mấy con cứ nhớ rằng cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự đó là một cái trạng thái niết bàn đó mấy con, cái trạng thái giải thoát. Nó là cái toàn thiện, cái chuyện toàn thiện thì nó cái trạng thái tâm nó bình an. Cho nên chúng ta, Đức Phật dạy: "Ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện". Tức là tăng trưởng cái thiện đó chứ không phải là tăng trưởng cái việc mà đi làm từ thiện. Các con hiểu không? Tăng trưởng cái thiện đó đó. Cái thiện mà tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự.
Bây giờ cái cơ thể mấy con đau nhức cách gì thì mấy con cứ tác ý, ôm cho chặt. Tác ý là cách thức nương mình bám, mình bám chặt vào cái phao. Cái phao thanh thản, an lạc, vô sự. Cứ tác ý là mình còn bám, mà mình quên tác ý là nó buông phao rồi. Các con nhớ cái ôm phao hay là ôm chặt phao hay là không ôm chặt phao là do chỗ tác ý. Thí dụ như các con đau quá, các con quên đi, là các con đã buông phao. Còn các con còn nhớ tác ý, tức là con còn bám ở trên cái phao. Cho nên nó không có rơi mấy con xuống biển khổ được, nó không có rơi đi tái sanh luân hồi. Nhớ kỹ! (6:31)
Cho nên khi mà gặp cái trường hợp đó thì mấy con cứ tác ý: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Cảm thọ mặc tao không sợ đâu”. Để cho cái tinh thần mình vững vàng con. Nó không có dao động, chứ nó đau nhức, nó khổ lắm. Cho nên mấy con cứ tác ý, thỉnh thoảng tác ý, tác ý:"Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Tất cả cảm thọ là vô thường, đi cho khỏi thân ta, không còn đau nhức nữa”. Rồi bắt đầu tâm “bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Rồi nghỉ chút xíu tác ý nữa, nghỉ chút xíu tác ý nữa. Tức là các con bám chặt cái phao.
Như vậy thì khi mà lỡ mấy con có có tắc thở thì mấy con cũng ở trên cái trạng thái bất động đó, thanh thản đó mà không tái sanh luân hồi. Nhớ kỹ! Mà không thì mấy con sẽ vượt qua cái đau khổ, nó sẽ không còn đau khổ, nó sẽ chấm dứt đau khổ. Tức là mấy con chịu đựng nó trong một tiếng hoặc hai tiếng, cao lắm ba tiếng đồng hồ là cái cái đau đó nó giảm xuống liền. Cái cảm thọ mà đau bất cứ một cái đau gì, nó cũng sẽ giảm xuống liền tức khắc, nó không có kéo dài duy trì cho mấy con đâu. Cho nên cố gắng ôm cho chặt đừng có sợ. Ai cũng phải có chết một lần, chớ bộ khỏi chết sao? Phải không mấy con, thấy không?
Không chết trẻ thì cũng phải chết già. Không chết già thì chết trẻ chớ làm sao khỏi, có người nào khỏi chết đâu mà sợ. Cho nên đừng có sợ. Đau ai cũng đau chứ có người nào mà không đau bao giờ? Vậy mà mỗi lần đau là mình sợ chạy bác sĩ, nhà thương làm cái gì? Ôm cho chặt pháp đi, thì chừng đó mấy con sẽ thấy mấy con vượt qua cơn đau với cái khả năng của mình, kinh khủng lắm. Mấy con nhớ kỹ lời Thầy dạy. Khi mấy con rời khỏi đây rồi thì chỉ còn ở bên tai mấy con cái lời, lời khuyên của Thầy nó không mất mấy con. (8:10)
Phật tử: Dạ. Các con cảm ơn Thầy.
Trưởng lão: Các con nhớ kỹ những cái lời Thầy, Thầy sẽ cứu con ở chỗ đó. Chứ không bao giờ mà Thầy đau thế cho mấy con được, các con hiểu chưa? Thầy cũng không tu dùm cho mấy con được, tự mấy con. Mà lời Thầy dạy thì mấy con dù đi tới cái nước nào, cái xứ nào ở đâu cái lời của Thầy cũng còn ở bên tai mấy con.
Phật tử: Dạ. Thầy cứu con.
Trưởng lão: Nó không mất con. Có phải không mấy con?
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Nhưng hãy nhớ lời Thầy là phải ôm chặt. Mà bình thường mình không bệnh đau gì hết thì cũng nhớ nhắc:" Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Mọi sự việc nó xảy ra, nhân quả nó xảy ra nó làm cho mấy con buồn phiền, giận hờn, thương ghét thì tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự nó sẽ xả hết những cái đó. Phải không mấy con, cứ nhớ.
Con cái nói không nghe tức giận quá nói: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Đây là nhân quả, có gì mày phải buồn”. Thì đó cái nó bắt đầu, nó xả xuống liền mấy con. Cái tâm mấy con nó thanh thản liền, nó an lạc liền, nó không còn khổ nữa con. Nhớ đó là cái pháp cứu cánh mấy con mà.
Đức Phật nói như thế này nè: "Có như lý tác ý lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh. Mà đã sanh là bị diệt". Có phải không? Nó đã sanh tức là nó phiền não, nó giận hờn, nó đau nhức chỗ này, đau nhức chỗ kia, đó là đã sanh. Mà mình cứ ôm chặt cái pháp đó, mình tác ý thì nó đẩy lui mất, chứ nó đâu để đó cho mình. Còn lại một trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Các con khỏi tốn tiền thuốc, khỏi đi bác sĩ. Đi xuống nhà thương nằm, trời ơi thấy còn ghê gớm nữa mấy con, có phải không?
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Thấy vô nhà thương nằm là mình sợ lắm mấy con. Mình không bệnh chứ ít hôm cũng bịnh hà. Thấy người ta nằm la liệt là mình phát hoảng sợ. Mà nó không có vệ sinh đâu. Thầy nói không vệ sinh. Trong cái cảnh của mình đây không phải vệ sinh sao? Thanh thản an ổn, mà không khí trong lành. Còn đến bệnh viện các con nghe cái mùi, cái mùi ancol, cái mùi thuốc, trời ơi, nghe nó nực nồng. Có phải không? (10:08)
Cho nên mấy con đừng có đến bệnh viện à, theo Thầy là không đến bệnh viện nữa, chết bỏ. Nhưng mà nó có chết bao giờ đâu. Các con, cho nên mình làm có tiền để ăn chứ ai cho bác sĩ ăn chi, cho bệnh viện ăn chi cho uổng. Rồi mấy con xuống đó coi, mấy con đầu tiên không biết bệnh mình hết không? Không biết, phải đóng tiền. Nó bắt con đóng tiền trước, chứ chưa chắc đâu. Rồi từ chừng mà cái toa mua thuốc này kia, tiền thêm thêm không chứ không có ít đâu.
Cho nên nhớ lời Thầy dạy mấy con, sẽ đỡ tốn hao vô cùng. Ở nhà mình chết cho khỏe, đi nhà thương bác sĩ làm gì. Bác sĩ giỏi sao mà lại không có cứu cha cứu mẹ nó được, cũng chết hết chứ đâu có gì đâu mà sợ. Phải không mấy con?
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Cho nên nhớ lời Thầy mấy con. Mấy con sẽ về mấy con luôn luôn ghi khắc lời của Thầy thì mấy con sẽ bảo vệ được sự bình an của mình. Nhớ rồi phải không?
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Không có quên nha!
Phật tử: Dạ! Chúng con xin cảm ơn Thầy, nhớ lời Thầy dạy và cố gắng vượt qua.
Trưởng lão: Thôi xá Thầy thôi mấy con, xá Thầy, xá Thầy thôi. Nhớ lời Thầy dạy là đã xá, đã đảnh lễ Thầy rồi đó. Rồi về mà thực hiện nữa là không phụ ơn Thầy, mà mấy con được giải thoát. Nhớ không? Khi nào mà sắp xếp gia đình xong rồi, vô đây Thầy cho một cái thất, tu làm chủ sự sống chết luôn.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Muốn chết chừng nào chết, muốn sống hồi nào sống. Nhớ chưa?
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Rồi. Chứ còn cứ mình đeo đẳng gia đình hoài, cứ ôm cháu. Ôm con đã rồi giờ tới ôm cháu à. Mấy con tính suốt cái đời tới chết mà cũng chưa rời. (12:02)
Phật tử: Dạ. Con cảm ơn Thầy.
Trưởng lão: Gì con? Họ bị tưởng. Họ nói qua cái tưởng của họ, mình đừng có nghe. Bị vì mình hễ nói qua cái vấn đề siêu hình rồi đó, thì mình biết là cái người đó bị tưởng con. Nhiều khi họ nói đúng nhưng mà họ bị lọt trong tưởng. Trong cái sự tu tập đó bị ức chế tâm của mình đó, họ lọt vào trong tưởng, thì họ thấy cái thế giới siêu hình, Do đó họ tưởng là có những linh hồn của người chết bằng cách này cách khác, cho nên họ nói như vậy. Thành ra khi mình nghe vậy đó, mình đã tu theo Thầy thì mình biết là cái người nào nói như vậy đó là họ đã tu. Họ cũng theo Thầy họ tu, mà nhưng họ lạc trong tưởng. Mà mình cảnh giác mình, chứ không khéo mình cũng lọt trong tưởng bây giờ chứ ở đó.
Phật tử: Dạ.
(12:45) Trưởng lão: Hổng có sao đâu! Ráng tập tu rồi Thầy sẽ về Thầy thăm, Thầy thăm cho cái xứ Quảng Bình nó không còn khổ cực nữa. Chứ lũ lụt sao mà nó cứ vô thăm hoài ở đó? Khi nào mà Thầy dạy ở đó mà tu, mấy con sống đúng trong năm giới luật của Phật Tức là năm cái đạo đức nhân bản, lũ lụt nó không có vô tới chỗ mấy con ở đâu. Nó không có vô cái tỉnh đó nữa đâu.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Nó đi chỗ khác, con hiểu không? Cái chỗ nào mà sống thiện, chỗ đó nó chuyển ác pháp. Cho nên con thấy Thầy ở đây, cái Tây Ninh này không bao giờ nó có lũ lụt.
Phật tử:Dạ.
Trưởng lão: Có phải không mấy con thấy, ở đây nó yên ổn. Nó không bao giờ mà có bão ở đây lớn đâu. Nó đến đây cái nó tẹt đi chỗ khác hà. Cũng bởi vì cái từ trường thiện, nó ghê gớm lắm mấy con. Cho nên nó bảo vệ được cả một khu vực của nó rộng lớn như một cái tỉnh chứ đâu có ít. Còn bây giờ mấy con cứ ráng mà lo tu đi. Cái nơi mà Quảng Bình của mấy con, Thầy thấy đất đá, sỏi đá không hà, làm quá khổ. Rồi kế đó là bão tố lũ lụt nó thường nó xâm chiếm, nó vô cái khu đó nhiều lắm. Năm nào thấy nó cũng đến đó, nhà cửa nó sụp đổ, thấy tội lắm mấy con.
Thầy dạy thiện pháp rồi, thì tự cái từ trường của mấy con sống thiện, nó sẽ ngăn bao nhiêu cái cơn bão mà ngoài biển đông nó thổi vào, nó không đi ngay vào chỗ mấy con đâu. Nghĩa là ở đó mấy con sẽ làm thiện, sống thiện. Tất cả những cái nghề nghiệp của mấy con hoàn toàn là không có còn chài lưới đánh cá nữa..Tới phiên mà Thầy đến đó rồi, mấy con sẽ không còn ăn thịt chúng sanh nữa. Không ăn tôm ăn cá đâu, thì mấy con sẽ thấy nó bình an vô cùng rồi. (14:18)
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Chính mấy con sống thiện, mấy con bảo vệ được cái sự sống của mấy con chứ không ai bảo vệ. Thời tiết thì nó tập trung vào cái chỗ nào ác nó quét cái chỗ đó. Cái chỗ nào ác nhất là cái chỗ đó nó dễ bị động đất, nó dễ bị lũ lụt ở chỗ đó nhiều nhất. Còn cái chỗ nào thiện, chỗ đó nó hổng tới. Cho nên cái chỗ nào mà mấy con thấy lũ lụt đó là cái chỗ đó- hoặc là bão tố thường xảy đến- là cái chỗ đó là cái dân chài lưới, dân đánh cá không mấy con. Nó lôi xuống biển hết, nó đặng trả lại cái cái nghiệp sát sanh đó, chứ không có gì. Rồi mấy con lại sống không ăn thịt chúng sanh, cả gia đình người này đến người khác. Cả một xóm làng đều sống yên vậy, cả một tỉnh vậy, Thầy nói cái tỉnh đó là bình an nhất.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Không có trộm cắp, không có tham lam, không có nói láo vọng ngữ gì, thì hoàn toàn ở trong đó- Năm cái giới của Phật, Thầy nói tuyệt vời. Mà nếu mà ai cũng sống đúng thì chỗ đó là bình an. Thầy nói đất cày lên sỏi đá, nó sẽ lên lúa rất tốt.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Mấy con khỏi có lo. Tại vì mình sống thiện mấy con, tự nó lên đầy đủ cho mình sống. Còn bây giờ mấy con sống ác rồi mấy con làm nai cái lưng, dầm sương trải tuyết. Mấy con làm hết sức mình, cây lúa nó èo ọt, nó khó sống, nó bị con rầy sâu nó phá hoại đủ loại. Đó là cái ác, cái từ trường ác nó sanh ra những cái…
Bởi vì cái môi trường sống của chúng ta là cái từ trường. Thiện thì nó không có sanh ra những cái loài độc, loài sâu. Mà ác thì nó sanh ra những cái loài độc, loài sâu. Và mình còn xịt thuốc sâu để mình phòng ngừa nó, thì nó phải thải ra trong không khí của chúng ta những cái chất độc nữa. Đã mặt đất độc rồi lại là không khí độc, thì mấy con sẽ biết nó ảnh hưởng vô cùng tới sức khỏe mấy con. Nên nhớ ráng tu theo Thầy rồi bảo vệ. Các con thấy vô cái Tu Viện cây cỏ như thế này mà yên ổn không có sợ bão tố. Nhà cửa cất bằng tầm vông trúc tre mà không sợ lật dù. Chứ còn lơ mơ ở ngoài tỉnh mấy con mà vậy, nó đi qua một cái là không còn cái nhà ở, nó hốt sạch. Có phải không mấy con thấy?
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Mấy con tu làm chủ sự sống chết rồi thì thôi, đủ rồi. Thầy đi chứ. Thầy dạy mai mốt tu, tu ba bữa là chứng đạo không có gì đâu. Xả hết, buông hết đi. Tại mấy con chưa chịu buông nên nó chưa chứng. Chứ buông sạch thì nó có gì đâu mà không chứng. Tâm bất động, thanh thản có gì đâu. (16:46)
Thầy nói luôn luôn lúc nào mình không có bận tâm, đừng có lo lắng gì hết. Các con vô đây các con có phải lo, phải đi ra làm ruộng để có cơm ăn đâu? Có không? Không có. Bữa nào cô Út cũng cho một bữa cơm hết, có lo đói, lo no chỗ nào đâu.
Còn nhà cửa mấy con thấy đâu có sập cái nhà nào đâu mà sợ. Chỗ nào cũng có che nắng che mưa hết hà. Có phải không? Mấy con có lo gì đâu. Không phải là giải thoát sao? Còn bây giờ mấy con về nhà mấy con, chứ lỡ nó dột thì mấy con phải lo nè, không có gạo ăn phải lo nè. Có phải không? Con cháu nó khóc này kia phải lo nè, có người bệnh đau đó. Còn ở đây mấy con thấy có ai đau? Đau thì ở trong thất đó mà ôm pháp mà đi qua, chứ ai mà ở đó mà đi trị bệnh. Còn mấy người mà trị bệnh là mấy người nhát gan. Thành ra cô Út cũng tùy, tùy để mà gọi bác sĩ rồi trị mấy con chứ. Còn đối với Thầy mà gần bên Thầy- chết bỏ, nằm đó đi, ôm pháp mà đi. Ở đó mà uống thuốc, ở đó kêu bác sĩ. Ở đây chỉ có một chết, hai là chứng đạo thôi.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Tu vậy mới gan, chứ còn tu mà nhát gan quá tu sao được. Chứ Thầy không thấy? Thầy nhờ Thầy gan dạ cho nên Thầy mới làm chủ sự sống chết chứ đâu phải dễ. Trước khi mà muốn chứng đạo nó phải có một cái cuộc, nó trắc nghiệm mình ghê gớm lắm. Cái cơn đau nó cũng ghê gớm lắm chứ. Nhưng mà Thầy vẫn giữ thân sừng sững ngồi thẳng lên chết bỏ, chết ngồi chứ không có chết nằm.
Chết không có đau bệnh, chứ chết đau bệnh là không chết. Nhất định ngồi thẳng, một lúc cái thì bệnh đau đi đâu mất hết, con thấy phải không? Còn mấy con hở đau đau cái nằm, thở hoi hóp đó thì thôi rồi. Nhớ kỹ cái lời Thầy, đừng có sợ, ngồi thẳng lên đi. Chết thì chết, chết ngồi không có chết nằm. Thì như vậy là mấy con sẽ thắng nó. (18:33)
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Nói vậy chứ ráng cố gắng lắm mấy con, chứ còn lơ mơ không dễ đâu. Coi vậy chứ khó lắm. Mạnh thì nói gì cũng được, chứ mà đau rồi mới thấy khó ghê gớm lắm đó. Nhớ kỹ những lời Thầy nói, cái đó là cái kinh nghiệm bản thân Thầy biết mà. Ngồi đây mà cố khéo léo, mà ngồi dựng thân lên nghe nó nhọc nhằn, nghe nó khổ sở, nghe nó vô cùng lận. Thế mà ráng cố gắng cắn răng chịu đựng những cái cơn đau nhức của nó. Ngồi thẳng lên rồi tác ý nhiếp tâm, an trú liền vô. Bắt đầu an được cái nó hết, đi mất hà. Thì mấy con biết rằng phải trải qua một cuộc chiến đấu ghê gớm lắm. Chiến đấu với nội thân cũng ghê lắm.
Thôi mấy con đứng dậy, Thầy đi ra, chứ bây giờ Thầy còn công chuyện nữa. Nhớ như vậy đủ rồi mấy con. Lúc nào có dịp Thầy sẽ ra Thầy thăm Quảng Bình con.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Ừ. Thầy thăm để mà Thầy hướng dẫn ở ngoài đó. Thôi Thầy chào mấy con. Rồi lát nữa con về hả con?
(19:30) Phật tử: Dạ, giờ con về.
Trưởng lão: Về hả con.
Phật tử: Con xin Thầy con muốn hỏi thăm.
Trưởng lão: Con muốn hỏi thăm Thầy, thì có gì không con? Con ngồi ghế này đi con.
Phật tử: Dạ, thưa Thầy chuyện của mẹ con con thì Thầy cũng biết rồi, thì bây giờ con cũng cố gắng hỏi riêng Thầy về cái vấn đề… cố gắng đi vào con đường tu hành đồ đó. Nhưng mà cái đường tu của ba thì đi theo nhiều cái hướng. Tại vì do tác động của nhiều người quen này kia chỉ. Rồi cứ thấy đường đạo này kia, thấy hay thì ba tập theo như vậy. Cho nên là không biết nói như thế nào để cho ba có thể tìm được cái đường nào là tốt nhất. Tại vì nghe những cái hướng của Thầy từ nào giờ, thì thấy Thầy rất là tốt luôn. Nhưng khi mà ba đi vào thì lại không có vào được cái hướng, cái trọn vẹn vô cái đường tu của Thầy. Thành ra như vậy là nhiều khi tu nhiều quá, nó cũng dễ ảnh hưởng đến cái sức khỏe rồi này kia nữa, nên nhiều khi cũng khó. (20:28)
Trưởng lão: Nói chung là con đường tu mà Thầy dạy đó, đầu tiên là mình phải học qua những cái đức hạnh con. Đi từ cái tri kiến hiểu biết đức hạnh. Cho nên mình sống được ở trong, mà đức hạnh không có nghĩa là mình học suông, mà lần lượt mình được nghe thuyết giảng. Mình được nghe, thì những cái đạo đức đó nó thấm nhuần vào ở trong tâm của mình.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Do đó, từ đó mình tiếp xúc ra ngoài. Thì tự nhiên cái tri kiến của mình, cái sự hiểu biết đó là cái đức hạnh thì nó ứng vào, ứng phó vào những cái ác pháp. Cái mà không đạo đức, nó sẽ đẩy lui ra nó không cho tác động vào thân tâm nó. Cho nên hoàn toàn là nó được giải thoát rồi. Với cái tâm, với của mình là hoàn toàn nó nhằm ở trên cái chỗ hiểu biết Đạo đức.
Nó không có tu gì hết, nó chỉ đến nó tham tham dự. Rồi nó đọc những cái bài giới luật đức hạnh đức Phật dạy đó, để nó thấm nhuần được cái đạo đức đó. Nó nhiều lắm. Bởi vì một cái ví dụ như một cái giới sát sanh thì nó là cái đức Hiếu Sinh. Mà đức Hiếu Sinh nó nhiều cái hành động của đức Hiếu Sinh, chứ không phải có một hành động, mà mỗi hành động, một cái lời nói ôn tồn nhã nhặn, an ủi một người nào đó, đó cũng là đức Hiếu Sinh .
Con đem một cái món quà, con đến cho một cái người khác trong khi họ đang bị bệnh, thì đó là cũng là cái đức Hiếu Sinh con. Cái đó là cái đức Hiếu Sinh mà bố thí. Con xông pha vào trong một nhà đang cháy để cứu một em bé đang kẹt ở trong đó. Thì con cứu được em bé ra đó là cũng là cái đức Hiếu Sinh dũng cảm.
Nó mang theo một cái tên nào đó thì nó tượng trưng cho cái… Nếu con vì không thương người, thì con không không xông pha vào lửa để cứu đứa em bé này đâu. Do cái lòng thương, mà do lòng thương con, nó có cái cái sự dũng cảm của con, con mới dám nhào vô. Mà con không có dũng cảm thì con sẽ không nhào vô. Người ta cũng thương em bé mà, người ta không dám nhào vô là tại vì người ta không dũng cảm, con hiểu không? (22:16)
Đó, cái đức Hiếu Sinh nó mang theo cái tính dũng cảm của nó, thì nó đem lại cái sự bình an, bình an cho người khác. Cho nên cái đạo đức của đạo Phật là đạo đức sống không làm khổ mình, không làm khổ người. Người ta chửi mình không giận tức là không làm khổ mình rồi. Mà mình không chửi lại họ, không nói họ thì đó là mình không làm khổ họ. Cho nên mình học hết cái đạo đức này rồi, thì tự nhiên là mình có cái đạo đức. Mình sống với mọi người, trong cái đời sống của mình, tâm mình rất là an ổn, không có ai mà làm cho mình buồn phiền, giận hờn đâu.
Cho nên cái con đường của đạo Phật nó rõ, phải giới luật, giới luật là đức hạnh. Mình đi vào cái cái nẻo giới trước, sau đó mới đi vào thiền định. Đi vào thiền định thì lúc bấy giờ đó người ta dạy mình nhiếp tâm và an trú. Mà khi nhiếp tâm an trú là mình sẽ đuổi được bệnh rồi. Con an trú được thân con thì tức là bệnh không có, mà con an trú chưa được thì nó sẽ… Khi mà cảm thọ đau, thì con an trú chưa được thì nó cứ đau nhức hoài. Cho nên người ta dạy mình… Mà con khuyên ba con cái pháp nào mà tu lợi ích thiết thực nhất cho ba, trong cuộc sống cho ba thì tâm ba nó không còn giận hờn, phiền não, lo lắng, sợ hãi đó là về tâm.
Còn về thân ba có bệnh, ba tu tập cái pháp nào mà ba có bệnh, ba đẩy lui được bệnh ra khỏi, mà ba khỏi đi bác sĩ, khỏi đi nhà thương. Đó là cách thức thiết thực. Còn cái pháp nào mà ba tu mà nó không lợi ích như vậy, nó chỉ phải tập để mà có cái hào quang ánh sáng hay thần thông hay có gì đó. Thì cái này nó ngoài cái vấn đề giải thoát cái khổ đau của bản thân của mình. Thì cái này nó mơ hồ, nó trừu tượng lắm. Mà ba có đạt được cái đó cũng chẳng qua là trở thành một cái người, một cái nhà ảo thuật. Cái nhà ảo thuật đó nó không thực tế để giúp ba, mà giúp mọi người.
Còn cái này mình khuyên thẳng thật để cho ông thấy rằng cái cái đúng cái sai của giáo pháp. Còn bây giờ ba muốn chết hồi nào chết, ba muốn sống hồi nào sống, mà ba không tu cái pháp này thì ba không thể làm chủ được. Ba phải tu làm sao ba có Tứ Thần Túc. Khi mà ba có được cái nội lực thì ba muốn chết, ba bảo: "Tịnh chỉ hơi thở, ngưng". Thì cái hơi thở của ba nó sẽ ngưng đi và ba ở trong cái trạng thái của thiền định, cho nên thân tâm ba rất an ổn. Và cái sự an ổn đó ba thấy nó không có khổ sở, mà cơ thể ba nó không thở.
Cho nên khi đó đó ba xả cái trạng thái của thiền định đi. Ba ở vào cái trạng thái bất động tâm: "Thanh thản, an lạc , vô sự" thì ngay đó là ba đã vào niết bàn rồi. Do đó ba chết một cách rất tự tại. Người ta chỉ đem cái thân ba, người ta chôn cất một cách an ổn. Mà ba không,,, Ba chết mà không có bị đau, không có gì hết. Đó là cái pháp thiết thực lợi ích cho ba. Phải không?
Lợi ích khi ba có bệnh ba đuổi được bệnh. Khi ba chết ba muốn chết hồi nào ba chết mà ba không muốn chết thì cái thân ba nó không chết được. Phải không? Rồi bây giờ tâm của ba nó phiền não, nó giận hờn phiền não nó lo lắng, sợ hãi thì ba tu. Vì giới luật thì cái tâm ba nó sẽ không phiền não giận hờn nữa, thì cái này là cái thiết thực lợi ích cho bản thân ba. Còn cái kia ba thấy nó có lợi ích thiết thực không? Ba có học tu này kia nọ, người ta nói nhưng mà ba có thấy ai làm chủ được cái này không? Ai có làm chủ được sự sanh tử này không? Ngồi thiền mà rốt cuộc rồi không làm chủ được cái gì thì ngồi thiền để làm gì đây, phải phí thời gian không? Phải không? Con phải chỉ cho cái gì, cho nó thiết thực để cho ba con sẽ thấy rõ cái thực tế, mà cái không thực tế. Pháp của Phật con thấy không? Niệm phật để cầu vãng sanh, đặng chết mới về Cực lạc. Thì cái chuyện hôm nay, bây giờ đó, bệnh đau đây không làm gì được hết, thì không phải là đau khổ sao?
Niệm Phật mà người ta nói cái lời nói nó nghịch ý mình là mình thấy mình phiền não liền. Tuy rằng là không nói ra nhưng mà tâm mình nó thấy chướng ngại thì cái đó nó không thực tế rồi, còn ở đây người ta thực tế, người ta thực tế. Nghe người khác nói điều gì người ta hiện tại không có gì , người ta không giận hờn phiền não, đó là cái thực tế con. Mình phải đem cái thực và cái không thực, mình so sánh giữa hai cái pháp. Ba con sẽ chọn thấy ở đâu, thì chừng đó đó.
Và đồng thời thì có những cái cuốn sách nó dạy về đạo đức con thế này kia thì con có thể tạo cái duyên để cho ba con đọc. Ừm. Thấy những cuốn sách đạo đức, người ta nói những cái hành động đạo đức rất là tuyệt vời con. Rất là tuyệt vời.
Phật tử: Con thưa Thầy có việc chắc về sau.
Trưởng lão: Rồi rồi con bây giờ Thầy về con, nhớ không con? Nhớ khuyên ba con con, để tội nghiệp ông.
Phật tử: Thầy! Con cảm ơn Thầy.
Trưởng lão: Rồi, rồi con.
HẾT BĂNG