00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

20060227 - VẤN ĐẠO

20060227-VẤN ĐẠO

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 27/02/2006

Thời lượng: [39:46]

1- DÙNG NỘI LỰC LUYỆN TỨ THẦN TÚC

(00:00) Trưởng lão: Thì coi cái tâm "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Rồi con lại ngồi yên lặng một chút xíu con lại nhắc: "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự". Rồi lại một chút xíu thì con lại nhắc: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Hay một câu nào mà con tự đặt ra, để cho nó đem lại cái sự bất động, thanh thản, an lạc, vô sự của con đều được hết. Rồi ngồi yên lặng chút xíu, "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự" cứ nhắc nó kéo dài hoài hoài, hoài hoài cho đúng 30 phút rồi con nghỉ. Cứ đúng 30 phút là con nghỉ, cứ tới 30 phút nghỉ.

Mà khi mà cái trạng thái mà "Thanh thản, an lạc, vô sự" đó, mà khi một thời gian nhắc nó liên tục như vậy, thì con sẽ giảm bớt cái sự tác ý dần rồi. Khi thấy nó được cái trạng thái nó kéo dài ra, thì con giảm bớt cái câu tác ý. Cho đến khi mà con chỉ tác ý một lần đầu tiên mà kéo dài cái thời gian "Thanh thản, an lạc, vô sự" 30 phút. Thì chừng đó Thầy sẽ dạy con luyện Tứ Thần Túc. Con hiểu không?

Bắt đầu luyện thần lực để cho trong vòng nửa tháng, một tháng. Thì mình sẽ có đủ cái nội lực để muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Còn cái tâm mà nó chưa được "Bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" mà 30 phút thì luyện không được, nó luyện không được cái Tứ Thần Túc. Bị vì có luyện nó cũng không có. Cái thần lực đúng mà nó có, nhiều khi nó xảy ra cái thần lực của tưởng, thì nó rất là nguy hại, nó không có đúng.

Cho nên vì vậy mà Thầy cần cho con giữ được cái tâm "Bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" của cái trạng thái, cái chơn lý, giữ cái chơn lý đó, thì thời gian 30 phút thôi. Rồi Thầy hướng dẫn con sẽ tu tập Tứ Thần Túc. Đó hiểu chưa?

2- TU THEO ĐẶC TƯỚNG

(01:45) Bây giờ con chỉ tập có cái pháp đó thôi, chứ không có tập như quý vị này. Như vậy là trong một cái lớp tu của chúng ta nó có nhiều người tu các cái pháp. Và đồng thời thì khi mấy con mà nhiếp tâm an trú trong 1 phút, Thầy còn sẽ kiểm tra để cho tăng lên 2 phút, 3 phút, 5 phút, 10 phút. Cho đến khi mà Thầy thấy ở trong đó, mỗi lần kiểm tra là Thầy sẽ lọc lừa cho mấy con đi ra khỏi cái chỗ nhiếp tâm, an trú. Khi mà Thầy thấy mấy con đã nhiếp tâm được cái chỗ nào hoặc gặp những cái chướng ngại nào. Thầy sẽ lôi mấy con ra, cho đúng cái đặc tướng của mấy con. Để cho mấy con hoàn toàn mấy con điều khiển, chủ động, mấy con đi vào cái chỗ mà tu tập có kết quả rất lớn cho mấy con.

Đó thì bắt đầu bây giờ người nào mà tu hơi thở được, thì bắt đầu bây giờ mấy con tu tập kỹ, chất lượng đàng hoàng. Không tu thôi, tu thì phải nhiệt tâm, tận lực tu, chứ đừng có tu lơ mơ, phải không? Còn cái người nào mà Thầy dạy pháp nào tu thì cứ theo pháp đó. Chứ mấy con đừng có người này mà tu thử pháp của người kia, không có được. Mỗi người có cái đặc tướng đó, chứ đừng có nói: "Để thử coi".

Cũng như bây giờ mấy con nói: "Thôi bây giờ Thầy dạy hơi thở, mà hơi thở mình tu thường rồi. Thôi bây giờ mình đi kinh hành thử coi" thì không có được. Thầy dạy mấy con hơi thở là mấy con tu hơi thở. Mà Thầy dạy mấy con đưa cánh tay ra thì mấy con đưa cánh tay ra. Mà Thầy dạy đi kinh hành thì mấy con đi kinh hành. Cứ người nào thì ở trong cái đặc tướng nấy, của cái pháp mà Thầy đã dạy, thì mấy con sẽ tu có kết quả.

Và đồng thời Thầy còn theo dõi mấy con, trong thời gian mấy con tu hơi thở. Thì cái sự diễn biến của hơi thở nó sẽ xảy ra cho mấy con như thế nào? Thì chừng đó cái sự nhiếp tâm của hơi thở nó không đạt được, mà nó xảy ra những cái trạng thái mà có thể làm cho mấy con, ngăn cản cái bước đường tu của mấy con, nó không được an trú đó. Thì Thầy sẽ trợ duyên giúp cho mấy con vượt qua, hoặc là dạy cho con cái pháp khác.

Mà dạy pháp khác thì mấy con đâu có mất căn bản đâu? Chẳng hạn bây giờ mấy con nhiếp tâm ở trong hơi thở nè, được 10 phút nè. Mà bây giờ tăng lên 11, 12 phút thì các con bị tức ngực nè, bị nặng đầu nè, thì Thầy dạy mấy con cánh tay. Thì cánh tay mấy con đâu phải là mấy con cứ tập lại 1 phút, 2 phút nữa đâu? Mấy con cũng tập 10 phút ở trong cánh tay, sự nhiếp tâm mấy con y nhau mà. Từ cánh tay này nó sẽ đưa mấy con đi lên, đi lên 20 phút hay 30 phút. Mà trong khi đó mấy con không bị kẹt trong hơi thở.

Đó coi như là mấy con tu tập hơi thở, nhưng mà cuối cùng vì hơi thở lên cao nữa thì mấy con bị rối loạn cơ thể của mấy con. Do đó Thầy dẫn cho mấy con trở về với cánh tay mấy con. Thì cái sự mà nhiếp tâm ở trong cái hơi thở của mấy con, nó vẫn giữ cái mực nhiếp tâm chứ nó không mất cái nhiếp tâm của mấy con. Cho nên mấy con không có lỗ lã chỗ nào hết. Không phải bắt buộc mấy con phải tu trở lại 1 phút, 2 phút của cánh tay đưa ra, đưa vô vầy đâu, không phải đâu. Người ta sẽ cho mấy con cũng tu đúng y như cái kết quả của mấy con tu hơi thở, cái hơi thở của mấy con.

Cho nên mấy con đừng có sợ gì hết. Bây giờ cứ người nào tu hơi thở được thì cứ tu hơi thở, để thử thách được cái hơi thở của mình. Do đó sau khi mà mấy con hơi thở mà được rồi, thì khi mà mấy con luyện thần lực đó, thì mấy con hoàn toàn mấy con sẽ tu mười chín cái Định Niệm Hơi Thở để luyện cái nội lực của mấy con. Còn người nào không được đó, thì người ta sẽ hướng dẫn cho mấy con tu cái Thân Hành Ngoại, cũng luyện cái nội lực của Thân Hành Ngoại. Chứ mấy con hơi thở mà rối loạn, mà tập hơi thở để luyện thần lực thì mấy con sẽ bị chướng ngại ở trên thân của mấy con, mấy con tu không vô.

(04:56) Bởi đây thì Thầy đã chuẩn bị sẵn sàng cho các phương pháp. Một người thuận theo hơi thở thì sẽ luyện thần lực ở trên Định Niệm Hơi Thở. Một người mà thuận theo về cái pháp tỉnh thức chánh niệm trên đi kinh hành, Chánh Niệm Tỉnh Giác, thì luyện thần lực trên Chánh Niệm Tỉnh Giác. Lấy cái pháp Thân Hành Ngoại mà luyện thần lực, chứ đâu có gì khác, nó cũng như hơi thở vậy. Nhưng mà cái người nào được hơi thở thì nó sẽ, vì nó là Thân Hành Nội, cái nội lực nó sẽ thực hiện rất mau. Còn cái Thân Hành Ngoại nó chậm nhưng mà nó thực hiện cũng rất tốt chứ không phải là nó không được. Đó thì tất cả những cái này đều là những cái đặc tướng của mấy con. Mà tùy đó mà dẫn dắt cho mấy con đi đến nơi đến chốn. Cho nên hôm nay mấy con yên tâm. Con, con hỏi gì?

3- DẪN TÂM VÀO AN TRÚ

(05:54) Tu sĩ (cô Liễu Châu): Con xin phép Thầy, con được cái may mắn là con tu pháp Thân Hành Nội rất là ổn định. Con thấy khi mà con tu Thân Hành Nội, con ngồi con tu 1 phút thì con thấy nó không có niệm. Thì hôm nay Thầy nói ngồi 30 phút thì con tu là buổi sáng. Trong cả bốn thời. Thì trước tiên con rút ra những cái lỗi là con thấy nó vô cái an, con không tác ý, tức là con đi luôn, xong cái tưởng nó lọt vào. Do đó mà bây giờ tu hơi thở con luôn hướng tâm con tác ý: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra". Nhờ cái dẫn tâm đó mà con tu tập 30 phút mà nó không có niệm. Đi kinh hành thì con có thể đi được 1 tiếng, 2 tiếng mà không thấy có cái gì hết.

Trưởng lão: Như vậy là cái Thân Hành Ngoại con rất tốt. Như vậy là cái trạng thái nhiếp tâm của con rất tốt. Bây giờ chỉ còn cái trạng thái an trú tâm. Như vậy là con sẽ chuyển qua cái phương pháp không còn nhiếp tâm nữa, mà an tịnh. Thí dụ như bây giờ hơi thở thì con: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra". Mà khi mà con thấy cần đi kinh hành thì con cũng nhắc tâm mình: "An tịnh thân hành tôi biết chân mặt bước, an tịnh thân hành tôi biết chân trái bước". Rồi con nhắc nó vậy, nhắc nó an tịnh thôi, chứ không có nhắc nó biết bước đi, con hiểu không? Đó là con đã nhiếp tâm được rồi, thì bây giờ phải an trú tâm. Con bây giờ phải an trú chứ không thể nào mà còn nhiếp tâm nữa, bởi vì nhiếp tâm được rồi. Cho nên cái thời gian của con nó phải còn thu ngắn, và cái căn bản của con, vừa cái Thân Hành Ngoại mà vừa cái Thân Hành Nội. Đó là cái phước của con đủ, cho nên cả hai cái con đều tu tập được.

Nhưng mà có cái điều kiện là hiện giờ con thấy đi kinh hành thì con lại tỉnh táo, con lại nhiếp tâm nó lại dễ dàng. Nó không những 30 phút mà 1 giờ cũng rất dễ dàng, không có khó khăn, thì rõ ràng là con đã nhiếp tâm được rồi. Cho nên vì vậy mà những cái trạng thái tưởng nó không vô được là do cái pháp Như Lý Tác Ý. Con tác ý, con giữ cái ý thức con không bị chìm, không bị mất.

(08:12) Cho nên vì vậy mà hiện giờ tuổi con lớn phải lo an trú. Mà giờ an trú được, mà trong khi an trú được rồi, con nhắc mà nó có an trú thì con hãy trình bày lại cái sự an trú đó cho Thầy. Để kịp thời Thầy biết cái đó an trú đúng, thì Thầy sẽ đưa cho con đi vào cái chỗ mà nhiếp tâm Tứ Niệm Xứ. Thì trong khi thời gian mà nhiếp tâm Tứ Niệm Xứ, thì con cũng dùng cái pháp Như Lý Tác Ý để mà giữ tâm mình, để cho nó. Khi nó an trú được rồi thì con dẫn nó vào Tứ Niệm Xứ liền tức khắc, để giữ: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Cho đến khi nó 6 tiếng đồng hồ. Lúc bấy giờ thì Thầy sẽ đưa con vào cái khu mà chuyên tu để luyện cái nội lực. Trong khi đó thì con luyện cái nội lực, nó có đủ Tứ Thần Túc rồi thì coi như là thực hiện Tam Minh là xong con đường tu của con. Mà trong cái tuổi con cũng lớn rồi, phải cố gắng, cố gắng khắc phục con.

Bây giờ cái giai đoạn này thì con phải tu "An tịnh". Con nhớ câu đó chứ: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra". "An tịnh thân hành tôi biết chân trái bước, an tịnh thân hành tôi biết chân mặt bước". Con nhớ câu đó rồi hen. Rồi con nhớ kỹ câu đó để mà cứ nhớ an tịnh. Chứ không phải là còn nhiếp tâm ở trong cái hơi thở hoặc là cái bước đi nữa, mà an tịnh trên cái bước đi. Rồi con.

Tu sĩ (cô Liễu Châu): Dạ con kính bạch Thầy chỉ có cái câu đó thôi thì nó sẽ đi mãi.

Trưởng lão: Nó đi chừng nào mà có an trú được, mà khi mà an trú được thì con không tác ý nữa. Con nhớ kỹ, khi mà con tác ý, nó an trú được là không tác ý nữa. Cứ để cho nó an trú, rồi coi thử coi nó sanh ra những cái trạng thái tưởng nào. Nếu mà nó có những cái gì nó lại khác ngoài cái an trú này, thì con lại nhắc phải xả. Hoặc là con phải trình lại cho Thầy liền, đặng Thầy cho con cái pháp để diệt những cái trạng thái tưởng, để nó trở về cái sự an trú của con. Để sau đó thì Thầy dẫn con đi vào Tứ Niệm Xứ, cho nó kéo dài được cái thời gian bất động tâm của con.

4- TU TẬP TỨ CHÁNH CẦN

(10:04) Con, khoan khoan con chờ chút xíu con! Con hỏi cái gì đi con? Con hỏi đi!

Tu Sĩ 2: (Nghe không rõ)

Trưởng lão: Đó, yên lặng con không nhiếp tâm ở trong nào đâu hết. Khi mà thấy có một niệm ác nào nó khởi ra hay một niệm thiện, thì con quán xét cái niệm đó. Ác thì con ngăn và diệt, mà cái niệm thiện thì con tăng trưởng suy nghĩ. Để ngày mai mình phải làm cái việc này như thế đó, để đem lại cái sự bình an cho mình cho người. Thì con tu ở trên cái Tứ Chánh Cần, ngăn ác diệt ác. Trong cái thời gian mà con ở trong nhà của mình, trong cái buổi tối, buổi khuya nó rảnh rang, nó không công việc thì con sẽ sử dụng những cái pháp đó con tu tập.

Còn thọ Bát Quan Trai thì con tu bốn cái pháp ở trong thọ Bát Quan Trai, đó như vậy là đủ rồi. Để làm gì? Ban ngày con tiếp duyên, mà ban đêm thì con ngồi con xả tâm. Xả tâm trên pháp Tứ Chánh Cần, ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp. Đó con tu tập như vậy. Rồi con, tới phần con, con hỏi Thầy gì?

Tu Sĩ 3: (Nghe không rõ) Con đi kinh hành nửa tiếng mà con nhiếp tâm có 1 phút. Sau đó…​

Trưởng lão: Được! Như vậy là con sử dụng ở trên pháp Tứ Chánh Cần, để diệt những cái niệm thô của con, coi như cái người cư sĩ mới tu tập. Còn cái pháp mà con dùng để mà tu để nhiếp tâm và an trú đó, đó là cái pháp con dùng chung với cái pháp Tứ Chánh Cần để ngăn ác, diệt ác. Được! Chứ không có sao, con cứ tu tập như vậy. Để rồi, qua thời gian rồi, thì kiểm nghiệm coi cái sự nhiếp tâm của con nó đến đâu. Để rồi thay đổi những cái phương pháp, hoặc là cho con tăng thêm cái thời gian của nó nữa. Nỗ lực tu tập đi con, không có gì đâu!

5- QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG

(12:34) Tu sĩ 4: Thưa Thầy pháp tu con viết ở trong quyển sách đó ạ.

Trưởng lão: Trong quyển sách này hả con? Để rồi Thầy sẽ trả lời cho. Về giấy tờ mà con xin phép đó, thì sự thật ra con nên. Khi mà chính quyền họ không chứng cho con chứ gì? Thì con sẽ đến nhờ ban Tôn giáo ở cái huyện đó giải quyết dùm tôi. Tôi là một cái người theo Phật giáo, chúng tôi thực hiện cái Tôn giáo trong pháp luật của nhà nước. Cho nên nhà nước phải thấy rằng cái Tôn giáo này là tôi tu theo là trong pháp luật của nhà nước. Nhà nước thấy đúng, nhà nước phải ký cho tôi. Thì cái ban Tôn giáo của nhà nước, của huyện đó, nó sẽ giải quyết con ở trên cái vấn đề mà ở xã này nó phải ký đơn.

Chứ còn nó nói bây giờ tự do tín ngưỡng, tôi tự do tín ngưỡng trong pháp luật của nhà nước. Bởi vì nhà nước Việt Nam tự do tín ngưỡng, không phải tự do một cách bừa bãi, nó trong pháp luật. Cho nên đây là luật pháp của nhà nước có rồi, luật pháp cái Tôn giáo nó có rồi con. Cho nên con phải mạnh mẽ nói với nó, chứ còn không khéo, nó không ký tên. Nó nói: "Bây giờ đây là cái quyền tự do tín ngưỡng thì mấy người muốn theo Tôn giáo nào thì quyền, chứ tụi tôi không có chứng". Con hiểu chỗ đó không? Nó nói như vậy. "Nói như ông, là ông như vậy là ông chưa có hiểu luật của nhà nước. Luật của nhà nước rõ ràng, đây không phải là luật của Mỹ. Luật của Mỹ là muốn theo Tôn giáo nào thì tự do, gọi là tự do tín ngưỡng. Còn cái luật của nhà nước là tự do tín ngưỡng trong pháp luật của Việt Nam. Cho nên mấy ông phải biết cái người dân chúng tôi theo cái tôn giáo nào đúng hay sai, mấy ông không cho. Còn ở đây chúng tôi theo Phật giáo hẳn hòi, hoàn toàn thì mấy ông phải chứng. Bởi vì nhà nước đã chấp nhận có Giáo hội nó rõ ràng". Mình phải xác định cho họ biết. Bây giờ ban Tôn giáo phải làm việc này với cái chính quyền địa phương này. Anh này không hiểu.

Tu sĩ 4: Con kính thưa Thầy là về phần giấy tờ coi như con cũng gần xong rồi, con phải đợi thêm.

Trưởng lão: Vậy hả? Còn về cái pháp tu thì để Thầy đọc thử coi. Chứ cái đó là về cái vấn đề giấy tờ của con, thì Thầy thấy hôm đó con có gởi vô đó. Nó chướng ngại con.

Tu sĩ 4: Con kính thưa Thầy coi như giấy tờ của con xong rồi ạ.

Trưởng lão: Vậy hả con? Đúng là cái địa phương này nó khó khăn.

6- CHUYÊN VÀO MỘT PHÁP ĐỂ NHIẾP TÂM

(14:52) Trưởng lão: Hơi thở, rồi đưa tay ra vô và bước đi. Cái này chỉ coi như nhiếp tâm. Trong ba cái pháp này, nó chỉ là một pháp mà thôi.

Tu sĩ 4: Con Định Niệm Hơi Thở để chữa bệnh.

Trưởng lão: Cho nên ở đây, coi như là cái hơi thở của con sử dụng mà tu tập đó, thì cũng giống như cánh tay đưa ra vô. Cánh tay đưa ra vô thì cũng giống như bước đi, hồi nãy Thầy đã nói. Một khi mà tu nó chuyên rồi đó, thì bây giờ cái hơi thở là con phải ôm chặt hơi thở, chứ không có thay đổi mấy pháp kia. Nó không có luân phiên nhau như vậy được, mà chỉ chuyên môn. Nghĩa là nhiếp hơi thở là hơi thở. Mà nếu mà nhiếp cánh tay là cánh tay, chứ không có nhiếp hơi thở nữa. Con hiểu không? Bởi vì nó đây là cái lớp chuyên để mà chúng ta vào những cái định lực, đi vào luyện những cái thần lực. Nó đã chuyên để mà đi vào, cho cái thời gian nó thu ngắn lại. Nó không phải còn tu chung chung như là thọ Bát Quan Trai.

Coi như là bây giờ các con thay đổi hết cái pháp tu các con. Hồi nào tới giờ mấy con tu là tu chung chung, tu các pháp như thọ Bát Quan Trai. Trong cái tập thọ Bát Quan Trai nó có bốn cái pháp tu phải không? Các con tu pháp nào cũng chung chung. Bây giờ nó chuyên môn rồi, nó chuyên đi sâu rồi. Nó lên đại học là nó học bác sĩ là học bác sĩ. Nó học kiến trúc sư là kiến trúc sư, mà nó học luật sư là luật sư. Chứ nó không có học bữa nay nó giờ này học luật sư, mà lát nữa học bác sĩ thì không có được.

Cho nên vì vậy nó chuyên vào một cái pháp. Cũng như bây giờ mấy con chuyên vào hơi thở là hơi thở. Mà cái người mà dạy đi kinh hành là chuyên vào kinh hành, chứ không có tập hơi thở nữa. Mà cái người mà dạy chuyên về cánh tay đưa ra vô là phải chuyên về cánh tay. Con hiểu không? Bây giờ Thầy dạy nó đâu nó ra đó. Bây giờ là cái lớp chuyên môn rồi. Cái lớp mà sắp sửa mấy con trở thành những bậc A La Hán. Mấy con nghe nó ghê gớm chứ gì? A La Hán là vô lậu chứ gì? Mà nó đã chuyên để dẫn mấy con vô lậu mà. Thì nó phải nhanh chóng, nó phải mau. Nghĩa là cái lớp người ta nó có thể nói rằng bây giờ học 7 năm để nó thành bác sĩ. Thì ở đây người ta 3 năm, người ta thành A La Hán. Nó phải đạt chứ. Chứ không lẽ mà tu mà, ngồi tu hoài để mà làm chúng sanh hoài sao? Các con hiểu chưa?

Cho nên bây giờ đó con chọn hơi thở, con phải tu hơi thở thôi, chứ đừng có tu cái khác. Không có Thân Hành Niệm, thân hành gì nữa hết, ở đây là tui như vậy. Trừ ra con bị hôn trầm, thùy miên thì các con sẽ…​ Nếu mà bị hôn trầm, thùy miên thì các con mới đi kinh hành để phá trong cái giờ đó. Chứ tui tu hơi thở mà không được thì mới thay đổi đi kinh hành. Mà đi kinh hành phá hôn trầm, thùy miên là đi 10 bước ngồi xuống hít thở 5 hơi thở. Cái phương pháp đó, là cái phương pháp phá hôn trầm, thùy miên. Chứ mà cứ đi hơi hơi đó, thì đi như vậy là đi cho có đi vậy, thì nó cũng chưa phải là chuyên nhất để mà phá hôn trầm, thùy miên. Đó mấy con nhớ chưa?

Cho nên bây giờ đó về hơi thở, con thấy con rối loạn, ôm hơi thở tu cho Thầy. Ôm cho chặt hơi thở, một hơi thở thôi. Để nhiếp tâm và an trú cho được trong hơi thở, rồi mới đi pháp khác, Thầy sẽ dạy các pháp khác. Bởi vì đạt kết quả này rồi mới tới các pháp khác, chứ không thể mà tu chung chung nữa.

Tu sĩ 4: (Nghe không rõ) Con kính thưa Thầy là con hơi thở con nhiếp phục được rồi.

Trưởng lão: Không được, phải nghỉ là nghỉ chứ không có sợ phí thời gian. Đã Thầy nói cho ngủ thì cứ ngủ, không có sợ phí gì hết. Mai mốt đây, nó tăng lên đây, rồi nó còn thời gian đâu mà nó ngủ nữa, phải không? Ở đây người ta chuyên mà. Rồi có gì con nói đi con!

Tu sĩ 4: Kính bạch Thầy! Con cũng chuyên về pháp Định Niệm Hơi Thở, con đi 30 phút ạ?

Trưởng lão: Rồi được rồi, con lấy hơi thở mà tu tập, rồi Thầy còn kiểm tra lại, tốt thì tăng lên, mà không tốt thì coi như là cho ở lại, không có gì con?

Tu sĩ 4: Bạch Thầy hôm nay con cũng tu tập …​.con đi nửa tiếng, con ngồi nửa tiếng…​(Nghe không rõ)

Trưởng lão: Rồi cứ vậy, coi như mình xả ra đó, rồi mình đi. Mình đi chơi vậy chứ không có tu gì hết đó. Đi coi như người vô sự đó. Để rồi tập lại 1 phút. Có gì không con?

7- RÈN LUYỆN NGHỊ LỰC

(18:58) Tu sĩ 5: Thưa Thầy con buồn ngủ thì con cứ đi chơi chơi vậy thôi. Nãy nghe Thầy nói thì bây giờ con buồn ngủ thì con có đi đúng cái pháp đó không thưa Thầy?

Trưởng lão: Đi cái pháp mà rèn luyện nghị lực. Tức là cái pháp đó: Đi 10 bước ngồi xuống hít thở 5 hơi thở, rồi đứng dậy đi 10 bước ngồi xuống hít thở 5 hơi thở. Cứ như vậy chừng nào không còn hôn trầm, thùy miên. Đi cho suốt 30 phút.

Tu sĩ 5: Thưa Thầy lâu nay con buồn ngủ con đi đi như vậy.

Trưởng lão: Đi như vậy là đi lười biếng. Không dám ngồi. Thì bây giờ sửa lại cho nó đúng…​

Trong khi mà đi kinh hành mà nhiếp tâm có niệm, còn niệm xen vào, thì con sẽ đi kinh hành 10 bước, ngồi xuống hít thở 5 hơi thở. Thì 10 bước phải nhắc tâm hẳn hòi: "Chân trái bước" thì chân trái bước. "Chân mặt bước" thì chân mặt bước. Cho đến khi đúng 10 bước thì ngồi xuống hít thở. Nhắc: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra. Hít, thở. Hít, thở. Hít, thở". Đúng 5 hơi thở đứng dậy. Như vậy là tập luyện như vậy đó là sẽ không có niệm khởi.

Cho nên vì vậy đó, tập như vậy đi kinh hành không bao giờ có niệm khởi. Tập cho rất kỹ, rất nhiệt tâm. Trong cái thời gian mà cái khả năng mà nhiếp như vậy đó, thì con nên tập từ 1 phút, cao lắm là 5 phút không được tu hơn. Vì tu hơn thì mấy con sẽ thấy nhiếp không được là cái sức, cái khả năng cái sức của mình nó sẽ kèm đi. Cái năng lực của mình đó, nó sẽ kém đi thì cái vọng tưởng nó sẽ đánh vào. Mặc dù là mình hết sức mình, chứ không phải là không hết sức. Nhưng chỉ khoảng nếu mà được 1 phút thì mình tập cho thuần 1 phút rồi tăng lên 2 phút. Mà nếu được 5 phút thì tu cho được trọn vẹn trong những thời gian tu, thì phải 5 phút hoàn toàn không có niệm. Thì tu như vậy, thì cái kết quả nó sẽ tốt đẹp được sau này. Thì sẽ đi vào cái sự chuyên của nó rất dễ dàng. Đó con nhớ tu tập như vậy. Còn tất cả các pháp khác đều dẹp đi, đừng có tu tập nữa. Đây là chuyên một pháp thôi. Một pháp nhiếp tâm cho được, mà chừng nào nhiếp được pháp này rồi, thì mới nhiếp các pháp cần nhiếp. Rồi hén.

8- GIAI ĐOẠN TỨ NIỆM XỨ

(21:11) Tu sĩ 6: (Nghe không rõ)

Trưởng lão: Được rồi. Về cái phần con mà Thầy dạy cho tu tập Tứ Niệm Xứ đó, thì nó rất dễ, con tu khỏe rồi. Bây giờ tu Tứ Niệm Xứ là coi như là tu sung sướng nhất đó. Ngồi chơi chứ có làm cái gì đâu? Cho nên đâu có nhiếp tâm đâu mà sợ, mà đâu có tác ý đâu, mà lo nó lẩm nhẩm. Phải không? Cho nên vì vậy con chỉ tác ý một lần: "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự, ngồi chơi, mày không có niệm gì khởi trong tâm tao được hết. Ở đây là phải "Thanh thản, an lạc, vô sự". Chỗ này là cái chỗ "Thanh thản, an lạc, vô sự". Con nhắc tâm con vậy. Nhớ cái câu nói của Thầy không? Bảo cái tâm của con nó "Thanh thản, an lạc, vô sự", rồi cứ ngồi chơi. "Ngồi chơi 30 phút nhen, mà nếu mà mày còn niệm đó thì tao bắt cúi xuống, mà tao lấy cây tao đánh". Thì nó hoảng sợ, nó không có niệm con nữa. Thì do đó con ngồi chơi sung sướng, ai tu gì mệt. Phải không?

Đi hành đứng lên ngồi xuống quá mệt, còn con là người rất khỏe. Ngồi ở trên ghế thoòng chân như thế này. Trời đất ơi! Như là ông vua, có gì đâu. Con nên tu vậy đi thì con sẽ giải thoát hoàn toàn. Làm vua mà tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, mà không có lo triều đại gì hết thì không phải là ông vua sướng sao? Có phải không? Ông vua ngon lành.

Cho nên vì vậy mà con tu rất là khỏe, khỏe hơn mọi người này. Mọi người này còn phải nhắc tới nhắc lui: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Còn con khỏi nhắc, phải không? Bởi vì nhắc thì con sẽ nhắc hoài, thành ra nó quen miệng con, thì con sẽ bị nhắc, chứ nó không phải là còn tác ý nữa. Cho nên bây giờ nhắc một lần thôi, mà nhắc rất kỹ bảo nó: "Thanh thản, an lạc, vô sự". Rồi ngồi đó suốt 30 phút. Nhớ không?

Rồi mà nếu mà nó còn niệm đó thì rầy nó, tác ý nó bảo: "Dừng lại! Từ đây về sau phải 30 phút không có niệm gì vào trong này được. Bây giờ đây là cái giờ phút thứ hai, phải giữ gìn trọn vẹn, mày phải tự động, chứ tao không có giữ cho mày đâu". Bảo nó như vậy rồi tự nó, nó giữ cho con. Con như vậy thì nó tự nó giữ cho con thì con sẽ bất động. Chỉ có con tu vậy được, chứ mấy người này tu vậy nó loạn thần kinh hết đó. Nghĩa là vọng tưởng nó xen vô xen ra, còn con thì nó không xen đó. Tại vì con là cái đặc tướng của con rồi. Con hiểu không?

Cho nên mấy người kia tu là vọng tưởng nó ra vô nó, thành ra nó loạn thần kinh. Còn con tại vì cái đặc tướng của con, cái bản thân của con. Mà nếu mà tác ý đó thì con cứ lẩm nhẩm tác hoài, thành ra nó động. Cho nên vì vậy mà bây giờ mình tác một lần thôi, rồi mình ngồi im lặng thì nó sẽ bất động. Tại vì cái đặc tướng của con vậy. Cho nên vì vậy đó, con thấy mọi người, người tu một cách, chứ không phải là người nào tu giống người nào. Mấy con đừng có theo cô Hòa/tu hoài mà mấy con tu, thì mấy con sai đó, chứ không phải không đâu. Người ta tu kiểu của người ta, cái đặc tướng của người ta, cái đầu óc của người ta. Người ta tu như vậy, người ta bảo nó nghe như vậy. Còn mấy con bảo nó không nghe đâu mà nó sinh vọng tưởng. Hiểu chưa, hiểu không? Bây giờ phần mấy con hỏi Thầy.

Phần con thì cứ nhớ ôm cái pháp đó mà tu đi. Rồi sau này, rồi có cái gì thì trình cho Thầy. Còn cô Ánh hỏi Thầy đi. Rồi! Có gì không con?

9- THIỆN XẢO DÙNG PHÁP TU TẬP

(24:27) Tu sĩ 7: Thưa Thầy bây giờ cái thân con nó bệnh, bây giờ con đi kinh hành nhiều thì nó mệt. Con ngồi xuống đưa tay ra vô.

Trưởng lão: Được! Không có sao hết. Tùy theo cái đặc tướng, cái thân bệnh của con mà có lúc thì con dùng đi kinh hành. Nhưng mà đi vừa phải nó thôi, rồi con ngồi xuống, con sử dụng cái bước đi của con bằng cái cánh tay đưa ra đưa vô. Mà con không sử dụng hơi thở, bị vì hơi thở nó sẽ rối loạn con. Con hiểu không? Đó, như vậy là con sẽ tu đạt được, chứ không có gì. Rồi hết rồi phải không mấy con? Bây giờ thôi về, tối.

10- NHIẾP TÂM ĐÚNG CÁCH

(25:06) Tu Sĩ 8: Thưa Thầy cho con hỏi.

Trưởng lão: Rồi, rồi.

Tu Sĩ 8: Kính thưa Thầy có nhiều hôm con nhiếp phục tâm rồi trong hơi thở, rồi nhiếp được 1 phút ngưng lại hay để lâu hơn nữa thưa Thầy?

Trưởng lão: Không, hễ mà nhiếp được rồi thì cứ tăng lên luôn chứ không có nhiếp trở lại 1 phút nữa. Nghĩa là chất lượng đã đạt được.

*Tu Sĩ 8*: Tăng lên 30 hay 40 phút thưa Thầy?

Trưởng lão: Tăng lên 30, ở đó Thầy sẽ dạy pháp khác. Mà từ đó có pháp khác, nó sẽ giữ cái tâm trạng thái khác, chứ nó không phải ở trong cái hơi thở nữa con. Nghĩa là có Thầy dạy mà, lần lượt rồi sẽ tăng lên, mà tăng lên đúng theo cái pháp này. Từ pháp này chuyển lên cái pháp khác. Trong Phật pháp nó có ba mươi bảy cái phẩm trợ đạo. Mà ba mươi bảy cái phẩm trợ đạo tức là ba mươi bảy pháp tu tập. Cho nên mấy con mới có tu có một pháp, mà còn ba mươi bảy pháp lận. Tức là còn ba mươi sáu pháp nữa chưa tu. Mấy con thấy chưa? Còn nhiều lắm chứ không phải ít đâu. Bây giờ lo tu đi! Rồi! Thầy bây giờ, Thầy chuẩn bị đi về, tối rồi.

Cho nên từng cái bước đi nó phải vững chắc. Cho nên từ cái hôm mà Thầy vào đây dạy mấy con cách thức nhiếp tâm. Nhưng mà trong cái sự nhiếp tâm, thì nó phải có cái sự ức chế tâm, chứ không phải là thiếu sự ức chế. Nhưng mà nhiếp tâm mà đúng pháp và nhiếp tâm không đúng pháp. Nhiếp tâm không đúng pháp thí dụ như con nương vào hơi thở, con chỉ biết hơi thở ra vô, thì đó là mấy con tập trung ức chế tâm, không đúng pháp.

Còn đúng pháp thì đạo Phật nó có cái pháp dẫn tâm vào cái chỗ mình mong muốn. Cho nên vì vậy mà đầu tiên Thầy hỏi mấy con đó, là người nào mà nhiếp tâm được trong 30 phút? Thì ở đây chỉ có một người nhiếp tâm được trong 30 phút. Thì trong khi đó, nó không phải nhiếp tâm trong 30 phút là khó. Tại vì khó là do mấy con tu tập không có pháp. Thí dụ như ngồi biết hơi thở ra, biết hơi thở vô kéo dài 30 phút, thì thực ra cái đó là cái khó. Chứ còn nhiếp tâm trong 30 phút rất dễ dàng, không có khó. Có pháp mà dẫn nó từng bước thì làm sao mà nó có niệm khởi được? Có phải không?

Mấy con phải có pháp. Mà pháp đó là pháp Như Lý Tác Ý, có gì đâu. Mình như cái hơi thở thì tác ý nó thôi chứ đâu có gì. Tại vì nó thở ra thì mình bảo thở ra, nó thở vô thì bảo thở vô thôi. Nó sẵn có cái pháp của nó rồi. Mà cái pháp của nó là Thân Hành Niệm, phải không? Mấy con thấy. Mà mình đây là mình tu nhiếp tâm. Cho nên trong khi mình nhiếp tâm nó kỹ lưỡng, nó hẳn hòi, nó nhiệt tâm, nó quyết tâm tu tập. Đem hết cái khả năng, cái sức lực của mình ra để mình dẫn nó trong 30 phút. 30 phút mà đâu có lâu mấy con, Thầy nói thật sự đâu có lâu đâu. Sợ mình vận dụng cái sức lực của mình cầu 1 giờ cũng chưa nhầm nhò gì.

Các con thấy nãy giờ Thầy vô đây, mà giờ là coi như là vô đây là cây kim dài chỉ số 6 mà bây giờ là 3 giờ rưỡi. Rồi bây giờ là 45 phút rồi, còn có 15 phút nữa là mình. Các con thấy còn 15 phút nữa là 1 giờ rồi chứ gì? Mà 1 giờ chớp mắt. Từ hồi Thầy vô đây, Thầy ngồi cho tới bây giờ, còn 15 phút nữa là 1 giờ đồng hồ rồi. Thì như vậy 30 phút chớp mắt chứ gì, đâu có khó khăn. Vậy mà nhiếp tâm có 5 phút, 10 phút thì quá dở. Như vậy là không phải mấy con dở, cái đó không phải dở mà tại mấy con chưa biết pháp. Chưa biết pháp dẫn, chứ biết pháp dẫn nó thì 30 phút không có khó khăn.

Cho nên ở đây Thầy nói thí dụ như, các con đầu tiên các con tác ý nó dài "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra". Rồi hít vô thở ra chứ gì? Thì bảo: "Hít, thở". Hay là: "Hít vô, thở ra. Hít vô, thở ra". Hay là: "Hít, thở. Hít, thở". Mình cứ dẫn, mình dẫn kỹ lưỡng từng hơi thở. Hít thì phải hít, thở thì thở. Đó là mình dẫn trước cái ý thức của mình chủ động dẫn trước, chứ không phải mình hít thở, hít thở. Mình thấy nó lia lịa một hơi cái mình hít thở cái vọng tưởng nó xen vô. Con phải làm từng hơi thở, làm từng tác động, nhắc tâm thật sự, tu tập thật sự. Một việc làm của mấy con đó là một cái sự dũng cảm đối với tâm của mình. Làm cho được một cái điều mình làm đó là một cái sức dũng cảm.

(29:17) Cũng như người ta xông vào lửa để cứu một đứa bé ở trong nhà bị cháy hay hoặc người ta bị cháy trong nhà, mà con xông vào nhà lửa để cứu người ta thì phải có đức dũng cảm.

Còn hiện bây giờ cái tâm của mình, mình muốn cho nó nhiếp cho được ở trong cái hơi thở của mình. Mình cũng phải hết sức dũng cảm với nó. Chứ còn nếu mình không dũng cảm với nó thì mình nhiếp không được. Mà mình có pháp, chứ đâu phải mà khó khăn cũng như là lửa cháy hay hoặc là nhảy xuống nước cứu người chết đuối đâu, đâu có khó khăn đâu. Nhưng mà mình phải cẩn thận, kỹ lưỡng từng cái hít. Hít…​ thì mình hít. Thở…​ thì thở. Hít…​ thở.

Cũng như mấy con thấy, không dùng hơi thở thì mấy con dùng cánh tay. Phải không? Thì mấy con thấy nó rất rõ ràng "Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra, đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô", dễ dàng quá, ai làm cũng được hết. "Đưa ra!" Mình đưa ra. "Đưa vô!" Thì mình đưa vô. "Đưa ra!" Mình đưa ra. "Đưa vô!" Mình đưa vô. Có cái đó đơn giản thôi. Nhưng mà khi mình nhắc đưa ra thì mình tập trung rất kỹ trong cái bàn tay đưa ra, mình để ý bằng mắt. Và đồng thời khi cái lệnh mà các con thấy, nó dễ dàng khi mình còn sức tỉnh táo thì mình nhắc thầm. "Đưa ra!". Mình nhắc thầm không có pháp có âm. Nhưng mình thấy cái tâm của mình bây giờ nó hơi lờ mờ, nếu mà nhắc thầm thì nó sẽ không có hiệu quả bằng. Cho nên mình nhắc bằng cái âm thanh, tiếng ra. Thì cái nhà gần bên đó, người ta nói chắc cái cô này nay cổ điên, chứ không gì, ở đẳng mà cổ la đưa ra, đưa vô um xùm. Chắc người ta nói mình điên chứ gì? Nhưng sự thật không phải đâu mấy con, cái người ở gần bên mình biết. Cái người đó lúc bây giờ cái tâm nó lờ mờ, người ta mới nói.

Nói như vậy, phát âm ra như vậy để làm gì? Mấy con biết cái âm đó là cái âm thinh, mà cái âm thinh nó làm cho cái lỗ tai mình nó tập trung vô đó để nó biết cái lệnh của nó. Bảo phải đưa tay ra, có phải không? Cái lỗ tai mình nghe nữa mà, rồi con mắt mình lại nhìn ở trong cánh tay của mình, hoặc là mình cảm nhận rất kỹ cái hơi thở khi mà thở ra. Hay hoặc là, các con thấy mình làm cho thật sự tu tập, thật sự nhiệt tâm, thì nhiếp tâm trong 30 phút không khó khăn.

Nhưng mà khi đã nhiếp tâm được bằng cái phương pháp 30 phút rồi, thì theo Thầy thiết nghĩ trong 1 tuần nay thì mấy con sẽ từ cái người mà nhiếp tâm 30 phút. Cho đến cái người mà 30 phút, thì các con sẽ người nào cũng nhiếp được đúng y nhau hết. Không có người nào mà còn 5 phút, 3 phút, còn vọng tưởng xen vô. Tại vì mấy con còn thích để vọng tưởng ra vô cho nên nó mới có, chứ còn cỡ mà không thích thì chắc không bao giờ có, phải không? Mình quyết tâm mà, quyết tâm là mình làm cho cái tâm của mình dính vào trong cái hơi thở, dính vào trong cánh tay.

11- DÙNG Ý CHÍ ĐẨY LUI BỆNH

(32:02) Đây Thầy nhắc, bây giờ ở trong cái lớp của chúng ta có nhiều người có bệnh đau, chứ đâu phải là không có bệnh đau. Nhưng mà bệnh đau mà chưa đến đỗi mà chúng ta đi không nổi, chưa đến đỗi mà chúng ta phải nằm viện. Cho nên chúng ta còn đến lớp dự được nhưng mà trong thân có bệnh đau. Vậy thì những người mà có bệnh đau cũng đâu có khó gì đâu? Rất là dễ dàng cho chúng ta, dùng cánh tay hay hoặc hơi thở chúng ta cũng đẩy lui bệnh được.

Nhưng mà chúng ta đừng có sợ, chúng ta đã biết đức Phật đã dạy, các con lưu ý đức Phật đã dạy các pháp đều vô thường. Thì cái cảm thọ chúng ta cũng là vô thường chứ đâu phải thật có đâu? Cái đau bệnh trong thân chúng ta cũng đều vô thường không có pháp. Cái cảm thọ đâu phải là của ta, đâu phải là ta, bản ngã của ta đâu mà chúng ta phải sợ. Cho nên chúng ta không sợ bệnh đau đâu, chúng ta sẽ đuổi được. Khi mà không sợ thì cái tâm của mấy con nó rất vững vàng. Còn cái tâm của mấy con sợ bệnh, sợ đau, sợ chết thì mấy con bị chấp ngã. Mà chấp ngã thì cái ý chí của mấy con nó cùn nhụt, nó sợ hãi. Nó cùn nhụt, nó không còn mạnh mẽ nữa.

Cho nên chúng ta biết cái câu nói của đức Phật dạy: "Các pháp đều vô thường, không có pháp nào là ta, là của ta". Vốn để chúng ta biết rằng thân này cũng không phải ta, mà cái cảm thọ đau đớn này không phải ta. Cho nên chúng ta chẳng sợ nó đâu. Do chúng ta không sợ thì cái tinh thần của chúng ta rất là vững vàng. Cho nên chúng ta mới ôm vào cái pháp, và đồng thời chúng ta tác ý rất dễ dàng, đẩy lui cái bệnh rất dễ dàng.

Thí dụ như bây giờ cánh tay Thầy đưa ra "Cái thân bệnh này phải theo cánh tay mà ra, Thầy đưa ra. Cái thân không bệnh này theo cánh tay mà vô, Thầy đưa vô". Có bao nhiêu Thầy nhiếp ở trong cánh tay này, Thầy đưa ra, đưa vô. Mà khi mà Thầy nhiếp được ở trong cánh tay này bằng cách đưa tay ra, đưa tay vô được.

Bây giờ Thầy không dùng cái pháp tác ý đưa tay ra vô, mà Thầy dùng cái pháp đuổi bệnh. ''Cái thân bệnh này theo cánh tay này mà ra, cái mình đưa ra. Cái thân không bệnh này theo cánh tay mà vô''. Có vậy thôi mấy con. Và cứ cái thời gian mấy con dùng cái pháp Như Lý Tác Ý đó, tác ý bệnh mà, thì trong thời gian 30 phút bệnh gì cũng đi hết, có gì đâu? Mình có pháp, mình đẩy lui bệnh. Mình có pháp mình nhiếp tâm mà. Mình có pháp không làm thân mình bệnh mà. Có gì đâu mình không tập luyện, mà mình để cho cái thân của mình phải bị mỏi tay, mỏi chân, đau lưng, đau bụng, nhức đầu. Dễ dàng mà. Các con thấy cái thọ có phải của mình không? Đâu có cái nào là của mình đâu. Đâu có cái nhức đầu nào là của tôi, đâu có cái đau bụng nào của tôi đâu? Nó là các pháp vô thường, mà vô thường nó của nhân quả thì mặc của nhân quả. Nhưng mà bây giờ mày bén mảng đến đây tao đuổi đó, có vậy thôi. Đuổi ra bằng cái pháp Như Lý Tác Ý thì làm sao mà thân mình có bệnh đau được?

Đó là Thầy nói về cái vấn đề tu tập nhiếp tâm và đẩy lui bệnh. Bây giờ khi mà mấy con nhớ đi, là bây giờ cái người nào chưa nhiếp tâm được thì mấy con nhiếp tâm. Và cái người nào mà dùng hơi thở mà nhiếp tâm, mà bị chướng ngại, bị hôn trầm, thùy miên, bị chướng ngại. Mấy con lưu ý, đây bắt đầu Thầy nói từ căn bản đi vô, từ cái hơi thở, từ cánh tay đưa ra, từng cái bước đi kinh hành phải không? Đó là cái nhiếp tâm trong Thân Hành Ngoại, trong Thân Hành Nội.

(35:15) Nhưng mà về hơi thở thì có người bị tức ngực, có người bị nhức đầu, có người bị khó thở, mệt hay hoặc này kia. Thì tất cả những cái chướng ngại của Thân Hành Nội thì chúng ta sử dụng Thân Hành Ngoại. Nhưng mà ngồi đưa tay ra vô như thế này một hơi tôi cũng mắc buồn ngủ. Hay hoặc tôi ngồi, tôi hít thở, tôi cũng bị buồn ngủ. Thì do đó bây giờ buồn ngủ, tôi biết rằng đó là cái trạng thái lười biếng, cái trạng thái si. Vì vậy mấy con sẽ đi kinh hành, đi kinh hành nó ngủ cho nó té, cho nó chết cho rồi. Cho nên vì vậy nó sợ lắm. Cho nên nó đâu dám ngủ, ngủ rồi nó té xuống, nó chết sao?

Cho nên đi kinh hành. Mà nếu mà cái người đó mà đi kinh hành đứng lên ngồi xuống, 5 hơi thở, mà nó còn hôn trầm, thùy miên nữa. Thì thiệt ra cái người mà tu tập cái pháp mà rèn luyện cái nghị lực, đi 10 bước ngồi xuống hít thở 5 hơi thở mà còn hôn trầm, thùy miên. Thì mấy con sẽ dùng cái pháp Thân Hành Niệm. Mấy con có biết pháp Thân Hành Niệm không? Dở chân lên, đưa chân tới, hạ chân xuống, hạ gót xuống. Đó là cách thức phá, mỗi hành động đều tác ý hết mà. Đây là Thầy muốn nói từ cái căn bản để nhiếp tâm, cho đến khi mà chúng ta dùng cái lực để mà chúng ta đuổi cái hôn trầm, thùy miên khi bị hôn trầm thùy miên.

Còn bây giờ mấy con hoàn toàn, mấy con nhiếp tâm được. Dùng cái pháp Thân Hành Niệm, hoặc là dùng cái pháp rèn luyện nghị lực đi 10 bước, ngồi xuống hít thở 5 hơi thở mà không có hôn trầm, thùy miên. Tức là tỉnh táo không có niệm bằng cái phương pháp tác ý nhắc từng hành động, từng cái hơi thở, mà hoàn toàn thời nào mình tu cũng không có niệm, suốt 30 phút không có niệm.

Thì bắt đầu chúng ta thay đổi cái cách thức tu. Thay vì trước kia chúng ta tu về cánh tay, thì chúng ta "Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra, đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô. Hít ra tôi biết tôi hít ra, thở vô tôi biết tôi thở vô". Hay là: "Chân trái bước, chân mặt bước, chân trái bước, chân mặt bước". Phải không? Mấy con sẽ nhắc như vậy. Nhưng bây giờ nó không còn nhắc như vậy nữa, mà nó nhắc cái giai đoạn, cái phương pháp tập thứ hai thì mấy con phải nhắc: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra". Trước kia thì mấy con thấy nè: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra". Rồi hít, thở đếm một. Hít thở, đếm hai. Hít thở, đếm ba, cho đến năm rồi tác ý: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra". Lúc nào cũng có cái pháp tác ý kìm một bên. Tức là dẫn tâm vào cái hơi thở.

Cánh tay nó cũng vậy, và bước đi kinh hành cũng vậy. Còn cái pháp mà Thân Hành Niệm thì mỗi hành động đều tác ý, nó cũng vậy. Nhưng bây giờ thì nó tới cái phương pháp thứ hai. Thì phương pháp thứ hai, thì hít thở nó cũng giống nhau. Nhưng mà nó có khác là vì cái câu tác ý khác. Hồi đó thì đưa tay ra hay hoặc: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra". Còn bây giờ: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra". Thì câu tác ý khác, phải không các con? Khác rồi. Để giúp cho thân tâm chúng ta ngồi thiền cho nó an ổn, nó không còn bị dao động, nó không còn đau nhức, nó không còn tê mỏi mệt, hoàn toàn nó rất an.

(38:30) Mà khi nhắc như vậy đó thì chúng ta muốn để cho nó được an. Chứ nếu mà các con cứ nhắc cũng như là giai đoạn đầu, mấy con dẫn nó hoài thì nó sẽ không có an. Cho nên vì vậy khi mà nhắc thì các con nhắc: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra". Rồi mấy con hít vô, thở ra. Hít vô, thở ra mấy con không tác ý hít thở, hít thở như hồi nãy nữa. Bởi vì mấy con tập nhiếp tâm nó quen rồi. Cho nên bây giờ đó, đến cái giai đoạn này thì các con đếm đúng 5 hơi thở thì các con mới tác ý: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra". Rồi mấy con chú ý trong hơi thở hít vô, thở ra các con đếm 1. Hít vô, thở ra đếm 2, nhưng mấy con không có tác ý hít thở, hít thở. Cái câu tác ý hít thở này không có tác ý nữa.

Nhưng khi mà thở, hít vô, thở ra, mấy con lắng lặng mà nghe cái sự an ổn của thân tâm mấy con có ở trong cái hơi thở vô ra không? Và khi mà hít thở 5 hơi thở vậy đó, nó chưa an thì mấy con lại nhắc: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra". Thì khi mà thấy cái thân của mình nó ngồi, nó an ổn một cách lạ lùng mà nó tỉnh táo một cách kỳ lạ, thì do đó nó đã an, nó đã nghe lời mình rồi. Do đó thì mấy con không cần nhắc nó nữa, để coi nó an được bao nhiêu? Khi mà nó kéo dài được 30 phút thì mấy con nghe chuông đồng hồ mà báo 30 phút thì mấy con xả ra, đừng thêm nữa.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy