00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

20080426 - PHÁP THOẠI TẠI NINH BÌNH

20080426-PHÁP THOẠI TẠI NINH BÌNH

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời gian: 26/04/2008

Thời lượng: [56:58]

1- LỜI PHÁT BIỂU CỦA PHẬT TỬ

(00:00) Sư Thanh Quang: Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch Đức Trưởng Lão.

Đã gần tròn ba mươi năm kể từ khi chứng đạo, vì lòng thương tưởng vô lượng, vô biên đối với chúng sinh Thầy đã trụ tại thế. Vì chúng sinh, Thầy chỉ có một ước mong duy nhất: Dựng lại nền đạo đức nhân bản - nhân quả của đức Phật. Chỉ có con đường đó mới đưa chúng sinh ra khỏi nỗi khổ luân hồi muôn kiếp, Thầy đã phải chịu bao nhiêu sóng gió, bao nhiêu cực nhọc để tất cả vì chúng con.

Điều ước mong gần ba chục năm ấy, dằng dặc đến hôm nay đã trở thành hiện thực. Trung Tâm An Dưỡng Từ Thiện Chân Lạc thật sự đã được nhà nước chấp nhận và ra đời. Con thuyền đã vượt qua sóng gió. Hôm nay, ngày đầu cập bến, thật là vinh hạnh, thật là hạnh phúc biết bao! Xã …​ thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, đây là hạt giống, đây là trung tâm để rồi có nhiều cơ sở khác nữa. Duyên lành ấy hôm nay đến với chúng con.

Tất cả các Phật tử, những người trong những ngày qua đã hết sức mình, làm việc cố gắng, thiết tha mong Trung tâm được ra đời. Hôm nay có vinh hạnh lớn được có mặt ở đây đón Trưởng Lão. Con xin thay mặt tứ chúng, xin Đức Trưởng Lão cho chúng con được bày tỏ lòng thành kính, thiết tha kính lạy Ngài ba lễ.

Trưởng lão: Mấy con xá Thầy thôi, mấy con xá thôi!

Sư Thanh Quang: Niềm vui mới bắt đầu, còn trước mặt bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu gian khổ nhưng có Thầy, có chính pháp. Có Thầy, con đường Thầy đã đi, Thầy đã đến, Thầy dẫn dắt, dứt khoát ngày mai trong số chúng con nhiều người sẽ tới đích.

Xin Thầy từ bi, bố thí cho chúng con một thời Pháp!

2- XÂY DỰNG TRUNG TÂM AN DƯỠNG

(02:06) Hôm nay, Thầy về đây thăm các con, được gặp mặt các con tại đây. Đã cùng chung sức nhau, góp sức với Thầy Thanh Quang để thành lập cái Trung Tâm An Dưỡng Từ Thiện Chân Lạc. Một ước ao mà từ xưa Thầy tu tập, Thầy ước ao có ngày hôm nay. Chờ mãi, chờ mãi suốt bao năm, ba chục năm trời! Hôm nay mới được cái giấy phép, để mà cho chúng ta xây dựng cái Trung Tâm An Dưỡng, thì đó là cái ước nguyện của Thầy. Làm sao có những nơi chốn, để rồi đem cái nền đạo đức nhân bản - nhân quả mà dạy cho các con. Nếu không có chỗ làm sao dạy các con được. Con đường của Phật giáo thì quá rõ ràng cụ thể rồi.

Phải bắt đầu đi từ giới luật đức hạnh. Mà đức hạnh là đạo đức nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người, khổ chúng sanh. Đem lại cảnh sống của thế gian này là một cảnh Cực Lạc, Thiên Đàng. Nếu chúng ta sống đúng đạo đức đó thì thế gian này là Thiên Đàng, Cực Lạc, không còn đi cầu ở chỗ nào mà có Thiên Đàng, Cực Lạc nữa chỉ ở đây mà thôi.

Từ lâu các con nghe nói Cực Lạc, nghe nói Thiên Đàng trong các tôn giáo khác, nhưng sự thật là ảo tưởng mấy con. Vì chúng ta không biết cái cảnh giới nào đem lại hạnh phúc cho chúng ta. Cho nên chúng ta ao ước có một cảnh giới Thiên Đàng được hạnh phúc, có một Cực Lạc để an vui trọn vẹn. Nhưng làm sao có được, mấy con?

Cái sự ao ước đó, bằng chứng các tôn giáo đã để lại cho chúng ta. Ngày hôm nay, muốn cầu cho những linh hồn người chết cũng trở về Cực Lạc để được sống hạnh phúc, an vui nhưng có đâu mà có.

Chỉ có sự thật, con đường của đạo Phật mới dựng lại cho cuộc sống của chúng ta Cực Lạc, Thiên Đàng. Chết đi chúng ta cũng sẽ ở trong Cực Lạc, Thiên Đàng chứ đâu! Sống mà không ở trong Cực Lạc, Thiên Đàng thì chết làm sao ở Cực Lạc, Thiên Đàng được mấy con?

Chân lý của Đạo Phật rất rõ ràng: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự” đó là chân lý, một sự thật mấy con. Trong các con ngồi trước mặt Thầy, người nào cũng có cái trạng thái đó hết. Chúng ta chỉ lặng lẽ để nhìn lại cái trạng thái tâm của chúng ta thanh thản. Chắc ai cũng nhận ra được và cơ thể của chúng ta an lạc chúng ta cũng nhận ra được trong một phút giây. Rồi vô sự lúc bấy giờ trong ý chúng ta không khởi một niệm nào hết thì đó là vô sự và thân của chúng ta không làm một hành động nào hết là vô sự mấy con.

Có đúng không? Người nào cũng có cái trạng thái đó hết. Rồi các con ngồi đây, các con nhìn không gian của chúng ta, coi có trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự bên ngoài không? Các con thấy gió thì lung lay cây cỏ, mà không gió thì bất động, có phải không mấy con? Mà bất động là vô sự. Ở bên ngoài có thanh thản, an lạc; cả vũ trụ có thanh thản, an lạc, vô sự; nơi thân tâm chúng ta có thanh thản, an lạc, vô sự có đúng không mấy con? Đó là cái chân lý của vũ trụ. Mà làm sao chúng ta về đó được mấy con, làm sao về được? Bởi vì chúng ta chỉ hiện bây giờ chúng ta sống cao lắm một phút thanh thản, an lạc, vô sự. Rồi bao nhiêu sự! Đời bao nhiêu chuyện khổ đau sẽ khởi lên nữa? Làm cho chúng ta làm sao thanh thản, làm sao an lạc được mấy con, làm sao vô sự được phải không?

Cho nên chúng ta phải tập. Tập như thế nào? Sống như thế nào để bảo vệ được cái chân lý đó, cái sự thật đó? Để sống mãi, sống mãi cho đến khi chúng ta bỏ cái thân vô thường này. Cái thân này không phải là của ta đâu, của nhân quả đó mấy con. Do nhân quả cho nên chúng ta mới sinh ra cái thân này để thọ bao nhiêu sự khổ trong thân này.

(05:56) Cho nên cái thân này đâu phải của ta, chúng ta đã lầm chấp, chúng ta không hiểu, cho nên chúng ta lo chính là chỗ này. Cho nên hở một chút nào thì chúng ta cũng dễ giận hờn, phiền não, đau khổ nhưng nó là của nhân quả.

Nếu mấy con không sống trong hành động nhân quả, làm sao mấy con có thân này? Không thiện, không ác làm sao có thân này? Mà khi có thân này, thì mấy con cứ mãi hành động thiện ác để rồi tiếp tục lại có thân khác nữa. Trong vòng luẩn quẩn mấy con. Trong vòng đau khổ luẩn quẩn mà không có lối thoát.

3- ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN – NHÂN QUẢ

(06:21) Chỉ có một người duy nhất trên hành tinh này đó là đức Phật, đã thấy được cái vòng luẩn quẩn đó để dạy cho chúng ta biết con đường thoát khổ ra khỏi cái vòng luẩn quẩn đó. Đó là nền đạo đức nhân bản - nhân quả. Mà nền đạo đức nhân bản - nhân quả chỉ là một cái giai đoạn đầu trong ba giai đoạn tu tập tức là Giới - Định - Tuệ.

Đạo Phật có lớp lang, có lớp thấp, lớp cao, có pháp tu thấp, có pháp tu cao. Chớ không phải muốn vô theo đạo Phật là tu lu bù, không phải đâu mấy con. Phải tu có pháp hẳn hòi. Pháp thấp, cái người mới vào tu phải theo thấp.

Chẳng hạn như mấy con mới là người cư sĩ mới thọ Tam Quy, Ngũ Giới. Thọ là mình mới chấp nhận quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng.

Quy y Phật là học cái gương hạnh của đức Phật. Thấy gương hạnh đức Phật sống như vậy, giải thoát như vậy. Chúng ta cố gắng học để cho hiểu chứ chúng ta chưa sống được như Phật đâu.

Pháp của Phật dạy: “Ngăn ác, diệt ác, sinh thiện, tăng trưởng thiện”. Hàng ngày chúng ta sống, chúng ta luôn luôn giữ gìn thân tâm của mình, không cho thân tâm của mình làm điều ác, lúc nào cũng làm điều thiện. Đức Phật dạy thực tế mà! Có dạy chúng ta cầu khẩn đâu, có dạy chúng ta cúng bái, cúng kiếng đâu. Đức Phật nói: “Các con tự thắp đuốc lên mà đi, ta không cứu khổ các con được, ta chỉ là người hướng đạo mà thôi”.

