sidebar
Thời gian:  03/01/2022  Người trích dẫn:  tamthien
1

Đường lối tu tập của đạo Phật và cách thức rèn luyện thân tâm rất rõ ràng, tuần tự, giai đoạn I trước tiên quý vị cần phải thông hiểu đường lối, phương pháp, cách thức rèn luyện, trau dồi như thế nào? Để diệt trừ thói hư tật xấu, không làm các ác pháp luôn tăng Trang 119trưởng thiện pháp, lập hạnh bố thí cúng dường, tạo phước báo lâu dài, xả bỏ lòng xan tham, ích kỷ để tâm được rộng lớn, lập đức nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng để tâm hồn lúc nào cũng hân hoan thanh thản, không biết hờn giận phiền não với ai, không biết tham muốn tài sản của ai, vui sống với gia đình làm gương tốt cho mọi người: “không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh”. Vai trò người cư sĩ đệ tử của đức Phật chỉ tu như vậy, đừng nên tu hơn nữa, tại sao vậy? Vì có tu cao hơn cũng chẳng đi tới đâu, nếu không đoạn dứt ái kiết sử. Đạo Phật có lớp tu thấp, có lớp tu cao, được chia ra làm tám lớp gọi là Bát Chánh Đạo. Người cư sĩ tu theo lớp của người cư sĩ, còn người tu sĩ khi xuất gia trở thành tu sĩ thì phải trải qua tu cho xong lớp đạo đức của người cư sĩ, nếu không tu tập đạo đức như vậy thì sẽ mất căn bản. Bằng chứng, hiện giờ các vị Tỳ kheo Tăng cũng như tỳ kheo Ni thường phạm giới cấm tức là thiếu đạo đức làm Người, làm Thánh, nên con đường tu hành chẳng ra gì, đời chẳng ra đời, đạo chẳng ra đạo, mà còn trở thành một người hành nghề lừa đảo, nghề mê tín. Trang 120

(Đường Về Xứ Phật - Tập I - Trang 121)

Giai đoạn 1 tu tập đạo đức nhân bản nhân quả không làm khổ mình khổ người và khổ chúng sinh.

2

Đạo lộ của Phật đã vạch ra rất rõ ràng, có ba giai đoạn tu tập: 187 1- Giai đoạn tu tập cho người cư sĩ, thọ Tam quy ngũ giới, Thập thiện, sống và làm việc sống đúng đạo đức nhân quả. 2- Giai đoạn chuyển tiếp thọ Bát quan trai giới, tu tập tỉnh thức trong việc làm hằng ngày dùng tuệ tri nhân quả nhẫn nhục, tuỳ thuận, bằng lòng để xả tâm. Đó là người cư sĩ tu tập Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ để khắc phục tâm tham ưu ở đời và giai đoạn này gọi là “Chánh Niệm Tỉnh Thức”. Sự tu tập này trong những ngày thọ Bát quan trai. 3- Giai đoạn tu tập của người tu sĩ, ly gia, cắt ái, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, sống không gia đình, không nhà cửa, tu tập Tứ Niệm Xứ, Tứ Thánh Định và Tam Minh. Với chiếc áo của người cư sĩ tu tập chỉ làm chủ được cuộc sống (sanh), chứ không thể làm chủ tự tại sống, chết và chấm dứt luân hồi được

(Đường Về Xứ Phật - Tập V - Trang 188)

Ba giai đoạn tu tập.

3

Giai đoạn đầu là giai đoạn tu tập ly dục ly ác pháp, giai đoạn này tu tập không nguy hiểm, chỉ cần có các đối tượng để xả tâm, tức là tu tập hạnh nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, cũng như bây giờ chưa có duyên được ở gần bên Thầy thì hãy tập sống đúng giới luật, tức là sống đức hạnh làm người và làm Thánh, kế đó hằng ngày con hãy chuyên cần tu tập Tứ Chánh Cần thì sẽ ly dục, ly ác pháp được, khi ly được dục và ác pháp thì chừng đó sẽ được gần Thầy

(Đường Về Xứ Phật - Tập VIII - Trang 196)

Giai đoạn đầu sống đúng giới luật đức hạnh, diệt ngã xả tâm, ly dục ly ác pháp có đối tượng.

4

Khi nào trong cuộc sống đã giữ gìn được đạo đức nhân bản – nhân quả tự sống không làm khổ mình, khổ người thì mới xin bước vào tu hành ở giai đoạn hai. Nếu trong cuộc sống còn làm khổ mình, khổ người thì đừng nên tu tập thêm bước thứ hai, và cũng đừng xin tu Tứ Niệm Xứ, vì Tứ Niệm Xứ là ở giai đoạn tu tập Chánh niệm trong Bát Chánh Đạo, nên nó là giai đoạn thứ hai. Nếu ham tu tập ở giai đoạn hai thì thiếu căn bản, nên kết quả chẳng có gì. Vì thế tu hành chỉ hoài công vô ích mà thôi. Khả năng không đủ mà tu tập vượt lớp như vậy đôi khi sẽ bị ức chế, khiến cho thân tâm thành bệnh, có khi rối loạn thần kinh hoặc tẩu hỏa nhập ma, điên khùng

(Đường Về Xứ Phật - Tập IX - Trang 98)

Tu xong giai đoạn đạo đức mới tu tiếp giai đoạn hai.

5

Bởi chúng ta tu học để tìm cầu sự giải thoát, ra khỏi nhà sinh tử nên nó có bốn giai đoạn: 1- Giai đoạn tu học giới luật đức hạnh, diệt ngã xả tâm, ly dục ly ác pháp (có đối tượng, giữ hạnh độc cư giai đoạn I). 2- Giai đoạn tu học Chánh Niệm Tĩnh Giác, 364 tự quán xét tâm mình xả trừ những tâm tham, sân, si, mạn, nghi vi tế theo từng tâm niệm khởi (không đối tượng, giữ hạnh độc cư giai đoạn II). 3- Giai đoạn tu học Định Niệm Hơi Thở, với 19 đề mục nhiếp tâm và an trú tâm để đẩy lui các chướng ngại pháp và các cảm thọ (giữ gìn hạnh độc cư ở giai đoạn III). 4- Giai đoạn tu học Tứ Niệm Xứ, trên thân quán thân để nhiếp phục tâm tham ưu vi tế ở đời (giữ gìn hạnh độc cư ở giai đoạn IV)

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham - Tập 1 - Trang 365)

Giai đoạn 1: Tu học giới luật đức hạnh, diệt ngã xả tâm, ly dục ly ác pháp, có đối tượng.

6

Trước tiên, người biên soạn phải biết biên soạn giáo án cho cư sĩ tu học vào những lớp đạo đức cơ bản nhất như: các lớp Tam Quy, các lớp Ngũ Giới, các lớp Tu Thập Thiện và các lớp Thọ Bát Quan Trai. Sau khi hướng dẫn những cư sĩ đã tu học thuần thục trong bốn lớp đạo đức này, thì mới cho họ xuất gia tu học theo các lớp Bát Chánh Đạo. Còn chưa tu học các lớp cơ bản này mà vào tu học các lớp Bát Chánh Đạo thì mất căn bản. Mất căn bản khi vào tu tập thiền định tỉnh giác sẽ bị ức chế tâm.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 1 - Trang 6)

Tu học thuần thục các lớp đạo đức rồi mới xuất gia tu học theo các lớp Bát Chánh Đạo.

7

Muốn sống được đạo đức hơn nữa, thì quý vị phải chuyển qua giai đoạn tu tập thứ hai. Khi mà giai đoạn thứ nhất quý vị đã sống đúng năm đức hạnh, không hề còn vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào trong năm đức hạnh này, thì quý vị phải chuyển qua giai đoạn tu tập thứ hai. Đến giai đoạn này, những người phật tử phải tu học rất nhiều, để rèn luyện thân tâm của mình trở thành người đạo đức, có như vậy mới xứng đáng là con của Phật, là đệ tử của Phật. Phải không quý vị? Vậy giai đoạn thứ hai tu học theo Phật giáo như thế nào? Và tên pháp môn tu học ấy gọi là gì? Giai đoạn tu học thứ hai có tên là “Thọ Bát Quan Trai Giới”.

(Những Chặng đường Tu Học Của Người Cư Sĩ - Trang 115)

Giai đoạn 2: Thọ Bát Quan Trai.

8

Tóm lại, muốn làm chủ nhân quả, chấm dứt luân hồi là phải tu tập điều khiển khẩu hành, thân hành và ý hành luôn luôn thực hiện nhân thiện để tạo quả lành, hoàn toàn phải ngăn và diệt trừ nhân ác. Đó là giai đoạn tu tập thứ nhất mà người đệ tử của Phật cần phải tinh cần siêng năng tu tập, không được biếng trễ (Sơ Thiền). Muốn làm chủ điều khiển nghiệp quả của thân (lão, bệnh, tử) thì phải tu tập nhập Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền. Đó là giai đoạn thứ hai mà người đệ tử của Phật cần phải tinh cần tinh tấn siêng năng tu tập không được biếng trễ. Muốn điều khiển làm chủ sự tái sanh luân hồi thì phải tu tập Tứ Niệm Xứ để có Tứ Thần Túc. Đó là giai đoạn thứ ba, người đệ tử của 186 Phật cần phải tinh cần tinh tấn, siêng năng tu tập không được biếng trễ

(Đường Về Xứ Phật - Tập V - Trang 187)

Ba giai đoạn tu tập

9

Đến đây, chương trình cấp 1 đã hết, theo như lời đức Phật dạy: “Những gì thông suốt cần phải thông suốt”, tức là người phật tử tu tập theo Phật giáo cần phải thông suốt Giới luật đức hạnh của Phật, chứ không phải thông suốt chuyện trên trời, dưới đất; chuyện Cực lạc, Thiên đàng; chuyện Phật tánh, Bản thể Chơn Như, v.v… Bởi hiểu như vậy là hiểu ngoài chương trình giáo dục đào tạo Bát Chánh Đạo và ba cấp: Giới, Định, Tuệ của Phật giáo; hiểu như vậy là quý vị đã hiểu sai Phật giáo. Khi học xong chương trình cấp 1, các học viên được thi chuyển cấp, nếu đậu sẽ được lên các lớp Chánh Định. Lớp Chánh Định gồm có chương trình tu tập như trên đã nói: 12 Chương trình tu tập Tứ Chánh Cần; Chương trình tu tập Tứ Niệm Xứ. Sau khi tu tập những lớp này xong, thì học viên được thi chuyển cấp lên cấp 3, tức là lớp Chánh Tuệ (Tam Minh). Lớp Chánh Tuệ tức là lớp tu tập Tứ Thần Túc. Lớp tu tập Tứ Thần Túc phải được tu tập với pháp môn “Thân Hành Niệm”. Như trên đã nói, đây là những pháp môn cần phải tu tập mà đức Phật đã dạy: “Những gì tu tập cần phải tu tập”.

(Những Bức Tâm Thư - Tập 2 - Trang 13)

Ba cấp tu tập của đạo Phật: Giới Định Tuệ.

10

Đường lối tu tập theo Phật giáo rất rõ ràng bắt đầu từ giới luật đức hạnh. Phần giới luật và đức hạnh gồm có: Năm giới tại gia. Mười giới xuất gia. Ba đức hạnh tại gia: Nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng. Ba đức hạnh xuất gia: Ăn, ngủ, độc cư. Phần các pháp tu tập gồm có: ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ 120 THÂN HÀNH NIỆM NGŨ CĂN NGŨ LỰC TỨ VÔ LƯỢNG TÂM TỨ BẤT HOẠI TỊNH TỨ CHÁNH CẦN TỨ NIỆM XỨ TỨ THÁNH ĐỊNH TỨ THẦN TÚC TAM MINH Bảng tóm lược bảy pháp trên đây là chính những lời Phật dạy, mong quý vị trước khi tu tập cần nên nghiên cứu kỹ lưỡng các pháp này, nếu không nghiên cứu kỹ lưỡng quý vị tu tập từ pháp hành của Phật giáo sẽ rơi vào pháp hành của ngoại đạo, chỉ cần tu tập sai một li thì đi lạc đường một dặm. Xin quý vị lưu ý cho.

(Phật Giáo Có đường Lối Riêng)

Bảng tóm lược các pháp môn từ thấp đến cao.

11

Nếu muốn biết phương pháp tu 288 vô lậu chứng quả A LA HÁN này, thì phải học những lớp sau đây: năm lớp Ngũ Giới đức hạnh, mười lớp Thập Thiện nhân quả và tám lớp Bát Chánh Đạo: lớp Chánh Kiến, lớp Chánh Tư Duy, lớp Chánh Ngữ, lớp Chánh Nghiệp, lớp Chánh Mạng, lớp Chánh Tinh Tấn, lớp Chánh Niệm và lớp Chánh Định.

(Những Bức Tâm Thư - Tập 2 - Trang 289)

Các lớp học của đạo Phật.