
Nếu con người không còn giết hại và ăn thịt chúng sinh thì những bệnh tật hiểm nghèo không bao giờ có, và nếu có bệnh thì đó là những bệnh không đáng kể, vì do các pháp vô thường nên thân cũng vô thường, vì thế bệnh tật nhẹ nhàng, không cần phải thuốc thang gì mà bệnh cũng hết. Trang 234 Cho nên, việc giết hại chúng sinh làm thuốc trị bệnh là một điều đi ngược lại nhân quả hiếu sinh. Vì thế các Ngài trị bệnh cho thiên hạ nhưng cuối cùng các Ngài cũng bị bệnh tật mà chết. Thưa quý vị! Chính vì các vị danh y từ xưa đến nay họ không rõ luật nhân quả, vì không rõ luật nhân quả nên họ không biết gốc sinh ra bệnh tật, vì thế mà các Ngài cứ lo trị ngọn mà không trị gốc. Muốn trị gốc bệnh thì không nên giết hại và ăn thịt chúng sinh. Đó là một thứ thuốc thần dược mà không ai biết.
(Hỏi Đáp Oai Nghi Chánh Hạnh)Giới luật là thiện pháp, thiện pháp mới chuyển được ác pháp. Bệnh tật có hết hay không hết là do Giới Luật, còn các pháp môn chỉ trợ giúp làm giảm bệnh, chứ không thể hết bệnh được. Ngay cả pháp môn Định Niệm Hơi Thở của Phật, là pháp môn trực tiếp trên bệnh để đẩy lui, thế mà giới luật không nghiêm chỉnh thì bệnh chỉ giảm rồi trở lại như thường, chứ không thể hết luôn được. Con hãy tin vào pháp môn và giới luật của Phật, tu tập và giữ gìn cho đúng, nhất là cánh tay đưa ra, đưa vô để thay thế hơi thở của con, đẩy lui Trang 250bệnh tật thì con sẽ hết bệnh. Phải tập an trú trong cánh tay cho được, thì bệnh gì cũng đẩy lui hết cả.
(Những Bức Tâm Thư - Tập 1)Trạng thái trị bệnh là một ý chí ngút ngàn. Nếu người không học Phật pháp thì không bao giờ có ý chí ấy. Ý chí ấy chỉ là TÂM BẤT ĐỘNG, dù bất cứ một ác pháp nào đến với tâm bất động cũng không làm cho TÂM ĐỘNG được; đó mới gọi là ý chí.
(Những Bức Tâm Thư - Tập 3)Bởi vậy, con đường tu tập để được thoát khổ thì chỉ có phương pháp NHƯ LÝ TÁC Ý DẪN TÂM VÀO ĐẠO, nhờ đó trong bất cứ ác pháp nào thì chúng ta luôn luôn sống trong niệm thoát ly các cảm thọ, nhờ có sống trong niệm thoát ly các cảm thọ nên tâm được giải thoát hoàn toàn. Khi chúng ta cảm giác khổ thọ tận cùng của sức chịu đựng của sinh mạng mình thì trở nên mát lạnh. Đúng vậy, khi chúng ta biết các cảm thọ là VÔ THƯỜNG thì tâm không còn ưa thích và cũng không còn sợ hãi, vì thế lạc thọ cũng như khổ thọ đối với chúng ta không còn ý nghĩa tác dụng nên chúng ta vẫn thản nhiên, tâm bất động. Do đó chúng không còn tác động lên tâm chúng ta Trang 116được, dù là trước cảnh sinh ly tử biệt chúng ta cũng không hề sợ hãi, vì thế tâm không còn dao động và trở nên mát lạnh, và cơ thể chỉ còn là một cái thây ma vô tri mà thôi. Cho nên đức Phật dạy rất rõ ràng: “Ta cảm giác một cảm khổ thọ tận cùng của sinh mạng. Vị ấy biết sau khi thân hoại mạng chung, ở đây tất cả những cảm giác khổ thọ không làm cho Ta sợ hãi thì nó sẽ trở thành vắng lặng, cái thân được bỏ qua một bên”. (151 Tương Ưng tập 2) Bởi vậy chúng ta đừng sợ hãi khổ thọ, vì khổ thọ vẫn là pháp vô thường nên nó không làm gì được chúng ta. Đối với pháp VÔ THƯỜNG chúng ta đừng sợ, đừng dao động tâm thì KHỔ THỌ sẽ tan biến. Quý phật tử hãy ghi nhớ kỹ những lời dạy này, khi có bệnh khổ thì cứ ôm chặt pháp, đau bệnh mặc đau bệnh rồi nó sẽ không đau bệnh nữa. Bởi đức Phật đã dạy như vậy, chúng ta hãy cố gắng gan dạ chịu đựng sự đau khổ của bệnh tật tận cùng sinh mạng mình thì bệnh tật sẽ tan biến.
(Mười Hai Cửa Vào đạo)Người ta không ngờ rằng, ý thức của con người khi biết tập luyện đúng như lời Phật đã dạy thì sử dụng nó trở thành một năng lực diệu kỳ, sai khiến thân tâm theo ý muốn của mình Trang 241(Dục Như Ý Túc). Khi thân bị bệnh, dù bất cứ loại bệnh gì, chỉ cần nhiếp tâm và an trú tâm trong trạng thái bất động, thanh thản, an lạc và vô sự. Khi đã ở trong trạng thái đó liền hướng tâm tác ý về căn bệnh thì bệnh gì cũng sẽ triệt tiêu rất hiệu nghiệm. Nếu người ấy có đầy đủ tín lực nữa thì pháp như lý tác ý trở thành một sức mạnh vĩ đại như cọp mọc sừng, như rồng thêm cánh thì trên đời này không có việc gì khó khăn mà không làm được. Bởi vậy đức Phật đã dạy: “Có như lý tác ý lậu hoặc chưa sinh thì sẽ không sinh và đã sinh thì bị diệt. Không như lý tác ý lậu hoặc chưa sinh sẽ sinh và đã sinh thì tăng trưởng”. Câu này có nghĩa là khi tâm phiền não, giận hờn thương ghét khởi dậy và tất cả những cảm thọ đau đớn trong thân liền sử dụng pháp như lý tác ý thì tâm phiền não và đau bệnh nơi thân sẽ bị diệt sạch. Nếu lời dạy này ai tin tưởng áp dụng đuổi bệnh, thì tất cả bệnh tật sẽ bị diệt trừ, không có bệnh gì không diệt được. Muốn đẩy lui được bệnh mà tín lực và an trú tâm không đủ thì việc đẩy lui bệnh cũng trơ trơ. Cho nên pháp nhiếp tâm và an trú tâm chỉ là một điểm tựa, còn pháp hướng tâm và tín lực là cây đòn bẩy vững chắc, nếu pháp hướng tâm mà không có tín lực thì giống như cây đòn bẩy bằng thứ gỗ xấu tạp nhạp yếu ớt thì bẩy không nổi nhân quả nghiệp báo. Còn ngược lại, có tín lực mà không dùng pháp hướng tâm thì cũng giống Trang 242như chúng ta có cây gỗ tốt mà không biết dùng làm đòn bẩy thì tín lực cũng không làm nên việc gì cả.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 3)Trong năm đức này người có thân bệnh cần phải giữ gìn cho trọn vẹn đừng vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào trong năm giới này thì ước nguyện thân bệnh tật sẽ được chuyển hóa Trang 273và tiêu trừ. Khi giữ gìn năm giới trọn vẹn thì phải tu tập các pháp Thân Hành Niệm, Định Niệm Hơi Thở bằng cách dùng cánh tay đưa ra đưa vào và tác ý câu: “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra, an tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô” tác ý xong liền đưa tay ra vô năm lần rồi tiếp tục tác ý như câu trên. Tu tập như vậy đúng 30’ xả nghỉ 30’ rồi lại tiếp tu tập lại nữa chừng nào hết bệnh mới thôi. Nếu người có duyên với hơi thở thì nên tu tập theo hơi thở và tác ý câu: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Nương theo hơi thở mà tu tập như vậy một thời gian thì bệnh sẽ được đẩy lui. Trước khi tu tập hơi thở như vậy thì nên tác ý câu: “Thọ là vô thường cái bệnh nhức đầu (bệnh gì thì nên nói rõ tên bệnh ấy) này phải chấm dứt, phải rời khỏi thân ta”. Đó là một phương pháp chuyển nghiệp nhân quả tuyệt vời, nếu con tin tưởng thì hãy tu tập theo đúng lời dạy trên đây thì kết quả sẽ được như ước nguyện
(Đường Về Xứ Phật - Tập VIII)Giữ gìn ngũ giới trọn vẹn đẩy bệnh.
Sau khi sống đúng 9 giới luật (Bát Quan Trai) tức là những đức hạnh làm người thì con hướng dẫn Ngoại con dùng hai cánh tay đưa ra, đưa vào và tác ý. Trang 328 Trước khi đưa tay ra thì bảo: *“An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra”*. Khi đưa tay ra xong thì tác ý tiếp: *“An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô”*. Khi đưa tay ra thì dùng tưởng nghĩ như bệnh theo tay mà đi ra. Cứ nhiếp tâm an trú vào cánh tay đẩy lui bệnh tật như vậy thì bệnh sẽ hết, nhưng khi đưa tay vô thì dùng tưởng thân không bệnh đi vô. Đây không phải là phương pháp trị bệnh mà đây là phương pháp chuyển nghiệp. Do chuyển nghiệp nên phải sống đúng giới luật. Phương pháp chuyển bệnh này mà trong kinh Tứ Niệm Xứ gọi là “Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu”. Nếu Ngoại con tin tưởng nơi Phật pháp là pháp mầu nhiệm cứu Ngoại con thoát bệnh khổ thì Ngoại con nên yên tâm ôm pháp chuyển bệnh thì không bao lâu Ngoại con sẽ hết bệnh khổ.
(Đường Về Xứ Phật - Tập IX)Thọ Bát Quan Trai đẩy bệnh