PHẬT TỬ NGHỆ AN - SƠ THIỀN - TỨ CHÁNH CẦN
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời gian: 11/08/2001
Thời lượng: [57:23]
(00:00) Cô Diệu Hảo: Kính Bạch Thầy! Con đi Đà Lạt con ở trên Đại Ninh trong thời gian 40 ngày, mà trong 20 ngày sau con độc cư giai đoạn 1, mà trong 20 ngày đó nó có cái phương tiện là không có ai hết, chỉ có một mình con ở nhà thôi. Thành ra con độc cư được 2 - 3 ngày con thấy tâm rất thanh tịnh khi ngồi tu nó không còn chướng ngại gì hết, và Tứ Niệm Xứ nếu nó có thì con cũng quán, còn nó không có thì con cũng không quán, nhưng mà luôn luôn lúc nào con cũng vẫn nhắc nhở hoài không để quên. Và lại với con tu, con đi từ khoảng Thầy dạy là phải diệt ngã, con phải áp dụng cái phương pháp mà xả tâm là nhiều nhất. Hai nữa là với cái Sơ Thiền của con, thì hiện bây giờ nó đã rất là trầm lặng, con ngồi tu nó rất trầm lặng, con mới tác ý nhắc về cái Nhị Thiền.
Mà trong khi con nhắc về Nhị Thiền thì cái tâm nó rất thanh thản nên nó muốn như là cái hơi thở nó muốn nín vậy đó. Nhưng mà con cũng thấy trong người thì rất khỏe khoắn, nó không có cái chướng ngại như mọi lần trước, nhưng con tu rất là nhẹ nhàng. Nhưng mà cuối cùng con tới chừng con nhắc cái tâm bất động thì nó chưa được Thầy. Như vậy là tại sao vậy Thầy?
Trưởng lão: Hôm nay, trên cái vấn đề tu tập các con phải xác định được cái sự tu tập của mình về cái Sơ Thiền và cái Nhị Thiền. Phải xác định được cái phương pháp về cách thức tu của cái Sơ Thiền như thế nào và cái Nhị Thiền như thế nào, và cái trạng thái đạt được Nhị Thiền nó ở mức độ nào gọi là sung mãn, và ở mức độ nào nó chưa sung mãn.
Nghĩa là mình tu mình phải biết được cái trạng thái của Sơ Thiền nó sung mãn ở chỗ mức độ nào gọi là cái Sơ Thiền nó đã hoàn tất được cái Sơ Thiền. Chứ nhiều khi chúng ta chỉ trong vòng 1 phút hay 1 giây hoặc là một tiếng đồng hồ, hai tiếng đồng hồ mà chúng ta đạt được một cái trạng thái Sơ Thiền chưa hẳn đã sung mãn.
Cho nên Đức Phật nói 7 ngày, 7 tháng, 7 năm. Bây giờ trong 7 ngày mà chúng ta tu tập trong 7 ngày mà chúng ta tu tập nó sung mãn được cái Sơ Thiền của nó tức là nó tròn đầy được cái Sơ Thiền thì cái trạng thái của Sơ Thiền nó ở chỗ nào? Nó ở chỗ cái tâm không phóng dật, tự nó không phóng dật chứ không phải chúng ta bắt ép nó vào một cái đối tượng nào mà nó không phóng dật.
(02:56) Thí dụ như bây giờ mình biết rõ ràng là Đức Phật đã xác định cái tâm nó sẽ định trên cái thân của nó, mà hiện bây giờ cái thân nó đang thở ra và thở vô, thì nó phải định ở trên cái hơi thở ra, hơi thở vô của nó, chứ nó không thể định ở trên một cái thân mà bất động, bởi vì cái thân nó đang thở chứ không phải là cái thân nó không thở, cho nên nó phải định ở trên cái thân nó là định trên cái thở, cái động của nó, cái động của thân.
Mà cái thân nó không có động thì nó định trên cái không động của thân nó, nhưng bây giờ cái thân của chúng ta nó chưa phải tới cái Tứ Thiền cho nên cái thân của nó, nó còn thở, vì vậy cho nên nó không thể nào mất hơi thở được. Cho nên cái Sơ Thiền nó luôn luôn nó phải biết cái hơi thở của nó. Nhưng mà biết cái hơi thở mà không phải bắt buộc nó tu tập cái hơi thở mà bắt lấy cái hơi thở để ép buộc nó phải biết hơi thở thì như vậy chúng ta bị ức chế cái tâm chúng ta biết hơi thở chứ không phải là chỗ nó tự nó biết hơi thở.
Cho nên cái mục đích của Đạo Phật dạy chúng ta cách thức tu là ly dục, ly ác pháp để cho cái tâm chúng ta nó lìa những cái tâm tham, sân, si đó mà nó trở về nó định trên hơi thở gọi là tâm không phóng dật. Cho nên Đức Phật mới nói: “Ta thành Chánh Giác là nhờ tâm không phóng dật”. Muốn thành một bậc giải thoát như Đức Phật thì chỉ có duy nhất là tâm không phóng dật, mà chỉ duy nhất tâm không dật tức là cái Sơ Thiền. Cho nên muốn sung mãn được cái Sơ Thiền này thì nó có cái sự xác định của Đức Phật rất rõ ràng: từ 1 ngày 1 đêm cho đến 7 ngày 7 đêm.
Mà Thầy xác định cho mấy con là từ 24 tiếng đồng hồ, một ngày, một đêm mà cái tâm nó quay vô nó định, thì con người mà cái tâm nó ly dục, ly ác pháp như vậy, nó xác định cho nó là cái si nó phải lìa. Bởi vì tham, sân, si mạn nghi nó phải lìa, thì như vậy nó không có buồn ngủ. Nó không buồn ngủ cho nên suốt 24 tiếng đồng hồ từ sáng mà cho tới tối ngày mai, đúng sáng ngày mai nó vẫn y như vậy, nó vẫn an lạc, nó vẫn khỏe, con người không có mệt nhọc không có một chút xíu nào buồn ngủ. Thì như vậy rõ ràng nó mới ly tham, sân, si.
Hồi nãy như Thầy nói nếu chúng ta còn si tức là còn buồn ngủ thì cái tham sân chúng ta chưa ly. Bởi vì chúng ta nhìn thấy cái si còn thì cái tham phải còn, mà cái tham còn thì cái sân phải còn, mà cái si còn thì cái sân cũng phải còn. Cho nên nếu mà cái si hết thì tham, sân nó sẽ hết. Vì vậy mà cái si nó hết mà 24 tiếng đồng hồ mà chúng ta ngồi tỉnh bơ nó không buồn ngủ chút nào hết, như vậy là rõ ràng chúng ta đã đạt được Sơ Thiền.
(05:10) Nhưng Đức Phật xác định chúng ta 7 ngày đêm kia mà, vậy 7 ngày đêm mà thức như vậy ai chịu nổi không? Thế mà cái người nhập Sơ Thiền người ta không ngủ. Người ta tỉnh bơ như thế này nè, người ta suốt ngày đêm, nó luôn luôn cái tâm nó luôn luôn nó biết hơi thở mấy con. Tự động nó, ai bây giờ chửi lộn thì nó không có để ý đâu, nghĩa là bây giờ ai nói gì sát bên tai của mình nó không để ý. Lúc bấy giờ cái người mà cái tâm nó ly dục, ly ác pháp nó nhập Sơ Thiền đó, cái tâm đó đó, bây giờ mà đem cái tivi, đem cái rađio để đây, nó bao giờ con mắt nó cũng thấy đó mà nó không có nhìn đâu, nó không có nhìn, nó quay vô luôn luôn nó biết hơi thở nó không có nhìn trên cái tivi mà nó xem hình ảnh đó đâu, mà cái giọng ca hát cách gì nó cũng không lưu ý, nó không có lưu ý, nó nghe mà nó không có lưu ý, nó chỉ duy nhất nó biết cái hơi thở của nó tức là nó đã quay vô, gọi là tâm không phóng dật.
Còn bây giờ các con lấy một cái máy ghi âm, đem một cái băng nhạc gì đó mà mở hát cái tâm nó sẽ quay ra liền tức khắc nó không có quay vô được đâu. Đó là cái chỗ chúng ta biết rằng nó đã sung mãn được cái Sơ Thiền, gọi là nó quay vô nó định.
Cho nên bây giờ khi mà nó sung mãn như vậy rồi thì cái Nhị Thiền nó rất dễ mấy con, nó dễ như trở bàn tay. Thầy nói như là mình nhập Nhị Thiền, như là cái bàn tay của mình ngửa vầy mình sẽ úp lại như thế này nó dễ như vậy nó không khó cái Nhị Thiền. Mặc dù chúng ta bây giờ, chúng ta muốn nó tịnh chỉ tầm tứ nó ngưng cái ý thức của chúng ta, điều đó chúng ta thấy khó. Bây giờ chúng ta muốn cái hơi thở tịnh chỉ chúng ta thấy khó, mà tới chừng mà cái tâm chúng ta sung mãn được cái Sơ Thiền rồi, thì cái hơi thở chúng ta rất dễ, muốn nó là nó tịnh chỉ liền cho chúng ta thấy, nó không khó đâu.
Cho nên bây giờ chúng ta phải xác định cho được cái vị trí của chúng ta đứng đang tu, đang tu cái pháp gì? Như con, con phải xét thấy, bây giờ cái Sơ Thiền của mình chưa sung mãn đâu, nó có Sơ Thiền. Thầy đồng ý là các con, người nào vào tu chắc con cũng có cái trạng thái mà các con nhận ra được, nhận ra được cái trạng thái Sơ Thiền được liền, là người nào cũng có Thanh thản, An lạc, Vô sự, phải không? Chúng ta ai cũng có hết, nhưng mà thời gian nó để Thanh thản, An lạc, Vô sự nó không dài mấy con, nó sẽ bị mất ngay liền. Ai cũng có hết chứ không phải là người nào không có.
Cho nên một chú bé 8 tuổi như Đức Phật ngày xưa, 8 tuổi đi theo vua cha ngồi dưới cây táo, cây hồng táo mà ngồi đó để mà ly dục, ly ác pháp, thì chú bé vẫn thấy mình được cái chỗ trạng thái Thanh thản, An lạc, Vô sự đó chứ. Cho nên Đức Phật khi mà cuối cùng thì Đức Phật nhớ lại cái trạng thái đó. Mà nói nếu mà chúng ta theo cái lộ trình này có thể là giải thoát. Do đó sau khi Đức Phật ăn uống trở lại, thân thể được khỏe mạnh, thì Ngài thực hiện con đường này, cho nên cuối cùng Ngài chứng được đạo.
Thì rõ ràng là chúng ta thấy ai cũng có cái Sơ Thiền được hết, nhưng mà cái Sơ Thiền chúng ta chưa sung mãn. Chúng ta có thể kéo dài được một giờ, nhưng chúng ta kéo dài hơn không được. Cho nên chúng ta chưa ly dục, ly ác pháp hoàn toàn thì cái thời gian này chúng ta chưa có kéo dài được. Nhưng mà khi ly dục ly áp pháp hoàn toàn thì nó chứng minh cho cái si của chúng ta phải sạch, mà cái si sạch thì chúng ta không buồn ngủ nữa. Nó hết buồn ngủ, nó hết cái si, nó tỉnh bơ vì vậy mà gọi là tỉnh giác. Cho nên nó rất tỉnh, nó ngồi nó rất an ổn, nó tỉnh, nó không có chút gì buồn ngủ. Mà trong khi chúng ta ngồi chơi không làm, không lao động, vô sự hoàn toàn mà. Chứ phải chi chúng ta làm cái gì đó thì chúng ta nghe, chúng ta xem phim, chúng ta thấy đá banh hay này kia thì chúng ta không buồn ngủ. Nhưng mà trái lại chúng ta không làm gì hết mà lại không buồn ngủ, cái đó mới là cái đặc biệt của Đạo Phật. Cái tâm nó quay vô nó luôn luôn nó biết hơi thở, tự tâm nó biết hơi thở.
(08:26) Hơi thở nó có nhiều cái sự thay đổi mà cái sự thay đổi của nó là bị tưởng. Còn cái hơi thở của Sơ Thiền không thay đổi. Nó tới mức độ đó thì nó cứ thở đều đều như vậy, nó không nhẹ nữa mà nó không có mất nữa.
Còn chúng ta bị hơi thở, thí dụ nhưng cảm giác nó nhẹ coi chừng bị tưởng tức, tưởng tức nó làm cho chúng ta nhẹ, rồi nhiều khi tưởng tức nó làm chúng ta thấy mất hơi thở không thở. Cái tưởng của chúng ta nó làm chúng ta không thấy hơi thở chứ sự thật ra chúng ta không thở là chúng ta chết chứ chúng ta làm sao. Bởi vì chúng ta chưa có cái năng lực, chưa cái định lực để mà, ngưng các cái hoạt động trong thân thì chúng ta sẽ bị chết. Cho nên hoàn toàn chúng ta bị tưởng nó che khuất chúng ta không thấy nó mà thôi.
Bắt đầu chúng ta thở bình thường như thế này, bắt đầu nó cái tưởng của chúng ta nó làm cho hơi thở nhẹ chậm, nhẹ chậm chúng ta thấy nó an ổn vô cùng; tưởng là mình vào định, không phải, cái tưởng của chúng ta bị, cái tưởng tức nó đã làm cho chúng ta lệch đi rồi.
Cho nên chúng ta phải bảo hơi thở: “Hơi thở phải thở lại bình thường, không có được nhẹ chậm nữa”. Do đó chúng ta hướng tâm ý thức chúng ta thì hơi thở bắt đầu nó thở trở lại bình thường, chúng ta không để thở của chúng ta theo cái tưởng được. Vì vậy mà khi tu thì khi mà cái tâm chúng ta nó không phóng dật, nó ở trên hơi thở thì cái tưởng nó dễ nó xen vô trong đó.
Bởi vì khi mà chúng ta đi vào một cái Sơ Thiền mà nhập được cái Sơ Thiền thì bắt đầu để mà diệt tầm tứ, để đi qua cái Nhị Thiền, thì lúc bây giờ cái Sơ Thiền nó còn cái ý thức của chúng ta tức là còn tầm tứ. Cho nên khi mà nó có sự thay đổi nào đó thì do cái ý thức của chúng ta nhận biết ra được liền, chúng ta dùng cái pháp Như lý tác ý mà chúng ta giữ cái hơi thở của mình bình thường không được để cho nó theo tưởng mà nó sang, đó là ý thức.
Nhưng mà khi đến diệt tầm tứ rồi, nhập Nhị Thiền rồi thì hoàn toàn chúng ta sống trong tưởng. Cho nên bây giờ chúng ta chỉ còn duy nhất có một cái pháp, một cái pháp là Như Lý Tác Ý. Cho nên cái pháp đó luôn luôn chúng ta sử dụng nó để mà đẩy lui tất cả các cái chướng ngại pháp của tưởng thức của chúng ta, trạng thái thần thông, phép tắc, hào quang, ánh sáng, âm thanh, các Tiên, Phật nói chuyện trong lỗ tai chúng ta nghe mồn một. Tiếng kêu, tiếng thét, tiếng la, tiếng hò, tiếng hét đủ loại ở trong lỗ tai chúng ta. Rồi hương sắc thì, cái hương, nghe mùi thơm, mùi thối, mùi đủ loại nó tạo ra đủ thứ, làm chúng ta ngồi đây mà chúng ta hưởng tất cả những cái điều kiện mà cái cảm giác tưởng của chúng ta, nó đủ loại nó xuất hiện ra.
Cho nên lúc bấy giờ nó khởi ra một cái gì đó thì chúng ta ngay đó là chúng ta tác ý. Mặc dù trong tưởng của chúng ta vẫn có tác ý được, cho nên chúng ta tác ý: “Cái này là tưởng, phải lui đi, phải lìa đi, ta không chấp nhận”. Và cứ như vậy mãi mà chúng ta vượt qua một cái cơn sóng gió của tưởng, của cái thế giới tưởng này. Khi mà chúng ta ly nó hết được rồi, thì chúng ta mới nhập được Sơ Thiền. Đó là một cái điều kiện mà con người tu phải thấy được, phải vượt qua một cái biển tưởng chúng ta rất là khó khăn, không phải là dễ.
(11:03) Hầu hết là các vị tu sai đều không vượt qua được cái biển tưởng, cho nên họ bị chìm ở trong biển tưởng, cho nên họ có thần thông, họ có phép tắc. Như Thầy nói các vị sư Yoga hoặc là các đạo sư của Mật Tông, họ đều rơi vào trong cái biển tưởng mà họ không có ngoi đầu lên được, mà chết ở trong đó. Rồi họ thực hiện những thần thông, bắt đầu phải đi tái sanh, rồi nói ra cái tiền kiếp của mình bằng cách này, bằng cách khác, điều đó là đều ở trong cái thế giới tưởng tất cả hết. Nó không hay ho gì đâu, không chấm dứt được sự tái sanh của mình mà, không làm chủ được sự sống chết của mình mà. Cho nên tất cả những cái này đều là nó không đúng con đường của Phật pháp.
Cho nên ở đây con đường của Phật pháp để xác định cho chúng ta đi nó có cái lộ trình chúng ta rõ ràng, bước từng bước chúng ta đều biết sai, biết đúng. Cho nên hiện giờ như con vừa trình bày, con sắp sửa để mà con nhập Nhị Thiền. Chưa! Giai đoạn của con chưa! Hoàn toàn chưa. Bởi vì chính con còn đang còn tâm còn lo ngoài đời, con còn phải lên Đà Lạt sống trong cái thời gian đó. Làm sao con, còn lo nghĩ ngoài đời mà làm sao gọi là tâm ly dục hoàn toàn sung mãn. Đó là cái chưa có, cái giai đoạn Sơ Thiền chưa có hoàn toàn xong.
Cho nên bây giờ trở về thực hiện cho xong hoàn toàn, con thấy con hoàn toàn, con thấy con vô tâm, sống không gia đình, không nhà cửa hoàn toàn không có gì hết, thì như vậy chúng ta mới có thể hoàn toàn là ly dục ly ác pháp. Mà ly dục, ly ác pháp thì tâm hồn chúng ta trắng bạch như vỏ ốc, phóng khoáng như hư không. Không còn một chút gì bợn ở trong đó, cho nên nó mới là sung mãn được cái Sơ Thiền, nó còn một chút Niệm mà một niệm đó nó không trắng bạch như vỏ ốc thì không thể nào gọi là sung mãn được cái Sơ Thiền, tròn đầy được cái Sơ Thiền.
Cho nên trên con đường của Đạo Phật chúng ta xác định, một cái người tu mà đến cái mức độ nào, trình ra Thầy, Thầy đều biết. Bây giờ không trình ra Thầy, Thầy nhìn qua cái cách thức đi Thầy cũng xác định được cái người đó đã ly dục, ly ác pháp hay không, bởi vì nó phải thể hiện qua cái từ trường của nó, qua cái dáng đi, qua cái lời nói của nó để thực hiện được cái tâm xả của họ hay là chưa xả của họ, sung mãn hay là không sung mãn.
Thí dụ như khi một cái người mà đi mà ngó qua ngó lại thì người đó không thể nào gọi là ly dục, ly ác pháp. Cái người ly, thì người ta phải phòng hộ sáu căn người ta nó thành một cái thói quen, bước đi thì người ta nhìn xuống người ta không ngó qua ngó lại, bởi vì luôn luôn nó giữ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của nó trong cái oai nghi tế hạnh của nó, nó đã thành một cái thói quen, một cái nếp sống của nó, nó mới thật sự nó ly.
(13:13) Trong bốn Thiền của Đạo Phật, từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền, cái Sơ Thiền là cái phương pháp khó khăn nhất, tu tập khó nhất, còn từ Nhị Thiền đến Tứ Thiền là những cái phương pháp tu rất dễ, không còn khó khăn.
Cho nên trong kinh sách Phật nói: “Tâm nhu nhuyễn dễ sử dụng, không có khó khăn, không có mệt nhọc”. Nghĩa là tâm mình nó đã bình tĩnh, nó tỉnh táo rồi, nó nhu nhuyễn, nó dễ sử dụng rồi thì mình nhập Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền không có khó khăn mệt nhọc nữa. Nhưng cái Sơ Thiền là quý vị coi như là phải vất vả, phải khổ sở hết sức với nó quý vị mới nhập được với nó chứ không phải dễ, cái Sơ Thiền là cái khó nhất.
Cho nên con đường của Đạo Phật Giới - Định - Tuệ. Giới là con đường khó nhất, và Định và Tuệ là con đường dễ nhất không khó nữa. Con đường đầu tiên mà chúng ta đạt được thì con đường sau cùng rất dễ đối với chúng ta.
Cho nên hôm nay con phải cố gắng sắp xếp yên ổn thỉnh thoảng về chùa để tập luyện trở lại, rồi tập xả, tập sống, rồi gần bên Thầy, Thầy sẽ dạy từng chút trở lại để mà tập cho đúng cách. Phá hôn trầm cho sạch rồi sống như thế nào, cách thức như thế nào để lần lượt tập cho nó đúng cách.
Hiện giờ theo Thầy thiết nghĩ thì con là con người phải tu tập trên Tứ Niệm Xứ, thì Tứ Niệm Xứ phải độc cư 100% để ngồi lại quan sát thân, thọ, tâm, pháp của mình. Nghĩa là hoàn toàn là mình không còn cái hôn trầm thùy miên nữa. Còn nếu có hôn trầm thùy miên đặt thành vấn đề nếu còn có thì con cũng nhớ rằng 5 hơi thở đi kinh hành 20 bước. Hoặc là 1 hơi thở chậm nhẹ và dài để gom tâm của mình, và 5 hơi thở bình thường để mình phá cho sạch cái hôn trầm, nếu có. Còn nếu không có thì ở trên Tứ Niệm Xứ mà thực hiện thì cuối cùng Tứ Niệm Xứ thì giúp cho con cái tâm hoàn toàn sung mãn cái Sơ Thiền của các con.
Hôm nay con đường thiền định mà đủ duyên mấy con hỏi của Đạo Phật, Thầy đã giải thích cho các con cụ thể và rõ ràng, từ cái phương pháp cho đến cách thức tu tập nhưng bây giờ còn sự luyện tập. Luyện tập cái pháp nào trước, cái pháp nào sau. Tuy rằng Thầy nói như vậy chứ các con chưa biết cách, phải không? Vì vậy khi mà muốn biết cách như vậy thì phải trực tiếp từng người, Thầy dạy từng người, hoặc là bây giờ chia ra 5 người, 3 người ở giữa cái tổ này, mỗi người đi một đường người đi bên đây, người đi bên kia và hai bên hành lang là hai người không được đi chung nhau. Vì vậy mà mỗi người phải thực hiện, phải tập luyện ngay cái sự hướng dẫn của Thầy thì may ra mấy con mới biết cách thức tu tập.
(15:34) Bây giờ Thầy dạy cái pháp đó thì phải tu một tuần lễ hay một tháng, hay là nửa tháng thì tu xong, thì phải dạy pháp khác, thuần rồi mới dạy pháp khác. Dạy pháp khác rồi, những tại pháp đó các con đã tập xong rồi, cũng như là mình học vỡ lòng xong rồi, thì đâu còn học cái bài vỡ lòng lại, mà bây giờ phải học lên cái lớp khác chứ, các con hiểu điều đó. Bây giờ các con học lớp 1 rồi thì các con lên lớp 2 thì học bài vở lớp 2. Chỉ cái bài vở lớp 1 để cho các con học được cái lớp 2 thôi chứ đâu phải bây giờ lên lớp 2 mà còn học lại bài vở lớp 1.
Cũng như bây giờ các con lên cái lớp cao, tu Tứ Niệm Xứ mà bây giờ còn đi tập 5 hơi thở, đi kinh hành một vòng thì có nghĩa lý gì, phải không? Bây giờ các con lên một cái lớp tu Tứ Niệm Xứ, mà các con của ngồi hít thở quán ly tham, quán ly sân, quán ly si này còn cái gì? Cái lớp này đã qua rồi bây giờ còn ngồi tu tập lại thì như vậy là có đúng không, phải không, các con hiểu? Không lẽ mình bây giờ mình học lớp 1 rồi lên lớp 2 cũng còn học cái bài vở lớp 1 nữa sao, phải bỏ nó chứ. Lấy cái học của lớp 1 để làm cái căn bản để học những cái bài mới của lớp 2 chứ, các con hiểu điều Thầy muốn nói.
Đó là một cái chương trình học của Đạo Phật nó như vậy, chứ không phải là lặp đi lặp lại có một pháp. Còn các con niệm Phật hoài, con niệm Phật có một pháp, mà tới cuối cùng cái pháp đó có dẫn các con đi tới chỗ nào mà hết tham, sân, si không?
Còn cái này người ta dẫn các con đi từng cái chỗ này để phá cái này, phá cái tâm tham, sân, si của các con, khi có cái tham, sân, si nó sẽ phá cái đó, nó không có đưa các con đi sai đường. Các con thấy nó lợi ích thiết thực cụ thể mà. Đó là cái phương pháp tu tập nó thật sự mà Đức Phật đã vạch chúng ta ra 37 Phẩm Trợ Đạo, chứ đâu phải một cái pháp môn đâu. Mà 37 Phẩm Trợ Đạo này áp dụng cho trên Bát Chánh Đạo, 8 cái nẻo này đều áp dụng trên những cái phương pháp. Đó thì các con thấy nó không ngoài cái phương pháp này mà chúng ta giải thoát được, nhưng phải biết cái pháp nào tu trước, pháp nào tu sau. Chứ không phải đụng pháp nào nói: tôi hợp pháp này tôi tu pháp này, tôi hợp pháp kia tôi tu pháp kia không phải đâu.
Tùy theo cái đặc tướng của mình mà người ta dạy cái pháp đó nó phù hợp với mình để cho mình xả được cái tâm của mình trong khi mình bị cái pháp đó nó nặng. Một người mà cái tâm sân nặng, có người cái sân ít, có người sân nhiều, có người tham nhiều, có người tham ít, có người ham ngủ nhiều, có người ham ngủ ít, phải không? Mà người ham ngủ nhiều phải tu về cái pháp mà đối trị cái ngủ, còn cái người sân nhiều thì phải trị cái pháp gì? Sân nhiều. Phương pháp của Phật nó nhằm vào đối trị để trị những cái bệnh đặc tướng của chúng ta, riêng biệt của mỗi người, mỗi người có mang theo cái nghiệp quả của nó, nặng do cái nghiệp quả đó mà nó thành cái nghiệp đó nó nặng. Đó vì vậy mà cái phương pháp đó nó giúp cho cái người đó thoát ra cái nghiệp đó, gọi là cái đặc tướng của họ. Cho nên nó nhiều pháp nhưng mà mỗi pháp nó đều giúp cho chúng ta một chặng đường để mà chúng ta giải quyết được cái sự tu tập giải thoát của chúng ta.
Đó bây giờ thì Thầy khuyên, Diệu Hảo thì con cũng lớn tuổi rồi, và cũng biết cách thức tu rồi thì có dịp nên về để mà tập luyện trở lại kỹ lưỡng hẳn hòi hoàn toàn để ly dục, ly ác pháp hoàn toàn là phải đạt được Sơ Thiền. Khi nào đạt được Sơ Thiền rồi bắt đầu chúng ta mới bắt đầu tiến tới vào cái Nhị Thiền.
(18:30) Cô Diệu Hảo: Con ở trên này trong 2 tuần, con về con lên 2 tuần, bởi vì con vẫn còn vướng bận cái chùa không có ai lãnh. Bây giờ con cũng sắp xếp có được hai người con sẽ giao cho họ giữ rồi con sẽ lên, con đi Đà Lạt là sở dĩ vì em con nó bệnh, chùa nó bỏ không ai săn sóc con phải lên, chứ con biết lên đó thì đâu có tu hành gì được. Mặc dù ở đó rất thanh tịnh, xung quanh đó thì cốc của những ni sư không, chứ không có người ngoài, không có lạ một người ngoài nào lớ xớ hết. Nhà ai nấy ở, đóng cổng tối ngày không ai tiếp xúc với ai, nên trong 20 ngày con rất thanh thản, rồi con thấy con tu nó rất là tốt cái Sơ Thiền. Con nhận thấy rằng con xả hết tất cả mọi sự việc cũng được.
Tới chừng em con nó về thì nó có một cái chuyện gì đó trong gia đình dưới này, lên trên ấy rồi bà cũng hơi sân, Nhưng mà con lấy cái sân của bà ấy mà con diệt thử, thì con cũng không còn vướng bận nữa, con không còn buồn phiền gì bà ấy hết. Bà ấy nói gì bởi vì bệnh quá rồi nên sinh ra bệnh hay nói, rồi nói rồi con cũng làm thinh con cười, con cười một lát rồi hết rồi con giải thích. Có khi giải thích bả không tin, bả không tin con nói con, bây giờ tôi quyết chí nói với dì rằng con quyết tâm giải thoát, tôi không còn cần cái gì nữa hết, nếu dì không tin thì tôi nói với dì một câu. Nếu tôi có lòng không tốt với dì, mà để cho dì bệnh hoạn hoài vậy đó thì tôi sẽ đời đời không thoát khỏi cảnh địa ngục. Rồi con nói một lời nói như vậy đó, con quyết chí là con tu hành mà không thể như vậy cái rồi tự nhiên bà hồi tâm trở lại.
Từ hôm nào tới nay bà xin lỗi con hoài, bà gọi điện về bà xin lỗi hoài. Con nây giờ con cũng quyết chí để cô Niệm lên trên này ở hai tuần, rồi cô về cái cốc của cô Niệm, con lên con cũng ở hai tuần. Bởi vì cái chuyện sắp xếp ở gia đình thì con không có vướng mắc nữa, con chỉ vướng mắc cái chùa không có người giữ này thôi. Hai ba chị chuyển đi con cũng trình cho Thầy đó chứ, mà nhưng mà đối chuyện đó thì con cũng nghĩ rằng họ nói tới, họ có duyên thì họ nhận, họ không duyên thì thôi.
Còn mình thì cứ để đó, dầu cho nó có hư hao mỗi lần con đi hai, ba tháng về thì nó hao biết bao nhiêu con cũng đâu có quan tâm gì tới, rồi con sẽ mần trở lại cái khác. Đó nó hư cái lớp cây này thì con sẽ trồng lớp cây khác, rồi vẫn có khi mà nó bắt đầu nó thâu hoạch, con phải đi. Tới giờ con đi là con đi, tại hồi nào tới giờ con cũng xin trình bày với Thầy vậy, chứ con không có vướng mắc gì hết trơn. Bởi vì người ta trồng cây thì tới thâu hoạch thì con phải ở nhà đặng thâu hoạch, nhưng mà tới cái ngày con đi là con đi à, con bỏ luôn.
Như năm nào cũng vậy, như năm ngoái con trồng đậu rồi này kia có trái rồi tới chừng con đi con bỏ luôn ở nhà, ai cũng lấy nhổ hết. Năm nay con về không có giống trồng lại con thôi kiếm cái khác trồng lại nữa, rồi lủi thủi con đi cũng vậy. Năm nay Thanh long đỏ có trái quá chừng con cũng đâu ở nhà thu hoạch được, rồi nó cũng hết, kệ nó hết thì hết còn thì còn, đối với con không thành vấn đề chuyện đó. Con cũng xin thưa Thầy vướng mắc có cái chùa đó thôi. Tại vì con còn bảng biểu ở đó, hai nữa là cây trái xung quanh vườn thì nó rất nhiều, mà con trồng đó mà giờ bỏ hoài thì cũng ngặt, thôi bây giờ con xin phép với Thầy. Hai nữa là tu cái pháp tu mà Thầy đã dạy rất kỹ, còn con từ 5 - 6 năm nay rồi con đã hiểu từ hồi mà Thầy chưa có dạy cái giáo án, tới Thầy dạy giáo án, rồi tới sách của Thầy ra thì con đã nắm hết, con cũng hiểu hết rồi.
Ở nhà con chỉ đọc sách thường lắm chứ không phải không. Mà tối lại thì con mắt hơi yếu thì con không dám coi chứ con cũng mở băng của Thầy ra để con nghe. Nên bây giờ con cái gì con cũng không có hỏi Thầy được nhiều nữa, bởi vì nó đã có sẵn rồi. Phiền một cái là con còn vướng mắc mình tu không được là tại vì con thôi, con cũng hiểu vậy. Chứ nhiều khi Thầy dạy Sơ Thiền con có khinh an hỷ lạc gì thì bỏ qua đi, con cũng vẫn thấy có khinh an có hỷ lạc nhưng mà con không có chấp nhận nó con cũng làm lơ.
Con mong cho nó, tới khi con nghe Thầy nói là cái Ý thức mà nó đã diệt rồi, nó lặng đi rồi thì cái Tưởng thức nó đến. Mà con không khi nào nó diệt ý thức được, con cũng vẫn nghe cái ý thức hoài trong đó. Nên cái ý thức cái ý để mà nghe cái hơi thở ra vô thì nó vẫn nghe hoài không khi nào nó không có nghe. Còn cái Tưởng thức thì chắc là nó chưa đến thôi, chứ con không có hôn trầm buồn ngủ như người ta nữa. Từ hồi nhỏ tới giờ con cũng không có ăn ngủ nhiều tùm lum như người ta nữa, nó đã quen rồi. Con cũng trình với Thầy vậy rồi con cũng về con cũng lo.
(00:23:28) Phật tử: Kính Bạch Thầy! Con nghĩ là hầu hết trong cái thiền đường này thì con nhận biết được rằng chúng con toàn là những người ở xa đến. Mặc dầu chúng con ai nấy đến đây cũng đều quyết tâm đi tìm con đường thoát khổ, nhưng mà bởi vì xưa nay chúng con đã tu tập sai rồi bây giờ mới được Thầy hướng dẫn lại. Thì vừa mới rồi đây thì con có nghe Thầy nói là, có lẽ là từ nay trở đi là Thầy phải dạy cho chúng con tập từ đầu. Thì đây cũng là một cái tâm nguyện của con, thành ra con xin là cầu thỉnh Thầy, có thể bắt đầu từ ngày mai hay ngày kia thì Thầy sắp xếp được thì con xin Thầy là tập cho chúng con từ bước 1 trở đi để chúng con tự tập ở nhà. Dù sao chăng nữa là chúng con có quyết tâm nhưng bởi vì xưa nay là học nhiều Thầy quá, bây giờ là dù sao bước đầu nó đang còn cái bỡ ngỡ, mà không có Thầy một bên thì chẳng nhẽ mà lúc nào chúng con, nghĩa là một ngày đi tìm Thầy hai ba lần thì thì cũng thấy khó, vì Thầy nhiều công việc. Dho nên chúng con rất là tha thiết cầu thỉnh Thầy, ngày mai hay ngày kia kìa thì chúng con xin Thầy sắp xếp để dạy cho chúng con từ bước 1 trở đi. Con chỉ có nguyện vọng như thế thôi ạ.
Trưởng lão: Bảy giờ sáng ngày mai, bây giờ là buổi chiều rồi, 7 giờ sáng ngày mai, mấy con đến đây được 5 người, chứ còn không hơn được, bởi vì 5 người ở giữa đây thì ba người, hai bên này hai người thôi. Rồi bắt đầu Thầy dạy cách thức ngồi, rồi tu tập 5 hơi thở, đi kinh thành một vòng, những người mà từ lâu tới giờ chưa biết cách tu. Còn những người nào Thầy đã dạy rồi thì cứ về tu, có cái gì khó hơn thì hỏi Thầy sẽ dạy về cách thức.
Chỉ cái pháp Tứ Niệm Xứ nó khó vô cùng lận, nhưng mà nó dễ, nó rất dễ. Mấy người đã dạy cách thức tu về phá hôn trầm, những cái phương pháp phá hôn trầm rồi và theo cái thời khóa biểu của Thầy mà lập thành cái lịch trình tu tập, thì từ khi mà đã được Thầy dạy thì cứ theo đó mà tu tập.
Còn những người nào mà chưa có từng dạy ngày nào hết, chưa có biết cách thức tu tập thì ngày mai 7 giờ đến đây gặp Thầy, Thầy sẽ dạy cho từng bước, bắt đầu vô tu từng bước một. Nghĩa là cách thức vào cũng như là người mới vào vỡ lòng mình phải tu tập như thế nào, Thầy sẽ dạy cách thức mới đầu. Còn những người nào đã tu xong rồi thì thôi khỏi có gì hết. Rồi cần thiết đến cái ngày nào đó thưa hỏi Thầy thêm, để mà kết thúc lại trong cái khoảng thời gian ở gần bên Thầy, để khi mà trở về nhà mình mình biết cách thức mình tu tập tới những cái pháp gì pháp gì, để cho mình biết cách thì Thầy sẽ dạy thêm những cái pháp đó cho mấy con mà sắp sửa mấy con về.
Còn Mỹ Châu thì ngày mai 7 giờ con đến đây gặp Thầy trước để rồi Thầy sẽ hỏi tất cả những cách thức của con tu tập, Thầy sẽ hướng dẫn. Tối nay con tu tập để rồi ngày mai Thầy hỏi coi nó có cái gì mà xảy ra nữa không, để rồi nó hoàn toàn nó tốt thì thôi, mà nó không tốt thì Thầy tìm mọi cách Thầy chỉnh đốn lại cho sự tu tập của con cho nó tốt, thật tốt. Bởi vì công phu con tu mà nó sai một chút thì nó uống cái công lắm, cho nên Thầy rất tiếc cái công lao của mấy con. Cho nên vì vậy mà Thầy không thể bỏ lơ mấy con được mà phải có cái sự tận tâm theo dõi từng chút để giúp cho con vượt qua những cái khó khăn.
Càng đi sâu vào trong cái nội tâm của mình về cái phần hoạt động của bộ óc của mình, mình càng đánh thức nó bao nhiêu thì cái nỗi lo lắng Thầy bấy nhiêu. Mình đánh thức đúng thì nó không điên mình, mà mình đánh thức sai nó điên mình đó, chứ không phải dễ đâu.
Các con tu vậy chứ các con đang đánh thức cái bộ óc của các con đó chứ không phải là chuyện thường ở trong đó đâu. Cho nên vì vậy mà mỗi lần các con thức khuya, dậy sớm mà tu hành, thay vì người ta không có theo dõi, chứ thật sự ra Thầy đang theo dõi, có một cái gì là Thầy phải kịp thời thời ngăn chặn liền. Nếu mà các con đánh thức đúng thì nó sẽ đưa đến lợi ích cho các con, chứ Thầy không thừa hưởng gì cái đó hết, nhưng mà nó sai thì Thầy phải chịu trách nhiệm, nó hại cuộc đời của mấy con. Cho nên trong cái sự tu tập của mấy con là sự quan tâm của Thầy rất lớn.
Thà là Thầy không hướng dẫn ai hết thì thấy an ổn, mà Thầy đã hướng dẫn là Thầy trách nhiệm đối với mấy con. Mỗi một con người là một sinh mạng đó mấy con. Lỡ mấy con mà có một cái điều gì thì cái trách nhiệm của Thầy Thầy rất là đau lòng chứ không phải là thường đâu.
(27:27) Cho nên, thí dụ như người khác ở đâu mà người ta tu, người ta đến đây mà người ta sai, Thầy cố gắng Thầy sửa Thầy giúp để cho họ thoát qua cái khổ. Coi như là Thầy làm Y vương, một cái người trị bệnh giúp cho họ thoát ra những cái bệnh do cái tham tu của họ, mà đưa đến họ cái khổ đó.
Còn bây giờ các con tu ở đây thì nó cũng là, nó lỡ mà nó sai một chút xíu chuẩn bị cho các con hoàn toàn nó không có sai, để các con đánh thức từng cái phần nào ở trong bộ óc của các con để các con điều khiển nó được, các con truyền lệnh nó được. Cái bộ óc của các con nó hoạt động theo cái lệnh của các con được để giúp cho các con làm chủ được sự sống chết của các con. Điều đó là cái điều mà có một cái vị Thầy như Thầy là phải cần thiết cho mấy con rất lớn, cho nên vì vậy mà có chút gì thì các con phải mau mau trình bày cho Thầy liền tức khắc để mà Thầy kịp thời. Bởi vì đông người quá, không thể nào mà. Phải chi mà một đứa học trò thì nó dễ, nó nhiều quá, mà nói nhiều quá thì tức là không có thể bỏ người nào được hết.
Cho nên khi mà nghe tin con có điều kiện là Thầy nói với Minh Điền bảo con lên gặp Thầy để rồi Thầy chỉnh đốn lại, đó là cái điều kiện mà con nhớ rằng ngày mai sẽ đến đây gặp trước Thầy. Nghĩa là trước 7 giờ, 6 giờ, 7 giờ kém 10 phút đi, đi con đến gặp Thầy trước, rồi sẽ trình bày cho Thầy.
(28:48) Trưởng lão: … hôn trầm thùy miên, và nó không rớt vào ở trong cái ngoan không. Đây là cái mục đích mà chúng ta thực hiện Tứ Niệm Xứ là chúng ta rất dè dặt cẩn thận trên cái thùy miên, hôn trầm và hư không. Cẩn thận những điều này, để nó rơi rớt trong đó thì chúng ta tu mất thì giờ. Cái thời gian chúng ta rất quý, mà để nó mất đi một ngày mà tu không đúng thì coi như mình hoài công cái ngày đó. Nó sai đi, nó chỉ có một chút xíu mà hôn trầm, một chút thùy miên vào, thì nó phá vỡ cái công phu chúng ta suốt một ngày một đêm, rất là uổng. Vì vậy mà chúng ta cảnh giác, khi mà tu Tứ Niệm Xứ thì chúng ta phải hoàn toàn tỉnh thức, đừng có cho nó xen vô. Mà nó không xen vô thì chúng ta mới đẩy lui được cái niệm Si của chúng ta nó sạch. Còn nếu nó có xen vô thì chúng ta tu rất lâu. Nó không hết, nó cứ tới lui tới lui hoài thì chúng ta tu rất lâu, không hết.
Vì vậy con nên lưu ý về cái phần này để cái sự tu tập của chúng ta không có hoài công, nó không có uổng. Mà nó sẽ sớm nó đạt thành được một cái tốt đẹp. Để rồi gia đình của mình, lấy cái gương hạnh của mình, để mọi người người ta cũng sẽ theo mình người ta tu tập, để được giải thoát như mình.
Phật tử: Dạ thưa Thầy, con nghe Thầy nói là canh một, canh hai, rồi canh ba là từ mấy giờ đến mấy giờ, thưa Thầy?
(30:21) Trưởng lão: Canh một nó bắt đầu từ một giờ đó con, phải không con. Canh một là từ một giờ, rồi canh hai là canh giữa đó. Rồi canh ba là nó khuya nữa, tới năm giờ là canh ba. Còn canh giữa nó một giờ, hai giờ, năm giờ nó là canh ba, ba giờ là canh hai con. Đó là cái, nó lấy cái buổi khuya, mình thì từ buổi đầu hôm tới tối, cái khoảng đó người ta không lấy nữa. Mà bắt đầu canh một thì bắt đầu nó buổi khuya, từ mình thức dậy giờ khuya đó. Từ một giờ cho đến năm giờ sáng. Cho nên đức Phật nói canh cuối, năm giờ sáng, sao Mai mọc đó, thì đức Phật đã hoàn tất được cái Tam Minh đó. Canh một thì thực hiện cái Túc Mạng Minh, canh giữa thì thực hiện Thiên Nhãn Minh, mà canh cuối, tức là canh ba đó, thì coi như là gà gáy sáng, trời sắp sửa sáng, sao Mai mọc đó, thì lúc bấy giờ đức Phật đã thực hiện Lậu Tận Minh. Cho nên cái khoảng thời gian mà đức Phật thực hiện Tam Minh thì trong khoảng giờ, bắt đầu từ canh một cho đến canh cuối, canh ba. Thì cái đó là cái buổi khuya con, buổi khuya thức dậy. Cho nên tính từ canh một, canh ba thì hết. Con hỏi cái đó để làm gì?
Phật tử: Nằm yên ngủ, rồi canh ba là phải siêng năng thức dậy sớm, thành ra con muốn biết cái thời gian để con, dạ, ở trong thời khóa tu tập. Mô Phật, còn con thấy ở trên cái tấm bảng ấy, Thấy viết là giới Patimokkha là sao Thầy, là cái nghĩa gì, giới bổn…
Trưởng lão: Giới bổn Patimokkha là cái tên, Patimokkha là cái tên của tiếng Pali đó, gọi là giới bổn Patimokkha. Là cái giới cấm, Patimokkha là cái giới luật cấm. Chứ không phải là giới đức, cũng không phải là giới kinh, nó không phải giới hành mà nó là giới cấm. Bởi vì trong giới luật của Phật nó có nhiều cái loại giới. Thí dụ như giới kinh, là toàn bộ ở trong kinh Phật dạy đó, những cái bài kinh đó, gọi là giới kinh. Còn cái giới bổn coi như là cái pháp luật của nhà nước, đặt ra cái pháp luật người ta gọi là giới bổn. Cái chứ Patimokkha là cái danh, cái tên, cái âm của tiếng Ba li nó gọi, gọi là Patimokkha. Cái âm nó vậy, nhưng mà người Tàu họ dịch là giới bổn, tức là giới cấm đó. Patimokkha có nghĩa là giới cấm.
Cái bảng kinh giới bổn, có nghĩa là cái bảng giới luật để mà cấm người ta. Thì cái Patimokkha cũng có nghĩa là cái bảng giới luật, mà cấm chúng ta không có được vi phạm cái pháp luật, cái giới luật đó. Cho nên Patimokkha có nghĩa là cái tên của giới bổn, chứ không có gì hết.
Bởi vì theo giới của Đại Thừa đó, thì nó là đối với Tỳ kheo, thì đó là 250 giới, mà đối với nữ, Ni thì nó 248 giới. Nhưng giới của bên Nguyên Thủy, thì nó ít hơn, nó không có nhiều, có hai trăm mấy à, chứ nó không có nhiều. Còn ở bên đây, bên Đại Thừa thì nó nhiều hơn, nó nhiều hơn, cái giới nó nhiều hơn. Nó có 250 giới Tỳ kheo thì bên kia nó có 48 hay bao nhiêu, nó không có được, 25, 27, 28 gì đó. Nó không có bằng như giới ở bên Đại Thừa. Đại Thừa nó có tới 250 giới Tỳ Kheo lận. Còn bên Ni thì nó tới 348 giới, đó là giới bổn ở bên Đại Thừa. À cho nên về trong cái giới nó không có thống nhất mấy con.
(34:37) Nhưng mà giới kinh thì nó đầy đủ, trọn vẹn, giới kinh nhiều lắm. Bởi vì mỗi một bài kinh đều là nó mang tính chất giới của nó ở trong đó, tức là thiện pháp. Còn cái giới hành, giới hạnh, giới đức thì đó là mỗi một cái giới, từ trong giới bổn của nó, thì nó cũng nói lên cái đức của một vị Thánh tăng, một người tu sĩ. Rồi giới kinh thì nó cũng có nói cái đức ở trong đó. Rồi giới hành, là cái hành động hàng ngày mình sống, gọi là cái giới hành. Còn cái giới hạnh, là cái hạnh của một cái, hạnh tức là hành đó, nhưng mà cái hạnh nó còn thêm nữa. Từ cái hành động ở bên ngoài mà thành hành động của tâm nữa. Cho nên nó nói là giới hạnh. Giới đức, giới hạnh, giới hành, rồi giới kinh, giới bổn, đó là toàn bộ những cái, đạo Phật nó toàn là giới luật không à.
Nhưng mà nó nói chung nó chỉ nhắm vào cái thiện pháp. Nói chung là mình phải nói rằng giới tức là thiện pháp chứ không có gì khác ở trong hết. Mỗi một bài pháp của Phật đều nhắm vào cái thiện pháp, để giúp cho chúng ta sống ở trong thiện pháp, mà không làm khổ mình khổ người, chứ không phải có một cái gì. Đó là mục đích giải thoát của đạo Phật, đó là như vậy. Con còn hỏi gì thêm nữa không? Bây giờ mấy con có hỏi gì thêm nữa không?
(36:19) Phật tử: Dạ con kính thưa Thầy, con về đây thì được 2 ngày thì con được nghe Thầy giảng về Tứ Niệm Xứ và Tứ Chánh Cần, nhưng con cũng chưa được biết là Tứ Niệm Xứ là như thế nào? Tứ Chánh Cần là như thế nào? Cho nên trong hai đêm con về đây tu cả ngày cả đêm, thì con cũng theo như trong cái sách của Thầy chỉ dẫn Đường Về Xứ Phật thì con tu như vậy. Nhưng mà trên cái bước đường tu như thế nào thì con chưa được biết ạ. Con xin Thầy chỉ cho con được biết Tứ Niệm Xứ với Tứ Chánh Cần.
Trưởng lão: Thầy giảng cho về Tứ Chánh Cần và Tứ Niệm Xứ. Cái bài Tứ Chánh Cần và Tứ Niệm Xứ thì nó rất nhiều nhưng mà Thầy tóm lược lại cho nó gọn để rồi các con sẽ, còn dạy mấy con thực hành hơn là những cái lý thuyết suông.
(37:08) Trưởng lão: Về Tứ Chánh Cần là bốn cái pháp mà phải siêng năng cần mẫn tu tập. Khi bước vào Đạo Phật mọi người đều là phải siêng năng cần tu tập cái pháp này đầu tiên, cho nên gọi là Tứ Chánh Cần. Bốn cái pháp cần phải tu tập. Phải siêng năng, phải tinh tấn không có lúc nào mà mình buông lỏng cái pháp này ra, do đó gọi là Tứ Chánh Cần.
Tứ Chánh Cần thì cái pháp đầu tiên của nó là “Ngăn ác, ngăn các ác pháp”. Nghĩa là cái pháp nào mà làm cho thân tâm mình nó bất an thì mình ngăn nó không có cho nó vào, cho cái thân tâm của mình nó không có bị chướng ngại, không bị khổ đau, mình ngăn nó.
Và nếu mà cái pháp đó nó đã xâm chiếm vào thân tâm của mình, thì mình phải mau mau diệt nó không có được để cho nó kéo dài cái thời gian từ 1 phút đến 5 phút, 10 phút, 1 giờ, đến 2 giờ, 3 giờ. Ngay khi mà nó xâm chiếm vào thì tức là mình diệt ngay liền, cố gắng đem hết sức lực ra diệt. Cho nên gọi là tinh tấn hay là tinh cần, nghĩa là phải siêng năng phải diệt liền chứ không được để.
Và cái pháp thứ ba là “Sanh thiện”. Luôn luôn lúc nào cũng tạo cho tâm hồn của mình, thân tâm của mình trong thập thiện không được trong pháp ác. Và khi mà cái thân tâm của mình nó được an ổn, được Thanh thản, An lạc, Vô sự, thì phải tăng trưởng kéo dài thời gian thiện đó ra. Tức là kéo dài được cái thời gian của tâm Thanh thản, An lạc, Vô sự đó ra, dài chừng nào tốt chừng nấy gọi là tăng trưởng hay quảng đại cái pháp đó ra. Cho nên gọi là bốn cái pháp mà cần lúc nào chúng ta cũng tu tập Ngăn, Diệt, Sanh và Tăng trưởng. Đó thì cái pháp đó gọi là Tứ Chánh Cần.
(39:07) Trưởng lão: Nhưng mà muốn ngăn thì nó có những cái phương pháp ngăn, chứ không phải nói ngăn rồi mình không biết ngăn, nó có những phương pháp. Thí dụ như một cái phương pháp độc cư cũng là phương pháp ngăn ác. Bởi vì mình sống mình không nói chuyện với ai là mình ngăn ác pháp. Còn mình nói chuyện người này, mình nói chuyện người kia là mình mở cổng để cho ác pháp xâm chiếm vào. Thí dụ như mình nói chuyện nó hợp thì không nói gì, mà người không hợp thì nó sẽ gây cho mình những phiền não. Mình nói chuyện với người khác, mình tưởng khi mà nó vô tình mình nói ra một cái điều gì đó, thì cái người đó đem lại họp với người khác, người khác mới đi tìm mình để mà chửi mắng mình. Thì từ cái chỗ đó mình không ngăn cho nên nó mới xảy ra những cái chuyện chị em, hay hoặc là những người xung quanh mới xích mích mới rầy rà nhau, đó là mình thiếu ngăn ác pháp.
Cho nên muốn ngăn thì chúng ta có những pháp, thí dụ như mình sống tập ít nói, không đem chuyện của người này nói chuyện người kia, không đem chuyện người kia nói chuyện với nọ đó là mình ngăn, cái pháp ngăn đó là độc cư. Cách thức mình sống trầm lặng, độc cư một mình mình đó cũng là cái phương pháp ngăn ác, nó nhiều phương pháp ngăn ác.
Chẳng hạn bây giờ tâm mình nó khởi lên một niệm, mà cái niệm đó nó sẽ mang cái tâm tham hoặc là cái tâm sân của mình trong đó. Do đó vì vậy mình muốn ngăn cái niệm đó thì mình phải có phương pháp để mà ngăn không có cho cái niệm đó xen vào. Vì vậy mà mình phải tu Định Niệm Hơi Thở, để mà cái tâm mình nó luôn nó tập trung ở trong cái hơi thở mà nó không khởi cái niệm tức là ngăn cái niệm ở trong đầu của mình.
Mình ngăn, hồi nãy Thầy nói ngăn các ác pháp là mình sống độc cư là mình ngăn các ác pháp. Rồi bây giờ mình ngăn cái đầu của mình nó không khởi niệm, thì mình phải tập trung nó vào trong cái hành động đi, đứng, nằm, ngồi của mình để mình ngăn các pháp ác, đó là cái phương pháp ngăn. Cũng như mình đi kinh hành mình biết mình đi kinh hành đó là ngăn, ngăn các pháp ác nó không khởi ra cái niệm.
Mà nó đã khởi ra một cái niệm thì phải diệt, tức là ngăn rồi diệt. Nếu mà bây giờ mình ngăn nó không được, bây giờ mình hít thở mà một chút xíu nó có một cái niệm xen vô, mà giờ muốn diệt thì nó phải có cái phương pháp diệt, phải không. Bây giờ nó đã xem vô rồi, nó đã khởi niệm ra rồi thì phải diệt. Đó là cách thức ngăn và diệt.
Còn cái kia nếu mà bây giờ mình sống mà mình ngăn mà mình không tiếp duyên với người khác, mình không này kia nhưng mà có người nói: cái chị đó vô tu cái làm lẽ, không có chịu nói chuyện với ai, không chơi với ai hết, coi hiu hiu tự đắc, thì ngay đó mình đã ngăn mà cái pháp đó nó lại xâm chiếm vô mình, nó làm mình cũng nghe bực, do đó từ đó bị cái âm thanh đó, cái lời nói đó nó làm tâm mình chướng ngại vì vậy cho nên mình bắt đầu mình phải quán xét mình đẩy lui cái pháp đó đi. Vì vậy mà khi mình ngăn mà nó ngăn không được mà nó xảy ra thì mình cần phải ngay diệt liền, gọi là ngăn, diệt. Mà nó nhiều cái cách thức ngăn diệt chứ không phải là có một cách thức.
(00:42:03) Thí dụ như mình bước đi, mình bước đi ra đằng trước mà mình ngăn là mình phải nhìn xuống, mình không ngó qua, ngó lại. Tức là khi ngó qua, ngó lại mình thấy một cái người đó họ đi kinh hành hoặc là họ tu sai nó cũng làm cho mình động tâm hoặc làm cho mình phải thấy ờ: cái chị này tu như vậy là sai. Thì nó làm cho mình cũng phóng dật, làm cho mình cũng có cái ác pháp ở trong tâm mình, mình không sống cho mình mà mình sống cho người khác tức là cái tâm mình nó phóng ra. Cho nên vì vậy khi đi mình nhìn xuống, mình không ngó qua ngó lại, mình không thấy thì tức là nó không xen vào được cái ác pháp trong tâm của mình, gọi là ngăn.
Cho nên tại sao người tu sĩ mà họ đi họ phải phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của họ. Họ phòng hộ bằng cách nào để họ ngăn cái ác pháp? Họ đi 5- 10 bước họ nhắc “Cái lỗ tai hãy nghe bước đi”. Chứ không khéo người ta nói ngoài đó mình đây chứ cái lỗ tai mình nó nghe những cái âm thanh, người ta chửi lộn cái nó nghe, cái nó vô đó nó nghĩ ngợi cái này kia ở trong đó rồi. Cho nên vì vậy mình muốn ngăn nó mình nhắc “Cái tai phải nghe cái bước đi, hai con mắt phải nhìn cái bước đi, đừng có nhìn đi chỗ khác”*,* mình cứ đi thỉnh thoảng mình nhắc nó, thì mình sẽ gom mắt tai của mình với bàn chân của mình tức là pháp ngăn ác, đó là tu Tứ Chánh Cần đó. Nó nhiều cái cách thức mà để chúng ta thực hiện được cái Tứ Chánh Cần để ngăn ác, diệt ác. Vì vậy mà khi mà một cái người biết cách thức tu, tu mà để phòng ngừa ngăn ngừa như vậy thì người ta sống rất là an lạc, ít có bị động. Đó là cái phương pháp tu Tứ Chánh Cần, nó nhiều.
Bây giờ nó có một cái pháp thí dụ như bây giờ trong đầu của mình nó khởi ra một cái niệm rồi, thì mình phải dùng cái Định Vô Lậu để mình diệt cái niệm đó, thì cũng là một cái phương pháp để mà diệt cái niệm đó, thì đó là cũng tu Tứ Chánh Cần, bởi vì Tứ Chánh Cần phải ngăn ác, diệt ác. Còn bây giờ cái tâm của mình nó thanh thản mà mình cứ không có chịu thiện xảo, không có chịu khéo léo để giữ gìn, tăng trưởng được cái thiện pháp đó thì một chút xíu thì nó sẽ bị mất đi, cho nên nó phải có sự thiện xảo mà tăng trưởng cái thiện pháp đó lên. Và nếu mà nó không sanh, nó không sanh ra cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự thì mình cố gắng mình tu tập để như thế nào để cái tâm của mình nó có cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự vì nó là thiện pháp.
Nó thiện pháp tức là nó không làm khổ mình, không làm khổ người, nó luôn luôn nó thanh thản thì đó là thiện pháp. Chớ không phải là thiện pháp là mình đem, mình mang gạo thóc của mình hoặc là tiền bạc của mình đến bố thí cho một cái người nghèo khổ bất hạnh nào đó mà gọi là làm thiện, không phải điều đó đâu. Cái thiện đó là cái thiện của hữu lậu, mình làm cái đó là cái phước hữu lậu chứ không phải vô lậu, còn cái tâm Thanh thản, An lạc, Vô sự của mình là cái phước vô lậu nó làm cho mình giải thoát hoàn toàn.
Mà mục đích của Đạo Phật ở đây không dạy chúng ta đem gạo bố thí cho kẻ khác, không dạy chúng ta làm điều đó. Nhưng trước cảnh đói của người khác mà mình đã thấy tức là mình có nhân quả thì mình hãy giúp họ chứ mình không thể làm ngơ. Cái lòng từ bi của mình trước cảnh đó của người ta thì mình sẵn sàng giúp, nhưng mình không đi tìm cái cảnh đói của người ta, bởi vì mình đã thấy được cá nhân quả của người ta, không tìm. Nhưng khi tai nghe, mắt thấy trước cảnh đói họ thì giúp. Nhưng chúng ta hoàn toàn chúng ta không giúp để mà chúng ta hưởng phước hữu lậu đó, mà chúng ta chỉ sống để tăng trưởng cái phước vô lậu của chúng ta thôi, để chúng ta tìm lấy cái sự giải thoát.
(45:27) Đó là Đạo Phật dạy chúng ta không phải là con người vô tình, không biết thương người. Chúng ta tâm từ bi thì chúng ta biết thương người, nhưng chúng ta không vì cái phước hữu lậu mà chúng ta đi làm cái chuyện hữu lậu này. Bởi vì chúng ta đứng ở trong góc độ nhân quả thì chúng ta biết, người ta đói cũng là do cái nhân quả nào đó người ta đói chứ đâu phải khi không mà người ta đói được, cái luật nhân quả mà. Cho nên chúng ta thấu suốt được cái lý này vì vậy mà chúng ta không phải đi làm từ thiện để cầu được cái phước báo, mà chúng ta chỉ cầu cái phước vô lậu mà thôi nghĩa là tâm Thanh thản, An lạc, Vô sự. Vì vậy mà chúng ta giữ nó, tăng trưởng nó những cái pháp này, gọi là Tứ Chánh Cần. Tứ Chánh Cần là siêng năng làm sao cái phước vô lậu của chúng ta càng ngày càng tăng trưởng, càng nhiều, càng rộng ra thì chúng ta sẽ giải thoát hoàn toàn. Đó là cách thức của tu Tứ Chánh Cần.
Tứ Chánh Cần còn có một cái tên gọi là Định Tư Cụ, cái dụng cụ để mà chúng ta thực hiện thiền định, cái phương pháp để mà chúng ta thực hiện thiền định. Chứ không phải chúng ta ngồi thiền tu Định Niệm Hơi Thở hoặc là niệm Phật hay hoặc là ngồi giữ tâm không vọng tưởng để rồi chúng ta thiền định, không phải. Đức Phật đã xác định Tứ Chánh Cần là định tư cụ. Định tư cụ là cái dụng cụ để chúng ta, cái phương pháp để chúng ta thực hiện tâm thiền định, để nhập định. Cho nên một người mà ngăn ác, diệt ác sạch hết trong tâm của họ rồi, thì tâm nơi cái chỗ mà hết ác pháp thì nơi đó là định của họ rồi, họ bước vào định rồi. Đó, thì đó là cái phương pháp mà Tứ Chánh Cần.
Còn cái phương pháp Tứ Niệm Xứ. Thì cái phương pháp Tứ Chánh Cần như hồi nãy Thầy đã nói nó cũng đều ở trên Thân, Thọ, Tâm, Pháp này mà nó thực hiện, cho nên gọi là Tứ Chánh Cần tu trên Tứ Niệm Xứ, chứ không phải tu Tứ Niệm Xứ. Mà Tứ Chánh Cần tu trên Tứ Niệm Xứ. Ngăn ác ở đâu? Ngăn ác cho Thân, Thọ, Tâm, Pháp của chúng ta chứ đâu phải ngăn ác cho gốc cây ngoài kia, hay hoặc ngăn ác cho người khác đâu. Chúng ta ngăn ác trên thân thọ tâm của chúng ta, làm cho nó được Thanh thản, An lạc, Vô sự, phải không? Chúng ta diệt ác cũng diệt từ ở trên thân, thọ, tâm của chúng ta chứ đâu phải diệt ở ngoài kia. Đâu có bịt miệng của người ta đừng chửi mình được phải không, mà mình hãy bịt miệng mình đừng có chửi người ta. Cho nên mình ngăn ác, diệt ác ở trong cái thân, thọ, tâm của mình, cho nên tu Tứ Chánh Cần trên Tứ Niệm Xứ các con hiểu chưa?
(47:50) Trưởng lão: Bây giờ chúng ta mới tới Tứ Niệm Xứ tu trên Tứ Niệm Xứ. Bởi vì Đức Phật đã nói cái pháp Tứ Niệm Xứ dạy chúng ta biết rằng, Tứ Niệm Xứ là vô thường, khổ, vô ngã. Tức là Thân, Thọ, Tâm, Pháp vô thường, khổ, vô ngã.
Bây giờ chúng ta mới đặt Tứ Niệm Xứ trên thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta tức là trên Tứ Niệm Xứ của chúng ta. Cái kia là pháp Tứ Niệm Xứ, còn cái này là Tứ Niệm Xứ thật của chúng ta. Cho nên hiện giờ chúng ta tu Tứ Niệm Xứ là trên tứ niệm xứ của chúng ta, chúng ta quan sát TỨ NIỆM XỨ của chúng ta để rồi có một cái chướng ngại nào trên đó thì ngay đó chúng ta thấy vô thường, khổ, vô ngã, phải không? Mà thấy được vô thường, khổ, vô ngã thì tức là đẩy lùi được chướng ngại pháp trên thân của chúng ta. Mà Đức Phật gọi là: “Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu”. Nó không còn tham, sân, si, nó không còn ưu phiền ở trên đó nữa, phải không? Đó là chướng ngại. Cho nên trong Tứ Niệm Xứ tu Tứ Niệm Xứ.
Và cái giai đoạn nào mà tu Tứ Niệm Xứ? Là cái giai đoạn phải ngăn ác, diệt ác hết rồi mới tu Tứ Niệm Xứ. Bởi vì Tứ Niệm Xứ là quét những cái vi tế ở trên thân, thọ, tâm, pháp của nó chứ không phải còn cái thô mà quét được. Còn người ta chửi mình, còn người ta đi tới người ta nói nặng nhẹ mình, còn tham ăn, còn thích uống, còn thích cái này kia thì tu Tứ Niệm Xứ không được. Người tu Tứ Niệm Xứ là cái người hoàn toàn phải thanh tịnh, ăn uống giới luật phải nghiêm chỉnh rồi. Ngăn ác, diệt ác lúc nào tâm cũng Thanh thản, An lạc, Vô sự thì bắt đầu họ ngồi tu Tứ Niệm Xứ thì họ không bị hôn trầm, thùy miên, vô ký.
Còn bây giờ chúng ta còn ăn ba bữa là chúng ta bị hôn trầm, thùy miên, vô ký thì chúng ta ngồi tu Tứ Niệm Xứ không vô. Tại sao? Ngồi một hơi là nó buồn ngủ à. Ngồi chơi như Thầy vầy, ngồi chơi không làm gì hết mà cái tâm nó đâu có chịu đâu, nó sẽ ngủ, mà nó không ngủ thì nó không chịu ngồi không đâu, nó sẽ buồn bực, nó tuôn trào, nó nhớ cái này, nó nhớ cái kia nó động đủ thứ hết. Cho nên tu Tứ Niệm Xứ là sau khi chúng ta tu Tứ Chánh Cần đã viên mãn.
Ngăn ác, diệt ác; sanh thiện, tăng trưởng thiện. Cho nên cái trạng thái mà Thanh thản, An lạc, Vô sự của nó phải kéo dài, nó phải sống ở trong đó thường sống ở trong đó rồi. Vì chúng ta ngăn ác, diệt ác chúng ta có những cái pháp để mà thực hiện cho nên vì vậy mà nó có những cái pháp tu làm cho chúng ta không bị rơi vào hôn trầm, thùy miên, làm cho chúng ta không bị loạn tưởng.
Còn trái lại tu Tứ Niệm Xứ thì nó không có ngăn ác, diệt ác gì của nó hết, mà hoàn toàn là nó ở trên đó mà nó quét sạch những cái vi tế của nó thôi, cho nên nó phải rất tỉnh táo, chứ còn nếu mà nó còn si, nó còn ham ngủ thì không được. Nó còn tham ăn, nó ăn ngày 3, 4 bữa thì nó không tu cái này nổi, cho nên tu Tứ Niệm Xứ là phải giới luật nghiêm chỉnh, thật sự là giới luật phải sống hẳn hòi, đàng hoàng thì Tứ Niệm Xứ chúng ta sẽ thành tựu.
(50:29) Mà khi bước chân vào Tứ Niệm Xứ tu hành thì 7 ngày, 7 tháng, 7 năm chúng ta đã hoàn tất được con đường tu hành. Đức Phật đã xác định trên Tứ Niệm Xứ như vậy. Nhưng chắc chắn gì mà chúng ta bước vào Tứ Niệm Xứ nổi, khó, rất khó chứ không phải dễ. Nội Tứ Chánh Cần không mà ngăn ác, diệt ác chúng ta đi vô còn chưa thấu. Cho nên ở đây Thầy dạy các con để chuẩn bị.
Các con muốn biết mình tu Tứ Niệm Xứ nổi hay không, cũng đơn giản, cũng không khó đâu. Khi các con ngồi lại sống độc cư một tuần lễ, trong thất các con thấy các con thích thú sống độc cư là điểm thứ nhất các con thích. Nghĩa là mình không nói chuyện với ai, mà một tuần lễ mà mình không thích ra lao động, làm, quét dọn cái gì, mình cứ ngồi, mà thấy nó an ổn, nó thích thú thì các con đã thích độc cư thì các con sẽ tu Tứ Niệm Xứ được. Tức là cái Tứ Niệm Xứ nó xác định cho một cái người, một cái người mà thích trầm lặng một mình, sống cho mình thì cái người đó tu Tứ Niệm Xứ. Còn cái người mà thích vui nói chuyện, hoặc là đọc kinh sách, nghe băng hay hoặc là còn thích ăn uống rồi này kia thì cái người đó không bao giờ tu Tứ Niệm Xứ được. Bởi vì Tứ Niệm Xứ nó xác định là phải Thánh hạnh mới tu Tứ Niệm Xứ, còn cái phàm hạnh thì chưa tu Tứ Niệm Xứ được.
Cho nên chúng ta học để biết chứ chúng ta chưa phải tu mà chúng ta hãy tu Tứ Chánh Cần. Bởi vì cái phương pháp tu Tứ Chánh Cần nó phải đi trước, còn cái Tứ Niệm Xứ thì nó phải đi sau, cho nên chúng ta biết cái pháp nào tu trước, pháp nào tu sau. Và như vậy con đã hiểu rằng trên Tứ Niệm Xứ chúng ta tu những gì? Chỉ có quét những cái vi tế của thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta mà Thầy gọi chung là chướng ngại pháp trên đó, đó là cái danh từ ở trong kinh điển Phật gọi nó là chướng ngại pháp.
Cho nên khi mà tu Tứ Niệm Xứ không phải còn quán bất tịnh, còn quán cái này kia nữa mà trên Tứ Chánh Cần mới là quán đó. Bởi vì nếu không quán thì chúng ta không diệt được pháp ác, không quán thì chúng ta không đẩy lui được các pháp trên đó. Còn tu Tứ Niệm Xứ thì khác rồi, Tứ Niệm Xứ chỉ dùng pháp hướng khi có một cái niệm vừa chớm khởi là chúng ta đã thấy nó là dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Kiết sử, là ái kiết sử hay là hữu tham kiết sử đều thấy ngay liền, thì ngay liền chỉ còn tác ý để mà đẩy lui chứ không bao giờ có được quán.
Quán tức là có sự suy tư, suy nghĩ ở trong đó, còn cái này thấy mặt. Ờ, đây là dục lậu hãy đi, chỉ tác ý như vậy rồi nó đi liền tức khắc, cho nên thân tâm chúng ta thanh thản, an lạc, vô sự. Còn bây giờ chúng ta phải suy tư quán thì tâm chúng ta bận công việc tư duy thì không còn an lạc. Cho nên Tứ Chánh Cần thì nó tu khác, mà Tứ Niệm Xứ thì tu khác. Cho nên nhanh chóng liền tức khắc khi có một cái niệm nào ngay đó đẩy lui liền tức khắc bằng cái phương pháp tác ý. Đó đó là cách thức tu của Tứ Niệm Xứ. Thầy đã nói như vậy thì các con đã hiểu.
Tuy rằng hiện giờ chưa có tập luyện nhưng cũng đại khái được ở trong đầu của mình là Tứ Niệm Xứ tu cách nào, và Tứ Chánh Cần tu bằng cách nào? Nó cụ thể và rõ ràng có những cái phương pháp mà nhiều khi chúng ta lầm mà chúng ta tu giống nhau nó không giống nhau đâu, nó khác nhau.
Đó thì hôm nay mấy con còn hỏi Thầy gì thêm nữa không, để rồi chúng ta bắt đầu thực tập. Vậy có ai hỏi gì thêm không, cứ hỏi.
(53:44) Phật tử: Con kính bạch Thầy, từ khi mà con về đây, được Thầy cho pháp con, dạy pháp con để tu theo pháp của Thầy. Thì mấy ngày đầu, con thấy ở trong cái sự tu tập của con thì cũng là, ba ngày đầu thì con đi theo pháp của Thầy, thì coi như là thấy tâm con thấy an an. Thế rồi sau ba bốn ngày về sau thì, khoảng gần gần là bốn ngày về sau, hai ngày về sau là sáu ngày, trong khi là mấy vị ở Hải Phòng về, thì tâm con rất là bất an lắm, tâm con thế nào nó vọng tưởng và hôn trầm nhiều. Thế thì có những sự việc như thế thì con rất là lo. Thế thì hôm qua thì thấy đông người bắt đầu hỏi Thầy, mà con ngại là Thầy yếu, thế thì con không hỏi để Thầy dạy. Thế đến hôm nay thì Thầy bố thí con, Thầy dạy cho con để con sẽ nói.
Qua những phương pháp hôm qua Thầy dạy tất cả chúng con ngồi đây về cái cách tu tập, để sống trong sự việc là quán hơi thở, xong rồi đi kinh hành 20 bước, rồi quay trở lại, 5 phút thì lại nghỉ 5 phút, thế rồi sau khi bắt đầu được nửa tiếng thì bắt đầu nghỉ. Thế thì tối hôm qua về, sau cái lúc mà ở trên giảng đường về, thì con tiếp thu ngay những lời mà thầy nói mà con vẫn văng vẳng bên tai, và con về con thực hành luôn, thì xong cái ngày hôm qua. Thì từ lúc mà trên cái giảng đường về, từ ngày hôm qua và đêm hôm qua đấy, vâng, từ đêm, quá đêm, từ buổi tối, quá sáng, canh một, canh hai, canh ba đấy, thì con thấy là tất cả các sự việc như thế này thì đúng là như Thầy nói, không sai. Thì cái hôn trầm của con thì nó, khi bắt đầu nó không còn nữa, mà con tinh tấn, tất cả các thứ con như là lời Thầy nói.
Thì khi mà xuất hiện như thế con ngồi con lắng tâm các thứ, con xem khi mà có pháp ở trong người, trong thân phát ra, xem nó ở đâu hay nó ở cái pháp nào. Thế thì con thấy là, có lúc mới đầu phát hiện ra thì, khởi lên là lúc mà hơi hôn trầm thì coi như không khởi mấy, thì con thấy văng vẳng một bên, thì con thấy con ngồi im xem là về cái pháp thùy miên, hay hôn trầm thì nó ở đâu. Thế thì con thấy là nó, như là Thầy nói hôm qua, con cũng học Thầy, thế là con về con cũng đe. Đe xong bắt đầu con, lần thứ nhất không được, lần thứ hai không được xong bắt đầu con cũng dùng cái phương pháp là bắt đầu đánh. Cuối cùng, lần thứ tư bắt đầu là, từ lúc đó trở đi bắt đầu là cái đó hết.
Xong bắt đầu là canh một canh hai, thì con thấy là thân tâm con rất là thanh thản, con không có hôn trầm một tí nào cả. Thế đến cuối canh ba ấy, con thấy con hơn văng vẳng, bắt đầu là báo lên. Bắt đầu là con quán, quán trên thân. Thế xong bắt đầu là con thấy là văng vẳng đến, con cũng là con hướng tâm, tác ý, bắt đầu là con cũng ngồi kỹ xem như thế nào. Thì đúng như là Thầy nói, thì thân con coi như là vẫn cứng như, chỉ có coi như là ở trong tâm thôi. Thế thì tâm nó xuất hiện lên thì con biết ở đây đúng là mày đã xuất hiện đây rồi, xong con tác ý là phải đi ngay…
HẾT BĂNG