Mục Lục

Đánh Dấu

00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(05:44:33)

ĐỨC THỨ NHẤT: ĐỨC HIẾU SINH TỪ THIỆN THÂN HÀNH

Nếu cuộc đời này ai cũng được như người phụ nữ trong bài này thì đời đâu còn khổ đau nữa. Mọi người đều sống có tình người, biết thương người. Từ những người có đầy đủ phước báu, cơm ăn áo mặc dư thừa đến những người còn thiếu thốn mọi thứ, nhưng đứng trước cảnh những người bất hạnh gặp nhiều khó khăn thì họ tự nguyện, tự giác đem chia sẻ với nhau từng bát cơm, manh áo như người phụ nữ nghèo khó trong câu chuyện trên đây thì xã hội loài người hạnh phúc biết bao, vì mọi người đối xử với nhau tràn đầy tình thương yêu.

Trong đức hiếu sinh có nhiều hành động cao thượng thương người tuyệt vời. Chúng tôi xin kể lại một câu chuyện đức hiếu sinh đơn giản, nhưng làm cho mọi người đều xúc động và khó quên:

“MÓN QUÀ TỪ TRÁI TIM”

“Khi tôi còn là một thiếu niên, có lẽ khoảng 13 tuổi, mẹ đã dạy tôi một bài học quý giá mà (275) tôi chẳng bao giờ quên được. Một ngày nọ, lúc chúng tôi đang mua tạp hoá ở một cửa hàng nhỏ, thì tôi để ý thấy một gia đình khác cũng vừa bước vào cửa hàng như chúng tôi.

Trông có vẻ đó là một bà mẹ, một cô con gái và một đứa cháu nhỏ. Họ trông khá tươm tất dù quần áo đã củ sờn, và rõ ràng là họ chẳng lấy gì làm giàu có cả. Họ đẩy chiếc xe đi khắp cửa hàng, cẩn thận và cân nhắc lựa chọn từng món hàng. Tôi để ý thấy hầu hết những món hàng họ mua đều là những mặt hàng tầm thường và thực phẩm thiết yếu cho một gia đình.

Mẹ và tôi mua sắm đã xong, hai bên đẩy xe hàng đi thẳng đến quầy để tính tiền. Lúc chúng tôi đến đó, gia đình nọ đã có mặt từ trước, cùng với một người khách khác đang đứng ở giữa, ngay trước chúng tôi, chờ đến lượt mình tính tiền.

Khi nhìn gia đình họ đặt hàng hóa lên băng chuyền, tôi nghe bà mẹ luôn miệng nhờ người thu ngân tính tổng số tiền khi mỗi món hàng được đưa qua máy, bởi bà cần phải dành tiền chi phí cho nhiều việc khác nữa. Việc làm này hơi mất thời gian một chút, và người khách đứng trước tôi lắc đầu tỏ ra mất kiên nhẫn thấy rõ, thậm chí bà ta còn càu nhàu những điều mà tôi đoán chắc là ai cũng có thể nghe được.

Khi cô thu ngân đưa ra tổng số tiền cuối (276) cùng, người đàn bà nọ đã không có đủ tiền mặc dù đã lục hết các túi quần, túi áo, vì thế bà ấy trả bớt lại vài món thực phẩm đã mua. Ngay lúc ấy, mẹ tôi cho tay vào ví, lấy ra tờ 20 đô la cuối cùng của mình và trao cho người đàn bà nọ. Bà ấy tỏ vẻ rất ngạc nhiên và nói: “Tôi không thể nhận được đâu!”. Mẹ tôi nhìn thẳng vào mắt bà, khẽ đáp: “Không sao đâu, chị có thể nhận nó mà. Xin hãy xem đó như một món quà cũng được. Chẳng có món đồ nào trong chiếc xe đẩy mà chị không cần cả, vì vậy xin chị hãy vui lòng nhận”.

Người phụ nữ đó không khỏi xúc động khi nghe mẹ tôi nói chân thành như thế, bà đưa tay ra nhận lấy tờ bạc. Lúc đó, bà nắm chặt tay mẹ tôi một lúc và nước mắt lăn dài trên má, bà xúc động nói với mẹ tôi: “Cảm ơn cô rất nhiều. Cô thật tốt bụng. Trước nay chưa từng có ai đối xử với tôi tốt như thế cả! Tôi thật lòng rất biết ơn cô”.

Tôi biết mình đã rời khỏi cửa hàng với đôi mắt đỏ hoe, và đó sẽ là điều mà tôi mãi mãi gìn giữ trong lòng mình. Bạn biết không, ba mẹ tôi đã phải nuôi dạy sáu đứa con và bản thân họ cũng không lấy gì làm giàu có. Thế nhưng, tôi rất lấy làm hạnh phúc để nói rằng mình đã được thừa hưởng từ mẹ một trái tim nhân hậu. Nhờ có mẹ, tôi đã biết sống không ích kỷ, và tôi tin rằng đi khắp thế gian này cũng không tìm (277) được cảm giác nào tuyệt vời hơn thế đâu!”

Một việc làm từ thiện xuất phát từ lòng thương yêu những người bất hạnh trong xã hội, những người gặp những hoàn cảnh khó khăn hoặc tai nạn và bệnh tật ngặt nghèo. Vì lòng yêu thương ấy, sau khi tốt nghiệp đại học xong, người sinh viên liền xin gia nhập vào đoàn từ thiện thành phố.

Làm việc từ thiện là một việc làm có ý nghĩa cao đẹp “tình người”; là một hành động đạo đức bố thí đem tình yêu thương đến với mọi người bất hạnh trên toàn cầu mà không có ý nghĩa trao đổi “bánh sáp đi bánh qui trở lại”.

Làm việc từ thiện đó là một điều làm cho chúng ta sung sướng nhất, hạnh phúc nhất; đó là một điều nói lên từ trong trái tim của chúng ta biết chia sẻ những nỗi đau buồn với những người khác. Cho nên đức hiếu sinh bố thí từ thiện chúng ta phải tu học, trau dồi, rèn luyện cho thấm nhuần tất cả những hành động thân, miệng, ý. Nhờ đó con người của chúng ta mới trở thành những con người đức hạnh toàn diện.

Đứng trước cảnh khổ của người khác làm sao chúng ta làm ngơ được. Phải không quý vị?

Nếu không làm ngơ được, chúng ta phải xông vào công việc từ thiện giúp người, an ủi người trong cơn hoạn nạn bằng cách kêu gọi mọi người, kẻ ít người nhiều cùng nhau đóng (278) góp những vật dụng cần thiết như: quần áo, cơm gạo, rồi cùng nhau chuyển đến những nơi xảy ra cảnh màn trời chiếu đất. Những người không tiền của thì ra công hợp sức nhau dựng lại từng mái ấm tình thương, đó là những hành động tương thân tương ái lá lành đùm lá rách.

image

Những việc làm này nói lên tình yêu thương của mọi người với nhau trong môi trường sống trên hành tinh này. Và như vậy mới thắm đượm tình người, mới nói lên được đức hiếu sinh đa hướng từ thiện.

Trên đời này chỉ có đức hiếu sinh mới đem lại sự bình an cho mình và cho mọi người. Vì vậy, chúng ta cần phải học tập và rèn luyện đức hiếu sinh cho thấm nhuần thân hành, khẩu hành và ý hành. Nếu không học tập, trau dồi thì không sao trở thành một con người có đạo đức được. (279)


Trích dẫn - Ghi chú - Copy