- Tài liệu học câu 1 bài 31 Sự Hy Sinh Cao Cả (sách Đức Hiếu Sinh tập 2) về Duyên tan cộng nghiệp nhân quả của tàu Titanic
- Khai thác 2 khái niệm chính: DUYÊN TAN & CỘNG NGHIỆP
Mình đón xe đò, chiếc xe đò nó chạy đi, cũng như bây giờ, chiếc xe đò nó đi thành phố, mình cũng ra đón. Mà cái ngày đó, sao mà nó cũng khiến sao mình cũng đi cái xe đò đó, đến cái đèo nào đó nó lại rớt nó chết mình, họ cũng chết với nhau. Đó, đó là cộng nghiệp, cái nhân quả, cái quy luật của nhân quả nó khiến cho mình đến ngày đó phải chết với nhau. Cho nên mình cũng lên chiếc xe đò đó, chiếc xe đò đó nó rớt xuống hố, xuống đèo nó chết mình cũng chết. Còn có người cũng đón xe, mà xe từ chối nói xe tôi đầy rồi, đón xe sau. Cuối cùng thì cái nghiệp của người này nó không chết, nó không cộng nghiệp đó. Thì do đó cái xe đò nó rớt, cái người này không chết, trời ơi phải ban nãy tôi đi xe này chắc chết. Phải không mấy con, đó là cộng nghiệp. Nó gọi chung nhau lại một chiếc xe, mà ở trên này đâu có người quen mình đâu, người lạ không à, hành khách không à. Chỉ có mình đây thành phố thôi, cho nên vì vậy đó gọi là cộng nghiệp. Cộng nghiệp để cùng chết với nhau.
(20060415 - THẦY THĂM NAM ĐỊNH - ĐẠI CƯƠNG NỀN ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO - Thời gian 01:04:28)Cuộc vấn đáp giữa đức Phật và La Hầu La, chúng ta đã rút ra được một bài học, từ sự quán xét và tư duy của mình về giới hành nhãn căn tức là con mắt. Con mắt của ta là chất duyên hợp: đất, nước, gió, lửa cấu hợp thành; khi con mắt tan rả thì đất trả cho đất, nước trả cho nước, gió trả cho gió, lửa trả cho lửa; khi trả xong ta chẳng còn cái gì là ta, là của ta, là bản ngã của ta nữa. Phải không các bạn? Đủ các duyên hợp lại thành mắt; hết duyên tan rã nó chẳng còn gì. Như vậy mắt đâu phải là ta, của ta, bản ngã của ta; mắt chỉ là một dụng cụ của nhân quả duyên hợp để nhân quả dùng nó tiếp xúc và thấy mọi vật; do tiếp xúc và thấy mọi vật mới sinh ra các cảm thọ; từ các cảm thọ mới sinh ra dục ái, dục ái tức là lòng ham muốn dính mắc chấp trước của ta. Do sự dính mắc chấp trước của ta nên ta mới hiểu lầm lạc con mắt là ta, là của ta, là bản ngã của ta. Do sự lầm chấp như vậy mới sinh ra vô số lậu hoặc; lậu hoặc tức là sanh, già, bệnh, chết ưu bi sầu khổ từ kiếp này đến kiếp khác. Mục đích của giới hành tu tập này là để giúp ta hiểu đúng mọi sự vật như thật. Như vậy con mắt là vật vô thường là khổ đau. Đó là điều hợp lý mà không thể có ai chối cãi phủ nhận được. Phải không các bạn? Khi học tu giới hành con mắt ta nên in đậm trong trí và quyết chắc, tin chắc con mắt là vật vô thường là sự khổ đau, không phải của ta, bản ngã của ta, là ta.
(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 1 - Trang 334)- IN ĐẬM TRONG TÂM TRÍ
Người ta khi biết mình từ cái thân nhân quả luân hồi, do nhân quả mà có, chứ không phải không. Nhưng mà người ta vượt lên nhân quả, đứng trên nhân quả liền tức khắc. “Tâm bất động” Thầy đứng trên nhân quả, Thầy đạp nhào hết nhân quả xuống chứ làm gì tác động Thầy được? Còn con đi từ từ, từ từ, nhân quả nó chụp con còn nát thân hơn, có khi con vượt qua không nổi nó. Người ta dùng pháp ngay liền “tâm bất động” người ta đứng trên nhân quả, không có nhân quả tác động được. Đầu Thầy đau, mà Thầy ở trên bất động, làm sao Thầy lưu ý cái nhức đầu Thầy? Thành ra có nhân quả, nhưng nhân quả đâu tác động được Thầy. Cho nên từ đó nhân quả bị rút lui, Thầy không đau đầu. Còn mấy con nhát gan thì bị nhân quả, cho nên từ cái đau đầu nhẹ nó lại thành đau đầu nặng. Tại tâm mấy con chú ý vô nó, tức là mấy con bị nhân quả chi phối. Còn Thầy không bị nhân quả, Thầy có tâm bất động, các con thấy hay không? Cái nhân quả tác động, Thầy biết cái nhân quả ngày đó, giờ đó Thầy bị nhức đầu, phải không? Thì ngày đó nhức đầu thì nhức mặc nhức, chỉ biết tâm bất động, không lưu ý tới mày, chỉ lưu ý cái tâm bất động. Thầy đã tập từng sống trong bất động rồi thì lưu ý cái thứ đó làm cái gì? Tại cái tâm mình khi mà cái đau, nó tự nó lôi cái tâm mình vào, tức là nhân quả nó lôi mình vào rồi.
(20100704-TÁC Ý TÂM BẤT ĐỘNG-PHẬT TỬ THANH HOÁ - Thời gian 14:32)T01-ĐI TỪ TỪ ĐỂ NQ CHỤP LÀM THÂN TAN NÁT
Thầy có thân, Thầy cũng đang ở trong nhân quả, nhưng mà Thầy tu chứng rồi, Thầy vượt ra nhân quả rồi, cho nên không làm gì Thầy được hết. Còn mấy con bị nhân quả chi phối. Mà Thầy có cái pháp thôi tâm bất động, Thầy đem cái đó ra kinh nghiệm bản thân, mà kinh nghiệm của đức Phật dạy cho mấy con giữ gìn cái chân lý giải thoát đó mà cứu mình. Dạy lòng vòng mấy con mất thời giờ quá.
(20100704-TÁC Ý TÂM BẤT ĐỘNG-PHẬT TỬ THANH HOÁ - Thời gian 16:41)T02
dạy tuần tự vậy chứ người ta nắm một pháp người ta đi vào liền tức khắc, người ta đập liền tức khắc. Mười hai cửa vào đạo, tức là Mười hai nhân duyên, người ta phá Mười hai nhân duyên, mở banh ra hết cửa. Chỉ có cái người gan dạ nhất, người ta vô cái cửa Cảm Thọ người ta phá luôn, cho mày đau đi. Con thấy người ta vô cửa Cảm Thọ, người ta đánh sập nó xuống làm beng hết. Vô cái cửa mà Vô Minh con thấy mình phải học tập, tri kiến của mình phải thông suốt mình mới phá được Vô minh. Lâu lắm! Vô ngay Cảm Thọ là người có ý chí, là người ta đập nhẹp ngay liền Mười hai cửa, tức là Mười hai nhân duyên tan nát hết. Bởi vậy cái người nào mà theo Thầy là người ta có ý chí ngút ngàn không sợ gì hết, ôm chặt pháp liền tức khắc, dập!
(20100704-TÁC Ý TÂM BẤT ĐỘNG-PHẬT TỬ THANH HOÁ - Thời gian 16:41)T03-ĐI VÀO CỬA THỌ ĐẬP NHẸP HẾT!
Nếu mà mình buông bỏ được, mất cái thân này không còn ta nữa thì nó cũng đã là giải thoát rồi, theo Thầy rồi. Trong đầu con nó vẫn còn cái niệm đấy, nó cứ quay đi quẩn lại. Trưởng lão: Cái niệm đó là tại vì con mắc dính ở trong những cái kinh điển mà con không thấy. Bởi vì nghiệp đi tái sanh luân hồi, mà trong đầu óc con dính cái gì đó cũng là tạo thành cái nghiệp. Còn tâm Thầy bất động, không có nghiệp gì mà vô chỗ bất động, hễ động là nghiệp. Bởi vì nghiệp nó đi vào trong ba cửa thân, khẩu, ý. Cái ý mình khởi ra một niệm gì đó là nó tạo thành cái nghiệp rồi, con hiểu không? Mà ở đây Thầy bất động, nó đâu có khởi niệm được, thành ra nó không có nghiệp. Tức là ngay đó Thầy chấm dứt tái sanh luân hồi rồi. Còn con cứ nghĩ: Ờ bây giờ ta vậy, nghiệp. Cái niệm của con là cái nghiệp của con, tức là con phải tái sanh chứ sao? Đâu có chạy đâu khỏi đâu. Bởi vậy Thầy dạy có một pháp thôi, không dạy nhiều. Mà người nào biết thì giải thoát, không biết thì không bao giờ giải thoát. Cho nên mấy con vô trong thất mấy con tu, mấy con viết thơ viết từ, Trời đất ơi! Tâm bất động mà còn viết dữ vậy? Thôi vậy là tiêu rồi. Thôi đi về đi, nấu cơm giúp cha mẹ đi cho rồi, chứ ở đây tu làm chi. Tạo nghiệp quá trời. Đó con thấy chưa? Thầy đơn giản lắm, dạy đơn giản!
(20100704-TÁC Ý TÂM BẤT ĐỘNG-PHẬT TỬ THANH HOÁ - Thời gian 18:17)T04 - 1 CỬA DUY NHẤT
Thay vì nghe người ta chửi mình thì mình tức giận. Mình tức giận tức là mình bị nhân quả chuyển làm cho mình khổ. Trái lại mình bình tỉnh mà thấy được nhân quả, cho nên mình không buồn giận mà mình lại thấy an ổn. Do đó mình đã chuyển nhân quả, nhân quả không tác động được mình, mình bình yên, làm cho nhân quả bị đình chỉ lại, không còn lôi cuốn chúng ta vào cái cơn buồn giận của chúng ta được nữa. Do muốn làm chủ được vậy thì chúng ta quán nhân quả. Do đó chúng ta thông suốt được, chúng ta mới được tâm bình tỉnh, mới được tâm thanh thản. Còn nếu chúng ta không thông suốt thì chúng ta sẽ dễ giận hờn.
(CÁC PHÁP TU TẬP THỌ BÁT QUAN TRAI - Thời gian 17:30)Rồi đến một ngày nào đó cái cây đó cằn cỗi, nó sẽ bị hoại diệt. Nó sẽ bị chết hoặc là cái duyên tan nó đến, có một cái ông thợ rừng ông đến ông chặt cái cây đó đi. Hay hoặc là cái dây cỏ, hôm nay thấy nó bò trên cái đường như vậy, nó xanh tươi tốt như vậy. Nhưng mà vì nó bò, nó làm cho cái đường của chúng ta đi nó khó đi. Cho nên có một cái ông nông dân hoặc một cái người vác cái cuốc đến dẫy cỏ. Từ cái chỗ mà nhân quả cái cây cỏ nó đương tốt tươi sinh ra, cho đến khi cây cỏ bị hoại diệt. Bị hoại diệt, bị dẫy đi, rồi đem hất nó vào trong một cái đống rác, hoặc cái nơi nào đó thì cái cây cỏ nó bị chết đi, nó không còn sống nữa. Cho nên đó là sự vô thường của thảo mộc.
(CÁC PHÁP TU TẬP THỌ BÁT QUAN TRAI - Thời gian 12:18)cái từ trường chúng ta phóng ra cái ác hay cái thiện, nó tiếp tục tái sinh làm người, làm vật. Nó cũng bị những duyên tan của nó, nó cũng bị chết yểu, chết non. Cũng như bây giờ, mình có người mới ở trong bào thai đã chết non. Rồi mới sanh ra một bữa rồi chết. Rồi sinh ra ba; bốn bữa hoặc một tháng gì đó cũng chết. Rồi ba, bốn năm nó biết chạy biết đi, nó chạy ra kia xe đụng chết, có không? Các con thấy nó chết bất đắc kỳ tử. Mà cỡ nó không diệt như vậy thì không biết bao nhiêu là con người con vật không? Đủ loại chết, chứ đâu có phải là không. Đó là duyên hợp và duyên tan. Nó hợp thì nó thành, nó không đủ phước thì nó tan. Bởi vì ở đây mình sống, mình làm rất nhiều điều ác. Ví dụ như bây giờ mình bắt con cá mẹ, mình để lại bầy con, hoặc mình bắt bầy con, thì con cá mẹ nó cũng thương con. Nó khổ sở chứ đâu phải nó không biết thương con? Vì vậy mà khi mình bắt cá mình ăn, mình bắt gà mình ăn, tất cả các loài động vật mà mình ăn thì đó là cái nhân quả ác của nó chứ. Thì những cái con vật sinh ra để trả cái quả của nó, thì cái nhân quả làm sao chúng ta chạy khỏi.
(20060423 - THẦY THĂM THANH HÓA 02 - CÁCH TU TẬP GIỮ GÌN TÂM BẤT ĐỘNG - Thời gian 39:29)cộng nghiệp như thế này này. Nghĩa là cộng chung một cái nghiệp với nhau. Hai người đều làm một cái điều ác, thì đó là cộng chung (nghiệp ác). Hai người đều làm một cái điều thiện, là cộng chung nghiệp thiện. Chẳng hạn như bây giờ, mấy con cùng làm một cái điều ác, thì mấy con phải cộng cái nghiệp của cái điều ác đó; mà mấy con cùng làm một điều thiện, thì mấy con sẽ cộng cái nghiệp thiện với nhau. Chứ còn cái người đó bệnh rồi, con trèo lên giường người đó ngồi rồi nó cũng bệnh theo thì không phải đâu, không phải cái chuyện đó đâu. Nó ăn thua cái hành động thiện ác mấy con, chứ không phải là cái chuyện hành động trùng lặp. Chẳng hạn bây giờ cái người đó là bệnh truyền nhiễm, mà mấy con không biết. Họ nằm ở trên giường đó họ ngủ, thì cái bệnh truyền nhiễm của họ mấy con không biết, mấy con lại ngủ, lại nằm trên cái giường đó, thì mấy con cho là cộng nghiệp, không phải đâu, cái đó không phải cộng nghiệp. Mà cái duyên nhân quả của mấy con đến lúc phải trả cái bệnh đó, thì do đó mới khiến con mê mờ, không có hiểu, không có nắm vững. Cho nên, mấy con mới ngủ trên cái giường này, để cái vi trùng truyền nhiễm này nó mới sang xâm nhập vào cơ thể con để con bệnh. Tức là nhân quả chứ không phải cộng nghiệp. Nhân quả của con tới giờ phút phải trả cái bệnh đó, nó là cái nhân quả, chứ không phải cộng nghiệp. Cộng nghiệp là phải hai người cùng chung nhau làm một điều ác. Bây giờ cộng nghiệp như thế này này. Bây giờ Thầy rủ một cái người bạn của Thầy, tối nay mình rình cái nhà đó, tao đi vô trước, mày vô sau, tao lấy đồ tao đưa ra, mày tuần giáo, phải không? Cho nên khi mà Thầy bị bắt, công an đánh Thầy quá chịu không nổi, Thầy khai có thằng bạn bữa đó đi, hai đứa chia nhau chứ không phải riêng mình. Thì bây giờ người bạn đó cũng bị công an bắt thì đó là cộng nghiệp, con hiểu chỗ cộng nghiệp không? Chứ còn Thầy không kêu thằng bạn đó, thằng bạn đó không đi thì làm sao nó ở tù chung với Thầy? Có phải không? Cộng nghiệp là như vậy.
(20060415 - THẦY THĂM NAM ĐỊNH - ĐẠI CƯƠNG NỀN ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO - Thời gian 01:02:40)- CỘNG NGHIỆP
Còn cái này là nhân quả của con, cho nên nó mờ nó khiến con không có biết. Cái người này bệnh, đến nhà thương họ bệnh lao bệnh phổi gì, bệnh truyền nhiễm mà. Do đó con không biết, con cũng vô nhà thương con lại nằm ở trên cái giường này, con đâu có biết. Cho nên đây là cái nghiệp của con phải bệnh đó, để mà trả cái nghiệp của đời trước con đã gieo. Cho nên khiến con mới lại chỗ này. Bây giờ chỗ này, cái khu vực này nó bị dịch gia cầm, con đâu có biết. Con ở xứ nào con đến đây con đâu có biết, con về cái quê hương này con ở. Nhưng mà ta đang bị bệnh dịch, bây giờ công an nó không có cấm, nó không có hàng rào y tế, con đâu có biết. Bởi vì nó vừa xảy ra người ta đâu có biết được, chừng nào mà có chết nhiều người ta mới biết. Nhưng mà không ngờ con ở đâu con đến đây, tức là cái nhân quả nó thúc đẩy con vào đó để con bị dính, bị dịch gia cầm mà con chết. Nói sao lại có người ngoại quốc mà về sao lại bị chết ở đây, đó là cái nghiệp của con phải về cộng nghiệp. Nói cộng nghiệp không đúng, mà cái nhân quả của con về đó để mà cùng chung với cái số phận của một số người ở đây, tức là cái chùm nhân quả của con với cái số người ở đây cùng chết một cái bệnh đó. Đó là nhân quả.
(20060415 - THẦY THĂM NAM ĐỊNH - ĐẠI CƯƠNG NỀN ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO - Thời gian 01:04:28)- NQ MÊ MỜ THÚC ĐẨY MÌNH TRẢ QUẢ PHẢI CHẾT
Khi chính bản thân mình còn chưa đủ lực làm chủ sinh, già, bệnh, chết, mà về trợ giúp cha mẹ mình thì đầu óc các con có bình thường không? Hai chữ “MAY RA” nghe sao nó mong manh như một việc làm cầu may, mà người tu sĩ không thể làm việc cầu may như vậy được. Người tu sĩ làm là làm đâu phải được đấy, làm chắc chắn 100% mới làm. Ở đây có một cụm từ trong câu hỏi rất kêu: “An ủi, vô tình, nhẫn tâm, trọn tình, làm ngơ”. Đấy là những từ tự mình dùng nó để lừa lại tâm mình. Các con biết rất rõ các pháp có được là do nhân quả không? Mà do nhân quả sinh ra thì các pháp đều vô thường. Mà đã vô thường thì làm sao có pháp nào là ta, là của ta. Vậy không có pháp nào là ta, là của ta thì các con an ủi ai? Vô tình với ai? Nhẫn tâm với ai? Trọn tình với ai? Làm ngơ với ai? Các con cứ nhìn các pháp là thật có. Có pháp nào thật ở đâu? Toàn là duyên hợp mà thành, nhưng khi hết duyên toàn gặp duyên tan mà hoại, có pháp nào bền chắc đâu? Sao các con không quán xét tư duy để xả bỏ tất cả các pháp vô thường, các pháp nhân quả, để giữ gìn một pháp duy nhất đó là tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự. Đó là một trạng thái tâm hạnh phúc tuyệt vời mà người xuất gia phải lấy đó làm cuộc sống, chứ đâu còn lấy gia đình làm cuộc sống nữa. Phải không các con? Xuất gia là bỏ ngôi nhà thế tục đầy dẫy đau khổ, thương ghét, giận hờn, buồn phiền, lo toan, sợ hãi, v.v… để rồi vào ngôi nhà Như Lai tràn đầy sự bình an. Thế mà ở trong nhà Như Lai lại để tâm hồn mình trong ngôi nhà thế tục, thì còn nghĩa lý gì xuất gia các con ạ!
(Hỏi Đáp Oai Nghi Chánh Hạnh - Trang 164)- BỊ TÂM LỪA ĐẢO
Có một người thân trong gia đình bị bệnh thì tất cả những người thân khác trong gia đình không ai có thể bệnh thay cho người thân được, mà chỉ có lấy mắt nhìn. Nhưng vì có cộng nghiệp nhân quả trong gia đình nên mọi người tâm khởi lên những nỗi ưu tư, buồn rầu, lo lắng, v.v… Nhưng dù có ưu tư, buồn rầu, lo lắng bằng cách nào thì người bệnh cũng chẳng bớt đau chút nào cả. Sự ưu tư, buồn rầu, lo lắng đó cũng chỉ làm khổ mình chứ chẳng ích lợi gì cho ai cả. Vậy mà mọi người cứ để ái kiết sử lôi cuốn mà không chịu chấm dứt để vượt ra khỏi vòng tay nhân quả. Một người trong gia đình trả nhân quả không đủ sao, mà lại cả gia đình đều xúm nhau trả nhân quả, có phải các con không thấy điều này sao? Các con đều có tri kiến hiểu biết sao lại mờ mịt như vậy. Bởi vậy, con người thật là vô minh khủng khiếp
(Hỏi Đáp Oai Nghi Chánh Hạnh - Trang 161)Tại sao nó tập hợp nhau, cùng nhau trên một chiếc xe, để rồi tai nạn xảy ra, lật vào ở trong hố hay hoặc là trên đèo, để cùng chết chung nhau một nơi? Đó là quy luật nhân quả của cộng nghiệp, các con thấy rất rõ mà. Có nhiều chiếc xe đò đã đổ xuống đèo, biết bao nhiêu người chết mấy con. Tại sao cộng chung mọt số người, người ở xứ này, kẻ ở xứ khác cùng nhau trên một chiếc xe để chết? Đó là cộng nghiệp chứ đâu, các con thấy. Một hành động ác, cùng chung tương ưng nhau thì dẫn dắt chúng ta đi đến chỗ chết cùng nhau. Tại sao có những đợt sóng thần để lôi kéo bao nhiêu người từ xứ này đến xứ kia, để cùng nhau xuống đáy biển mà cùng chết chung một giờ ở bên nhau? Đó là cộng nghiệp mấy con. Nếu mấy con làm ác, người kia làm ác cộng nghiệp một ngày nào đó sẽ tập trung mấy con vào một chiếc xe đò, cùng chết dưới đường đèo, mấy con có biết điều đó không? Nhân quả không ai tránh khỏi đâu. Biệt nghiệp, thì mấy con tự đau đớn trên thân của mấy con, mọi người khác đều nhìn trên sự lăn lộn đau khổ của mấy con mà không ai thay thế sự đau khổ của mấy con được. Chính mấy con phải chịu đau khổ, dù cha mẹ có thương con cách gì cũng đứng nhìn con mà thôi, không đau thế cho.
(2006 - THẦY THĂM HẢI PHÒNG 02 - KHAI THỊ ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ - Thời gian 26:01)cộng nghiệp của loài ốc sên và những con cá nhỏ, cá lớn ở dưới này, cùng một cái ao đó, nó sống. Nhưng mà đến cái giờ phút này đó, nhân quả nó bảo chết, nó ra lệnh rồi thì bắt đầu người ta đến, họ tát. Họ tát riết, bắt đầu đó, họ bắt con cá lớn, còn mấy con chút xíu này, họ không ăn được họ không có bắt, nhưng mà nước khô hết rồi, trời nắng chết sạch, đó là cộng nghiệp, con hiểu chưa, cộng nghiệp.
(20060422 - PHẬT TỬ NINH BÌNH - THỰC HIỆN TÂM TỪ ĐÚNG CHÁNH PHÁP - Thời gian 52:00)- NQ RA LỆNH BẢO CHẾT
mình bệnh đau là do cái nghiệp nhân quả từ đời trước của mình. Mình sẵn sàng vui lòng để chấp nhận cái sự đau. Và đồng thời những cái người chăm sóc với mình là những người cộng nghiệp, họ phải trả. Chứ đâu phải là vì mình mà họ bị khổ đó đâu? Nhưng là vì cộng nghiệp ở đời trước. Thí dụ như bây giờ đó, họ đời trước họ giết con heo, mấy người kia xúm nhau lại, cũng cắt đùi cắt thịt này kia đem về ăn, có phải không? Mà bây giờ đó, họ lấy dao họ đâm chết con heo, thì mấy người kia bắt nồi nước lên mà cạo lông, con hiểu không? Thì mấy người đó bây giờ chăm sóc cái người bệnh này là phải
(LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 44-TỨ NIỆM XỨ-CON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT - Thời gian 52:18)Cảnh giới hữu hình và siêu hình của một người nó theo nhau như hình với bóng. Phước đến thì nó hiện ra giải nạn do một niềm tin ở vị Thần, Thánh nào đó, ngược lại người đó không tin Thần, Thánh thì nó khiến người đó lỡ tàu, lỡ xe để thoát nạn. Đồng thời mọi người cùng thấy ở một góc độ nào đó, thì đó là do cộng nghiệp và do lòng tin, nhưng nó còn tùy ở tưởng ấm hoạt động giao cảm mạnh hay yếu.
(Đường Về Xứ Phật - Tập III - Trang 119)Nhân quả nghiệp báo rất đáng sợ, sắp xếp giờ khắc không sai một li hào nào. Vào giờ đó ông Hóa đi thăm người thân về, đúng lúc là Quy và Hòa ngồi chờ để cướp xe và giết người, nếu nhân quả ông Hóa không nợ cái chết như vậy thì ông sẽ về sớm hơn hoặc trễ hơn. Cho nên nhân quả cộng nghiệp ông Hóa không thể tránh khỏi.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham - Tập 1 - Trang 136)Cháu Chu Nguyễn Cẩm Tiên gieo nhân vô tình giẫm đạp làm chúng sinh đau khổ trong tiền kiếp, cộng với ác nghiệp của mẹ Cẩm Tiên thiếu đức hiếu sinh bố thí nên kiếp này hai mẹ con cộng nghiệp lại. Vì thế cháu Cẩm Tiên phải trả quả sống như cây cỏ thảo mộc, sống chỉ có sống chẳng còn biết gì chung quanh mình nữa, ngơ ngơ ngẩn ngẩn nhìn ngó như người không hồn không vía. Còn mẹ Cẩm Tiên trả quả thì đau khổ sầu muộn lo toan mọi thứ.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đạo Đức Gia Đình - Tập 1 - Trang 112)từ cái nghiệp mà các con tức giận, mà sanh ra con người đó đó, nó có liên hệ với mấy con. Khi mà cái người mà mấy con từ cái nghiệp mà sanh ra do con làm đó, thì khi mà cái người đó bị họ đánh, thì ở đây mấy con bị đau nhức. Chứ không phải là chỉ có cái người đó đau nhức không, mà con ở đây con cũng bị bệnh đau đó. Cho nên vì vậy mà đừng có nghĩ rằng: “Cái người đó với tôi đâu có ăn nhằm gì. Người đó bị đánh chứ có tôi ăn thua gì!” Nhưng mà không ngờ con ở đây là con… Bây giờ đánh họ ở lưng thì con nghe sao cái lưng mình đau nhức quá! Phải không? Mà nó quất ở bụng sao mình đau bụng quá vậy? Đó, thì mấy con nhớ là cái Nghiệp. Nó là cái nghiệp của mình mà. Cho nên cái thọ nghiệp, tức là cái quả của nó, nó phải cộng nghiệp của nó chứ, chứ nó đâu có riêng rẽ.
(20100217 - TÂM BẤT ĐỘNG THANH THẢN AN LẠC VÔ SỰ - Thời gian 1:08:01)khi mà cái phước chúng sanh có là Thầy mới tu hành được, chứ cỡ chúng sanh không có Thầy không tu hành được. Tại sao vậy? Nó có cộng nghiệp với nhau cả một thế giới này chứ không phải ít đâu, con hiểu không? Cho nên Thầy tu được để làm sống lại nền đạo đức, phải không? Thầy mới đập phá những cái sai để mà dựng lên những cái đạo đức. Dựng lên đạo đức là nó phải có những người thừa kế để mà tiếp tục, chứ còn nếu một mình Thầy thì nếu mà Thầy chết rồi, ba tháng sau Đại thừa dập cũng tan nát hết, không còn nữa.
(MUỘI LƯỢC THAM SÂN SI - Thời gian 01:27:42)Thầy thì Thầy thấy nhân quả, còn các con thấy Thầy và thấy các con, chứ chưa có phải là thấy nhân quả. Cho nên các con bịu xịu ra coi bộ như cái cọng bún thiu. Còn Thầy như là cái cọng tàu hủ ky khi mà cái loại thứ thiệt nó dai lắm nó không có bứt được, của Thầy nó chắc lắm. Còn các con thì thấy cái mặt sao mà coi nó xụ xuống, nó ngó xuống chứ không có dám ngó lên, mà cái miệng thì nó méo xẹo chứ nó không cười, coi đời buồn khổ nhất. Nhưng mà sao các con không nhìn cái mặt của Thầy lúc bấy giờ, luôn luôn vui vẻ. Đó là nó có những cái cộng nghiệp, mà trong cái cộng nghiệp lại là cộng nghiệp với ai, cộng nghiệp với Thầy của mình. Cộng nghiệp với Thầy của mình, mà lại Thầy mình lại giải thoát còn mình thì bị xị thế này nè. Trời, coi như cái bị mà đứt quai.
Khi có một niệm thương nhớ, lo sợ thì phải dẫn tâm tác ý như sau: “Cái tâm thanh thản, không được thương nhớ, lo sợ; vì các pháp đều là do duyên tan hợp theo nhân quả, nên không có gì là của mình. Vậy hãy bỏ xuống, đừng thương nhớ, lo sợ; vì thương nhớ, lo sợ là ác pháp, là pháp làm đau khổ trong tâm hồn của ta”.
(Thiền Căn Bản - Trang 112)Người ở đời thường sống tạo tác ra hai nghiệp một là thiện hai là nghiệp ác. Những nghiệp này đều là hữu lậu. Riêng đời sống đệ tử của đức Phật thường ngăn ác diệt ác, và diệt thiện pháp hữu lậu để luôn luôn sống trong thiện pháp vô lậu, vì thế từ trường vô lậu không tương ưng với từ trường hữu lậu của môi trường sống thế gian nên chấm dứt tái sanh luân hồi. Cho nên, từ trường vô lậu của Phật đang phủ trùm khắp thế giới, nhưng nó không tái sinh luân hồi, vì không tương ưng.
(Đường Về Xứ Phật - Tập VIII - Trang 315)Một đứa bé khi mới hình thành thì đó là hình thành thân ngũ uẩn của đứa bé trong bào thai. Hình thành thân ngũ uẩn của đứa bé trong bào thai là nghiệp (thân nghiệp). Thân nghiệp này đứa bé co tay duỗi chân làm theo các hành động vô minh khi cơ thể lớn dần trong bào thai nên chật chội khó chịu, vì khó chịu nên co tay duỗi chân khiến cho bà mẹ bị đau. Những hành động đó gọi là nghiệp thọ khổ (khổ mẹ, khổ con). Cho nên, bảo rằng đứa bé mới thành hình đâu làm được gì, đâu đã tạo nghiệp, sao nói nó bị nghiệp dẫn? Hành động co tay duỗi chân của bào thai không phải là nghiệp sao? Thân của đứa bé là nghiệp, còn bảo cái nghiệp đó ở đâu, thì cũng giống như một ông già lẫn lộn, đang ở trong nhà mà hỏi nhà bác đâu? Nghiệp không có chui vào bào thai mà nghiệp tương ưng với nghiệp cha mẹ của cái bào thai. Nghiệp tương ưng với cha mẹ của cái bào thai nên mới có bào thai. Vì tương ưng nên mới duyên hợp mà thành bào thai. Ở đây không có vật gì chui vào bào thai cả mà chỉ có tương ưng duyên hợp mà thành nghiệp mới (đứa bé).
(Đường Về Xứ Phật - Tập VIII - Trang 315)Ví dụ như một cơn giông to, gió lớn làm cây cối nhà cửa sụp đổ, người và vạn vật đều chết, đó là DUYÊN TAN. DUYÊN HỢP thì sanh, duyên tan thì hoại diệt; vạn hữu thành hoại đều do duyên cả. Kinh Tăng Nhất A-Hàm dạy: “Pháp pháp tự diệt”. Quán xét cho cùng lý, chúng ta mới thấy rõ vạn hữu thế gian toàn là duyên hợp và duyên tan, tạo thành rồi hoại diệt. Không có một sắc tướng nào của vạn hữu trong vũ trụ có một thực thể riêng biệt, toàn là do các duyên THÀNH và HOẠI, chứ không một ai diệt và tạo ra nó.
(Sống Mười điều Lành - Trang 99)Ngài chỉ nhắc nhở, răn cấm khéo léo khiến cho chúng sanh tự tu hành: “Này các con! Các con hãy tự thắp đuốc lên mà đi, ta không đi thay thế cho các con được con đường ấy”. Đọc đến đoạn kinh này, chúng ta phải ý thức lại chúng ta; sự ý thức này giúp cho chúng ta thoát khỏi muôn vàn sự đau khổ của thân tâm. Vạn hữu do duyên hợp tự sanh, rồi do duyên tan tự diệt. Chỗ tự sanh tự diệt là chỗ động, vì thế vạn hữu luôn sống trong động; vì có động nên sinh ra vô số chúng sanh, và cũng chính tư tưởng động của chúng sanh mới sinh ra dính mắc, chấp trước, chấp ngã. Thế nên cuộc sống con người mới có đau khổ, phiền lụy. Ví như mình không có lòng tham thì làm gì có chửi mắng nhau; nếu không có sự hơn thiệt chửi mắng nhau thì làm gì có sự giận hờn. Rõ thấu như vậy thì ngăn được cơn sân, vì vậy thân tâm được thư thái, an nhiên. Đủ duyên hợp lại trong ngoài mới có giận hờn, đau khổ. Nếu trong không, ngoài có hoặc trong có, ngoài không thì không có cơn giận hờn. Ngược lại, ngoài có trong cũng có thì giận hờn tất phải sanh ra. Đó là tâm trạng chung của chúng sanh. Bởi vậy, một sự kiện gì xảy ra đều phải do hội đủ nguyên do. Cuộc đời là một trường duyên hợp - duyên tan, vì thế thân tâm của chúng ta luôn luôn chịu nhiều đau khổ, giận hờn, thương ghét, lo sợ, biệt ly và sanh tử.
(Sống Mười điều Lành - Trang 99)Hành giả phải chịu khó gắng công nỗ lực quán xét, suy tư cho thấu suốt lý Nhân Duyên, và còn phải sống với sự BẤT ĐỘNG của vạn hữu. Bởi vạn hữu vốn tự vắng bặt, nên Ai đã trở về TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC và VÔ SỰ thì sẽ chấm dứt ngay khổ đau, phiền não và sanh tử. Khi tu đến trạng thái này gọi là giải thoát hoàn toàn. Đường về trạng thái vắng lặng của vạn hữu, nếu chúng ta biết cần dùng nó để đối trị các ác pháp thì thân tâm sẽ được vắng lặng, nhưng muốn làm được điều này thì phải đem hết ý chí dũng mãnh thực hiện cho bằng được, thì chắc chắn vạn hữu không còn là chướng ngại trong tâm. Hầu hết chúng sanh đều có tâm hồn đau khổ, không những sự việc này thì những sự kiện khác. Hơn nữa, cơ thể thường hay bệnh tật nặng nhẹ khác nhau. Người tu hành phải rõ lý nhân quả, tức là lấy cái không bệnh tật, cái không phiền não đối trị lại cái có bệnh tật, có phiền não.
(Sống Mười điều Lành - Trang 100)Nếu một ý tưởng khởi nghĩ đến một sự kiện do tâm tham, sân, si chủ động, thì ngay lúc đó chúng ta phải biết là tà niệm và phải tìm sự suy tư khác để đối trị lại ngay. Phương pháp đó là dùng CHÁNH NIỆM diệt TÀ NIỆM, có nghĩa là lấy tư tưởng chánh dẹp tan tư tưởng tà. Người tu hành biết quán như vậy, liền phá tan được tâm tham, sân, si. Quán càng sắc bén bao nhiêu thì phá tan mây mờ đau khổ trong lòng bấy nhiêu. Bát Chánh Đạo là con đường giải thoát, lấy chánh diệt tà, quét sạch rác rưới tham, sân, si và giữ tâm chúng ta được bình thường, an lạc.
(Sống Mười điều Lành - Trang 101)“Lấy pháp trắng trị pháp đen”, tức là lấy tịnh diệt động. Nghĩa là khi tư tưởng tham, sân, si khởi lên, đó là tà kiến, tà niệm, khiến cho tâm chịu nhiều đau khổ, sầu muộn, giận hờn, thương ghét… thì liền ngay đó ta khởi nghĩ theo chánh pháp, tức là tư tưởng chánh (chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ…); nó giúp cho chúng ta trở về với trạng thái an vui thanh tịnh, và phá tan được tâm tư phiền muộn đau khổ
(Sống Mười điều Lành - Trang 104)Ví như cây cổ thụ xum xuê tàng lá, một cơn gió to cành lá phải xác xơ. Một vườn cây đang kết hoa nẩy nụ làm quả, một trận mưa đá, tuyết rơi làm hư hoại tất cả. Đó là duyên tan. Một cơn mưa to trút xuống, các cây cành đang héo úa gặp mưa liền đâm chồi nẩy tược. Đó là duyên hợp. Khéo quán xét, chúng ta đào sâu vào sự bất động của vạn hữu, ta mới thấy rằng bệnh tật không từ đâu sanh, chẳng phải thân sanh mà cũng chẳng phải ý sanh. Vì thế, bệnh tật không phải do thân hay do ý, mà chính là duyên hợp tạo nên. Pháp do duyên mà có, duyên hợp là động, động thì pháp sanh.
(Sống Mười điều Lành - Trang 111)Khi dùng pháp QUÁN để thấu suốt cội nguồn của bệnh tật, để rõ được nguyên nhân này chỉ do duyên hợp nhiều đời và cũng như ngay trong đời hiện tại đang tạo tác. Nhờ thấu rõ cội nguồn của bệnh tật, nên tâm tư không còn lo ngại sợ sệt, thường nhìn thẳng vào bệnh tật, lòng không chút sợ hãi lo lắng. Đủ duyên hợp lại thành bệnh tật, khổ đau, vui buồn, thương ghét, giận hờn… Hết duyên tất cả phiền lụy đều tan hết. Thấu suốt được lý này, hành giả phải chấp nhận bệnh tật hoặc tai nạn, không bao giờ sợ hãi và tìm cách trốn tránh, lúc nào cũng vui vẻ trả nghiệp và luôn luôn tạo NGHIỆP LÀNH. Do lòng an vui chấp nhận các NGHIỆP KHỔ mà tinh thần dũng mãnh, can đảm chịu đựng những thử thách để rồi vượt qua, NGHIỆP KHỔ dần dần tan biến.
(Sống Mười điều Lành - Trang 111)Khi NHÂN LÀNH đầy đủ thì sự phiền não, đau khổ sẽ chấm dứt. Muốn cứu nguy bệnh tật của thân, mưu tìm chân hạnh phúc cho gia đình thì phải sống với Mười Điều Lành. Sống với Mười Điều Lành là chuyển từ NGHIỆP ÁC thành NGHIỆP THIỆN, chuyển điều dữ thành điều lành, khiến cho đời sống chúng ta hoàn toàn được thuận duyên. Nhờ đó mà cuộc hành trình về XỨ PHẬT không còn trở ngại nữa. Muốn sống với Mười Điều Lành mà thiếu trí tuệ thì không bao giờ thực hiện được việc này. Muốn có trí tuệ chúng ta phải học Phật pháp; nhờ học Phật pháp trí tuệ mới sáng suốt, mới chánh kiến giải thoát, nhờ đó mà Phật pháp mới thấm nhuần. Nhờ đó, tâm chúng ta xuất hiện LÒNG YÊU THƯƠNG; nhờ LÒNG YÊU THƯƠNG mới dễ thực hiện đức nhẫn nhục; nhờ có đức nhẫn nhục chúng ta mới thể hiện sống với Mười Điều Lành dễ dàng. Chỉ có sống với Mười Điều Lành thì quả ác mới chấm dứt, cuộc sống mới được an vui, hạnh phúc.
(Sống Mười điều Lành - Trang 113)Nghiệp là do các hành động vô minh của các duyên hợp và các duyên tan trong môi trường sống tạo thành, nên các hành duyên hợp và các duyên tan trong môi trường nó là chủ thể tạo tác ra nghiệp, nhưng các hành duyên hợp và các duyên tan trong môi trường sống là pháp vô thường, còn nghiệp là những từ trường do những hành động thiện ác của các duyên hợp và các duyên tan trong môi trường sống tương ưng với những hành động vô minh thiện ác của môi trường sống mà tiếp tục tái sanh luân hồi nên gọi là duyên hợp. Thân tâm con người là hành một duyên hợp và cũng là một hành duyên tan của môi trường sống, cho nên nó là các pháp vô thường. Nó là các pháp vô thường nên không đi tái sanh luân hồi, mà do các hành động thiện ác của nó phóng xuất ra những từ trường nghiệp thiện ác mà kinh sách Phật gọi tắt là nghiệp. Nghiệp ấy tương ưng với mọi người nên mới có tái sinh luân hồi, chứ không phải tâm con người đi tái sanh, vì tâm con người là pháp vô thường như trên đã nói. Pháp vô thường không thể đi tái sinh được.
(Đường Về Xứ Phật - Tập VIII - Trang 313)- NGHIỆP LÀ CÁC HÀNH VÔ MINH TRONG KHÔNG GIAN
Tất cả đều do các duyên hợp lại mà thành, và duyên tan là mất hết, không còn có cái gì tồn tại. Khi đã hiểu rõ như vậy và thấy rõ như vậy, thì dùng Pháp Hướng Tâm mà nhắc tâm như vầy: Như lý tác ý: “Cái tâm từ đây về sau không được kiến chấp cái tâm là có thật, mà phải thấy nó không phải của ta, không phải là ta, không phải bản ngã của ta”. Vì quán xét như vậy nên ta không còn chấp ngã, do không chấp ngã nên đau khổ, phiền não trong tâm không còn nữa. Như lý tác ý: “Các duyên tan hợp theo nhân quả, diễn biến luân hồi nên không có thật thể bản ngã, toàn là vô thường, khổ, vô ngã”. Như lý tác ý: “Đời sống của con người là duyên tan hợp của nhân quả, cho nên không có bản ngã chân thật, toàn là vô thường và đau khổ. Từ đây cái tâm phải bỏ xuống, không được chấp cái ta nữa, vì chấp cái ta là tạo thêm đau khổ và ác pháp trong tâm”.
(Thiền Căn Bản - Trang 111)Quý vị hãy cố gắng động não, triển khai những trí tuệ nhân quả, duyên tan hợp để thấu rõ lý Vô Thường, Khổ, Vô Ngã của đạo giải thoát, thì chừng đó quý vị mới nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng được. Đây là pháp dẫn tâm, lập đức Nhẫn Nhục, vào tâm ấn của đức Phật theo duyên tan hợp, diễn biến luân hồi của nhân quả. Khi có một niệm khởi ra trong đầu thì quý vị mau dẫn tâm vào lý giải thoát, để tâm hồn được thanh thản, an lạc và vô sự. Muốn giữ tâm cho được thanh thản, an lạc và vô sự, thì khi có một niệm tào lao nổi lên, quý vị phải nhắc tâm như thế này: Như lý tác ý: “Cái tâm phải thanh thản, không được nghĩ ngợi tào lao; vì nghĩ ngợi tào lao thì tâm bị phân chia ra tan nát, khó mà vào thiền định được”.
(Thiền Căn Bản - Trang 111)Cho nên, không ai làm khổ mình và mình cũng không làm khổ ai, chỉ có 12 duyên tan hợp mà khổ đau trùng trùng diễn tiếp khổ này đến khổ khác. Do trí tuệ Lậu Tận Minh mà đức Phật thấy con người sống trong lậu hoặc nên chịu đau khổ vô vàn. Người tu hành muốn có được ba trí tuệ này thì phải thực hiện TÂM BẤT ĐỘNG trên Tứ Niệm Xứ bảy ngày đêm. Khi sống được bảy ngày đêm tâm bất động thì BẢY NĂNG LỰC GIÁC CHI lần lượt xuất hiện.
(Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ đạo - Trang 56)con người từ môi trường sống sanh ra. Trong môi trường sống gồm có đất, nước, gió, lửa, các chất khí và các từ trường, do sự vận hành của các chất khí và các từ trường mà tạo ra sự biến dịch thay đổi không ngừng của các vật thể, vì thế mà tạo các duyên tan hợp, nhờ các duyên tan hợp này mà vạn vật sanh ra. Con người từ nhân quả sanh ra, chết trở về nhân quả, chứ không từ đâu sanh và cũng không về đâu. Đó là câu trả lời: “Con người từ đâu sanh ra và chết đi về đâu?”. Câu trả lời này rất cụ thể và dễ hiểu. Vì con người từ cát bụi và không khí (môi trường sống) sanh ra thì chết cũng trở về cát bụi và không khí (môi trường sống).
(Đường Về Xứ Phật - Tập III - Trang 209)Ví dụ: Một người chửi mắng chúng ta, nhưng chúng ta không chửi mắng lại họ, không buồn tức giận họ, và còn khởi tâm thương họ, thì ngay đó nó đã thay đổi các duyên của các ác pháp đó trở thành các duyên cho các thiện pháp. Do tánh chất các pháp vô thường thay đổi như vậy nên chúng ta thấy được sự giải thoát một cách cụ thể và rõ ràng. Nếu các pháp không vô thường, cố định, hay nói cách khác là các pháp có tánh chất thường hằng thì không thể làm thay đổi được ác pháp thành thiện pháp được.
(Đường Về Xứ Phật - Tập III - Trang 210)- VÍ DỤ QUAN TRỌNG
Giết hại và ăn thịt chúng sanh bao nhiêu thì phải sinh ra bấy nhiêu và còn nhiều hơn nữa. Vì thế, trại nuôi gia súc và ao hồ nuôi cá tôm phát triển càng nhiều để đáp ứng nhu cầu ăn uống dục lạc của con người thì nghiệp ác của họ càng cao. Nghiệp ác của họ càng cao thì sự sinh khởi diệt nghiệp quả ác báo này lại càng cao hơn. Nhưng nghiệp quả ác báo này không thể dừng lại đây, vì nhân quả ác ngút trời của loài động vật, nhất là loài người. Vì thế, từ trường ác thải ra ngút trời làm nhân quả thời tiết vũ trụ chuyển động thành thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt, sóng thần, động đất, bão tố, chiến tranh, khủng bố, các loại bệnh nhất là dịch cúm gia cầm, chim muông, heo, dê, bò, ngựa v.v.. Cho nên, dịch cúm gia cầm chỉ là một hiện tượng nhân quả duyên tan hoại của nhiều hiện tượng nhân quả duyên tan hoại đang xảy ra trên hành tinh này. Nếu con người không biết chấm dứt những hành động cực ác giết hại và ăn thịt chúng sanh không có một chút lòng yêu thương thì thế gian này còn nhiều khổ đau nữa…
(Đường Về Xứ Phật - Tập VI - Trang 351)Cái duyên, nó nhiều duyên chứ không phải. Bởi vì do đó cái duyên, mà nó hợp nhau thì nó mới thành vợ chồng. Con hiểu không? Cho nên đạo Phật nói duyên rất hay. Nếu không duyên sao lại gặp người đó, mà gặp người đó sao lại không hợp, không thành vợ thành chồng mà lại gặp người khác. con hiểu đó là duyên hợp, duyên tan. Thường thường, nó vô cùng cái duyên hợp, duyên tan; nó trùng trùng duyên hợp, duyên tan. Từ nhỏ con lớn lên con gặp biết bao nhiêu người, nhưng mà hợp rồi tìm hiểu qua đó rồi tan, tan rồi hợp, hợp rồi gặp nữa, rồi tan. Cứ vậy cho đến khi gặp người cuối, có một người cuối cùng mới thành vợ thành chồng. Mà thành vợ thành chồng rồi còn cãi cọ này kia nữa. Đó là nhân quả để trả vay. Tại sao mấy người kia không gặp để rồi không có như vậy, mà để gặp cái người này, để rồi cái người này (hay rượu chè). Mà hồi gặp cái người này chưa có rượu chè, một thời gian sau bây giờ rượu chè, trời đất ơi, chết tôi rồi! Con hiểu không? Đó là nhân quả phải trả. Nó là duyên hợp, duyên tan. Mà nó hợp để mà nó tan, tan rồi thì nó phải như thế nào đó, nó phải có cái duyên chứ. Nó tan không đâu có được, nó phải có đủ duyên. Con phải hiểu như vậy. Cho nên đạo Phật nói là duyên hợp, (duyên tan).
(20090207 - PHƯƠNG PHÁP TU TẬP LÀM CHỦ SANH GIÀ BỆNH CHẾT - Thời gian 1:22:17)Duyên hợp duyên tan nhưng mà vẫn ý làm chủ. Còn mình thiếu ý làm chủ thì tức là mình bị cái nhân quả (chi phối). Cái cây này sẽ lớn lên như thế này thế này, nó sẽ có lợi ích làm sao. Tức là nó qua cái ý, mặc dù thấy cái cây là con mắt thấy, chứ cái ý nó không thấy đâu. Nhưng mà thấy rồi nó mới tiếp cho cái ý phải tư duy suy nghĩ, cái ý nó sẽ suy nghĩ, nó diễn tả. Con hiểu không? Ý làm chủ mà. Tất cả mọi cái tai nghe mắt thấy đều chuyển qua cái ý hết, để cái ý nó suy tư nó nghĩ, rồi nó mới giải quyết đến cái tâm cho mình biết. Đó, ý làm chủ.
(20090207 - PHƯƠNG PHÁP TU TẬP LÀM CHỦ SANH GIÀ BỆNH CHẾT - Thời gian 1:24:00)bây giờ mình lại luyện ý thức, làm ý thức lực nữa thì quá tuyệt vời. Cho nên làm chủ bệnh, làm chủ sự sống chết hoàn toàn là ý. Mà mấy con tu sai là mấy con lọt trong tưởng thì thôi rồi, rơi vào thế giới ma rồi. Cho nên hoàn toàn các duyên có, nếu mà không duyên thì chắc chắn mấy con ngày hôm nay không gặp Thầy. Có đủ duyên… Bây giờ duyên tốt thì mấy con về mấy con tập luyện được, mấy con làm chủ được bệnh tật, tâm của mấy con (bình an), đó là duyên hợp, duyên tốt. Mà duyên tan thì mấy con về sao mà thấy nó rối ren quá, tập luyện không được, thì đó là tan. Phải không, mấy con hiểu chưa? Có duyên chứ.
(20090207 - PHƯƠNG PHÁP TU TẬP LÀM CHỦ SANH GIÀ BỆNH CHẾT - Thời gian 1:24:00)luật nhân quả là những hành động sống hằng ngày trong môi trường duyên hợp, duyên tan của các pháp vô thường, thường thay đổi di dịch, biến động liên tục theo các hành của nó. Nếu hành động ác thì sự đau khổ tăng lên nhiều, nếu hành động thiện thì sự khổ đau giảm xuống và giảm xuống dần rồi đi đến hết khổ đau mà đạo Phật gọi là giải thoát hay là Niết Bàn, ngược lại hành động càng ác thì sự khổ đau càng tăng dần đi đến khổ đau tận cùng mà đức Phật gọi là Địa ngục.
(Đường Về Xứ Phật - Tập IX - Trang 57)