SƯ PHƯỚC NHẪN VẤN ĐẠO 03 - THIỀN CỦA ĐẠO PHẬT
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 2000
Thời lượng: [1:25:31]
Tên cũ: 2000-Sư Phước Nhẫn Vấn đạo - 3
(0:00) Sư Phước Nhẫn: Hơi định trên thân, là lúc đó cái hơi thở mình nó bị ghịch vô. Còn cái trạng thái Khinh An Giác Chi, Hỷ Giác Chi nó xuất hiện. Mà cái đó cũng là một cái khía cạnh nhỏ thôi.
Trưởng lão: Cái khía cạnh nhỏ thôi. Tức là…
Sư Phước Nhẫn: Như là nói ai cũng nhập Sơ Thiền được hết, mà nó chưa sung mãn mà mình được một, hai phút hay một tiếng, hai tiếng vậy đó.
Trưởng lão: Cái đó mới tu, nó mới xuất hiện bằng cái trạng thái tưởng, nhưng mà cũng là khinh an…
Sư Phước Nhẫn: Cái đó cũng là cái trạng thái Sơ Thiền?
Trưởng lão: Cũng cái trạng thái Sơ Thiền.
Sư Phước Nhẫn: Con nghĩ đó là Sơ Thiền tưởng thôi.
Trưởng lão: Sơ Thiền tưởng đó. Nó chưa có ly hết hoàn toàn, cho nên cái tưởng nó phải hiện ra thôi. Chứ không có gì hết, nhưng mà nó chưa có chắc đâu, nó phải đi tới cái giai đoạn cuối cùng của nó mới trạch được.
Sư Phước Nhẫn: Thấy cái bóng dáng của nó…
Trưởng lão: Đó, cái đó là cái bóng dáng đó. Đó, cái đó là cái đúng rồi. Cái bóng dáng của Sơ Thiền.
Sư Phước Nhẫn: Thì ba năm trước con cũng có cái trường hợp đó, con muốn hỏi Thầy là: Mình đang ngồi vậy không có dùng pháp tác ý, mình thanh thản tự nhiên cái nó ghịch vô hơi thở. Đó nó ghịch vô hơi thở mình thấy lạ, sao kỳ tự nhiên hơi thở nó ghịch vô. Mà mình muốn ra, ra cũng không được nữa.
Trưởng lão: Nó định. Nó định vô hơi thở.
Sư Phước Nhẫn: Rồi cái bắt đầu cái thân nó nhẹ nhàng, nó tươi sáng lắm, mà như nó bình thường, chứ không thấy nó lạ. Đó, mình: “Ủa, sao cái này ngộ dữ vậy?”. Đó rồi con mới chắc: “Chắc nó vô rồi”.
Trưởng lão: Thì đó, nó vô Sơ Thiền đó, nhưng mà Sơ Thiền tưởng.
Sư Phước Nhẫn: Dạ.
Trưởng lão: Bởi vì trong Bốn Thiền, nó có bốn cái thiền của ngoại đạo và bốn cái thiền của Phật.
Sư Phước Nhẫn: Nhưng mà con không có tác ý. Tự nó vô à.
Trưởng lão: Không có tác ý. Bởi vậy, khi mà tác ý, mình mới làm chủ, mình vô. Còn không có tác ý mà nó vô đó là bị tưởng. Đó phải hiểu chỗ đó.
Sư Phước Nhẫn: Sao nó vô rồi mà…
Trưởng lão: Cho nên vì vậy mà nó vô rồi, mà bây giờ mình muốn nữa thì không được.
Còn khi mà ta dùng cái pháp tác ý đó, người ta vô đó, do cái ý thức người ta điều khiển nó vô, cho nên vì vậy người ta muốn vô hồi nào nó cũng được là vì người ta có cái đường đi.
Còn cái kia nó không có đường đi, bỗng dưng nó mình ngồi yên tịnh chơi vậy thôi, cái bắt đầu nó vô. Nó vô rồi cái nó hết hạn của nó, nó hết thời hạn của nó cái nó ra. Nó ra, giờ mình muốn vô, vô cũng không được. Cái đó nó thuộc về cái…
(01:52) Sư Phước Nhẫn: Cái ông Sư Nghiệp, ông cũng diễn tả cái lúc ông vô là ông nói: Lúc đó nhìn cái tâm mình như cái khối kim cương vậy đó, không thể phóng dật được.
Trưởng lão: Đúng rồi đó.
Sư Phước Nhẫn: Ở ngoài nó không có tác động vô mình được. Nó làm như kim cương vậy đó.
Trưởng lão: Đúng vậy.
Sư Phước Nhẫn: Nên mình an trú cái đó, không có cái nào ở ngoài mà tác động mình phóng dật được hết trơn. Nên kéo dài đến được hai tiếng, sau nó xuất.
Trưởng lão: Nó mất. Cũng nó, nó cũng ra à, bởi vì nó không có cái cách thức để làm chủ đưa nó vào. Còn cái phương pháp của Phật rõ ràng mình thấy trên cái Định Niệm Hơi Thở của Đức Phật đã dạy mình cách thức, để cho mình vào là mình làm chủ mình đi vào.
Sư Phước Nhẫn: Con muốn biết trạng thái nó thôi. Là cái trạng thái lúc đó, là cái hơi thở nó ghịch mình vô, làm như nó buộc mình thở theo nó vậy đó.
Trưởng lão: Đúng vậy.
Sư Phước Nhẫn: Chứ nó không có theo mình.
Trưởng lão: Tức là nó bắt cái tâm nó định trên cái hơi thở.
Sư Phước Nhẫn: Dạ.
Trưởng lão: Nó định trên hơi thở, tức là tâm định trên cái thân nó.
Sư Phước Nhẫn: Mà mình nhẹ nhàng lắm.
Trưởng lão: Đúng rồi. Thì lẽ đương nhiên là hễ nó chịu đựng ở trên đó thì bất kỳ tưởng hay là mình dẫn nó vào mà nó được rồi, thì nó cũng y như nhau, cái trạng thái như nhau. Nhưng mà tưởng là mình không có chủ động được, khi có khi không, cho nên Thầy mới nói nó tưởng.
(02:55) Sư Phước Nhẫn: Cái trạng thái thứ nhì là cái thân định trên tâm nè.
Trưởng lão: Thân định trên tâm là khi nào mà cái thân nó không còn thở nữa. Tức là Tứ Thiền rồi mới là gọi là thân định trên tâm.
Sư Phước Nhẫn: Chứ không phải là Sơ Thiền?
Trưởng lão: Không phải Sơ Thiền đâu. Sơ Thiền thì không bao giờ mà cái thân định được. Cho nên cái thân mà nó không thở nữa, không hoạt động được nó mới gọi là định. Cho nên nó định lên chỗ nào? Nó định lên chỗ cái tâm của nó. Cái tâm mà nó không tham, sân, si đó. Còn cái tâm tham, sân, si thì nó không có định được đâu.
Cho nên vì vậy mà cái tâm của chúng ta còn tham, sân, si thì không bao giờ mà chúng ta nhập được Nhị Thiền. Tức là cái thân nó không định được ở trên cái tâm đó đâu. Mà phải cái tâm hoàn toàn ly dục, ly ác pháp, hoàn toàn là cái tâm nó đã thanh tịnh rồi, thì lúc bấy giờ cái thân nó mới tịnh chỉ được hơi thở nó mới nhập được. Đó hiểu được như vậy thì mới thấy được cái đặc biệt của đạo Phật.
Sư Phước Nhẫn: Thân định trên tâm.
Trưởng lão: Ừ.
Sư Phước Nhẫn: Là trạng thái của Tứ Thiền?
Trưởng lão: Trạng thái Tứ Thiền hết.
Sư Phước Nhẫn: Nhị Thiền với Tam Thiền nó không có gì hết?
Trưởng lão: À nó không có đâu. Sơ Thiền thì tâm định ở trên thân, tức là định trên cái hành của cái thân, tức là định trên hơi thở.
Sư Phước Nhẫn: Nhị Thiền.
Trưởng lão: Còn Nhị Thiền nó diệt rồi, đâu còn nữa. Bắt đầu Nhị Thiền nó thuộc về thân rồi, nó thuộc về định thân rồi.
Sư Phước Nhẫn: Diệt tầm tứ.
Trưởng lão: Nó mới diệt tầm tứ, nó diệt sáu căn của nó rồi: Mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý nó hết. Nó diệt, nó không có hoạt động, cho nên nó rơi vào toàn bộ là nó rời vào ở trong cái hệ tưởng rồi. Coi là Nhị Thiền là khi mà mình nhập Nhị Thiền là mình rơi vào cái thế giới tưởng. Toàn bộ là cái tâm của mình, lúc bấy giờ tâm tưởng, chứ nó không phải là còn ý thức nữa.
Sư Phước Nhẫn: Thân định trên tâm là cái trạng thái Tứ Thiền?
Trưởng lão: Trạng thái Tứ Thiền.
Sư Phước Nhẫn: Nhưng mà, bốn cái câu mà nhập Tứ Thiền, hai câu chót con không hiểu Thầy.
Trưởng lão: Hai câu chót như nào?
Sư Phước Nhẫn:
Như đèn sáng chợt tắt
Tâm giải thoát Niết Bàn
“Như đèn sáng chợt tắt” là sao? Cái tâm lúc đó viết con thấy kỳ quá.
(04:46) Trưởng lão: Bởi vì, “Như đèn sáng chợt tắt” như mình đây, mình đang sống, đang biết rõ ràng, đang hiểu, đang nghe, bỗng dưng nó tối thui ra, tức mất luôn hết đó, như đèn sáng chợ tắt. Tắt là tối thui hết rồi.
Sư Phước Nhẫn: Vậy là nó không có nghĩa bóng?
Trưởng lão: Nó không có cái nghĩa bóng gì, nó tối thui hết hoàn toàn, nhưng mà nó không mất. Nó hay là cái chỗ đó.
Bởi vì thí dụ như bây giờ, Thầy nói như thế này thấy rõ nè. Nhập vào cái Tứ Thiền đó, nó cái trạng thái của nó như thế này. Mình đang biết, đang rõ ràng cũng như cái ngọn đèn đang sáng. Đức Phật đã ví dụ, đã so sánh được cái chỗ này rất rõ. Như cái ngọn đèn nó đang cháy, ánh sáng nó tỏa khắp mọi nơi, đang rõ ràng mình đang biết mà. Mà khi hơi thở nó vừa ngưng một cái là nó tối đen hết, hoàn toàn nó không có còn cái chỗ nào mà gọi là biết nữa hết, nó chỉ còn cái tác ý thôi, nó chỉ còn cái pháp hướng thôi. Lúc bấy giờ nó hướng ra cái mình biết có, mà nó không hướng thì nó mất hết, không còn gì hết. Nhưng mà nó không phải là nó… Cái trạng thái của nó lúc bấy giờ nó tuyệt vời, nó gấp trăm ngàn lần cái trạng thái của Sơ Thiền, hỷ lạc của Sơ Thiền.
Sư Phước Nhẫn: Là mình thật cảm giác cái đó…
Trưởng lão: Nó cảm giác chứ. Bởi vì cái cảm giác mà chúng ta luyện, cảm giác toàn thân, cái cảm giác nó còn.
Sư Phước Nhẫn: Rồi qua Tam Thiền nó đã xả thọ rồi…
Trưởng lão: Nó xả thọ, nó xả tưởng rồi, nó ly tưởng rồi. Cái cảm giác này là cảm giác của thức uẩn rồi. Bởi vì con thấy cái tưởng nó cũng còn có cái cảm giác của tưởng khi mình nằm chiêm bao chứ gì? Thì cái thức uẩn này nó hoạt động rồi, thì ở Tứ Thiền thì nó mới sống dậy, nó hoạt động thì cảm giác của thức uẩn, chứ đâu phải là của tưởng uẩn, của ý thức nữa đâu. Con hiểu chỗ này chưa?
Bởi vì cái thọ của cái tâm này nó vẫn còn, chứ nó đâu có diệt được. Nó cái thọ của tưởng nó cũng còn, khi mà ý thức con ngủ ha, thì con chiêm bao thì cái thọ của cái tưởng nó có mà. Cho nên mình đánh thức được cái tâm thức, thức uẩn đó, thì khi mà thức uẩn nó hoạt động là khi nhập Tứ Thiền, cái thức uẩn nó mới sống dậy, nó mới hoạt động, cho nên nó có cái cảm giác của nó, cho nên nó tuyệt vời hơn là tất cả những cái…
Sư Phước Nhẫn: Tưởng.
Trưởng lão: Bởi vậy.
Sư Phước Nhẫn: Vậy là Tứ Thiền … (Không nghe rõ).
(06:47) Trưởng lão: Nó không phải tưởng, nó thuộc về tâm thức của nó rồi. Nó thuộc về tâm thức chứ không phải tưởng. Tưởng là dừng, ly rồi. Ly hồi ở Tam Thiền nó ly cái tưởng rồi. Cho nên cái cảm giác tưởng nó không còn nữa, mà đây là cái cảm giác của tâm thức, thức uẩn đó, cảm giác của tâm. Đây bây giờ mới nói tâm, chứ không phải ý nữa rồi.
Hồi đầu tiên thì chúng ta dùng ý phải không? Là sắc, thọ, tưởng, hành, thức, ý thức đó. Thì tới cái tưởng là chiêm bao chứ gì? Bây giờ tới cái thức uẩn nè, là tâm rồi đó. Bây giờ cái này mới thật sự gọi là tâm, mà cảm giác của tâm rồi đó. Đó chính cái chỗ này là mới cái chỗ mà dẫn tâm vào Tam Minh: Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh…
Sư Phước Nhẫn: Vậy là cũng có cái thọ, mà thọ của tâm?
Trưởng lão: Thọ của tâm, nó không phải thọ của tưởng, mà không phải thọ của ý thức nữa.
Sư Phước Nhẫn: Vậy nó chia làm ba phần: Thọ của sắc, thọ của tưởng và thọ của tâm. Vậy là ba cái thọ.
Trưởng lão: Ba cái thọ. Bởi vậy Thầy nói ba cái biết rõ ràng mà. Mà thọ với hành nó đều mang theo hết. Thí dụ như bây giờ về ý về sắc thức của mình đó thì nó có cái thọ với cái hành của sắc, cho nên cái thân mình có cảm thọ đó. Rồi về tưởng đó thì nó cũng có cái hành và cái thọ của tưởng. Rồi về cái tâm thức đó thì nó cũng có cái hành và cái thọ của tâm thức, chứ làm sao mình bảo diệt cái này. Mấy cái uẩn này nó còn đeo theo nhau đó.
Cho nên khi mà vào Tứ Thiền nói tôi mất, đâu mà mất, không có mất đâu. Tôi, cái tâm thức tôi còn tuyệt vời hơn nữa. Lúc bấy giờ, mình mới sống là không có không gian, thời gian mà với thực tế, còn cái tưởng nó, nó chỉ là cái ảo giác thôi, nó không thực. Bởi vì đến chỗ này, tôi đến chỗ này mới thấy tuyệt vời.
(08:15) Sư Phước Nhẫn: Câu số sáu, Thầy bữa hôm Thầy có nói là có ba cách nhập Sơ Thiền:
Thứ nhất là: Thiện xảo nhập định.
Thứ nhì là: Khéo léo an trú.
Thứ ba là: Thiện xảo sống trong định.
Cái pháp thứ nhất là Thiện xảo nhập định đó Thầy.
Trưởng lão: Bây giờ: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, đó là cách thức thiện xảo để nhập định, để tức là cái tâm mình biết hơi thở ra vô, chứ không gì. Đúng không?
Sư Phước Nhẫn: Cái thiện xảo nhập định, mà Thầy nói là khéo léo ly dục, ly bất thiện pháp để vào Sơ Thiền.
Trưởng lão: Ừ. Thì mình khéo léo đó. Mình khéo léo mà thôi bây giờ mình dẫn cái tâm của mình, rồi bắt đầu đó bây giờ mình dẫn vào biết cái hơi thở. Đây là cái giai đoạn đầu của mình để mà thiện xảo, để mà nhập định đó ha, thì đây là cái đề mục thứ nhất nè.
Rồi tới cái đề mục thứ hai nè là hơi thở thông suốt nè, cũng là thiện xảo nè, mà để mà nhập định nè. Rồi cái: “Hơi thở… cảm giác toàn thân” nè, cũng là cái thiện xảo để mà nhập định nè. Chứ chưa phải nó… Đâu phải một cái pháp, một cái đề mục này mà nhập được liền đâu. Cho nên nó chưa khinh an, chưa có hỷ lạc thì nó làm sao mà gọi là nhập vào Sơ Thiền được.
Nó nhập vô nó phải có khinh an, hỷ lạc. Cho đến khi mà an tịnh thân hành, an tịnh tâm hành đó, bắt đầu đó nó mới có nhập được đó. Thấy chưa? Nó có hỷ lạc rồi đó. Đó mình dẫn cho tới đó đó, nó mới có được cái hỷ lạc của nó, mà hỷ lạc của nó là bắt đầu mình mới nhập thôi. Nhưng mà mình an trú được nó, là phải ly tham, sân, si cho sạch hết nó mới an trú được. Nó an trú được cái khoảng thời gian nó vậy chứ nó sống chưa được đâu. Phải không?
Rõ ràng là đầu tiên đó, thiện xảo mà nhập định phải không? Đó bây giờ thiện xảo nhập định, thì nó mấy cái đề mục đầu tiên cho tới khi mà: “An tịnh tâm hành, tôi biết tôi hít vô. An tịnh tâm hành, biết thở ra”. Đây là nó mới thiện xảo mà nhập được định thôi. Sáu, bảy cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở mà mình thiện xảo mình vô chứ chưa chắc đã là mình, khó vô chứ không phải dễ đâu.
Rồi bắt đầu bây giờ vô được cái Sơ Thiền rồi, mới có nhập vô thôi, nhưng mà bây giờ an trú kéo dài ra chứ đâu phải nhập vô rồi cái nó mất liền, chút cái nó mất á. Không khéo mình không có thiện xảo mà để an trú nó thì nó sẽ mất. Nhập vô được mà không thiện xảo là nó mất. Phải không? Có đúng không? Rồi bây giờ đó mình thiện xảo để kéo dài nó thì phải quán ly tham, quán ly sân đó. Đó là cách thức thiện xảo để cho nó an trú.
Sư Phước Nhẫn: Tiếp tục vầy dùng hơi thở … (Không nghe rõ).
(10:30) Trưởng lão: Dùng hơi thở mà để mà ly tham, ly sân, si. Cho nó đến khi mà nó định tĩnh được đó, thì lúc bây giờ nó mới là an trú ở trong cái định một giờ hay hoặc hai giờ tùy theo. Khi mà dùng cái phương pháp này đó mình mới an trú được. Rồi bây giờ mới xả ra, mà cách thức mà để thiện xảo đó, để mà cho nó sống ở trong định là cái khó nhất đó, chứ không phải dễ. Mình sống mình không có nhập định, không có gì hết mà luôn luôn nó sống, nó sống ở trong cái trạng thái của Sơ Thiền.
Sư Phước Nhẫn: Cái đó tu pháp nào Thầy?
Trưởng lão: Đó bắt đầu mới tu cái Thân Hành Niệm, nó mới là thiện xảo, nó mới Bảy Giác Chi xuất hiện, mới mình mới sống được. Chứ không phải dễ đâu, nó thiện xảo, nó có pháp đàng hoàng, chứ không phải là nó thiện xảo là mình khéo léo như thế nào mà vô được đâu. Nó có pháp để mà thiện xảo. Thầy nói vậy con có hiểu chưa? Đó nó có từng pháp chớ, thiện xảo để nhập, phải biết cái pháp nào mình thiện xảo để nhập.
Sư Phước Nhẫn: Thành ra con, ý con muốn hỏi Thầy ba cái giai đoạn thì mình có ba pháp, để mà nhập ba cái giai đoạn, là cái giai đoạn thứ nhất là thiện xảo nhập định là mình tu cái pháp nào?
Trưởng lão: Thiện xảo mà nhập định đó thì mình tu từ cái đề mục mà thứ nhất đó, cho đến cái đề mục mà an tịnh tâm hành. Đó là mình thiện xảo, mình nhập định rồi.
Sư Phước Nhẫn: Rồi giai đoạn thứ hai là khéo léo an trú là tu cái pháp nào?
Trưởng lão: Mình khéo léo mà thiện xảo để cho mình an trú được đó, thì bắt đầu tiếp tục từ cái quán ly tham, quán ly sân cho đến khi mà với tâm giải thoát, hay với tâm định tĩnh đó, thì đó là cái giai đoạn an trú.
Sư Phước Nhẫn: Rồi đó mình xả ra.
Trưởng lão: Xả ra. Rồi bắt đầu bây giờ đó mình xả ra, mà mình muốn sống ở trong cái thiền định đó, thì mình thiện xảo, khéo léo thiện xảo để cho mình sống được ở trong cái thiền định. Thì lúc bấy giờ đó tập cái pháp Thân Hành Niệm thì nó sẽ Bảy Giác Chi nó xuất hiện ra, thì tức là mình thiện xảo, mình sống ở trong định được rồi. Thấy chưa? Thấy cái pháp chưa? Nó rõ ràng.
Sư Phước Nhẫn: Thành ra lúc đó là mình, Thân Hành Niệm mà nó tròn rồi là dẹp luôn, lúc đó…
(12:28) Trưởng lão: Là coi như là mình, coi như là Thân Hành Niệm mà tròn rồi, coi như là mình thiện xảo là sống trong định rồi.
Sư Phước Nhẫn: Vậy là mình ở đó luôn?
Trưởng lão: Ở luôn. Coi như là luôn luôn…
Sư Phước Nhẫn: Khỏi xuất gì hết?
Trưởng lão: Khỏi xuất khỏi nhập gì hết. Bởi vì sống mà. Cho nên kinh sách của Phật dạy rất cụ thể rõ ràng lắm: thiện xảo nhập định nè, thiện xảo an trú nè, thiện xảo sống trong định nè. Có đúng không? Mà người ta không biết pháp nào. Có phải thuở giờ con đọc kinh con biết pháp nào mà thiện xảo nhập định chưa? Chưa biết nè.
Sư Phước Nhẫn: Dạ.
Trưởng lão: Mà định của Sơ Thiền thì nó phải do ly dục sanh hỷ lạc, mới nhập Sơ Thiền. Mà giờ mình không hỷ lạc, làm sao mình gọi mình nhập cho được, mình nhập được Sơ Thiền. Cho nên người ta dẫn tới an tịnh tâm hành, an tịnh thân hành thì người ta mới có hỷ lạc. Hỷ lạc do đó người ta mới nhập được rồi. Có phải đúng không?
Rồi bắt đầu bây giờ quán ly tham, quán ly sân cho tới tâm định tĩnh của mình, thì như vậy là cái khoảng thời gian đó mà dẫn được cái tâm mình an trú được ở trong cái trạng thái hỷ lạc này chứ gì? Đúng chưa? Thì vậy là an trú chứ gì?
Có gì không con?
(13:23) Con thấy tới cái thiện xảo để mà sống trong định. Phật khéo thiệt đúng, bởi đức Phật nói, mà Thầy là con người có thực tập, cho nên Thầy mới biết được phải dùng cách nào. Cho nên tới cái pháp Thân Hành Niệm Thầy mới thấy đúng là bây giờ Bảy Giác Chi nó xuất hiện mình mới sống được, chứ còn nếu không có cái này làm sao sống được.
Có Bảy Giác Chi tức là con thấy luôn luôn, Bảy Giác Chi nó xuất hiện thì luôn luôn cái Khinh An Giác Chi, Hỷ Giác Chi luôn luôn nó có mình thì cái trạng thái hỷ lạc của Sơ Thiền, chứ đâu phải là cái gì khác hơn hết. Mà đó là cái trạng thái nó xuất hiện để mà nó luôn luôn nó sống mà. Bảy Giác Chi là bảy cái bồ đề của người ta, bảy cái sự giải thoát của đạo Phật rồi, chứ đâu còn gì nữa, mà nếu mà Bảy Giác Chi nó xuất hiện thì coi như cái người đó đã luôn luôn họ sống với cái năng lực kinh khủng đó, chứ đâu có thường nữa. Cái Sơ Thiền của người ta mà, chỗ mà cái tâm nó hết tham, sân, si nó thiệt là đúng là cái tâm thanh tịnh vô cùng rồi.
Sư Phước Nhẫn: Ở trong kinh có nói là “ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền”, chỉ nói đại khái thôi.
Trưởng lão: Đại khái.
Sư Phước Nhẫn: Còn cái phương pháp vô như hơi thở với Như Lý Tác Ý là không có nói, mà nói mấy bài kinh khác. Chứ còn cái phương pháp tổng quát thì không có nói.
Trưởng lão: Không có nói. Qua cái kinh nghiệm người tu, người ta mới biết.
(14:25) Sư Phước Nhẫn: Còn trong, lúc băng trước Thầy có nói là trong định nó không có trí tuệ. Sao kỳ vậy Thầy?
Trưởng lão: Trong định thì nó định, nó không có trí rồi.
Sư Phước Nhẫn: Nhập định mà không có trí?
Trưởng lão: … (Không nghe rõ) không có trí. Mình xả ra rồi, nó mới có trí. Chỉ có cái Sơ Thiền là nó, cái định của nó, tâm định đó nó trí tuệ vô cùng lận, nó tầm thiện không à. Cho nên con thấy cái Sơ Thiền thì nó có năm cái chi thiền: Tầm, tứ, hỷ, lạc đó, nó mới nhất tâm đó.
Sư Phước Nhẫn: Chứ không phải định Thầy?
Trưởng lão: Ờ. Cho nên nó không phải định của thân mà nó định của tâm, cho nên nó còn tuệ người ta.
Sư Phước Nhẫn: Bởi vì nhiều người nói là tầm, tứ, hỷ, lạc, định. Con nói không phải, tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm.
Trưởng lão: Nhất tâm.
Sư Phước Nhẫn: Họ không chịu, họ đọc kinh … (Không nghe rõ).
Trưởng lão: Định sao được. Nhất tâm mà làm sao định.
(15:02) Sư Phước Nhẫn: Dạ, bởi vì trạng thái Sơ Thiền là trạng thái tâm, chứ đâu phải thân đâu. Bởi vì con định nghĩa như này: Cái chữ định nó có hai phần, phần tâm là nhất tâm, còn phần thân mới gọi là định. Chứ còn bình thường hiểu chữ định là nó gọn lại một nghĩa, là ngồi một cục đó, thành ra không phải.
Trưởng lão: Là ngồi giống ông Phật, không đúng.
Sư Phước Nhẫn: Thành ra Sơ Thiền đâu phải là ngồi một cục đâu.
Trưởng lão: Đúng rồi. Không phải đâu.
Sư Phước Nhẫn: Mình vẫn đi tới đi lui sinh hoạt.
Trưởng lão: Đi tới đi lui sinh hoạt.
Sư Phước Nhẫn: Cho nên gọi nhất tâm mới đúng.
Trưởng lão: Ừ, nói nhất tâm mới được.
Sư Phước Nhẫn: Còn nói mà tầm, tứ, hỷ, lạc, định đó thì nó trật, bởi vì chữ định nó có nghĩa là ở một chỗ.
Trưởng lão: Sai rồi. Cái đó không đúng. Dùng cái chữ định chỗ đó nó không đúng đâu.
Sư Phước Nhẫn: Nó ở một chỗ, nó không có thay đổi là về thân thì thành chữ định được, còn về tâm thì không được.
Trưởng lão: Không. Thầy thấy ở trong kinh sách Phật thì nói nhất tâm, chứ ít có nói định, nhưng mà người ta hiểu, cách thức hiểu người ta nói vậy.
Sư Phước Nhẫn: … (Không nghe rõ) con thấy trong kinh Nikaya cũng là nhất tâm, chứ không phải định.
Trưởng lão: Nhất tâm chứ không phải định. Cho nên cái kiến giải, cái hiểu người ta, người ta tưởng là nhất tâm là định.
Sư Phước Nhẫn: Dạ.
Trưởng lão: Thành ra cái đó là sai không đúng.
Sư Phước Nhẫn: Vậy đó thuộc về phần tâm. Còn định đó thì nó thuộc phần thân.
Trưởng lão: Phần thân. Thân mới đúng.
Sư Phước Nhẫn: Nói vậy là trong định nó không có trí tuệ hả Thầy?
Trưởng lão: Không có trí tuệ. Bởi vì khi mà Diệt Thọ Tưởng Định rồi, nó đâu có tuệ Tam Minh được.
Sư Phước Nhẫn: Còn mấy định Nhị Thiền đến Tứ Thiền?
Trưởng lão: Định Nhị Thiền, Tứ Thiền nó đâu có tuệ đâu. Hễ mà nhập định rồi nó đâu có tuệ.
Sư Phước Nhẫn: Nó không có trí hả Thầy?
Trưởng lão: Nó không có trí trong đó. Nó làm sao trí trong đó, trí nó động làm sao định được.
Sư Phước Nhẫn: Hồi nãy Thầy nói vô Tứ Thiền nó cũng còn sáng suốt mà.
Trưởng lão: Nó vẫn còn sáng suốt, nhưng mà khi đó, cái tâm thức của mình nó hoạt động rồi thì bắt đầu mình mới dẫn nó đi thôi. Mình dẫn đi nó mới có tuệ Tam Minh của nó, chứ còn mình không dẫn nó thì coi như hoàn toàn nó ở trong cái định của Tứ Thiền, thì coi như nó hoàn toàn nó nằm im lìm đó à. Nó một cục đó thôi, chứ nó không có hoạt động gì hết, nhưng mà nhờ cái pháp mà tác ý, Như Lý Tác Ý của mình, nó trở thành lực của nó, nó mới tác ý ra thôi.
Cho nên thành ra khi mà vô đó thì như đèn sáng mà chợt tắt. Đức Phật đã nói, cái bài kệ nó đã nói vậy đó: “Như đèn sáng chợt tắt”, cho nên nó tối thui hết hoàn toàn nó hết. Nhưng mà lại cái tâm thức mình nó hoạt động liền. Lúc bấy giờ, cái pháp hướng mà nó cái Trạch Pháp Giác Chi đó, nó tác ý một cái là cái tâm thức nó hoạt động liền. Nó muốn Túc Mạng Minh là ngay đó nó sáng rỡ, nó ở chỗ nào nó cũng biết hết, coi như nó không tối nữa. Mà hễ khi mà nó không tác ý ra rồi thì nó như đèn sáng mà chợt tắt, nó nằm định cục, nó định ở trong cái định nó cục, nó cục cứng ngắc không có gì hết, nó không biết gì hết, nó không có tuệ đâu. Nhưng mà khi mà đó nó cái pháp, cái Trạch Pháp Giác Chi là cái tuệ đó, nó tác ý ra một cái là nó thực hiện cái tuệ Tam Minh của nó liền, nó soi chỗ nào nó cũng thấy hết.
(17:44) Sư Phước Nhẫn: Con muốn hỏi cái câu số 9 này là cái tâm thức đó, cái tâm thức Thầy nói đó là cái lực hay là cái sự hoạt động của tế bào não Thầy?
Trưởng lão: Nói chung là cái tâm thức của chúng ta, tức là thức uẩn đó ha, là cái sự hoạt động của tế bào não, của cái nhóm của nó ở trong đầu của chúng ta.
Sư Phước Nhẫn: Chứ không phải là cái lực?
Trưởng lão: Chứ không phải là cái lực nữa. Bắt đầu đó khi mà chúng ta nhập vào cái định đó rồi, thì tất cả những cái nhóm tế bào kia nó đều dừng lại hết. Nhóm tế bào của ý thức nó dừng ha, nhóm cái tế bào của tưởng thức nó cũng dừng ha, cho nên nó không còn mộng mị, chiêm bao. Phải dừng tất cả này thì cái nhóm tế bào mà, cái thức uẩn này nhóm tế bào này nó mới hoạt động. Nó hoạt động mình mới hướng tâm được nè.
Sư Phước Nhẫn: Như vậy là cái tâm thức Thầy nói đó là cái phần thứ ba, cái biết cái thứ ba là cũng do sự hoạt động của tế bào não?
Trưởng lão: Của tế bào não.
Sư Phước Nhẫn: Như vậy là khi mà mình dẫn tâm nhu nhuyễn, dễ sử dụng để mà hướng tâm về Tam Minh đó thì cũng phải xài cái tế bào não?
Trưởng lão: Tế bào não á.
Sư Phước Nhẫn: Nói vậy là khi mà mình nhập Niết Bàn rồi thì tế bào não nó không còn?
Trưởng lão: Không còn nữa.
Sư Phước Nhẫn: Không vô Tam Minh nữa được.
Trưởng lão: Không. Hết rồi.
Sư Phước Nhẫn: Lúc đó hết Tam Minh rồi … (Không nghe rõ).
Trưởng lão: Hết rồi. Không còn nữa. Tức là…
Sư Phước Nhẫn: Là mình nhập Niết Bàn không có Tam Minh?
Trưởng lão: Không có Tam Minh. Tức là hết cái bộ phận, cái máy móc của mình hoạt động rồi.
Sư Phước Nhẫn: Dạ. Như vậy là thí dụ như đức Phật bây giờ là cũng không có Tam Minh luôn?
(18:42) Trưởng lão: Không phải không có Tam Minh, nhưng mà điều kiện mình nói không có Tam Minh thì không đúng. Bởi vì bây giờ đức Phật muốn có một cái cỗ máy, mà chỉ sử dụng nó thì đức Phật làm được mà.
Sư Phước Nhẫn: Nhưng bây giờ Ông nhập Niết Bàn, Ông … (Không nghe rõ).
Trưởng lão: Bây giờ Ông nhập Niết Bàn rồi, nhưng mà cái lực tu của cái pháp mà Trạch Pháp Giác Chi đó, Ông chỉ cần mà hợp các gen (gene) này nó thành cái hệ thống của cái cỗ máy này, rồi Ông sử dụng, Ông hoạt động Tam Minh chứ.
Sư Phước Nhẫn: Vậy là Ông làm ra một cái thân khác?
Trưởng lão: Thân khác dễ dàng lắm.
Sư Phước Nhẫn: Mà bây giờ không làm thì không … (Không nghe rõ).
Trưởng lão: Bởi vậy, người ta nói muốn tái sanh hay hoặc muốn làm gì nó làm được hết hết à.
Sư Phước Nhẫn: Dạ thành ra nếu … (Không nghe rõ).
Trưởng lão: Còn bây giờ nếu ở Niết Bàn thì thôi khỏi, khỏi nói.
Sư Phước Nhẫn: Không có Tam Minh.
Trưởng lão: Không có Tam Minh gì hết, hoàn toàn nó ở trong cái trạng thái an ổn của nó nhất thôi. Mà khi mà ở trong đó, nó có cái lực của nó còn, cái lực của nó luyện còn, nó hễ nó khởi muốn một cái gì đó, nếu cái lực đó nó muốn kết hợp, thì ngay đó nó các gen ở trong cái môi trường sống này nó hợp lại, thành nó trổ ngay.
(19:54) Sư Phước Nhẫn: Cái chỗ này con thấy nó cũng kỳ. Bởi vì cái câu cái bài Người Chiến Thắng, nó có cái câu nói, Thầy trả lời là, Thầy nói: “Niết Bàn đâu mà nhập, chỉ có mình an ổn ra đi thôi”. Cái chỗ ra làm sao Thầy?
Trưởng lão: Thì cái đó là cái sợ người ta chấp vào cái Niết Bàn. Nhưng mà cái đó là cái trạng thái của cái…
Sư Phước Nhẫn: Chấp có, chấp không hả Thầy?
Trưởng lão: Chấp có, chấp không. Thành ra Thầy muốn phá cái chỗ đó thôi. Chứ còn sự thật ra thì khi một cái người mà ở trong cái trạng thái mà bây giờ mình thanh thản, an lạc, vô sự đó, thì khi mà cái người mà người ta nhập vào cái trạng thái đó, thì cái trạng thái nó vĩnh viễn rồi. Chứ nó không phải là cái cõi giới Niết Bàn, cái trạng thái tâm của chúng ta, hiện là chúng ta đã nhận ra được thì khi chúng ta mất thì nó cũng ở đó, nó không đi chỗ nào khác được.
(20:31) Sư Phước Nhẫn: Con còn hai câu hỏi nữa là cái câu này. Thành ra con cũng thắc mắc ở chỗ này hoài. Cái sự liên hệ giữa ý căn và cái nghiệp quá khứ nó ra sao Thầy?
Bởi vì ở đời ta nói người này trả nợ người kia, người kia trả nợ người nọ. Mình không có chứng minh được cái thực tế, thực tế mình có cái ý căn. Ý căn nó phát khởi ra cái niệm. Đó thì từ đó mình mới nói rằng nào là do cái nghiệp. Thì con muốn hỏi là giữa sự liên hệ với ý căn và cái nghiệp quá khứ nó có liên hệ sao?
Trưởng lão: Có, có liên hệ. Bởi vì hầu hết là cái ý căn của chúng ta nó đều làm sau cái nghiệp. Cái nghiệp của nó đi trước, nó dẫn trước. Cũng như bây giờ, mình đưa cánh tay ra, là dường như là vô thức, chứ không phải ý thức của chúng ra đưa cánh tay. Coi như là bây giờ Thầy nói khi mà tập Thân Hành Niệm rồi, chúng ta mới thấy rõ là chúng ta làm sau cái hành động của chúng ta, nghĩa là cái ý thức nó đi sau cái hành động của nó. Cho nên gọi là cái hành động đó là cái thói quen của chúng ta thôi. Cũng như giờ, hai cái chân mình bước đi vậy, thì rõ ràng là cái biết của mình nó sau cái bước của mình, chứ không phải là cái biết của mình trước, tức là ý thức sau cái biết.
Cho nên vì vậy, mà cái bước của chúng ta nó là cái nghiệp. Hiểu Thầy muốn nói chưa? Cho nên vì vậy mà, nếu mà cái ý của chúng ta, nó tập mà nó làm chủ được cái nghiệp của nó thì nó chuyển được cái nghiệp của nó, nó không còn khổ nữa.
Còn trái lại, bây giờ chúng ta làm theo cái hành động thói quen, mà cái thói quen đó gọi là nghiệp. Cho nên vì vậy, mà nó làm trong cái vô minh của nó, cho nên do đó nó tạo ác, nó tạo khổ mà nó không biết, rằng nó thọ khổ rồi nó than thân nó vậy, chứ còn sự thật ra thì nó hoàn toàn nó ngoài cái ý thức chủ động. Nếu mà cái ý thức của chúng ta, mặc dù cái ý thức của chúng ta nó có những cái điều kiện, nó tạo thành nghiệp. Nó có điều kiện, cái ý thức nó tạo thành nghiệp.
Thí dụ như bây giờ, cái ý thức con nè muốn bắt con vật này cắt cổ nè, muốn hại cái người này, muốn ăn trộm này, thì cái ý thức nó có chủ động, nhưng mà ngầm ở trong đó có cái nghiệp, cái nghiệp nó làm cho con phải trở thành có cái ham thích đó mà làm cái chuyện đó.
Sư Phước Nhẫn: Thành ra cái nghiệp điều khiển ý căn?
Trưởng lão: Nghiệp nó điều khiển ý căn. Cho nên Thầy đã nói rằng cái ý căn nó đi sau cái nghiệp.
Sư Phước Nhẫn: Cái nghiệp quá khứ nó tác động mình sao Thầy? Thí dụ như trong gia đình, vợ chồng, anh em nhau, cha mẹ rồi nó có cái sự liên hệ nghiệp với nhau.
Trưởng lão: Có sự liên hệ nghiệp nhau.
Sư Phước Nhẫn: Cái ý căn nó khiến cho mình, cái ý căn để mình làm.
Trưởng lão: Để mình làm, để mình… Để đời này, đời kia, nó cấu kết nhau để nó trả những cái nghiệp này.
Sư Phước Nhẫn: Nó có sự vô hình ở trong đó.
(22:58) Trưởng lão: Nó có sự vô hình trong này. Cho nên vì vậy nó, thí dụ như chẳng hạn là trong cái đời trước, nó cũng như là những cái người bạn quen mình, có tạo những cái điều hay hoặc là những người hàng xóm của mình thôi trong cái đời trước, nó tạo những cái điều vui buồn với nhau, nó gieo cái nhân quả với nhau trong này. Sau khi kiếp này, kiếp tới thì nó sẽ trở thành con cái nhà này trong nhà này, để nó mà vay nợ hoặc là trả nợ nó.
Thí dụ như đứa con nó hiếu, nó lo cho cha mẹ nó, thì cha mẹ nó thì lại là không có thương đứa con này mà hay dường như là không ưa nó như thế này thế khác. Còn không thì một đứa con sanh ra nó phá của cải, tài sản mà cha mẹ luôn luôn thương đứa này. Đó là những cái mà vay trả của cái nhân quả của nó mà trong cái tiền kiếp, là hồi là cái kiếp trước của mình nó tạo như thế nào, để kiếp này nó sẽ gặp nhau ở trong cái gia đình của mình như vậy để mà vay trả như vậy thôi.
Sư Phước Nhẫn: Cái này nó trừu tượng quá Thầy.
Trưởng lão: Nó trừu tượng, nhưng mà sự thật ra nó coi như là cái nghiệp nó điều khiển cái ý của chúng ta, chớ không phải là cái ý.
Cho nên đạo Phật dạy chúng ta lấy cái ý mà điều khiển cái nghiệp, là chuyển nghiệp, nó rõ ràng. Bây giờ, thí dụ như cái tình cảm mà chúng ta nó khởi lên, nó thương nhớ cha mẹ, anh em đi nữa, thì chúng ta thấy đây là cái nhân quả, tức là nó đã chuyển được, mà chúng ta không thấy nó nhân quả thì chúng ta thương nhớ. Thì tức là nó thương nhớ, đó là nó cái nghiệp nó đã chuyển cái ý của mình để làm cho thương nhớ vậy. Đó là cái nghiệp nó làm chủ cái ý.
Còn trái lại, bây giờ đạo Phật dạy chúng ta lấy cái ý mà làm chủ cái nghiệp. Thì hai cái này nó mới được, có hiểu như vậy thì mới có thể nó là tu mới chính xác được, mới giải thoát được. Nó mơ hồ lắm, nhưng mà điều kiện chúng ta tư duy suy nghĩ kỹ, chúng ta cũng hiểu được.
Sư Phước Nhẫn: Dạ, đây con thấy cái thời gian này thì nó quá dài. Rồi cái đi tái sanh đâu phải là một tái sanh một đâu. Rồi một cái hình thức để mà trả đó, rồi ai mà ghi chép đó, sắp nó vô trong cái khung, để mà mai mốt mình trả lại.
(24:46) Trưởng lão: Bởi vì mỗi cái nó đều thảy ra nó không bao giờ nó mất. Một hành động thiện, một hành động ác của mình, mình thảy ra nó không bao giờ mất. Hoàn toàn là nó lưu giữ lại, nó lưu giữ lại hoàn toàn những cái đó, nó không có mất một cái hề gì. Chứ không ai ghi chép nó hết, không có ai mà ngồi đó mà tính sổ, ghi chép nó hết, nhưng mà nó lưu giữ, tự nó lưu giữ hết.
Cho nên một cái người mà có cái tưởng mà mạnh mẽ, người ta giao cảm được những cái hình ảnh đó, người ta nói lại không sai, không có trật. Nếu mà nó không lưu giữ thì anh làm sao anh giao cảm được. Vì có lưu giữ, cho nên vì vậy mà anh nói ra, anh thảy ra thì cái từ trường anh không mất đâu. Cho nên đó là nó trở thành cái lực của nghiệp rồi.
Sư Phước Nhẫn: Nó có hai phần, một phần đi tái sanh, cái nghiệp đi tái sanh, một phần còn lưu giữ lại trong không gian.
Trưởng lão: Nó luôn hoài hoài nó ở trong không gian này, nó có những cái từ trường, nó tham, sân, si nó luôn luôn nó giữ.
(25:37) Sư Phước Nhẫn: Còn cái câu hỏi cuối cùng là cái câu hỏi này, trong vấn đề thiền. Cái này định nghĩa về giáo. Con lâu rồi con đọc sách nhiều cái một người là trả lời một cái, một người định nghĩa một cái. Mà con muốn hỏi Thầy coi định nghĩa chắc lại là cái thiền là gì? Định nghĩa như thế nào cho nó chính xác nhất? Mà bình thường ta nói tu thiền, tu thiền, mà trong kinh thì đâu có nói, dùng cái chữ thiền nhiều.
Trưởng lão: Thực sự ra thì những cái danh từ mà người ta dùng thì kẻ thì chú giải, chú thích cái nghĩa này, người chú thích nghĩa khác, nó làm cho chúng ta nó rất là khó hiểu. Cho nên nói Sơ Thiền, tức là ở trong kinh sách của Phật nó có Bốn Thiền đó: Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền chứ đâu có nói nó là bốn định đâu. Phải không? Nói nó thiền. Vậy thì cái thiền của nó là gì?
Tức là chúng ta phải hiểu nghĩa qua cái thực của cái sự tu hành của chúng ta. Thì nói thiền tức là nói cái tâm của mình nó không còn tham, sân, si, nó thanh tịnh là thiền. Mà nếu mà cái tâm nó còn ô trược, nó uế trược thì nó không có thiền. Và cái thân của mình mà nó còn ô trược, uế trược thì nó không có tịnh chỉ hơi thở được, thì nó không có định được, thì do đó nó không coi là thiền.
Cho nên vì vậy mà trải qua cái thời gian, mà cái người tu mà cái tâm ly dục, ly ác pháp tức là lìa tham, sân, si ra, thì cái tâm này nó thanh tịnh đó, thì nó là thiền. Cái tâm đó là tâm thiền, cho nên mới gọi là Sơ Thiền.
Bây giờ cái thân của chúng ta nó chuyển tất cả cái nhân quả khổ đau, tức là những cái ô nhiễm của nó mà từ nhiều đời nó, bây giờ nó mang thành thân nghiệp của nó, nay đau cái này, mai đau cái khác đó. Cái người mà cái nghiệp nặng đó, họ đau bệnh lu bù, nhưng mà khi mà họ chuyển hết những cái đau này đó, thì cái thân của họ nó mới thanh tịnh. Chứ còn nó đau là nó không thanh tịnh.
Cho nên nó thanh tịnh hoàn toàn thì nó mới nhập được định. Vì vậy mà định nó sẽ làm chủ được cái bệnh. Nó chuyển được cái quả của nó rồi. Cho nên vì vậy một cái người mà gọi là thiền đó, là nó về cái tâm là nó không có tham, sân, si mà về cái thân thì coi như nó làm chủ được bệnh, làm chủ được sự sống chết. Thì như vậy gọi là thiền. Còn nếu mà cái thân mà mình không làm chủ được sự sống chết, không thể gọi là cái thân thiền.
(27:32) Còn người ta chỉ nói bây giờ cái thân mà ngồi đây như cục đá, cục gạch đó thì họ là thiền định. Thì cái đó là họ chỉ nghĩ cái sự bất động của nó, ở của cái thân thôi, chứ họ không nghĩ sự thanh tịnh của nó. Còn đạo Phật thì nghĩ cái sự thanh tịnh của tâm và thanh tịnh của thân. Cái thân còn bệnh là cái thân còn nghiệp nhân quả, thì nó làm sao nó thanh tịnh? Mà cái tâm nó còn tham, sân, si thì nó còn cái nghiệp nhân quả, thì làm sao nó là thanh tịnh? Cho nên cái tâm phải hết tham, sân, si nó mới là thiền, là thanh tịnh nó mới thiền.
Con hiểu chỗ chữ thanh tịnh thì mới xác định được chữ thiền. Chứ còn không khéo mình không hiểu chữ thanh tịnh. Mà thanh tịnh thì nó có hai phần: Phần của tâm và phần của thân. Phải không? Cái thân mình còn ô nhiễm, cái thân mình còn bệnh tật, thì nó còn một đống nghiệp nên như thế này thì nó làm sao nó gọi là thanh tịnh? Đó cho nên vì vậy, mà cái người mà tu thì người ta, vốn người ta phải có cái năng lực gì đó mà người ta làm cho cái thân được thanh tịnh, tức là nó làm chủ được cái bệnh nó chứ gì? Thì nó vậy nó mới thanh tịnh. Còn mình, cái tâm của mình, ít ra mình phải có cái trí tuệ, tri kiến như thế nào đó, mình mới làm chủ được cái tâm mình, mới ly tham, sân, si, mình mới không phiền não, đau khổ nữa. Là do cái chỗ này mình mới có thể nói là tâm mới thanh tịnh, thì nó mới thiền.
Cho nên mới nói nhập Sơ Thiền thì phải ly dục, ly ác pháp mới nhập Sơ Thiền. Rõ ràng ly dục, ly ác pháp thì nó không còn tham, sân, si chứ còn tham, sân, si làm sao mà nhập Sơ Thiền? Thì đó phải lấy cái sự thanh tịnh của thân, tâm mà xác định được cái nghĩa của thiền, thì nó mới đúng nghĩa. Còn nếu mà chúng ta không xác định được sự thanh tịnh của thân tâm mà định nghĩa thiền định thì coi chừng sai.
(29:06) Sư Phước Nhẫn: Con định nghĩa theo bốn cái câu: “Chư ác mạc tác…”, thành ra hơi thiếu Thầy.
Trưởng lão: Ừ.
Sư Phước Nhẫn: Con định nghĩa thiền là phương pháp làm cho ý căn hoàn toàn thanh tịnh.
Trưởng lão: Ừ.
Sư Phước Nhẫn: Hay là không còn tham, sân, si đó, cũng giống như Sơ Thiền rồi.
Trưởng lão: Cũng y như Sơ Thiền.
Sư Phước Nhẫn: Nhưng mà thiếu cái phần…
Trưởng lão: Phần thân. Coi như là nó hai cái: Thân định trên tâm và tâm định trên thân, nó mới đủ cái nghĩa của nó thiền định, của cả thân tâm, vì nó là một khối của nhân quả rồi.
Sư Phước Nhẫn: Mà nếu vậy thì phải xài chữ thiền định nó mới chính xác hơn chữ thiền.
Trưởng lão: Đúng rồi. Chữ thiền thì chỉ có nói về cái phần tâm thôi. Còn nếu mà nói luôn cả định thì luôn cả thân thì không có nói.
Sư Phước Nhẫn: Thì người ta hỏi mình định nghĩa chữ thiền thành ra mình cứ định sai.
Trưởng lão: Chỉ định nghĩa chữ thiền. Nhưng mà đúng là mình định nghĩa chữ thiền của tâm thì nó là Sơ Thiền. Mà định nghĩa của thiền của thân đó thì nó là phải Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền.
Sư Phước Nhẫn: … (Không nghe rõ).
Trưởng lão: Coi như là mình cũng chỉ dùng chữ thiền thôi, còn định đó thì chắc chắn là người ta ghép sai. Cho nên trong khi Bốn Thiền thì đức Phật nói, Bốn Thiền, Tứ Thánh Định đó thì tức là Bốn Thiền là bốn cái định của Thánh. Cho nên cái định của Thánh là cái tâm thanh tịnh, là định đó, cho nên gọi là định là cái tâm thanh tịnh. Vì vậy mà khi mà mình dùng chữ thiền thì mình chỉ là Bốn Thiền định. Cho nên mình ghép chữ thiền định thì cũng được, mà mình giải thích từng cái chữ của nó hay thiền không thì cũng được, không có gì khác hết.
(30:23) Sư Phước Nhẫn: Cho nên sau này con mới triển khai nôm na là muốn tu thiền đó, là mình tu theo bốn cái câu:
“Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý…”
Trưởng lão: Tự tịnh kỳ ý.
Sư Phước Nhẫn: Dạ cái đó là mình nói gọn lại cái…
Trưởng lão: Đó là Sơ Thiền đó.
Sư Phước Nhẫn: Dạ.
Trưởng lão: Cái câu đó, cái câu mà bốn câu này là để chỉ Sơ Thiền đó.
Sư Phước Nhẫn: Nó gọn. Nói dông dông dài dài nó không vô.
Trưởng lão: Nó không vô, với vậy khó hiểu.
Sư Phước Nhẫn: Vì con thấy ba, bốn cái câu đó là cái gốc đó Thầy.
Trưởng lão: Cái câu đó đúng đó con. Chính chỗ đó là để mà chúng ta ly dục, ly ác pháp, mà chúng ta nhập Sơ Thiền được. Bước đầu vào tu thì phải, bốn cái câu kinh Pháp Cú đó là cụ thể nhất đó: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành…”, đó.
Sư Phước Nhẫn: Thành ra con dựa vào đó con định nghĩa thiền là cái phương pháp làm cho ý căn hoàn toàn thanh tịnh.
Trưởng lão: Thanh tịnh. Đó chỉ thanh tịnh là đúng là thiền đó. Ở chỗ đó con giải thích chỗ đó đúng. Còn thiếu về cái phần thân thanh tịnh.
Sư Phước Nhẫn: Dạ thiếu phần thân.
Trưởng lão: Bởi vì chưa biết thân thanh tịnh làm sao mà nó thanh tịnh. Khi nào mà nó không bệnh đau đó, nó làm chủ được bệnh đau của nó đó thì nó là thanh tịnh. Mà nó chưa làm chủ được bệnh đau thì nó chưa thanh tịnh đâu. Mình còn bị cái thọ của cái thân nó làm cho mình chuyển, làm cho mình đau khổ.
Sư Phước Nhẫn: Con có mấy câu hỏi đó thôi.
Trưởng lão: Rồi hết rồi ha.
(31:49) Sư Phước Nhẫn: Bữa nay con có mấy câu hỏi. Câu hỏi thứ nhất là về phần giới. Là Thầy có nói đến trì giới, rồi nói đến ly dục, ly ác pháp, mà cái mấu chốt để nhập Sơ Thiền là phải giữ giới.
Trưởng lão: Ừ. Đúng rồi.
Sư Phước Nhẫn: Nó giữ giới mới ly dục, ly ác pháp được.
Trưởng lão: Ừ.
Sư Phước Nhẫn: Cái này là căn bản nhất. Còn cái bài tập Thân Hành Niệm đó, tức là cái giai đoạn chót hơn, chứ bây giờ đâu có tập Thân Hành Niệm trước được.
Trưởng lão: Phải rồi, đúng rồi, cái đó là phải hẳn nhiên. Bởi vì giới, nếu mà Thầy soạn thảo, cũng như con cũng lưu ý nữa. Thầy biết con có khả năng có thể làm được. Cho nên Thầy có thể nói là cái giáo trình mà tu tập đó, thì đầu tiên mà cái người mới tu vào thì mình phải dạy người ta cái giới đức, cái giới luật trước tiên, bởi vì nó là cái hạnh ly.
Sư Phước Nhẫn: Dạ.
Trưởng lão: Con phân biệt nó là cái hạnh ly, chứ không phải là cái pháp ly.
Sư Phước Nhẫn: Dạ.
Trưởng lão: Còn cái Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần hay là Thân Hành Niệm, nó là cái pháp ly để chúng ta đạt được cái Sơ Thiền. Còn cái hạnh ly, cái này là cái hạnh, chúng ta sống cái đúng đức hạnh đó thì nó ly dục. Mình sống không đúng thì coi như mình tu pháp gì nó không ly đâu.
Sư Phước Nhẫn: Dạ.
Trưởng lão: Đó hiểu vậy. Khi mà vào mà hướng dẫn người ta tu hành, mà lập thành một giáo trình đó, thì tức là cái giới là quan trọng nhất. Nó là cái hạnh, người ta sống được cái hạnh thì người ta tu nó mới có ly. Còn người ta sống không được cái hạnh là coi như người ta không lo tu ly.
Mà cái người mà lấy giới mà giữ cái hạnh mà không có pháp tu thì bị ức chế. Mình ôm chặt giới, mình không có cho phạm, nhưng mà mình không có cái pháp tu đó thì bị ức chế. Ức chế lâu ngày phải đổ vỡ, rồi lén vụng làm cái chuyện phạm giới, nó phi pháp, không có đúng.
Còn có cái pháp tu, cái pháp nó ly, nó làm cho chúng ta thanh thản, làm chúng ta an lạc.Thí dụ cũng như bây giờ, mình muốn ly, mình muốn lìa ra cái tâm tham dục, cái tham sân của mình, thì mình sống đúng cái hạnh, tức là mình bị ức chế rồi đó. Thì lúc bấy giờ, mình dùng cái pháp như pháp Thân Hành Niệm, nó hóa giải được nó làm cho tâm mình thoái mái, dễ chịu.
(33:45) Đó lấy thí dụ, Thầy nói ví dụ vậy để cho thấy được cái pháp nó cũng quan trọng và cái giới nó cũng quan trọng. Cho nên khi mà thành lập cái giáo trình thì chúng ta nhớ đừng có bỏ giới, phải lấy cái giới làm cái hạnh ly. Còn kia là pháp ly, pháp mình tu để ly dục, ly ác pháp. Còn cái đó là cái hạnh để ly dục nó. Cho nên một tu sĩ mà sống phạm giới thì không nên tu.
Cho nên khi nhớ, khi mà một ngoại đạo mà đến xin đức Phật đó, thế là đức Phật cho ở bốn tháng. Bốn tháng không có nghĩa là ông này tu như thế nào, đức Phật không quản ông, nhưng mà ông chỉ cần sống đúng giới thì Phật cho làm đệ tử Phật. Mà sống không đúng giới là đức Phật không cho làm đệ tử Phật. Thì cái ông ngoại đạo, tức ông hứa là bốn năm cũng dám nữa. Sự thật ra nếu mà bốn tháng được thì bốn năm cũng phải được rồi.
Sư Phước Nhẫn: Dạ.
Trưởng lão: Thì con hiểu cái đó là chỗ thử thách ở chữ giới, chứ không phải là đời sống phạm hạnh đó.
Sư Phước Nhẫn: Dạ.
Trưởng lão: Chứ không là chỗ mà ông thử thách, ông vô, ông tập tu đâu, không phải đâu. Đó, mình hiểu vậy, làm sao khi soạn được cái giáo trình thì nó căn bản lắm.
Sư Phước Nhẫn: Thì con thấy nhiều người họ không có quan niệm cái giới, họ chỉ vô cái bắt đầu họ tập Thân Hành Niệm đi tới đi lui và mục đích để vô Sơ Thiền cho sớm. Thì con thấy như vậy nó trật cùi chìa rồi, cái gốc mà không đi, đi cái ngọn. Đó rồi con thấy là cái giữ giới là cái căn bản, bởi vì giới tròn thì tâm nó mới thanh tịnh, tâm thanh tịnh là nó mới có cái lực đạo để nhập Sơ Thiền được. Thành ra giới mà không tròn thì tâm đâu có thanh tịnh, mà bây giờ mình tập cái kiểu mà Thân Hành Niệm để ức chế mà vô thì phải mình lọt vô cái tưởng rồi.
Trưởng lão: Thì nó bị lọt vô tưởng rồi.
Sư Phước Nhẫn: Dạ, một thời gian nó cũng bị bung ra. Thành ra vấn đề giữ giới thì nó quan trọng mà con cũng thấy còn có nhiều cái mắc múi những điều này. Giới thì nó quá nhiều, khoảng 250 giới, không phải là 1, 2 giới, nó quá nhiều chứ không phải là một giới. Mà cái con xin Thầy chỉ cái kỹ thuật cốt lõi nhất để giữ giới, nghĩa mình phải có cái kỹ thuật mình nắm để mình giữ giới mới được, chứ còn không thể giữ giới.
(35:30) Trưởng lão: Thì mình, nếu mà mình có cái kỹ thuật mà nắm được giới, trước tiên mình phải học những cái giới đức làm người. Nó có trong bộ giới, nó 250 giới thì nó chia ra làm giới đức làm người và còn lại một số thì nó là giới đức làm Thánh.
Sư Phước Nhẫn: Dạ.
Trưởng lão: Cho nên khi người ta học hiểu được à cái này là giới đức làm người nè, thì người ta biết làm người là phải giữ gìn những giới luật này, thì cái hạnh đức, cái hạnh của người ta là cái hạnh của riêng một người làm con người. Còn những cái giới đức này là một vị Thánh Tăng, vị Tăng là phải giữ gìn cái giới đức Thánh này, bởi vậy gọi là Thánh Tăng thì phải có đức hạnh của Thánh. Thì lúc đó là cái mấu chốt, cái quy chốt để người ta nắm, người ta hiểu được, người ta muốn làm Thánh Tăng thì người ta phải sống cho đúng cái giới này. Thì do đó, người ta không phạm. Chứ còn nếu không, người ta không thấy được, người ta không hiểu giới luật như là pháp luật, bắt buộc người ta, coi như người ta mới đầu vô thì người ta ráng mà trong không có hiểu nó. Mà do đó, người ta sau này người ta phạm hết.
Còn khi người ta thấy bây giờ mình có thể, mình học được hết cái giới này rồi, mình có thể mình làm được Thánh Tăng hay không. Mình làm được thì mình giữ giới, mình xin thọ, mà mình làm không được thì thôi. Còn bây giờ mình thọ rồi, mình mới tu học tập giới thì coi chừng mình phạm hết. Đó là một cái khó. Nếu mà, nhất là cái giới đức mà làm người đó, thì mình phải căn bản đầu tiên, khi bước vào thì bổn phận con người của mình theo những cái đức hạnh đó. Mà trong khi 100 giới chúng học là 100 giới đức Phật dạy đầu tiên cho chúng Tỳ kheo, tức là giới đức làm người đó.
(37:12) Sư Phước Nhẫn: Vậy mình căn cứ vào đâu để mình luôn luôn mình giữ giới Thầy? Thí dụ mình có một cái chỗ dựa nào đó để mình luôn luôn mình giữ giới được?
Trưởng lão: Thì mình có cái chỗ dựa. Cái chỗ mà mình dựa chắc chắn đó là những cái giới luật nó sẽ giúp cho mình không làm khổ mình, không làm khổ người để mà cho mình được giải thoát. Mình hiểu chỗ đó là cái chỗ dựa của mình vững chắc, mà nó cũng là cái chỗ dựa chắc chắn của nhân quả nữa. Đó là sống: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành…” đó. “Các pháp ác không nên làm, nên làm các pháp thiện…”. Tức là cái chỗ dựa chắc chắn.
Các cái lời nói, cái bốn cái câu kinh Pháp Cú đó đó, là cái lời nói để làm cái chỗ dựa cho chúng ta biết là mình, khi mình đi vào chỗ đạo Phật, mà giữ gìn giới thì mình phải thấy rằng luôn luôn lúc nào mình, các pháp ác mình không làm, mà làm các pháp thiện. Vậy thì làm các pháp thiện thì phải hiểu giới luật này toàn là các pháp thiện, đó là cái chỗ dựa vững chắc cho mình. Nếu mà muốn giải thoát mà mình sống ở trong pháp ác, mình làm các pháp ác thì chắc chắn là mình không giải thoát. Đó là cái chỗ dựa vững chắc.
Sư Phước Nhẫn: Vậy là mình phải có một chỗ để mà mình luôn luôn mình nhớ. Chứ không thôi nó hay quên, làm sao giữ Thầy?
Trưởng lão: Bởi vì, mình phải mình phải thấy được những cái đường đi của cái nghiệp của mình. Tức là cái đường đi của nó, nó có ba nơi: Thân, miệng, ý. Mà thân của mình, cái hành động thân của mình, hành động ý của mình và cái hành động khẩu của mình (miệng của mình). Thân, khẩu ý ba cái nơi nó xuất phát. Cho nên mình dựa vào ba cái nơi đó. Mà một khi, mỗi khi mình nói hoặc suy nghĩ hoặc làm một cái điều gì, đều phải có sự chín chắn, đều có sự suy tư chín chắn, bởi vì nếu mà không suy tư chính chắn thì coi như mình bị phạm giới.
Cho nên đừng có làm mà vô thức đó, mình làm đừng có làm theo thói quen, mà mình phải làm theo cái sự chủ động của mình. Khi mình muốn suy nghĩ cái gì đó thì mình phải suy nghĩ chín chắn rồi sau đó mình mới nói ra. Mà thấy chưa suy nghĩ chín chắn thì chưa nên đừng nên nói. Phải tập những cái hạnh đó là cái căn bản để làm chỗ dựa của mình. Chứ nếu mà mình không có sử dụng cái đó mình, dục để ăn, dục nói đó thì coi như là mình nói, mình ăn theo cái nghiệp thức của mình hay hoặc cái nghiệp lực của mình. Thì đương nhiên là coi như là mình sẽ đi nhầm vào pháp ác mà không biết.
Sư Phước Nhẫn: Theo ý con nghĩ như vầy không biết có đúng không Thầy?
Trưởng lão: Con cứ nghĩ.
(39:28) Sư Phước Nhẫn: Trước tiên là mình phải tập cái tỉnh thức. Tỉnh thức thì mình mới nhớ được, mình mới giữ được, mình dựa vào cái ý căn mình giữ. Chứ còn mình không có tỉnh thức cái mình đâu có nhớ được, tại nó lu bu hoài không có nhớ cái giới này giới kia. Thành ra, cái người hành giả vô đầu tiên muốn giữ giới thì phải tập tỉnh thức trước. Theo ý con vậy, tập tỉnh thức cho nó tròn rồi mình giữ giới nó dễ. Chứ còn ai chưa tỉnh thức thì mình giữ có giới mình nhớ, giới mình không, có lúc mình nhớ lúc mình không.
Trưởng lão: Đúng vậy. Bởi vì cho nên cái phương pháp mà của Phật dạy chúng ta phương pháp tu đó, là trong khi mình giới thì nó là đầu tiên, là sau khi mình học giới, mình thông suốt rồi, mình biết cái giới đức làm người, giới đức làm Thánh như thế nào, mình thông suốt rồi, rồi bắt đầu bây giờ đó, thì bắt đầu mình muốn mà để giữ gìn giới cho nghiêm túc, cho giữ gìn cho trọn vẹn thì trong cái thời gian mình học tập đó, thì mình biết được cái nhân quả, những cái hành động của nó từ đâu mà nó xuất phát những cái lỗi lầm của mình, từ đâu mà nó phạm giới, thì mình biết là từ do thân, miệng, ý của mình. Vậy thì từ cái thân, miệng, ý của mình đó mà muốn mà cho nó đừng phạm giới thì mình phải có tỉnh thức.
Vậy thì tỉnh thức, thì cái phương pháp mà tu tập tỉnh thức đó, thì cái phương pháp nó có nhiều cái phương pháp, chứ không phải một phương pháp. Và đồng thời, thì chỗ cái phương pháp mà Định Niệm Hơi Thở cũng là một phương pháp trong những cái phương pháp để tập tỉnh thức. Thì do đó, chúng ta phải tập tỉnh thức là nó mới giúp chúng ta, thì cái cơ sở mà chúng ta để mà giữ giới cho trọn vẹn đó, thì nó là cái sức tỉnh thức của chúng ta, cái sự tỉnh thức của thân hành.
(41:01) Thì cái ý của con nói, thì con hiểu, nhận xét con hiểu đó thì đó là đúng rồi, nó không sai. Bởi vì ngoài tỉnh thức, nếu mà chúng ta không tỉnh thức thì chắc chắn là chúng ta sẽ không bao giờ giữ giới trọn vẹn. Bởi vì khi mà không tỉnh thức đó, thì chúng ta làm một cái hành động chúng ta thì chúng ta vô tình mà chúng ta làm, chứ chưa phải là chúng ta làm theo cái sự tỉnh thức của mình.
Còn khi mà mình tỉnh thức đó, thì lúc bấy giờ mình làm cái gì mình cũng phải có sự tư duy chín chắn rồi mình mới làm. Đó là tỉnh thức, nhưng mà tỉnh thức thì nhớ phải có nhiều pháp tập, chứ không phải là một pháp. Nó thuộc về thân hành rồi. Tập tỉnh thức thì nó phải trên Thân Hành Niệm, trên thân của mình rồi. Hoàn toàn ngoài cái thân hành của mình, thì tập tỉnh thức không bao giờ có được, đó cái sức tỉnh thức của mình.
Nhưng mà tỉnh thức chúng ta phải lưu ý, tỉnh thức đầu tiên thì chúng ta tập tỉnh thức, nhưng mà sau đó thì nó trở thành định tỉnh. Vậy thì cái phương pháp mà tập định tỉnh thì nó là cái phương pháp Thân Hành Niệm mà cấu kết nó trở thành một cái cỗ xe, hay căn cứ địa thì cái đó nó mới trở thành định tỉnh.
Còn như mà chúng ta, thí dụ như tập mà Định Niệm Hơi Thở, Định Chánh Niệm Tỉnh Giác đều là những cái định mà chúng ta tập tỉnh thức mà thôi, chớ không phải là tập định tỉnh đâu. Bởi vì nó không có cấu kết kiên cố như cỗ xe, nó không cấu kết được các cái thân hành của chúng ta, nó như căn cứ địa được, cho nên nó không có định tỉnh, còn nó tỉnh thức.
Cho nên chúng ta đi từ cái chỗ tỉnh thức để mà chúng ta giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh. Rồi đến khi mà chúng ta đi tới cái chỗ mà định tỉnh đó, để mà chúng ta quét sạch những cái vi tế ly tham, sân, si trong tâm của chúng ta, tới cuối cùng để chúng ta nhập được cái Sơ Thiền. Nói cuối cùng chúng ta nhập được Sơ Thiền, nó không phải là nhập được Sơ Thiền liền. Mà cuối cùng nhờ cái sức tỉnh thức đó thì tâm nó mới nhu nhuyến, dễ sử dụng, mà tâm nhu nhuyễn dễ sử dụng tức là nó nằm trọn ở trong Bảy Giác Chi.
Khi Bảy Giác Chi nó xuất hiện đó, thì chúng ta mới có nhập được Sơ Thiền, chứ chưa phải là nhập Nhị Thiền đâu. Nghĩa là lúc Bảy Giác Chi nó xuất hiện đầy đủ rồi đó, lúc bấy giờ cái Dục Như Ý Túc tức là Trạch Pháp Giác Chi đó nó khởi ra, chúng ta: “Nhập Sơ Thiền” là nó sẽ vào Sơ Thiền. Phải hiểu chỗ đó, chứ không phải là chúng ta ở trên cái Tứ Niệm Xứ mà chúng ta tu tập, mà chưa có Thất Giác Chi mà chúng ta gọi là mình nhập Sơ Thiền cái người đó đã sai. Không đúng, chưa nhập Sơ Thiền đâu. Nó còn ở trong cái pháp tu, cho nên nó chưa phải có Sơ Thiền đâu.
Nhưng mà cái trạng thái mà chúng ta thiện xảo, khéo léo thì chúng ta thấy nó có khinh an, hỷ lạc thì chúng ta cho nó là Sơ Thiền, chứ chưa phải đâu. Bởi vì khi mà nó nhu nhuyễn, dễ sử dụng rồi chúng ta mới nhập Sơ Thiền đó, thì chúng ta nó trạch pháp ra, tự trong tâm nó trạch pháp, nó bảo: “Ly dục, ly ác pháp, nhập Sơ Thiền”, thì ngay đó nó hoàn toàn nó vô Sơ Thiền liền, bởi vì đó là cái sức của tâm. Còn cái tâm của mình nó còn dục, còn vi tế thì nó không có nhập Sơ Thiền được. Bởi vì nó phải ly dục, ly ác pháp, nó rất là thanh tịnh nó mới nhập được Sơ Thiền. Còn mình hiện giờ, mình có tu đi nữa, chứ mình chưa có… Mình thấy những cái cảm giác hỷ lạc thì có đó, nhưng nó không phải Sơ Thiền đâu, nó còn ở trong cái dục tưởng. Chưa phải.
(44:05) Sư Phước Nhẫn: Cái lúc trước, con nghe Thầy có nói đó, giới luật thì nó rất nhiều, mà mình giữ, thì mình biết cách thì mình giữ rất dễ. Hình như con nhớ, không biết đúng không, Thầy nói dựa vào ý căn thì mình giữ thì nó dễ lắm. Nhưng mà lâu quá rồi, con không biết phải vậy không?
Trưởng lão: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng vậy! Cái đó Thầy có nói rồi. Bởi vì dựa vào cái ý căn thì luôn luôn lúc nào đó, mà nếu mà ngoài cái ý mà phân biệt cho chúng ta để giữ giới thì không bao giờ mà làm được. Cho nên trong cái ý căn thì đức Phật, trong kinh Pháp Cú đức Phật có nói là: “Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp”. “Ý làm chủ, ý tạo tác”, do cái ý của chúng ta, do như vậy mà chúng ta dẫn nó vào thiện hay dẫn nó vào ác. Vì vậy mà cái bia đá mà đầu tiên mà Thầy ghi ở trong Tu viện này đó, thì Thầy nói: “Dẫn tâm vào đạo, chứ đừng dẫn đạo vào tâm”, tức là lấy câu đó đó mà để mà nói ra cái ý này. Thì nhớ rằng cái ý của chúng ta rất là chủ động. Nếu mà chúng ta bỏ ý mà tu cái khác thì coi chừng chúng ta sai. Cho nên phải ý, chúng ta mới dẫn nó được.
Sư Phước Nhẫn: Thành ra con nghĩ, mình dựa vào cái ý mình giữ giới.
Trưởng lão: Ừ.
Sư Phước Nhẫn: Thành ra phải, muốn dựa vào ý mình giữ giới thì phải có sự tỉnh thức.
Trưởng lão: Phải có sự tỉnh thức. Đúng. Đúng vậy.
Sư Phước Nhẫn: Đó, mình tỉnh thức thì mình dựa vào ý mình giữ. Đó, nhưng mà cái ý này đó thì mình phải hiểu nó kèm cái giới, là mình phải quan niệm là có hai thiện ác đi, hai cái tầm là tầm thiện, tầm ác. Hễ một niệm khởi lên thì nó thiện thì mình theo, ác mình bỏ.
Trưởng lão: Ừ.
Sư Phước Nhẫn: Thì như vậy thì nó cũng gồm hết ba cái giới này.
Trưởng lão: Gồm hết luôn.
Sư Phước Nhẫn: Bởi vì giới thì nó chỉ cho cái thiện. Đó mà hễ một tầm mà hiện lên thì mình biết đó là thiện hoặc mình biết nó ác. Thì tức nhiên là lúc đó mình theo thiện là mình giữ rồi. Chứ còn 250 giới mình đâu có thuộc lòng hết đâu mà mình nhớ được.
(45:48) Trưởng lão: Coi như là mình không học thuộc lòng, nhưng mà mình hiểu được giới. Mình hiểu được nó.
Sư Phước Nhẫn: Riêng về phần giáo thì mình biết rồi. Còn qua phần hành thì mình chỉ còn cái…
Trưởng lão: Thì còn thiện với ác thôi. Đúng là tầm thiện, tầm ác thôi, tức là cái pháp rồi. Nó không thuộc về cái hạnh.
Sư Phước Nhẫn: Chứ nó quá nhiều, làm sao mà mình nhớ từng cái được.
Trưởng lão: Đúng rồi, không có nhớ. Nói chung là, sau khi một cái người mà học được những cái giới đức Thánh giới, 250 giới rồi, thì mỗi một cái hành động khi mà người ta tỉnh thức đó thì người ta biết là cái hành động này nó thuộc về cái giới nào, nó phạm giới nào người ta biết liền.
Sư Phước Nhẫn: Dạ, dạ.
Trưởng lão: Nhưng mà mình chưa thông, mình chưa thuộc đó, mình phạm, mình không biết nhưng mà mình vẫn biết nó là ác pháp, mình biết nó là tầm ác, nhưng mà mình chưa có biết nó là cái giới nào. Nhưng mà cái người đã học thông suốt giới rồi, thì ngay đó là đức Phật đã xác định cho rõ là cái tầm ác này là nó thuộc về giới gì hết. Đó thí dụ như…
Sư Phước Nhẫn: Thuộc lòng thì nó, mình nhớ được.
Trưởng lão: Nó thuộc lòng là nó nhớ được, còn không thuộc lòng thì mình không nhớ.
(46:48) Sư Phước Nhẫn: Cho nên cái ưu tư của con là làm sao mà mình có cái chìa khóa để mình giữ giới được luôn đó. Chứ còn không có cái chìa khóa đó chứ mình cứ lung tung, lung tung hoài.
Trưởng lão: Thì đó cái bài Song Tầm là chìa cái khóa mà đức Phật dạy cho chúng ta giữ giới đó. Đó là pháp hành, mà Thầy gọi là cái giới hành đó. Trong khi đó Thầy gọi cái bài Song Tầm với bài An Trú Tầm đó là cái giới hành, tức là nó thuộc về cái pháp hành để mà chúng ta giữ giới cho thanh tịnh, để cho ly dục, ly ác pháp.
Sư Phước Nhẫn: Tại vì cái cách giữ giới đó thì … làm người 100 hay 110, còn nhiêu là giới đức làm Thánh.
Trưởng lão: Ừ.
Sư Phước Nhẫn: Đó thì như vậy là mình học thuộc hết. Rồi thỉnh thoảng thì mình ôn lại thì mình mới nhớ luôn. Một niệm khởi lên mà mình nhớ cái tổng quát thôi, cái chi tiết mình không nhớ. Thành ra ý con muốn nắm cái chìa khóa để mình biết là mình luôn luôn, mình một niệm ác khởi lên, nó thuộc cái phạm cái giới nào.
Trưởng lão: Phạm giới nào.
Sư Phước Nhẫn: Đó. Là bị cái phạm giới thì nó nhiều cái. Mà còn cách giữ giới thì mỗi vị thì chỉ một cách khác nhau. Người nói giữ giới thì ráng giữ giới.
Trưởng lão: Nói vậy thì làm sao người ta biết được.
Sư Phước Nhẫn: Dạ, nó không có kỹ thuật.
Trưởng lão: Nó không kỹ thuật.
Sư Phước Nhẫn: Đó cũng như mình muốn bắn con chim phải có cái giàn thun hay cái có con súng.
Trưởng lão: Cái súng.
Sư Phước Nhẫn: Đó cũng như quét sân phải có cái chổi mới quét rác được. Đến khi đi quét sân mà không đưa cái chổi làm sao quét.
Rồi cũng như kêu giữ giới thì phải chỉ cách giữ giới, hay cái kỹ thuật giữ giới. Rồi cái lúc nào giữ giới, lúc nào không, lúc nào làm sao, lúc nào nhớ, lúc nào quên, phải nói hành mới được. Còn này, bình thường không có được chỉ, cứ kêu giữ giới, giữ giới hoài mà cái kỹ thuật giữ giới thì không có phổ biến cái đó. Mà cái kỹ thuật đó thì trong sách vở thì con ít có gặp lắm. Thì kêu giữ 250 giới thôi, còn kỹ thuật để mà giữ giới, cách làm sao mà nó tròn, ít có người biết cái đó.
Trưởng lão: Ít có người biết. Tức là khi mình học giới, thì mình giới bổn, rồi mình học về giới đức, rồi sau đó mình học về giới hành.
(48:24) Giới hành tức là mình học 37 phẩm trợ đạo đó là giới hành đó. Còn mình học về giới bổn là cái bổn giới 250 giới đó, để cho mình biết là: 4 giới Ba La Di nè, 2 giới bất định nè, 13 giới tăng tàng nè, 90 giới xả đọa nè. Mình phải học hết những cái giới này cho thuộc những cái giới nó nằm thuộc về cái hệ thống nào, hệ thống nào hết, rồi trong những cái hệ thống của nó, những cái giới của nó đều là mình thuộc hết như vậy.
Sau khi đó, mỗi khi mình học tới cái giới hành đó, thì lúc bấy giờ mình học tới cái bài Song Tầm đó thì mình có cái chỗ mình dựa vào. Cái tầm này tầm thiện nè, thì tức là nó không phạm giới này. Mà cái tầm ác thì mình quan sát, cái mình thấy cái này nó thuộc về giới tăng tàng nè, giới bất định nè, giới Ba La Di nè. Tức là mình biết rõ ràng là cái pháp của nó, nó khởi ra trong ý của mình, tức là cái ý của mình nó phạm giới đó thì ngay đó nó khởi lên cái niệm là mình đã thấy nó thuộc cái giới nào rồi.
Nó loanh quanh ở trong những cái giới đó, chứ nó không có chạy ra khỏi ngoài đâu. Có những cái ác pháp mà nó khởi trong đầu chúng ta mà phạm giới đều là nó ở trong những cái giới đó. Cho nên một cái người mà đã học về cái giới bổn rồi, người ta học về cái giới đức rồi, rồi người ta được học về cái giới hành rồi thì người ta áp dụng vô, thì người ta thấy nó rõ nó hiện ra cái tướng nó rõ.
Cho nên cái bài Song Tầm chúng ta dễ dàng tu lắm. Trong lúc đó, chúng ta lại tập Định Niệm Hơi Thở nó làm cho sức tỉnh thức của chúng ta rất cao. Cho nên mỗi cái niệm nó xẹt đến cái chúng ta biết mặt nó liền. Con thấy đó là cái phương pháp, cái cách thức để mà người ta giữ gìn giới nó trọn vẹn. Chứ giữ gìn giới, cứ bảo mình giữ gìn, mà rốt cuộc rồi không có cái phương pháp thì làm sao người ta biết đâu người ta giữ gìn. Còn cái này người ta có phương pháp hẳn hòi đàng hoàng, cho nên giới luật người ta nghiêm chỉnh. Do giới luật mới ly dục, ly ác pháp, giới mới sanh định. Có phải không?
Đức Phật nói: “Giới sanh Định, Định sanh Tuệ”, mà giờ mình chưa có giới làm sao mình sanh định được? Cho nên khi mà giới mà sanh định, thì lúc bấy giờ, giới luật chúng ta nghiêm chỉnh đó, là cái phần thô rồi, thì lúc bấy giờ đều tâm định tỉnh nó mới có. Tâm định tỉnh nó có nó mới xuất hiện Bảy Giác Chi. Bảy Giác Chi rồi đó, bắt đầu chúng ta sử dụng Bảy Giác Chi đó, chúng ta mới nhập cái Sơ Thiền. Nó phải đi tới mức đó, nó mới nhập Sơ Thiền, chứ không phải là nó dễ dàng mà ngồi ức chế tâm mà vô Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền đâu. Nên phải thấy cái đường đi của đạo Phật. Cho nên, cái giáo trình này, sau này nếu mà Thầy có dịp Thầy sẽ viết nên nó rất rõ ràng, cụ thể, cho thấy được cái đường đi của nó, cách thức tu tập nó vậy mới đúng.
Hôm nay thì con hỏi thì Thầy nói, để nếu mà lỡ mà Thầy có ra đi, mà Thầy làm không kịp cái này, thì mấy con còn có được những cái lời nói của Thầy, mấy con ghi lại, mấy con có thể mà sử dụng nó sau này, cho cái người sau người ta tu tập.
(50:52) Sư Phước Nhẫn: Với con muốn hỏi cái kỹ thuật đó, tại vì cái kỹ thuật mà giữ giới thì ít có người đề cập tới, ít có người dạy trong sách vở. Thành ra, sau này Thầy có, nếu được Thầy triển khai cái đó. Thí dụ mà viết không kịp Thầy có một cái thời lúc nào, Thầy nói trong băng nó lẹ Thầy.
Trưởng lão: Thì đó. Thì coi như là Thầy nói như thế này đó.
Sư Phước Nhẫn: … (Không nghe rõ).
Trưởng lão: Rồi sau này, rồi mấy con soạn thảo ra, mấy con mới viết. Chứ còn bây giờ mà Thầy ngồi mà Thầy viết thành văn thì nó mất thời giờ rất nhiều.
Sư Phước Nhẫn: Dạ ý con muốn nói là nói…
Trưởng lão: Còn cái nói, nói đại khái để cho mình hiểu cái ý thôi, rồi sau đó, mình lấy cái ý đó mình biên tập để thành một cái giáo trình. Nó đỡ Thầy.
Sư Phước Nhẫn: Nhưng mà nó không có kinh nghiệm, thành ra sợ nhiều khi nó không trúng đó Thầy.
Trưởng lão: Đúng rồi, nếu mà sự thật còn Thầy, mà các con soạn rồi, Thầy đọc trở lại, Thầy mới chỉnh lại. Chứ còn nếu mà không còn Thầy, kể như ai cũng làm. Coi như là kết tập theo kiểu của mình rồi. Mình có nghe, nhưng mà mình kết tập lại theo cái kiểu của mình, chứ không thể nào theo của Phật được.
Sư Phước Nhẫn: Thành ra đi, mình đi, thấy con đi cái đường vòng vòng hoài, mà cái cốt lõi vô không có được.
Trưởng lão: Ừ.
(52:05) Sư Phước Nhẫn: Câu hỏi số hai là con xin Thầy chỉ cho cái kỹ thuật phòng hộ sáu căn. Thì có nhiều người chỉ phòng hộ sáu căn kiểu này, người chỉ phòng hộ sáu căn kiểu kia, nhưng mà cái cốt lõi của nó để mình giữ cho nó, cũng như giữ giới đó. Giữ giới cũng có cốt lõi, dựa vào cái ý. Còn mà cách phòng hộ sáu căn thì xin Thầy chỉ cho cái kỹ thuật đó luôn Thầy.
Trưởng lão: Dường như là Thầy tuyên bố cái này rất lâu rồi, về cái vấn đề mà phòng hộ sáu căn này tuyên bố rất lâu. Vì có một người hỏi Thầy đó, bí quyết thành công của thiền định là như thế nào? Thầy nói là, nó chỉ là: “Độc cư là mới là bí quyết thành công của thiền định”. Mà sự thật đó là cái phương pháp phòng hộ sáu căn của mình. Nghĩa là cái người sống độc cư là cái người phòng hộ sáu căn … (Không nghe rõ). Còn mình không sống độc cư là không phòng hộ sáu căn.
Mà không phòng hộ sáu căn thì tâm dễ phóng dật. Mà tâm dễ phóng dật thì coi như là nó có niệm ác, niệm thiện liên tục ở trong đầu của chúng ta, thì coi như con đường tu chúng ta rất là vất vả, mà chúng ta khó mặc tình, kết quả. Và nếu mà có kết quả đi, cũng chẳng qua là kết quả của định tưởng thôi chứ không bao giờ… Cho nên một cái người mà phòng hộ mà sáu căn nó đầy đủ đó, thì khi đi, khi đứng, khi nằm, ngồi đều là người ta sống một mình hết, người ta ít có duyên ra ngoài hết. Vì vậy mà cái hạnh độc cư rất là khó, không phải dễ.
Đó cái hạnh phòng hộ. Mà nếu người nào phòng hộ được là tốt. Mà người nào phòng hộ không được thì tu lâu, tu tới nỗi không bao giờ đạt được, rất khó. Phải hiểu cái bí quyết đó. Thầy đã dám nói là bí quyết thì đủ biết nó như thế nào rồi. Thì cái phương pháp phòng hộ sáu căn là độc cư, không có cái gì khác hết.
Sư Phước Nhẫn: Vậy là căn bản là mình phải biệt cư?
Trưởng lão: Phải biệt cư.
Sư Phước Nhẫn: Chứ còn mà nếu mình sống chung là không được?
Trưởng lão: Sống chung không được. Nghĩa là độc cư, độc bộ, độc hành đó mà.
Sư Phước Nhẫn: Con đọc trong kinh, con thấy mấy cái vị mà tu, mà đắc A La Hán thì cũng phải vô rừng một thời gian…
Trưởng lão: Vô rừng. Không có ông nào mà không vô rừng hết, phải độc cư hết.
Sư Phước Nhẫn: Đa số các vị A La Hán ngày xưa vô rừng thời gian là chứng, chứ không có sống trong chúng. Nếu mà sống trong chúng ít có người nào đắc.
(54:00) Trưởng lão: Ít lắm. Phải vô rừng hết. Ba vị tôn giả con thấy: Ông …, ông Kim tôn giả, ông A Na Luật tôn giả (tôn giả Nan Đà, tôn giả Kimbila, tôn giả A Na Luật). Ba vị đó sống trong khu rừng Sừng Bò đó. Mà ba vị đó, mà người ta sống người ta không nói chuyện với nhau. Ba vị đều là phải tách rời chúng, người ta sống riêng đó. Đức Phật đến thăm đó thì đủ biết. Còn ông Mục Kiền Liên là khi muốn chứng quả A La Hán, là ông xin đức Phật vào cái khu rừng hoang vắng tu một mình đó.
Sư Phước Nhẫn: Dạ.
Trưởng lão: Mình đọc lại rõ ràng là các vị A La Hán đều là độc cư hoàn toàn, chứ không phải là sống ở trong chúng mà tu được đâu. Trong chúng, cái người này đến động, người kia đến động đủ thứ, tu khó lắm. Thầy nói chung là Thầy cũng là nhờ độc cư trọn vẹn, cho nên Thầy biết đó là cái bí quyết rồi.
Sư Phước Nhẫn: Chứ con nghĩ là mình còn tiếp duyên, còn sống chung là mình không được.
Trưởng lão: Không được. Coi như không có.
Sư Phước Nhẫn: Vậy là mình phải có cái thất riêng, có cái chỗ riêng?
Trưởng lão: Ừ.
Sư Phước Nhẫn: Với có người cung cấp thức ăn, vậy mình tu vậy mới được.
Trưởng lão: Tu mới được.
Sư Phước Nhẫn: Chứ còn mình sống mà còn dựa vào chúng là kể như là rồi, không tới đâu hết.
Trưởng lão: Hỏng. Không tới đâu. Cứ hễ người này không làm động thì người khác làm động. Làm động rồi rốt cuộc rồi cái tâm mới bị phóng dật. Riết. Thầy nói bây giờ mình ở thất đây thôi…
Con mắt của mình nó đâu có đui, cái lỗ tai của mình nó đâu có điếc. Ở ngoài kia họ la một cái, là trong này nó là tiếp nhận rồi, nó đã phóng ra rồi hoặc là…
Sư Phước Nhẫn: Hoặc là mình không nhận cái nó đã nhận rồi.
Trưởng lão: Nó đã nhận rồi.
Sư Phước Nhẫn: Rồi lúc nào nó khởi lên, chứ đâu phải là…
Trưởng lão: Mà bây giờ thì nó nhận vô, chứ nó chưa khởi đâu. Rồi một lát nữa mình ngồi tu yên rồi nó mới khởi lại, nó khó lắm chứ không phải dễ. Mà bí quyết của nó để thành tựu là độc cư, cho nên nó phòng hộ sáu căn kỹ lắm.
Sư Phước Nhẫn: Có nhiều người nói bên thiền quán nó cứ, không có sợ cái đó. Con thấy có lúc mà thời gian bỗng dưng tâm nó lắng đó, là khởi lên dữ lắm.
Trưởng lão: Đó nó tuôn trào.
Sư Phước Nhẫn: Bởi vì, như nước nó trong, nó đâu có, đục nó đâu có thấy gì đâu.
Trưởng lão: Ừ.
Sư Phước Nhẫn: Chừng như nước nó trong mình mới thấy con lăng quăng, rồi mới thấy con súng nước.
Trưởng lão: Đúng rồi.
Sư Phước Nhẫn: Họ nói không sợ, không sợ bởi vì ly nước nó đục rồi làm sao.
Trưởng lão: Nó đâu có thấy gì đâu.
Sư Phước Nhẫn: Bởi vì cũng như họ chưa tới cái nước trong, nước trong mới thấy sợ mấy cái đó.
(55:53) Trưởng lão: Khi mà con sống, mà con phòng hộ nó, con đừng có tiếp duyên ra ngoài rồi con mới thấy tất cả những cái tâm nó tuôn trào ra. Đó là nó thấy lăng quăng, nào là những cặn cáo gì của nó, nó thấy rõ hết rồi.
Sư Phước Nhẫn: Dạ.
Trưởng lão: Còn nếu mà con cứ quậy đục hoài thì còn không thấy cái gì hết. Coi như là mình bình thường không thấy có vọng tưởng gì được. Nhưng mà không có đâu. Ngồi độc cư rồi một thời gian, sau rồi mới thấy nó tuôn, nó tuôn dữ lắm. Nghĩa là mình thấy rõ cái tâm của mình nó không có đứng yên đâu. Rồi nó tuôn riết rồi nó hết, nó hết rồi, nó mới thanh tịnh lại, rồi tới đáy.
Đó như vậy là cái cách thức tu. Thầy nói người nào mà cột chân mình cho chặt ở trong độc cư đi, mà nếu mà chịu đựng nổi, không có pháp mà chịu đựng nổi thì thời gian sau đó, nghĩa là thời gian sau người này họ cũng thành tựu hết. Nó tuôn ra hết rồi. Nó tuôn ra, mình chịu không nổi, mình phải phóng dật thôi. Còn mình chịu nổi thì coi như là xong.
Cũng như thầy Chân Trí hồi đó về đây tu. Thầy vô trong rừng thầy ở trong cái thung lũng, có một mình thầy. Thầy nói nếu mà khu vực này mà nếu mà chuyên tu, mà quyết mà tu cho đạt được đó thì đừng có đi đâu hết, ở trong này không ai tới, coi mình đó, thì coi như là mình chỉ sống với cọp, beo, với vượn khỉ. Mình cứ sống vậy đi, rồi mình cứ nỗ lực theo những cái pháp mà Thầy dạy tu, thì một thời gian thì mình sẽ chứng đạo, mình sẽ ra.
Còn cái ông Chân Trí này, ông vô đây, ở đây chừng tuần lễ, ông buồn quá cái ông đi ra. Ông đi ra ngoài mấy cái chùa này ông chơi một vòng, cái ông vô đây ông ở. Ông nói ông sống độc cư ông tu. Thầy nói tu kiểu đó một ngàn năm cũng không tới nữa.
Sư Phước Nhẫn: Như nấu cơm mà bắc lên, bắc xuống hoài … (Không nghe rõ).
Trưởng lão: Vậy đó, thôi thôi ở yên đó thôi. Cứ bắc lên bắc xuống thì cứ để nồi cơm nó chưa có nóng mà để nó xuống rồi. Để xuống rồi cái, rồi đi vòng rồi cái về mới bắc lên, thì ông nội cái nồi cơm này nó không chín.
Sư Phước Nhẫn: Dạ. Thành ra con nghĩ cái cách phòng hộ sáu căn đó thì cái cách hay nhất là mình không có tiếp duyên.
Trưởng lão: Ừ.
Sư Phước Nhẫn: Mà không có tiếp duyên là phải sống biệt cư, mà như vậy là nó khó cái trường hợp để cho hành giả dạy lại cái đó. Thì như hoàn cảnh bây giờ nó khác hoàn cảnh hồi xưa.
Trưởng lão: Ừ. Khó.
Sư Phước Nhẫn: Vô rừng thì bị chúng bắt, đâu có ở được.
Trưởng lão: Cho nên Thầy có nghĩ đến cái vấn đề đó. Cho nên Thầy cũng ước ao rằng, Thầy có được cái khu vực ở Phước Hải, Thầy tạo cho mỗi người một cái hang riêng biệt trong cái khu vực đó, coi như là để vô trong đó thì kể như là cuộc đời của mình một là chứng đạo, hai là chết luôn ở trong đó. Thì Thầy có đề nghị với chú Tâm lo làm công chuyện đó, nhưng mà đến bây giờ thì vẫn chưa hoàn thành được nữa. Thì đây cũng là cái duyên thôi, chứ Thầy cũng không ước ao điều đó.
(58:22) Ngày xưa thì đức Phật có ông Cấp Cô Độc, ông lo lắng cho khi mà đức Phật đã chứng đạo, thì ông ấy đã tạo ra cái cơ duyên cho đức Phật. Còn Thầy thì có chú Tâm, nhưng mà cuối cùng thì nó chưa có đủ duyên, cho nên chú gặp nhiều cái thất bại trong cái giai đoạn mà kinh tế mở ngõ của Nhà nước đó, thì coi như chú làm không lên được nữa, cho nên nó chỉ đứng đó. Còn nếu mà chú làm nên được thì chắc chắn là hoàn thành được cái duyên của mọi người tu để đào tạo được những bậc A La Hán. Cho nên Thầy thấy đây cũng cái duyên. Vì vậy mà khi mà Thầy về Thầy trụ đây thì tạm thời một cái cái thất để chọn lấy một, hai người thôi.
Mà cuối cùng thì con thấy rồi, có nhiều người vừa tu rồi làm động rồi, thành ra cuối cùng Thầy phải đuổi thầy Chơn Tịnh, Từ Minh rồi chú Điền (Thanh Điền), là đuổi ba người này bằng cách là phạm cái kỷ luật mà độc cư đó. Mà do đó, khi mà Thầy đuổi đi Thầy thấy rất thương, nhưng mà sau khi đó thì Thầy thấy cái hận thù của mấy vị đó còn quá độ cao, bởi vì người ta là phàm phu mà. Cho nên đối với hiện bây giờ thì Thầy thấy thôi ai tu được tu, không được thôi, không đuổi ai nữa hết.
Cho nên khi đó, Thầy biết rằng cái duyên chúng sanh chưa đủ để mình đào tạo cho họ trở thành những bậc A La Hán. Chứ còn nếu mà khép chặt cho họ vào độc cư đừng có… Cái nơi nào đó, thí dụ như trong khu rừng như thế này, Thầy cho một người ở trong đây, cất một cái thất thôi, cho đây một cái thất ở gốc sau này, cái thất ba người Thầy đào tạo được hết.
Chứ còn ở đây liên tục thì không được. Thầy thấy không có được. Thà là cái mình nhận ít thôi, một người thôi, hai hay ba người thôi. Mình chia cái khu rừng của mình ra ba người, cũng như là cho họ sống, cũng như là ba vị tôn giả mà trong thời đức Phật.
Sư Phước Nhẫn: Dưới đây máy móc, rồi mình cũng ồn quá, nhạc ca, rồi đám ma, đám giỗ.
Trưởng lão: Đúng rồi, mấy cái đó là cũng khó phòng hộ lắm con.
Sư Phước Nhẫn: Dạ.
Sư Phước Nhẫn: Bây giờ chỉ còn có cách người ta tỉnh thức, giữ gìn để mà quán xét, để mình xả cái tâm của mình, chứ còn cách thức mà để mà đi sâu vào định là khó lắm. Như cái hạnh độc cư mà phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình, nhất là con mắt của mình hay là cái lỗ tai của mình rất khó.
(01:00:27) Sư Phước Nhẫn: Câu hỏi số ba của con đó là vấn đề nghiệp. Cái này cũng là vấn đề mà nó, nhiều người bàn á Thầy.
Trưởng lão: Ừ.
Sư Phước Nhẫn: Thứ nhất xin Thầy định nghĩa nghiệp là gì? Thứ nhì, người ta nói tu là chuyển nghiệp? nhưng mà tu chuyển nghiệp là chuyển làm sao? Cũng như quét sân, không chỉ cây chổi, quét không được, sao tu … (Không nghe rõ).
Trưởng lão: Bởi vì chuyển nghiệp mà họ chỉ nói bằng cái danh từ, bởi vì chuyển nghiệp nó phải có những cái pháp chuyển, chứ nó không phải là không có cái pháp chuyển mà chuyển được.
Sư Phước Nhẫn: Cũng như ba cái này, bao nhiêu người con thấy cũng tội nghiệp cho người ta. Ta nói tu là chuyển nghiệp, cái bắt đầu họ vô chùa, họ làm công quả, họ quét sân, cái họ đi bố thí, họ nói vậy là chuyển nghiệp. Đó là con thấy cũng hơi kẹt vấn đề đó. Cho nên ngày hôm nay con muốn Thầy, thứ nhất là định nghĩa nghiệp là gì?
Trưởng lão: Bây giờ, đức Phật đã có định nghĩa nghiệp như thế này rất rõ ràng. Đức Phật nói rằng: ý nghiệp, khẩu nghiệp, thân nghiệp. Có không?
Sư Phước Nhẫn: Có.
Trưởng lão: Vậy thì ý nghiệp, khẩu nghiệp, thân nghiệp để xác định cho nó là ý hành, khẩu hành, thân hành, vì cái hành động của nó, nó tạo thành cái nghiệp nó không phải là gì khác hơn hết.
Cho nên cái mục đích mà cái người tu mà Thân Hành Niệm đó, là họ tu để cái ý thức họ làm chủ cái nghiệp của họ, làm chủ cái hành động của nó. Thân Hành Niệm là tu tập trên cái thân hành của nó chứ gì? Mà cái ý phải làm chủ cái hành động của nó, tức là làm chủ cái nghiệp của nó. Như vậy Thầy xác định đã rõ nghĩa chưa? Cho nên vì vậy gọi là chuyển nghiệp.
Còn nếu mình không làm chủ thì không chuyển nghiệp. Hầu hết là mình làm theo nghiệp, chứ không phải là mình làm chủ nghiệp. Còn cái người tu, người ta tập Thân Hành Niệm rồi người ta thấm thấy rõ ràng là cái hành động của mình, nó phải đi sau cái ý thức của mình. Cho nên đó là mình chuyển nghiệp. Đúng chưa? Cho nên vì vậy mà luôn luôn ở trong tầm thiện, chứ không có ở tầm ác được. Nó chuyển hết nghiệp rồi.
(01:02:11) Cho nên trong cái cuộc đời tu, cái người tu đúng đó, Thân Hành Niệm rồi, người ta hiểu được như vậy đó, thì người ta sẽ chuyển hết cái nghiệp khổ người ta, người ta không còn khổ nữa, tâm hồn người ta thanh thản, tâm bất động rồi. Chính cái pháp Thân Hành Niệm nó mới dạy chúng ta nhập Bất Động Tâm Định. Đó là chuyển hết nghiệp. Thấy chưa? Thấy rõ chưa? Nó ngay phương pháp chuyển nghiệp.
Cho nên ai nói mà tu chứng rồi mà còn bị nghiệp như ông Mục Kiền Liên rồi đó thì, đã còn nghiệp phải trả, chứng quả A La Hán mà không chuyển nghiệp, Thầy nói là sai. Trong cái bài tập Thân Hành Niệm là chúng ta đã từng làm chủ cái nghiệp của chúng ta rồi chứ gì? Nghiệp là thân hành, ý hành, khẩu hành chứ gì? Ý nghiệp, khẩu nghiệp, thân nghiệp chứ gì? Thì đó là cái hành động của nó chứ gì? Vậy thì cái người tu Thân Hành Niệm này là tức làm chủ từng cái hành động của người ta, làm sao người ta còn nghiệp? Có đúng không? Cái bài Thân Hành Niệm đã xác định rất rõ ràng, nó chuyển hết cái nghiệp. Cho nên vì vậy mà cuối cùng Bảy Giác Chi nó xuất hiện ra, nó mới làm chủ sanh tử, chấm dứt luân hồi. Thấy cái chỗ đó chưa? Cái pháp, cái mấu chốt của đức Phật là chỗ đó đó.
Sư Phước Nhẫn: Con cũng hiểu là mình dựa vào ý căn để mình làm chủ các hành động, như vậy gọi là chuyển nghiệp. Đó, còn người khác thì họ không hiểu vậy, họ nói cũng như mình đi làm phước, làm lành, quét sân chùa, như làm công quả đó là chuyển nghiệp. Vì cái nghiệp họ xấu đó, họ làm vậy họ tạo phước. Nên nó khác ý.
Trưởng lão: Cái đó là họ tạo cái phước hữu lậu, chứ không phải chuyển nghiệp. Cái nghiệp họ là còn cũ, nhưng mà tạo thêm cái phước này để mà họ hưởng cái lậu hoặc thêm, chứ không phải là cái gì hết, cho nên luôn luôn còn. Còn cái chuyển nghiệp đó, là người ta phước vô lậu rồi, cho nên nó không còn lậu hoặc nữa.
Sư Phước Nhẫn: Thành ra cái này nó là cái cốt lõi, chứ còn nhiều người viết bài tu là chuyển nghiệp, con thấy nó không có đi sâu vô gốc.
Trưởng lão: Cái đó sai.
Sư Phước Nhẫn: Rồi có một cái nữa là nghiệp, con hỏi Thầy, nghiệp là gì? Tại vì nhiều người định nghĩa nghiệp nhiều kiểu. Cũng như nói nghiệp là thói quen, đó là một cái. Còn như nghiệp đó là họ nói là cái này do nhiều đời nhiều kiếp mình tạo ra cái nhân, giờ mình hưởng cái quả, cái quả đó cũng là cái nghiệp. Đó cho nên con muốn Thầy định nghĩa cái nghiệp như thế nào cho nó chính xác, mình chuyển nó mới được.
(01:04:15) Trưởng lão: Cái nghiệp, phải nói rằng, để cho nó rõ được cái nghĩa của cái chữ nghiệp của nó đó, là như thế này. Khi mà một cái hành động lần đầu tiên thì nó mới bắt đầu, nó là cái nhân. Cái hành động thứ hai thì nó tiếp tục một cái nhân thứ hai, rồi hành động thứ ba gọi cái đó là gọi là cái danh từ gọi là huân, huân nghiệp.
Cũng như bây giờ, lần đầu tiên đó mà mình chất chứa vô đó. Lần đầu tiên người ta mới chọc mình, mình có sân có một cái thôi, rồi cái đó là cái nhân của mình thôi, nó chưa có thành cái nghiệp đâu. Cái thứ hai, thứ ba mình huân riết nó mới thành một cái lực của nó, cái lực của nó mới gọi là cái nghiệp. Thầy muốn nói ở đây, tới khi mà nó đã thành cái thói quen rồi đó, thì cái thói quen rồi nó mới thành nghiệp.
Cũng như bây giờ Thầy mới uống ly rượu đầu tiên, thì Thầy chưa có quen đâu, cho nên nó Thầy có thể Thầy bỏ nó dễ dàng lắm, Thầy thấy đắng quá, thôi không cần uống nữa. Một ly rượu đầu tiên chưa thấm Thầy được cái gì đâu. Nhưng mà Thầy uống ly thứ hai, ly thứ ba, thứ tư, thứ năm nó huân rồi, bây giờ Thầy bỏ là vấn đề khó. Mà cái nghiệp là cái bỏ rất khó, là cái nghiệp.
Cũng như bây giờ tham, sân, si là nó gọi là nghiệp tham, sân, si của mình đó, là khó bỏ, là tại vì mình huân quá nhiều rồi, bây giờ nó thành cái lực. Cho nên nói nghiệp, tức là người ta còn nói là nghiệp lực. Phải hiểu chỗ đó.
Còn bây giờ mà tôi mới hành động, một hành động đầu tiên thì không thể nói nó là nghiệp được, nó không tạo cho tôi được cái gì khổ đâu. Cũng như bây giờ tôi cầm điếu thuốc tôi hút chơi, một lần đầu tiên tôi chưa ghiền đâu. Nhưng mà lần thứ hai coi chừng, lần thứ ba, thứ tư coi chừng đó tôi sẽ bị ghiền đó, nó huân gọi là huân nghiệp.
Cho nên cái nghiệp thì chúng ta phải nói có cái thời gian huân nó, chứ còn nếu mà nói cái nghiệp mà một lần đầu tiên mà nói nó cái thành nghiệp, không thành. Nó mới chỉ có thân hành thôi, hay là khẩu hành, ý hành chúng ta chưa phải, là một đầu tiên. Nhưng mà thân hành, khẩu hành nhiều lần thì nó thành nghiệp thật. Nghiệp nó sẽ dẫn mình đi, nó dẫn mình đi trong cái ham mê, trong cái thích thú, trong cái dục lạc của nó. Đó là cái nghiệp, gọi là nghiệp dẫn đi luân hồi đó. Đó là nó theo cái thói quen đó mà nó dẫn mình đi vào cái sự đau khổ, cho nên gọi là nghiệp dẫn đi luân hồi.
Thì trong khi định nghĩa chữ nghiệp, thì chúng ta phải hiểu rằng nhiều lần trong cái hành động ý, khẩu và thân của chúng ta mà tạo thành cái nghiệp, chứ không phải trong một lần. Thì người ta nói thói quen đúng đó. Cái thói quen là nghiệp, nghiệp là thói quen thì đúng. Nhưng mà mình phải hiểu cho nó rõ ràng là huân nhiều cái hành động, thì nó mới trở thành cái lực, nếu quá nhiều thì cái lực nó quá mạnh. Cái đó gọi là nghiệp.
(01:06:50) Sư Phước Nhẫn: Thì bình thường con thấy cái thân mình thường thường nó hoạt động theo cái thói quen, theo thói quen của nó. Rồi mình dùng cái ý căn để mình làm chủ cái thói quen đó, như vậy gọi là chuyển nghiệp.
Trưởng lão: Chuyển. Đó. Mình vơi lần, vơi lần cho cái hành động của mình càng ngày nó càng ở trong thiện, mà nó chuyển cái ác đi, nó làm cho mình thoát khổ. Đó gọi là…
Sư Phước Nhẫn: Như vậy muốn chuyển nghiệp là phải làm chủ các cái hành động của mình?
Trưởng lão: Làm chủ các hành động.
Sư Phước Nhẫn: Làm chủ các thói quen của mình?
Trưởng lão: Ừ. Đó vậy đó.
Sư Phước Nhẫn: Như vậy mới là chuyển nghiệp?
Trưởng lão: Chuyển nghiệp.
Sư Phước Nhẫn: Nó mới chính xác. Con nghĩ chính xác tức là mình đi làm phước, làm này, làm kia đó đâu phải là chuyển nghiệp.
Trưởng lão: Không phải đâu, làm phước đó là mình tạo cái phước hữu lậu.
Sư Phước Nhẫn: Bởi vì có cái ý vầy, thành ra nói bây giờ, thí dụ mình sanh ra, cái mình ở trong cái nhà nghèo, mình sanh ra mình ở trong cái nhà giàu, rồi nói tại cái nghiệp. Hồi đó mình làm đó, mình giờ mình hưởng.
Trưởng lão: Ừ.
Sư Phước Nhẫn: Đó. Thành ra bây giờ thì họ nói cái đó là bây giờ mình nghèo đi, thành ra mình bị cái nghiệp, mình hễ đi quét sân, quét rác, đi làm công quả rồi mai mốt mình giàu.
Trưởng lão: Mình giàu…
Sư Phước Nhẫn: Nó đâu có liên quan đến nghiệp mình.
Trưởng lão: Cái nghiệp đó, cái nghiệp khổ. Mình huân cái đó để mình lọt trong cái nhà giàu, lọt trong nhà giàu đó để mà thọ lấy những cái khổ của nhà giàu, chứ đâu phải nhà giàu mà hết khổ. Người ta hiểu rằng cái giàu là sướng khi mình ở trong cái nghèo, mình nhìn cái giàu là sung sướng. Nhưng mà sự thật lọt ở trong cái nhà giàu rồi, sự thật nhà giàu không sung sướng đâu, cũng còn khổ hà.
Đức Phật là vua kia mà, còn bỏ ngai vàng mà đi tu. Thì thử nghĩ tạo cái phước, mà bây giờ mà đi làm như vậy để cho cái phước hữu lậu, cho nó cao vời vợi để nó có hạnh phúc ở chỗ nào không? Người ta làm vua kia mà người ta còn thấy người ta bỏ, còn mình bây giờ đi cào nó để hốt ba cái này vô để mà làm giàu, để kiếp này tôi nghèo, kiếp sau tôi sanh vô nhà giàu, tôi đã hưởng của này cho nó sung sướng. Mấy cái người này, mấy người ngu nhất. Càng giàu càng khổ nhất. Chớ đừng có nói sung sướng, bởi vì đó là cái phước hữu lậu người ta.
(01:08:38) Bây giờ Thầy đặt thành vấn đề để cho thấy. Thí dụ như một vị Hòa thượng ở trong hàng giáo phẩm của chúng ta, bây giờ được đệ tử, được Phật tử, được người uy tín này kia, tôn xưng này kia, thì cái ông này có được giải thoát không? Bằng một vị tu sĩ ở trong rừng? Đâu có giải thoát được. Ông này đau này thì đệ tử này đến khóc, đến lôi, đến mời đi bệnh viện này kia, khổ sở. Còn ở trong rừng ông này ông tu, ông đau bệnh thì ông dùng thiền định ông đẩy lui, không ai quấy rầy ông chút nào hết. Thì cái người này là vô lậu mà cái người kia là hữu lậu rồi. Được người hầu kẻ hạ, mà người hầu kẻ hạ có để họ yên không? Đó mình so sánh như vậy là biết mình đi tạo chi một cái thêm những cái hữu lậu cho đau khổ này. Giàu đâu phải là hạnh phúc đâu.
Sư Phước Nhẫn: Thành ra chỉ cách tu là chuyển nghiệp mà họ chỉ ba cái lòng vòng đó…
Trưởng lão: Ba cái lòng vòng để chuyển cái khổ thêm, chứ đâu phải là chuyển nghiệp.
Sư Phước Nhẫn: Thành ra mấy hành giả họ không biết, họ cứ đi lún lún vô hoài.
Trưởng lão: Ừ, lún vô, lún vô hoài. Thành ra tạo bây giờ cái… Hầu hết là Phật tử chúng ta đều bị lún vô. Từ cái nghiệp nghèo để tạo thành cái nghiệp giàu. Nghiệp giàu đâu phải là phước vô lậu đâu, nó là hữu lậu mà. Nó càng giàu nó lại càng khổ, chứ đâu phải là sung sướng.
Sư Phước Nhẫn: Thấy đầy đủ, người ta có xe mình cũng có xe, thực tế thì nó rõ ràng … (Không nghe rõ).
Trưởng lão: Thực tế thì nó rõ ràng đó. Nhưng mà cứ nhìn lại thì trong cái tâm trạng của cái người giàu đó, họ chưa hết. Bây giờ cái người mà không xe này, họ đi ít cái xe mà tai nạn giao thông. Còn cái người giàu này họ có xe, coi chừng tai nạn giao thông xảy ra. Một cái mất mát mà cũng là đau khổ rồi. Họ còn đau khổ hơn nhiều cái người nghèo nữa. Khi mình suy tư, mình nghĩ thì mình mới thấy được. Còn không suy tư, tức là ở trong tà kiến thì thấy hạnh phúc thiệt. Nhưng mà trong Chánh Kiến rồi thì thấy cái này không hạnh phúc đâu.
Bởi vì đức Phật dạy Bát Chánh Đạo mà Chánh Kiến, Chánh Tư Duy. Nếu mà Chánh Kiến, Chánh Tư Duy đúng thì người ta đâu có ham cái xe. Nên người mà tà kiến, tà tư duy mới ham cái xe, cũng như người mà ham chùa to, Phật lớn, cũng như người không ham chùa to, Phật lớn thì hai người này người nào tà kiến, người nào chánh kiến, chúng ta biết. Đó là những cái mà xác định được để mà chúng ta không khéo, mà chúng ta chuyển nghiệp mà lại chúng ta lại huân thêm nghiệp, chứ không phải là chuyển nghiệp.
(01:10:45) Sư Phước Nhẫn: Tới câu hỏi số bốn là con hỏi về tu Thân Hành Niệm. Mình tu tới cái lúc nào mới biết nó có kết quả tròn?
Trưởng lão: Mình sẽ tu mà tới cái tâm của mình không phóng dật, hoàn toàn nó định tĩnh trên thân hành của nó, mà các pháp, sáu pháp trần ở ngoài là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, sáu cái pháp nó tác động vào, như thinh trần hay hoặc là như sắc trần hay hoặc là vị trần mà tác động vào, mà cái tâm nó vẫn biết trên hành động, nó không phóng theo những cái sắc pháp đó thì coi như là tâm không phóng dật là nó đã là xong cái pháp Thân Hành Niệm. Kết quả xong của đó. Còn nếu nó còn phóng thì chưa được.
Sư Phước Nhẫn: Mình tu trong bao lâu mình mới biết kết quả đó Thầy?
Trưởng lão: Nghĩa là mỗi lần tu đó, thì mình sẽ thấy nó có kết quả, bởi vì Bảy Giác Chi nó xuất hiện lần lượt, nó xuất hiện cho chúng ta thấy. Nếu một người tu đúng đó, thì trong cái Thân Hành Niệm mà tu đúng đó, thì chỉ có đi vòng thứ nhất qua vòng thứ hai thì có cái Tinh Tấn Giác Chi, cái Hỷ Giác Chi và Khinh An Giác Chi xuất hiện liền ba cái này, nếu tu đúng. Còn tu sai thì không xuất hiện. Nghĩa là mình tu sai là không xuất hiện, nghĩa là tu thấy mệt mỏi, tu thấy cực khổ quá. Còn người ta tu đúng, nó xuất hiện, mà người ta thấy phơi phới.
Nghĩa là trời nóng, thì nó quân bình được, nó làm cho khí hậu trong cái người tu lúc bấy giờ không có cảm giác nóng, mà trời lạnh thì nó không lạnh, là cái người đã tu đúng rồi, bởi vì Khinh An và Hỷ Giác Chi nó xuất hiện rồi. Rồi Tinh Tấn Giác Chi nó làm cho cái thân của chúng ta mềm mại, dẻo dai, nó nhẹ nhàng phơi phới ở trên những cái thân hành, đi, đứng, nằm, ngồi của nó rất nhẹ nhàng. Đó là nó xuất hiện ba cái đầu tiên là chúng ta biết là kết quả của Thất Giác Chi đã có, đã xuất hiện rồi.
Rồi cái kế đó thì cái Niệm Giác Chi, rồi tới cái Định Giác Chi, cái Định Giác Chi tức là cái tâm nó, coi như nó không phóng dật ra rồi, tiếng động nhỏ này kia là hoàn toàn nó không có lưu ý nữa rồi, ai làm gì nó không lưu ý nữa rồi. Đó là cái Định Giác Chi nó xuất hiện. Còn lưu ý là cái Niệm Giác Chi thì chúng ta mới niệm được ở trên cái thân hành của nó đang hành động thôi, nó niệm đúng cách của nó, chứ không phải là niệm theo cái nghiệp, nó không phải đâu.
(01:12:49) Thường thường là người ta tu cái Chánh Niệm Tỉnh Giác đó, là người ta, thường thường người ta tỉnh trên hành động người ta, đồng thời một lượt. Nghĩa là bước thì cái biết của nó bước đi hay hoặc là đưa cánh tay nó vừa biết được nhau, thì đó là Chánh Niệm Tỉnh Thức. Thì cái tỉnh thức của nó là khi mà cái Niệm Giác Chi mà nó xuất hiện đó, thì người ta nó không có cái hành động nào mà người ta bỏ sót hết, là cái niệm nó không có bỏ sót cái thân hành của nó, thì đó là Niệm Giác Chi nó xuất hiện.
Còn cái Định Giác Chi mà nó xuất hiện đó thì hoàn toàn mỗi một cái ý của nó, cái thân hành nó, nó chưa có làm mà cái ý của nó đó, nó ra lệnh hay hoặc là nó biết trước cái thân hành nó phải làm cái điều đó, thì lúc nào cái này nó cũng không có đồng thời một lượt. Khi mà cái Niệm Giác Chi mà nó xuất hiện đó thì nó đồng thời một lượt với cái thân hành, nó biết đồng thời với một lượt thân hành. Mà cái Định Giác Chi mà xuất hiện đó, thì cái biết nó trước cái thân hành nó đi sau, nó không có trước nữa. Tự động nó, cái biết này nó phải trước, rồi cái thân hành nó đi sau, thì cái đó là Định Giác Chi. Và đồng thời, thì chúng ta lưu ý rằng lúc bấy giờ nó không có phóng ra ngoài theo pháp trần, thì chúng ta biết là Định Giác Chi có.
Thì trong cái thời gian mà có được cái Định Giác Chi rồi thì chúng ta phải kéo dài cái Định Giác Chi này, nó phải có cái thời gian dài là 12 tiếng đồng hồ như cái bài Nhất Dạ Hiền mà Phật đã dạy đó, là một đêm là 12 tiếng đồng hồ. Thì lúc bấy giờ đó phải, mình thấy được mình có Định Giác Chi rồi thì mình mới kéo dài 12 tiếng đồng hồ. Còn nó chưa có Định Giác Chi mà kéo dài 12 tiếng đồng hồ là bị phản ứng. Thầy dặn, cho nên mà là rất rõ, mà nó phản ứng, nó làm chúng ta gặp những cái khó khăn, gặp cái vô ký, hay hoặc là hôn trầm, hay hoặc là thân của chúng ta bị cảm thọ, cảm thọ rất là khổ. Nó sẽ gặp những cái khó khăn.
Còn nếu mà nó định tĩnh được rồi, thì lúc bấy giờ đó, tức là Định Giác Chi mà xuất hiện được rồi thì lúc bấy giờ đó chúng ta có thể kéo dài nó 12 tiếng đồng hồ. 12 tiếng đồng hồ thì hai giác chi sau cùng là Xả Giác Chi và Trạch Pháp Giác Chi nó sẽ xuất hiện. Trạch Pháp Giác Chi tức là Dục Như Ý Túc, tức là Tứ Như Ý Túc nó xuất hiện là Trạch Pháp Giác Chi đó chứ không gì hết. Còn Xả Giác Chi là nó phải xả trước, cho nên khi mà định rồi, thì trong khi mình định thì tức là cái tâm vi tế của mình tự nó quét ra, cho nên cái Xả Giác Chi bắt đầu nó xuất hiện.
Sư Phước Nhẫn: Chữ xả đây nghĩa là sao Thầy?
(01:15:06) Trưởng lão: Nghĩa là nó không bao giờ mà nó phóng dật ra ngoài, là xả. Nó không phóng nữa là xả đó. Còn nó phóng, nó huân vô là nó không xả. Còn bây giờ nó không có chấp nhận huân vô nữa tức là nó xả. Mà Xả Giác Chi nó hiện đó thì nó không huân vô. Cho nên mình có định rồi, mà bây giờ mà thấy nó không phóng ra nữa thì mình biết rõ ràng. Định là mình lưu ý trước tiên là cái ý thức của mình, nó trước cái hành động, rồi cái hành động mới sau, là mình biết có định rồi. Còn mà nó lượt lượt đó thì nó mới Niệm Giác Chi thôi. Phải không? Phải lưu ý cái phần này.
Mà khi mà nó không phóng dật ra là Xả Giác Chi, bởi vì nó không tiếp nhận vô là nó xả. Còn nó đang tiếp nhận vô là nó không xả đâu. Thường thường mình còn bị phóng dật là mình không xả tâm mình đâu. Mà phải lưu ý cái phần này ha. Mà khi cái Xả Giác Chi nó xuất hiện đó, là cái tâm không phóng dật, nó không tiếp ở ngoài vô, là ở trong này nó quét ra nó mới sạch. Đó là cái Xả Giác Chi nó xuất hiện. Mà Xả Giác Chi mà nó xuất hiện đó, suốt trong 12 tiếng đồng hồ là cái Xả Giác Chi mà chúng ta thấy nó không phóng dật rồi, 12 tiếng đồng hồ, thì bắt đầu nó, cái Trạch Pháp Giác Chi xuất hiện, tức là Tứ Như Ý Túc. Thì lúc bấy giờ chúng ta, cũng như là muốn lấy cái gì đó thì cũng như đồ trong túi chúng ta lấy ra rồi, dễ rồi.
Sư Phước Nhẫn: Khi đó có quay trở lại Tứ Niệm Xứ tu lại không Thầy?
Trưởng lão: Không, không cần tu lại nữa, hết rồi. Bởi vì nhờ Tứ Niệm Xứ mà cái đoạn cuối cùng là Thân Hành Niệm đó là nó, Tứ Niệm Xứ đã nó sung mãn Bảy Giác Chi rồi. Tức là sung mãn Tứ Niệm Xứ tức là Bảy Giác Chi xuất hiện, tức là Bảy Giác Chi nó hiện ra.
Sư Phước Nhẫn: Vậy là mình khỏi ngồi Tứ Niệm Xứ lại?
Trưởng lão: Khỏi ngồi Tứ Niệm Xứ hết. Hoàn toàn là tu cái Thân Hành Niệm rồi, thì khi mà Bảy Giác Chi xuất hiện rồi, thì bây giờ chúng ta bắt đầu mà chúng ta nhập các định rồi thực hiện Tam Minh thôi. Là xong công chuyện rồi. Cái này nó nhanh rồi, hết gọi là tu. Chỗ này, Tứ Niệm Xứ bỏ luôn hết, không có chơi Tứ Niệm Xứ nữa.
Sư Phước Nhẫn: Cũng như trong này, con thấy đa số người ta tu Thân Hành Niệm. Con định xin Thầy cái bài Thân Hành Niệm, như cái bài đó con quên rồi, không có chép lại. Chứ con thấy đa số, con thấy tu cẳng hành niệm thôi, chứ có Thân Hành Niệm đâu Thầy. Không có ích gì cả, tu cẳng hành niệm không à. Bởi vì chú ý hai cái chân, con mắt thì ngó qua ngó lại, cái tay thì chống nạnh. Rồi họ chỉ chú ý thôi, trong khi cái thân mình phải tu hết chứ phải tu hai chân không đâu. Đó thành ra chú ý cái chân, mà chú ý chân trái, chân mặt, chân trái, chân mặt cái bước, còn cái tay không để ý, cái mình không để ý, cái mặt không để ý. Thành ra con chế nó cẳng hành niệm.
(01:17:24) Trưởng lão: Thật sự ra thì trong cái bài Thân Hành Niệm, khi mà đọc cái bài Thân Hành Niệm, thì coi như nó là toàn diện của cái bài Tứ Niệm Xứ chứ không phải gì hết. Trong đó nó có Định Niệm Hơi Thở, nó có quán vô lậu, rồi nó có quán bất tịnh rồi nó đủ thứ ở trong này hết à. Rồi nó chỉ dạy những cái thân hành mình đi, đứng, nằm ngồi tất cả đó là cái…
Sư Phước Nhẫn: Đó là cái cuốn nào Thầy? Trung Bộ hay…
Trưởng lão: Trung Bộ.
Sư Phước Nhẫn: Cuốn mấy Thầy?
Trưởng lão: Mà Thân Hành Niệm cuốn Trung Bộ, hình như trong cái bộ Trung Bộ mà tập hai thì phải.
Sư Phước Nhẫn: Tập hai, con quên ghi nó luôn.
Trưởng lão: Để Thân Hành Niệm. Lật cái bộ Trung Bộ nó ba tập, thì mình lật cái tập hai ra mình xem, thì nó nằm ở trong tập hai. Còn…
Sư Phước Nhẫn: Chứ còn Đại Niệm Xứ thì mình nên đọc trong cuốn nào?
Trưởng lão: Đại Niệm Xứ thì nó ở trong cái Trường Bộ. Còn ở trong Trung Bộ nó cũng có Niệm Xứ nữa. Cho nên khi mà lật cái bài Thân Hành Niệm, thì khi mà đọc cái bài Thân Hành Niệm này rồi, thì mới đọc qua cái bài mà Nhất Dạ Hiền, cũng ở trong Trung Bộ, A Nan Nhất Dạ Hiền hay là Ca Chiên Diên Nhất Dạ Hiền đó. Mình đọc lại cái bài kệ đó, rồi mình mới quan sát lại cái bài Thân Hành Niệm, rồi mình mới cấu kết nó lại thành một cái cỗ xe y như cái lời mà trong cái bài Thân Hành Niệm, đức Phật đã nói đó thì mình mới thực hiện mới được. Chứ còn không khéo nó tổng quát quá thì mình không biết đâu mà tu.
Cho nên vì vậy mà Thầy dám cấu kết nó từ năm hơi thở, 20 bước, rồi đứng lên, ngồi xuống, tất cả những cái oai nghi hành động này, mới ghép lại nó thành một cái cỗ xe. Đó là cái cách thức Thầy kết nó lại trở thành cái cỗ xe để cho nó chạy đi Nhất Dạ Hiền đó, tức là nó sẽ sử dụng ở trong một đêm. Đó là cách thức như vậy, nhưng mà tu tập thì Thầy đã chỉ cách thức tu cho mấy vị này rồi, nhưng mà Thầy biết là có sai. Cho nên cứ đi tu như vậy mà Bảy Giác Chi không xuất hiện. Có người không xuất hiện, ráng tu chứ không xuất hiện. Cũng như cô Trí, cô gì mà cư sĩ tu hôm trước này cô hỏi Thầy rất kỹ, nhưng mà cuối cùng thì cũng tu tập nhiều nhưng mà không có xuất hiện.
Sư Phước Nhẫn: Như con thấy cái, họ đi đốt giai đoạn Thầy, bởi cái phần mà Tứ Chánh Cần mình mà giới chưa có tròn.
Trưởng lão: Cái thứ nhất là cái bài Định Niệm Hơi Thở chưa có đạt được.
Sư Phước Nhẫn: Như không nhảy vô tu pháp Thân Hành Niệm.
(01:19:30) Trưởng lão: Vô nghe nói tới Thân Hành Niệm là nó kết quả vậy cái họ ham, họ vô, họ nhào tu, chứ họ thật sự, sự thật ra cái bài mà 16 cái đề mục mà của cái bài mà Định Niệm Hơi Thở, con thấy chưa có đạt chất lượng của nó đầy đủ đâu.
Sư Phước Nhẫn: Con thấy mấy cái người mới mà tập cái Thân Hành Niệm mất thời giờ. Mà tập cái Định Niệm Hơi Thở với hay là tỉnh thức thì nó quan trọng hơn. Còn như không vô chưa tới đâu hết, Tứ Niệm Xứ chưa tới đâu, nhảy Thân Hành Niệm. Bởi có lúc con đi, con kinh nghiệm con biết, trong vòng một tiếng đồng hồ nó rất là nhẹ nhàng. Tinh Tấn Giác Chi, Khinh An Giác Chi nó có, nhưng mà là nó bị phóng dật. … (Không nghe rõ).
Trưởng lão: Nó không chịu đâu. Nó không chịu…
Sư Phước Nhẫn: Mà cái giai đoạn đầu mình, nó đâu có tròn đâu.
Trưởng lão: Mình mất rồi. Mình mất cái giai đoạn đầu, mình không căn bản rồi, mình nhảy vô đây thì bị phóng dật thôi.
Sư Phước Nhẫn: Đi chừng là một tiếng không có nhằm gì hết trơn hết.
Trưởng lão: Thành ra cái chỗ mà cái Niệm Giác Chi và cái Định Giác Chi nó không có rồi, nó sẽ không xuất hiện rồi, bởi vì nó phóng dật là làm sao xuất hiện được. Nó phóng tâm rồi.
Sư Phước Nhẫn: Dạ. Thành ra bởi vì cái giai đoạn đầu mình không có căn bản.
Trưởng lão: Còn giai đoạn đầu mình có căn bản thì nó không phóng dật cái chỗ này. Còn mình không căn bản thì vô đây mình dễ.
Sư Phước Nhẫn: Ở ngoài phóng dật tùm lum hết trơn, tu Tứ Niệm Xứ chưa tròn nhảy vô Thân Hành Niệm rồi, kêu là cẳng hành niệm không là đâu có được.
Trưởng lão: Ừ. Với lại như thế này nữa, khi mà mình bắt đầu vô tu Tứ Chánh Cần đó, thì mình còn tiếp duyên để có những cái đối tượng mình xả tâm của mình, mình dùng mình ngăn ác diệt ác pháp của cái pháp Tứ Chánh Cần ha. Rồi sau khi mà Tứ Chánh Cần bước qua Tứ Niệm Xứ là độc cư trọn vẹn đó, phải độc cư 100% mà mới bước vào Tứ Niệm Xứ.
Tứ Niệm Xứ thì nó nhẹ nhàng lắm, nhưng có cái điều kiện là nó chưa có cái lực mà gọi để cho nó định tỉnh được, nó chưa có đến cái lực mà để nó quét những cái vi tế ở trong tâm của mình, mình ly dục, ly ác pháp vi tế đó, nó không có quét nổi nhưng mà nó rất là an lạc.
Mà khi mà cái người mà tu Tứ Chánh Cần mà nó nghiêm chỉnh, nó có căn bản rồi, đi sang qua cái Tứ Niệm Xứ, mà trên Tứ Niệm Xứ để mà đẩy lui chướng ngại pháp của nó đó, thì nó rất dễ. Khoảng thời gian mà tu nó không lâu đâu thì người ta chuyển qua cái Thân Hành Niệm là người ta kết quả dữ lắm rồi.
(01:21:22) Và Thân Hành Niệm người ta tu tập chỉ trong vòng chừng tuần lễ là người ta có thể đạt được kết quả, chứ không phải là tu không đến, quá chậm như mấy cô này đâu. Mất căn bản. Thật sự ra Thầy dạy Thầy biết mà, mấy người này đều là mất căn bản hết, mất căn bản từ nơi cái Định Niệm Hơi Thở bắt đầu dẫn tâm đầu tiên để mà vào từng cái đề mục của nó, mà dẫn cách thức cũng sai, nó không đúng nữa đó. Thầy cũng biết vậy đó.
Sư Phước Nhẫn: Bởi vậy kinh nghiệm quan trọng lắm mà không để ý. Con kinh nghiệm, cái lúc mà nước nó trong rồi, lúc nó khổ lắm rồi, lúc nó hiện lên đủ thứ chuyện hết trơn hết.
Trưởng lão: Với nếu mà mình không có tu tập cái bài mà Xuất Tức Nhập Tức đó, thì khi mà cái thân của mình, Thầy nói thật sự cái thân, thí dụ như bây giờ cái thân của Thầy này, nó bị ho này, nó bị mệt này, mà Thầy chỉ cần nhắc vầy thôi, cái lúc nó đưa Thầy, cái thân Thầy an lạc liền: “An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô. An tịnh thân hành, tôi biết tôi thở ra”. Thầy nương vào hơi thở, năm hơi thở Thầy tác ý một lần, bỗng dưng nó nhẹ nhàng, nó không có còn mệt nhọc nữa. Nó hay đến cái mức độ Thầy nói không có lường được, cái thân nó khổ sở mà hướng tâm dẫn nó, nó vô.
Còn cái tâm của mình mà nó phiền não, nó trạo hối, nó trạo cử, nó làm cái gì đủ thứ hết đó, cứ nhắc nó: “An tịnh tâm hành, tôi biết tôi hít vô. An tịnh tâm hành…”. Rồi nương vào hơi thở, mình lặng lẽ mình nương vào hơi thở, thì mình cảm giác, bởi vì cảm giác toàn thân mình có cái cảm giác đó rồi, mình cảm giác bằng hơi thở mình. Một chút, nó làm như nó quên tất cả những cái điều kiện mà xảy ra cho cái tâm của mình, nó không còn nhớ nữa, thì từ đó nó có an lạc liền, trở lên an lạc. Thầy nói những cái phương pháp tuyệt vời để con người ta giải thoát mà người ta không sử dụng, không biết.
Mỗi cái đề mục của nó mà tu đúng rồi nó đều giúp chúng ta dữ lắm, giúp chúng ta rất là an ổn. Cho nên vì vậy mà trong Tứ Niệm Xứ, mà khi mà ngồi như vậy mà có cái gì chướng ngại của nó mà đẩy lui vậy, hoàn toàn là người ta sử dụng cái pháp Định Niệm Hơi Thở. Người ta sử dụng từng cái đề mục của nó, khi mà tâm nó xảy ra cái gì đó, cái chướng ngại gì đó, bắt đầu người ta dùng cái đó, người ta dẫn nó vô cái liền nó im ngay phăng phắc ngay.
(01:23:20) Cái tâm của mình nó lăng xăng, nó không được định tĩnh, nên: “Tôi biết tâm định tĩnh, tôi biết tôi hít vô. Với tâm định tĩnh, tôi biết tôi thở ra”. Mình thở ra thở vô vậy, mà một hơi cái tâm nó định tĩnh, nó không có phóng dật nữa. Sống độc cư nó tuôn trào ra, mà kiểu như dùng nó là định tĩnh trở lại, nó không tuôn nữa.
Còn hầu như là sư Bửu Ái với sư Hiệp, đến đây, nó tuôn trào ra, tuôn trào kiềm không lại được. Bởi độc cư nó vô ôm quá pháp rồi, ôm Thân Hành Niệm chọc tức nó, nó tuôn ra, tuôn ra chịu không nổi. Tuôn ra loạn rồi mà, mà không có biết dùng cái Định Niệm Hơi Thở.
Sư Phước Nhẫn: Phải học cái Định Niệm Hơi Thở trước.
Trưởng lão: Cái Định Niệm Hơi Thở cho nó thuần trên cái 16, 18 cái đề mục này, cho nó rất thuần. Nó thuần rồi, tới chừng mình qua tu qua mấy cái kia, nó xảy ra cái gì là mình có cái Định Niệm Hơi Thở, mình… Bởi vì đức Phật nói Định Niệm Hơi Thở lợi ích rất lớn.
Sư Phước Nhẫn: Chứ Tứ Niệm Xứ còn phóng dật không mà nhảy qua Thân Hành Niệm là nó bể rồi.
Trưởng lão: Bể hết. Cho nên tu phải tu căn bản. Bởi vì cái phương pháp của Phật, cái giáo trình của nó con phải biết đi từ căn bản vô. Chớ mà nếu mà thiếu căn bản thì đi vô hỏng chân rồi.
Cho nên hầu hết bây giờ tu sĩ đều hỏng chân, tu thiếu căn bản. Giới luật con thấy thiếu ha, rồi kế đó, trên Tứ Niệm Xứ mà Tứ Chánh Cần thiếu nè, Định Niệm Hơi Thở không đủ nè. Tu cái kiểu mà kêu như là niệm, Định Niệm Hơi Thở mà tu niệm đó, thành ra không có kết quả này. Rồi cái Định Vô Lậu quán cũng chưa có tới, cũng như mình quán thân bất tịnh mà quán chưa có tưởng ra được cái thân bất tịnh, thì như vậy là quán sơ sơ, chưa có thâm, như vậy là rõ ràng là quán bất tịnh chưa có nè. Thấy không? Phải không? Rồi chưa căn bản nè. Mà bây giờ vào Tứ Niệm Xứ mà để ở trên đó, mà khắc phục đẩy lui chướng ngại pháp làm sao nổi. Lấy gì mà đẩy lui nổi nó?
Sư Phước Nhẫn: Dạ. Không đủ khả năng.
Trưởng lão: Không đủ cái lực để mà đẩy lui rồi. Rồi bây giờ bước qua Thân Hành Niệm thì chỉ tập chơi, chứ làm gì? Nó phóng dật lia lịa. Nó phóng tâm, phóng dật lia lịa trên đó, còn cái nghĩa lý gì mà gọi là Thân Hành Niệm.
Sư Phước Nhẫn: Thì cái giai đoạn đó mình chỉ tập tỉnh thức thôi thì được.
Trưởng lão: Ừ.
Sư Phước Nhẫn: Dùng cái Thân Hành Niệm để tập tỉnh thức thì được.
Trưởng lão: Ừ. Coi như là Thân Hành Niệm mà tỉnh thức đó.
Sư Phước Nhẫn: Dạ. Giai đoạn một … (Không nghe rõ).
Trưởng lão: Giai đoạn một được. Chứ giai đoạn hai cuối cùng nó thì không được. Con phải tu đúng đó. Giai đoạn mà Nhất Dạ Hiền thì không được.
Sư Phước Nhẫn: Dạ.
Trưởng lão: Rồi bây giờ còn gì nữa con?
Sư Phước Nhẫn: Dạ hết rồi.
Trưởng lão: Ừ.
HẾT BĂNG