Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời gian: 07/03/2008
Thời lượng: [01:21:04]
Nghe pháp âm: https://youtu.be/gWWdW_910Ho
Rất là phí công. Rồi mấy con cũng phí sức tu. Để rồi Thầy cố gắng tận lực của mình giúp đỡ cho quý thầy quý cô tu cho được, để mình có cái tiếng nói mình. Tu viện của mình đào tạo được người tu, làm chủ được sinh, già, bệnh, chết, nó mới có tiếng nói. Chớ không khéo cứ Thầy viết kinh, viết sách mà tới cuối cùng đệ tử của Thầy mà tu sao mà lừng chừng, lừng chừng.
Sự thật ra hôm nay thì, mấy con đã biết hôm nay mấy con về thăm Thầy. Mấy con ở lại một thời gian, mấy con học đạo đức, rồi mấy con sẽ thấy trong những lớp học của quý cô, quý thầy. Ở bên tăng mấy con, có một người được vào tu tập Tứ Niệm Xứ. Các con có biết Tứ Niệm Xứ? Nó chỉ người được vào tu Tứ Niệm Xứ là cái thời gian Đức Phật đã xác định trên cái pháp đó là 7 ngày, 7 tháng, 7 năm chứng đạo. Còn khi mà chưa được vào Tứ Niệm Xứ thì không có xác định được cái thời gian. Các con thấy tu Tứ Chánh Cần đức Phật đâu có dám xác định được 7 ngày, 7 tháng, 7 năm đâu mà suốt đời. Cho nên vì vậy mà có một số người đang tu tập Tứ Chánh Cần, nhưng có một số người phải nhiếp tâm an trú, để rồi đi vào.
Bởi vì con đường của đạo Phật nó có hai cái, từ khi bước vào tu thì tùy theo đặc tướng của mỗi người mấy con. Cái người nhiếp tâm mà an trú được thì họ đi vào cái chỗ nhiếp tâm an trú được từ 30 phút đến một giờ, thì cái người đó sẽ bước vào Tứ Niệm Xứ. Người ta sẽ tu tập ở trên Tứ Niệm Xứ thì tu tập mới được. Còn cái người mà tu Tứ Chánh Cần hàng ngày ngồi lại mà tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” thì họ ngồi lại. Từng cái tâm niệm họ khởi ra thì họ dùng cái tỉnh thức của họ để mà thấy từng cái tâm niệm đó thiện ác, họ ngăn và diệt các ác pháp. Để cho cái tâm trở họ về với sự bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Đó là mình tu Tứ Chánh Cần.
Nhưng mà khi cái tâm họ không còn niệm nữa, nghĩa là mình không có ức chế họ cái chỗ nào hết. Mình không chế ngự họ, mình không nhiếp tâm họ vào chỗ nào hết. Cái tâm của mình không có ức chế, không có không có phương pháp để mà nhiếp tâm nó. Nhưng mà chúng ta chỉ nhắc cái tâm chúng ta bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, phải không mấy con thấy. Khi đó thì tất cả những cái niệm, bởi vì mình không có cái pháp, cho nên ở trong đầu mình ngồi một lúc thì có niệm này niệm kia nó khởi ra. Do đó mình dùng cái tri kiến, cái sự hiểu biết đó mình xả. Mình dùng cái Giới Luật Đức Hạnh mà các con thấy những cái tập mà Đức Hiếu Sinh. Thí dụ như có cái niệm gì khởi về gia đình thì mình thấy đây là ái kiết sử, do đó là cái chùm nhân quả. Mà có một cái niệm gì mà nó khởi lên, có người nào mà nói oan ức mình hoặc là mắng chửi mình, mình khởi lên, mình thấy đó là nhân quả. Thì do đó mình tư duy, mình xả ra, cái tâm mình nó trở về sự bất động, không có buồn. Thì các con thấy nó đơn giản, nó không có gì đâu.
(02:54) Hàng ngày ngồi chơi thôi chứ gì. Xin các phật tử cúng dường cho mỗi ngày một bữa cơm, ngồi chơi để mà lắng lặng cái tâm của mình. Thì cái người mà tu mà Tứ Chánh Cần thì cái đệ nhất pháp của họ phải giữ gìn đó là cái tĩnh lặng. Họ thường tiếp giao, nhưng mà mọi người người ta nói gì họ phải nhẫn. Nếu mà họ nhẫn không được tức là họ bị động, vì vậy mà tu cái pháp Tứ Chánh Cần không động.
Còn trái lại cái người mà tu nhiếp tâm và an trú tâm trong cánh tay đưa ra vô. Mấy con có nghe cái cánh tay đưa ra vô Thầy dạy? Đó là Thân Hành Ngoại, mấy con. Mấy con có nghe hơi thở ra vô? Đó là Thân Hành Nội. Mấy con có nghe Thầy dạy bước chân đi kinh hành, bước trái bước phải mình nhớ không? Đi 10 bước rồi ngồi xuống hít thở năm hơi thở, đó là các pháp Rèn Luyện Nghị Lực. Còn đi mà mình: “Dở chân lên, đưa chân tới, hạ chân xuống, hạ gót xuống”, tác ý từng động tác của bước chân. Hoặc là “Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra. Đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô. Đưa tay lên tôi biết tôi đưa tay lên, đưa tay xuống tôi biết tôi đưa tay xuống”. Tác ý từng cái hành động đưa lên đưa xuống, đưa ra đưa vô vậy, đó là pháp Thân Hành Niệm. Tác ý từng cái hành động con thanh thản an lạc. Như vậy thì tất cả các pháp này mấy con đều biết hết rồi. Nhưng mà bây giờ mấy con tu chung chung. Lúc thì tu quán Định Vô Lậu, lúc thì Thư Giãn, lúc thì mấy con tu Định Niệm Hơi Thở hít vô thở ra, lúc thì đi kinh hành Chánh Niệm Tỉnh Giác. Cho nên nói là tu chung chung.
Còn bây giờ chuyên. Đời bây giờ người nào tu, thí dụ Nhiếp Tâm Trong Hơi Thở thì hoàn toàn ôm chặt hơi thở nhiếp tâm vô. Là tại vì người ta thở mà người ta không bị mệt, không bị tức, không bị nặng đầu. Còn cái người nào thở mà hít vô thở ra, mà nhiếp tâm như vậy, mà bị nặng đầu nhức đầu thì cánh tay đưa ra đưa vô. Còn người nào ngồi mà đưa cánh tay ra vô mà buồn ngủ thì đi kinh hành, Thân Hành Ngoại mấy con. Thân Hành Ngoại đưa tay ra vô, bước chân đi, đều là pháp của chúng ta tu, để cho nó không có hôn trầm, thùy miên. Còn cái người mà người ta ngồi hít thở, mà người ta không có hôn trầm, thùy miên thì người ta vẫn tu hơi thở.
Cho nên nó rất nhiều pháp để tu. Và vì vậy khi mà nhiếp tâm được rồi thì còn phải tu tập an trú, tập an trú mấy con. Khi mà an trú được rồi thì trong 30 phút, 30 phút thôi không cần nhiều. Mà khi có sự an trú được rồi thì người ta dẫn cho cái người đó đi vào Tứ Niệm Xứ ngay liền, tăng lên một giờ. Từ một giờ người ta tăng lên sáu giờ, sáu giờ đồng hồ ngồi bất động. Luôn luôn cái tâm nó vẫn biết hơi thở ra, hơi thở vô mà không tu hơi thở. Tại vì tâm định trên thân, các con thấy chưa?
(05:31) Mà bây giờ ở trong cái lớp của chúng ta chỉ có một người duy nhất là đang được. Cái lớp bên tăng, chỉ một người duy nhất đang tu trên Tứ Niệm Xứ. Nghĩa là người này sau khi mà tu Tứ Niệm Xứ xong rồi, sáu tiếng đồng hồ. Nghĩa là từ 7 giờ cho đến 12 giờ trưa. Ví dụ họ đạt sáu tiếng đồng hồ bất động tâm, thì cái người này được Thầy đưa vào khu vực của Thầy, hướng dẫn cho họ chuyên tu tập luyện Tứ Thần Túc. Các con nghe Tứ Thần Túc chưa? Tứ Thần Túc là bốn cái lực như thần mấy con, phải luyện thần lực. Sau khi luyện thần lực đủ rồi, thì lúc bấy giờ họ mới nhập các định Tứ Thánh Định. Nhập từ Sơ Thiền, Nhị Thiền đến Tứ Thiền mấy con. Mà khi nhập Tứ Thiền được rồi thì họ thực hiện Tam Minh. Thì cái người này muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Bởi vì họ có thần lực, họ có cái nội lực của thân họ rồi, mà họ phải luyện. Mà khi ở trên Tứ Niệm Xứ được sáu tiếng đồng hồ bất động tâm, luôn luôn ở trong trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự.
Mấy con nghe nó khó ghê, nhưng mà người ta đã làm được rồi. Bây giờ người ta đã làm được ở trên Tứ Niệm Xứ. Vì vậy mà thời gian có thể nói rằng cuối năm nay, có thể có người làm chủ được sự sống chết của mình. Và nếu mà có người tu chứng rồi thì đó là một cái hạnh phúc rất lớn cho con người. Niềm tin khắc sâu lắm con. Ở đây đã đào tạo những bậc chứng quả A La Hán thật sự làm chủ sự sống chết. Thì như vậy thì mấy con thấy như thế nào? Đó là cái niềm tin làm cho mấy con phấn khởi hơn, và mấy con lại nỗ lực tu hơn. Bởi vì mình còn một phút giây còn thở được hơi thở, còn sống được thế này, thấy chứng kiến được những con người cũng bằng xương bằng thịt mà họ đã tu được, thì mấy con cũng tu được chứ.
Không lý bây giờ mấy con ngồi đó ôm con ôm cháu để chờ chết hay sao? Bỏ xuống hết đi con. Các pháp đều vô thường, không có pháp nào là ta, là của ta, là bản ngã của ta nữa hết. Các con bây giờ có tiền bạc nhiều, các con cũng chết cũng không mang theo được gì hết. Con cháu có đông, bây giờ các con còn sống, chưa chắc các con chết nó cũng không cấm giữ, nó không giữ mấy con được đâu. Mấy con cũng đành ra đi mà thôi. Cho nên trong những phút giây mà cuối cùng trong cái tuổi lớn này, mấy con còn không bao nhiêu, không còn nhiều thời gian nữa đâu. Cho nên tận lực tu thật đúng những pháp Thầy đã dạy, từ cái đặc tướng của mấy con phải tu pháp nào? Thí dụ như bây giờ các con tu hơi thở được thì mấy con tu hơi thở. Tu hơi thở không được, tu cánh tay. Tu cánh tay không được, thì tu bước đi, các con thấy không? Mà tu cánh tay nhiếp tâm không được thì mấy con tu với một cách Tứ Chánh Cần xả tâm, có gì đâu. Rồi nó cũng đi vào tới Tứ Niệm Xứ chứ có gì. Đâu có gì khó, phải chuyên cần siêng năng là mấy con sẽ đạt được.
Các con thấy Phật pháp đây chứ? Chứ bây giờ cầu Phật, Phật cứu mình được không? Không! Các con bệnh, các con cầu Phật cũng không hết đâu. Các con chết cầu Phật, Phật cho các con sống thêm, không bao giờ có điều đó đâu, các con phải chịu chết thôi. Nhưng mà một cái người mà đã có đủ cái sức, đủ cái nội lực thì họ muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Như vậy là cái quyền sống chết đã ở trong tầm tay của cái người đó. Người đó không bị lệ thuộc vào nhân quả nữa. Vậy thì chúng ta có thân, mà gặp được chánh pháp của Phật, làm chủ được cái sự sống chết của mình, không phải hạnh phúc lắm sao?
(08:47) Hôm nay mấy con được về đây. Trong một cái đoàn của mấy con về đây, từ xa xôi về đây. Thầy mong rằng nếu mà có đủ điều kiện, Thầy sẽ về Hà Nội. Thầy sẽ thăm, coi thử coi chùa Ngô như thế nào? Mình sinh hoạt đúng pháp luật của nhà nước. Nhà nước cho mình tự do tôn giáo, nhưng mà tự do tôn giáo trong pháp luật nhà nước, chứ không ngoài pháp luật. Cho nên mấy con thấy rõ ràng là tu sĩ ở đây, Thầy thành lập cái Tăng đoàn, cái Ni đoàn. Nhưng mà không phải không có giấy tờ, nhà nước phải chứng nhận hoàn toàn. Chúng tôi là những người tôn giáo, nhưng mà tôn giáo trong pháp luật của nhà nước. Nhà nước chấp nhận phải ký tên chứng nhận cho chúng tôi là người theo tôn giáo đó hẳn hoi, phải chứng nhận chớ làm sao? Nhà nước đã là nói rồi: “Tự do tín ngưỡng trong pháp luật chứ không phải ngoài pháp luật.” thì chúng tôi làm đúng. Nhà nước chấp nhận đây là Phật giáo. Đúng là cái người tu của Phật giáo thì nhà nước phải ký tên, phải chứng nhận cho phép chúng tôi Khi mà gia đình chồng con, cha mẹ chúng tôi cho phép xuất gia, thì chúng tôi là người sanh tại địa phương đó, thì nhà nước phải chấp nhận, phải chấp nhận. Bởi vì tôi tự do tín ngưỡng mà, nhưng mà tôi trình lại cho nhà nước biết rằng tôi theo cái tôn giáo đó, có được không? Pháp luật của nhà nước mà, Nhà nước chấp nhận cho tôn giáo đó đúng. Đất nước này chấp nhận tự do tín ngưỡng mà, chớ đâu phải.
