2005 MÙA AN CƯ 24
LỰC KHÔNG THAM SÂN SI
Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Ngày giảng: 2005
Người nghe: Tu sinh
Thời lượng: [47:26]
Tên cũ: Tham vấn Mùa An Cư 2005
Số lượng: 24 băng
(00:00) Trưởng lão: Khi mà nó hiện tiền được, nó lộ mặt nó ra được, nó kéo dài một giờ, hai giờ. Bắt đầu bây giờ đó, tự ở trong tâm mình nó có những cái trạch pháp của nó. Tức là giác chi nó tự hiện ra ở trong cái thanh thản của nó rồi, nó hiện ra thì nó sạch. Bây giờ muốn đi thì đi, muốn đứng thì đứng, muốn ngồi thì ngồi theo cái lệnh của nó trong đó thôi. Chứ mình không có tác ý như bây giờ nữa, đó thì vậy mấy con mới thành công trong sự tu tập, chứ đâu phải dễ đâu.
Tu sinh Tuệ Hạnh: Dạ thưa Thầy! Mình tu Tứ Niệm Xứ cho nó bất động tâm, người ta có cần bán hay kiết già gì không Thầy?
Trưởng lão: Nó không cần bán kiết già gì hết, nó làm sao mà cho cái thân tâm của con nó an ổn, để cho nó giữ được cái trạng thái đó.
Tu sinh Tuệ Hạnh: Cái phương pháp Thầy nói là bây giờ về: “Ly dục, ly ác pháp, nhập Sơ Thiền!” cái đó là mình tác ý một câu với: “Tịnh chỉ ngôn ngữ…” Nó giống hay khác vậy Thầy?
Trưởng lão: “Tịnh chỉ ngôn ngữ…” hả con? Nó cũng vô đó. Cái ý của nó cũng là ly dục, ly ác pháp đó. Bởi vì cái từ cái dùng ngôn ngữ đó thì nó có khác xa, nhưng mà cái nghĩa của nó thì nó đồng nghĩa. Cái chỗ đó nó cũng là: “Ly dục, ly ác pháp!” Cái chỗ đó là: “Tâm như cục đất, ly tham, sân, si hết!” Mà chỗ đó là: “Thanh thản, an lạc, vô sự!” Bao nhiêu cũng dồn vô chỗ đó hết. Mà ngôn ngữ này, ngôn ngữ kia là tại vì mỗi người nó hợp với cái đặc tướng nào, cái ngôn ngữ nào thì cái đó nó hiệu quả.
Mà khi mà hiệu quả, một thời gian sau thấy nó không hiệu quả, đổi nữa. Pháp phải đổi, trạch cái câu khác để cho nó hiệu quả hơn. Đặng cho nó tiến tới, chứ còn nó nhàm riết rồi nó, con thấy cái tâm nó khôn lắm nó nhàm: “Mày có cái này thôi tao không sợ mày rồi.” Mà nó không sợ thì nó không hiệu quả nữa, cái bắt đầu mình thay đổi cái nó quýnh lên rồi: “Ông này có cái mới rồi.” Thì bắt đầu nó có hiệu quả. Cứ vậy đó con, nó khôn lắm con, con tác ý riết nó lờn, nó không có kết quả nữa đâu.
Tu sinh Tuệ Hạnh: Tức là con tác ý: “Tham, sân, si…” Nó không có kết quả nữa thì con mới dùng: “Dục lậu, hữu lậu, vô minh, lậu…” Thì nó hiệu quả?
Trưởng lão: Đó thì nó bắt đầu nó cũng y đó. Dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu là cũng ly tham, sân, si, chứ không có gì đâu, con hiểu chưa? Mà cái danh từ nó khác, nó làm cho nó mới mẻ cái tâm ở trong này, nó rối loạn, nó không biết, Trời đất ơi! Nó dùng cái pháp gì lạ, mình không biết. Mình thay đổi chiến thuật, chiến lược cái bắt đầu nó rối, nó rối, nó không biết. Chứ còn, cho nên lúc thì con đổi cái này, lúc thì đổi cái kia. Nó rối, nó không biết cách thức đánh con được, cho nên nó thua. Nó thua, nó rút, nó chạy đi, nó đem nó để lại cái trạng thái thanh thản cho con.
(02:08) Mà hễ nó chờ cho cái thanh thản đó đúng 12 tiếng đồng hồ, nó đủ cái nội lực nó rồi. Trời! Cái đạo lực nó có rồi thì ông nội nó cũng không dám vô nữa đâu. Bởi vì cái lực của nó mạnh đủ rồi, cho nên cái tham, sân, si, nó không có dám vô nữa. Cái nghiệp, cái nhân quả, nó không có tác động được, hết rồi. Nó đụng tới cái khối này quá trời nó ớn. Còn mình chưa có, nó chạy qua chạy lại, nó coi như mình không ra gì, cái nghiệp nhân quả nó xem mình thường lắm.
Bởi vì nó hoạt động trên cái thân tâm của mình, cho nên vì vậy mà nó coi thường. Nhưng mà không ngờ cái thân tâm này nó tạo thành một cái nội lực quá lớn, nó chạy vô nó đụng đầu cái bốp, nó dội ra liền. Nó sợ Tứ Thần Túc lắm.
Sư Pháp Ngộ: Nó không tác động được.
Trưởng lão: Nó không tác động được, nó đụng vô, nó chạy, đụng vô thân mình một cái là nó bị nhào ra liền bởi vì nó có Tứ Thần Túc. Nó đụng vô cái nó bị nhào ra liền, nó ớn cũng như nó bị táng trong đá vậy, nó dội ra. Ba cái nhân quả nghiệp ác này, nó bao giờ nó đụng vô làm cái rầm, Thần Túc của mình trong này rồi.
Sư Pháp Ngộ: Nó nhào vô, nó hích vô luôn.
Trưởng lão: Còn bây giờ nó nhào vô, nó coi như là cũng đồ vật của nó đó. Nó nhào vô, nó chạy tùm lum ở trong đó, nó hích vô.
Sư Pháp Ngộ: Hôm nay con thấy, mới thấy con đường hướng mới rõ ràng, nó dễ chứ không như mấy hôm trước thì mình cứ nghĩ làm sao nhập Sơ Thiền cho được 12 tiếng, cứ ngồi hoài gồng gân.
Trưởng lão: Phải gồng gân.
Sư Pháp Ngộ: Ngồi cho được 12 tiếng.
Trưởng lão: Cho nên mấy con có cái lợi là mấy con được gặp Thầy được nghe, rồi Thầy lần lượt Thầy mới giải ra cho hết. Chớ thật ra thì Thầy nói cái ý của Thầy như vậy mà mấy con thì hiểu khác. Bởi vì nó ảnh hưởng từ lâu tới giờ, ảnh hưởng tới sự tu tập đó.
Bây giờ mà cỡ sức mà không ảnh hưởng đi nữa, thì mấy con tu tập mấy con cũng bị lạc nữa, chứ đừng nói bị ảnh hưởng. Nghĩa là cái sự mà tập trung mà ức chế cái tâm mình không vọng tưởng, ngồi mà yên lặng đó thì mấy con bị cái này hết, không có trật. Mấy con chạy không khỏi cái hành động đó đâu.
(04:00) Thầy biết vô đạo Phật thì bao giờ, tại vì từ xưa đến giờ, từ hồi mà đức Phật ra đời, trước đức Phật thì người ta cũng bị cái hiểu biết, người ta tu tập như vậy đó, người ta đẻ ra muôn pháp. Như Yoga đẻ muôn pháp cũng đều qua cái dạng đó thôi, không có thấy cái sự xả này đâu.
Trái lại ông Phật lại thấy được cái chỗ xả này, cho nên pháp Phật nó không có giống ai hết, nó không giống cái pháp nào hết, Yoga nó cũng không giống. Cách thức nó đi Thân Hành Niệm cái kiểu đó ông Phật, Thầy nói Yoga nó cũng không có cái kiểu kỳ cục. Mà ông Phật lại có, dám cấu kết những cỗ xe kiên cố như căn cứ địa vậy thì mấy con biết Phật độc đáo thật.
Cái gì của ông Phật là cứ nhìn lại đi, nó khác, nó không giống. Ông thì đi cái phía ly làm cho hết tham, sân, si. Còn cái kia thì cứ ức chế vô. Mà rồi kinh sách Phật nói vậy mình cũng hiểu ức chế vô, chứ còn không bao giờ hiểu ra được. Nếu mà không có người tu chứng, Thầy nói thật kinh sách Phật không nhận ra được, không hiểu được. Bởi vì lớp lớp từ người này đến người khác, cái tư tưởng con người chỉ có một hướng đó. Không có hiểu khác
Sư Pháp Ngộ: Giống như nhau vậy thôi.
Trưởng lão: Giống nhau chứ không có khác, bây giờ nói là Tiểu Thừa, Đại Thừa chứ y nhau hết.
Sư Pháp Ngộ: Chia ra tùm lum hết mà rốt cuộc nó lọt vô cái tưởng hết.
Trưởng lão: Nó lọt vô cái đó, không có lọt…
Sư Pháp Ngộ: Kính bạch Thầy, khi mà mình tu tập Định Niệm Hơi Thở xong xuôi rồi khi mình nhiếp tâm vô trong những đề mục của Thầy dạy đó. Thí dụ chẳng hạn như khi mình đã nhiếp tâm được thì mình phải quán ly tham, ly sân, ly si mình xả ra bạch Thầy?
Trưởng lão: Xả ra.
Tu sinh 1: Chẳng hạn như: “Quán ly tham tôi biết hít vô, quán ly tham tôi biết thở ra.” Như vậy mình có dùng tưởng đưa ra không bạch Thầy?
Trưởng lão: Coi như là nếu mà mình thấy cái tâm tham, sân, si mình nhiều, mình dùng tưởng đưa ra. Phải dùng 16 cái loại tưởng, tưởng như tâm tham mình đi ra. Ở trong đó đức Phật có cho mình 16 loại tưởng để tu tập.
Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy khi mà trong cái thời kỳ mà ở bên Miến Điện con có tập đó. Khi mà nhiếp tâm vô trong hơi thở rồi đó thì mình cứ dùng những cái câu của Thầy, mình cứ nhiếp tâm hết cái câu này đến câu kia. Lúc nào nó cũng nhiếp tâm như vậy, nếu mà đến một giai đoạn mà nó không xả tham, sân, si ra thì nó cũng lọt qua tưởng đúng không Thầy?
Trưởng lão: Lẽ đương nhiên là mình phải mình, khi đó mình phải nhiếp tâm mà mình biết chắc chắn là an trú được trong cái tâm của mình, ở trong cái tâm của mình rồi. Và đồng thời thì mình cứ giữ cái pháp tác ý của mình thì nó hiệu quả, nó lợi ích lớn lắm. Còn sợ mình lọt ở trong đó, cái mình ngồi yên lặng, mình không tác ý nữa thì nó bị tưởng luôn. Còn mình tác ý thì mình không có bị tưởng đâu. Mình biết sử dụng tưởng trong khi tâm mình đã an trú trong hơi thở. Cho nên cái tưởng nó không bị hiện ra được.
Vậy bây giờ mình dùng cái tưởng nào? Tưởng ly tham, tưởng ly sân, tưởng ly si, tưởng ly bệnh này, tưởng ly tất cả mọi cái đều là dùng tưởng hết. Tưởng bất tịnh này, tưởng, tất cả những cái đó đều là tưởng hết.
Ờ bây giờ thí dụ như: “Quán thân bất tịnh tôi biết tôi hít vô, quán thân bất tịnh tôi biết tôi thở ra.” Con có thể thay đổi những câu đó mà con dùng câu tác ý để mà giữ cái ý thức của mình để mà tác ý, để mà tạo thành cái thân bất tịnh cũng được. Nó hay lắm con, tự mình trạch pháp ra nó.
(06:541) Tu sinh 1: Kính bạch Thầy, khi mà ngồi thiền như vậy, khi nó an trú tâm xong thì nhiếp tâm rồi thì nó an, nó giữ tâm rồi. Khi mình đứng dậy đó, trong tư thế đứng dậy, thì tâm nó vẫn cứ nhiếp, nó cũng vẫn an trú, vẫn cứ đi. Nhưng mà lúc đó con không có biết cái cách để mà ly tham, sân, si đi. Có thể đi kinh hành, đi tới đi lui trong vòng vài tiếng đồng hồ mà vẫn không sao, nó vẫn nhiếp tâm trong đó.
Trưởng lão: Nó vẫn nhiếp tâm được tốt, thì lúc bây giờ đó không được ở trong cái trạng thái mà hoàn toàn an trú đó. Mà luôn lúc nào cũng phải dùng cái pháp tác ý mà tác ý để ly tham, sân, si. Bởi vì mình biết rõ ràng mình còn tham, sân, si. Phải không? Con nhận xét này bây giờ tới cái ăn, cái ngủ nó còn này, chứ chưa phải hết nè, chưa phải sạch thì nó còn. Nó còn mà nhưng hiện giờ là nó nhiếp tâm, nó an trú, nó không có tham, sân, si phải không? Con nhiếp tâm, an trú không có tham, sân, si.
Nhưng mà vì nhiếp tâm an trú, không có tham, sân, si, cho nên tham, sân, si nó nằm ngủ ngầm ở trong đó, buộc lòng phải tác ý đó để cho nó tạo thành cái lực không tham, sân, si. Vì vậy mà tham, sân, si nó gặp cái lực này thì nó bị nhào ra, mà nó không có còn tham, sân, si tác động được mình nữa.
Con tạo cái lực không tham, sân, si. Cho nên “Quán ly tham” đó là ly cái tham. Đã tạo cái lực ly tham, chứ không phải là bây giờ mà con tác ý để cái tâm tham con nó ly được, con hiểu không? Mà tạo thành cái lực không có tham, cái lực ly tham, cái lực đoạn diệt tâm tham, cái lực đó nó trở thành một cái lực để đương đầu với cái lực kia. Mà cái lực này có rồi, bởi vì nó an trú nó mới tạo thành được cái lực. Con thấy bây giờ này thân con đau, con an trú được thì nó mới có cái lực, nó mới đẩy cái bệnh con ra, con hiểu không?
Bây giờ con an trú được rồi, con mới tạo thành cái lực ly tham, ly sân, ly si, chứ không có nghĩa là con đẩy lui cái tham, sân, si. Nhưng mình phải hiểu là mình nói mình đẩy lui đó, tại vì mình nói cho nó, nghĩa nó hiểu vậy. Chứ không, tới cái lúc tác ý nó, nó tạo thành cái lực không tham, sân, si. Để khi cái nghiệp lực tham, sân, si này nó đụng vào cái nghiệp, cái lực không tham, sân, si này, cái lực này nó mạnh, nó đẩy ra mà nó không tác động được thân tâm con. Còn nếu mà cái này nó yếu đó, cái này nó mạnh nó đẩy cái lực không tham, sân, si của con đó, nó lùi đi thì nó vô nó ngự trị thì tâm con có sân, có tham này biết không, con hiểu chỗ đó chưa?
Tu sinh 1: Dạ.
Trưởng lão: Cho nên vì vậy, khi mà con an trú được, con tác ý cái câu đó để làm cho cái tâm con ly tham, ly sân, ly si, nó trở thành cái lực hậu cứ của con. Cho nên cái tụi kia mà xông vô một cái thì bắt đầu ở đây nó đẩy bay ra liền.
Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy khi nó nhiếp tâm an trú tâm mình có cần phải cứ năm hơi mình tác ý một lần không? Hay là cứ để tự tác ý ra?
Trưởng lão: Không. Cứ năm hơi mình tác ý một lần, năm hơi tác ý.
Tu sinh 1: Cứ liên tục mình tạo cho nó?
Trưởng lão: Nhưng mà cứ mình đếm thì nó bị nó không an trú.
Tu sinh 1: Không cần phải đếm nữa?
Trưởng lão: Không cần đếm, mà cứ thỉnh thoảng tác ý, thỉnh thoảng tác ý, rồi nó thành thói quen con. Tới đó nó thành thói quen con rồi đó, bắt đầu cứ khoảng độ chừng năm hay mười hơi thở nó tác ý một lần. Tác ý, tác ý để mà nó thành cái nội lực của nó, nó thành một cái lực không tham, sân, si.
Tu sinh 1: Nếu mà mình đếm nó bớt an trú không?
Trưởng lão: Nó bớt an trú thì cái lực nó yếu, cái lực tác ý này nó không có mạnh bằng. Cho nên con đừng có đếm mà con cứ, lúc đầu tiên thì con đếm, nhưng mà sau này thì con không có đếm nữa đâu. Khi mà an trú rồi con đừng có đếm nữa, con hiểu không? Khi mà nó vô an trú được, con biết an trú trong đó rồi, con đi con thấy an trú rồi, thì bắt đầu con quán ly tham, quán ly sân, quán đoạn diệt tâm tham, đoạn diệt tâm sân. Con quán như vậy nó thành một cái lực ly tham, sân, si của con. Để làm gì? Cái lực này để đương đầu với cái lực kia.
(10:13) Bởi vì cái lực kia, nó là ngũ triền cái nó nằm yên. Cái lực mà tham, sân, si nó nằm yên đây, chứ nó chưa phải mình diệt nó đâu. Nhưng mà cái lực này nó sẵn sàng nó lớn mạnh lên là do mình an trú, mình tu tập. Cho nên Định Niệm Hơi Thở nó lợi ích là cái chỗ mình tác ý để tạo thành cái lực này thôi. Rồi cái lực này nó có lớn lên rồi cái lực này tác động không được. Còn khi mà mình làm cho cái lực tham, sân, si này mòn là bằng cái Định Vô Lậu. Mình quán, nó làm mòn nó, nó diệt mòn lần lần nó hết.
Nhưng mà bây giờ đó, có cái pháp ngăn, cho nên vì vậy mà con tu cái Định Niệm Hơi Thở con tác ý đó, nó làm cho cái khối mà không tham, sân, si này nó lớn lên. Cái nội lực không tham, sân, si này nó lớn lên. Cho nên cái tham, sân, si bên đây nó nhỏ hơn, nó vô nó đụng cái nó nhào nó bật ngửa ra nó chạy. Nó không có tham, sân, si con được, thành ra nó không thành kiết sử, con hiểu không? Nó không thành kiết sử, mà nó không thành năm dục trưởng dưỡng được. Nó bị diệt ngay từ cái lực, cho nên tại sao mà Định Niệm Hơi Thở đức Phật bảo mình an trú, an trú tâm, rồi an trú thân. An trú tâm được rồi thì mới quán ly tham, quán ly sân, si đó.
Những cái đề mục đó sao? Là mục đích là làm cho thành cái nội lực không tham, sân, si. Cái câu tác ý đó nó trở thành cái lực không tham, sân, si để rồi nó đương đầu với cái lực tham, sân, si. Hai cái này, bởi vì cái kia nó là triền cái rồi, cái màn ngăn che. Còn cái này, cái lực không tham, sân, si, nó đụng nhau một cái thì cái này nó lớn hơn, nó mạnh hơn. Bởi vì con tu Định Niệm Hơi Thở nó lợi ích lớn lắm. Nó đụng vô một cái, cái này nó ít hơn, lực nó yếu hơn, cái nó bật, nó bay ra ngoài liền. Tâm của mình nó bất động liền, nó không còn chút nào tham, sân, si. Nó không có triền cái đâu, nó không có thất kiết sử hết nữa, nó không có kiết sử vô được.
Tu sinh 1: Bạch Thầy cho nên bởi vậy thì con mới… cái này là những cái mà con đã tập, đã qua. Cách đây, ở bên kia không có pháp nữa, con thấy mấy cái pháp tu bên đó con mệt quá, con mới tu cái pháp này. Thì con tu thì mình cứ dùng Định Niệm Hơi Thở không thôi với cái Thân Hành Niệm hay là đi kinh hành thôi. Chứ nếu mà biết rồi mình quán vô lậu mình dùng những cái đó mình triệt tiêu trong thời đó, đang lúc mình an trú nhiều mình triệt tiêu, dùng Định Vô Lậu triệt tiêu thì nó rất là nhanh, cho nên bởi vậy mình hành nó vẫn còn thiếu, Định Niệm Hơi Thở nhưng không có Định Vô Lậu.
Mà đi kinh hành Chánh Niệm Tỉnh Giác, thì khi mình đã an trú rồi thì Chánh Niệm Tỉnh Giác nó cũng là an trú rồi. Nhưng mà Định Vô Lậu mình không có.
Trưởng lão: Không có.
Sư Pháp Ngộ: Không có Định Vô Lậu mà Định Sáng Suốt thì ít. Mình Định Vô Lậu không có thì lúc mình an trú tâm, mình dùng Định Vô Lậu thì mới moi mấy cái bọn tham, sân, si ra thì nó nhẹ thôi, nó kết quả lớn. Như vậy thì mình tu bên đó thì những cái con đã qua con tu thì con mới thấy rằng là mình tu vẫn còn thiếu nhiều cái. Mà thiếu nhiều cái cho nên khi mà, nó vẫn có kết quả của nó chứ không phải là không. Nhưng mà khi mình đi ra lại tiếp xúc với cuộc sống thường lại thì bắt đầu, nó trở lại, nó trở lại.
Trưởng lão: Nó trở lại.
Sư Pháp Ngộ: Nó trở lại, nó đâu có tha mình đâu, nó trưởng dưỡng, Thầy dạy nó trưởng dưỡng.
Trưởng lão: Nó trưởng dưỡng, năm dục trưởng dưỡng đó.
Sư Pháp Ngộ: Nếu mình tu bây giờ thì nó xẹp xuống, nó bay đi. Mà không tu thì nó lại trưởng dưỡng lên.
Trưởng lão: Còn trái lại, cái tu mà cái Định Niệm Hơi Thở con quán ly tham, sân, si nó sẽ trở thành cái lực không tham, sân, si này. Nó ra ngoài nó đụng, nó đụng thì cái này nó lớn, nó mạnh hơn, thành ra tự nó nó diệt hết ở trong đó hết với nhau, mình khỏi cần phải quán Định Vô Lậu gì nữa hết.
Còn bây giờ đó con vô tu, con phải tu đủ, chứ không có thiếu được. Mà nếu thiếu, nội cái này không thì nó không đủ, thì nó phá con, con cũng không an trú được đâu. Cho nên muốn an trú được là tâm phải không niệm phải không? Mà không niệm thì Định Vô Lậu con phải tu, chứ làm sao con không tu cái này, làm sao mà tâm con ngồi đâu an trú được đâu? Cái gì mà mới ngồi có năm ba phút là có vọng, có niệm nó khởi rồi làm sao mà an trú, có phải không?
Cho nên Định Vô Lậu con phải tu này, tu cho nó, cái Định Vô Lậu, nó ly các cái niệm đó hết rồi, bắt đầu con mới an trú nó mới được. Thì lúc bây giờ mới ở trong cái hơi thở, mới an trú trong hơi thở mới luyện cái nội lực, cái nội lực không tham, sân, si. Do cái nội lực không tham, sân, si, nó mới diệt được cái ngũ triền cái, con hiểu chưa?
(14:01) Mà khi mà ngũ triền cái, nó bừng lên một cái, nó thành kiết sử, sân kiết sử, bắt đầu đụng cái không tham, sân, si này- cái không tham, sân, si này do cái Định Niệm Hơi Thở mình luyện tập nó có rồi đó- thì do đó cái sân kiết sử nó đụng vô cái không tham, sân, si này, nó bật ngửa ra, cái tâm mình nó không có sân lên. Con thấy không? Tự nó không sân rồi thì đâu cần gì mà Định Vô Lậu nữa đâu. Nó lại nhào ra ngoài kia rồi.
Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, nó bật ngửa ra có một thời gian ngắn rồi sau nó không bật ngửa nữa.
Trưởng lão: Bởi vì con.
Tu sinh 1: Chấp giới không đủ?
Trưởng lão: Coi như là giới thì phải thanh tịnh rồi. Nhưng cái điều kiện là cái nội lực mà con luyện mà tới cái Định Niệm Hơi Thở, con luyện mà thành cái nội lực mà không tham, sân, si nó mạnh lắm, mà con đi đâu nó mang theo hết. Nó không phải như Định Vô Lậu đâu. Định Vô Lậu là con mang theo cái tri kiến, nó tác động vô thì con phải tư duy suy nghĩ, nó hóa giải, nó có thời gian. Còn cái kia, nội lực của kia nó làm như một cái lá chắn. Cho nên ở ngoài nó đụng vô thì cái lá chắn này nó bật ra, chớ nó không có vô được nữa, nó không có xâm chiếm con. Cho nên cái Định Niệm Hơi Thở lợi ích lớn lắm.
Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, Thầy dạy Định Niệm Hơi Thở như vậy, khi mà một người mà tu Định Niệm Hơi Thở thì đâu cần tu những cái pháp nào khác?
Trưởng lão: Lẽ đương nhiên mà, nó lợi ích lớn lắm. Cho nên vì vậy mà các pháp khác con không có cần mà nó bảo vệ, nó như cái vòng thành cái Định Niệm Hơi Thở. Con đọc lại cái bài trong kinh Trung Bộ nói, tất cả những cái gì mà tu tập thì Định Niệm Hơi Thở là lợi ích lớn cho mấy con, phải Định Niệm Hơi Thở hết. Nhưng mà điều kiện là mình tu tập Định Niệm Hơi Thở là nó có cái rối loạn. La Hầu La tu Định Niệm Hơi Thở đó con.
Tu sinh 1: Là coi như là triệt tiêu hết.
Trưởng lão: Nó triệt tiêu hết.
Tu sinh 1: Cái đó là mình triệt tiêu thẳng đến sung mãn Tứ Niệm Xứ luôn hả Thầy?
Trưởng lão: Triệt tiêu nó thành cái lực không tham, sân, si mà, nó tạo ra cái lực.
Tu sinh 1: Bạch Thầy nó có sung mãn Tứ Niệm Xứ không?
Trưởng lão: Trời ơi nó sung mãn con. Bởi vì đụng vô nó đâu được, thành ra Tứ Niệm Xứ nó hiện tiền cái mặt nó thanh thản, an lạc, vô sự chứ gì.
Tu sinh 1: Nó sung mãn Tứ Niệm Xứ là nó thực hiện Tam Minh luôn?
Trưởng lão: Thì thực hiện Tam Minh luôn chứ sao. Bởi vậy cái Định Niệm Hơi Thở nó lợi ích lắm.
Tu sinh 1: Có lợi ích sung mãn.
Trưởng lão: Nhưng mà cứ rớ tới hơi thở là mấy con bị tức ngực, nào là bị mệt này kia. Thành ra Thầy không dám dạy cho mấy con thôi. Chứ còn Định Niệm Hơi Thở là ghê gớm lắm con.
Tu sinh 1: Bạch Thầy bên kia con tu mấy tháng trời đâu có gì, chắc có lẽ là tu bị ức chế.
Trưởng lão: Ức chế, tu không đúng. Bởi vậy thí dụ Thầy dạy con này: “Hít vô biết hít vô, thở ra biết thở ra.” Rồi, Thầy dạy con an trú cho được trong hơi thở rồi. Nhiếp tâm được, an trú được trong hơi thở, rồi bắt đầu mới dạy con quán ly tham, sân, si, từ đó về sau mới tạo thành cái nội lực không tham, sân, si đó. Bây giờ mới tu từ cái chỗ mà ly tham, đoạn diệt tâm tham, đoạn diệt tâm sân.
Tức là cái nội lực của con, mà càng tu thì cái lực càng tăng lên. Càng tu cái Định Niệm Hơi Thở cái lực nó càng tăng lên, nó thành một cái khối ở trong tâm con. Cái khối không tham, sân, si. Cho nên cái nghiệp tham, sân, si, bởi vì mang cái thân này là mang cái thân nghiệp tham, sân, si rồi. Mà bên mình đã luyện có cái khối, nhờ cái nghiệp tham, sân, si này mà mình luyện cái khối không tham, sân, si, chứ không phải tự cái khối không tham, sân, si này nó có. Mà do Định Niệm Hơi Thở mà luyện tập có. Nó có rồi nó đương đầu với cái nghiệp của tham, sân, si. Tức là nó đương đầu với cái thân tâm của con bây giờ, chứ không ai vô đó đâu. Cho nên thân tâm con còn khởi tham, khởi sân cái là nó trảm liền.
Sư Pháp Ngộ: Có cần tác ý lên không?
(17:03) Trưởng lão: Không cần tác ý đâu, tự nó bởi vì nó hóa giải, tự nó con, nó thành cái lực nó rồi. Cái kia vừa khởi là nó đập nhẹp xuống liền tức khắc. Cho nên tu càng nhiều Định Niệm Hơi Thở là Thầy nói tu quán ly tham, ly sân, ly si. Cho nên con cứ hằng ngày mà Thầy nhắc: “Tâm như cục đất ly tham, ly si hết!” Không ngờ là cái lực không tham, sân, si, con hiểu không? Mà nếu an trú mà luyện nữa, trời ơi nó mau.
Sư Pháp Ngộ: Nó mau lắm hả Thầy?
Trưởng lão: Nó mau, còn bây giờ Thầy đâu có an trú đâu, Thầy chỉ nói: “Tâm như cục đất ly tham, sân, si hết đi!” Nhưng mà cái kinh nghiệm Thầy biết là tại vì Thầy tu Thiền Đông Độ nó an trú, nó thanh tịnh. Cho nên Thầy ngồi chơi, nhưng tâm Thầy nó vẫn an trú, nó không có niệm tầm bậy, con hiểu không? Cho nên do đó Thầy ngồi Thầy không dám nhiếp tâm thì nó lọt vô tưởng thì sao, cho nên đâu dám nhiếp. Thầy ngồi bình thường nó vẫn an ổn, chứ nó không có niệm bậy. Nhất là cái giới luật nghiêm chỉnh đó, nó không có khởi niệm tầm bậy nữa, con hiểu không?
Do đó Thầy nói: “Tâm như cục đất ly tham, sân, si đi hết đi!” Sáu tháng sau chứng đạo rõ ràng, không có gì khác, nó dễ dàng lắm. Thầy nói ngồi tựa cửa chơi, chứ không có tu tu gì hết, Thầy thường ở chơi.
Vậy mà nó đi vô được, chỉ có cái pháp đó nó thành ra một cái khối không tham, sân, si. Con hiểu không? Nó thành cái khối, cho nên tham, sân, si nó đụng tới nó thì nó bật ra nó té ngửa. Cứ gọi tham, sân, si tới, Thầy nói nó đụng tới khối không tham, sân, si của Thầy rồi thì coi như là bao nhiêu cái tham, sân, si nó té ngửa, nó lật vô nó chạy tứ tán hết, nó ngán nó sợ lắm.
Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, Thầy nói tựa cửa như vậy, nhiều khi Thầy có đi làm hay Thầy có đi tới đi lui, hay đi sinh hoạt Thầy cũng tác ý như vậy hả?
Trưởng lão: Có chứ. Thầy đi hoài, chứ đâu có Thầy ngồi một chỗ. Điều Thầy nói ngồi tựa cửa là cái chỗ mà Thầy ngồi thường xuyên nhất. Còn cái kia Thầy đi tới, đi lui chứ.
Sư Pháp Ngộ: Có tác ý không?
Trưởng lão: Có tác ý là đệ nhất pháp thôi, tác ý hoài không có ngơi cái miệng. Bởi vậy Thầy nói đức Phật nói: “Tác ý một tướng khác tướng kia thì tướng này sẽ thành tựu.” Bây giờ tham, sân, si mình có rồi, mình biết có tham, sân, si thì mình phải tác ý một tướng khác không tham, sân, si thôi. Hồi đó Thầy chỉ học được của ông Phật có cái câu tác ý như vậy thôi. Cái chỗ mà pháp tác ý con nhớ đức Phật dạy không? Tác ý một tướng khác, Song Tầm đó, tác ý một tướng khác thì diệt cái tướng kia đi. Như vậy thôi. Bây giờ Thầy nói mình có một bụng tham, sân, si đây, nó còn tham ăn, tham ngủ đây, thì thôi được rồi.
Tu sinh Tuệ Hạnh: Mình có tác ý ra tiếng không Thầy?
Trưởng lão: Thầy tác ý thầm, chứ Thầy hét lớn bà con họ nghe, họ nói Thầy điên làm sao?
Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy lâu lâu, bạch Thầy khoảng ba ngày nay, thì con tu thì mới chiêm nghiệm rằng đó là cái pháp tác ý, luyện liên tục là cái vấn đề quan trọng. Cho nên con mới chiêm nghiệm cái vấn đề này, cho nên con đi, con tác ý đó, nhiều khi có lúc một mình con ở cái chỗ đó đâu có ai, rồi cũng tác ý ra lời. Con đi đâu con cũng tác ý. Nhưng mà rồi tác ý một chút thôi chứ không tác nhiều, la hoài người ta nói mình.
Trưởng lão: Nói ông đó ông mát rồi đó, ông điên.
Sư Pháp Ngộ: Rồi bắt đầu con lại tác ý trong tâm, thế rồi con chiêm nghiệm trong một ngày, hai ngày mình luyện câu tác ý này đi, đứng, nằm, ngồi mình tác ý thì con mới chiêm nghiệm nó có kết quả. Những cái vọng niệm hay là những cái ác pháp nó bớt, nó kết quả rất nhanh, thì con mới nghĩ không biết sao mà đọc sách Thầy thì Thầy nói, Thầy tựa cửa, Thầy cứ ngồi tác ý, luyện tác ý, bây giờ mình thấy làm sao? Con mới đặt câu hỏi, mới hồi nãy, con mới hỏi Thầy đó cho kỹ cái cách mà Thầy tu đó.
Trưởng lão: Mới hỏi có phải ngồi hoài.
Sư Pháp Ngộ: Con làm cái kiểu này nó cũng có kết quả mà Thầy?
(20:18) Trưởng lão: Đúng rồi con. Thật sự ra nói ngồi là phần nhiều là Thầy ngồi. Nhưng mà phần đi đứng này kia, tới lui hay hoặc là mọi công việc ăn uống đồ hoàn toàn, Thầy nhớ tác ý câu đó: “Tâm như cục đất ly tham, sân, si đi hết cho Thầy đi. Bây giờ mày còn tham, sân, si là phải đi!” Cứ Thầy nhắc vậy thôi, ăn Thầy cũng nhớ. Thầy ăn rồi Thầy cũng nhớ, vừa nhai chứ Thầy nhớ: “Tham, sân, si ly đi, hết đi, ở đây ăn cái gì cũng được, không có tham ăn nữa, từ bỏ cái tật này đi!” Thầy nói vậy, rồi Thầy ăn. Rồi Thầy ăn, rồi Thầy nói Thầy ăn, rồi Thầy nói thầm, Thầy nói lén, chứ Thầy nói lớn quá, sợ mẹ Thầy nói: “Cái thằng này tu điên rồi, chập chết rồi.”
Tu sinh Tuệ Hạnh: Tác ý thầm là hướng tâm phải không Thầy?
Trưởng lão: Ờ! Vậy chứ sao con. Cứ tác ý, tác ý cứ vậy thôi, mà suốt ngày giờ Thầy cứ tu pháp tác ý đó thôi.
Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy nhiều lúc là con nghĩ Thầy tu cái pháp này được, mà nhiều khi mình làm thành cái ‘Tâm như như cục đất’ như vậy mà nó được nữa thì nó đỡ quá trời, cho nó giống Thầy nữa thì mệt đó. Con ngồi con nghĩ như vậy đó.
Trưởng lão: Không, nói chung là Thầy hộ trì cái chân lý, cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự Thầy bằng cái câu. Chính bây giờ mà Thầy viết cái bài kinh mà cái tập IV bây giờ đó, là chính Thầy hộ trì cái chân lý của Thầy bằng cái câu đó, sự thật là bằng cái câu đó. Nhưng mà, cho nên hồi nãy mấy con hỏi có phải cái câu đó là ‘thanh thản, an lạc, vô sự’ không? Đó là ‘thanh thản, an lạc, vô sự’ chứ sao.
Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy mấy ngày nay con tu tập chiêm nghiệm đó. ‘Thanh thản, an lạc, vô sự’ là con hướng tâm thì con thấy kết quả kém hơn, nó cứ lờ đờ, lờ đờ. Mà sao con cũng hai cái câu: “Tâm như cục đất ly tham, sân, si!” Thì nó kết quả ngay.
“Tâm như cục đất ly dục, ly ác pháp!” Sao con thấy nó chiêm nghiệm cái tâm mình sao kết quả hơn, mà sao cái câu này nó kém hơn, mà con cũng dùng ba câu luôn. …Chỉ có hai câu đầu con dùng không được. Nhưng mà con dùng mấy câu này xong con lại dùng cái câu: “Thanh thản, an lạc, vô sự” sau cùng đó.
Trưởng lão: Được rồi, thì đó, còn Thầy hồi đó thì không có dùng câu: “Thanh thản, an lạc, vô sự.” Mà thấy chỉ dùng câu: “Tâm như cục đất ly tham, sân, si hết đi. Tham, sân, si đi đi chỗ này không phải chỗ mày ở, cái này chỗ không có tham, sân, si!”
Mà Thầy không có nói, ‘thanh thản, an lạc, vô sự’ gì hết. Bởi vì ‘thanh thản, an lạc, vô sự’ này, sau này Thầy mới biết được cái trạng thái này, Thầy mới dùng những cái danh từ này ra để diễn tả cho mấy con hiểu. Khi chứng đạo rồi mới thấy nó, chứ còn hồi mình tu thì không có thấy nó đâu. Cho nên vì vậy mà hồi đó chỉ còn biết đuổi tham, sân, si cho hết thôi.
Tu sinh Tuệ Hạnh: Hồi đó Thầy tu không có ai chỉ con thấy vất vả quá chừng.
Trưởng lão: Thì vất vả chứ sao con.
Tu sinh 2: Con thắc mắc, cho nên hỏi.
Tu sinh 1: Thắc mắc chi, cái khó đó mới tuyệt vời có người…
Bạch Thầy là nhiều khi con hướng tâm là: “Tâm ta thanh thản, an lạc, vô sự.” Hướng nhanh quá nó cũng không nghe, hướng chậm thì nó nghe. Nhưng mà con lại nói, nó lại lừ đừ thì con nói là: “Thanh thản, an lạc, vô sự tức là không tham, sân, si, tức là ly tham, sân, si.” Con phải giải thích cho nó nghe. Nhưng mà nó cũng lừ đừ, nó cũng chậm.
Trưởng lão: Cho nó nghe rõ.
Sư Pháp Ngộ: Như vậy chắc nó không được hiểu lắm
Trưởng lão: Nó còn lờ mờ. Nó không được hiểu, nó còn lờ mờ đó, chính là mình vô minh quá rồi.
Sư Pháp Ngộ: Nhưng mà nói cái kia thì nó lại nghe.
Trưởng lão: Nó lại nghe, nó hiểu.
Sư Pháp Ngộ: Nó lại hiểu hơn, còn cái này nó lừ đừ, mà giải thích nữa là: “Không tham, sân, si, tâm ta không tham, sân, si, thanh thản, an lạc, vô sự”.
Trưởng lão: Cứ lần khắc rõ, cứ giải thích như vậy nó mới hiểu được, lần lượt nó mới ly ra. Chứ nó không hiểu nó không biết: “Ông này nói gì tôi không biết nữa.” Nó cứ lắc đầu. Thì thực ra giải thích ra cho nó hiểu, làm ơn cho nó hiểu, rồi nó mới biết đặng nó ly.
Sư Pháp Ngộ: Làm ơn mà nó cũng lỳ, cho nên bởi vậy thì tu một thời gian, con nói thôi… Khi mà Thầy, nhiều khi, đôi lúc cũng nghĩ Thầy tu đấy… Ngày xưa mà Thầy tu cái kiểu này mà Thầy làm được, còn mình cũng tu kiểu này mà, lâu lâu lên thắc mắc hỏi Thầy, mà mình làm chưa được cái gì hết ta? Mà nó cũng lỳ ra. Còn Thầy ngày xưa mà Thầy cứ ngồi, đi tới đi lui Thầy đang mò mẫm Thầy đọc làm sao để tu. Mà lúc đó chắc có lẽ Thầy nhiệt huyết dữ lắm, Thầy tinh tấn lắm.
(24:05) Tu sinh Tuệ Hạnh: Đọc cái này trở lại.
Tu sinh 1: Thầy đọc cái này nó sáng ra thì mới nỗ lực Thầy làm. Còn mình có Thầy chắc lỳ lỳ.
Trưởng lão: Dựa lưng, dựa lưng, dựa lưng Thầy.
Tu sinh Tuệ Hạnh: Dựa lưng Thầy nên không tu.
Sư Pháp Ngộ: Cho nên Thầy lúc đó Thầy phải nhiệt huyết dữ lắm, giữ độc cư này rồi phải nỗ lực dữ lắm, phải nhiệt huyết dữ lắm thì Thầy mới làm được, còn mình thì cứ lừ lừ, lừ lừ. Bởi vậy cho nên nó kém, con phải suy tư, suy tư mà Thầy.
Trưởng lão: Cũng đúng à con.
Sư Pháp Ngộ: Cũng có thời gian suy tư.
Trưởng lão: Ông Phật còn, ông A Nan tu thường thường thôi. Nhưng mà ông Phật chết rồi, trời ơi tiếc quá! Thôi ráng nỗ lực.
Tu sinh Tuệ Hạnh: Đứng lên, có một ngày đêm chứng đạo thấy cũng dữ lắm rồi.
Tu sinh 1: Bạch Thầy khi đức Phật Ngài sắp sửa tịch diệt trong ba tháng có những vị Tỳ kheo đó, một số vị thì đi theo Phật thì khóc lóc, nghe Phật thuyết giảng ở đâu thì khóc lóc thương tiếc, cứ cầu Phật đừng có đi không hà: “Đừng có đi!”
Còn có một số vị thì lại đi vào rừng hành thiền tu, nỗ lực tu pháp. Thì một số vị người ta phân biệt, người ta nói: “Bạch đức Phật Thế Tôn. Người ta tán người ta nói rằng: Sao mấy ông kia thấy đức Phật sắp sửa tịch diệt, mà cứ chui vô rừng, không lo chịu sửa soạn ở bên đức Phật?”
Thì động tai đến đức Phật thì đức Phật mời các vị kia xuống nói: “Lý do gì mà tại sao ông ở trong rừng, ông ở trong đó ông tu?” Thì vị kia nói: “Bạch đức Thế Tôn, thì con thấy đức Phật sắp sửa tịch diệt rồi mà con còn phàm quá, con chưa tu chứng được gì hết, mà con muốn tu làm sao cho đạt được khi đức Phật, Ngài còn tại thế.” Đức Phật Ngài tán thán.
Còn mấy vị kia còn khóc lóc … “Đừng có đi!” Ông cứ ngồi ông khóc.
Cho nên bởi vậy nhiều khi tu, tu một thời gian mình thấy mình sáng ra mà Thầy. Nhưng mà đi tới, đi lui nhiều việc nên nó mù mờ, một chập thì nó nghe nó lòi cái này cái kia. Nhưng mà nó lòi lòi vậy mà những mấy cái hạnh mà Thầy dạy đó, ăn ngủ thì mình đánh thì dễ rồi, còn cái độc cư là hai ba ngày thì nó chạy ra, vài ba ngày là nó mất. Cho nên Thầy dạy khi lúc mà những lúc Thầy dạy, con mới suy nghĩ nếu mà mình không giữ cái độc cư thì cái nội lực nó không có tăng đâu Thầy.
Một lúc thì bắt đầu mình, chẳng hạn mình vô tu thì vài ba tháng cái mình xả ra hoặc mình tu vài ba ngày mình bị mất độc cư đi thì cái nội lực nó kém. Mà khi nội lực nó không có thì đương nhiên nó không có sung mãn. Nó không sung mãn thì mình không giải quyết được cái tham, sân, si đó, nên cứ tiến công mình hoài. Con thấy được như vậy con suy tư nó như vậy. Thì nói bây giờ mình phải nỗ lực, mà nỗ lực làm sao, chứ vài ba ngày nó xì ra, vài ba nó xì ra. Nó cứ không vô được vậy Thầy?
(26:37) Trưởng lão: Đúng rồi. Bởi vì mấy con nỗ lực mà chưa có nhiệt huyết, phải nhiệt huyết hết sức kìa. Tu nhất định là chết bỏ một lần thôi phải đi tới nơi tới chốn. Quyết định là từ đây về sau không biết cái thời gian bao lâu, nhất định là phải đi làm cho tới nơi tới chốn thôi, chết bỏ. Thì chừng đó nó sẽ tới à, nó tới nhanh nữa. Còn mấy con tu mà thấy còn nghỉ xả hơi đồ thì không được.
Sư Pháp Ngộ: Cho nên con mới nghĩ nếu chẳng hạn nó mà khởi lên ý nào là nói: “Thôi, mày sắp chết rồi đó, mày đừng có đi đâu, mày đừng có khởi lên.”
Trưởng lão: Phải rồi, chắc cái nghiệp chết của nó, nó ớn, nó hết muốn đi. Chứ nó tính nó còn sống dai, nó sửa soạn là còn, nó tính nó có bảy ngày nữa nó chết, mà nó tính nó đi bán, qua bên nước này nước kia, nó bán đồ nữa đó. Thì con có nghe cái câu chuyện mà cái ông nhà buôn đó không? Ông còn có bảy ngày nữa ông chết mà ông tính ông còn đi mấy chuyến buôn nữa, nước này nước kia. Rồi ông A Nan mới thấy đức Phật cười ông ta như vậy, mới…. khi ông Phật đi xin ăn về rồi hai thầy trò, ông A Nan thấy đức Phật đi vừa cười: “Tại sao đức Phật nay vui cười vậy?” thì ông A Nan mới hỏi. Ông Phật nói: “Cái ông sắp sửa gần chết rồi, ông lái buôn hồi nãy cúng dường mình, ông sắp sửa gần chết rồi, mà ông còn muốn đi nước này, nước kia mua bán nữa. Còn bảy ngày nữa chết mà ông không biết gì hết.” Ông A Nan mới nói: “Thôi để con báo cho ông ta biết để ông ta chuẩn bị, chứ không khéo ông còn chuẩn bị những chuyến buôn nữa thì ông nguy hiểm quá.”
Tu sinh 1: Câu chuyện của Thầy giống như con nghĩ: “Chắc có lẽ chuẩn bị nay mai mình làm passport lại để mình đi chỗ này, chỗ kia.”
Trưởng lão: Không, Thầy nói đúng đó mấy con, Thầy nói đúng chứ bộ trật đâu, sắp sửa chết rồi không lo, ở đó làm passport đi.
Sư Pháp Ngộ: Chết đến nơi mà còn đi.
(28:16) Tu sinh Tuệ Hạnh: Thưa Thầy con nghĩ như vầy có đúng không thưa Thầy. Cái nói chuyện mà tụ tập đó Thầy. Đúng như cái tham nó khởi phải không Thầy?
Trưởng lão: Đúng rồi, ham vui nó cũng là tham chứ còn gì.
Sư Pháp Ngộ: Cho nên con nghĩ thấy tu tập thì nó phải có một sự nhiệt huyết dữ lắm bạch Thầy? Không có nhiệt huyết thì nó cũng chẳng làm được gì hết.
Trưởng lão: Cái ác pháp đó nó chờ cái kẽ hở của mấy con là mấy con tiếp duyên, kẽ hở nó đánh vô. Cái ác pháp nó đánh vô kẽ hở mà mình phá độc cư. Cho nên mình phòng hộ nó thì không có kẽ hở nó vô không được, kín quá. Bởi vì phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Nhất là mình phòng hộ ý, mình tiếp duyên là cái kẽ hở đó. Người ta nói cái chuyện gì đâu đó, nó cũng vẫn đem vô tâm mình liền. Mà nếu mà trong lúc mình tu tốt thì họ sẽ đem những cái chuyện mình động tâm vô cùng, không làm sao mà giữ được. Bởi vì mình đang tu mà, chứ phải chi mình thành Phật, mình bất động liền. Cho nên mình sẽ bị động tâm và động tâm thì coi như công trình tu một năm, hai năm của mình nó coi như là nó mất, nó dao động đó. Mặc dù cái căn bản thì nó có thật, nhưng mà trong cái lúc đó nó bị dao động như là nó bị như là nó sắp chết. Nó bung ra hết không còn cái gì, nó tan nát hết cái công phu đó.
Nhưng mà nếu mà thời gian mình lấy lại bình thường mình tu thì nó trở về bình thường, nó cũng mau chứ không phải lâu. Bởi vì cái căn bản mình có tu rồi thì nó dễ, nhưng mà có điều kiện là như nó sụp đổ hết. Khi mà nó vào nó bị sụp đổ tan tành hết. Những cái cơ sở của mình dựng từng chút, từng chút, bây giờ nó đổ xuống hết, ghê gớm lắm. Bởi vậy Thầy nói phá cái hạnh độc cư là mấy con phá cái nhà của mình đang dựng mà mấy con không biết. Mình đang sắp sửa mình dựng, nó muốn lợp, nó muốn thành cái nhà rồi. Phá độc cư một cái là kể như cái nhà của mình nó sụp đổ xuống.
Sư Pháp Ngộ: Phải làm lại.
Trưởng lão: Làm lại. Làm lại thì nó cũng có sẵn kèo cột thì sẵn dựng lại nó có chút thôi. Nhưng mà nó mắc công ghê gớm lắm. Rồi dựng lại, chừng nó gần gần thành cái nhà rồi, sắp sửa vô ở được rồi, bắt đầu cái đùng cái nữa, cái nó sập xuống. Cũng như cái trận bão bị nhẹp xuống. Rồi bây giờ nó có cột đồ này kia, mấy cây đồ có hư thì bỏ, làm lại mấy cây khác mới mới một chút, gắn vô thì nó cũng mắc công.
Nhưng mà điều kiện nó không phải như lúc ban đầu, lúc ban đầu nó cực lắm. Nhưng mà lúc sau này thì dù nó có hư đi nữa, nó cũng còn cột kèo, nó còn những cái gì nó còn lại mình cũng mót, mình cũng làm được tuy rằng nó xấu hơn. Nhưng mà nó còn làm được. Nhưng mà được thì Thầy thấy kéo dài mãi thì mấy con sẽ bị giậm chân mất, không thành cái nhà để mấy con ở được, nó vậy.
Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy con suy nghĩ như thế này, nếu chẳng hạn như mà cứ như diễn biến như vậy hoài thì trong cái tâm mình nó suy nghĩ, ác pháp nó cũng ghê lắm bạch Thầy, nó lòn lách cách này cách kia.
Trưởng lão: Nó biết cách.
Sư Pháp Ngộ: Nó tính hay lắm Thầy, nó làm sao mà cho mình…
Trưởng lão: Nó biết cách, nó tinh vi hơn, rồi mỗi lần mà sụp đổ mà dựng lên nó lại tinh vi hơn.
Sư Pháp Ngộ: Nó khôn hơn.
Trưởng lão: Nó khôn hơn.
Sư Pháp Ngộ: Ác pháp nó khôn hơn rồi.
Trưởng lão: Nó luồn lách, nó đánh mình ghê hơn, không phải dễ. Rồi mình mà cố gắng nỗ lực hơn nữa để mà tu, để cho mình dựng lại cho được. Thì khi mà nó sập một lần nữa thì nó lại lanh lợi hơn, nó khôn hơn nữa, nó biết cách.
Tu sinh Tuệ Hạnh: …Mình đâu có diệt hết vi tế đâu.
Trưởng lão: Thì bởi vậy, cho nên vì vậy mà cái hạnh độc cư nó phòng hộ cho mình. Nó là như cái tường gạch thành vách sắt vậy, nó bảo vệ mà mình không biết giữ nó thì kể như… Thì nó vô đây những người nào mà nói chuyện rồi thì không bao giờ tu vô. Nó khó như vậy đó mấy con biết, vô đầu làm sao mà khép cho chặt được, đừng phá độc cư, từ đó về sau cái thời gian nó ngắn lắm, nó tu mau lắm. Mà mấy con lỡ mà nói chuyện rồi thì cái chuyện này giậm chân tại chỗ.
Sư Pháp Ngộ: Kính bạch Thầy, chẳng hạn như nếu chẳng hạn như mình đi tới, đi lui hoài như vậy đó Thầy, đến một lúc nào nó sụp hết luôn không?
Trưởng lão: Nó sụp hết luôn.
Sư Pháp Ngộ: Nó không kết quả được?
(31:57) Trưởng lão: Nó không có kết quả, nó sụp xuống. Bởi vậy coi như là cái nhiệt tâm mình nó mất, cái tín lực nó cũng mất. Thầy nói sụp đổ hết.
Sư Pháp Ngộ: Như vậy là cái duyên không còn nữa.
Trưởng lão: Nó hết rồi, nó hết. Coi như là từ đó cái mình lợi dưỡng. Nó trở về lợi dưỡng, lợi dưỡng trở lại cũ để sống như các thầy vậy đó.
Sư Pháp Ngộ: Trở thành như các thầy cũng dục trưởng dưỡng trở lại.
Tu sinh Tuệ Hạnh: Như bên Đại thừa con thấy mấy ông gì đâu mà chắc rơi vào thiền tưởng hay không mà thấy thăm qua, thăm lại riết, không biết điểm dừng luôn Thầy.
Trưởng lão: Thì nó trở về lợi dưỡng, nó qua một cái hình thức khác, chứ còn sự thật cái năm dục trưởng dưỡng nó phát triển mạnh hơn. Bởi vậy Thầy nói tu làm sao mà ăn, ngủ, độc cư giữ cho trọn, đánh rốc tới thôi. Chứ nếu không khéo nó lờn, nó quen rồi thì ba cái này rồi, thôi rồi, sau này nó trở về. Bởi vậy ăn, ngủ, độc cư con biết nó diệt cái dục ghê gớm lắm, chứ không phải không đâu, con biết không? Vì vậy mà khi mà không thắng nó được rồi, không giữ ba cái này rồi đó, thì bắt đầu nó trở lại, thì năm dục trưởng dưỡng nó theo đó, nó phát triển lên.
Sư Pháp Ngộ: Nó mạnh hơn lên.
Trưởng lão: Nó mạnh hơn con, nó mạnh ghê lắm, nó lờn rồi.
Tu sinh Tuệ Hạnh: Giống mình uống thuốc lờn không hết bệnh.
Trưởng lão: Nó lờn thuốc rồi.
Sư Pháp Ngộ: Cái tư tưởng này là lúc vừa rồi con mới tu đó, con mới phát giác con nghĩ nó tinh vi lắm đó Thầy.
Trưởng lão: Đúng nó tinh vi lắm.
Sư Pháp Ngộ: Nếu bây giờ mình không tinh vi mình đánh nó thì mình đánh không lại. Giờ mình tinh vi đánh nếu mà mình không đánh nữa thì nó tiếp tục tiếp.
Bạch Thầy vừa rồi Thầy dạy đó, nếu mà nó sụp xuống rồi mà mình dựng lên lại nó lại tinh vi hơn nữa?
Trưởng lão: Nó tinh vi, nó biết cái ngõ ngách của mình rồi. Bởi vậy Thầy nói không ai hơn là mình ở trong, mình muốn mình nghĩ cái gì ra thì nó ở trong này nó biết hết. Giặc nó biết rồi, bị nó ở trong bụng mình rồi. Nó là cái tụi gián điệp, nó ở nội bộ của mình rồi, bộ tham mưu của mình ở trong đó nó đã cài trong đó hết rồi. Cũng như giải phóng mà nó cài trong tham mưu của Mỹ, của Ngụy rồi. Cho nên nó B52 bỏ bom đâu thì nó biết hết rồi, nó xách gói nó chạy trước hết. Gặp B52 có ăn thua gì đâu, nó chạy mất.
Tu sinh 1: Nếu mình không đánh thì mình lờn.
Trưởng lão: Mình lờn rồi, thì nó nằm đó.
(34:03) Tu sinh 2: Con muốn hỏi Thầy, những cái thức ăn mà mình cảm thấy là mình biết được là nó không thanh tịnh giới chẳng hạn như tương chao, những cái men này kia đó Thầy. Mình loại nó ra là cái giới mình mau thanh tịnh hơn mình ăn vào thưa Thầy?
Trưởng lão: Mình ăn vào nó sinh ra cái nghiệp, nó thành ra cái bệnh đó. Thì mình tu tạo thành cái nghiệp khổ đó, ác pháp đó. Thành ra mình ăn những cái độc đó ác pháp, mình tu nó đau, nó nhức, nó mệt mỏi là mình tu khó lắm.
Tu sinh 2: Con thấy như mình ăn muối mè chẳng hạn như thì con thấy cái đó nó thanh tịnh giới hơn những cái loại tương chao?
Trưởng lão: Đúng vậy! Bây giờ thí dụ như con ăn muối mè, ăn muối đi, mình ăn với cơm, với rau, với gì đó, con thấy những cái chất mà nó không có bị chất độc đó, con ăn đi, con tu dễ dàng lắm.
Tu sinh 2: Con thấy vậy nè, tự nhiên con nghĩ ra vậy không biết có phải không để con hỏi Thầy.
Trưởng lão: Đúng vậy thôi, bởi vậy nói chung vậy.
Tu sinh 2: Hỏi Thầy cái ăn kỳ lắm.
Trưởng lão: Không phải con, về cái ăn vấn đề quan trọng lắm con. Bởi vì thí dụ như Thầy nói như thế này nè. Giờ trên bữa ăn đó, mình là con người trí tuệ, đạo Phật là đạo trí tuệ mà, nhìn xét những cái này không nên ăn, hay ăn? Hễ độc là không ăn. Bởi vì bây giờ có ngon cách gì đi nữa nó cũng là chất độc, thì do đó mình tránh hết đi, đừng có ham ăn. Bởi vì chính chỗ đó cũng là ly dục. Thấy cái này ngon mà không thèm thì tức là ly dục chứ sao? Thấy cái này thích ăn là cái này bị dục rồi chứ gì? Nó từng vi tế chút vậy đó, mình biết mình có ly hay không. Và đồng thời mình biết bây giờ ăn để sống thì mình ăn cái gì gì, mặc dù cái đó không ngon. Nhưng mà nó cũng tạo cho mình cái ly dục đó mấy con. Trên cái vấn đề ăn uống nó rất rõ về ly dục.
Tu sinh 2: Ăn uống cũng phải ly.
Trưởng lão: Nhưng mà nó lại ảnh hưởng tốt cho mình, khi mình ăn những cái đồ mà nó không có độc thì cơ thể mình nó khỏe mạnh, nó khỏe mạnh thì tu tập dễ, rồi nó nhẹ nhàng. Ăn ba cái độc vô, con thấy đồ chiên, đồ xào ăn nhiều đó, mình nghe cái cơ thể ăn vô nghe nó nó chậm tiêu hơn, nó nặng nề, nó không có nhẹ nhàng. Nó ảnh hưởng cái sự tu tập của mình lắm chứ gì? Bởi mình ly dục mà bây giờ nó thanh thản, nó khinh an, nó nhẹ nhàng thân thể thì nó thiện.
Còn mình ăn ba cái này vô nó bị, cái cơ thể của mình nó phải phản ứng, nó chống lại cái độc tố đó chứ. Thành ra nó phải tiết ra những cái chất gì đó, chớ nó làm cho mình cái năng lực của mình hao, các con có hiểu chưa? Như vậy hao thì tức là cơ thể của mình nó lại yếu, mà tu tập nó lại mất đi, không có gì. Cho nên ăn uống cái quan trọng lắm, ai cho ăn gì mình cũng nhận hết, nhưng mình ăn không được thì mình bỏ.
Tu sinh 2: Bên Nam Tông đó Thầy, bên Nam Tông con thấy họ ăn thịt ghê quá vậy Thầy.
(36:20) Trưởng lão: Thì vậy họ mới tu không vô đâu, họ ăn thịt chúng sanh mà.
Tu sinh 2: Như vậy đáng lẽ Giáo hội phải phạt họ chứ họ không làm theo.
Trưởng lão: Trời đất ơi! Giáo hội phạt sao được? Giáo hội của họ như vậy mà, không có phạt họ được.
Tu sinh 1: Cả thế giới Lào, Thái Lan, Miến Điện, Campuchia cũng như vậy.
Tu sinh 2: Mà con thấy họ ăn thịt thấy ghê quá. Con lại thấy có ông thầy chùa mà bên Đại Thừa đó, vẫn tụng kinh nhen Thầy. Trước mặt Phật tử đang trai tăng này kia, vẫn đang ăn chay Thầy, thấy bữa đó con thấy, chính bữa đó con thấy, vào trong con con thấy. Trời ơi, vô trong con thấy nhậu nhẹt đồ, làm lẩu mực đồ. Trời ơi con không đi chùa nữa, con thấy ghê quá. Con thấy trời ơi, trời ơi, thấy ăn gì đâu mà cũng giả đò ăn. Ây vậy mà cuối cùng bên trong là che mặt, giống như “Lấy vải thưa che mắt thánh” đó Thầy, cái đó tội không?
Trưởng lão: Cái đó tội hơn, mấy người đó còn tội hơn là bên Nam Tông. Bên Nam Tông người ta ăn thịt vậy chứ người ta không có giấu, phải không mấy con? Tại vì Phật tử cúng dường người ta như vậy. Tại vì cái lý của người ta đưa ra thì Phật tử cúng dường vậy, người ta không có giấu. Còn mấy ông Đại Thừa tôi ăn chay thật, nhưng ăn chay ngoài mặt, sau lưng ăn lén. Thêm cái tội xảo trá.
Tu sinh 2: Có bữa con đi ăn chay đối diện bên đường có cái quán mặn. Con thấy ông thầy chùa ông bận đồ trắng vậy đó, cạo tóc rồi Thầy. Trời ơi ăn tô hủ tiếu mà thấy cắn cục thịt con thấy tá hỏa tam tinh luôn Thầy.
Trưởng lão: Mấy con theo Thầy đi mấy con thấy.
Tu sinh 2: Con thấy ghê quá con đâu có dám nhìn đâu.
Tu sinh 1: Bạch Thầy cái phương pháp mà tâm từ của Thầy dạy đó là tự nhiên mình thấy là mình sợ liền.
Tu sinh 2: Con thấy sợ thịt liền.
Trưởng lão: Đúng đó, theo mà Tứ Vô Lượng Tâm mà Thầy dạy đó.
Tu sinh 1: Thầy dạy đó tự nhiên.
Trưởng lão: Hành Thập Thiện, Tứ Vô Lượng Tâm.
Tu sinh 2: Ông bác hồi đó thấy cũng nhậu nhẹt, nghe Thầy giảng uống rượu, ông hay đi xã giao bạn bè đó Thầy. Nghe Thầy giảng thay vì cái tiền uống rượu, thuốc lá này kia thì để giúp trẻ em đó Thầy. Thì tự về nghĩ thưa Thầy, sau con thấy cuối cùng bớt bớt lại với lại cũng dè dặt, khi ấy cũng phải suy nghĩ, mỗi lần đụng tới thuốc cái nhớ lời Thầy dạy, chùng tay, ông nói vậy.
Tu sinh 1: Chẳng hạn như mấy con cua, con tép, con cá, con tôm gì đó mà dọn lên một cái là mình thấy mình sợ. Mà không những cái con thật đâu, cái con nào làm giống như vậy mình thấy cũng giật mình. Cái tâm là nó giật mình liền.
Tu sinh 2: Cái tâm mình thấy nó ngăn lại đó Thầy.
Tu sinh 1: Con thấy giật mình liền, mấy con tôm gì mà đồ chay giống như mấy con tôm dọn lên cái con thấy giật cả mình liền.
Trưởng lão: Không muốn ăn.
Tu sinh 1: Giật cái tâm nó giật, là hắn nói là cái này không phải rồi, món ăn này không phải.
Trưởng lão: Không phải của mình đâu, không phải của mình, không phải của mình.
Tu sinh 1: Tôm với thịt đồ quá trời mà nó nói không phải, mà giống như vậy đó mà nó cũng la không phải.
Trưởng lão: Mặc dù là những cái món ăn đó không phải là thịt, cá, tôm. Nhưng mà làm cái hình dáng giống, là mình cũng không muốn ăn.
Tu sinh 2: Có lần con đi chùa Liên Hoa ở Bình Chánh cái hồi kiết hạ gì đó Thầy. Con có dự lễ ở đó là thầy Thích Trí Quảng giảng. Trời ơi sao con thấy mấy thầy ăn, con thấy nó lẩu gì đó. Con thấy cái gì giống đồ mặn cái con choáng váng. Toàn là đưa thực đơn đưa toàn nói tiếng đồ mặn không hà. Hột vịt chiên gì, trời ơi lẩu gì!
Trưởng lão: Đồ chay mà làm như vậy đó.
Tu sinh 2: Con chỉ ăn bánh bò thôi, không thấy con ngồi gắp.
Trưởng lão: Chỉ nói chung là cái vấn đề ăn chay của họ, họ chỉ thỏa mãn cái, nói ăn chay để mà tránh mình đừng ăn thịt chúng sanh thôi. Họ làm những cái thịt chúng sanh giống để cho họ thỏa mãn, nhìn vô đó coi như họ ăn thịt chúng sanh rồi. Nhưng họ không biết cái vấn đề mà ăn chay là nó thuộc về tinh thần rồi. Cho nên Tứ Vô Lượng Tâm, tâm từ, tâm bi, tâm hỉ xả là thuộc về tinh thần. Mình phải rèn luyện cái tinh thần đó.
(39:52) Tu sinh 2: Nếu mà mình không có ăn thịt mà để giống đó Thầy, thì mình thấy chúng sanh mình phải thương, còn mình ăn như vậy là mình thấy chúng sanh là mình không thương đó Thầy.
Trưởng lão: Đúng rồi.
Tu sinh 1: Mà nếu mà ăn chay theo kiểu như vậy cũng giống như mình ăn mặn vậy, chứ có gì đâu.
Trưởng lão: Ăn mặn chứ gì.
Tu sinh 1: Cái tâm tưởng của người ta cũng vậy thôi.
Tu sinh 2: Họ ăn những cái con tôm bột vậy Thầy, mà họ thấy chúng sanh họ không thương nổi đâu.
Trưởng lão: Chứ sao con. Ăn cái con vật mà làm giống, mặc dù là bột nó làm giống. Mà trong khi đó mình ăn được thì cái con vật kia, thôi mình ăn luôn đi cho rồi, chứ còn cái gì nữa mà, việc làm đó cũng chẳng khác gì hết. Đức Phật nói: “Ăn không thấy.” Chứ ăn thấy mà ai ăn được. Cái lòng từ của chúng ta mà làm sao mà thấy mà ăn.
Tu sinh 1: Cho nên mà mấy người mà họ đi đâu mà họ cúng dường cơm mà họ làm mấy cái món mà làm nó giống con nói thôi đừng mua. Mua tàu hủ với rau về mà làm thôi đừng có làm mua cái thứ đó, vừa đắt tiền mà Thầy, không phải rẻ đâu Thầy.
Trưởng lão: Đắt tiền lắm.
Tu sinh 1: Nó làm giống như thịt, như này như kia mà lại đắt tiền mà xơ, xơ mía không chứ có gì đâu.
Tu sinh 2: Con gái bác Thủy giống như là ăn chay trường, cũng mua tôm chay, rồi cá trê chiên gì đó. Trời ơi bác Thủy la quá chừng, nó cứ ăn thả ga, cứ ăn thôi, cứ làm gỏi xả nữa. Bác bảo tránh ra, không ăn gì hết.
(41:08) Trưởng lão: Nó mau lên cân… do đó đức Phật khỏe mạnh đàng hoàng mới đi lại cái cội Bồ đề, mới tìm cái gốc đó mà ngồi 49 ngày tu tập. Nhưng mà dù sao đi nữa cái sự khổ hạnh đó nó cũng có lợi ích cho sau này một chút. Trong khi đang tu biết chánh pháp rồi mà khổ hạnh, chúng ta dại. Chúng ta dại, tại vì chúng ta tự chúng ta làm khổ mình. Cho nên theo đạo Phật con ngồi đau chân là không được, chướng ngại pháp là phải xả, chứ không có được ngồi.
Cho nên thí dụ như cái thân mỏi mệt hay hoặc là gì đó, nó muốn nằm thì cứ nằm, nhưng mà cảnh giác. Đau chân, hai chân kéo lên ngồi nó mỏi mệt, nó đau thì đứng dậy đi, chứ không có buộc nó. Bởi vì tu phải có giải thoát, chứ tu không giải thoát thì tu chi.
Cho nên đức Phật nói: “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy.” Thấy liền cái sự giải thoát, mà có chướng ngại là không phải tu đúng, sai.
Cho nên mấy con, dễ lắm, tu theo đạo Phật dễ lắm. Mình ngồi đây, mình nghe thanh thản, an lạc, vô sự, ngồi nghe yên ổn thì đó là đúng pháp. Hít thở nghe nó khỏe khoắn, nghe nó an lạc thì đúng rồi. Hay hoặc là tu tập một pháp nào mà thấy nó an ổn là đúng, mà nó không an ổn là mấy con đã tu sai pháp, cái đó là nó dễ dàng nhận ra. Bởi vì nó ác và thiện, cái thiện thì luôn luôn nó làm cho chúng ta có sự an ổn. Mà pháp của Phật đem lại cái thiện cho chúng ta, mà trái lại đem cái ác pháp thì không phải chúng ta tu đúng. Chúng ta biết liền chúng ta đang tu sai pháp, chứ không phải đúng đâu.
Cho nên ví dụ như Sư Pháp Ngộ tu như vậy mà thấy ngay rối loạn là biết mình đã trật rồi, tác ý này quá lố rồi. Cái kiểu này mình tác ý chừng ba, mà giờ tác ý tới mười, rồi bây giờ mà lại tác ý lớn nữa, thành ra nó sai rồi. Mà thấy cái cơ thể của mình nó có cái sự chuyển động rồi, nó sai pháp rồi, nó không có an ổn rồi, thì tức là nó không đúng pháp. Thì ngay đó xả nghỉ liền tức khắc, không được để.
Cho nên pháp của Phật nó cụ thể rõ ràng, chứ không có phải là làm cho chúng ta đau khổ. Còn mà tu mà cái gì mà chúng ta tu mà có đau khổ là chúng ta đã tu sai pháp rồi, gọi là khổ hạnh. Mình làm cho mình, bây giờ ví dụ như con ngồi kiết già đi, mà hai chân nó tê đau, mấy con cứ ráng ngồi đó là mấy con khổ hạnh. Đã khổ thì nó phải có khổ chứ. Còn bây giờ thay vì mình ăn một bữa cơm ba chén, mà bây giờ mình ăn có hai chén. Sáng nó thôi nó đói gần chết, bởi vì nó không có đủ chất, nó mệt nhọc, đó là con ăn như vậy là con khổ hạnh. Còn cái này ăn một bữa mà tới sáng, trưa, chiều không thấy đói gì hết, nó bình thường, thì đó là đâu có khổ hạnh nữa, hết rồi, có gì đâu. Mình phải biết cái khổ hạnh là như thế nào, nó có cái khổ trong đó.
Cũng chẳng hạn bây giờ Thầy đứng một giò Thầy tu, đứng có một chân như vầy Thầy tu. Mà cái chân mỏi gần chết, mà cứ ráng đứng, ráng đứng đó là khổ hạnh, có phải không? Còn không thì treo cái, Thầy treo cái chân của Thầy gác ở trên, cái đầu Thầy dựng xuống dưới này. Trời ơi! Máu nó dồn vầy, cái mặt nó rần rần mà nó muốn chết, mà luôn mà cứ ráng chịu đựng đó là khổ hạnh. Trời lạnh lẽo như thế này mà trầm mình xuống dưới nước sông kiểu này nó lạnh gần chết, đó là khổ hạnh. Nói làm vậy cho hết, cho nó hết khổ, cho nó thoát khổ. Nhưng mà cuối cùng nó đâu có hết, nó lại còn khổ thêm.
(44:11) Đó cho nên hiện giờ mấy con thấy người nào mà ngồi thiền, mà hai chân đau mà cứ ráng ngồi, đó là khổ hạnh, chứ đâu phải là thiền. Thiền gì mà khổ? Mục đích của đạo Phật là giải thoát ngay liền, không tu thôi, tu là giải thoát. Thí dụ như bây giờ mình tu là mình nhiếp tâm vô, mình thấy có sự an ổn là đúng. Còn mình nhiếp tâm vô mà nghe nhức đầu là trật, không đúng. Cái pháp của Phật dạy nó cụ thể, nó rõ ràng. Cho nên chúng ta tu đâu là có giải thoát đó, mà không có giải thoát là xét lại coi mình tu sao đây mà không giải thoát? Cho nên biết rõ ràng là mình sai cái gì?
Thay vì cái sức mình tu có 10 phút, mà giờ dụng 20 phút hay 30 phút, giờ nặng cái đầu là đúng, là tại vì mình tu quá. Pháp không sai mà tại tu quá nhiều, nó cũng biết liền. Còn mình đi, người ta bảo mình đi kinh hành, chứ ai bảo mình đi cho mỏi chân, đi cho tới lết chân không nổi rồi. Trời ơi! Tôi ráng tôi đi, tôi phá hôn trầm, bây giờ tôi đi không nổi. Như vậy là mình phá hôn trầm mà mình sanh ra cái bệnh khác cho mình rồi, như vậy là mình có tu đúng không? Không có tu đúng.
Tu sinh 3: Bạch Thầy con thí dụ như là cũng có những cái lúc mà dậy đúng giờ, ví dụ như hai giờ là con dậy, cũng có bữa là đúng hai giờ con dậy, có bữa thì một giờ rưỡi con dậy nhưng mà sau con nói nếu chưa đúng thì con ngủ lại, sau đó thì nó thành cái nếp. Bây giờ con biết cái cách thức đó rồi là đến khi dậy là con dậy luôn không có ngủ lại. Như thế là bữa nay là do mệt như thế nên con dậy đúng giờ đó là con dậy đi kinh hành cứ 5 bước, 5 hơi thở hai bước, nếu mà tác ý chưa an trú con đi cái chỗ cầu bập bênh để nó tỉnh thức, thì phải kéo dài cái trạng thái ngồi, không thể ngồi pháp khác, tỉnh giác chưa xong.
Trưởng lão: Đúng vậy. Bởi vậy chưa tỉnh giác mà tu pháp khác sao được.
Tu sinh 3: Dạ. Cho nên con đi gần hết cái buổi tu.
Trưởng lão: Cũng được rồi, Đó là tu tỉnh giác rồi. Bây giờ nó cứ, nó hễ mình ngồi xuống là nó buồn ngủ, mà không đi thì đâu có được. Thì lúc bây giờ cái đối tượng của mình nó có sẵn rồi, mà mình muốn dẹp nó thì phải đi thôi, chứ không có cách nào khác. Không có dùng pháp nào khác hơn là pháp đi kinh hành, thì cái đó là biết áp dụng đúng. Bữa nay tôi tu, trời ơi! Từ 2 giờ mà cho tới 5 giờ tôi phải đi hoài, thì vậy tốt chứ sao? Tại vì nó buồn ngủ mà không đi sao được? Chừng nào thiệt ra con đi chừng một tiếng, hai tiếng mà con thấy giờ nó tỉnh quá rồi, điên gì đi nữa, tỉnh thì ngồi lại, có phải không?
Tu sinh 3: Trường hợp mà ví dụ như ban ngày con ở nhà thường phải ra đồng, cho nên là có những đêm mà con đi như thế thì sớm mai dậy đi làm, thì tay cầm cọ hoặc làm cái gì đó nó vẫn có cái trạng thái nhức đầu, giống như kiểu mà hoa mắt chóng mặt. Trường hợp đó thì như thế nào?
Trưởng lão: Trường hợp đó thì con, thí dụ như con tu tập như thế nào không biết, nhưng bây giờ con lao động con làm đó, mà con làm mà con thấy nó, con cầm cây cọ…(47:26)
HẾT BĂNG