
Tổng hợp về trạng thái Sơ Thiền và cách thức nhập Sơ Thiền. Tài liệu sử dụng cho lớp học Giới Đức Làm Người - Giới 44
Kinh nguyên thủy dạy: khi xuất gia cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, sống không nhà cửa, không gia đình, ba y một bát là có quả Sa Môn ngay liền; quả đó là sự cung kính, đảnh lễ và cúng dường, từ người dân bình thường đến các vua, quan đều cung kính, tôn trọng. Vả lại, khi xuất gia cạo bỏ râu tóc như vậy thì đời sống có giải thoát cũng ngay liền, tâm hồn phóng khoáng như hư không, trắng bạch như vỏ ốc, không còn bị gò bó trói buộc trong thập thất kiết sử. Đó là những quả Sa Môn đầu tiên của những người mới vào tu, còn những quả cao hơn, tuyệt diệu hơn, đó là sự làm chủ sinh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi. Trong kinh Sa Môn Quả chúng tôi nghe đức Phật dạy những quả Giới luật, tức là dạy những kết quả đạo đức làm Thánh và đạo đức làm Người, rồi dạy đến những quả của bốn thiền như Sơ Thiền được quả gì, Nhị Thiền được quả gì, Tam Thiền được quả gì, Tứ Thiền được quả gì, và cuối cùng Tam Minh được quả gì. Trong kinh Sa Môn Quả chúng tôi cũng thấy đức Phật nói về quả của Tứ Không và Diệt Thọ Tưởng Định. Nhưng cũng trong kinh này chúng tôi không tìm thấy đức Phật nói về bốn quả Thanh Văn Tiểu thừa.
(Những Bức Tâm Thư - Tập 3 - Trang 65)Bốn quả Thanh Văn Tiểu thừa là:
1- Tu Đà Hoàn
2- Tư Đà Hàm
3- A Na Hàm
4- A La Hán
Bốn quả Thinh Văn này do đâu mà có? Chữ Thinh Văn này do ai đặt ra?
Hỏi tức là trả lời, nếu không phải các nhà Đại thừa đặt ra thì còn ai vô đây?
Khi chúng ta mới bước vào Thiền Thứ Nhất thì Đức Phật đã chẳng bảo: Ly dục ly ác bất thiện pháp mới nhập được Sơ Thiền. Thưa các bạn! Một người chưa ly dục ly ác pháp có được nhập vào dòng Thánh hay chăng? Họ tu pháp gì có thể ly dục ly ác pháp? Bảo rằng căn cứ vào đạo đức của họ sâu cạn. Vậy đạo đức chỗ nào mà có ra đây? Pháp nào mà họ tu tập có đạo đức? Sơ Thiền giúp chúng ta thấy được đạo đức của người tu hành. Đó là ly dục ly ác pháp, ly dục ly ác pháp không phải là một đạo đức sao? Ly dục ly ác pháp là đạo đức không làm khổ mình, khổ người. Người mà không làm khổ mình, khổ người, không phải là người được vào dòng Thánh hay sao? Người mà được vào dòng Thánh thì không phải người chứng quả Tu Đà Hoàn sao? Bốn thiền là bốn phương pháp nhập định, mỗi định có một kết quả của nó. Như Sơ Thiền kết quả của nó là ly dục ly ác pháp, người ly dục ly ác pháp là người được vào dòng Thánh. Như vậy, quả Tu Đà Hoàn là do tu tập Sơ Thiền. Ngoài Sơ Thiền không có quả Tu Đà Hoàn; ngoài Nhị Thiền không có quả Tư Đà Hàm; ngoài Tam Thiền không có quả A Na Hàm; và ngoài Tứ Thiền và Tam Minh thì không có quả A La Hán.
(Đường Về Xứ Phật - Tập V - Trang 250)QTR
Muốn ly dục, ly ác pháp để nhập Bất Động Tâm và Sơ Thiền thì trước tiên, chúng ta phải đặt trọn lòng tin sâu xa nơi đức Phật và giáo pháp của Ngài. Ngài đã dạy như thế nào giải thoát là thật sự có giải thoát, có làm chủ sự sống chết và chấm dứt luân hồi. Lòng tin ấy sẽ giúp chúng ta tiến bước mà không bao giờ chùng bước, dù trên bước đường tu tập, có nhiều gian nan thử thách chúng ta cũng không nản lòng và thối chuyển.
(Đường Về Xứ Phật - Tập VIII - Trang 82)Muốn ly dục, ly ác pháp để nhập Bất Động Tâm Định và Sơ Thiền thì phải biết xấu hổ với những điều làm sơ suất tạo ra cảnh khổ mình, khổ người.
(Đường Về Xứ Phật - Tập VIII - Trang 84)Muốn ly dục, ly ác pháp để nhập Bất Động Tâm Định và Sơ Thiền mà bị pháp ác tác động, không ly ác pháp trong tâm thì làm sao nhập Bất Động và Sơ Thiền được, do đó đức Phật dạy: “Phải tự thẹn với lòng mình” vì mình quá yếu hèn không ngăn được ác pháp trong tâm, để chịu khổ đau, đó là dại dột của một con người quá ngu si, không sáng suốt. Người biết tự thẹn là người biết cố gắng khắc phục mình, biết sửa lỗi mình, biết chiến đấu lại tâm mình v.v.. Người không biết tự thẹn là người không biết xấu hổ với mình, không biết cố gắng khắc phục tâm mình, không biết sửa lỗi mình và cũng không biết chiến đấu lại tâm ác của mình, để rồi phải chịu suốt một đời khổ đau và tiếp tục trong muôn đời khổ đau.
(Đường Về Xứ Phật - Tập VIII - Trang 85)muốn ly dục, ly ác pháp nhập Bất Động Tâm và nhập Sơ Thiền mà không học rộng, hiểu nhiều về giáo pháp của Ngài thì sẽ tu sai lạc, mà đã tu sai lạc thì không làm sao ly dục, ly ác pháp được, không ly dục, ly ác pháp thì không bao giờ nhập chánh định được, chỉ có nhập vào những tà định mà thôi.
(Đường Về Xứ Phật - Tập VIII - Trang 87)Muốn ly dục, ly ác pháp nhập Bất Động Tâm Định và nhập Sơ Thiền thì phải nỗ lực dứt ác, tu thiện. Trong kinh Tứ Chánh Cần dạy: “Ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp”. Đó là một phương pháp nỗ lực dứt ác tu thiện. Hầu hết mọi người tu theo đạo Phật đều không nhận ra ác pháp và thiện pháp như thế nào, nên dễ tu lầm lạc, do lầm lạc nên tu mãi không có kết quả. Trong đạo Phật, pháp nào có lậu hoặc là pháp ác, vì có lậu hoặc là có đau khổ, có đau khổ là ác pháp.
(Đường Về Xứ Phật - Tập VIII - Trang 87)Muốn ly dục, ly ác pháp để nhập Bất Động Tâm và Sơ Thiền thì những điều đã học phải ghi nhớ mãi không quên. Vậy, ghi nhớ mãi không quên những pháp môn gì? Những pháp môn phải ghi nhớ mãi trong tâm không quên đó là: Có năm pháp tu tập ly dục, ly ác pháp. Có bảy pháp khiến cho Phật pháp hưng thịnh. Có bảy pháp giúp ta ly dục, ly ác pháp. Có bảy pháp hằng ngày cần tu. Có sáu pháp cần phải giữ gìn. Oai nghi của người tu sĩ. Người mới vào đạo cần nên tu tập. Người mới tu có năm pháp cần nên tránh. Người mới tu có ba đức chánh hạnh cần phải thực hiện
(Đường Về Xứ Phật - Tập VIII - Trang 94)Muốn ly dục, ly ác pháp nhập Bất Động Tâm hay nhập Sơ Thiền, nên phải quán xét sự nguy hại của tầm ác, sự nguy hại của tầm ác là gì? Sự nguy hại của tầm ác, tức là một niệm khởi lên trong tâm của mình khiến cho tâm mình bất an, bất toại nguyện, phiền não, khổ đau, lo lắng, sợ hãi, giận hờn, phiền muộn, thương nhớ, hối tiếc, hối hận, lo sợ, lo lắng, bất an v.v.. Khi có một tầm ác khởi lên như vậy tức là ác pháp tăng trưởng thì mau mau dùng “Định Vô Lậu” quán xét xả tâm, lìa cho thật sạch tầm ác. Nhờ có quán xét xả ly tầm ác thì mới diệt được ác pháp, tâm mới trở lại thanh thản, an lạc và vô sự.
(Đường Về Xứ Phật - Tập VIII - Trang 67)Muốn ly dục, ly ác pháp để nhập Bất Động Tâm hay nhập Sơ Thiền thì đừng nhớ đến niệm ác của kẻ khác, nếu tâm có nhớ đến niệm ác của kẻ khác thì phải trở về phương pháp thứ hai, quán xét niệm ác đó trong nhân quả để diệt nó. Theo phương pháp này, nên thường tu “Định Sáng Suốt” giữ tâm thanh thản để không nhớ đến niệm ác của người khác. Tốt nhất là nên tránh tác ý niệm ác của kẻ khác. Phương pháp này có hai cách: 1- Không nên nhớ đến niệm ác[9] của người khác. 2- Không nên tác ý niệm ác[10] của người khác.
(Đường Về Xứ Phật - Tập VIII - Trang 68)Người nhập Sơ Thiền là người sống đúng phạm hạnh của một vị tỳ kheo đệ tử của đức Phật, người ấy không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào trong giới luật, người ấy sống ba y một bát, ngày một bữa đi xin ăn, cuộc sống trầm lặng độc cư một mình như nước hồ mùa thu, người ấy là người phạm hạnh, bậc Trưởng Lão, Thánh Tăng; người ấy là người đức hạnh thánh thiện vì đã ly dục ly ác pháp, người ấy xứng đáng là thầy của chúng ta, vì đức Phật đã xác định: “Giới luật là thầy của các vị tỳ kheo”. Vì thế, người nào sống đúng giới luật là thầy của chúng ta dù người đó chỉ là một vị Sa Di, một cư sĩ, còn ngược lại dù vị đó là một vị tỳ kheo Thượng Tọa, Hòa Thượng có hạ lạp cao, có học thức rộng, thông suốt tam tạng kinh điển mà giới luật không nghiêm chỉnh thì không phải là thầy của chúng ta.
(Đường Về Xứ Phật - Tập VIII - Trang 96)Làm chủ những trạng thái sanh, già, bệnh, chết của thân xảy đến, tức là trực tiếp tịnh chỉ các trạng thái đau khổ của sanh, già, bệnh, chết chứ không phải ngăn chặn không cho sanh, già, bệnh, chết hoặc ngăn chặn tai nạn đến với thân này. Vì thân này là thân nhân quả nên phải vay trả những điều thiện ác trước kia mà ta đã tạo ra, thì không thể ngăn chặn được. Ngăn chặn, tức là dừng nhân quả. Đạo Phật dạy làm chủ nhân quả, vượt qua nhân quả, chuyển nhân quả, chứ không dạy ngăn chặn và dừng nhân quả. Vì từ nhân quả con người sanh ra thì chỉ có làm chủ tâm không tạo nhân quả ác nữa, thì nhân quả sẽ chấm dứt, như Phật đã dạy trong pháp Tứ Chánh Cần: “ngăn ác diệt ác, sanh khởi thiện, tăng trưởng thiện”. Đó là pháp tu tập làm chủ nhân quả, chuyển nhân quả hay là pháp môn tu tập nhập định để làm chủ sanh tử, luân hồi. Tóm lại, muốn làm chủ nhân quả, chấm dứt luân hồi là phải tu tập điều khiển khẩu hành, thân hành và ý hành luôn luôn thực hiện nhân thiện để tạo quả lành, hoàn toàn phải ngăn và diệt trừ nhân ác. Đó là giai đoạn tu tập thứ nhất mà người đệ tử của Phật cần phải tinh cần siêng năng tu tập, không được biếng trễ (Sơ Thiền). Muốn làm chủ điều khiển nghiệp quả của thân (lão, bệnh, tử) thì phải tu tập nhập Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền. Đó là giai đoạn thứ hai mà người đệ tử của Phật cần phải tinh cần tinh tấn siêng năng tu tập không được biếng trễ.
(Đường Về Xứ Phật - Tập V - Trang 185)Tri kiến giải thoát có hai cách: Thứ nhất là tri kiến duyên “sanh”, sanh tức là các pháp, tri kiến tức là biết rõ, nghĩa là biết rõ các pháp “Vô thường, khổ, không, vô ngã”, biết rõ các pháp như vậy, đồng thời dùng sức tỉnh thức để không bị lôi cuốn, chìm đắm, dính mắc trong các pháp. Do đó mới gọi là vô lậu, giải thoát, mới gọi là làm chủ được sanh, già, bịnh, chết và chấm dứt luân hồi. Thứ hai là tri kiến “luật nhân quả thiện ác” để ngăn ác, diệt ác pháp, khởi thiện, tăng trưởng thiện pháp. Nên tâm ly, dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền. Tâm ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền là tâm đã thanh tịnh, tức là tâm không phóng dật. Tâm không phóng dật tức là tâm đã nhập Bất Động Tâm định. Tâm nhập Bất Động Tâm định là tâm vô lậu, người mà tâm vô lậu là người có tri kiến giải thoát hoàn toàn. Cho nên, tri kiến giải thoát của đạo Phật là Chánh Niệm tỉnh thức trong Bất Động Tâm định, do sự tu tập tỉnh thức và huân tập pháp như lý tác ý để khắc phục tâm tham ưu mà có, chứ không phải là tánh giác như trong kinh sách phát triển dạy.
(Người Phật Tử Cần Biết - Tập 2 - Trang 173)Người cư sĩ vẫn nhập được Sơ Thiền, nhưng phải siêng năng tu tập Thọ Bát Quan Trai giữ gìn rất đúng phạm hạnh không hề vi phạm tám giới mà đã thọ thì chuyển hóa được nghiệp gián tiếp sát sanh.
(Đường Về Xứ Phật - Tập X - Trang 325)khi đức Phật đến cội cây bồ đề tu tập với pháp môn đầu tiên là pháp SƠ THIỀN của ngoại đạo. Ngồi dưới cội bồ đề, Ngài nhớ lại lúc còn bé ngồi dưới cây hồng táo tu tập ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền. Cũng với mục đích tu tập nhập SƠ THIỀN như ngoại đạo, nhưng đức Phật không tu tập hành pháp theo lối ly dục, ly ác pháp ức chế thân tâm của họ, mà hành theo pháp do sáng kiến xả tâm ly dục, ly ác pháp của mình; biến pháp hành này thành những hành động “NGĂN ÁC, DIỆT ÁC PHÁP; SINH THIỆN, TĂNG TRƯỞNG THIỆN PHÁP”. Với pháp hành này, suốt ngày đêm, từ canh một đến canh hai, từ canh ba đến canh tư, canh năm, rồi từ ngày này sang ngày khác, đức Phật nhiệt tâm ngăn và diệt lòng ham muốn và các ác pháp cho đến khi tâm Bất Động, Thanh Thản, An Lạc và Vô Sự hoàn toàn, thì khi đó đức Phật để tâm tự nhiên kéo dài 7 ngày đêm; sau khi ở trong trạng thái này suốt 7 ngày đêm như vậy thì biết mình đã chứng đạo.
(Pháp Tu Của Phật Làm Chủ Sinh - Già - Bệnh - Chết - Trang 21)Theo thiền của đạo Phật, muốn hàng phục vọng tâm của mình nhập Sơ Thiền thì chúng tôi cần giữ gìn giới luật nghiêm túc. Sống lập ba hạnh ăn, ngủ và độc cư. Do ba hạnh này chúng tôi nghiêm trì được giới luật, bảo vệ được sáu căn, tức là bảo vệ được tâm của chúng tôi. Bảo vệ được tâm tức là không cho tâm tiếp duyên bên ngoài, tức là không phóng dật. Tâm không phóng dật tức là tâm ly dục, ly ác pháp. Nhờ đó, tâm chúng tôi thanh tịnh, tâm thanh tịnh là tâm tỉnh thức, do sự tỉnh thức nên không còn bị loạn tưởng, hôn trầm nhiều. Chúng tôi rất tỉnh giác, thường thấy biết cái tâm ham muốn và tham dục của mình còn nhiều hay ít. Nhờ thấy được nó, chúng tôi ly được dục, và các ác pháp không làm tâm chúng tôi dao động. Nhờ ly được dục, chúng tôi thấy cuộc sống thoải mái, không bị ràng buộc bởi dục lạc thế gian. Tâm thường lặng lẽ, rỗng rang nhưng rất sáng suốt, mọi vật không qua được ý tứ của chúng tôi. Như vậy là chúng tôi đã tỉnh giác trên mỗi niệm, tỉnh giác trên mỗi niệm là chúng tôi đã làm chủ được tâm mình, làm chủ được tâm mình tức là tâm bất động, hay nói cách khác là chúng tôi nhập Bất Động Tâm Định. Từ đó, chúng tôi thấy mình làm chủ được tâm trong cuộc sống hằng ngày. Chúng tôi không làm khổ mình và cũng không làm khổ người. Do điều này, chúng tôi hiểu rõ lời Phật dạy ly dục sanh hỷ lạc là đúng, do ly dục và ác pháp mà tâm mình có giải thoát, do ly dục và ác pháp mà tâm mình trở thành thiền định, chứ không phải ngồi ức chế tâm cho hết vọng tưởng mà có thiền định. Như chúng tôi nhập Sơ Thiền không có tốn công phu chút nào, chỉ cần sống đúng giới luật là đủ.
(Tạo Duyên Giáo Hóa Chúng Sinh - Trang 174)chúng tôi xin lưu ý quí vị chỗ này nữa, một người muốn nhập Sơ Thiền không phải là một việc dễ làm. Phải biết xả bỏ tâm ác, phải biết từ bỏ tính xấu, phải không bép xép nhiều chuyện, phải biết thương yêu mọi người, phải biết tha thứ mọi lỗi lầm của người khác, phải biết nhẫn nhục, phải biết tùy thuận, phải biết bằng lòng trong mọi hoàn cảnh, mọi đối tượng, phải biết xa lánh sắc dục, phải biết ăn ngày một bữa, phải biết ngủ ít, phải biết sống độc cư, phải biết tu tập đức hạnh giải thoát, đạo đức nhân bản - nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người, tức là đạo đức làm người. Tóm lại, quí vị phải xa lìa tâm danh lợi và ly tất cả dục lạc thế gian, có được như vậy thì mới nhập được Sơ Thiền.
(Tạo Duyên Giáo Hóa Chúng Sinh - Trang 175)một vị tỳ kheo tu sĩ Phật giáo phải sống đúng giới luật, phải nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, phải tu tập Định Vô Lậu, Định Chánh Niệm Tĩnh Giác, Định Niệm Hơi Thở thì mới ly dục ly ác pháp, mới diệt ngã xả tâm, mới nhập vào Sơ Thiền, v.v… Đạt được trạng thái ly dục ly ác pháp này, người tu mới có thể nhập Nhị Thiền đến Tứ Thiền và Tam Minh. Còn giai đoạn thứ nhất không thực hiện được; tâm chưa hết lậu hoặc (phiền não) mà gọi nhập Tam Thiền, Tứ Thiền, thì đó là một điều phỉnh gạt người khác.
(Những Bức Tâm Thư - Tập 3 - Trang 27)Quý vị muốn tu tập Thiền định của đạo Phật, thì nên theo bản tóm lược này mà tu tập từng giai đoạn một để có kết quả như ý mình. (Tứ Thánh Định). I – SƠ THIỀN Tịnh chỉ ngôn ngữ. Sống đúng giới hạnh. Lấy giới bổn Patimôkha phòng hộ sáu căn. Tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác Định. Tu tập Định Vô Lậu, diệt ngã xả tâm, quét sạch ngũ triền cái, đoạn dứt thất kiết sử tức là ly dục ly ác pháp. Thiểu dục tri túc.
(Đường Về Xứ Phật - Tập I - Trang 165)người ta tu đến mức độ người ta đâu có ngủ nữa đâu mà người ta hỷ lạc, do đó cái hỷ lạc đó, nó không có làm chúng ta bại hoại cái thân, nó làm chúng ta cái thân không mệt nhọc. Còn cái người mà không ngủ là mệt nhọc. Còn cái này ta có hỷ lạc của ly rồi thành ra ta đâu có mệt, cái thân đâu có mệt nhọc. (14:15) Còn mình chưa có cho nên vì vậy mà mình mất ngủ là mình bị mệt, thân bị bệnh, chưa có hiểu chỗ này. Cho nên nghe đức Phật đâu nói: “Ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền”, bây giờ dục, thì trong cái ngủ nó cũng là một cái dục, mà mình còn ham ngủ thì chưa ly. Bởi vậy Thầy nói tới cuối cùng rồi mình cũng thấy ly mà, nó ly hết mà, ăn nó cũng không thèm nè, ngủ nó cũng không ngủ nè, danh, sắc, lợi này kia nó cũng không có nghĩ gì hết, nó ngũ dục lạc mà, nó không có còn bị dính gì hết. Mà cái ăn với cái ngủ vẫn thấy rõ, mà khi mà cái ngủ mà nó tỉnh bơ mà nó thấy nó an lạc đó thì, đúng rồi mày nhập Sơ Thiền rồi chứ không còn là… Còn mình chưa có mà cứ đòi nhập Sơ Thiền, ông còn chổng cẳng ông ngủ một tiếng đồng hồ là ông còn gì đây. Ông chưa có ly nó mà, thì làm sao mà ông gọi là ông hỷ lạc, “do ly dục sanh hỷ lạc” lên được. Nó cụ thể, nó rõ ràng lắm, kinh nghiệm của Thầy đi qua rồi cho nên những cái danh từ của Phật dạy Thầy thấy đúng lắm, không có cái nào mà đức Phật nói sai.
(VẤN ĐẠO 24-TÂM THANH TỊNH MỚI CÓ ĐỊNH - Thời gian 12:00)LUU Y: Còn ngủ 1h thì sao nói nhập ST?
Có chánh niệm, tức là ý thức thanh tịnh chứ không phải tâm thanh tịnh. Có đủ Bảy Năng Lực Giác Chi thì tâm mới thanh tịnh, nói cách khác tâm thanh tịnh thì mới có Bảy Năng Lực Giác Chi. Ý thức thanh tịnh thì có chánh niệm, có chánh niệm thì coi chừng có tưởng lực xuất hiện, có tưởng lực xuất hiện là do tâm ly dục ly ác pháp chưa thật sạch. Khi chưa có Bảy Năng Lực Giác Chi thì không làm gì con nhập được Sơ Thiền. Chưa nhập được Sơ Thiền không làm gì có thân, tâm được thanh tịnh; thân tâm chưa thanh tịnh thì làm sao nhập lưu được quả Tu Đà Hoàn. Cho nên, hiện giờ đang tu tập thì chỉ có ý thức thanh tịnh chứ không có tâm thanh tịnh.
(Đường Về Xứ Phật - Tập V - Trang 290)một người tu pháp 37 Phẩm Trợ Đạo hoặc là tu một phương pháp nào mà đức Phật đã dạy, ví dụ như dùng Như Lý Tác Ý thì người này cũng sẽ trở vào chỗ cái “tâm bất động, thanh thản,…”. Khi chứng đạt thì Phật và A La Hán đều y như nhau, và bậc mà gọi là Thinh Văn đều là cũng như nhau chứ không khác gì hết. Nhưng mà, ở trong đạo nó có bốn quả. Quả Tu Đà Hoàn, khi mà chúng ta ly dục ly ác pháp thì chúng ta mới nhập vào dòng thánh, cái tâm của người đó không còn giận hờn thì mới vào bậc thánh, tâm người đó chưa hết giận hờn thì chưa được vào dòng thánh. mà vào dòng thành hết giận hờn thì hết tham, sân, si; mà hết tham, sân, si thì cái tâm Vô Lậu. Cho nên nói từ quả Tu Đà Hoàn, Tu Đa Hàm, A Na Hàm, A La Hán là người ta phân chia ra, chứ quả A La Hán là quả Vô Lậu, mà người Vô Lậu là người đã vào dòng thánh, mà vào dòng thánh thì còn gì tu nữa?! Có một quả giải thoát thôi chứ không có… nhưng mà người ta chia ra nhiều quả để người ta nói: “Ờ, bây giờ anh tu pháp này, thì tới chỗ này là cái quả đó mà thôi”, sự thật ra không có, đạo Phật chỉ nhắm vào chỗ đó, bảo vệ chân lý vào chỗ đó được 7 ngày tâm bất động thì chứng đạo. Mà tu 5 ngày, 10 ngày, 5 ngày mà còn 3 ngày nữa mới là 7 ngày, mà tâm bất động ở trạng thái 5 ngày thì chưa đủ có Tứ Thần Túc thì chưa chứng đạo, phải đúng 7 ngày.
(2009-NGHIỆP TÁI SINH LUÂN HỒI - Thời gian 45:49)LUU Y
QUẢ DỰ LƯU nghĩa là kết quả sự tu tập được nhập vào dòng Thánh thường gọi là quả Tu Đà Hoàn. Lời dạy này rất rõ ràng chỉ cần diệt ba kiết sử là chứng quả Tu Đà Hoàn. Vậy các bạn xét xem ba kiết sử này kiết sử nào khó diệt? Nghi kiết sử và Giới cấm kiết sử thì không khó diệt, nhưng thân kiến kiết sử mới là khó. Cả một đời tu hành là diệt ngã, nếu diệt ngã xong là tu hành xong. Cho nên cuộc đời tu hành vốn là diệt ngã, nhưng muốn diệt ngã là hằng ngày phải tinh tấn siêng năng cần mẫn tu tập ngăn ác diệt ác pháp tức là ly dục ly ác pháp, nhưng ly dục ly ác pháp là các bạn đã nhập vào dòng Thánh. Muốn ly dục ly ác pháp đều phải sống đúng giới luật.
(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 2 - Trang 72)Mục đích của bài pháp này dạy là các bạn tu tập năm thủ uẩn bằng pháp như lý tác ý với câu này: “Năm thủ uẩn là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, người lạ, ốm đau, người lạ hủy hoại, rỗng không, vô ngã”. Muốn giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào, thì luôn luôn phải tác ý câu trên đây. Tác ý câu trên đây cho đến khi nào giới luật nghiêm chỉnh, tức là giới luật thanh tịnh. Giới luật thanh tịnh là các bạn đã được dự vào dòng Thánh. Được dự vào dòng Thánh. Dòng Thánh có tên gọi là TU ĐÀ HOÀN
(Những Lời Gốc Phật Dạy - Tập 3 - Trang 160)pháp tu hành phải có kết quả từ thấp đến cao đều duy nhất có một pháp tu tập, đó là pháp NHƯ LÝ TÁC Ý NĂM THỦ UẨN
Tu Đà Hoàn còn có những tên khác như là: Nhập lưu, Nghịch lưu, Dự lưu, Thất lai. Nhập lưu có nghĩa là nhập vào dòng Thánh. Nghịch lưu có nghĩa là đi ngược lại dòng đời. Dự lưu có nghĩa là được dự vào dòng Thánh. Thất lai theo nghĩa của các nhà Đại thừa giải thích thì hành giả tu đắc được quả vị này thì còn phải tu bảy kiếp nữa mới chứng quả A La Hán; bảy kiếp nữa tức là phải chịu tái sanh làm người bảy lần, do đó mới có tên là Thất lai.
(Những Bức Tâm Thư - Tập 3 - Trang 67)Nhiều khi chúng ta thấy là cái thiền định của Tứ Thiền là quan trọng, nhiều khi mà chúng ta thấy cái định Nhị Thiền là quan trọng, sự thật ra cái thiền định mà quan trọng nhất đó là cái định Sơ Thiền. Cái định mà ly dục, ly ác pháp, cái thiền định đó quan trọng nhất. Cho nên mục đích chúng ta tu tập là chúng ta làm sao mà chúng ta ly dục ly ác pháp cho được, đó là cách thức của chúng ta tu tập, quan trọng nhất cho đời tu tập. Nếu mà chúng ta ly dục ly ác pháp không được thì chúng ta không bao giờ mà nếm được mùi vị của Tứ Thiền hay hoặc là Diệt Thọ Tưởng Định, mà Tam Minh hay này kia chúng ta cũng không làm gì được hết. Hoặc là Tứ Như Ý Túc mà chúng ta thực hiện những cái siêu việt đó thì chúng ta cũng không làm được hết. Cho nên cái định Sơ Thiền là cái định quan trọng nhất cho một cuộc đời tu hành của chúng ta. Và tất cả các pháp môn của Phật đều là đặt ở trên cái Sơ Thiền để tu tập ly dục, và thậm chí như cả giới luật của Phật cũng đều đặt ở trên đó để mà ly dục ly ác pháp. Cho nên ở đây hầu hết là người ta không thấy được cái quan trọng này, mà tối ngày cứ lo ngồi thiền nhập định mà cái tâm không chịu xả, lúc nào cũng dễ giận hờn phiền não, lúc nào cũng tạo những cái cảnh mà làm cho cái tâm nó, bởi vì nói cái định Bất Động mà, Bất Động Tâm, mà tại sao mình cứ để cái tâm mình động, làm sao mà nó bất động được?
(PHÁP HÀNH 33 - CHẶT ĐỨT THẤT KIẾT SỬ NGŨ TRIỀN CÁI - Thời gian 37:35)Cho nên cái định mà quan trọng nhất của đạo Phật là cái định Sơ Thiền. Định Sơ Thiền rất là quan trọng! Coi nó là Sơ Thiền, nhưng mà nó quan trọng vô cùng, không thể tưởng tượng được. Cho nên ở đây các thầy nhớ kỹ, chúng ta đạt được sự giải thoát là phải đạt được cái Sơ Thiền. Mà đạt được cái Sơ Thiền thì quý thầy phải nhớ rằng cái đời sống của quý thầy là đời sống của một vị tu sĩ Phạm Hạnh. Nếu quý thầy sống không đúng Phạm Hạnh thì ngàn đời quý thầy cũng chưa chắc đã là nếm được mùi vị của Sơ Thiền.
(PHÁP HÀNH 33 - CHẶT ĐỨT THẤT KIẾT SỬ NGŨ TRIỀN CÁI - Thời gian 37:35)1- Từ bỏ tham dục. 2- Từ bỏ sân. 3- Từ bỏ hôn trầm, thùy miên. 4- Từ bỏ trạo hối. 5- Từ bỏ nghi.” Đó là năm cái chi phần này, là cái người đó phải lìa xa ra, phải bỏ ra, chớ còn nếu mà cái người mà còn một cái ở trong này thì chưa phải là nhập Sơ Thiền. Nếu một người còn ham ngủ, ngồi mà hôn trầm mà nói tôi nhập Sơ Thiền thì được không? Không được. Bởi vì nó năm chi phần mình phải lìa ra mà, mà bây giờ mình còn hôn trầm thì không được. Bây giờ tui ngồi đây mà tui không có vọng tưởng, diệt Tầm Tứ đi, không có vọng tưởng gì hết, nhưng mà cái sân tôi còn nè, thì như vậy là tôi chưa phải nhập Sơ Thiền đâu. Tôi chỉ ức chế tâm tôi hết vọng tưởng chớ sự thật ra tôi chưa có phải là hết, tôi phải bỏ cái sân nè. Bây giờ tôi còn thấy cái món ăn đó thèm nè, mà tôi ngồi thiền một hai giờ nó không vọng tưởng, thì cái còn thèm, tham dục như vậy thì chưa phải là người nhập Sơ Thiền. Sơ Thiền để xác định mình phải bỏ năm chi phần, mà năm chi phần đó thì chúng ta thấy mới gọi là ly dục ly ác pháp chớ, mới đúng chớ? Nếu mà bây giờ mình nói, bây giờ tôi chỉ cần có hết vọng tưởng, ngồi thiền mà không có vọng tưởng là tôi đã nhập Sơ Thiền, thì cái đó là cái sai, không đúng.
(PHÁP HÀNH 17 - QUẢ VỊ TU CHỨNG KHÔNG PHÂN CAO THẤP - Thời gian 16:30)Khi nhập được Sơ Thiền thì Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền không còn khó khăn, nhập những loại định này như lấy đồ trong túi, vì năng lực của tâm ly dục ly ác pháp rất là mầu nhiệm, nếu nó không mầu nhiệm được thì không thể nào ly dục ly ác pháp được. Do mầu nhiệm mới làm chủ sanh, già, bệnh, chết, mới chấm dứt tái sanh luân hồi.
(Đường Về Xứ Phật - Tập X - Trang 167)Sơ Thiền này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường chịu sự đoạn diệt”. Bốn Thánh Định là Thiền Hữu Sắc, Thiền Hữu Sắc là pháp hữu vi do ý thức tu tập làm nên (do suy tư tác thành), và như vậy bốn Thiền là pháp vô thường, mà pháp vô thường là phải chịu sự hoại diệt (thời sự vật ấy là vô thường chịu sự đoạn diệt). Đoạn kinh trên đã xác định cho các bạn thấy rất rõ trạng thái Sơ Thiền trong tâm các bạn không phải là trạng thái vĩnh hằng mà chỉ là một trạng thái thọ hưởng phước thiện trong một thời gian nhất định. Khi thọ hưởng phước thiện do diệt năm hạ phần kiết sử hết thời gian nhất định thì trạng thái ấy bị hoại diệt vì nó là pháp hữu vi vô thường. Thưa các bạn! Trạng thái ấy không phải là cảnh giới siêu hình như các bạn tưởng. Khi nào các bạn nhập Sơ Thiền là bạn cảm nhận trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh có tầm, có tứ, có hỷ, có lạc, có nhất tâm, do ý thức bạn biết rất rõ như vậy làm sao là cảnh giới siêu hình được. Ngoài ý thức, thân và tâm của bạn thì không có cái biết và cái cảm nhận trạng thái Sơ Thiền đó. Khi thân tâm bạn hoại diệt mất thì trạng thái hỷ lạc của Sơ Thiền cũng không còn. Trạng thái hỷ lạc của Sơ Thiền không còn thì làm sao bảo rằng có cảnh giới Sơ Thiền Thiên được. Không có cảnh giới Sơ Thiền Thiên thì làm sao bảo rằng có thế giới siêu hình được.
(Những Lời Gốc Phật Dạy - Tập 1 - Trang 255)Mà ly dục, ly ác pháp trong cái Sơ Thiền, chứ không phải ly dục, ly ác pháp trong Tứ Niệm Xứ. Con phải hiểu ở trong Tứ Niệm Xứ- cái Tứ Chánh Cần đều là người ta tập, người ta ly dục, ly ác pháp nhưng nó chưa trọn vẹn- đến Tứ Niệm Xứ nó trọn vẹn nhưng mà nó còn ở trên Tứ Niệm Xứ, chứ chưa sử dụng được Định Như Ý Túc. Cho nên Tứ Niệm Xứ nó hoàn thành được, nó có Định Như Ý Túc, tức là Tứ Thần Túc rồi. Nó dùng Định Như Ý Túc, nó mới nhập vô Sơ Thiền, nó mới năm chi thiền của nó hiện ra. Nếu mà nhập Sơ Thiền thì nó có năm chi: "Tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm". Còn trên Tứ Niệm Xứ nó cũng ly dục, ly ác pháp, nó nhập trên cái trạng thái bất động của nó, nhưng mà nó không có năm chi thiền. Cho nên khi mà nó nhập vô Sơ Thiền rồi, nó mới xuất ra ở trên trạng thái của Tứ Niệm Xứ. Trạng thái ly dục, ly ác pháp của Tứ Niệm Xứ, rồi mới nhập Nhị Thiền.
(LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 55-ỨC CHẾ TÂM KHÔNG XẢ ĐỜI SAU LÀM ĐỒNG CỐT - Thời gian 02:44)Tâm ly dục, ly bất thiện pháp là tâm nhập Tứ Niệm Xứ. Sau khi nhập Tứ Niệm Xứ xong, ta mới Ly Dục, Ly Ác Pháp nhập Sơ Thiền. Tâm nhập Sơ Thiền là tâm lìa ý muốn và diệt Tầm ác.
(Thiền Căn Bản - Trang 65)