20020215 - ĐẠO ĐỨC LÀM NGƯỜI
Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời gian: 15/02/2002
Thời lượng: [01:51:52]
Phật tử: Nam Mô Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni! (3 lần)
Chúng con bốn phương đã đủ duyên lành vân tập về đây, trước là đảnh lễ Phật, sau là thăm Thầy, thăm Tu viện. Nhân dịp này chúng con xin thỉnh Thầy giảng dạy cho chúng con bài pháp đạo đức, cách sống làm sao không làm khổ mình, khổ người.
Và chúng con cũng thỉnh Thầy giảng dạy cho chúng con biết con đường tu tập của đạo Phật, con đường nào Chánh pháp, con đường nào là tà pháp. Vì trên đường tu tập giải thoát có nhiều chông gai hầm hố, chúng con không biết thì sẽ đi lọt hầm sa hố, rồi lạc vào tà pháp, uổng cuộc đời cho chúng con, kính mong Thầy từ bi chỉ dạy.
Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
(01:20) Trưởng lão: Hôm nay quý Phật tử được câu hữu về đây, sau được diện kiến với Thầy. Từ lâu quý Phật tử nghe một người tu làm chủ được sự sống chết, tưởng là chắc có lẽ là Thầy không có giống với người bình thường, phải không quý Phật tử?
Nhưng mà không ngờ Thầy chỉ là một con người cũng như bao con người khác, vậy mà nó có đủ cái sức mà làm chủ sự sống chết của mình. Thứ nhất là làm chủ được cái tâm tham sân si ham muốn của mình. Thứ hai, làm chủ được bệnh tật. Thứ ba, làm chủ được cái già của mình, già mà không có lụm cụm, già mà quắc thước. Rồi thứ tư là làm chủ được cái chết của mình, muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống.
(2:09) Người ta rất ngạc nhiên, bệnh đau mà tự thân của mình mình lại đẩy lui được bệnh tật, đó là một cái ai cũng mong muốn hết, không uống thuốc. Rồi đến chừng chết, thì tịnh chỉ hơi thở một cách tự tại. Thiệt ra thì người ta không ngờ rằng Phật giáo có đủ cái lực như vậy, mà từ lâu tới giờ không ai làm được. Cũng tu tập nhiều, cũng tụng kinh, cũng niệm Phật, cũng ngồi thiền, nhưng mà ít có thấy người ta làm chủ được.
Cho nên nhiều khi chúng ta thấy rất rõ bốn cái chỗ đau khổ của kiếp người mà đạo Phật đã nêu ra, đã nêu ra cho chúng ta thấy đó là bốn nỗi khổ của con người của chúng ta. Khi mà sanh ra làm người thì ai mà không đau khổ trên bốn chỗ đau khổ này.
Nhưng mà đạo Phật lại dẫn dắt chúng ta không có đau khổ, làm chủ được bốn sự đau khổ. Thế mà chúng ta là những tu sĩ, là những cư sĩ, là những tín đồ của Phật giáo lại không làm được điều này thì quá là uổng.
Nhưng giáo lý của đức Phật rất là thực tế, cụ thể, nhất là giáo lý nguyên thủy, dạy chúng ta bắt đầu sống đạo đức làm người, không làm khổ mình khổ người. Thực ra không làm khổ người thì cũng dễ, nhưng mà cũng khó chứ không phải dễ. Mình biết kham nhẫn, mình biết chịu đựng thì mình sẽ không làm khổ người khác. Nhưng đối với làm khổ mình thì còn khó gấp mấy trăm ngàn lần, rất khó.
Nhưng đạo Phật có phương pháp, có cách thức để dạy chúng ta không làm khổ mình, đó là cái nền đạo đức của Phật giáo, nền đạo đức nhân bản nhân quả không làm khổ mình khổ người.
(4:01) Hôm nay Thầy xin nói về đạo đức nhân bản nhân quả. Bởi vì chúng ta hiện giờ không thể nào mà nói Thiền Định được. Nếu chúng ta không xây dựng cho mình một nền tảng vững chắc của đạo đức thì Thiền Định chúng ta chỉ là tà thiền, không thể nào mà Thiền Chánh được.
(4:23) Cho nên đạo Phật dạy chúng ta Giới sanh Định, Định sanh Tuệ. Chúng ta hiện giờ có cái tri kiến hiểu biết chớ không phải là trí tuệ đâu, trí tuệ phải là không có không gian và thời gian tức là Tuệ Tam Minh.
Còn tuệ chúng ta gì mà quá khứ thì không biết gì hết, chuyện đã qua thì nó, ngay trong một đời nay thôi chúng ta cũng còn quên trước quên sau chưa nhớ hết, làm sao mà chúng ta nhớ được quá khứ trong nhiều đời nhiều kiếp, còn tương lai thì chúng ta mờ mịt không biết!
Thậm chí như bây giờ, hiện bây giờ Phật tử cũng chẳng biết mình chết rồi sẽ đi về đâu, có thế giới siêu hình hay không có, có linh hồn hay không có linh hồn quý vị cũng chưa biết nữa. Cũng nghe tôn giáo này cũng nói linh hồn, tôn giáo kia cũng nói rằng có cái thần thức, Phật tánh, nói vậy chứ chúng ta cũng chưa biết chắc.
Bởi vì chúng ta thấy cái thực hiện ở trong tâm chúng ta nó có những cái biết. Tại sao Thầy nói con người có những cái biết chớ không phải có một cái biết?
Cái biết thứ nhất mà chúng ta hằng ngày mà chúng ta biết, như bây giờ quý Phật tử đang ngồi nghe Thầy nói chuyện đây, đó là cái biết của ý thức của chúng ta. Nó gồm có Sắc Thức, trong kinh điển của Phật gọi là Sắc Uẩn, cho nên nó gồm có cái biết của chúng ta, cái ý thức của chúng ta, mắt thấy tai nghe, thì cái biết đó là cái biết của ý thức.
Còn cái biết trong giấc mộng của chúng ta khi mà cái ý thức của chúng ta, lúc thân chúng ta ngủ ý thức không hoạt động, thì chúng ta nằm mộng, thì trong giấc mộng của chúng ta đó, thì chúng ta có cái biết ở trong giấc mộng. Cũng nghe cũng thấy cũng tiếp xúc với mọi hình bóng ở trong giấc mộng của chúng ta, đó là cái biết ở trong giấc mộng.
Và còn cái biết của một người tu mà gọi là Tam Minh đó, cái biết đó không có không gian và thời gian, cho nên nó có Túc Mạng Minh, biết nhiều đời nhiều kiếp, Thiên Nhãn Minh, có cái biết mà không có không gian, ở chỗ này muốn thấy biết ở chỗ nào cũng được hết. Thì cái biết đó là cái biết của Tam Minh, cái biết đó là cái biết của tâm thức của chúng ta.
(6:50) Cho nên nó có 3 cái biết rất rõ ràng, vì vậy mà trong bốn cái loại Định của Phật phải sử dụng cả ba cái biết này. Cho nên vì vậy mà người mà nhập Định làm sao sử dụng được ba cái biết này mới nhập Định được, còn nếu mà sử dụng có một cái ý thức của chúng ta biết thì chúng ta không nhập Định được.
(7:01) Cái biết đầu tiên của chúng ta để mà nhập được cái Định đầu tiên đó là Sơ Thiền. Cái Thiền thứ nhất là cái Thiền mà ly dục ly ác pháp, ly dục ly ác pháp là bằng ý thức của chúng ta, thì cái người đó tu cái pháp môn gì? Tu giới luật. Bởi vì chỉ có giới luật thì chúng ta mới có ly dục ly ác pháp mà thôi.
Thế cho nên giới luật của Phật rất nhiều. Đối với Sadi, người mới vào tu thì đức Phật dạy cho chúng ta có 10 giới Thánh đức Sadi. Một vị tu sĩ theo đạo Phật mà giữ gìn được những giới luật thì đó gọi là Thánh đức, Thánh hạnh của chúng ta. Một người tu sĩ phải có hạnh chứ không thể nào mà sống bừa bãi cũng như người thế tục được.
Cho nên giới luật là một nền tảng vững chắc để cho chúng ta xây dựng mình trên cái hướng đi vào Thiền Định, nó mới vững chắc. Một vị tu sĩ, một người cư sĩ mà không giữ gìn giới luật thì chúng ta không thể nào mà đạt được Thiền Định. Ai cũng nghe Thiền Định nó rất hay nhưng chúng ta làm không được là nhập không được.
Bởi vì ý thức đầu tiên của chúng ta chỉ có nhập được cái Định của Sơ Thiền, còn Định Nhị Thiền thì nó thuộc về tưởng thức rồi. Tại sao vậy? Bởi vì khi đó chúng ta phải diệt Tầm Tứ mới nhập được Nhị Thiền, mà diệt Tầm Tứ tức là ý thức của chúng ta bị ngưng, không hoạt động, chứ không phải diệt Tầm Tứ là diệt vọng tưởng của chúng ta.
(8:52) Nghĩa là chúng ta ngồi đây mà không niệm, chúng ta cho là mình diệt Tầm Tứ, không phải, đó là hiểu sai. “Diệt”, quý vị nghe chữ “diệt” tức là không hoạt động nữa chứ không phải ly. Cũng như bây giờ Thầy nói như thế này nè. Thầy ly dục ly ác pháp, có nghĩa là Thầy chưa có diệt dục và ác pháp của Thầy, nhưng mà Thầy lìa nó ra.
Bây giờ buổi sáng Thầy đói bụng, Thầy muốn đi ăn cơm hoặc là ăn một cái bánh, thì cái muốn ăn đó đó là dục. Bây giờ Thầy mới ly nó ra, Thầy nói không được ăn. Một người tu sĩ như Thầy trưa ăn một bữa trưa mà thôi, không có ăn phi thời như vậy. Do cái ý thức của Thầy, cái tri kiến của Thầy lý luận như vậy cho nên Thầy dừng lại Thầy không ăn. Mà Thầy không ăn tức là Thầy ly dục chứ chưa phải hết dục. Con thấy ly không?
Bây giờ cái tâm của Thầy nó muốn đi ngủ, cái thân của Thầy thì nó buồn ngủ, cái tâm nó muốn đi ngủ rồi. Thầy nói ”Giờ này không phải giờ mày ngủ, nhất định là mày không được ngủ”, bắt đầu Thầy đi kinh hành. Tức là Thầy hành động như vậy Thầy ly cái si của Thầy, cái tâm si của Thầy gọi là ly dục.
Bây giờ cái tâm Thầy nó muốn đi nói chuyện, Thầy nói “Không được, mày là người tu sĩ phải sống độc cư, phải không được hội họp, không được nói chuyện, cấm đó”, mình không nên cho nó. Đức Phật làm những cái việc đó, đức Phật nói chế ngự tâm mình.
Còn trái lại chúng ta dùng một cái phương pháp, một cái câu niệm Phật như “Nam Mô A Di Đà Phật”, hoặc là một cái hơi thở mà chúng ta tập trung trong cái đối tượng đó, hoặc là chúng ta vẽ một cái điểm để mà mắt chúng ta nhìn vào cái điểm đó chúng ta tập trung để cho cái tâm của chúng ta đừng có khởi niệm, thì đó là ức chế tâm.
Còn bây giờ quý vị chưa bao giờ ăn ngày một bữa, mà quý vị chưa tập tu quán thực phẩm bất tịnh làm cho nó nhàm chán đi, mà quý vị cố gắng ôm cái giới luật ăn ngày một bữa, quý vị bị ức chế, ức chế cả thân và tâm. Vài ba hôm sau thì thân tâm của quý vị, nhất là cái thân của quý vị bị bệnh làm cho cái tâm của quý vị thối chuyển. Cho nên nếu không khéo thì chúng ta sẽ tu bị ức chế tâm và ức chế thân làm khổ cho thân tâm của chúng ta.
(11:08) Cũng như bây giờ sức chúng ta chỉ ngồi kiết già là khoảng độ chừng 15 phút, nhưng cố gắng ngồi 30 phút. Khi lúc bây giờ chân chúng ta bị tê, rồi bị đau, nó làm chúng ta rất khổ sở, nhưng chúng ta cứ ngồi đó mà ráng chịu đựng. Nếu chúng ta chịu đựng chừng 3 phút 2 phút thì đó là chúng ta chế ngự thân để làm tập cho nó quen. Nhưng mà chúng ta lại kéo dài cái thời gian chế ngự đó ra thì lúc bấy giờ chúng ta bị ức chế.
Nó quá cái sức chịu đựng của chúng ta, cho nên mồ hôi trong người chúng ta đổ ra, cho tới khi mà chân chúng ta sưng lên thì cái điều đó là cái điều làm chúng ta ức chế thân làm cho chúng ta khổ. Mà đức Phật không chấp nhận điều đó, gọi là khổ hạnh, làm chúng ta khổ. Cho nên tu theo đạo Phật phải tu đúng, đừng có tu sai. Bởi vì chúng ta phải hiểu đúng, rất đúng thì chúng ta tu mới kết quả.
(11:44) Nhưng Thầy nói như thế này để cho quý vị thấy rằng đạo Phật có 8 cái lớp để tu học, tức là lớp Chánh Kiến, lớp Chánh Tư Duy, rồi Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, rồi tới Chánh Định. Thì như vậy là 8 cái lớp mà chúng ta tu tập này, mỗi lớp phải tu tập những bài pháp nào, để tu tập cái lớp đó, mà cái lớp đó nó thực hiện ở cấp nào. Bởi vì đạo Phật có 3 cấp: cấp Giới Luật, cấp Thiền Định, và cấp Trí Tuệ, chứ không phải muốn vô học muốn tu, tu lu bù, không được.
Cho nên người cư sĩ, người ta vào mà người ta theo đạo Phật thì người ta học cái lớp đầu tiên là lớp Chánh Kiến. Người ta thực hiện Giới luật của người ta đó là bát giới, tám cái giới. Nhưng mà 8 giới gồm có 9 giới Sadi ở trong đó rồi, cho nên gọi là Thọ Bát Quan Trai, có phải không?
Cho nên người cư sĩ mỗi tháng họ phải dành cho họ trong một ngày hoặc hai ngày để Thọ Bát Quan Trai, họ sống như đời sống của người tu sĩ, họ tu tập đúng pháp để ngăn ác diệt ác, lúc nào cũng tăng trưởng sanh thiện để họ sống cho đúng cách, rồi họ áp dụng vào trong những ngày mà họ tiếp duyên với nhau, họ làm công việc để sống, họ tiếp duyên để họ xả tâm họ.
(13:32) Thì khi một người cư sĩ mà họ tập tu như vậy, đó là họ tập tu đạo đức nhân bản nhân quả không làm khổ mình khổ người, đó là cái đạo đức của đạo Phật. Cho nên chúng ta học Chánh Kiến như thế nào, khi nhìn mọi vật, mọi đối tượng, mọi pháp xảy ra trước mắt họ, họ phải thấy như thế nào gọi là Chánh Kiến?
Nếu mà thấy làm cho chúng ta giận hờn, phiền não, đau khổ thì đó là tà kiến chứ không thể nói gọi là Chánh Kiến được. Do đó nếu mà chúng ta có tà kiến thì sẽ đem đến cho chúng ta những nỗi đau khổ cho mình và còn cho người khác nữa. Thì như vậy chúng ta là người thiếu đạo đức với mình và thiếu đạo đức với người khác.
Cho nên quý Phật tử là những người chưa xuất gia phải học cái lớp Chánh Kiến. Còn hiện bây giờ tu sĩ chúng ta cũng chưa có người nào biết Chánh Kiến. Nói thì chúng ta nói được, tôi nói tôi Chánh Kiến, nhưng mà hở ra chút thì giận hờn phiền não đau khổ tham muốn đủ thứ trong này, nhìn cái vật gì cũng thấy cũng muốn. Nhìn người ta nói một tiếng hơi nặng một chút xíu trái ý mình thì lại phiền não, lại tức giận, thì như vậy rõ ràng là mình tà kiến hết.
Nghe, thấy những cái điều đó mà làm cho tâm mình bất an, thì người đó tà kiến chứ không thẻ nào là Chánh Kiến. Bởi vì đối với Chánh Kiến của đạo Phật là đạo Phật là đạo đức, thấy một cái sự vật, đúng một sự vật làm cho chúng ta cởi mở, không phiền não đó là Chánh Kiến.
Cho nên khi chúng ta học cái lớp Chánh Kiến phải một năm, vừa trong những cái bài mà chúng ta học để thấm nhuần được những cái lý mà của Phật dạy chúng ta. Rồi chúng ta lại tu tập rèn luyện chứ không phải học suông không để mà hiểu, rồi gọi là Chánh Kiến, không phải. Phải có sự tu tập nữa, phải rèn luyện mình ở trong những cái phương pháp mà đức Phật đã dạy chúng ta.
(15:23) Bây giờ nhìn, mà nhìn như thế nào để biết nó là nhân quả, nó là thiện hay là ác? Thì khi mà người ta chửi mình, mình phải nghe cái ngôn ngữ đó, lời nói đó nó làm cho mình bất an ở trong lòng của mình, bất toại nguyện trong lòng của mình, nhưng cái hiểu biết khi nghe cái lời nói đó, nó làm chúng ta cởi mở mà không có giận hờn, phiền toái trong lòng của mình, thì đó mới là Chánh Kiến.
Còn cái lớp Chánh Tư Duy là chúng ta phải có sự suy tư, có sự nghĩ tưởng, thì đây là những cái tâm niệm của chúng ta, khi khởi lên một cái niệm thì chúng ta đưa một cái niệm đó thành một cái đề tài, một cái đề tài quán xét, quán xét tức là tư duy. Khi mà mình Chánh Tư Duy thì tất cả mọi ác pháp đều bị hóa giải ra hết, nó không còn làm cho tâm chúng ta đau khổ nữa.
Cũng như bây giờ nói về ác pháp thì chúng ta thấy cái thân bệnh, thân mà đau nhức cũng là ác pháp đó. Cho nên trong Tứ Niệm Xứ thì đức Phật dạy, trên thân quán thân để khắc phục tham ưu. Bây giờ trên thân chúng ta quán thân mà thấy cái thân nó bệnh đau, vậy thì chúng ta bằng cách nào mà chúng ta khắc phục được cái bệnh đau ra khỏi, thì như vậy có phải là chúng ta đã làm chủ được bệnh không?
Thế rồi Tứ Niệm Xứ nó dạy như vậy mà chúng ta không biết cách nào hết, ngồi đó mà quán, nào là quán thế này thế khác thế nọ, tất cả mọi cái cuối cùng bệnh đau thì chỉ đi bác sĩ, đi nhà thương thì cái này coi như chúng ta tu không kết quả, tu sai pháp. Còn một người tu đúng pháp thì người ta làm chủ được cái này.
Bởi vì trong tâm lực của chúng ta nó có những cái lực, mà cái năng lực của nó nó có 7 cái năng lực gọi là 7 cái năng lực Giác Chi. Giác Chi tức là Thất Bồ Đề đó, 7 cái trạng thái giải thoát, 7 cái năng lực giải thoát nó giúp chúng ta được giải thoát. Vì khi mà chúng ta tu Tứ Niệm Xứ thì 7 cái năng lực này nó hiện ra.
Cho nên đức Phật nói Thất Giác Chi, thực phẩm món ăn của Thất Giác Chi là cái gì, là Tứ Niệm Xứ mấy con. Món ăn là cái gì, hằng ngày chúng ta phải tu tập cái đó cũng như mình ăn hằng ngày, ngày nào mình cũng phải ăn thì Tứ Niệm Xứ là món ăn của Thất Giác Chi, có phải không?
(17:40) Quý vị đọc trong kinh quý vị thấy, trong kinh nguyên thủy xác định được cái điều kiện mà chúng ta thấy rất rõ. Nhưng mà 7 cái Giác Chi đó nó lại là món ăn cho Tứ Thiền, cho Tam Minh. Nếu mà không có 7 cái năng lực Giác Chi này thì chúng ta không nhập Tứ Thiền mà không bao giờ mà có Tam Minh được hết.
Đó, cho nên từ ở chỗ cái Tứ Niệm Xứ chúng ta mới thấy được cái năng lực, cái năng lực tự thân của chúng ta. Cho nên từ cái năng lực đó, bệnh đau trên thân chúng ta chúng ta đẩy lui được hết. Chúng ta có một cái lệnh, cái lệnh đó gọi là pháp Như Lý Tác Ý, như cái lý giải thoát mà tác ý.
Bây giờ thân chúng ta đau chứ gì, tức là ác pháp chứ gì, như cái lý giải thoát mà chúng ta tác ý thì cái thân của chúng ta sẽ hết đau. Phật đã dạy như vậy, như lý tác ý, như cái lý giải thoát mà tác ý. Bây giờ thân đau bảo “Thân không đau”, thì không đau với đau nó có khác nhau, có phải không? Cho nên chúng ta, cái lý của nó nó đi ngược trở lại với cái ác pháp của nó.
Cũng như tâm chúng ta có tham, thì chúng ta bảo “Không tham, dừng lại, giờ này không phải ăn”, cho nên cái lệnh của chúng ta, cái lệnh mà chúng ta tác ý ra nó mạnh lắm.
Cũng như bây giờ cái thân của quý vị đau thì cái tâm của quý vị sẽ bị dao động. Cho nên muốn cho cái tâm mình đừng dao động thì quý vị phải tác ý: “Thọ là vô thường, cái đau này là không có thật, cho nên tâm đừng sợ, ngồi đây bất động”, thì do đó chúng ta ngồi thẳng lưng lên, và nương vào trong một cái phương pháp mà Phật đã dạy gọi là Định Niệm Hơi Thở.
Khi mà chúng ta nương vào cái Định Niệm Hơi Thở thì chúng ta nhắc như thế này. Bởi vì trong 16 và 18 cái đề mục, 16 cái đề mục trong Định Niệm Hơi Thở và trong cái pháp Thân Hành Niệm thì có thêm 2 cái đề mục nửa của về hơi thở nên cộng lại là 18 cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở để cho nó đủ trọn vẹn về cái hơi thở. Và cái phương pháp Định Niệm Hơi Thở nó giúp cho chúng ta đẩy lui được những cái chướng ngại pháp ở trên thân và tâm của chúng ta.
(19:44) Thí dụ như thân bị bệnh đau thì lúc bấy giờ chúng ta tác ý, như cái lý đạo mà chúng ta tác ý: “Thọ là vô thường, tâm không có dao động, không có sợ hãi, hãy ngồi thẳng lưng lên, hãy nhiếp tâm trong hơi thở”. Thì lúc bây giờ chúng ta tác ý “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra” để cho tâm bám vào trong hơi thở, tức là an trú trong hơi thở.
Khi mà tâm an trú trong hơi thở thì chúng ta lại tiếp tục chúng ta nhắc: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Nhưng lúc bây giờ thân chúng ta đang bị đau, nó đâu có an được, phải không? Nhưng bây giờ chúng ta lại tác ý: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”.
Có phải cái câu kinh như vậy để nhắc cho chúng ta, để khi mà cái tâm nó an trú thật sự trong hơi thở rồi thì nó có một trạng thái an ổn của thân của chúng ta, là lúc bây giờ bệnh đau biến mất rồi. Hễ nó an thì thân chúng ta hết đau. Đó là một cái phương pháp để khắc phục tham ưu trên thân của chúng ta, làm chúng ta không còn ưu phiền nữa.
Các Phật tử thấy một người mà bệnh đau, thì cái người đó họ có an ổn không, họ có ưu phiền không? Có, lo lắng, ưu phiền, không biết mình có thể chết, chết rồi sự nghiệp mình để đó cho ai, hoặc là con cái mình còn nhỏ, hoặc là như thế này thế khác, nó làm cho chúng ta rất ưu phiền. Cho nên khi trên thân quán thân mà gặp cái trường hợp mà ác pháp như vậy, thì chúng ta đẩy lui ác pháp đó ra, không cần phải uống thuốc đâu.
Đây là cái phương pháp thực tế, cụ thể, mà tâm chúng ta mà không an ổn thì chúng ta cũng có những cái phương pháp để đẩy lui những cái (không) an ổn của cái tâm. Cho nên trên tâm quán tâm để khắc phục tham ưu ở trên đó. Như vậy Tứ Niệm Xứ dạy chúng ta những cái phương pháp để mà chúng ta khắc phục được những sự đau khổ ở trên thân tâm.
(21:33) Và cuối cùng khi thân tâm chúng ta đã khắc phục được, tâm đã ly dục ly ác pháp được, nó không còn tác động được, bởi vì ác pháp không tác động được nó thì nó an ổn chứ gì, nó sẽ thanh tịnh chứ gì? Thì lúc bây giờ Bảy Giác Chi xuất hiện. Bảy cái năng lực giải thoát xuất hiện, tức là bảy cái trạng thái Bồ Đề đó, nó xuất hiện ra chúng ta, chừng đó chúng ta sử dụng sẽ nhập Định.
Như vậy là cái lớp Giới luật chúng ta phải ly dục ly ác pháp hoàn toàn thì chúng ta mới đủ sức để rồi chúng ta mới bước qua cái lớp Định. Cho nên chúng ta thấy, cái Chánh Niệm là cái Tứ Niệm Xứ, Tứ Niệm Xứ để giúp chúng ta thực hiện được cái tâm ly dục ly ác pháp hoàn toàn, giúp cho tâm chúng ta bất động, thanh tịnh, để rồi chúng ta có đủ lực chúng ta mới bước qua cái lớp, cái cấp 2 là cái cấp Định, chúng ta mới bước vào cái lớp Chánh định.
Cho nên pháp của Phật nó thực tế cụ thể như những cái môn học ở trong các trường học, nó không khác gì hết. Vì vậy mà ước ao ngày mai này Phật giáo của chúng ta có những cái trường học để dạy chúng ta từ lớp Chánh Kiến cho đến Chánh Định để thực hiện Tam Minh, thì cái kết quả của nó để giúp chúng ta chứng quả A La Hán vô lậu hoàn toàn, làm chúng ta được giải thoát.
Nghĩa là 10 người mà vào được những cái lớp học này, được những vị chứng quả A La Hán đứng lớp mà dạy, thì 10 người sẽ chứng quả A La Hán tiếp tục 10 người, không có người nào rớt hết. Bởi vì học đúng, hành đúng, có người dạy đúng thì không uổng công của chúng ta chút nào hết.
Cũng như bây giờ mình cố gắng mình học tập, mình học tập đúng, có thầy dạy đúng, có trường lớp hẳn hòi, có bài vở hẳn hòi từ lớp thấp đến lớp cao, thì cuối cùng mình phải tốt nghiệp, phải có chứng chỉ, phải có cấp bằng.
Thí dụ như học bác sĩ thì phải đỗ ra thành bác sĩ, phải học tiến sĩ về môn học nào đó thì cũng sẽ đỗ ra thành tiến sĩ, bởi vì mình siêng năng mình cố gắng mình học. Cũng như quý Phật tử siêng năng tu tập nhưng mà tu sai học sai thì cuối cùng mình không tốt nghiệp được gì hết, uổng phí công của mình, còn học đúng thì mình sẽ đạt được.
(23:41) Nhưng điều kiện mà Thầy khuyên quý Phật tử, thứ nhất là chúng ta phải học đạo đức nhân quả, biết từng hành động nào thiện, hành động nào ác. Nhiều khi chúng ta có những cái hành động mà chúng ta không biết thiện, cứ ngỡ rằng mình thiện nhưng mà sự thật không thiện.
Thiện thì có hai phần: một phần hữu lậu và một phần vô lậu. Như quý Phật tử đi làm việc từ thiện, giúp đỡ cho đồng bào bị lũ lụt, bị hỏa hoạn, thiên tai, hoặc là giúp cho những người bệnh tật trong nhà thương không có cơm ăn, không có tiền bạc để trả tiền cho bệnh viện, để giúp đỡ cho những người bất hạnh đó, thì đó là thiện hữu lậu chứ không thể nào là thiện vô lậu.
Nhưng mục đích của đạo Phật ở đây, ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện, thì cái thiện này là thiện vô lậu chứ không thể nào là thiện hữu lậu được. Bởi vì hữu lậu còn đau khổ, gọi là hữu lậu còn vô lậu là không còn đau khổ trong tâm khảm của người đó nữa. Cho nên tăng trưởng cái vô lậu chứ không phải tăng trưởng cái thiện hữu lậu, nhưng đức Phật không cấm chúng ta làm cái việc thiện hữu lậu.
Nghĩa là chúng ta có khả năng giúp đỡ cho những người bất hạnh từ con người cho đến con vật chúng ta đều là một nguồn an ủi sự đau khổ chúng, đó là thuộc về Tứ Vô Lượng Tâm, tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ, tâm Xả. Thì đức Phật đã có dạy chúng ta điều này, cho nên không cấm chúng ta làm việc hữu lậu, làm cái phước thiện hữu lậu.
Nhưng cái phước thiện vô lậu thì rất cần cho đạo Phật. Cho nên trong Tứ Chánh Cần ngăn ác diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện, thì cái thiện trong Tứ Chánh Cần này không phải thiện hữu lậu mà thiện vô lậu. Khi mà chúng ta ở trong một cái thất, giam mình ở trong thất để tu tập, thì chúng ta còn làm việc gì bên ngoài nữa được mà gọi là thiện hữu lậu. Phải không?
(25:45) Chúng ta luôn luôn để làm cái việc thiện cho chính bản thân của mình, khi mà chúng ta làm cái việc thiện mà chúng ta hoàn toàn được giải thoát, thì lúc bấy giờ chúng ta mới ra khỏi thất, mới làm cái thiện hữu lậu. Cũng như hôm nay Thầy ngồi đây Thầy thuyết giảng cho quý Phật tử nghe cái con đường tu tập chánh đáng của đạo Phật bằng con đường đạo đức, bằng con đường giới luật, thì đó là Thầy đang làm cái việc thiện hữu lậu chớ không phải thiện vô lậu.
Còn bây giờ Thầy ngồi ở trong thất, mỗi tâm niệm ác, mỗi tâm niệm khởi lên trong tâm của Thầy, Thầy biến nó thành một cái đề mục ngăn và diệt, không làm cho tâm Thầy đau khổ, bất an, mà làm cho tâm Thầy luôn luôn thanh thản, an lạc, vô sự, thì đó là Thầy đã sanh thiện và tăng trưởng thiện vô lậu.
Quý Phật tử thấy, cái này có lợi ích cho bản thân của người đó rất lớn, là vì người đó không còn đau khổ nữa. Và cuối cùng người thực hiện được như vậy, cho nên khi mà đụng mọi pháp bên ngoài, khi mà ra tiếp xúc với mọi người thì không có pháp nào, ác pháp bên ngoài mà tác động tâm họ được, cho nên tâm họ bất động hoàn toàn, họ làm chủ được sự sống của họ, cuộc sống của họ.
Cho nên hôm nay quý Phật tử, thứ nhất là Thầy khuyên nhắc, thứ nhất là phải học đạo đức nhân quả, để biết được đạo đức nhân quả. Để làm gì? Để khi mà chúng ta nhìn mọi vật đừng thấy đúng sai phải trái mà hãy thấy thiện và ác. Một lời người đó chửi mắng mình, mình hãy nhìn đó là nhân quả, đời trước mình chửi người ta đời nay người ta chửi mình, tại sao mình lại giận? Vay phải trả chớ, tức là thấy bằng nhân quả.
(27:25) Còn thấy tui đúng mà tại sao anh chửi tui dữ vậy, thì như vậy rõ ràng là mình sẽ có sân, mình sẽ có tức giận trong lòng mình. Cho nên cái nhìn thấy đúng pháp là làm chúng ta xả được tâm liền, ly được dục liền, ly được ác pháp liền. Còn nếu mà chúng ta nhìn thấy không đúng, thì ngay đó chúng ta có đau khổ.
Thì đạo Phật bắt đầu, chúng ta giải quyết được tâm của chúng ta trước tiên cho nên chúng ta phải làm chủ được cái tâm của mình trước cái tham, sân, si.
(27:53) Bây giờ Thầy xin nhắc thêm để thấy được cái tham sân si của chúng ta. Tham sân si là cái nghiệp lực, hằng ngày chúng ta cứ bị người ta chọc ghẹo mình, lúc nào cũng sân, lúc nào cũng thấy cái này kia ham muốn cho nên chúng ta huân cái ham muốn, huân cái sân thành ra một cái lực, thành ra một cái thói quen. Cái thói quen nó nằm trong tâm của quý vị hay hoặc là nằm ở ngoài?
Có người nói khi mà chúng ta huân như vậy nó nằm ở trong tâm. Sự thật ra, thân tâm của chúng ta, nó với cái nghiệp lực nó không có một mà nó hai. Cho nên một người chết rồi thì không còn một cái vật gì hết thì như vậy là rõ ràng nó nằm ở đâu mà đi đầu thai đây? Quý vị suy nghĩ kĩ cái chỗ này, khó, rất khó hiểu.
Bây giờ theo đức Phật nói thân Ngũ Uẩn của chúng ta nó diệt là diệt hết, không còn một cái vật gì hết. Nghĩa là thân Ngũ Uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức chứ gì. Thì người nào ở trong thân chúng ta, người nào có cái thân này thì cũng có Ngũ Uẩn hết. Nhưng mà khi chết rồi nó không còn có một vật gì trong đó hết, tan hoại hết. Tan hoại hết không còn có một vật gì, vậy thì cái gì mà còn tiếp tục luân hồi tái sanh đây? Thì cái đó là cái nghiệp lực của chúng ta.
Khi một hành động, Thầy đưa ra như thế này, Thầy dùng một cái danh từ để dễ hiểu, đó là cái từ trường, một hành động Thầy đưa cánh tay ra Thầy đánh người ta, thì cái hành động đó là hành động ác. Một lời nói của Thầy nói ra một lời nói làm cho người ta đau khổ phiền não trong lòng người ta, thì cái từ trường đó vẫn còn, nó thảy ra, nó thành một cái lực. Cái lực nó thành một cái từ trường nó bao vây xung quanh một cái người ác, cũng như một người nói thiện làm hiện, nó cũng bao vây.
(29:31) Cho nên trong kinh Pháp cú nói, những cái hành động thiện, những hành động ác nó theo chúng ta, nghĩa là như bánh xe mà theo chân con vật kéo xe. Có phải không? Những cái hành động thiện nó theo chúng ta như hình với bóng. Có đúng trong cái bài kinh Pháp cú đó Phật nói vậy mà.
Vậy thì nó theo chúng ta chớ đâu phải nó ở trong thân tâm của chúng ta. Nếu mà thân tâm của chúng ta, mà trong thân Ngũ Uẩn mà nó ở trong đó, tâm chúng ta là nghiệp, thì chúng ta chết thì cái nghiệp nó cũng chết mất, nó cũng tan hoại hết phải không? Cho nên nó theo là nó ở ngoài nó theo. Như vậy quý vị không có nhìn thấy được cái ác của quý vị nó đang theo quý vị và cái thiện nó đang theo.
Bây giờ quý vị làm ác, với cái đôi mắt của cái người có Tam Minh, người ta thấy cái từ trường quý vị ác quá, người ta biết. Quý vị không thấy biết quý vị đâu. Nhưng mà quý vị biết được của quý vị là quý vị thấy được tai nạn, bệnh tật, đau khổ, đó là nó tác động vào cái thân tâm của quý vị để cho quý vị phải trả những cái quả đó mà thôi, chứ còn thân Ngũ Uẩn của quý vị nó không có dính với cái này đâu, nhưng mà ở ngoài nó có tác động vô.
Nghĩa là nó bao vây quý vị thì cho nên thọ khổ thọ lạc đều là do những cái sự bao vây của cái nghiệp lực của quý vị, cho nên khi mà cái thân quý vị mất rồi, hoại rồi thì cái nghiệp lực này nó còn. Bây giờ nó còn, nó để làm sao mà nó tái sanh đây?
Nếu nó tham sân si, nó phải giống với những người tham sân si xung quanh nó đây, nó giống ai thì những cái người đó làm cha mẹ nó đó, còn cái thân của quý vị Ngũ Uẩn đây nó hoại mất rồi. Có phải nó tái sanh luân hồi bằng cái nghiệp lực ác, thiện của nó không, có đúng không?
Quý vị làm ác, cái nghiệp lực đó nó nhiều nó dày nó mới đi tìm, nó tương ưng với những người mà nghèo khổ đói khát, nhất là những người bỏn xẻn ích kỷ. Cái nghiệp lực mà bỏn xẻn nó cũng thành một cái bao vây của quý vị, cho nên nó tương ưng với những cái người mà nghèo đói nhất ở trong cái xã hội này. Cho nên có những người sanh ra không có áo mặc, không có cơm ăn, đó là những cái ác pháp.