Bây giờ thí dụ như có một cái tôn giáo nào mà đất nước này không chấp nhận, mà các con đến xin phép, nhà nước có chấp nhận cho phép không? Đâu có cho. Thí dụ như bây giờ các con theo đạo Vô thượng sư Thanh Hải, thì thử hỏi ông nhà nước này, ông cho phép không? Đâu có cho. Phải không? Các con thấy không? Một tôn giáo mà nhà nước là cái người mà người ta lãnh đạo đất nước, người ta thấy cái này nó sẽ tai hại thì người ta không có cho. Còn đất nước người ta mong cái tôn giáo đó đem lại cái đạo đức cho dân tộc thì cái người tín đồ đó là dân tộc của đất nước đó chứ gì, các con thấy chưa? Cho nên nhà nước phải chấp nhận, phải ký tên đóng dấu cho mấy con. Sau đó thì Thầy, bắt đầu mấy con xin xuất gia, Thầy cho các con xuất gia với Thầy. Thầy là Bổn sư của mấy con, thì Thầy sẽ ký tên đóng dấu. Các con xuất gia tại Tu viện Chơn Như, có nơi có chốn hẳn hoi. Ở huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, đất nước Việt Nam, có nơi có chốn đàng hoàng chứ gì? Do đó, do cái sự đồng ý của gia đình của các con, Thầy mới cho. Còn không có đồng ý thì Thầy đâu có cho được. Các con hiểu chưa?
(11:13) Rồi bây giờ chính quyền ở đó, do cái sự đồng ý của gia đình, do cái sự chấp nhận cho mấy con tu theo Thầy. Từ đó chính quyền mới dựa vào đó, mới xác nhận đây là đúng sự thật theo Phật giáo. Nhà nước phải chấp nhận cho mấy con xuất gia, có phải không? Bây giờ đưa cái giấy đó về đây, Thầy mới đưa cái Giáo hội, cái Ban đại diện của huyện Trảng Bàng, Phật giáo của huyện Trảng Bàng. Tại vì huyện Trảng Bàng là nơi cái Tu viện Chơn Như của Thầy, có phải không? Thì ở đó cái Ban Tôn giáo sẽ chứng nhận ký tên. Thầy đưa lên Tỉnh hội tỉnh Tây Ninh. Bởi vì cái huyện Trảng Bàng nó thuộc về tỉnh Tây Ninh. Cho nên Giáo hội tỉnh chứng nhận ký tên đóng dấu cho con. Sau đó mấy con trở thành một cái người xuất gia trong pháp luật. Theo Tôn giáo có pháp luật của nhà nước hẳn hoi hoàn toàn. Ai làm gì mấy con? Mấy con đi đâu ai nói mấy con là tu theo tà giáo ngoại đạo được đâu. Có hoàn toàn có cấp lãnh đạo, chúng tôi theo đúng luật pháp. Chúng tôi tu hành đúng trong pháp luật của nhà nước, chứ không phải tránh né chỗ này, trốn chui chỗ kia. Làm cái điều này điều kia, làm cho rối ren cái người cai trị trong đất nước, có phải không mấy con? Ở đây Thầy làm cái gì đúng cái nấy, đúng pháp luật của nhà nước.
Cũng như bây giờ Thầy mở cái trường, thì nhà nước chấp nhận cho Thầy mở cái trường. Là sau khi cái Sở Thông Tin Văn Hóa, nó thấy rằng cái giáo pháp của Thầy dạy đạo đức như vậy là tốt cho dân, nó chấp nhận Thầy mở cái trường. Từ đó lớp học của Thầy mở lan ra. Từ đó tất cả cô bác anh chị em ở trong cái thôn xóm này, họ phải đến cái trường, họ học đạo đức. Chớ họ đâu có tu như mình đâu, phải không? Các con thấy. Họ vô trong chùa thì họ phải ăn ngày một bữa. Họ ở ngoài đó họ học đạo đức, rồi ăn mấy bữa mặc người ta, có gì đâu. Miễn là đạo đức người ta sống được tốt, người ta không làm khổ mình, khổ người là xong, có đúng không? Nó đem lại cái đời sống của mọi người dân của mình đều có đạo đức, thì như vậy gọi là Phật giáo văn minh, mà nhà nước gọi là tôn giáo văn minh. Mình văn minh, mình theo kịp cái đà, cái đà tiến bộ trong thời đại này. Cho nên tôn giáo có nhiệm vụ truyền đạt cái nền đạo đức của tôn giáo đó cho dân tộc, trở thành như ngày nay.
Thì hôm nay các con thấy vừa song song mình đào tạo người tu chứng, rồi vừa song song mình dạy tất cả cô bác, tất cả mọi người, người dân phải trở thành người có đạo đức. Thì như vậy đạo đức của Phật giáo, các con thấy? Cái Đạo Đức Nhân Bản quá rõ ràng. Mấy con ngoài đó cũng có đọc cái Đức Hiếu Sinh chứ gì? Cái Đạo Đức Hiếu Sinh này, rồi cái Đạo Đức Ly Tham này, rồi cái Đạo Đức Gia Đình, Đạo Đức Chung Thủy, rồi Đạo Đức Thành Thật, Đạo Đức Minh Mẫn. Đó là những cái đạo đức rất cần thiết cho các con.
(13:49) Cho nên vì vậy mà hôm nay mấy con về đây, mấy con thấy. Tu viện bây giờ cứ lần lượt phát triển chứ đâu phải Tu viện Thầy nói sóng gió mà bây giờ nó mất đâu. Các con về đây càng ngày thấy nó phát triển càng lớn hơn. Nhưng mà trong cái sự phát triển nó như vậy là từng mồ hôi nước mắt các con đóng góp với Thầy, chớ Thầy làm sao mà có tiền? Bây giờ cái nhà này cũng do các con cất ra chứ Thầy làm sao cất đâu. Rồi các con qua bên kia, các con nhìn một cái dãy mà để rèn luyện cái nội lực để cho các tu sĩ. Mà khi Thầy đã kiểm tra họ đến cái mức độ để mà luyện thần lực, luyện Tứ Thần Túc. Thì mấy con thấy những cái dãy nhà mà Thầy cất cho họ Chuẩn bị cho cái tư thế để mà từ đó đem những người mà tới trình độ mà tu luyện thần lực, thì họ phải tách lìa. Họ sẽ đi vào một cái khu để được gần bên Thầy, Thầy mới hướng dẫn cho họ từng chút. Để không họ luyện sai thì nó trở thành cái lực ma.
Các con biết nó không đơn giản đâu. Càng tu cao thì nó càng có cái khó khăn của cái cao. Còn sự tu thấp thì nó có cái khó khăn của tu pháp thấp. Chẳng hạn bây giờ mấy con nhiếp tâm để cho cái tâm mình không có niệm, không khởi một vọng tưởng nào hết, nó cũng không đơn giản đâu mấy con. Ngồi một hơi cái có vọng tưởng, nghĩ cái này nghĩ cái kia, thì như vậy nó không phải dễ.
Cho nên cái sự tu tập phải cần được cái sự rèn luyện. Người ta biết được mình phải tu như thế nào? Làm sao? Người ta dạy cách thức. Muốn cho không vọng tưởng trong 30 phút phải làm như thế nào? Phải tập luyện như thế nào? Người ta có cái phương pháp Dẫn Tâm Vào Đạo. Dẫn cái ý của mấy con vào cái chỗ nào, nhiếp vào chỗ nào thì luôn suốt 30 phút không một niệm nào khởi ra. Nó có phương pháp. Còn mấy con ngồi hít thở, hít thở. Dùng hơi thở hít thở để tập trung cái sự hít thở đó, nhưng một chút có niệm khởi. Mấy con không biết pháp, các con hiểu chưa? Bây giờ đi kinh hành hơi cái bắt đầu, mới đầu thì còn biết bước đi, sau đó nó quên đâu mất hết, nó nghĩ gì tùm lum tà la hết. Đi chợt nhớ: “Trời nãy giờ nghĩ bậy bạ quá!” Các con thấy không? Cái tâm của mình đó đang động mà bây giờ để tu tập cho nó trở về với cái sự tịnh của nó. Nó yên lặng, nó bất động, nó vô sự thì cả một vấn đề chớ đâu phải là. Đó là cái khó của người mới tu.
(15:55) Nhưng cái người tu cao cái khó của nó khác. Luyện sai cái thần lực thì nó trở thành tà lực. Nó trở thành tà lực, nó hiện ra những cái tướng trạng, nó bắt đầu trở thành như người lên đồng nhập cốt. Ôi thôi, nó nói chuyện như là tà ma nhập nó thì mấy con thấy làm sao? Chỉ có nước bây giờ chở xuống nhà thương điên Chợ Quán ở Biên Hòa thôi, chớ còn cách nào? Cũng như bây giờ mấy con tu, rồi mấy con tu sai đi, lúc nào cái miệng mấy con cũng lắp bắp, lắp bắp thầm thầm gì trong đó. Trời đất ơi! Bây giờ nó nói cái gì hoài mà có biết đâu, các con hiểu chưa? Đó là loạn thần kinh. Tất cả những cái này đều phải có một sự hướng dẫn của một vị Thầy. Chứ không khéo tu cao nó gặp những khó khăn đó, gọi là bị loạn tưởng hay là rối loạn thần kinh, các con hiểu chưa? Mà tu thấp thì nhiếp tâm để cho cái tâm mình nó đừng có niệm khởi, nó cũng là một cái vấn đề. Nó không phải dễ!
Còn ngồi đây mà tu để mà xả tâm để ngăn ác diệt ác thì nó lại ngủ, phải không? Nó không có niệm gì hết, nó lại lặng vô nó ngủ. Ngủ một hơi nó thức: “Trời nãy giờ nó mất tiêu”. (16:52) Con thấy sao mà cái chướng ngại kỳ con người? Cho nên tất cả những cái này đều phải được một cái người có kinh nghiệm, người ta hướng dẫn cho mình trong cái vấn đề tu tập.
Trải qua cái thời gian mà tu tập thì mấy con ai cũng biết, nhưng mà đuổi bệnh thì mấy con chưa đuổi được. Có người đuổi được mà có người không đuổi được, chớ không phải người nào cũng đuổi được. Cho nên gặp nhiều cái khó khăn đó mấy con. Mà muốn đuổi bệnh thì cái người đó phải tác ý: “Các ác pháp đều vô thường, không có pháp nào là ta, là của ta, là bản ngã của ta.” Để cho mình thấu, thấm nhuần, thấu suốt được cái lý đó. Vậy thì cảm thọ này có phải là của mình? Cái bệnh đau này có phải ở trong thân của mình? Bất cứ một cái bệnh đau gì có phải là của mình không? Của nhân quả chứ sao lại của mình. Làm gì có cái đó của mình đâu. Có bao giờ mình muốn mình bệnh đau không? Không! Nhưng mà mình có quyền đẩy lui bệnh đó. Thân này là thân nhân quả chứ không phải là của mình. Cho nên đức Phật nói: “Đâu là có phải của ta, đâu có bản ngã của ta đâu.” Cho nên do đó chúng ta phải có cái quyền đuổi nó.
Vậy thì đuổi như thế nào? Phải bền tâm, bền chí chứ. Ví dụ như bây giờ các con bệnh gì, mấy con nương vào hơi thở. Mà thấy hơi thở không bị rối loạn hô hấp, không bị tức, không bị mệt, thì mấy con nương vào hơi thở mấy con sẽ đuổi nó chứ gì. “Cái thân bệnh này phải theo hơi thở mà ra” thì bắt đầu con hít vô, con thở ra. Thì con thấy như cái bệnh trong thân con ra. Mà suốt 30 phút con ngồi đó, con vừa nhiếp tâm trong hơi thở, mà vừa tác ý để đuổi nó, thì thời gian này 30 phút. Nhưng mà trong thời gian buổi chiều 30 phút, buổi tối tu 30 phút, buổi khuya dậy tu 30 phút, tu để đuổi bệnh của mình mà. Mà nó hết bệnh các con khỏi tốn tiền, không phải sướng sao? Mà lại nhiếp tâm được nữa, không phải khỏe sao? Cho nên mấy con khi mà có thân bệnh, nhất định nhiếp tâm đuổi bệnh, không được, không có lo uống thuốc gì hết, chết bỏ. Bởi vì bệnh này không phải là của mình đâu mà sợ. Nó là của nhân quả. Đuổi nó ra cho khỏi, không có còn để cho chúng ta cảm nhận thấy nữa, cảm thọ đau đớn thì mấy con cố gắng đuổi.
(18:54) Như bây giờ mấy con tăng xông lên máu, chóng mặt hay hoặc gì đó, đuổi nó ra hết. Đừng có sợ hãi, đừng có lo, cái chuyện đó không có lo. Mình có pháp, có Phật dạy cho mình, bây giờ mình nhiếp trong hơi thở. Thì mình, thí dụ như Thầy bảo như thế này thì mấy con thấy, câu tác ý mà, sử dụng câu tác ý rất rõ ràng: “Cái thân bệnh này phải theo hơi thở mà ra” thì Thầy hít vô Thầy thở ra. Rồi Thầy tác ý một lần nữa: “Cái thân bệnh này phải theo hơi thở mà ra!” thì do đó Thầy hít vô Thầy thở ra. Rồi Thầy tác ý tiếp tục như vậy, 30 phút xả nghỉ. Nó chưa hết bệnh đâu, nhưng mà buổi tối Thầy tu tập tiếp, buổi khuya Thầy dậy tu tập tiếp. Rồi buổi sáng, rồi ngày mai, ngày mốt, liên tục ngày nào Thầy cũng đuổi bệnh, gặp nó ở đâu Thầy cũng đuổi.
Bây giờ nó còn bệnh thì cứ đuổi hoài, đuổi chừng nào hết bệnh thôi. Đuổi riết nó mắc cỡ, nó phải quảy gói nó đi chứ gì, mấy con thấy. Chứ làm cái gì mà có người đến nhà mình: “Tao không cho mày ở đây. Mày cút đi đi chứ không có được ở đây đâu. Tao không cho mày để đồ trong nhà này.” Đuổi riết nó mắc cỡ, nó phải đi. Cái bệnh nó cũng vậy các con, đuổi riết nó đi. Cho nên thí dụ như trong một ngày, hai ngày, một tuần lễ nó sẽ đi. Mà nó không đi, cho mày không đi, một nửa tháng cũng phải đi. Mà nửa tháng không đi, một tháng nó cũng phải đi. Trong một tháng rồi mấy con thấy, sao nó đi mất rồi, không còn. Bây giờ không có bệnh gì nữa, trong thân này khỏe lắm, không có gì hết.
Đó là cái gan dạ của mấy con. Mấy con đừng có sợ bệnh. Hở hở một chút đi bác sĩ, hở hở một chút đi nhà thương. Thì cái nhân quả nó nói: “Cái con người này nó sợ nhân quả này lắm. Cho nên vì hở một cái cho nó chạy đi bác sĩ, cho nó phải bỏ cái tiền đó ra để cho nó trả cái nghiệp của nó.” Còn bây giờ mình không sợ nó đâu: “Bây giờ còn thừa tiền tao không đi bác sĩ nữa đâu, không đi nhà thương đâu. Tao cho người nghèo. Thì giúp đỡ người bất hạnh trong xã hội, thiếu gì người đói khổ. Chứ đâu phải là tao tích lũy, tao ăn tao uống cho nhiều đâu.” Một ngày ăn ba bữa, làm vất vả, cực khổ. Ăn ngày một bữa sung sướng mấy con. Khỏi mất công nhai, khỏi mất công nuốt, khỏi mất công rửa bát rửa chén. Ăn uống đâu có sung sướng gì đâu. Ngày một bữa như Thầy có chết không? Đâu có chết. Sống mà khỏe, mà không đau không bệnh nữa, mà có bệnh đuổi đi mất.
(20:58) Rồi bây giờ tới chừng chết đi, bảo cái thân này: “Tao bây giờ hết xài mày rồi. Thì bây giờ mày phải tịnh chỉ hơi thở, cho mày chết.” Như vậy là rõ ràng, là trước khi mày chết, để người ta làm đám ma chi cực khổ. Mấy con tẩm liệm vô cái hòm rồi sau đó mới khiêng đi chôn cực lắm. Bây giờ mình còn đi đứng được, cần gì mà phải để cho người ta khiêng. Đào cái lỗ bên hông ra, rồi trải tấm chiếu xuống, rồi mình trèo xuống dưới mình nằm. Nằm rồi mình bảo: “Hơi thở tịnh chỉ ngưng. Chết đi!” Cho mấy đứa cháu này nó lấp lại. Sau khi mình nằm mình chết rồi nó lấp, có gì đâu. Thì, phải thoát khỏi người ta khiêng mấy con? Khỏi để bàn thờ, mấy bữa làm đám ma chay phải tốn hao, bà con đến tốn hao. Sau khi nằm chôn rồi, bắt đầu vô đây để cái hình lên cái bàn. Rồi bà con ai có đến thì nói: “Ổng chết, ổng nằm dưới đất rồi.” Phải sướng không? Khỏi có ai cực khổ, mà khỏi tốn tiền hòm rương nữa.
Đắp cho kỹ, chứ không nó thành phân nó sẽ thúi. Cho nên đắp kỹ đàng hoàng rồi trồng cây xoài lên. Sau đó cây xoài ăn phân đó nó có trái. Bà con cái mùa xoài về, mình hái trái mình cho người một trái. Trái xoài của Thầy ngọt lắm đó. Có bao giờ cây xoài tốt mới có trái, có trái nào mà nó không ngọt đâu? Cái trái nào nó cũng ngọt. Mà trái xoài nào nó cũng ăn phân, chứ làm sao nó không ăn phân? Ăn rác mục, ăn phân bẩn chứ đâu có. Bởi vì tất cả những cái thân của chúng ta là bất tịnh, thì tất cả những cái chất bất tịnh ở dưới đất thiếu gì? Mà càng bất tịnh bao nhiêu thì cái cây nó lại tốt bấy nhiêu chứ gì, có phải không? Nó cho trái lại càng ngọt bấy nhiêu.
Cho nên mình chỉ ăn vào vậy thôi, mình thấy ngọt, chứ sự thật ra mình ăn đồ bất tịnh không đó. Cho nên một cái người mà người ta hiểu biết rồi người ta ăn thật sự ra vì sống mà thương mấy con ở lại, chứ ăn là một cái hành hạ, cái hành hạ đau khổ mấy con. Bởi vì ăn phải nuốt phải nhai, nó cực khổ lắm chớ đâu phải. Ngồi chơi không thấy sướng sao? Mà có cái thân không ăn là sao? Nó đòi ăn chứ bộ, nó chưa lo. (22:53) Nếu mà Thầy nhập định thì nó không đòi ăn, nó không gì hết. Nhưng mà nó như gốc cây vậy, nó có lợi ích gì đâu? Như Thầy nhập định bây giờ Thầy có nói chuyện mấy con được không? Mấy con có đến đây, thấy Thầy như cái tượng ông Phật kia thôi, ngồi cứng ngắc đó thôi, tức là nhập định. Còn bây giờ Thầy nói chuyện với mấy con này kia, đó là Thầy đang sống một cái sự sống bình thường như mấy con. Cho nên vì vậy mà đang sống bình thường vậy thì cơ thể của Thầy nó vô thường từng sát na. Nó cũng thay đổi cũng như mấy con, nó cũng già, nó cũng cằn cỗi. Còn Thầy nhập định rồi thì nó đứng, chết nó cũng không có thay đổi nữa. Thì các con thấy cái tượng xi măng kia, nó có thay đổi? Có bây giờ sơn nó mới thôi, chứ để lâu nước mưa nó cũ, phải không? Các con thấy chưa?
(23:34) Cho nên cái quy luật của nhân quả và cái sự tu tập của con người nó làm chủ được, nó hạnh phúc vô cùng. Thầy muốn truyền đạt cái này lại cho mấy con, mấy con cố gắng luyện tập đi. Rồi lần lượt, rồi thì nếu đủ duyên thì có những cái Trung Tâm An Dưỡng ra đời. Thì nơi đó, nó là cái nơi để cho mọi người người ta học đạo đức. Người ta về được nuôi dưỡng, được hướng dẫn người ta học đạo đức sống để không làm khổ mình khổ người. Còn chuyên sâu thì phải đi vào những cái Tu viện chuyên tu thành lập sau này mấy con.
Thì hôm nay mấy con về đây, Thầy thấy mấy con cũng còn khỏe. Nhưng có Liễu Vân thì Thầy thấy có bệnh, không có khỏe như mọi lần, phải không? Nhưng mà con ráng vào trong này, để rồi Thầy sẽ gặp, Thầy sẽ chỉ cách thức để mà tu đuổi bệnh con. Rồi về con sẽ chuyên cần, con tập luyện đuổi cho sạch ba cái bệnh này ra, khỏe khoắn như mọi người, không có gì đâu mà sợ. (24:41) Liễu Pháp thì Thầy thấy vững vàng. Ráng mà tu, mà còn khỏe thì ráng mà tu mấy con.
Ở đây mấy con Thầy thấy coi bộ vững vàng lắm, về trong này được. Đi đường xá xa xôi, mệt nhọc, mà về tới trong này gặp Thầy như vậy là đủ duyên rồi, phải ráng tu mấy con. Đứa nào cũng phải nỗ lực tu, tu thật tu mà. Nghĩa là chúng ta sắp sửa, cái tuổi đời chúng ta thời gian ngắn rồi, chúng ta phải nỗ lực tận tình. Để trước khi mà chúng ta bỏ cái thân này mà chúng ta ra đi, là mấy con có cái sức làm chủ bệnh. Bây giờ không để cho ai cực khổ đối với cái thân của chúng ta nữa.
Khi chết như Thầy: “Tao bảo mấy con mấy cháu đào cái lỗ đi, tao xuống tao nằm, rồi tao tịnh chỉ hơi thở, tao ngưng rồi thì tụi bây ở trên cứ lấp xuống.” Thì bắt đầu bây giờ khi mà hơi thở ngưng rồi. “Tụi bay không tin thì, tao nói không tin, khi mà tao tịnh chỉ rồi, bây giờ rờ cái lỗ mũi tao có thở không, mà thiệt không thở thì lấp đi. Có gì đâu. Thiệt. Nếu mà không tin nữa thì cứ bụm miệng bụm mũi coi tao có giả hay không? Mà nếu tao không giả thì rõ ràng là tao đã chết rồi”. Có phải không mấy con? Đó là cái thực tế của chúng ta mà. Cho nên vì vậy mấy con cứ yên tâm, ráng cố gắng tu cho được cái đó chứ không phải không. Thầy làm được thì mấy con cũng làm được chớ có khó khăn gì đâu. Đâu có khó đâu.
(25:57) Cho nên hôm nay Thầy xác định, chỉ trong vòng một tuần lễ vừa rồi, Thầy đến Thầy kiểm tra, rồi Thầy hướng dẫn cho các thầy. Bây giờ các thầy tăng lên, người nào cũng thấy cái kết quả của người ta tu rất rõ ràng cụ thể mấy con. Tu rất kết quả rất rõ ràng mà chỉ trong vòng một tháng. Mà nếu mà tiếp tục cứ mỗi tuần lễ Thầy ra Thầy gặp một lần, thì chắc là trong vòng vài tháng thì có người chứng đạo chứ không phải khác.
Bởi vì Đức Phật nói “7 ngày, 7 tháng, 7 năm” mà. Có 7 ngày mà chứ đâu có lâu, tuần lễ chứ gì, phải không? Mà 7 tháng thì nó cũng có lâu lắm đâu. Nhưng mà làm chủ được mà tu tập như vậy thì nó là cái hạnh phúc rất lớn chớ gì. Thầy tin rằng mấy con nỗ lực thật sự tu tập thì nó sẽ đạt được cái điều đó, nó không còn khó khăn gì hết. Tu tập với Thầy thì Thầy nói, mấy con nghĩ là: “Chắc Thầy sách tấn mình chứ chắc khó lắm.” Nhưng mà không có khó đâu mấy con! Bởi vì ví dụ như mấy con chịu khó, mấy con giữ gìn đúng những cái giới luật. Thầy cho mấy con cái thất đây, mấy con đừng có đi ra ngoài nói chuyện. Bây giờ Thầy cho cái pháp này là pháp cấm nói chuyện thì mấy con đừng có nói chuyện. Cứ ôm cái pháp này càng ngày càng tu, có sai Thầy sửa, cứ vậy thì mấy con đi tới nơi. Còn mấy con nói chuyện thì mấy con bị phá độc cư rồi, mấy con bị động rồi, mấy con không đạt được.
Còn cái pháp Thầy bảo là tu cái pháp này là phải dùng cái hạnh nhẫn nhục. Ai có nói nặng nói nhẹ, nói gì nói thì vẫn thấy nhân quả, xả đi. Thấy lỗi mình, đừng thấy lỗi người. Đừng có thấy: “Ờ cái người này nói vậy là sai.” Đừng thấy người ta sai, mà mình thấy người ta trong nhân quả thiện ác thôi. Rồi mình nỗ lực mình thấy những cái sai của mình. Hễ mình thấy người ta sai đó là mình sai rồi. Mình đã sai rồi mình thấy lỗi người. Cho nên từ đó mình thấy lỗi mình để mình sửa mình, càng ngày mình càng tốt lên, không thấy lỗi ai hết. Mà hễ mình vừa thấy cái người này sao dữ quá, thì mình thấy người ta dữ đó là mình sai. Các con hiểu chưa? Cho nên mình ngăn chặn mình liền: “Như vậy mày thấy sai rồi, không đúng. Thấy người khác dữ là mình sai. Người ta đâu có dữ. Tại nhân quả người ta vậy chứ người ta dữ sao”? Phải không?
Cho nên mình thấy được nhân quả, không thấy cái lỗi của người khác, mà mình phải tìm thấy những cái sai của mình: “Bữa nay sao mình ăn cái này mình thèm, ngon quá!” Coi chừng mình tham đó. Ngăn nó lại: “Mày còn tham nữa, mai mốt là mày thành món ăn đó đó.” Có phải không? Nếu mình thích ăn món rau chiên hay là rau muống xào, mai mốt mày thành rau muống bây giờ. Tại mình thích, thì nó phải tiếp tục tái sanh mình thành cái thứ đó chứ gì! Các con hiểu chưa? Thì người ta cũng sẽ ngắt cái đầu rau mình, người ta lên người ta xào nấu như vậy chứ sao? Cho mày ớn đi, cho mày còn thèm. Nghe người ta ngắt đầu mình thì mình hoảng, có phải không mấy con? Cho nên trong cái vấn đề tu tập mình có được cái tri kiến hiểu biết rất thực. Mình còn tham cái nào đó thì nó chiêu cảm cái tham đó, nó sẽ đi tái sanh cái đó.
(28:39) Con ưa thích cái gì: “Bữa nay sao mà ăn cơm không có tương?” thì mai mốt nó thành tương. Tại sao? Tại vì mai mốt con sẽ thành cây đậu tương, người ta sẽ làm tương cho. Là tại vì mình thích nó mình phải thành cái cây đậu chớ sao? Bởi vì cái tâm thích của mình nó đi tái sanh, chứ không phải con người mình đi tái sanh. Cái thích của mình, cái từ trường đó mà mấy con. Cho nên nó làm cây đậu quá dễ dàng có gì đâu. Chứ còn mình không thích thì nó làm sao tái sanh? Nó đâu có tương ưng được với cây đậu đâu mà tái sanh. Cho nên mình còn giận thì tức là mình còn sẽ sanh làm cái loài thú dữ, vật dữ hoặc là con người hung dữ. Có những điều đó là hẳn nhiên thôi. Đấy, cái tâm nào thì nó phải tái sanh cái cái điều nấy. Các con thấy không?
Cho nên mình tu hành là hạnh phúc lắm mấy con. Biết liền: “Mày mà rục rịch cái gì ra thì tao biết mày sẽ đi tái sanh cái thứ này.” Có phải không? Mà cái thứ này tao có ham đâu, làm cây đậu ai ham? Làm cây rau muống ai ham? Mà bây giờ đi mà lơ mơ đạp con kiến thì mai mốt sanh làm con kiến thì ai ham? Có phải không, mấy con thấy không? Còn mấy con ăn gà, ăn vịt thì sanh gà vịt. Mai mốt dịch cúm gia cầm, nó đem nó quăng dưới hầm. Nó đốt nữa, chết nữa, còn khổ hơn, phải không?
Các con thấy chưa? Tất cả mọi cái này chắc chắn là mấy con không ham đâu. Cho nên chúng ta hoàn toàn ăn rau cải, thực phẩm thực vật chứ không phải động vật nữa. Mà nghe nó không có sự đau khổ của loài động vật. Vì như vậy là chúng ta đã sống bình đẳng trong sự sống. Bởi vì con vật nó có sự sống như chúng ta rồi mà chúng ta không giết hại nó, không ăn thịt nó, thì đó là chúng ta sống bình đẳng trong sự sống chứ sao? Mà cái người mà sống bình đẳng trong sự sống là cái tình thương yêu chúng ta và Đức Hiếu Sinh chứ gì? Thương mình mới thương chúng sanh, mới không ăn thịt. Các con thấy không? Hạnh phúc vô cùng! Gia đình mình chưa hiểu còn thích thịt, chứ còn bây giờ mình hết thích rồi. Mọi người chưa hiểu cho nên người ta còn muốn ăn thịt, tại vì đó là cái thói quen, cái thói quen thôi. Cho nên ở đây càng tu càng ngày mình thấy hạnh phúc vô cùng, mình sống bình đẳng.
Thì hôm nay mấy con về đây nghe Thầy nói cái phương pháp cách thức tu đơn giản nó đâu có khó khăn đâu, chỉ có mình ráng tận lực mấy con. Tu không có thần thông mà có được cái nội lực làm chủ sự sống chết. Chúng tôi không cần mà phải biến hóa tàng hình, phóng hào quang hoặc là bay trên trời. Chúng tôi không cần thiết cái này. Chúng tôi không cần biến hóa con chim, con gà, con chó, con heo. Chúng tôi không cần biến hóa cho mấy người. Chúng tôi không làm trò ảo thuật cho mấy người coi. Nhưng mà chúng tôi tu, chúng tôi làm chủ được bệnh, chúng tôi tu làm chủ được tâm. Người ta nói gì, người ta chửi mắng gì, chúng tôi không giận hờn phiền não với ai hết. Đó là cách tu của chúng tôi. Và như vậy là chính đường lối của đạo Phật dạy chúng tôi tu. Sống không làm khổ mình khổ người thì đó là cái tu của chúng tôi mà, cái đạo đức của chúng tôi rõ ràng mà. Đó thì mấy con thấy trong cái sự mình tu như vậy.
Bây giờ trong khi mấy con về đây, đã thăm Thầy, có ai hỏi Thầy gì không? Bây giờ các con cứ nói ra, con cứ hỏi đi con.
(31:37) Phật tử 1: Con kính bạch Thầy con không hiểu, Thầy cho con đứng lên.
Trưởng Lão: Thôi được mà, con cứ ngồi đi con. Thầy cho phép ngồi đi. Con ngồi xuống, ngồi đi mà! Lớn tuổi rồi mấy con đứng mỏi chân, mắc công té rồi không có được. Ngồi đi, tự nhiên đi.
Phật tử 1: Con Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Bổn sư Trưởng Lão Thích Thông Lạc. …. Con là Kiều Thị Tuyến pháp danh Hương Hạnh. Hiện nay thân con nó có cái bệnh hay bị run ạ. Tức là cái đầu thỉnh thoảng dây thần kinh nó giật giật. Con xin Trưởng Lão thương con, cho con cái pháp đặc tướng để con đuổi bệnh ạ.
Trưởng Lão: Thầy sẽ dạy cho con cách thức đuổi cho hết, không còn run nữa. Nó thuộc về hệ thần kinh con. Mấy con có đau bệnh gì đó thì mấy con cứ liệt kê ra, Thầy chỉ dạy cho hết đuổi bệnh.
Phật tử 1: Kính bạch Đức Trưởng Lão, Thầy dạy cho con. Con biết đây là nhân quả của con. Nếu mà chỉ riêng con, con chẳng biết bao giờ mà hết được bệnh. Con xin Trưởng Lão thương chúng con, cứu con. Trưởng Lão hồi hướng cho con để cái nghiệp nhân quả này nó nhanh nhanh tiêu để con có sức khỏe, có trí tuệ để con làm những phận sự hoằng dương chánh pháp để báo đáp ơn Trưởng Lão, ơn Phật, ơn cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp ạ.
Trưởng Lão: Thầy sẽ dạy cho pháp, con sẽ phục hồi lại cái cơ thể nó không còn run. Nó phục hồi những cái hệ thần kinh của con lại, nó sẽ không còn run nữa. Nhưng mà phải bền chí tập luyện. Nhưng mà khi tập luyện mà đuổi được bệnh thì con sẽ nhiếp tâm và an trú được, thì nó lại là một phần ở trong cái con đường tu của con rồi. Thì bây giờ mình vì mình đuổi bệnh mà, cho nên mình ráng mình tập thì nó không khó gì hết mấy con.
Bây giờ thì coi như là các con sẽ dùng cái cánh tay, cánh tay đưa ra đưa vô. Đầu tiên thì mấy con tập thử là đưa tay ra. Cũng như bây giờ Thầy để hai cánh tay như vậy. Thầy để như vậy, thì Thầy ra lệnh: “Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra”, Thầy đưa cái tay mặt Thầy ra. “Đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô”, phải không? Thì đưa vô. Rồi Thầy đưa ra, Thầy bảo: “Đưa ra” thì cánh tay Thầy đưa ra. “Đưa vô” thì đưa vô. Cái ý mà Thầy tác ý từng cái hành động đưa ra vô gọi là pháp dẫn tâm, hay là pháp Như Lý Tác Ý. Như cái lý đưa ra đưa vô, đưa ra đưa vô, con hiểu không? Thành ra đưa ra đưa vô, đưa ra đưa vô đều qua cái sự tác ý của mình, chứ không phải mình tác ý một lần. “Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra” đó là cái câu tác ý dài, phải không? Đưa ra. “Đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô” là cái câu tác ý dài. “Đưa ra”, “Đưa vô”, thấy không? Các con thấy ngắn, có hai từ thôi. “Đưa ra” thì mình đưa ra, “Đưa vô” mình đưa vô, phải không? Rồi bắt đầu sang cái tay bên đây cũng vậy. “Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra. Đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô”, thấy không? Rồi bắt đầu bây giờ các con tác ý ngắn: “Đưa ra” thấy không? “Đưa vô”, con đưa vô. Thấy không?
(34:48) Bây giờ đuổi bệnh. Các con biết cái cách thức mà bảo cái cánh tay đưa ra đưa vô rồi chứ gì, bây giờ đuổi bệnh, phải không? “Đưa tay ra, cái thân bệnh này”, cũng như cái thân bệnh con là “Thân bệnh run hãy theo cánh tay mà ra,” thì con sẽ đưa ra, “Thân không bệnh thì theo cánh tay mà vào”, rồi bắt đầu con đưa vào. Thân còn cái bệnh run “Cái bệnh run thì theo cánh tay này mà ra” thì con đưa ra.
“Cái thân không bệnh theo cánh tay này mà vào, cái thân bệnh này thì theo cánh tay này mà ra”, con cứ vậy. Con cứ nhiếp tâm bằng cái tác ý, bằng cái câu tác ý thân bệnh của con. Thì trong khi đó, khi mà con nhiếp tâm được ở trong cái cánh tay mà đưa ra đưa vô này, nó không có một niệm gì khởi, thì cái bệnh con nó cũng sẽ hết thôi. Nó hết theo bằng cái phương pháp tác ý của nó, con hiểu không? Thì cái thân của con bây giờ, cất tay lên vầy nó không còn run nữa, và cái đầu con nó cũng không còn lúc lắc nữa, con hiểu không? Nó sẽ bình phục lại, bình phục cái thân của con. Con nhớ không? Nhớ cái câu đó không con?
Phật tử 1: Kính bạch Thầy, con ở nhà con cũng tập như thế nhưng mà nó chẳng khỏi ạ.
Trưởng Lão: Mà con tập như vầy rồi mà nó chưa khỏi, thì bắt đầu bây giờ con tập, con tập suốt 30 phút chưa?
Phật tử 1: Dạ con tập được 30 phút rồi.
Trưởng Lão: Mỗi buổi 30 phút.
Phật tử 1: Nó vẫn có, thỉnh thoảng nó vẫn có cái niệm khởi lên. Chứ nó chưa được an trú.
Trưởng Lão: Nó chưa nhiếp được, nó chưa nhiếp được. Nhưng mà con cứ tập. Cứ bền chí tập cho nó nhiếp được. Tức là nó không còn niệm nữa thì nó sẽ đuổi cái bệnh con đi. Mà nó còn niệm tức là nó còn có kẽ hở, nó còn tâm động, cho nên nó chưa. Vì vậy mà cái bệnh của con, con ráng cố gắng. Phải nhiệt tâm đó con.
Bắt đầu bây giờ con thấy bây giờ, trong 30 phút mà nó vẫn còn một hai niệm thì con lui lại. Con tập trong 20 phút thôi, đừng 30 phút. Mà 20 phút còn niệm, con lui lại 10 phút thôi, để đạt cái chất lượng nhiếp tâm, nhiếp tâm bằng cách đuổi bệnh. Nghĩa là bây giờ: “Thân bệnh này phải theo cánh tay này mà ra”, thì con nói đưa ra, “Thân không bệnh này theo cánh tay mà vô”, thì con đưa vô và con cứ nhiếp tâm bằng cái câu tác ý thân bệnh. Thay vì: “Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra, đưa tay vô …”, đưa ra, đưa vô, đưa ra vô, phải không? Nhưng bây giờ thì con đưa ra, thì con nhiếp tâm cũng y như kiểu đó, nhưng mà câu tác ý của con là đuổi bệnh: “Thân có bệnh này phải theo cánh tay này mà ra, thân không bệnh này thì theo cánh tay mà vô”.
(37:23) Con tác ý vậy, rồi con đưa tay vô, đưa tay ra. Mà con giữ gìn trong 10 phút, tập tu cánh tay đưa ra vô. Con chú ý cánh tay đưa ra vô không có niệm, không có một cái vọng tưởng gì. Chứ còn con đưa ra đưa vô một hơi có niệm khởi cái này cái kia mình lo lắng: “Không biết cái bệnh mình tu vậy không biết có hết không nữa.” thì nó có cái niệm. Mà nó làm cho cái tâm con nó bị có kẽ hở, thì nó không hết. Bởi vì nhiếp tâm được an trú, rồi nó mới đuổi bệnh. Nhưng bây giờ vì mình đang bệnh cho nên mình dùng cái câu tác ý đuổi bệnh. Và đồng thời, nhiếp tâm ở trong cái đuổi bệnh đó, để khi nhiếp tâm được thì đuổi bệnh được, con hiểu chưa? Thành ra nó ngắn, nó gọn hơn. Chứ không khéo thì phải dạy con bắt đầu là phải nhiếp tâm trong cánh tay đưa ra vô, cho đến khi nhiếp được rồi mới an trú được. An trú mà phải theo cái pháp, thí dụ như: “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra, An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô” phải không?
Mà mỗi buổi, thí dụ như buổi sáng con cố gắng cái thời gian con tu 30 phút. Buổi chiều con tu 30 phút, buổi tối 30 phút, buổi khuya 30 phút, lúc nào cũng đuổi bệnh. Chừng nào hết thôi, mà không hết thì tập nữa. Tại vì không hết cái con xét lại, nếu mà con nhiếp tâm mà không có vọng tưởng thì con đã đuổi bệnh rồi, nó chạy mất rồi. Còn vì còn vọng tưởng cho nên nó chưa được. Cho nên nhiếp tâm có nghĩa là làm cho cái tâm mình nó dính vào trong cái thân hành của mình. Làm cho cái cánh tay đưa ra vầy với cái tâm của mình nó không có còn một niệm gì khác xen vô cái chỗ mà mình biết cánh tay. Thầy gọi là nhiếp tâm. Còn an trú thì con sẽ nhắc: “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra, an tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô”. Thì con nhắc vậy, mà con thấy một trạng thái nó rất an, thiệt an. Nó làm cho con rất an ổn, nó không bị đau nhức, không có bị gì hết. Trong thân con không có bị mệt nhọc, không gì thì đó là nó đã an trú. Còn nó chưa có thì nó chưa an trú. Nhưng mà phải tập cho nó được an.
Còn bây giờ mình đuổi bệnh. Mà khi mà đuổi bệnh thì nó nhiếp tâm ở trong cái đuổi bệnh, mà cái nhiếp nó không có niệm. Nó không có cái niệm nào khởi trong tâm con, thì lúc bấy giờ cái bệnh của con sẽ hết. Mà nó sẽ hết thì nó là sự an trú, con hiểu không? Nó không còn đau nữa là nó đã an trú trên thân con rồi. Cho nên con phải tập lại kỹ, tập đừng cho niệm. Bởi vì bây giờ, thay vì bây giờ 30 phút thì con bị niệm, có niệm xen vô. Mà có thể buổi sáng con không niệm nhưng buổi chiều bị niệm, hay là buổi tối bị niệm. Thí dụ như nó bị niệm nó vô vậy, là con đuổi bệnh không hết. Cho nên do đó con phải tập nhiếp tâm cho kỹ lưỡng. Cho nên ở đây có những người người ta chưa có Tứ Thần Túc, nhưng mà vì người ta nhiếp tâm không vọng tưởng mà người ta đuổi được bệnh. Mấy con xét mấy con thấy.
(40:01) Phật tử 2: Con kính bạch Thầy, có lúc thì con tập như Thầy nói, có lúc con đang tập cái này thì tự nhiên nó lại khởi lên nó đau hết cả người. Thì con cũng tác ý “Đưa tay ra, đưa tay vô”, và con bảo là: “Cái thân này không được đau nhức theo tay để ra ngoài”, xong rồi “An tịnh thân hành đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô” thì như thế cũng phải đến 10 phút nó mới an, nó không đau nhức nữa.
Trưởng Lão: Nó đánh lại con đó, con đuổi nó, nó đánh vô đó.
Phật tử 2: Nếu mà nó không khởi, đầu này nó không giật, mà ví dụ con bảo: “Đầu này bình thường không được run, không được giật nữa”, thì nó không run, không giật, thì một lúc nó đau hết cả người.
Trưởng Lão: Đánh qua góc độ khác. Bởi vì cái đó là cái nghiệp của con, cho nên nó chưa có chuyển nghiệp. Và đồng thời thì cái sự nhiếp tâm của con, con cố gắng con nhiếp đừng có niệm. Đó là cái thứ nhất. Trong khoảng 30 phút không có niệm thôi, con chỉ cần biết có cánh tay đưa ra vô thôi, phải không? Rồi kế đó thì con sống một đời sống coi như là thọ Bát Quan Trai. Con tập, con tập dần. Con tập dần. Bắt đầu con, thay vì con ăn ngày một bữa như ngày thọ Bát Quan Trai. Nhưng mà vì con còn uống thêm cái gì đó trong cái buổi sáng hoặc là buổi chiều thôi. Uống thôi chớ đừng ăn, ăn chỉ ngày một bữa thôi. Rồi con tập, nó sẽ lành được, nó sẽ hết. Con tinh cần, con chuyên cần lên, rồi con nhiếp tâm cho được. Ráng cố gắng lui trở lại cho đến khi nó đạt được cái chất lượng nhiếp tâm mà không có niệm. Rồi con dần con tăng lên, tăng lên cho đến khi mà hoàn toàn nó đúng 30 phút, thì lúc bấy giờ là bệnh con đuổi đi được rồi. Nhớ tập cho kỹ ở chỗ cái phần nhiếp tâm đó con. Nhiếp tâm bằng câu tác ý đuổi bệnh lấy cái câu đó thôi. Và Liễu Vân con cũng nhớ con, để đuổi nó ra.
(41:56) Phật tử 3: Thưa Thầy, con bạch Thầy. Ngày hôm qua thì con tự nhiên áp huyết rất cao và thêm một cái suy nhược tuần hoàn não nữa. Thì tự nhiên con cứ thấy choáng váng đầu và nó rất là chóng mặt và rất là mệt, thế là uống thuốc cũng vẫn cứ mệt. Con nghĩ là trong lúc ấy thì con chỉ biết là con nằm tĩnh tâm và con nương vào hơi thở, và con tác ý để đuổi bệnh. Nhưng mà nó cũng ghê gớm, nó cũng chống đối lại rất là nhiều, nó chưa thể nào nghe lời mình được. Vậy cho nên là con cũng phải dùng thuốc mất một thời gian. Bây giờ con nghĩ là vào đây con không dùng thuốc, nhất định con không dùng thuốc. Bởi vì bác sĩ nói là bệnh huyết áp cao của con thì con phải dùng thuốc đến lúc chết. Thì mới đây, vì nhiều người cũng không dùng thì đùng nó đột biến tai biến mạch máu não thì nó rất là nguy hiểm. Nên là con…. Bây giờ con cũng khá nhiều rồi, nó vẫn còn nhưng mà con nghĩ con vào đây lần này là con xin Thầy pháp tu và con không uống thuốc nữa. Chiều hôm qua đến nay con cũng không uống thuốc nữa, và con cũng tu theo, xin Thầy dạy cho pháp tu, và ở đây thì con giữ giới luật. Để có thể là một tháng hai tháng thì con xem cái bệnh tình của con nó theo cái giới luật con giữ gìn và cái pháp tu Thầy cho nó được kết quả như thế nào?
Trưởng Lão: Thầy sẽ dạy cho cách thức nhiếp tâm. Nhiếp tâm xong rồi, rồi Thầy mới dạy cho con an trú. Bởi vì không có thời gian phải tập luyện mấy con. An trú rồi bắt đầu mới đuổi bệnh vậy đó, nó rõ ràng. Cho nên vì vậy mà sống ở đây, thí dụ như theo mấy con tùy theo. Bây giờ thì, trong khi đó mấy con có mang thuốc theo thì, có cái gì thì mấy con cứ uống. Nhưng mà khi mà Thầy dạy nhiếp tâm, khi mà được an trú rồi Thầy bảo bây giờ dứt thuốc. Là lúc bấy giờ Thầy biết mấy con có đủ khả năng để mà đối trị với cái bệnh của mấy con rồi. Còn mấy con chưa đủ khả năng thì mấy con đừng có vội. Khi nào Thầy cho bây giờ không cần uống thuốc nữa, mấy con đủ khả năng chiến đấu với bệnh, thì lúc bấy giờ mấy con không uống thuốc nữa. Nhất định là ôm pháp mà vượt lên, chống lại với cái nghiệp thân của mình, cái cảm thọ của cái bệnh, thì mấy con sẽ phục hồi lại cơ thể một cách rất dễ dàng không có khó. Thầy dạy cho mấy con, mấy con tập cho kỹ lưỡng.
Rồi mấy con thấy bây giờ Thầy dạy từ một cánh tay đưa ra hoặc từ một hơi thở hít vô thở ra. Rồi mấy con thấy từ một hơi thở cho đến năm hơi thở. Từ năm hơi thở đến 10 hơi thở, rồi 20 hơi thở, 30 hơi thở. Xong rồi thì trong cái khoảng thời gian đó nó là 30 phút. Thì cộng lại số thời gian mà tu tập, trong một buổi 30 phút đó nó được bao nhiêu thời gian mà nhiếp tâm và không có niệm. Thì lúc bấy giờ, Thầy căn cứ vào cái chỗ mà không niệm của mấy con thì Thầy dạy cho mấy con an trú. Mà khi an trú được rồi mà trong khoảng thời gian, có khoảng thời gian nhất định rồi thì Thầy bảo bây giờ không cần uống thuốc nữa. Các con đủ sức để mà đương đầu với cái cảm thọ, cái bệnh của các con. Thì lúc bấy giờ mấy con sử dụng cái pháp an trú được rồi, mấy con sẽ dùng pháp đẩy lui bệnh một cách dễ dàng, không có khó. Yên tâm. Con đến đây gặp Thầy rồi thì bệnh nó sẽ chạy mất hết. Không có bệnh nào mà dám hoạnh họe mấy con.
(45:19) Phật tử 4: Con xin kính thưa Thầy. Con bạch Thầy là coi như con thì cách đây mấy năm rồi, ba bốn năm con bị cái bệnh bướu cổ. Con xin pháp của Thầy và Thầy cho con cái pháp thì về con đuổi được. Vậy nhưng mà con chẳng biết đường mà viết, viết một cái thư để lại cho Thầy là Thầy đã cho con khỏi bệnh, con cũng chẳng gửi được. Thưa Thầy, con xin sám hối Thầy ạ.
Trưởng Lão: Thôi không sao hết. Hết bệnh là được.
Phật tử 4: Bây giờ con xin bạch Thầy là, con chỉ có bệnh ví dụ như viêm họng hạt í ạ. Lúc mà bị cảm hay bị gió thì họng của con nó cứ rát rát, dần dần là nó viêm lên mấy ngày, thì nó cứ ho khạc khạc chứ không phải đau đớn ở đâu cả. Con chỉ xin Thầy dạy cho con cách làm sao để con đuổi được bệnh, con không bị ho nữa. Mà con thì con nhất định con không uống thuốc. Từ cái ngày mà con bị bướu cổ đấy là Thầy dạy con là con nhất định con không uống thuốc. Con nghĩ là con cứ ôm chặt pháp của Thầy thôi, con không uống thuốc. Con cứ giấu các cháu ở nhà. Con bảo là: “Mẹ thuốc uống rồi cứ bắt uống mãi, uống đủ thì thôi chứ cứ uống gì.” Bây giờ thực ra con chỉ ôm pháp thôi. Con bạch Thầy, thì là coi như là con hiện nay thì con vẫn cứ thỉnh thoảng con cứ bị ho ho. Kiểu ví dụ mà ho như là kiểu mà thời tiết í con bị cái họng hạt chỉ khoảng 7 ngày hay 10 ngày thì nó vẫn bị thế. Con đuổi được, nhưng mà đuổi nó hơi lâu. Thỉnh thoảng con vẫn còn ngậm một chút nước chanh, nước muối ạ. Con bạch Thầy có thế thôi. Thế thì con xin Thầy dạy cho con đuổi cho nó đi, viêm họng hạt đấy ạ. Con xin Thầy ạ.
Trưởng Lão: Thì bắt đầu bây giờ mấy con vô đây, Thầy dạy cho trị bệnh chứ không còn cách nào. Tu để trị bệnh, tu để đuổi bệnh chứ không có gì. Để đem lại sự bình an cho cái thân của mình. Để khi chết mà mình không bị những cái nghiệp bệnh nó hoành hành, nó làm cho mấy con khổ mấy con. Khi mà đau mình mới biết bệnh là khổ, mấy con. Khổ lắm mấy con. Cho nên vì vậy mà chuẩn bị cho mình có được sự nhiếp tâm, có được sự an trú rồi thì mới vững bụng. Khi mà có bệnh đến cái thân của chúng ta là chúng ta sẽ đẩy lui ra được. Chứ còn nhiếp tâm mà chưa được, an trú chưa được là một nỗi lo, là một nỗi lo.
Cho nên vì vậy mà hôm nay mấy con vào đây thì mấy con phải nhớ kỹ tập nhiếp tâm. Nhiếp tâm cho cẩn thận kỹ lưỡng, nhiếp cho được. Rồi được rồi thì tập an trú cho được. An trú cho được thì mới vững bụng. Chỉ có 30 phút thôi mấy con. Thầy không dạy mấy con ngồi nhiều đâu, 30 phút thôi. Ráng cố gắng. Mấy con thấy cái tín lực của mấy con cộng với cái sự mà tu tập của mấy con thì cái bệnh nó có giảm, nó có. Nhưng mà sự thực mấy con chưa được nhiếp tâm và an trú được. Chứ mà cỡ nhiếp tâm và an trú được thì không có bệnh nào mà nó tác động vào thân của con được. Khi mà đụng mấy con thì mấy con tác ý nó bay ra hết.
Cái bệnh viêm họng hạt là tại vì cái phế quản của mình, khi mà thời tiết nó thay đổi là nó bị viêm liền con, cho nên nó bị ho. Cho nên vì vậy mà cái cơ thể của con coi như nó cũng có cái tật ở đó rồi. Cho nên hễ mà thời tiết nó bình thường thì thôi, mà hễ nó có thay đổi cái bắt đầu con bị ho. Hoặc lạnh hoặc nóng nó cũng ho, chứ không phải là lạnh không ho đâu, cho nên nó lâu lành. Nhưng mà nó ho không phải ho nhiều như mấy người bệnh ho, nó bị viêm đấy thôi. Viêm phế quản, cho nên vì vậy mà nó không bao giờ dứt. Coi như cái chỗ đó là cái cổ họng hạt của mình, chỗ đó nó yếu. Cho nên ảnh hưởng thời tiết thì nó bị. Nó bị rồi con ho. Cho nên nó thấy sao mà đuổi nó thì nó cũng đi đó, nhưng sao mà nó không hết luôn? Khi nào mà con được vào Thiền Định rồi cái cơ thể con nó sẽ hết, nó sẽ không còn. Còn bây giờ nó chưa có được vào Định nên nó bị. Không có gì hết.
(49:15) Phật tử 5: Con kính bạch Thầy. Con xin ý kiến tiếp theo cũng như các cô. Qua những lời Thầy giảng vừa rồi thì con cũng như là trong các sách, trong các băng, trong các đĩa hình mà Thầy đã dạy chúng con qua những Thân Hành Niệm nội ngoại. Thế thì chúng con về nhà, chúng con cũng thực hành. Thì qua những thực tập ở nhà, thì thực sự mà nói với Thầy là, vừa rồi con có cháu ngoại ra đời, con chăm sóc nó thành ra con cũng không tập tành gì được. Cộng với cái sự lười biếng nữa, thành ra là con không tập được mấy. Trước kia thì con đã tập được nhiều nhưng mà, bạch Thầy là, từ lâu con đã không tập được hơi thở, con có viết thư trình Thầy, Thầy bảo thôi con bỏ hẳn hơi thở, con chỉ dùng Thân Hành Ngoại. Thế con dùng Thân Hành Ngoại thì sao con tập mà nhiều khi nó không kéo dài thời gian đâu, nhưng mà nó vẫn tức ngực. Thì con tập thời gian con không được dài, thì con thấy con vẫn bị tức ngực. Như là Thầy nói là khi mà đưa tay ra hoặc bước chân đi mà trong 10 bước, 20 bước, hay 50 bước mà con không thất niệm, tức là con vẫn nhớ bước chân thì đó là nhiếp tâm. Còn nếu như không có một niệm gì xen vào trong 20 bước đó là an trú tâm trong 20 bước. Thì con nắm rõ những cái pháp Thầy giảng rồi, nhưng con tập thì nó, con vẫn dùng thân hành ngoại mà nhiều khi nó cứ tức cái dây ngực trái của con, nó nóng, nó khó chịu lắm. Thế thì qua những lần nó bị cảm thọ như vậy, về thế là lại dính mắc vào con cháu, thế là con tập rất là ít, với lại lười biếng nữa con tập rất ít. Đến bây giờ thì con mới, coi như là con đã làm tròn bổn phận ở nhà rồi. Con mới vào đây để là con sẽ được gần Thầy, con sẽ nương nhờ từ trường của Thầy của cô ở đây và sẽ khép mình vào giới luật rồi con sẽ cố gắng tập hơn ạ.
Trưởng Lão: Phải ráng cố gắng con. Về đây mình ráng cố gắng mà tập rất căn bản. Chứ không phải tập nhiều nhiều, mà tập ít, tập rất vừa đúng với khả năng của mình. Nhiếp tâm trong năm lần đưa tay hoặc là năm bước đi hoặc là mười bước đi thôi. Để rồi những cái tập ít đó mà cái căn bản của nó không bị có những cái niệm tác động vào, có cái niệm vọng tưởng xen vào. Phải tập cho rất kỹ, rất nhiệt tâm. Từng cái hành động làm như thế này là cái hành động cứu khổ chúng ta. Làm cho chúng ta không còn bệnh tật đau khổ nữa. Các con nhớ cái hành động như thế này, nó đơn giản như thế này mà nó lại cứu khổ chúng ta. Cho nên vì vậy mà mỗi cái hành động khi đưa tay ra là cả một vấn đề tu tập của chúng ta. Đương đầu với những cái khó khăn, cái nghiệp báo trên cái thân của chúng ta đang mang.
Một cái hành động đưa tay ra mà tập như thế này là cũng đương đầu với cái nghiệp, cái nghiệp báo cái thân của các con. Cho nên đưa vô đưa ra như thế này là con đã chiến đấu với cái giặc sinh tử. Cho nên khi mà làm được cái này là phải có đầy đủ, có một cái đức dũng cảm, gan dạ mới làm được. Chứ còn nếu không, con làm một hơi, làm như thói quen đấy thì nó không phải đâu. Làm cho thật tình làm. “Đưa tay ra, đưa tay vô” một cách rất là nhiệt tâm với cái hành động đưa ra. Cho nên cái phương pháp tác ý nó cũng phải nhiệt tâm. Bởi vì mình là người bệnh khổ mà, đang khổ mà. Mà muốn thoát ra khổ. Cũng như một người đang ở tù, muốn thoát ra khỏi tù là phải dùng đủ cái sức lực, dùng đủ cái gan dạ của mình để vượt ra cái khó của người ta, để ra cho khỏi cái sự bao vây của nhân quả. Cho nên do đó mà hành động làm mấy con phải nói là cái hành động rất là quý báu vô cùng để cứu khổ mấy con. Cái hành động đưa tay ra vầy là một cái hành động cứu khổ mấy con. Mấy con phải làm thật tình, nhiệt tình từng cái hành động.
Cho nên không đưa tay ra thôi, mà đã đưa tay ra coi như đây là sự sống chết của mấy con ở trong bàn tay của mấy con. Cái hành động này là sự sống chết của mấy con. Đưa tay vô là một sự làm chủ sự sống chết của mấy con. Bởi vì làm chủ được bệnh là làm chủ được sự sống của chết mấy con. Làm sao mà cánh tay như thế này mà đẩy lui được bệnh? Mà nó đẩy lui được bệnh như vậy là một hành động rất là quý, rất là quý mấy con. Cho nên một hành động mà chúng ta nỗ lực như vậy là một hành động cứu khổ, bằng chính tự lực của chúng ta đã cứu chúng ta thoát ra cái khổ. Thì bắt đầu mấy con thấy cái bệnh như thế nào, nó làm cho mấy con khổ đến bực nào không. Mà bây giờ cánh tay như thế này, mà nhiếp như thế này, mà an trú như thế này được thì cái bệnh nó sẽ đi rồi. Thì mấy con thấy cái giá trị của một cái hành động, của đưa tay ra vô, cái giá trị nó cao vô cùng. Cho nên phải tập kỹ lưỡng hẳn hòi chứ không phải tập chơi được. Có nhiều khi mấy con nghĩ tập như vậy rồi mấy con…
(54:18) Phật tử 5: Rõ ràng con nghe Thầy giảng rằng phải nhiệt tâm chuyên cần. Tức là đưa một cánh tay ra thì phải nhiệt tâm mà an trú cho nó ra và an trú vào. Con mà càng thấy nhiệt tâm thì con càng bị nóng ngực trái hơn ạ.
Trưởng Lão: Coi như là con bị ức chế nhiều. Cho nên vì vậy mà trong khi đó con chỉ, thay vì bây giờ con đưa ra năm lần mà nó bị đau ngực con. Đưa một lần làm sao đau? Phải không? Tại vì cái sức nó chưa có quen mà mình lại vận dụng, mình rất là tận lực của mình để đưa cánh tay ra. Mà năm lần nó bị đau cái ngực con, là con đã vận dụng quá nhiều chứ gì? Vậy thì con đưa ra một lần thì đâu đau. Rồi nghỉ một chút, rồi đưa ra một lần nữa. Và cứ như vậy thì trong một ngày, hai ngày, ba ngày, nó quen rồi thì con đưa hai lần. Thì hai lần nó cũng đâu có đau. Rồi đưa dần dần dần lên năm lần, nó đâu có đau, tại nó quen rồi. Cái cơ thể của chúng ta nó sẽ thích nghi. Còn con đưa như vậy đó, một lô nó quá nhiều. mà vận dụng nó quá tận cùng vậy đó, thì nó sẽ gây rối loạn cái cơ thể con. Bởi vì nó đâu bao giờ mà nó, cái cơ thể của con bao giờ nó có làm chuyện này, bao giờ nó tập trung chuyện này hoài như vậy đâu, nó đâu có chịu đâu. Mà bây giờ làm như vậy là nó phải gây một cái gì đó để cho con bỏ cái này đi, đừng làm cái này nữa. Mày làm cái này tao cho mày đau, cho mày ớn. Đặng cho con sợ đó, con sợ con không dám làm. Mà không ấy thôi mình làm sơ sơ thôi, không dám.
Cho nên khi mà mình nhiệt tâm, mình thấy nó có cái trạng thái đó, mình lui lại, lui lại rồi mình tập. Tập từ từ nó quen rồi cái mình tăng dần tăng dần tăng dần lên. Và đồng thời cuối cùng nó sẽ đánh con tận cùng, nó sẽ cản trở con, Thầy biết là nó sẽ đánh. Nhưng mà tới khi mà nhiếp được, mình nhiếp tâm được. Mình thấy rõ ràng mình nhiệt tâm là mình phải nhiếp được. Mà khi nhiếp được từ 15 phút đến 20 phút rồi, mà bây giờ mình muốn tăng lên 30 phút thì nó đánh con cũng là tức ngực, cũng là đau như muốn chết. Con không sợ, “Tao cho mày nè, tao cho chết”. Thì con nhiếp, con sử dụng hoàn toàn, con nhiếp rất là chặt chẽ. Nó đau gì đau, kệ, con cứ đưa tay ra, đưa tay vô. Biết đưa tay ra vô, nhiệt tâm từng hành động. Còn đau chẳng cần biết nữa, thì nó sẽ vượt qua, cái cảm thọ nó sẽ quét sạch ra hết. Phải không? Mấy con sẽ làm đi rồi tới chừng chỗ đó.
Chứ bây giờ thì mấy con khoan, cái lực của mình chưa đủ. Cái sức mình mới nhiếp tâm chưa đủ, mình lui lại. Coi như mình còn yếu, mình đánh du kích. Nó đánh mình mạnh quá, nó đánh mình đau, tức ngực, mình tự trốn đi, mình tập ít. Tập ít rồi bắt đầu mình thấy mình tăng dần dần lên được. Có một khoảng từ 10 phút đến 20 phút rồi, thì nó hiện ra cái tướng đau nào, con quét ra hết. Không có sợ. Bây giờ đánh hiện đại nhau, một là tao thắng, hai là tao chết thôi, chứ không thua. Tới chừng đó Thầy mới cho phép mấy con chứ. Bởi vì Thầy là người chỉ huy trên mặt trận này, mà lính của Thầy, Thầy cho phép đánh được. Mà bây giờ vũ khí chúng ta đầy đủ, nội lực chúng ta có đủ. Bây giờ mới thẳng thừng mà đánh giặc sinh tử. Thì mấy con sẽ đương đầu với nó đánh, Thầy chỉ huy. Còn Thầy chưa cho thì đừng có đánh. Bởi vì Thầy biết cái sức lực của mấy con còn yếu, mà đương đầu với nó, nó đánh, mấy con chắc bò càng hết, tiêu hết quân lính. Coi chừng!
(57:32) Cho nên phải tùy theo. Mà có Thầy là chỉ huy trên cái mặt trận này, mặt trận sinh tử mà. Mặt trận sinh tử, chứ đâu phải. Mà Thầy chỉ huy cho mấy con thì mỗi người đều có mặt trận sinh tử của nó hết, thì mấy con đánh nó. Thầy thấy: Ờ, cái lực lượng của mấy con đủ sức để mà đương đầu với cái giặc sinh tử này rồi, các con sẽ thắng nó được. Thầy cho mấy con đánh thẳng tay tới. Còn bây giờ thấy sức của mấy con còn yếu, khoan. Đứa này được thì đánh đi, đánh dẹp nó luôn đi. Mặt trận của con thắng được giặc sanh tử thì cứ đánh. Còn đứa này chưa được thì khoan. Bây giờ phải củng cố được cái lực lượng của mình lại, cái sức lực của mình lại. Vũ lực của mình đầy đủ trở lại hẳn hoi, con có đủ nội lực rồi. Thầy sẽ chỉ cho một bữa tác chiến thôi, vậy thì nó tiêu hết. Bao giờ giặc sinh tử cũng thua mình. Bởi cái này là cái chiến thuật, chiến lược của đức Phật để lại cho chúng ta để mà chúng ta chiến đấu với giặc sinh tử mà.
Trước mặt của chúng ta là chúng ta đang sống ở trong cái đối đương đầu với giặc sinh tử. Nó đang cai trị cái đất nước chúng ta. Nó sai mấy con cái gì, mấy con trở thành cái người dân nô lệ cho nó, phải không? Mấy con thấy, nó bảo bệnh thì mấy con bệnh nó đè đầu mấy con. Nó bảo mấy con muốn ăn cái gì, nó bảo mấy con buồn ngủ thì gục xuống. Nó bảo sao thì mấy con làm vậy. Có phải bây giờ mấy con là những người nô lệ của nó đâu, phải không? Bây giờ mình muốn đứng dậy để mà chống lại, để thành lập cái mặt trận. Đủ cái sức luyện tập, đủ cái sức nội lực rồi, đủ sức rồi mới đương đầu với chúng, thì chúng ta sẽ thắng, phải không? Bởi vì đức Phật thắng được, Thầy thắng được, bao nhiêu bậc Thánh Tăng đã thắng được rồi, thì không lẽ mấy con không thắng được cái trận của mấy con sao? Giặc sanh tử nó phải thua mấy con chứ.
Là con người thì người nào cũng thắng trận được hết. Đức Phật đã nói mà “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” có phải không? Trên trời dưới trời chỉ có con người là duy nhất thôi. Con người là làm được cái điều này. Cho nên cái giáo pháp của đức Phật truyền lại cho con người, chứ không có truyền lại cho loài động vật làm được. Chỉ có con người làm được cái mặt trận sinh, già, bệnh, chết này. Các con thấy chưa? Vậy thì mấy con là con người thì đâu có thua gì ai đâu, cũng thắng trận được chứ! Mai mốt bên nữ, Ni đoàn họ sẽ làm chủ, mấy con coi. Rồi chừng đó mấy con, mà không những cái người tu sĩ mà người cư sĩ vẫn làm được thì mấy con vẫn làm được. Mà bây giờ mấy con đang bệnh thì mấy con biết cái giặc sinh tử nó đang đe dọa, nó đang diệt mình. Bây giờ nó không muốn xài mình được nữa nó giết mình đi. Phải không? Các con thấy chưa? Nó đang hăm he mấy con đó. Cho nên vì vậy mấy con phải nỗ lực tận cùng theo cái chương trình, cái chiến thuật chiến lược mà Thầy đã dạy mấy con. Mấy con tập luyện cho đủ cái nội lực, chừng mà đủ rồi mấy con mở mặt trận thẳng thừng mà đánh với nó, không có chịu thua, không đầu hàng. Phải không? Mấy con thấy chưa? Phải nỗ lực. Rồi bây giờ còn hỏi Thầy gì nữa không?
(1:00:14) Phật tử 6: Con xin bạch Thầy, về cái pháp, con xin Thầy cái pháp tu của con. Thì bây giờ thì gia duyên của con đỡ rồi. Con xin vào đây để học lớp Đạo Đức ạ. Những buổi không học thì con lại tập cái pháp Thân Hành Niệm luyện hơi thở. Bây giờ con bạch Thầy là con rất lúng túng. Là về đây được hai ba hôm …có kết quả. Thì Thầy bảo con là con tu một thời gian thì không một niệm …hết những vọng tưởng ạ. Thì con cũng còn … thì con cũng muốn là con tập thì … con vào đây thì con con nhiếp tâm từ ba đến bốn năm phút gì đấy. Thế thì con muốn bạch Thầy. Thế thì sau đó thì con khi vào trong này, thì con xin sám hối là để sau đó là con. Thầy có dặn cả mấy người là không được nói chuyện. Nhưng mà hồi đó là con vẫn còn phạm giới cho nên nói chuyện làm cái việc tu của con nó bị, cái cái sự quyết tâm của con nó bị đứt đoạn. Và từ hồi đó đến giờ thì cái việc … con không thu xếp được để mà ngày nào cũng thực hành cái Thân Hành Niệm. Mà cái việc tỉnh giác, cái chánh niệm tỉnh giác ấy. Thế thì đợt này con nguyện tại vì con nghĩ chắc là tại vì giới luật của con con giữ nó không được nó không được … nữa. … con để nó bị … Và đợt này thì con xin sám hối với Thầy …
Trưởng Lão: Do đây là cái phần kiểm tra kết quả này kia thì cô, Thầy hướng dẫn cho mấy con rồi cô Út theo dõi kiểm tra cho con trong cái thời gian. Trong nửa tháng, một tháng, hai tháng, con ở đây hoàn toàn là phải tập đạt được cái căn bản nhất, mới đạt được cái căn bản. Rồi từ đó mấy con mới nắm được cái căn bản. Mà nhiếp được cái căn bản này rồi thì mấy con về mấy con mới đối trị được những cái bệnh của mấy con nó mới dễ. Phải tu tập cho thật sự. Bây giờ cái chương trình, cái lớp của Thầy dạy đã đi vào những căn bản để rồi tiến lên. Tiến lên từ cái lớp này cho chuyển qua cái lớp khác, đi từ cái căn bản đó. Cho nên bây giờ thì mấy con yên tâm. Bây giờ mấy con nghỉ cho khỏe đi. Rồi bắt đầu vô đây học Đạo Đức, cái lớp mà cô Út dạy chung cho bên nữ. Bắt đầu đi. Rồi kế đó Thầy dạy cho mấy con nhiếp tâm và an trú, cách thức an trú. Dạy cho các con cách thức ở trên Tứ Chánh Cần ngăn và diệt ác, ngăn và diệt các ác pháp, tăng trưởng các thiện pháp. Để cho mấy con thực hiện cho được trong cái thời gian mấy con, không có còn thời gian dài, tuổi lớn hết rồi. Và trong số mấy con thì người nào cũng có bệnh hết chứ không phải là. Mạnh thì coi mạnh vậy chứ chết là con cũng hết, cho nên phải nỗ lực. Thật sự là trong cái thời gian mà từ ngoài đó, mà khi con vào đây xa xôi con (1:02:57) phải nỗ lực chứ không phải, mà thiếu. Khi mà trở về mà mất cái căn bản thì mấy con tu nó dậm chân tại chỗ mất rồi, cái thời gian mấy con sẽ bị mất. Còn bây giờ có căn bản rồi, về thì mấy con sẽ tu, từ đó mấy con sẽ biết là mình ở cái pháp nào lên pháp nào, rồi từ đó lên pháp nào. Đạt được kết quả này thì phải leo tới cái pháp khác, chớ không phải ở chỗ pháp đó mà phải tu tập hoài. Các con hiểu chưa. Ở đây nó có khác, cái chương trình tu học ở đây bây giờ nó có khác. Bây giờ còn gì nữa không, Thầy xin về…
(1:03:30) Phật tử 7: Bạch Thầy con là ….. con xin được đảnh lễ Thầy.
Trưởng Lão: Xá Thầy được rồi. Con ráng tu là đảnh lễ Thầy. Hễ người nào tu mà làm chủ được bệnh, không có đau bệnh nữa là đảnh lễ Thầy rồi.
Phật tử 7: Con xin bạch Thầy là con, con đã được học kinh sách của Thầy, con đã thấy được con đường tu của Thầy, Thầy đã dạy cho chúng con đi trên con đường tu đúng. Ánh sáng hào quang của Thầy đã soi rọi cho chúng con. Chúng con đã biết về thế nào là nhân quả… Chúng con cũng xin là được thành tâm con xin Thầy, bạch Thầy là con rất cảm động hôm nay là ngày (1:04:13) … quan tâm, sách tấn, trước mặt Thầy con rất xúc động, con xin Thầy thương mấy chị em chúng con ….và Thầy cho chúng con được đi theo chính pháp của Thầy, để chúng con nguyện sẽ tu hành theo lời Thầy dạy để được chính đẳng chứng đắc ạ.
Trưởng Lão: … Rồi mấy con phải ráng tu tập, Thầy sẽ dẫn các con theo, thoát khổ, không để mấy con bị khổ.
Phật tử 7: Thầy cho con pháp danh ạ.
Trưởng Lão: Rồi rồi, Thầy sẽ cho cái điệp phái, pháp danh. Khi đó con ghi cái tên đưa cho cô Út con. Thầy sẽ cho.
Phật tử 7: Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, chị em chúng con năm người tất cả.
Trưởng Lão: Ở trong này có ghi tên ở trong này hết phải không con? Rồi được rồi, Thầy sẽ làm cái điệp phái cho con. Thôi được rồi mấy con về ngồi đi con. Thầy sẽ coi mấy con như là đứa con của Thầy, mấy con. Thầy sẽ dẫn dắt. Mấy con ráng tập tu, Thầy sẽ dẫn dắt tới nơi tới chốn mấy con, để cho mấy con không còn khổ nữa, mấy con. Có con mà để con mình khổ quá thì đâu đành, phải không mấy con. Thì các con có con rồi, mấy con biết rồi. Nó có hạnh phúc, nó an vui thì mình mới có vui, chứ mà nó còn đang đau khổ thì đâu có nỡ. Cho nên Thầy nghe Liễu Vân ở ngoài đó bị bệnh, Thầy thấy rất là tội, mà không được gần bên Thầy để Thầy kìm kẹp cho nó tu rồi, tu cho nó hết đau. Rồi bây giờ mấy con về đi con, Thầy bây giờ về. Rồi cô Út sẽ kiểm lại những gì cần để Thầy nhận đúng tên.
(1:06:03) Phật tử 8: Thưa bạch Thầy, con là Diệu Đức ạ. Con hôm nay thì con lại được về tu học ở Tu viện ạ. Hai năm vừa qua con đã về con không được gặp Thầy. Con định tuần này về có Thầy chỉ dạy cho chúng con. Con xin trình Thầy pháp tu của con. Như con thì, sức khỏe của con nó không có bệnh tật gì. Trong khi tu tập thì nói chung hơi thở của con rất là đều, nó không bị ức chế, nó không bị đau đớn chỗ nào hết. Nhưng có một điều khi đi kinh hành nội cũng như là khi ngồi nhiếp tâm thì nói chung con không tu được nổi 30 phút. Nhưng mà khi nào con ngồi thì con tác ý là: “Ý thức quay vào, tâm quay vào” thì khi đó thì con sẽ nhiếp phục được hơi thở bình thường, khoảng vài hơi thở rất là nhẹ nhàng. Sau đó thì con nhiếp phục được nó thì con thấy là trong cơ bụng nó chuyển động nó cứ “ục”. Thế rồi đến khi con nhiếp tâm thì con thấy nó “ục”, nhưng rồi sau đó được độ khoảng vài ba phút thì bắt đầu có khi coi có niệm nào nó khởi đến, thì con lại tác ý là: “Tâm quay vào”, hay là con bảo “Tâm phải quan sát thân” thì khi đó con lại đổi, thì ý thức của con lại quan sát thân con từ dưới lên trên. Thì được khoảng độ được hai vòng cái đó thì con lại bắt đầu con lại nhiếp phục nó, con lại biết hơi thở ra hơi thở vô. Nhưng mà cứ thỉnh thoảng vẫn có niệm, 30 phút để hoàn toàn không có niệm thì con vẫn chưa thể làm được. Thế sau đó rồi con lại bảo là “Hít vô, thở ra” thì con lại thay đổi như vậy, thì con xin Thầy như vậy có phải con tu lung tung không ạ?
Trưởng Lão: Được rồi, để rồi Thầy sẽ dạy, Thầy sẽ dạy lại hết. Thầy kiểm tra lại, Thầy dạy lại hết. Rồi trong khi đó thì cô Út sẽ lên lớp, cô Út sẽ theo dõi ghi lại rồi đưa qua Thầy. Rồi Thầy đến, Thầy sẽ dạy mấy con từng cái căn bản, dạy mấy con, cho nó có căn bản thật căn bản, nhiếp là được, nhiếp là được. Chớ không để mà mấy con nhiếp trật tới trật lui phải không? Có gì không con?
(1:08:10) Phật tử 9: Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật ạ, con kính bạch Thầy, kính thưa tất cả đại chúng. Hôm nay đoàn phật tử của chúng con ở Hà Nội được vào Tu viện để tu học, chúng con rất vui mừng. Trước hết là tới chúng con được học các lớp Đạo Đức mà Thầy giảng dạy và chúng con lại được gặp Thầy, chúng con rất là phấn khởi. Và chúng con cũng ước nguyện là lần này chúng con, chúng con cũng cố gắng giữ gìn giới luật và nghe lời Thầy dạy và cô Diệu Quang dạy (1:08:45) đạo để chất lượng, mình đã… được giai đoạn nào trong những ngày học Phật ở đây và cũng như về nhà để áp dụng vào đời sống hàng ngày. Thế và chúng con cũng không biết là nói gì hơn là xin kính chúc Thầy được mạnh khỏe và trường thọ và cô Diệu Quang mạnh khỏe để giúp đỡ tạo điều kiện … chúng con được học tập. Và chúc cho Tu viện Chơn Như ngày càng lớn mạnh hơn nữa để dìu dắt, Thầy dìu dắt Tăng Ni khắp miền đất nước và phật tử chúng con được học Đạo Đức.
Và chúng con cũng xin được thành tâm là chúng con xin cúng dường Thầy là cho hai đầu sách. Chúng con hôm nay cũng xin cúng dường Thầy và cúng dường lớp học một số tịnh tài. Hôm nay chúng con xin Thầy chứng tâm cho chúng con và một số kinh của các vị gửi về xin Thầy. Tuy nhiên là tất cả những phật tử chưa đủ gia duyên để đi đợt này thì cũng gửi lời kính thăm sức khỏe của Thầy và cô Diệu Quang ạ. Con xin thỉnh Thầy trước đại chúng để Thầy hoan hỷ chứng tâm cho chúng con. Và chúng con rất vui mừng là được Thầy chỉ dạy chúng con nhất là đuổi bệnh, ngày ngày được Thầy trực tiếp dạy. Và chúng con từ lâu cũng rất là mong muốn được gặp Thầy, nói chuyện với Thầy, Đức Thầy tôn kính của chúng con. Chúng con rất là thỏa lòng mong ước và để đền đáp công ơn thì chúng con cố gắng để học tập và thu được nhiều kết quả, để về san sẻ với là tất cả bạn đạo ở nhà. Kính bạch Thầy để Thầy chứng tâm cho chúng con
(1:10:26) Trưởng Lão: Thầy xin cảm ơn mấy con, mấy con ráng học.
Phật tử: 46 triệu để in kinh sách và 20 triệu cúng dường lớp học. Chúng con xin Thầy chứng tâm cho chúng con. Phật tử Hà Nội chúng con rất là ước ao, xin Thầy một chút nhân duyên về những kinh sách Phật, có những việc gì trong Tăng đoàn của Thầy, Thầy gọi chúng con là những người phật tử, sẽ hộ trì chánh pháp. Chúng con luôn luôn sẵn sàng và mong muốn được làm những việc hộ trì Thầy, hộ trì chánh pháp.
Trưởng Lão: Thầy hoan hỷ nhận sự cúng dường của mấy con, để làm cái lợi ích cho chúng sanh. Thôi con đứng lên đi con. Thầy sẽ nhận cái số tiền này. Con sẽ gửi lại cô Út giùm Thầy cái này, để cô Út lo in kinh sách.
Thôi, bây giờ Thầy xin cáo từ, Thầy chào mấy con Thầy về. Thầy còn làm công việc khác nữa.
(1:11:39) Phật tử 10:: Con xin thưa Thầy. Con pháp danh Hương Ngọc ạ, con ở Gia Lâm, Hà Nội. Thì cái thứ nhất là, con xin chúc sức khỏe Thầy luôn luôn mạnh khỏe và cô Út luôn luôn mạnh khỏe để dìu dắt chúng con đến nơi đến chốn ạ.
Trưởng Lão: Thầy cảm ơn con.
Phật tử 10: Cái thứ hai là cháu ngoại của con hiện nay cháu nó bị u não. Cháu đã mổ xong rồi, cháu khỏe rồi. Thì bây giờ cái tay nó, cái đầu nó không chỉ đạo được cái tay, tay vẫn cứ liệt, chân với người thì nửa người bên trái. Cháu cũng đi lại được nhưng mà nó không thật chân, cái tay nó cũng không thật. Thế thì con xin lạy Thầy, tới đây Thầy với cô cho phép thì con xin Thầy xin cô cho cháu vào Tu viện để cho cháu được xin học pháp của Thầy, để cho cháu được chữa cho nhanh khỏi. Cái thứ hai nữa là bạn của con là bạn Hương Tâm cũng ở Gia Lâm. Thì bạn của con ngày trước đã vào năm người thì trong đó thì có gặp Thầy, Thầy bảo là các con đi kinh hành, các con đi kinh hành để Thầy xem. Thế thì chúng con có đi thì Thầy bảo: “Con đi nhanh quá”, Thầy dạy thế. Thế còn bạn con thì tu Thân Hành Niệm xong bị độc cư nhiều quá, thế mà không ra bên ngoài cũng không tiếp xúc bên ngoài, không phải là đi tiếp xúc nói chuyện mà đi ra đi vào để cho nó tĩnh tâm. Thế nhưng mà cứ chúi ở trong nhà như thế là ba tháng trời, không đi ra bên ngoài, thế là bạn con bị rối loạn thần kinh, ôm gối lên trên gác xong lại ôm gối xuống.
Trưởng Lão: Tự nhốt mình.
Phật tử 10:: Bạn con bảo con là “Tôi bị như thế.” Xong con bảo là từ 12 giờ đêm cho tới 2 giờ sáng, là cô phải kêu Thầy là: “Thầy cứu con, là con bị rối loạn thần kinh. Bây giờ Thầy giúp con để cho con trấn tĩnh lại.” Thế là con mới bảo vậy cô kêu được ba ngày thì coi như là cô ấy hết hẳn. Thế từ ấy trở đi là cô ấy hết hẳn. Bây giờ cô bị điếc, thế thì cô ấy năm nay tám mươi, tám mốt tuổi, là bằng tuổi Thầy. Thì cô có gửi lời con là kính bạch Thầy và cô Út Diệu Quang. Cô ấy thì con không có, mà chồng thì chết lâu rồi, bây giờ cô ấy bảo là: “Bây giờ tôi có đồng lương, thì cô vào, cô nói giúp hộ tôi với Thầy, bạch Thầy với cô Út cho phép tôi vào ở trong Tu viện để tôi an dưỡng tu học.”
Trưởng Lão: Nói chung là báo cho cô ấy biết, vào đây Thầy sẽ nuôi cô.
Phật tử 10: Thế thì con nói con xin bạch Thầy. Thầy cho phép thì tới đây con điện luôn cho cô ấy vào ngay cái đợt này.
Trưởng Lão: Cho vào đây con. Để ở ngoài đó một mình tội. Lớn tuổi rồi. Vô đây Thầy dạy cho tu. Rồi Thầy dạy cho, các con có Thầy.
(1:15:22) Phật tử 11: Thưa Thầy, con tuy là thanh niên nhưng mà con cũng hay bị bệnh mất ngủ ạ. Hằng đêm thì con chỉ ngủ được rất là nông. Vì đêm con mất ngủ nên ban ngày con cứ mơ mơ màng màng.
Trưởng Lão: Rồi Thầy sẽ dạy cho. Sợ nó ngủ nhiều thôi chứ ít ngủ thì tốt. Ráng mà tu tập, rồi đây nó sẽ phục hồi lại bình thường.
Phật tử 12: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Con bạch Thầy. Thì trước thì con gặp pháp của Thầy từ năm 2000. Thì con đã vào đây với Thầy cái thời gian cô Nguyên Thanh đầu tiên. Thế thì con cũng ở đây mấy tháng một tháng xong con về. Thì con tu ở cái chỗ … thì con tu rất là miên mật. Mà con thấy là ngày con tu bốn thời rất là ngon ơ. Con bạch Thầy. Thế mà sau một thời gian thì con bị mấy năm thì con bị cái đờm nó không phải ở cổ, nó ở trên cái này nó cứ lồng lộng như là mình ăn một hột cơm nó sặc… Thì con đã trình Thầy rồi thì Thầy bảo con không có bệnh gì cả, thì bây giờ con cứ tu theo Thầy. Thở một hơi thở, đi một bước. Thế thì con về con cứ thực hiện, nó cứ loạn thế nào. Con tiếc mấy năm con tu rất là ngon Thầy ạ, thực sự tu được, ăn một bữa. Thế mà sau khi Thầy ra mà cô Nguyên Thanh ra thì khi Thầy đi bộ thì có gặp con. Con là Lê Thị Xuân, là pháp danh Diệu Mai, con có … Thầy có đi nói gọi, cô Nguyên Thanh có gọi điện cho Thầy, thì Thầy có nhờ chúng con ở đấy thì Nguyên Thanh ra thì cho con giúp đỡ Nguyên Thanh. Đấy thời gian thế này, từ cái đợt mà cô Nguyên Thanh ra là con tu nó cứ loạn cả lên. Con đi mà nó động. Thế thì con thì thời gian này đi … Cái năm vừa rồi cách đây là Tết rét vừa rồi đây này, con tự nhiên là bệnh nó cứ đổ ra, nước mắt nước mũi rét nhiều Thầy ạ. Thế rồi con tu không tu được. Con chỉ tu được ba thời bởi vì sáng 7 giờ cho đến 9 giờ, 2 giờ cho đến 5 giờ, à 4 giờ, thế còn từ 7 giờ cho đến 9 giờ. Còn buổi sáng con dậy nó cứ nó trào nước mắt. Thì con bảo: “Ôi ác pháp! Mày đánh tao thế này thì tao … Nó có phải thân tao đâu mà sao mày phải ác thế. Mày cứ làm cho tao ác pháp tao mới tu được. Không tao mách Thầy tao bây giờ đấy.” Thế thì con vẫn cứ thế mà nó không gì được. Thì con dành … con không bao giờ con không phải uống thuốc. Các tổ Đoàn kết đây cứ bảo cô Xuân là khỏe nhất. Thế thì con không bao giờ phải uống thuốc thật. Không bao giờ. Thế là hôm vừa rồi con phải đi mua cái thuốc 3 nghìn một vỉ thì con uống thấy nó đỡ. Đỡ nhưng mà nó lại khỏi được tí con bảo: “À tao uống mày mày có khỏi thì mày bệnh nọ mày ra bệnh kia.” Thì đúng y như thật. Con nó nó như thế thì nó … .
(1:18:10) Con bạch Thầy là … con đã vào đây. Thì con cũng chủ trương là là vừa rồi con cũng có đi vào chỗ thầy Thanh Quang để dìu dắt. Thì cũng có là cũng có cái, nó cũng có cái tuyệt vời. Thế là mấy tuần con cũng đã định là con không vào thế mà con vừa rồi thì con quyết tâm vào bây giờ sao gặp Thầy để Thầy cho cái pháp tu để mà đuổi. Năm nay con 70. Thế mà dạo này mình không vào thì thiệt thòi. Mình ở đây mình ở cái đất Ninh Bình còn lâu. Mà bây giờ thì bấy giờ thì giờ … rồi nhưng mà Thầy còn đang bận mà mày mà không đi thì mày thiệt.
Thế thì con cũng cố đi thì con không mua vé đâu Thầy ạ. … các cô cứ bảo vận động con cứ thử nó ra đi thế mà chúng con lên tàu không có vé đâu. Trưởng tàu đi thì con mới gặp, con thưa chú là “Chú có phải là trưởng tàu cái ga này không?” Chú bảo “Vâng”. “Tôi thì tôi không có vé, giờ tôi có đi được không thì chú chỉ cho hai mẹ con tôi đi.” Con nhận cháu Thoa đi, thế thì chú bảo “Bà cứ lên” thế là con quyết tâm con lên. Thì đấy dần dần con vào đây thì con xin ước nguyện Thầy cho con pháp tu để con đuổi cho nó đỡ đi nước mắt, nước mũi, đờm rãi, nói ví dụ thế.
Cho nên nó ác pháp đến đột ngột … hết. Thế … rồi buồn ngủ con thấy nó còn hãy còn đánh con nhiều lắm.
Trưởng Lão: Nó đánh nhiều chứ không có đánh ít đâu.
Phật tử: Thì con xin là bạch Thầy là Thầy cho chúng con để cho con được cái pháp tu để con tu đến nơi đến chốn. Nếu có đủ duyên thì con cũng sẽ xin thoát ly vào đây để con được gần cô Diệu Quang.
Trưởng Lão: Rồi được rồi mấy con …
Phật tử: Ở ngoài Bắc rét lắm Thầy ơi. Mà nó như …
Trưởng Lão: Bây giờ các con vô trong này nghe ấm áp phải không? Không có rét nữa.
Phật tử: Chúng con vào đây thì con chỉ sợ nhân quả lúc đấy không tu được thì Thầy cô lại bảo con về thì bọn con hãi.
Trưởng Lão: Sao không được? Vô đây là phải tu được. Đứa nào mà tu không được thì Thầy đánh đòn ấy chứ.
Phật tử: Thầy đánh thì chúng con sướng quá ạ! Cho một đứa ba roi mây.
Phật tử: Ở ngoài Bắc rét lắm chúng con lười hết cả người …
Trưởng Lão:Ở ngoài Bắc nó rét là nó lười lắm con, lạnh quá mà. Thôi bây giờ Thầy về mấy con. Để chuẩn bị, để mà bắt đầu …
Phật tử: Dạ, làm sao mà mai cái Trung Tâm An Dưỡng ở ngoài Bắc thì chúng con rất là phấn khởi. Để đón Thầy về.
Trưởng Lão: Thầy phải lo chớ! Không lẽ bây giờ Thầy lo cho mấy con đây thôi sao, còn con còn đông lắm. Thầy đông con lắm. Thôi bây giờ thì nghỉ con. Rồi chuẩn bị mấy con về nghỉ, rồi sẽ lo tu tập.
Phật tử: Chúng con xin Thầy pháp thể khinh an, thượng thọ vô lượng.
Trưởng Lão: Nhớ cố gắng từ nay về sau tập cho kỹ, Thầy không bỏ mấy con đâu, phải lo tu mấy con. Bây giờ lớn tuổi rồi mấy con phải tập tu. Ráng tu.
HẾT BĂNG