00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

2005 MÙA AN CƯ 11-TỨ CHÁNH CẦN VÀ PHÁ TÂM VÔ KÝ

2005 MÙA AN CƯ 11

TỨ CHÁNH CẦN VÀ PHÁ TÂM VÔ KÝ

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 2005

Người nghe: Tu sinh

Thời lượng: [47:08]

Tên cũ: Tham vấn Mùa An Cư 2005

Số lượng: 24 băng

1- TỨ CHÁNH CẦN- NGĂN ÁC DIỆT ÁC THÔ

(00:00) Trưởng lão: Niệm này rồi nó tới niệm khác tác ý nữa, tác ý hoài. Tao không có ngồi im được thôi, bây giờ rác nhiều thì không có ngồi yên chơi được.

Tu sinh Pháp Ngộ: Bạch Thầy có bữa tác ý con muốn xỉu luôn.

Trưởng lão: Thì xỉu. Mệt quá, quét rác mệt quá! Thì bây giờ nó nhiều quá thì thôi tao quét hơi tao nghỉ chứ không lẽ tao quét hoài, tao chịu sao nổi.

Tu sinh Pháp Ngộ: Con phải xả bớt Thầy, con phải xả những cái niệm, những cái giới bớt nữa bạch Thầy. Vì nó tác ý, nó phạm giới cho nên con phải xả ra.

Trưởng lão: Thì phải xả ra chứ, bây giờ bây nhiều quá trời như đống rác thành phố. Tao quét hơi thôi chứ tao hốt một lần sao hết được thì tao chịu thua, để từ từ tao hốt sau.

Tu sinh Pháp Ngộ: Bạch Thầy con có hai cái điểm. Con thì lúc thì nó yên nó tốt nhất là ngồi tu, thứ hai thì nó động lên nó động dữ. Hai cái điểm nó trỗi dậy mạnh.

Trưởng lão: Vậy cái đó là cái tu Tứ Niệm Xứ tốt nhất rồi. Tu Tứ Niệm Xứ tốt nhất để cho mình vô trong chịu khó tao hốt riết. Chừng nào tao hốt hết thì thôi, thế nào tao cũng phải hốt hết. Nghĩa là ra công, dù đống rác thành phố tao cũng quét sạch, không có gì đâu mà sợ con.

Tu sinh Pháp Ngộ: Trước sau cũng phải quét?

Trưởng lão: Trước sau cũng phải quét hết.

Tu sinh Pháp Ngộ: Dạ, bạch Thầy, nhiều khi con nghĩ không biết làm sao? Bây giờ mình tu cái Tứ Niệm Xứ còn kém, chắc có lẽ là mình phải nỗ lực tu Tứ Chánh Cần nhiều hơn.

Trưởng lão: Tứ Chánh Cần đó con, chính nó nhiều quá là đang tu Tứ Chánh Cần chứ Tứ Niệm Xứ không có được đâu. Nó tràn vô quá mà làm sao mà tu Tứ Niệm Xứ nổi. Tứ Niệm Xứ là một hai giờ nó vô một niệm, hai niệm là tu Tứ Niệm Xứ. Một giờ, hai giờ mà ngồi nó nghe nó mỏi chân chút, nó mỏi mệt chút thì đó tu Tứ Niệm Xứ.

Vô ngồi cái đau chân rồi làm sao tu Tứ Niệm Xứ? Vô ngồi thì thôi bao nhiêu vọng tưởng nó ào ạt ra, nó đổ đống, đổ đống! Cái đó là tu Tứ Chánh Cần- ngăn ác, diệt ác. Cho nên vì vậy mà lúc bây giờ Tứ Chánh Cần nó có bốn pháp. Mình ngăn, mình đi Chánh Niệm Tĩnh Giác là ngăn đó, rồi mình tu Định Niệm Hơi Thở là ngăn đó, con thấy không? Chứ đâu có tu Tứ Niệm Xứ! Chỉ có thư giãn có chút, nghỉ thôi! Chứ đâu có dám tu, đâu có dám tu Tứ Niệm Xứ đâu, hoàn toàn là tu Tứ Chánh Cần không hà con.

(02:05) Tu Tứ Chánh Cần thì nó có bốn pháp: Định Thư Giãn, Định Sáng Suốt, Định Niệm Hơi Thở, Định Vô Lậu. Đó mấy cái đó tu hoàn toàn ôm pháp tu hoài thành ra nó vô không có được, không có hở, chỉ có thư giãn có chút đó thôi mà, vậy chứ mà ngồi thư giãn chút cái nó vô, nó không phải dễ đâu. Cho nên cái Tứ Chánh Cần thì ngăn ác, diệt ác. Còn Tứ Niệm Xứ nó không có pháp. Trời đất ơi! Nó không có pháp mà như đống rác thành phố thì thôi, làm sao mà quét ra hết.

Tu sinh Pháp Ngộ: Dạ, bạch Thầy. Nhiều khi con nghĩ là coi như là mình mang rác về nhiều quá rồi bây giờ mình hốt ra mệt rồi.

Trưởng lão: Mà con dùng cái Tứ Niệm Xứ mà con hốt rác nó không hết đâu. chỉ có dùng cái Tứ Chánh Cần đó là cái xe xúc nó xúc. Cái Tứ Chánh Cần là cái xe xúc lớn, nó gom rác cả đống vậy chứ nó xúc nó đẩy đi hết. Cái Tứ Chánh Cần đó. Còn cái Tứ Niệm Xứ nó không có cái xe. Tứ Niệm Xứ là lấy cây chổi quét, cũng như mình quét nhà vậy là Tứ Niệm Xứ. Còn cái Tứ Chánh Cần là cái xe xúc rác. Nó mà rác nào vô bao nhiêu nó cũng hốt hết. Bởi vì nó là pháp mà, nó là cái pháp cho nên không có vô được nó đâu, nó đẩy ra hết, nó ngăn, nó diệt.

Tu sinh Pháp Ngộ: Dạ đúng rồi, nay con nghe con mới hiểu. Bữa có lúc con lại suy nghĩ bạch Thầy, con nói: “Nếu mà rác nó nhiều như vậy, bây giờ mình phải nỗ lực tăng Tứ Chánh Cần lên thời gian tu lâu.”

Trưởng lão: Đúng rồi, phải tu Tứ Chánh Cần. Sau đó thì nó bắt đầu rác nó sạch rồi mới là ngồi quét, còn chút ít mình quét chơi đó, nó mới sạch sẽ cái nhà mình luôn. Cũng như bây giờ cái nhà con giờ rác đổ hết rồi, con đem xe con xúc nó ra hết là Tứ Chánh Cần đó. Sau khi hết rồi giờ lấy vải lau cho nó sạch sẽ cái nhà, tức là nó còn những cái bựa đất bụi nó đóng dưới nền nhà mình đó, thì đó là Tứ Niệm Xứ đó. Chứ còn trời đất ơi! Nó còn hôi quá trời, đống đống vậy mà con ngồi đó mà con không lấy xe xúc mà con xúc thì làm sao mà hết cho được?

(04:05) Con chờ Thầy chút con.

Tu sinh Pháp Ngộ: Bạch Thầy, con xin lỗi Thầy. Mấy ngày nay con cũng có vài ba ngày nói chung ra là con cũng cố gắng giữ độc cư, thì càng giữ độc cư thì nó càng sinh khởi ra bạch Thầy. Trong đầu mình nó khởi nhiều cái niệm càng nhiều lên nữa.

Cũng giống như bữa hôm trước con trình Thầy con ngứa quá con phải gãi. Mà có bữa con cũng ngồi như vậy đó, con đang ngồi con xả cái tâm ra thư giãn, thanh thản, an lạc, vô sự. Tự nhiên niệm đâu nó tuôn nhiều quá. Mà con ngồi con quán một chặp con mệt quá, nói thôi con đứng dậy con đi cho rồi. Còn đứng dậy đi, mà đi kinh hành nó lại không có niệm bạch Thầy, cứ đi đi nó lại ít niệm khởi vậy Thầy?

Trưởng lão: Bởi vậy cho nên tu, bây giờ con trở về căn bản là Tứ Chánh Cần, con tu những cái pháp đó. Ví dụ nó bốn pháp, mình tập cái pháp này rồi tới cái pháp khác, tới pháp khác. Mình tu một buổi vậy mình cho nó bốn pháp của nó, thì bốn cái định của nó con tu lại căn bản. Cái này nó không khó. Chứ không mình tu thí dụ Tứ Niệm Xứ nó ào ạt, ào ạt, có lúc nó yên có lúc nó không yên. Mình tu lại Tứ Chánh Cần- ngăn ác, diệt ác từng chút từng chút để diệt cho nó sạch. Chỉ có ôm pháp đó, ôm pháp như ôm phao mà.