(31:48) Còn chúng ta hung dữ, chúng ta chửi mắng, chúng ta giết hại loài vật, chúng ta luôn luôn ăn thua đủ với mọi người thì cái từ trường đó nó cũng thành cái nghiệp lực đó nó tiếp tục tương ưng với những cái hạng người mà như vậy, sẽ làm cha mẹ nó tiếp tục.
Cho nên quý vị đừng nghĩ rằng cái thân của quý vị là cái tham sân si, nó không có tham sân si. Cho nên Thầy ngồi đây nè, Thầy bảo tâm thanh thản an lạc vô sự, tâm Thầy thanh thản an lạc vô sự, nhưng cái từ trường ác của Thầy nó vẫn còn đây nè, cho nên nói sao mà tôi cố gắng tôi ly mà sao ly không hết.
Tôi hãy ly cái từ trường của tôi nè, bắt đầu Thầy làm những điều thiện, Thầy giữ tâm thanh thản nó thảy ra cái từ trường thiện đó, nó mới đánh át những cái từ trường ác kia đi. Cái này càng lớn lên, mạnh lên thì cái từ trường ác kia nó bị dẹp xuống. Mỗi một niệm thiện hiện ra thì một niệm ác dừng lại mấy con, có đúng không?
Người ta chửi mình, mình vui vẻ thì cái niệm ác nó phải dừng, thì cái từ trường đó nó phải thảy ra, cái nghiệp đó nó tăng lên cái thiện, thì cái thiện ác, cái từ trường cái nghiệp ác nó phải giảm đi. Và cuối cùng nó giảm sạch xuống thì chúng ta hoàn toàn ngồi đây tâm không vọng tưởng.
Còn quý vị ngồi đây mà ức chế nó, thì nó lại còn mạnh hơn nữa, nó nằm đây chứ nó đâu có mất đâu. Còn cái này Thầy cứ tăng trưởng cái thiện, Thầy tăng trưởng cái thiện vô lậu của Thầy, tức là cái tâm thanh thản an lạc vô sự.
Cho nên đức Phật nói cái tâm mà thanh thản an lạc vô sự nó tương ưng với chư Phật, bởi vì nó có tham sân si đâu, mà tâm của Thầy đâu có tham sân si, tại vì cái từ trường tham sân si của Thầy, hằng ngày Thầy làm Thầy thảy ra cả đống đây, nó bao vây Thầy, phải không? Thầy đem ví dụ.
(33:36) Cho nên đức Phật nói thân Ngũ Uẩn này chết rồi không còn vật gì hết, vậy mà anh tái sanh luân hồi. Còn nếu mà nói tâm của chúng ta có tham sân si ở trong này, thì vậy thì khi mà chết đi thì cái tâm chúng ta nó còn nó mới tham sân si, nó mang cái tham sân si này nó đi đầu thai. Thì như vậy là thân Ngũ Uẩn đâu có mất, có phải không?
Tức là còn có cái thế giới linh hồn, còn cái linh hồn. Cái tâm của chúng ta, cho nó cái tên là linh hồn đi, hay là cái tâm của chúng ta, mà bây giờ chúng ta tham sân si thì cái tâm này nó tham sân si nó ở trong này hết, thì như vậy là chết thì cái thân của chúng ta hoại diệt đi, mà cái tâm của chúng ta nó còn chứ gì?
Cho nên hầu hết là các tôn giáo khác không hiểu điều này, không hiểu được cái từ trường mà bao vây, cái nghiệp lực bao vây xung quanh, mà cái tâm chúng ta rất thanh tịnh. Bây giờ, tới bây giờ người ta cũng không hiểu cái này.
Bởi vậy cho nên Thầy, khi mà tu xong Thầy mới nhìn lại Thầy thấy đúng, ông Phật nói đúng, thân Ngũ Uẩn hoại là không còn gì hết. Bởi vì nó đâu có cái gì đâu, nhưng mà vì cái lực mà tham sân si, cái nghiệp lực nó thúc đẩy, cho nên mỗi đời của chúng ta mà mang cái thân này, bị nó thúc đẩy mà nó tạo ra những cái ác, nó tăng thêm cái nghiệp lực của nó. Hoặc là nó tăng lên cái thiện của nó, nó giảm bớt đi cái ác của nó thôi.
Cho nên vì vậy đức Phật nói phải ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện, do đó mới có cái phương pháp dạy chúng ta để giải thoát. Chớ còn nếu mà đức Phật nói nó còn có một cái vật mà thường hằng, cái biết thường hằng như cái linh hồn của chúng ta, thì đạo Phật ra đời không có làm sao giải quyết được đau khổ của người ta.
Bởi vì chính nó nó thường hằng nó phải mang theo cái nghiệp của nó dính liền với nó rồi. Cái nghiệp của nó là chính nó rồi, thì làm sao mà mình cắt ra được. Còn cái này cái nghiệp là cái từ trường nó ở hoài, còn cái tâm của chúng ta nó rời ra, nhưng mà nó có lực mạnh nó đẩy chúng ta.
Mỗi lần nó gặp ác pháp thì nó đẩy chúng ta giận hờn tức giận, tạo thành những các cái nghiệp lực ác nữa, tăng trưởng lên thêm nó nữa. Cho nên vì vậy mà chúng ta, mỗi lần mà chúng ta giận là chúng ta tăng thêm cái vòng của chúng ta.
(35:43) Thay vì cái hào quang của Phật là cái từ trường thiện, phải không? Bây giờ cái hào quang của chúng ta là cái hào quang đen thui à, nó là từ trường ác. Nếu mà chúng ta mà thể hiện ra cái ánh sáng mà như một cái hào quang của Phật, thì chắc chắn cái hào quang chúng ta đen cũng như là mực tàu. Nó bao vây chúng ta đen thui, bởi vì nó là ác pháp.
Còn hào quang của Phật thì nó sáng trưng, nó thiện. Thầy đem một cái ví dụ để mà chúng ta thấy, người nào cũng có mang theo cái hào quang này hết, phải không. Nó từ ở trong thân của chúng ta, chứ nó không phải trong thân chúng ta, mà từ trong thân chúng ta tạo ra nó để cho nó xung quanh chúng ta. Còn ông Phật ổng thanh tịnh, ổng tạo ra cái hào quang rất sáng là tại vì cái từ trường ổng sáng.
Các con hiểu chỗ này, Thầy, quý Phật tử hiểu chỗ này, chứ không hiểu cái chỗ này là quý vị không biết làm sao mà cứ nghĩ rằng cái linh hồn mình đi tái sanh chứ không gì. Cho nên các tôn giáo đều lầm hết, chỉ có ông Phật là, đạo Phật là không lầm.
Bởi vì khi mà chết rồi ba cái biết này đều là bị hoại hết. Cái biết thứ nhất là Sắc Thức, là ý thức của chúng ta, cái biết thứ hai là Tưởng Thức, là Tưởng Uẩn, là cái biết trong giấc mộng, cái biết thứ ba là Tam Minh. Vẫn ba cái này, khi mà chưa tu thì ba cái này chết là hoại hết, còn cái mà còn lại cũng là cái nghiệp, mà nghiệp không tham sân si.
(36:56) Nghĩa là bây giờ Thầy tu rồi, khi cái thân này Thầy chết rồi thì nó cũng hoại, nó cũng hoại hết, nhưng mà cái nghiệp không tham sân si của Thầy còn. Mà cái nghiệp không tham sân si còn nó tương ưng chư Phật thì ở nơi đó chứ không đi đâu được hết.
Còn bây giờ quý vị có tham, có thiện có ác, mà thiện thì lại thiện hữu lậu chứ có phải thiện vô lậu đâu mà tương ưng chư Phật, phải không? Cho nên cái thiện của quý vị, cái từ trường này nó vẫn còn, nó vẫn còn nó tiếp tục nó tương ưng, giống đâu nó nằm đó, mà nếu nó tương ưng nó thiện hơn một chút xíu.
Cho nên đức Phật nói nếu mà nó ly được năm hạ phần kiết sử, hay diệt năm hạ phần kiết sử, thì nó không giống ai dưới thế gian được hết, nó không làm con họ được, thì nó phải ở trong cái từ trường đó. Khi nó ở trong cái từ trường đó, tại vì thiện, cho nên nó ở trong từ trường đó mà đức Phật nói là 33 cõi trời.
Nó có cõi không? Nó có từ trường chứ nó đâu có cõi đâu, nhưng mà gọi là 33 cõi trời cho nên 33 cõi trời là cõi tưởng. Phải không, cái từ trường gọi là tưởng. Phải không. Bây giờ Thầy nằm chiêm bao cũng là cõi tưởng. Bây giờ ở trong cái thế giới mà chúng ta hiện có thân, có cây cỏ nhà cửa này đức Phật cũng nói thế giới tưởng nữa.
Tại vì chúng ta tưởng nó là có thật, nó là duyên hợp, nó không có thật mà chúng ta tưởng nó có thật cho nên ai cũng cho rằng thân mình có, cho nên hở một chút là người ta chửi mình mình giận. Mình cho cái nhà này thật của mình cho nên mình chấp nó, ai mà xâm phạm tới là không được.
Cho nên vì vậy đó là mình bị sống trong tưởng, phải không. Đây là một trong cái tưởng, rồi bắt đầu chúng ta, cái hình dáng của chúng ta nó thành cái bóng của chúng ta, thì chúng ta lại cho đó là cái thế giới siêu hình, lại là một lúc tưởng nữa.
Cho nên vì vậy 33 cõi trời là khi nào mà chúng ta còn ở trong cái từ trường mà chúng ta chưa có thân hình, trong cái tưởng mà nó duyên hợp, còn cái tưởng này là cái tưởng bóng dáng, cho nên cái tưởng này là còn ở trong cái từ trường thiện mà thôi. Khi mà nó ở trong từ trường thiện mà nó không biết cách thức nó tu, thì nó không tiến tới đến vô lậu thì nó sẽ bị trở lại, nó tái sanh làm người, nó hết cái phước thiện của nó rồi.
Cho nên đức Phật nói ở trên cõi trời còn phải tái sanh trở lại, phải không, đâu có vĩnh viễn được. Trừ ra khi nào mà chúng ta vô lậu hoàn toàn thì chúng ta không còn tái sanh trở lại đây nữa.
Cho nên khi mà chúng ta hiểu được cái lý, rõ được, biết được thì chúng ta hằng ngày mà nếu chúng ta cứ làm ác thì chúng ta tăng thêm cái từ trường ác này, thì muôn đời ngàn kiếp chúng ta phải luôn luôn tái sanh luân hồi làm loài vật, làm con người ác, làm con người thiện, đều là do cái từ trường của chúng ta mà thôi.
(39:19) Còn nếu mà chúng ta biết hằng ngày chúng ta ngăn ác, diệt ác sanh thiện tăng trưởng thiện thì cái từ trường thiện chúng ta càng ngày càng tăng, tăng cho đến khi nó vô lậu hoàn toàn thì lúc bây giờ thân chúng ta bỏ thì cái từ trường này còn, chúng ta luôn luôn đâu có mất.
Cho nên đức Phật nói như cái cây kia, chúng ta vạt bỏ vỏ, bỏ giác, còn lại cái lõi chứ. Nghĩa là từ cái chỗ mà chúng ta còn để mà đi tái sanh luân hồi, cái mà luôn luôn tiếp tục tái sanh luân hồi, đó là cái từ trường thiện và ác, chúng ta thiện hữu lậu và cái ác của chúng ta cho nên luôn luôn nó tiếp tục tái sanh luân hồi trong một cái môi trường sống này.
Nếu chúng ta cố gắng tu tập thì tâm chúng ta không còn tham sân si. Không còn tham sân si thì cái từ trường không tham sân si này vĩnh viễn còn mãi. Trong khi đó cái từ trường này nó có đủ 7 cái năng lực gọi là Thất Giác Chi, 7 cái trạng thái Bồ Đề gọi là Thất Bồ Đề.
Do đó nó sử dụng được tất cả những điều kiện cần thiết của nó, nó muốn gì được nấy, nó đâu có mất. Bởi vì cái từ trường thiện nó vậy. Khi mà tâm chúng ta ly dục ly ác pháp sạch rồi, nó bất động tâm rồi thì nó có 7 cái từ trường nó, 7 cái lực của nó, 7 cái lực của cái từ trường, của cái nghiệp thiện này, của cái nghiệp mà không tham sân si này.
Bây giờ Thầy cho cái nghiệp này là nghiệp tham sân si, cái nghiệp này là nghiệp không tham sân si. Một khi mà chúng ta chưa tu thì cái nghiệp không tham sân si chưa có, nó còn tham sân si thì đâu nó có không tham sân si. Cho nên hằng ngày chúng ta huân nó thành một cái nghiệp không tham sân si. Phải không.
Cũng như cái cây kia hồi nhỏ nó không có lõi, nhưng lớn dần lớn dần nó có lõi, do sự tu tập chúng ta lớn dần, chúng ta có cái nghiệp không tham sân si. Thì khi mà cái thân tứ đại chúng ta là do duyên hợp nó phải hoại, 5 cái uẩn này nó phải hoại, phải không?
Nó hoại rồi thì cái nghiệp không tham sân si này vẫn còn, mà cái nghiệp không tham sân si này nó sẽ tương ưng nơi giải thoát, nó sẽ ở nơi giải thoát, nó ở cái chỗ giải thoát, không ở chỗ mà làm sanh ra làm con người con vật nữa, rất đau khổ. Vì mỗi lần chúng ta mang cái thân này rất đau khổ, đủ thứ đau khổ.
(41:29) Cho nên làm người, cho nên đức Phật nói, 4 cái chân lý của đức Phật nói: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Trong cái thân chúng ta nó huân tập tất cả những cái sự đau khổ, mà hở một chút là đau khổ. Mà do cái nguyên nhân nào mà đau khổ, cái Tập Đế đó, là cái nơi mà sanh ra đau khổ, là lòng ham muốn của chúng ta.
Có ham muốn mới có tham có sân có si có này kia có đủ thứ, còn không ham muốn thì làm sao? Cho nên mình ly dục, ly được cái này. Thì trong khi đó ly được dục thì hoàn toàn chúng ta sẽ vô lậu hoàn toàn.
Cho nên trong, có một cái bài pháp Thầy nói rằng chúng ta tu vô lậu chỉ trong một giây mà thôi, tại sao chúng ta biết được cái điều này? Tại vì đức Phật nói “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”, thấy cái gì? Thấy cái quả, kết quả của sự tu tập của nó.
Nghĩa là chúng ta không tu thôi, tu là thấy. Bây giờ Thầy ngồi đây nè, Thầy nói “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự”, rồi Thầy ngồi Thầy nghiệm xét coi phải nó có thanh thản không. Mà nếu nó có thanh thản trong một giây tức là Thầy chứng quả A La Hán một giây, bởi vì nó vô lậu ở trong đó mà, nó có bị tác động của cái tham sân si của nó không? Đâu phải tự nó nó có tham sân si trong này sao.
Cho nên Thầy ngồi thanh thản nó tự nhiên thanh thản rồi, có phải không. Mà bây giờ quý vị thấy, bây giờ thanh thản mà nghe nó hỷ lạc, bởi vậy mừng quá bữa nay tui nhập, tui bữa nay là tui đúng. Không phải hỷ lạc, đức Phật nói cái trạng thái mà có lạc đức Phật cũng không có chấp nhận. Vì nó có 3 cái cảm thọ: thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ, không có chấp nhận mấy cái này.
Nhưng mà Thầy ngồi đây Thầy nghiệm được cái tâm của Thầy có lậu hoặc hay không có lậu hoặc Thầy biết. Lậu hoặc là khổ đau chứ gì, mà bây giờ Thầy ngồi đây thanh thản an lạc vô sự là không lậu hoặc chứ gì, phải không?
(43:12) Nhưng mà bên ngoài, cái nghiệp lực ác của Thầy nó còn bao vây Thầy cho nên ai động tới Thầy một cái là nó thúc đẩy liền, tâm Thầy sân lên liền, có đúng không. Nhưng mà vì vậy mà Thầy thấy rằng “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”, tức là khi mà Thầy ôm vào cái pháp Thầy tu, Thầy nhắc “Tâm thanh thản an lạc vô sự” thì ngay đó là chứng quả A La Hán liền ngay đó, một giây liền tức khắc.
Rồi tới một phút, Thầy kéo dài trong một phút, hai phút, rồi ba phút, rồi một giờ hai giờ, rồi 7 ngày, nếu mà 7 ngày kéo dài cái thời gian mà 7 ngày, Thầy chứng quả A La Hán luôn, đủ thần thông. Cho nên đừng nghĩ rằng đạo Phật phải tu cho tới có thần thông mới là chứng quả A La Hán, không phải. Ngay một giây chúng ta vẫn là thanh tịnh tâm vô lạ thì đó là A La Hán rồi.
Quả A La Hán là gì? Là quả vô lậu, chớ đâu phải đức Phật nói quả thần thông? Tại sao chúng ta nghe nó chứng quả A La Hán là người đó phải có thần thông, phải có Tam Minh này kia đâu. Nhưng mà quả A La Hán, cái mục đích của quả A La Hán chúng ta phải hiểu là vô lậu.
Cho nên cái lực, cái nghiệp lực của chúng ta nó còn, ác pháp bên ngoài nó còn nhiều, cho nên vì vậy mà chúng ta giữ được cái tâm của chúng ta, khắc phục được những tham ưu ở trên Tứ Niệm Xứ của chúng ta, làm cho ác pháp này không tác động được nữa, cái nghiệp ác này không tác động được tâm chúng ta, thì hoàn toàn chúng ta bảo vệ được cái quả vị A La Hán chúng ta. Cuối cùng 7 ngày 7 tháng hoặc 7 năm thì chúng ta hoàn tất con đường tu của chúng ta.
Xác định được cái thời gian tu của đạo Phật, khi mà tu Tứ Niệm Xứ đức Phật đã xác định 7 ngày. Nếu một người mà chuyên cần siêng năng 7 ngày, thì cái nghiệp lực này bị tan đi, nó không còn có nữa thì người này chứng quả A La Hán luôn. Nếu mà 7 ngày chưa xong thì 7 tháng, 7 tháng chưa xong 7 năm, cái giá chót cuối cùng của một người tu là 7 năm.
Còn người nào nhanh thì 7 tháng, người nào nhanh hơn, 7 ngày. Nghĩa là 7 ngày mà chúng ta không có kẽ hở, chúng ta ngồi đó tâm thanh thản an lạc vô sự liên tục như vậy 7 ngày thì người đó sẽ chứng đạo. Có khó gì đâu!
(45:24) Theo Thầy thấy đâu có khó. Tại vì mình còn ham ăn ham ngủ còn thích cái này cái kia còn… Bỏ! Dẹp! Dẹp sạch xuống đi, đừng có thèm cái thứ này nữa. Cái này dù có ham ăn ham ngủ đi nữa nó cũng là dục lạc của thế gian mà thôi. Pháp của thế gian là pháp khổ, có gì đâu mà ham.
Quý vị cứ nghĩ đi. Ăn là ăn đồ bất tịnh, món ăn của mình có ngon cái gì đâu. Sáng quý vị ăn cũng mất công là lục đục nấu nướng rồi ăn, ăn rồi trưa ăn nữa, rồi chiều ăn nữa. Ăn ba bữa vậy khổ không? Có sung sướng gì đâu? Ăn rồi còn phải nhai phải nuốt nữa, mà cái đồ dơ chứ có phải đồ sạch đâu. Để bữa nay thấy nó ngon chứ để ba bốn bữa thì sao, quý vị có dám nuốt không?
Nó thiu nó thúi nó chua nó chát, rồi nó, nó cái mùi của nó bất tịnh vô cùng. Nhất là cái thực phẩm của chúng ta lại còn hôi thúi ghê gớm lắm. Rồi ăn vô tiêu hóa quý vị thấy như thế nào, nó thành phân thành phẩn nó có ra cái gì không? Vậy mà ai cũng ham ăn hết à.
Cho nên ông Phật ăn là chỉ để sống, cho nên ăn một bữa ăn mà người ta còn nhàm chán. Cho nên khi mà tu tập không có bị ức chế về vấn đề ăn, về cái giới luật này thì các vị phải quán thực phẩm bất tịnh, quán nó thiu nó thúi nó hôi nó bẩn làm cho quý vị nhàm chán, vì vậy mà quý vị ăn để sống chứ quý vị hết muốn ăn.
Còn bây giờ hở ra, cho tui ly sữa nha, để cho nó bổ. Nó bổ cái gì? Cái thân này là thân bất tịnh mà bổ cái bất tịnh để làm gì đây. Nó hôi thúi gần chết, thế mà người tu được người ta muốn bỏ cái thân này người ta đi liền, bởi vì nó là cái ổ bệnh, nay không bệnh chứ mai nó bệnh. Trời trưa thì nực chịu không nổi, sáng nó lạnh như thế này chịu không nổi phải mặc hai ba áo.
Thì quý vị thấy như vậy mà quý vị còn cứ ôm ấp cái thân này hoài, thương nó quá. Cho nên nó đem đến cái sự đau khổ cho mình. Nó là cái thứ duyên hợp của cái môi trường, của các duyên ở trong không gian, cái môi trường sống này nó hợp lại nó thành, mà mình cứ tưởng nó là thật cho nên cứ tiếc thương nó, cưng niu nâng niu chiều chuộng nó đủ loại hết.
(47:28) Nhưng mà nó hành hạ mình đủ thứ hết mà không thấy. Hễ hở hở chút cái đòi ăn, hở hở chút cái nhức đầu, hở hở chút thì nhức chân, hở hở chút thì cái này, hở hở chút cái kia. Rồi lại còn tham muốn cái này cái kia nữa chớ. Nhà cho đẹp, chùa cho tốt, có phải không? Giường nằm cho êm, chứ còn nằm ở dưới đất này không nằm đâu, có phải đúng không.
Thầy nói, bởi vậy nó hành hạ, nó sai bảo chúng ta đủ loại, vậy mà chúng ta không dẹp nó cho rồi. Dẹp nó như thế nào quý vị, không lẽ đem nó mà đem giết nó giờ sao? Dẹp nó như thế này nè. Nghĩa là tao phải làm chủ mày bắt mày ngồi sừng sững nè, giữ cái tâm thanh thản an lạc vô sự, mày mà hở ra chút nào là tao đẩy lui hết, tao không cho mày.
Bây giờ nó đau quý vị, cái thân quý vị đau quý vị cứ dựng lên ngồi đi, “thọ là vô thường tao không sợ đâu, chết bỏ, không có đi bác sĩ, không có đi nhà thương cho cái nhà thương bác sĩ nó ế đi”, phải không? Thì mình ngồi đây nè, mình cứ nhắc nó vậy nó không có chết đâu, nhân quả mà.
Cho nên Thầy nói rằng tu theo đạo Phật là bệnh viện dẹp, bác sĩ là coi như hết nghề, không ai còn đi trị đâu, đạo Phật mà, làm chủ bệnh mà. Thực sự ra quý vị mà theo đạo Phật, quý vị phải học như vậy mới được, chứ quý vị đừng có đi nhà thương đi bác sĩ.
Nghĩa là mình uống viên thuốc này thì bây giờ nó giảm cơn đau này chớ mai mốt nó có cơn đau khác, không bao giờ hết đâu. Cho nên cha ông bác sĩ vẫn phải chết, phải không, ông bác sĩ vẫn phải đau, chứ ông bác sĩ nào không đau đâu. Nhưng mà ổng có thuốc ổng uống giảm vậy thôi chứ sự thật ra bệnh này hết, bệnh kia tới à.
Nó là cái ổ bệnh chớ đâu có phải là, cái thân của mình là cái ổ bệnh chứ đâu phải là cái ổ không bệnh. Vậy thì bây giờ mình cố gắng mình dựng thân mình lên để biến cái ổ bệnh này nó trở thành cái ổ không bệnh, thì như vậy sau này không bệnh chứ gì.
(49:16) Quý Phật tử thấy Thầy ốm, Thầy gầy phải không? Thầy làm việc nhiều, cho nên Thầy làm việc bằng đầu óc của Thầy, viết ra những cái lời dạy của đức Phật thực tế cụ thể giúp cho quý vị biết được cái đạo đức của Phật giáo, làm cho quý vị biết được đạo Phật có 8 lớp tu học, làm cho quý vị biết được đạo Phật có 3 cấp tu học, cho quý vị biết rất rõ để cuối cùng sau này quý vị có cái giáo trình tu học cho nó cụ thể từng lớp, chứ không phải như kết tập kinh sách hiện giờ xô bồ.
Bây giờ đọc bài kinh nào mình cũng không biết nó ở cái lớp nào đây, Chánh Kiến ở chỗ nào mà Chánh Tư Duy chỗ nào cũng không biết nữa, nói lung tung không biết cái chỗ nào mà tu. Thiền Định cũng chẳng biết, mình bây giờ ngồi Thiền nhập Định nhập làm sao cũng chẳng biết nữa. Mình biết cái sức của mình ở chỗ nào chưa mà mình muốn ngồi Thiền nhập Định.
Cho nên từng cái chỗ mà bước đầu vào tu tập phải tu tập những cái gì, phải làm những cái gì, đây là phải theo từng cái căn cơ của chúng ta, theo từng cái lớp mới vào phải học tu như thế nào, thì như vậy nó mới đúng, nó mới có kết quả. Cũng như bây giờ một đứa bé mới vào học lớp 1 mà xách nó lên học lớp 12 nó học được không?
Như mấy con, như quý Phật tử bây giờ chưa có giới luật chưa có nghiêm chỉnh mà xách vô ngồi thiền thì chẳng hạn như một đứa bé mà mới học lớp 1 mà xách nó lên lớp 12 nó ngồi nó học thì nó học được không? Thì quý vị tu có Thiền Định được không? Như vậy là cái công việc của quý vị làm cái việc hoài công, không có ích lợi. Cho nên trong cái vấn đề mà tu tập, tu tập đúng đừng tu tập sai!
(50:52) Vì vậy mà cái lớp đạo đức, cái lớp giới luật quý vị cần phải học. Thay vì thì người ta cấm Phật tử không được đọc giới luật, đọc giới luật là bị đọa địa ngục, có phải Đại Thừa cấm vậy không? Bởi vì cấm như vậy để cho quý Phật tử không biết giới luật của một người tu sĩ như thế nào, cho nên quý thầy sai không ai nói gì hết. Để dễ dàng sai chứ gì, để dễ dàng chạy theo dục lạc chứ gì?
Theo Thầy thì giới luật cho quý Phật tử học hết. Nghĩa là giới như thế nào học hết, đem ra những giới đức Thánh cho họ đọc hết. Để làm gì? Tu sĩ chúng ta sai họ nói cô này sai nè, thầy này sai nè, phải sữa lại nè, phải không? Do đó chúng ta mới không sai, chúng ta mới trở thành một con người tốt, một con người giới luật, một con người đức hạnh.
Thà rằng là mình thấy ngán quá, thôi tui không dám tu đâu, tu vô đây ba ông cư sĩ họ thấy tui làm bậy họ cười tui chết, phải không, họ chỉ trích tui. Còn bây giờ không cho người ta đọc kinh sách, người ta không biết đâu mà người ta sửa mình nhờ những người xung quanh người ta nói.
Cho nên đức Phật nói khi mình có lỗi lầm thì mình phải phát lồ, mình phát lồ. Bây giờ mình học mình, những cái giới luật của mình mình không có cho người ta biết, thì làm sao mà người ta chỉ cho mình biết cái sai của mình, cái lầm lạc của mình để cho mình khắc phục mình thì cái lỗi này quá lỗi.
Cho nên sau này Thầy viết cái bộ giới đức Thánh, 10 giới đức Thánh Sadi Thầy cho tất cả cư sĩ đọc hết, để một người Sadi vào tu họ biết, cái ông này tu đúng hay tu sai họ biết rồi. Ông sống giới luật như vầy thì không có được, ông phải sửa lại chứ còn ông không sửa tôi không cúng dường cho ông ăn nữa đâu, thì cái ông Sadi này ổng hoảng rồi.
Ổng nói nếu mà kiểu mấy ông cư sĩ này mà không cúng dường mình, thì chắc chắn là mình vô chùa ở đây gõ mõ tụng kinh ông Phật không có cho cơm mình ăn đâu, phải không? Có mấy ông cư sĩ đó cho cơm. Do vì vậy đó cho nên cái ông tu sĩ này, ông Sadi này ổng phải cố gắng giữ gìn giới.
Nhưng mà không ngờ ổng giữ gìn giới ổng lại ly dục ly ác pháp, ổng lại thành tựu sự giải thoát. Mà ổng giữ gìn giới ổng lại là gương hạnh cho người cư sĩ để cho người ta nương vào đó mà người ta Thọ Bát Quan Trai, có thấy lợi không?
Rồi bây giờ bắt đầu Thầy sẽ soạn thảo Thầy viết cái bộ giới đức Thánh Tỳ kheo tăng và Tỳ kheo ni. Đức Thánh mà, cho nên mọi cư sĩ đều đọc hết. Ông mà Thánh tăng mà ông mặc áo, đắp áo cà sa, ông mặc như vậy, mà ông làm không có đúng thì tui nói ông phải sửa, chứ nếu ông không sửa tui không có cúng dường ông đâu.
(53:14) Thánh Tăng là tui phải kính trọng, tui tôn trọng ông, tui làm cực khổ tui đem đến cúng dường cho ông, ông phải sống cho đúng chớ sao lại những cái giới luật Thánh như thế này mà ông sống không đúng? Một vị Hòa thượng mà ngồi ăn 3 bữa thì các quý vị thấy như thế nào, có đúng Thánh Tăng không? Phải không?
Người cư sĩ người ta ăn 3 bữa là đúng rồi, còn mình là tu sĩ tại sao mình lại giống người ta? Đó thì như vậy mình có xấu hổ không. Mặc y áo giống như Phật, thế mà ăn 3 bữa, sáng còn uống thêm ly sữa rồi ăn mấy cái bánh, rồi trưa ăn cơm, rồi chiều nói, thôi đói thôi bây giờ mình uống ly nước thôi, nước ngọt!
Thôi vậy thôi ăn luôn đi cho rồi chứ uống chi cái ly nước ngọt. Còn không thì thôi sáng mà uống ly sữa, thôi làm tô phở luôn đi, chứ để ăn làm chi cho mắc công. Cũng ăn cũng uống mà không thấy rằng những thực phẩm đó là bất tịnh.
Trong khi đức Phật dạy chúng ta quán thực phẩm bất tịnh chứ gì. Quán thân bất tịnh, quán thực phẩm bất tịnh, thế mà chúng ta quán cái chỗ nào mà nuốt hoài ngày nào cũng nuốt mà cũng không ớn, có ớn không? Như vậy là rõ ràng là không tu, mà chạy theo dục lạc. Giới luật của Phật, giới đó giới Sadi chứ không phải là giới Tỳ kheo đâu.
Đó, thì tất cả những cái sai này là chúng ta từ cái bắt đầu mà vị tu sĩ của chúng ta sai, là chúng ta sai suốt. Cho nên khi mình sai rồi mình hay che đậy. Mình che đậy cho nên mới đẻ ra cái kinh sách Đại Thừa. Cho nên mới nói ai mà nói quý thầy mà nói sai là tội đọa địa ngục, làm cho cư sĩ không dám nói. Do đó mình thả cửa mà chạy theo dục lạc không ai dám nói mình.
Cho nên bây giờ chùa thì cũng có quý thầy nhiều nhưng mà giới luật thì lỏng lẻo. Chỉ bây giờ thấy người ta ham thích phong trào Thiền Định thì nói Thiền nói Định này kia nói cho nhiều, nhưng mà sự thật ra ăn uống nhìn vào chỗ đó Thầy nói, thật sự ra không thanh tịnh, trên một cái nền tảng không thanh tịnh.
(55:22) Cho nên trong cái bài kinh Ước nguyện đức Phật có dạy, muốn ước nguyện một điều gì mà đạt được kết quả cái ước nguyện đó đó, thì giới luật phải nghiêm chỉnh thì ước nguyện chúng ta mới đạt được. Cũng như bây giờ Thầy ước nguyện rằng Thầy tu hành để chứng quả A La Hán, mà giới luật Thầy không được, Thầy không nghiêm chỉnh thì cái ước nguyện đó được không?
Bây giờ Thầy ước nguyện rằng Thầy sẽ nhập được Thiền Định mà trong khi đó giới luật không đúng thì sao, thì làm sao chúng ta có Thiền Định? Chỉ là thiền lừa đảo người ta mà thôi. Thầy nói thiền lừa đảo là tại làm sao, bởi vì cái nền tảng giới luật nó không nghiêm chỉnh thì làm sao cái ước nguyện này làm sao đạt được?
Cho nên cái này chỉ lừa người ta thôi. Nhập vào những cái định tưởng, rồi thấy ma thấy quỷ thấy thần thông thấy thầy thấy tổ gì trong đó, nói tùm lum ra. Do đó chúng ta cứ ngỡ tưởng rằng đó là đúng sao? Đạo Phật đâu có tu tập cái kì vậy, đâu có trạng thái này kia nọ, đâu có nói cái chuyện mà trên trời dưới đất vậy.
Thực tế là hôm nay tâm tôi có tham tui biết tôi có tham, tâm tui không tham tui biết tui không tham, mà tâm có tham thì tui biết nó là ác pháp tui ngăn, tui diệt tui không có cho nó tham nữa, thì nó sẽ hết tham, đó là một cái thực tế của đạo Phật.
Cho nên khi đức Phật nói: “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”, thì đức Phật giải thích cái chỗ đó cho chúng ta nghe, thì: “Tâm tôi có tham tôi biết tâm tôi có tham, tâm tôi không tham tôi biết tâm tôi không tham. Tâm có sân tôi biết tâm tôi có sân, tâm không sân tôi biết tâm tôi không sân.”
Tâm không sân là tâm thanh thản, tâm an ổn chứ gì, là tui cứ sống ở đó thôi. Còn bây giờ tâm có sân thì tôi biết là ác pháp, tui ngăn tui diệt. Thì như vậy pháp của Phật có thực không? Mà khi mà tui ngăn diệt thì tui lại vô lậu, thì tui là A La Hán chứ gì? Chứ đâu phải là cái gì khác hết?
Cho nên tất cả giới luật nó xác định cho hành động của chúng ta có ly dục ly ác pháp hay không, có vô lậu hay không. Nhưng mà chúng ta phải biết rằng đạo Phật thì có chế ngự chứ không được ức chế. Là do vì vậy mà chúng ta muốn giữ giới cho nghiêm chỉnh, thì chúng ta phải có Giới Hành. Giới Hành tức là cái pháp để mà hành để cho giới luật được nghiêm chỉnh mà không bị ức chế thân tâm của chúng ta.
(57:29) Đó thì quý vị phải học từng đầu, phải học về những cái kinh giới cho thông suốt những kinh giới, rồi học về cái pháp hành, về giới luật. Bây giờ muốn ăn ngày một bữa thì phải quán bất tịnh chớ, phải quán thực phẩm bất tịnh chớ, không lẽ bây giờ muốn ăn một bữa cái tui cũng nhào vô tui ăn ngày một bữa. Rồi bắt đầu ăn không được, rồi nó đói rồi bắt đầu đi ăn lén, lại thêm một cái tội nữa, cái tội ăn lén ăn lút, có đúng không?
Bởi vì đói quá mà giờ không có pháp hành, mà đồ ăn thì thấy ngon. Tết nay sao mà bánh trái đồ nhiều, sữa bơ đồ nhiều, đồ ăn ngon quá, mà giờ để đó chịu hổng được, cái bụng nó cứ đói. Bây giờ nó mới lén mới lấy ăn, thêm một cái tội ăn vụng. Xấu xa quá, giữ giới không tròn mà còn thêm cái tội nữa!
Không Thầy nói quý thầy coi chừng, quý vị giữ giới mà không trọn thuộc về loại ăn vụng, ăn lén chứ không còn cái gì nữa hết. Bởi vì có Phật tử hổng dám ăn, sau đó Phật tử về hết rồi, ba bốn ông mới rủ ra sau vô trong cái buồng nè, mới ngồi ăn lén mà không dám đốt đèn nữa, ăn như quỷ vậy đó, quỷ đói.
Thầy nói thật mà, bởi vì mình làm cái chuyện gì gian xảo là mình phải giấu diếm, mà giấu diếm mà không thấy được cái lỗi nhỏ nhặt đó của mình, không thấy những cái lỗi quá tệ của mình. Cho nên thà không ăn một bữa, mà hễ ăn một bữa nhất định là phải giữ đúng, trước mặt cũng như sau lưng.
Đức Phật nói: “Ta giới luật trước mặt cũng như sau lưng”, thì mình phải thực hiện giống như Phật chứ, tại sao mình? Mình không biết cái pháp hành thì mình hỏi cái người mà người ta có kinh nghiệm người ta dạy cho mình.
Bây giờ giới ăn ngày một bữa thì bắt đầu mình không biết, mình thấy sao nó khó khăn quá, thì mình hỏi người ta, thì người ta dạy cho mình cách thức để khắc phục được, chế ngự được tâm mình, khắc phục được tâm mình, rồi từng đó nó thành một cái thói quen ăn ngày một bữa, nó đâu có thèm ăn nữa. Nó đã biết quá rõ rồi, ăn sáng cực nè, rồi chiều cực nè, chỉ trưa ráng ăn đó để mà sống thôi, nó cũng không thích nữa.
(59:22) Cho nên thậm chí khi mà người ta giữ được cái tâm thanh thản, 7 ngày đêm người ta không ăn mà nó vẫn khỏe mạnh. Bởi vì trong khi đó cái từ trường nó phóng ra, và người ta tu tập về Tứ Niệm Xứ người ta không có dụng công.
Mình ngồi dụng công mình tập trung trong hơi thở mình ra vô vầy, mình dụng công. Còn cái này người ta ngồi chơi, cho nên cái năng lượng ở trong người của người ta, tự cái tâm thanh thản an ổn nó phát triển cái năng lượng ra, nó làm cho người ta không còn thấy đói thấy mệt. Cho nên người ta không thấy đói, thấy mệt, nó không ham ngủ. Mình tại vì cái năng lượng của mình bị hao hụt cho nên nó buồn ngủ.
Bởi vì quý vị tu ngồi thiền giờ này đến giờ kia, sao bây giờ nó ngủ gục tới gục lui, mấy bửa đầu tôi tu không thấy vậy mà sao nay nó gục như vậy? Tại vì nó tiêu hao năng lượng của quý vị do quý vị dụng công, dụng công sai, cho nên quý vị phải buồn ngủ. Rồi nó lại sanh ra đói bụng. Tui tu sao hồi mới đầu tui tu sao nó ít đói mà bây giờ tui tu sao đói? Bởi vì tui dụng công nhiều, cũng như các ông nông dân ra cuốc đất nhiều phải đói bụng chứ sao.
Còn người ta tu như người chơi, cho nên vì vậy mà người ta ngồi cái tâm nó thanh thản, người ta không dụng công nhiều, người ta không cần dụng công nữa. Do đó cái năng lượng ở trong người của chúng ta nó dồi dào nó sung mãn, cho nên nó không đói nó không buồn ngủ. Ngồi suốt đêm nó tỉnh táo. Còn quý vị mà ăn nhiều ngủ nhiều, mà không ngủ nó lại mệt nhọc, đó là một cái tu sai.
(1:00:49) Cho nên đạo Phật dạy chúng ta tu đúng là chúng ta sẽ thấy sự giải thoát của nó cụ thể. Đó hôm nay Thầy nói như vậy, bây giờ nói là nói, nhưng mà tu phải có lớp, có thầy dạy, chớ không phải về muốn tu giới là ôm giới đại vô đó mà chết với giới, gọi là dùng giới ức chế, thì coi chừng nó sanh ra những cái tội lỗi khác. Như hồi nãy Thầy nói ăn lén ăn lút đó. Đó cho nên trong cái vấn đề này là cái vấn đề khó chứ không phải vấn đề…
(1:01:18) Xung quanh chúng ta nó có những cái từ trường ác, nó có những cái dòng ác của nó, cho nên chúng ta hở một chút nào thì nó tác động, nó làm cho chúng ta đau khổ đấy. Ức chế nó quá nó sanh bệnh, nó làm chúng ta còn đau khổ nữa.
Cho nên tuần tự mà cách thức tu học là phải được thân cận thiện hữu tri thức, người ta sẽ hướng dẫn cho mình. Khi mà sai thì người ta giúp đỡ cho mình biết cách để mình gỡ những cái sai đó, để cái từ trường của mình nó không tác động vô, chứ không khéo sai nó sẽ tác động. Nó tác động thành ra mình ráng cố gắng tu thì nó lạc vô thiền tưởng, cho đến khi mà nó làm cho rối loạn thần kinh chúng ta, nó trở thành điên khùng.
Cho nên nhiều người đã tu, mà cái trường hợp chúng ta quá tích cực, quá hăng say, quá ham tu, quá nhiệt tâm với cái sự tu tập, đi đến khi mà chúng ta bệnh đau rồi thì chừng đó thì ôi thôi, còn gì nữa. Chúng ta chỉ có cái bộ óc, bộ óc là bộ óc thông minh, loài người chỉ hơn loài vật là ở chỗ cái bộ óc của nó, mà không khéo chúng ta đã làm lệch bộ óc chúng ta một chút thôi, thì chúng ta cũng khó mà sửa lắm.
Bởi vì hầu hết là chúng ta thấy những người điên mà được bình thường trở lại là rất khó chớ không phải dễ. Đau cái tay chúng ta, hoặc đau cái chân chúng ta, hoặc là đau phổi đau gan nó dễ, chớ còn đau cái bộ óc là rất khó.
Cho nên vì vậy mà chúng ta đừng có sử dụng cái bộ óc chúng ta sai, mà nó lệch đi. Chúng ta ham tu là một điều tốt, nhưng tu phải có thầy, có sách vở hẳn hòi, đừng có dựa vào những kinh sách của mấy ông nhà học giả mà viết đó, nó không có tu hành được gì đâu.
Chỉ có cái tài mà lý luận, khéo lý luận tưởng, lý luận riết rồi chúng ta bắt đầu chúng ta tu mà chúng ta cứ tin tưởng vào đó là chúng ta sẽ đưa cả cái đời của mình vào cái chỗ chết mà mình không thấy. Bao nhiêu thế hệ chúng ta đi qua theo con đường của đạo Phật đã nhìn thấy ai đã làm chủ được sự sống chết này chưa?
Mà chưa thì chúng ta biết rằng trong đó có những người điên khùng chớ không phải. Thầy tổ chúng ta có những người điên khùng chứ không phải không, chứ không phải là người nào cũng là giải thoát. May mắn cái phước báo nó còn, cho nên nó không điên, và tu nó chưa, cái người đó chưa nhiệt tâm.
(1:03:10) Những cái người mà tu nhiệt tâm mới là dễ bị bệnh, còn cái người mà tu thường thường tu chơi chơi đó, tu thường thường thôi thì không có bệnh, nhưng mà nó không tới đâu. Còn cái người nhiệt tâm mới thấy trạng thái này thấy trạng thái kia, rồi mới thấy ma thấy quỷ thấy tổ thấy tiên gì đủ thứ nó hiện ra, đó là mấy người nhiệt tâm. Nhiệt tâm cho nên đến khi cái tưởng chúng ta nó hoạt động. Cho nên cái thế giới tưởng nó rất là nguy hiểm.
(1:03:32) Cho nên khi mà người ta nhập vào Nhị Thiền là nhập vào cái thế giới tưởng, cái thế giới chiêm bao đó, như trong giấc mộng của chúng ta, nó 18 cái loại hỷ tưởng ở trong đó. Cho nên khi mà cái người nhập vào cái này, người ta sẽ có những thần thông đó, chớ không phải không đâu.
Cái Nhị Thiền coi vậy chớ nó diệt Tầm Tứ, nó độc đáo lắm. Còn cái Tam Thiền thì nó chỉ ly hỷ trú xả, nó trú ở trong cái xả của nó thôi, tức là nó ly cái trạng thái của Nhị Thiền. Cái Tam Thiền nó ly, chỉ ly cái trạng thái của Nhị Thiền thôi, nó ly hết 18 cái loại tưởng này thì nó sẽ vào được cái Tam Thiền, hiểu chưa?
Cho nên khi mà nó ở trong Tam Thiền nó tiếp tục nó ly, nó ly cái, nó xả lạc xả khổ tức là nó xả cái lạc cái khổ, nó xả cái cảm thọ của nó. Thì khi mà nó xả cái hơi thở của nó thì nó nhập Tứ Thiền. Nó ở cái chỗ Tam Thiền, nó bắt đầu, nó đầu tiên thì nó ly hết 18 cái loại hỷ tưởng của Nhị Thiền, bởi vì cái trạng thái của Nhị Thiền nó có 18 cái loại hỷ tưởng.
Sau khi nó ở đó nó ly ra được rồi cái Nhị Thiền thì nó tiếp tục nó xả, nó xả lạc xả khổ xả niệm thanh tịnh, nó mới nhập Tứ Thiền. Phải hiểu được cái phương pháp, cái Tam Thiền nó quan trọng lắm. Nó đứng ở vị trí đó nó không phải là cái vị trí xả của nó, cái vị trí ly của nó thôi. Đâu tiên nó ly, sau đó nó xả.
Nó xả để nó nhập Tứ Thiền. Còn cái Tứ Thiền nó quan trọng lắm, nó ở Tứ Thiền nó thực hiện Tam Minh. Còn cái Tam Thiền nó không thực hiện được Tam Minh, nó chỉ có nhiệm vụ nó ở đó để nó ly nó xả.
(1:05:04) Còn cái Sơ Thiền là ly dục ly ác pháp ,nó tạo thành 7 cái năng lực của Giác Chi cho nên nó mới diệt Tầm Tứ, nó diệt ý thức, 6 cái thức của nó, mắt tai mũi miệng thân ý, nó dừng lại hết nó mới vào được cái Nhị Thiền.
Quý vị thấy cái Tứ Thánh Định của Phật, bốn cái Thiền của Phật rất độc đáo, mỗi một cái Thiền nó có một cái vị trí của nó, chứ không phải là nó giống nhau hết đâu, không phải đâu. Cái vị trí của nó làm cái nhiệm vụ gì thì ở cái Thiền đó nó sẽ làm cái nhiệm vụ đó.
Còn nếu quý vị mà thực hiện cái Sơ Thiền không được thì không bao giờ quý vị rớ tới cái Nhị Thiền chứ đừng nói tui ngồi đây hết vọng tưởng rồi, tui nhập Nhị Thiền. Thiền đó Thiền tưởng của quý vị tưởng ea chứ nó quý vị chưa có nhập đâu.
Nó diệt Tầm Tứ mà, nó diệt, tức là nó diệt cái ý thức của quý vị không có hoạt động. Mà nó diệt ý thức tức là nó phải diệt cái nhóm sáu thức của nó, sáu thức của nó là mắt tai mũi miệng thân ý thức, sáu cái chớ không phải một cái đâu. Mà nó diệt cái ý thức là nó phải diệt hết cái nhóm của nó, chớ nó đâu phải diệt một cái.
Cho nên khi nó diệt rồi, lỗ tai quý vị không nghe, tiếng sét cũng không nghe nữa. Cái Nhị Thiền nó cao lắm chớ không phải không, nó diệt mà. Trong bốn Thiền của đạo Phật chỉ có cái Nhị Thiền là diệt thôi chứ còn tất cả các cái khác nó không có diệt, nó chỉ ly xả thôi. Tứ Thiền nó cũng xả chứ nó đâu có diệt. Phải không?
Chí có cái Nhị Thiền nó diệt. Cho nên nó độc lắm. Cho nên nó phải có một cái lực của cái Sơ Thiền, nó phải có đủ lực nó mới diệt nổi. Cho nên khi mà Đức Phật mà nhập Nhị Thiền đó, thì trời sét gần đó mà hai con bò chết. phải không? Có cái câu chuyện đó mà, ông Phật không nghe tiếng. Đó Nhị Thiền đó.
Nếu mà Thầy không nói không biết ông Phật nhập cái Định nào mà không nghe trời sét, chà quá hay chứ gì? Nhưng mà không ngờ Nhị Thiền của người ta chứ đâu có gì đâu, nó diệt Tầm Tứ mà. Thấy rõ chưa?
Cho nên trong khi chúng ta biết rằng bốn Tứ Thánh Định của Phật nó không phải Thiền phàm phu đâu, nhưng mà mấy ông Đại Thừa cho nó là Thiền phàm phu, phàm phu mới tu Thiền này. Trời đất ơi! Sơ Thiền người ta ly dục ly ác pháp người ta nhập vào dòng Thánh rồi, Tu Đà Hoàn rồi, thế mà dòng Thánh mà lại còn phàm phu được sao?
(1:07:26) Trời, làm sao mà gọi là thiền phàm phu, mà khi mà ly dục ly ác pháp mà phàm phu được, phàm phu đâu có được? Phải không? Quý vị thấy rất rõ. Cho nên ở đây người ta chê cái Thiền, 4 Thiền của Phật là Thiền phàm phu, nhưng mà nó sự thật làm chủ được sự sống chết của chúng ta đó, có thấy đúng không?
(1:07:45) Cho nên ở đây mình phải đi vào con đường nguyên thủy của Phật, mình phải tu cái Thiền nào để nhắm vào cái chỗ mà làm chủ sanh tử. Chúng ta đối mặt với mặt trận sanh tử của chúng ta, nó đánh chúng ta gắt lắm.
Các vị tu tập rồi các vị thấy. Mở mặt trận mà chúng ta đánh nó, tức là ở trên Tứ Niệm Xứ là mở mặt trận đánh với giặc sanh tử đó, nó đánh chúng ta như thế nào? Nếu nó đánh chúng ta những cơn đau, nếu mà chúng ta không đủ một cái sức lực, không đủ nghị lực là chúng ta đầu hàng nó liền, đau quá chúng ta chịu sao nổi. Nhưng mà nó đánh chúng ta, bởi vì mặt trận sanh tử mà, nó đánh chúng ta cái mặt này.
Nó đánh chúng ta, rồi nó đánh tâm lý, nó tự nó lý luận nó đối chọi, cho nên trong người chúng ta nó có hai cái tư tưởng, bắt đầu nó đánh chiến tranh tâm lý. Nếu mà tâm lý của chúng ta thắng thì nó rút lui nó đi, mà nó bại thì nó xách chén nó đi múc cơm nó ăn.
Nó luận mà, ăn để cho mập, ăn cho nó có sức khỏe chứ nếu mà mình cứ khổ hạnh như thế này chắc nó chết tiêu lấy đâu mà tu. Nghe lý luận cũng tâm lý cũng đúng rồi, bắt đầu nó đi xách nó đi ăn, có phải không? Tức là thua trận rồi.
Mặt trận tâm lý của nó nó đánh mình ghê lắm. Giờ này nó buồn ngủ rồi, nó thôi đi ngủ lát nữa mình dậy mình tu chứ gì? Ôi nó đánh nghe nó ngọt ngào quá, cái đi ngủ, có phải không? Thua trận rồi đó.
Cho nên ở đây chúng ta biết được cái mặt trận nội tâm của chúng ta rất rõ, nó đánh về cái mặt, nó đánh kêu là đánh rát là nó đánh thọ. Ôi thôi nó đau, nó đau, cách gì nó đau muốn bứt gan bứt ruột rồi, đau bò càng bò nĩa. Thế mà cái người tu người ta gan dạ lắm, người ta ngồi sững thân lên, người ta không bao giờ mà người ta nằm xuống đâu.
(1:09:25) Nằm là đầu hàng nó rồi, ngồi sững lên, không lấy thuốc uống, ngồi đây. “Thọ là vô thường, rời khỏi thân ta, tao không sợ đâu, nhất định là tâm bất động đừng có dao động, đừng sợ nó”, cái nghị lực của chúng ta kiên cường, tận cùng nó nó đi mất. Đó là một cái người mà chiến đấu chiến thắng.
Bởi vì nghe người chiến thắng, Đức Phật đã nói mà, thắng trăm trận không bằng thắng mình một trận, phải không? Mà thắng được nó một trận rồi, có kinh nghiệm rồi, sau này mày đến mày đau là tao đánh mày bay đầu hết. Phải không?
Quý vị Phật tử mình là con cháu của Trưng Vương, Triệu Ẩu, là con cháu của Trần Hưng Đạo, Quang Trung, thế mà chúng ta đầu hàng giặc à? Nhất định là chúng ta có những anh hùng, đất nước chúng ta có những anh hùng, thế là chúng ta cũng là anh hùng trong mặt trận sanh tử chớ! Đầu hàng trước, giặc chưa đánh mà lo cuốn gói chạy rồi, thì như vậy là chúng ta dở.
Vì vậy mà từ đây về sau, các con là đệ tử, quý Phật tử là đệ tử của Thầy là phải những người chiến thắng như Thầy, không được thua, chết bỏ. Bởi vì bây giờ quý vị không chết mai mốt cũng chết, thà là mình chết ở trên bồ đoàn, chết trong giới luật hơn là chết để phạm giới, chết ở dưới bồ đoàn.
Người chiến sĩ ở ngoài mặt trận người ta chết trên lưng ngựa chứ người ta không chịu chết dưới lưng ngựa đâu! Còn mình luôn luôn chết cứ nằm, không chịu ngồi, dở quá dở.! Mà đệ tử của Thầy dở như vậy thì đừng có làm đệ tử của Thầy. Hễ làm đệ tử của Thầy là phải anh hùng! Nhớ chưa?
Nhớ rồi phải không? Người nào mà đau bệnh mà nằm xuống là nói “tui không phải đệ tử của Thầy Thông Lạc đâu nên bây giờ tui phải nằm”. Còn mà nếu đệ tử của Thầy Thông Lạc, nhứt định là ngồi thiền liền, tức khắc là không sợ, thì người này sẽ là chứng quả A La Hán. Thầy nói người nào mà gan dạ như vậy là chứng quả, không có thua đâu.
Đây là mặt trận sanh tử, mặt trận luân hồi, nếu mà chúng ta thắng được thì chúng ta không luân hồi, mà chúng ta thắng được là chúng ta làm chủ sanh già bệnh chết, nghĩa là chúng ta làm chủ bốn nỗi khổ của chúng ta. Chỉ có bấy nhiêu đó thôi không có gì hết.
(1:11:25) Cho nên đầu tiên quý vị đã nắm được, đã hiểu được là tâm thanh thản an lạc vô sự là không có tham sân si trong đó. Đây là cái lực mà không tham sân si, đây là tương ưng với chư Phật. Do khi mà chúng ta giữ tâm không dao động, bất động được thì chúng ta tương ưng với cái từ trường của chư Phật đang thanh thản an lạc sẽ tiếp viện cho chúng ta.
Cho nên khi mà chúng ta, thí dụ bây giờ cái thân này đau mà Thầy ngồi sừng sững vầy tâm không dao động, thì lúc mà tâm Thầy không dao động rồi, thì cái từ trường mà nó không dao động ở bên ngoài của chư Phật, của Thầy nó sẽ tiếp viện vô, cho nên lúc bây giờ chúng ta nghe không đau nữa, chứ một mình sức lực chúng ta sao chịu nổi. Nó nhờ có sự giao cảm, sự nương tựa vào nhau để vượt qua.
Cho nên “Đạo cảm ứng giao nan tư nghì”, giao cảm được cái sự khó khăn của đạo, cho nên giúp cho chúng ta vượt qua những cái khó khăn đó. Cho nên chúng ta phải giữ tâm tương ưng, cho nên mình biết rằng chư Phật sẽ hỗ trợ mình, cho nên mình giữ cho tương ưng với chư Phật thì sẽ được hỗ trợ.
Mà tâm mình dao động, không tương ưng thì mất luôn, không có làm sao mà tiếp nhận được, tức là mình tiếp viện quân không được, cho nên mình chịu thua. Còn cái này có quân tiếp viện rồi, bắt đầu mình giải thoát, giải phóng quê hương luôn! Phải không? Làm chủ. Cho nên tu hành như vậy mới tu chứ.
Sắp sửa rồi quý vị ở đây cũng có nhiều người sắp già sắp chết rồi, còn ngày hôm nay còn sống, ngày mai chết chúng ta không chừng. Hôm nay là đầu xuân năm nay, nhưng mà cuối xuân năm nay, trong cái số người chúng ta sẽ có người mất người còn, vậy thì chúng ta hãy mất ở trong cái chỗ nào cho xứng đáng làm cái người đệ tử của Phật, phải không.
Các bác các cụ lớn tuổi rồi phải lo, thứ nhất là Thầy khuyên cố gắng thường xuyên nhắc tâm Như Lý Tác Ý: “Tâm thanh thản an lạc vô sự.” Trước ác pháp nhắc: “Tâm thanh thản an lạc vô sự; tất cả đều là vô thường không có giận hờn, không có phiền não.” Con cái lớn khôn mặc tình không được rầy rà nó nữa, phải không? Rầy tức là có giận hờn mới rầy.
(1:13:28) Cho nên vì vậy mà không giận hờn, dạy bảo khuyên lơn, “con hãy làm cái điều này thế này” thôi, còn nghe không nghe quyền nó. Còn mình có bổn phận mình nói thôi, đừng có để cho tâm mình phiền não mà giận hờn mới rầy la nó thì không được. Đó là tự làm khổ lấy mình.
Cho nên luôn luôn giữ tâm thanh thản an lạc vô sự. Lúc nào các bác các chú các cụ lớn tuổi rồi, phải giữ gìn cái tâm này thì sẽ tương ưng với Phật, và đồng thời sẽ không tái sanh luân hồi nữa. Bởi vì từ trường này nó, khi mà cái tâm này nó thanh thản nó không tác động được, thì coi như nó bị hóa, nó bị chuyển hóa hết.
Còn nếu mà để nó tác động chúng ta đau khổ, thì coi như là khi mà thân chúng ta bỏ rồi thì nó có duyên nó tác động nó đi tái sanh luân hồi, nó tiếp tục nữa. Cho nên nó tác động mình không được thì nó bị chuyển hóa hết, nó không còn tác động được, cho nên tâm bất động.
Bây giờ thân Thầy đau nè, phải không, nó tác động Thầy đó, nó tác động cái tâm Thầy, nó làm cho Thầy quá sợ đó. Thầy vẫn giữ tâm không sợ, không dao động, nó tác động không được. Nó tác động không được thì nó không tái sanh đâu.
Cho nên cái tâm của Thầy bất động rồi, thì cái từ trường của Thầy hoàn toàn nó rất thiện, nó vô lậu rồi, cho nên Thầy tương ưng chư Phật rồi. Hết! Thầy chấm dứt một cuộc đời của Thầy không còn tái sanh nữa, vì tái sanh rất khổ, làm thân nhiều kiếp nhiều đời quá khổ.
Cho nên các bác các cụ lớn tuổi rồi hãy cố gắng nhớ lời Thầy, Thầy trao cái pháp Như Lý Tác Ý này để cứu các bác các cụ. Mặc dù tu chưa xong nhưng vẫn giữ tâm bất động cho Thầy, thì chừng đó sẽ gặp Thầy Thầy sẽ cứu độ cho. Bởi vì tương ưng với Thầy, dù muốn dù không thì cái lực của Thầy cũng phải trợ à.
Còn không tương ưng với Thầy bây giờ Thầy có muốn cứu cũng không được nữa. Nghĩa là một người chết chìm mà không chịu đưa tày thì không bao giờ ai cứu họ được. Mà mình đang bị chết chìm nhưng đưa cánh tay lên thì cánh tay đó là bất động tâm đó các con, sẽ có cái lực khác người ta lôi mình lên.
(1:15:22) Bởi vì mình có cái hướng đi, mình có cái hướng đó rồi, còn mình không đưa tay là mình chìm, chịu chết ở trong những cái dục lạc thế gian rồi, thì không ai mà cứu mình được hết, người ta đành bỏ. Thương thì thương nhưng không thể cứu được, bởi vì cứu được mấy con mang cái tâm tham sân si lên cái từ trường thiện đó chắc là tiêu tan của người ta hết, phải không?
Mang cái tham sân si lên đó là tiêu tan sự nghiệp tới đó hết rồi, ai mà dám mang. Trừ ra mấy con phải bất động thì người ta mới dám mang mấy con chớ! Phải hiểu chỗ đó chớ. Đó thì phải nhớ nghe.
(1:15:52) Các cụ lớn tuổi rồi, còn trẻ trẻ, đừng nói rằng mấy cụ già chết chứ tụi tui không chết đâu, không có đâu. Đi ra kia xe đụng cái là bể đầu liền chết tức khắc đó, đừng có nói chuyện không chết đâu! Cho nên vì vậy mà cũng phải chuẩn bị cho mình, phải tu tập cho rốt ráo, có 7 ngày 7 tháng 7 năm thôi, đâu có nhiều.
Mà sau khi tu rồi mình làm chủ rồi thì đâu còn lo nữa, hết lo rồi. Đâu còn phải tu hoài, đâu còn phải tui vô chùa tui gõ mõ tụng kinh hoài! Nghĩa là tôi tu xong rồi không gõ mõ tụng kinh nữa, có phải đúng không?
Còn bây giờ theo Thầy thấy, một ông thầy già tới cuối cùng, nếu mà không có chúng tụng kinh ổng cũng lên gõ mõ tụng kinh, nếu không để cái chùa vắng hoe thì cũng không được. Cho nên vì cái vấn đề này nó không phải. Đạo Phật tu tới cái giai đoạn mà làm chủ rồi nghỉ không tu nữa, chơi. Ngồi chơi không có làm gì hết à, Thầy nói vô sự rồi mà đâu có hữu sự nữa.
Cho nên trong khi tu nỗ lực phải tận cùng, bởi vì cái thời gian, có cái thời gian nhất định cho sự tu tập chúng ta, đừng có chểnh mảng, đừng có dễ dãi. Mà bữa nay sống ngày mai chết không chừng, bữa nay mạnh ngày mai đau không chừng. Đau khó tu lắm không phải dễ đâu.
Thầy nói là nói, chứ quý vị mà khi đau rồi quý vị mà ngồi giữ cái thân mà sừng sững để mà chiến đấu nó là một cái người phải có nghị lực lớn, là một cái người phải gan dạ, phải là những cái bậc gọi là Thầy nói, phi thường, chứ còn cái bậc mà không phi thường thì chịu không nổi đâu.Nó khó, khó vô cùng chứ không phải dễ đâu. Ở trong bụng mà nó ung thư trong đó nó đau nó nhức, gồng mình lên mà chịu chứ đừng có nói!
Vậy cho nên vì vậy, trước khi mà chuẩn bị cho cái sự chiến đấu này thì quý vị phải tập luyện, phải tập luyện về 18 cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở, mỗi đề mục của nó để giúp cho chúng ta những cái điều kiện cần thiết sau khi gặp những cái chướng ngại pháp, cái ác pháp tác động trong thân tâm của chúng ta, để mà chúng ta có cái phương pháp đẩy lui. Chứ nếu mà không tập luyện những cái này thì chúng ta đẩy lui không có được đâu. Nhớ chưa? Nhớ kỹ chưa?
(1:17:42) Lần lượt thì Thầy cố gắng Thầy soạn thảo cái giáo trình tu học lớp Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, sau đó có những người mà chứng quả A La Hán, họ sẽ đứng từng lớp họ dạy trong cái này.
Bây giờ giáo trình giáo án có rồi mà giáo sư không có thì lấy gì dạy, phải không? Không lẽ Thầy dạy từ lớp thứ 1 này cho tới lớp thứ 8 này, chạy lên chạy xuống chắc là Thầy dạy không nổi đâu, sức của Thầy dạy không nổi đâu! Cho nên phải có 8 người.
Còn bây giờ cái nhiệm vụ của Thầy là soạn cái giáo trình, nghĩa là đọc hết cái tạng kinh Nguyên Thủy của Phật, cái bài kinh nào thuộc về cái lớp Chánh Kiến để ra cái lớp Chánh Kiến, cái bài kinh nào thuộc về lớp Chánh Tư Duy thi để qua cái lớp Chánh Tư Duy, để rồi kết hợp nó lại thành một cái cái giáo trình cho một cái lớp tu học thứ nhứt, thứ nhì, thứ ba, tư cho đến thứ tám của nó, đó là Bát Chánh Đạo đó.
Đó thì sau khi mà có lớp học thì Thầy nghĩ rằng cái lớp mấy con chắc chết hết rồi, tới cái lớp con cháu mới được tu! Chứ bây giờ làm sao Thầy làm kịp, mình Thầy làm đâu có kịp. Cho nên cái lớp con cháu mình có phước hơn.
Bây giờ thì cả những cái mê tín những cái sai ở trong Phật giáo thì Thầy đã dẹp nó xuống hết, để dựng lại những cái đúng của Phật giáo, phải không? Bây giờ con cháu chúng ta sau này, hiện giờ thì mấy con thì dao động, đọc sách Thầy nghe nói dao động quá, nó làm cho không biết đường nào mà tu.
Hồi nào tới giờ tôi tin tưởng kinh sách Đại Thừa, tui tu Thiền dữ tợn, tui niệm Phật cũng luôn, nhưng bây giờ Thầy nói như vậy, trời ơi như vậy là sai hết rồi, chết rồi, không biết làm sao? Dao động không biết thế nào!
(1:19:16) Thì cái lớp của mấy con là lớp dao động, nhưng lớp con cháu chúng ta nó vững vàng. Bởi vì nó biết, bởi vì sau khi dao động đó thì nó sẽ hết dao động, phải không? Cho nên cái lớp con cháu chúng ta sau này đi theo đạo Phật, và đạo Phật không phải là một tôn giáo, Thầy xác định điều này.
Cho nên trong kinh Pháp cú đức Phật thường ca ngợi Bà La Môn, một Bà La Môn đúng và một Bà La Môn sai. Cái mục đích của đạo Phật ca ngợi Bà La Môn, cái mục đích của đạo Phật có xây dựng Phật giáo không? Không xây dựng Phật giáo mới ca ngợi Bà La Môn chứ, các con hiểu điều đó!
Nhưng mà các tổ chúng ta sau này vì tham vọng mới đưa ra lấy cái danh hiệu của Phật, gọi là Phật đó, mới đặt ra là Phật giáo, để làm cho có một cái tôn giáo. Mà hễ tôn giáo, có tôn giáo thì chia chẻ với các tôn giáo khác, nó phân ra.
Nhưng mà cái nền đạo đức, cái chơn lý của đạo Phật là chơn lý của loài người chứ đâu phải là chơn lý của một tôn giáo, có phải không? Khổ, Tập, Diệt, Đạo đó, là cái chơn lý của loài người. Cho nên cái giáo pháp của Phật là cái giáo pháp của con người chứ không phải là giáo pháp của tôn giáo! Do như vậy nó là cái nền đạo đức của loài người, vì vậy nó không còn ranh giới.
Cái người có Thiên Chúa, có tôn giáo khác vẫn thực hiện cái đạo đức này được, người không theo tôn giáo nào hết cũng thực hiện được, chứ không khéo người ta nói đạo đức này là đạo đức của Phật giáo, Phật giáo tu chứ mình không có rớ tới cái này. Cái này của Phật giáo, nếu mình rớ tới nó mình bị tôn giáo thì sao? Mình phải theo Phật giáo chứ gì, cho nên Phật giáo không có rớ tới đâu!
Sau này các tổ mình vì tham vọng mới đưa nó thành một cái tôn giáo để cho mình làm giáo chủ. Ông Phật ổng đâu có ham làm giáo chủ, mình phải hiểu được cái ý của đức Phật.
Cho nên trong kinh Pháp cú đức Phật, những cái bài kinh ngắn, mà đức Phật xác định Bà La Môn đúng và Bà La Môn sai, nói cái tâm vô lậu là Bà La Môn chứ không có gì hết. Nnghĩa là ca ngợi một Bà La Môn đúng, một Bà La Môn gõ mõ tụng kinh thì đức Phật chê, có phải không? Chỗ mà chú thuật tụng kinh, rồi dòng họ 7 đời, rồi đẹp trai, đức Phật bác hết, mà chỉ có giới luật với trí tuệ mà thôi.
(1:21:19) Có đúng bài kinh Sonanda đó, phải không? Thì các con thấy rõ ràng là đức Phật dựng lại cái đúng, mà dẹp cái sai của Bà La Môn để trở thành Bà La Môn đúng, chứ đâu có nói rằng Phật dâu? Đâu có nói ông Phật này giới luật hay hoặc là trí tuệ đâu, mà nói Bà La Môn. Có đúng không?
Như vậy bây giờ chúng ta phải tu giới luật thì tức là chúng ta Bà La Môn chứ sao. Nhưng mà Bà La Môn đúng, nhưng mà Bà La Môn đúng là mọi con người chớ không phải Bà La Môn nữa! Chúng ta phải hiểu.
Đâu ông Phật ông đâu có dựng cái Bà La Môn làm cái chi nữa, ổng bác Bà La Môn người ta muốn sập hết rồi. Ổng dựng lại những cái đúng cho loài người để mà chúng ta thực hiện được cái sự giải thoát cho chúng ta. Cho nên mọi người đều thực hiện được.
Thầy ước ao rằng 8 cái lớp học này và ba cái cấp bậc học này là của loài người chớ không phải của Phật giáo nữa. Của chung hét, hễ người nào đến với cái đạo đức, hễ có mặt là con người thì phải học, nếu không học đạo đức này là một con thú vật, có phải đúng không?
Chúng ta là một loài động vật chứ gì, nhưng không đạo đức là con vật chứ gì? Con vật có đạo đức không? Không! Cho nên vì vậy chúng ta là con người phải có đạo đức, đạo đức làm người. Rồi chúng ta bước qua một cái giai đoạn để vào dòng Thánh thì chúng ta đạo đức làm Thánh, thì như thế nào?
Nếu mà Thánh thì phải nhập được Thiền Định, làm chủ được sự sống chết, phải không? Thì mới là Thánh. Còn con người thì chúng ta chỉ cần giữ cái đạo đức không làm khổ mình khổ người, mọi người xung quanh chúng ta, đừng làm khổ ai hết đừng làm khổ mình thì cái cuộc đời chúng ta hạnh phúc lắm rồi, có đúng không? Đó là cái đạo đức làm người.
(1:22:52) Bây giờ đạo đức làm Thánh tăng thêm một bậc nữa, là bây giờ bệnh đau đuổi đi khỏi uống thuốc, phải không? Chết, muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống, kéo dài tuổi thọ thêm bao lâu cũng được, phải không?
Còn sanh thì không có sanh vào ở chỗ mà thai sanh, thấp sanh, noãn sanh mà sanh vào chỗ hóa sanh, hợp duyên lại, tạo thành một con người thiện hoàn toàn đẹp đẽ, phải không? Như vậy là hóa sanh chứ không phải biến hóa đâu. Các con đừng có hiểu rằng hóa sanh là biến hóa, không phải. Mà hóa sanh bằng cách thức tâm lực.
(1:23:25) Hồi nãy Thầy có nói 7 cái Giác Chi chứ gì, 7 cái năng lực chứ gì? Các con không có ngờ phải không, để Thầy nói cái lực của nó. Khi mà chúng ta thực hiện pháp Thân Hành Niệm thì nó có 10 cái Như Lai Lực, 10 cái thần lực của nó.
Thì cái lực đầu tiên nó xuất hiện ra mà cái Tinh Tấn Giác Chi xuất hiện ra, thì khi mà chúng ta giở chân bước lên, thì có cái lực đẩy cái chân chúng ta lên. Khi chúng ta đưa cái chân tới, có cái lực tự đẩy chân chúng ta tới. Để xuống, nó có sức hút xuống. Các con thấy cái lực của nó có rồi. Bây giờ một cái người đó mà sử dụng cái lực đó đi trên mặt nước được không mấy con?
Cho nên nói sao mà có ông Phật ổng đi trên mặt nước được, khi mà ổng lôi đầu ông Ca Diếp ra ngoài sông, các con nhớ cái chỗ đó không? Ông có nói gì về thần thông không, tôi lôi ổng ra đây, nếu mà không thực hiện thần thông được tui nhận ông uống nước chết đó. Thì ông Phật ổng đi trên mặt nước chứ gì, ổng dùng cái thần lực đó đó, ổng đi trên mặt nước.
Cho nên chúng ta tu tập, chúng ta muốn thử, chúng ta đi ở trên mặt đất này, chúng ta bảo “cái lực hãy đưa cái thân nhẹ lên, đi trên khỏi mặt đất” thì chúng ta thấy nó bước vầy nè, nó bước ở trên mặt, ở trên nền nhà mà bước khơi trên nó giống y như ma như quỷ vậy đó! Không, cái lực của nó nó đẩy mà. Cho nên đi trên mặt nước nó không chìm là tại vì nó đi khơi ở trên mặt nước, nhưng mà nó vẫn bước, cái lực nó đẩy đưa chân tới đưa chân lui.
Nó rõ ràng ơ trong, đọc lại cái bài pháp Thân Hành Niệm ở trong kinh nguyên thủy của Phật đó, Trường Bộ có mà Trung Bộ cũng có cái bài pháp Thân Hành Niệm. Thầy đọc lại thấy khi mà chúng ta tu tập nó kiên cố như cổ xe rồi thì cái thần lực nó hiện ra, tức là Tinh Tấn Giác Chi chứ không có gì hết.
Nó làm cho cái thân của chúng ta rất tinh tấn, nó nhịp nhàng nó đi nhẹ nhàng uyển chuyển ở trên cái mặt nước, ở trên cái mặt đất rất là nhẹ nhàng. Đã đủ biết rằng Phật giáo nó có thần thông chứ không phải không, nhưng mà ông Phật không có chấp nhận.
Ổng nói cái chuyện này không phải, mà cái chuyện vô lậu mới đúng, cái chuyện tâm bất động mới đúng. Nghĩa là người ta chửi không giận, tâm có tham biết tham, đuổi cái tham ra đi đừng có để chấp nhận nó, thì cái này là cái đúng, còn cái này là chỉ chơi thôi. Mình thấy nó hay nhưng mà ông Phật chỉ chơi thôi.
Còn cái Định mà làm chủ được sự sống chết qua hơi thở, tịnh chỉ hơi thở, ông Phật ổng ví dụ như thế nào? Như cái dao mà đâm vô ngực mình. Các con đọc bài kinh Sonada chưa, cái bài kinh cái ông gì mà ổng nói ổng đau quá đó, thì ổng lấy cái dao ổng xin phép Phật ổng đâm ổng, thì đức Phật đem cái bài kinh đó so sánh với Tứ Thiền đó mấy con, dám đem cái bài kinh mà so sánh Tứ Thiền.
(1:25:51) Tứ Thiền là một cái lực tịnh chỉ hơi thở, tâm rất là an lạc. Các con có nghe nói cái trạng thái Tứ Thiền không, rất là an lạc. Nó hơn cả Nhị Thiền, hơn cả Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, cái trạng thái nó rất là an lạc. Thế mà ông Phật dám so sánh với cái mũi dao mà đâm vào ngực thì đủ biết.
Khi một người mà nhập diệt người ta bỏ thân người ta, người ta nhập vào Tứ Thiền người ta tịnh chỉ hơi thở, rồi người ta xả cái trạng thái của Tứ Thiền ra thì người ta mới vào Niết bàn.
Cho nên vì vậy mà nhập vào cái Tứ Thiền thì cái hơi thở nó ngưng rồi, nó không còn thở nữa, cho nên cái thân này như chết rồi. Bây giờ người ta xả cái trạng thái, cái Tứ Thiền thôi thì cái thân nó đâu có thở đâu, người ta mới vào Niết Bàn luôn thì cái thân này nó mới chết.
Cho nên các con đọc lại trong cái bài kinh Niết Bàn chứ gì. Các con thấy khi mà đức Phật nhập ba lần từ Sơ Thiền đến, ở trong kinh thì thường nói nói đến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, rồi nhập xuôi nhập ngược chứ gì, nhưng mà sự thật nhập có Tứ thứ Thiền thôi, nhập xuôi nhập ngược.
Bởi vì những cái Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ với Diệt Thọ Tưởng Định, Không Vô Biên Xứ đức Phật đã nhập, đã bỏ nó lâu rồi. Hồi mới đầu tu đức Phật đã nhập những cái điều này đức Phật đâu, bây giờ mấy ông tổ mình mới kết vô, lấy của ngoại đạo kết vô làm cái con đường tu tập như vậy đó, đó là cái sai.
Cho nên khi mà nhập đến Tứ Thiền rồi thì đức Phật mới xả bỏ báo thân của mình mới nhập Niết Bàn đó. Các con có nhớ chỗ đó chưa, chỉ có Tứ Thiền mới tịnh chỉ hơi thở.
Bởi vì cái phương pháp của Phật nó cụ thể nó rõ ràng để giúp chúng ta thấy rất rõ con đường tu của chúng ta mà. Chứ còn nếu mà bây giờ chúng ta nói Thiền nói Định mà nói tui cũng tự tại sanh tử, nhưng mà người ta đâu có rõ ràng như vậy.
(1:27:40) Các con nghe Thiền Tông như gia đình ông Bàng Uẩn chứ gì, họ tự tại trong sanh tử chứ gì? Cô con gái thì gạt ông già mình, chạy ra xem mặt trời coi, phải không, thì cô trèo lên sàn thiền cô tịch liền. Nhưng mà tịch bằng cái thiền định nào đây? Không nói. Như vậy là không thật rồi.
Ông Bàng Uẩn chết cũng tự tại, bà Bàng Uẩn chết cũng tự tại, đứa con trai cày ở ruộng cũng chết tự tại, phải không? Các con thấy rõ ràng cái gia đình này là gia đình Thiền Định, nhưng mà Thiền Định nào đây, mà làm sao tự tại này? Không nói ra.
Nhưng mà ông Phật nói ra rõ, ba lần nhập chứ không phải một lần nhập, trong từ Sơ Thiền tới Tứ Thiền mà ba lần, để nhắc nhở chúng ta rõ ràng phải không. Cho đến Tứ Thiền, tại Tứ Thiền thì đức Phật ngưng tại chỗ đó, mới xả Tứ Thiền mới nhập vào Niết Bàn.
Chứ không phải Nhị Thiền, không phải Tam Thiền mà Tứ Thiền, có đúng không? Nếu Tam Thiền, nó còn thở làm sao mà xả được, phải không? Mà Nhị Thiền thì nó diệt ý thức, nó diệt 6 thức nó thôi, chứ nó đâu có diệt hơi thở nó đâu, cho nên nó còn thở, làm sao được. Chỉ có Tứ Thiền mà thôi. Con thấy đúng không?
(1:28:30) Cho nên do cái sự tu tập của chúng ta phải biết được cái pháp đúng pháp sai. Còn nếu pháp sai thì người ta nói suông suông không à, rồi người ta huyền thoại cái câu chuyện nghe rất hay nhưng mà sự thật ra không biết cách, không có nắm được ở trong tầm tay của mình.
Còn đạo Phật nói chứng quả A La Hán đâu phải nói ngoài tầm tay của chúng ta. Chúng ta nghĩ quả A La Hán là phải có thần thông, phải có Tam Minh, phải biết chuyện quá khứ vị lai, đó là ngoài tầm tay của chúng ta. Còn quả A La Hán mà đức Phật nói ở trong tầm tay chúng ta nắm được, là tâm tôi có tham tôi biết tôi có tham, tâm không tham tôi biết tôi không tham.
Mà tâm không tham tức là quả A La Hán tại chỗ này chứ đâu, tôi nắm trong tầm tay tôi được nè! Mà bây giờ nó có tham tôi biết tôi ngăn diệt nó, tui biết cái cách thức tôi xả nó rồi thì tôi không tham chứ sao? Thì quả A La Hán ngay ở chỗ bàn tay tôi nắm được rồi, đâu có cái gì khó đâu.
(1:29:18) Cho nên Thầy nói quả A La Hán một giây, một phút, có đúng không? Mà trong một giây một phút đó cho đến khi nó đủ thần thông thì nó hoàn thành được cái quả A La Hán. Nhưng mà cái thần thông này đức Phật có cần không? Chỉ cần cái tâm không tham sân si thôi. Như vậy là rõ ràng là cái chỗ A La Hán chúng ta làm được mà!
Bây giờ tâm quý vị có tham bây giờ không? Có sân bây giờ không? Có đói bụng muốn ăn bây giờ không? Chưa, không có nè. Thì như vậy là nó đâu có tham sân đâu, thì quả A La Hán ngay chỗ đó chớ. Ông A La Hán ông cũng giống mình như vậy à, nhưng mà ông không có lát nữa đòi ăn, còn mình thì khác, chút đói thành ra đòi ăn, còn ổng thì khác.
Cho nên do cái chỗ vô lậu chúng ta thấy rõ, mà hữu lậu chúng ta thấy rõ. Có phải không? Cho nên trong cái con đường tu của đạo Phật rất thực. Nhưng mà chúng ta phải nỗ lực, phải giữ gìn, phải bảo vệ cái tâm thanh thản an lạc vô sự chúng ta, thì mới hoàn toàn, mới hoàn thành được con đường mà chúng ta đi, mới hoàn thành được sự làm chủ chúng ta muốn.
Chớ còn nếu mà không chúng ta chỉ có một giây vậy, chúng ta nói tui chứng quả A La Hán một giây rồi thôi, ba bốn giây sau nó thành ra Ngạ Quỷ, nó đi ăn đi uống nó đi chửi lộn người ta! Trời đất ơi bây giờ A La Hán gì mà nó dữ thế này? Các con hiểu chỗ đó chưa? Nó dữ quá như vậy.
Cho nên do cái chỗ mà tu tập của chúng ta phải biết từ một giây đó mà chúng ta huân. Cho nên đức Phật mới xác định Nhất Dạ Hiền là một đêm chứ gì? Theo bài kinh Nhất Dạ Hiền chứ gì. Rồi bày ngày chứ gì, rồi bảy tháng chứ gì, rồi bảy năm.
Nếu mà tui giữ cái tâm tui thanh thản an lạc vô sự trong một đêm, 12 tiếng đồng hồ mà chưa hoàn thành thì tui tiếp tục giữ nữa. Cho đến bảy ngày, bảy ngày hoàn thành thôi, mà không hoàn thành tui tiếp tục bảy tháng. Bảy tháng không hoàn thành tui tiếp tục bảy năm. Nhất định là bảy năm là cái giá chót của thời gian của chúng ta. Có phải đúng không?
Cho nên vì vậy mà nó đâu phải là khó đâu, tầm tay chúng ta nắm được cái quả vị đó chớ! Chúng ta biết rất rõ mà. Cho nên đức Phật ổng mới xác định “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”, thấy kết quả ngay liền. Cái câu nói đó, Thầy nói hay hoặc đức Phật nói? Đức Phật nói.
Cho nên rõ ràng là Thầy chỉ giải thích cho mấy con thấy cái quả vị A La Hán không phải đợi chúng ta có Tam Minh mới là A La Hán, mà ngay bây giờ vô lậu là chúng ta có A La Hán ngay trong một giây rồi.
Nhưng một giây này nối tiếp giây khác, nối cho tới cuối cùng là bảy năm, chừng nào mà chúng ta đủ thần lực mà chúng ta làm chủ được sự sống chết, chiến thắng được giặc sanh tử, thì lúc bấy giờ mới thôi. Còn chưa làm chủ, nhất định là phải giữ cái quả này, cái quả vô lậu này cuối cùng. Nhớ chưa, mấy con thấy chưa?
Như vậy mới là thật là người tu, chứ còn nếu mà nó dễ quá, bây giờ tui vô tui nắm được nó rồi bắt đầu tui chứng. Trời đất ơi, thế gian này A La Hán hết ráo rồi đâu còn, phải không? Như vậy là A La Hán quá dễ, đâu phải dễ đâu!
Chúng ta đã từng bao nhiêu đời huân cái tham sân si, bây giờ chỉ một giây mà chúng ta biết được cái quả của nó là may lắm rồi, có người chỉ điểm, chứ không khéo chúng ta chưa biết cái giây A La Hán này đâu!
Cái giây mà chứng quả A La Hán này các con chưa từng bao giờ biết. Thế mà chúng ta biết rồi chúng ta nắm giữ nó từ một giây đến hai giây có thể được, ba giây có thể được, bốn giây có thể được. Rồi một giờ, hai giờ, một ngày, hai ngày có thể được chớ! Từ một cái nắm được thì phải nỗ lực nắm, chứ đừng có thấy đau rồi nằm xuống đó thì không được.
Phải không? Cho nên vì vậy mấy con phải nỗ lực tận cùng. Làm con người mà, chúng ta phải vượt lên chứ đừng có để mà đầu hàng trước cái giặc sanh tử này. Con người phải có trí tuệ, loài người là phải hơn loài vật ở chỗ chúng ta phải biết.
Mà đã biết cái đời là khổ rồi, có cái gì đâu mà thật. Thử nghĩ giàu có làm vua, cuối cùng chết có mang được cái gì không? Toàn là còn lại, để lại những cái nghiệp ác nghiệp thiện để tiếp tục tái sanh mà thôi.
Một cái đời nay chúng ta làm tổng thống đi, chết đi biết bao nhiêu mà thân xác người chết, thì cái người này nọ sẽ sanh cái gì? Đâu phải làm tổng thống nữa đâu! Quý vị cứ hiểu rằng đừng có nghĩ rằng họ làm tổng thống đời nay mà đời sau họ làm tổng thống đâu, họ phải trả biết bao nhiêu nghiệp.
Một anh hùng mà chúng ta ca ngợi, thì cái vị anh hùng này phải trả biết bao xương máu của người ta không? Mình thắng trận được mình giết bao nhiêu người không? Mình còn ác nữa, hồi đó nó bắt mình nó đánh đập, bây giờ đó thắng trận rồi giết sạch nó xuống hết.
(1:33:40) Thì các con biết những cái người mà làm tướng họ đâu phải là thiện pháp hết đâu. Cho nên vì vậy mà họ phải thọ cái quả của họ. Họ đâu có phải luôn luôn lúc nào cũng làm tướng đâu, họ phải chịu biết bao nhiêu cái thân mạng khác để mà trả cái quả đó. Vay một phải trả mười chứ không phải ít.
Cũng như bây giờ chúng ta chỉ ăn một con cá lòng tong thôi, ngày mai chúng ta phải sanh ra mười con cá để chúng ăn mười lần, chúng ta phải chết mười lần, có khổ không? Hồi đó có một con cá nó khổ có một cái thôi, chúng ta bỏ trong miệng nhai nuốt, sau này chúng ta làm mười con cá chúng nhai mười lần, có phải đúng không? Đừng có nghĩ rằng một trả một đâu.
Cho nên mình, thí dụ như, cái thân của chúng ta nó trở thành cái mồ chôn xác của chúng sanh, thì muôn đời ngàn kiếp chúng sanh sẽ ăn chúng ta cũng trở thành như vậy đó, nó không có sai đâu. Cái luật nhân quả nó công minh, nó công bằng lắm, nó không tha thứ người nào hết. Trừ ra người đó vô lậu là nó không tác động được, tức là chúng ta chuyển hóa nhân quả, nhân quả không làm chủ chúng ta được.
Cho nên cái tu tập của các con là cái tu tập làm chủ nhân quả. Làm chủ nhân quả tức làm chủ sự sống chết. Bởi vì nhân quả nó làm chủ sống chết, nó muốn các con chết là các con nói bảo cho tôi sống thêm nó không cho đâu! Nó bảo thân con bệnh là con phải bệnh, nó bảo bệnh nhẹ là nhẹ nó bảo bệnh nặng là nặng con không có từ chối được nó.
Bây giờ đương ngồi như vầy, nó bảo là đứt mạch máu não nè, liệt nửa thân là liệt nửa thân, không có chạy đi đâu được, nằm đó có người đỡ, ăn uống có người đút. Chứ nó đã đến cái lúc đó là nó bảo như vậy là như vậy chứ không cãi được. Nhưng cái người tu theo đạo Phật thì không được, anh nhân quả này không được làm chủ cái điều này!
(1:35:25) Đó thì các con biết. Bởi vì mình làm chủ nhân quả. Mà nhân quả là một cái môi trường sống của chúng ta trong vũ trụ, cho nên cái quy luật của nó nó giữ gìn những cái trật tự của nó ở trên hành tinh chúng ta. Mọi hành tinh, mọi ngôi sao trên này nó có cái quy luật của nhân quả, cho nên nó không bị đảo lộn, nó ghê gớm lắm. Vậy mà có người chúng ta làm được như vậy.
Cho nên đức Phật nói: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn.” Phải không? Chỉ có con người mới làm được như vậy, chứ không phải là ông Phật. Mà ổng nói loài người chúng ta, con người là làm được điều này, mà ổng là tượng trưng cho một người đã làm được điều này. Trên trời, dưới trời nghĩa là khắp cùng chứ gì, duy có con người là duy nhất mới làm được điều này.
Cho nên ông Phật làm được, Thầy làm được, các con cũng sẽ làm được, không ai không làm được. Ông Phật ổng đã tuyên bố rồi, có phải cái ngày mà đức Phật tuyên bố trong bài kệ đó không: “Thiên thượng thiên hạ, Duy ngã độc tôn, Nhất thiết … Sanh lão bệnh tử.” Có phải không?
Ông Phật đã tuyên bố cái câu đó mà, cũng như là tuyên bố cái tuyên ngôn vậy, cho Phật giáo đó. Cái lời đó là lời, cái bài tuyên ngôn của Phật giáo đó. Cũng như Bác Hồ mà tuyên ngôn độc lập đất nước vậy đó., thì ông Phật cũng tuyên ngôn độc lập của mặt trận sinh tử đó, con người là sẽ chiến đấu được giặc sinh tử!
Đó là cái bài tuyên ngôn của đức Phật đó, chớ không phải là thường đâu. Bốn cái câu kệ tuy ngắn chớ mà nói lên cái vấn đề mà của loài người chúng ta sẽ chiến đấu được giặc sinh tử đó. Chớ không phải ông Phật ổng vỗ ngực ông xưng tên chỉ có ta, không phải đâu! Ông chỉ nói là con người, nhưng mà tại chúng ta dịch không sát nghĩa, không đúng. Con hiểu như vậy.
Cho nên, nếu mà ông Phật ổng nói có một mình ổng thì Thầy làm sao Thầy làm được? Rồi các vị khác người ta làm được sao? Phải không? Làm sao có ông Xá Lợi Phất, ông Mục Kiền Liên ông làm được đâu. Đâu có nghĩa, mình hiểu cái nghĩa đó là mình hiểu cạn. Con người làm chớ! Thì cho nên vì vậy cái niềm tin, tuyên ngôn như vậy là cái niềm tin cho tất cả mọi người ai cũng làm được, chỉ là con người làm.
(1:37:25) Hiểu rồi phải không? Thôi bây giờ chúng ta nghỉ. Được không, hay còn, bây giờ đủ rồi, ngày mai thì Thầy sẽ mở những cái lớp học, về đây mà học lớp Chánh Kiến, rồi về đây mà học lớp Chánh Tư Duy, phải không? Phải học, rồi tu, rồi luyện, rồi tập thì nó mới thành chứ.
(1:37:42) Phật tử 1: Bạch Thầy, lúc nãy Thầy có giảng là trong gia đình, con cái mà nó làm gì, mình dạy nó mà nó không nghe thì phải làm gì bây giờ? Thôi thì việc của nó nó còn mình lo việc của mình, cứ như vậy đó. Nhưng mà trong này nó vẫn đau, nó vẫn hư, Bạch Thầy. Cái điểm thứ hai nữa, là nếu như mà nó làm gì kệ nó, mình lo phần việc của mình thì có phải là mình thiếu từ bi và mình thiếu tình thương không?
Trưởng lão: Không phải, thiếu đạo đức, chớ không phải thiếu từ bi. Bởi vì nó con của mình mà mình mặc kệ nó đâu có được, phải không? Cái này là cần phải học hỏi thêm chớ còn không có nói ngang như vậy được.
Bởi vì đây là một cái đạo đức gia đình, con của mình, mình sanh nó ra, mình có bổn phận, nhưng mà không được áp đặt nó. Con áp đặt nó bảo nó “mày phải làm vậy làm vậy, mẹ nói sao phải nghe” thì đó là áp đặt, không được.
Đó như vậy là phải học đạo đức làm người đối với gia đình. Chừng, chắc có lẽ là cuối năm nay, nếu mà cuốn sách “Đạo đức gia đình” mà Thầy ra thì con sẽ học cái đạo đức này, thì con sẽ biết cách đối xử với mấy con, cách thức của người mẹ, người cha phải làm sao, phải dạy con như thế nào. Không được quyền áp đặt chớ. Rồi con cái thì dạy như thế nào, đó là đạo đức gia đình.
Bây giờ Thầy nói nó dài quá, nói không hết đâu. Thôi để rồi chừng đó Thầy viết rồi học, đọc rồi những cái mà cần hiểu biết thì cái gì mà bây giờ, ngay bây giờ trong gia đình có những cái khó khăn đó, viết bức thơ, “Thầy làm ơn Thầy trả lời cho” rồi coi theo thơ đó mà giải quyết.
Còn để sau này nó có những cái bộ sách đạo đức để dạy chung hết chớ. Con có nỗi khổ, mấy người kia người ta cũng có con cái người ta cũng khổ y như con vậy chớ không hai đâu. Cho nên Thầy phải lo chung chớ không lẽ mà lo từng cá nhân.
(1:39:27) Bây giờ cá nhân là như thế này. Con viết bức thơ hỏi Thầy, Thầy trả lời, bây giờ con phải dạy con như thế này, dạy nó như thế này nó không nghe, mình phải cách thức này cách thức kia thì nó sẽ nghe. Mình biết mình là một người có trí tuệ mà. Mình hướng dẫn nó mà, nó đâu khôn hơn mình đâu.
Cho nên cuối cùng nó phải thuần phục mình, mà không áp đặt nó chút nào hết, tự nó nó tự tâm nó phát hiện, tự tâm nó thấy rằng cái điều nó sai. Mình làm giúp cho nó thấy, làm cho nó cởi mở nó thấy được cái sai của nó, thì nó sẽ nghe lời con. Còn cái này con bảo nó làm vầy vầy mà con áp đặt nó, con rầy mắng nó, nó càng làm sai luôn, nó chống lại con, phải không.
Phật tử 2: Mô Phật… (Không nghe rõ).
Trưởng lão: Rồi con, nếu ở đây tu thì coi như là Thọ Bát Quan Trai, Thầy sẽ giúp đỡ cho, cô Út sẽ giúp đỡ. Con ở lại phải không, rồi. Đi cho mệt chứ làm gì con. Ở đây trong một tuần lễ mà mình giữ gìn tâm thanh thản an lạc, biết đâu chừng mình chứng quả A La Hán luôn rồi sao? Cũng sướng chớ!
Không, một tuần lễ đức Phật nói mà, mà nếu mà mình nỗ lực mình tu mà. Con thấy con sắp sửa chết rồi còn cái gì nữa mà ở đó không lo? Cho nên luôn lúc nào cũng giữ tâm mình thanh thản an lạc vô sự, ba cái thằng giặc này vô là tao đuổi ra hết. Tao không sợ, bệnh đau tao không sợ này, tâm tham sân si không sợ, đuổi ra hết. Thì trong một tuần lễ xong à.
(…)
(1:41:01) Trưởng lão: Cái sự tu tập như thế này này. Con ngồi xuống đi con, con đừng có quỳ, mỏi chân! Già rồi mà bắt con hành mà ngồi vậy, quỳ như vậy là tội lắm! Thầy ngồi mà con quỳ vậy chắc chắn là Thầy làm giống như quan tòa bắt tội lỗi đó, không được. Con ngồi xuống đi.
Trong cái sự tu tập thì phải được sự hướng dẫn đúng, chớ không có nghĩa là các con nghe Thầy nói là một lý đó. Bởi vì thuyết giảng là một cái lẽ nói thôi. Bây giờ trong cái cơn đau, cái thân mình đau mà muốn chiến thắng được nó thì người ta sẽ trang bị cho mình những cái cách thức để cho mình tập cho đúng cách.
(1:41:37) Rồi khi mà mình gặp cái thọ thì mình sử dụng đúng cách đó mình mới đẩy lui nó được, chớ còn mấy con mà gan dạ mấy con nằm đó chết queo luôn á. Nó đánh mấy con mà mấy con không có pháp mà để mà đỡ nó, không có cái cách thức nó, thì con chịu đau, tức là mình chịu đựng đó. Mình chịu đựng đến cái mức độ cuối cùng mình không chịu nổi nữa thì nó sẽ hoại diệt thân con. Bởi vì mình ức chế nó quá độ, ức chế cái cảm thọ chớ không phải gì.
Cho nên trong khi tu tập mà mấy con, thí dụ như bây giờ mấy con ở đây một tuần lễ thì những cái tu tập Thầy phải kiểm tra Thầy phải hướng dẫn. Bởi vì hồi nãy Thầy có nói mà, từ cái lớp Chánh Kiến, Chánh Tư Duy đều phải có một người đứng lớp để mà dạy cho mấy con học, rồi dạy cho mấy con tu. Chớ không phải là mấy con muốn, nói suông rồi về đó tu hay hoặc này kia, không phải được đâu.
Cho nên khi mà đến đây học, phần nhiều là Thầy luôn luôn Thầy muốn tiếp xúc với mấy con nhiều lắm. Để làm gì, để hướng dẫn cho mấy con từng hành động tu tập cho đúng.
Đi kinh hành, nhiều khi cái lúc đi kinh hành đó, bình thường thì nó phải như thế nào, mà khi bị hôn trầm thùy miên nó phải như thế nào. Nó phải biết thay đổi để mà phá cho được, chớ còn nếu mà mấy con đi thường thường nó cũng ngủ à, nó không có dễ đâu!
Rồi cái cơn đau của mình cũng vậy, rồi từng cái tâm niệm của mình, nhớ gia đình này kia nọ. Cũng như bay giờ con, cả một cái gia đình con bỏ con vào đây, thì khi mà ngồi không một mình mình, mình sống coi như độc cư một mình mình, thì nó sẽ hiện ra những cái niệm, nó làm cho cái tâm con nó xao động, nó làm cái tâm con nó bất an.
Cho nên do như vậy đó, khi mà gần thì con mới được hỏi, “bây giờ tâm con nó hiện ra những cái niệm đó, con khắc phục như thế nào, xin Thầy giảng!”.
Mặc dù trong kinh nói trên tâm quán tâm để khắc phục tham ưu, cái danh từ nó suông, nhưng mà khi nó khởi ra cái niệm thì nó có mang theo những cái ưu phiền, lo lắng, thương nhớ gia đình của mình, con cái của mình, thì lúc bấy giờ đó mình phải khắc phục nó bằng cách nào? Thì chỉ có ông Thầy người ta biết được cái tâm niệm đó.
(1:43:36) Con mới trình cho Thầy, bây giờ con bị kiết sử, ái kiết sử, nhớ gia đình như thế nào, hoặc là con bị những cái hồi ức, những cái chuyện nó xảy ra tranh chấp gì đó mà họ chửi mắng con quá thậm tệ, những cái lời nói đó nó hiện ra, nó làm cho con đau nhói lòng của con.
Thì lúc bấy giờ con đến con trình Thầy, bây giờ trong cái giờ đó con tu, cái niệm đó nó khởi ra, mong Thầy chỉ cho con cách thức để nhiếp phục nó, để khắc phục nó. Thì lúc bấy giờ, Thầy bảo con bây giờ phải ôm cái pháp này này, con phải làm như thế này này. Rồi bắt đầu con làm cho Thầy xem coi.
Nếu mà con làm đúng, rồi Thầy nói bây giờ con vô thất đi, nó cứ hiện ra là con cứ đập cho nó một đòn, thì nó bay mất à. Thì như vậy là con sẽ có cách thức, có thầy hướng dẫn, có cách thức như vậy để trực tiếp trên mặt trận tham sân si của mình, để mà đấu, để mà đánh nó thì như vậy mới được.
Cho nên mấy con, thí dụ như mấy con về đây nhập thất có một tuần lễ, Thầy sẽ luôn luôn, chớ không phải là, bây giờ trong cái bài kinh Thầy dạy là pháp tu đi kinh hành như vậy, làm như vậy, hít thở như vậy, mấy con cũng làm y như vậy.
Nhưng mà cuối cùng mấy con áp dụng không đúng cách. Áp dụng không có đúng cái cách thức để cho mình thực hiện được cái sự giải thoát, thực sự đẩy lui, khắc phục được tham ưu luôn trên đó, thì cuối cùng mấy con tu nó cũng dậm chân tại chỗ mất! Các con hiểu điều đó.
Cho nên một ông Thầy mà dạy người ta tu giải thoát rất là vất vả. Bởi vì cái mặt trận sanh tử nó đương đầu với họ, ông Thầy phải biết cách đánh, còn mình chưa có biết cách, cho nên nó đánh mình mặt này, nó đánh mình mặt kia, mình không biết đâu mình đỡ. cho nên cuối cùng thì mình thua trận. Còn không khéo thì mình chịu đựng, mình chịu đựng cuối cùng thì coi như là ức chế nó trong đó, nó bung ra còn mạnh hơn.
(1:45:20) Cho nên trong khi tu tập là luôn luôn mấy con phải biết rằng, Thầy tuy nói rằng, ông Phật đã nói rằng 7 ngày, 7 tháng, 7 năm, nhưng mà sự thật phải được cái sự tận tình, tận tình như ông Xá Lợi Phất ngày xưa mà giúp Phật để giúp cho chúng Tỳ kheo tu tập. Ông Xá Lợi Phất là người tận tình nhất, luôn luôn sống sát bên chúng.
Ông Phật thì giảng ít thôi, nhưng mà ông thì sống sát bên chúng, có hở chút nào thì ông nhắc nhở chúng phải tu tập cái này đúng, cái kia sai. Cho nên Thầy thấy rằng trong cuộc đời của đức Phật, là cái người mà cực khổ nhất dưới đức Phật đó là ông Xá Lợi Phật. Ông Xá Lợi Phất là một người mà đức Phật gọi là đại trí tuệ đó, nghĩa là lúc nào ổng cũng có sáng suốt để nhận định được cái hướng đi, cái hướng tu tập của chúng Tỳ kheo trong thời đó.
Thầy thì bây giờ chưa có, cho nên Thầy sẽ gánh vác hết. Mà gánh vác hết thì cũng không sao, miễn là chết sớm chừng nào, tốt chừng nấy! Tại sao? Tại vì Thầy đi sớm Thầy không cực khổ, còn bây giờ tiếp tục sống dài nó khổ. Cho nên mấy con còn thấy Thầy còn sống là mau mau tìm đến gặp Thầy, mai mốt Thầy ẩn bóng tìm không ra. Phải không.
Cho nên vì vậy mà hôm nay con không có đi chơi là hay đó. Đi chơi lên Đà Lạt, đi du ngoạn trên đó, đi về mệt xác. Cho nên bây giờ vậy, ở đây thất ngồi nghỉ ngơi khỏe, và có những gì thì hỏi thưa Thầy. Phải không? Tu thì biết rồi, biết những cái pháp con đọc trên đĩa rồi, nhưng mà để mà ứng dụng đẩy lui được giặc thì cái này phải hỏi Thầy.
Cũng như mà ra mặt trận con đánh mà con thấy không thể thắng giặc được thì phải trở về hỏi bộ tham mưu chớ! Bộ tham mưu mới chỉ đạo, bây giờ phải đánh cái mặt này thì nó sẽ thắng chứ gì? Thì lúc bấy giờ nó mới đặt ra cái bộ tham mưu, chứ còn nếu mà không có bộ tham mưu thì con biết gì, đánh sao được, tan hết binh đội đó, tan hết lính của con à. Phải không? Tan xác nữa chớ ở đó.
(1:47:13) Cho nên vì vậy khi mà về tu thì phải một tuần lễ, nó không nhiều nhưng mà nó quan trọng. Bởi vì làm sao cho mấy con tập cho đúng, thực hiện cho đúng, áp dụng cho đúng, và trước cái mặt trận đối phó cho được, thì cái đó là cái quan trọng. Học suông không được đâu, mà phải tập luyện và phải ứng phó cho đúng lúc, đúng thời thì nó mới thắng được giặc. Chứ còn không khéo không thắng nó đâu.
Rồi bắt đầu bây giờ con yên tâm đi, bữa nay mấy người này đi Đà Lạt chơi đi, lên trển cho biết, cho mệt, trèo núi trèo non cho mệt, còn con ở lại đây tu tập cho nó, người nào sướng cho biết! Ăn ngày một bữa sướng hơn là đi chơi. Rồi yên tâm đi. Thôi rồi bây giờ nghỉ heng! Phải không mấy con, bây giờ nghỉ.
Phật tử: Bạch Thầy có một số người Phật tử quy y đó Thầy.
Trưởng lão: À có một số Phật tử quy y thì một lát nữa Thầy gởi cho một cái điệp phái cho thầy Chân Giác ghi tên của mấy con vào trong đó heng, rồi chiều Thầy làm lễ quy y cho. Sẵn Thầy làm lễ quy y cho quý Phật tử ở Hà Nội luôn.
Chớ bây giờ Thầy không có thì giờ mà ghi cái điệp phái cho mấy con nữa, mà Thầy chỉ ký tên trong đó, Thầy đóng dấu ký tên thôi, có vậy thôi chớ còn Thầy không có thì giờ. Bởi vì còn biết bao nhiêu công chuyện Thầy làm mấy con. Hở đây rồi đó thì Thầy trở lại công việc khác rồi, phải không. Có gì không con?
(1:48:40) Phật tử: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Kính bạch đức Trưởng lão! Nam Mô Bổn Sư Thích Thông Lạc Như Lai Phật! Hôm nay con xin đại diện cho đại chúng nghe pháp xin chân thành biết ơn đức ngài đã chỉ dạy cho chúng con. Và kính bạch đức Trưởng lão đặt cho cái tên của bài pháp hôm nay là tên như thế nào, chúng con tiện?
(1:49:14) Trưởng lão: Bài pháp hôm nay mấy con cứ lấy tên “Đạo đức làm người”! Hiểu chưa? Và đạo Phật thì chỉ có học đạo đức thôi, không có gì khác hơn hết. Bởi vì đức Phật có xác định cho mấy con nghe đạo đức không làm khổ mình khổ người là mục đích của đạo Phật. Người nào mà không làm khổ mình khổ người là người đó vô lậu.
Các con đọc lại cái bài kinh của Phật ở trong kinh nguyên thủy các con sẽ thấy cái lời đức Phật nói. Cái bài kinh chỗ cái người mà không làm khổ mình, không làm khổ người, không chuyên làm khổ mình, không chuyên làm khổ người, đó là mục đích của đạo Phật. Cái đường lối mà Thầy triển khai cái bài đó để cho nó trở thành cái nền đạo đức. Vì vậy cho nên hôm nay lấy cái tên đó là “Đạo đức làm người”.
Phật tử: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Kính bạch đức Trưởng lão chứng minh cho chúng con làm đảnh lễ đức Trưởng lão, và chúng con nguyện mùa xuân này để ghi nhớ những lời dạy của đức Trưởng lão. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Trưởng lão: Thôi mấy con xá Thầy thôi, Thầy không có làm hoàng đế, đừng có lạy! Xá được rồi con… (Không nghe rõ) này mấy con tôn Thầy lên làm, chắc là hoàng đế!
Phật tử:… (Không nghe rõ)
Trưởng lão: Thầy không bỏ mấy con đâu. Miễn là mấy con ráng tập.
Phật tử 1: Vậy là con vẫn mang cái pháp danh Diệu Ngọc hả Thầy?
Trưởng lão: Được rồi, Diệu Ngọc tốt quá rồi. Ngọc mà mài dũa nó thì nó sáng, nó đẹp chứ sao. Con không có thay đổi gì hết.
Phật tử 2: Bạch Thầy con… đảnh lễ Thầy… (Không nghe rõ) sau rồi Thầy truyền cho bài pháp nhũ, chúng con xin đa tạ Thầy. Nguyện cầu Thầy trong năm mới được mọi chuyện an lành… (Không nghe rõ)
Trưởng lão: Thầy cám ơn mấy con. Nhưng mà ráng nghe, nhớ, khi nghe Thầy rồi thì coi như là đệ tử của Thầy rồi, phải ráng tu tập, sống cho đúng đạo đức không làm khổ mình. Mai mốt ai có chửi con đừng có giận. Giận là không phải đệ tử của Thầy Thông Lạc luôn! Như vậy là mấy con giải thoát chứ gì? Nhớ chưa? Nhớ rồi phải không. Rồi, từ nay về sau Thầy có một đám học trò ở Đà Lạt rồi đó. Hãy cố gắng nha! Rồi thôi Thầy ra nghe.
HẾT BĂNG