Ông Phật từ chối rồi mà bây giờ chúng ta đến chùa để cầu khẩn, cầu khẩn ai mấy con? Ai cứu khổ mấy con? Đức Phật dạy: “Chúng ta phải tự thắp đuốc lên đi”, tức là dạy chúng ta tự cứu mình. Mà bây giờ không cứu mình, mà mình nhờ tha lực cứu mình, thì ai cứu mình được đây?

Pháp Phật dạy rất rõ ràng. Điều ác như thế nào? Mà điều thiện như thế nào? Dạy chúng ta hết. Cho nên nền đạo đức nhân bản dạy chúng ta Đức Hiếu Sinh - Lòng Thương Yêu.

Trong chúng ta ai cũng có Lòng Thương Yêu. Nhưng Lòng Thương Yêu nó có nhiều góc độ. Thương yêu sao lại khổ? Thương yêu sao lại giải thoát?

Người ta dám hy sinh thân mạng mình, để cứu đứa con. Người ta dám hy sinh thân mạng mình để cứu một đứa bé trong ngôi nhà lửa đang cháy mấy con. Người ta dám liều chết cứu người. Người ta dám nhảy xuống dòng sông để cứu người chết đuối. Người ta dám hy sinh tức là cái lòng thương yêu, thương cái sự sống của mọi người. Sự sống rất bình đẳng mấy con. Mọi người trước mặt chúng ta sống, người nào cũng có cái sự sống y như nhau, không phải là bình đẳng sao! Tại sao chúng ta muốn cướp sự sống của người khác? Vì cướp sự sống của người khác chúng ta mới trộm cắp, cướp giật của người ta để làm cái sự sống của mình. Mình mới nạt nộ dữ tợn, mới chửi mắng người khác, đó là cướp sự sống của người ta, mình đâu có quyền làm như vậy.

Cho nên đức Phật dạy chúng ta ái ngữ, dùng lời nói ngọt ngào, êm ái đối xử với nhau. Bởi vì sự sống của chúng ta bình đẳng, không được ai có quyền chà đạp lên sự sống. Đó là con người đối với con người.

Còn con vật có sự sống không mấy con? Có! Có sự sống chứ! Sự sống của nó cũng bình đẳng như chúng ta, nó cũng muốn sống chứ nó có muốn chết bao giờ! Tại sao chúng ta nỡ tâm mà bắt chúng giết hại, ăn thịt. Mấy con sống có bình đẳng với sự sống không? Bắt con gà cắt cổ, làm thịt để mình ăn, rồi còn nói “Vật dưỡng nhân”. Nhân dưỡng gì? Nuôi con gà để bắt con gà ăn thịt, thì điều đó có công bằng không mấy con? Mấy con nuôi con gà, rải một nắm thóc, chúng quấn quýt bên mấy con như đứa con của chúng ta. Tại sao mà nỡ tâm mà cắt cổ, ăn thịt? Mấy con thấy con vật không? Con chó, con mèo, con vật gì mấy con nuôi là quấn quýt bên mấy con.

(09:49) Nhưng mỗi khi mấy con cho mình là người có một cái sự hiểu biết thông minh hơn loài vật, tìm mọi cách có thể giết con vật nào cũng được cả hết. Con trâu, con bò bao lớn mấy con, vẫn giết như thường. Đó là chúng ta không bình đẳng trong sự sống, tức là Đức Hiếu Sinh chúng ta không có mấy con.

Cho nên ở đây, ở đây Thầy muốn nói chúng ta phải học từ cái đạo đức nhân bản. Con vật có thể giết con vật mà ăn thịt nhau, chúng ta con người không thể làm điều đó mấy con. Thế mà bây giờ chúng ta nhìn thấy mọi người, ai cũng có cái gương mặt giống với nhau, ai cũng có một đầu óc hiểu biết như nhau, thế mà chúng ta lại làm một cái điều mà thiếu tình thương như vậy. Cho nên, học Đạo Đức Hiếu Sinh là điều cần thiết cho mấy con. Đó là cái giới thứ nhất mà các con thọ Tam Quy, Ngũ Giới mà trong các chùa người ta thường dạy, gọi là: Giới Cấm Không Sát Sinh. Không sát sinh là không giết hại chúng sinh mấy con! Mà không giết hại chúng sinh thì chúng ta dám nỡ nào cầm dao giết con người không mấy con? Đó mấy con thấy! Từ cái chỗ mà chúng ta giết hại chúng sinh không có gớm tay, thì giết con người vẫn dễ dàng.

Mấy con biết một trăm ngàn, một triệu bạc ở trong túi mấy con, người ta dễ giết mấy con, người ta lấy. Một chiếc bông đeo tai thôi, một chiếc nhẫn cà rá thôi, mà người ta đã thấy, người ta dám đập mấy con té xuống xe, người ta giật lấy. Đó là người ta có bình đẳng trong sự sống không? Người ta có thương yêu sự sống không? Như vậy là xã hội chúng ta đạo đức đang xuống cấp mấy con. Những tệ nạn xã hội gây ra quá nhiều đau khổ.

Cho nên ở đây hôm nay mà Trung Tâm An Dưỡng ra đời được, chúng ta sẽ cất những ngôi trường cho cô, bác, anh, chị, em chúng ta vào đây học. Các con là những người phật tử được về đây an dưỡng, được nghỉ ngơi, học tập đạo đức trước tiên. Đạo Đức Hiếu Sinh, Đạo Đức Ly Tham; ly, lìa cái lòng ham muốn, ham danh, ham lợi. Chúng ta không phải lìa cái lòng tham lam để rồi chúng ta tiêu cực. Chúng ta không tham lam. Nhưng mà chúng ta đem hết sức cần lao để làm, để nuôi sống bằng mồ hôi nước mắt của mình và giúp đỡ những người bất hạnh khác mấy con.

Có những người khuyết tật, có những người bất hạnh sinh ra không có cha mẹ, có những người già cả không người thân mấy con. Còn bao nhiêu sự bất hạnh trong xã hội. Chúng ta sẽ thành lập Trung Tâm An Dưỡng, có khu an dưỡng cho những người già. Để mọi người đến với chúng ta, chúng ta đem cái tình thương yêu của chúng ta đối với họ như cha mẹ của chúng ta. An ủi họ những khi họ nhớ gia đình, nhớ người thân của họ không còn, con. Đó là chúng ta đem tình thương đến với họ.

Chúng ta đem tình thương đến với trẻ mồ côi như người cha, người mẹ đến với các đứa trẻ mấy con. Chúng ta thương yêu, đùm bọc như vậy. Chúng ta nuôi nấng chúng như cha mẹ nuôi, bởi vì chúng bất hạnh mấy con. Sanh ra cha mẹ mất đi, sanh ra cha mẹ đem gửi cho trại mồ côi này hoặc nơi kia cho người khác nuôi, tội lắm mấy con! Một đứa bé cần có tình thương của cha mẹ, thế mà cha mẹ không còn, đó là những trẻ mồ côi.

Các con có thấy những người bị chất độc màu da cam không? Khổ lắm mấy con! Đau lòng lắm mấy con! Ai đã gây ra những nỗi đau khổ này đây? Đó là chiến tranh mấy con. Chúng ta không kết án một người nào hết. Nhưng mà chiến tranh, mà chiến tranh do đâu mà có mấy con? Do lòng tham mấy con. Nước này tham nước khác, để bắt dân nước khác làm nô lệ. Cho nên, người ta mới cướp nước với nhau. Vì vậy, mà chúng ta vùng lên để mà đấu tranh đem lại nền độc lập cho dân tộc của chúng ta. Thì biết bao nhiêu cô, bác, anh, chị, em chúng ta đã nằm trên mảnh đất này, đã không còn.

Cho nên hôm nay đất nước chúng ta được độc lập. Nền đạo đức chúng ta xây dựng, thì xây dựng quê hương chúng ta có đạo đức, đó là điều cần thiết cho mấy con. Đạo đức nhân bản - nhân quả rất tuyệt vời! Nó làm cho chúng ta có một con người có đầy đủ cái nhân tính, nó không còn có thú vật đó mấy con, đem lại sự hạnh phúc.

(13:52) Đạo đức nhân bản - nhân quả sẽ giúp cho mấy con sống không làm khổ mình, khổ người. Lời nói ngọt ngào, ái ngữ. Không bao giờ nói lời nói làm cho người ta buồn phiền, người ta đau khổ, không được con. Nạt nộ người khác là sai, xưng hô gọi mày tao không đúng cách. Không có đúng văn hóa mấy con!

Hôm nay, Thầy nói đây là một cái giai đoạn đầu, mà bắt đầu chúng ta còn những sự khó khăn hơn. Là chúng ta cùng nhau hợp sức nhau để chúng ta xây dựng cho được một cái Trung Tâm An Dưỡng mấy con. Bắt đầu từ cái chỗ chúng ta đi làm kinh tế mấy con. Làm kinh tế để rồi chúng ta nuôi dưỡng các cụ già neo đơn khó khổ, các trẻ mồ côi, các người khuyết tật. Họ không làm ra được tiền mấy con, chúng ta phải làm.

Như vậy đầu tiên thì các con sẽ góp sức, góp công với nhau, góp tiền, góp của với nhau. Có ít chúng ta gửi giúp nhau, để chúng ta cùng làm những cái điều giúp ích. Bây giờ chúng ta làm kinh tế để chúng ta có một cái đồng ra, đồng vô, có một cái nguồn lợi. Từ cái nguồn lợi đó, chúng ta mới cất những cái khu; cái khu cho các trẻ mồ côi; cái khu cho những người bất hạnh; cái khu cho những người khuyết tật; cái khu cho những người già mấy con.

Lần lượt chúng ta sẽ từng bước đi lên. Bây giờ chúng ta phải nghĩ phải làm kinh tế gì, để cho có cái nguồn lợi? Thí dụ như giờ, chúng ta mở một cái siêu thị. Chúng ta đem những cái hàng hóa, chúng ta bán lại cho những người khác. Lấy cái đồng lời đó chúng ta chuẩn bị để nuôi dưỡng; để xây dựng các cơ sở trên cả nước, các nhà cửa, lớp học, tất cả những điều này. Và lấy đó chúng ta trả lương cho những người nuôi những cụ già, nuôi những trẻ mồ côi. Những người đứng lớp, người ta dạy cho những người này. Mình trả lương sòng phẳng mấy con. Đó là cái mục đích của chúng ta.

Rồi lần lượt chúng ta sẽ biến dần nó trở thành một cái làng Nguyên thủy. Tất cả những người mà lao động đều có những nhà cửa ở trong cái khu vực đó. Đó là Trung Tâm An Dưỡng Từ Thiện Chân Lạc.

Con cháu của các con, của các cụ, các bác hiện có mặt ở đây, sẽ là những nhân viên, những công nhân viên, những người làm trong cái Trung tâm này. Ngày đi làm, trong giờ tối chúng ta có những giờ các cháu, cả gia đình các cháu đều được vào lớp học đạo đức. Xây dựng các cháu trở thành người đạo đức. Vừa là những người có công ăn việc làm, vừa giải quyết được cái lao động. Đó là Trung tâm ra đời, mục đích để giải quyết những cái nỗi khổ của xã hội. Thất nghiệp là một nỗi khổ, mà Trung tâm ra đời làm kinh tế. Nó cất những nhà máy, có những cái nơi có thể sản xuất ra. Từ vật dụng của nông dân, chúng ta biến thành thực phẩm, biến thành những vật dụng, để rồi chúng ta sản xuất bán khắp trong nước. Lấy cái lợi đó, chúng ta làm cái việc từ thiện mấy con, làm cái việc lợi ích cho nhau.

Cho nên hôm nay, chúng ta mới bắt đầu thì chúng ta đóng góp nhau. Chúng ta gom góp nhau, đóng với nhau. Thì nếu mà điều kiện ở đây không có ai kêu gọi mấy con giúp đỡ những điều này, thế kia hoặc là cổ đông. Cổ đông là gì? Thường thường người ta kêu cổ đông để làm một cái nhà máy hay hoặc một cái cơ xưởng gì đó, thì người ta kêu cổ đông. Để làm lời rồi chia ra, có phải không? Còn ở đây, cái lời mà chúng ta làm, chúng ta bỏ vào xây dựng. Xây dựng cái làng làm việc từ thiện mấy con.

(17:28) Thí dụ như, chẳng hạn bây giờ các con có một cái số vốn, các con có bỏ năm cái cổ đông. Các con chỉ cần bỏ một cổ đông vào đây để mà giúp cái vốn ở trong cái Trung Tâm An Dưỡng này. Để giúp, để xây dựng cơ sở, cái cơ sở Trung Tâm An Dưỡng của chúng ta sau này. Cái cơ sở từ thiện mấy con, thì mấy con bỏ cổ đông này. Nếu mà mấy con bỏ cái số tiền này để ra xây dựng, mấy con chỉ xây dựng có một cái thất mà thôi, có một cái nhà nhỏ mà thôi. Còn mấy con bỏ vào cổ đông, cổ đông này sẽ làm cái đồng lời ra, thì cất biết bao nhiêu cái nhà mấy con, có phải không? Các con không dùng nó, mà các con gửi lại cho Trung tâm. Các vị làm cái công tác từ thiện này là vì lợi ích cho mọi người, không phải riêng có con. Mà trong đó, nếu mà trong gia đình con có những cái điều gì cần thiết. Hoặc là con đến đó, con ở trong một, hai ngày, năm, mười ngày vừa được học tập, vừa được an dưỡng trong đó. Con cũng có cái phần được thừa hưởng trong đó, không mất cái phần đó đâu.

Cho nên vì vậy, mà các con có sự đóng góp nhau. Mà các con không có, thì các con lấy công sức của mình. Thì cất một cái nền nhà hoặc là khiêng một cái giỏ cát hay đất, hay hoặc là làm một cái …​cỏ cho sạch sẽ, đều là lấy công sức của mình làm được hết. Đó là mình đóng góp nhau để làm.

Hôm nay, trước mặt Thầy mấy con về đây, đó là cái sự nói lên được cái sự đoàn kết của chúng ta. Được cái hình thức nhìn thấy đoàn kết. Bây giờ về tinh thần chúng ta phải đoàn kết như thế nào để làm đây? Không phải là trong một giờ, hai giờ, trong một ngày, hai ngày mà làm ra, mà còn nhiều ngày. Không có nghĩa là mấy con phải ở riết ở đây mà làm cái này đâu. Mấy con thấy dành được năm, mười ngày, mấy con đến đây giúp đỡ. Rồi mấy con về gia đình lại.

Lần lượt cái Trung tâm, Trung tâm lớn lên, lớn dần, có cơ sở. Thì ở đây mọi người, người ta sẽ rước mấy con về đây. Lần lượt mấy con sẽ sống trong Trung tâm, sống rất là bình đẳng với nhau. Nhà nào cũng giống như nhà nào. Cái tổ chức ở đây, cái Trung tâm chúng ta, nhà nhà đều giống nhau. Thí dụ như mấy con đến đây, mỗi người có một cái nhà, thì nhà người này giống người kia. Chớ không phải nhà người này hai tầng, mà nhà người kia trệt. Ở Trung tâm nó bình đẳng với nhau, nhìn vào chúng ta sẽ có một sự giáo dục.

Nhưng đó là một sự tổ chức của Trung tâm. Người ta đi vào cái khu vực của Trung tâm, đường xá đâu ra đó. Luật lệ giao thông không có cảnh sát, nhưng rất là cẩn thận trên những bước đường. Cũng có xe cộ trong khu vực của chúng ta. Làm sao tổ chức như vậy? Cho nên khi mà Thầy vào cái khu rừng như thế này, mà nếu thành lập, phóng lô, làm đường, tất cả mọi cái trở thành một cái đô thị. Thì mấy con thấy đời sống ở trong đó có nhà máy, có cơ xưởng có nơi để làm, sản xuất để làm. Có chợ búa để buôn bán, cũng giống như đó là cái Trung tâm rồi. Chứ không phải Trung Tâm An Dưỡng, chỉ có năm ba cái nhà như thế này được. Nó sẽ đi vào cái mục đích xây dựng. Nó làm lợi ích cho bản thân mọi người. Nó làm lợi ích cho mọi gia đình. Nó làm lợi ích cho xã hội, cho quê hương, đất nước mấy con. Nhà nước họ hiểu biết, họ cho phép chúng ta, chúng ta cùng nhau đoàn kết nhau làm mấy con. Đó là việc làm. Đây là cái giai đoạn đầu để xây dựng nền đạo đức của chúng ta.

4- LÒNG TIN ĐẨY LUI BỆNH

(20:55) Giai đoạn thứ hai: mấy con phải đi vào thiền định. Bởi vì ai có thân cũng phải có bệnh đau mấy con. Nếu có bệnh đau, nếu mà không biết tập luyện thì chúng ta sẽ không làm chủ được bệnh. Cho nên chúng ta phải đi nhà thương, đi bác sĩ, uống thuốc, tốn hao tiền bạc nhiều.

Nhưng bước qua giai đoạn hai, chúng ta phải tập nhiếp tâm và an trú, để đủ cái sức mà chúng ta đẩy lui bệnh. Cơ thể của chúng ta có một cái nội lực rất mạnh, một cái tín lực thôi mấy con. Sự thật đây Thầy nói, cái lòng tin của mấy con chưa sâu. Mà nếu mà thật sự mấy con tin rằng Phật pháp sẽ cứu chúng ta thoát khỏi bệnh. Thì trong thân mấy con có cái bệnh nào đi nữa, mấy con cứ tin tưởng rằng, tôi sẽ tác ý là được. “Thọ là vô thường, cái bệnh nhức đầu, cái bệnh đau bụng, cái bệnh nhức tay, cái bệnh đau khớp, cái bệnh bán thân hãy rời khỏi theo cánh tay, theo hơi thở mà ra”. Hàng ngày, khi mà cái thân bệnh của mình có, mình tin rằng Phật pháp sẽ nói rằng: Trong thân của chúng ta, sẽ đẩy lui được bệnh.

Đây! Thầy nhắc lại, có một câu chuyện mà Thầy có đưa vào trong cái bài học đạo đức, Đạo Đức Hiếu Sinh. Một bà cụ 102 tuổi, bà tin rằng cái cơ thể bà không bệnh. Bà không bệnh, bà chỉ tin có vậy thôi, không ai dạy bà, bà chỉ tin. Bởi vì bà sống tới 102 tuổi thì cái khoảng thời gian sống dài như vậy bà phải có những cơn bệnh. Nhưng mà bà tin rằng cái cơ thể bà không bao giờ có bệnh, bà khỏe. Đau nhức chỗ nào bà cũng nói khỏe, bà không có nghĩ nó đau nhức chỗ nào. Nhưng khi đó, bà chỉ nghe trong miệng của bà, bà nghe nó đau, nó nhức. Bà chỉ nghĩ rằng đây là là cái răng của bà đau thôi. Cho nên bà đến nha sĩ, bà mới nói với nha sĩ: “Con coi cái răng của bà nó đau chỗ nào?” thì cái ông nha sĩ ông nghi ngờ là bệnh ở trong miệng của bà là ung thư. Cho nên khuyên bà nên đến cái vị bác sĩ đó, người ta sẽ xem xét coi cái bệnh như thế nào? Thì bà nói: “Bà rất khỏe, bà không có bệnh gì đâu. Nhưng mà con muốn bà đi, bà cũng đi cho con vui lòng”. Thì bà đến cho ông ta thấy rõ ràng. Ông khuyên bà nên đến cái người bác sĩ chuyên môn về ung thư để trị. Nhưng bà cũng vui lòng đến. Nhưng cái ông bác sĩ ung thư đã xác định bà như vậy. Bà nói: “Không, rằng bà chỉ đau răng thôi, chứ bà không có bệnh gì, cơ thể bà rất khỏe” và cuối cùng bà về bà vui. Sáu tháng sau thì bệnh bà hết. Thì bà đến cái nha sĩ, bà hỏi cái ông nha sĩ xem lại, thì nha sĩ: “Sao lại lạ, hôm đó thì những cái mụt ở trên miệng bà rất nhiều, mà bây giờ mất hết rồi”.

(23:40) Các con thấy cái niềm tin, cái đó là cái tín lực. Tin rằng cơ thể của mình khỏe mạnh, không có một thứ bệnh gì. Còn ở đây mình tin rằng Phật pháp dạy pháp Như Lý Tác Ý. Ý thức lực của chúng ta sẽ đẩy lui được bệnh, chúng ta tin đẩy lui được bệnh. Cho nên nhức đầu, đau bụng hoặc là tất cả những bệnh, chúng ta đặt niềm tin trọn vẹn ở pháp đẩy lui được bệnh. Thì bằng chứng, trong số phật tử Thầy đã dạy, có người khi đẩy lùi được bệnh là tại vì người đó tin.

Còn có người đẩy lùi không được, người đó chưa đủ niềm tin. Chưa đủ niềm tin thì người đó phải làm sao? Có phương pháp mấy con, nhiếp tâm và an trú cho được. Khi an trú được chúng ta bám vào cái chỗ an trú của chúng ta, thì chúng ta tác ý đuổi bệnh, bệnh cũng đi. Chúng ta không dùng tín lực được là tại vì chúng ta không tin. Chúng ta thấy sao nó đau nhức quá, nó khổ sở quá! Thì do đó chúng ta không có đủ cái lực tin, cho nên cái lực của chúng ta không thể dùng tín lực mà đẩy lùi.

Thầy nhắc lại như hồi nãy bài giảng: Bà cụ 102 tuổi. Bà chỉ có tín lực, chứ bà chưa biết nhiếp tâm, an trú gì cả. Bà tin rằng cơ thể của bà sống như vậy, là bà không có bệnh gì hết, không có bệnh gì hết. Răng thì có đau nhức sơ sơ vậy thôi. Bởi vì bà nghĩ rằng mỗi lần mà đau răng vậy là tại vì cái răng lung lơ, già cả thì nó hết. Lung lơ thì nó đau thôi, thì bà chỉ tin vậy thôi. Đó là có một cái bài học mà Thầy đã gởi cho một số tu sinh ở trong Tu viện, để thấy rằng: cái tín lực nó không phải thường mấy con. Cái lòng tin của chúng ta cũng mạnh lắm mấy con! Cho nên tin một cái gì, thì mấy con sẽ làm được là cái việc đó mấy con làm. Tin tôi sẽ vượt qua những cái khó khăn, mấy con sẽ làm được. Cái niềm tin đó giúp mấy con vượt qua những cái khó khăn. Cho nên trên cuộc đời đức Phật dạy Ngũ lực. Có năm cái lực, mà tín lực là lòng tin hàng đầu mấy con. Không có tín lực thì mấy con không siêng năng làm, thì mấy con đâu có tấn lực, các con biết không? Cho nên vì vậy Đức Phật dạy rất rõ ràng.

Vì vậy hôm nay Thầy nhắc lại. Từ cái chỗ mà chúng ta tu tập giới luật, tức là: những gì thông suốt cần thông suốt. Chúng ta thông suốt những giới luật đức hạnh. Chúng ta sống không làm khổ mình, khổ người, đem lại hạnh phúc chúng ta rõ ràng, giải thoát rõ ràng. Mình không chửi mắng người ta, người ta chửi mắng mình thì mình tha thứ, mình thương yêu. Mình buông xả thì làm sao tâm mình giận, mình mắng người ta, mình đánh người ta đây. Các con thấy đó là cái bực chơn tu. Mình luôn luôn cung kính tôn trọng sự sống của người khác. Tất cả những cái loài vật khác mình còn cung kính tôn trọng cái sự sống mà, mình bình đẳng mà. Cho nên do đó mình không nỡ giết hại. Vì vậy mà các con không ăn thịt chúng sinh, thì các con làm sao làm những cái điều ác. Cho nên thân của các con từ đó nó nó chuyển, nó sẽ chuyển cái nghiệp mà từ xưa đến giờ mấy con không biết mấy con đã làm ác. Mấy con đã bao nhiêu đời mà có thể ăn thịt chúng sanh, chứ đâu phải một đời nay. Thế mà hôm nay mấy con không ăn ăn thịt chúng sanh, nó chuyển từ nhiều đời kiếp mấy con đã giết hại chúng sanh và ăn thịt, nó sẽ chuyển. Nó làm cho các cơ thể của các con lần lượt nó sẽ khỏe mạnh và không bao giờ mà bán thân nằm tại chỗ nữa.

Thầy nói rằng trong cái cuộc đời tu hành của đạo Phật tuyệt vời! Lấy thiện chuyển ác. Sống ở trong cái nhân quả của chúng ta biết rằng: nhân quả thì có thiện có ác. Mà lấy thiện, lấy hành động thiện chuyển hành động ác. Người ta chửi mình, mình không chửi lại là lấy thiện chuyển ác, mình nhẫn. Thì cái sự việc người ta chửi mình một hơi, người ta nghỉ chứ đâu phải người ta chửi hoài đâu. Cho nên cuối cùng nó không có xảy ra hết, nó chấm dứt, đó là là lấy thiện chuyển ác mà. Bệnh đau cũng vậy, chúng ta sống thiện thì chúng ta sẽ chuyển những cái nghiệp đau ở trong thân của chúng ta. Vì vậy chúng ta bắt đầu, chúng ta phải hiểu rằng pháp rất là tuyệt vời. Sống rất là bình đẳng, sống rất là thương yêu, đó là là học đạo đức.

5- TẬP NHIẾP TÂM VÀ AN TRÚ

(27:20) Sau khi đạo đức rồi, chúng ta phải thật tập luyện qua cái giai đoạn thiền định. Thiền định thì phải nhiếp tâm và an trú tâm. Nhưng một người đã sống giới luật, đã biết buông xả được rồi, bắt đầu chúng ta sống giới luật dễ dàng, sống nhiếp tâm, an trú rất là dễ dàng. Bởi vì giới luật là tri kiến hiểu biết của chúng ta, mỗi mỗi cái ác pháp đều không lọt qua cái sự hiểu biết của chúng ta. Cho nên khi người ta chửi mình mình biết liền ở trong nhân quả liền, người đó đang ở trong nhân quả ác. Chúng ta ta hãy thương yêu và tha thứ họ, mặc dù họ chửi mắng mình. Mà khi mình nghĩ như vậy thì mình không còn giận, tức là xong rồi. Thanh thản, an lạc, vô sự mấy con. Mọi sự việc đều là mình nhìn nhân quả, thì mình sẽ được giải thoát ngay liền, đó là cái cứu cánh đầu tiên của chúng ta tu tập. Mấy con thấy không?

Rồi tu tập thiền định thì đâu có gì, đâu phải bắt mấy con phải nhiếp tâm nhiều. Bởi vì khi tâm của mấy con đã xả được, không còn giận hờn, phiền não; không còn tham, ham muốn; không còn tham, sân, si nữa.Thì mấy con ngồi lại mấy con nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, thì mấy con để tự nhiên thanh thản, an lạc, vô sự. Thì từ phút này đến phút khác, từ 5 phút đến 10 phút, 20 phút, 30 phút mấy con thấy thanh thản. Sau khi 30 phút được rồi, nghĩa là bất động. Bất động ở trong cái trạng thái chơn lý sự thật của tâm bất động của chúng ta: thanh thản, an lạc, vô sự. Bây giờ mấy con chỉ nhắc câu như thế này: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, rồi mấy con ngồi tự nhiên vậy. Nó thanh thản, an lạc, vô sự.

Còn bây giờ mới con mới ngồi 1 phút, 2 phút cái nó có niệm nó khởi, rồi tức là mấy con chưa, đạo đức mấy con chưa tròn, còn ác pháp. Cho nên mấy con sống đạo đức, mấy con xả nó đi cho hết những cái niệm đi. Thì lúc bây giờ mấy con ngồi đó, mấy con có ức chế đâu! Các con có dùng hơi thở hoặc là dùng một cái câu niệm Phật để ức chế cái ý thức của mấy con đâu. “Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô A Di Đà Phật” để ức chế chế ý thức của mình là sai. Hoặc là hít vô, thở ra để ức chế ý thức mình là sai luôn. Còn ở đây mấy con nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” thì mấy con ngồi im lặng. Thì, trong sự im lặng thì mấy con, tâm mấy con sẽ biết cái gì? Thấy hơi thở ra và hơi thở vô. Hơi thở rất nhẹ nhàng.

Do đó cuối cùng thì mấy con ra sao? Kéo dài 30 phút. Ba mươi phút rồi, thì Thầy sẽ dạy cho mấy con tập luyện một cái pháp, để luyện nội lực của mấy con. Thì giờ mấy con có Tứ Thần Túc, bốn cái lực như thần. Các con muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Bây giờ các con đương mạnh khỏe, mà các con muốn chết: “Thân này vô thường, tịnh chỉ hơi thở đi, nhập vào cái tứ thiền cho ta”. Thì bắt đầu thân tâm mấy con nó sẽ ngừng hơi thở, nó dừng lại, chớ không phải mấy con tập nín thở. Các con thấy, cái nội lực của chúng ta có mà, bảo nó nghe mà! Cũng như bây giờ thân mấy con có bệnh mà mấy con bảo: “Thọ là vô thường, cái bệnh nhức đầu này đi đi, không được ở đây”. Mấy con nói thôi, nó đi hết, nó không đau. Còn mấy con chưa được cái tâm bất động, thanh thản, mấy con nói không được đâu, nó đau nó vẫn đau đó.

Cho nên vì vậy đó, mà cái tín lực, người ta tin, người ta nói là cái đầu đau này không phải, nó cứ cảm đồ sơ sài. Chứ đừng nó nghĩ nó đau, đang bị rối loạn óc, rối loạn thần kinh hoặc là đau óc, đau này kia nặng nề trong đầu, thì nó còn sinh ra nặng nề. Các con không lo. Bị vì hôm qua đi nắng về cảm, nhức đầu chứ gì, kệ nó, không sợ gì hết.” Thì mấy con không sợ chừng một lát nữa nó hết trơn, không có gì hết. Đó là cái tín lực mấy con, tin cơ thể của mình. Mà cơ thể của mình nó có sức đề kháng nó chống lại các bệnh…​Cho nên chúng ta đâu có sợ.

(30:47) Đối với thọ, bệnh đau trong cơ thể chúng ta mà đức Phật nói: “Nó là vô thường”. Cũng như bây giờ mấy con đâu có đau nhưng mà lúc nữa mấy con đau, thì nó là vv thường chứ sao, phải không? Nó vô thường chứ nó đâu có thường được. Nếu thường thì nó phải đau hoài hoài chứ! Tại sao bây giờ không đau lát nữa đau? Tại sao bây giờ mình không có bán thân mà lát nữa bán thân? Như vậy là các cái bệnh nó có thường không? Không! Nó vô thường. Mà nó vô thường thì nó đau rồi nó phải hết chứ sao nó lại không hết. Chúng ta tin rằng: “Các pháp đều vô thường, mày đau bây giờ chứ lát nữa mày phải hết.” Thì chẳng cần để ý, chẳng cần lưu ý thì nó hết. Đó là cái tín lực.

Còn đuổi, thì phải dùng pháp nhiếp tâm và an trú, đuổi thì nó cũng đi. Còn không thì mấy con phải luyện nội lực. Khi mà luyện được Tứ Thần Túc các con muốn cái thân không đau là nó không đau. Bởi vì Dục Như Ý Túc mà, muốn như ý mà. Đó! Các con thấy đạo Phật nó có cái phương pháp đàng hoàng, nó có phương pháp hẳn hòi. Mà bây giờ chúng ta không có cơ sở, tập luyện thì chúng ta được không? Không được! Phải có cơ sở hẳn hòi.

Đó! Thì hôm nay thì mấy con là những người ở miền Bắc mà được cái nơi như thế này thì nó tuyệt vời, tuyệt vời mấy con! Hãy góp sức nhau mà làm. Các con thấy suốt ba chục năm trời, cái Tu viện Chơn Như bây giờ, biết bao nhiêu là sóng gió. Biết bao nhiêu là vất vả nó mới thành hình được cái Tu viện Chơn Như. Mà chỉ có cái Tu viện Chơn Như chứ đâu phải là cái Trung Tâm An Dưỡng đâu. Thôi bây giờ, thí dụ như Tu viện Chơn Như bây giờ, cất một cái trường học hoặc là một cái nhà dưỡng lão đi. Thì cái Tu viện Chơn Như phải xin phép, chớ không xin phép không ai cho. Vì Tu viện Chơn Như là cái nơi tôn giáo sinh hoạt chứ đâu phải là nơi nuôi người già mà cất dưỡng lão. Có phải không mấy con? Cho nên phải xin phép. Còn cái Trung Tâm An Dưỡng này đã xin phép rồi! Đây là khu an dưỡng cho người già, người tật nguyền, người bất hạnh trong xã hội, rõ ràng. Bây giờ làm kinh tế để nuôi những người này. Có phải không? Thì như vậy là mình có quyền mình cất chứ! Đảng, nhà nước chấp nhận cho rồi. Còn ở trong Tu viện Chơn Như thì không được đâu mấy con, không được. Bây giờ cất cái nhà dưỡng lão phải xin phép. À! Bây giờ cái dưỡng lão này, do Tu viện Chơn Như đài thọ nuôi dưỡng các cụ này, xin nhà nước cho phép. Thì lúc bây giờ nhà nước cho phép.

Rồi người ta còn nghĩ không biết cái Tu viện này còn đủ sức nuôi hay không đây nữa, chứ không phải dễ đâu. À bây giờ kê khai coi bao nhiêu tiền bạc ở trong Tu viện mà có để nuôi bao nhiêu cụ. Cái sức nuôi có năm cụ mà nuôi tới mười cụ ai cho. Không đủ sức rồi nuôi chết đói, rồi đây, rồi bắt đầu mới bắt mấy bà già đi ra xin nữa thì khổ người ta nữa. Có phải không?

Cho nên, nhà nước người ta rất kỹ. Cái khả năng của mình nuôi được mười cụ thì mình sẽ xin mười cụ, mà mình xin hơn cái số đó không được. Cho nên mình kê khai ra một cái số tiền mà mình nuôi dưỡng được các cụ đó. Mà không phải nuôi trong một cái ngày, mà nuôi cho tới khi chết. Bởi vì người ta là người bất hạnh ở trong xã hội người ta không có con cái. Người ta đến đây rồi, mai mốt rồi mà chết rồi, mình không chịu chôn người ta sao? Nuôi rồi phải chôn người ta. Khi mà mình làm cái giấy phép là mình phải kê khai hết, chớ không phải là nói suông được. Còn cái Trung Tâm An Dưỡng, chúng ta xin giấy phép là nó sẽ là cái cơ sở, chúng ta lần lượt xây dựng.

(34:00) Đó thì mấy con thấy nó có 3 giai đoạn tu tập.

  • Giai đoạn thứ nhất là học giới luật đức hạnh, sống không làm khổ mình, khổ người.

  • Giai đoạn thứ hai là tu tập thiền định mấy con, để đẩy lui bệnh.

  • Giai đoạn thứ ba là tu tập Tứ Thần Túc, bốn cái lực như thần ở trong con người của mình.

Các con thấy nội cái lòng tin không, mà người ta sẽ đẩy lui được cái bệnh ung thư, có cái lòng tin không. Rồi đến cái nhiếp tâm và an trú, người ta sẽ đẩy lui được bệnh. Có bệnh nào người ta an trú ở trên cái thân hành của người ta rồi người ta đẩy lui. Rồi cuối cùng thì người ta vẫn đầy đủ bốn cái thần lực. Thì khi bốn thần lực rồi, thì muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống, đây là tự tại trong sinh tử mấy con. Vì lúc nào cái tâm người ta cũng ở trong cái trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, đó là cái chân lý sự thật. Còn bây giờ mấy con xét mình, coi mấy con được ở trong đó mấy phút nè. 5 phút chưa, 10 phút chưa, có người nào ở đây 30 phút chưa? Nói bây giờ tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, mấy con nói tôi được 30 phút rồi. Mấy con sắp sửa rồi, sắp sửa chứng quả A La Hán rồi đó.

Thật mà, mấy con! Cái trạng thái tâm đó mà mấy con được kéo dài như vậy là mấy con sẽ thấy mình là sắp tới rồi đó, chỉ còn luyện Tứ Thần Túc thôi chứ gì. Thực hiện Tam Minh nữa là đủ cái nội lực rồi, thì mấy con chứng quả A La Hán chứ gì. Chỉ còn thiếu có chút Tứ Thần Túc thôi. Chứ tâm mà bất động được 30 phút mấy con cũng dài lắm đấy chứ. Nhưng mà 30 phút đó mấy con sẽ kéo dài, trên 30 phút nhiều, chứ không phải cái chỗ đó đâu. Nghĩa là từ ngày này qua ngày khác vẫn thanh thản, an lạc, vô sự. Không có một niệm tham, sân, si; không lo lắng, không sợ hãi gì xen vào đó mới gọi là thanh thản, an lạc, vô sự chứ! Các con thấy không? Nó rất là toàn thiện mà. Nhưng một cái niệm ác nào xen vô đó thì không được.

À, bây giờ mấy con đang ngồi bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Có người đến chửi mắng mấy con, mấy con thản nhiên liền tức khắc. Không bao giờ mấy con phản ứng, mấy con nói: “Sao tôi có làm lỗi gì mà nói xấu tôi dữ vậy? Tôi có làm cái điều gì mà chửi tôi dữ vậy?” không bao giờ mấy con nói đâu. Cái người đó chửi gì chửi, thản nhiên, nhẫn nại. Tâm nhưng lúc nào cũng bất động, đó là cái tâm bất động thật. Còn mình nói lại: “Bác, tại sao bác lại chửi tôi?” thì đó là mình bị động tâm rồi đó. Mình hữu sự chứ không có vô sự. Cho nên, không hỏi lại một lời nào hết, thản nhiên. Mình biết đây là nhân quả. Đời trước mình chửi mắng người ta, bây giờ đời nay người ta chửi mắng lại mình. Có vay phải có trả chớ. Nếu không chửi làm sao bữa nay người ta chửi mình. Nhưng mà không ngờ, nó do một cái nhân duyên mấy con.

Cái thân của Thầy, trồng cái cây ổi, để rồi nó de cái nhánh qua bên kia, hay hoặc là cái cây chuối nó mọc bên đất người ta. Thì cái ông chủ đất bên kia, họ chửi Thầy: “Tại sao để bụi chuối nó nhảy qua bên đây? Hoặc là nhánh ổi nó qua bên đây đất tôi? Rồi bây giờ đó, ông tham lam quá vậy?” Thì họ chửi mình, thì mình thản nhiên. Rồi mình sẽ biết cái điều này nó cũng có cái sự tranh chấp gì đó chứ. Do đó mình đi ra, mình chặt cái nhánh ổi đi, đừng có cho de bên đất của người ta. Người ta đã vậy thì thôi. Phải không? Thì đâu có sao đâu. Còn bụi chuối mình, cây con nó có nhảy qua bên đất người ta, cái ranh mà. Thì thôi mình ra, mình cắt cây con mình bỏ đi. Thì ông ta chửi có lúc đó thôi, mà thấy mình làm vậy ông ta: “Thấy ông này cũng đàng hoàng đó chứ! Mình nói, mình chửi ông ta vậy chứ ông ra, ông làm đâu đó đàng hoàng, không có tham lam.” Thì do đó đâu có tranh chấp nữa mấy con, phải không? Còn mình thấy mình có lỗi thật sự, mình xin phép, mình xin lỗi người ta có gì đâu. Xin lỗi đâu có xấu đâu mấy con. Đâu có xấu.

6- LỚP HỌC ĐẠO ĐỨC

(37:39) Cho nên, trong cái vấn đề đạo đức, đức hối hận, đức xin lỗi đều là cái đạo đức. Đức cảm ơn: Cảm ơn một người nào cho, cảm ơn một người nào nói lời an ủi mình, đều là cái đức không à. Cái đức tôn trọng, cung kính, biết ơn người ta đều là cái đức. Thì sau này mấy con học về đạo đức thì mấy con sẽ học tất cả những đạo đức này hết. Cho nên mấy con tưởng cái lời nói cảm ơn không phải là đạo đức sao? Đạo đức mấy con. Thầy nói trong gia đình mà nếu mà vợ chồng…​Một người vợ lo bữa cơm cho người chồng đi làm về, thì người chồng nói lời cảm ơn: “Cảm ơn em đã giúp cho gia đình mình có bữa cơm”. Thì mình cảm ơn người vợ, người vợ nói với chồng. Nhưng mà nhiều khi chúng ta thấy quen quá, rồi nói cảm ơn nó kỳ, chứ sự thật không phải. Nói lên được cái tình thương của mình, với công lao của cái người thân của mình.

Thật sự ra mấy con dạy con cháu mình biết cảm ơn, chớ mình quên cái lời cảm ơn đối với những người thân của mình mất, phải không mấy con? Cho nên mình học cảm ơn, mình đừng có nghĩ rằng đó là khách sáo, không phải đâu mấy con. Đó là nói lên tình thương của mình đối với (người). Và trong cái sự cảm ơn đó, đó là có sự biết ơn và cái sự cung kính, tôn trọng người làm cái chuyện đó mấy con. Nó hạnh phúc lắm mấy con.

Rồi người vợ, ví dụ như bây giờ chồng đi rước đứa con đi học về, thay thế cho người vợ. Thì người vợ cảm ơn chồng: “Anh đã giúp em đưa con về, đi học về”, có phải không mấy con? “Cảm ơn” nghe nó sao nó ngọt ngào, nó tình thương, nó thấm thía biết bao mấy con. Cái lời nói, mà cái lời nói đó nó nói lên được cái hành động đạo đức đó mấy con. Không học đạo đức làm sao mình biết? Cái gia đình đó có hạnh phúc không mấy con? Có hạnh phúc chứ!

Còn đối xử với nhau, gia đình đối xử với nhau, quen mặt rồi bắt đầu lờn mặt nhau. Thì cằn nhằn, rồi nói nặng nói nhẹ nhau, cãi cọ điều này thế kia, làm cho gia đình mình không hạnh phúc chút nào hết, có phải không mấy con? Cho nên chúng ta phải biết, vợ chồng phải biết tôn trọng. Người chồng biết tôn trọng vợ, mà người vợ biết tôn trọng, cung kính, tôn trọng nhau, thì gia đình đó rất là hạnh phúc. Đạo đức nó như vậy mấy con. Nó xây dựng hạnh phúc rất tốt…​

Đó Thầy nói sơ sơ để cho mấy con biết rằng sau này, cái trường lớp chúng ta sẽ học đạo đức như vậy đó mấy con. Con người đối xử với con người, nó như thế nào gọi là đạo đức? Thì mấy con sẽ học. Còn học nhiều lắm, không học làm sao biết. Thầy đặt thành vấn đề: Như mấy con cha mẹ sinh ra, nếu mà cha mẹ không dạy mấy con đi, thì bây giờ mấy con chỉ bò. Có đúng không mấy con? Cho nên cha mẹ dạy mấy con mới dẫn dắt, nắm tay mấy con mới dẫn đi, mấy con mới bước lết lết chân. Chứ mấy con hồi đó mấy con bò chứ có người nào mà…​ Thôi bây giờ sinh ra mấy con, đem ra cho một con bò kia, nó đem nó nuôi mấy con đi. Chắc chắn lớn lên mấy con bò như con bò chứ không bao giờ mấy con đi hai chân hết. Có đúng không?

Vì vậy mà hôm nay mấy con đọc chữ được, thì ít ra mấy con cũng phải đến trường học. Chứ nếu mấy con không học thì hôm nay con có biết chữ không? Đạo đức cũng vậy. Nếu không có người dạy đạo đức thì thử hỏi mấy con, cha mẹ mình có đạo đức chút ít nào đó, bây giờ dạy mình hết rồi, ông không biết nữa, ông dạy nữa. Thì bắt đầu bây giờ lấy cái gì mà biết được những đạo đức nhân bản - nhân quả này không? Bây giờ mấy con lắng nghe coi, từ ở trong trường học, từ xưa đến giờ mấy con đến trường học, có cái lớp học nào dạy đạo đức nhân bản - nhân quả này chưa? Đó, mấy con có nghe đâu! Cho nên hiện giờ, nghe nói đạo đức nhân bản cũng lạ lùng chứ! Thuở giờ tôi có biết đâu, phải không? Nghe trong trường dạy: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Đó là cái lối dạy đạo đức của Nho giáo mà.

(41:16) Nói về đạo đức của Phật giáo, thì Phật giáo này chắc không có dạy đạo đức cái gì hết. Có ai nói Phật giáo đạo đức chẳng ai biết. Nhưng đạo đức Phật giáo rất hay mấy con. Hôm nay Thầy là người triển khai nó, để dựng lại cái nền đạo đức nhân bản, đạo đức gốc của con người. Con người là phải có đạo đức, mà đạo đức gốc nữa. Chúng ta phải sống có đạo đức. Mà nhân quả đem lại sự hạnh phúc cho mình, cho người, không đem lại cái quả khổ cho ai, đó là nhân quả đó mấy con. Hành động thiện thì đem lại sự bình an cho mình cho người. Hành động ác sẽ làm cho mình khổ, người khác khổ, gọi là nhân quả, không có gì khác. “Nhân nào quả nấy”, các con hiểu không.

Cho nên vì vậy phải học chứ. Học mới hiểu. Hiểu rồi thì mới sống. Sống rồi mới thấy Thiên đàng ở tại thế gian, đâu cần phải lên trên trời ở đâu mà đi tìm. Đó, cho nên hôm nay mấy con gặp Thầy để được nói chuyện, để khuyên lơn mấy con, sách tấn, khích lệ mấy con đoàn kết.

Bác Hồ nói như thế này: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công", đúng không mấy con? Bây giờ mình làm, xây dựng nền đạo đức đức không phải riêng cho mấy con trong hiện tại, mà cho thế hệ con cháu chúng ta sau này, có đúng không ? Cho con cháu mình. Bây giờ có một số chít chắt chúng ta chưa sinh ra nữa, bao nhiêu thế hệ sau nữa chớ đâu phải bây giờ. Chưa có mặt trên cái hành tinh này đâu, nhưng mà sẽ sinh ra chớ. Có phải không mấy con?

Cho nên hôm nay chúng ta học đạo đức, những cái lớp đạo đức này, nó dành cho con cháu chúng ta. Bây giờ chúng ta có người hiểu, người không hiểu. Nhưng mà sau này con cháu chúng ta, toàn là dân tộc Việt Nam chúng ta hết. Người nào cũng hiểu đạo đức hết, thì mấy con thấy cái đất nước Việt Nam mình như thế nào? Cực Lạc, Thiên Đàng đó mấy con! Có đúng không? Mấy con có muốn xây dựng cái Cực Lạc, Thiên Đàng này cho con cháu của mình không? Chắc chắn là Thầy tin mấy con muốn, mong muốn. Nhưng mà vì cái khả năng của mình, một mình mình làm không được đâu.

Cũng như Thầy kêu gào, hò hét ba chục năm trời nay chứ đâu phải. Thầy gào thét dữ lắm chứ! Kêu dữ lắm chứ! Cho nên bây giờ mới trước mặt Thầy, mới có những người ngồi đây, ngồi nghe Thầy. Cỡ mà Thầy không gào, không thét thì chắc mấy con biết cái gì, có đúng không? Thầy gào dữ lắm! Thầy thét dữ lắm chớ!

Cho nên các con thấy, do cái tình thương của Thầy. Cho nên, khi mà tu xong rồi như thầy Thanh Quang, thầy không nên đi. Chứ thật sự Thầy biết, ở trên cuộc đời này nó khổ vô cùng lận. Các con thấy người ta ở đời, người ta thích ăn, thích ngủ. Còn Thầy ăn là một cái tội. Sao không? Ăn phải nhai, phải nuốt, ăn rồi phải đi rửa bát, có cực không mấy con? Sướng cái gì mà ăn, mà cực như vậy. Các con thấy không?

7- SINH, GIÀ, BỆNH CHẾT LÀ KHỔ

(43:57) Nhưng đối với Thầy, ba chục năm mà còn ở lại, là ba chục năm khổ sở lắm. Khi mình đã giải thoát rồi, không có còn vướng bận nữa, mà ngày nào cũng phải chịu cực khổ, thì không phải là khổ sao? Đã nói khổ rồi mà! Lên khỏi cái địa ngục mà bây giờ còn phải nằm ở dưới địa ngục chịu với mấy con thì chịu cái khổ với mấy con thì cái người đó có khổ không? Các con đang ở trong cái khổ, mà các con không có biết thì mấy con có thấy khổ không? Cái người đã biết, cái người đó mới khổ luôn chứ!

Nhưng mà vì cái tình thương, không lẽ nỡ bỏ mấy con. Chớ cỡ bỏ “Ta đi vào Niết Bàn cho sướng, đi vào cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Thầy cần gì cái thân này mấy con. Cái thân này Thầy giữ nó làm cái gì? Có phải ông Phật nào mà ông chết, ông giữ cái thân không? Có phải không? Ông đã giải thoát thì ông bỏ, chứ ông điên gì ông mang đi theo cho nó cực, có phải không? Cực khổ nè, mặc quần, mặc áo, cực khổ phải tắm rửa nè, cực khổ phải ăn uống nè. Còn không có, mấy con có cần tắm rửa không, có cần mặc quần áo không? Có cần ăn uống không? Các con thấy, cái đó là cái sung sướng, cái thật mà! Có thân phải khổ ghê gớm chứ không phải không.

Đó! Thầy nói sự thật, cái khổ sự thật. Nhưng mà cái lầm chấp của chúng ta cứ chấp. Rồi chải chuốt, rồi sửa sang cho nó đẹp đẽ, sự thật ra đẹp cái gì? Trời đất ơi! Một đống bất tịnh. Năm ngày không tắm rửa mấy con nghe nó hôi lắm chứ, đâu phải nó tốt lành gì! Có đúng không mấy con? Cho nên đối với cái người mà tu rồi, người ta biết cái thân bất tịnh, người ta nhờm gớm lắm. Nhờm gớm lắm.

Cho nên vì vậy, khi chúng ta chưa tu chúng ta chưa thấy. Chứ tu rồi chúng ta thấy thực sự, nó là một cái ổ bệnh đau. Nó là cái ổ vi trùng, tất cả những loại vi trùng khác dễ xâm chiếm vào đó. Mà có những loại vi trùng xâm chiếm vô là mấy con đau nhức liền tức khắc. Nó hoành hành, nó hành hạ mấy con ghê gớm, nó đâu có dễ đâu. Nó chưa đụng, chứ nó đụng nó bộc phát ra bao nhiêu thứ bệnh, mấy con khổ lắm á! Nó đau nhức mà ai không biết.

Mà mình biết, đức Phật nói: “Nó là vô thường, nó là không thật của mình”. Nhưng mà nó cứ dính mình đau rồi làm sao? Nó không chịu rời ra là sao? Bởi vì nhức cái đầu, nó cứ nhức cái đầu. Mà mấy con biết rõ ràng là mình nhức chứ đâu phải không. Nhưng mà điều kiện là mấy con chịu không nổi phải đi bác sĩ uống thuốc thôi, không có cách nào khác. Người ta bán hết đất, người ta trị bệnh đó, có không mấy con? Nó không chịu chết mà nó cứ nằm đó thì phải đi bán đất. Tất cả nghèo khổ cũng vì bệnh đau mà nghèo khổ. Không, cái sự thật mấy con.

(46:33) Cho nên sợ lắm mấy con, sanh, già, bệnh, chết. Cuộc sống hàng ngày chung đụng với ai, thì thời gian sau cái gây lộn rồi. Nó khổ đến cái mức độ đó. Tại sao mình chung đụng với người ta, mà tại sao mà càng ngày nó càng chồng thêm cái tình thương nhau? Không! Chung đụng riết rồi quen rồi cái bắt đầu chửi lộn. Có bao giờ mà cô cậu nào mà mới gặp nhau chửi lộn bao giờ đâu. Thương nhau lắm! Nhưng mà thời gian quen mặt có chửi lộn đó. Có đúng không?

Đó! Thầy nói vậy đủ biết rồi, Thầy nói thật mà, nói đúng sự thật. Đó, cho nên phải ráng tu mấy con. Mà nếu không tu thì mai kia, mốt nọ mấy con chết rồi, theo nghiệp mấy con tái sinh. Nghiệp là gì? Tâm tham, sân, si mình còn, phiền não mình còn, thương nhớ mình còn. Thì cái nghiệp mà thương nhớ, tham, sân, si nó phải tương ưng, nó phải sinh làm người nữa. Các con hiểu không? Mà làm người nữa thì mấy con khổ, mà mấy con có gặp được Phật pháp mà tu tập không?

Hôm nay mấy con ngồi nghe, mấy con thấy, những cái lời mà Thầy nói, đó là cái phương pháp thật sự, chớ không có dạy mấy con mơ hồ đâu. Không có dạy mấy con cầu cúng để chư Phật gia hộ, phù hộ mấy con đâu. Mà Thầy dạy mấy con phải tự sống như vậy, làm như vậy, hiểu như vậy, biết như vậy. Để xả cái tâm của mình, để tập luyện những thiền định. Phải tập làm sao, làm sao để cho có cái nội lực ở trong thân của mấy con. Thì đó là pháp thật mà, có pháp hành đàng hoàng mà. Cũng như người tập võ, cũng như người tập thể thao, thì họ phải có những cái luyện tập cái cơ thể họ, nó mới mạnh khỏe chớ. Nó có cái phương pháp đàng hoàng, ở đây nó cũng vậy. Chớ không phải là mơ hồ, cứ vô chùa lạy Phật để rồi mình mạnh khỏe, thì cái điều đó không có đâu mấy con. Đức Phật không phải vậy đâu.

Cho nên ở đây là pháp thật, nó không phải là mơ hồ. Và mấy con biết sau khi mấy con mất rồi, mấy con có gặp được pháp này nữa không? Các con cứ nhìn hết cái thành phố Hà Nội, Hải Phòng, bao nhiêu người biết? Các con đếm mấy người mà đang biết được cái pháp tu này với số người không biết rồi mấy con thấy như thế nào? Như hạt cát ở trên bãi cát mấy con, có đúng không? Nó ít như vậy đó, chứ đâu có phải nhiều đâu. Cho nên khi mà mấy con không nỗ lực tu trong cái đời nay, khi mà các con chết rồi, các con không còn gặp Pháp nữa. Và đồng thời Thầy xin nhắc cho mấy con biết: Nhân quả nó vi diệu.

8- TẠI SAO NGƯỜI SINH RA NGÀY CÀNG ĐÔNG

(48:52) Thường thường người ta tin rằng ở trong thân của chúng ta có một cái linh hồn, khi chết cái linh hồn đi đầu thai. Thường thường bà con từ xưa đến giờ họ truyền thừa cho chúng ta cái hiểu như vậy mà. Nhưng họ không hiểu nhân quả mấy con. Nhân quả nó không sinh một người đâu. Nó không có một linh hồn đi đầu thai cho nên nó đâu…​ Bây giờ hồi nào mấy con thấy này: Cái thành phố Hà Nội, cái số người bao nhiêu? Mà đến hôm nay, nó bao nhiêu người? Vậy thì có một linh hồn sinh một người sao lại đông dữ vậy? Ở đâu mà sinh ra đông dữ vậy? Có phải không? Không!

Hàng ngày mỗi lần có ai chửi mấy con giận, cái từ trường sân của mấy con nó phóng ra. Nó để đó đó, nó chưa nói đâu. Rồi mai có người nào nói gì nó tức giận, cái nó phóng ra lần nữa. Rồi mấy con thấy cái người ăn mày xin, mấy con lấy một đồng bạc hoặc là mua cho họ một hộp cơm, mấy con cúng cho họ, bố thí cho họ. Thấy cái chuyện bất hạnh mấy con làm. Cái từ trường hành động thiện đó nó cũng phóng ra nữa, nó phóng ra. Cái hành động làm thiện đều phóng ra. Lời nói của Thầy nó vẫn phóng ra mấy con. Thầy dạy mấy con nó vẫn phóng ra. Nó phóng ra, nó ở trên không gian này. Nó bao phủ cả cái hành tinh sống của chúng ta hết. Chỗ nào cũng có cái từ trường đó, cái lời nói của Thầy.

Còn mấy con làm cái hành động ác, thì nó cũng bao phủ hết. Mỗi một cái hành động ác, một cái lời nói thì các con từ khi mà mấy con biết đời đến bây giờ mấy con giận bao nhiêu lần? Giận chồng, giận con bao nhiêu lần? Giận cha, giận mẹ mình bao nhiêu lần? Giận những người xung quanh, chòm xóm mình bao nhiêu lần? Mấy con cứ tính ra đi. Mỗi lần là một người đó mấy con. Đó! Chứ nó đâu phải sanh một người. Bởi vì nó tương ưng cả cái vũ trụ này. Thì ở chỗ này cũng sinh ra một cái thằng nhóc, ở chỗ kia nó sinh ra thằng nhóc, cùng tùm lum biết bao nhiêu cái thằng nhóc. Trời đất ơi! Nó đụng đâu nó quậy, nó phá người ta chịu không nổi. Tại vì sân. Các con hiểu không? Nó đâu có sinh ra một người đâu.

Cho nên vì vậy đó, thì trong khi đó mấy con hành động, hàng ngày mấy con ăn thịt chúng sinh nè, mấy con cắt cổ con gà nè. Vậy suốt trong cái thời gian mà tới bây giờ mấy con giết bao nhiêu con gà, bao nhiêu con cá nè, ăn thịt bao nhiêu con heo, ăn thịt bao nhiêu? Mấy con cứ tính ra đi, thì những cái từ trường đều phóng ra hết mấy con. Vậy thì bắt đầu mấy con sẽ trong khi mấy con bỏ cái thân này thì bao nhiêu con heo ra đời, bao nhiêu con gà ra đời, bao nhiêu con cá, mấy con cứ tính đi. Một mình con thôi!

Thôi bây giờ Thầy thấy, nhân quả thuộc về cái cây xoài. Cái hột xoài nó lên cây xoài chứ gì, thì cái nhân nó lên cây xoài chứ gì. Bây giờ cái cây xoài nó cho trái là quả chứ gì, nó có cho một quả không mấy con? Nó cho nhiều quả chớ. Nhưng mà có quả thì tròn trịa, quả thì đèo đẹt, có phải không? Quả thì bị sâu sia, có đúng không mấy con? Chứ đâu phải quả nào cũng giống quả nào. Cho nên nó có quả thiện, quả ác hết đó con. Các con thấy chưa?

Vậy thì cái nhân quả con người đâu có khác gì nhân quả của thảo mộc mấy con. Đây là một bằng chứng cụ thể để xác định. Chứ bây giờ Thầy nói một cái mơ hồ quá mấy con không tin. Làm gì mà con người chúng ta sinh dữ vậy? Nhưng mà không ngờ một cái hành động tâm niệm của mấy con thôi, ác thiện thôi, nó là một cái nhân để nó sinh làm một cái quả của nó. Nó chưa đúng lúc, nó chưa có thành ra cái quả, chứ nó đúng ngày giờ đó nó thành quả. Khi mà mấy con bỏ cái thân thì nó sẽ ra quả chứ sao, nó chạy đi đâu mất? Cho nên mấy con thấy, nếu mà người ta đừng có kế hoạch hóa gia đình mà để nuôi hết. Ôi thôi! Chắc chắn là trái đất này không có chỗ người ta ở. Có đúng không mấy con?

9- ĐẠO ĐỨC VỆ SINH

(52:14) Mà nó, sao nó lên hết như vậy là nó cũng tự hoại diệt nó nữa con. Nó đông quá nó tự hoại diệt, nó sinh ra đủ thứ bệnh. Bây giờ mình thấy người ta đông lắm, cái môi trường nó ô nhiễm. Khi mấy con chứng, mấy con cứ ra đường mấy con (thấy). Trời đất ơi! Bọc ni lông, rác rến rải cùng hết, mấy con có giữ vệ sinh không? Phải giữ Đức vệ sinh không? Cho nên mấy con thấy dơ bẩn ghê gớm lắm! Từ cái chỗ mà thiếu đức vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch. Cái bầu không khí chúng ta bị ô nhiễm, hít thở nó dễ chết chúng ta chứ sao? Dễ sinh bệnh chứ sao, các con thấy chưa?

Ai dạy cái đạo đức vệ sinh này cho chúng ta? Người ta dạy mình phải giữ gìn môi trường sống trong sạch, sạch sẽ, nhưng ai làm mấy con? Người ta có học đạo đức đâu mà người ta biết bổn phận, trách nhiệm của người ta. Cho nên khỏe nhất là mình ăn cái gì đó, mà rác rến mình bỏ trong cái bọc, quăng ném trong đó: “Ờ, nhà mình ở đây nhưng quăng ném nhà người khác cũng được, không sao. Nhà mình sạch, nhà họ kệ.” Mấy con ích kỷ đến mức độ đó vậy con! Có nhiều người nhà lầu trên cao vậy nè, mấy thằng nhỏ trèo lên ăn mía, nó ném xác mía qua nhà người ta. Cái nóc nhà họ thời gian sau cái nhà nó cao hơn nó ném xác mía đầy nóc nhà người ta hết trơn. Thầy thấy ở thành phố nó như vậy đó mấy con. Đó đó là cách thức như vậy. Người ta phải dạy từ trẻ con có cái đức vệ sinh.

Cho nên có một cái cậu, cái cô bé mới có năm tuổi đi theo cái người cậu của mình, ở ngoại quốc nó về. Thì khi mà nó ăn cái cục kẹo rồi, nó cứ cầm cái vỏ kẹo. Cái miếng bọc ni lông mà gói cái kẹo, nó cầm. Cậu nó biểu: “Mày quăng đi, sao mà mày cứ mang theo hoài vậy?” Nó nói kiếm cái thùng rác nó bỏ, không có thùng rác nó không có bỏ. Đó là tại cha mẹ người ta dạy người ta ở cái quê hương người ta. Thầy nghe nói cái chú bé đó là ở (nước ngoại quốc) gì đó. Cái chỗ mà người ta giữ vệ sinh như vậy. Thì hôm nay, Thầy nói đó để cho chúng ta biết những cái đất nước của chúng ta, để thấy cái vệ sinh nó còn thiếu lắm mấy con. Các con thấy, để Thầy nhắc cho mấy con thấy. Có nhiều nơi đăng cái bảng “Ấp Văn hóa” hay là cái “Xã Văn hóa”. Nhưng mà nhìn dưới cái bảng thì thôi bọc ni lông quăng thành lớp, vậy cái văn hóa ở chỗ nào? Trên thì để chữ “Văn hóa” rõ ràng mà ở dưới thì không có văn hóa chút nào hết. Vậy thì cái văn minh của đất nước Việt Nam chỗ nào? Đây là cái lỗi của chúng ta. Đây là cái lỗi của tất cả người dân Việt Nam chớ không phải là chính quyền. Chính quyền người ta muốn người ta đẹp chứ, không Thầy nói thật mà mấy con.

Cho nên, cái vấn đề học đạo đức rất cần thiết lắm. Học đạo đức cẩn thẩn. Đi đường mấy con cẩn thận làm sao có tai nạn giao thông? Học đạo đức vệ sinh làm sao đi ra ngoài đường, mấy con thấy môi trường nó không sạch đẹp? Các con hiểu chưa?

10- ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG TRUNG TÂM AN DƯỠNG

(55:15) Nên, hôm nay thì có đủ duyên chúng ta ở đây chúng ta có giấy phép đàng hoàng, cố gắng đoàn kết nhau xây dựng. Để mấy con được ở gần. Sau đó Thầy nói đề nghị Thanh Quang sẽ xây dựng một khu chuyên tu cho mấy con. Trời đất ơi! Mấy cái hang núi này quá đẹp! Phải không? Để chuẩn bị cho mấy con có cái nơi.

Khi nào mà xây dựng xong những cái hang đó, thì để cho những người mà luyện Tứ Thần Túc vào trong hang ở. Còn mấy con mà tu ít ít thì thôi ở ngoài nhà này đi, ở những cái phòng này vậy đi, để mà học đạo đức. Rồi đi ra trường kia học đạo đức. Khá hơn chút nữa cho ở một cái nhà để mà luyện Định lực, tu tập Định lực, phải không? Còn cao hơn nữa cho vô hang để làm cọp, ở trong núp hết. Bởi vì cọp nó mới mạnh mấy con, nó mới làm chủ được bệnh tật, mới làm chủ được chết phải không? Đó nó vậy đó chứ. Mình ở trong rừng mình mới có đủ sức.

Thôi, bây giờ đến đây Thầy xin chấm dứt. Mấy con nhớ đoàn kết với Thanh Quang nghe. Thanh Quang cũng chịu cực khổ lắm mấy con. Về đây, các con biết chạy đi xin giấy tờ đâu phải chuyện dễ đâu. từ nơi này đến nơi khác, phải là giao thiệp, lịch thiệp lắm mới được chứ đâu phải dễ. Cho nên có cái duyên rồi, phải đoàn kết với nhau mấy con. Có cái gì thì phải thưa hỏi, có cái gì thì gọi vào, để cho Thầy chỉ dạy. Mấy con làm cho tốt đi, để lần lượt ở miền Bắc chúng ta có một cơ sở chứ. Trời đất ơi! Miền Nam có cái Tu viện Chơn Như mà ở đây không có một cái Trung Tâm An Dưỡng gì hết. Đó mấy con nhớ!

Rồi! Thôi Thầy xin uống nước. Rồi khi nào có dịp Thầy về, rồi mấy con sẽ hỏi Thầy những cái phương pháp tu. Chứ bây giờ không có thì giờ, Thầy còn đi ra thăm Hà Nội nữa. Thăm ở đây rồi còn thăm Hà Nội nữa.

HẾT.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy