00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

2000 - SƯ TUỆ TĨNH VÀ PHƯỚC NHẪN VẤN ĐẠO 04 - TU TẬP TỈNH THỨC

SƯ TUỆ TĨNH VÀ PHƯỚC NHẪN VẤN ĐẠO 04 - TU TẬP TỈNH THỨC

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Ngày giảng: 2000

Thời lượng: [45:10]

Tên cũ: 2000-Sư Tuệ Tĩnh và Phước Nhẫn-2A - Tu tập tỉnh thức

1- CÁCH THỨC TU TẬP TỈNH THỨC CĂN BẢN TRONG HƠI THỞ, VÀ BƯỚC ĐI KINH HÀNH

Trưởng lão: Kéo cái ghế ngồi đi, ngồi gần Thầy đi, ngồi gần, cái tai nó điếc, lớn rồi nó không nghe rõ đâu.

(00:14) Sư Phước Nhẫn: Dạ! Con muốn hỏi thăm Thầy rõ cái về vấn đề số 5, nói về vấn đề ngồi thiền 1 phút đó Thầy. Nhờ Thầy nói rõ cho con nghe, để con nhớ.

Trưởng lão: Khi mà ngồi Thiền trong 1 phút để mình tập cho nó có cái căn bản đó. Để cho cái sức tỉnh của mình điều khiển làm chủ nó. Lúc nào mình ngồi mình cũng làm chủ được, như cái ý mình muốn luôn liên tục nó phải tỉnh thức, nó không được cái tạp niệm xen vô; nó không được có cái trạng thái lười biếng nó xen vô trong đó, thường trạng thái vô ký đó.

Muốn như vậy đó, khi mà mình ngồi, mình khoanh chân mình ngồi xuống bán già hay kiết già. Mình ngồi xuống rồi, rồi phải coi cái thân mình cho yên ổn hết, chứ đừng có lật đật, vội vàng. Ngay đó rồi mình lo mình hít thở liền thì không được, để cho cái thân nó ngồi nó bình tĩnh, nó yên ổn. Nghe nó an ổn rồi thì bắt đầu mình mới hướng tâm mình nhắc: “Cái tâm tỉnh thức ở trong hơi thở, biết hơi thở ra, biết hơi thở vô”. Rồi bắt đầu đó mình mới ngồi mình hít thở, mình hít thở.

Thì khi mình nhắc nó rồi, thì mình nhìn cái kim đồng hồ, nếu mình có đồng hồ. Mình nhìn nó cái kim dài, nó chỉ số 12 thì trong khi đó mình cứ hít thở cho đến khi mà cái kim đó nó chỉ đến số 12. Còn không đó thì mình làm như thế này, mình khỏi cần mất công phân tâm. Bị vì mình nhìn đồng hồ thì nó cũng bị phân tâm rồi.

Thì vô đầu mình sổ tức mình đếm, hít vô thở ra mình đếm 1, hai hơi thở nó là 1 tức. Mình đếm là 1; hít vô thở ra đếm 2; hít vô thở ra đếm 3; hít vô thở ra đếm 4, đếm tới 10. Mình đếm 10 hơi thở nó chưa đúng 1 phút thì mình đếm thêm 15 hơi thở đúng 1 phút mình nghỉ.

Thì bắt đầu sau đó mình biết, mình biết rồi cứ 15 hơi thở là 1 phút. Thì mình đếm đúng 15 hơi thở rồi mình xả mình nghỉ, mình đi kinh hành hay hoặc là mình xả mình ngồi mình chơi, mình thư giãn. Không có đi kinh hành, vì đi kinh hành nó tập trung nữa.

Thư giãn rồi bắt đầu đó mình ngồi chừng khoảng độ 1 phút, 2 phút gì đó mình thấy nó khỏe, nó không có nữa, bắt đầu mình vô mình tu 1 phút nữa. Và mình tu như vậy nó cái khoảng thời gian mà tu cứ nghỉ xả thư giãn, rồi tu 1 phút, rồi thư giãn khoảng độ chừng 2 phút vô tu 1 phút. Cứ như vậy nghỉ một chút, nghỉ một chút mình thấy khỏe rồi, mình bắt đầu tu lại nữa. Tu nữa rồi xả ra nghỉ một chút rồi cái tu nữa. Cứ vậy cho đúng 30 phút là nghỉ, hay là 1 giờ cũng được.

Thì trong một khoảng thời gian 30 phút đó là mình tu không biết bao nhiêu là cái phút đó. Thì nó hễ đúng 30 phút là mình nghỉ. Còn cái sức mình khỏe nữa, thì mình tu một giờ cũng được, chớ không sao. Cứ tu từng phút, từng phút, từng phút rồi nghỉ, cứ vậy thôi. Chứ đừng có liên tục nó phút này qua phút kia, nó liên tục 30, 40 phút thì nó dậm chân tại chỗ, nó không tiến tới. Đó nhớ chưa, nhớ rồi phải không?

Sư Phước Nhẫn: Dạ, dạ.

(03:00) Trưởng lão: Thì cứ như vậy đó mà tập cho nó tỉnh thức, cho đàng hoàng. Và bây giờ thí dụ như bây giờ 1 phút này mình ngồi, mình tu rồi thì mình xả nghỉ. Vô phút nữa mình cũng thấy hoàn toàn mình làm chủ theo kiểu này, vẫn biết hơi thở ra vô chủ động, không có lộn xộn. Thì do đó tới kế đó mình nghỉ chút, mình vô mình ngồi, mà nếu phút này mình tu rồi thì ra mình nghỉ, mình vô tu mình thấy có tạp niệm thì không được, mình phải nghỉ xa hơn. Nghĩa là thay vì mình nghỉ 1 phút, mình vô tu mà nó có tạp niệm thì mình nghỉ khoảng 2 phút.

Mà 2 phút nó có tạp niệm mình sẽ nghỉ 3 phút, để cho cái sức của mình phục hồi lại cho đủ. Để rồi mình vô mình làm chủ. Mình yếu quá thì nó nó đánh vô mình không hay. Còn mình đủ sức thì nó đánh vô không được. Sức tỉnh thức của mình nó đủ, sức tỉnh nó có, nó không có đánh vô được.

Còn cái sức tỉnh của mình nó chưa có cho nên mình vô cũng ngồi 1 phút, mà nó có 1 cái tạp niệm xen vô thì không được. Như vậy là mình tu, đã tu ngắn mà không làm chủ được, thì như vậy thì còn quá dở rồi.

Đó thì mình xét như vậy, thì rõ ràng là mình tu, mình thấy hàng ngày mình tu mà từ cứ 1 phút, 1 phút à. Buổi sáng mình cũng làm chủ được; buổi chiều mình tu cũng làm chủ được. Hoặc mình tu thí dụ bây giờ mình tu trong nửa tiếng. Thì sau nửa tiếng đó là mình nghỉ, chứ mình đâu có tu nữa. Trong 1 buổi vậy đó, mình tu hoặc nửa tiếng thôi, mình không có tu nhiều. Còn mình tập đi kinh hành hoặc ngồi chơi thôi. Rồi coi, rồi xem xét, coi lại cái tâm của mình nó có những niệm gì đó mình xả thôi. Còn cái vấn đề tỉnh thức là phải làm chủ nó.

Sư Phước Nhẫn: Rồi còn cái đi kinh hành.

Trưởng lão: Đi kinh hành, thì mình tập cái đi kinh hành cũng vậy. Khi mà đi kinh hành, thì mình tập đi kinh hành ví dụ như đây ra tới đầu đường đó là khoảng độ là 1 phút, mình đi thí dụ như bây giờ mình nhìn đồng hồ ha, cây kim dài nó chỉ số 12. Cái mình cứ đi, mình không nhìn đồng hồ nữa. Mình tới kia mình coi thử coi 1 phút là mình đi từ đây tới đó nó tới cái chỗ nào nó tới, thì mình biết tới cái cây đó là nó 1 phút. Thì mình canh cái đoạn đường đó tu 1 phút thôi.

Rồi bắt đầu bây giờ mình nhắc cái tâm mình, mình sắp sửa mình bước đi mình nhắc: “Tôi đi kinh hành tôi phải biết đi kinh hành, phải tỉnh thức trong bước đi”. Mình nhắc cái tâm phải tỉnh thức trong bước đi, cái bắt đầu mình bước đi.

Sư Phước Nhẫn: Mình đi mình phải thở, mình phải biết hơi thở của mình.

Trưởng lão: À, mình nương vào hơi thở mình biết bước mình đi đi tới đó. Còn mình không nương vào hơi thở thì mình chú ý vào bước chân đi. Nhưng mà đi một cách đừng có tập trung quá, quá căng với bước đi, mà mình đi coi như là tự nhiên như người vô sự vậy thôi. Nhưng mà cái tâm nó vẫn biết nhẹ nhàng theo cái vô sự đó, đó theo cái bước đi thôi. Chứ đừng có tập trung ức chế nó quá. Thành ra mình đi đây tới đó, mình nghe nó thoái mái lắm!

Bị vì mình để tự nhiên nó biết. Mình không có tập trung gom nó. Mà nó biết mình đi nhẹ nhàng như người vô sự, đi tới đó là đúng 1 phút thì mình thấy đủ rồi, thì mình nghỉ, không tu cái đó nữa mình nghỉ. Mình ngồi xuống mình nghỉ một chút. Thí dụ đây mình đi ra đó nửa phút, ở từ đó mình trở lại đây nửa phút thì vô tới đây mình nghỉ. Có như vậy thôi, tu ít mà chất lượng cao, để tập cái sức tỉnh thức mình cái đã. Khi mà sức tỉnh thức này có, mình đi từ 1 phút cho đến 10 phút hay là 15 phút. Bắt đầu cái sức tỉnh thức nó kéo dài rồi, thì bắt đầu mình mới kết hợp cái pháp như lý tác ý mình mới xả tâm thì nó mới có hiệu quả.

Đó nhớ như vậy thì Thầy nói tập cho từng căn bản như vậy thì nó tốt à. Chứ còn tu tập nhiều quá rồi nó…​

(06:22) Sư Phước Nhẫn: Bởi vậy hổm rài con cứ ngồi, ngồi nó đau cũng ráng ngồi, coi bộ không êm, thôi để con theo cái pháp môn của Thầy.

Trưởng lão: Ờ, nó vậy đó.

Rồi Thầy định, Thầy sẽ cho in một cái tờ để nhắc nhở hàng ngày mình coi vậy chứ mình tu là mình tập tỉnh thức là cái phần đó. Còn cái phần mà quan sát thân tâm của mình trong những cái giờ mình không tu, thì mình phải quan sát trong tâm để coi có những cái lỗi gì nhỏ nhặt ở trong tâm của mình, những cái chướng ngại gì đó mình mới quán xét mình xả giữ cho đúng hạnh. Thì cái này nó hỗ trợ cho cái này để tiến này.

Chứ còn không khéo mà mình không có giữ gìn được mình đó thì coi như mình bị xâm phạm mà mình không biết. Rồi mình tu cái kia nó không quét được hở.

Sư Phước Nhẫn: Vậy thì được rồi Thầy ha, Thầy nói 1 khúc vậy thôi.

Trưởng lão: Chỉ 1 khúc vậy thôi để nghe, mà nghe được rồi thì bắt đầu mình tu thôi.

Sư Phước Nhẫn: Dạ thưa Thầy, trong khi con ngồi thiền đó Thầy. Con tỉnh thức 1 phút, theo dõi 1 phút. Con ngồi 1 phút sau, con thấy con ngồi phút tỉnh thức đó hết cái phút đó rồi, con ngồi luôn trên bồ đoàn, rồi con ngó quanh ngó quất, hoặc là con nhắc chừng nó: “thư giãn nha”, vậy có được không Thầy?

Trưởng lão: Được.

Sư Phước Nhẫn: Dạ. Chứ để đứng vậy ngồi xuống cũng mất công quá!

Trưởng lão: Mất công, cái đó được.

Sư Phước Nhẫn: Mà con ngồi ngoài hiên á, vậy là được hả Thầy?

Trưởng lão: Được.

Sư Phước Nhẫn: Dạ, với con muốn biết cái thời gian của nó tới đúng 1 phút hay chưa đó, con nhắc chừng trong cái lúc mà con ngồi con thư giãn, con nhắc chừng nó đếm, thì nó cũng đếm. Tới chừng sau đó con đi kinh hành sau đó con ngồi chơi thì nó cũng nhớ cũng đếm. Như vậy cũng không có quan ngại gì lắm phải không Thầy?

Trưởng lão: À, cũng không sao đâu.

2- KHÔNG NÊN NGỒI NHIỀU DỄ BỊ RƠI VÀO ĐỊNH TƯỞNG

(08:27) Sư Phước Nhẫn: Dạ. Với trong đó có 2 buổi khuya với buổi trưa có một lúc con ngồi, con cũng ngồi trên bồ đoàn con nhắc, con nhắc chừng nó. Nhưng mà sao có lúc đó con ngồi con đếm nó tốt lắm không có cái gì xen vô trở ngại hết. Mà sao có một lúc 3 lần như vậy con đếm sao nó lộn hoài, làm như nó buồn ngủ quá, cái thôi con nghỉ con không đếm nữa. Mà sao lúc hồi trước khi mà con qua cái pháp môn của Thầy đó, thì là nó ngủ luôn à nó không có nhớ. Như vậy con không biết nói làm sao?.

Trưởng lão: À, bởi vì trong khi đó đó, mình phải biết rằng cái lúc mà nó quên, cái trạng thái nó là vô ký nó quên đó. Nó quên nghĩa là mình tỉnh vậy chứ mình không nhớ, mình đếm nó lộn. Cái đó là bị quên, bị quên tức là cái tướng si nó hiện ra, nó hiện ra tức là mình đừng có ngồi.

Sư Phước Nhẫn: Dạ, con nghỉ, lúc đó con nghỉ.

Trưởng lão: À, mình nghỉ, mình đi. Mình đi thôi.

Thì đó mình, bởi vậy đức Phật mới dạy đó, cái thời khóa mà hồi trước đức Phật dạy các vị Tỳ kheo tu đó. Cứ đi nhiều đêm, ít có ngồi. Khi nào mình ngồi, tới khi mình nhập định đó mình ngồi nhiều tốt. Chưa có định thì thôi mình đi nhiều. Đi nó không có bị lười biếng, đi nó là tốt. Có thể đi xa hơn đức Phật. Đi nó vận động cái cơ thể, chứ còn mình ngồi nhiều nó không có vận động.

Nhớ hễ khi mà nó gom vô ký vậy đó, bắt đầu thì nó sẽ lạc, thì đó mình đi kinh hành.

Sư Phước Nhẫn: Dạ, cái đó là vô ký Thầy.

Trưởng lão: Bị vô ký đó, bị vì nó cái trạng thái này nó quên, nó quên nó làm như không.

Sư Phước Nhẫn: Đầu óc mình đi đâu mất hết hà.

Trưởng lão: Nó làm như mình không có đếm được nữa. Bị vô ký.

Sư Phước Nhẫn: Dạ, 3 lần như vậy.

Trưởng lão: Ngoan không, nó vào ngoan không. Nó, nó nhanh chóng, chứ nó không có lâu. Sau này nó kéo dài cái thời gian nó lâu, bởi vì mình tu hành bị ngoan không rồi đó. Mình không rơi trong cái tưởng, cái tưởng thức, cái trạng thái của tưởng thì mình rớt trong cái không. Còn nếu mình tu trong tưởng là nó hiện cái tướng tưởng nó ra thì không có vô. Nhưng mà cái ý thức của mình bị đắm qua cái tưởng.

Còn cái này á mình tu tỉnh thức, vì vậy đó thì khi mà mình dùng cái sức tỉnh của mình mình không cho nó rớt qua cái tưởng thức. Cho nên cái ý thức nó ngưng thì nó cũng ngoan không, làm rớt trong cái không. Mà nếu cái không này kéo dài nó thành ra Không vô biên xứ tưởng đó. Định tưởng!

Sư Phước Nhẫn: Dạ. Thành ra cái đó mình không nên.

Trưởng lão: Không nên. Mình đâu có nhập chi cái định Không vô biên xứ làm gì. Nếu mình tưởng nó không biết, cái đó nó Không vô biên xứ. Nó quên luôn, thành ra ngoan không.

Sư Phước Nhẫn: Còn con đi kinh hành đó Thầy, con đi con thấy 1 phút sao nó mau quá, con đi 2 phút, cũng được hả Thầy?

Trưởng lão: Tốt. Bởi vì cái đó là cái khả năng của mình đi nó tốt được thì mình tăng lên. Chứ không có gì hết. Mình thấy đi 1 phút nó nhanh, mà lại 1 phút nghe tỉnh táo quá.

Sư Phước Nhẫn: Dạ, tỉnh táo không có gì.

Trưởng lão: Thì mình đi 2 phút, mà 2 phút mình tỉnh táo. Thí dụ như bây giờ mình đi 1 phút mình đó mình thấy nó vầy, cái lát nữa mình đi nữa mình thấy nó tỉnh quá, lát nữa mình thấy mình tỉnh quá, tốt quá không có gì hết, thì mình tăng lên chứ ai điên gì không tăng?! Cứ tăng lên.

Tăng lên cho đến đủ cái sức của nó cái khoảng thời gian chừng 5 phút, 10 phút hay là cao lắm là mình 30 phút, chứ đừng có tỉnh lung, tỉnh lung nó sẽ bị lặn. À, cái khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút là đủ sức mình để dùng pháp hướng mình xả tâm mình. Mình không cần tới mà 30 phút, hay 20 phút. Nhớ vậy để cho mình lấy sức tỉnh mình xả tâm thôi.

3- TU TẬP CHO THÀNH LỆNH ĐỂ SỬ DỤNG XẢ TÂM

(12:12) Sư Phước Nhẫn: Dạ, thí dụ con đi 2 phút con ngồi lại cũng 2 phút. 2 phút rồi con cũng nhắc tâm con mới đếm, đếm để biết cái thời gian nó tới chưa.

Trưởng lão: Canh cái thời gian.

Với bắt đầu sư nhớ lưu ý cái phần này. Bây giờ đó thì mình sử dụng cái số đếm, cái số đếm nó cứ quậy cái tâm mình động nó không có tỉnh, tỉnh thức mà nó không có tỉnh. À, do đó vì vậy mình thí dụ như bây giờ mình đếm, mình căn cứ nhưng mà trước khi mà mình tu tập cái này mình nhắc: “Cái tâm phải tu đúng 1 phút! Tỉnh thức 1 phút!”, mình nhắc nó như vậy đi. Đặng sau này mình không có đếm, mà mình nói cái nó đúng luôn 1 phút. Chừng đó mình thở tới đúng 1 phút cái nó muốn xả ra. Rồi mình nhắc 2 phút, thì tới 2 phút nó muốn xả ra, nó theo cái lệnh truyền của mình. Cho nên mình tập đây là mình tập tạo cho có cái lệnh. Đặng nó nghe, còn bây giờ mình cứ đếm đây rồi nó sẽ đếm hoài, mình không có ra lệnh nó trước, thành ra nó chưa có biết.

Sư Phước Nhẫn: Dạ, cho nó quen.

Trưởng lão: Cho nó quen với cái lệnh của mình đó, đặng sau đó mình chỉ, mình hít thở mình nói ờ bây giờ “tỉnh thức ở trong hơi thở 1 phút nghe!”, mình dặn nó vậy cái bắt đầu mình ngồi mình thở, mình không đếm. Nhưng mà 1 phút nó xả ra cái mình dòm nó đúng 1 phút. Cái tâm này nó hiệu quả rồi, nó biết 1 phút. Còn mình đếm thì mình mới biết, còn mình không đếm thì không biết. Phải không?.

Mà mình dặn nó trước rồi, sau đó mình xả ra. Thời gian sau mình thấy tỉnh thức được rồi, mình đếm thấy tỉnh thức mình đừng có đếm nữa. Cái mình dặn cái tâm “phải tỉnh thức 1 phút à!”. À, bắt đầu cái mình ngồi mình hít thở, mình không đếm nữa. Mình cứ mình hít thở mình nghe cái nó an lắm, bởi vì mình không có đếm á. Nó an lắm! Bởi vì nó an, nó như vậy đặng sau này mình dùng mình hướng tâm, mình xả tâm, mình ly dục ly ác pháp. Mình tẩy trừ các chướng ngại pháp trong tâm mình.

Do đó cái mình thấy sao nó đúng 1 phút, à như vậy là mình được, rồi mình tập tới mình bảo: “2 phút nhe!”. Cái mình cứ mình ngồi mình hít thở hơi cái 2 phút. Mà thấy 5 phút được rồi thì bắt đầu bây giờ dùng cái khoảng thời gian đó mình cứ thỉnh thoảng mình hướng mình nhắc, mình hướng mình xả…​( …​ ).

4- THỜI KHÓA TU TẬP CỦA ĐỨC PHẬT DẠY CHO CHÚNG TỲ KHEO

(14:05) Sư Phước Nhẫn: Bởi vậy phải hỏi thăm Thầy mới biết được, chớ không thôi con không biết. Với hồi sớm mai này con được Thầy cho con 1 cuốn sách đó Thầy. Nói về cái luật lệ, cái thời khóa trong cái thời…​

Trưởng lão: Thời khóa của thời đức Phật đó.

Sư Phước Nhẫn: Dạ, của thời đức Phật đó. Con thấy trong cái mục số 6, số 7, số 8 đó có nói là mình đi kinh hành phải tẩy trừ cái tâm mà tu để…​

Trưởng lão: Để tẩy trừ chướng ngại pháp đó.

Sư Phước Nhẫn: Dạ. Chướng ngại pháp đó Thầy. Mà con không biết mình phải tẩy trừ như thế nào. Nhờ Thầy chỉ dùm.

Trưởng lão: Thì bây giờ mình tập tỉnh thức được rồi. Bắt đầu mình đi kinh hành, thì mình cứ “tâm như cục đất” đó là mình tẩy trừ cái chướng ngại pháp đó. Nếu mà nó không cục đất thì nó chướng.

Sư Phước Nhẫn: Dạ, nó chỉ vậy thôi hả Thầy.

Trưởng lão: Nó chỉ vậy thôi. Mà mình biết…​ Cho nên trong đó Thầy có nhắc đó, Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ đó.

Tứ Chánh Cần ngăn ác, diệt ác đó. Thì ngăn ác, diệt ác dùng cái pháp như lý mình nhắc: “tâm ly tham, sân, si đi!”. Rồi mình đi nữa, mình đi nữa rồi 1 chút cái mình nhắc nữa đó nó là tẩy trừ đó. Thiệt là ông Phật ông dạy mình hay thiệt chứ, trong cái thời khóa biểu như vậy đó mà mình không biết đường tu.

Sư Phước Nhẫn: Bởi vậy.

Trưởng lão: Mà ổng biểu mình ngủ, mình tập tỉnh thức chứ đừng ngủ mê. Mà cứ ước ao để mà dậy tu thôi, chứ đừng có ham ngủ. Hay thiệt! Cái thời khóa của ông Phật hồi đó hay. Ông biết chế được cái thời khóa.

Thầy đọc trong cái kinh Pali Thầy thấy sao hay quá, ông Phật dạy chúng Tỳ Kheo có thời khóa đàng hoàng, chứ không phải như mình tự đặt. Tại sao mình không lấy cái thời khóa mình tu? Cái ban đêm nó quan trọng…​

Sư Phước Nhẫn: Mà cái thời khóa đó là của Phật hả Thầy?

Trưởng lão: Của Phật. Bởi vì mấy cái câu mà Thầy đánh chữ mà nó ấy đó là cái văn nguyên ở trong bài kinh của Phật mà.

Sư Phước Nhẫn: Vậy mà sao mấy người không chịu lấy cái đó ra tu. Uổng quá!

Trưởng lão: Mà tới bây giờ mà Thầy lục ra thì…​(thầy cười). Đó là cái thời khóa của Phật ngày xưa đó, thời khóa tu tập. Mà họ đọc họ không biết cái thời khóa nữa chứ, mới chết chứ.

Phật nói có cái 9 cái pháp, phải không? Mà họ không biết 9 cái pháp này là cái gì, khi đọc thì phải hiểu chứ. Cái thời khóa của người ta mà.

Trước khi vào thời khóa thì đức Phật nói, phải giữ gìn cái này kia rồi bắt đầu mới áp dụng vô thời khóa để tẩy trừ. Đi kinh hành cũng tẩy trừ; ngồi cũng tẩy trừ, rõ ràng mới đúng. Chứ không phải ngồi im lặng đó mà vô định. Thầy thấy cái bài kinh của Phật dạy hay quá!

Thành ra Thầy rút ra rồi Thầy phụ chú để cho dễ hiểu thêm, để biết cách, để rồi đó là thành cái thời khóa sau này chúng ta tu. Thầy không có đặt cái thời khóa mới, mà cái thời khóa của kinh dịch ra.

Sư Phước Nhẫn: Dạ, vậy tốt quá rồi đâu có cần đặt chi thêm nữa Thầy.

Trưởng lão: Đặt làm chi nữa, trời! Hay quá rồi.

Nội cái ban đêm không, canh đầu, rồi canh giữa như thế nào, canh cuối làm sao. Rồi ban ngày như thế nào, ban ngày thì dễ quá! Giờ đi khất thực thì mình đi khất thực. Nhưng mà trên bước đường đi khất thực thì mình cũng xả tâm tẩy trừ cái chướng ngại pháp chứ gì. Mình có làm gì, trưa về ăn cơm rồi cái nghỉ một chút xíu cái mình cũng lo mình thức dậy đi kinh hành tẩy trừ chướng ngại pháp chứ. Có bao nhiêu đó thôi chứ có làm gì đâu! Thế mà nó giải thoát được.

Phải không, cho nên cái ban ngày đức Phật thấy rằng đi khất thực rồi ăn, rồi về cái tu nữa thôi. Còn ban đêm thì sợ mình ham ngủ không có chịu đi kinh hành, nên nhắc ngồi, đi kinh hành. Mình đi hoài cũng mỏi phải ngồi nghỉ. Mà ngồi như thế nào thì ông Phật không nói, nhưng mà có điều kiện là mình ngồi kiết già cũng tốt, mà mình thấy kiết già đau quá thì mình ngồi bình thường. có gì đâu. Ngồi sao mà đừng khổ tâm, khổ thân thôi.

(17:39) Sư Phước Nhẫn: Dạ. Với con như đồ ăn đó Thầy. Hổm rài con mừng quá Thầy, nó đau lưng con có 2 ngày. Con ăn có 2 buổi tối, ăn chút cơm cho nó uống thuốc đó Thầy. Bữa nay nó hết luôn rồi con thấy mừng quá! Bữa hôm trước con đau như vậy đó nó dằng dai lâu lắm, bữa nay nó đỡ rồi. Nhưng mà con phải dưỡng, dưỡng từ để rồi con còn ở đây được mấy tháng nữa Thầy. Rồi sau đó con về bển rồi con trở qua nữa mới được.

Trưởng lão: Đó, tu vậy đó. Tu theo y như cái thời khóa đức Phật. Rồi cách thức mà Thầy dạy rồi tập giống y.

Sư Phước Nhẫn: Dạ! Con ráng theo cái ý của Thầy.

Trưởng lão: Rồi bắt đầu mình tập theo cái pháp này. Mình tập tỉnh thức được khoảng thời gian 5 phút, 10 phút rồi á. Bắt đầu mình thấy mà mình ra lệnh nó cái thời gian nó, cái tâm nó biết được cái thời gian đó rồi thì mình thấy khỏe lắm! Nó nghe lời rồi, thì sau này vô định cũng nhờ cái đó mà nó vô định, nó xuất định.

5- CÓ THỂ CẤT GIỮ ĐỒ ĂN, NHƯNG KHÔNG ĂN PHI THỜI

(18:40) Sư Phước Nhẫn: Dạ! Còn thí dụ trường hợp đồ ăn mình lấy ở trển đem xuống dưới này đó, mình ăn không hết chẳng hạn như kẹo, bánh hay là gì gì đó thì mình để giành mai mình dùng được không Thầy? Cũng trong bữa ăn mình mới ăn, chứ mình không có ăn phi thời.

Trưởng lão: Cũng được.

Sư Phước Nhẫn: Trong lúc đó đó nhưng mà ăn xong rồi thôi không ăn nữa, dầu có đói bụng, có muốn ăn, có muốn ăn thì mình nhắc nó.

Trưởng lão: Không có cho nó ăn, ăn phi thời không được. Thì mình có thể để tới trưa mình ăn được, nhưng mà có cái điều kiện là mình không để thì tốt hơn, sợ mình không có làm chủ được mình. Mình để lại rồi chừng nó muốn ăn rồi lấy bậy ăn đó thì không…​

Sư Phước Nhẫn: Dạ! Nhưng mà mình làm chủ được thì cũng được hả Thầy?

Trưởng lão: Mình làm chủ được, nhất định là chết bỏ nhất định không ăn thì để bao nhiêu cũng được.

Đức Phật sợ mình để lại đó, mình làm chủ không được. Cho nên ở trong Giới Luật đồ để lại cách đêm không được. Là vì sợ mình làm chủ không được mình, cái mình mò mình lấy mình ăn bậy đó rồi chừng đó nó thành quen rồi cái nó thành cái tội nữa, tội ăn lén, ăn lút.

Sư Phước Nhẫn: Dạ, dạ đúng rồi.

Trưởng lão: Đã phạm phi thời rồi còn ăn lén, ăn lút.

Sư Phước Nhẫn: Phi thời còn lén lút.

Trưởng lão: Còn tội lỗi là lén lút nữa. Hai cái tội đó nó cặp đôi.

(19:48) Sư Phước Nhẫn: Rồi còn, ở bên Út con thường hay bón, thì con cũng dùng cái trái cây mà nó phơi khô đó Thầy. Cái trái cây của Út đó, không biết trái gì mà nó phơi khô nó làm cũng như quýt vậy đó, phơi khô. Mà lúc con đi qua bên đây đó, con có đem theo một ít, con lên Tuyết Sơn con ở đó, tại vì con ăn cũng như đủ thứ hết, thành ra nó hơi bón cái con dùng hết cái đó đi, sẵn dịp đứa con của con nó mới về, con dặn nó mua cho con, thì nó mua đem qua bên đây cái trái cây, cái trái mà bây lớn lớn vầy, rồi con phơi khô con để trong đó con để giành. Vậy thì cũng không có phạm tội?

Trưởng lão: Không có phạm. Bởi vì đó coi như là cái thứ thuốc của mình để giành. Để cho mình làm cho cái thân, trị cho cái thân nó an ổn, nó không có bị bón. Không có sao đâu.

Sư Phước Nhẫn: Con cứ sợ như vậy không biết có lỗi lầm gì không.

Trưởng lão: Bởi vì trong khi đó, nói chung là giới thì nó có: Khai, Giá, Trì, Phạm. Khi mình bệnh, thí dụ như bây giờ mình bệnh ăn thêm mình xin khai, tự mình nói trong tâm mình: “tôi xin khai giới để trị bệnh”, đó thì mình ăn thêm mình uống thuốc, không sao hết.

Còn bây giờ trong cái vấn đề của mình bị hay bón. Có những cái đó cũng như là loại trái cây để mà làm thuốc mình trị bệnh của mình. Thì đó là mình phòng ngừa tại vì mình có cái bệnh mà, mình phòng ngừa, phải dự phòng chứ, nếu không dự phòng mai mốt không có lấy gì mình uống, lấy gì mình ăn để cho nó tiêu tốt, mình dự phòng…​

Sư Phước Nhẫn: Nhưng mà con cũng dùng ở trong bữa ăn đó Thầy.

Trưởng lão: Thì đó, vậy là tốt, đừng có ăn phi thời!

Sư Phước Nhẫn: Dạ! Con nhất định không ăn phi thời.

Trưởng lão: Nhất định là phải sống đúng mà.

Sư Phước Nhẫn: Bởi vì mình đã hy sinh hết rồi, còn ăn cái gì nữa trong cái…​

Trưởng lão: Phải rồi, mình đã hy sinh hết cuộc đời đâu còn gì nữa mà mình tham, ráng ăn.

Sư Phước Nhẫn: Dạ! Còn tham đắm làm chi cái chuyện đó.

Trưởng lão: Thì đó, cái đó là mình có ý chí mình biết. Thì cái vấn đề đó mình, thí dụ bữa nay mình ăn không có hết, kẹo bánh gì đó ăn không hết, thì mình để lại nhưng mà không được ăn thêm gì nữa hết. Cái đó là cái chính.

Bởi vì mình học giới luật mình phải hiểu mục đích là đức Phật sợ cái tâm của mình nó không có chủ động được. Nó có đây cái nó lấy nó ăn, nó nghe nó thèm thì không làm chủ nó. Còn mình quyết tâm rồi thì bây giờ để đống cũng không thèm ăn. Đem họ đổ vô miệng cũng không nuốt, nhất định một là một, hai là hai. Cái đó là cái người sống đúng nghiêm chỉnh giới luật. Chết chứ, ta nói chết trong giới chứ không có chết dưới giới.

Sư Phước Nhẫn: Dạ! Cám ơn Thầy.

(22:11) Trưởng lão: Còn cái kia thì coi như là mình không có nên bỏ phí. Bởi vì mỗi 1 cái viên kẹo, 1 cái bánh đều là mồ hôi nước mắt của mình làm ra. Nếu như mình bỏ thì cũng như mình bỏ mồ hôi nước mắt của người khác, đã mình ăn mình con phí nữa. Không được!

Thành ra cái đó thì tốt, thí dụ như bây giờ trên cái bữa cơm này người ta cho mình một cái mâm đồ ăn này quyền của mình đó, ăn không ăn mình bỏ, người ta không có ai nói mình hết. Nhưng mình là con người mình phải biết làm ra cái món ăn là mồ hôi nước mắt cực khổ lắm mới có, mình không thể nào phí đâu. Cho nên cái nào ăn được mình lấy, cái nào không ăn được mình trả. Đó là cái thứ nhất.

Cái thứ hai khi mình lấy về rồi mình ăn không hết cũng không được phí, để lại nhưng mà ngày mai thì ăn đúng giờ chứ không có được ăn phi thời. Như vậy là đúng cách. Chứ còn mà, đức Phật sợ cái tâm mình phàm phu lắm, để bậy bạ rồi cái nó thèm rồi ăn bậy. Cấm là cấm vậy đó chứ không gì.

Còn mình nếu mà như Phật rồi thì bây giờ để cả đống ông cũng không thèm ăn. Giờ này là nhất định là bây giờ đem sữa đổ vô miệng ông cũng không nuốt nữa. Là một Thánh nhân mà người ta đâu có ăn phi thời vậy, mấy người làm cái chuyện đó đâu có được.

Đó mình phải hiểu là: “tôi quyết tôi xả hết rồi, tôi đâu còn gì, mà tôi quyết định là tôi làm bậc giải thoát, làm Thánh nhân rồi, thì ai đổ cái gì trong miệng tôi được?! Nhất định là không ăn phi thời, không ăn uống gì bậy bạ nữa hết. Đó thì như vậy mình đâu có lỗi lầm gì, không sao!

Sư Phước Nhẫn: Với lại con cũng xin Thầy là bữa thứ 6 ấy Thầy. Con đi xuống Sài Gòn con lấy tấm bảng đó Thầy.

Trưởng lão: Vậy hả con?

Sư Phước Nhẫn: Dạ, co đặt rồi. Bữa đó con xuống dưới có người quen của con, người cũng bà con đó Thầy, họ biết chỗ họ dẫn lên thẳng ra đó, con đặt luôn.

Trưởng lão: Ờ! hay quá, ở dưới đó chắc cũng có nhiều chỗ nó làm.

Sư Phước Nhẫn: Dạ, nhiều chỗ Thầy, chỗ con làm là chỗ đó nó làm bia mộ đó Thầy. Thấy nó làm cũng khéo lắm, để con đem về cho Thầy xem thử coi.

Trưởng lão: Nói chung là nó sử dụng vi tính, bây giờ nó làm đẹp lắm, nó làm cái chữ đẹp lắm! Thành ra nó không phải như làm thủ công trên tay.

Sư Phước Nhẫn: Cho nên con xin phép Thầy bữa nay, tại nhiều khi con không có rảnh đó, con không xin được.

Trưởng lão: Được rồi.

Sư Phước Nhẫn: Bữa thứ 6 con đi.

Trưởng lão: Cứ nhớ về tập dần dần, dần dần. Mình đừng có vội vàng, tập với cái sức của mình rồi mình nghỉ, mình thư giãn, nghỉ cho nó khỏe, rồi mình tập nữa. Mà cứ mỗi lần mình tập là nhiệt tâm ở trong nỗ lực, gom hết để tập cho tỉnh thức. Thì cái kết quả nó dữ lắm! Tập ít chứ mà kết quả nhiều lắm con.

Mình muốn tập cho nhiều để cho kết quả luôn thì nó lại lờ mờ, lờ mờ cái sức mình nó không đủ đâu. Coi vậy chứ tu tập cả một cái vấn đề, mà nó sai một chút thì nó dậm chân tại chỗ.

6- SỰ TU TẬP CŨNG NHƯ NGƯỜI HUẤN LUYỆN VOI

(24:57) Sư Phước Nhẫn: Dạ, mấy nay con tu con cũng sợ quá, sợ lâu tiến bộ rồi Thầy rầy.

Trưởng lão: Không có đâu! Thầy chỉ mong mà tu chừng kết quả nhỏ, nhỏ, nhỏ, ít ít đó mà kết quả được viên mãn. Đó là cái kết quả rồi. Rồi để tới để mà chuẩn bị cho mình xả tâm, mình xả tâm mà cái hiệu quả, cái pháp hướng mình nhắc đâu nó làm được đó. Thì mình xả được cái phương pháp làm chủ được có rồi đó. Nó vậy đó, mình thấy an tâm. Còn mình nhắc mà nó chưa có nghe lời mình đó, cũng như là con trâu rừng nó còn chứng đó, thiệt là nó cực khổ mình lắm! Biết rằng mình có cái phương pháp, có dây, có nhợ đàng hoàng rồi đó. Nhưng mà nó còn chứng nó chưa chịu nghe. Chừng mà nó chịu nghe được rồi, bắt đầu mình la cái là đâu nó ra đó, thì biết rằng mình có kết quả rồi.

Nó cực là cực cái giai đoạn đầu. Cái tâm của mình nó còn rừng rú lắm. Mà nó thuần được rồi, bắt đầu nó dễ cũng như 1 người mà huấn luyện voi, cọp đồ vậy đó, để mà làm xiếc đó. Một phần là mình tập ít là mình dụ nó, mình tập quá tức là nó nổ. Nó không phải dễ đâu, nó nổ!

Sư Phước Nhẫn: Có lúc con ngồi Thiền con thấy vô đúng cái con khen nó, con nói: “mày giỏi đó, giỏi đi mai mốt làm giống như vậy đó”. Có lúc mà nó hơi chứng con nói: “dở quá!”, chê nó.

Trưởng lão: Đúng vậy đó phải vuốt ve nó, rồi cũng phải làm dữ ra lệnh nó. Để cho nó sợ, nó nghe.

Đức Phật ví dụ như mình là huấn luyện con voi. Cho nên cái bà gì, bả theo Phật bả tu. Rồi bà tu mấy cái Phật dạy, nhưng cái pháp tu bà tu sao mà không có kết quả. Nhưng 1 hôm bà ngồi trên núi bà nhìn xuống dưới cái dòng suối ở dưới chân núi nước chảy, bà thấy cái người huấn luyện voi, cái người họ dẫn con voi đến chỗ đó cho uống nước đó. Rồi họ hướng dẫn, họ dạy con voi cách này kia, biểu đưa chân, đưa tay, đưa vòi, ra lệnh nó làm.

Bà nhớ đức Phật dạy kiểu đó, huấn luyện như huấn luyện con voi. Bà thấy cái thằng này nó huấn luyện con voi vậy. Bà bắt chước bà về bà cứ huấn luyện cái tâm mình vậy, bà nhắc nó. Nhưng mà tới cuối cùng bà chứng quả A La Hán. Mà bà đó tới 80 tuổi rồi đó, lớn tuổi rồi, bà bắt chước bà huấn luyện cái tâm của bà.

Mà thật sự ra thì đúng là cái pháp của Phật huấn luyện cái tâm. Vừa ra lệnh mà cũng vừa nhỏ nhẹ nó. Vừa chứ không có bắt ức quá, ép quá không được, ép quá nó cũng không lọt!

Cho nên mình tu nhiều quá không được. Thì bắt chước như vậy Thầy nói được, bởi vì Thầy nói sao trong 6 tháng Thầy tu nó nhẹ nhàng quá, nó không có cái gì, chỉ y như cái lời Phật dạy, cứ dùng pháp hướng để tự nhiên cái tâm của mình. Do đó lần lượt nó xả lần, xả lần. Mà chỉ có duy nhất nhờ cái pháp Độc Cư, Thầy nói Độc Cư là bí quyết. Mình sống một mình mình huấn luyện nó được. Còn mình sống chung nhiều người huấn luyện khó lắm!

7- ĐỘC CƯ LÀ PHÁP DUY NHẤT, LÀ BÍ QUYẾT

(28:13) Sư Phước Nhẫn: Như hổm rày con cũng chưa hẳn là Độc Cư nữa đó Thầy?

Trưởng lão: Đó thì đó đó, cái đó là cái còn xa lắm.

Sư Phước Nhẫn: Bởi vậy con thấy sau này mà mấy đứa con con nó đi hết rồi đó. Như cô em của con hồi trưa lên đó Thầy, con nói từ đây sắp tới không có lên thăm nữa, để cho tôi yên. Cô đó cô nói được rồi cô ấy không dám lên nữa, tại vì cô sợ trên này con buồn, thành ra cô lên thăm. Con dặn rồi. Bởi vì hổm rài con thấy nó lu bu quá, con cũng chưa có độc cư hẳn hoi nữa.

Trưởng lão: Đúng rồi, cái công chuyện nào sắp xếp rồi. Sau khi Sư về bên đó rồi, bây giờ mình tập cho căn bản đi. Vậy mai mốt mình trở qua đó, là sống độc cư trọn vẹn.

Sư Phước Nhẫn: Dạ, có chuyện gì lắm thì mới ra thôi chứ còn không.

Trưởng lão: Chỉ duy nhất có Sư hỏi Thầy. Nghĩa là trên cái bước đường tu hành chỉ có Thầy là cái người được nói chuyện. Để trao đổi cái pháp tu hành, cái kinh nghiệm tu hành để giúp, chứ còn hoàn toàn mình sống độc cư.

Bởi vì không lẽ gặp Thầy nói chuyện tầm bậy, tầm bạ được. Còn bạn bè thì hay nói bậy nói bạ. Cái tâm mình nó cất nó nhét vô. Nó khó lắm!

Sư Phước Nhẫn: Dạ! Bây giờ mình gặp người ta mình cũng tỉnh bơ vậy Thầy.

(29:19) Trưởng lão: À, tỉnh bơ hà, coi như là mình không có muốn nói chuyện gì hết. Với mình hơn nữa mình tránh.

Cho nên Thầy nhắc lại là hồi xưa Thầy nhập thất Thầy tu, Thầy không có dám mở cửa đâu. Tự giam mình chứ không dám đi ngoài, đi ngoài họ thấy họ tới họ nói chuyện hà. Mà cái sự tu của mình nó kỳ lắm, mình không có muốn nói chuyện với ai, chứ còn họ thì thích nói hễ khi tâm mình mà thích trầm lặng là người ta đến người ta phá mình dữ lắm. Cho nên cứ đóng cửa hoài, Thầy sống ở trong cái thất như vậy Thầy đi lấn quấn, chứ không dám mở ra. Chỉ có ban đêm mình mới dám mở ra, chứ ban ngày không dám, sợ vậy. Nghĩa là tránh như vậy là suốt 10 năm, nghĩa là không có nói chuyện với ai hết.

Sư Phước Nhẫn: Như vậy con dọn về bên đây cũng tốt chứ Thầy.

Trưởng lão: Bởi vậy Thầy thấy như vậy Thầy mới cho về bên đây cho nó yên chút. Bên đây nó động, đi tới, đi lui thấy nhau là động.

Sư Phước Nhẫn: Dạ. Không biết tại sao mà con muốn về bên đây không biết nữa.

Trưởng lão: Đó cũng là cái phước duyên.

Sư Phước Nhẫn: Là cái phước duyên.

Trưởng lão: Sẵn cái cơ sở bên đó nó yên tịnh, tu nó ít có động. Chớ còn nó đông thì nó động lắm. Bởi vậy Thầy nói Thầy cất thất thưa thưa vậy đó là để ở cho biết căn bản thôi. Chứ còn mà nếu tu thật tu thì mình sống biệt lập nơi nào đó, mà nó yên tịnh mình tu.

Mình phải sống độc cư vậy từ 3 tháng đến 1 năm không có nói chuyện với ai hết, mà chịu đựng nổi là kể như là…​( …​ ). Cái tâm nó quay vô, còn nó không có quay vô được thì nó phóng ra, nó xuôi mình phải đi tới, đi lui. Nó làm cho mình buồn bã cực, nó khổ lắm. Nó làm cho mình phải đi à.

Sư Phước Nhẫn: Mình giữ 1 chỗ như vậy mà nó quay tự nhiên nó vô.

(30:50) Trưởng lão: Cái tâm tự nhiên nó vô. Bởi vậy Thầy nói bây giờ mà cỡ nào không tu gì hết đó. Nghĩa là không có pháp gì hết mà cứ cột chân mình vô trong cái chỗ nào đó, mình ở chỗ đó riết rồi nó tuôn ra, nó nghĩ ngợi tùm lum ra hết, mà nó đi không được thì nó cũng xả hết. Chứ đừng nói mình xả. Tại vì cái đó là cái bí quyết. Nhưng mà mình có pháp mình mới ở được, mình không pháp thì không bao giờ ở được.

Không có pháp tu đó, mình không có pháp tu, cái tâm của mình nó tuôn quá, nó đủ thứ chuyện hết. Do đó mình ngồi một chỗ không có được đâu. Nó bắt mình phải đi ra chợ, đi chỗ này kia, dòm bên đây, dòm bên kia, thấy cảnh vật rồi nó khoái. Cho nên nó khoái là nó phóng ra. Chẳng hạn bây giờ mình ngồi đây, mình nhìn 4 cái vách này mình không thấy gì hết. Mà đi ra nhìn cây cỏ cái nó thích. Nó cởi mở trong tâm. Mà ngồi đây trời ơi nó nhìn vòng vòng nó chịu không nỗi. Cái tâm nó vậy, mà cột chặt nó, mày không có được đi đâu hết, nhất định cho mày nhìn vách này chứ không có nhìn…​ “diện bích cửu niên, đốn hộ Bồ Đề” mà. 9 năm mà nhìn vách đá mà không có cần nhìn ra ngoài thì tức là nó phải quay vô thôi. Bây giờ không tu Thiền định gì nó cũng vô à, chứ đừng nói…​

Đó là cái duy nhất. Khi tu rồi mới thấy được cái này. Chứ còn chưa tu thì không biết cái này đâu. Mình tưởng mình cứ ngồi mình cố gắng mà nhiếp tâm cho hết vọng tưởng thì nó đi bậy. Thôi cứ để mình không có biết gì hết, để nó muốn nghĩ gì nó nghĩ kệ nó, nó muốn nghĩ gì nó nghĩ. Nhưng mà nhất định là mày không có được đi ra. Tao cho mày ở trong này hoài. Có cơm này tao đưa cho mày ăn sống thôi, mày cứ ở đây mày không có được đi nữa. Mày muốn gì cũng không được hết, mày muốn đi đâu cũng không được, tao không cho mày nhìn trời, nhìn cỏ, nhìn cây, tao giam mày. Mà vậy chứ mà nó xả đó. Không tu pháp gì cho nó xả.

(32:34) Tại vì cái đầu của mình nó tư duy nó phóng ra nó chịu không nổi, nó phá cái độc cư đi. Cho nên buộc ông Phật có pháp để cho mình lấy cái pháp đó mình tu, để cho nó không có phá cái độc cư của mình, chứ không có gì. Chứ còn không đó thì nó phá. Không có ai mà ở suốt cả 1 năm mà chịu một mình mà ở trong thất mà chịu nổi đâu. Ít ra họ cũng phải đi ra họ làm cái này kia, họ ở một mình trong rừng họ cũng phải làm này kia. Mà làm thì nó cũng động rồi. Nó cũng phóng dật theo cái hành động làm, nó cởi mở, nó không có cô đơn.

Cũng như bây giờ thí dụ như Sư ngồi một mình đi. Nó bắt tay chân của Sư phải thoải mái, phải vẽ, phải nhấp cái này kia đồ, chứ nó không có chịu ngồi không. Bởi vậy nó thanh thản và vô sự, chứ mà có hữu sự trong đó thì nó không có được. Chứ đừng nói! Mình thấy mình cũng sống có mình mình chứ gì, mà cứ ngồi xe lá đồ cũng là hữu sự chứ chưa phải là vô sự. Cũng không giải thoát đâu. Không đơn giản đâu Sư, không có đâu.

Còn cái thứ mà mình đọc kinh sách này thôi cũng như là không có độc cư gì hết đâu. Độc thoại rồi còn gì đâu độc cư. Nó động lắm!

Cho nên tới chừng mà quyết tu là xả sạch không nghe băng, không gì hết. Thầy dạy pháp đó vậy rồi ôm pháp đó tu thôi. Tối ngày cứ bây nhiêu đó mà quét cho sạch, cứ lo mà tẩy trừ các cái chướng ngại pháp trong tâm như Phật đã dạy đi.

8- THẦY DẠY CÁCH SẮP XẾP CON CÁI

(33:56) Sư Phước Nhẫn: Còn như bây giờ đó cũng như con tập vậy thôi.

Trưởng lão: Tập để cho nó có căn bản.

Sư Phước Nhẫn: Căn bản, rồi sau đó…​

Trưởng lão: Sau đó mới quyết định đó.

Sư Phước Nhẫn: Quyết định.

Trưởng lão: Lúc quyết định là lúc phải đi sâu rồi. Một là mình chết, hai là mình sống chứ còn…​

Sư Phước Nhẫn: Lúc đó con về bển, con phải nói với con của con là làm phải làm sao đừng có tới lui thăm viếng gì nữa hết, bên đây chết sống gì kệ nó đi.

Trưởng lão: Có gì thì người ta báo, chứ gì mà lo.

Sư Phước Nhẫn: Dạ, đúng rồi.

Trưởng lão: Có vậy thôi. Các con đừng nghĩ là các con bất hiếu, không phải đâu. Tại vì cái chương trình tu nó có những cái lúc mà phải quyết định. Cái đó nếu mà mình không quyết định thì không giải quyết được. Không tu được.

Sư Phước Nhẫn: Dạ. Mình nói cho nó biết trước Thầy.

Trưởng lão: Nói cho nó biết trước. Bởi vì nó phải có sự quyết định, để nó không uổng cái công.

Cũng như bây giờ mình đi học mà bây giờ mình không quyết định là đỗ Tiến Sĩ thì làm sao mà đỗ? Bây giờ tao học, tao phải quyết định là tao lập luận án Tiến Sĩ, tao phải đỗ Tiến Sĩ chứ. Tụi bây cứ chạy tới chạy lui thì làm sao tao đỗ? Rốt cuộc rồi ba rớt rồi mấy con nghĩ làm sao? Cũng như ba giờ ba nuôi mấy con, mấy con đỗ Tiến Sĩ giờ ba mừng phải không? Mà bây giờ nuôi cho mấy con ăn học, mà rốt cuộc mấy con thi rớt, không làm sao mà ba mừng.

Cũng như giờ ba tu, mà bây giờ ba đỗ mấy con cũng mừng, ba giải thoát thì mấy con mừng. Chứ ba không giải thoát mấy con thấy mấy con không có cái nỗi mừng của một người cha chiến thắng được, như vậy thì các con cũng thấy rằng, cha mình tu hành cũng tốt thôi, cái đó là an ủi thôi. Chứ sự thật đây cũng như là cái con đường đi học. Mục đích mình đi học để có cấp bằng, để có cái tài nghệ của mình, cái tài của mình. Mà bây giờ mình đi học mà không có cấp bằng thì đâu có chứng minh được cái tài của mình chỗ nào! Đi tu thì phải chứng minh được cái sự giải thoát chứ tụi bây cứ thăm hoài tao có giải thoát gì được?!

Sư Phước Nhẫn: Dạ. Để về con nói cho nó nghe cho rõ như vậy.

Trưởng lão: Chứ không phải là mấy con bất hiếu đâu. Mấy con phải hiểu, để cho ba yên ổn, ba giữ gìn tu cho rốt ráo. Ba tu tập được thì các con thấy cả một vấn đề, ba sẽ nói lại cho mấy con biết những cái con đường tu mà. Còn bây giờ ba nói cũng như ba nói láo vậy.

Có vậy thôi!

Sư Phước Nhẫn: Dạ. Thôi như vậy con cũng cám ơn Thầy nha Thầy.

9- KHÔNG ĐỦ SỨC TU PHÁP GOM TÂM, THÌ TU PHÁP XẢ TÂM

(36:17) Sư Phước Nhẫn: Mấy hổm rày con tu tập con thấy nó cũng hơi bớt bớt một chút Thầy. Bởi vì không biết sao mà nó loạn tưởng nhiều quá, trong lúc mà con tu thường 4 phút đó Thầy, loạn tưởng nhiều quá đó rồi con không biết cách nào. Thời gian sau này con chỉnh, con ngồi xụt xuống, bớt lại, có 1 phút thôi cho nó chắc ăn. Rồi con hướng tâm cũng hướng ít lại. Cái hướng tâm của con đó con không có hướng theo cái hôm trước nữa, mà con chỉ hướng cái cách là nhắc cái tâm của mình: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra". Chỉ vậy thôi, để cho nó yên tịnh, đặng cho cái tâm của mình nó không có…​ bị vì cái hướng tâm kia nó dài, với có nhiều câu quá đó Thầy. Cái con hướng câu này, cái rồi con qua cái câu khác nó quên, nó loãng.

Trưởng lão: Nó loãng.

Sư Phước Nhẫn: Nó quên cái nó loãng. Thành ra con đổi lại, không biết như vậy có được không Thầy?

Trưởng lão: Được. Bởi vì mình chưa có tỉnh đó. Cái sức tỉnh mình chưa có, tỉnh giác mình chưa có. Bởi vì nó hay bị vọng tưởng xen vô đó, nó lẫn. Do đó mình nhắc thở: "Tôi thở, tôi biết tôi đang thở". Rồi cái mình thở, cái rồi mình nhắc, thỉnh thoảng mình nhắc.

Coi như là mình tu cái định này gọi là định: "Diệt Tầm Mà Giữ Tứ", tác ý ra đó, nó giữ đó. Cái này nó không phải là định xả tâm. Mà nó định “Diệt Tầm Giữ Tứ” để cho nó có tỉnh giác. Tỉnh giác ở trong cái đối tượng nó, cái đối tượng đó là cái hơi thở. Cho nên mình nói mình nhắc: "Tôi thở, tôi biết tôi thở". Cái rồi một chút mình thở chừng vài ba hơi thở cái mình nhắc lần nữa. Để cho mình lôi mình thêm chút nữa. Chứ mình không nhắc nó cái nó vọng tưởng nó vô.

(38:08) Sư Phước Nhẫn: Dạ. Nhưng mà rồi mình nhắc, mình nhắc nhiều nó quên.

Trưởng lão: Mình nhắc nhiều quá nó cũng loãng.

Sư Phước Nhẫn: Bị mình già rồi đó Thầy, mình có cái tuổi…​

Trưởng lão: Nó khó lắm đó! Tuổi trẻ nó dễ hơn.

Sư Phước Nhẫn: Dạ, tuổi trẻ thì dễ hơn.

Bây giờ thì con tập, hôm trước đó, mấy ngày trước thì con tập 1 phút. Thì mấy ngày sau là con tập được 2 phút. Bây giờ con đang tập 3 phút. Con tập con hướng như vậy đó nó dễ, nó dễ cho con mà nó được tỉnh nữa. Như vậy cũng được Thầy.

Trưởng lão: Được. Nhưng mà nó còn cái vầy nữa Thầy nhắc, nếu mà trong cái thời gian mình tập mà nó tỉnh, mà hễ mình tăng nó lên cỡ chừng 4, 5 phút cái bị vọng tưởng vô.

Sư Phước Nhẫn: Dạ. Nhưng mà mình ráng mình tập như vậy cho nó nhiều được không Thầy?

Trưởng lão: Được. Nhưng mà điều kiện là mình thấy cái thời gian mình tu chừng khoảng 1 tháng, hay hoặc là 2 tháng, mà mình thấy sao mình khắc phục cái đó không nổi. Tức là mình biết rằng cái tâm mình về cái sự tập trung để mà tỉnh thức nó không nổi. Thôi mình tu xả.

Sư Phước Nhẫn: Dạ. Xả làm sao Thầy?

Trưởng lão: Xả không, không có tập trung nữa, không có gom nữa.

Sư Phước Nhẫn: Xả…​

Trưởng lão: À, mình xả là thí dụ như bây giờ mình xả, mình không có nương trong hơi thở nữa. À, mình ngồi mình chơi vầy, mình cứ quan sát cái tâm của mình thôi. Nó khởi niệm thì mình quán cái niệm đó. Chứ mình không có xả mình không có dừng nó. Mà mình quán, mình suy tư cái niệm đó, cái niệm đó cái niệm gì? Thương ghét, giận hờn. Gọi là nó Dục lậu, Hữu lậu, Vô minh lậu. Nó 3 cái lậu hoặc này, mình coi nó ở lậu nào?

À, bây giờ lậu này, tức là mình phân tích cái lậu này, Dục lậu, mình còn thương tiếc cái gì đây? A! Cho nên nó bị do cái Hữu lậu này, cái Dục lậu này nó làm cho mình thương tiếc.

(39:41) Sư Phước Nhẫn: Có khi mình, chẳng hạn như vầy, thí dụ mình nhớ con của mình ấy Thầy.

Trưởng lão: Ờ, cái đó là nó…​

Sư Phước Nhẫn: Rồi cái mình suy nghĩ, mình nói: mình đã lo cái trách nhiệm của mình, nó tròn bổn phận rồi. Thôi bây giờ mình đã bỏ nhà, bỏ cửa mình đi qua tới bên đây để mà mình lo tu cho mình được giải thoát. Mà tại sao mà mình còn đeo bám hoài vậy?” Như vậy mình nói như vậy được không Thầy?

Trưởng lão: Được. Đó là mình quán đó con. Mình quán Vô Lậu đó, quán Vô Lậu để mình cắt đứt Ái kiết sử đó. Mình quán như vậy: “À, cái này Ái kiết sử này đi đi, không có được ở trong tâm!”. Con hướng tâm, con nhắc: “Ái kiết sử này, mày đi chứ không được bén mảng vô cái tâm tao nữa! Tao đã cắt tao đi tu rồi”, nhắc nó vậy đó. Mình ám thị nó vậy đó.

Đã mình quán cái kia rồi. Mình nhắc nhở mình đi, rồi mình ở, mình làm xong bổn phận, con cái lớn khôn rồi. Bây giờ không có được nhớ nó nữa. Đó mình quán vậy phải không? Rồi bắt đầu bây giờ mình mới dùng cái pháp hướng, mình hướng, mình chặt nó. Nhiều lần nó hết hà. Chứ còn không nó dữ lắm, cái ái kiết sử mà, tình cảm mà.

Sư Phước Nhẫn: Sao mà nó lộn xộn con dữ Thầy, bị mấy hổm rày con thấy con buồn quá. Không biết tại sao nữa?

Trưởng lão: Không phải đâu, hễ mà mình càng tu thì nó nổi sóng dậy. Nó nổi dữ lắm à! Chứ không phải, nếu mà mình tu ít ít thì mình không thấy. Mà mình tu nhiều nó nổi lên dữ lắm. Nó nổi lên thì mình, bởi vậy chướng ngại pháp nó tới mà, nhất là mình sống một mình mình nó nổi lên nhiều lắm! Mà nó càng nổi lên thì mình cứ đẩy lui nó. Mình quán vậy đó.

Cho nên vì vậy đó mà, khi mình nhiếp tâm trong hơi thở cái sức tỉnh mình nó tu mà mình già, nó yếu mình gom tâm không có được, cái sức tỉnh nó khó lắm!

Cho nên bây giờ mình cứ quán xả thôi. Xả riết nó thanh tịnh thì nó cũng hết.

(41:30) Sư Phước Nhẫn: Nhưng mà mình phải cho nó một thời gian thì mới, 1 tháng nửa tháng gì nữa đi.

Trưởng lão: Ờ, để cho mình coi thử, coi cái tâm của mình, coi thử nó gom được không. Nghĩa là nó gom không được thì mình biết cái sức già, mình yếu rồi, nó gom không được. Mà nó hễ gom được thì nó căng nó thành bệnh. Nó nguy hiểm! Mình biết là tại sức yếu của mình, mình ráng quá thì nó bị căng thần kinh. Cho nên thôi mình không ráng, mình chỉ xả tâm thôi.

Xả tâm thì tâm nó ly tham, sân, si hết, ly ác pháp hết thì nó cũng thanh tịnh, nó cũng vô định đó. Chứ không gì.

10- ĐI KINH HÀNH KÈM PHÁP HƯỚNG XẢ TÂM

(42:03) Sư Phước Nhẫn: Con thì con đi kinh hành thì con cứ, chẳng hạn như đầu này con lại đầu kia, thì trong lúc đi kinh hành thì con cũng quán cho cái câu mà hổm rày Thầy đặt cho đó Thầy. Chẳng hạn như: “quán ly tham, tôi biết tôi quán ly tham”. Hoặc là đi tới khúc kia thì mình nói lên là: “tâm như cục đất, phải phải lìa, lìa tham sân si ra”. Mình nói như vậy đó đi lại đầu này tới đầu kia mình nói một câu, trở lại đầu này mình nói một câu. Như vậy cũng được Thầy?

Trưởng lão: Được! Cũng được.

Sư Phước Nhẫn: Bởi vì trong cái lúc mình đi kinh hành đó thì nó không có gom nhiều. Gom thì cũng gom vậy…​

Trưởng lão: Nó cũng biết mình đi.

Sư Phước Nhẫn: Mà mình biết mình đi.

Trưởng lão: Nó ít có vọng tưởng hơn. Rồi mình khởi mình nhắc, mình nhắc để mình dùng pháp hướng để mình tạo cái lực. Rồi mình đi nữa, mình đi mình lấy sức tỉnh này mình đi nữa. Rồi mình nương, để mình nhắc. Được, tu vậy được, không sao!

11- TẬP ĐỘC CƯ TỪNG NGÀY, TĂNG DẦN LÊN KHÔNG NÊN VỘI VÀNG

(43:09) Sư Phước Nhẫn: Bởi vì hôm rày con thấy sao con lo quá, con nói tu làm sao mà cứ đứng một chỗ hoài vậy, là sao?

Trưởng lão: Nó bung ra nữa à, may nó đứng một chỗ là mình chặn nó được đó là may à. Không nó bung dữ tợn lắm!

Sư Phước Nhẫn: Nhưng mà con cũng tính là để hôm nào, như chẳng hạn là mai con độc cư 100 phần trăm, con không đi đâu hết. Có đi thì đi vậy thôi, chứ không có ngó tới, ngó lui…​

Trưởng lão: Đi mà phòng hộ, mình đi mình ngó xuống.

Sư Phước Nhẫn: Dạ! Mình không có nói chuyện, không có tiếp duyên với ai.

Trưởng lão: Đó cái đó mình tập thử, nguyên 1 ngày.

Sư Phước Nhẫn: Rồi qua ngày khác mình cũng…​

Trưởng lão: Mình thấy được mình tăng lên, hay hoặc là 5, 3 ngày tìm 1 ngày. Coi như là mình thọ Bát Quan Trai.

Chứ mình tập ngay mà như Thánh không được. Im lặng như Thánh không nổi. Thành ra mình tập từng ngày. Vậy nó được mình tăng dần lên. Thì thế nào tập cũng phải dần được. Chứ còn mình đừng nhảy vô mình làm luống cái 5, 10 ngày đó thì mình tiêu à. Không có được!

Sư Phước Nhẫn: Dạ. Bởi vậy con thấy càng đi sâu vào mình thấy cái sức tỉnh thức của mình nó càng kém Thầy.

Trưởng lão: Kém. Bởi vì nó càng đánh mạnh.

Sư Phước Nhẫn: Đánh mạnh ra, dạ.

Trưởng lão: Hễ mình càng động nó bao nhiêu thì nó bung ra dữ lắm! Cho nên nó làm cho mình thấy sao mà mình không làm được nó.

12- HAI CÁCH THƯ GIÃN THÂN TÂM

(44:17) Sư Phước Nhẫn: Dạ. Trong cái lúc con thư giãn đó Thầy. Con ngồi nghỉ đó, thì mình theo dõi hơi thở cũng được hả Thầy?

Trưởng lão: Được.

Sư Phước Nhẫn: Mình không có nghĩ gì khác hết.

Trưởng lão: Mình không nghĩ gì khác, mình nương theo hơi thở. Nương theo hơi thở mà thư giãn, chứ không phải tập trung.

Sư Phước Nhẫn: Dạ. Con dặn cơ thể con: “Phải thư giãn ra, các cơ buông xuống, thư giãn rồi theo dõi hơi thở ra vô”.

Trưởng lão: Rồi mình thí dụ như con ngồi con không theo dõi hơi thở, con sẽ nhìn cái vũ trụ, cây cỏ này kia, con lắng cái tâm con nghe nó yên lặng, thanh tịnh con biết cái cây cỏ.

Sư Phước Nhẫn: Dạ. Có 2 cách hả Thầy?

Trưởng lão: Có 2 cách. Con thay vì con theo hơi thở thì nó bận tâm hơi thở thì tâm con nó không hòa với cảnh vật. Còn con ngồi con thư giãn cái con biểu: “thân tâm thư giãn xuống đi, thanh thản đi, buông xuống đừng có gồng”. Cái con ngồi con nhìn trời, nhìn cây, này nọ; con nghe trong mình thoái mái, nó như là cỏ cây nó tự nhiên. Nghe nó thư giãn dữ lắm! Nghe nó, làm như tâm mình hòa với cảnh cây cỏ.

Sư Phước Nhẫn: Dạ.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy