20080202 - THẦY DẠY KIM QUANG VIỆC CHỌN NGƯỜI - CÁCH ĐỨNG LỚP LÀM ĐÁP ÁN - XẢ TÂM THẤY LỖI MÌNH
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh.
Thời gian: 02/02/2008
Thời lượng: [02:00:40]
Nghe pháp âm: https://youtu.be/_u190EaOVQ4
(00:00) Trưởng lão: Phải tập luyện được cái sức. Ít hôm đây tới gần, Thầy sẽ vào Thầy kiểm tra lại. Thầy kiểm tra để phân biệt coi mấy con đang ở cái lớp Tứ Chánh Cần hay là Tứ Niệm Xứ. Và cái người nào mà đã dẹp hết những cái phần thô, tức là ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện. Tức là Thầy vô Thầy kiểm tra mấy con ngồi, bắt đầu Thầy cho mấy con ngồi hoặc mấy con đi. Ở trên Tứ Chánh Cần, từng cái niệm ở trong đầu khởi ra thì mấy con dùng cái tri kiến của mình xả nó, xả nó.
(00:30) Còn cái tâm mấy con Bất động, Thanh Thản, An Lạc, Vô Sự thì ít nhất nó ở trên Tứ Niệm Xứ rồi. Nó không còn niệm, nó đang ở trên Tứ Niệm Xứ con ngồi khoảng bao lâu? Thí dụ như giờ 30 phút mà không niệm. Thế thì ngồi chơi vậy, con ngồi… Mình sẽ nhắc: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự”. Thì bắt đầu để tự nhiên nó thanh thản an lạc vô sự, luôn luôn nó biết hơi thở ra vô. Nó kéo dài 30 phút, thì đó là con đã đạt ở trên Tứ Niệm Xứ được, vào tu Tứ Niệm Xứ. Còn cái người mà 30 phút chưa được, thì chưa, còn ở Tứ Chánh Cần.
Phải phân biệt được cái người nào tu ở Tứ Chánh Cần và cái người nào tu Tứ Niệm Xứ. Hai pháp này nó y như là một mà. Nó hai lớp người ta, chứ đâu phải cái lớp Tứ. Cái lớp Chánh Tinh Tấn với lớp Chánh Niệm với, hai lớp nó gần nhau. Chánh Tinh Tấn là Tứ Chánh Cần, còn Chánh Niệm là Tứ Niệm Xứ.
Mà bây giờ con ngồi đây, mà cứ chừng khoảng độ chừng một phút, hai phút, cái bắt đầu có một niệm khởi, niệm khởi, niệm khởi. Thì người này phải tu Tứ Chánh Cần, tức là Chánh Tinh Tấn rồi, chứ còn không có thể nào. Phải tinh tấn siêng năng hàng ngày. Mình sống để cho mình xả cái niệm bằng cái tri kiến của mình, chứ không có được ức chế, chưa có vô định được đâu.
Rồi sau khi mà thấy cái thời gian nó thưa ra. Rồi bắt đầu từ năm phút, mười phút đến ba mươi phút mà nó bất động, nó thanh thản, an lạc, vô sự. Nó kéo dài, không khởi niệm nhiều, lâu lâu vậy mới có một niệm. Mà khoảng bao lâu lâu vậy, bao nhiêu mấy phút mà nó có một niệm? Cho nên, phải căn cứ vào đó người ta biết đang vô tu cái Tứ Niệm Xứ hay là phải vô tu Tứ Chánh Cần.
Rồi người ta hướng dẫn cách thức để cho mà nếu mà mình thấy nó thưa rồi người ta hướng dẫn cho mình cách thức ở trên Tứ Chánh Cần, tu ở trong cái phương pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác, để cho cái sức tỉnh của mình nó kéo dài ra. Thì nó kéo dài được 30 phút thì nó ở trên Tứ Niệm Xứ mà tu tiếp tục. Chứ còn không khéo, không có tu cái Chánh Niệm Tỉnh Giác, thì con sẽ nó cứ. Coi chừng một phút, hai phút nó có niệm, một phút, hai phút nó có niệm.
(2:36) Triển khai tập cái sức tỉnh giác để cho nó kéo dài 30 phút. Để bắt đầu từ đó, con ở trên Tứ Niệm Xứ để cho mình tự nó khắc phục tham ưu của mình. Tức là nó bất động vậy, chứ nó quét tham, sân, si ra. Nó tỉnh táo. Rồi nó ở trên cái sự thanh thản, an lạc, vô sự. Cái trạng thái đó thì nó ngầm là nó đã quét tham, sân, si trong đó ra. Nó không còn cái niệm thì nó quét.
Còn cái Tứ Chánh Cần thì có niệm, rồi nó mới xả, nó mới quét. Nó quét bằng cái tri kiến, nó ngăn, nó diệt. Còn cái kia thì nó không ngăn diệt nữa, mà nó tự ngầm ở trong đó, nó quét ra. Cho nên, mình càng kéo dài cái trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự càng dài ra, thì nó quét càng sạch mau. Mà hễ nó tới khi mà kéo dài được một giờ hoặc hai giờ, hoặc sáu tiếng đồng hồ ở trên sự bất động, thanh thản, an lạc, vô sự thì mau mau lôi người đó vào tu luyện Định lực, là đi vào cái lớp Chánh Định rồi. Tu cái lớp Chánh Định mà Tứ Niệm Xứ chưa xong, vô lớp Chánh Định tu không có được. Tu không kết quả, mình bị ức chế tâm.
Phật tử Kim Quang: Nhưng mà người sống ở đâu mới tu được cái giai đoạn đó Thầy?
Trưởng lão: Thầy nói bây giờ, ở trong khi mà Thầy vô đó, thì Thầy… Cũng cái lớp của mấy con ha, mà cái người nào mà được ở trên Tứ Niệm Xứ thì Thầy nói cô Út sẽ sắp riêng. Cũng ở trong Tu viện, chứ không có đi đâu hết.
(4:00) Rồi cái người nào chưa được thì phải ở nguyên cái lớp Tứ Chánh Cần. Hễ hai cái lớp này nó khác. Cái người mà Tứ Chánh Cần mà giữ độc cư khác. Mà cái người mà Tứ Niệm Xứ, nó giữ độc cư khác con. Chứ để không đó, hai người này Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ. Mà bây giờ giữ cái hạnh của nó, ăn, ngủ, độc cư, nó giống nhau thì không được, nó khác à.
Cái Tứ Chánh Cần thì cái độc cư và ăn ngủ nó khác, cái giờ giấc của nó, nó khác. Mà cái Tứ Niệm Xứ thì giờ giấc của nó khác, độc cư nó khác hơn nữa. Nó nghiêm chỉnh hơn nữa, độc cư nó nghiêm chỉnh hơn nữa. Rồi bắt đầu đó, nếu mà Tứ Niệm Xứ được rồi thì qua lớp Chánh Định, thì bắt đầu luyện nội lực bằng cái phương pháp mình tác ý, pháp Thân Hành Niệm.
Từ cái Thân Hành Niệm ngoại cho đến Thân Hành Niệm nội, mọi thứ, để mà từng hành động để mình luyện cái lực của nó. Cái lực này đạt được thì người ta dạy mình tới cái lực khác, chứ không phải là tu chung chung như là cái pháp Thân Hành Niệm ở trong Bát Chánh Đạo đó. Mình tu, mình tác ý từng hành động đưa tay, đưa chân rồi đó, thì đó là tu chung chung. Còn người luyện cái lực của nó thì không phải vậy. Thì bắt đầu nó lại khép vô cái khuôn khổ khác. Khuôn khổ khác được, thí dụ như con luyện cái lực thì phải lôi con ra đây, ở gần Thầy. Chứ còn luyện bậy bạ, nó chết được, nó có cái lực bậy thì không được.
Có gần Thầy, Thầy kiểm tra nó từng chút, nó luyện cái nội lực, cái định lực. Bởi vì, khi mà đưa tay ra, đưa tay vô vầy, mà nó chưa kết quả, mà con tu tới cái gì nữa thì không được. Khi mà con bảo: “Đưa tay ra” thì đầu tiên con dùng cơ, con dùng ý thức điều khiển cái tay con kéo ra, đưa vô theo cái lời tác ý con. Nhưng mà sau đó, thì con sẽ không có dùng cơ, dùng thần kinh để mà nhấc cái tay lên đưa ra, mà để tự nó đẩy ra. Thì đó là con kết quả của cái giai đoạn đầu của cái luyện cái nội lực. Khi cái lực đẩy ra được rồi thì bắt đầu người ta sẽ dạy trong lúc hơi thở để tạo cái lực nội lực, còn cái lực này là cái lực ngoại lực. Con thấy chưa?
(6:06) Phật tử Kim Quang: Còn ngoại lực trước…
Trưởng lão: Ngoại lực trước, nội lực sau. Chứ còn luyện hơi thở, nó là hơi thở là cái nội lực con. Tức là cái nội thân hành, cái Thân Hành Nội, còn cái này là thân hành ngoại. Cho nên mình luyện cái này là gọi là ngoại lực. Nó đẩy được ra đó là cái ngoại lực thì mới luyện được cái nội lực. Mới luyện cái hơi thở để mà nó tạo cái nội lực ở trong thân chúng ta. Nó mới có đủ sức mạnh để mà chúng ta đưa chúng ta vào. Khi mà nhập Định được rồi thì coi như là mình làm chủ được sự sống chết. Bởi vì cái lệnh, đó là lệnh Dục Như Ý Túc, thần túc. Mình phải luyện cái này nó mới được, chứ không khéo nó làm chủ được cái thân của mình thì cái lực nó phải mạnh, phải nghiêm túc. Còn cái mình tu để giữ Tứ Niệm Xứ, đó là cái tâm bất động, mà đó là mới là giới luật nó hoàn chỉnh.
Tứ Niệm Xứ là giới luật hoàn chỉnh. Cho nên Giới nó sanh Định. Nó mới ở trong cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự, nó tự nó không niệm. Chứ còn mình ức chế không niệm, mình dùng cái đối tượng nào đó để mình ức chế, mình dùng cái hơi thở hoặc cánh tay đưa ra để ức chế nó thì không được. Nhưng mà khi mà tu để có cái lực, cái sự định tỉnh đầu tiên thì cũng phải sử dụng cánh tay đưa ra vô theo lệnh ra vô. Để cho cái sức định tỉnh đó nó mới ở trên Tứ Niệm Xứ, nó mới dài ra được. Chứ nó không định tỉnh, lát nó có vọng tưởng, lát có vọng tưởng. Bởi vì nó phải phụ trợ với nhau tu tập.
(7:38) Tới đây rồi mấy con sẽ thấy Thầy mà an ổn ngoài này, mà Thầy cất nhà được xong rồi, để mà tạo thành cái cấp, những cái cấp ba cho mấy con tu. Xây cấp một là mấy con phải tu ở trên Tứ Chánh Cần, cấp hai thì coi như là mấy con tu Tứ Niệm Xứ, cấp ba thì coi như là Thiền Định rồi, phải không?
(8:00) Bây giờ đó ở trên Tứ Chánh Cần, thì cái gì thông hiểu mấy con cần thông hiểu. Đó mấy con phải thông hiểu năm giới, thập thiện, tức là đức nhân bản - nhân quả, năm đạo đức đó phải thông suốt. Mà thông suốt rồi thì cái gì thông suốt cần phải thông suốt. Cho nên cái lớp Chánh Kiến, con thấy Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ đồ đó. Đó là nó thuộc về mặt giới luật nó phải thông suốt. Cho đến Tứ Chánh Cần nó mới là sự tu tập, con hiểu không?
Cho nên vừa mà vừa học để thông suốt được cái những gì cần thông suốt, để hiểu biết được cái đức nhân bản - nhân quả của đạo Phật, thì mấy con phải thông suốt hết cái này hết rồi. Để mấy con dùng nó, mà con mới sử dụng nó ngăn ác, diệt ác để xả tâm. “Cái gì tu tập cần phải tu tập”, cái đức Phật đã dạy mà. Do đó, cái gì cần tu tập thì mấy con chỉ cần tu tập Tứ Niệm Xứ, phải không? Mấy con tu tập Tứ Chánh Cần ngăn ác, diệt ác. Rồi kế đó, nó mới bảo vệ chân lý của nó. Tức là: Tâm thanh thản, an lạc, vô sự chứ gì. Tứ Niệm Xứ thì này là cần phải tu tập. Thì Tứ Chánh Cần và Tứ Niệm Xứ là hai pháp để cần tu tập. Còn giới luật thì phải thông suốt những đức hạnh và đức hạnh nhân quả và nhân bản - nhân quả.
(9:19) Bây giờ mấy con đang, bây giờ nếu mà lập cho mấy con có cái tập mà nguyên để mà thông suốt mà không tu tập cái này, thì thông suốt này nó không có áp dụng. Cho nên vừa học mà vừa áp dụng Tứ Chánh Cần. Cho nên từ đây con thấy cái lớp học của các con nè. Học, vừa học Chánh Kiến để mình nhìn mọi vật biết là đạo đức nào, nhân quả gì, phải hông? Rồi bắt đầu có sự tư duy, suy nghĩ để mà làm bài này kia đó là Định Vô Lậu thì tức là Chánh Tư Duy rồi. Rồi áp dụng vào cái Chánh Ngữ thì phải nói như thế nào? Nó là ngôn ngữ. Tức là dạy cách thức lời ăn tiếng nói nó được ôn tồn, không có nói lời nói thô lỗ, đó là Chánh Ngữ.
Rồi Chánh Mạng là dạy cái đời sống mấy con. Cái… Chánh Nghiệp, Chánh Nghiệp rồi mới tới Chánh mạng. Chánh Nghiệp là cái hành động đi, đứng phải tỉnh giác trong quyển Chánh Niệm Tỉnh Giác đó. Thì coi như là mấy con Chánh Nghiệp thì mấy con phải tỉnh táo trên những bước đi cẩn thận, rồi dè dặt từng chút. Cho nên sự cẩn thận ở trên Chánh Nghiệp tức là nó nói từ cái lời nói, từ cái hành động của mình, đó là cái Chánh Nghiệp. Nếu không, tà nghiệp thì nó có sự đau khổ cho mình cho người, thì nó là tà nghiệp. Mà chính như vậy đó gọi là mình phải nuôi cái Chánh Mạng. Con thấy nó lần lượt, mà khi mà Chánh Mạng thì Chánh Tinh Tấn thì luôn luôn lúc nào cái phương pháp này nó cũng phải thực hiện trong những cái này. Chứ biến ra từng cái hành động của mình là phải thực hành chứ sao. Cho nên nó là Chánh Tinh Tấn, mà Chánh Tinh Tấn thì nó phải ở trên Tứ Chánh Cần ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện.
(11:00) Bởi vì nó chưa có toàn thiện được. Cho nên sau khi ở trên Tứ Niệm Xứ, mà thực hiện thì nó là toàn thiện, chứ không phải còn thiện. Bởi vì tâm Bất Động - Thanh Thản - An Lạc - Vô sự là toàn thiện, nó không còn niệm. Mà nếu còn niệm dù niệm thiện cũng không được. Bởi vì niệm thiện thì nó phải có niệm ác chứ sao? Nó đối đãi với nhau mà. Hễ anh còn niệm thiện thì tức anh còn niệm ác. Còn cái niệm mà toàn thiện thì nó không còn niệm ác. Cho nên vì vậy mà nó giữ bất động tâm, thanh thản, an lạc, vô sự. Đó là niệm toàn thiện. Cho nên, Tứ Niệm Xứ là niệm toàn thiện. Mà niệm toàn thiện, tức là cái chân lý rồi. Nên nhớ, khi mà cái niệm toàn thiện nó đã được rồi, thì bắt đầu mình mới luyện cái nội lực. Nhờ cái tâm thanh tịnh đó mà luyện được cái nội lực. Nó đi từng bước con.
Phật tử Kim Quang: Nội cái bước một cũng khó qua rồi, thêm cái bước ba, bước bốn nữa.
Trưởng lão: Thì con thấy cái chương trình của Phật, Thầy dạy rồi đó. Không thể nào mà khỏi qua khỏi. Bởi vì Bát Chánh Đạo rồi tới Chánh Định nó mới xong chứ đâu phải, chứ mà tới Tứ Niệm Xứ rồi, Tứ Niệm xứ nó chưa xong nó còn lớp Chánh Định con. Cho nên nó buộc phải qua, người học trò nào cũng phải qua.
Bây giờ con không qua thì con phải ở lại, thì con ở lại vậy con không tốt nghiệp được đại học đâu. Nghĩa là Tiểu học, Trung học, Đại học. Bây giờ mà con mới tiểu học mà con nghỉ. Gia đình mình công việc nhiều quá, rồi nghỉ đi ra làm nông dân hay hoặc làm gì cho nó sống. Hay làm công nhân gì đó sanh sống thì coi như trung học không học được.
Phật tử Kim Quang: Dạ. Học, học hoài mà không hết.
(12:42) Trưởng lão: Buộc mấy con phải lên Trung học rồi mới lên Đại học. Thì như vậy là sau khi tốt nghiệp ở đại học đi ra mới là có cái chuyên, chuyên môn. Mà chuyên môn đây là chuyên môn làm chủ được sinh tử của mình, chứ có gì đâu, đâu có gì khác. Cái nghề nghiệp của người tu sĩ là cái nghề nghiệp tốt nghiệp ra cái Chánh Định của nó để mà mình làm chủ được cái sự sống chết. Có vậy thôi. Coi như cấp bậc cao nhất của nó. Ai mà được Thầy cấp cấp bậc đó thì ngon.
Phật tử Kim Quang: … Nhưng mà Thầy, nếu mà bắt đầu từ khi mà Thầy về Thầy chọn ý Thầy, rồi Thầy phân ra như vậy, rồi còn đi học không Thầy?
Trưởng lão: Còn chứ, coi như cái người nào Tứ Chánh Cần thì còn học, mà người nào vào được cái lớp Tứ Niệm Xứ thì hết. Bởi vì nó chỉ còn toàn thiện, nó đâu cần học phải ngăn ác, diệt ác đâu. Nó chỉ còn bảo vệ, giữ gìn cái chân lý đó, tức là cái chân lý toàn thiện đó: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự”. Cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự con. Con chỉ bảo vệ nó. Thì cho nên bây giờ thấy con thiếu cái sức định tỉnh cho nên nó còn những cái niệm. Thì người ta bồi dưỡng cho con thêm cái lớp học định tỉnh hơn, khi mà định tỉnh thì nó kéo dài ra.
Phật tử Kim Quang: Con thấy hình như con thiếu cái đó ha Thầy.
(13:59) Trưởng lão: Thì thiếu là người ta sẽ cho bồi dưỡng cái đó. Tại vì hễ mà vô người nào mà thiếu môn nào thì có thể bồi dưỡng môn đó, đặng cho cái thời gian con. Bây giờ, thí dụ như bây giờ Thầy hỏi con nè: Thầy vô Thầy kiểm tra con nè, bao nhiêu phút nè? Bây giờ con ngồi chơi phải không? Con nhắc tâm thanh thản, an lạc, vô sự phải không? Bắt đầu bây giờ con mới ngồi yên lặng như vậy. Con để tâm tự nhiên, con biết hơi thở ra vô hay hoặc là con nhắc luôn cả một cái câu dài như thế này: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự”. Hay: “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”. Rồi lúc bấy giờ con cứ ngồi con để tự nhiên, con thở ra thở vô như vậy mà con cảm nhận được toàn thân con thì cứ ngồi đó ha. Mà coi cái gian nó là bao nhiêu? Thì xác định cái thời gian thí dụ như 5 phút 10 phút, thấy bắt đầu có niệm thì Thầy biết con thiếu sức định tỉnh.
Bây giờ phải luyện cho nó thêm định tỉnh để nó kéo dài được ba mươi phút. Trong cái trạng thái đó thì bắt đầu cho nó tu Tứ Niệm Xứ, con hiểu không? Bởi vì 30 phút, trong cái 30 phút mà có cái sức định tỉnh như vậy mà cái tâm con nó không có khởi niệm ra thì đó là có cái sức định tỉnh. Còn nếu mà thiếu sức định tỉnh thì bị khởi niệm. Mà khởi niệm, cái thường thường nó hay khởi niệm thiện. Cái niệm mà nghĩ đến pháp tu cái này kia, nó không có nghĩ cái niệm ác. Bởi vì cái niệm ác là cái ở trên Tứ Chánh Cần nó mới nó khởi niệm đó.
Chẳng hạn bây giờ con ngồi nó không khởi nghĩ nhớ về gia đình thế này kia, mà nó cứ nhớ ba cái lung tung nào phải tu Định Vô Lậu hay hoặc là cái niệm thiện. Niệm này là niệm thiện, mà niệm thiện này là nó chưa đủ sức tỉnh táo, định tỉnh, cho nên nó mới khởi ra ba cái thứ này. Nó nhớ đến cái bài học phải phân tích như thế nào, thế nào? Nó cũng ngồi, nó cũng khởi niệm ra nó nhớ. Là tại thiếu sức định tỉnh, cho nên vì vậy nó không toàn thiện. Mà nó có khởi ra pháp thiện, nó quán, coi như là nó ngồi nó quán chứ không có gì. Nhưng mà không được, bởi vì Tứ Niệm Xứ nó không cho phép cái điều đó.
(15:59) Cho nên buộc lòng phải cái người học trò này nó còn thiện, nhưng mà thiện nghiệp, có niệm. Còn người ta thiện mà không niệm. Như vậy là buộc lòng nó phải tập một thời gian nữa là nó định tỉnh nữa. Thì sức mà định tỉnh nó có rồi thì nó không niệm, bởi vì mình định tỉnh đâu có niệm vô. Cho nên nó mới bảo vệ được cái chân lý “Thanh thản, an lạc, vô sự”. Do đó bắt đầu bây giờ được rồi, bắt đầu mới tập cho con đến sáu tiếng đồng hồ hoặc là mười hai tiếng đồng hồ ở trên Tứ Niệm Xứ Bất Động - Thanh Thản - An Lạc - Vô Sự. Sống một ngày hoặc là nửa ngày đủ rồi thì người ta cho qua lớp Chánh Định. Thì lớp Chánh Định thì nó, cái nội lực nó mới có. Còn không khéo mà đi qua bên đó mình luyện thì ức chế, thì mình có nội lực tưởng, cái tưởng lực nó hiện. Bởi vì cái tâm tham, sân, si của mình nó chưa quét sạch ở trên Tứ Niệm Xứ mà.
Cái sức định tỉnh của con bây giờ ba mươi phút nó mới có niệm. Mà bây giờ con cố, con giữ gìn nó thì cái sức định tỉnh nó có thể tăng lên được từng chút, từng chút. Tức là nó khoảng ba mươi phút là nó đã quét tham, sân, si của con.
Còn vi tế ở trong tâm của con là nó tự ngầm nó quét ra. Cho nên con kéo dài được ba mươi phút nó quét ra thì nó sẽ tăng lên ba mươi lăm phút hay là bốn mươi phút. Rồi nó kéo thời gian đó dài ra, bắt đầu con vô ngồi tu là bắt đầu nó quét. Nó quét thì tự nó, nó tăng lên, chứ mình không có tăng, nó tự nhiên lắm, lực nó tăng lên. Tại vì trên Tứ Niệm Xứ nó quét cái tham, sân, si, nó ngầm nó quét. Cho nên nó tự tăng ra, nó tăng ra. Nó tăng ra cho đến khi một, hai giờ báo. Thầy nói chừng một tiếng đồng hồ, sau đó ngồi sáu bảy tiếng cũng dễ dàng rồi. Tứ Niệm Xứ nó dễ như vậy.
(17:35) Nhưng mà, từ mà đạt được cho ba mươi phút là nó phải có sức định tỉnh chứ không có thì nó không được, nó lăng xăng lắm! Nó lăng xăng mà ở trên pháp thiện chứ nó không lăng xăng trên pháp ác. Thì biết, biết cái người này ở trên Tứ Niệm Xứ tu được. Mà luyện thêm cái sức định tỉnh của nó, để cho nó bảo vệ được cái chân lý đó, nó ở trên Tứ Niệm Xứ. Còn cái người mà còn niệm ác thì thôi rồi, lui ra Tứ Chánh Cần để tu chứ không, không có vô Tứ Niệm Xứ đó nó được đâu. Còn niệm thiện niệm ác là rõ ràng ở trong này đâu có được, tức là cái thô anh quét chưa hết, cho nên nó còn có niệm ác.
Còn khi mà người ta quét hết rồi hoặc là do cái giữ giới, mình biết là phải cái đời sống của người tu sĩ của đạo Phật là phải ly gia cắt ái. Anh bây giờ anh còn ngồi anh còn nhớ nhà, nhớ cửa hoặc nhớ vợ, nhớ con hoặc nhớ cha, nhớ mẹ, thì cái này nó cũng thiện chứ nó không phải là ác. Nhưng mà cái nhớ này nó thuộc về nhân quả rồi, nó không có được. Cho nên ở đây phải ngăn diệt, phải quán xét. Bây giờ đó là cái nhân quả cha mẹ mình gặp mình, sanh mình ra cũng đều là do nhân quả vay nợ của tiền kiếp, mà kiếp này mình gặp nhau nên làm con cái. Vậy thì mình ráng mình nỗ lực để đền đáp công ơn cha mẹ sanh thành mình, thì mình nỗ lực để cho mình tu tập, chứ sao lại ngồi đây mình nhớ. Mình phải quán để mình xả cái ái kiết sử con.
(18:56) Mà xả được cái ái kiết sử thì nó còn có thiện, những cái thiện của nó là nghĩ bài vở, nghĩ cách thức tu tập này đó con, thiện để mà bước vô Tứ Niệm Xứ. Còn ái kiết sử, còn thất kiết sử, còn ngũ triền cái, nó hiện ra các cái tướng mà tham, sân, si của nó. Giờ này chưa tới ăn mà nó đói bụng rồi thì thế này là không được, nó còn tham. Nó ngồi tu vậy chứ nó hơi cái nó nghĩ đến cái bánh hoặc cái trái hay cái ly sữa nào đó: “Tao không cần cái này đâu, mày là ác pháp hết, dẹp cái này ra”.
Biết sao không? Tự tâm mình biết, nó còn cái ác pháp thô hay là nó vi tế. Nó vi tế là nó còn thiện không à. Nó không có nghĩ cái chuyện ăn, chuyện uống. Chuyện mà bây giờ ngồi đây nghe nó buồn bã này kia, nó không như vậy, nó là ác pháp. Cái đó là nó không phải cái niệm thiện đâu, nó niệm ác. Thì biết là phải ở trên Tứ Chánh Cần để mà dùng cái tri kiến, mình quán xét tư duy để mà xả. Còn cái kia thì kể như là dùng cái sức, còn cái thiện không đó, cái niệm thiện không đó thì dùng cái sức định tỉnh mà quét. Còn này còn ác thì thôi, ở trên Tứ Chánh Cần mà dùng tri kiến. Còn khi mà dùng tri kiến nữa thì động không vô. Con tư duy nữa thì nó động. Thì con dùng sức định tỉnh của mình.
(20:23) Trong cái vấn đề tu của mấy con, còn không phải dễ còn phải trải qua nhiều đợt chứ không phải.
Phật tử Kim Quang: Đang còn nhiều đợt nữa mới đến.
Trưởng lão: Vậy chứ mà Thầy thấy mấy con cũng đỡ rồi đó. Nội cái học cái đạo đức này rồi, Thầy thấy mấy con xả tâm khá rồi đó, chịu đựng nổi qua những cái ác pháp khác. Mấy con rèn luyện nhiều thì rèn luyện, học tập, rèn luyện, tu tập mình dữ lắm, không tu tập sơ sơ được.
(20:57) Phật tử Kim Quang: Cho nên qua cái hiểu, đầu tiên phải hiểu trước rồi nó mới xả tâm được, thông suốt những cái gì cần thông suốt.
Trưởng lão: Cần phải thông suốt. Đúng, đúng là đức Phật đúng. Cho nên những cái điều mà con hỏi, để mà về mình biết, trợ giúp cho mình, huynh đệ mình. Con hỏi Thầy thì kể như con biết, con ra ráng tu. Con hỏi đi.
(21:24) Thì mà thầy Chơn Thành đi rồi, thầy Chơn Thành nói với Thầy là cái lớp mà thầy đang dạy đó, thầy thấy hết, có ai có kĩ thuật con dạy được. Thầy thấy cái đó cũng hay. Là tại vì thôi bây giờ tất cả là cư sĩ, con là cư sĩ dạy đó thì con đưa cái ngã con coi nó ra sao, cái đó là mình phải trắc nhiệm chứ. Bây giờ ở đây mục đích mình tu là diệt ngã, xả tâm, ly dục, ly ác pháp. Mà mình thấy người cư sĩ dạy mình, mình còn chướng, thì thử hỏi tại sao, có phải không? Mình xả. Con cứ dạy đi, đừng sợ gì hết, bình thường hết. Cứ bình thường, bởi vì theo Thầy thấy cái đó là được, có gì đâu, đó là cố…
Phật tử Kim Quang: Cố ráng. Con thì nhỏ tuổi, đáng bậc cháu của mọi người.
Trưởng lão: Vậy mà Thầy thấy thầy Chơn Thành cũng thấy hay. Bởi vì cũng như Thầy đưa sư Giác Thường lên làm thầy giáo bên Tăng. Thầy đưa thầy Chơn Thành dạy thì Thầy thấy nó đổ vỡ rất nhiều. Có số người bị đổ chứ đâu phải không, chịu không nổi. Phải không? Con thấy không? Bây giờ cho con vô đây là gạn lọc những cái năm mới vào cái lớp chuyên tu mới nổi chứ. Bởi vì xả thật sự. Thầy nói thật sự mình khéo xả, cái tâm mình như cục đất vậy đó, nó rất là thanh thản, ích lợi nó ghê gớm lắm. Mà chính chỗ đó nó mới vào tu được cái nội lực của thiền định.
(23:05) Chứ còn tâm mình chưa thanh tịnh, mình vô mình luyện, thời gian sau nó bị tưởng. Tưởng lực nó che đậy hết, nó làm cho mình không có vô được. Bởi vì cái tâm tham, sân, si mình nó còn. Cái bản ngã của mình nó còn, nó che khuất hết. Cái lực đó lực ma chứ không phải lực. Bởi vì nó còn tham, sân, si mà. Sao mà lực Phật được? Nó rõ ràng lắm, con đường của Phật nó rõ lắm! Vì vậy con ráng đi con, ráng lên! Để coi lúc bấy giờ, mình lên mình làm thầy mình dạy, coi cái ngã của mình có bao lớn là biết. Coi chừng đó, chứ nó đâu có dễ đâu.
Cô Út Diệu Quang: Thưa Thầy! Lên dạy, thì mình người đứng dạy còn ôm cái ngã, mà người, không đứng dạy họ phải hiểu, người ta có cái ngã thì người ta bất cần.
Trưởng lão: Người ta tỏ ra cái vẻ.
Phật tử Kim Quang: Hai cái đều có ngã hết.
Cô Út Diệu Quang: Hai cái đều có cái ngã hết.
Trưởng lão: Mình phải thấy chứ. Khi mà mình lên mình dạy, sau khi mình xuống, mình làm học trò thì mình cũng vẫn bình thường thì tức là. Với mình căn dặn, mình nhắc, mình tác ý con: “Làm cái điều gì là vì mình đem cái thiện, mình truyền đạt lại thôi chứ không phải là cái ta mà tạo bản ngã”. Ta phải cùng nhau, cũng như mình hai huynh đệ với nhau, thấy người đó không hiểu mình đem cái sự mình hiểu, mình truyền đạt lại cho họ. Đó, nó như vậy đó là Vô ngã. Chớ nó không phải, bởi vì mình thấy cái người đó mình không hiểu, mình thương mình đem mình dạy.
(24:35) Cũng như Thầy nói bây giờ cái câu chuyện như thế này: Bây giờ có người là tu sĩ, thấy một người ở ngoài vô cắt cỏ, mà họ lén họ lấy cái gì đồ trong chùa mình. Mà bây giờ đó mình nói thì như thế nào? Mà người ta nói thì họ có cái tật tham lam trộm cắp thì mang tội, mà nói thì khổ, tự ái mà, họ khổ sở lắm!
Cô Út Diệu Quang: Thầy! Bữa nay hai cây Sưa mất luôn Thầy, còn có một cây à!
Trưởng lão: Tội nghiệp. Tại vì là họ không có thì họ lấy, thì họ càng tham.
Cô Út Diệu Quang: Hôm bữa ra cây, hôm bữa ra cây đó Thầy, thì họ lấy. Từ bữa nay tới giờ còn có một cây à.
Trưởng lão: Thì không sao đâu, mình chỉ mong sao mà tất cả chúng sanh đều đừng có cái tham đó nữa, thì chắc chắn sẽ có vui vẻ. Tại vì người ta không có, người ta mới lấy. Thôi mình vui vẻ cho để cho họ không có tội. Nhiều khi mình bố thí, mình trồng. Người ta nghèo quá, người ta mới tham. Chứ cỡ người ta giàu có ai mà đi lấy làm chi, cưa cho cực khổ.
Tham ở đời mình cứ mình quán nhân quả, không phải là mình phí của, nhưng mà sự thật ra mình cứ khéo mình thương con người, vì cái sự sống mà, ai cũng cần. Người ta thấy cái đó làm được, bây giờ mình không có tiền, giờ bỏ tiền ra thì con cái của mình tiêu hao hết sớm. Thiệt, cho nên nếu mình lén lấy được thì cũng tốt, giúp đỡ một chút.
(25:57) Nhưng mà họ không nghĩ cái điều đó nó sẽ gây cho xấu cho họ sau này. Nhưng mà mình rất thương, mình thương họ. Tôi sẽ bố thí chứ không để cho người đó bị tham. Nhưng mà tôi mong là cái người đó, một ngày nào đó gặp được chánh pháp, họ sẽ hiểu biết được cái tham nó sẽ đưa đến cái chỗ mà nghèo khổ. Đó mình ước ao mà, thì mình mong cho cái người đó. Chứ bây giờ mình nói thẳng, người ta tự ái. Chỉ ước thầm trong bụng mình thôi, đó là mình thực hiện cái Đức Hiếu Sinh.
Phật tử Kim Quang: Nhưng mà mình phải ước, cái ước của mình có chuyển đổi được người ta?
Trưởng lão: Chuyển chứ con, bởi vì cái thân. Cũng như bây giờ Thầy ước, Thầy phải có cái hành động “Ước sao mà chúng sanh trên toàn cầu này đều học được đạo đức nhân bản - nhân quả, nghèo thoát khổ”. Thì mình cố gắng mình làm, thì cái ước nguyện của mình. Mặc dù, cái phước chúng sanh nó đang làm ác thì nó đâu có hưởng được đâu. Nhưng mà cái ước nguyện của mình, cách thức mà mình biến ra hành động mình làm, thì bắt đầu nó từ người này, nó đến người kia, nó có cái duyên đó chứ. Cái người mà có cái thiện, họ có nhiều thì họ gặp trước, cái người mà có thiện mà ít thì họ gặp sau. Thì cái người cuối cùng là người không thiện họ cũng gặp nữa. Bởi vì toàn bộ đều thiện hết thì nó ảnh hưởng chung.
(27:06) Cái môi trường sẽ phóng xuất cái từ trường thiện, nó ảnh hưởng chung, nó sẽ lôi trong cái lực thiện. Cái ước muốn của mình, cái ước nguyện của mình chứ nó thành tựu đó. Nhưng mà mình thực hiện cái hành động thiện của mình ra. Từ cái hành động mà mình ước muốn ở trong cái ý. Rồi bắt đầu từ đó cái miệng của mình nói ra những cái lời nói nó là ái ngữ, nó phóng xuất ra. Rồi cái hành động của mình, có những hành động thương yêu, nó giúp đỡ. Thấy cái người đó, mai mốt cái nó có gì nó đem cho, đó là cái tự lực. Nó cảm hóa cái người đó bằng cái hành động đạo đức.
Phật tử Kim Quang: Nhưng mà cái đó, không có hành động, không có lời nói thì ước nguyện có thành công không Thầy?
Trưởng lão: Không con! Nó ở trong cái nhân, nó chưa thành cái quả. Khó lắm! Mình đưa ra cái hành động, mình ước nguyện như vậy. Mình biết cái người đó họ thiếu, họ cần, mai mốt mình mua, mình cho họ. Thì tức là cái hành động mình cho họ đó, mình cảm hóa họ, chứ mình đừng có chạm mặt họ. Khi họ lấy mình đừng có chạm, đó là mình đối xử một cách đem đạo đức đến cho họ, đem tình thương đến cho họ, cái đức hạnh. Thầy đặt thành vấn đề nó rõ lắm, thà ở đây mọi người, người ta ở trên cái thiện pháp đó. Thầy nói cái Đức Hiếu Sinh là đúng hơn. Thầy nói nó sẽ đem đến cái tình yêu thương, nó biết tha thứ, nó biết thương yêu, rồi nó ban, nó bố thí, tức là cái Đức Hiếu Sinh nó có cái bố thí. Thay vì cái người ăn trộm cắp, thấy ghét lắm, nhưng mà bố thí, họ làm gì làm. Nhưng mà mình cũng biết đúng thời đúng điểm chứ, trong cái lúc mà.
Bởi vì con người nó ác pháp lắm, con người ác pháp lắm. Khi mà họ làm, họ làm ngọt làm ngào đó thì coi chừng họ lừa đảo mình. Họ nói ngọt nói ngào cũng coi chừng đó, ghê gớm cái lời ngọt ngào. Còn họ hung dữ, họ làm, họ đàn áp làm cho mình sợ hãi, thì mình cho họ không có nghĩa là mình bố thí thật sự đâu, mà tại vì mình sợ. Cho nên lúc họ làm dữ thì mình không sợ, không cho, mà lúc họ ngọt ngào, mình không cho đâu. Lúc họ nói bình thường như mọi người bình thường thì mình tới mình giúp, mình vẫn biết thời.
(29:30) Mình phải xét. Khi mà họ hung dữ, mấy người đó phải tránh, bởi vì đó là ác pháp rồi. Họ nói, họ làm vậy đó, là chắc mình sợ họ. Cho nên mình mới họ hù, họ dọa này kia mình sợ họ, mình giúp đỡ. Họ nghĩ trong bụng họ, họ còn làm ác thêm. Còn trái lại làm hoài, họ thấy mình không sợ đó là hù dọa mình không được. Nhưng mà họ bình thường rồi đó, họ không còn cái hành động mà ngọt ngào, mà dụ dỗ người ta. Thì với cái hàng động mà hung dữ lúc nãy, họ trở về người bình thường thì mình giúp. Thấy trong cảnh khổ mà mình giúp.
Phật tử Kim Quang: Cái đó họ khổ thật sự.
Trưởng lão: Khổ thật sự. Thí dụ họ trở về cái đời sống bình thường không dữ mà không hiểu, thấy khổ thì mình giúp, tức là mình không bị lừa, mình sáng suốt con. Về cái đạo đức mà mình sống, mình thiếu cái tri kiến, trí tuệ, mà đạo đức thì mình khó lắm. Mình nhận xét qua cái người đó, rồi giúp đỡ họ. Mình luôn luôn thương chứ mình không ghét nhưng mà đúng thời, để lôi cuốn họ trở về con đường thiện. Còn không khéo họ sẽ làm ác hơn, họ sẽ sanh ác hơn.
(30:45) Chẳng hạn bây giờ mình đi ra mình thấy ăn mày, mình đụng đâu mình cũng cho hết. Nó nói: “Trời! Sướng quá, mình lừa đảo được, lừa đảo luôn”. Thành ra tự mình, mình làm cho cái người đó họ trở thành ác pháp. Con hiểu không? Còn trái lại đó mình biết, lúc nào cần thiết thì mình biết. Cái người ăn mày đó coi vậy chứ nếu mà gần mình thì mình dò xét, mình biết. Còn nếu mình đi xa được ra thì đến khi mà họ ăn mày, mình cũng xét thấy cách thức giả dối của họ mình biết. Mình dò xét rồi mình cho, mình đi dò xét người ta. Buộc lòng phải có trí tuệ, bố thí phải có trí tuệ, chứ không phải bố thí mà thiếu trí tuệ. Đạo Phật dạy mình nên biết. Dạy mình không phải là người ngu, người thông minh. Tới cuối cùng, mà nếu mình có sai đi nữa, mình có bị lừa đảo đi nữa, đây là mình cũng thấy, mình cũng an tâm cho mình, mình tư duy rồi, tư duy rõ ràng.
Phật tử Kim Quang: Gặp cái người ta là người ta nghi rồi.
Trưởng lão: Để cho người ta lừa mình mà cũng không buồn, không gì hết.
Phật tử Kim Quang: Thì con thấy khi mà làm được một cái việc bố thí thì mình vui, còn mình không có nghĩ đến cái chuyện người ta lừa mình là mình giận.
Trưởng lão: Đúng vậy đó.
Phật tử Kim Quang: Trong trường hợp có lừa đi nữa nhưng mà mình nghĩ mình cũng không có giận gì họ.
Trưởng lão: Mình có sự tư duy, mình có sự tư duy. Khi mà họ lừa mình thì mình đừng có tư duy mà lừa, mình thấy họ đang khổ, họ kiếm cách sống thôi. Chứ đừng có nghĩ người đó họ lừa đảo.
Phật tử Kim Quang: Mình nghĩ người ta lừa đảo là mình cũng sai rồi.
Trưởng lão: Tại vì mình nghĩ đó là nghĩ người ta xấu. Cho nên Thầy nói học đạo đức lần lượt thì nó thấm nhường nhịn, có những cái tri kiến nó gắn đến cái sự an vui. Người ta la lớn tiếng, làm gì mình thấy mình cũng không buồn phiền.
Cô Út Diệu Quang: (Nghe không rõ).
Trưởng lão: Ổng có vô không?
Cô Út Diệu Quang: (Nghe không rõ).
Trưởng lão: Chưa biết thì…
Phật tử Kim Quang: Sư có thất đó mà, Sư có cái thất kế cái thất của Sư Giác Thường đó cô Út. Cái đối diện ngay cái thất của Sư Giác Thường là cái thất của Sư Pháp Châu, có tên của Sư luôn.
Cô Út Diệu Quang: Thấy cái thất bên đây ngó qua bên kia luôn?
Phật tử Kim Quang: Dạ, đối diện, đối diện bên kia đường luôn. Dạ, nó là cái thất của Sư Pháp Châu luôn.
Trưởng lão: Ừm.
Cô Út Diệu Quang: (Nghe không rõ)
Trưởng lão: Vậy mà mình tập, mình tha thứ hết, đừng có vì cái lý do gì. Ông đến cứ vui vẻ, cho ông chấp nhận ông vào tu, rồi mình hướng dẫn cho ông cách thức mà tu.
Cô Út Diệu Quang: Ai đó nói gì ổng, mà ông biểu vậy nè. Ông nói thầy nói ông…
Trưởng lão: Kệ. Mình tha thứ con. Tại vì cái người kia người ta hiểu mình không đúng thôi.
Cô Út Diệu Quang: Tại đau thì mình biết, mình nói, mình nói ổng…Ông nói: Tại sao mày nói tao bệnh…? Ông bỏ ông đi.
Trưởng lão: Bệnh gì? Ổng bệnh gì?
Cô Út Diệu Quang: Ông nói là ông tới bệnh viện xương.
Trưởng lão: Ai mà biết ông hay vô bệnh viện. Thầy biết ông là thương binh, nên ông bị thương này kia, thương tật trong người ông thôi. Tại vì ngay lúc mà chính quyền ở tỉnh xuống thăm Thầy đó, thì ông đến. Ông gặp mấy ông chính quyền đó, ông nói với bên chính quyền đó, ông là thương binh thế này thế khác. Bây giờ ông bỏ ngoài đó ông vô ông tu. Thầy ngồi Thầy tiếp mấy ông chính quyền ở trên tỉnh xuống đây thăm Thầy trong dịp tết đó, trình bày hoàn cảnh. Ông nói chuyện vậy thì Thầy hay vậy chứ, thiệt ra thì sau này Thầy cũng biết ổng là thương binh.
Phật tử Kim Quang: Nhưng mà con thấy Sư Pháp Châu thấy rắn chắc, khỏe lắm, chừng còn khỏe hơn con. Như vậy thì kết cục là cứ nhận đại hả Thầy?
Trưởng lão: Cứ nhận đi, cứ nhận. Thầy đã nói Thầy không biết mà.
Cô Út Diệu Quang: (Nghe không rõ) Công tử thì thầy…
Trưởng lão: Công tử bây giờ không công tử nữa rồi.
(35:43) Thì con, bây giờ trong cái vấn đề mà gia đình, con giải quyết lần lượt cho nó ổn thì dễ con. Nó yên ổn để cho mình còn có giai đoạn tu cao, mình đi sâu vô. Thầy thấy mấy con còn trẻ tuổi, mấy con tu được là Thầy mừng. Nhất là qua những cái bài làm của mấy con, rồi qua những cái. Thầy, coi như là Thầy chấm bài mấy con, rồi Thầy xem xét. Thì lớp cái tri kiến của mình, mà cái tri kiến đó, đó là cái hàng đầu để cho mình có cái sự cân nhắc, suy xét, để cho mình xả tâm chứ đâu có gì. Mà những cái lớp học đạo đức mà Thầy đã xét, có nhiều người họ nói hay mà không xả được, tức là họ không nói ra cái áp dụng, nói lý thuyết. Còn cái người cứ nói ra mà nói trong những cái áp dụng của đời sống của mình, dù ít dù nhiều, chắc chắn là mình cũng phải có cái kinh nghiệm mình mới nói được. Không có kinh nghiệm thì không bao giờ nói ra được cái áp dụng. Còn không thì chỉ nói đi cứ dòm xuống đất, tránh kiến tùm lum, có nhiêu đó, chứ bây giờ đâu có gì khác để nói.
Tại vì Thầy dò xét qua các bài hết rồi, người nào lý thuyết suông Thầy biết, người nào áp dụng biết. Mình phải có cái đầu óc, mình phải có sự quán xét mà được đức Phật gọi là Định vô Lậu. Tư duy quán xét, suy nghĩ để triển khai cái tri kiến của mình trên cái hành động đó gọi là Quán Vô Lậu. Tức là mình phải quán hiểu nó là cái thiện hay là cái ác? Mà đạo đức là thiện chứ gì, còn cái gì mà không đạo đức là ác chứ gì. Cho nên mấy con học, Thầy nói người nào mà siêng năng làm thì Thầy hướng dẫn, Thầy nhắc khéo. Thầy lập dàn bài Thầy đưa vào, dựa theo đó cứ làm. Qua cái giải trình án hay là đem hết những cái hiểu biết của mình viết, đừng có đi ra khỏi cái dàn bài của Thầy, nó không bị lạc đề.
Cô Út Diệu Quang: Thế bài mới, bài mới có chưa Thầy?
Trưởng lão: Thầy sẽ có, con, bài mới. Thầy nói, Thầy là cho hàng loạt bài mới.
Phật tử Kim Quang: Làm không kịp đâu Thầy ơi.
Cô Út Diệu Quang: Bài mới Thầy xong chưa?
Trưởng lão: Thầy đã xong rồi, in ra thì Thầy phân đoạn, rồi đáp án. Còn giải trình án, Thầy nói giải trình án thì để cho mọi người. Tại vì sao? Là bây giờ Thầy thêm một cái đoạn nữa vào, cái áp dụng, kết luận và áp dụng. Kết luận và mình áp dụng thì nói những cái áp dụng cho cái đầu đề đó, cái đạo đức đó. Lần lượt rồi đi dần dần, dần dần mới đến áp dụng.
(38:33) Phật tử Kim Quang: Mà sao con thấy càng ngày con không có gì để ghi hết Thầy? Thấy không có làm được bài. Thấy, nếu mà có ghi thì giống như là ghi những cái cũ, lặp đi lặp lại, rồi giống như là cái bếp hoàn toàn nó không có mở rộng được nữa?
Trưởng lão: Không phải, không cần, nhưng mà lặp đi lặp lại cho nó thấm. Sau khi thấm rồi nó mới tới cái mới chứ. Còn bây giờ chưa thấm cái này mà đi tới cái mới nữa làm sao được. Coi như con học mà lướt qua nó chưa thấm đó, thì sau khi mà có thi thì nó rớt. Cần cho phải nhào tới, nhào lui cho nó thấm nhuần, học thấm nhuần, thì trong khi đến thi nó vững vàng, nó không có rớt. Học trò cũng vậy con, học lướt qua một lần, mà ông thầy cho một lần, lướt qua một lần, sau nó quên, nó vô thi. Trời! Chết nó luôn á. Chứ ông Thầy mà dạy cứ nhào tới nhào lui cho nó thấm nhuần cái bài. Mình biết trong những cái năm học đó là nó sẽ thế nào những cái bài của mình cho nó học là cho thi những cái bài đó con. Nhào tới, mà mình không biết nó cho bài nào, nhưng mà chắc chắn giống đây chứ không đâu. Nhào tới, nhào lui chứ không có xứ nào. Chứ còn nếu mà cứ cho bài này qua bài kia, tới chừng nó ôn lại muốn chết nó luôn á.
(39:48) Cái ông Thầy dạy mà học trò đậu là ông biết cái số bài đó. Thế nào nhà nước, cái Bộ giáo dục nó cũng sẽ cho ra đề bài trong mấy cái bài đó, bắt buộc cho nó học nhào tới, nhào lui. Còn những cái bài khác, thì ông thầy ông khéo léo, ông đưa bài vô để cho nó có cái trí nhớ, nó nhớ thêm thôi, để nó quay chung quanh những cái trục. Khéo léo làm cho thêm lớp học nó sinh động, nó không bị khô khan. Chứ khi mình nhắc cái đó, mà nó không có những cái mới thì nó sẽ khô khan, nó lặp đi lặp lại nó chán. Tuy là cũ nhưng mà nó mới, nó làm cho thấm. Nó thấm riết rồi bắt đầu mình thấy nhân quả thật đúng, hở ra chút là có nhân có quả, hở ra chút chạy đâu không khỏi hết. Lén lén mở miệng ra coi chừng nhân quả. Không Thầy nói thật sự, suy nghĩ bậy một cái là nhân quả thật…
(40:50) Cho nên cái đạo đức đó, con thấy nhân bản chỉ có năm giới thôi mà nhân quả. Mà trong năm giới nhân bản nó có nhân quả trong đó rồi, chứ đâu phải không. Mà lại nó còn thêm nhân quả nữa là thập thiện, ghê gớm không? Ghê gớm! Nội bao nhiêu đó nếu mà con người sống đủ thì Thầy nói tuyệt vời. Làm sao cho thấm đượm. Vì nhìn nhân quả rồi, sau đó nó còn lặp trở lại. Nó lặp trở lại nhân quả, à nhân bản nữa, mười điều lành nhân bản, mười điều lành. Thì nó cũng lặp đi lặp lại cho nó nhuần, thấm nhuần chứ không có gì khác.
Mà nó thấm nhuần rồi bắt đầu nó đưa qua lớp Chánh Kiến thì toàn bộ trong Chánh Kiến là nhân bản, nhân bản – nhân quả, không có gì hết. Mà trong khi Chánh Kiến đó thì nó phải có Chánh Tư Duy, suy nghĩ cho đúng. Rồi Chánh Nghiệp nè. Chánh ái ngữ, tức là Chánh Ngữ đó, thì nó là cái lời nói của mình rồi, nó cũng là nhân quả rồi. Mà Chánh Nghiệp là cái hành động của mình chứ không phải là. Nó nằm ở trong các cái lớp Bát Chánh Đạo chứ đâu, đâu có xa đâu. Mà thông suốt được cái này đưa qua cái lớp trung học, học trò nó dễ dàng nó vô nó thi đậu lắm.
Phật tử Kim Quang: Tức là học hết năm lớp này là con học Bát Chánh Đạo.
Trưởng lão: Ừm, chứ bây giờ vô lớp Chánh…Trời đất ơi,… Thầy nói đạo đức mà ôn lại lớp Chánh Kiến thôi, như trên trời nó mới rớt xuống.
Phật tử Kim Quang: Nhưng mà lúc đó chưa thông hiểu nhân quả lắm.
Trưởng lão: Bởi vậy Thầy đưa vô cái lớp Chánh Kiến, Thầy mở vài cái, Thầy thấy thiệt hay, học thiệt hay, thấy hay lắm. Nhưng mà có điều tụi nó bay bổng, bay bổng trong cái tri kiến, trong cái lý mà lý luận. Cho nên cái ông nào mà viết, người nào mà biết được này kia á con thì hướng dẫn họ theo, thì ông nào có cái ngã cũng dữ tợn. Nhưng mà tới cái lớp mà Ngũ Giới, cái lớp mà Nhân bản - Nhân quả này, Thấy thấy nó đập dẹp hết.
Phật tử Kim Quang: Sao, nó lòi ra hết hả Thầy?
Trưởng lão: Thì con thấy nếu mà không có cái đạo đức, thì lúc bây giờ nó học Chánh kiến, trời đất ơi! Cái tri kiến nó mở rộng, nó hiểu, nó coi như nó là Sư hết, là hay hết. Bởi vì Thầy dạy đó, thì người ta hiểu nhân quả như vậy. Từ cái nhân quả người ta hiểu, nó nghĩ rằng mình sanh ra mình chết đi, có một linh hồn sanh một người. Không ngờ là một, nó không phải là cái linh hồn đi sanh, mà nó như là một cái cây xoài, một cái quả. Chứ không phải mà nó lên một cái cây thì cái cây xoài nó ra bông, ra trái, họ đâu có ngờ điều đó đâu. Thì họ thấy hay quá, đúng quá rồi. Thì lúc bấy giờ đó thì họ thấy cái tri kiến của họ hay như vậy thì cái ngã họ lên. Chứ họ không ngờ là cái đạo đức là cái hành đạo đức mà. Con thấy không?
(43:44) Qua cái lớp Ngũ Giới này, mới thấy cái anh, anh mà xúc xích một chút á bị liệt. Cho nên hàng loạt cư sĩ của mình trong học cái lớp Chánh Kiến đồ đó, đổ xuống như lá mà rụng. Có đúng không?
Phật tử Kim Quang: Nhưng mà con thấy tội nghiệp họ.
Trưởng lão: Lẽ đương nhiên rồi. Lẽ đương nhiên là như vậy mới biết để mà cảnh giác họ, sau này họ mới cẩn thận hơn. Có đúng không? Chứ họ, bây giờ Thầy, Thầy biết rõ ràng bây giờ họ không có cái đường nào mà họ, họ tu để mà được làm chủ. Chỉ có duy nhất có con đường này là con đường của Phật thôi, chứ còn có con đường. Tổ vạch con đường nào mà họ đi vô được. Mà bây giờ có cái, ở trên cái thế gian này, Phật giáo mà có cái đường lối nào mà tu mà làm chủ không?
Có cái đường lối nào mà dạy đạo đức cái kiểu này đâu? Không có đâu. Bây giờ cho họ chạy đông, chạy tây đi. Họ cái ngã họ chạy đông, chạy tây họ nuôi ngã. Cuối cùng họ càng cái ngã càng lớn chứ họ đâu có được cái gì đâu. Thì buộc họ phải trở về. Thầy nói bây giờ người nào cũng phải trở về hết, chạy đâu thì chạy chứ cũng phải trở về gốc.
Phật tử Kim Quang: Con nghĩ trước sau gì chắc họ cũng quay về.
Trưởng lão: Phải chạy về thôi, làm sao mà. Bây giờ đi ra nói trời trăng mây gió, nói gì nói. Nói cái gì? Thay vì cái cuối cùng mình biết mình rõ hơn ai, mà chính người ta thấy mình rõ. Mình nói, chứ người ta biết mình được cái gì, người ta biết liền. Bởi vì cái vấn đề tu của đạo Phật nó cụ thể, người ta nhìn qua cái đạo đức là họ thấy. Nội cái Đức Lễ không người ta thấy không khiêm hạ là người ta biết liền. Ta biết cái ngã nó bao lớn, người ta biết. Nhưng mà Thầy trát ông, Thầy biết bị mấy cái ngã này (45:27). Thầy ở ngoài này, Thầy điều khiển trong đó muốn chết thiên hạ hết. Rồi bây giờ con đi vô đây nữa.
Phật tử Kim Quang: Như vậy thì nhiều khi chính con, con thấy con còn chưa có xả tâm hết mà bây giờ con phải đứng lên đó.
Trưởng lão: Để coi cái ngã, coi nó ra làm sao. Coi chừng, coi chừng con ốm yếu vậy chứ, mà coi chừng ngã nó bự lắm.
Phật tử Kim Quang: Bởi vậy. Cho nên mình thấy mình chưa có xả được gì hết. Con đang tự kiểm duyệt về mình, đang cố gắng kiểm duyệt lại mình.
Cô Út Diệu Quang: Thì bây giờ chú nghĩ là như thế này, giỏi thì có người giỏi hơn, mà dở thì có người dở hơn thì cái ngã nó thu.
Phật tử Kim Quang: Thì con thấy, nói thiệt chứ, nếu mà cái cương vị mà để dạy đứng lớp thì con thấy trong lớp mình ai cũng đứng được. Nếu mà nói, bây giờ Sư Thiện Tâm là rất là rành, Sư đã có kinh nghiệm đúng buổi sáng thì Sư đứng tiếp buổi chiều thì cũng không có sao, cái chuyện đó Sư làm được. Sư Giác Thường cũng là người một người trưởng đoàn, chuyện đó vẫn được. Vả lại Sư cũng lớn tuổi nữa thì thấy nó hợp với những người đó hơn. Mà con thấy bây giờ trong lớp, thấy mọi người bây giờ hình như ai cũng làm được cái chuyện đó hết, mà toàn là tu sĩ. Mà tu sĩ đứng lớp thì thấy…
Trưởng lão: Nó hợp hơn. Vậy mà cư sĩ đứng lớp mới hợp hơn.
Phật tử Kim Quang: Còn con thì con thấy con cứ còn lông nhông, lông nhông, lông nhông, mà bây giờ đứng lớp.
(47:10) Trưởng lão: Chắc không sao đâu. Thầy thấy đứng lớp rồi để xem xét coi thử coi còn có người nào đổ không. Chứ hôm đó mà Chơn Thành đứng lớp, thấy đổ nhiều lắm. Nhưng mà bây giờ lần lượt rồi Thầy thấy mấy người bị đổ đó, họ đi đông đi tây rồi bây giờ họ cũng quay trở lại hết. Chứ không phải quay đầu, quay ngược trở lại hết. Như Từ Quang đồ đó thì cũng quay trở lại.
Cô Út Diệu Quang: Từ Quang đâu quay trở lại?…
(47:41) Trưởng lão: Có chứ, nói nói vậy chứ cũng quay trở lại hết.
Phật tử Kim Quang: Nhiều khi con cũng có cái ý nghĩ như vầy. Con nghĩ là chắc rồi tất cả mọi người cũng nhận ra được cái ác.
Cô Út Diệu Quang: À, ông này là đi nói Thầy bao lâu?
Trưởng lão: Thầy không biết đâu. Chừng về ngoải, không biết bao lâu đó không biết. Nói Thầy khi nào mà ráng xong rồi thì con vào sớm, hơn năm rồi… Ráng xong rồi vào sớm, chứ qua ăn tết rồi, Thầy vô trong Thầy kiểm đó. Thầy kiểm từng cái cách thức tập tu, rồi từng cái tâm niệm, từng cái xả tâm, Thầy coi từng người. Thầy chịu khó, Thầy kiểm hết bên Tăng dữ tợn. Rồi Thầy nói cô Út khu bên Ni thì lọc cái khu mà chuyên tu cho họ cái khu để cho họ chuyên tu.
(48:43) Cô Út Diệu Quang: Hôm nay con cho họ học rồi Thầy.
Trưởng lão: Rồi sau đó, rồi đó Thầy vô Thầy chọn rồi đó, mới rút cho mấy người đó vô chuyên tu. Còn mấy người mà chưa được thì họ cố gắng để khích lệ họ, để họ xả nữa. Mình chọn rồi, mình mới xác định cho họ biết rằng làm sao mà…
Cô Út Diệu Quang: Hôm giờ họ về, còn có, còn có mấy người à.
Trưởng lão: Thì bao nhiêu, bao nhiêu. Nhưng mà mình phải đi vào, mình phải chia ra để coi cái người nào được mình, dù là hai người hay ba người, mình cũng cho họ qua cái lớp chuyên tu. Để cho nó đặng cho nó khích lệ cho cái người mà họ không xả họ lại tu.
Cô Út Diệu Quang: Thầy nghĩ á, Thầy nghĩ là khích lệ nhưng mà con nghĩ, con theo ý con, con thấy đó không phải là cái lớp khích lệ. Mà cái đó để cho người khác có cái ngã mạn lớn. Tại vì con xét ở bên nam, khi mà người ta nghe Thầy nói như vậy người ta… tiến cử một số người…
Trưởng lão: Tiến cử? Đâu có tiến cử được. Thầy vô kiểm hết chứ ở đó tiến cử. Coi như làm thinh cho làm bài, người ta trắc nghiệm. Ta bắt ngồi đó, thí dụ như bây giờ trong, bây giờ Thầy bảo hen: Ngồi đó để mà giữ gìn cái tâm bất động, yên lặng để mà quán xét, để mà Chánh Niệm Tĩnh Giác để mà xả tâm, thử coi họ nhiếp tâm tới cỡ cỡ nào, tu hồi xét hết chứ.
Cô Út Diệu Quang: Con ngày hôm qua, ngày hôm qua nay con, con gặp hai ông luôn.
(50:07) Trưởng lão: Còn mấy người đó thì khỏi nói lên lớp, chứ chưa thi mà đi lo lót, để mà giám khảo cho lên. Ở đây người ta đâu có phải như trường đời đâu mà lo lót. Không cho lên lên gì hết đâu, Thầy vô Thầy kiểm cho. Bởi vì chánh giám khảo người ta kiểm, chứ người ta đâu có cho mấy ông giám khảo kia. Ghi ghi chứ người ta đâu có cho đâu, người ta kiểm hết. Thầy vô đó Thầy bắt mọi người hết, kiểm hết. Rồi từng cái điều kiện mà xảy ra như thế nào? Sao trong đó? Thầy đều ở ngoài này Thầy biết hết. Thầy biết hết rồi, đâu có còn trật chỗ nào. Người nào mà than phiền, mà trách cứ vô là bị Thầy hết rồi.
Cô Út Diệu Quang: Thầy chỉ định người nào thấy người đó đi ra năn nỉ. Trời ơi trời! Con mới nói: Trên cuộc đời mình quý thầy, nhưng mà mình ham thích gần bên Thầy, thì như vậy là quý thầy sai rồi. Còn quý thầy phải làm sao mà hàng tuần Thầy được về, mà Thầy dạy mọi người thì như vậy mới là đúng, mới có cái sự đoàn kết rõ ràng chứ. Còn quý thầy nói ở bên đây là khác, ở bên kia là khác, như vậy là quý thầy đã sai rồi.
Trưởng lão: Khác! Không có khác gì hết đâu. Cái lớp mà tu, thì thí dụ bây giờ chọn vào cái lớp tu, thì nó tu khác rồi. Hồi đó tôi còn ngồi để mà quán xét, để mà giữ cái tâm Bất Động, Thanh Thản, An Lạc, Vô Sự. Có từng niệm, có từng cái đối tượng, có từng cái pháp tác động để mà xả thôi. Còn bây giờ vô đó người ta bắt từng niệm, từng cái nội lực, nó khác, hai cái đường lối tu nó xa vời rồi. Bắt đầu người ta cho mình phải luyện cái hành động nào trước. Thường mỗi cái hành động đó đều phải tác ý như thế nào để tạo thành một cái nội lực. Nó nhờ cái tác ý đó mà nó trở thành cái nội lực. Mà người ta xét hết cái tâm nó thanh tịnh, nó không còn tham, sân, si, người ta mới cho vô luyện. Chứ không luyện, nó luyện thành lực tưởng thì sao. Bước đi nó đẩy đi vậy, nó như vậy rồi như vậy bị lực tưởng rồi sao, người ta đâu có chấp nhận đâu.
(52:04) Vô người ta dạy, thí dụ cũng đi kinh hành mà bây giờ người ta dạy cách thức. Cũng như hồi đó Thầy dạy chung chung là đi kinh hành mà mình tác ý từng hành động, dở chân lên đưa chân tới đồ đó, đó là pháp Thân Hành Niệm. Bây giờ người ta cũng dạy nhưng mà người ta không có dạy mà tổng cộng những cái hành động đó, rồi tác ý vậy đâu. Người ta dạy từng hành động để đạt được cái kết quả này rồi, có cái nội lực kết quả này, cái hành động này, người ta mới dạy tới hành động khác.
Cái chuyên nhất mà, ta đi vào để mà luyện cái nội lực, chứ đâu phải cứ đi mình tác ý: “Giở chân lên, đưa chân tới, hạ chân xuống, hạ gót xuống” vậy đâu. Cái đó người ta dạy tổng hợp để cho mình biết qua cái pháp thân hành, Thân Hành Niệm con, nó khác. Còn cái này người ta dạy cái nội lực cũng pháp Thân Hành Niệm, người ta dạy nội lực chứ. Thầy để dành đó chứ, chứ để dạy hết rồi cái bắt đầu nó ra nó làm bậy hết ráo mà nó chưa được. Bởi vì cái tâm tham, sân, si nó vẫn còn danh lợi dữ lắm, Thầy biết, Thầy biết trước hết á.
Cho nên cái thiền căn bản Thầy biết luôn luôn để xả tâm. Mà tới cái thiền mà vô Thiền định á, Thầy không nói, Thầy nói ra bây giờ họ đi làm Thầy hết ráo rồi, chứ chưa có người nào chứng đâu.
Phật tử Kim Quang: Thầy cứ cho tập một hoài, căn bản tập một mà không thấy tập hai tập đâu.
(53:17) Trưởng lão: Mà để tập một thì phải có tập hai chứ gì, nhưng mà điều kiện không viết gì hết. Bởi vì Thầy biết mà, Thầy biết tâm niệm của mấy con hết. Khi mà nó biết rồi, nó đi ra nó làm Sư, nó nói như là nó nhập Thiền định vậy đó. Mà nó dạy người ta kiểu này coi như là định tưởngkhông hà, cái danh, nguy hiểm, không được. Cho nên coi như là lấy cái Thiền định hai đó, khi mình dạy người đó, người đó tu chứng rồi, thì người đó họ sẽ ra họ dạy. Mà cái người mà chưa được đạt một mà chứng thì thôi khỏi, khỏi dạy, nó níu tâm hết. Bởi vì người mà tu chứng người ta biết cần phải dạy gì trước, cần phải dạy gì sau, nó không có dạy đạo. Tại cái trí tuệ đó người ta biết trước, dạy con người mà có mấy cái tâm danh lợi, cái tâm tham vọng đó. Họ thấy cái gì hay hay cái họ ra, họ muốn làm Thầy để nói.
Phật tử Kim Quang: Cái cái chuyện mà à, giờ làm, giờ làm đáp án đó Thầy. Con cũng chưa có rành lắm Thầy. Cho nên con có ghi vài câu hỏi xin hỏi Thầy là: Hồi bữa Thầy có làm cái gửi về cái bức tâm thư mà cho cô Liên Châu. Vậy chỉ cho con cái cách mà gạch dưới những cụm từ quan trọng, rồi sau đó đưa ra những cái đáp án. Thì trong đó Thầy nói qua những cái cụm từ đó mình xác định cái đức, cái hạnh, với lại cái nhân quả.
Trưởng lão: Có cái cụm, có cái từ nào chỉ nhân quả, còn cái từ nào nó chỉ về cái đức, từ nào nó chỉ về cái hạnh. Mình kiếm ở trong cái đoạn đó, thí dụ mình phân cái đoạn đó ra. Thì mình phải gạch đích mấy cái chữ mà nó xác định được cái nghĩa đức hạnh, là về nhân quả của nó trong đó, để mình gạch đích hết mấy chữ đó hết, rồi cái bắt đầu mình ngồi mình suy ngẫm, cái nào đúng chính, cái nào phụ.
(55:15) Phật tử Kim Quang: Cái đó con cũng chưa có rành. Tại mấy cái bài, cái khái niệm của con về đức, hạnh nó cũng chưa có rõ ràng. Nhân quả thì con nhìn vô thì con nghĩ nó dễ hơn, nhưng mà còn về cái đức thì đa số là mình chọn là mình chọn cái đức, phải không Thầy? Chứ mình ít chọn…
Trưởng lão: Cái hạnh tức là cái hành động đó con.
Phật tử Kim Quang: Dạ
Trưởng lão: Cái hạnh là cái biến ra cái hành động từ cái đức. Bây giờ cái đức, cũng như Đức Dũng Cảm, mà mình không xông pha vào lửa đỏ, không xông pha vào nước thì coi như là nó không có cái hạnh, mình chỉ nói được cái đức mà không có hạnh. Cho nên Đức - Hạnh nó kèm sát nhau, hạnh là cái hành động đó.
Phật tử Kim Quang: Hạnh là cái hành động.
Trưởng lão: Cho nên vì vậy mà mình gạch mấy cái từ phân biệt được chỗ nào đức, chỗ nào hạnh là mình thấy rõ.
Phật tử Kim Quang: Nhưng mà, khi mình trong cái câu đó cũng thấy hành động có nghĩa là mình biết cái này là hành động nó thuộc về hạnh, nhưng mà khi mà đáp án thì hành động đó mình suy ra thành đức phải không Thầy?
Trưởng lão: Ừm Đức. Bởi vì nó cái hành thì nó nằm ở trong đó, nó có cái đức ở trong đó rồi.
Phật tử Kim Quang: Cái đức cũng cùng một cái tên luôn?
Trưởng lão: Ưm, cũng cùng một cái tên, một cái từ, nó chỉ có một từ thôi chứ không có hai từ mà nó có đức hạnh ở trong đó luôn.
Phật tử Kim Quang: Dạ
Trưởng lão: Nó nói về cái hạnh, hành động, cái hành động của nó. Mà cái hành động đó nó mang theo cái đức.
Phật tử Kim Quang: Cái đức.
Trưởng lão: Thành ra mình khỏi cần một cái từ khác ở trên cái động từ để chỉ cái hành động đó, khỏi cần. Bởi vì trong cái từ đó nó có cái động từ của nó rồi, nó chỉ cả đức. Thí dụ như chữ “Ôn tồn” thì mình không có thấy cái từ động từ là nói, nhưng mà cái ôn tồn thì nó mình nhận thấy có cái hành động phải nói ôn tồn, con hiểu không? Bởi vì chữ ôn tồn nó là tính từ, nhưng mà mình biết đây là cái lời nói ôn tồn.
Phật tử Kim Quang: Có nghĩa là thấy được cái tính từ, tính từ thì nó cũng diễn tả đến cái đức.
Trưởng lão: Đức con.
Phật tử Kim Quang: Tính từ thì diễn tả cái đức, à giống như là khiêm tốn thì nó nói lên cái đức khiêm tốn.
Trưởng lão: Đức khiêm tốn đó, cung kính, tôn trọng này đó.
Phật tử Kim Quang: Dạ, cái đó là nói về cái đức thì rõ ràng hơn. Còn khi mà nói về những cái hành động giống như là à… hành động.
Trưởng lão: Thầy ví dụ như bây giờ, thí dụ như chắp tay, nó là cái hành động nhưng mà mình biết đây chắp tay là Đức khiêm tốn, cung kính. Đó cái chắp tay đó, rồi chắp tay, cúi đầu.
Phật tử Kim Quang: Có nghĩa là qua những cụm từ như vậy là mình xác định được cái đức đó.
Trưởng lão: Cái đức đó, tức là mình thấy chắp tay ha, chắp tay này, cúi đầu ha. Thì cái hành động, cái hành động đó là cái hạnh rồi.
Phật tử Kim Quang: Dạ.
Trưởng lão: Chứ nó không thấy nói cái đức gì hết, phải hông?
Phật tử Kim Quang: Dạ.
Trưởng lão: Nhưng mà phải biết đây là cung kính, tôn trọng, phải không? Cái Đức Cung Kính Tôn Trọng, mình suy ra đó. Bởi vì qua cái động từ thì mình biết là cái hạnh, mà cái hạnh đó thì nó mang theo cái tính chất, cái đức của nó. Người ta chắp tay, cúi đầu thì biết là Đức Cung Kính Tôn Trọng. Thì mình xét chứ nó đâu có nói Đức Cung Kính Tôn Trọng đâu.
Phật tử Kim Quang: Dạ đúng rồi, như cái Đức Ly Tham vậy. Nhiều khi không có nói rõ về cái tham nhưng mà nói về, giống như cái bài mà, bài Danh Vọng. Bài danh vọng và hạnh phúc thì…
Trưởng lão: Bởi vì biết rồi mới dễ đó con, nó không khó đâu.
Phật tử Kim Quang: Con cũng cố gắng con mày mò.
(58:35) Trưởng lão: Hơn hai năm, nói chung là mày mò rồi cái con mới biết, nó dễ lắm.
Phật tử Kim Quang: Dạ.
Trưởng lão: Dạy trước để cho mình thấy được, cũng từ đó mà mỗi hành động người ta nói ra cái đầu mình có phân tích ở trong này rồi. Khi lời nói người ta ra cái mình biết hạnh hay đức hạnh hay không, thiếu đức thiếu hạnh, mình biết liền, nó bén nhạy. Chứ còn bây giờ nếu người ta vừa nói lời nói cái mình không biết đức hạnh ở chỗ nào, con hiểu không?
Phật tử Kim Quang: Dạ
Trưởng lão: Nhờ mình có phân tích, mình có đáp án, mình có làm cái sự việc trong những cái bài học. Sau khi nó thấm nhuần rồi, khi người ta nói lời nói ra, mình biết cái người đó thiếu đức gì. Mà người đó thấy hành động người đó biết là thiếu cái đức gì rồi. Thấy cái người đó chắp tay cúi đầu chào, nói ví dụ như Mật Hạnh, con cúi chào như vậy đó nó nhanh chóng nó biết ở trong cái đầu liền, nhanh chóng. Chứ còn không nó thấy cúi đầu chào người ta tưởng chào hỏi thường, không ngờ có cái đức, cái hạnh người ta trong đó rồi. Nó không nhanh, cái kiến thức của mình nó không có nhanh. Bén nhạy là biết cái đó là đức hay hạnh, xác định. Cho nên làm riết nó quen.
(59:40) Phật tử Kim Quang: Cái việc mà phân tích này nó làm cho cái con người mình bén nhạy, nhận được cái đức, đạo đức của con người.
Trưởng lão: Đạo đức của con người. Chứ còn mình không có nhận được cái đạo đức của con người, mình thấy làm vậy là thành cái thói quen của mình làm vậy thôi. Cũng như hai người bắt tay chào nhau thì người ta đâu có nghĩ là đức hạnh gì đâu, nhưng mà có đức trong đó đó. Bắt tay chào nhau là cái hành động là cái hạnh rồi phải không? Nhưng mà lúc đó cái sự chào nhau là cung kính tôn trọng nhau mới chào nhau. Mà từ lâu tới giờ con thấy mình không có nghĩ, thì do nơi cái đầu óc mình nó không nghĩ. Nó chỉ làm theo cái thói quen chứ nó không nghĩ ra là Đức Hạnh Cung Kính Tôn Trọng nhau. Còn mình thấy hai người mà hai cái vị nguyên thủ mà ôm nhau, họ hôn nhau cũng là cái đức hạnh.
Phật tử Kim Quang: Cái đó là tại vì nước của người ta, cái cung kính người ta ôm.
Trưởng lão: Người ta ôm nhau, giao thiệp nhau, nó có cái tình cảm hơn.
Phật tử Kim Quang: Nhưng mà khi mà mình đến một cái nước của người khác, thì mình cũng phải tôn trọng cái sự cung kính đó là mình nên cũng ôm hôn người khác.
Trưởng lão: Cũng vậy, sử dụng khi mình sử dụng tức là cái đức hạnh cung kính của cái nước người ta.
Phật tử Kim Quang: Đó là mình tôn trọng người ta nữa phải không Thầy?
Trưởng lão: Mình tôn trọng người ta. Bởi gì cái đức hạnh của người ta là vậy, rồi mình chê người ta làm vậy coi nó kì này kia. Tại vì cái phong tục của mình, cái đức hạnh của mình nó không làm như vậy. Nhưng mà người ta cảm thấy vậy nó thân mật, nó tôn trọng nhau, nhìn tình cảm lắm. Khi mình đến đâu, mình thầy biết đức hạnh liền. Cái chỗ đó là mình sử dụng liền, chứ mình không có ngại, chứ không có ngại.
Phật tử Kim Quang: Không có chấp vô cái của mình.
(1:01:18) Trưởng lão: Không có chấp cái gì của mình, mình hòa đồng được. Trong cái tình, trong cái đức, cái hạnh. Cho nên làm sao cho bén nhạy, chứ còn không không bén nhạy. Thầy nói, không bén nhạy, người ta làm làm mình thấy không có hiểu cái đức hay cái hạnh gì ở chỗ đó hết.
Phật tử Kim Quang: Hôm qua cái lớp học của con, con tổ chức cái lớp, cái buổi mà chỉ làm như vậy thôi Thầy, qua cái bài cứ gạch dưới thôi, gạch dưới xong rồi xác định. Tại vì có cái đáp án của Thầy rồi, thì bây giờ bước đầu tiên là nhìn cái đáp án này, cái suy ngược lại, con nên gạch vô cái từ nào?
Trưởng lão: Đúng rồi
Phật tử Kim Quang: Con đang tập từ từ.
Trưởng lão: Đúng rồi mình phải tập, phải tập luyện với nhau ở trong cái lớp học là phải vậy. Chứ không khéo không ai mà ngờ được trong cái vấn đề, mà trước khi mà một cái đoạn này mà gạch đít như thế này để mình xác định, họ đâu có ngờ. Họ chỉ dòm chung chung rồi cái họ nói đại, nó trật. Còn mình xác định từng từ ở trong đó, từng cụm từ của nó ở trong đó làm sao mình sai được cái câu mình đáp án. Mà đáp án đúng thì giải trình án mới đúng đó.
Phật tử Kim Quang: Dạ
Trưởng lão: Chứ không khéo nó trật hết à.
Phật tử Kim Quang: Thì con, bởi vậy có tu sinh đặt cái câu hỏi cho con, nhiều khi gạch đúng, gạch đúng như vậy luôn. Nhưng mà làm sao xác định được cái đáp án đúng? Mình gạch nhiều khi đúng nhưng mà không nghĩ ra được cái từ của cái cái đức đó, dạ.
Trưởng lão: Bởi vì khi mình thấy, mình phải nhận. Nhất là mình phải văn phạm mình phải rành, đây là chủ từ, đây là động từ, phải không? Đây là túc từ, phải không? Nguyên một cái cụm là một cái câu nữa. Dó đó mình nhận qua cái văn phạm cái câu của cái đoạn của nó, rồi mới xác định nó thuộc về hạnh. Cái đây là cái từ này nó nói về cái hạnh, chứ nó không có nói về cái đức. Nhưng mà trong cái hạnh đó là nó đã mang cái đức, thì nó ngầm mình đâu có thấy.
Phật tử Kim Quang: Dạ
Trưởng lão: Nhưng mà mình, khi mình nhận ra được cái hạnh thì mình biết cái đức ở trong đó.
Phật tử Kim Quang: Nhưng còn cái tên… cái tên
Trưởng lão: Rồi đó cái bắt đầu mình đặt ra cái tên. Thí dụ như bây giờ thấy chắp tay, cúi đầu người ta chào nhau thì mình biết là Đức Cung Kính Tôn Trọng, phải hiểu cái danh từ đó. Nếu mình không học thì mình đâu có biết đặt nó là cung kính tôn trọng đâu. Hay hoặc là mình nói là Đức Lễ. Mình dùng danh từ gọn ngắn thì hai người mà chào nhau vậy đó, thì đó là Đức Lễ. Mình không nói Đức Cung Kính Tôn Trọng, nhưng mà nói Đức Lễ đủ rồi.
(1:03:48) Phật tử Kim Quang: Cái khó là mình đặt cái tên hả Thầy?
Trưởng lão: Đặt cái tên rồi, thì đó bây giờ mình đặt cái tên. Là mình thấy trên cái sự mà tôn trọng nhau thì mình đó là Đức Lễ. Mà trên cái sự mà thí dụ như hai người, họ cũng trong cái Đức Lễ, mà họ tỏ ra cái tình cảm họ hôn nhau. Hai người đàn ông họ ôm nhau, họ hôn nhau như vị nguyên thủ thì nó, nó lại là nó Đức Hiếu Sinh ở trong đó rồi. Mà Đức Hiếu Sinh là chỗ nào nó cũng có hết. Nhưng mà cái hành động mà hôn nhau đó là mình phải nói là Đức Hiếu Sinh trước, Đức Hiếu Sinh nó mới Đức Lễ. Tức là Đức Hiếu Sinh nó mới chào hỏi nhau bằng cái tình thật của nó. Thì trong khi mà cái thật tình như vậy đó, thì nó cái chân thật của nó, thì nó có Đức Thành Thật nó ở trong đó rồi.
Cho nên nói cái cụm đó, khi đó mình đặt cái tên của nó thì mình thấy cái nào, cái nào, cái nào. Nhưng mà mình phải xét thấy bây giờ Đức Cung Kính nè, Đức Lễ nè, Đức Cung Kính Tôn Trọng nè. Hai người chào nhau như vậy rồi, bây giờ hôn nhau là cái tình cảm để gieo cái tình cảm với nhau thì đó là Đức Hiếu Sinh rồi, đức thương yêu rồi. Đó là mình thêm nữa, để cho mình thấy rằng cái sự tình thương yêu đó như thế nào thì đó là Đức Xã Giao của người ta. Nếu mà giữa hai người, mình coi cái câu chuyện trong đó, rồi mình biết nó đặt.
Phật tử Kim Quang: Rồi coi cái nào mà trước mình đặt trước hết
Trưởng lão: Cái nào trước mình đặt trước, cái nào sau mình đặt sau. Mà cái chính và cái phụ ở trong đó nữa con.
Phật tử Kim Quang: Dạ, có nhiều cái đức thì cái nào chính thì để trước hả Thầy?
Trưởng lão: Để trước, cái nào sau để sau.
Phật tử Kim Quang: Cái nào phụ để sau.
Trưởng lão: Phụ để sau. Ví dụ như bây giờ, cái tai nạn giao thông nó xảy ra, phải không? Thì mình, do mình biết thiếu đức. Bởi vì cái đó nó xảy ra tai nạn thì nó là thiếu Đức Cẩn Thận rồi. Nhưng mà thiếu đức, trong cái Đức Cẩn Thận đó nó mang cái Đức Hiếu Sinh, mà thiếu Đức Hiếu Sinh thì cái lòng thương yêu của mình không có, cho nên Đức Cẩn Thận là không có, phải không? Mà bây giờ nó thuộc về giao thông thì nó phải có chữ giao thông rồi, chứ không thể nào thiếu chữ giao thông được. Cho nên vì vậy mình đặt Đức Hiếu Sinh Cẩn Thận Giao Thông, phải không?
Phật tử Kim Quang: Nó rõ ràng.
Trưởng lão: Nó rõ ràng lắm! Nó chỉ cái hành động đạo đức nó rõ ràng.
(1:05:57) Phật tử Kim Quang: Giống như cái bài này nè, cái bài “Đánh cắp chính mình” ý Thầy. Có cái đoạn mà cái ông tác giả, ổng ca ngợi cái ông Becly với Niske là người thông minh với lại tư chất cao. Thì cái đáp án của Thầy ghi là Đức Ái Ngữ Ca Ngợi, có nghĩa đây là một cái câu ái ngữ. Nhưng mà thuộc về cái khía cạnh là ca ngợi, nên Thầy đặt cái tên là coi ca ngợi phải không Thầy?
Trưởng lão: Ca ngợi đó con. Tại vì tác giả ca ngợi.
Phật tử Kim Quang: Nhưng mà nguyên cái câu này là nguyên cái câu ái ngữ, ái ngữ là nguyên cái câu này luôn.
Trưởng lão: Đó nguyên câu luôn, ái ngữ đó con.
Phật tử Kim Quang: Nếu mà gạch dưới, nếu mà nói về Đức Ái Ngữ thì phải gạch là gạch dưới nguyên thân, nguyên cái câu này luôn.
Trưởng lão: Nguyên cái câu luôn, nó ca ngợi, cái lời.
Phật tử Kim Quang: Nhưng mà nếu mà nói về Đức Ca Ngợi, thì lúc đó là chỉ gạch những cái từ như thông minh, tư chất cao.
Trưởng lão: Đó đó đó đó nó vậy, đó là khen ngợi, những cái từ đó là khen ngợi đó. Bởi vậy Thầy nói thật. Chẳng hạn như học mà được cái này rồi thì nó dễ và tập riết nó thấm nhuần rồi nó đỡ. Nhanh chóng, cái đầu óc của mình, cái ý thức của mình nó nhanh chóng, nó nhận ra được cái đức, cái hạnh. Cho nên vì vậy mà nó luôn luôn, nó biết tiếp giao bằng cái hạnh, mình trở thành con người đạo đức, mà phải học thấm nhuần. Cho nên Thầy có nhiều khi Thầy đưa nhiều bài lắm, nhưng mà có khi Thầy vắng. Vắng là tại vì Thầy mắc làm công việc khác. Nhưng mà mấy con phải lần lượt mấy con tập, chứ mấy con ào ạt, mấy con sợ nó không hết bài, coi như không phải. Cái vấn đề mình làm sao cho chất lượng, con. Mình hướng dẫn nhau, mình phải có chất lượng. Phải làm sao mà truyền đạt được cái điều kiện hiểu biết với nhau, để cho mình ai cũng được như nhau hết là tốt nhất.
Phật tử Kim Quang: Tại vì trong lớp mặc dù có mấy người, nhưng mà cái trình độ nó cũng khác nhau chứ Thầy.
(1:07:45) Trưởng lão: … khác.
Phật tử Kim Quang: Nhưng mà con thì con nghĩ nếu mà mình, người mà có Đức Hiếu Sinh thì mình phải nâng lên, từ những người thấp lên trên. Chứ mình đừng có chạy theo cái người cao. Mình phải dìu dắt từng người một lên.
Trưởng lão: Bởi vì cái, khi mình có cái trách nhiệm, mình đứng lớp mình dạy rồi, thì mình nhắm cái người thấp để nâng lên. Mà cái tình của một ông Thầy, Thầy thấy trong cái đời mà đi học của Thầy, Thầy cũng thấy mấy ông giáo mà có cái tình yêu học trò. Là xem thấy học trò dở là kêu về nhà dạy thêm, chứ không lấy tiền. Hồi Thầy học cái lúc, lớp mà thi để mà lên Trung Học đó. Thì cái ông thầy, ổng dạy cái lớp Nhất hồi đó Tiểu Học mà qua Trung Học để mà thi trường Pétrus Ký ở thành phố. Thì lúc bấy giờ đó, ổng kêu cái số học sinh dưới dở nâng lên hết để tới chừng thi cho đậu luôn. Vì vậy mà Thầy này tốt thiệt. Bởi vậy chết, ổng chết học trò đứa nào cũng khóc hết. Cái tình đó con, cái tình ông thầy thiệt, trao lại những cái điều hiểu biết của ổng, bằng cách là ổng dạy thêm. Chứ ở trường đâu có đủ thì giờ học, mà ông dạy thêm. Phải đến nhà ông học thêm mà không lấy tiền học sinh đứa nào hết.
Phật tử Kim Quang: Hay vậy, tình Thầy.
Trưởng lão: Tình Thầy trò. Cho nên vì vậy cái tình nghĩa nó thấm thía lắm. Tôn sư trọng đạo là cái chỗ do ông Thầy đó. Nên cái người học dở nhất để cho nó lên kịp. Hồi trong cái lớp học, hồi mà lớp Nhì cũng vậy, bởi vì lên ở Tiểu học thì mỗi lớp là có một ông Thầy. Thí dụ như lớp Nhì rồi mới lên lớp Nhất con. Hồi đó thì cái trường hợp của Thầy thì nó không phải là lớp Một, Hai, Ba, Bốn, Năm đâu.
Phật tử Kim Quang: Bây giờ nó như vậy.
(1:09:43) Trưởng lão: Bắt đầu nó vô, nó không phải học lớp Một đâu. Nó vô nó học lớp Năm. Lớp Năm là cái lớp Một ý, lớp chót Tiểu học.
Phật tử Kim Quang: Dạ
Trưởng lão: Lớp Năm rồi lớp Tư, rồi lên lớp Ba, lớp Ba rồi mới lớp Nhì, lớp Nhất. Mà nó còn thêm bảy năm học Tiểu học lận. Lớp Ba thì nó có 3A, 3B, mới vô đó thì 3B rồi lên tới 3A.
Phật tử Kim Quang: Dạ
Trưởng lão: Rồi mới lên lớp Nhì, Nhì B rồi mới lên Nhì A, rồi mới lên lớp Nhất. Lớp Nhất mới đi vô Trung học.
Phật tử Kim Quang: Đếm ngược hả Thầy?
(1:10:10) Trưởng lão: Nó vậy, đếm ngược. Nó đi từ từ, từ từ nó lên. Nó lên cho tới lớp Nhất nó mới vô Trung học nó học. Mà Trung học thì phải thi tuyển, chứ không phải là được người nào mà học sinh giỏi mà nó được rút vô đâu. Thi tuyển của Trung học nó mới vô trường Pétrus Ký, tức là trường Chasseloup Laubat, trường Pháp hồi đó đó con.
Phật tử Kim Quang: Giờ trường Lê Hồng Phong bây giờ đó?
Trưởng lão: Lê Hồng Phong bây giờ đó.
Phật tử Kim Quang: Thì về cái phần này thì con hiểu sơ sơ.
Trưởng lão: Rồi mình hiểu rồi, mình mới truyền đạt lại con. Thầy bởi vậy Thầy, tuy rằng Thầy cố gắng, Thầy diễn tả để cách thức để mà thực hiện. Trả lời cho mấy con hiểu đó, để mà phân ra cho được, làm sao mà phân đoạn, rồi đáp án. Nhiều khi mình phân đoạn sai nó cũng không được nữa con.
Phật tử Kim Quang: Và có nghĩa là mình, cái cách mà làm đó Thầy. Có nghĩa là đầu tiên mình phải phân đoạn trước, phân đoạn mình mới gạch dưới nó hả Thầy?
Trưởng lão: Gạch dưới đó.Khi mà mình, khi mình đọc rồi đó cái thì mình, cái đoạn đó, cái mình gạch đít hết những cái chữ, cái cụm từ đó xong rồi, cái thì mình thấy ờ đây nó nằm ở trong cái cái đức gì đây? Nó có mấy từ này là có cái đức. Có nhiều khi nó chừng một danh từ của nó thôi. Một danh từ của nó chỉ, thì nó là cái đoạn của nó rồi. Nó không dính dấp gì đến từ kia thì nó là đoạn của nó rồi.
Phật tử Kim Quang: Là một cái đức.
Trưởng lão: Một cái đức của nó rồi thì nó riêng độc lập nó đó. Chứ không cần mà phải kéo hết một cái đoạn mà dài vậy đâu. Chỉ một từ của nó là thấy có cái đức rồi, một từ cái đức nữa, một từ nữa… Cho nên có khi cái đoạn dài, có khi cái đoạn ngắn. Có khi nó hai, ba chữ, nó là một cái đức của nó rồi đó.
Phật tử Kim Quang: Nhưng mà có khi thế này nữa Thầy, con nhận thấy là, Giả sử như nguyên một cái đoạn dài như thế này, nhưng mà nó có câu phụ, câu chính. Rồi cái đức nó nằm ở trong câu chính, còn cái câu phụ chẳng quá là nó chỉ là một cái diễn tả…
Trưởng lão: Diễn tả phụ thêm thôi. Bỏ, Làm cho sáng tỏ, làm sáng tỏ cái ý của cái đức kia thôi. Chứ còn cái đó bỏ, lấy ý chính thôi.
Phật tử Kim Quang: Nhưng mà vẫn nằm trong cái đoạn.
Trưởng lão: Vẫn nằm ở trong cái đoạn, không thể mình cắt bỏ nó ra. Để nó cái phụ đó, những cái đoạn phụ đó, cái câu phụ đó, nó làm cho sáng tỏ cái cụm, cái chính, câu chính. Thì cái câu chính đó là nói lên cái đức, cái hạnh của nó thôi. Còn cái câu phụ mình nói cũng làm lạc thôi chứ không có gì, nói nó trật thêm. Bởi vì nó phụ đó, mình nói cái nó đi lạc đề mất đi. Lấy cái chính này mà làm, còn cái phụ này để nó làm sáng tỏ thêm thôi, chứ không có nói cái này, mình bỏ cái đó. Cho nên nhiều cái mình thấy một đoạn dài vậy chứ mình gạch đít có mấy chữ, mấy cái kia nó phụ thôi. Thành ra mình không cần, bỏ ra, lấy cái ý chính thôi.
(01:13:05) Phật tử Kim Quang: Trong khi mà phân đoạn Thầy, à con có để ý là, mình để ý nên để ý những cái, cái người mà giống như là nhân vật chính trong cái đoạn đó.
Trưởng lão: Đúng rồi, mình phải lấy cái nhân vật chính.
Phật tử Kim Quang: Nhân vật chính. Nhiều khi qua một cái chỗ khác lại nói về cái nhân vật khác, vậy là hai cái nó khác biệt nhau.
Trưởng lão: Cái nó nói, thí dụ như nó nói. Thí dụ như bây giờ cái nhân vật chính thường thường tác giả, mình phải chú ý tác giả con. Tác giả nó tự nó viết cái bài đó ra thì nó tự nó ca ngợi này kia rồi tác giả, hay hoặc chê khen đồ này tác giả, phải không? Nhưng mà mình lưu ý tác giả rồi đó, rồi bắt đầu đó, bây giờ đó nhân vật chính và nhân vật phụ trong đó.
Phật tử Kim Quang: Dạ.
Trưởng lão: Mà cái nhân vật chính, thì thường thường nó. Cái nhân vật chính thường thường là mình gạch đít những cái từ đó để mình xác định cái nhân vật chính, cái hành động đạo đức của nhân vật chính. Nhưng mà cái nhân vật phụ nó cũng có những cái hành động đạo đức của nó chứ không phải không đâu. Nhưng mà cái đoạn đó khi mà cắt ra rồi, toàn là cái nhân vật phụ để nó nói lên ở trên cái đoạn trên. Cái đạo đức của ở trên cái đoạn trên của cái nhân vật chính. Nhưng cái nhân vật phụ này nó đã bị cắt cái đoạn kia rồi thì coi như độc lập của nó rồi. Bởi vì phân đoạn ra rồi, nó bị độc lập của nó rồi, thì nói về cái đạo đức của cái nhân vật phụ. Chứ không có được mà lấy cái ở trên mà ghép xuống dưới này được, bởi vì mình cắt cái đoạn ra rồi.
Phật tử Kim Quang: Dạ, mình cắt rồi.
Trưởng lão: Mình cắt rồi thì nó còn có cái nhân vật phụ không, thì mình lấy nhân vật phụ đó mình xác định cái đức hạnh của cái nhân vật phụ. Mặc dù là nó luôn luôn nó kèm theo với cái nhân vật chính, để nó làm sáng tỏ cái câu chuyện của nó. Thí dụ như hai đứa bé, thì khi có cái câu chuyện mà Tâm hồn cao thượng. Hai đứa bé học trò đó, thì con thấy cái nhân vật chính là cái cậu bé, chứ không phải cái nhân vật chính là cái cô bé đó đâu.
Phật tử Kim Quang: Dạ.
Trưởng lão: Cô bé chỉ là nhân vật phụ để làm sáng tỏ lên cái cái nhân vật chính đó thôi. Cái Tâm hồn cao thượng đó.
Phật tử Kim Quang: Dạ.
(01:15:03) Trưởng lão: Con hiểu không? Vậy mà nếu mà không, mình không khéo đó thì mình lầm. Chỉ vì hai đứa bé này mình thấy nó có những cái hành động cũng rất hay.
Phật tử Kim Quang: Dạ.
Trưởng lão: Nhất là cái cô bé mà khi mà nó kết luận cái bài văn của nó mà nó ca ngợi được. Con có thấy không? Nó hay lắm chứ…
Phật tử Kim Quang: Nó quá hay!
Trưởng lão: Thì coi chừng đó mình lầm. Nó là nhân vật phụ nhưng mà nó viết cái điều kiện đó để mà nó nói. Mà cái nhân vật phụ thường thường là tác giả. Tác giả nó tạo, nó có cái hình ảnh phụ để mà nó nêu được cái điều kiện nó muốn viết.
Phật tử Kim Quang: Như cái tư tưởng của tác giả. Họ muốn trình bày cái tư tưởng của họ, cái nhận xét của họ. Nhưng mà họ phải đưa một cái nhân vật nào đó.
Trưởng lão: Đưa nhân vật thì mình mới thấy đó là tác giả. Nó muốn đưa một cài ý gì đó hay thì nó làm cái nhân vật phụ. Nó đưa cái nhân vật chính, cái nó bắt đầu nó ca ngợi nó đưa.
Phật tử Kim Quang: Dạ.
Trưởng lão: Đó, thì mình đọc cái bài Tâm hồn cao thượng của hai đứa bé.
Phật tử Kim Quang: Thế là mình hình như mình cũng phải để ý cái thời gian nữa phải không Thầy? Trong đoạn văn nó có cái thời gian liên tục nữa. Nhưng mà nó ngắt cái thời gian thì để nó chuyển qua một cái đoạn khác.
Trưởng lão: Chuyển qua đoạn khác con. Bởi vì khi, khi mà mình cầm bút mà mình viết truyện hoặc là viết này kia, thì thường thường nếu mà mình lưu ý được cái những cái bài viết mà có tiếng của người khác, tác giả có tiếng, sau này mình viết giỏi lắm con. Ông Thầy phân tích cách nói sao đó, mấy con viết văn hay lắm. Mình biết mình lúc nào mình ẩn ở trong cái nhân vật phụ, cái tác giả đó ẩn trong cái nhân vật phụ. Mà có khi mình là nhân vật chính nữa, cái tác giả là nhân vật chính nữa. Đọc được cái bài đó mình biết được, sau đó mình cầm cây bút mình viết dễ lắm. Muốn viết một cái câu chuyện gì đó thì mình viết dễ lắm. Mình biết lúc nào mình nằm ở chỗ nào, chỗ nào. Thường thường là những câu chuyện tác giả họ hay thêm. Với qua những cái hiểu biết của họ, những cái ý họ hay, những cái đoạn hay nào đó họ muốn ghi ra thì cho thấy được cái sự hiểu biết của họ.
(1:17:21) Phật tử Kim Quang: Tất cả những cái đó, giống như họ muốn nói lên cái tư tưởng, nhận xét của họ về những cái đó.
Trưởng lão: Là vậy đó con. Văn chương cũng khó chứ đâu phải dễ đâu.
Phật tử Kim Quang: Khó quá Thầy! Con hồi xưa con học văn dở lắm Thầy ơi! Có ba điểm à.
Trưởng lão: Vậy mà Thầy thấy bây giờ con khá lắm đấy, giỏi lắm đấy chứ! Con mày mò nó mới giỏi.
Phật tử Kim Quang: Con cũng cố gắng mày mò mày mò, thì nhưng mà không có biết là nó có đúng hay không?
Trưởng lão: Nói chung là đầu tiên là mình học văn phạm cho nó cứng, nó quen. Sau đó rồi bắt đầu nó muốn hay, phải đọc, phải đọc sách, đọc nhiều. Rồi đọc, không phải là đọc để hiểu câu chuyện đơn thuần đâu. Học hiểu từng cái câu văn, từng cái ý, từng cái cái ẩn, cái hiện của tác giả ở trong đó. Thì lúc bây giờ mới viết văn giỏi. Tại vì Thầy đến một cái trường người ta dạy mình viết văn như mà dạy mấy cái ông làm phóng viên đồ đó, ở đó họ dạy cách thức cho mình viết. Ai cũng phải qua trường lớp hết. Ở thành phố hiện giờ có trường Nguyễn Du, trường gì đó dạy văn. Như là dạy cho mình trở thành những phóng viên, những nhà văn. Nó chuyên dạy cho mình hiểu biết những cái môn đó, môn Văn.
Phật tử Kim Quang: Nhưng mà giờ thì bọn con đâu có cơ hội để mà học cái đó Thầy.
(01:18:50) Trưởng lão: Đúng là không cần nữa. Bây giờ chỉ có cần hiểu được cái đạo đức. Để cho cái đầu óc mình cho nhanh chóng, để nhận ra được hành động đức hay là hạnh cho nó nhanh chóng, để rồi xả tâm là tốt nhất. Chứ không mình nói suông mình xả không kịp, mình nói suông. Rồi cách thức mình còn tu tập để nó được cái Định lực, cái sức bình tĩnh của mình trước các ác pháp nó dập, để cho mình bình tĩnh mình nhận. Chứ không khéo mình bằng cách chịu đựng, nó không hay.
(1:19:25) Phật tử Kim Quang: Khi lúc mà, lúc mà mình đọc sách hay là mình nghiên cứu những cái gì học Thầy. Là mình cố gắng làm sao mình rút ra được những cái bài học cho mình để mà mình xả tâm. Thì thực ra thì nếu mà nói về năm đức, mười hạnh thôi thì nó không có khó. Nhưng mà có nhiều cái mình cũng nhận ra ở trong cuộc sống nó đa dạng lắm! Chứ như nhiều khi con thấy con cũng đọc sách, rồi con ghi ra những cái câu như thế này: là khi mình tôn trọng người, thì thời xưa thì con chỉ nhắc mình tôn trọng cái lời nói thôi, rồi hành động của người, rồi cái suy nghĩ của người. Rồi sau này đó, con đọc sách thì con thấy nhiều khi mình cũng phải tôn trọng luôn cả những cái sai lầm của họ và tôn trọng tất cả những cái sự khác biệt của họ luôn.
Có nghĩa là cái câu này nó hoàn toàn không dính dáng gì đến giới luật hết. Năm đức, Mười hạnh nó hoàn toàn nó không có. Đây giống như là một cái tư tưởng mà con nhận ra được. Vậy thì con đang có cái ý là như là mình làm sao mà mình phát triển được những cái tư tưởng? Làm sao mình tìm thấy được những cái tư tưởng đó để mà mình sống hòa đồng với cuộc sống với mọi người mà mình xả tâm được? Thì như bây giờ con đầu tiên con tiếp xúc qua sách vở thôi, con muốn hỏi thêm Thầy là: Còn cách nào nữa không?
Trưởng lão: Mình thấy đức Phật đã dạy đủ rồi, đâu còn thiếu đâu con. Đức Phật nói: “Thấy lỗi mình đừng thấy lỗi người” thì mình đâu có tìm ra thấy cái sai của thiên hạ.
Phật tử Kim Quang: Thì đúng, cũng từ cái câu của đức Phật là đưa ra cái câu mà con vừa mới nói với Thầy.
(1:21:13) Trưởng lão: Nói thiệt chứ mình cứ thấy cái sai của người ta thì. Đầu tiên á, thì mình phải biết cái sai cái đúng rồi, nhưng mà sau đó thì mình không thấy cái sai nữa, mình đi dần tới. Bởi khi mình Đức Lễ cung kính tôn trọng thì hoàn toàn là không thấy cái sai của ai nữa hết. Chỉ mình nghiệm mình, bởi vì đây là cái giai đoạn rốt ráo cuối cùng để cho mình đi đến cái chỗ bất động tâm. Mà mình còn thấy cái sai thì tức là còn động tâm đó chứ sao, con hiểu không? Còn mình thấy hoàn toàn ai cũng là người tốt, chỉ có mình đây là cái người đang xấu, để mình cố gắng, mình nhìn mình để mình sửa. “Thấy lỗi mình đừng có thấy lỗi người”, Thầy nói đức Phật dạy đủ rồi. Câu ngắn gọn mà nó đủ hết mọi mặt. Nhìn lại mình, nhìn thấy mình thôi.
Cho nên mình học để mình biết cái Đức Lễ, để mình cung kính tôn trọng họ, có những hành động này, hành động kia. Mình học Đức Hiếu Sinh để cho mình chỉ có lòng thương yêu và tha thứ chứ gì. Bây giờ mình không thấy cái lỗi của người ta thì thương yêu họ thôi, chứ tha thứ, có lỗi ai đâu mà tha thứ? Mà tha thứ trong đó, bởi vì họ làm lỗi chứ đâu phải không. Nhưng mà tôi không cần thấy, tôi chỉ thấy lỗi tôi thôi. Tu sao mình thấy mình, chứ ai làm gì tôi không thấy lỗi. Mà khi mà muốn như vậy thì con mới thấy cái bản chất của mình thường thấy lỗi người. …Nó hàng ngày “Thấy lỗi mày chứ không được thấy lỗi của người khác”…
(01:22:38) Mình còn lỗi mình mới thấy lỗi người ta chứ, chứ mình hết lỗi mình không thấy lỗi ai. Mày còn lỗi cho nên mày thấy lỗi người ta. Cho nên mày phải sửa mày đi đừng có thấy nữa. Tập riết sao mà cho mình thấy không có ai có lỗi mà chỉ có mình. Mà khi mà thấy không có thấy lỗi người thì chính là mình đã giải thoát rồi. Nó không có gì hết nó quay vô nó. Thay vì bây giờ còn thấy lỗi người thì mình mới thấy những cái lỗi của mình mình sửa phải không? Nhưng mà cuối cùng mình không thấy lỗi ai nữa hết thì lỗi mình cũng không còn. Vậy thôi.
Lúc đầu tiên đức Phật dạy hàng ngày đó là: Đừng thấy lỗi ai hết. Cho nên nó vừa ngó thấy người ta thì mình: “Không được, thấy lỗi mình”. Mình nhắc vậy tức là mình ngăn để mình ngăn ác để mình sinh thiện con, tăng trưởng thiện chứ con. Cái câu nói ngắn nhưng mà cái sự thật là như vậy đó. Hàng ngày mình chung đụng biết bao nhiêu người nhưng mà thấy lỗi mình không thấy lỗi người, ai làm gì đúng nấy. Bởi vậy cho nên vì vậy mình muốn không thấy thì mình mới đó là nhân quả. Tại vì mình thấy lỗi, mình mới nói nhân quả. Mình thấy lỗi người ta mình mới nói: “Đây là nhân quả”.
Phật tử Kim Quang: Nhân quả của họ.
Trưởng lão: Nhân quả của họ. Đặng cho cái tâm của mình nó mới yên. Thì cho nên nhờ cái đối tượng đó, nhưng mà cuối cùng thì mình không thấy nữa. Ai làm gì mình không thấy hết à? Không phải mình không thấy, thấy, nhưng mà hoàn toàn không có lỗi. Bởi vì nó thấm nhuần quá nhuần ở trên cái nhân quả, cho nên mọi hành động của người ta mình không thấy có lỗi họ nữa đâu. Mà tập sao như vậy đó thì tức là tới cái chỗ mà không thấy lỗi người mà thấy lỗi mình thôi, thì cái này nó mới thật. Cái câu ngắn gọn của Phật, Thầy nói nó toàn diện rồi.
(1:24:19) Nhưng mà đầu tiên thì mình phải phân tích cái này, cái nọ kia. Bởi vì mình đã quen thấy lỗi người thôi, nhiều khi mình không thấy lỗi mình đâu. Người ta nói cái túi khôn của mọi người thì mình đặt ở trước mặt, còn túi khôn của mình đặt ở sau lưng nên mình không thấy mình. Ai làm gì cũng thấy hết, nhưng riêng mình, mình không thấy mình. Thành ra do như vậy đó thì cái câu ý đó. Thật sự ra ai nói gì nói, hay ai làm gì làm mình cứ thấy mình. Mình cứ gạt ý như vậy cuối cùng nó quay lại, nó quay lại. Nó quay lại nó không có nghĩa là nó cứ nhìn vô nó đâu. Nó cũng nhìn ra ngoài, cũng y như bình thường như vậy, nhưng mà nó không thấy ai có lỗi.
Phật tử Kim Quang: Dạ, có nghĩa là mỗi cái hành động của mọi người nó thấy toàn là cái hành động hướng đến cái điều tốt không.
Trưởng lão: Điều tốt không.
Phật tử Kim Quang: Chứ không có thấy cái gì sai.
Trưởng lão: Không có thấy cái sai của thiên hạ, cái đó là cái tốt, không có cái gì xấu. Người ta thí dụ như bây giờ thay vì bây giờ, người ta nói một điều xấu về mình. Thì thay vì mình muốn cái tâm mình an thì mình nói: “Người ta khéo nhắc nhở mình để mình có lỗi đó thì mình sửa” thì tâm mình nó cũng an rồi. Nhưng mà mình đã thấy người ta nói xấu mình. Còn như người ta nói mà mình không thấy họ nói xấu mình, thì bây giờ đó mình mới thấy mình hoàn toàn bất động. Con thấy chưa? Nó tới cái giai đoạn nó quay vô như vậy.
(01:25:37) Đầu tiên mình nói để mình ngăn chặn, ngăn chặn là thấy người ta nói về mình là người ta tốt. Người ta nhắc nhở mình, chứ không phải người ta xấu với mình. Bây giờ thì mình thấy người ta tốt. Nhưng mà sự thật sau thời gian, thời gian sau mình tu cái bắt đầu đó, mình thấy hoàn toàn họ nói gì nói, mình thấy mình không có nói: “Họ nói vậy là giúp đỡ mình cái này cái kia”. Thì nhưng mà sự thật ra thì mình không nói cái đó nữa, mà bây giờ mình thấy tốt thật, họ không có gì xấu với mình hết.
Phật tử Kim Quang: Đến cái giai đoạn đó là tự nó thấy tốt hết!
Trưởng lão: Tự nhiên nó thấy tốt hết. Đó là không thấy lỗi người rồi.
Phật tử Kim Quang: Thôi vậy chắc cái đó khó, có tu lâu không Thầy?
Trưởng lão: Thấy không lâu đâu. Thầy thấy thời gian mà ở trên Tứ Niệm Xứ mà bất động rồi, con nhìn ra thiên hạ, con thấy không có ai mà lỗi nữa hết. Kỳ vậy? Cái tâm mà bất động của con, thanh thản, an lạc, vô sự mà nó kéo dài rồi, con nhìn ra người ta nói cái gì con cũng nghe, mà tại sao cái tâm của con nó định tỉnh một cách lạ lùng vậy? Nó không thấy người ta nói bậy, nó không thấy người ta sai. Nó luôn luôn nó như vậy đó.
(1:26:38) Bởi vậy Thầy nói vô Tứ Niệm Xứ thì sẽ thấy nó lạ, nó có cái trạng thái lạ, là người nào nói cái gì mình cũng thấy tốt hết, không thấy cái sai của họ cái chỗ nào hết. Mà thậm chí họ chửi mình, họ nói oan ức, tức tối gì mình, mình cũng thấy tốt, không có thấy xấu. Đó là nó ở trong trạng thái bất động nó định tỉnh ghê lắm đó, nó mới thản nhiên được, cái phản ứng của nó. Nó không có phản ứng theo cái kiểu thường tình của nó, nó bảo vệ cái ngã của nó. Bởi vì nó ở trên Tứ Niệm Xứ, nó quét cái ngã của nó, vì vậy nó thấy người ta tốt hết nó không có cái ngã. Chứ con thấy người ta xấu là có cái ngã nó bảo vệ. Tự ngầm nó, nó bảo vệ cái ngã nó, nó thấy người ta nói nặng nó đó. Tại vì nó có ngã nó mới thấy nó nặng, còn nó không có ngã thì nó không thấy nó nặng. Cho nên nó chỉ vô ngã chứ sự thật ra mình vẫn còn y nguyên vậy, nhưng mà tại vì mình thấy lỗi mình chứ không thấy lỗi người nữa, thì nó là vô ngã. Hở, hở chút thì mình có cái ngã của mình liền.
Phật tử Kim Quang: Dạ.
Trưởng lão: Tu, càng tu mình thấy càng hay. Bây giờ cái ngã thì mấy con tu tập, mấy con nhờ cái đức thì mấy con cái ngã mòn, nó nhỏ đi, chứ nó chưa có hết, nó còn vi tế.
Phật tử Kim Quang: Nó còn vi tế, chưa có nhận ra hết đâu.
Trưởng lão: Bởi vậy, làm sao mà sống được cái lời như lời đức Phật nói: “Thấy lỗi mình đừng thấy lỗi người”, sống đủ như vậy thôi.
Phật tử Kim Quang: Thấy cái câu đó tuyệt vời ghê.
Trưởng lão: Cái câu đó dạy cho mình để mình sống đó, sống cho đúng cái người tu sĩ.
Phật tử Kim Quang: Dạ, con cố gắng làm sao, sau này con nói, không bao giờ mà con. Con biết là con thấy ai mà sai, con không mở miệng nói một cái gì sai của người nào hết, con chỉ nhắc con như vậy.
Trưởng lão: Đó là cái đầu tiên là để giữ gìn cái miệng của mình rồi đó. Là một cái hành động. Hai là cái ý của mình nữa con. Từ cái miệng của mình không nói ra thì cái ý nó cũng bén nhạy lắm. Sau đó cái ý nó cũng không thấy ai sai nữa là mình đã đạt. Cái miệng của mình nhiều khi mình thấy sai rồi đó, nó muốn chia sẽ cái nỗi mà người ta nói những cái gì mình tức đó. Mình ghét người khác, thì mình nói ra, thì cái miệng của mình nó bị sai mất rồi. Cho nên từ cái ý.
Phật tử Kim Quang: Lời khuyên cũng không được hả Thầy? Giúp đỡ cái gì cũng không được?
Trưởng lão: Cũng không được.
Phật tử Kim Quang: Dạ.
(1:28:56) Trưởng lão: Cho nên nó là cái toàn thiện rồi, nó Bất Động - Thanh Thản - An Lạc - Vô Sự. Nó vô sự rồi nó không hữu sự nữa. Cái chân lý của nó là thanh thản, an lạc, vô sự. Mà mình ở trong cái trạng thái này thì nó bất động, cho nên cái ngã nó diệt. Nó luôn luôn nó thấy lỗi mình, không thấy lỗi người. Mà không thấy lỗi người thì cái lỗi mình cũng không có. Thầy đã nói, câu nói của Phật nói: “Mình đừng thấy lỗi người, nên thấy lỗi mình thôi”. Thì câu con nói mà nói để cho mình đang tu ở trong cái còn động. Chứ còn khi mà ở trên Tứ Niệm Xứ rồi thì hết, câu đó nó không có nghĩa nữa. Còn cái câu mà đức Phật nói, nó có cái nghĩa cho cái người ở trên Tứ Chánh Cần. Phải cố gắng mình thu nhiếp, khắc phục tâm mình để nó quay vào, mà không thấy lỗi người ta nữa. Cứ nhờ cái câu đó. Còn con tác ý ngắn gọn chứ, khi nó vừa thấy cái gì của người khác cái mình nói: “Thấy lỗi mình đừng thấy lỗi người” thì nó xả xuống liền.
Phật tử Kim Quang: Nhưng mà con thường tư duy thêm như thế này nè Thầy. Là con biết là khi mà con thấy lỗi người thì con ngưng hoàn toàn, nhưng mà con lại tư duy thêm là cái hành động của người đó là tốt. Con tư duy thêm nữa Thầy, có sao không Thầy?
Trưởng lão: Được, không, không sao hết. Cái đó là còn ở trong cái giai đoạn mình tu Tứ Chánh Cần, mình phải tư duy tốt. Để sau đó mọi hành động đều mình thấy tốt, không thấy xấu nữa.
Phật tử Kim Quang: Đó, con mới đến giai đoạn đó Thầy ơi.
Trưởng lão: Cũng còn ở trên Tứ Chánh Cần con.
Phật tử Kim Quang: Dạ, Nhưng mà con thấy nhiều khi mà con nhận ra được cái điều đó cái con thấy con cũng mừng rồi.
Trưởng lão: Giúp xả được cái tâm đó.
Phật tử Kim Quang: Chứ còn hồi xưa thì con cứ nhận xét người này sai, người kia đúng. Sau này con nói thôi, bỏ hết. Thì sau là thấy được cái đúng, cái tốt, cái thiện của người ta.
(1:30:48) Trưởng lão: Nói chung là từ cái xấu của người ta mà mình thấy việc làm thiện thì cái đó là tốt nhất cho mình. Họ làm cái gì là mình vẫn thấy tốt, không có gì xấu.
Phật tử Kim Quang: Nhưng mà con muốn đặt cái câu hỏi: Nếu mà mình chỉ nhắc cái tâm mình là đi. thì mình thấy cái xấu người ta, mình nhắc là “Không được thấy lỗi người chỉ thấy lỗi mình”. Nếu mình cứ nhắc như vậy không đó Thầy, thì mình lại không thấy được cái mặt tích cực của người ta, mặt tốt của người ta. Vậy thì nó có xả tâm xuống không, hay là nó cứ đang ức chế thôi?
Trưởng lão: Nó, nếu mà ở trên cái cái sự định tỉnh để quét những cái vi tế thì nó không bị ức chế. Còn nếu mình không có cái pháp tu để định tỉnh, để ở trên Tứ Niệm Xứ thì đương nhiên mình tác ý câu đó là mình bị ức chế.
Phật tử Kim Quang: Dạ, thì hiện nay con nghĩ mình vẫn còn thấy lỗi rõ rõ ràng ràng. Nhưng mà giờ mình cứ nhắc cái tâm mình là: “Thấy lỗi mình thôi”. Nhưng mà mình vẫn thấy lỗi người, mình vẫn thấy cái sai của người. Tại vì chính vì con suy tư như vậy, con mới suy tư thêm bước, bây giờ mình mới thấy cái tốt của người thì mình mới không thấy được cái xấu của người.
Trưởng lão: Bởi vậy mới quán, người ta nói xấu mình là người ta nhắc mình để cho mình sửa. Sửa những cái sai của mình, có gì đâu mà mình giận hờn người ta. Đó là ý mình nói để mình thấy cái tốt của người ta là người ta nhắc mình.
Phật tử Kim Quang: Dạ.
Trưởng lão: Con hiểu không? Để biến thành người đó là trở thành người tốt chứ không phải xấu, điều đó là điều tôi mới tu học. Còn khi mà tu tới cái giai đoạn Tứ Niệm Xứ rồi đó, à Tứ Niệm Xứ rồi thì nó chỉ còn cái toàn thiện và cái trạng thái bất động của nó thôi, thanh thản, an lạc, vô sự chứ gì. Nhưng mà nó ngầm, nó sẽ quét cái chỗ mà mình xấu, mình nghĩ thấy người ta có cái lỗi đó.
Phật tử Kim Quang: Dạ.
Trưởng lão: Mình khỏi cần nói tốt đi, nó quét rồi, mai mốt mình không nói tốt nó cũng tốt. Tại vì nó quét ở trong cái vi tế. Còn cái này mình phải quét trong cái tri kiến của mình bằng cái thô. Người đó tốt, người ta nhắc nhở mình, làm sao mình giận? Nói vậy tức là mình nói ra được cái tốt của họ để cho cái tâm mình nó xả ra. Đó, thành ra lúc nào sau đó nó đã thành cái thói quen rồi, nó thấy người ta có cái hành động đó thì nó ngay đó nó thấy tốt chứ nó không thấy xấu nữa, thì cái đó là cái giai đoạn tu Tứ Chánh Cần.
(1:32:55) Còn nếu mà Thầy thấy được, luyện được cái sức định tỉnh rồi, để mà tu Tứ Niệm Xứ rồi, thì còn ngầm đó nó cũng quét cái đó ra. Nó coi như là nếu mà ở trên Tứ Niệm Xứ thì nó lại không có thấy cái người đó nói xấu mình. Mà nó không thấy cái người đó nói xấu là tự nó, nó không thấy. Nó cũng nghe, cũng biết, cũng rõ, cũng hiểu vậy, nhưng mà nó không nghĩ người ta nói xấu. Cho nên nó khỏi cần quán.
Phật tử Kim Quang: Do nó thấm nhuần cái câu mà mình đã từng nhắc là cái người đó là có ý tốt với mình, mới dạy mình cái điều gì đó, cũng như nó thấm nhuần cái câu đó luôn.
Trưởng lão: Thấm nhuần, nó thấm nhuần vô. Tại vì hằng ngày mình nhắc cái điều đó, thì do đó nó thấm nhuần. Cái người đó, có cái người nào đó thì mình đã từng quán vậy đó, thì nó đã thấm nhuần vô trong người mình, nó thấm. Cho nên mình nhìn qua cái đó là cái tốt, chứ không phải cái xấu. Cũng là một cách thức tu của Tứ Chánh Cần rồi.
(1:33:49) Còn tới Tứ Niệm Xứ thì nó lại thay đổi cái pháp rồi. Anh mà để lộn xộn, cái tâm anh bất động chỗ này thanh thản, an lạc, vô sự mà còn có niệm ở trong đó được? Mặc dù cái niệm mà anh nghĩ nó là thiện, nó không có cho, nó không cho nghĩ gì hết. Mà anh nghĩ thì nó hữu sự rồi, chứ nó đâu có vô sự được đâu. Cho nên con thấy thanh thản, an lạc mà vô sự. Bây giờ nó, bây giờ mặc dù là cái thanh thản, an lạc thì trong cái niệm thiện thì nó sẽ có thanh thản, an lạc rồi. Nhưng mà nó vô sự, nó không có tại vì nó còn niệm, còn anh không niệm thì nó mới vô sự thật sự. Cho nên bước qua cái giai đoạn Tứ Niệm Xứ thì con không có niệm đâu. Mà bây giờ nó còn niệm á thì tức là anh phải tu tập cái định tỉnh, mà khi cái sức định tỉnh thì nó đâu có niệm vô được. Bởi vì anh tỉnh thì tức là anh chỉ còn duy nhất anh biết hơi thở ra vô thôi. Tại vì thiếu định tỉnh cho nên cái hơi thở anh lại xen vô cái khác. Con hiểu chỗ đó chưa?
Cho nên hễ bước qua cái giai đoạn này thì nó không còn niệm, mà ở Tứ Chánh Cần thì nó còn niệm thiện ác. Dùng cái tư duy, cái quán xét đó, cái tốt đó để cho nó xả cái niệm xấu, niệm ác nơi chính mình, nên phải biết pháp tu con. Hai con tu cái pháp nào Thầy biết con ở chỗ nào rồi. Ở Tứ Chánh Cần hoặc là Tứ Niệm Xứ.
(01:35:10) Phật tử Kim Quang: Thì con nói là chỉ có Thầy biết, vẫn còn ở Tứ Chánh Cần. Mà muốn tu có định tỉnh đó Thầy, thì Thầy dạy con là cứ đi mười bước, rồi ngồi xuống thở năm hơi thở.
Trưởng lão: Năm hơi thở, cũng là cái bước định tỉnh để nó, vừa nó phá hôn trầm mà nó vừa tăng lên cái sức định tỉnh. Bởi vì con thí dụ như con thở năm hơi thở con đi mười bước là cái khoảng thời gian đó, tính ra một cái người mà nhiếp tâm, đi mười bước và nhiếp tâm trong năm hơi thở thì không có niệm. Vậy mà có người trong khoảng thời gian vậy mà có niệm con. Vẫn đi vậy mà có niệm. Mặc dù là đi mười bước vậy đó, đếm: “Một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười” mà có niệm, chứ không phải. Cái niệm họ quá nhiều, cho nên vì vậy đó họ tập, thì cũng tập. Nhưng mà cái điều kiện là phải cần phải ở trên cái học về giới luật đức hạnh cho nhiều nữa để xả. Thì sau này cái khoảng thời gian mười bước và năm hơi thở nó sẽ không có niệm. Thì lúc bấy giờ mới tập được nó để mà định tỉnh, mới bước vào cái Tứ Niệm Xứ.
(1:36:18) Cho nên ghê lắm chứ đâu phải không đâu, chứ không phải muốn mà được đâu. Bởi vì nó quá thô, cái niệm nó quá thô, cho nên vì vậy mà đi mười bước nó vẫn xen vô. Thở năm hơi thở mà vẫn có niệm là tại vì cái ác pháp ở trong người, cái nghiệp của mình nó quá nặng. Cho nên cái tham, sân, si của mình nó có cái lực nó mạnh quá. Cho nên buộc trong khi mình nhiếp tâm như vậy mà nó vẫn vô ở trên cái bước chân đi, mà nó vẫn vô trong năm hơi thở. Chứ đâu phải mà thở một loạt cả năm bảy chục hơi thở không. Năm hơi thở mà vẫn vô, như vậy là chứng tỏ cái sức nhiệt tâm mình tu tập thì mình phải nhiệt tâm chứ gì? Nhưng mà nó mờ, nó làm cho cái nhiệt tâm mình mất. Cho nên nó mới vô được chứ còn con còn nhiệt tâm thì làm sao nó vô. Con hiểu không?
(1:37:05) Cho nên vì vậy người ta mới kiểm tra mấy con, người ta xét coi mấy con ở cái mức nào, người ta phải dẫn tới. Còn thấp thì người ta dẫn theo cái phương pháp thấp để cho mình có căn bản mình đi lên. Còn hễ mình cao thì người ta nâng cho mình lên lớp cao lên. Chứ để không dậm chân tại chỗ, con tu hoài có một pháp đó sao. Nó phải thay đổi để nó đưa cái tâm của con, cái trạng thái bất động con nó lên. Rồi khi đi đến cái nội lực của nó, cho nó hoàn chỉnh con đường tu của mình chứ. Nó sớm chừng nào tốt chừng nấy, chứ không lẽ kéo dài cho đến khi già lụm cụm chống gậy còn tu nữa ha.
Phật tử Kim Quang: Con nghĩ là biết cái đường đi thì cố gắng tu thì nó nhanh.
Trưởng lão: Không! Nói chung là phải có sự hướng dẫn, giúp cho mấy con nó rõ ràng. Cái căn bản của mấy con nó đạt được cái chỗ này thì mấy con nắm cho vững, người ta hướng dẫn, người ta giúp. Chứ bây giờ con cũng không biết con ở cái mức nào nữa. Có phải không? Bởi vì không biết mình ở mức nào, rồi mình cứ tu, tu lừng chừng, lừng chừng. Không biết mình sẽ lên ở cái lớp nào đây? Thì bây giờ cũng tu, ai cũng tu pháp hết, người nào cũng vậy thôi. Nhưng mà trong cái sự, thật sự ra cái người nhiếp tâm được, mà có người nhiếp tâm chưa được. Có người xả tâm được, có người chưa xả tâm được, chứ không phải người nào cũng tu giống pháp hết. Cho nên buộc lòng người ta căn cứ vào cái chỗ người ta kiểm tra, rồi người ta mới phân cho mình biết mình đang ở cái trình độ, cái đặc tướng mình đang ở cái lớp đó, chứ không thể lên được nữa. Chứ con không khéo con cứ ngồi quán hoài, động tâm hoài, con cũng không vô được, phải không?
(1:38:43) Mà mình thấy mình xả cũng chưa hết, bởi vì nó còn cái vi tế của nó. Rồi cái thô nó như thế nào, mà cái vi tế nó như thế nào? Người ta sẽ dẫn dắt mấy con từng bước, chứ để không mất phí thì giờ mấy con. Cho nên Thầy rất thương, là rất tội là tại vì cái hoàn cảnh mình không thuận tiện. Chứ mấy cô với quý sư lớn tuổi rồi, tội lắm! Họ cũng ráng họ tu lắm, chứ đâu phải không. Nhưng mà con thấy cái tâm chấp họ vẫn còn dính đó, chứ chưa hết được, họ bỏ được.
Có nhiều người họ lớn tuổi chứ cái ngã cũng đồ sộ, họ đâu có xả. Mặc dù họ nói rất hay lắm chứ không phải không đâu. “Các pháp đều là vô thường không có gì là ta, là của ta, là bản ngã”. Thế mà rồi, hơi chút là cái ngã của họ nó đồ sộ rồi. Ai cũng biết câu nói đó, cái câu nói thật sự, câu nói rất là tuyệt vời của đạo Phật. Để chúng ta thấy các pháp không có gì là mình hết, để cho mình buông xả hết. Thế mà hở ra chút thì nó hơn thua nhau rồi.
Phật tử Kim Quang: Cái đó là do cái duyên, với cái sự thông hiểu nó chưa có thấm.
Trưởng lão: Tức là cái: Những gì thông suốt cần thông suốt nó chưa thông. Nó chỉ, cũng như nói cái câu nói, cũng như con chim học nói: “Các pháp đều vô thường, không có pháp nào là ta, là của ta, là bản ngã”, mình nói như vậy. Nhưng mà sự thật ra mình chưa có thông suốt hết cái nghĩa của cái câu đó, cho nên nó còn cố chấp.
(1:40:08) Phật tử Kim Quang: Con cũng chưa hiểu câu đó lắm Thầy.
Trưởng lão: Cái câu đó nó quá rõ.
Phật tử Kim Quang: Không, nhiều khi con nghĩ, của ta thì nó dễ. Còn cái gì không phải là ta, là cái gì? Cái thân không phải là ta hả Thầy?
Trưởng lão: Ừ.
Phật tử Kim Quang: Chỉ có cái thân này không phải là ta thôi hả Thầy?
Trưởng lão: Thân và tâm nữa, cái tâm nữa.
Phật tử Kim Quang: À, Cái tâm nữa.
Trưởng lão: Cái biết của con cũng không phải là con nữa, thân tâm luôn. Bởi vì các pháp mà. Có những cái pháp nó về tinh thần, có những cái pháp nó về hữu hình.
Phật tử Kim Quang: Thì cái xác với lại cái tâm.
Trưởng lão: Cái xác và cái tâm. Mà không có cái nào là ta, là của ta nữa. Mà cũng không còn có cái bản ngã của ta nữa.
Phật tử Kim Quang: Cái bản ngã đó là cái gì?
Trưởng lão: Cái bản ngã là cái mà nó luôn luôn nó thường hằng, bất biến mà người ta bị cố chấp, nó không có luôn cái đó nữa. Người ta cho cái bản ngã, cái “Không phải là bản ngã của ta” tức là cái Phật tánh này kia đó. Thì cái câu nói của đạo Phật là phá luôn những cái tư tưởng đó. Bởi vì cái đó là cái tư tưởng người ta nghĩ cái linh hồn nó còn hoài hoài đó, tức là cái bản ngã của mình. Cái gì nó còn vĩnh viễn mãi mãi nó là bản ngã, mà không có cái gì là bản ngã của mình hết.
Phật tử Kim Quang: Nhưng mà mình đưa ra cái ví dụ như thế nào, để mình tư duy như thế nào, để mình hiểu cái bản ngã đấy?
Trưởng lão: Cái bản ngã, bây giờ nói ngay về cái linh hồn thôi.
Phật tử Kim Quang: Dạ, cũng như là bây giờ mình tư duy như thế nào để hiểu là không có cái bản ngã? Giả sử như nếu mà nói về “không phải của ta” giả sử như cái thân này lúc bệnh, lúc không bệnh thì nó dễ, thì nó vô thường. Bởi vậy mình không có lo lắng.
Trưởng lão: Vô thường. Còn cái tâm nó cũng dễ, là lúc có niệm, lúc không có niệm là nó cũng vô thường. Mà cái bản ngã, cái bản ngã là cái linh hồn, cái siêu hình, một cái không có hình dáng gì hết. Coi chừng chúng ta lại chấp vào cái đó, cho nó cái đó nó còn. Còn cái này nó hoàn toàn nó không có cho nên nó vô thường. Cái tâm cái này nó vô thường hết, nhưng mà còn cái đó chúng ta sẽ còn. Có nhiều người bị cái tư tưởng đó, cái tư tưởng chấp, chấp ngã đó. Cho nên chấp bản ngã đó, nó không phải dễ đâu. Khó lắm chứ.
Phật tử Kim Quang: Giả sử như bây giờ con, thì con nói con biết là coi như là con tin Thầy không có linh hồn, không có Phật tánh không có gì hết. Có nghĩa là do cái lòng tin của con vào những lời Thầy. Nhưng mà đó là do cái lòng tin, nhưng mà làm sao mình phải diễn tả qua cái lời nói, là chứng minh là cái điều đó không có.
(1:42:19) Trưởng lão: Điều đó không có là mình chứng minh rất cụ thể, rất rõ ràng, để cho người ta biết rằng nó không có. Là tại vì cái phần mà mình hiểu biết đó, là cái ý thức của mình đang hiểu biết. Trong cái cuộc sống hàng ngày của mình đó, đối xử với nhau là cái ý thức. Nhưng mà ban đêm mình ngủ á là cái chiêm bao của mình á, đó là cái tưởng thức. Cho nên mình phải giải thích về cái biết của ý thức và cái biết của tưởng thức. Vì vậy mà cái biết của tưởng thức này không có nghĩa là cái linh hồn, cái bản ngã của các vị. Mà nó là cái tưởng thức, tưởng uẩn của quý vị mà thôi. Cho nên cái thân ngũ uẩn của quý vị đó, năm uẩn đó nó sẽ hoại diệt. Tức là cái tưởng này nó cũng không có còn.
Phật tử Kim Quang: Vậy là mọi người lầm chấp cái tưởng là cái linh hồn.
Trưởng lão: Lầm chấp cái tưởng là cái linh hồn, là cái bản ngã.
Phật tử Kim Quang: Vậy thì bây giờ thì con mới hiểu.
Trưởng lão: Để mình thấy rằng cái mộng mị đó là người ta lầm chấp vô đó. Coi như là mình ban đêm là linh hồn mình nó xuất ra, mình ngủ. Cho nên cái thân, cái tâm mình nó ngủ hết rồi. Ý họ muốn nghĩ như thế này nè, cái biết của mình là cái tâm, cái ý thức mình đang hoạt động mình biết. Mà cái thân của mình là cái cụ thể, cái hình dáng của nó. Phải không? Mà khi ngủ thì cái biết của cái tâm nó cũng không có phải không? Bởi vì mình ngủ rồi, cái thân này nằm yên. Mà tại sao lại có cái mà nó mơ mộng cái này cái kia? Nó thấy nó gặp người này người kia? Thì do đó họ nghĩ đó cái bản ngã của họ, cái linh hồn. Mà cái này nó không có, nó do cái tưởng đó mà nó, tưởng thức đó mình lưu xuất ra mà thôi.
(1:43:53) Rồi bắt đầu mình mới chỉ cho người ta thấy, bởi vì cái tưởng đó nó lưu xuất ra. Cho nên vì vậy có cái người nhập đồng mà lên cốt bằng cách này cách khác. Đó đều là hoàn toàn bị tưởng. Bị cái tưởng thức của họ nó hoạt động, cho nên cái ý thức nó dừng lại. Rồi có những cái hiện tượng mà nó siêu hình nữa. Rồi người ta tìm hài cốt bằng cái tưởng người ta giao cảm được. Bởi vì cái tưởng nó không cách vách. Cũng như bây giờ mình ở tại Trảng Bàng, mà mình nằm mộng thì mình thấy mình đi chơi ở trên Đà Lạt. Cho nên cái không gian nó không có trải dài đối với cái tưởng. Đó, do đó mình tưởng là cái linh hồn nó xuất, nó đi chỗ nào cũng được, nó không. Chứ sự thật ra cái tưởng, nó không có cái khoảng không gian đối với nó. Rồi cái thời gian nó nữa, nó không có cái quá khứ, hiện tại, vị lai nữa. Ông bà chết hồi nào đâu không biết bây giờ nó cũng gặp ông bà nói chuyện như thường, con hiểu chưa? Cái tưởng đó. Tự nó, nó hiện ra những cái hình ảnh của ông bà này kia để nó tiếp, nó tiếp giao với nhau ở trong cái giấc mộng. Chứ nó không phải là có những cái kinh hồn ông bà mình tiếp. Cho nên vì vậy mà xác định là không có cái linh hồn, không có cái bản ngã.
Phật tử Kim Quang: Dạ, bản ngã là cái đó.
Trưởng lão: Để cho mình phân biệt được cái thức và cái tưởng thức.
Phật tử Kim Quang: Dạ.
(1:45:07) Trưởng lão: Bởi vì khi mà cái ý thức của mình nó ngủ, nó nằm yên, nó không có hoạt động đó, thì cái tưởng đó nó mới có mộng mị. Chứ bao giờ mà có cái người mà còn thức, mà chiêm bao được bao giờ. Đó! Vậy cho nên vì vậy mà mới thấy được cái này, mới xác định cho họ không có cái thế giới siêu hình. Không có cái bản ngã tức là không có thế giới siêu hình. Cho nên cái câu đức Phật xác định rất rõ là: “Không có pháp nào là ta, là của ta, là bản ngã của ta”, đúng ba cái. Thay vì: “Không có cái pháp nào là ta, là của ta”. Đủ rồi phải không?
Phật tử Kim Quang: Dạ.
Trưởng lão: Tại vì còn cái linh hồn, phải nói là “Bản ngã của ta nữa”, để mà không có toàn bộ hết. Ông Phật ông… “Cái pháp đều vô thường, không có pháp nào là ta, là của ta, là bản ngã của ta”, ông làm một dọc ba cái, là quét sạch hết rồi. Chứ ông làm chừng hai cái, còn một cái chắc là Phật tánh rồi, là ổng cũng quét.
Phật tử Kim Quang: Hèn gì mấy sách kia nói Phật tánh.
(1:46:08) Trưởng lão: Còn cái là để mình để dành làm Phật tánh. Tại vì ông Phật nói, mà thiên hạ mà thêm có Phật tánh thì con biết ghê vậy chứ. Vậy đó mà người ta chấp ghê lắm đó, chứ không phải dễ xả cái đó đâu.
Phật tử Kim Quang: Nhưng mà có trường hợp những nhà ngoại cảm, là vừa tưởng thức với ý thức cùng làm việc?
Trưởng lão: Ý thức họ làm việc. Họ đang sống với tưởng thức nhiều. Mà tới cái chỗ đó, cái bắt đầu họ muốn ý con. Cái ý thức họ muốn để mà họ nhìn cái hài cốt ở dưới lòng đất thì cái tưởng thức nó làm việc, nó hay.
Phật tử Kim Quang: Dạ.
Trưởng lão: Thầy nói người này nó sử dụng được hai cái. Ngay đó cái ý thức của họ dừng lại, thì cái tưởng thức nó tiếp tục, nó soi ở dưới đất. Nó coi, để coi cái chỗ đó, nó có hay không có hài cốt? Cách mấy thước nó biết liền.
Phật tử Kim Quang: Dạ giống Phan Thị Kim Hằng gì phải không Thầy?
Trưởng lão: Ờ, ừ cô Bích Hằng đó.
Phật tử Kim Quang: Cô Bích Hằng.
Trưởng lão: Cô Bích Hằng.
(1:47:00) Phật tử Kim Quang: Có cái phần con chưa hiểu là trong cái thất tình lục dục nó có: hỉ, nộ, ái, ố, ai, lạc, dục. Cái ố là cái gì vậy Thầy?
Trưởng lão: Ố là giận hờn, phiền não, tức. Ái, ố. Ai, ai là bi thương.
Phật tử Kim Quang: Ai là bi thương hả Thầy?
Trưởng lão: Ừm.
Phật tử Kim Quang: Còn ố là giận hờn hả Thầy?
Trưởng lão: Ố là tức, giận hờn này kia đồ đó. Chữ ố để dùng cho cái sân giận hờn.
Phật tử Kim Quang: Ái là yêu. Nộ cũng là giận?
Trưởng lão: Nộ là thân tức giận của chúng ta, còn cái ố là hiềm hận ở trong lòng.
Phật tử Kim Quang: Hiềm hận trong lòng. Lạc là vui sướng hả Thầy?
Trưởng lão: Lạc là vui sướng.
Phật tử Kim Quang: Dục là ham muốn.
Trưởng lão: Dục là ham muốn. Ố, nghe chữ ố, ố là nó hận, hận trong lòng đó. Nó làm ô uế, nó làm cho mình ngầm ngầm mà nó không xả được.
Phật tử Kim Quang: Dạ, còn cái nộ là nó bên, lộ ra bên ngoài luôn?
Trưởng lão: Nó lộ ra bên ngoài rồi. Lộ ra cái đặc tướng bên ngoài.
Phật tử Kim Quang: Ai là bi thương.
Trưởng lão: Ái là yêu.
Phật tử Kim Quang: Ái là yêu.
Phật tử Kim Quang: Có cái câu mà Thầy nói là: “Thời gian nói chuyện bị vi phạm độc cư là thời gian nào?”. Có nghĩa là phạm giới độc cư mà cái thời gian nói chuyện cũng bị, thời gian nói chuyện để phạm giới độc cư, Thầy nghĩ…
(1:48:29) Trưởng lão: Khi mình nói chuyện đó, mình nói chuyện thì coi như mình phạm vào cái giới độc cư rồi. Mà cái giới độc cư nó có phân làm hai cái phần. Một cái phần mà con nói chuyện vì khuyến, mình khuyến khích cái người tu tập cùng mình, cùng làm những cái điều thiện, cùng tu, cùng hiểu biết thì cái đó là ở trong cái giai đoạn Tứ Chánh Cần thì nó không phạm độc cư. Mà ở trên Tứ Niệm Xứ là phạm đó. Và ở trong cái pháp mà Chánh Định để luyện cái nội lực đó, là đều phạm hết. Cái đó tu không được, không kết quả. Bởi vì nó không còn cái niệm gì đó thì nó mới là trọn vẹn trong cái thời gian.
Thí dụ bây giờ con tu ba mươi phút, trong ba mươi phút của Tứ Chánh Cần. Mà trong khi đó con có khởi một cái niệm đi nói chuyện gì đó thì con cũng bị phạm độc cư, chứ chưa nói là con đi tiếp duyên nói chuyện. Cho nên trong cái thời gian vẫn phạm độc cư. Mình chỉ khởi cái niệm đi méc, đi nói cái điều gì khuyên ai vậy thôi, cũng là thiện con. Cho nên hồi nãy Thầy nói nó là toàn thiện thì nó không có được cái niệm thiện nào trong đó. Còn cái Tứ Chánh Cần thì được, nó không phạm lỗi cái độc cư. Con dùng cái thiện mà con đi nói để khuyên người này, người kia, giúp đỡ họ trên con đường tu tập thì cái niệm thiện đó con không phạm cái giới độc cư đó, của Tứ Chánh Cần. Còn cái Tứ Niệm Xứ, là bắt đầu Tứ niệm Xứ là phạm đó.
Phật tử Kim Quang: Dạ. Thì cái thời gian nói chuyện bị phạm giới độc cư là thời gian Tứ Niệm Xứ. Chánh Định là rơi vào khoảng thời gian đó là bị phạm. Còn Tứ Niệm Xứ.
Trưởng lão: Còn Tứ Chánh Cần thì không phạm.
Phật tử Kim Quang: Có tu sinh nói cái Đức Khen Thưởng như là cái ca ngợi. Khi mình nói cái Đức Khen Thưởng, tức là Đức Ca Ngợi thì trong đó nó có ngầm cái ái ngữ không Thầy?
Trưởng lão: Ái ngữ con, ca ngợi con. Ái ngữ làm cho người ta hoan hỷ được, người khác được vui.
Phật tử Kim Quang: Nhưng mà mình không có nói cái chữ ái ngữ trong là cái đức, nhưng mà mình chỉ đặt trọng với Đức Khen Thưởng và cái Đức Ca Ngợi thôi.
Trưởng lão: Đúng vậy.
Phật tử Kim Quang: Nhưng mà cái ái, ái ngữ là ngầm trong đó.
(1:50:35) Trưởng lão: Ái ngữ là cái ngầm, có cái nghĩa ái ngữ ở trong đó. Tức là ca ngợi, khen tặng người khác là ái ngữ rồi. Nhưng mà mình không nói ái ngữ, nhưng mình nói cái đức.
Phật tử Kim Quang: Nhưng mà trong những cái câu, cái bài này thì Đức Ái Ngữ Ca Ngợi, có nghĩa là nguyên cái câu đó là cái câu ái ngữ. Nhưng mà trên cái khía cạnh.
Trưởng lão: Để nói rõ ra cho mình nhận ra thôi, chứ nó sự thật ra, nó ca ngợi không, là đúng. Mình muốn viết ra cho rõ để cho mình thấy đó là dùng cái lời ca ngợi, khen tặng đó là ái ngữ, để cho mấy con nhận ra cho được. Biết nó là ái ngữ khi mà khen tặng lời, dùng cái lời nói khen tặng, ca ngợi người khác đó là ái ngữ. Nhưng mà sự thật là Đức Ca Ngợi.
Phật tử Kim Quang: Sự thật là Đức Ca Ngợi phải không Thầy?
Trưởng lão: Chứ nói ái ngữ thì coi như là nó để ngầm mình hiểu thôi thì hay. Nhưng mà nói ra để cho mình nhận xét ra thôi, chứ còn thật sự dùng như vậy thì nó thừa.
Phật tử Kim Quang: Thừa.
Trưởng lão: Ca ngợi là ái ngữ, chứ không phải ca ngợi mà chửi người ta sao?
Phật tử Kim Quang: Dạ
Trưởng lão: Các con hiểu chưa?
Phật tử Kim Quang: Con hiểu cái đức rồi. Thì phải là ái ngữ, vậy đó mình đâu ác ngữ được đâu.
Trưởng lão: Ái ngữ. Cho nên mình dùng để thí dụ như có dùng vậy đó, để cho mấy con nhận xét thôi. Chứ mà mấy con biết cái chữ đó dùng như vậy là thừa. Nghe ái ngữ ái ngữ hai cái thì nó sao được? Ngầm mình khen tặng người ta nó là ái ngữ rồi. Bây giờ lại thêm cái Đức Ca Ngợi Ái Ngữ nữa thì coi như là hai cái ái ngữ luôn.
Phật tử Kim Quang: Dạ.
Trưởng lão: Cho nên mình bỏ ra thì mới đúng.
(1:51:58) Phật tử Kim Quang: Bỏ ra thì…
Trưởng lão: Theo thay vì mình viết biết vậy đó thì mình phải đóng cái chữ, ghi cái chữ ái ngữ ở trong ngoặc kép, để cho người ta dễ hiểu, phải không? Thầy ví dụ như bây giờ Đức Ca Ngợi thì mình muốn cho người ta hiểu rõ về cái ái ngữ trong đó thì mình đóng lại.
Phật tử Kim Quang: Là tại vì trong đây Thầy ghi Đức Ái Ngữ Ca Ngợi, Thầy thì nhấn mạnh chữ Ái Ngữ trước chữ Ca Ngợi.
Trưởng lão: Cho mấy con thấy rõ.
Phật tử Kim Quang: Cũng có cái trong đây nó có một cái từ gọi là, cái bài “Danh vọng và hạnh phúc”. Bài “Danh vọng và hạnh phúc” thì, để con đọc cái đoạn này cho Thầy nghe: “Khi chinh phục được một vùng đất rộng bao la, cũng là lúc chàng kị sĩ kiệt sức và gục ngã trên ngựa. Trước lúc nhắm mắt chàng nuối tiếc than thầm: Hà cớ gì mà phải cố gắng đến kiệt sức như thế, để rồi khi xuôi tay nhắm mắt cũng chỉ cần một mảnh đất để chôn thân”, thì câu này là Đức Hối Hận Ăn Năn nhưng mà cái gạch dưới là thì gạch dưới cái chữ “nuối tiếc”, con nếu mà con gạch á, thì con thấy hình như cái nuối tiếc này không phải. Chỗ này hình như không phải chữ nuối tiếc, đây nó là phải hối hận luôn.
Trưởng lão: Nó hối hận, thì coi như nuối tiếc là còn tiếc, còn tiếc rẻ cái của. Còn tiếc rẻ cái khu đất mình chạy, nuối tiếc là nó vậy. Chữ nuối tiếc này đó là nhằm cái hối hận về vấn đề mình đã lầm lạc.
Phật tử Kim Quang: Dạ, có nghĩa là cái này là cái đức là Đức Hối Hận. Hôm nay, có nghĩa là mình hối hận về những gì mình đã làm sai rồi.
Trưởng lão: Là làm sai.
Phật tử Kim Quang: Còn nếu mà ở đây dùng chữ nuối tiếc, nuối tiếc những cái gì mà mình chưa làm được chẳng hạn. Có nghĩa cái nuối tiếc này nuối tiếc những cái gì mình chưa làm được.
(1:54:05) Trưởng lão: Mình chưa làm được. Còn cái nghĩa nữa là mình nuối tiếc: Tại sao mình không biết sớm như vậy? Biết sớm để mình làm cái vô ích như vậy.
Phật tử Kim Quang: Dạ, thì có nghĩa là trong đây vẫn đúng?
Trưởng lão: Vẫn đúng con, vẫn đúng. Bởi vì nuối tiếc những cái mà mình phải điên khùng quá, để làm chi vậy, cho nó nó phí, nuối tiếc cái chuyện mà quá tệ. Chứ lẽ ra cái chữ nuối tiếc này dùng đúng nghĩa là mình làm cái gì chưa xong đó, nuối tiếc. Nhưng mà ở đây nuối tiếc cái sự mà sao lại mình không có biết trước như vậy, để cho mình làm cái chuyện nó điên rồ, đến cuối cùng mình chẳng có gì được hết.
Phật tử Kim Quang: Sao mình không biết trước?
Trưởng lão: Không biết trước.
Phật tử Kim Quang: Để mình đừng có làm. Biết trước để mình có làm…
Phật tử Kim Quang: Dạ, trong cái bài này “Nâng bát ngang mi” cái câu số hai về Đức Hiếu Học, Thầy có phân tích là mười bốn cái trí năng và cái câu mà kết luận của Thầy dạy: Để phát triển trí năng này không ngoài phương pháp Như Lý Tác Ý.
Trưởng lão: Ừm.
Phật tử Kim Quang: Giả sử như bọn con chẳng hạn, thì bây giờ cần phải khai triển cái đạo đức với lại cái nhân quả, cái hiểu biết về nhân quả. Vậy thì dùng phương pháp Như Lý Tác Ý thì là như thế nào để phát triển cái đó tối đa được?
(1:55:38) Trưởng lão: Tối đa được thì hàng ngày mình tác ý: “Tất cả các pháp đều là do nhân quả”, để cho mình thấm nhuần được cái đó. Mình tác ý là nó làm cho mình thuấn nhuần, để cho mình mọi mọi cái gì xảy ra đều thấy nó theo cái quy luật của nhân quả nó rõ ràng.
Phật tử Kim Quang: Tất cả các pháp đều là nhân quả hết.
Trưởng lão: Đều là nhân quả, không có pháp nào hoạt động ngoài nhân quả hết. Ví dụ như nắng, mưa, gió, bão là thời tiết cũng là trong quy luật của nhân quả. Rồi từng cái hành động của mình nói, nín, rồi suy nghĩ đều nhân quả. Thành ra mình đều là mình tác ý câu đó để cho mình thấm nhuần cái đạo lý của nhân quả.
Phật tử Kim Quang: Lý nhân quả. Còn cái đạo đức, đạo đức nhân bản - nhân quả thì cũng tác ý câu đó luôn?
Trưởng lão: Cũng câu đó luôn. Bởi vì đạo đức thì nó cũng nằm ở trong cái nhân quả, thiện thì nó là đạo đức rồi. Bởi vì nó, cái thực hiện đó con thấy mười cái điều thiện đó, là đức của nhân quả rồi. Mà mười cái điều ác đó là thiếu đức nhân quả rồi, nó cụ thể. Cho nên mình tác ý câu nói : “Nhân quả” là nó gồm đủ ở trong đó.
Phật tử Kim Quang: Rồi mình tác ý nhân quả, để mình xả xuống.
Trưởng lão: Để xả nó, nó nhanh chóng lắm con.
Phật tử Kim Quang: Xả bằng nhân quả đó?
Trưởng lão: Ừ. “Đừng thấy sự đúng sai phải trái mà thấy nó như thấy thiện ác, nhân quả” đó, Cái câu nói của Thầy viết ở trên cái bia đó, để xả tâm cho nó dễ nhất.
Phật tử Kim Quang: Con cũng có ghi vô tập, con ghi vô, bây giờ con chưa có tư duy rõ cái câu đó đúng không?
Trưởng lão: Vậy cho nó nhanh chóng, để khi mình tác ý câu ngắn gọn cái bắt đầu cái tâm mình nó xả, nó không bị chướng. Nó càng thấm nhuần ở trên cái gì xảy ra phải nhân quả, thì ngay đó là không có hờn giận, không phiền ai nữa hết. Nhân quả.
Phật tử Kim Quang: Mình tư duy nhân quả có nghĩa là giả sử cái người đó mà họ đang chửi mình. Mình tư duy nhân quả có nghĩa là mình đã từng làm cái gì đó với họ là nhân, bây giờ họ chửi lại hả Thầy? Hay là cách nào?
Trưởng lão: Thì nó trả. Mình đã tư duy, mình đã có nhân đời trước. Bây giờ trong cuộc sống từ nhỏ tới lớn mình không có làm, mình không chửi ai hết. Thì trong kiếp trước mình có mắng chửi ai, bây giờ cái người này họ chửi lại mình đó là mình trả quả chứ sao. Phải có nhân thì phải có quả thôi, có chửi người ta thì người ta phải có chửi lại. Còn cái ông này ổng đang gieo một cái nhân của ổng. Ổng chửi mình thì cái quả ngày mai có người khác chửi ổng. Có gì đâu mà mình phải chửi ông ta, mình phải tức giận. Nó dùng, nói bởi vậy cái nhân quả, mình hiểu được nhân quả thì cái tâm mình xả mau lắm! Có gì đâu mà phải phiền?
Phật tử Kim Quang: Thầy nói có một cái cách gì mà Thầy dạy bọn con là: Khi mà cái họ chửi mình thì họ đang đau khổ, thì mình phải thương họ. Nhưng mà cái cách đó nó chưa xả tâm hết?
Trưởng lão: Chưa con, nó chưa. Nhưng mà nó chỉ tạm thời để cho nó lắng cái tâm mình xuống đi một chút, để rồi từ đó mình còn tư duy nữa để mình xả. Thì cũng như là nó quá vội vàng thì mình cứ nhớ vậy thôi.
Phật tử Kim Quang: Thành thử họ đang khổ thì mình thương, khởi lòng thương có nghĩa là thấy khổ để mà khởi cái lòng thương?
Trưởng lão: Thương! Bởi vì chính, cũng là một cái sự thật. Họ đang chửi mắng mình thì họ đang khổ trước, đó là cái sự thật rồi. Cho nên mình khởi lòng thương người ta. Tại sao mình lại không thương người ta? Người ta khổ quá, người ta mới nói vậy, người ta mới chửi mình. Nó cũng là một cái đúng sự thật, chứ không phải là mình quán.
Phật tử Kim Quang: Đúng sự thật.
(1:58:59) Trưởng lão: Ừm, để mình tránh né, cái này là quán đúng sự thật, để mà xả tâm mình. Mà cái đó là cái quán đúng chứ không phải quán sai. Chớ cái người mà chửi mình, cái người đó đau khổ quá rồi.
Phật tử Kim Quang: Họ quá khổ rồi. Vừa nãy trong cái ý nói là nó chưa có, chưa có xả hết mà…
Trưởng lão: Chưa xả hết.
Phật tử Kim Quang: Có nghĩa là mình vẫn thấy được cái sai của họ.
Trưởng lão: Còn thấy sai chứ. Họ chửi mình, mình còn thấy sai, cho nên mình mới nghĩ qua một cái góc độ là họ quá khổ.
Phật tử Kim Quang: Họ quá khổ!
Trưởng lão: Họ nghĩ qua nhân quả, quá khổ đó.
Phật tử Kim Quang: Thành ra vẫn còn tiếp đến nhân quả thì hình như xả hết á Thầy ha. Nhân quả có nghĩa là lỗi do mình rồi, dĩ nhiên mình đã mình nghĩ đến lỗi của mình rồi.
Trưởng lão: Cái đó, thì thấy lỗi mình. Nếu mình đời trước, mình không chửi người ta thì đời nay ai chửi mình? Thì mình đã có lỗi rồi, thì tại sao mình vẫn chửi người ta lại, muốn tức giận? Thì rõ ràng cái câu đó cũng áp dụng vào cái câu: “Thấy lỗi mình đừng thấy lỗi người” thôi.
(1:59:58) Phật tử Kim Quang: Dạ.
Trưởng lão: Đó, cái câu nhân quả là thấy lỗi mình, thì coi như là thấy lỗi mình thôi, chứ không thấy lỗi người nữa.
Phật tử Kim Quang: Dạ.
Trưởng lão: Để coi mình thấy người ta dữ, hung dữ, ông gì dữ chửi quá trời quá đất. Không, không thấy lỗi mình. Tại vì mình cũng chửi người ta quá trời quá đất. Còn đời nào thì không biết. nhưng mà bây giờ nói nếu không nhân thì sao có quả? Không nhân thì sao bây giờ người ta chửi mình? Thì ít ra có cái quả này, thì ít ra đời trước mình cũng phải chửi người ta cũng như tát nước vậy đó mà.
Phật tử Kim Quang: Dạ.
Trưởng lão: Thì như vậy là vui vẻ mà trả chứ sao lại buồn? Rồi, tức là thấy lỗi mình rồi. Mình thấy cái đời trước mình đã có chửi người ta, bây giờ người ta chửi mình. Tức là thấy lỗi mình, thì ngay đó nó hóa giải. Nó hóa giải, cái tâm mình ghê lắm.
Phật tử Kim Quang: Nhân quả quá hay.
Trưởng lão: Đúng ra đạo Phật dạy mình cách thức sống chứ có cái gì khác. Sống để an vui, sống để mà luôn luôn lúc nào cũng thấy ai cũng không có lỗi hết.
Phật tử Kim Quang: Quá hay!
Trưởng lão: Không! Mình càng mổ xẻ, coi mình học tập, mình càng mổ xẻ, bởi vì cái lớp học nó rất cần thiết. Càng mổ xẻ bao nhiêu, mình mới thấm nhuần được. Mình mới thấy tuyệt vời, cuộc sống mình có diễm phúc thiệt. Mình được học được hiểu những cái điều này, để cái tâm của mình nó an ổn, nó yên vui và nó bất động.
Phật tử Kim Quang: Dạ.
Trưởng lão: Chứ nếu mà không cái, không có học được Phật pháp như thế này, chắc chắn là tâm mình cũng như bao nhiêu người khác bị động hết và nó còn đau khổ nữa. Nó còn tạo thêm cái ác nữa. Nó tức quá thì nó làm cái điều oán hận không chạy khỏi.
Phật tử Kim Quang: Chỉ có đạo Phật.
Trưởng lão: Đúng là mình có duyên Phật pháp. Thầy nói thật sự ra, Thầy nghĩ Thầy cũng là cái duyên lớn. Không ai dạy mình thì mình được rồi, Thầy tu làm được rồi đó rồi có sự thua thiệt. Rồi bây giờ Thầy hướng dẫn được một số người mà lôi họ ra khỏi cái sự đau khổ của cuộc đời mà do cái lầm chấp. Họ không thấy thật, họ hiểu bằng cái tri kiến của người ta, cái kiến ngã của người ta. Thầy cũng vất vả thiệt, cực hơn, tu rồi nhập diệt sướng hơn, tội chúng sanh thiệt.
Phật tử Kim Quang: Nhưng mà con thấy có cái lòng thương rồi không bỏ được đâu.
Trưởng lão: Bỏ sao được. Tự nhiên nó có cái tình thương con, tình thương đó mình không. Thầy cũng đâu có nuôi, Thầy chỉ nghĩ là mình lo tu thôi. Nhưng mà khi sau khi tu được rồi, mình bỏ không được, thấy tội quá. Chứ còn lẽ ra đi thì nó không có khó gì đối với Thầy đâu, nhưng mà thấy tội lắm. Làm sao người ta biết được? Mà tất cả những kinh sách mình đã thấy không ai triển khai ra cái điều này, làm sao mà mình bỏ đành được? Mình đã được an ổn như thế này, thì mọi người làm sao mình bỏ được? Cái người thân của mình, những cái người xa, rồi bao nhiêu người còn có duyên trong nhiều đời. Mình thấy rõ ràng là nó có cái sự nhân quả với nhau mà, thấy rõ vậy mà làm sao mình bỏ được?
Thậm chí như bây giờ mấy con không có duyên nhân quả đời trước, làm sao mấy con ngồi đây với Thầy? Có! Mà mấy con thì không thấy. Nhưng mà Thầy đã khi tu rồi, thì mình đã quan sát trong cái thời gian mà mình yên tịnh. Khi mà có đủ cái lực của Thần Túc rồi, thì lúc bấy giờ đó mình đã quan sát mình thấy, làm sao mình bỏ được? Chứ phải chi mình không thấy, thì mình như người mù, thì thôi mình đi cũng được. Đằng này rõ ràng là thấy, rõ ràng nó có cái sự duyên với nhau. Nó cấu kết như một cái sợi dây mạng lưới, cái tình người nó rõ ràng, mà làm sao mình bỏ? Không thể nào bỏ được hết.
(2:03:30) Thành ra biết cực khổ, chứ không phải không biết. Biết! Rất mệt, biết cực khổ lắm! Bởi vì cái nghiệp chúng sanh ai cũng nặng hết, đâu có người nào nhẹ đâu. Cho nên mình phải cố gắng. Cố gắng làm việc, chịu đựng đủ thứ cách chứ đâu phải là. Con biết Thầy chịu đựng đủ thứ. Còn cỡ mà cái người mà không chứng đạo là kể như mà trốn mất, không làm được đâu, họ thấy quá, quá khổ. Nhưng mà cái tình thương nó lớn hơn. Cái lòng thương đó nó lấn áp được tất cả những cái nỗi khổ của nó. Người ta còn khổ gấp mấy lần, mọi người người ta khổ trùng trùng, còn mình thì có nhằm nhò gì. Có chút vậy mà bỏ uổng, nó làm cho Thầy cũng bền chí hết, bền chí không bỏ cuộc.
HẾT BĂNG