Dũng cảm là một đức hạnh giúp chúng ta vượt qua mọi gian nan thử thách, dũng cảm giúp chúng ta vượt qua những hoàn cảnh khó khăn; dũng cảm giúp chúng ta cứu người trong nước sôi, lửa bỏng. Bởi vậy, dũng cảm là một đức hạnh mà mọi người cần phải có, vì nó đem lại sự lợi ích rất lớn cho mình, cho người.
Người nào đứng trước mọi người dám chấp nhận, nói rõ những việc làm sai trái của mình, đó là những người dũng cảm, tự giác, gan dạ; đó là những người biết khắc phục sửa sai những lỗi của mình. Những người như vậy là những người đáng khen, đáng ca ngợi, xứng đáng làm gương hạnh tự nguyện, tự giác sửa sai những lỗi lầm của mình. Hầu hết mọi người đều thấy cái sai của người khác chứ ít ai thấy cái sai của mình. Và nếu biết mình làm sai thì cũng không dám công nhận mình làm sai, thường làm sai đều tìm mọi cách lý luận để che đậy.
Ở đây, thầy giáo Kaplan dạy học rất đúng đắn, truyền đạt tư tưởng sử học cho các em học sinh dễ hiểu và thích thú môn học. Trong khi các thầy cô giáo khác chưa giáo dục truyền đạt được (218) như vậy. Một nhân tài của sư phạm biết khéo léo sáng tạo môn học, biết tùy thuận chấp nhận, thật đáng cho chúng ta mến phục và kính trọng.
Đây là một hành động tùy thuận chấp nhận của thầy khiến cho mọi người đều thán phục. Khi Ban Giám Hiệu nhà trường sa thải, thầy vẫn ung dung chấp nhận ra đi không hề có lời chống đối phải trái với bất cứ một người nào. Mặc dù các em học sinh và những phụ huynh học sinh biểu tình chống đối, không chấp nhận việc Ban Giám Hiệu sa thải thầy. Chúng ta hãy đọc kỹ lại đoạn văn dưới đây để thấy đức tùy thuận chấp nhận qua lời nói của thầy thật tuyệt vời: “Là một người luôn lạc quan, thầy Kaplan chấp nhận việc này một cách rất bình tĩnh. Thầy khuyên chúng tôi phải “chấp nhận thay đổi”. Vì theo thầy, người nào không biết cách chấp nhận sẽ làm tổn thương đến người khác cũng như đến chính mình.
Dù những lời thầy nói là đúng, nhưng chúng tôi cũng không cam tâm ngồi nhìn thầy ra đi. Suy cho cùng, chính thầy đã dạy rằng, tổ tiên chúng tôi biết chiến đấu để giữ vững niềm tin của mình. Do đó, chúng tôi đã bàn định kế hoạch biểu tình vào ngày thầy Kaplan ra đi. Những người tham gia đều phải hứa giữa bí mật. Nhưng rồi tin tức cũng lộ ra, và thầy hiệu trưởng cũng thông báo trên loa phóng thanh rằng học sinh nào tham gia vào cuộc biểu tình (219) sẽ bị đuổi học.
Cuối cùng thì ngày đó cũng đến, khi chuông báo hết giờ vang lên, đám học sinh chúng tôi khoác tay nhau bước ra cổng trường và tập hợp thành hàng ở đó, học sinh các lớp dưới cũng tham gia. Thoáng chốc, ngôi trường gần như không còn bóng một học sinh nào. Thầy Kaplan đã truyền cho chúng tôi lòng dũng cảm chấp nhận mọi việc để chiến đấu cho niềm tin của mình. Bất chấp những lời đe doạ, chúng tôi đồng thanh hô vang: “Không được để thầy Kaplan ra đi! Hãy giữ thầy ở lại”.
Các bậc phụ huynh sau đó cũng kéo đến và thay vì la mắng con, họ đã cùng nắm tay nhau, tạo thành một hàng rào bao xung quanh và cùng hô vang theo chúng tôi. Thầy Kaplan xuất hiện ở cửa sổ, nước mắt tuôn trào trên gương mặt, thầy vẫy tay chào chúng tôi và nói: “Cảm ơn các em”, rồi bước khuất vào bên trong.
Bất chấp những nỗ lực của chúng tôi, thầy Kaplan vẫn bị sa thải. Nhưng nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh và giới báo chí, nên không học sinh nào trong trường bị đuổi học”.
Trong cuộc sống chung đụng với mọi người, chúng ta cần phải biết “tùy thuận chấp nhận những sự thay đổi”. Vì không biết cách tùy thuận chấp nhận thay đổi sẽ làm tổn thương đến người khác cũng như đến chính mình. (220)