Mục Lục

Đánh Dấu

00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(05:22:40)

ĐỨC THỨ TƯ: ĐỨC HỐI HẬN HIẾU SINH Ý HÀNH

Làm một điều gì hay nói một lời nào khiến cho người khác hoặc cha mẹ, vợ con buồn phiền khổ đau thì hối hận ăn năn, tâm thường hối hận ăn năn là trăn trở trong lòng. Người biết hối hận ăn năn là người có đức hối hận.

Đức hối hận là một đức hạnh giúp cho mọi người khắc phục giữ gìn sửa sai những lỗi lầm thường mọi người vô tình hay làm sai trái mà không biết. Tránh tình trạng vô tình sống thiếu đạo đức thì nên cắp sách đến trường lớp tại tu viện Chơn Như học đạo đức nhân bản - nhân quả thì sẽ không còn vô tình làm khổ mình, khổ người và tất cả chúng sinh.

Người đời ít ai biết hối hận những việc làm sai trái của mình, vì thế cứ mãi làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh mà xem như chuyện bình thường, chuyện sống rất tự nhiên.

Ví dụ: Những người sát hại và ăn thịt chúng sinh, họ không biết đó là những việc làm ác nên cứ thản nhiên hằng ngày gây bao tội lỗi. Trong số những người này lại có những người biết đó là những việc làm ác, làm khổ đau loài vật và gây ra bệnh tật cho mình, nhưng thói nào tật ấy không chừa bỏ được, cứ mãi tiếp diễn làm khổ mình, khổ người và khổ (258) chúng sinh từ đời này sang đời khác.

Do nhân quả ác giết hại và ăn thịt chúng sinh, những người dân làm nghề chài lưới, đánh cá câu tôm trên sông biển họ có hạnh phúc yên vui bao giờ đâu. Mỗi lần ra sông, ra biển để bắt cá tôm là cả gia đình họ đều lo lắng không yên, đến khi trở về nhà còn sống mới hết lo sợ. Thiên tai lũ lụt, sóng thần đều cuốn trôi nhà cửa tài sản của những người dân làm nghề ác độc này. Quý vị có thấy không? Những điều này xảy ra năm nào cũng có, không nước này thì nước khác, mà dân chài lưới thì lãnh đủ.

Tử thần cứ lăm le đến thăm họ, sự sống chết của họ như chỉ mành treo chuông, nhưng nào họ có biết. Họ sống khổ đau, sống trong ác pháp như thế mà họ không biết hối hận ăn năn với những việc làm ác đức tội lỗi. Hằng ngày họ giết hàng trăm vạn sinh linh vô tội; hằng ngày họ nhai nuốt biết bao nhiêu loài vật trên dao dưới thớt của họ, cơ thể của họ là nghĩa địa, là gò mả, là mồ chôn xác chúng sinh. Tất cả cá, tôm, gà, vịt, heo, dê, bò, trâu, ngựa, chó, mèo, rắn, rít, v.v.. đều chôn tại chỗ đó. Họ đã biến cơ thể của họ trở thành một nơi tội lỗi giết hại biết bao nhiêu sinh vật vô tội. Với việc làm đầy tội lỗi này mà pháp luật các nước trên thế giới không thể bắt tội họ được. Vì từ xưa đến nay, tổ tiên ông bà của chúng ta đã sống một đời sống (259) động vật, nhân tính mất, nên họ giết hại và ăn thịt các loài động vật, có khi ăn thịt luôn cả người nữa, rồi truyền thừa lại con cháu về sau nhiều đời nhiều kiếp cũng sống như vậy. Hiện giờ có một số bộ lạc ở trên những vùng cao nguyên trong rừng sâu đang ăn thịt người. Gần đây có một vài nước văn minh, các đại gia đang tìm thịt trẻ con mới sinh, 5, 10 tháng tuổi để làm món ăn thượng hạng.

Đạo đức nhân bản - nhân quả hiếu sinh, sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh thì chưa ai biết, nên mọi người thường giết hại và ăn thịt những loài động vật khác đã trở thành một nếp sống, một thói quen ăn uống ác độc, nếu bữa ăn không có thịt chúng sinh thì họ ăn uống không ngon. Từ đó cha truyền con nối cứ tiếp tục giết hại và ăn thịt chúng sinh một cách tự nhiên.

Một truyền thừa nếp sống ác đức, đầy tội lỗi nhưng có mấy ai lưu ý; có mấy ai hiểu rằng nhân nào quả nấy; có mấy ai hiểu rằng luật nhân quả chạy đâu tránh khỏi, dù cho bay lên trời hay chui xuống biển cũng không sao tránh khỏi. Những quả báo khi thời tiết nhân duyên đã đến dù có chư Phật, Bồ Tát cũng đành bó tay.

Luật pháp nhân quả sẽ không tha thứ cho một người nào làm ác, dù người đó là vua quan cũng không trốn khỏi. Cho nên người nào giết (260) hại và ăn thịt chúng sinh thì cơ thể không bệnh đau thế này thì cũng bệnh đau thế khác. Già trẻ lớn bé đều không thoát khỏi bệnh tật là do ăn thịt chúng sinh. Cho nên làm người ai cũng nuôi mạng sống bằng xương máu chúng sinh thì bệnh tật là do nghiệp ác đó. Muốn thoát khỏi bệnh tật chỉ có những người sống đúng đạo đức nhân bản - nhân quả không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh thì cơ thể sẽ không bệnh tật; thì gia đình sẽ không tai nạn, mọi người đều sống được bình an, yên vui và hạnh phúc.

Thường người ta thấy ai bệnh tật hiểm nghèo thì bảo: “Trời kêu ai nấy dạ”. Người ta không hiểu nhân quả nên nói có luật trời, chứ không có luật trời nào cả, mà chỉ có luật nhân quả. Vì luật nhân quả xử phạt rất công minh và chính trực không sai một li hào nào cả. Chính hành động ác như giết hại và ăn thịt chúng sinh thì trả quả là cơ thể phải bị bệnh đau nhức khổ sở như trên chúng tôi đã nói và thường nhắc đi nhắc lại. Quý vị có nhớ không?

Một lần nữa, chúng tôi xin nhắc lại, vì hằng ngày quý vị nuôi thân mạng bằng sự đau khổ chết chóc của chúng sinh thì thân mạng của quý vị phải bệnh tật khổ đau là đúng luật. Cho nên quý vị giết hại và ăn thịt chúng sinh thì đừng mong thân mạng quý vị không đau bệnh.

Vì thế, gốc bệnh tật khổ đau là do giết hại và (261) ăn thịt chúng sinh. Hễ ai làm một việc tàn ác cướp lấy mạng sống của loài vật khác để nuôi mạng sống thân mình, đó là hành động bất bình đẳng, đáng chê trách, không xứng đáng làm con người. Vì con người phải sống có đạo đức nhân bản của con người, nên không bao giờ giết hại và ăn thịt chúng sinh. Nuôi mạng sống của mình bằng xương máu của các loài vật khác, những người sống như vậy thật đáng cho chúng ta sợ hãi và nên tránh xa.

Xưa nay chỉ có loài thú vật mới ăn thịt nhau, chứ con người thì không thể ăn thịt nhau như vậy. Con người thật con người khi làm một điều ác, làm một điều đau khổ cho bất cứ một loài vật nào tâm cũng cảm thấy xấu hổ, nghĩ mình không xứng đáng làm người. Chỉ có những người mất nhân tính, tâm còn là thú vật nên sự cảm thấy làm khổ người và làm khổ loài vật khác thì thích thú, vui cười hớn hở trên sự đau khổ của người và các loài vật khác.

Hành động nhổ bãi nước bọt vào mặt Phật là một hành động lăng nhục Phật. Khi nhận ra hành động ác độc này, anh ta rất hối hận, suốt đêm không ngủ và cảm thấy việc làm của mình quá sai trái và tội lỗi.

Con người này còn chút nhân tính khi làm một hành động quá ác đối với Phật, anh ta biết hối hận và suốt đêm không ngủ. Bởi vậy đức hối (262) hận ăn năn sẽ giúp con người từ ác trở thành thiện; con người từ xấu trở thành tốt. Cho nên làm người luôn luôn phải biết hối hận ăn năn khi chúng ta làm một điều gì mà có sự buồn phiền hay khổ đau cho mọi người và mọi loài động vật, dù con vật nhỏ như con kiến, con sâu, con bọ, v.v.. lỡ chúng ta vô tình giậm đạp làm hại chúng thì phải hối hận ăn năn, khi đi, đứng, nằm hay ngồi đều phải cẩn thận tránh làm sao không làm đau khổ chúng nữa.

Một cậu bé đi học trễ chỉ vì một đêm mưa gió, loài sâu ra khỏi hang bò ngổn ngang trên lề đường. Thấy những con vật đáng thương này cậu mới đem chúng bỏ vào hang, để chúng tránh khỏi sự giậm đạp của người khác. Người mẹ đang buồn phiền con đi học trễ, nhưng khi nghe xong lời thuật lại lòng nhân ái của con, người mẹ ôm con vào lòng với hai dòng nước mắt thương yêu.

Nếu đem so sánh đức hiếu sinh của cậu bé 7 tuổi đã thực hiện lòng nhân từ tuyệt vời, đôi khi người lớn vô tình không làm được hành động hiếu sinh như vậy. Phải không quý vị?

Nếu chúng ta không biết hối hận thì không làm sao sửa sai những lỗi lầm. Trên đời này không ai toàn thiện, cho nên sự lỗi lầm làm sao không xảy ra, nhưng xảy ra mà biết hối hận sửa sai là một hành động đem lại sự bình an cho mình, cho người và cho (263) muôn loài chúng sinh. Vậy quý vị nên ghi nhớ những lời dạy đạo đức hối hận hiếu sinh này, để mãi mãi cuộc sống loài người và muôn loài vạn vật trên hành tinh là Thiên Đàng, Cực Lạc. Nơi đây không còn thấy sự đau khổ giết hại và ăn thịt chúng sinh nữa, nơi đây không còn thấy sự xung đột và chiến tranh tàn khốc nữa.

Đức hối hận hiếu sinh là một đức hạnh rất cần thiết cho cuộc sống con người, vì nó sẽ đem lại sự bình an, yên vui cho hành tinh này.

--o0o--


Trích dẫn - Ghi chú - Copy