TU TẬP RÈN LUYỆN NGHỊ LỰC
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời gian: 15/05/2001
Thời lượng: [1:01:24]
(00:00) Trưởng lão: Trong cái sự tu tập tuy rằng kinh sách Thầy viết nó nhiều, nhưng mà cái tu tập thì nó không khó, gom lại thì nó không nhiều đâu, nó rất dễ, nhưng mà tại vì mình đọc nhiều quá, không biết cái nào tu trước, cái nào tu sau. Thành ra nó lộn xộn kinh sách, không có soạn thành một cái giáo trình cho nó từ đầu tới đuôi cho rõ ràng, cứ bài kinh này tới bài kinh khác, mình không có biết. Cho nên vì vậy mà mình thấy hơi khó tu. Mình phải nghe cái pháp nào mà nó hợp lý, đúng rồi mình cứ mình tu, xong mình tu riết căn cơ các thứ luôn, tu cái gì trước tu cái gì sau.
Cho nên trước tiên, qua kinh nghiệm tu hành của Thầy, Thầy biết trước tiên mình phải rèn luyện, rèn luyện cái nghị lực, cái sự kiên trì bền trí của mình. Ai thì cũng nói mình có nhưng gặp khó khăn, mình phải kiên trì, cái nhẫn nhục, cái ý chí của mình thì lúc bây giờ mới không bỏ cuộc, vì vậy mà ngay từ lúc đầu mình tập cái sự kiên trì. Muốn tập nó được cái sự kiên trì, mình luyện tập cho được kiên trì. Nếu mình thấy nó cực quá, thì tức là mình không có kiên trì rồi. Mà mình thấy nó không có cực, và đồng thời mình cố gắng mình vượt qua được cái khổ đó như vậy thì nó là kiên trì, đó là cái ý chí của mình vượt qua.
Vậy thì muốn tập luyện nó thì Thầy có phương pháp Thầy dạy như các con biết rồi, năm hơi thở rồi đứng dậy đi kinh hành, hai mươi bước thì ngồi lại, thì cái đó là mục đích của nó để tập cho mình rèn luyện cái nghị lực, cái kiên trì cái bền chí của mình, chứ không có gì hết. Mình biết rằng nó là cái con đường mình tu tập, nó sẽ mang đến cái sự lợi ích rất lớn là mình làm chủ bốn sự đau khổ và chấm dứt cái sự tái sinh luân hồi.
Thì cái sự mà làm chủ bốn sự đau khổ và chấm dứt bốn sự tái sinh luân hồi nó là một cái điều quan trọng và quý báu nhất của cuộc đời người. Khi mà chúng ta sinh ra mà chúng ta làm chủ được bốn sự việc này và chấm dứt được cái sự tái sinh luân hồi thì ở trên thế gian này không có một vật gì quý báu mà đổi được cái sự làm chủ mình, nó quý báu đến cái mức độ như vậy.
Cho nên vì vậy mà chúng ta có cực khổ cách gì đi nữa, thì chúng ta cũng không có nản lòng. Bởi vì đó là quý báu, và nó quý báu mà mình cố gắng để mình làm cho được thì nó phải có cực khổ, nó phải có nhọc nhằn.
Cho nên vì vậy mà cái phương pháp đầu tiên để rèn luyện cái cái nghị lực, ý chí của mình, để cho nó đạt được đó là năm hơi thở và đi kinh hành.
Nhưng nó còn có cái, cái lợi ích cho chúng ta nữa mà bây giờ chúng ta chưa có bị hôn trầm thùy miên, nhưng mà khi mà chúng ta bị hôn trầm thùy miên, thì cái phương pháp mà đi năm hơi thở, đứng dậy đi kinh hành, nó giúp chúng ta phá được cái hôn trầm thùy miên, nó làm cho chúng ta không còn bị hôn trầm thùy miên nữa.
Đó thì nó đã có hai cái phần lợi ích rất lớn của phương pháp tu này. Cho nên người mới tu phải tập ngay liền cái pháp này để rèn luyện cái nghị lực, cái ý chí, kiên cường của mình. Rồi kế đó, thì nó sẽ trợ giúp khi mình tập thuần quen rồi, khi bị hôn trầm thùy miên thì chúng ta sẽ áp dụng nó vào cái hôn trầm thùy miên, thì hôn trầm thùy miên sẽ không còn nữa. Đó là nó có hai cái lợi ích rất lớn, vì vậy mà cố gắng tập cái phương pháp này.
(03:13) Kế đó thì chúng ta trong cuộc sống chúng ta người mới tu, thì trong cuộc sống chúng ta phạm nhiều ác pháp, còn nhiều ác pháp.
Như vậy cho nên Đức Phật dạy chúng ta ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện, tức là nghĩa là chúng ta từng sống trong thiện, luôn luôn lúc nào cũng ngăn ngừa các ác pháp nó xâm chiếm. Bởi vì bây giờ chúng ta thấy đang yên, nhưng một lúc nữa có người nào đến họ nói, những cái lời nói nghe nó không có, nghe nó bất toại nguyện trong lòng, nghe nó nghịch ý mình, thì nó sinh ra những phiền não nữa, cho nên vì vậy có những sự kiện nó xảy ra. Nó xảy ra mà mình không ngờ trong đó cái nhân quả.
Cái luật nhân quả thì nó đã sắp xếp những cái sự kiện xảy ra, nó phải đúng cái giờ nào, phút nào, cạnh nào, cái nhân quả nó sẽ xảy đến cho mình, để cho mình trả những cái nhân quả. Nhưng mà mình biết được, cho nên mình chuyển nhân quả, chớ mình không bị trả.
Thí dụ như người ta nói một lời nói nặng, làm cho mình tức, buồn giận. Thì lúc bấy giờ đó mình không buồn giận, thì tức là mình chuyển nhân quả, còn hể mình buồn giận tức á tức là mình bị luật nhân quả chi phối, làm cho mình đau khổ, đó là bị luật nhân quả chi phối. Còn nếu mình chuyển được là tâm mình không có phiền não, mình chuyển nhân quả.
Vì vậy mà cái phương pháp “ngăn ác, diệt ác - sanh thiện, tăng trưởng thiện” mà Phật dạy ở trong cái Tứ Chánh Cần thì nó rất cần thiết cho cái người đang sống ở trong cái ác pháp, trong các đối tượng.
(4:55) Trưởng lão: Con thấy rằng trong cái sự tu tập của mình, đầu tiên là mình phải tu cái pháp Tứ Chánh Cần - “ngăn ác diệt ác”. Hằng ngày sống chung đụng với mọi người, mọi việc làm của mình nó có thể đem đến cho một sự đau khổ, sự lo lắng, sự suy tư, sự giận hờn, sự phiền não trong đầu của mình, luôn luôn các ác pháp.
Bởi vì các ác pháp đó, không có thể nào mà, nó là cái luật nhân quả, nên mình không thể nào chận đứng nó lại được. Mà luật nhân quả nó là cuộc sống, mà cuộc sống thì phải có sự giao tế, có sự giao tiếp, không thể nào cuộc sống chúng ta hoàn toàn là chúng ta cắt ly tất cả những cái ác pháp hết thì không được.
Còn người tu sĩ như một vị Thánh tăng đi nữa người ta còn không cắt ly cái thế gian ra được, người ta còn phải đi xin ăn, người ta chỉ sống trầm lặng xin ăn. Thế mà có nhiều người, người ta còn mạ nhục các vị Thánh tăng: “các ông”, như Đức Phật mà người ta còn mạ nhục Đức Phật, hay người ta nói: “các ông lười biếng không chịu ra làm ăn, không chịu cày ruộng như chúng tôi mà đi xin ăn!” này kia. Người ta còn mạ nhục, người ta chửi mắng. Như vậy rõ ràng là nó còn có ác pháp chứ nó đâu phải hết ác pháp đâu.
Còn chúng ta là những người cư sĩ, còn bao nhiêu ác pháp, tức là chúng ta chưa có, chưa có cái hàng rào phòng hộ nó, cho nên chúng ta phải trực tiếp với các ác pháp. Do đó cái pháp Tứ Chánh Cần là giúp cho chúng ta để ngăn ác, diệt ác, chớ không phải Tứ Chánh Cần mà để cho những người mà xuất gia mà sống độc cư, trầm lặng. Thì những người mà xuất gia, mà sống độc cư trầm lặng thì người ta đâu có ác pháp nhiều đâu, ác pháp không nhiều. Cho nên vì vậy mà cái sự ngăn ngừa - “ngăn ác, diệt ác” - cái phương pháp Tứ Chánh Cần để dành cho người cư sĩ của người ta.
Nhưng trong khi mà hiện giờ người tu sĩ chúng ta, họ sống không đúng những cái phạm hạnh, cho nên họ tạo những cái duyên, cái duyên họ đi ra ngoài họ tiếp duyên, họ nói chuyện, họ lý luận như thế này thế khác, họ tạo ra, họ phóng dật ra. Cho nên vì vậy, coi như người tu sĩ hiện giờ mà tu Tứ Chánh Cần, cái đó là không đúng. Người tu sĩ tu Tứ Niệm Xứ mới đúng, chứ họ tu Tứ Chánh Cần là không đúng. Tứ Chánh Cần dành cho người cư sĩ.
Cho nên ở đây, chúng ta mới biết được cái pháp của Phật, cái pháp nào cho cái giới nào tu. Trong kinh điển của Phật thì không phân biệt, qua kinh nghiệm Thầy thấy rất rõ ràng, mình tiếp duyên nhiều, gặp nhiều ác pháp, thì chỉ còn có nước mà ngăn ác diệt ác, nhìn thấy nó bằng nhân quả, bằng chánh kiến, bằng chánh tư duy thì nó xả được cái tâm của mình, nó ly dục, ly ác pháp, đó là những cái thô.
(7:26) Còn bây giờ các con được về đây thọ Bát quan trai, thọ Bát quan trai tức là tập sống một người tu sĩ, tu tập theo pháp của người tu sĩ chứ không phải còn tu tập của người cư sĩ nữa.
Chẳng hạn bây giờ con sống về đây, con sống năm ngày, mười ngày, tuần lễ, thì con phải sống đúng theo cái hạnh của người tu được: ăn ngày một bữa, không ăn uống phi thời, rồi bắt đầu tu tập, tu tập theo cái pháp của cái người tu sĩ, chớ không phải người cư sĩ nữa.
Còn khi mà con xả Bát Quan Trai rồi, con trở về con sống với cuộc sống bình thường của mình, thì luôn luôn lúc nào cũng phải ngăn ác diệt ác.
Nhưng trong những cái ngày giờ của mình nó có những buổi đêm khuya thanh vắng, nó không còn cái động nữa, thì mình phải tu Tứ Niệm Xứ chớ, chớ mình tu làm sao có pháp ác đâu mà ngăn. Còn hàng ngày mình sống mình tiếp duyên người này người kia, thì luôn luôn tỉnh giác.
Cho nên Chánh niệm tỉnh giác để cho mình tỉnh giác được, để cho mình ở hoàn toàn ở trong cái chánh niệm, nó không tà niệm, chứ không khéo tà niệm nó làm khổ mình, khổ người. Rõ ràng là Đức Phật dạy chánh pháp quá cụ thể, vì vậy mà chúng ta sống thì chúng ta có pháp để mà tu tập cái tâm thì chúng ta được an ổn, đó là cái rất cụ thể.
Mà bây giờ nếu mình xuất gia mình tu hành rồi, thì mình phải sống, mình phải độc cư, chớ không phải là từ cái thất này đi lại thất kia nói chuyện, hay hoặc là còn tính ăn uống, còn để dành ăn uống, như vậy là rõ ràng là mình còn là người cư sĩ, chứ chưa phải là tu sĩ.
Cái điều kiện là cần thiết, để chúng ta biết được cái pháp nào tu, ở trong cái vị trí nào. Nó thí dụ như bây giờ con đến tu viện, suốt ngày con ở có một mình, con hổng nói chuyện với ai thì con phải tu Tứ Niệm Xứ chớ, Tứ Niệm Xứ thì cái tâm của con nó được phòng hộ bằng cái độc cư rồi, bằng cái trầm lặng của một mình mình rồi, do đó mình thực hiện Tứ Niệm Xứ.
À mình thực hiện pháp Tứ Niệm Xứ thì mình sẽ tu tập như thế nào, và Tứ Chánh Cần tu tập như thế nào?Bây giờ, thì đầu tiên như hồi nãy Thầy đã nói, trước tiên mình phải rèn luyện nghị lực, cái ý chí của mình, phải hong? thì mình phải năm hơi thở đi kinh hành một vòng, để chuẩn bị cho mình khi gặp hôn trầm thùy miên, tức là trạng thái ngu si, trạng thái vô minh của mình nó được thể hiện qua cái góc độ đó. Thì lúc đó bây giờ chưa tới giờ đi ngủ mà nó buồn ngủ trước, chúng ta sẽ sử dụng cái phương pháp này, chúng ta sẽ phá nó đi.
Do đó tập dần dần thì chúng ta sẽ phá nó, nó không còn cái hôn trầm thùy miên nữa, mà từ đó chúng ta rất tỉnh thức. Bởi vì còn hôn trầm thùy miên là cái trạng thái không tỉnh thức, mất tỉnh thức, cho nên chúng ta phải phá cho sạch nó thì nó mới có tỉnh thức. Ai cũng nói hiện giờ tôi không có buồn ngủ, tôi tỉnh thức, nhưng mà lát tôi buồn ngủ rồi thì nó hết tỉnh thức rồi, thì như vậy rõ ràng tôi còn vô minh, tôi còn si, chứ chưa phải tôi đã hết si. Mà tôi còn si thì tôi chưa hẳn là tỉnh thức, chưa hoàn toàn tỉnh thức được.
Vì vậy mà trong khi tôi tập tôi đi kinh hành, tôi nương vào hơi thở, chỉ trong vòng một chút thì tôi lại thấy có một niệm khác khởi ra rồi. Sao lại nó không yên, nó không yên là chính vì, chính vì tôi biết rằng tại vì tôi còn cái tâm chưa có ngăn ác diệt ác, chưa có ly dục cho nên nó còn cái niệm ác.
Vì vậy mà tôi ngay cái niệm đó tui ngăn chận nó, tôi không cho nó khởi một cái niệm, thì tức là tôi bị ức chế tâm tôi rồi. Cho nên vì vậy mà tôi phải sống với tất cả các ác pháp.
(10:33) Lát nữa Thầy dạy thực hành, con ngồi bên đó con sẽ đi ra bên đó con đi lại nữa, còn cô ở đây thì lát nữa con ở bên đây, con đi bên đây. Ở bên cái vị trí nào thì đi, bởi vì ở đây Thầy sẽ nói cho mình biết cách mình tu tập rồi bắt đầu mình còn thực hành. Cái thực hành nó quan trọng lắm.
Cho nên Thầy kiểm tra lại cái sự thực hành coi nó đúng hay không. Mà nếu nó đúng thì bắt đầu khi mà Thầy xem được rồi, thì sau đó coi như là con Diệu Lan trước, con sẽ tu tập ở ngoài cái Điện Phật ở ngoài đó đi kinh hành, mình tập ở trong cái thất của mình, còn Giác Minh Điền thì con ở đây, con sẽ tập ở trên cái Tổ Đường này, nó rộng rãi và nó có thể đi tới đi lui, đi kinh hành, thân hành niệm, tùy việc.
Còn con ra đằng trước, ở gần bên thất con có cái chỗ Điện Phật, con tập ở trên đó, con đi kinh hành, đi trên đó. Còn trong cái thất của mình thì nó hẹp lắm. Vì mới tu nó phải có cái thành như thế này thì mới dễ, còn cái người tu lâu rồi mình ở trong cái phòng hẹp nó dễ.
(11:41) Bây giờ Thầy tiếp tục, như hồi nãy Thầy nói thì chúng ta bắt đầu chúng ta tu cái Định Niệm Hơi Thở bằng cách mà năm hơi thở đứng dậy đi kinh hành một vòng hai mươi bước, rồi tiếp tục.
Khi mà tập xong những cái này rồi, thì hàng ngày nếu mà tiếp duyên ra ngoài với mọi người đó, trong cái ác pháp, trong cảnh động thì chúng ta thường để mà quan sát tỉnh giác từng mọi chuyện xảy ra, để chúng ta ngăn các ác pháp, diệt các ác pháp.
Ngăn cái ác pháp như thế nào, là mình tỉnh giác từng mọi chút, khi mà nó một cái đối tượng, có một cái pháp nó đến, nó làm cho tâm mình bất an, thì mình ngăn nó. Cho nên vì vậy mà khi nó vừa đến thì mình thấy tâm mình không động, còn mình không ngăn, mình không tỉnh giác mình sẽ bị động, sẽ bị bất toại nguyện, do đó mà ngăn.
Còn nếu mà khi tâm mình bị động rồi, nó bị động rồi nó phiền não, nó lo lắng, tức là nó bị động rồi. Khi mà nó bị động thì lúc bấy giờ đó chúng ta phải dùng cái phương pháp: chúng ta tư duy, chúng ta chánh tư duy, chúng ta suy nghĩ tìm cái bị động đó, cái pháp mà nó làm cho tâm chúng ta động đó, nó ác pháp hay là nó thiện pháp, cái pháp nào.
Chúng ta đứng ở trong góc độ nhân quả, hay hoặc là nhân duyên, hay hoặc là Tứ Niệm Xứ, cái lý của Tứ Niệm Xứ để mà quán xét nó ra “khổ - không - vô thường”, “khổ - không - vô ngã”. Chúng ta quán xét để đẩy lui nó, đoạn dứt nó, đừng để cho tâm chúng ta phải lo lắng phiền não, phải đau khổ trong lòng, phải đẩy lui các ác pháp ra.
Bất kỳ một cái ác pháp nào, dù nó cay đắng đến cái mức độ nào, chúng ta là người tu sĩ của Đạo Phật, thì chúng ta phải hoàn toàn phải đoạn diệt nó, không có được để, dù nhất định chết bỏ chứ luôn luôn phải giữ cái “tâm mình thanh thản, an lạc, vô sự”, không có để cho nó phiền não, thì như vậy mới xứng đáng là đệ tử của Phật.
Vì chính chỗ đó, chỗ mà quyết tâm đó, thì tâm hồn của chúng ta sẽ được giải thoát liền ngay. Còn nếu mà chúng ta không quyết tâm, thì tức là chúng ta cứ ôm ấp ở trong lòng của mình sự phiền não đó, thì mình không phải là đệ tử của Phật. Đệ tử của Phật biết nó ác pháp mà không xả được tức là chúng ta chưa đủ gan dạ, chưa đủ cái nghị lực, để mà chiến đấu, để mà xả.
(14:05) Vì vậy mà đầu tiên mà Thầy dạy năm hơi thở đi kinh hành để chúng ta rèn luyện nghị lực. Khi thấy tâm mình nó có phiền não giận hờn, đừng có để kéo dài nó một hai giờ đồng hồ, mà ngay đó phải tìm mọi cách đẩy lui nó ra, đẩy lui nó ra, nó không còn ở trong tâm chúng ta một chút nào phiền não giận hờn. Mà còn khởi lòng từ bi thương xót những người mà làm cho mình đau khổ, và còn biết ơn những người đó đã tạo cái môi trường làm cho mình xả khổ.
Mình luôn luôn mình nhớ rằng có lòng từ thì nó mới xả được cái tâm sân, có lòng bi thì mới xả được tâm hại của mình. Nếu mà mình không có lòng bi không có tâm từ thì tâm sân với tâm hại người thì không bao giờ mình xả được hết.
Cho nên khi đó, khi mà mình đau khổ nhất, khi mình thương cái người mà làm cho mình đau khổ thì mình sẽ hóa giải được ngay. Còn nếu mình không thương họ thì chắc chắn là mình thấy họ là thù, thì tức là cái tâm sân của mình, cái ác pháp nó sẽ tăng cường lên, nó làm cho mình đau khổ.
Cho nên mình nghĩ rằng người ta quá đau khổ, người ta mới nói lời nói đó, hoặc người ta làm hành động đó. Mình nên thương người ta, đừng có giận người ta, đó là những cái được dùng để đối trị cái tâm của mình đang gặp những cái khó khăn.
Bây giờ thí dụ như, đó là về cái tâm sân rồi. Còn về cái tâm tham hay hoặc là tâm thương yêu, ái kiết sử, thì mình làm sao đây?
Thì mình cũng quán nhân quả rồi: ngày trước, mình có gieo một cái nợ cho vì vậy bây giờ cái người đó thương mình, lo lắng cho mình này kia, bây giờ mình vì một chút xíu tình cảm mà nhẹ dạ, mình không chuyển được cái này, thì mình sẽ khổ muôn đời. Cho nên vì đó mình cũng quán xét được ở trong cái lý nhân quả, để rồi đẩy lui được cái tâm thương yêu, cái tâm lo lắng, đau khổ này. Từ đó mới đẩy lui được, vì vậy mà đem lại cái Tâm Thanh thản - An lạc - Vô sự.
(15:51) Sự tu hành của đạo Phật nó đơn giản lắm. Nó đơn giản, nó không có tụng niệm cúng bái, nó không có cầu khẩn ai cứu mình, mà chính mình phải tư duy, mình phải sáng suốt, cho nên Đức Phật nói Chánh tư duy. Khi mình tư duy, mình sáng suốt, thì luôn lúc nào tâm mình cũng sẽ được giải thoát; còn mình không có Chánh tư duy, mình tà tư duy, mình nghĩ mình tức giận, mình căm thù họ, thì ngay đó là mình đã tà tư duy. Và khi mình tư duy như vậy đó nó sẽ tăng trưởng lên cái ác pháp, nó làm cho mình đau khổ nhiều.
Đó là cách thức mình phải hiểu. Mình hiểu rõ như vậy thì Thầy nghĩ rằng mấy con sẽ là người hiểu được Phật pháp. Từ cái tri kiến mà tư duy, hiểu được đó, nó sẽ trở thành cái tri kiến giải thoát, nó giúp cho mình không còn đau khổ nữa, gọi là Tri Kiến Giải Thoát.
Mà hàng ngày mình triển khai cái sự quán xét đó, để mà diệt ác đó, thì nó giúp cho mình có trí tuệ, cái trí tuệ rất bén nhạy. Mỗi mỗi cái gì đều có sự tư duy sắc bén hơn, nó làm cho tâm hồn của mình trở về cái trạng thái thanh thản và an lạc. Đó là cách thức, phương pháp, để mà ngăn ác, diệt ác.
(16:40) Còn cách thức để mà chúng ta tu, để mà chúng ta đạt được thiền định, nhập được các định sau này, thì đó là phương pháp Tứ Chánh Cần.
Phương pháp Tứ Chánh Cần thì chúng ta phải tu tập như thế nào? chúng ta phải sống đúng cái đời sống như một vị Thánh tăng, nghĩa là người ta sống trong im lặng, người ta sống độc cư, sống trầm lặng, người ta sống một mình, độc cư, độc bộ , độc hành. Người ta đi cũng một mình, người ta ở cũng một mình, cho nên người ta không có một người nào thứ hai đi với người ta trên con đường này, vì có hai người là không thể nào đi được.
Cho nên chúng ta phải hoàn toàn chấp nhận những cái Hạnh Độc cư - Độc bộ - Độc hành, nghĩa là chúng ta hoàn toàn là không có bạn ở trên con đường này được. Vì nếu có bạn tức là tâm có phóng dật, mà tâm có phóng dật thì không thành tựu. Vì vậy cho nên khi mà tu hành, chúng ta quyết định tu Tứ Niệm Xứ là phải sống đúng cái Hạnh Độc cư - Độc bộ - Độc hành.
Còn Tứ Niệm Xứ mà tu mà không giữ được cái hạnh này thì không thể nào mà tu Tứ Niệm Xứ. Vì Tứ Niệm Xứ nó quét cái tâm của chúng ta những cái vi tế, chứ không phải là còn những cái thô nữa.
Còn Tứ Chánh Cần thì nó quét những cái thô, mà nó không thể quét được những cái vi tế trong thân của chúng ta.
Chúng ta phải hiểu được những pháp nó đặc biệt, và nó vi diệu của Phật, chớ không phải là những cái thứ mà tầm thường. Cho nên chúng ta phải thấy nó là cái Pháp bảo. Cái Pháp bảo là cái pháp nó giúp cho mình được giải thoát, mà mình không biết cách tu đúng, thay vì người tu sĩ lại lấy Tứ Chánh Cần mà tu thì không hợp, mà người cư sĩ lại lấy Tứ Niệm Xứ mà tu thì không hợp, phải biết.
(18:26) Cho nên chúng ta nghe nó tràn lan, nào Tứ Chánh Cần, nào Tứ Niệm Xứ, nào Bất Hoại Tịnh, nào Tứ Vô Lượng Tâm, không biết tu cái nào hết, không biết cái pháp nào mình áp dụng cho đúng cái trường hợp của mình để mình tu cho kết quả. Do đó mình rối ren, mình rối ren mình không biết, rồi cứ lấy Định Niệm Hơi Thở tu.
Định Niệm Hơi Thở nó có nghĩa là dùng cái hơi thở để cho cái tâm nó định chớ không phải là lấy cái hơi thở để mà quán hơi thở, để mà ức chế cái tâm của mình. Mục đích của hơi thở là nó chỉ cho chúng ta biết rằng cái tâm nó sẽ định trên hơi thở, thì nó gọi là Định Niệm Hơi Thở. Cái tâm nó định rồi, nó thanh tịnh không tham sân si, thì cái tâm đó nó mới quay vô nó định trên hơi thở.
Còn cái này chúng ta lại lấy cái hơi thở rồi quán cái hơi thở, rồi xem xét hơi thở, rồi tập trung trong hơi thở, bắt buộc ức chế cho đừng có cái niệm khởi. Rồi cho như là cái niệm không có khởi, đó là chúng ta thành tựu! Rồi từ cái niệm không khởi đó rồi chúng ta mới quán, quán để quán cái gì đây ?
Trong lúc đó mà cái niệm nó không khởi thì tức là chúng ta bị cái tưởng, cái pháp tưởng. Cho nên mà khi mình quán ra thì chúng ta bị tưởng, cho nên quán cái tưởng của chúng ta chứ nó không có đúng đâu, nhiều khi là quán sai. Đó là những cái mà chúng ta sẽ tu sai, vì vậy mà con đường tu chúng ta nó không đến đâu.
Chúng ta muốn tu cho đúng thì cái khi đó chúng ta vào ở trong một cái, khi mà tu Tứ Niệm Xứ thì chúng ta vào cái cái chùa, hoặc là vào cái tu viện, xin cho mình thọ Bát quan trai. Thì người ta sẽ cho mình một cái thất ở trong cái tu viện đó, người ta sẽ dành cho những người mà thọ Bát Quan Trai mỗi người một cái thất, nghĩa là cái ngày đó sống đúng như một vị tu sĩ không có sống chung với ai cả, không có tập trung ở trong cái thiền đường, năm mười người, bảy tám người hay chục người, hai chục người mà ngồi thiền dài hàng hàng như vậy. Không phải đâu.
Cái đời sống tu sĩ của đạo Phật không bao giờ mà tập trung làm cái chuyện phi lý như vậy, làm cái chuyện động như vậy, vì nhìn người này nhìn người kia là bị động rồi, cái tâm của chúng ta đâu phải là hai con mắt của chúng ta, hai cái lỗ tai của chúng ta đâu phải là nó đâu nghe không thấy. Mà hễ nghe thấy, thấy cái người này đi như vậy, nó thấy người này đi như vậy sai, thấy người kia ngồi cái lưng ẹo qua thấy sai. Mà, hễ thấy người ta sai là tâm mình nó bị phóng rồi, nó làm sao mà nó thanh tịnh được mà khi mà tập trung đông như vậy làm sao mà tâm nó không phóng, cho nên đó là những cái hướng dẫn sai, hướng dẫn thọ Bát Quan Trai kêu ta sai.
Rồi vả lại, khi mà thọ Bát Quan Trai có nghĩa là sống một đời sống trầm lặng, độc cư, thế mà rồi bây giờ phải nghe thuyết giảng bằng cách này cách khác thì như vậy thì còn gì là độc cư trầm lặng? Sau khi người ta đến người ta xin thọ mà tám giới để người ta sống một cái ngày như Phật, thế rồi mình lát trưa, lát chiều, lát sáng gì tới giờ đó đi thuyết giảng để cho người ta nghe pháp, làm tâm người ta động, người ta duyên ra, người ta không có thanh tịnh, cái đó là không đúng.
Cho nên vì vậy mà trong khi đó, khi mà mình đến những cái nơi mà người ta dạy hướng dẫn đúng thì tức là cái ngày đó mình sống trầm lặng độc cư, và mình ở trong cái pháp Tứ Niệm Xứ để cho mình quét sạch, coi từng cái tâm niệm của mình khi nó khởi ra. Bởi vì khi mình sống độc cư thì nó phải có những cái niệm đó phóng ra, rồi cái niệm nó phóng ra thì mình mới quan sát cái niệm đó nó thuộc về dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu?
(21:35) Nếu mà trong ba cái lậu hoặc này mà nó nằm trong cái lậu nào, thì chúng ta sẽ biết rõ nó là nằm trong lậu nào thì chúng ta sẽ đẩy lui nó rồi. Và đồng thời chúng ta còn cái pháp “Như Lý Tác Ý”. Khi chúng ta thông suốt rồi thì chúng ta ra một cái lệnh để đẩy lui nó liền.
Thí dụ như bây giờ chúng ta biết nó hữu lậu. Hữu lậu tức là có một cái vật gì đó mà nó bị mất đi, nó làm cái tâm chúng ta nó đau khổ, phiền não.
Thí dụ bây giờ Thầy có cái xe nó bị ăn cắp nó lấy đi, hoặc là có cái máy này có thằng ăn trộm vô nó lén lấy bây giờ Thầy mất đi, cho nên vì vậy mà cái vật bị mất đó gọi là hữu, cái hữu cái vật có đó nó mất đi, rồi nó làm cho tâm Thầy có lậu hoặc lên, nó có buồn khổ lên, thì do đó Thầy biết rằng đây là do cái hữu lậu rồi. Do cái hữu lậu này nó có nó khởi lên rồi, vậy thì nó là hữu lậu nó sẽ đem đến cho mình khổ, vậy thì những vật này nó không phải mình nô lệ cho nó, mình làm tôi tớ cho nó, mình sắm nó, nó có mất thì thôi, nó còn thì mình xài, có gì mình phải buồn khổ? Do cái lý luận đó nó làm cho tâm của chúng ta trở về bình thường, không còn luyến tiếc, không còn tiếc cái vật đó nữa.
(22:48) Bởi vì tất cả mọi pháp đều là vô thường, nay nó của mình, mai của người khác, có gì đâu. Mà nếu mà người ta tham lam, người ta lấy của mình, đời nay người ta không trả mình, đời sau người ta cũng phải trả, luật nhân quả mà. Tham lam thì đâu có chạy đâu khỏi đâu, cho nên mình vẫn thấy an vui.
Bây giờ mình bị người ta lấy của mình nhiều, đời sau thì người ta đem cho mình nhiều, có gì đâu. Có gì đâu mà phải mất chỗ nào đâu, mà lại thương, lại tiếc, lại làm cho mình khổ đây. Mình ngu quá, không thấy! Mình cứ nghĩ rằng một đời của mình chết rồi mình mất ha?Đâu có mất, cái luật nhân quả nó luôn luôn nó tiếp nối, nó không bao giờ để chúng ta có kẽ hở để mà bốn mươi chín ngày, hay là một trăm ngày hay như thế nào đó để mà chúng ta chưa đi tái sanh, không phải đâu. Luật Nhân Quả nó không để kẽ hở cho chúng ta có một khoảng, không có thọ nhân quả, cho nên nó bắt buộc là chúng ta phải tiếp nối cái sự nhân quả nó liên tục.
Cho nên chúng ta nghĩ rằng với cái đôi mắt nhân quả thì người ta thấy không có người chết, mà với con cái con mắt của phàm phu thì thấy con người chết, mất. Còn cái đôi mắt nhân quả thì thấy có sự nối tiếp. Người này rồi nó kế nó tới người khác, cũng một cái lực, cũng một cái nghiệp lực nhân quả đó nó tiếp nối hoài hoài nó không bao giờ dứt. Nghĩa là vừa chết chỗ này thì nó sanh chỗ kia rồi, nó có cái thân khác rồi, để đi tiếp nối cái nhân quả của nó chứ nó không thể để kẽ hở của nhân quả nó ra được.
Cho nên từ khi chúng ta sanh ra, cho đến chúng ta lớn lên, thì chúng ta thấy luật nhân quả chúng ta thấy nó thay đổi trong cái thân chúng ta liên tục, mà cứ mỗi lần thay đổi chúng ta nó cho nó chết nó sao, đâu có lý. Cũng như đứa bé mới sanh ra, chúng ta là đứa bé mới sanh ra, bây giờ cái thân chúng ta già chúng ta nghĩ rằng cái thằng bé đó nó chết rồi đâu? Nó chết đâu? Nó có một sự thay đổi rồi bây giờ nó già.
Cũng như Thầy hồi đó là một chú bé ba bốn tuổi, rồi mười hai tuổi, rồi một chú thanh niên hai mươi hai mốt tuổi. Mỗi lần mà nó thay đổi, cái bộ mặt nó như vậy nó thay đổi như vậy, nó lớn lên vậy rồi cho cái hình ảnh cái thằng nhỏ. Nó chết đâu? Nó đâu có chết.
Cho nên vì vậy mà đối với Luật Nhân Quả khi bỏ cái thân này nó có cái thân khác chớ nó mất đi đâu. Nó đâu có mất đâu, nó có sự thay đổi nó thôi chứ nó đâu có cái gì đâu. Cho nên Luật Nhân Quả nó luôn luôn nó chi phối chúng ta trong cái sự thay đổi đó, mà gọi là vô thường. Vô thường là cái sự nó không có thường, nó không có đứng một chỗ, cho nên nó thay đổi hoài hoài hoài. Rồi bây giờ cái thân này vừa bỏ thì nó có cái thân khác, nó cũng liên tục coi như là mình đang sống chứ không có gì.
(24:53) Đó là cái đôi mắt của người phàm phu, người ta không thấu triệt được nhân quả, còn ta thấy rõ ràng đâu có chỗ nào để chết đâu.
Vì vậy đã không có chỗ chết thì làm sao có linh hồn, nếu mà có chỗ chết thì mới có cái linh hồn mới nằm ở trong cái thế giới siêu hình này, còn cái này nó không có chỗ chết thì cái linh hồn nó chạy đi đâu.
Bởi vì nó nối tiếp nhau hoài thì làm sao có cái linh hồn người khác được. Chúng ta phải thấy cái đó nó mới thực tế chớ, nó mới cụ thể, nó mới rõ ràng chớ. Còn nếu nó có kẽ hở, khoảng này phải làm linh hồn, rồi khoảng này mang thân thì cái khoảng linh hồn nó thọ cái khổ gì đây? Kể như luật nhân quả nó phải có kẽ hở rồi sao. Như vậy Luật Nhân Quả nó sẽ tha thứ cho những cái linh hồn này, mà còn cái người mang thân này mới bệnh đau chớ cái linh hồn này làm sao nó bệnh đau được, phải không?
Cho nên vì vậy chúng ta phải thấy được nó rõ ràng và nó cụ thể như vậy, cho nên chúng ta xác định rằng không có thế giới linh hồn con người. Bởi vì nó đâu có kẽ hở, con người nào cũng tiếp nối. Nó tiếp nối nó mang cái lớp thân khác, thí dụ như bây giờ mình mang thân người, nhưng mà vì ác pháp, vì những cái điều kiện mình đã tạo, thì cái nghiệp lực đó nó lại tái sanh làm con thú con vật, con này con kia, thì nó cũng là cái thân, chứ làm sao mà nó không còn cái thân được nữa. Cho nên vì vậy đó mà chúng ta thấy rằng thế giới siêu hình không có.
(26:15) Vì vậy mà chúng ta biết rằng chỉ bây giờ làm sao mà chấm dứt được cái nghiệp lực này không tái sanh luân hồi. Thì cái nghiệp lực này chúng ta biết cái nghiệp tham-sân-si này nó luôn luôn tái sanh luân hồi chứ gì, nó là ác pháp. Còn bây giờ cái nghiệp không- tham-sân-si thì nó không luân hồi, vậy thì bây giờ cái tâm mình bây giờ nó không tham sân si thì nó không luân hồi chứ có cái gì đâu. Nó dễ quá tại sao mà chúng ta không thấy.
Cho nên vì vậy mà “tâm như cục đất, không tham, không sân, không si” hay hoặc là “tâm ly tham, ly sân, ly si đi”. Ly hết những cái này rồi thì tức là chấm dứt sanh tử luân hồi chứ gì? Nó đâu còn có mang cái thân này nữa, còn có khổ.
Cho nên cái thọ hay hoặc là cái đau khổ của chúng ta là tại vì cái Nhân Quả của nó nó phải mang cái này, cho nên cái thọ là nó phải khổ như vậy, nhưng mà lầm chấp mình cho rằng tôi chịu đau, tôi đau quá, chớ không ngờ là cái thọ nó đau chứ đâu phải ai đau đâu, đâu có người đau.
Bởi vì cái thân tứ đại của chúng ta do duyên hợp mà thành, chứ đâu phải có cái người mà vô đó mà chịu đau. Cho nên vì vậy khi mà ta thấu rõ được cái lý này thì chúng ta chấm dứt được cái nghiệp tái sanh luân hồi. Mà chấm dứt được cái nghiệp tái sanh luân hồi là phải đi ngược lại được cái nghiệp luân hồi của nó. Cái nghiệp luân hồi là do tham sân si, mà cái nghiệp không luân hồi thì nó sẽ không tham sân si chứ gì; ngay nơi đó thì chúng ta hết tham sân si thì nó không còn gì tái sanh. Đó là cái mục đích của đạo Phật, cái chính của đạo Phật.
Cho nên chúng ta thực hiện đúng thì chúng ta biết rằng chúng ta thực hiện tiếp, còn thực hiện không đúng, còn tham sân si thì chúng ta …
Đó hôm nay Thầy nói như vậy để biết được chúng ta lầm lạc, lầm lạc cái thế giới siêu hình, cái thế giới linh hồn của con người. Chúng ta đã làm điên loạn, cho nên chúng ta xây dựng nó một cách quá đáng, không đúng cách. Vì vậy bây giờ chúng ta tiếp tục chúng ta tu cho đúng cách.
(27:53) Bởi vì muốn cho tâm mình không bị tham sân si á! thì đức Phật có dạy chúng ta rất nhiều pháp, chứ không phải một pháp. Thứ nhất là “ngăn ác diệt ác”: ngăn ác diệt ác tức là ngăn tham sân si chứ có gì đâu, nhưng mà nó còn cái thô.
Rồi bây giờ chúng ta lại ở trên Tứ Niệm Xứ của chúng ta, thì chúng ta lại quét những cái vi tế của nó, cái vi tế của cái tham sân si. Khi mà quét hết, nó sung mãn hết rồi, thì nó ly dục ly ác pháp hoàn toàn, bắt đầu chúng ta có cái Sơ thiền.
Thiền định bây giờ nó mới thể hiện ra được. Cái tâm không tham sân si tức là Sơ thiền đó, thì bây giờ thiền định rồi, chớ đâu phải chúng ta ngồi khoanh chân, ngồi kiết già rồi tìm thiền định ở chỗ đó, rồi làm sao mà có được. Nó hiểu được như vậy thì chúng ta biết rằng chúng ta tu tập đúng hay là chúng ta tu tập sai.
(28:44) Rồi bây giờ khi mà cái tâm nó thanh tịnh rồi, thì cái năng lực của cái tâm nó có màu nhiệm thực sự, nó làm những cái chuyện siêu việt hơn. Cho nên vì vậy như cái ý thức của chúng ta bây giờ nó đang hoạt động như thế này, mà nó ra lệnh á thì cái ý thức nó ngưng, cho nên nó diệt tầm tứ, ngưng được đi.
Chớ bây giờ mà chúng ta bảo nó ngưng làm sao nó ngưng, bây giờ ngồi đây, ngồi đây bây giờ chúng ta không có khởi niệm gì hết, nhưng nó làm sao nó ngưng được, trời sét nó cũng nghe nè, âm thanh tới lui ai làm gì nó cũng nghe cũng thấy, mọi hình ảnh cũng thấy.
Mà khi nó ngưng thì con mắt không thấy, cái lỗ tai không nghe và cái ý không còn phân biệt, không nghĩ gì được nữa hết. Thì vậy nó mới ngưng chứ, còn bây giờ nó có ngưng gì đâu.
Tại vì mình không có ngưng, mình không có nghĩ, nhưng mà âm thanh sắc tướng nó cũng đánh vào lỗ tai chúng ta cũng nghe, bởi vì nó là sáu cái thức của ý thức mà, của cái nhóm của nó mà. Cho nên diệt một cái ý thức, chúng ta diệt một cái tầm tứ, thì chúng ta diệt cái ý thức thì mắt tai mũi miệng thân ý của chúng ta cũng diệt.
Cho nên cái Nhị thiền: coi nó là Nhị thiền nhưng mà nó mới bắt đầu nó có định, mà cái định của nó trời sét không nghe, cho nên đức Phật chỉ cần nhập nhị thiền là trời sét cũng đã không nghe rồi, chứ đâu phải nhập thiền nào cao siêu.
Cho nên có một bài kinh đức Phật ngồi trong cái chòi của người nông dân rồi nhập cái định, mà không nói cái định gì chúng ta biết hết.
Nhưng mà khi đức phật xuất định ra thấy người ta lùm xùm ở chỗ đó, thì mới hỏi ra trời sét chết mấy con bò với cái người nông dân ở đó. Lúc bấy giờ người ta hỏi: "Ông ở đâu mà ông không nghe trời sét lớn vậy?”
Nói: “Tôi ở trong cái chòi cất cách hai trăm thước”.
“Mà tại sao ông hong nghe?”
“Tại vì tôi nhập định”.
Nhưng mà chúng ta không biết là cái định gì, nhưng bây giờ Thầy mới nói cho biết, đó là cái Định Diệt Tầm Tứ, tức là cái Định Nhị Thiền của người ta, cái lực của nó như vậy đó. Nói đến định đâu phải là cái sự mà ngồi đây mà hết vọng tưởng là định đâu, đó là sai. Họ không hiểu. Cho nên hầu hết một số người không hiểu định, mà nói về thiền định, thì họ giải thích theo kiểu sai.
(30:41) Cho nên vì vậy khi đến cái định Tam thiền_ly hỷ_thì nó không có chiêm bao. Tức là cái Tưởng thức của chúng ta, cái hệ thần kinh Tưởng thức nó không có hoạt động nữa, nó làm cho chúng ta không còn chiêm bao nữa. Tức là nó "ly hỷ trú xả", cho nên nó mới nhập Tam thiền, thì cái Tưởng thức nó hoàn toàn là không có.
Nó không có nữa thì thứ nhất chúng ta thấy nè: Ý thức phải đóng, tức là ý thức phải dừng, tức từ diệt tầm tứ, mà diệt tầm tứ rồi thì nó còn Tưởng thức. Nếu mà chúng ta không có nhập có Tam thiền, thì chúng ta không bao giờ chúng ta nhập Tứ thiền được, bởi vì cái Tưởng thức nó còn đang hoạt động thì làm sao Tứ thiền nó vô được.
Cho nên chúng ta phải nhập Tam thiền. Chúng ta phải nhập Tam thiền thì chúng ta biết là chúng ta sẽ ly tất cả các trạng thái Tưởng, tức là Tưởng thức của chúng ta hoàn toàn nó lìa ra, nó không có hoạt động nữa, chúng ta không còn mộng mị được. Cho nên một cái người mà nhập Tam thiền là cái người ngủ không còn chiêm bao. Còn chúng ta còn chiêm bao thì đừng nói chúng ta Tam thiền được, bởi vì chúng ta chưa có ly cái hỷ, hỷ tưởng đó.
Đó, thành ra khi đó một cái người mà chứng quả A-la-hán, người ta đâu có chiêm bao, thân tâm người ta thanh tịnh chứ đâu phải như ngài Đại Thiên mà nói rằng: một cái người mà chứng quả A-la-hán là còn phải bất tịnh, còn phải xuất tinh thì cái điều đó là điều sai.
Ông này không có tu chứng, ngài Đại Thiên lãnh một cái hệ phái, một cái nhóm, do đó ngài ca ngợi mình là A-la-hán, rồi cái người thị giả mới giặt đồ ông mới hỏi A-la-hán mà sao còn bất tịnh vậy, thì ông mới nói A-la-hán vẫn còn bất tịnh chớ. Đó là cái sai, ông lý luận để che đậy. Sự thật ra cái thân người ta thanh tịnh đến cái mức độ người ta không có còn cái bất tịnh đó, rồi đến cái tâm người ta nó ly cái hỷ tưởng, cái tưởng ra, nó làm sao còn chiêm bao, nó còn tưởng cái gì nữa, nó còn dục tưởng gì nữa đâu mà làm sao nó ly.
Cho nên thường thường người ta bị mộng tưởng người ta mới bất tịnh, còn người ta không bị mộng làm sao người ta bất tịnh. Đó tất cả những cái này đều là do cái lý luận sai của ngài Đại Thiên. Ngài làm cho chúng ta lệch đường, không biết là quả A-la-hán nó như thế nào.
(32:43) Một bậc A-la-hán là hoàn toàn thân tâm người ta thanh tịnh, mà thân tâm thanh tịnh thì người ta mới tịnh chỉ được hơi thở của người ta; hơi thở nó mới dừng.
Còn mình mà thân tâm không thanh tịnh mình dừng là kể như là mình tiêu luôn, mình chết luôn đó, làm sao mình sống dậy được.
Còn thân tâm người ta quá thanh tịnh cho nên vì vậy mà muốn sống muốn chết người ta làm được, cho nên tới Tứ thiền là người ta tịnh chỉ hơi thở, nó ngưng hoàn toàn không có thở nữa. Tất cả các hành trong thân người ta không hoạt động: Tim, gan, phèo phổi, máu mủ trong thân của chúng ta đều là hoàn toàn đứng lại, nó không có hoạt động chút nào. Nhưng mà nhờ cái sức ấm, thân của chúng ta nó không bị lạnh, cho nên cái máu nó không đặc, nó đứng lại đó mà nó không đặc.
Cũng như bây giờ mình cho nó vào một cái ống nghiệm để giữ cái máu của người khác người ta cho, thì giữ ở trong cái nhiệt độ như thế nào thì cái máu này nó không bị hư, chứ không khéo nó hư thì làm sao mình truyền máu cho người ta được.
Thì do đó cái ở trong cơ thể máu nó đứng lại hết, nhưng mà nó giữ cũng như là ở trong cái bình nghiệm của các nhà y học, cho nên vì vậy mà cái máu này nó không bị hư. Do đó khi người ta phục hồi thì bắt đầu nó lưu thông lại, cũng như mình cho cái máu nó vào cái người khác, nhờ cái sự hoạt động của cơ thể người đó, sẽ đưa những cái máu đó nuôi khắp cơ thể của người họ.
Cho nên vì vậy ở đây khi mà chúng ta phục hồi lại cái hơi thở, thì tất cả các cơ thể chúng ta hoạt động, thì cái máu nó bắt đầu nó lưu thông nó nuôi khắp cơ thể trở lại, cho nên người ta không chết. Còn mình không có làm sao mình điều khiển được, do đó khi mà mình ấy thì cái thân nó lạnh liền tức là máu nó đặc liền, nó làm sao mà lưu thông lại được nữa. Đó là một cái đặc biệt, nếu mà cái thân của chúng ta chưa thanh tịnh thì chúng ta không bao giờ nhập được Tứ thiền. Thân tâm phải thanh tịnh hoàn toàn mới nhập được Tứ thiền.
Cho nên cái tâm nó thanh tịnh tức là nó ly dục ly ác pháp rồi, nó không còn tham sân si rồi, thì nó mới có điều khiển được cái thân của nó mới tịnh chỉ được hơi thở, nhưng mà cái thân này nó hoàn toàn phải thanh tịnh, mà nếu nó không thanh tịnh, nó còn ô nhiễm, nó còn dục thì tức là nó không bao giờ mà nó có thể thực hiện được cái hơi thở nó dừng được. Nó chỉ có cái tưởng, nó cảm giác như nó dừng chứ hơi thở không dừng được.
Cho nên đừng nghĩ rằng cái Tứ thiền nó tầm thường, nó quá là màu nhiệm, nó quá màu nhiệm cho một cái người mà đang tu, mà thân tâm họ phải hoàn toàn thanh tịnh.
(34:42) Vì vậy mà trong Tứ thiền đó nó mới thực hiện được Tam Minh, tức là nó mới hướng đưa tâm nó đi vào ba cái ba cái trí tuệ minh của nó, mới thấy được túc mạng, nó mới thấy được thiên nhãn, nó mới thấy được lậu tận minh, chứ không khéo thì nó làm sao nó thấy được. Nếu mình không thanh tịnh thì mình hổng làm được cái điều này đâu.
Cho nên ngoại đạo không làm sao có Tam Minh được, mà chỉ có Ngũ Thông mà thôi. Nếu mà ngoại đạo có Lục Thông thì nó phải có Tam Minh, bởi vì Lục Thông thì nó có Lậu Tận Thông, mà Lậu Tận Thông thì nó phải nằm ở trong cái Lậu Tận Minh. Còn cái Thiên Nhãn Thông, Thiên Nhĩ Thông đều nó nằm ở trong cái Thiên Nhãn Minh hết rồi. Bởi vì Thiên Nhãn Minh là nó không có không gian trải dài, cho nên vì vậy ở đâu nó cũng nghe, cũng thấy được hết, vì vậy nó nằm trọn ở trong cái Thiên Nhãn Minh.
Cho nên cái Thiên Nhĩ Thông, Thiên Nhãn Thông thì nó nằm trọn ở trong cái Thiên Nhãn Minh. Nghĩa là trong Thiên Nhãn Minh nó đủ thứ ở trong đó chứ không phải là nó chỉ có cái Thiên Nhãn Minh không, nó rất đủ nhưng mà cái năng lực của nó, ở trong đó nó thông suốt hết cho nên vì vậy gọi là thông, nhãn thông hay là nhĩ thông.
Đó, mình phải hiểu được những cái điều kiện của nó, cho nên một cái người mà thực hiện được Tam Minh rồi, thì cái người đó lục thông họ đầy đủ, chứ không phải là đợi họ còn tu cái gì nữa, còn cái người ngoại đạo đó họ tâm họ còn dục.
Cho nên vì vậy mà họ sử dụng được có Ngũ thông, Ngũ thông của họ còn nằm ở trong cái Tưởng dục của họ, nó chưa phải hết. Cho nên họ không có bao giờ họ quét sạch được cái mầm tái sanh, họ còn tiếp tục tái sanh cho nên Lậu Tận Thông họ cũng không.
Đó, Thầy nói như vậy để biết rằng con đường của chúng ta tu, nó phải đạt được cho đến khi mà chúng ta đạt được Lậu Tận Thông, hoặc là Lậu Tận Minh thì chúng ta hoàn toàn chấm dứt được cái sự tái sanh luân hồi của chúng ta, chứ không khéo nó còn cái mầm thì nó cũng vẫn tái sanh, nó không giải thoát được đâu.
Cho nên một vị A-la-hán người ta phải đủ Tứ thiền, Tam Minh, Lục Thông người ta đủ hết, không có người nào mà không đủ, mới là A-la-hán. Chứ không phải A-la-hán kiểu của Đại thừa, thì hoàn toàn là A-la-hán dỏm, A-la-hán giả, giả hiệu đó, mang cái danh từ A-la-hán chứ sự thật là chưa phải chứng đúng được quả vị A-la-hán. Bởi vì A-la-hán là cái người đã hoàn toàn người ta đã giải thoát, đó là cái quả vị A-la-hán.
Nghĩa là nó chỉ thua Phật, là vì Phật là giáo chủ, còn nó là cái người học theo cái pháp của Phật nó thành tựu giải thoát thôi. Nó chỉ thua Phật là vì đức Phật đưa ra cái giáo pháp, thành lập cái đạo Phật, còn nó đó, cái người mà chứng quả A-la-hán, họ chỉ theo cái pháp đó mà họ thành tựu được cái quả giải thoát này, thì cũng giống như Phật, nhưng mà khác xa Phật, tức là ông Phật tại vì ổng là người đưa ra cái giáo pháp đầu tiên, còn mình chỉ tu chứng thôi, học theo cái giáo pháp đó.
Thành ra, cái quả vị A-la-hán với Phật nó không có sai, không có sai khác chút nào. Ông Phật hiện thần thông gì thì nó làm cũng được, ông Phật giải thoát mức độ nào nó cũng giải thoát, ông Phật hết tham sân si thì nó cũng hết tham sân si, nó không còn chút nào hết, cho nên nó với Phật giống nhau.
(37:48) Vì vậy mà trong cái bài kinh Tương Ưng, trong cái bộ Tương Ưng đức Phật có viết cái bài kinh: “Ta chỉ khác quý thầy”, tức là các vị A-la-hán đó, “ta chỉ khác các vị có một chút, là ta là người đưa cái giáo pháp đó ra thôi”. Đó là đức Phật đã xác định trong cái bộ kinh Tương Ưng rất rõ ràng mà, khi nào mà đọc “Những Lời Đức Phật Dạy” thì các con sẽ thấy đã trích cái câu nói của đức Phật đã dạy trong cái bài kinh Tương Ưng, chứ đâu phải là muốn nói sao thì nói.
Có mấy ông Đại thừa muốn phân biệt cái quả A-la-hán của người ta, muốn nói sao thì nói, ở kinh sách Nguyên Thủy nó còn đây mà, còn chứng nhận rõ ràng, cái điều đức Phật đã xác định cái quả vị A-la-hán và đức Phật nó sai khác ở chỗ nào rõ ràng, cho nên làm sao mà chúng ta lại tin cái ngoại đạo được, không có tin mấy cái ông đó được.
Cho nên các con nghĩ rằng các con tu là các con sẽ tương đương sự giải thoát y như Phật, thần thông đức Phật làm như thế nào, biến hóa như thế nào thì các con cũng biến hóa như thế nấy, không có thua đức Phật chút nào hết. Chớ không phải nói đức Phật có thần thông nhiều, còn mình ít thì không có, không bao giờ có cái điều đó.
Đức Phật hết tham sân si thì các con cũng hết tham sân si, khi tâm các con hết tham sân si thì cái năng lực của các con thị hiện bao nhiêu thần thông thì đức Phật cũng làm như vậy thôi chứ không hơn các con được trong cái sự tu tập. Bây giờ chỉ còn có tu tập.
(38:55) Mà bây giờ đã có may mắn là chúng ta được thân người, rồi được chánh pháp của Phật, được gặp chánh pháp của Phật, rồi được Thầy hướng dẫn, một người có kinh nghiệm trực tiếp hướng dẫn nữa, thì còn cái phước báu nào lớn nữa.
Cho nên có nhiều người ước ao phải chi mà tôi có đủ phước báu tôi sanh đồng thời với một đức Phật, các con nghe khi mà cái vị tiên nhân, khi mà đến để xem đức Phật không, thì ông ta khóc. Ổng nghĩ là đức Phật khi mà chứng đạo rồi thì ông không còn ở trên thế gian này, ông sanh ra ông gặp được Phật, nhưng mà cái tuổi ông già quá rồi, thành ra ông khổ ông khóc, chứ hổng phải là ông khóc như thế nào, ông khóc tủi thân ổng.
Còn mấy con bây giờ, mấy con gặp Thầy nó cũng quá muộn rồi, lẽ ra mấy con phải gặp Thầy trong lúc còn bảy tám tuổi, thì bấy giờ các con đủ khả năng các con tu tập, còn bây giờ mà các con gặp Thầy cái tuổi lớn rồi, như thế này các con phải nỗ lực hết sức mình chớ còn lơ mơ thì các con không kịp cứu, hổng kịp cứu mình rồi đời sau mình gieo cái duyên đó, mà mình biết có gặp được cái bậc chơn tu không, hay hoặc trải qua một cái giai đoạn nào đây.
Bởi vì cái nhân quả mà các con đã tạo, từ khi mà các con không biết chánh pháp, các con tạo trong tà pháp rất nhiều, cho nên cái nhân quả đó nó dẫn lôi các con chứ đâu phải để yên cho các con, mà các con đi suôn sẻ được đâu. Nhưng mà cái hướng đó các con cũng còn sẽ gặp Phật pháp, nhưng mà nó trễ tràng rồi làm sao mà tu tập.
Đó thì, như vậy thì các con sẽ nỗ lực ở trong cuộc đời này, đừng vì tiếc một cái gì hết mà phải làm bổn phận. Có nghĩa là không tiếc, không tiếc nhưng mà phải làm hết bổn phận, bởi vì luật nhân quả mình đã gói ghém rồi, mà mình không tiếc là mình bỏ không có cần tiếc nữa, coi như mình tiêu cực thì cái này là cái sai, không đúng. Cái Đạo Đức của Nhân Quả nó không chấp nhận cho mình làm cái điều như vậy, bỏ phế hết thì không được. Mà phải giải quyết bằng cái Đạo Đức Nhân Quả.
Thí dụ như mình có cái hoàn cảnh gia đình vợ con, thì mình phải giải quyết như thế nào để đưa cả một cái chùm nhân quả của mình, bởi vì trong cái gia đình của mình là cái chùm nhân quả mà, cho nên mình phải giải quyết cho cả một cái chùm này nó đi vào chỗ tốt, chứ không thể làm cho nó khổ.
(41:02) Đọc ở trong cái bộ mà Thánh ni đó, Trưởng lão ni kệ đó, thì có một cái cô đó, cô gặp đức Phật, rồi khi mà cô muốn tu, nhưng mà có chồng rồi, thì lúc bấy giờ đó, đức Phật không có cho, thì cô phải chờ cho chồng chết rồi cô mới đi tu được, bởi vì ông chồng không cho thì phải chịu thôi, chứ không có được bỏ chồng.
Bởi vì cái chùm nhân quả của mình đã tạo ra rồi, thành cái chùm nhân quả rồi, thì phải chuyển cái nhân quả, thì mình tu như thế nào mà nó chồng con nó vui vẻ nó cho mình đi, nó sớm chừng nào tốt chừng nấy, còn mình cứ cằn nhằn, rằng ri hoài nó không cho đi thì mình phải chịu suốt đời. Chứ còn vô đạo Phật..
Đó thì cái Đạo Đức của đạo Phật nó cụ thể. Khi có đạo Phật rồi thì nó khác lắm, nó không phải giống như cái thời đức Phật. Đừng có nói rằng đức Phật bỏ vợ bỏ con, bây giờ tôi cũng bỏ vợ bỏ con như Phật, thì không bao giờ được. Cái đó là trước khi đạo Phật chưa có, còn sau khi đạo Phật có rồi thì không được. Đứng trên cái nền Đạo Đức không làm khổ mình khổ người, cho nên nó cụ thể lắm.
Ngay cả con ông Cấp Cô Độc, con trai ổng mà xin xuất gia mà ông nói: “Bây giờ tao có một thằng con, mà bây giờ mày đi thì của cải đây ai ăn”, ông Cấp Cô Độc thì ổng giàu rồi, bây giờ của cái để cho thằng con này ăn chứ ai ăn, mà bây giờ nó đi tu rồi làm sao, cho nên ổng đâu có chấp nhận. Vì vậy mà thằng con này đến xin Phật, Phật đâu có chấp nhận, chừng nào mà ông già cho đi tu thì đức Phật mới chấp nhận, còn không cho đi tu thì phải ở nhà làm cư sĩ.
Như vậy mà cuối cùng thì cậu con trai này làm căng quá thì ông già ổng cũng cho, nghĩa là cậu bắt đầu cậu không có ăn uống, cậu buồn khổ cậu không có ăn uống, cho nên ông Cấp Cô Độc mới nhờ các bạn bè, nhờ các bạn bè của thằng nhỏ này đến khuyên nó cũng hổng có ăn uống, nó cũng nhịn đói, ổng nói: “Thôi! Tao hết rồi, tao đầu hàng mày rồi, thôi mày cứ đi tu đi”.
Đó con thấy không, nó chỉ có đấu tranh ổng vậy thôi chứ nó không dám làm gì hết, nó không dám nói nặng nói nhẹ cái gì hết. Nó nói: “bây giờ ba không cho con đi tu, con buồn quá, con ăn không có được, con không ăn nữa”. Rồi nó nằm đó nó coi như nó không ăn, vì vậy mà ổng đành đoạn, ổng không lẽ nào thấy thằng con mình không ăn mà nó ốm như vậy. Ngày nào nó cũng không ăn như vậy kể như là nó chết rồi còn gì, cho nên đành phải cho nó đi tu để cho nó sống, chứ thiệt ra ổng đâu có muốn.
Nhưng mà điều kiện, nhờ cái phương pháp đấu tranh đó mà thằng nhỏ này được đi tu, sau này nó chứng quả A-la-hán. Còn ổng thì, ổng Cấp Cô Độc thì ổng cúng dường Phật này kia thì ổng được phước báu, chứ đâu có làm sao mà ổng chứng quả A-la-hán được.
Chúng ta thấy những câu chuyện mà trong Thánh tăng kệ và Thánh ni kệ, thì chúng ta thấy rõ ràng là cái thời đức Phật nó có một cái nề nếp của nó, có cái đạo đức hẳn hòi chứ hổng phải không đâu.
(43:33) Chúng ta học những cái đạo đức đó, để mà chúng ta xây dựng được cái đạo đức của đạo Phật, chớ không phải là, lấy cái chỗ mà ông Phật bỏ cha bỏ mẹ đi rồi chúng ta bắt chước cái điều đó đâu.
Trước khi chưa có đạo Phật là ông Phật ổng đã lầm, ổng đã lầm là tại vì Bà la môn trong cái thời đó … sáu tháng khổ hạnh chúng ta làm được không, sáu tháng khổ hạnh đó là đức Phật đã trả cái nghiệp làm khổ cha mẹ rồi.
Xem lại nguyên cả cái chùm nhân quả của mình giải thoát luôn, nó đi trong cái êm thấm, còn đợi đến khi mà đức Phật chứng rồi, về độ cha mẹ mình, thiệt ra thì cái chùm nhân quả nó cũng tốt đó, nhưng mà trải qua đức Phật phải trả một cái giá quá đắt, sáu năm khổ hạnh, mà Thầy nói đến đỗi mà ăn ít quá, đi không nổi mà, nằm mẹp xuống đó mà, coi như sắp chết mà.
Còn tu khổ hạnh đến cái mức độ mà dùng hơi thở, như ai mà lấy dây mà siết cái đầu của mình, khi mà ói ra máu nữa, những cái điều kiện mà trong kinh Phật, Thầy đọc, thầy nói thiệt đúng là con người chúng ta không thể nào mà thọ những cái khổ hạnh đến cái mức độ này được.
(44:28) Thì như vậy rõ ràng, bây giờ các con có đủ cái duyên gặp Thầy, thì đó là thứ nhất được thân người, rồi được gặp chánh pháp, được thiện hữu tri thức có kinh nghiệm người ta dạy, không có để lạc sai đường, thế mà các con hổng chịu tu hành, cái đó là cái các con phí bỏ cái quý báu nhất của cuộc đời.
Hôm nay được thân người, các con thấy tại sao bây giờ con người nhiều như vậy, mà nói được thân người là khó? Được thân người mà được trong năm cái điều thiện thì nó khó mấy con. Nhìn cái số người hiện giờ có mặt ở trên trái đất của chúng ta, có người nào mà giữ đúng năm cái điều lành của chư Phật không, tức là cái giới, cái năm giới của người cư sĩ không?
Cho nên được cái thân người, mà được năm cái điều lành này đâu phải là chuyện dễ đâu, nó khó lắm. Các con bây giờ là đi tu rồi, mà các con giữ gìn năm giới này trọn chưa mà các con dám bảo rằng mình là người? Là được người có phải khó không? Được cái người như vậy mới là con người thật chứ, còn cái người mà phạm giới, năm cái giới này thì con người đó ác quỷ, con là loài vật, là động vật chứ đâu có phải là con người đâu.
Nhưng mà đôi mắt chúng ta cứ nhìn nó là con người tại vì nó giống con người, nhưng mà cái tâm nó đâu phải là con người đâu, nó sống theo kiểu con thú vật mà. Nó ác, nó giết người, nó cướp của, nó coi cái mạng người không ra cái gì hết, đó là về cái phần sát hại. Về tham lam trộm cắp nó đủ cái mánh khóe, nó tham lam nữa, thì nó làm sao nó con người được.
Nó thấy người ta có ăn thì nó ganh tị, nó thấy người ta cất nhà tốt là nó không ưa rồi, thì như vậy nó là con thú rồi chứ gì. Nó thấy con chó kia tha cái bánh mì, cái miếng ăn lớn thì con chó này nó ỷ mạnh nó cắn con chó kia cho nhả ra nó ăn mà. Còn bây giờ con người mình có vậy không, như vậy là mình con thú chứ đâu phải, mình là con chó chứ đâu phải con người đâu, tại sao mình không thấy. Cho nên được thân người đâu phải dễ đâu.
Cho nên đức Phật xác định: được thân người là khó, khó như con rùa mù tìm bọng cây giữa biển mà, mà thân người nào, chớ còn thân người mà thân thú này làm cái gì, phải không? con thấy không? sống như thú.
(46:16) Bây giờ nhìn ở trên cái địa cầu chúng ta, cái thân thú này nó quá … không gặp được chánh pháp để tu, thì làm sao các con xả, nếu chịu tu thì chúng ta phải xả được thôi.
Thì bây giờ ngay cả cái pháp đầu tiên, Thầy dạy năm hơi thở đi kinh hành hai mươi bước, thế mà nói trời ơi nó cực quá trời, tu vậy nó nhọc nhằn quá, tu không nổi. Nên bây giờ chỉ có ngồi thiền hai ba tiếng đồng hồ tôi ngồi hoài cũng được nữa, mà tu như vậy tôi thấy cực quá. Nhưng mà tu ngồi hoài để làm gì đây, có lợi ích sao?
Còn cái này, mình tu tập như vậy để cho mình, luyện cho mình được cái nghị lực, luyện cho mình được cái ý chí, để sau khi nó gặp cái khó khăn, cái gì khó để giờ mình vượt qua. Bây giờ cái tâm mình đang sân nè, mà bây giờ muốn diệt nó nè, đâu phải chuyện dễ sao, nếu mình không có nghị lực chưa chắc đã mình bứt nó được.
(47:07) Cho nên mình … rơi nước mắt là vì người ta thấy mình quá vô minh, quá khổ đau mà mình cứ lao đầu ở trong cái khổ mà … Tới giờ ăn là muốn ăn, muốn thèm ăn hà, còn cái người mà người ta tu người ta thấm nhuần được bất tịnh rồi, người ta ngao ngán người ta không có muốn ăn.
Thế mà chúng ta đem những cái thực phẩm chúng ta lên dâng cúng Phật các con nghĩ như thế nào? ông Phật ông dám ngồi gần ở đó không? Ổng thấy như là toàn là bất tịnh, cho nên ở đây chúng ta thật sự Đức Phật dạy chúng ta không có nghĩa là đem những cái gì, bông hoa, cây trái này kia cúng dường Phật hoa quả, nhang đèn. Mà đức Phật dạy chúng ta phải thắp lên năm cây hương giải thoát ở trong tâm của mình: Giới hương, Định hương, phải không?
Mình giữ giới thanh tịnh là mình đã thắp cây hương cúng Phật rồi, phải không? Mình thắp cây hương Định hương, mình có những cái thiền định đó là mình cúng Phật rồi, phải không? Giới Định Tuệ, Tuệ hương là cái trí tuệ để tri kiến giải thoát làm cho mình không tham sân si, đó là mình thắp hương, thực tế quá.
Bây giờ mình lại lầm lạc đốt ba cây hương vỏ cây rồi cúng trái cây này kia nọ, chúng ta làm nhiều điều tội lỗi. Một cái trái cây là một cái đứa con của cái cây mà, nhờ đó nó mới có được cái cây nó lên thành cái cây, nó ra bông ra trái nó tiếp nối với cái cây mẹ nó.
Bây giờ chúng ta cắt cái này đi, rồi chúng ta ăn đi, rồi chúng ta đem cúng Phật đi, thử hỏi người ta bắt con mình ra rồi người ta đem người ta cúng Phật đi, thử hỏi rồi, thử hỏi như thế nào?
Bây giờ mình có đứa con, hai ba đứa con, năm ba đứa con nè, người ta bắt đứa con mình người ta đem lên cột trói đem lên để trên bàn cúng Phật, ông Phật ổng dám ăn không?
(48:56) Rồi cái bông là cái gì, cái bông là cái đứa con của người ta ở trong cái bào thai, thế mình móc cái bào thai của người ta ra mình đem mình dưng cho Phật để mình cúng Phật thì có nghĩa lý gì không, sao mình không thấy?
Đức Phật, hoàn toàn tâm từ bi của đức Phật đối với cái cây cỏ mà trong giới luật của đức Phật cấm chúng ta không được giậm trên cây cỏ để làm nó héo, tâm từ bi của người ta. Thế mà mình lại cắt cái bông đó mình dưng trưng cúng Phật, cắt cái bào thai của người ta để mình cúng dưng Phật, thì Thầy nói nghĩa lý gì nữa, còn cái nghĩa lý gì của đạo Phật nữa đâu.
Cho nên vì vậy mà chúng ta đừng có làm những cái điều sai, làm những điều không đúng, mà chúng ta hãy làm cái điều đúng mà Phật đã dạy, dâng lên những cái lòng giải thoát Giới, Định, Tuệ của mình, tri kiến giải thoát, tri kiến hương. Những cái lòng này mình dâng lên cúng Phật, thì đức Phật ở đâu người ta cũng chấp nhận điều đó. Đức Phật đâu có bảo mình cúng cái này, cúng cái kia, cúng cái nọ để mà phù hộ cho mình bao giờ đâu.
Cho nên ở đây các con nên nhớ rằng sự thực hiện tu tập cho thật giá trị và đúng cách để luôn luôn lúc nào chúng ta cũng giải thoát, mà khi mà tâm hồn chúng ta thanh thản thì nơi đó chúng ta đã gặp Phật. Rõ ràng là ta cúng dưng Phật đúng cách cho nên vì vậy mà luôn luôn gặp, sống bên Phật, cho nên đức Phật nói: “Người vị tỳ kheo nào mà sống đúng giới là người tỳ kheo đó đang sống bên Phật”, đâu có xa Phật đâu.
Đó là những cái điều kiện mà cần thiết để chúng ta hiểu, để chúng ta thực hiện. Dù là một ngày mà chúng ta thọ Bát Quan Trai, chúng ta sống đúng Giới Luật là chúng ta đã sống trong lòng đức Phật, trong vòng tay của đức Phật.
Mà nếu một ngày mà chúng ta sống không có đúng Giới Luật là chúng ta đã xa lìa Phật, thì các con nghĩ rằng trong gia đình của mình, mình đối xử nhau không làm khổ mình khổ người là mình đang sống ở trong lòng Phật, còn mình làm đau khổ nhau thì tức là mình đã xa Phật. Đó là cái mục đích của đạo Phật, đem lại một cái sự trật tự, đem lại một cái sự an vui cho con người trên hành tinh này. Sống lúc nào cũng là sống trong tâm Phật, như vậy nó mới đúng cái ý nghĩa.
Bây giờ các con đã nghe rồi, các con bây giờ cúp máy đi, rồi chúng ta thực hành.
(50:58) Phật tử: Nhờ có một sự hướng dẫn của một vị ân sư mà dẫn dắt con trên bước đường tu học, từ lúc mà con biết là con sáu tuổi rồi, hướng dẫn tới giờ này. Thay gì năm ngoái á, để khoảng mười ngày nữa con được gặp Thầy, nhưng mà cũng cái nghiệp con quá nặng rồi, khiến cho xin ở bển nó không có cho con đi … cứ lôi kéo cất cho được cái thất nữa, thành ra nó trễ tràng cho tới ngày hôm nay.
Cái tự nhiên hôm qua con gặp được Thầy nghĩa là cái duyên của con nó tròn đủ rồi, trái nó chín rồi. Cái chiều đó, sau khi con về thất đó Thầy, con quét dọn xong cái tự nhiên nước mắt con nó chảy, con cầm nó không được vậy á! Rồi sáng đêm hôm con cứ nhớ cái lời Thầy dạy là Thầy nói: “Muốn gặp được thầy, rồi muốn gặp được Phật thì tâm mình thanh thản, an lạc, vô sự” đó thưa Thầy. Sau đó con dùng cái pháp hướng, hồi đêm hôm con tu coi như con không có ngủ thầy. Dạ, con vui mà con nghĩ là con sẽ gặp được Thầy, con vui lắm.
(52:06) Trưởng lão: Lẽ đương nhiên là ở trong tâm trạng đó sẽ gặp Thầy, gặp Phật hà.
Phật Tử: Dạ! con tưởng tượng từng cái môi, cái miệng thầy nói, rồi những cái lúc Thầy mệt Thầy không có uống nước mà thầy chỉ chép miệng, con thương quý rồi cái con tập thêm cái phước báu của con từ đây cho tới suốt cuộc đời còn lại á.
Mà con tu được nhiêu con xin kính dâng lên Thầy đặng Thầy có sức khỏe đó Thầy sống đời, tâm phúc tâm thọ, Thầy dẫn dắt chúng con đến nơi đến chốn, giải khổ cái kiếp đời này, an lạc, yên vui. Phải nghĩ hoài luôn đó Thầy. Đêm hôm con cứ như vậy không hà.
(52:50) Trưởng lão: Thôi! Bây giờ ráng tu, ráng tu, bây giờ con cố gắng hơn để thực hiện.
Phật Tử: Dạ! Nếu Thầy làm phước Thầy chỉ cho con cái… nó biểu đêm hôm con cũng không biết có sai phạm như thế nào không, bây giờ Thầy cho con vô cốc, Thầy biểu con độc cư vậy đó.
Mà nếu con không đọc hai cái cuốn Cô Út đưa. Thay mà bữa nay không có gì để hỏi thầy, thành ra con đọc hết trơn luôn, là con thấy nó à.., trong cái thời khóa biểu đó Thầy, Thầy cho con tự … hai tiếng trong ngày đi, mà mỗi một lần vậy thì ba tiếng, ba tiếng. Trong cái khoảng ba tiếng đầu ở buổi sáng đó Thầy. Đi kinh hành và ngồi vậy, là như con đi kinh hành khoảng bao nhiêu phút, rồi ngồi bao lâu?
(53:28) Trưởng lão: Bây giờ ở đây thì không có cái giờ giấc mà nó nhất định là phải đi kinh hành trong bao nhiêu, nhưng mà tùy theo cái thân của con, tùy theo cái thân và tâm của con, cái sức khỏe của con. Thí dụ con thích đi kinh hành nhiều thì con cứ đi, mà con đi con thấy không có mỏi, không có gì hết thì con đi nhiều thì càng tốt.
Bởi vì đi kinh hành rất là tỉnh, bởi vì mình tu tập giai đoạn mình đi kinh hành là mình tu tập tỉnh thức thôi, cho nên nó tỉnh thức để luôn luôn tập luyện ở trong cái tỉnh thức đó, mình luôn luôn mình nhớ tác ý ra, chớ không phải tỉnh thức nó để đi vào ở trong cái tĩnh lặng, con phải phân biệt cho rõ.
Khi mình đi như thế này mà cứ mình biết ở trên bước đi, mình mà nghe không có cái niệm gì khởi hết, nghe nó lặng lẽ đó, thì nó bị tĩnh lặng rồi. Nó vẫn biết cái bước đi, nhưng mà nó không có một cái niệm gì khác khởi hết thì nó bị lặng lẽ, nghĩa là con đang tỉnh chứ con hổng phải là mê.
Nhưng mà nó không có một cái niệm gì khởi ra trong đầu của con, thì con luôn luôn con đi mà con thấy bước đi của mình, thay vì mọi người khác người ta tu người ta thấy. Mà mình không có niệm, mà mình luôn luôn mình biết bước đi như vậy đó, thì người ta thấy nó là hay quá. Còn Thầy thì Thầy sợ cái này.
Tại sao? tại vì khi mà con đi mà con cái tâm con nó đang biết, nó chỉ biết duy nhất có bước đi như vậy đó thì nó sẽ mất cái ý thức của con, mà nó sẽ bị cái tưởng thức.
Bởi vì khi cái tưởng thức nó đã thực hiện qua cái góc độ nó biết cái đi của con, thì cái niệm tưởng thức nó không có, chớ hổng phải là vì cái ý thức nó còn.
Thì cái tưởng nó dễ hoạt động, cho nên nó có cái niệm ra. Cho nên muốn cho cái niệm nó không ra, vì vậy mà đức Phật có dạy: “Quán ly tham tôi biết tôi hít vô, quán ly tham tôi biết tôi thở ra”, tức là cái hành động mà thở ra thở vô đó là cái tỉnh thức của chúng ta. Nhưng mà cái tỉnh thức này không có được để, mà cứ biết hơi thở ra vô mãi là nó sẽ bị tĩnh lặng, nó sẽ đi vào Tưởng.
Vì vậy mà chúng ta luôn luôn kêu gọi cái ý thức cho nó hoạt động trở ra, cho nên quán ly tham, quán ly sân đó là cái ý thức của chúng ta, mà ý thức thì nó phải luôn luôn, nó phải chủ động điều khiển cái tâm tham sân si của nó, mà cái sức tỉnh thức của nó ở trong cái ý thức của nó thì nó luôn luôn.
Bởi vì mình tác ý ra, thì cái ý thức nó quan sát chứ không phải cái tỉnh thức quan sát nữa, cho nên xem không khéo léo, thì chúng ta sẽ bị tưởng mà chúng ta không biết. Khi nào mà cứ đi, mà bước đi đi hoài vậy, tức là nó bị tĩnh lặng là nó bị tưởng rồi, đó là sai. Còn bây giờ mình đi mà mình nhớ, mình tác ý ra, chứ không có quên, tác ý ra: “Tâm như cục đất, tôi biết tôi đang đi kinh hành”, hoặc là “Tâm phải ly tham, tôi biết tôi đi kinh hành”. Nghĩa là mình nhắc tâm, tức là mình tác ý ra, mình giữ cái ý thức của mình, đừng có để cho nó mất cái ý. Bởi vì cái ý thức khi nào, khi mà mà cái tâm nó yên lặng như vầy, cái ý thức nó bị mất, nó không hoạt động nữa.
(56:09) Trưởng Lão: Đó, mình phải sử dụng, mình tác ý ra, tức là “như cái lý mà tác ý ra” hoài.
Tức là mình tác ý ra để cho mình giữ cái ý thức của mình cho nó đừng có mất, mà đức Phật gọi là “tu cái định, diệt cái tầm mà giữ cái tứ”, diệt cái tầm ác, mà giữ cái tứ.
Cho nên đức Phật có cái tên cho nó “Định diệt tầm mà giữ tứ”. Cái tứ là cái tác ý ra là giữ cái tứ, mà diệt cái tầm này là diệt cái tầm ác chớ không phải là, diệt cái tầm là diệt cái vọng tưởng của chúng ta. Còn cái người không hiểu, người ta tưởng là mình diệt cái vọng tưởng, không có cho vọng tưởng cho nên hoàn toàn nó không có khởi cái niệm ra.
Còn cái này không phải, Đức Phật nói diệt cái tầm này là tầm ác; Đức Phật nói diệt tầm ác mà tăng trưởng tầm thiện mà, trong cái bài Kinh Song Tầm rất rõ mà.
Vậy thì tầm ác nó ở chỗ nào? Tầm ác nó ở chỗ tham sân si, cho nên quán ly tham, quán ly sân, quán ly si này đó là diệt cái tầm ác của nó. Mà giữ cái tứ để diệt cái tầm ác, nhưng mà biết cái hơi thở, cái ý thức của chúng ta vừa tác ý thì cái ý thức của chúng ta nó sẽ biết cái hơi thở chứ không phải là Tưởng thức.
Đó, cái cách như vậy đó. Như vậy nó mới thật sự là chúng ta mới biết cách tu. Còn nếu chúng ta cứ đi mà biết đi không, cũng như mình làm cái gì, biết ở trong hành động làm không, thì nó là không đúng, bởi vì coi chừng mình làm mà làm ở trong cái Tưởng.
Cho nên vì vậy nếu mà cái Tưởng nó không khởi ra, nó không khởi ra một cái niệm đang làm, nó không khởi ra cái niệm thì chúng ta tưởng rằng cái ý thức của mình nó đang biết cái hành động làm. Không phải. Cái tưởng thức nó đang biết nên cái vọng tưởng nó không khởi ra.
Còn cái ý thức của mình nó đang biết cái hành động làm, mà mình không có nhắc nó; cho nên cái tưởng thức nó không có khởi ra, cái niệm vọng tưởng nó không có khởi ra, thì cái đó là bị cái tưởng thức rồi. Cái Tưởng thức nó biết cái hành động làm chớ không phải cái Ý thức biết hành động làm, nó bị mất rồi.
Cho nên nó xê xích một chút thì quý vị tu sẽ bị ức chế tâm, còn nó đúng thì quý vị sẽ được xả tâm, có vậy thôi.
Cho nên vì vậy mà cái phương pháp cứ nhắc, cho nên đức Phật nói: “Quán ly tham tôi biết tôi hít vô, quán ly tham tôi biết tôi thở ra. Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán vô ngã tôi biết tôi hít vô, quán ly ngã tôi biết tôi hít vô”, tức là chúng ta tác ý để cái ly tham sân si để mà luôn luôn lúc nào chúng ta cũng ở trong cái chánh niệm của nó hết.
Phật tử: (thưa hỏi)
(58:19) Trưởng lão: Đi kinh hành chớ, vẫn nghe vẫn nhắc hoài như vậy. Thí dụ như bây giờ con đi năm mười bước, con nhắc một lần. Còn nếu mà con đi bước nào con cũng nhắc vậy là con niệm nó, bị trật; nó sẽ thành ức chế. Lấy cái niệm đó mà trở thành ra ức chế, lấy cái niệm pháp hướng mà niệm nó là trật. Mà con hướng tâm rồi, con đi im lặng như vậy đó, để rồi cho cái tâm nó, cái ý thức nó đang chú ý theo cái bước đi mà không bị tưởng thức. Nhưng mà con kéo lâu quá thì Tưởng thức nó xen vô nó làm việc, thì cái ý thức nó dừng.
Cho nên vì vậy mà cứ vừa năm, ba bước như vậy đó, thì con lại nhắc một lần, ý thức lặn đâu nó trở về, nó không mất cái ý thức. Bởi vì lấy cái ý thức, bởi vì cái định này, mình nhập bốn loại định này là bốn cái Định Hữu Sắc tức là nó thuộc về Ý thức. Còn cái Định Vô Sắc nó thuộc về Tưởng thức, coi là bốn cái Định Không nó thuộc về Tưởng, tức là Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ đó, rồi Vô Sở Hữu Xứ, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Tức là bốn cái Không Định thì đó là thuộc về định tưởng. Còn bốn cái định Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền thuộc về Định Hữu Sắc, tức là thuộc về Ý thức.
Thôi bây giờ thì mấy con tập đi, tập đi rồi đặng cho bữa nay tập đã rồi còn ngày mai. Bởi vì máy móc thì chỉ có thầy biết thầy kiểm kỹ cho con.
HẾT BĂNG