sidebar
Thời gian:  28/11/2021  Người trích dẫn:  Ban Biên Tập
  • CÁC GIAI ĐOẠN TU HỌC TỪ THẤP ĐẾN CAO.
1

3 giai đoạn tu tập. Giai đoạn thứ nhất là học giới luật đức hạnh, sống không làm khổ mình, khổ người. Giai đoạn thứ hai là tu tập thiền định mấy con, để đẩy lui bệnh. Giai đoạn thứ ba là tu tập Tứ Thần Túc, bốn cái lực như thần ở trong con người của mình.

(20080426 - PHÁP THOẠI TẠI NINH BÌNH - Thời gian 33:39)
2

Thầy xin kê ra những bài Pháp mà Đức Phật đã dạy trong 49 năm thuyết pháp độ chúng sanh

3

năm năm học giới luật và một năm thực hiện phương pháp tu tập giới luật thành ra nó sáu năm. Cái năm thực hiện đó là cái năm thực hành. Còn cái năm năm kia là học giới luật, đức hạnh cho thấm nhuần, cho sáng suốt. Cái Tri kiến cho thấm nhuần, năm năm. Và áp dụng, áp dụng Tứ Chánh Cần. Tức là áp dụng cái lớp để mà giới luật để mà tu tập để xả tâm của nó bằng cái tri kiến hiểu biết giới luật. Cho nên một năm. Và cấp Định một năm. Và cấp Tuệ một năm. Hoàn toàn hết là tám năm.

  • 5 NĂM HỌC GIỚI LUẬT, RỒI ÁP DỤNG 1 NĂM TRÊN TCC
4

Người muốn đi tu mà duyên nghiệp cứ buộc ràng, không thể bỏ đi được, có ba nguyên nhân chính: TRANG 306 1- Nợ nhân quả quá nặng. 2- Thất kiết sử quá dầy. 3- Ngũ triền cái ngăn che. Đó là ba nguyên nhân khiến cho người muốn đi tu theo đạo Phật rất khó vượt qua, đó cũng là ba mạng lưới bao vây kiếp con người, mãi mãi trôi lăn trong biển sanh tử, luân hồi và nhiều khổ đau trong nhiều đời nhiều kiếp.

(Đường Về Xứ Phật - Tập II)
  • 3 MẠNG LƯỚI CHE NGĂN CON NGƯỜI MÃI MÃI
5

Bát Chánh Đạo là tám lớp. Mà ba cấp của nó là Giới, định, tuệ. Cũng như là Tiểu học, trung học, Đại học. Nó đâu có, nó là cái chương trình giáo dục, đào tạo con người chứng quả A-la-hán chứ không phải là tu lơ mơ, tu một cách bình thường. Mà có phương pháp có người đứng lớp dạy. Có người hướng dẫn kỹ lưỡng từng chút. Để cho chúng ta thấm nhuần suốt tám năm trời. Chứ không phải một năm

  • HỌC 8 NĂM CHỨ KHÔNG PHẢI 1 NĂM
6

Con có duyên với Phật pháp, nhưng tánh con yếu đuối không thể vượt qua bức tường nhân quả, vì thế con nên tu trong chiếc áo của người cư sĩ: Tu tập xả ly năm triền cái bằng đức nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng. Luôn luôn trau dồi thân tâm trong mọi hành động thân, khẩu, ý bằng “Tứ Vô Lượng Tâm”: Đức hạnh Từ, Bi, Hỷ, Xả. Dứt bỏ 10 điều ác và cố tăng trưởng 10 điều lành. TRANG 307 Cần phải thông hiểu và nghiên cứu tường tận đạo đức nhân bản nhân quả không làm khổ mình, khổ người. Hằng ngày phải nhớ dùng pháp hướng tâm như lý tác ý: “Tâm như đất, tham, sân, si phải đoạn diệt sạch” Người cư sĩ cần tu năm pháp môn này, thân tâm được an vui và hạnh phúc trong cuộc sống, chẳng có đối tượng, hoàn cảnh, sự việc nào làm dao động tâm được, đó chính là nguồn giải thoát của đạo Phật trong mọi người cư sĩ, con hãy cố gắng lên! Cố gắng lên tu tập con ạ!

(Đường Về Xứ Phật - Tập II)
  • 5 pháp người cư sĩ nên tu tập hàng ngày
7

Thầy mong sao tất cả tu sinh đều hiểu rõ đức hiếu sinh và hạnh độc cư, để thực hiện vào đời sống cho đúng cách, thì đem lại sự hạnh phúc an vui cho mình, cho người, thì chính đó là đời sống Thiên Đàng, Cực Lạc cho bước đường học tập, tu theo Phật giáo ở giai đoạn đầu.

(Những Bức Tâm Thư - Tập 1)
  • THẦY ƯỚC MONG SAO CÁC CON TU ĐÚNG CÁCH
8

chúng ta tu học để tìm cầu sự giải thoát, ra khỏi nhà sinh tử nên nó có bốn giai đoạn: 1- Giai đoạn tu học giới luật đức hạnh, diệt ngã xả tâm, ly dục ly ác pháp (có đối tượng, giữ hạnh độc cư giai đoạn I). 2- Giai đoạn tu học Chánh Niệm Tĩnh Giác, TRANG 364 tự quán xét tâm mình xả trừ những tâm tham, sân, si, mạn, nghi vi tế theo từng tâm niệm khởi (không đối tượng, giữ hạnh độc cư giai đoạn II). 3- Giai đoạn tu học Định Niệm Hơi Thở, với 19 đề mục nhiếp tâm và an trú tâm để đẩy lui các chướng ngại pháp và các cảm thọ (giữ gìn hạnh độc cư ở giai đoạn III). 4- Giai đoạn tu học Tứ Niệm Xứ, trên thân quán thân để nhiếp phục tâm tham ưu vi tế ở đời (giữ gìn hạnh độc cư ở giai đoạn IV).

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham - Tập 1)
9

Tu hành phải biết linh động, khéo thiện xảo, nhưng phải sáng suốt, biết chúng ta đang tu tập ở giai đoạn nào mà áp dụng đúng pháp môn ở giai đoạn đó, chứ đừng áp dụng sai cách thì rơi vào ức chế.

(Những Bức Tâm Thư - Tập 1 - Trang 104)
10

Tám đức hạnh gồm có: Đức hiếu sinh Đức buông xả không tham lam Đức chung thủy Đức thành thật Đức minh mẫn Đức tự nhiên Đức thanh bần và trầm lặng độc cư Đức ly dục Bốn định gồm có: Định Chánh Niệm Tĩnh Giác Định Niệm Hơi Thở Định Vô Lậu Định Sáng Suốt

(Những Chặng đường Tu Học Của Người Cư Sĩ)
11

Giai đoạn thứ nhất dùng Tín Lực, tức là chúng ta dùng Giới tức là cấp thứ nhất coi như là cấp Tiểu học. Giai đoạn thứ hai là chúng ta dùng Định lực mà chúng ta đẩy lui bệnh. Tức là cấp Định tức là Trung học như Trung học của chúng ta. Giai đoạn Tứ Thần Túc là giai đoạn Đại học. Tứ Thần Túc là bốn cái lực như Thần từ nơi thân của chúng ta. Đó là giai đoạn Đại học. Cho nên nó chuyên nghiệp, muốn bệnh đau là nó tác ý bệnh đau đẩy lui liền tức khắc.

  • TÍN LỰC LÀ TIỂU HỌC, TỪ THẦN TÚC LÀ ĐẠI HỌC
12

có ba giai đoạn tu tập của chúng ta: Giai đoạn thứ nhất: Dùng Tín Lực. Giai đoạn thứ hai: Dùng Định lực. Giai đoạn thứ ba: Dùng Tứ Thần Túc để làm chủ thân tâm.

  • 3 GIAI ĐOẠN DÙNG LỰC
13

Con đường tu học của Phật giáo có ba chặng: Chặng đầu, chặng giữa và chặng cuối cùng. Chặng đầu gọi là GIỚI, chặng giữa gọi là ĐỊNH, Chặng cuối cùng gọi là TUỆ. Vì thế pháp Độc Cư cũng chia ra làm ba giai đoạn tu tập: Đầu, giữa và cuối cùng. 1- Giai đoạn đầu: ĐỘC CƯ GIỚI, tức là giữ gìn độc cư theo giới luật (phòng hộ sáu căn theo giới luật). 2- Giai đoạn giữa: ĐỘC CƯ ĐỊNH, tức là giữ gìn hạnh độc cư theo thiền định (phòng hộ sáu căn theo thiền định). 3- Giai đoạn cuối cùng: ĐỘC CƯ TUỆ, tức là giữ gìn hạnh độc cư theo Tuệ Tam Minh (phòng TRANG 79 hộ sáu căn theo tuệ Tam Minh).

(Những Bức Tâm Thư - Tập 1)
  • 3 GIAI ĐOẠN ĐỘC CƯ
14

Độc cư ở giai đoạn I, trong suốt ngày đêm chúng ta chia thời gian ra làm bốn thời sáng, chiều, tối, khuya, mỗi thời chúng ta dành riêng ra 30 phút tập sống thơ thẩn một mình, quan sát thân, thọ, tâm và pháp để đẩy lui các chướng ngại pháp trong tâm. Đến giai đoạn II độc cư thì thời gian sống thơ thẩn một mình được tăng lên 60 phút hoặc hơn nữa. Đến giai đoạn III thì hoàn toàn sống suốt 24 tiếng đồng hồ thơ thẩn một mình, mục đích sống như vậy là để đẩy lui các chướng ngại pháp trong tâm như trên Thầy đã dạy. Tóm lại, sống thơ thẩn một mình để đẩy lui các chướng ngại pháp trong tâm là sống riêng không làm việc bên ngoài mà cũng không làm việc bên trong chỉ duy nhất có một việc làm là việc đẩy lui các chướng ngại pháp trong tâm mà thôi. Cho nên, ở giai đoạn một nó chỉ mới tu tập với thời gian ngắn 30 phút “sống riêng và không làm việc”.

(Đường Về Xứ Phật - Tập IX)
15

giới luật hộ trì các căn thì phải đúng theo giới luật hiện hành của nó có giới hạn, có từng giai đoạn tu tập, chứ không phải muốn tu như thế nào là tu như thế nấy, coi chừng tu sai. Sống giữ gìn giới luật sai vẫn bị ức chế tâm và đó là cũng tự làm khổ mình, không bao giờ tu tập đi đến đâu cả. Cho nên khi tu hành đừng vội vàng, mà hãy sống cho được với hai đức hiếu sinh và đức ly tham thì con đường giải thoát của Phật giáo sẽ hiện ra rất rõ ràng, ngay trước mặt quý tu sinh.

(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham - Tập 1)
16

nếu muốn làm chủ sự sống chết thì phải tu tập và rèn luyện qua hai giai đoạn: 1- Giai đoạn giới luật đức hạnh phải tu học từ lớp Chánh Kiến đến Chánh Mạng. Lớp Chánh Kiến đến Chánh Mạng gồm có Giới luật đức hạnh nhân bản – nhân quả. TRANG 24 2- Giai đoạn thiền định phải tu học từ lớp Chánh Niệm. Lớp Chánh Niệm gồm có Tứ Chánh Cần và Tứ Niệm Xứ. Để hoàn tất giai đoạn Giới Luật đức hạnh thứ nhất thì quý phật tử phải thực hiện ba hạnh và ba đức. Ba hạnh gồm có: Ăn, Ngủ, Độc Cư. Ba đức gồm có: Nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng.

(Thanh Qui Tu Viện Chơn Như)
17

Giai đoạn thứ nhất trong một năm tu tập, quý vị chỉ có tu tập LY DỤC, LY BẤT THIỆN PHÁP. Thế nhưng quý vị đã lầm lẫn nên chỉ tu tập DIỆT và XẢ. Vì thế sự tu tập của quý vị trở thành mù mờ, nên không biết tu cái nào chính, cái nào phụ.

(Thiền Căn Bản - Trang 27)
18

Muốn sống được đạo đức hơn nữa, thì quý vị TRANG 114 phải chuyển qua giai đoạn tu tập thứ hai. Khi mà giai đoạn thứ nhất quý vị đã sống đúng năm đức hạnh, không hề còn vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào trong năm đức hạnh này, thì quý vị phải chuyển qua giai đoạn tu tập thứ hai. Đến giai đoạn này, những người phật tử phải tu học rất nhiều, để rèn luyện thân tâm của mình trở thành người đạo đức, có như vậy mới xứng đáng là con của Phật, là đệ tử của Phật. Phải không quý vị? Vậy giai đoạn thứ hai tu học theo Phật giáo như thế nào? Và tên pháp môn tu học ấy gọi là gì? Giai đoạn tu học thứ hai có tên là “Thọ Bát Quan Trai Giới”.

(Những Chặng đường Tu Học Của Người Cư Sĩ)
  • phải tu học rất nhiều, để rèn luyện thân tâm của mình trở thành người đạo đức
19

Khi đã thành tựu được phần thứ hai thì tiếp tục tu tập phần thứ ba trong giai đoạn một. Phần thứ ba này không kém phần quan trọng như hai phần trên. Nếu không tập chánh niệm tỉnh giác thì sức tỉnh thức không có. Sức tỉnh thức không có thì si mê sẽ hiện rõ qua những trạng thái thuỳ miên, hôn trầm, hôn tịch, vô ký, ngoan không, v.v.. Bởi vậy người tu sĩ phải tu tập nhiều về Chánh niệm tỉnh giác, như đức Phật đã dạy: “Thành tựu Thánh chánh niệm tỉnh giác này”. Chỉ khi nào thành tựu Chánh niệm tỉnh giác tức là chúng ta không còn ngủ nghỉ phi thời, không còn hôn trầm thùy miên tấn công thì chúng ta mới tu tập xong giai đoạn một. Tu tập như vậy mới có căn bản, mới có kết quả hiện thực tốt đẹp, mới có niềm tin sâu về Phật pháp, mới thấy Phật pháp không dối người. Tu tập xong giai đoạn thứ nhất, chúng ta mới bắt đầu tu tập giai đoạn hai. Bước qua tu tập ở giai đoạn hai, trước tiên chúng ta nên tìm một nơi cho xứng hợp với pháp môn tu tập trong giai đoạn này. Nơi xứng hợp để tu tập ở giai đoạn hai là nơi như thế nào, chúng ta hãy TRANG 193 nghe đức Phật dạy: “Lựa một trú xứ thanh vắng, như khu rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây ngoài trời, đống rơm, v.v..”. Như vậy, rõ ràng Phật dạy chúng ta tìm nơi vắng vẻ yên tịnh để tu tập giai đoạn hai mới có kết quả.

(Những Lời Gốc Phật Dạy - Tập 1)
20

Thành tựu Thánh giới uẩn là thành tựu phần một trong giai đoạn tu tập thứ nhất mà người tu sĩ cần phải nhiếp phục tâm mình và giữ gìn trọn vẹn những Thánh giới này. Về phần thứ hai trong giai đoạn một là phần Thánh hộ trì các căn mà các bạn đã được học và tu tập trong tập II và tập III Những Lời Gốc Phật Dạy

(Những Lời Gốc Phật Dạy - Tập 1)
21

Còn ở giai đoạn II, III, Thầy không giảng, vì nếu giảng thì quý phật tử sẽ hiểu lộn xộn, rồi không biết cách thức tu tập. Chờ khi nào quý vị tu tập xong giai đoạn I, Thầy sẽ giảng giai đoạn II; tu xong ở giai đoạn II, Thầy sẽ giảng tiếp giai đoạn III.

(Thiền Căn Bản)
22

Thầy xin nhắc lại, trên con đường tu tập theo đạo Phật, có 3 giai đoạn tu Thiền định: LY: Có nghĩa là rời xa, lìa xa, cách xa. DIỆT: Có nghĩa là đóng lại, làm cho ngưng hoạt động, dừng lại. TRANG 25 XẢ: Có nghĩa là bỏ ra, ném ra, không cần dùng nữa, không còn trở lại thói quen tật cũ tức là nghiệp cũ.

(Thiền Căn Bản)
  • PHÂN BIỆT GIỮA LY - XẢ - DIỆT
23

Đạo lộ của Phật đã vạch ra rất rõ ràng, có ba giai đoạn tu tập: 1- Giai đoạn tu tập TRANG 187 cho người cư sĩ, thọ Tam quy ngũ giới, Thập thiện, sống và làm việc sống đúng đạo đức nhân quả. 2- Giai đoạn chuyển tiếp thọ Bát quan trai giới, tu tập tỉnh thức trong việc làm hằng ngày dùng tuệ tri nhân quả nhẫn nhục, tuỳ thuận, bằng lòng để xả tâm. Đó là người cư sĩ tu tập Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ để khắc phục tâm tham ưu ở đời và giai đoạn này gọi là “Chánh Niệm Tỉnh Thức”. Sự tu tập này trong những ngày thọ Bát quan trai. 3- Giai đoạn tu tập của người tu sĩ, ly gia, cắt ái, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, sống không gia đình, không nhà cửa, tu tập Tứ Niệm Xứ, Tứ Thánh Định và Tam Minh. Với chiếc áo của người cư sĩ tu tập chỉ làm chủ được cuộc sống (sanh), chứ không thể làm chủ tự tại sống, chết và chấm dứt luân hồi được.

(Đường Về Xứ Phật - Tập V)
  • Các giai đoạn tu tập từ thấp đến cao.