Mục Lục

Đánh Dấu

00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(06:29:57)

ĐỨC THỨ NHẤT: LUẬT NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO THÂN HÀNH, Ý HÀNH

Như chúng tôi đã nói, luật nhân quả rất công bằng và công lý, ai làm ác tức là làm khổ mình, khổ người và khổ các loài vật thì phải trả quả khổ đau, còn ngược lại ai làm điều lành thì sẽ hưởng được phước báu, hoàn cảnh bản thân, gia đình đều được yên vui và hạnh phúc.

Hai đứa con nhỏ khóc lóc không chịu đứng vào hàng để chờ mua bưu phiếu, chúng làm cho bà mẹ rất khổ sở giữa đám đông người. Đấy là nhân quả. Người đời thường bảo: “Con nợ, vợ oan gia, cửa nhà tội báo”. Đúng vậy, nhân quả có vay phải có trả, nếu không vay làm sao lại có con mà trả quả. Con cái không phải là nhân quả sao?

Trên thế gian này, trai lớn lên lấy vợ, gái lớn lên gả chồng, đó là một truyền thống từ ngàn xưa. Người ta cứ ngỡ rằng trai gái lớn lên yêu nhau là hạnh phúc. Hạnh phúc mà con người hằng mơ ước đó là hạnh phúc trong tưởng. Còn hạnh phúc chân thật không phải tìm từ trai gái yêu nhau. Trai gái yêu nhau là qui luật nhân quả (312) sinh tồn. Vạn vật sinh ra đều theo qui luật này cả. Từ cây cỏ thảo mộc cho đến loài người và loài thú vật đều phải theo qui luật này cả, không có một loài vật nào ra khỏi qui luật này.

Vì thế, con người ít ai thoát ra khỏi qui luật này, ngoại trừ những bậc chân tu giải thoát người ta mới cắt ái, ly gia, đoạn tuyệt con đường tâm sắc dục.

Chúng ta hãy đọc câu chuyện thương tâm, do nhân quả kiếp trước đã gây tạo nhân quả chia lìa cha mẹ và con cái nên kiếp này lũ đã cướp đi cha mẹ của ba cháu gái, để lại một người chị còn tuổi học trò mà phải gánh vác nuôi hai em thật là xót thương vô cùng. Ai thấy cảnh này mà không động lòng rơi nước mắt. Phải không quý vị?

THAY BA MẸ ĐƯA EM ĐẾN TRƯỜNG

image “Sáng ngày 05/9 ở thôn Lâm Lang, xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, ba chị em Ngô Thị Nhung, Ngô Thị Huyền và Ngô Thị Ngọc Trinh dắt nhau tới trường dự khai giảng năm học mới. Trong cơn lũ lớn ngày (313) 07/8 vừa qua, cả ba mẹ của ba cháu gái đã bị chết do lũ…​ Chị cả Ngô Thị Nhung bây giờ trở thành ba, thành mẹ chăm lo cho hai em. “Hôm qua Trinh cứ khóc mãi. Hắn đòi đưa đi học chứ không chịu đi một mình. Rồi còn cả Huyền nữa thì mần răng mà đưa cả hai đứa một lúc”. Nhung nói trong nước mắt. Khi ba mẹ còn, ngày khai trường Nhung chỉ lo cho riêng mình. Nay Nhung phải dậy từ 4 giờ sáng để nấu cơm cho hai em ăn. Suốt cả tuần qua, cả ba chị em cứ xúm xít chuẩn bị sách vở, áo quần cho ngày khai giảng. Không còn ba mẹ để nhắc nhở từng thứ, nên em soạn sách vô, chị lại lấy ra, quay lui quay tới, chẳng biết cái nào cần cái nào chưa…”

Trông hình ảnh này thật đáng thương cho ba chị em Nhung. Càng thương xót ba chị em Nhung chúng ta lại nhớ câu tục ngữ: “Còn mẹ gót đỏ như son, chẳng may mẹ mất gót con dính bùn”. Đúng vậy, cuộc đời này sao con người phải chịu nhiều đau khổ mà không còn nước mắt để khóc nữa. Phải không quý vị?

Nhìn cảnh này chúng ta xót thương vô cùng. Một cháu gái tuổi còn học trò làm sao nuôi dưỡng hai em. Đêm đêm ba chị em nằm sát bên nhau để nương tựa vào nhau mà sống. Tình thương của cha và của mẹ còn đâu nữa. Ba cháu này còn kiếm đâu ra tình thương ấy. Ôi xót xa vô cùng! (314)

Nhớ ba mẹ, ba chị em chỉ còn biết ôm nhau mà khóc. Trẻ con chỉ biết nương tựa vào cha mẹ, ông bà, vào những người thân của mình. Còn bây giờ biết nương tựa vào ai đây? Hai em thì nương tựa vào chị, còn chị biết làm gì đây mà nuôi các em. Càng nghĩ tâm can càng rã rời; càng suy nghĩ tâm can càng thấy khổ đau vô cùng, vô tận. Nhìn hình ảnh ba cháu trơ trọi chúng ta không thể cầm những giọt nước mắt, thương cho thân phận các cháu ngày mai sống sẽ ra sao! Cháu gái tuổi còn học trò biết làm gì nuôi hai em. Cuộc đời đầy dẫy cạm bẫy, ác pháp muôn mặt, rồi đây các cháu có thoát khỏi nanh vuốt của loài chồn cáo ác độc chăng? Chúng đang rình rập chờ có cơ hội là đớp ngay…​

Cuộc sống con người đều do nhân quả điều hành. Cho nên, vay nhân nào thì gặt quả nấy, nhìn hoàn cảnh của ba cháu Nhung, Huyền, Trinh thì biết ngay nhân quả đời trước ba cháu đã gieo quả chia lìa, nên đời nay phải gặt quả lìa cha, lìa mẹ trong lúc tuổi còn thơ ngây. Nhân quả quá khứ của các cháu như thế nào chúng ta làm sao biết được, nhưng chắc chắn phải có nhân quả. Phải không quý vị?

Đứng trước cảnh các cháu sớm lìa cha, lìa mẹ, sống bơ vơ trên đường đời trơ trọi thì ai lại không xót xa thương cảm.

Cho một vài ví dụ như đời trước các cháu đã (315) từng bắt cá cha và cá mẹ giết và ăn thịt, để lại một đàn cá con bơ vơ thì hiện giờ các cháu cũng phải trả quả mất cha mất mẹ bơ vơ như vậy. Cho nên, khi am tường hiểu biết luật nhân quả thì chúng ta rất sợ hãi những hành động ác thường làm đau khổ mình, đau khổ người và đau khổ tất cả chúng sinh. Khi những hành động ác làm đau khổ cho mình, cho mọi người và chúng sinh thì chúng ta không thể nào tránh khỏi những hậu quả tai nạn, bệnh tật, đói khổ, mất cha, mất mẹ, v.v.. có thể đến với chúng ta khi thời tiết nhân duyên hội đủ. Khi thời tiết nhân duyên đã đủ thì trốn đâu cũng không khỏi.

Vì hiểu biết luật nhân quả không tha thứ cho một ai và không ai trốn bất cứ nơi đâu mà thoát khỏi luật nhân quả này. Cho nên, ngay từ bây giờ chúng ta phải hết sức cẩn thận về thân hành, khẩu hành và ý hành. Đó là ba nơi xuất phát nhân và quả. Nhất là ý hành, khi chúng ta muốn khởi một ý niệm thì ý niệm ấy phải được suy tư kỹ càng rồi mới biến ra hành động làm hay nói. Nhờ đó nó thành một thói quen hay tư duy, khi muốn làm một điều gì thì tâm chúng ta nhắc nhở phải suy nghĩ, phải tư duy kỹ lưỡng xem ý niệm ấy có làm hại ai không. Nếu không có hại thì mới bắt đầu hành động nơi miệng, nơi thân. Và như vậy hành động thân miệng sẽ không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh. Còn ngược lại làm khổ mình, khổ người và khổ (316) chúng sinh thì nhất định chúng ta không nói, không làm. Bởi vì nói hay làm đó là làm những hành động ác. Nói hay làm những hành động ác là tự chúng ta đã đem sự đau khổ vào thân, tức là chúng ta đang tạo nhân ác. Và cũng đã, đang phải trả quả báo khổ đau mà chúng ta không chạy trốn đường trời nào thoát khỏi.

Cho nên, khi biết luật nhân quả chúng ta rất sợ làm điều ác, vì thế chúng ta phải học pháp NHƯ LÝ TÁC Ý để thực hiện trên pháp môn TỨ CHÁNH CẦN. Hằng ngày chúng ta ngăn ác, diệt ác pháp và luôn luôn lúc nào cũng sinh thiện, tăng trưởng thiện pháp. Ở đây, trong câu này có những danh từ rất khó hiểu như ác pháp nghĩa là gì? Thiện pháp nghĩa là gì? Và nhận diện ác pháp và thiện pháp ra sao?

Quý vị hãy lắng nghe cho kỹ: Ác pháp là những hành động thân, miệng, ý làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh, còn ngược lại, những hành động nào không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh thì đó là thiện pháp, và có một thiện pháp tuyệt vời mà trong pháp môn TỨ CHÁNH CẦN thường nhắc nhở chúng ta nên sinh thiện pháp đó và tăng trưởng. Vậy thiện pháp đó như thế nào? Đó là tâm vô lậu hoàn toàn; đó là trạng thái tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ; đó là tâm thanh thản, an lạc và vô sự. (317)

Có tu tập như vậy, thiện pháp sinh và tăng trưởng thì chúng ta mới không bị dục vọng sai khiến làm những điều vi phạm giới luật đức hạnh. Nhờ đó chúng ta không bị NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO khổ đau chi phối; nhờ đó chúng ta mới sống được bình an, yên vui tràn đầy hạnh phúc; nhờ đó thân tâm mới được thanh thản, an lạc và vô sự.

Cho nên chúng ta phải nhớ LUẬT NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO là một đạo luật rất công bằng và công lý. Phải thường nhắc nhở tâm sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh.

--o0o--


Trích dẫn - Ghi chú - Copy