00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

20080607-THẦY DẠY TẠI TRƯỜNG HẠ 02 - GIỚI LUẬT LÀ ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI TU

THẦY DẠY TẠI TRƯỜNG HẠ 02 - GIỚI LUẬT LÀ ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI TU

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 07/06/2008

Thời lượng: [00:40:18]

Tên cũ: 20080607-Giới luật 2(Thầy dạy tại trường hạ Tây Ninh

1- DÙ TU THEO PHÁP GIÁO PHÁP NÀO THÌ GIỚI LUẬT LÀ CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI TU SĨ

(0:00) Trưởng lão: Bởi vì cái duyên chúng ta tu tập, cái duyên phước của chúng ta tu tập thì chúng ta nương theo cái giáo pháp mà chúng ta được truyền thừa từ Thầy Tổ mình thì không nên bỏ mà nỗ lực tu tập. Nhưng Thầy khuyên dù Đại Thừa, Nam Tông hay Bắc Tông hay là Nguyên Thủy, chúng ta tu theo cái phương pháp nào trong kinh sách hiện tại có được thì chúng ta cứ ôm chánh pháp đó mà chúng ta tu tập, chứ đừng nên bỏ, Thầy khuyên quý vị đừng nên bỏ.

Mà Giới luật là thiện hữu tri thức, dù là Đại Thừa, Tiểu Thừa, Nguyên Thủy, Nam Tông, Bắc Tông, Thiền Tông đều lấy Giới luật mà làm hạnh của người tu. Giới luật là đức hạnh của Phật, của chúng Thánh Tăng. Cho nên khi chúng ta tu tập thì chúng ta nhớ: Giới luật là cuộc sống của người tu sĩ Phật pháp, là cuộc sống.

(01:24) Thầy xin nhắc lại. Ngày xưa có 2 vị Tỳ kheo đi qua sa mạc để đến gặp Phật, rồi không có nước uống. Hai người đều khát nước, thì đến một cái vũng nước có trùng rất nhiều. Một vị mới bàn với vị kia: “Chúng ta nên uống tạm nước này để sống, để đến gặp Phật, rồi Phật dạy mình mới biết cách mình tu, chứ bây giờ mình không gặp Phật mà mình chết thì rất uổng”. Còn vị Tỳ kheo kia nói “Thà chúng ta chết chứ không thể uống nước có trùng”. Thì vị nọ uống nước rồi sống đến gặp Phật, còn vị Tỳ kheo kia không uống nước cho nên khát nước chết trên sa mạc. Vị Tỳ kheo sống đến gặp Phật, Phật liền quở trách: “Ông hãy nhìn sau lưng ta sẽ thấy người bạn đồng hành của ông đã đến trước ông”. Thật sự ra cái hình ảnh của vị Tỳ kheo đã không uống nước, mà giữ giới luật nghiêm chỉnh đã đứng sau lưng đức Phật. Cho nên đức Phật nói: “Ông gặp ta chứ sự thật ông không gặp ta”.

Cho nên chúng ta là những người tu sĩ giữ giới luật, tâm chúng ta thanh tịnh không hề vi phạm một giới luật nào của Phật, thì lúc bấy giờ Phật ở bên chúng ta. Phật ở bên chúng ta. Đây Thầy nói như thế này.

2- GIẢI THÍCH VỀ TỪ TRƯỜNG

(03:17) Chúng ta nghe Đức Phật nói: Con người luôn luôn tái sanh luân hồi. Vậy tái sanh luân hồi là như thế nào? Có phải là chúng ta chết đi cái linh hồn của chúng ta tái sanh không? Có phải linh hồn chúng ta tái sanh không? Trong thân này đức Phật nói thân ngũ uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Năm cái uẩn này, một người chết rồi thì không còn một uẩn nào cả, cho nên trong thân chúng ta không có một vật còn tồn tại được! Các pháp đều vô thường.

Vậy thì cái gì đi tái sanh đây? Nghiệp đó quý vị. Hằng ngày mình chửi mắng người, mình làm một điều ác, ngày nào cũng làm điều đó nó thành một cái thói quen, cái thói quen đó gọi là nghiệp. Một lời nói ác, một lời mắng chửi người, một cái lời nói ôn tồn, nhã nhặn đều phóng xuất ra một cái từ trường.

Thầy muốn dùng cái danh từ “từ trường” ở đây để chúng ta thấy như thế này. Chúng ta có thấy một cục nam châm không? Với một thanh sắt không? Cái nam châm và thanh sắt để gần nhau nó có một cái lực hút. Cái lực hút đó gọi là từ trường của nam châm. Bây giờ Thầy đưa tay Thầy đấm lên trên đầu của người khác một đấm. Cái từ trường nó phóng ra. Nó phóng ra nó bao phủ hết cái hành tinh sống của chúng ta, chứ không phải ở trên đất nước Việt Nam không. Cái từ trường đó.

Cho nên ngày xưa, cái hình ảnh của Đức Phật cách đây 2552 năm, Đức Phật thuyết pháp chỗ nào, sanh chỗ nào, tiếp xúc với chúng Tỳ kheo như thế nào, dạy như thế nào, lời nói như thế nào. Cái từ trường vẫn phóng ra trên hành tinh này, không phải ở bên đất nước Ấn Độ, mà ngay cả đất nước Việt Nam vẫn có hình ảnh của Đức Phật. Làm sao chúng ta biết điều đó? Một người không có Tam Minh, không có Thiên Nhãn Minh thì không thể nào thấy được.

(05:43) Trong cái đầu của chúng ta có nhiều những cái tế bào não. Nhóm tế bào não mà hiện giờ vẫn đang hoạt động, ý thức của chúng ta, cái hiểu biết của chúng ta hiện giờ, đối với quý Thầy, quý Cô hiện giờ mà hiểu biết đó là cái hiểu biết của ý thức. Con mắt này thấy được cái nhà, bàn, ghế, rồi trần, rồi chai nước, tất cả mọi vật xung quanh đó là hành. Nhãn căn bằng con mắt của chúng ta, cái biết đó gọi là nhãn thức.

Nhưng cũng từ con mắt này, con mắt căn này tức là nhãn căn này mà cái nhóm tế bào của Tam Minh (là cái tên nó là nhóm tế bào Tam Minh) lúc bây giờ cái nhóm tế bào đó hoạt động thì cái nhóm tế bào ý thức của chúng ta ngưng lại, thì cũng con mắt này mà vách này cách bên kia chúng ta thấy được. Ở trong tâm trạng bộ óc của đôi mắt này, khởi nghĩ một niệm gì thì cái con mắt này đều thấy được niệm đó tất cả, và trong không gian này bao nhiêu từ trường đều thấy rõ hình ảnh.

Trong tờ báo An ninh có nhắc lại, một nhà khoa học đã chế ra được một cái máy ảnh, người ta thu lại được cái hình ảnh, cách đây 2 tháng một chiếc xe hơi đậu ở trước chùa chúng ta. Thí dụ, 2 tháng chiếc xe hơi đi qua rồi cái hình ảnh nó lưu lại thì cái máy ảnh đó chụp lấy được cái hình ảnh của chiếc xe cách hai tháng. Khoa học đã chứng minh được điều đó.

Cho nên chúng ta hôm nay ngồi trong lớp học như thế này chúng ta được nghe như thế này. Cái hình ảnh của chúng ta sẽ phóng xuất cái từ trường lưu lại trong không gian này. Một ngàn năm sau cái lớp học này vẫn còn. Trong khi quý Thầy và quý Cô đều có thể chết mất hết rồi nhưng cái hình ảnh đó nó vẫn còn.

3- MỤC ĐÍCH CỦA ĐẠO PHẬT LÀ LÀM CHỦ BỐN SỰ ĐAU KHỔ

(08:02) Con người chúng ta rất là đặc biệt. Cái bộ óc chúng ta rất là đặc biệt. Cho nên chúng ta nghe nói tưởng là thần thông ở đâu cao xa, Tam Minh ở đâu cao xa, đâu có gì cao xa, trong cái đầu của chúng ta mà thôi. Chúng ta có Như Lý Tác Ý, tức là cái phương pháp để mở mang được cái đầu của chúng ta để làm được điều đó. Cho nên tại sao thân của chúng ta muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống, thì không phải cái đầu của chúng ta nó có cái nội lực để làm chủ được nó sao? Nó ngoài cái đầu của chúng ta có ai biết chúng ta làm chủ được sự sống chết này không? Có đúng không?

Vậy tại sao chúng ta có cái bộ máy, có một cái con người sanh ra rất là quý báu như thế này mà không chịu tu tập để triển khai làm chủ được sự sống chết? Quá uổng! Để rồi chết làm một cái đống phân hôi thối, một cái đống đất chẳng ra gì. Biết bao nhiêu ở trên những cái nghĩa địa, cái gò mả biết bao nhiêu người chết mà họ có thực hiện được không? Phí hết một cuộc đời của họ.

Thậm chí như có các Thầy đã từng theo Phật giáo tu tập đến làm Hòa Thượng, xây tháp đồ sộ, nhưng mà đến ngày chết lại ở trong nhà thương, lại bệnh đau, tê liệt phải nằm bán thân để rồi chết, đau khổ vô cùng vô tận. Đau khổ vô cùng! Một tu sĩ như quý Cô, quý Thầy mà đến nằm nhà thương là nhục nhã. Thầy nói thẳng nói thật. Tại sao vậy? Tại vì chúng ta theo đạo Phật làm chủ bệnh. Chúng ta có đủ khả năng, có đủ phương pháp của Phật dạy đẩy lui bệnh ra khỏi thân. Chứ đâu phải để cho thân chúng ta nằm lê liệt tới chừng kiệt quệ mới chết ở trên giường bệnh. Người tu sĩ theo đạo Phật đâu có hèn hạ đến mức độ như vậy. Nằm chờ chết mà không biết cách nào làm cho chết. Đau khổ lắm các con!

(10:25) Hôm nay Thầy cũng tu học làm chủ được sự sống chết của mình, Thầy rất thương các con, trách nhiệm của một vị Thầy truyền dạy cho các con là có trách nhiệm bổn phận làm sao để dẫn các con tới nơi tới chốn. Chứ không phải dẫn con mình vào rừng bỏ ở đó, cho nó chết trong đó sao? Trách nhiệm của Thầy là dạy cho quý Thầy từ khi cho quý Thầy thọ Tam quy Ngũ giới của người Cư sĩ cho đến cho quý Thầy xuất gia tu hành thọ giới đầy đủ Tỳ kheo, rồi đến nhiêu đó thôi à? Bỏ mấy con giữa đường à? Bây giờ sống chết như thế nào cũng từ cũng mặc, bệnh đau thì đi nhà thương bác sĩ, chứ không cách nào mà dạy cho đệ tử của mình làm chủ được sự sống chết.

Thầy mong những người đệ tử mà gọi là đệ tử của Thầy, nhất định Thầy phải có trách nhiệm bổn phận như một người cha thương con, như một người mẹ nghe con mình được sự bình an trong chánh pháp của Phật. Nó phải làm chủ được sự sống chết như Thầy, phải đuổi bệnh ra khỏi thân. Tâm bất động, dù ai có mắng chửi có làm gì thì nó vẫn an nhiên bất động. Dạy con mình cũng như vậy mới là hết trọng trách bổn phận của một vị Thầy. Chứ dạy con mình đụng hở chút nào buồn phiền, giận hờn, đau khổ, đau bệnh thì nằm rên la chịu đến chết. Cho nên tại sao chúng ta chọn một vị Thầy? Chọn một vị Thầy là vị Thầy đó có trách nhiệm phải hướng dẫn chúng ta đến nơi đến chốn.

(12:15) Mục đích của đạo Phật rõ ràng. Khi mà, lúc nãy Thầy đã nói quý Cô, quý Thầy. Đạo Phật ra đời là vì bốn chỗ đau khổ của con người chứ đâu phải ra đời vì Cực Lạc Thiên Đàng, vì tu thành Phật đâu! Mà đạo Phật ra đời vì bốn nỗi khổ của con người: Sanh, già, bệnh, chết. Ngài quyết đi tu làm chủ bốn sự đau khổ này. Sau khi làm chủ bốn sự đau khổ này Ngài mới dạy đạo, giảng đạo, dạy chúng ta cách thức làm chủ bốn sự đau khổ, đem lại sự hạnh phúc cho loài người. Một ân nhân của nhân loại. Đức Phật là một ân nhân, một vĩ nhân của nhân loại. Ngài để lại một cái nền đạo đức sống không làm khổ mình, khổ người. Ngài để lại cái giáo pháp làm chủ sự sống chết, muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Tại sao chúng ta là đệ tử của Người mà chúng ta không làm được điều này?

Trong kinh Niết bàn. Khi Ngài đi đến chỗ nhập Niết bàn, trên đường đi Ngài gặp một cơn đau quá, cực ác, quá đau. Ngài tập trung vào tâm tĩnh giác, đẩy lui bệnh ra khỏi, cuối cùng Ngài mạnh khỏe bình thường đến chỗ nhập Niết bàn. Người ta nói Đức Phật bị kiết lị mà chết, điều đó sai không đúng. Người ta nói Đức Phật ăn thịt heo rừng, điều đó sai không đúng. Không đúng! Một Đức Phật là một người có trí tuệ, một Đức Phật là thực hiện tâm từ bi, nỡ nào ăn thịt heo rừng mà chết. Cho nên Đức Phật hoàn toàn làm chủ được bệnh. Trong kinh Niết bàn chúng ta thấy rất rõ.

Trước khi Ngài nhập Niết bàn, thì Ngài nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền. Ba lần nhập đi nhập lại và đến nhập Tứ Thiền. Ở trong trạng thái Tứ Thiền hơi thở tịnh chỉ, Ngài xuất ra khỏi Tứ Thiền nhập vào trạng thái Niết bàn và chấm dứt.

Các con thấy rất là rõ ràng, phương pháp rất rõ ràng chứ không phải mơ hồ. Muốn chết là chết ở chỗ nào, rất rõ ràng. Nếu không nhập Tứ Thiền lấy cái gì mà tịnh chỉ được hơi thở? Vậy là phương pháp cụ thể rõ ràng. Tại sao chúng ta tu theo Phật mà không nhập được Bốn Thánh Định?

(14:58) Nó có 2 giai đoạn ly dục ly ác pháp. Một giai đoạn đầu chúng ta ly dục ly ác pháp bằng giới luật. Nghĩa là có giới luật…​ Chẳng hạn bây giờ cái dục về ăn, mà chúng ta sống trong giới luật mà ăn không phi thời thì chúng ta đã ly dục được hai bữa ăn rồi. Có phải đó là ly dục không? Đâu còn cái dục nào mà sai chúng ta, bảo chúng ta ăn phi thời được, uống phi thời được. Đó là chúng ta đã làm chủ được cái đời sống của chúng ta trong cái ăn rồi, thì chúng ta lần lượt sẽ tập làm chủ đời sống ngủ.

Chúng ta muốn ngủ 1 giờ là thân tâm chúng ta ngủ 1 giờ. Còn bây giờ quý Thầy ngủ mà khuya kêu dậy để công phu đó, thôi nó lười biếng vô cùng. Nó không muốn dậy nó cứ nằm đó. Nghĩa là mấy chú nhỏ nhỏ kia chỉ còn nước lôi mấy chú đó té xuống dưới giường rồi bắt đầu nó mới đứng dậy mới đi rửa mặt, súc miệng rồi mới vô tu chứ không lên con mắt nhắm mắt mở vầy, thì kiểu này đánh trống một lúc là đánh trống đám ma chớ không phải là trống rước Thánh, phải không?

Cho nên ở đây sự thật ra cái ngủ khó khăn lắm. Cái ăn không khó đâu chớ cái ngủ khó lắm. Nhưng rồi tập nó cũng thành chủ động mà, bởi vì chúng ta có pháp Như Lý Tác Ý mà, “Với tâm định tĩnh, tôi biết tôi hít vô. Với tâm định tĩnh, tôi biết tôi thở ra. Hít vô, thở ra. Với tâm định tĩnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tĩnh tôi biết tôi thở ra”, và tác ý nữa cứ hít vô thở ra một hơi tỉnh bơ khỏi cần đi kinh hành.

Nó có phương pháp mà. Không phải ở trong 16 cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở không có sao? Hai cái đề mục ở trong phương pháp Thân Hành Niệm của Phật không có hơi thở sao? Rồi pháp Tứ Niệm Xứ thì Đức Phật cũng dạy về hơi thở, cho nên cộng lại tất cả những cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở là 19 đề mục của Định Niệm Hơi Thở, nó mới đủ. Do đó hễ hở tâm của chúng ta có một cái gì là chúng ta có phương pháp đối trị liền. Cho nên Phật pháp có phương pháp để làm chủ được chứ.

(17:14) Chẳng hạn bây giờ quý vị ngồi đây mà cứ nghĩ lăng xăng điều này đến điều kia mãi không hết. Dễ quá, có phương pháp đàng hoàng chứ đâu phải ngồi hít thở niệm Phật nó không vọng tưởng. Cho nên cái phương pháp lần chuỗi niệm Phật cũng mục đích là đừng có khởi niệm chứ gì? “Thất niệm nhất tâm bất loạn chuyên trì danh hiệu A Di Đà Phật, dự chi Thánh chúng hiện tại kỳ tiền”. Có phải không? Đức Phật trong kinh Di Đà, niệm Phật được nhất tâm là không có niệm chứ gì, mà bảy ngày đêm như vậy sẽ thấy Thánh chúng và Phật Di Đà hiện ra trước mắt. Đó là trong kinh Di Đà dạy. Mà ở đây Thầy không dạy điều đó đâu, đó là cái pháp môn của niệm Phật Di Đà.

Còn cái pháp môn của Phật dạy là có cái phương pháp Như Lý Tác Ý ở trong 18 cái đề mục, 19 cái đề mục này không phải là Lục Diệu Pháp Môn. Lục Diệu Pháp Môn do ngài Trí Khải sanh ra, nghĩ ra, tưởng ra làm cái pháp môn hơi thở. Còn đạo Phật có 19 cái đề mục tu tập, mỗi đề mục tu tập. Bây giờ tâm Thầy ngồi đây, nó cứ nghĩ tưởng cái này cái kia, Thầy nhắc một câu: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, An tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”. Rồi Thầy hít vô thở ra Thầy tác ý nữa, hít vô, thở ra tác ý nữa, một hơi không còn niệm nào hết. Ôm Phật pháp chứ, làm chủ tâm mình bằng phương pháp của Phật chứ. Chứ đâu phải thiếu pháp.

Còn mình ngồi đây mình hít thở. Mình ngồi đây mình tiềm tức, mình sổ tức là mình ức chế tâm mình chứ đâu phải là bằng phương pháp. Hít vô thở ra đếm một, hít vô thở ra đếm hai con. Đó là sổ tức. Còn tiềm tức là mình hít thở ra biết hít vô thở ra là tiềm tức. Rồi bây giờ nó ngưng gọi là Hoàn, hoàn tất được cái Sổ Tùy. Chỉ tức là ngưng hoàn toàn, tức là bây giờ hoàn toàn chúng ta biết hít vô thôi, tức là ức chế ý thức. Cho nên vì vậy chúng ta Hoàn Tịnh ở trong cái Lục Diệu Pháp Môn. Ở đây Phật không dạy chúng ta điều đó.

Mà Đức Phật dạy chúng ta lấy ý thức làm chủ. Tâm khởi niệm thì chúng ta Như Lý Tác Ý cái câu đó thì tâm sẽ hết niệm, có phải không? Có phương pháp đàng hoàng. Bây giờ tâm buồn ngủ, hai con mắt nó kéo kéo nó muốn ngủ, biết rồi, thế nào mình cũng ngồi đây muốn gục rồi thì quý vị sẽ tác ý. Bởi vì học, phải học theo pháp của giới hành, tất cả những câu tác ý này đều là giới hành. Giới đức là một phần, giới đức, giới hạnh, giới hành. Mà nếu không học giới hành thì biết đâu mà hành pháp giới, cái giới cho nó thanh tịnh.

(20:08) Cho nên chúng ta phải thông suốt các cái giới hành để chúng ta thực hiện cuộc đời giải thoát của chúng ta. Tu là phải giải thoát chứ. Cho nên nó là giới hành chứ không có gì. Mà pháp Như Lý Tác Ý, tác ý đúng. Bây giờ thân chúng ta bị đau nhức, bị cảm thọ, thì chúng ta có phương pháp tác ý cho đừng cảm thọ chứ. Bây giờ ngồi tê rồi cũng không biết cách làm sao làm cho hết tê. Chỉ còn nước đứng dậy mà đi một vòng thôi, nó hết tê rồi vô ngồi nữa. Thôi tu kiểu này là đầu hàng giặc rồi chứ còn thắng được sao, có phải không mấy con?

Thấy giờ tê quá đứng dậy đi hoặc là duỗi cái chân ra hay hoặc là đổi chân trở lại cho nó hết tê. Cái kiểu đó là thua rồi. Đánh giặc mà thua giặc làm sao thắng được. Cho nên bây giờ giặc nó đến, thân nó tê nó đau nhức. Được rồi tao cho mày đau nhức, “An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô. An tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Rồi bắt đầu hít vô thở ra, rồi tác ý nữa “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô. An tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, rồi lại hít vô thở ra. Và cứ như vậy chúng ta cứ tập, đau mặc đau, tê mặc tê, nhưng đau chút nó hết à, chỉ có xả thôi. Cái pháp này cũng hay chứ. Hồi nãy tê dữ chớ, mà ngồi vậy mà tác ý nó lại hết chứ. Các con thấy phương pháp của Phật hay chứ đâu phải dở.

Bởi vì Đức Phật đã nói mà: “Có Như Lý Tác Ý thì lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh mà đã sanh thì bị diệt”. Có đúng lời Phật dạy không? Mình tác ý thì bây giờ lậu hoặc nó sanh ra, cái đau tê này là lậu hoặc chứ gì, nó làm cho chướng ngại trong thân tâm mình chứ gì, cho nên mình tác ý thì nó phải đi chứ. Phật pháp mà chúng ta không tin còn tin ai à? Mình tu theo Phật mà không tin pháp của Phật thì còn tin pháp gì giờ đây?

Lúc bây giờ đau tê con cứ ngồi niệm Phật có hết không? Ông Phật Di Đà ông có lo cái chân này hết không? Không! Vậy mà cái pháp như lý: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô”, mình bảo cái thân này phải an nha. Ý câu của nó như vậy, “cái thân này an không có tê nữa à. Mày tê tao chặt giò mày đó” nó sợ quá nó sẽ không tê. Mà không ngờ cái pháp nó làm chủ được cảm thọ của mình. Mà nó làm chủ được cảm thọ của mình do cái chỗ ngồi mà máu nó lưu thông nó tê, có phải không?

Nhưng mà khi cái thân này nó bị bệnh nhức đầu hay đau bụng thì cũng cái pháp này mà đối trị nó sẽ hết. Bởi vì cảm thọ nào cũng vậy thôi. Mình tạo ra cái thọ. Cũng như cái người khác lại ngắt Thầy một cái Thầy đau phải không? Nhưng mà cái ngắt đó nó đau cái nó hết liền. Đó là cái mình tạo ra cái cảm thọ.

(23:02) Còn tự thân của mình nó vô thường, nó thay đổi nó có cảm thọ của nó, cảm thọ vô thường đó là cái bệnh của thân chúng ta, hoặc nó thích nghi không kịp với cái thời tiết. Bây giờ nắng mưa nó thình lình như thế này, cái cơ thể nó thích nghi không kịp cho nên nó bị sốt, bị cảm. Các con thấy nó thích nghi không kịp. Còn cái cơ thể của mình nó thích nghi kịp cho nên nó không có bị cảm sốt.

Mà khi cảm sốt thì các con biết sao không? Quý Thầy biết sao không? Mình đi ra cái tiệm thuốc cảm mua thuốc uống. Thì thuốc cảm uống nó gây cho mình cái cảm giác buồn ngủ, rồi mình ngủ mình quên đi tới chừng dậy mình thấy nó hết. Mà thuốc cảm thì nó có sức đề kháng nó giúp cho chúng ta, cái cơ thể của chúng ta đề kháng nó thích nghi được cái thời tiết đó cho nên chúng ta hết cảm, chứ đâu có gì khác.

Mà ý thức của chúng ta nó mạnh, rất mạnh. Nó làm cho cơ thể chúng ta có sức đề kháng rất mạnh. Cho nên tác ý là nó tạo cái lực của nó, ý thức lực. Nó giúp cho cái cơ thể đề kháng và cái tâm của chúng ta không dao động trước cái cơn đau này, bởi vì chúng ta tác ý rồi mà còn đâu dao động, “Cái cảm thọ này, cái đầu nhức này mày đi ra khỏi thân tao, tao không sợ mày đâu. Mày là vô thường. Ngày hôm qua mày không đau mà bữa nay mày đau thì lát nữa mày phải hết”. Có phải không? Đó là câu tác ý của Thầy mà. Con hiểu không?

Vì vậy cho nên Thầy dùng cái câu mà đức Phật dạy: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô. An tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, thì bắt đầu Thầy hít vô thở ra rồi Thầy tác ý. Một chút cái đầu Thầy hết đau, cái bụng Thầy hết đau. Rõ ràng là pháp Phật tuyệt vời. Thầy nói bệnh ung thư là cũng hết nữa đó con, chứ đừng nói. Bán thân mà cái người đó liệt nửa thân người, tác ý: “Cái bệnh bán thân này. Tất cả cái thân này bình thường, tay này không liệt, chân này không liệt, hoàn toàn trở lại bình thường”. Tôi biết tôi hít vô, tôi biết tôi thở ra.

Các con cứ mạnh mẽ tác ý đi rồi các con sẽ thấy. Đừng có thèm đi bác sĩ tốn tiền vô ích. Đi nhà thương bộ sạch sẽ lắm sao, người ta nằm lăn nằm lộn, mình biết rồi, đến đó thấy bất tịnh vô cùng tận chứ đâu phải sạch sẽ. Vô nhà thương mà bác sĩ nhiều khi nó còn nạt nộ mình nữa chứ đâu phải nó thương mình đâu, chứ đâu phải nó y đức đâu. Có tiền thì nó còn lo lắng cho mình, không tiền nó để cho mình nằm ngoài rào đó chứ ở đó, nằm ngoài thềm.

Không, Thầy nói thật quý Thầy, quý Cô mà có đi bác sĩ, có đi nhà thương rồi mới biết được. Cái cách thức của bác sĩ bây giờ, đạo đức của chúng ta hiện giờ đã xuống cấp cho nên cái ngành mà dạy học là bán bài vở, bán Phật pháp. Còn cái ngành y đó cái y đức nó không còn có nữa, chỉ có tiền, có quà mà thôi. Cho nên đối với Thầy thấy Thầy khỏe, không có bác sĩ nào rờ vô thân Thầy được hết. Thật sự Thầy đâu còn đầu hàng trước giặc sanh tử, giặc bệnh được cho nên Thầy làm chủ được nó.

Thầy mong mấy con nghe lời Thầy tu tập làm chủ được sự sống chết, làm chủ được bệnh. Đuổi tất cả những bệnh đau ra khỏi thân chúng ta, đâu có đầu hàng. Cho nên Phật pháp hay lắm! Chúng ta cố gắng. Cố gắng tu hành. Có cái gì không hiểu thì Thầy sẽ dạy cho.

(26:34) Trong cái mùa An cư kiết hạ năm nay, mấy con tỉnh Tây Ninh về đây, từ các chùa về đây học. Học mục đích chúng ta để bồi dưỡng thêm hiểu biết của chúng ta về Phật pháp. Hôm nay được bồi dưỡng thêm sự hiểu biết làm chủ sự sống chết, làm chủ bốn sự đau khổ sanh, già, bệnh, chết. Thầy là người chỉ đạo, chỉ định, người ta bảo mấy con dừng lại những cái pháp của mấy con đang theo học tu từ kinh sách Đại Thừa cho đến kinh sách Nam Tông, Bắc Tông, toàn bộ mấy con ở trong vị trí nào thì cứ học kinh sách nấy, không bỏ kinh sách nào hết, nhưng phải tập cái pháp làm chủ được sự sống chết của mình, thì như vậy mình mới xứng đáng là người đệ tử của Phật.

Cho nên phải cố gắng, không khéo sức lực của chúng ta có, đến già sức lực của chúng ta yếu. Như mấy cô lớn tuổi hết rồi. Mà nếu mà tập thiền định thì biết có tập nổi hay không nếu mà không sức khỏe. Đâu phải chuyện nói tu là dễ. Nghĩa là phải tu đúng pháp mà phải có đầy đủ sức khỏe. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là mấy con tu không được, phải được sự thân cận và giúp đỡ của thiện hữu tri thức người ta dạy cách thức.

Ngày xưa ông Hiếp Tôn giả 80 tuổi rồi vẫn chứng quả A La Hán. Các cô có nghe không? Chứ không phải là chỉ tuổi trẻ mới chứng đạo không đâu, già rồi cũng chứng đạo chứ. Nhưng mà bền chí tu tập. Nhưng chúng ta đừng để cái thời gian tuổi già của chúng ta qua mau quá uổng. Còn sức khỏe tu tập dễ dàng hơn, chúng ta chỉ dùng một sức nhỏ mà chúng ta đã tu tập được. Còn bây giờ nếu mà đợi chúng ta già cả để tu, thiệt ra chừng đó thì sức khỏe còn đâu mà tu.

Thôi bây giờ Thầy nói như thế này để quý Thầy, quý Cô thấy rằng cái sức khỏe chúng ta. Một người già không thể ăn ngày một bữa dễ dàng. Bởi vì già rồi cái sức của mình đâu có ăn nhiều được có phải không? Cho nên ngày ăn một bữa chiều nó đói, rồi làm sao đây bây giờ? Mà bây giờ giới luật nó không cho thì ít bữa già mau chết, làm sao mà sống được mà tu. Đó nó là cái khó của tuổi già.

4- THẦY SÁCH TẤN TU SINH THỰC HIỆN GIỚI LUẬT NGHIÊM CHỈNH

(28:55) Còn bây giờ Thầy 81 tuổi rồi, mà Thầy ăn ngày một bữa là tại vì quen rồi. Chớ còn mấy cô ăn 3 bữa, bây giờ ăn 1 bữa là mấy cô thấy cũng khổ lắm đó. Không phải dễ đâu. Nhưng mà tuổi trẻ nó gan lắm nó không sợ chết đâu. Nó mập như quý Thầy trẻ trẻ mập đó. Vậy chứ ăn ngày một bữa, ít bữa nó ốm. Ốm xuống liền tức khắc, cái mặt thỏn xuống liền. Nhưng đừng sợ. Sau cái thời gian xọp xuống đó rồi bắt đầu ăn ngày một bữa đi. Rồi chừng đó, cứ ăn vừa đủ đừng ăn nhiều, cứ ăn vừa, rồi nó trở lại bình thường. Nó không mập mà nó cũng không ốm. Mới đầu nó xuống, giật mình: “Trời đất ơi, kiểu này chắc chắn ít bữa tui hết tu rồi”. Thấy nó ốm rồi quá sợ chứ gì.

Cho nên giới luật của Phật không phải để giết chết chúng ta đâu mà làm cho thân tâm chúng ta thanh tịnh. Nó thay đổi cả thân tâm chúng ta thanh tịnh. Bởi vì giới luật nó thanh tịnh cả thân tâm. Chứ không phải chỉ có thanh tịnh cái tâm chúng ta đâu. Cho nên tại sao Đức Phật dạy chúng ta ăn ngày một bữa như Phật là giúp cho thân tâm của chúng ta thanh tịnh. Tâm chúng ta không còn dục, mà thân chúng ta nó lại…​, người mập mấy con thấy nó nặng nề. Mà ăn ngày một bữa người mập bắt đầu ốm thì nhẹ nhàng, đi dễ dàng có gì đâu.

Như Thầy bây giờ biểu mập chắc Thầy không mập nổi đâu. Có phải không? Đó mấy con thấy, Thầy đâu có bao giờ mà mập làm chi cho nó nặng nề. Trời đất ơi! Cái thân như thế này đi nó thoải mái, nó nhẹ nhàng. Ôm cái thân bự như thế này, đi nghe nó lệt bệt, nó nặng nề. Thậm chí như có người còn chống gậy đi. Khổ chớ đâu phải sung sướng đâu. Cho nên ở đây chúng ta không có lo cái mập béo, lo cái thân bệnh này nữa. Thầy ốm như thế này vẫn mạnh khỏe như thường. Cho nên ráng tu tập.

(30:58) Thầy hôm nay là cái ngày đầu tiên nhắc nhở, khích lệ để mấy con sống đúng giới để Thầy hướng dẫn tu tập giới cho đúng pháp. Phải không? Cho nên phải cố gắng khắc phục cho được, tìm cách cho được mà thực hiện giới luật cho nghiêm chỉnh.

Nếu thấy yếu Thầy sẽ dạy từ cái giới sát sanh, cái giới tham lam trộm cắp, cái giới mà tà dâm, cái giới dâm dục, cư sĩ là tà dâm, nhưng mà tu sĩ là dâm dục mấy con. Cái giới này quan trọng lắm, con đường sanh tử là tại đó đó. Cái người mà học giới là người ta phải đạt cái đức ly dục, cái đức thanh tịnh. Cái đức thanh tịnh là giới Thánh, làm cho thân tâm chúng ta thanh tịnh, không đi vào cái nẻo sanh tử luân hồi. Sanh tử luân hồi là cái giới dâm. Cho nên vì vậy mà cấm dâm dục làm cái giới luật. Còn cái giới vọng ngữ tức là cái giới nói dối, cái giới mà minh mẫn tức là cái giới không uống rượu.

(32:03) Cho nên nó có 5 cái giới đó thì chúng ta sẽ tiếp tục trong cái hạ này. Chúng ta làm sao mà học được 5 cái giới này, 5 cái đức giới này, và 5 cái hạnh của cái giới này, và 5 cái pháp hành của giới này. Nội 5 cái giới này thì chúng ta có ác pháp động tâm …​ thì chúng ta rất là hạnh phúc, được giải thoát. Chưa làm chủ được sanh tử nhưng làm chủ được cái tâm, cái đời sống của chúng ta.

Thầy nói chuyện hơi quá giờ một chút. Hôm nay 9 giờ 30 mà bây giờ Thầy đã gần 10 giờ, còn mười mấy phút nữa là, vậy thì thôi để ráng 10 giờ. Được không mấy con? Có lắng nghe được không? Được thì Thầy dạy tiếp còn mấy phút nữa. Ráng cố gắng để Thầy dạy thêm.

Bởi vì con đường tu theo đạo Phật rất là vất vả. Cho nên chúng ta phải cố gắng khắc phục. Có gì mấy con biết Thầy có cái Tu viện Chơn Như kìa. Chứ đâu phải Thầy ở trong hang, ở trong núi, trong rừng chỗ nào mà tìm không ra. Muốn gặp Thầy hỏi: Con bây giờ con tu như vậy, có đúng không? Pháp con tu như vậy là pháp gì? Tu pháp nào, ở trong kinh sách nào? Muốn biết hỏi Thầy, Thầy sẽ nói cho mà biết: Pháp của mấy con tu pháp nào, đây thuộc kinh sách gì, Kim Cang hoặc là Pháp Hoa hoặc là Pháp Bảo Đàn của Lục Tổ Huệ Năng hoặc là kinh sách Nguyên Thủy của Hòa Thượng Minh Châu dịch, Trường bộ Kinh, Trung bộ Kinh, Tương Ưng Kinh.

Tất cả kinh sách này Thầy sẽ chỉ mặt cho mấy con biết, đó là ở bài kinh nào Phật dạy cái pháp đó, pháp gì chỉ ra. Chứ để người ta hỏi mấy con: “À quý Cô, quý Thầy xuất gia tu hành vậy tu pháp gì?”. Rồi không biết mình tu cái pháp gì bây giờ. Mà hễ nói lơ mơ thành nói láo rồi sao. Tu không có lần chuỗi niệm Phật mà cứ nói con cũng niệm Phật Di Đà đó mà không lần chuỗi bữa nào hết. Thì như vậy đâu có được, mình tu cái gì biết pháp đó chứ.

(34:28) Do đó Thầy muốn nói ở đây là một người tu sĩ mà cái giới khó giữ nhất ở trong tất cả các giới đó là giới vọng ngữ. Khó lắm mấy con. Thầy nói ở ngoài đời, 100 người là nói vọng ngữ hết 100 người. Mặc dù nói lời nói vọng ngữ không hại ai hết nhưng vẫn nói vọng ngữ mấy con. Không hại người khác, còn cái chuyện mà nói vọng ngữ mà hại người ta thì thôi kể cũng không hết đâu. Lừa đảo người này, lừa đảo người khác, bằng cách này, bằng cách khác.

Cho nên chúng ta là một vị giảng sư trong một cái lớp mà dạy Phật pháp mà chưa thực hành được những gì trong kinh đã dạy mà dám nói ra thì người đó là nói vọng ngữ. Tội lắm mấy con. Mình chưa làm được mà dám nói thì đó là vọng ngữ chứ sao. Nói tui nói theo kinh sách, chứ tui có đặt ra tui nói đâu. Ông biết kinh sách người ta nói nghĩa lý gì sao? Ông chưa tu ông biết cái đó được không mà ông dám nói. Ông tu rồi, những cái lời kinh đó dạy tu như vậy như vậy thì ông nói ra thì đúng. Còn ông bây giờ ông cứ chữ nghĩa mà ông nói ra ông làm chưa có được mà nói như vậy tui về tui tu gần chết tui cũng chưa có được. Thì như thế nào mấy con?

Người ta dạy mình như thế này. Như kinh Di Đà dạy: “Thất nhật nhất tâm chuyên trì danh hiệu A Di Đà Phật dữ chi Thánh chúng…​”. Trời ơi, tui về tu lần chuỗi, rồi tui tu ngày đêm dữ tợn mà được trong 7 ngày. Trời đất ơi! Làm sao mà 7 ngày nổi đây, mấy tiếng đồng hồ mà nó loạn động tu cũng đâu phải dễ đâu mà 7 ngày như thế. Kinh dạy như vậy mà ông có thực hiện được 7 ngày chưa mà ông dạy tui 7 ngày.

Cái kiểu này chắc có lẽ tới 7 ngày chắc tui tiêu luôn, chứ đừng nói chuyện, tui loạn thần kinh tui luôn chứ. Bảy ngày mà cái ý thức tui nó không hoạt động nữa. Tới chừng đó ra nó ngơ ngơ ngẩn ngẩn tôi không biết phân biệt được gì nữa. Đi ra đường xe nó đụng tôi nữa là khác. Bởi vì ý thức tôi có phân biệt được nữa đâu. Nó lúc nào trên đầu nó cũng chữ “Nam mô A Di Đà Phật” hết trơn hết trọi mới chết tui rồi. Có phải không mấy con?

(36:40) Cho nên ở Việt Nam chúng ta, có một vị Hòa Thượng họ tu rất hay, họ nỗ lực họ tu:

“Kinh điển Phật truyền tám vạn tư

Tu hành không thiếu cũng không dư

Đến nay chừng đã như quên hết.

Chỉ nhớ trên đầu một chữ Như”

Khi mà Hòa Thượng tu thiết tha, tu thiết tha, thì đi ngang qua ở Chùa Phước Hậu. Quý Thầy có nghe Chùa Phước Hậu không? Hòa thượng Thiện Hoa là người ở chùa Phước Hậu, người viết cái bộ Phật Học Phổ Thông. Thì Hòa Thượng chùa Phước Hậu, khi Ngài đi qua sông thì phải lột hết quần áo đội trên đầu qua sông, đi cùng chú thị giả, khi lội qua sông thì vị Hòa Thượng quên rồi cứ ở truồng mà đi, chú thị giả thì lội sau đội y áo sau, mới lên bờ mới chạy theo nói: “Hòa thượng, Hòa Thượng, Hòa Thượng quên mặc quần áo rồi”. Thì các con thấy như thế nào?

Cái ý thức của chúng ta đã quên đi chỉ biết ở trên đầu của chúng ta có một vị Phật mà thôi. Thật là tội mấy con. Bây giờ sự thật tu nó nhiều nhiều pháp lắm. Nào là đủ mọi pháp. Rồi đưa chúng ta đi đến đâu đây? Chúng ta phải xác định được điều mà chúng ta tu tập được giải thoát hay không giải thoát. Đó là Thầy xin nhắc lại để quý Thầy thấy cái gương hạnh của quý Thầy.

(38:37) Ngày xưa, tôi xin nhắc lại cho quý Thầy thấy. Hòa Thượng Thiện Hòa là một vị thầy đỡ đầu Thầy khi mà Thầy đến Thành phố Hồ Chí Minh ở chùa Ấn Quang. Thầy có người cha làm ở chùa Ấn Quang rất lâu, Hòa thượng Thiện Hòa là một vị thầy mà Phó Tăng Thống trong Phật Giáo Việt Nam. Nhưng quý Thầy và quý Cô biết không? Khi Hòa Thượng tịch thì Hòa thượng lại bán thân, nằm suốt một năm trời rồi mới chết, Thầy đến thăm, trước vị Thầy thân thương của mình làm sao lòng giữ được không đau. Đau lòng lắm! Cho nên hôm nay nghĩ đến ngày nay chúng ta mạnh khỏe, ngày mai chúng ta bất động thì chúng ta không còn…​ Thôi tới đây, Thầy chấm dứt buổi thuyết pháp hôm nay…​

Thôi Thầy chào mấy con!

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy