
Những điều Trưởng lão Thích Thông Lạc dạy dỗ đệ tử về việc sau này dịch sách của Trưởng Lão sang Tiếng Anh.
HỎI 5: Sách đã phổ biến không nên dịch ra Anh ngữ, vì dịch ra Anh ngữ sẽ bị phản ngược. Sau khi đúc kết, chúng ta thành lập Ban dịch thuật rồi mới phổ biến. ĐÁP 5: Sách được dịch ra ngoại ngữ là tùy duyên, nhưng phải dịch đúng ý nghĩa của tác giả, chứ không được dịch theo ý nghĩ của dịch giả.
(Những Lời Tâm Huyết - Trang 22)QUAN TRỌNG: Dịch đúng ý của TÁC GIẢ chứ không dịch theo ý nghĩ của DỊCH GIẢ.
Cho nên hôm nay Thầy dạy mấy con, mấy con cứ liệt kê lại những cái bài mà Đức Phật dạy trong kinh Nguyên Thủy. Có một phần những danh từ do Hòa Thượng Minh Châu cũng chưa phải là người tu chứng, cho nên Ngài dịch nó không có cái nghĩa của danh từ mà dùng để nơi đó dịch, nó chưa có rõ ràng. Nhưng một vài từ, năm, mười từ như vậy thôi. Bởi vì mình không có trách Hòa Thượng, tại vì Hòa Thượng là một học giả chứ không phải một hành giả, không phải là người có kinh nghiệm tu. Cho nên do cái dịch, mà nếu mà có kinh nghiệm tu thì người ta quan sát từng cái từ để người ta dùng, người ta dịch cho nó đúng cái nghĩa, cái ý của Phật muốn dạy, cái điều đó phải là vậy. Cho nên Hòa Thượng cũng chỉ là một học giả, vì thế Hòa Thượng dịch như vậy cũng là khá lắm rồi. Chúng ta cũng có thể hiểu được. Còn những cái từ khác thì chúng ta, sau này có một số quý vị tu tập chứng đạo xong, chúng ta chỉnh lại thành bộ kinh Nguyên Thủy của Phật, để dịch ra tiếng Việt đúng là ngôn ngữ Việt Nam của chúng ta, ý nghĩ của người Việt Nam. Sự thật ra thì cái bản dịch của tạng kinh Nguyên Thủy bằng tiếng Anh, rồi bằng tiếng Miến Điện. Nhưng chưa có một vị sư nào tu chứng, cho nên dịch những bản tiếng Anh vẫn còn sai, dịch những bản Miến Điện vẫn còn sai, chưa hẳn đúng. Cho nên Thầy đọc những cái cuốn sách của các sư Miến Điện, rồi một số người Việt của mình dịch ra, Thầy thấy các sư nói lung tung, lý thuyết, chưa có đi sâu vào pháp hành cụ thể. Cho nên Thầy biết rất rõ trên thế gian này người ta theo Phật giáo thì đông, nhưng mà người ta tu để mà làm chủ bốn sự đau khổ và chấm dứt luân hồi thì chưa có. Nếu có, người ta không có dịch và viết sách như vậy.
(LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 48-LỜI DI CHÚC CỦA THẦY - Thời gian 11:02)Người tu chứng mới dịch đúng được.
Trưởng Lão: Các con biết rằng Thầy cũng mong là những cái giáo pháp mà Thầy viết, nó không phải chỉ riêng cho dân tộc Việt Nam, mà cả thế giới. Mà cả thế giới thì cái nhiệm vụ mà dịch ra kinh sách tiếng của người nước ngoài, nó là một vấn đề rất quan trọng. Cho nên Thầy mong rằng mấy con cứ dịch được cái bộ nào mà Thầy viết đó, cứ đem về thỉnh Thầy, nhờ Thầy xem xét lại. Bởi vì Thầy xem xét bằng ký tự chứ không phải bằng mắt đâu. (01:06:14) Thầy thấy cái nào đúng thì cho đúng, còn thấy cái nào sai con phải sửa lại cho đúng. Như vậy là mình phổ biến ra cho đúng chứ không sai mấy con, không đúng cái ý của nó. Cứ dịch bao nhiêu thì dịch, cứ mang về cho Thầy, rồi chừng đó Thầy trò mình sẽ ngồi lại, mình bàn bạc cái tác phẩm, bởi vì ngồi lại mình làm chuyện lợi ích cho mọi người mà. Rồi cái bàn bạc, rồi câu này được một nghĩa, rồi cái ý của người ta sẽ hiểu như vậy, như vậy nó lệch đi, chúng ta phải sửa thêm cái chữ gì, hoặc câu này sửa như thế nào Thầy góp ý cho mấy con có cái sự chơn… hơn. Về thành ngữ, về Trung Quốc, về tất cả những cái này Thầy sẽ góp ý với mấy con, Thầy chỉnh lại cái điều sai, cái điều đúng. Và khi gửi qua nước người ta, người ta đọc quá dễ dàng và nó thiết thực. Cái yêu cầu của con, cái yêu cầu rất là đẹp đẽ, giúp cho mọi người đều hiểu biết Chánh pháp. Cái pháp của Phật theo Thầy biết, Đại thừa nó hiểu dục hết, nó làm lệch hết rồi, mà nếu mà không có Thầy nói thì chắc chắn là Phật pháp mất. Mặc dù là kinh Nikaya của Hòa thượng Thích Minh Châu dịch ra tiếng Việt, Đại Tạng Kinh của Phật, Trường Bộ, Trung Bộ, kinh ai cũng có hết, nhưng ai hiểu nổi? Chỉ có người tu chứng người ta mới hiểu đó mấy con. Chứ còn không khéo có câu đó, ai học gì thì học chứ hiểu nó không được, mà không tu chứng thì hiểu không được, hiểu không được. Cho nên cái người tu chứng mới hiểu kinh sách mới rõ, còn không chứng, tới cái chỗ đó thì mình hiểu theo cái chữ nghĩa mà thôi. Chữ nghĩa thì không thể có một cái số chữ nghĩa để xác định cho nó đúng được, cho nên buộc lòng chúng ta phải hiểu theo nó, mà hiểu theo nó thì sai.
(20111122-TRI KIẾN GIẢI THOÁT-CHÙA NGỌCTHANH-QUẢNG NINH - Thời gian 01:04:12)Các con cứ dịch, xong đem về cho Thầy xem để sửa.
Cho nên vì vậy đó mà khi nào mà mình dịch tiếp, thì mấy con cứ, Thầy trò đem đến bàn bạc nhau, lợi ích cho chúng sanh. Thầy thì tiếng Anh dở lắm, nhưng mà Thầy, Thầy nhìn ở trong cái tiêu chí giải thoát của mình, khi lướt qua một câu nào đó, câu này Thầy biết ở trong câu này sai cái đó. Bởi vì dùng tri kiến chứ không phải dùng chữ nghĩa nữa. Thầy góp ý cho cái người có chữ nghĩa sửa lại để cho người khác đọc chữ nghĩa mà hiểu cái nghĩa cho đúng, để mà tu tập cho đúng, không sai. Như vậy con người nào mà có duyên các con cứ dịch, Thầy khuyến khích mấy con dịch. Dịch rồi, rồi mà khi nào mà về Chơn Như gặp Thầy, hoặc là có dịp mà Thầy đến thăm lại như vầy thì chúng ta sẽ bàn bạc vấn đề này. Thì chúng ta sẽ cho một cái thời gian, chọn lấy cái thời gian nào rồi chúng ta sẽ cùng nhau mà nghiên cứu lại cái tác phẩm, coi cái ngôn từ mới này nó như thế nào đúng, như thế nào sai. Nó lợi ích mà, cho nên những cái ý kiến của con rất hay, nhưng mà mình phải tiếp tục trên con đường này nữa, chứ không phải hỏi đưa cái ý kiến suông đâu. Đâu có vài mấy lời mà lợi ích, lời nói bằng hành động thì lợi ích mới lớn
(20111122-TRI KIẾN GIẢI THOÁT-CHÙA NGỌCTHANH-QUẢNG NINH - Thời gian 01:08:19)Thầy khuyến khích dịch vì đó là chuyện lợi ích nhưng cần gửi về cho Thầy xem xét lại.
sau này thì nếu mà đất nước chúng ta có đủ duyên thì những bài pháp dạy vừa ngắn gọn, để cho người ngoại quốc họ sẽ đọc được. Hôm đó ở đây có ba người Mỹ đến đây để học đó, thì có bác sĩ Thông giảng giải đó, hôm đó bác sĩ Thông đang ở gần bên Thầy để Thầy giúp đỡ cho những điều kiện dịch cho nó đúng đó, thì chuyển ngữ qua Anh ngữ. Mà khi Anh ngữ mà được thành một tập sách mỏng như vậy để gửi đi cho người ngoại quốc thì họ sẽ vào Việt Nam mình và họ sẽ tu đông mấy con. Và khi mà tu đông như vậy thì mình thấy rằng cái đường lối của Phật giáo đã chấn hưng được mấy con. Nó làm cho con đường tu nó có những kết quả thực tế. Vì vậy cũng mong cho đó là cái duyên nó sẽ đến lúc nó tốt được và nó có những người mà giúp đỡ được, và đồng thời theo Thầy thiết nghĩ ở trong chúng ta cũng có nhiều người cũng có thể làm được việc đó. Nhưng mà bây giờ chúng ta đang tu mấy con, chúng ta nỗ lực chúng ta tu. Tu cho được rồi thì mấy con sẽ làm công việc này phụ với Thầy. Đó mấy con nhớ không? Thầy tin rằng mấy con ở đây cái khả năng mà Anh ngữ có nhiều người có thể làm được cái việc này lắm. Nhưng mà bây giờ mình đang tu mà mình động tâm như bác sĩ Thông, thì Thầy thấy nó động tâm lắm mấy con. Cho nên bác sĩ Thông chỉ bây giờ tóm tắt những cái bài mà Thầy đã dạy, vừa lý thuyết, vừa pháp hành của nó ly dục, ly ác pháp như thế nào để biết cách thôi. Chứ còn viết mà dịch ra cả một cái bộ sách như Những Lời Gốc Phật Dạy hoặc Đường Về Xứ Phật thì mất thời giờ lắm, không được mấy con. Chỉ tóm lược làm một bài ngắn gọn để rồi mình sẽ phổ biến, nhiêu đó đủ rồi. Rồi sau khi mà đến đây thì lần lượt mình - những người huynh đệ cùng tu chứng rồi đó, mình sẽ góp sức với nhau mình sẽ dịch những bộ sách mà Thầy đã biên soạn, thì nó lợi ích sau này nhiều mấy con. Cho nên hiện giờ cần thiết là mấy con tu, tu cho xong.
(20090313 - NHỮNG GÌ CẦN TU TẬP 05 - TU TẬP VỪA SỨC - Thời gian 16:43)Chờ đến lúc đủ duyên tốt thì dịch, còn giờ thì nỗ lực tu
Mà trong cái cuộc hội thảo đó mà bộ sách đạo đức của Thầy nó chưa viết xong. Mà viết xong được dịch ra Anh ngữ, Thầy sẽ gửi cho một Phật giáo của một nước, bảy mươi bốn nước của thế giới về họp tại Hà Nội. Mà Thầy cho mỗi người một bộ sách đạo đức, về đó mà triển khai cho cái đất nước của họ không phải đẹp sao? Nhưng mà nó chưa đủ duyên, cho nên Thầy viết chưa xong. Chứ phải Thầy viết xong rồi, Thầy đem cái bộ sách đó, Thầy tặng cho mỗi người, mỗi một Phật giáo một nước một bộ được. Đó thì cái duyên nó chưa đủ. Nhưng mà Thầy nắm cái địa chỉ của Phật giáo Liên Hiệp Quốc. Cái địa chỉ chung cho cái tập thể này, thì sau đó thì khi mà bộ sách Thầy xong Thầy sẽ gửi, dịch ra Anh ngữ hẳn hoi, hoàn toàn.
(20080727-ĐẠO ĐỨC KHÔNG LÀM KHỔ MÌNH KHỔ NGƯỜI - Thời gian 1:20:17)Dịch sách cho nước ngoài chưa đủ duyên.
Với mấy con sẽ sau này, mấy con có khả năng Anh ngữ mấy con, hay Pháp ngữ mấy con giỏi mấy con dịch ra, rồi mấy con phổ biến cho cái người ngoại quốc nữa. Thầy thấy bữa đó có cái chú Mỹ chú về đây, chú đi với cái đoàn chứ chú cũng chẳng biết gì. Theo Thầy biết thì chú chẳng biết gì hết, đi theo cái đoàn Phật tử về đây thăm Thầy, Thầy thấy rất tội. Chú chỉ biết học tiếng Việt, chú biết cám ơn thôi. Trong khi đó thì Thầy biết rồi, sau khi mà Thầy trở về phòng của Thầy thì Thầy nắm tay chú. Thầy tỏ ý rằng Thầy, coi như là Thầy tự nói thầm ở trong tâm của mình là Thầy nghĩ rằng Thầy cũng sẽ giúp đỡ những người Mỹ cũng sẽ được một cái nền đạo đức tốt. Nhưng mà chú là người tượng trưng đã gặp Thầy đầu tiên về đây, cái ý của Thầy là cái ý như vậy. Cho nên chú thông cảm được cái ý của Thầy, khi mà nắm tay chú, chú thông cảm, chú: “Xin cảm ơn”. chú chỉ biết nói cảm ơn
(20010516 - THAM VẤN 03 - CÁCH TU TẬP TẠI GIA - Thời gian 25:49)Thầy sẽ giúp đỡ người Mỹ
Nhất là khi mà cái bộ Tứ Diệu Đế, mà Thầy đang chỉnh đốn lại và đưa ra cái chương trình học của nó được dịch ra tiếng Tây phương, người Tây phương nó chịu thực tế. Cho nên, từng đó thì kể như những cái giáo pháp mà của Phật giáo hiện giờ kể như dẹp hết, nó không theo nữa. Cho nên, thậm chí như Thiên Chúa bây giờ lần lượt nó bỏ Thiên Chúa nó theo Phật giáo. Nhưng mà cuối cùng Thầy nói rằng khi mà bộ sách đạo đức này nó ra đời nó trọn vẹn rồi, được dịch ra tiếng khác, tiếng ngoại quốc… Hiện bây giờ đó Thầy thấy… Nó làm tốt lại. Cái nhiệm vụ mà của những người mà họ dịch, thì cũng có nhiều người xin Thầy để mà dịch. Nhất là dịch cái bộ Đường về xứ Phật, có người xin Thầy dịch cái bộ Giới Đức Thánh Sa Di. Cái khả năng mà dịch nỗi thì cứ dịch, tại vì từ nó cũng khó. Dịch nỗi nó mới thoát ra được cái ý, chứ còn dịch không nỗi nó tối nghĩa, tối nghĩa họ hiểu sai. (49:40) Cái bộ Đường Về Xứ Phật này nó đang dịch ra tiếng Đức. Bởi vì, có một cái người ở bên Đức, mà cái người đó họ lãnh đạo Phật giáo ở bên nước Đức, nghĩa là Phật giáo người Việt mình ở bên đó, và đồng thời người Đức mà theo Phật giáo bên đó, cho nên chúng nhóm mà theo Phật giáo bên đó thì họ đang dịch cái bộ sách Đường Về Xứ Phật Thầy ra tiếng Đức cho những người Đức theo Phật giáo cho họ học, thành ra họ cũng đang làm cái công việc đó. Thì đầu tiên, thì cái gia đình của cô Thúy Mùi, con biết cô Thúy Mùi cô mà xuất gia rồi đó. Thì đứa con gái cổ có chồng ở bên đó, thì cái người chồng của con gái cô nó đọc nó hiểu được và nó lại là cái người lãnh đạo Phật giáo ở bên đó, ở bên Đức cho nên nó thấy cái này đúng quá, cho nên vì vậy mà, nó tập trung nó dịch cái bộ này ra, bị vì nó lãnh đạo Phật giáo, coi Phật giáo. Coi như là nó làm công chuyện này, cho nên cổ biết cái điều này, vì vậy tài liệu của Thầy mà cô xin, xin rồi gửi qua bên đó cho nó dịch. Tiếng Đức nó dịch trước, tại nó cái duyên ở đâu nó dịch trước. Còn ở đây viết gửi qua, nhưng mà vì cái vấn đề nó chưa có xong cho nên đình chỉ…(. . .). Chứ còn dịch được tiếng Anh thì nó phổ biến,…(. . .). Để nó phổ biến cho rộng ra cái đường lối của đạo Phật.
(20040901 - KHAI THỊ - NỀN ĐẠO ĐỨC CỦA PHẬT GIÁO - Thời gian 48:17)Chưa tu xong, Thầy vẫn cho dịch. Nhưng dịch tối nghĩa thì sẽ làm người đọc hiểu sai và tu sai.
Mặc dù rằng có nhiều bản dịch, ngay vừa qua thầy Từ Quang ở Úc cũng điện, cũng có email về nói chuyện với con, cũng hỏi con về cái ý mà để dịch kinh sách bằng tiếng Anh, thì con cũng mạo muội trả lời với Thầy. Chỉ có một người duy nhất được trả lời trong lúc này đúng đó là Trưởng lão Thích Thông Lạc. Còn nếu không thì lại một lần nữa giống của thời đức Phật ngày xưa. Những điều tự mình nói ra thì cho rằng đó là những điều Phật nói và dẫn dắt không biết bao nhiêu người nữa lại vào cái vòng luẩn quẩn như các thiên niên kỷ vừa qua. Hôm nay Thầy chỉ dạy những điều chúng con vô cùng sung sướng. Thầy khuyến khích mọi người dịch, kể cả tất cả mọi thứ tiếng trên thế giới, nhưng phải được mang về với Trưởng lão, và bằng Tam Minh Ngài soi xét đúng với tinh thần như Ngài đã nói thì sách đó được in, đó là phước báu vô cùng lớn lao đối với chúng sinh.
(20111122-TRI KIẾN GIẢI THOÁT-CHÙA NGỌCTHANH-QUẢNG NINH - Thời gian 01:32:41)Thầy Thanh Quang cám ơn Trưởng Lão cho dịch sách