00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

20080409-CÁC PHÁP TU TẬP-PHẬT TỬ HÀ NỘI

CÁC PHÁP TU TẬP - PT Hà Nội

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời gian: 09/04/2008

Thời lượng: [35:25]

1- PHÁP TU ĐẦU TIÊN TẬP LÀM CHỦ TÂM

(00:00) Trưởng lão: Trong thời gian mấy con về Tu Viện, rồi mấy con tập tu, rồi qua những cái lời Thầy dạy, mấy con có nhớ những cái pháp tu tập chưa? Có nhớ không con?

Phật tử: Dạ nhớ…​

Trưởng lão: Ừ, cái pháp thứ nhất là để mình tập để làm chủ cái tâm của mình không vọng tưởng. Mình bảo vệ cái trạng thái Bất Động, Thanh Thản, An Lạc, Vô Sự, mình thường dùng cái pháp Như Lý Tác Ý mình tác ý. Cái pháp như lý tác ý nó hay lắm mấy con, mình nhắc nó, do đó thì nó đỡ lắm, cái tâm của mình nó sẽ thanh thản.

Ví dụ như bây giờ có người nói gì làm cho Thầy phiền não, thì Thầy chỉ cần tác ý nhắc: “Cái tâm của mình đừng phiền não nữa”, thì nó sẽ không phiền não. Khi mình nhớ mình tác ý được, thì lúc bấy giờ cái tâm mình nó sẽ không có phiền não nữa. Thí dụ như mấy con thấy trong cái gì nó làm cho mình buồn giận thì lúc bấy giờ đó mình dùng cái câu tác ý: “Cái tâm sân này hãy đi đi, ở đây chỉ có thanh thản, an lạc, vô sự thôi, chứ không có cái tâm sân”, thì cái sân của mấy con nó xuống liền. Tại vì mình không tác ý, chứ mình tác ý là cái tâm sân nó đi khỏi, thanh thản.

(01:18) Nhớ tác ý mấy con. Cho nên thường xuyên mấy con nhớ cái pháp mà mấy con cần phải tập, rèn luyện hàng ngày, lỡ mấy con có bỏ cái thân này thì mấy con cũng sẽ ở trong cái trạng thái Bất Động, Thanh Thản, An Lạc, Vô Sự. Cái nơi đó là cái nơi mà chư Phật ở trong đó. Và Thầy mà còn sống Thầy cũng ở trong đó, mà Thầy chết đi Thầy cũng ở trong đó. Chỗ đó không có tái sanh luân hồi nữa. Bởi vì chỗ đó nó thanh thản, cái tâm Thầy thanh thản, cái thân Thầy nó an lạc. Mà hoàn toàn thân tâm nó đều vô sự, nó đâu có mà hữu sự đâu. Cho nên nó đâu có tương ưng với ai đâu mà nó đi tái sanh. Cho nên chỗ đó là chỗ không có tái sanh luân hồi. Vì vậy mà mấy con bảo vệ, giữ gìn được cái trạng thái đó thì mấy con sẽ không có luân hồi.

Cho nên hôm nay về gặp Thầy, nhưng rồi ngày mai rồi vô thường nó đến thì mấy con sẽ không ngạc nhiên mà sẽ gặp Thầy ở trong cái trạng thái bất động đó. Chắc chắn là nếu mấy con có cái sự …​ Thì mấy con giữ cái Tâm bất động của mình. Thì rõ ràng là mấy con có cái câu pháp hướng để vừa nhắc để tu tập, vừa nhắc để xả tâm. Tu tập để cho nhiếp tâm thì mình nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Rồi ngồi lặng lẽ để nhìn coi từng cái tâm niệm mình nó có khởi không.

Nếu nó khởi ra tức là nó sẽ không thanh thản rồi. Nó khởi niệm ra thì nó không thanh thản, thì mình lại nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, không có khởi niệm nữa nha”. Ngồi cho bất động đó. Mình nhắc nó vậy, rồi cái mình ngồi im lặng. Thì vừa là như vậy, ngày ngày mình tu tập như vậy thì cái tâm mình nó sẽ không còn khởi niệm nữa. Mà nó không còn khởi niệm nữa thì mấy con mới nói với gia đình con cái hay chồng con gì trong gia đình: “Tôi hôm nay cái tâm nó bất động rồi, tôi nói với gia đình vui vẻ, tôi sẽ vào Thầy tôi tu ít hôm, tôi làm chủ sự sống chết, tôi về.

Đó mấy con thấy không? Cái tâm khi mà nó bất động được, nó không còn niệm thì nó ngồi nó Bất Động, Thanh Thản, An Lạc, Vô Sự. Thì mấy con vào đây tìm Thầy sẽ cho cái thất, rồi Thầy hướng dẫn các con tập để cho mình có đủ cái thức lực, mình muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống, nhân quả không làm chủ mấy con được nữa. Đó là cái mục đích cuối cùng.

(03:47) À bây giờ thì mấy con chưa đủ cái lực, thì do đó cái pháp như lý tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” mấy con nhớ câu đó. Với thường xuyên mấy con nhắc, nhắc là …​ như đức Phật dạy: “Thấy lỗi mình đừng thấy lỗi người” mấy con. Ai làm gì làm, đừng có để ý cái lỗi của người ta. Người ta làm có lỗi thì người ta thọ lãnh cái nhân quả. Còn riêng mình, mình thấy cái lỗi mình để mình sửa. Còn mình không có, mình không có lỗi gì hết thì tâm mình bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Chứ nếu mấy con cứ nhìn thấy lỗi người ta không đó thì cái tâm mấy con nó chướng ngại, nó không có thanh thản được đâu.

Con nhớ lời Thầy, ông Phật ông nói một câu rất hay. Cái câu tác ý ông rất hay mấy con: “Thấy lỗi mình đừng thấy lỗi người”. Người nào làm được như vậy, mấy con sẽ thấy giải thoát ngay. Nhớ những cái lời Thầy dạy. Cho nên Thầy có bức thơ Thầy nhắc, bức tâm thư Thầy nhắc mấy con: “Thấy lỗi mình không thấy lỗi người”. Thầy lấy cái câu đó mà Thầy triển khai cái lời khuyên để mấy con lấy cái đó mình tu, để giữ gìn cái Tâm bất động cho mình. Đó là cái pháp đầu tiên mấy con.

Còn ngày mai mấy con sẽ về Hà Nội rồi. Rồi cần, có cần gì thì mấy con cứ gọi điện thoại, hay gặp cô Út hoặc là Mật Hạnh, cô Trang thì mấy người đó họ sẽ cho mấy con gặp Thầy. Mà khi gặp thì mấy con sẽ hỏi về cái chuyện pháp tu. Hoặc là cái hoàn cảnh gia đình của mình có cái gì hỏi thì Thầy sẽ mà góp ý mấy con để làm cái tinh thần mấy con rất là thanh thản, thanh thản mà không có bị đau khổ. Thầy sẽ trợ giúp cho mấy con trong cái phần đó, khi đó mấy con gọi điện thoại. Bởi vì, bây giờ mình liên hệ với nhau cũng rất dễ dàng. Tuy ở Hà Nội với ở trong Tây Ninh mình có thể nói chuyện với nhau được.

Cho nên khi đó thì mấy con cứ gọi về đây, rồi Thầy, trình bày cho Thầy nghe những cái sự việc gì. Thầy hoan hỷ và góp ý và giúp cho mấy con tu tập để Tâm bất động, không có bị dao động, đó là một cái điều cần thiết cho mấy con. Khi mấy con có duyên vào đây được thì đương nhiên mấy con cũng như là những đứa con của Thầy. Lúc nào Thầy cũng lo nghĩ cho mấy đứa con của mình nó sống nó được bình an, nó đừng có buồn khổ. Có cái gì thì mấy con cứ trình cho Thầy, Thầy sẽ trợ giúp cho mấy con sống mà không có sợ những gì. Nhớ những lời Thầy dạy để khi mấy con về, mấy con thấy tất cả các pháp đều vô thường, không có pháp gì là ta, là của ta, là bản ngã của ta.

Mấy con nhớ làm chủ tâm mình, có gì đâu mình phải buồn phiền, mình phải lo lắng, mình phải giận hờn, mình phải phiền não để làm gì? Cho nên mình biết thân này cũng đâu phải của mình. Tâm này cũng đâu có gì của mình đâu, nó là của nhân quả. Cho nên đừng có để nhân quả nó sai khiến mà mình chạy theo cái thân tâm cố chấp rồi tự mình làm khổ mình. Rồi mình tự làm khổ mình thì mình làm khổ người khác mấy con. Cho nên nhớ những lời Thầy dạy thì mấy con sẽ dùng cái câu tác ý, con tác ý thì tâm mấy con sẽ bất động.

2- GIÀ KHỔ VÀ CÁCH LÀM CHỦ

(07:06) Và cái thân lớn tuổi rồi, tức là thân già của mấy con này, mấy con lo lắng lắm mấy con. Thầy ở đây Thầy nghe các cụ già, họ sống ở trong gia đình con cái của họ, họ lớn tuổi rồi, hoặc là không có pháp tu nên họ không biết. Cho nên họ cô đơn và họ buồn, mà nhất là cái cái tuổi già, mấy con biết nó ít ngủ lắm mấy con. Mà ít ngủ nó thức. Mà nó thức, mà nó không biết pháp nó giữ cái tâm bất động thì mấy con có biết nó nhớ cái gì không? Nó nhớ cái chuyện quá khứ, nó nhớ cái chuyện gì đâu á. Nằm ở đây nó nhớ, rồi cứ trăn trở ngủ không được mà cứ nhớ chuyện này đến chuyện kia. Rồi con cái thì bây giờ nó phải đi làm, nó đâu có thể mà nó ở nhà cùng mình. Nhiều khi nó cô đơn quá, mấy con thấy bực dọc, bực dọc nó đủ thứ khổ. Cho nên già khổ, mấy con nghe nói già khổ, khổ chỗ nào các con biết không? Khổ ở chỗ cái tư tưởng mấy con nó nghĩ này kia.

(08:17) Với cái thế hệ của các con của con á, với cái thế hệ của con nó không thể hoà hợp nhau được. Các con nói chuyện một hơi cái nó nói vầy nè. Các con nói chuyện với nó một hơi cái nó không có hợp nhau được đâu. Rồi nó nói làm cho mấy con buồn khổ. Không, Thầy nói đó là già khổ đó mấy con. Có già rồi mới biết khổ chứ. Lẽ ra thì mình ngồi nói chuyện với con mình thì tâm tình với nhau. Sao nói một hơi cái nó thấy sao lại già cổ lỗ sĩ này nói cái chuyện cái gì đâu á. Con thấy nó chê quê mùa nữa chớ, nó cho mình là quê mà. Nó chưa cảm thông được cái tuổi già mấy con. Rồi cái nữa là mình không có làm ra tiền mà nó làm nó nuôi mình á. Nhiều khi nó nói cái lời nói mình, mặc dù nó không có cái ý đó, nhưng mà nó vô tình thôi. Nhưng mà mình thấy nó xót xa mình lắm.

Cho nên nhiều khi mình trách con mình, mình nuôi chứ mình không có tính công, tính cán, mà bây giờ nó chỉ lo cho mình cái bữa ăn mà nó nói. Các con biết nó tệ lắm mấy con. Bởi vì nó không có học tu á, nhiều khi nó nó vô tình nó nói cái lời nói mấy con rất là xót xa. Nó đau khổ lắm mấy con, bởi vì già khổ, già khổ. Cho nên cái người trẻ người ta lo công việc này kia mà cái người già không có làm được, giúp sức. Nó làm cái gì cũng mệt. Mình lo thì không được, mà ngủ thì ngủ không được. Nó trăn trở, rồi nó nhớ chuyện này, nó nhớ chuyện kia, nó đủ thứ. Cho nên già khổ mấy con.

(09:44) Cho nên các con là người có phước. Bây giờ mình ngủ không được thì mình nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Rồi ngồi nó bất động không được, thì nó nhớ một chút cái mình nhắc nữa, không có để cho nó nhớ lung, có phải không? Mấy con thấy, cứ lôi nó trở về với sự bất động. Mình có phước thiệt chứ. Mấy con có phước. Chứ còn nếu mà không biết thì mấy con đâu có biết pháp đâu, thì mấy con sẽ thấy khổ lắm mấy con, các cụ khổ lắm.

Không, Thầy nói để cho mấy con thấy. Cho nên cái pháp đó nó sẽ giúp cho mấy con, cái tinh thần của mấy con rất là khỏe. Sáng mình học được đạo đức, mình biết thương yêu và tha thứ, thì ở trong nhà cũng như người khác, mình đều thương yêu và mình tha thứ những lỗi lầm. Người ta nói gì thì mình nói nhỏ nhẹ, mình sử dụng cái đức hiếu sinh mình thương yêu. Mà qua những cái bài học như về cái đức, cái đức cảm ơn, cái lời nói cảm ơn mấy con có học chưa?

Phật tử: Dạ rồi.

3- ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH

(10:38) Trưởng lão: Ừ Thầy triển khai cái đạo đức gia đình. Các con thấy Thầy triển khai cái lời cảm ơn mà nó thành cái đạo đức gia đình. Để cho mấy con biết rằng khi mà người ta học đạo đức rồi, gia đình hạnh phúc lắm. Con dùng cái lời cảm ơn đó và nó có cái sự cung kính tôn trọng biết ơn mấy con, chứ đâu phải những lời cảm ơn nói khách sáo đâu. Còn mình vô…​??? quá, mình nói không được thì mình nói nó khách sáo chứ.

Cho nên khi mình, các con học được rồi, các con thấy hạnh phúc thiệt. Mà cỡ mình còn trẻ, mà nếu mà vợ chồng mà đối xử với nhau, mà biết giữ những cái đạo đức đó thì hạnh phúc biết bao nhiêu mấy con. Không bao giờ mà trách lầm rầm, cằn nhằn người này người kia. Bởi vậy khi mà cái bộ sách đạo đức gia đình mà nó ra đời thì nó cũng đem lại biết bao nhiêu hạnh phúc cho bao nhiêu gia đình mấy con. Người ta biết, từ đó về sau cái người vợ giúp chồng thì chồng phải cảm ơn và người chồng làm cái gì giúp vợ thì vợ cám ơn, nghe nó ngọt ngào quá. Có phải không mấy con? Chứ không, nó nghe nói, (tiếng nói, lời nói, nó muốn) người ta nói. Coi như là nó không oán, mình cũng không có nói được cái lời nói, không có tỏ ra được cái hành động đạo đức của mình đối xử với nhau.

Cho nên càng học mấy con sẽ thấy, con càng học đạo đức mấy con càng nhiều bài học đạo đức. Càng học mấy con sẽ thấy càng thấm nhuần, càng những cái đạo đức của Phật giáo nó rất hay. Đạo đức nhân bản đó mấy con. Từ cái chỗ đó mà Thầy triển khai ra những cái đạo đức mà nó thực tế ở trong cuộc đời. Nó thực tế lắm mấy con, nó đâu có xa cái cuộc đời của mình, cuộc sống hàng ngày. Cho nên mấy con ráng. Mặc dù là mấy con lớn tuổi rồi, nhưng mà nhắc lại thì mấy con thấy đó là cái khuyết, cái khuyết điểm của chúng ta. Phải không? Mình sống thiếu đạo đức là khuyết điểm là chứ gì? Cho nên nó nhiều khi nó làm mình khổ lắm mấy con. Ngay bây giờ mấy con học, rồi sau này những cái bộ sách đó thì con cái chúng ta, những thế hệ sau này nó sẽ học. Thì cái gia đình nó hạnh phúc, thì cái xã hội nó sẽ có trật tự an ninh mấy con, nó tốt lại.

(12:52) Đó thì hiện giờ thì mấy con lớn tuổi rồi, thì nhớ cái câu tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Tất cả các pháp đều vô thường, không có cái pháp nào là ta, là của ta, làm gì chúng ta giữ được mà buồn phiền”. Mấy con nhớ điều đó. Mấy con tác ý, tìm những cái câu tác ý cho nó phù hợp với đặc tướng của mình, để mình xả được cái tâm mấy con, để mình sống. Còn ai có làm gì đó thì mình sẽ thương yêu. Người ta không hiểu đạo đức, cho nên người ta làm những cái điều buồn phiền. Cho nên vì vậy mình thương yêu và tha thứ. Mình đừng có mà cố chấp, đừng có trách tội nghiệp, có vậy thôi. Thậm chí như con cái mình trong gia đình, con cái mình nó có những cái lỗi lầm gì mình cũng tha thứ, mình thương yêu nó mấy con. Đó là những cái khuôn phép, mình vừa học vừa tu hành để rồi mình được tâm giải thoát, mình được giải thoát.

4- ĐUỔI BỆNH - NHIẾP TÂM VÀ AN TRÚ

(13:43) Cái pháp tiếp thứ hai, con đẩy lui bệnh. Đẩy lui bệnh thì mấy con cố gắng, mấy con nhiếp tâm. Mình nhiếp tâm để an trú được trong cái hơi thở hoặc trong cánh tay đưa ra đưa vô như thế này. Hoặc hơi thở hít ra hít vô, nhiếp tâm được một phút cũng tốt. Mình chưa có nhiều, tập cho chút thôi. Hít vô thở ra mà một phút thì cái hơi thở nó vừa vừa thì nó khoảng mười tám, hai mươi hơi thở. Mà cái hơi thở chậm thì khoảng mười lăm hơi thở. Thì qua đó chúng ta lấy hơi thở bình thường chúng ta cần để nhiếp tâm. Hoặc là chúng ta không dùng hơi thở thì chúng ta dùng cánh tay đưa ra đưa vô, cánh tay đưa vô.

Mấy con lớn tuổi rồi ít ngủ thì mình tập cái này là nhiều, càng nhiều càng tốt. Và lúc nào rảnh rang thì mình ngồi mình tu, sẵn tâm mình nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Còn khi nào mà mình thấy không buồn ngủ, mình tập luyện để mà nhiếp tâm trong cánh tay. Rồi các con người nào mà nhiếp trong hơi thở được thì mình nhiếp trong hơi thở. Thì câu tác ý các con đã học rồi: “Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra” thì mấy con đưa tay ra. “Đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô” mấy con đưa vô. Có gì đâu, nó dễ dàng. Rồi đưa ra đưa vô như thế này. Và mỗi lần đưa ra thì mấy con tác ý, mỗi lần đưa vô thì mấy con tác ý, đó gọi là nhiếp tâm với pháp như lý tác ý.

Còn mấy con an trú thì nó khác mấy con. Bây giờ Thầy muốn an trú, mà để biết cái pháp an trú và cái pháp nhiếp tâm. Bây giờ Thầy nói cái pháp nhiếp tâm trước để mấy con lưu ý nha. “Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra”, rồi đưa ra, thấy không? “Đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô”, rồi đưa vô. Rồi bắt đầu bây giờ Thầy dẫn nó nữa “Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra”, đưa ra. “Đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô”, rồi đưa vô. Và Thầy tác ý rồi Thầy đưa ra đưa vô, cho đến Thầy thấy rằng ờ chỉ một phút được rồi. Hoặc một phút mình đưa ra đưa vô tác ý không niệm. Giỏi lắm, mình cũng giỏi. Chớ mình một phút mà không có niệm là mình giỏi rồi, phải không? Mình khen mình đi cho nó mừng. Chứ mình không khen mình thì nó không mừng đâu. Mình khen “Mày giỏi, mày tu được một phút. Tao thấy đưa tay ra vô mà tao dẫn vậy đó, mà hoàn toàn không có niệm mà. Giỏi! Vậy thì tập bữa nữa”. Cái qua bữa sau mình tăng lên hai phút. Mình tăng lên, mình cũng dẫn nó như vậy. Cứ mỗi lần đưa ra đưa vô vậy mình tác ý. Cứ trước khi mình đưa cánh tay ra thì mình bảo “Đưa tay ra”, trước khi đưa cánh tay vô thì mình bảo “Đưa tay vô”. Thì mình, cái ý của mình nó điều khiển cánh tay đưa ra đưa vô, lúc nào cũng dẫn hết, gọi là nhiếp tâm trong pháp như lý tác ý mấy con. Thì lúc bấy giờ nó không niệm, nó không lén lén ở trong này nó nghĩ tầm bậy nữa kìa. Dù gì cái ý thức mình nó còn việc, tác ý rồi thành ra nó mất làm thì nó không làm gì khác được, cho nên nó không đi được. Các con thấy chưa, phải không? À do đó cái thứ nhất.

(16:54) Còn an trú thì như thế nào? An trú thì các con phải cũng cánh tay như vậy. “Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra”, rồi con đưa ra. “Đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô”, con đưa vô. Thấy không? Rồi bắt đầu bây giờ con chú ý cánh tay đưa ra mà con không tác ý nữa. Để cho nó an, chứ mấy con tác ý hoài, nó làm sao nó an được, phải không? Cho nên mình đưa ra đưa vô. Bây giờ con mắt mình nhìn đồng hồ, chứ không chú ý cánh tay đưa ra đưa vô, phải không? Bây giờ mình đưa ra đưa vô, chứ mình không nói gì nữa hết, làm thinh. Làm thinh chú ý cánh tay đưa ra đưa vô. Bắt đầu mình không tác ý, mình đưa ra đưa vô. Bây giờ sao nghe cái thân của mình đưa ra đưa vô mà nghe nó thích làm cái chuyện này. Nó an ổn rồi, nó là an trú. Bởi vì mình không có nói nữa mà mình quán hành động. Mà cái tâm mình nó tập trung trong hành động. Mà mình không có làm động gì hết, để tự nó biết đưa ra đưa vô, gọi là an trú trong cánh tay. Phải không?

Còn các con nhắc nó là nhiếp, nhiếp tâm, còn mình không nhắc là an trú. Thí dụ đưa ra đưa vô 5 lần mà mình an trú được 5 cánh tay 5 lần, phải không? Còn mình 10 lần thì an trú được 10 lần. Tại vì mình không nhắc nó rồi mình đưa ra đưa vô là mình an trú ở trong đó chứ sao? Con hiểu không? Nhưng mà nó khó hơn là tại vì mấy con tập thuần là mình, mấy con nhiếp tâm cho đến 30 phút, dẫn tâm 30 phút. Tác ý từng hành động đưa ra đưa vô, đưa ra đưa vô, mình cứ tác ý hoài, phải không? Nhưng mà trong 30 phút mà dẫn không có niệm, thì mấy con tập một thời gian nó quen rồi. Thì bắt đầu giờ mấy con tác ý một lần, rồi các con đưa ra đưa vô, làm thinh đưa ra đưa vô, cho đến 1 phút các con nghỉ. Rồi làm lại lần nữa đưa ra đưa vô mà không niệm thì lần lượt mấy con tăng lên, tăng lên 2 phút tác ý một lần. Hai phút rồi tác ý một lần, 3 phút tác ý một lần, 4 phút tác ý một lần, 5 phút, sau đó mấy con thấy an, mấy con an trú được 30 phút, tốt quá rồi. Lúc này bệnh đau gì thì ta đẩy lui, bay hết.

Bây giờ làm chủ được bệnh rồi đó (Thầy cười). Bởi vì an trú được ở trong cánh tay của mình thì mình đẩy lui bệnh được. Tại sao vậy? Tại vì cái tâm của mình, bây giờ nó an trú, nó không cần tác ý nữa mà nó nhiếp trong cánh tay đưa ra đưa vô một cách tự nhiên rồi. Cho nên khi cái đầu mình nhức, bảo: “Thọ là vô thường, cái đầu đau này, cái đầu nhức đau này phải theo cánh tay mà ra”. Mình chỉ tác ý vậy, rồi mình đưa ra đưa vô. Mình an trú ở trong cái cánh tay của mình. Mà khi mà an trú nó chỉ biết duy nhất, mình không nhắc nữa thì cái đầu này, nó sẽ hết mấy con. Các con thấy tại vì mình an trú được, cho nên cái thân nó không còn đau.

Còn an trú không được, nó cứ tập trung trong cái nhức đầu. Nó không tập trung trong cánh tay mà nó tập trung ở trong cái nhức đầu thì mấy con cứ bị nhức đầu. Các con hiểu chưa? Cho nên tập nhiếp tâm và tập an trú. Mà mấy con an trú được, bây giờ “Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra, đưa tay vô tôi vô tôi biết tôi đưa tay vô”. Rồi mấy con đưa ra đưa vô, làm thinh như thế này, 30 phút mà hoàn toàn an trú, không có cái niệm nào mà xen vô trong cái chỗ mà con đưa tay ra đưa tay vô. Các con phải biết thì lúc bấy giờ các con đã an trú. Thì Thầy nói bây giờ cái bệnh mà bản thân có bị bệnh mà gì đi nữa, mấy con bảo đi là nó đi. Tại vì con an trú ở trong cánh tay con rồi. Nó không có còn tập trung ở trong cái đau đâu.

(20:26) Cho nên cái thân của con nó đều có cái chống, nó đẩy cái đau bệnh đi mất, mấy con thấy. Nó tuyệt vời mấy con. Mấy con áp dụng. Nhưng mà cái an trú nó khó lắm, chứ không phải dễ đâu. Nó bị vì cứ đưa ra đưa vô hơi cái thì nó quên mất. Nó quên, nó nghĩ tầm bậy đó. Còn cái nhiếp tâm thì mấy con thấy nhiếp đó, tại vì mình nhắc bảo đưa ra thì mình đưa ra, bảo đưa vô mình đưa vô. Thì bây giờ bảo đưa ra, bảo đưa vô thì cứ bảo nó vậy hoài, cũng như mình theo mình nhắc nó hoài, thì nó nhớ hoài nó đâu có quên.

Nhiếp tâm nó dễ, nhưng mà cái an trú nó khó. Nhưng mà mình tập rồi, thì bắt đầu nhiếp tâm được rồi, thì tập an trú nó sẽ không khó mấy con. Rồi tới đuổi bệnh thì mấy con hôm nay vô trong Tu Viện, mấy con học được cái pháp thứ nhất là mấy con tập an trú được tâm. An trú được tâm của mình, làm cho tâm mình nó không còn phiền não, khi nó giữ được cái Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Lỡ mấy con có chết thì mấy con cũng sẽ ở trong cái trạng thái đó mà không tái sanh luân hồi, nó lợi ích cho mấy con đó.

Mà bây giờ mấy con tuổi già hay thức, nghĩ nhớ này nhớ kia nó khổ. Cho nên vì vậy mà các cái pháp này thì mấy con nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, không có nhớ bậy bạ”, thì mấy con sẽ an vui, có phải không? Mấy con không có khổ nữa, đó là giúp tuổi già mấy con làm chủ cái già. Con thấy cái già nó không có khổ nữa. Chứ Trời đất ơi! Ngoài đời người ta già người ta khổ, cứ nhớ cái này, nhớ cái kia, nhớ cái nọ. Đi ra làm mà làm cái gì cũng không được hết, đụng cái gì cũng mệt, có phải không? Nghe nó buồn khổ quá. Còn bây giờ có phương pháp rồi, lúc nào mấy con cũng có công chuyện làm, chứ đâu phải là ở không đâu. Cho nên mấy con được giải thoát.

Các con nhớ chưa? Đau bệnh gì mấy con là phải nhiếp tâm an trú, không có sợ nữa. Không lo tốn tiền thuốc nữa, như ông bác sĩ khỏi cần lo nữa đâu. Ta biết bệnh gì trên thân ta, ta đẩy nó đi hết. Bởi vì Thầy cho các con cái pháp như lý tác ý là cho con cái điểm tựa để con bẩy tất cả những, con bẩy tất cả những cái bệnh đau.

(22:28) Cho nên có một nhà khoa học nói: “Cho ông ta một cái điểm tựa, ông sẽ bẩy vũ trụ”. Thì bây giờ Thầy đã cho mấy con cái điểm tựa rồi, bây giờ mấy con bẩy vũ trụ coi nó đau không? Bệnh đau là vũ trụ. Các con hiểu chưa? Hôm nay Thầy đã cho cái điểm tựa. Còn ngày xưa nhà khoa học xin người ta cho ông ta điểm tựa để ông bẩy vũ trụ, mà có cái điểm chỗ nào đâu mà ông bẩy được? Đâu có cho ông được cái điểm tựa. Thì cái pháp như lý ông có đâu mà ông bẩy? Ờ Thầy có cái pháp như lý, tức là điểm tựa của mấy con, mấy con bẩy nó bay ra hết. Cho nên cái thân bệnh của mấy con bẩy, cái đòn bẩy của mấy con bẩy nó bay đi được vì cái vũ trụ mấy con. Các con thấy chưa? Nó đơn giản như vậy chứ mấy con thấy không? Cho nên cố gắng tập, tập rồi mấy con sẽ có cái điểm tựa vững chắc.

Cho nên từ cái pháp nhiếp tâm và an trú, đó là an trú được cái tâm của mấy con là cái điểm tựa cho mấy con vững chắc vô cùng. Cho nên mới đẩy lui được bệnh, các con thấy không? Phải không? Cho nên Thầy cho mấy con cái điểm tựa rất là vững chắc. Còn bây giờ mấy con thấy cánh tay đưa ra đưa vô mấy con biết năm lần, ba lần thì biết, nhưng mà mười lần, hai chục lần thì nhớ tầm bậy ra rồi. Cái điểm tựa, cái đầu đất, làm sao mà bẩy ai được? (Thầy cười) không hơn. Còn cái điểm tựa người ta có, người ta đuổi hoài như thế này, thì cái gì mà hổng bay, vũ trụ còn bay chứ ở đó. Có phải không, mấy con thấy không? Pháp Phật hay thiệt chứ. Nhưng mà có người làm được thì tại vì cái người đó siêng năng làm. Còn cái người mà lười biếng làm không được, mấy con làm không được đâu, mấy con thấy.

Mấy con phải nói là: “Tôi lười biếng quá - Thầy_ bữa nào tôi vô ở trong Tu Viện, Thầy cho mấy roi tôi ớn, tôi về tôi tập ”. Ráng cố gắng tập mấy con, pháp của Phật hay. Mà Thầy đem những cái ví dụ cụ thể để cho mấy con thấy rằng bệnh đau của con người đâu phải là chuyện dễ, thế mà mình bẩy ra được. Mình đưa nó đi được, chứ không phải không đi, để rồi nó không bịnh đau mấy con.

Đó, bây giờ chẳng hạn như ở đây mấy con biết như cô Huệ Ân tám mươi mấy gần chín chục tuổi rồi. Mà con biết cái tuổi già đó, con biết nó đi, mấy con thì chưa tới tuổi đó đâu. Chứ mà tới tuổi đó, các con đi còn run rẩy hơn nữa đó chứ đừng có nói chuyện. Chân cẳng mình, nó bây giờ nó không đau nhức, chứ lát nữa mình hơi nữa cái bắt đầu mấy cái khớp xương này nó nhức. Tự động nó nhức, rồi nó muốn nhức chỗ nào nó nhức. Nó nhức vô trong đó, mấy khớp xương đó con. Nhức kỳ cục, để già bây giờ kỳ quá (Thầy cười).

(25:06) Người ta còn trẻ người ta không đau nhức, còn già sao mà hở hở ra một cái nó đau nhức, đó là những cái khổ mấy con. Vậy á mà tu ôm các phương pháp đẩy ra hết. “Tao cho mày nhức, tao nhiếp tâm vô là đẩy bay ra hết”. Như vậy rõ ràng là cô lớn tuổi rồi, chứ cô cũng có sức mạnh chứ, chứ đâu làm biếng. Thì mấy con thấy những người mà đi trước người ta đã làm được những cái điều đó, thì mấy con ráng cố gắng. Thầy nghĩ rằng mấy con người nào cũng làm được hết.

Cái cho để mấy con luyện Tứ Thần Túc, thì không có hy vọng. Mà nếu mà các con quyết tâm mà tu thì già như ông Nhiếp Tôn Giả 80 tuổi còn tu được mà. Còn chứng quả A La Hán, tức là ông đủ thần lực, chứ đâu phải không. Bây giờ mấy con có người nào là tám chục chưa? Chưa. Bây giờ nhìn thua ông Ca Diếp rồi còn tu chứng quả A La Hán được, có phải không? Cho nên đừng có nghĩ rằng tôi tu không được, tu được. Nỗ lực, về ngoài đó Tâm bất động rồi, thì bắt đầu xin gia đình cho tôi vô trong Tu Viện, tôi sẽ nhờ Thầy dạy ít hôm là tôi có thần thông, đi về tôi khỏi cần đi máy bay. (Thầy cười). Tôi đi tàu hỏa chứ tôi…​ nghĩa là tốn tiền mua vé.

Cho nên ráng lên, ráng học. Thầy thấy cái pháp nó đơn giản lắm. Rồi chừng nào Tâm nó bất động được rồi, nó khỏe được hết, nó vui vẻ mấy con. Thanh thản, an lạc rồi thì vô đây, thì Thầy chỉ dạy mấy con ở trên pháp Tứ Niệm Xứ kéo dài thời gian bất động đó đúng 6 tiếng đồng hồ. 6 tiếng đồng hồ thì bắt đầu khép cho mấy con vào cái lớp để cho mấy con luyện Tứ Thần Túc, luyện nội lực. Luyện nội lực qua mười chín cái đề mục của hơi thở mấy con, lấy hơi thở mà luyện nội lực đó. Bởi vì nội lực là cái lực ở trong cái cơ thể của chúng ta. Mà cái thân hành nội là cái hơi thở. Cho nên lấy hơi thở luyện mười chín cái đề mục của hơi thở mà luôn luôn tác ý. Luôn luôn mở cái đề mục của cái tác ý, như bây giờ Thầy dạy mấy con nhiếp tâm trong cánh tay ý chứ gì, tác ý từng cái hành động đó. Nhưng mà khi mà luyện thần lực thì nó cũng là pháp tác ý, nhưng không phải tác ý cái kiểu đó mấy con. Tác ý kiểu mà cái tâm của mình bất động thanh tịnh trên Tứ Niệm Xứ rồi, thì lúc bây giờ sử dụng cái pháp Tứ Thần Túc để mà tu tập. Để bảy năng lực của giác chi xuất hiện đầy đủ, thì lúc bấy giờ mấy con có bốn cái thần lực. Chừng đó muốn chết hồi nào thì chết, muốn sống hồi nào thì sống.

Thôi bây giờ khỏi tu nữa, độc cư vô giăng võng nằm chơi. Mấy con thấy không? Bây giờ mình về chơi chứ không còn tu nữa, không còn cực nữa. Bây giờ mấy con đâu cần nhắc là Tâm bất động, thanh thản đâu, nó cứ hàng ngày bình thường vầy. Thầy nói chuyện với mấy con, Thầy về Thầy không cần nhắc nó bất động, thanh thản, thì Thầy ngồi yên lặng vầy thì nó tự nó bất động thanh thản. Tại vì cái nhà của nó, nó quen rồi, nó vô nó ở. Còn mấy con có cái nhà mà nhà người ta, cho nên mấy con chưa có vô ở được, có phải không? Cứ vô cái chúng đuổi ra, cứ vô cái chúng đuổi ra, nó đâu có cho các con ở. Rõ ràng là mấy con thấy cái nhà rất là bình an, vô đó thì thấy nó rất là an ổn, mà ở không được. Cái đó thực tế, nó đâu phải nhà đâu, nó xen vô, nó đánh đuổi mình đó, nó chơi độc vậy đó. Cho nên mấy con có nhà mà ở chưa được, còn Thầy giờ có nhà mà ở được, cho nên giờ không có tu. Cho nên hễ ngồi yên thì nó tự nó, nó yên lặng nó bất động, nó thanh thản, an lạc, vô sự mấy con, lúc nào nó cũng vậy.

(28:48) Mà bây giờ thí dụ như Thầy mở máy vi tính ra, Thầy soạn thảo. Thầy viết về đạo đức, thì lúc bây nó mất cái thanh thản rồi. Vì cái ý thức của mình suy nghĩ phải viết, phải nói như vậy, làm như vậy, để nói lên cái đạo đức như vậy vậy, nó phải tư duy mấy con. Mà tư duy thì tức nhiên mặc dù là mình đang ở trong cái nhà đó, nhưng mà tư duy á thì cái trạng thái nó mất. Làm như là Thầy đi ra ngoài, Thầy ngồi ở ngoài, chứ không có ngồi trong nhà đó được. Nhưng mà khi mà viết xong rồi, thì bắt đầu Thầy ngồi vô thì nó ở trong cái nhà, nó không có đi đâu hết.

Các con thấy, khi mà làm việc thì luôn luôn cái tâm nó hoạt động, nó không phải là còn ở chỗ vô sự, các con hiểu chưa? Nó đâu ngồi đây được. Vì cái trạng thái nó có cái danh từ vô sự mà, mà vô sự cả thân tâm. Còn con ngồi cái đầu cứ suy nghĩ hoài mà làm sao mình vô sự được. Cho nên nó phải ra khỏi. Nó ra khỏi cái ngôi nhà giải thoát của nó, cho nên nó ra khỏi. Thì cuối cùng, thì khi mà làm việc xong rồi, thì mình vô nhà đó thì mình khỏe, không có gì hết. Nó vô sự hoàn toàn, ngồi chơi vậy, không có gì nữa hết. Thì mấy con thấy Thầy có cái nhà, bây giờ làm việc thì ra sân mình làm.

Cũng như bây giờ mấy con làm nông dân phải không? Thì mấy con có cái nhà ở. Thì bây giờ mấy con ra làm ruộng thì phải ra ruộng làm, chứ sao ở trong nhà làm ruộng được? Có bao giờ ở trong nhà có lúa, trong cái nhà này mấy con có lúa mà …​ Các con phải ra ngoài kia đám ruộng kia làm. Nhưng mà khi làm ruộng rồi thì vô nhà, thì nhà mình mình ở. Nhưng mà mấy con lại ra ngoài kia làm ruộng đã rồi, vô nhà chúng đuổi ra chứ không cho ở, (Thầy cười) thành ra có nhà mà bị chúng đuổi. Vì vậy cho nên bây giờ mấy con tu là mấy con giữ lại cái nhà của mình, không có cho mấy cái thằng mà vọng tưởng nó vô, nó xen ra xen vô nó dành. Vì vậy mà cuối cùng nó dành không được nữa, đó là cái nhà của mình. Cho nên vì vậy mà mình biết rằng cái nhà này là nhà không còn tái sanh luân hồi. Ở trong đó thì coi như là chư Phật đều là ở trong đó hết. Cái nhà chung của chư Phật mà, cái trạng thái đó, trạng thái chung mấy con.

Nhớ chưa? Mấy con nhớ rồi ghi chép đàng hoàng về tu tập. Thầy tin rằng trước mắt Thầy là các vị A La Hán hết (Thầy cùng mọi người cười), không có bỏ sót người nào đâu. Phải không? Ai chửi, cười chứ không có giận thì đó là A La Hán chứ sao. Mấy con thấy Thầy nói thật sự này, mà Thầy mong rằng một ngày nào đó, mấy con về đây ngồi, là người nào cũng là chứng quả A La Hán hết. không có người nào là còn phàm phu. Phải nói lại lời cho đúng như lời Thầy nói chứ, vậy mới không phụ công ơn Thầy chứ. Như vậy là mấy con mà chứng quả A La Hán rồi, Thầy nói các con giỏi lắm.

(31:49) Thôi bây giờ Thầy đi hén, đừng khóc nha. Người nào khóc là không chứng quả A La Hán à. Thì lúc bấy giờ Thầy tia, Thầy đào cái lỗ ngoài gốc cây kia, Thầy nằm xuống đó, Thầy tịnh chỉ hơi thở. Rồi mấy con vác cuốc lấp đi, mai mốt xoài có trái ăn chứ có gì. Mấy con tu dữ lắm, bởi vì A La Hán là không có khóc nhè, mà đứa nào khóc là không được. Đúng vậy, mấy con phải tu tập thì mới không khóc. Khóc là không phải A la hán đâu .A la hán giả thì khóc um sùm. Nhưng bây giờ mà Thầy đi, chắc chắn mấy con chắc khóc um sùm á, chứ đừng nói, phải không? Tâm chưa, chưa bất động được mà, mấy con khóc. Cho nên tu mà, mấy con tu làm sao mà Thầy chết mấy con không khóc là giỏi đó, là giỏi. Nếu mà như vậy là mới được chứ, mới xứng đáng là đệ tử của Thầy chứ. Đệ tử của Thầy biết cười, chứ không biết khóc, có phải không? Cho nên luôn luôn vui vẻ trước tất cả các ác pháp, không có ác pháp nào mà làm cho mình động tâm, làm cho mình động tâm, luôn luôn vui vẻ.

Cho nên đến khi mà vị Thầy là ân nhân của mình có mất, mình cũng vui vẻ không buồn. Tại vì mình đã thấy sáng suốt rồi. Cái duyên của nhân quả, cái duyên của chúng sanh đã hết, Thầy phải đi chớ. Thì lúc bấy giờ mấy con chứng quả A La Hán rồi bây giờ mấy con phải nghe Thầy dạy, chứ không lẽ mấy con trốn, lật đật đi trước à? Các con lúc bây giờ chứng A La Hán rồi, biết Thầy ba bữa nữa Thầy chết. Thôi! Bữa nay mình chết, chứ không Thầy mà tịch rồi, chắc là mình chịu không nổi đâu, Có phải không? Các con nghe Xá Lợi Phất, ông Mục kiền Liên, các đệ tử của Phật: “Thôi cái kiểu này, thôi tôi tịch trước, chứ còn để Phật chết rồi, chắc tôi chịu không nổi”. Mặc dù là chứng quả A La Hán, nhưng mà quả A La Hán nó còn non, chưa già. Thôi! Nói đùa với mấy con vậy, chứ ráng tu mấy con, ráng tu, ráng tu tập.

Thôi bây giờ Thầy uống nước, rồi Thầy về. Ngày mai mấy con lên đường sớm. Trong những lời này, mấy con sẽ đem về biếu các cụ ngoài đó. Họ mong mấy con lắm đó, đặng cho họ biết đặng họ nỗ lực. Thì một cái số này, tức là mấy con ngồi trước mặt Thầy, Thầy nghĩ rằng phải một người phải có mười người. Mấy con tính bao nhiêu người thì nhân lên gấp mười lên, thì nó ra một số lượng đông, để cho mọi người người ta không có khổ mấy con. Các cụ khổ lắm mấy con, Thầy nói già khổ mà. Cho nên vì vậy mà khi mà được cái pháp Thầy dạy rồi, thì Thầy thấy là cái sự khổ của tuổi già nó sẽ giảm xuống nhiều lắm mấy con. Hôm nay nghe nói già khổ, mấy con biết rồi chứ gì? Khổ vì nghĩ ngợi, lo lắng, buồn phiền, cô đơn, con cái đi làm có một mình ở nhà buồn khổ thì đó là già khổ. Các con hiểu chưa? Đó là cái khổ rõ ràng.

Thôi! Bây giờ Thầy uống nước đặng Thầy về. Ngày mai mấy con về, mấy con nhớ không? Về mấy con đem cái này, mấy con đưa cho mấy cái cô Diệu Đạo hay mấy người mà bệnh đau đồ đó con. Nhưng vì lớn tuổi rồi, mấy con cứ đến nhà thăm, đem cái này dạy cho người ta tu, để cho người ta tập. Cho mấy cô mấy cụ cho người ta được cái Tâm bất động, được thanh thản mấy con. Cái phước lớn lắm đó con, mấy con làm cái này là phước lớn. Cho nên cố gắng, Thầy rất thương mấy cụ già lắm con, họ sợ lắm. Khi hôm đó Thầy ra đó, thì mấy cụ đều là đến …​ gặp Thầy. Các cụ nông dân lắm nói thành thật lắm mấy con, đáng thương lắm. Thôi bây giờ Thầy về con. Rồi cám ơn mấy con. Cám ơn mấy con!


Trích dẫn - Ghi chú - Copy