Tứ Chánh Cần là ôm pháp, ôm phao bắt đầu nó ngăn, nó ngăn ghê gớm lắm, nó tập cho mình sức tỉnh cao lên rồi nó ngăn. Nó ngăn rồi khi mà dùng cái Định Vô Lậu mình đưa cái đề tài ra đó là diệt, cái Định Vô Lậu là diệt. Ví dụ như bây giờ con đưa về cái đề tài như ‘Quán thân vô thường’. Rồi con quán một lần rồi chưa thấm nhuần đâu, đã mình hiểu rồi đó. Bây giờ mình đưa lại mình quán lần nữa, cứ hoài. Cứ cái Định Vô Lậu đó mà cứ đặt một cái đề tài đó quán chừng 10 lần, 20 lần, 30 lần, 100 lần cũng một cái đề tài đó, quán tới, quán lui hoài cho nó thấm nhuần vậy đó.

Mình hiểu rồi, nhưng mà cái hiểu của mình nó chưa thấm nhuần. Cho nên mình quán nó mới thấm nhuần, bởi vậy mới gọi là Định Vô Lậu. Cho nên mình quán cái Định Vô Lậu là nó xả đó.

Còn cái Định Chánh Niệm Tĩnh Giác là nó ức chế đó, nó ngăn đó, nó ngăn là ức chế. Mình đi kinh hành mà có niệm xen vô là mình tu không có cẩn thận từng bước đi. Còn Định Niệm Hơi Thở mình tu từng hơi thở mà có niệm xen vô là mình chế ngự nó chưa nổi. Cho nên những cái này là cái pháp ngăn, phải biết pháp đó là ngăn ác, không có cho nó vào.

Còn cái pháp diệt là Định Vô Lậu.

Còn cái pháp thư giãn là để nghỉ ngơi.

(06:27) Nó có những cái pháp của nó, bốn pháp của người ta, bốn pháp định của người ta mà. Cái pháp nào ngăn, mà pháp nào diệt mình biết. Cho nên Thầy dạy nó rất rõ và cụ thể.

Cho nên khi mà diệt thì phải dùng cái tri kiến của mình quán xét, đưa cái đề tài quán xét tức là diệt. Nó thấm nhuần là nó diệt tất cả những cái tham, sân, si. Ba cái dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu là do cái Định Vô Lậu đó mà nó quán. Bởi vì nó vô lậu, cho nên ba cái lậu hoặc này nó không còn nữa. Chỉ có cái Định Vô Lậu là cái pháp nó diệt.

Còn cái Định Chánh Niệm Tĩnh Giác, Định Niệm Hơi Thở đó là cái ngăn, cách ngăn. Cho nên mình nhiếp tâm cho được, chớ mình nhiếp tâm không được mình ngăn đâu được. Con hiểu chỗ đó không? Nó ngăn, rõ pháp vậy đó.

Tu sinh Pháp Ngộ: Dạ kính bạch Thầy, mà có bữa nó khởi niệm nhiều đó con chỉ lật ra cái cuốn Bát Quan Trai Giới, con chỉ đọc một cái câu vậy thôi, tự nhiên con chọn một trong số các câu con tác ý, Định Niệm Hơi Thở mà kết hợp với Định Vô Lậu nó có một câu tác ý gọi là: “Tâm không phải là của ta." Rất là nhiều: "Tâm không phải là ta, tâm không phải của ta, là bản ngã của ta.” Con chỉ chọn có một câu thứ nhất thôi, con chỉ tác ý nó rồi bắt đầu con ngồi xuống con tác ý nó chạy mất tiêu, rất là nhanh.

Trưởng lão: Nó ngăn đó con, nó ngăn chứ chưa xả, nó sẽ còn tới.

Tu sinh Pháp Ngộ: Con tác ý trong lúc đó vào buổi ban đêm rồi con tác ý như vậy thì cho đến khi mà ngủ dậy. Sáng dậy thì trong đầu con nó khởi niệm, mà không phải là khởi niệm của ác pháp mà nó khởi cái niệm gọi là thiện pháp, nó đi ngược cái điều ác pháp, hồi tối con giết nó. Nhưng mà bây giờ nó lại khởi cái niệm. Thức dậy, vừa thức dậy là đã có khởi niệm trong đầu rồi, nó khởi niệm trong tưởng thức nữa, chứ không phải luôn là cả thức dậy. Tại vì con đánh nó dữ quá mà tưởng thức cũng đánh nữa.

(08:08) Trưởng lão: Bởi vì con dùng cái tác ý con đánh nó, cho nên nó khởi lung tung. Nghĩa là bây giờ nó đi qua thiện rồi nó đi qua ác nó tùm lum đó. Tứ Niệm Xứ, các con nhớ Tứ Niệm Xứ thì niệm thiện không có diệt. Còn mà Tứ Chánh Cần thì vì con đưa cái đề tài ra để mà con quán về cái đề tài mà Định Vô Lậu thì đó là cái diệt của ác pháp, diệt ác pháp. Cho nên còn cái pháp mà Định Niệm Hơi Thở và cái Định Chánh Niệm Tĩnh Giác là cái pháp ngăn, cho nên nó đâu có ác pháp vô được, mà nó đâu có sanh thiện được, đó cho nên nó không có.

Nhưng mà tới Tứ Chánh Cần nó có thiện, có ác rõ ràng. Ác pháp là nó đến là do tham, sân, si nó ra đó.

Còn thiện pháp, nó có những dòng tư duy của nó, tức là nó dòng tư duy của Định Vô Lậu. Mình diệt nó thì như mình diệt cái Định Vô Lậu thì không được.

Cho nên trong Tứ Niệm Xứ thì có niệm diệt mà có niệm không. Còn Tứ Chánh Cần thì cái pháp nào diệt thì nó diệt, mà cái pháp nào ngăn là nó ngăn, chứ đâu nó rõ ràng. Mà chỉ còn có cái bảo vệ của nó là để cho sau này nó giữ được cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự của nó là pháp Tứ Chánh Cần, nó mới lòi ra cái mặt của thiện pháp ra.

Cho nên vì vậy mình tu mình ngăn và diệt nó, nó mới có hiện ra cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự. Khi mình ngồi lại, mình tu cái thư giãn đó, cái Định Sáng Suốt nó mới hiện ra cái tướng thanh thản.

Mà nếu mà nó không hiện tướng thanh thản thì ngay đó cái mình đưa cái đề tài Định Vô Lậu vô mình quét, quét vô lậu nếu mà có niệm. Còn nếu mà cái thân nó bị đau thì mình đưa Định Niệm vô Hơi Thở rồi mình quét cái thọ của đau. Tác ý, tác ý mình quét nó. Mình an trú vô cái hơi thở thì mình tác ý cái nó đi. Còn cái kia mình tác ý một cái là mình ôm cái Định Vô Lậu mình tư duy mình quán, cái mình tác ý mình đuổi đi, đuổi cái niệm về tâm.

Con thấy pháp nào ta có pháp nấy, đối trị nhau hết, ta ngăn, ta diệt hết. Thành ra nó còn lại cái thiện gì con biết không? Cái thiện nó không phải niệm mà cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự.

(10:07) Sau khi cái này nó thành hình được rồi, cái chân lý này nó rõ ràng rồi, bắt đầu mới vô mới tu Tứ Niệm Xứ là mình giữ cái này, kêu là: “Hộ trì chân lý.” Còn bây giờ chân lý mình chưa có làm sao mình hộ trì? Còn ngăn, còn diệt, còn đang đánh, đấm, đá nhau làm sao giữ?

Tu sinh Pháp Ngộ: Nó tấn công tùm lum.

Trưởng lão: Nó tấn công tùm lum, bên đây đánh, bên kia nó đánh, nó còn đang tranh giành nhau thì đâu có giữ được. Cho nên mới gọi: “Hộ trì chân lý.” Hộ trì chân lý là cái chân lý đã lộ hình rồi. Cho nên mấy con mới tu thì cái chân lý chưa có ló mặt đâu. Bây giờ nói: "Thanh thản, an lạc." Thầy nói cho mấy con nhận biết, chứ sự thật ra chừng một phút giây cái bắt đầu bị chúng dập nó liền, chết tiêu nó hà, nó đâu có sống được đâu. Mà cứ hễ ngồi là con như cái đống rác, con nói vậy ông nội nó, chứ cái chân lý con nó bị dập hết trên cái đống rác, còn cái thứ gì đâu nữa mà giữ gìn, nó bảo vệ nó.

Tu sinh Pháp Ngộ: Dạ kính bạch Thầy! Mình tu lúc khi mà mình tăng lên cái phương pháp, các cái pháp mình tập đó, chẳng hạn như là Chánh Niệm Tĩnh Giác hoặc là Định Niệm Hơi Thở hoặc là Thân Hành Niệm hay là Định Vô Lậu, tăng những cái pháp đó lên, thì con thấy khi mình tập các pháp thì đương nhiên nó tăng lên thì nó phải có mệt hơn. Mình ngồi lại con giữ tâm thanh thản, con nhìn cái gọi là “Hộ trì chân lý” con thấy nó đâu có đâu, nó chạy mất tại vì con đang mệt mà, nó đang thư giãn thôi.

Trưởng lão: Nó đang mệt, bởi vậy thư giãn. Bởi vậy tu nó mới mệt chứ sao? Tu mà Tứ Chánh Cần nó mệt lắm. Kêu là đánh đá không mà mệt.

Tu sinh Pháp Ngộ: Dạ con thấy nếu mà mình tu như vậy mà giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự thì đâu có thanh thản đâu.

Trưởng lão: Thanh thản gì, mệt gần chết, đã mệt mà còn thanh thản gì nổi.

Tu sinh Pháp Ngộ: Con ngồi thư giãn con nói: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự” con quán xét cái thân, thọ, tâm, pháp mình có thanh thản, an lạc, vô sự không? Đang thở phì phò mà thanh thản, an lạc, vô sự cái gì.

Trưởng lão: Bởi vậy tu Tứ Chánh Cần thư giãn, bảo thư giãn ra khỏe lại, do mà được nó khỏe cũng là may rồi chứ ở đó.

Tu sinh Pháp Ngộ: Bạch Thầy! Con thấy hình như là trong con nó đang lộn xộn nhiều thứ. Thứ nhất là nửa Tứ Chánh Cần, rồi vừa lại Tứ Chánh Cần trên Tứ Niệm Xứ, vừa Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ nữa, dạ nó đang lộn xộn cái chỗ đó.

(12:14) Trưởng lão: Con tu nhiều thứ đó.

Tu sinh Pháp Ngộ: Dạ, nó đang lộn xộn cái chỗ đó.

Trưởng lão: Đúng rồi con lộn xộn.

Tu sinh Pháp Ngộ: Lúc nào mà nó thanh thản là mình nhìn được cái chân lý, mà lúc không có thì mình lại đánh nó mình đánh nó mình mệt quá mình giữ chân lý không được, mình nói: “Thôi, không có thì chơi đi, không có thanh thản, an lạc, vô sự gì hết”.

Trưởng lão: Không, cái điều của con tu tập là con thấy rất rõ con, thanh thản nó không có đơn giản đâu, nó mệt như vậy đó, mình đấm đá nó hơi, mệt quá! Bây giờ thanh thản, bảo nó thanh thản sao nổi? Nó đang mất tiêu rồi. Thành ra mình nhận biết được, mà nhận hiểu được như vậy đó, mình mới biết bây giờ mình phải tu cái gì gì con. Lần lượt con rút tỉa từng kinh nghiệm con sẽ tu nó đúng loại pháp hết. Chứ không phải đâu, mình biết cái giai đoạn mình tu cái gì? Mà giờ này nó đang bị cái gì, mình tu cái gì? Chứ không phải nó cố chấp. Ví dụ như bây giờ nó thanh thản, an lạc, vô sự được thì mình giữ thanh thản tu Tứ Niệm Xứ chứ có gì. Mà giờ thanh thản không được bây giờ tui tu cái khác, ôm pháp.

Tu sinh Pháp Ngộ: Ôm pháp, không phải cố chấp theo cái đó?

Trưởng lão: Không phải cố chấp theo pháp. Bởi vì coi như là tôi thuộc về loại du kích rồi, nó không ở trong quân trường mà đi ra mà trường lớp đâu. Tôi đụng gì tôi bắn nấy, còn tôi thua thì tôi xách tôi chạy, còn tôi thắng được, tôi làm tới, có vậy thôi! Bởi vì du kích thì nó tập luyện tại chiến trường, chứ nó không phải là trong quân trường, con hiểu không? Cho nên vì vậy mấy con là thuộc về loại du kích thôi. Chỉ biết bây giờ dạy bắn vậy vậy đó, rồi ra đó thì tự trườn, tự bò, tự lết như thế nào, mà giặc nó bắn không chết thì thôi, mà coi bộ không thắng thì xách chạy.

Tu sinh Pháp Ngộ: Kính bạch Thầy! Con cũng thí điểm một cái nữa bạch Thầy. Là lúc rạng sáng vào khoảng 5 giờ thì thường thường là khoảng 4 giờ trở đi, con tu khoảng 4 giờ là con đi kinh hành nửa tiếng, rồi khoảng 4 giờ rưỡi là con vào con lại ngồi tiếp Định Niệm Hơi Thở hoặc là tu theo cái giữ cái hộ trì chân lý thanh thản, an lạc, vô sự đó Thầy. Thì có lúc thì nó tốt mà có lúc thì nó không tốt như hồi nãy con trình.

Nhưng mà thường thường là khoảng 5 giờ trở đi là mình tu quán một chặp có khi mệt quá là con vô nằm xuống. Nằm xuống thì con xem xét mình thì nó không ngủ, giữ cho nó ngủ thì nó không có ngủ đâu. Nhưng mà khi nằm nó nửa tiếng hoặc một tiếng thì hơi thở mình cũng đơ ra như y là đã nghỉ, mà khi ngồi dậy thì thấy con người mình nó không có còn tỉnh táo giống như là mình ngồi hoặc là mình đi trong những giờ đó mình hành, như vậy nó như thế nào vậy Thầy?

(14:46) Trưởng lão: Cái đó là mình phải biết là mình tu tập cái pháp nào cho phù hợp để cho mình thư giãn cho nó khỏe lại, nó lừa con.

Tu sinh Pháp Ngộ: Dạ nó không có ngủ, nhưng mà nó làm cho mình không còn tỉnh táo như mình ngồi.

Trưởng lão: Thì mình phải nhắc, bởi vì nó có cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở đó: “Quán tâm định tỉnh tôi biết tôi hít vô”. Bởi vì nó không tỉnh, nó mới còn mờ mờ đó, thì con phải dùng cái câu đó con nhắc. Chứ còn không, nó làm con không rõ. Con phải làm cho nó rõ, nó tỉnh thật tỉnh mới tu, chứ còn không tỉnh thì thôi. Còn không ấy bảo nó ngủ đi, ngủ luôn đi.

Tu sinh Pháp Ngộ: Bảo nó ngủ là nó ngủ nhanh lắm Thầy.

Trưởng lão: Bảo nó ngủ luôn đi, chứ mày làm kiểu này không có ích lợi gì hết. Có ngủ được mày ngủ đi, mà lát nữa mày tu thì mày phải tỉnh cho thiệt tỉnh, chứ mày chơi kiểu này không được.

Tu sinh Pháp Ngộ: Dạ. Nó mơ mơ màng màng.

Trưởng lão: Mơ mơ màng màng đó không có được, tỉnh là tỉnh, thiệt tỉnh mà không tỉnh thì thôi.

Tu sinh Pháp Ngộ: Nhưng mà nhiều khi mình bảo ngủ thì nó không ngủ, nó chướng vậy bạch Thầy?

Trưởng lão: Nó chướng. Mình bảo nó ngủ không ngủ thì mày chết, mình hăm dọa nó con. Bởi vì nhiều khi đó mình phải làm mọi cách thức. Nếu mà thực sự nó ngủ mà mình bảo nó ngủ thì nó ngủ. Mà nó không ngủ, nó kiểu đó mình thấy một lúc mà mình bảo ngủ mà, nó không chịu ngủ thì con đứng dậy, con ôm pháp Thân Hành Niệm con đi cho chết cha nó đi.

Tu sinh Pháp Ngộ: Đi vậy tỉnh luôn.

(16:03) Trưởng lão: Tỉnh luôn cho mày tỉnh luôn, khỏi ngủ.

Tu sinh Pháp Ngộ: Con mà ôm pháp Thân Hành Niệm chừng một tiếng là nó tỉnh queo rồi chứ nó không đợi, Thầy.

Trưởng lão: Vậy đó, cho phá cho luôn…​

Tu sinh Pháp Ngộ: Cỡ khoảng mấy ngày nay thì con ôm Thân Hành Niệm không đi nhiều đâu, con đi cỡ khoảng một tiếng. Còn lúc buổi sáng thì đi cỡ nửa tiếng thôi, con giữ cái mức vậy thôi, nhưng mà nó vẫn phá ngủ, bạch Thầy. Tới giờ này thì con không có ngủ phi thời đâu, nhưng nó vẫn tỉnh táo tốt, có những cái hiện tượng như vậy xảy ra thôi. Chứ còn khi ôm Thân Hành Niệm chừng 1 tiếng là nó tỉnh queo rồi Thầy, tăng lên 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng thì nó chết ngắt, nó tỉnh luôn nó hết ngủ bạch Thầy.

Trưởng lão: Tốt, nó mê thì cứ cho nó ngủ, mà nó không ngủ được thì cho nó tỉnh luôn. Con cứ vậy mà cốt cho nó thật.

Rồi, còn phần con?

2- SỬ DỤNG ĐỀ MỤC TRONG ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ

(16:52) Tu sinh 1: Bạch Thầy cho con hỏi một tí là cái chỗ Định Niệm Hơi Thở, năm phút là mình hít vào: “Tôi biết là 5 hơi hơi là tôi biết tôi hít vào, thở ra tôi biết thở ra.” Nhưng mà năm cái hơi mà thư giãn của mình mà thở ra nhẹ nhàng, mà con hít vô, thở ra nhẹ nhàng mình tác ý có được không Thầy?

Trưởng lão: Mình tác ý từng hơi thở hay sao con?

Tu sinh 1: Mình tác ý là: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự.” Hay là con ngăn ác, diệt ác pháp mình tác trong cái hơi thở đó có được không?

Trưởng lão: Cũng được, nhưng mà điều kiện là nó 5 hơi thở nó để cho tự nhiên để mình nhiếp trong tâm cho được trong 5 hơi thở đó. Mình tác ý thì mình mắc mình nhiếp trong tác ý, nó hai hàng vừa hơi thở mà vừa tác ý. Cho nên trong khoảng thời gian mà con tác ý là vì con biết từng hơi thở của mình để mình tác ý, để mình xả ly cái gì đó, mình chủ động thì mình tác ý: “Quán ly tham, tôi biết tôi hít vô, quán ly tham, tôi biết tôi thở ra.” Rồi con hít vô, thở ra thì con lại tác ý nữa, đó là cái mục đích con để ly tham, sân, si.

Còn cái này nó không, cái này thì con phải, cách thức con tu hiện bây giờ con biết con đang ở cái vai trò tu cái hơi thở này là nhiếp tâm trong hơi thở, chứ không phải nhiếp tâm để xả tâm, mình phải rõ nắm cho vững.

(18:59) Thì bây giờ nhiếp tâm trong hơi thở là phải nhiếp cho được trong hơi thở, cho nên: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra biết tôi thở ra.” Rồi con hít vô, thở ra trong năm hơi thở. Để lắng nghe năm hơi thở đó cái tâm mình có nhiếp được hay không? Nếu mà nhiếp được thì nó không có niệm gì vô hết, con hiểu không? Mà nhiếp không được thì nó có niệm xẹt vô thì tôi phải nhiếp trở lại cho được, cũng năm hơi thở. Cho nên con tiếp tục, mà giờ nhiếp được thì con tiếp tục nhiếp, cứ nhiếp kế, nhiếp kế cho đến khi đúng giờ con xả nghỉ. Là mình đã nhiếp được cái năm hơi thở, cho nên không có tác ý một câu nào khác vô trong này.

Còn khi mình dùng cái hơi thở này mà để tác ý để mà xả tâm như quán ly tham, quán ly sân, quán ly si hay hoặc là giúp cho cái thân mình an tịnh nó đừng đau thì mình tác ý câu khác. Thì thường xuyên mình tác ý theo cái câu, cái hơi thở con mình tác ý để cho nó ly cái đó, thì nó phải tác ý theo cái hơi thở. Còn không thì coi như là nhiếp, cái phần nào ra phần nấy, nó rõ ràng.

Tu sinh 1: Dạ bạch Thầy, cho con hỏi tí là khi mình đang định niệm từng hơi thở trong một thời gian mới được 10, 15 phút thì có một cái gì đó nó xẹt đến thì coi như là mình xả hay coi như là mình tác ý để cho nó qua?

Trưởng lão: Không! Mình không có tác ý cho qua đâu. Nó xẹt vô một cái là bắt đầu bây giờ không biết không nhớ gì: “Tao ngồi đây tao tìm coi mày hồi nãy mày xẹt cái thứ gì vô đây?” Cái mình suy nghĩ coi: “Hồi nãy, Ờ bây giờ mày khởi cái niệm này là ái kiết sử, mày nhớ chùa hả? Được rồi tao đưa cái đề tài ái kiết sử này ra tao quán, quán tao diệt.” Là coi như là chút xíu con diệt nó rồi. Con đưa cái đề tài nó thành cái Định Vô Lậu đó, chứ con không có ở trong hơi thở nữa đâu nghe. Quán cho đến khi mà hết giờ hoặc là nếu mà còn giờ, con quán xong mà còn giờ, con quán xong rồi con tác ý, còn giờ tiếp tục con tu hơi thở trở lại.

Bởi vì lúc bây giờ là lúc mấy con còn câu hữu với các pháp khác, kết hợp với các pháp khác để mà diệt hết tất cả những ác, để ly dục ly ác pháp hết. Hễ cái dục mà khởi vô, cái ác pháp khởi vô là sử dụng pháp Tứ Chánh Cần quét ra. Câu hữu pháp này, câu hữu pháp kia đủ thứ hết. Hễ vừa buồn ngủ là câu hữu luôn cái pháp Chánh Niệm Tĩnh Giác, đứng dậy đi kinh hành liền, chứ không có ngồi đó đâu.

Tu sinh 1: Dạ bạch Thầy là bây giờ là như con đang còn quán hơi thở là tự nhiên con thấy là bao nhiêu nó giật một phát trên hơi thở của mình. Rồi coi như là nó đầy chật đầu một cái như trên óc của mình. Thế là coi như nó xuất hiện nó muốn xẹt đến mà, coi như là con…​

(20:26) Trưởng lão: Ừ! Cái đó là, mà mình tác ý ngay lại cho nó bình thường con, tác ý ngay lại. Mình tác ý cho cái thân mình bình thường: “Thân phải bình thường, không có xẹt, không có động ở trên đó được, phải bất động!” Con nhắc nó vậy rồi cái con giữ lại hơi thở. Bởi vì nó có cái hiện tượng đó mà nó không phải là niệm, nó chỉ một cái động nào ở trên đầu con thôi. Con thấy như nó có cái phát ra cái động nào đó.

Tu sinh 1: Bạch Thầy, từ hôm con Định Niệm Hơi thở đến bây giờ thì không có một cái gì mà nó thuộc về bên ngoài nó phản ứng vào, ví dụ như luồng phản xạ hay là một cái gì mà nó đến, nhưng mà có cái coi như là thỉnh thoảng trên óc của con coi như là đang dùng định niệm thì coi như có một cái chớp gì nó đến, cái giật gì nó đến trên đầu một cái, hay là nơi chỗ mí mắt, hay là nơi chỗ miệng.

Trưởng lão: À, cái đó con bảo: “Dừng lại bình thường. Không có giật, mí mắt không có nháy, không có giật!” Chứ không ngồi yên cái nó giật giật, giật giật, hay hoặc là cái miệng nó méo méo qua. Thì như vậy là phải: “Dừng! Đều không có được mà như vậy!” Con tác ý cho nó dừng lại, sau đó nó bình thường đó.

Bởi vì Phật có cái pháp tác ý hay lắm con, đối trị nó, cái gì mình cũng đối trị được hết.

Tu sinh Pháp Ngộ: Bạch Thầy, con hỏi Thầy câu, bạch Thầy nếu chẳng hạn như mà một câu, một cái thở ra, một cái thở vào là mình tác ý một lần được không hả Thầy?

Trưởng lão: Được con!

Tu sinh: Nếu chẳng hạn nhiều niệm nó xen quá, dùng một câu tác ý thì mình vừa thở ra, thở vào, tác ý. Thở ra, thở vào, tác ý, liên tục như vậy?

Trưởng lão: Liên tục. Hoặc là mình dùng mỗi hơi thở mình tác ý: “Hít, thở, hít, thở, hít, thở.” Cũng được nữa. Bởi vì nó vô ào ạt quá buộc lòng mình phải tác ý từng cái hơi thở, hơi thở hít vô, ra. Chứ không phải hít vô, ra rồi tác ý đó là còn ít đó. Nó gặp khó…​

Tu sinh Pháp Ngộ: Bất cứ câu nào cũng được bạch Thầy?

Trưởng lão: Câu nào cũng được hết.

Tu sinh Pháp Ngộ: Dạ! Ôm một cái câu đó chừng cỡ 15 phút, con cũng có làm được 15 phút, 20 phút rồi nó cũng chạy mất.

(22:13) Trưởng lão: À! Nó chạy mất, tại vì nhờ có tác ý kèm với cái thân hành của mình, cái hơi thở.

Tu sinh Pháp Ngộ: Bạch Thầy, theo con nghĩ cái phương pháp tu tập của con đó, nếu mà chuyện gì xảy ra con chỉ ôm giống như Thân Hành Niệm vậy là nó chạy mất à! Còn thở ra, thở vô, một hơi thở như vậy mà Thầy dạy đó, thì nó chạy liền hà, Thân Hành Niệm nó chạy nhanh lắm, còn mấy cái khác nó cứ lừ lừ…​

Trưởng lão: Nó bị, nó kèm với cái pháp tác ý con. Nó kèm với pháp tác ý, Thầy nói nó vô không có được, nó chạy mất. Nó bị, nó chặt quá, nó kiên cố như cỗ xe đó mà, nó thành căn cứ địa rồi. Con nghe cái bài pháp Thân Hành Niệm của đức Phật: “Kiên cố như cỗ xe, trở thành cái căn cứ địa.” Giặc nào xen vô được cái thân của người ta?!

Cho nên giặc là vọng tưởng hay hoặc là thọ, nó đánh vô không được, cán nát qua hết. Nó không cần tác ý gì cái pháp đó đâu, mà cứ tác ý cái thân hành mà nó cán nát qua hết.

Tu sinh Pháp Ngộ: Cán nát hết luôn Thầy.

Trưởng lão: Đó là cái pháp nó diệt, nó diệt hết các ác pháp hết.

Tu sinh Pháp Ngộ: Nó khởi niệm lung tung con chỉ hét lên vài ba lần như vậy, nửa tiếng, chưa tới đâu, 15 phút, 20 phút là nó chạy mất.

Trưởng lão: Nó đi mất.

Tu sinh Pháp Ngộ: Hình như nó đã sợ liền, con vừa hét lên mấy cái là nó chạy.

Trưởng lão: Nó biết cái thứ đó là thứ tao sợ rồi.

Tu sinh Pháp Ngộ: Chạy liền.

Trưởng lão: Mình nói có phát là tiêu.

Tu sinh Pháp Ngộ: Còn nó mà tấn công nữa thôi mình chạy đó.

Thôi, rồi, còn gì cô trình đi.

Tu sinh 2: Dạ! Thầy ơi, cho con hỏi. Con cũng đang tu mà Định Niệm Hơi Thở mà, con tu được khoảng một thời gian đi, nhưng mà con không có biết là 5 phút tác ý lần, hay 5 hơi thở tác ý lần Thầy. Nhưng mà con theo dõi hơi thở đó, con cảm thấy một khoảng không tác ý, một khoảng con tác ý nhưng mà con tỉnh thức lắm không có niệm xen vào. Rồi nó đau lưng, nó đau chân đó Thầy. Rồi cái mình làm sao mà xả ra, xả ra mà mình vẫn là theo dõi hơi thở. Rồi khi mà con đang tu cái Định Sáng Suốt thì nó có cái niệm xen vào thì con kết hợp với Định Vô Lậu là con đuổi đi.

(24:05) Trưởng lão: Vậy được rồi, con quá thông minh rồi! Vậy tốt!

Bởi vì cái sự tu tập mà biết thiện xảo, khéo léo như vậy mình sẽ ngăn và diệt ác pháp rất dễ. Còn cái Định Niệm Hơi Thở mà con tu như vậy con không phải cần đếm năm hay mười hơi thở, thỉnh thoảng con lại tác ý. Bởi vì đếm năm nó bắt bận tâm mình đếm.

Đó cái giai đoạn đầu thì người ta đếm, sau này thì người ta không đếm. Nhưng mà người ta thỉnh thoảng người ta tác ý, đó là mình thấy nó an trú được, cái đó là con đã an trú được.

Còn khi mình chưa an trú được cái thì mình còn phải đếm, vậy mà đếm chứ nó còn xen vô đó, chứ không phải không đâu.

Tu sinh Pháp Ngộ: Bạch Thầy! Nếu mà khoảng một thời gian mình tác ý bạch Thầy, khoảng một thời gian mình tác ý nó có ảnh hưởng gì không bạch Thầy?

Trưởng lão: Khoảng thời gian tác ý…​

Tu sinh Pháp Ngộ: Mình cứ canh chừng thôi, nó không biết nó đều hay không đều.

Trưởng lão: Canh chừng thôi, đều hay không đều mình không cần, cứ chừng mình nhớ được năm, ba hơi hơi thở mình nhớ được là mình tác ý chứ không phải đợi 10 hơi thở hay hoặc là 20 hay 30 hơi thở. Kệ, mình cứ hễ mình muốn tác ý là mình tác ý. Nghĩa là mình trong bụng nó lo lo, nếu không tác ý thì ba cái thằng vọng tưởng nó vô, thôi mình tác ý. Cái đó nghĩa là nó cảnh giác vậy thôi, cho nên mình không cần phải đếm cái khoảng thời gian nó căn cứ nó 5 hay là 10 hơi thở.

Tu sinh Pháp Ngộ: Dạ! Như vậy là lúc đó tâm nó bám vào hơi thở?

Trưởng lão: Nó bám, an trú được rồi. Con mới làm được đó, chứ không an trú không…​

Tu sinh 2: Con thấy con vui quá Thầy ơi! Tại con ngồi, bữa nay con ngồi được 40 phút mà con không có niệm cái nào vào thưa Thầy, tỉnh thức hết sức luôn, nó không còn vô nữa.

Trưởng lão: Ừ! Nó an trú, tức là an trú được trong cái thân hành của con. Vậy tốt rồi con! Ráng tập tiến tới thêm, tiến tới được sau đó là cái nó an trú được rồi sau đó nó mới đẩy lui được bệnh mới tu Tứ Niệm Xứ. Bởi vì khi mà cái cảm thọ gì đó mình an trú cho được rồi thì bắt đầu mình đẩy lui, thì mình đẩy lui được cái chướng ngại pháp ở trên thân của mình, phải không?

Rồi bắt đầu bây giờ như vậy là về tu đi con. Xong rồi!

Tu sinh 2: Dạ! Như Thầy ơi, ví dụ như cái pháp mà Định Niệm Hơi Thở đó Thầy, 18 cái đề mục đó Thầy, ví dụ như con đang tu cái đề mục đó là “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vào, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra.” Nhưng mà con cảm thấy sao cái thân của con nó không có an được, cái con quay lại con tác ý “An tịnh thân hành” được không Thầy?

(26:08) Trưởng lão: Được, đặng cho nó an tịnh rồi, mỗi lần con hít vô, thở ra con cảm thấy toàn thân con nó an tịnh nó dễ hơn là con nói suông không, nó có cái trạng thái an ổn của nó, thì đó nó dễ. Nhiếp tâm được rồi an trú được.

Tu sinh Pháp Ngộ: Con bạch thêm Thầy một câu nữa bạch Thầy. Chẳng hạn như mình dùng cái câu pháp hướng hôm qua con hỏi đó: “Tâm an tịnh mà thân như nước.” Đó bạch Thầy, như vậy mình có cần dùng cái pháp tưởng để đẩy cái bệnh đó ra không Thầy?

Trưởng lão: Có con! Dùng pháp tưởng.

Tu sinh Pháp Ngộ: Là mình phải thư giãn hai chân ra hết, rồi cái thân lúc đó mình giống như mềm nhũn vậy à! Nó mềm mà nó nhụn nhụn nhụn giống như là có cái gì nó ra nữa. Như vậy nó hết bệnh phải không Thầy?

Trưởng lão: Đó thì cái đó là dùng tưởng rồi đó. Thì nó mới đẩy lui chướng ngại pháp trên thân mình đó, nó mau lắm con, đẩy lui nó.

Tu sinh Pháp Ngộ: Con thấy những lúc mà con đi mà nó mệt đó, thì con dùng có những cái loại thứ nhất thì dùng cái câu đó, thứ hai là “An tịnh thân”, tâm mà không được khỏe thì “An tịnh tâm”. Một cái cuối cùng nữa là “Với tâm giải thoát”. Nó cũng làm hết bệnh cho ta, thì có đúng như vậy không Thầy?

Trưởng lão: Đúng đó con, nó làm cho thân tâm mình được giải thoát. Đó là cái mục đích của những cái đề mục mà đức Phật đưa ra đó là mục đích để giải quyết đó.

Tu sinh Pháp Ngộ: Khi mà con ngồi con để như vậy con thấy cái thân nó nhũn mà nó giống như nó có cái nước mà nó chảy ra nó thẳng vậy nè, mình tưởng vậy luôn, nó bùng nhùng mà hình như nó có cái gì nó ra. Một thời gian rất ngắn là tự nhiên mình thấy mình khỏe, không còn bệnh.

Trưởng lão: Nó không còn đau. Dùng tưởng đẩy lui, để dùng thêm cả thư giãn mà còn dùng tưởng đẩy nữa thì nó mau dữ lắm! Cái đó là đúng rồi, con không có sai đâu con.

Tu sinh Pháp Ngộ: Dạ! Có lần con bị tức cái ngực vậy đó, nặng, tốn nhiều hoặc là nhiều thở, dùng nó hết thưa Thầy.

Tu sinh 1: Bạch Thầy, cho con hỏi. Trong cái Định Niệm Hơi Thở nó có 18 cái đề mục thưa Thầy, 18 đề mục coi trong sách Thầy có dạy. Thế về là mình quán chiếu và mình tác ý là trong 18 cái đề mục đó là mình trong cái hơi thở của mình vẫn được ạ?

(28:09) Trưởng lão: Được con! Bởi vì coi như cái mình muốn sử dụng cái đề mục nào cũng được hết. Nhưng mà nó phải đúng cái trường hợp là trong thân mình bị chướng ngại gì đó mà sử dụng cái đề mục đó để đẩy lui cái chướng ngại đó.

Tu sinh Pháp Ngộ: Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Con xin bạch Thầy là mấy ngày nay con cố gắng giữ độc cư con tu. Thì nhất về những cái lúc mà nghỉ trưa đó, thì con nghỉ rất ít, tự nhiên có một thời gian có hai mươi phút đến nửa tiếng là bắt đầu nó thức giấc dậy và nó tâm nó sáng suốt lạ thường, nó bình tĩnh lạ thường mà không có cái gì khác.

Trưởng lão: Cái đó là tỉnh giác.

Tu sinh Pháp Ngộ: Dạ! Nó sáng lạ thường chưa từng thấy, ví dụ như tối cũng vậy, thì khuya cũng vậy, ngủ là khi mình thức dậy, tỉnh giấc dậy là nằm tỉnh queo nó sáng suốt lạ thường. Hoặc là ban ngày, có những lúc con ngồi thì tâm nó sáng lắm, không có, chưa từng thấy nó sáng lạ thường.

Trưởng lão: Tỉnh giác.

Tu sinh Pháp Ngộ: Dạ! Thì nó có kiểm chứng thì con có cái sự tu tập có tiến bộ hơn một chút. Kính bạch Thầy thì con xin trình Thầy về vấn đề trên cái thân, thọ, tâm, pháp của mình đó. Thì khi mà ác pháp nó đến đó, thì mình phải dùng tất cả các câu tác ý để mình tác nó hay sao bạch Thầy?

Trưởng lão: À, câu tác ý đó con!

Tu sinh Pháp Ngộ: Và tác ý như thế nào?

Trưởng lão: Tác ý một tướng khác của một cái tướng đó. Ví dụ như tác ý nó như cái thân bị những ác pháp nó tác động, nó đau nhức chỗ nào. Hoặc là cái tâm mình nó có trạng thái gì nó phiền não hoặc là nó có nhớ thương hoặc là nó nghĩ ngợi cái gì tào lao. Thì mình tác ý một cái tướng khác của cái tướng đó đó thì nó sẽ đuổi cái tướng kia đi. Trong cái bài ‘Song Tầm’ đức Phật nói, cái tầm ác đó thì dùng cái tầm thiện mình đẩy đi, thì như vậy là mình sẽ…​ một lần không đi hai lần, ba lần đi mất.

(30:07) Đó, rồi mình hễ mình tác ý thì mình an trú vào thân hành tức là cái chánh niệm đó, thân hành niệm đó, tức là mình an trú vào cái hơi thở, hơi thở của mình thì mình thỉnh thoảng mình phải tác ý. Thì coi như là lấy cái bài của đức Phật mà đối trị bệnh đó, thì lúc đức Phật phải chánh niệm tỉnh giác, tức là chánh niệm tỉnh giác trên thân hành của mình. Rồi sau đó mới tinh cần tác ý đuổi tất cả những chướng ngại pháp. Đó thì làm vậy thì cái chướng ngại gì mà ở trên thân con, thì con cũng đẩy lui hết, không có còn.

Tu sinh Pháp Ngộ: Dạ! Cũng như mình ra lệnh đó bạch Thầy?

Trưởng lão: Ra lệnh đó, ra lệnh bảo đi đó.

Tu sinh Pháp Ngộ: Ra lệnh không được thì mình mới bắt đầu mình mới áp dụng trong hơi thở hoặc là…​

Trưởng lão: Ừ! Nó vậy đó, mình ra lệnh rồi cái mình nương vào hơi thở, ra lệnh nương vào hơi thở. Để cái sức mà ở trong hơi thở, an trú trong hơi thở nó có cái lực nó đẩy, chứ còn mà nếu mà mình ra lệnh không thì nó không đẩy nổi, phải không? Mình ra lệnh đó rồi thì mình trú vào chỗ, cũng như mình tựa lưng vào cái điểm tựa cho chặt, cái bắt đầu nó đánh mình không được. Cái bắt đầu mình ra lệnh nữa, mình tựa lưng đó nó chịu, mình chịu ở trong cái chỗ hơi thở của mình đó, thì nó đẩy mình không có được đâu, còn không mình không có tựa đó, nó đau quá hoặc này kia mình thua.

Tu sinh Pháp Ngộ: Nó bám vào hơi thở Thầy?

Trưởng lão: Phải bám vào hơi thở, nghĩa là tác ý rồi bám vào hơi thở. Đẩy rồi dựa lưng, đẩy rồi dựa lưng. Cũng như mình có, bây giờ ví dụ như mình đẩy cây, cái rồi mình chêm cái đội lên, cái cây nó không lăn lại, rồi mình đẩy tới nữa mình chêm nữa, cứ vậy mình xích tới hoài, nó bay luôn.

Tu sinh Pháp Ngộ: Dạ, ồ! Cái này hay quá!

Trưởng lão: Cách thức đó của ông Phật ông dạy vậy. Cho nên tinh cần, chánh niệm tỉnh giác mà lại tinh cần, phải không? Chánh niệm tỉnh giác đó, mình nương vào hơi thở là mình chánh niệm tỉnh giác rồi đó. Bây giờ tinh cần là tác ý, phải không? Tác ý cái kê đội vô, để chêm nó đừng tụt lại, kê đội vô, đẩy bay hết. Cái thế của Phật mà!

(31:50) Bởi vì biết cách rồi Thầy nói hay lắm, cái gì cũng bay!

Tu sinh Pháp Ngộ: Kính bạch Thầy! Thì khi Thầy nói về quán trên bốn cái thân, thọ, tâm, pháp đó. Thì như mấy đợt trước có, mà con nói rằng nó có nhiều ác pháp đó, thì con cũng quán con thấy thì thật sự ra quá nhiều ác pháp bạch Thầy, xung quanh mình quá nhiều! Chẳng hạn như khi cái thân mình nhức mỏi tức là cũng là ác pháp, đau trong đó cũng là ác pháp, rồi hoặc là thọ, thọ khổ cũng là ác pháp rồi, nó là thọ rồi. Rồi tâm mình mà bị phóng dật cũng là ác pháp, rồi muỗi mòng ác pháp bên ngoài bay vô nó cắn. Cho nên bởi vậy là tâm đã phóng dật rồi, rồi thọ lại đau, thân lại mỏi mệt. Thân, thọ, tâm, pháp đều bị ác pháp hết, như vậy là mình bị nó xâm chiếm hết, nó quá đau khổ thì kêu làm sao mà chịu nổi. Và nhiều lúc con quán xét đó, thì muốn gìn giữ được cái chân đế thứ ba của đức Phật này, không phải là dễ, quá khó!

Trưởng lão: Bởi vì nó mới hộ trì, hộ trì chân lý đó, gìn giữ nó để cho mình phải chứng đạt với cái chân lý, tức là phải sống ở trong trạng thái đó. Nó thực tế mà nó cụ thể mà nó khó làm chứ không có phải dễ!

Bởi vì trên bốn chỗ này nó cứ tác động hoài cho nên nó cái chân lý đó, cái chân lý thứ ba đó nó bị mất. Chứ nếu mà nó không bị tác động như vậy thì cái chân lý thư ba không mất thì mình chứng đạo.

Đó, hay chứ! Đức Phật nói mình chứng, mà ví dụ như mình hộ trì chân lý, chân lý được hộ trì, bây giờ cái mặt của thanh thản nó lộ cái mặt ra rồi thì bây giờ đó, đầu tiên thì mình hộ trì chân lý, mình mới biết thôi, nhưng mình dùng pháp mình tu, mình tu tập để cho mình hộ trì cái chân lý cho nó hiện ra. Bây giờ chân lý nó được kéo dài nó hiện ra rồi, bây giờ chân lý nó được hộ trì. Con thấy cái câu của đức Phật dạy rõ ràng lắm.

Bây giờ đó mình mới biết chân lý rồi bắt đầu mình mới giữ nó được, còn hồi đầu mình chưa biết đâu, mình ôm pháp để cho nó có cái trạng thái thanh thản. Rồi khi mà trạng thái thanh thản nó có với mình mà tự nhiên chứ không được ức chế nó, mình mới giữ nó được chứ, chứ giờ vô mình giữ thanh thản mình bị ức chế, mình ức chế.

Cho nên đầu tiên thì mình hộ trì chân lý, sau đó rồi chân lý được hộ trì, rồi mới chứng đạt chân lý. Nó đi từng bậc, từng bậc đó, chứ không khéo mình lầm đó, mình sai luôn.

Tu sinh Pháp Ngộ: Dạ! Thưa Thầy đòi hỏi thời gian nhiều lắm bạch Thầy.

Trưởng lão: Ừ!

3- TÁC Ý ĐẨY CHƯỚNG NGẠI KẾT HỢP AN TRÚ

(34:19) Tu sinh Pháp Ngộ: Bạch Thầy nói lại giùm con cái mà mình dùng nương vào hơi thở này mình dùng tác ý câu này, xong cái mình dùng nương vào cái hơi thở, nương vào cái hơi thở xong bắt đầu cái rồi mình lại dùng tác ý để mình đẩy nó?

Trưởng lão: Đẩy nữa, rồi nương vào hơi thở nữa, coi như là mình hơi thở đó là mình cái con đội mình kê đó, kê đặng cho nó đừng có tụt lại. Mình dựa lưng nó để mình đẩy, rồi bắt đầu mình đẩy rồi cái dựa lưng lại, mình chống lại. Cho nên cái bệnh nó càng ngày đẩy ra, cái chướng ngại pháp nó đi ra, chứ không đi vô được.

Tu sinh Pháp Ngộ: Như vậy là bạch Thầy cho nên Thầy dạy mỗi người mà họ thực tập cái Định Niệm Hơi Thở đó, khi mình tập cái Định Niệm Hơi Thở là Thầy dạy cho nhiếp tâm là như vậy đó?

Trưởng lão: Như vậy đó con. Đó, cái cách thức đó để mà đẩy lui chướng ngại, chướng ngại pháp trên thân, thọ, tâm, pháp.

Tu sinh Pháp Ngộ: Bạch Thầy, chẳng hạn như trong ba cái câu của Thầy dạy cho con chẳng hạn như là câu: “An tịnh thân”, “An tịnh tâm”“Với tâm định tĩnh” đó, thì mỗi câu pháp hướng đều nó là khác nhau, nhưng mà khi nó an trú vào tâm đó thì là con dùng các cái câu con an trú vào, thì con thấy nó cũng là nó bám chặt vào cái hơi thở thôi, thì nó có kết quả gì nữa không bạch Thầy?

Trưởng lão: À, cái đó có kết quả, mỗi kết quả là mỗi cái tác ý, ví dụ như bây giờ đó con nhắc: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết…​.” Thì nó một mục đích để nó an trú trong cái thân của con thôi. Nhưng mà trong đó nó có cái tâm con cũng có an trú nữa chứ không phải không, nhưng mà cái chính của nó là cái thân.

(35:51) Rồi bắt đầu bây giờ con thấy cái tâm con bị chướng ngại gì đó con cũng: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra.” Thì trước khi mà cái tâm con bị động mà cái tâm con bị động, thì con sử dụng theo cái đề mục đó để nó, con nương vào, con đưa vào đó thì nó là chính. Cái tâm đó lúc bây giờ nó chính, nó an tịnh chính chứ không phải là cái thân nữa, nhưng mà trong đó cái thân có an lạc. Có cái thân trong đó, nhưng mà chính cái chỗ tác ý đó nó mới chú ý vào cái chính của nó là cái tâm chứ không phải là cái thân, mà chính cái tâm nó đang bị cái chướng ngại.

Cũng như bây giờ cái thân con đau nhức, chính cái thân của con nó mới là chính cái chính của nó về cái câu tác ý “An tịnh thân hành” nó là chính. Cho nên bây giờ con tác ý, cái cảm thọ như cái thân con nhức cái đầu, con: “Thọ là vô thường cái đầu nhức này phải đi!”. Thì lúc bấy giờ con mới: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô…​” Nó dựa vào cái hơi thở mà con tác ý bảo nó an đó, thì con ở chỗ đó con chịu đựng với nó để cái tâm con không bị dao động, phải không?

Mà tâm không dao động thì cái sức đề kháng của cái thân con nó mạnh lắm, nó đẩy cái đó ra nữa. Mà giờ nó có nó đẩy mà nó đẩy chưa hết, thì con còn thấy nhức cái đầu nữa, thì con tác ý: “Thọ là vô thường, cái nhức cái đầu này phải đi!” Con tác ý lần nữa, rồi bắt đầu con mới: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Thì con tựa lưng vào cái hơi thở, con tựa lưng vào hơi thở như con đội mà kê cái cây không cho nó tụt lại nữa, nó tụt lại. Cho nên vì vậy mà cứ riết hơi cái thân con nó bất động thì ba cái cảm thọ này nó đi tuốt luốt.

Tu sinh Pháp Ngộ: Bạch Thầy, thì con tu tập thì có lúc con thấy như thế này có phải như cái câu Thầy dạy hồi nãy không. Khi mà mình hướng câu “An tịnh thân” thì hoặc là hướng câu “An tịnh tâm” thì đầu tiên nó đẩy lui những cái điều đó theo cái việc chính mà Thầy dạy hồi nãy, nhưng mà đến một lúc nào không còn nữa thì “An tịnh thân”“An tịnh tâm” nó cũng vẫn nằm trong cái bám trụ cái tâm bình thường trở lại nó không có vấn đề gì nữa hết, nó đều giống nhau.

Trưởng lão: À! Bây giờ thân nó…​

À! Nó giống nhau. Bây giờ nó trụ lại, nhưng mà trụ rất cách nhẹ nhàng mà hồi đó nó bám thật chặt, hồi mà đẩy bệnh nó bám cho thật thật chặt. Còn cái hồi mà nó, khi mà nó hết đau rồi bắt đầu nó chỉ thấy nhẹ nhàng, con thấy hơi thở ra vô nó không có bám chặt. Tức là thanh thản, an lạc, vô sự đó, tức là tâm định trên hơi thở.

(37:56) Chứ nó không phải là, nó không phải không biết hơi thở đâu. Nhưng mà thấy siết vô chặt như hồi mà nó bám vô để đẩy bệnh đó, thì tức là mình phải tác ý, mình phải nhắc: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự không có bám vô hơi thở nhiều” chứ để không nó quen nó siết vô, nó nhiếp vô, nó dính chặt ở trong đó.

Tu sinh Pháp Ngộ: Dạ nó cứ nhiếp bạch Thầy?

Trưởng lão: Ừ, mà để cho nó tự nhiên nó thấy hơi thở ra vô, ra vô vậy đó, thì mình để tự nhiên thì nó không nhiếp vô. Tức là nó biết hơi thở ra vô, nó định trên hơi thở thôi, thì nó là thanh thản, an lạc, vô sự đó, chứ không có gì. Cái này nó quan trọng lắm đó chứ không khéo, không khéo là nó bị dính trong Định Niệm Hơi Thở.

Tu sinh Pháp Ngộ: Dạ, thì con thấy là giữa mình an tịnh thân, an tịnh tâm xong bắt đầu là nó hết rồi. Đầu tiên hướng thì nó làm theo cái mục đích là an tịnh thân hay là an tịnh tâm. Sau một thời gian trở lại bình thường, thì con mới quán xét lại hai cái này sao nó giống nhau? Thì giống nhau là giống cái điểm sau cùng là nó hoàn thành các công việc của nó rồi.

Trưởng lão: Làm các công việc của nó bây giờ nó định lại hơi thở, nó nằm nhẹ nhàng ở trên đó, thanh thản, chứ không có gì. Bởi vì nó bao giờ cái tâm thì nó định nó phải định ở trên cái thân hành của nó thôi, chứ nó không có định ở trong một cái im lặng được. Cho nên buộc lòng nó phải thấy cái hơi thở ra vô, ra vô nhưng mà nó không quá là gom. Lưu ý nó gom chặt vô hồi mà bị đau đó. Con cố gắng con gom cái tâm con, nhiếp tâm vô cái hơi thở cho thật chặt để cho nó, cái cảm thọ con nó sẽ, nó mới phá mới được. Chứ không cái cảm thọ nó có cái lực nó làm cho cái tâm con cứ bám vô cái cảm thọ, con hiểu không? Bây giờ mình lôi cái tâm mình ra bám vô hơi thở, bám hơi thở cho nên mình tựa lưng hơi thở vầy cái nó, do nó tựa lưng chặt quá cho nên vì vậy cái tâm mình nó không rời ra được cho nên cái cảm thọ nó không có lôi ra được. Do đó cái cảm thọ nó bị đẩy lui.

Tu sinh Pháp Ngộ: Đẩy lùi xong nó lại bám vào hơi thở?

Trưởng lão: Nó lại bám lại hơi thở một cách nhẹ nhàng.

Tu sinh Pháp Ngộ: Dạ, Bạch Thầy có hai cái khi mà con tu cái số đếm, trong một một phút nó đếm rồi tác ý mười hai hơi thở đó, với cái con để tự nhiên, thì tự nhiên con, nó cũng bám hơi thở mà con để tự nhiên. Thì mình vừa đếm mà vừa tác ý nó cứ một phút mà mình tác, thì cái này nó bám chặt hơn cái bên này bạch Thầy?

(40:01) Trưởng lão: Đúng đó! Bởi vì khi mà con, khi mà con bị cảm thọ đau thì con vừa đếm mà con, bởi vì nó làm cho con phải tập trung rất cao, rất cao trong hơi thở để nó đẩy lui cái cảm thọ, con hiểu không? Mà khi mà nó không còn cảm thọ nữa thì con tu Tứ Niệm Xứ đó, thanh thản, an lạc, vô sự thì để cho nó biết hơi thở mà con không cần đếm, con đếm nó siết vô à.

Tu sinh Pháp Ngộ: Đếm nó siết vô bạch Thầy?

Trưởng lão: Tức là con đi vào trong cái Định Niệm Hơi Thở rồi. Còn cái này con không có ở trong Định Niệm Hơi Thở nhưng mà tại vì nó thanh thản, an lạc, vô sự thì nó phải biết hơi thở nhẹ nhàng, nó biết hơi thở.

Tu sinh Pháp Ngộ: Dạ, thì lúc đó mình cũng tác ý nhẹ nhẹ?

Trưởng lão: Ừ, mình tác ý nhẹ nhẹ chút, tác ý mạnh nó cũng bị sốc nó đó.

Tu sinh Pháp Ngộ: Buông hơi thở ra, nó không buông mình Thầy. Nó buông ra, bắt đầu nó lan tỏa trong cơ thể.

Trưởng lão: Ừ, thì coi như là khi mà mình dùng cái tâm mình quan sát bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp đó thì nó buông cái hơi thở ra, buông ra nó không thấy đâu. Cái bắt đầu cái mình để cho nó trở lại thanh thản, thì bắt đầu thấy nó nhịp nhịp hơi thở.

Tu sinh Pháp Ngộ: Nó chạy trở lại?

Trưởng lão: Chạy lại, nhịp mình nó đi nhẹ nhàng lắm!

Tu sinh Pháp Ngộ: Nó chạy vô một chập, rồi nó chạy vô một chập cái con để yên vậy là bắt đầu nó bám tiếp, nó bám chặt lại lần hai.

Trưởng lão: Nó bám chặt lại mình mới tác ý nữa đó, bởi vì bây giờ nó hay bám vô đó nó quen với hơi thở. Thành ra mình khéo để lôi nó ra, nó đừng ở trong hơi thở, biết nhẹ nhàng.

4- KHẮC PHỤC TÂM VÔ KÝ

(41:12) Tu sinh Pháp Ngộ: Bạch Thầy, con cũng bạch Thầy một cái nữa là khi mà con đang đếm cái hơi thở đó, từ một, trong một phút mà mình đếm đó, như hơi thở con là từ một cho đến mười hai. Thì nếu mà tu mà không đếm, thì cứ lâu lâu tác ý thì cái đó con không nói, con nói trong lúc mà đang đếm. Thì lúc mà thật sự bình thường, mà tâm nhiếp tâm cho thật, thì vẫn đếm rõ ràng. Nhưng mà vào những lúc khuya đó, tự nhiên đếm, thì tự dưng trong lúc mình đang đếm tự nhiên nó mất, nó mất niệm giống như nó lọt vào trong cái chỗ không đó, không còn nhớ gì trơn. Rồi lại, mình đếm ví dụ như tới số tám rồi, mà tự nhiên nó gục rồi cũng chẳng biết mình đếm số mấy, đó là bị cái gì bạch Thầy?

(41:58) Trưởng lão: Vô ký, nó vô ký nó quên. Tức là thiếu tỉnh đó, thiếu tỉnh giác rồi đó. Thiếu mất cái sức tỉnh rồi.

Tu sinh Pháp Ngộ: Lúc đó là nó bị hôn trầm hả bạch Thầy?

Trưởng lão: Nó chưa phải đâu, nó vô ký chứ chưa, chưa phải hôn trầm đâu mà nó vô ký nó quên.

Tu sinh Pháp Ngộ: Như vậy mình cách khắc phục bạch Thầy?

Trưởng lão: À! Khắc phục, trước khi mà nó báo cho con cái tình trạng vô ký đó, nó có cái trạng thái an, nó có cái trạng thái an. À, là khi mình nghe cái trạng thái là biết sắp sửa vô ký. Con nắm hai bàn tay chặt lại vậy nè, con để vầy hé, con nắm lại. Nắm dọc hai cái cánh tay con đó, cái nó đi qua đó, không có vô ký nữa. Chứ không nó lọt vô đó nó lặng mất đó, nó quên rồi, không biết rằng nãy mình đếm số mấy nữa. Nó chỉ có một chút xíu thôi.

Tu sinh Pháp Ngộ: Dạ, chút xíu thôi.

Trưởng lão: Mình thấy đang tỉnh như vậy đó, mình đếm nó vậy đó, mình nghe cái trạng thái này nghe nó nhịp nhàng nó an, tức là nó không có vọng tưởng, không có gì hết à.

Tu sinh Pháp Ngộ: Dạ, nó cũng bình thường.

Trưởng lão: À, bắt đầu con nắm hai tay chặt lại, cái con phá nó, cái nó đi qua. Con thường thường để ý mình tu, mình tu mình để ý. Khi lọt vô ký thì mình lưu ý từng cái trạng thái nó xảy ra nó mới rớt vô đó. Trước khi nó báo động có một cái điều kiện gì hôn trầm, thùy miên. Cái sức mình bởi vì chánh niệm tỉnh giác, tỉnh thức lắm. Cho nên khi mà có trạng thái gì xảy ra nó đều có báo động trước mà, tại vì mình không có, mình thiếu tỉnh giác, mình không thấy. Chứ còn mình thấy, biết ờ mày sắp sửa có tới hôn trầm đây, mày báo cho tao biết rồi. Cái thân của mình nó báo cho biết hết mọi cái sự kiện xảy ra, nhưng mà tại vì mình không có lưu ý kỹ cho nên mình không có thấy, rồi tới chừng nó đến mình gục xuống hay mình ngủ thôi chứ mình không biết, chứ nó báo.

Khi nào mà hôn trầm thùy miên, mà đến thật sự á, nó làm cho mình lười biếng á, đó là hôn trầm, thùy miên.

Còn cái mà nó vô thình lình mà ngủ thình lình nó không thuộc loại hôn trầm, thùy miên đâu, mà nó thuộc loại vô ký, thuộc về loại ngoan không. Lưu ý nó cũng giống như mình ngủ vậy, nhưng nó ngoan không.

Tu sinh Pháp Ngộ: Có khi tự con khắc phục là nó được luôn, mà khắc phục bốn lần được có một lần còn ba lần lúc nào cũng bị. Mới đây cái này con mới phát giác nó ra. Vượt qua, mà có khi nó tới mười hai hơi là nó quen rồi, nó quen rồi mình tự tác ý rồi, là nhiều khi tới đó tự nhiên nó cũng làm cho mình hụt hẫng luôn, dừng lại luôn nó không ý thức nó bắt, nó không biết gì nữa mà nó cũng bắt mình tác ý lại. Nhưng mà lúc đó mình không tác ý mình biết.

(44:17) Trưởng lão: Cái đó là con phải chuẩn bị trước, con biết trong cái khoảng thời gian nào mình tu nó hay thường xảy ra, lưu ý. Thì lúc bây giờ mình chuẩn bị là hai tay mình nắm chặt lại, nó không có vô, hai cái tay mình nắm.

Tu sinh Pháp Ngộ: Với một cái nữa là giống như nó giật vậy đó.

Trưởng lão: Đó cũng là dạng vô ký, vô ký giật.

Tu sinh Pháp Ngộ: Nó giật luôn, giật nhưng mà còn biết, giật nhưng mà biết.

Còn cái mà nó…​giật mà mình không biết, cái đó là…​

Trưởng lão: Nó cũng là cái dạng vô ký, cái dạng cao cấp đó.

Tu sinh Pháp Ngộ: Cao cấp hơn.

Trưởng lão: Cái dạng giật cao cấp.

Tu sinh Pháp Ngộ: Cao cấp hơn, chứ mình đang ngồi đây, giật một cái.

Trưởng lão: Đó là cũng một dạng vô ký.

Tu sinh Pháp Ngộ: Nhưng mà còn biết bạch Thầy, còn không mất cái đếm. Còn cái này, mất luôn cái đếm.

Trưởng lão: Mất luôn, quên.

Tu sinh Pháp Ngộ: Quên luôn, mình không biết mình đếm cái gì nữa.

Trưởng lão: Vô ký luôn.

Tu sinh Pháp Ngộ: Cái này con nhận ra mình nặng, cho nên bởi vậy, cho nên nó…​

Trưởng lão: Có tu rồi mới biết mặt nó đủ hết, đủ loại.

Tu sinh Pháp Ngộ: Dạ, nhất là vào cái lúc buổi sáng mà nó làm cho mình mệt mỏi nhất là mình bị cái điều đó đó bạch Thầy.

Trưởng lão: Ừ, đó cái trạng thái đó là…​

Tu sinh Pháp Ngộ: Mệt mỏi nhất, dạ con xin trình Thầy như vậy.

Trưởng lão: Ừ, rồi!

Rồi, con cứ trình Thầy đi, có gì không?

Tu sinh Nguyệt Thảo: Thưa Thầy, sao con ngồi kiết già hai tay con thích để vậy, chứ con không có thích để như vậy…​

Trưởng lão: À! Con để sao cũng được hết, bởi vì đối với cái tu mà theo đạo Phật đó, nó cái tư thế mà kiết già hay bán già gì nó cũng tốt hết. Bốn oai nghi đi, đứng, nằm ngồi đều ở trên Tứ Niệm Xứ đều được.

Tu sinh Nguyệt Thảo: (…​)

(45:49) Trưởng lão: Cũng được, thư giãn, thư thả nó không sao hết. Đừng có nghĩ rằng ngồi vậy mới làm Phật mà ngồi vậy không làm Phật đâu. Con thấy những cái tượng mà ông Phật, Thầy nói ở bên Nguyên Thủy, ở bên Thái Lan hay hoặc là bên nước Ấn Độ, cái tượng Phật con thấy, ngồi nó không phải là cứ phải xếp bằng ngồi bán già nè, con thấy cái hình ảnh đó. Rồi cái tay nó để ở trên đầu gối, có tay thì nó đưa lên như vầy, nó làm đủ cách. Nhưng mà sự thật đó là thể hiện qua Tứ Niệm Xứ hết.

Cho nên đừng có nghĩ về vấn đề có Thiền tông với Đại thừa nó bắt mình ngồi phải co tay, co chân như thế này, chứ còn để như con nó không chịu đâu.

Tu sinh Nguyệt Thảo: Thầy, cái lúc trước, đến cái giờ con ngồi, cái giờ con đó con ngồi được, Mà giờ sáng nó ngồi mà nó không chịu, nó quặp chân, quặp tay đủ thứ con đi kinh hành…​

Trưởng lão: Ừ, thì khi nào mà nó tác ý ra nó muốn ngồi thì mình ngồi, còn nó không muốn ngồi thì cứ đi. Đã con đọc cái, chắc chưa đọc cái tập sách Thầy chứ gì? Thì trong cái bài mà ‘Đại Không’ thì đức Phật đã dạy mà…​(47:08)

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy