
- Những lời dặn dò tâm huyết của Trưởng lão Thích Thông Lạc dành cho những ai đang tu học và rèn luyện nhân cách đạo đức. Phải học và áp dụng thực hành ngay liền thì mới có kết quả như ý muốn.
Nếu chúng ta không gan dạ, không nghị lực kiên quyết thì chúng ta không bao giờ thực hiện được giới luật đức hạnh. Cho nên người tu hành phải biết rút ra từ những kinh nghiệm bản thân của mình, rồi áp dụng đạo đức hiếu sinh trong cuộc sống hằng ngày một cách có ý chí, có quyết tâm và đầy đủ nghị lực thì mới mong sống một đời sống giới luật đức hạnh của Phật.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 308)LƯU Ý QUAN TRỌNG
Nếu ai muốn tu hành để tìm cầu sự giải thoát làm chủ sự sống chết thì phải áp dụng giới luật đức hiếu sinh này ngay từ lúc bắt đầu học đạo đức hiếu sinh. Bài học đạo đức hiếu sinh này bất cứ một hành động nào nơi thân, khẩu, ý của mình đều phải được áp dụng ngay liền, thì ngay đó sẽ tìm thấy được sự an vui. Và vì vậy không còn có một ác pháp nào tác động vào thân tâm chúng ta được nữa.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 342)LƯU Ý QUAN TRỌNG
Mỗi mỗi hành động sống hàng ngày của con cái, chúng ta đều lấy đó làm những bài học đạo đức. Chúng ta nên áp dụng dạy chúng, khuyên chúng đừng bỏ sót những hành động nhỏ nhặt nào. Nhờ đó khi lớn lên, chúng mới trở thành những người có đạo đức.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 3 - Trang 192)LƯU Ý QUAN TRỌNG
Có đóng góp nhiều ý kiến thì lớp học mới sống động, đạo đức hiếu sinh được mổ xẻ tận gốc thì sự hiểu của tu sinh mới thấu triệt, mới thấm nhuần. Còn lớp học không có ý kiến đóng góp thì lớp học chỉ là học từ chương, không sâu sắc về đạo đức, cứ dạy đâu học đó thì sự thực hành kết quả không bao nhiêu.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 1 - Trang 129)QTR
Bấy giờ tâm chúng ta muốn đi ra ngoài cho thoải mái dễ chịu hơn thì chúng ta biết ngay đó là tâm tham của mình (tham cho cơ thể thoải mái). Biết như vậy chúng ta liền bảo: “Đức ly tham ở đâu sao không quét tâm tham đó đi!”. Khi suy tư và nói như vậy, đó là chúng ta đang áp dụng đức ly tham trong cuộc sống hiện tại.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham - Tập 1 - Trang 44)CÁCH ÁP DỤNG
Muốn sống đức hạnh không làm khổ mình, khổ người thì chỉ có pháp môn duy nhất, đó là quán xét từng hành động thân, miệng, ý trước khi nói hay làm một điều gì đều phải suy nghĩ kỹ lưỡng. Nói ra điều này thì dễ, nhưng áp dụng vào cuộc sống hằng ngày thì đâu phải dễ dàng như mọi người nghĩ, chúng ta thường nói hay làm theo nghiệp lực nhân quả, tức là nói và làm không suy nghĩ trước. Người nói và làm không suy nghĩ trước là người thiếu đức thận trọng; người thiếu đức thận trọng là người không sống với đức hiếu sinh.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 120)LƯU Ý QUAN TRỌNG
Chúng tôi mong rằng nền đạo nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai là của Việt Nam, và người Việt Nam sẽ đi đầu áp dụng vào mọi tầng lớp nhân dân để đất nước này được sạch đẹp, không còn những tệ nạn xã hội.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham - Tập 1 - Trang 282)LƯU Ý QUAN TRỌNG
Nếu một người quyết tâm tìm cầu sự giải thoát, thì phải thấy giá trị của đức hiếu sinh này. Biết giá trị giải thoát của nó như vậy thì không thể nào tu tập lơ là, tu tập lấy có, mà phải tu tập thật sự, tu tập hết sức mình và phải cố gắng nhiều hơn nữa. Tu tập đức hiếu sinh phải tích cực, nỗ lực áp dụng đức hiếu sinh vào từng hành động lúc làm việc, lúc nói chuyện với mọi người, cũng như lúc ở trong thất một mình, lúc ăn cơm, lúc uống nước, lúc ngồi chơi một mình, v.v.. lúc nào cũng tu tập. Như quý vị đều biết: Đức hiếu sinh là đệ nhất thiện pháp của tất cả thiện pháp, nên khi nó hiện hữu thì không có ác pháp nào mà nó không chuyển hóa được. Đó là đứng về mặt nhân quả, còn đứng về mặt đạo đức thì nó là một hành động đạo đức nhân bản cao thượng đẹp đẽ tuyệt vời, nó đi đến đâu là đem đến sự an vui cho mọi người, mọi loài vật đến đó.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 347)Qua những câu ca dao trên, chúng ta nhận xét đó là đạo đức làm người của con người, nó lưu xuất từ trí tuệ và lòng thương yêu của con người trong từng thời đại. Đạo đức dân gian chính là đạo đức nhân bản. Nhưng đạo đức dân gian chưa được triển khai toàn triệt, cho nên nó chưa nói lên hết được những hành động đạo đức của loài người.
(Đạo đức Làm Người - Tập 1 - Trang 211)Lớp học đạo đức này là lớp học gạn lọc những người có học đạo đức hay không học, những người có áp dụng đạo đức hay không áp dụng. Những người nào có đạo đức thì những người đó mới được lên lớp chuyên tu tập thiền định do trực tiếp Thầy hướng dẫn. Khi các tu sinh đến với Thầy chắc không còn bao nhiêu người
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham - Tập 1 - Trang 139)Nếu con người đi tìm hạnh phúc trong đạo đức làm người, với đầy đủ lòng thương yêu sự sống của muôn loài, thì chắc chắn sẽ không làm điều ác. Không làm điều ác, nên những hành động ấy thải ra những từ trường thiện. Do những từ trường thiện nên thiên tai, hoả hoạn, động đất, lũ lụt không có. Mưa thuận, gió hoà thì làm ăn dễ dàng, cuộc sống của con người thật là bình an, yên ổn và thịnh vượng. Bởi vậy, muốn tìm chân hạnh phúc của cuộc đời thì phải tìm ngay trong đạo đức làm người: “Đạo đức nhân bản - nhân quả”.
(Đạo đức Làm Người - Tập 1 - Trang 209)- Hành động thiện thải ra từ trường thiện.
Tuy những bài học đạo đức rất hay, nhưng chúng ta không biết áp dụng vào đời sống hằng ngày của mình thì những bài học đạo đức kia trở thành một bài học suông không có giá trị đối với bản thân của mình. Cho nên sự áp dụng đạo đức vào bản thân của mình là một điều rất cần thiết, chính vì biết áp dụng vào bản thân nên nó làm thay đổi chúng ta từ một con người phàm phu bình thường; nó sẽ giúp chúng ta trở thành những con người phi thường, những bậc thánh nhân.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 321)Ngày xưa trong thời phong kiến, khi có một bậc vua anh minh xuất hiện, trị vì thiên hạ, thì đều lấy đức trị dân. Tức là nhà vua sống làm gương đức hạnh cho toàn dân, thương dân như thương con, giáo dục nhân dân sống ăn ở có đức hạnh. Do nhờ nhân dân sống có đạo đức, nên nước nhà thái bình, thạnh trị, thời tiết ôn hoà, xuân, hạ, thu, đông mùa nào khí tiết rõ ràng mùa nấy, mưa thuận gió hoà, nhân dân lạc nghiệp, cuộc sống toàn dân đầy đủ, ấm no hạnh phúc. Không có thiên tai thuỷ hoạ, không có trộm cắp, cướp của giết người, v.v…
(Đạo đức Làm Người - Tập 1 - Trang 210)Bên Trung Quốc, ngày xưa người ta thường nhắc đến thời đại vua Nghiêu và vua Thuấn, là thời đại hoàng kim, lấy đức trị dân, nên người dân tối ngủ mà nhà không đóng cửa, có nghĩa là không có người tham lam, trộm cắp, cướp của, giết người. Của rơi ngoài đường không ai lượm, v.v… Thật là rất hiếm thấy cuộc sống của loài người mà có được như vậy. Đây cũng chỉ là một sự ước mơ của con người, nhưng muốn sự ước mơ này thành sự thật, thì con người phải vạch ra cho mình một hướng đi. Hướng đi đó như thế nào? Hướng đi đó là nền đạo đức nhân bản làm người. Nếu con người không tự vạch ra cho mình một nền đạo đức làm người như vậy, thì chẳng bao giờ con người có được một cuộc sống như thời vua Nghiêu, vua Thuấn. Vua Nghiêu, vua Thuấn đã biết vạch ra cho mình một lối đi. Lối đi ấy là lấy đức trị dân. Vậy, lấy đức trị dân như thế nào? Có nghĩa là xây dựng cho nhân dân một nền đạo đức. Xây dựng cho nhân dân một nền đạo đức tức là dạy dân sống có đức hạnh.
(Đạo đức Làm Người - Tập 1 - Trang 210)Nếu lớp học giới luật này không tự tin nơi mình, mà không áp dụng đạo đức hiếu sinh vào sự sống hằng ngày thì sẽ ở lại lớp I mãi mãi, không bao giờ lên lớp khác được. Và như vậy sẽ bỏ sự tu tập, và trở về đời sống thế gian thì cuộc đời đau khổ lại toàn đau khổ. Đó là những tu sinh đánh mất ĐỨC TRẦM TĨNH và ĐỨC TỰ TIN của mình.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 289)Ai cũng biết thân tâm này vô thường, là khổ, là vô ngã, không có gì là ta, là của ta, là bản ngã của ta, thế mà có mấy ai bỏ nó được chưa? Biết mà không bỏ, không dẹp nó được, thì cái biết? Cái nói của chúng ta cũng như con chim học tiếng người, chứ có ích lợi gì. Phải không hỡi các tu sinh? Vì bỏ không được nên mọi người phạm giới, phá giới, nên không áp dụng đức hiếu sinh vào cuộc sống hằng ngày, do đó sự đau khổ lại còn đau khổ nhiều hơn nữa. Hơn ba tháng học đạo đức đã trôi qua, chúng ta không sống với đức hiếu sinh được là tệ lắm.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 346)Người học đạo đức hiếu sinh phải hiểu biết rõ ràng để áp dụng vào thân tâm của mình, để tránh không làm khổ mình, khổ người.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 197)Để đối phó với những nghịch cảnh không có phương pháp nào tốt hơn là những đức hạnh giới luật. Những đức hạnh chúng tôi đã nói ở trên được đem áp dụng vào đời sống hàng ngày thì không có nghịch cảnh nào mà không hoá giải chuyển đổi được. Đức hiếu sinh ngự trị ở đâu thì ở đó có hạnh phúc và sự bình an, chính đức hiếu sinh sẽ mang đến sự bình an cho chúng ta ngay liền.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 205)Đức hiếu sinh cũng vậy, thường khởi lên trong ý nghĩ, trong lời nói, trong hành động bằng cách ban cho mình, cho người. Đó là áp dụng vào đời sống hằng ngày.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 198)Người tu học đức hiếu sinh thường áp dụng vào đời sống thì cuộc sống không còn khổ đau, phiền muộn nữa; không còn lo lắng, sầu khổ nữa. Các tu sinh hãy cố gắng tu học đức hiếu sinh, vì nó đem lại lợi ích rất lớn, nó giúp cho các tu sinh chứng đạo vô lậu.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 237)Hỡi các tu sinh trong tu viện Chơn Như! Chúng ta hãy sống như lời Phật dạy: “THẤY LỖI MÌNH ĐỪNG THẤY LỖI NGƯỜI”, đó là một đức hạnh cao thượng tuyệt vời. Ngày ngày nên áp dụng đức hạnh này vào đời sống để lúc nào chúng ta cũng có một niềm hoan hỷ, an lạc và hạnh phúc vô cùng.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 297)Một hành động bố thí mà mang đầy đủ ba đức rất cụ thể rõ ràng như: 1- Đức ly tham. 2- Đức bố thí. 3- Đức hiếu sinh. Do lòng yêu thương (đức hiếu sinh), nên bà đem thực phẩm và nước uống cho những tù nhân (đức bố thí), do lòng không bỏn xẻn ích kỷ tiếc của nên bà đem cho (đức ly tham). Cho nên học đạo đức chúng ta phải lưu ý và xem xét cho thật kỹ. Khi áp dụng một đức hạnh vào đời sống bằng một hành động đạo đức nào là chúng ta đã thực hiện nhiều đức hạnh khác.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham - Tập 1 - Trang 85)Người nào có đầy đủ những đức như sau: ĐỨC MẠNH DẠN, ĐỨC TỰ TIN, ĐỨC TRẦM TĨNH, ĐỨC VỮNG VÀNG, thì làm những việc gì cũng dễ thành công, tu hành thì cũng dễ chứng đạo. Tu sinh tại tu viện Chơn Như thiếu bốn đức này nên phạm giới, phá giới, tu hành không chứng đạo. Đến bây giờ tu sinh vẫn còn lang thang trong lớp học giới luật đức hạnh, thế mà tu sinh lại không áp dụng đức hiếu sinh vào cuộc sống, mà cứ mãi chạy theo tâm tham, sân si, mạn nghi để hơn thua tranh chấp, thật là đau lòng
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 290)Cho nên chúng ta phải sáng suốt nhận định và mạnh dạn dẹp bỏ những cái sai, những cái sai là những cái làm đau khổ cho mình, đau khổ cho người và làm đau khổ cho tất cả chúng sinh; còn những cái không sai là những cái đem lại sự an vui và hạnh phúc cho mình, cho người và cho tất cả chúng sinh. Những cái đó chúng ta nên dựng lại và gọt dũa làm cho nó hoàn mỹ hơn, tốt đẹp hơn để áp dụng vào cuộc sống con người, khiến cho chúng ta ngày ngày sống trong sự bình an, yên vui và hạnh phúc. Cho nên mọi người hãy đoàn kết siết chặt vòng tay, cùng nhau xây dựng cho nhân loại một nền đạo đức nhân bản - nhân quả mà tổ tiên, ông cha chúng ta từ Đông sang Tây, từ Nam sang Bắc đã để lại cho chúng ta một gia tài đạo đức đồ sộ vĩ đại, nhưng nó còn đang dở dang. Vì thế chúng ta phải có trách nhiệm và bổn phận thanh lọc lại những gì đúng và những gì không đúng.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đạo Đức Gia Đình - Tập 1 - Trang 82)Như đức hiếu sinh thì phải áp dụng đúng hiếu sinh vào đời sống cho trọn vẹn tình thương yêu của chúng ta đối với mọi người, mọi vật. Nhưng phải khéo léo áp dụng đúng thời, đừng phi thời.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham - Tập 1 - Trang 364)Tuy những bài học đạo đức rất hay, nhưng chúng ta không biết áp dụng vào đời sống hằng ngày của mình thì những bài học đạo đức kia trở thành một bài học suông không có giá trị đối với bản thân của mình. Cho nên sự áp dụng đạo đức vào bản thân của mình là một điều rất cần thiết, chính vì biết áp dụng vào bản thân nên nó làm thay đổi chúng ta từ một con người phàm phu bình thường; nó sẽ giúp chúng ta trở thành những con người phi thường, những bậc thánh nhân.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 321)Kể từ giây phút đó, Steve hoàn toàn đổi khác. Cuộc sống của gia đình nó vẫn vậy, nhưng cuộc sống của nó đã thay đổi. Nó khám phá ra một điều rằng không những nó có thể học, mà hoàn toàn có thể học giỏi và nó còn biết cách áp dụng những điều đã học vào cuộc sống. Steve bắt đầu vươn lên, và nó cứ tiếp tục vững bước như vậy trong suốt mấy năm học sau.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 3 - Trang 346)Khi thấy xã hội đạo đức đang xuống cấp thì chúng ta hãy cố gắng học và áp dụng đạo đức vào đời sống hằng ngày. Nhất là đạo đức hiếu sinh và đạo đức ly tham. Hiếu sinh là thương yêu hết mọi người, dù người thiện cũng như người ác chúng ta đều thương như nhau, có áp dụng đạo đức được như vậy thì tâm chúng mới có sự bình an, yên ổn; có như vậy tâm chúng ta mới thanh thản, an lạc và vô sự; có như vậy mới thấy nền đạo đức nhân bản - nhân quả của Phật giáo tuyệt vời.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham - Tập 1 - Trang 370)Ở đời làm sao được mọi người quý mến đó là một điều khó, muốn được vậy chỉ có người nào sống đức hạnh, nhưng đức hạnh không phải tự dưng mà có. Đức hạnh phải được học tập, uốn nắn và rèn luyện hằng ngày, nhưng phải bền chí gan dạ áp dụng vào cuộc sống mới trở thành một thói quen tốt. Thói quen đó chính là đức hạnh, chứ không phải đức hạnh trên đầu môi chót lưỡi, mà đức hạnh bằng những hành động thân, miệng, ý không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh. Vì thế mỗi người phải tự sửa mình bằng mọi cách; phải tự khắc phục mình, ngưng và dừng những hành động ác.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đạo Đức Gia Đình - Tập 1 - Trang 291)Đối với đạo đức nhân bản - nhân quả, khi chúng ta áp dụng thực hiện vào đời sống hằng ngày thì phải thông suốt những hành động đạo đức đó, nó xuất phát từ trong tâm hồn yêu thương chân thật của chúng ta, nên mỗi hành động hay lời nói đạo đức không có sự bắt buộc hay giả dối bằng những hành động đạo đức đầu môi chót lưỡi.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 3 - Trang 96)Bởi thế, môn học nào cũng có sự lợi ích thiết thực, nếu môn học ấy biết áp dụng đúng mức thì đời sống của mọi người có nhiều thay đổi tiện nghi trong khoa học kỹ thuật công nghệ. Và nhất là đạo đức đã làm cho con người thiểu dục, tri túc (ít muốn, biết đủ), vì thế thân tâm rất an ổn, không ngó lên mà cũng không nhìn xuống với người nào cả, chỉ biết đem sức cần lao tạo thành cuộc sống bình đẳng với bao cuộc sống của mọi người. Người làm được như vậy là thực hiện đức hiếu sinh thương mình.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 3 - Trang 222)Nếu lời dạy này ai tin tưởng áp dụng đuổi bệnh, thì tất cả bệnh tật sẽ bị diệt trừ, không có bệnh gì không diệt được.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 3 - Trang 242)Hỡi các tu sinh! Chúng ta hôm nay có đủ duyên theo tu học lớp đạo đức ly tham của Ngũ Giới. Vậy chúng ta hãy đem hết sức ra tu học và áp dụng vào đời sống hằng ngày để tâm chúng ta không còn một chút nào tham, sân, si, mạn, nghi thì chúng ta mới bình an.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham - Tập 1 - Trang 65)Nếu hằng ngày, hằng giờ chúng ta luôn luôn áp dụng đức ly tham vào cuộc sống của chúng ta thì các ác pháp không làm động tâm chúng ta được nữa. Hôm nay chúng ta lại có thêm một đức hạnh nữa, đó là ĐỨC LY THAM. Trước kia chúng ta chỉ có một ĐỨC HIẾU SINH, vậy mà tâm tham, sân, si, mạn, nghi còn không đất ở. Hôm nay chúng ta lại có thêm một đức ly tham nữa thì tâm tham, sân, si, mạn, nghi sẽ bị triệt tiêu một cách dễ dàng. Vì tâm tham, sân, si, mạn, nghi đụng bất cứ chỗ nào trong chúng ta thì chúng đều gặp hai đức hạnh này sẽ bủa vây đánh rốt ráo. Do đó tâm tham không dám ló đầu ra chỗ nào nữa cả.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham - Tập 1 - Trang 43)Vì muốn đem lại sự giải thoát cho mọi người nên đạo Phật ra đời dạy chúng ta TỨ VÔ LƯỢNG TÂM. Tứ vô lượng tâm không gì khác hơn là LÒNG YÊU THƯƠNG và THA THỨ của chúng ta mà thôi. Lòng yêu thương và tha thứ phải biết áp dụng vào đời sống của chúng ta từng giây, từng phút thì chúng ta sẽ có sự giải thoát ngay liền, nhưng khi không biết áp dụng vào đời sống thì chẳng bao giờ có TỪ TÂM, BI TÂM, HỶ TÂM và XẢ TÂM. Nếu muốn đạt được bốn tâm này thì chỉ có áp dụng LÒNG YÊU THƯƠNG và THA THỨ vào cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
(Lòng Yêu Thương - Tập 2 - Trang 77)đạo đức vệ sinh môi trường sống là một bài học có ích lợi thiết thực cho đời sống của con người, cho nên mọi người cần phải học tập cho thông suốt. Thông suốt rồi cần phải biết cách áp dụng hằng ngày, để trở thành những người có đạo đức; để trở thành những con người biết thương mình, thương người; để trở thành những con người thật sự là con người, không còn mang bản chất của loài cầm thú sống dơ bẩn. Nếu ai đã sống và giữ gìn đạo đức vệ sinh môi trường sống, khiến cho môi trường trong sạch thì người ấy đã thoát ra khỏi bản chất của loài thú vật, không còn nửa người nửa thú. Phải không hỡi các bạn? Cuộc đời là phải rõ ràng người là người, thú là thú.
(Đạo đức Làm Người - Tập 1 - Trang 228)Tập sách này có ba đạo đức rất cần thiết cho xã hội hiện giờ. Nếu được phổ biến và áp dụng rộng rãi vào các tầng lớp dân chúng, thì chúng tôi tin rằng nhân dân Việt Nam sẽ có nhiều hạnh phúc mà chúng ta không thể ngờ được. Vì chúng tôi tin rằng con người chứ không phải gỗ đá. Một khi họ biết mình sai thì chắc ai cũng cố gắng sửa đổi. Phải không các bạn?
(Đạo đức Làm Người - Tập 1 - Trang 229)Toàn bộ kinh sách Nguyên Thủy tuy có dạy chúng ta những điều cao siêu huyền bí nhưng nó không phải là mục đích chính của Đạo Phật mà mục đích chính của Đạo Phật là dạy chúng ta áp dụng và thực hiện đời sống đạo đức trong các Thiện Pháp, tức là luôn luôn lúc nào cũng ngăn chận và diệt trừ các ác pháp, để thực hiện toàn diện đạo đức nhân quả làm người.
(Giới đức Làm Người - Tập 2 - Trang 61)Từ loài khỉ, vượn người ta tập luyện mãi, nó cũng thành thói quen không lúc lắc, không nhảy nhót cũng giống như con người. Đó là cách thức tập và rèn luyện loài khỉ vượn để làm xiếc cho mọi người xem. Hiện giờ chúng ta tu tập và rèn luyện những hành động đạo đức thân, miệng, ý của mình để làm người có đạo đức không làm khổ mình khổ người và nhờ sự luyện tập ấy sau này chúng ta mới mong trở thành những bậc Thánh Nhân thoát trần, áp dụng và thực hành theo đúng như trong những giới luật Phật đã dạy, thì chắc chắn mỗi người trong chúng ta sẽ tìm thấy một chân trời giải thoát. Sự tu tập rèn luyện thân, miệng, ý của chúng ta về đạo đức và đạo hạnh trong giới luật của Đức Phật, chúng ta cũng giống như nhà huấn luyện khỉ, vượn để làm trò xiếc. Họ đã thành công thì chúng ta cũng thành công, không có khó khăn gì. Vậy, nếu hằng ngày chúng ta chuyên cần “như lý tác ý” để hướng tâm, dẫn tâm ghi khắc mãi những hành động thân, miệng, ý toàn thiện thì chúng ta sẽ trở thành những con người có đạo đức đầy đủ, đạo đức ấy đã giúp chúng ta thoát khổ, mà người đời gọi chúng ta là những bậc Thánh Tăng.
(Giới đức Làm Người - Tập 1 - Trang 94)Lớp học này chỉ chuyên ròng học đạo đức hiếu sinh. Hơn ba tháng nay, nếu mọi người siêng năng học tập và áp dụng ngay vào cuộc sống hằng ngày thì kết quả sẽ vô cùng mỹ mãn, và khi mãn khóa lớp đạo đức hiếu sinh này thì chúng ta lại tiếp tục học lên lớp thứ hai: ĐỨC LY THAM TỪ BỎ LẤY CỦA KHÔNG CHO. Đó là chặng đường học đạo đức thứ hai của chúng ta. Nếu chặng đường thứ nhất chúng ta chưa hoàn chỉnh được đức hiếu sinh, tức là chưa áp dụng thực hành lòng yêu thương đối với sự sống hằng ngày trên hành tinh này, để tâm ly dục, ly ác pháp, thì chặng đường thứ hai chúng ta tu học chỉ còn là học lý thuyết suông, và như vậy thì rất uổng phí thời gian, không ích lợi nhiều. Mỗi chặng đường tu học là một sự thâm nhập vào giới luật đức hạnh để chuyển hóa nhân quả nghiệp báo.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 101)Bây giờ các tu sinh học giới luật đức hạnh, chỉ ở trên giới luật đức hạnh lý thuyết suông mà không chịu thực hành thì đừng trách thầy đóng cửa và giải thể các lớp học. Thầy sẽ vào Niết Bàn, chứ ở lại đây có làm ích lợi gì cho ai đâu! Các tu sinh nên nhớ: Giới luật của các tu sinh mất là các tu sinh sẽ mất thầy. Thầy sẽ từ giã các tu sinh đi vào cõi vĩnh hằng.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 306)Người học đạo đức hiếu sinh là phải biết áp dụng thực hành đạo đức vào đời sống hằng phút, hằng giây, hằng ngày, đâu dám biếng trễ, chứ không phải học suông như học trò học bài và làm bài xong là đi chơi.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 274)Đức hiếu sinh bằng hành động giúp đỡ, bằng lời nói an ủi, ôn tồn, nhã nhặn, nhẹ nhàng, từ tốn, êm dịu và xoa dịu những vết thương đau của tâm hồn và cơ thể của người khác. Có thực hành được như vậy thì đó mới gọi là thương người, thương mình. Chính nhờ đó mà chúng ta mới sống cho chính mình, mới hiểu mình, mới cứu mình ra khỏi mọi sự khổ đau của cuộc đời.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 226)Cho nên đức hiếu sinh rất vĩ đại về pháp thực hành, về sự rèn luyện nhân cách, vì nó rất rộng lớn vô cùng đối với các pháp.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 25)Trong các môn học, chỉ có môn học đạo đức hiếu sinh là môn học hàng đầu trong các môn học đạo đức, vì vậy chúng ta hãy cố gắng học tập và thực hành cho bằng được, vì nó là môn học có lợi ích nhất cho sự sống của loài người, cho người tu hành.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 31)Có một số trí thức đã viết và góp nhặt những câu chuyện đạo đức từ Đông sang Tây, biên soạn lại thành sách để phổ biến rộng rãi cho mọi người, với mục đích là ngăn chặn những hành động vô đạo đức, xây dựng con người tốt. Nhưng những sách này viết rất nhiều mà không đi sâu vào những sự thực hành rèn luyện nhân cách con người. Sách chỉ có nhắc nhở chung chung, nói lên những gương hạnh hy sinh cao cả cứu người, chứ không đi vào những chi tiết hướng dẫn cụ thể để mọi người có phương pháp áp dụng thực hành vào cuộc sống. Phần nhiều là lý thuyết dạy theo kiểu học từ chương như các sách dạy đạo đức xưa nay.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham - Tập 1 - Trang 202)Những loại kinh sách dạy làm những điều thiện như vậy, nhưng có mấy ai đã sống theo và làm đúng những lời dạy đạo đức này. Bởi sách này dạy lý thuyết, không có phương pháp thực hành như trên đã nói.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham - Tập 1 - Trang 203)Muốn được như vậy thì ngay từ bây giờ các tu sinh hãy áp dụng đức hiếu sinh vào cuộc sống, từ sự tiếp giao với mọi người; từ sự đi đứng, nằm, ngồi, ăn, ngủ, nói, nín, đều thể hiện đức hiếu sinh, không được lơi lỏng. Phải luôn luôn nhớ kỹ từng hành động thân, miệng, ý mà thực hiện đức hiếu sinh. Có áp dụng đức hiếu sinh được như vậy thì mới thấm nhuần, mới thành một thói quen; có như vậy đức hiếu sinh là mình và mình là đức hiếu sinh. Nếu không áp dụng vào đời sống hằng ngày thì học đạo đức chỉ là học đạo đức hiếu sinh lý thuyết suông mà thôi. Cho nên đức hiếu sinh là mình và mình là đức hiếu sinh thì phải thực hành từng phút, từng giây không được biếng trễ, không được bỏ lãng phí những phút giây nào cả
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 319)Những bài học trong giáo án đã từng làm tu sinh xúc động, chính những bài học đó đã gây một xúc động sâu sắc, đánh thức lòng thương yêu của chúng ta, khiến cho chúng ta khó quên, nhờ đó không thực hành đức hiếu sinh mà đã thực hành đức hiếu sinh; nhờ đó tự nó thấm nhuần vào tận tâm hồn của chúng ta và biến ra hành động hiếu sinh phản ứng một cách tự nhiên.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 320)Bài học trên đây là bài học được rút ra từ tập sách Tâm Hồn Cao Thượng của nhà văn EDMONDO DE AMICIS người Ý, do Hà Mai Anh dịch từ Pháp ngữ ra Việt ngữ, là bộ sách đạo đức được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Nhưng đạo đức này dạy như vậy chỉ là những mẩu chuyện đạo đức hay, đẹp, mà thiếu sự học tập đào tạo, rèn luyện thực tế vào bản thân của mỗi học viên; thiếu sự áp dụng thực hành vào đời sống hằng ngày. Vì thế sách ra đời đã quá lâu, nhưng đạo đức con người thì ngày càng xuống cấp.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 22)Cho nên lớp học đạo đức phải có lòng tin giữa giảng viên và học viên, vì thế giảng viên phải đem hết sức mình truyền đạt tư tưởng đạo đức cho học viên, và học viên phải thấy sự lợi ích của việc học và thực hành đạo đức, nên cũng phải cố gắng học tập và rèn luyện hằng ngày bằng những bài học đạo đức đã được học tập. Nếu học mà không thực hành, không sống với đạo đức thì cũng khó mà thấm nhuần
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 53)Chương trình học và tu tập này là một chương trình rèn luyện và thực hành nhân cách thân, khẩu, ý. Hằng ngày phải sống đúng đạo đức hiếu sinh mà đã được học tập ở trên, chứ không phải như học văn hóa, chỉ học hiểu và làm bài không lạc đề là có điểm. Cho nên việc rèn luyện đạo đức để trở thành người đạo đức đòi hỏi người học viên phải rèn luyện tu tập hằng ngày bằng ý hành, bằng thân hành và bằng khẩu hành liên tục không lúc nào ngơi nghỉ, chỉ trừ lúc ngủ mà thôi.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 21)nếu các tu sinh học đạo đức mà không áp dụng thực hành vào đời sống của mình thì không bao giờ có giải thoát, không giải thoát là do các tu sinh, chứ không phải do thầy dạy. Các tu sinh có thấy lỗi chưa? Từ đây đã có lớp học rèn luyện nhân cách đạo đức hiếu sinh, vậy các tu sinh hãy nỗ lực học tập và áp dụng những bài học đạo đức vào cuộc sống của mình. Học đến đâu áp dụng đến đó để huân tập thành một thói quen đạo đức, thì lúc bấy giờ các tu sinh là đức hiếu sinh và đức hiếu sinh là tu sinh. Chừng đó các tu sinh sẽ thấy sự giải thoát làm chủ sinh, già, bệnh, chết thật là tuyệt vời mà không có người nào ngờ được. Con đường tu tập này không có ai có thể tu tập cho mình được, chỉ có mình siêng năng hằng ngày tu tập và áp dụng sống với lòng thương yêu và tha thứ, thì con đường giải thoát ở tại nơi đó không còn xa nữa.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 75)Nhờ theo Phật giáo, hôm nay chúng ta may mắn được tham dự lớp học NGŨ GIỚI rèn luyện nhân cách đạo đức hiếu sinh để chuyển hóa nhân quả nghiệp lực, để làm chủ nghiệp lực nhân quả, để thoát ra cảnh nô lệ của nghiệp lực nhân quả, để thoát ra cảnh làm tay sai cho nhân quả nghiệp lực. Sau khi tham dự lớp học này, người thông minh hiểu biết liền áp dụng đức hiếu sinh vào đời sống hằng ngày để thoát ra qui luật nhân quả, để chuyển đổi những quả khổ đau thành cuộc sống hiện tại an vui và hạnh phúc.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 101)Dù chúng ta có học cho nhiều giới luật đức hạnh, mà không áp dụng thực hành vào đời sống, thì cái học giới luật đức hạnh đó chẳng có lợi ích gì cho chúng ta. Điều quan trọng ở đây là phải biết áp dụng thực hành vào thân tâm như trên đã nói: Giới luật đức hạnh là mạng sống của mình. Nếu giới luật còn là mạng sống còn, giới luật mất là mạng sống mất. Hiểu biết giới luật đức hạnh quan trọng như vậy, nên giới luật đức hạnh ở đâu là chúng ta ở đó; chúng ta ở đâu là giới luật đức hạnh ở đó. Giới luật đức hạnh làm thanh tịnh chúng ta; chúng ta phải biết áp dụng thực hành làm thanh tịnh giới luật đức hạnh. Giới luật đức hạnh là hình bóng của chúng ta; chúng ta ở đâu là hình bóng chúng ta ở đó.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 305)Sự quyết tâm, tự tin nơi mình rất quan trọng, làm được hay không làm được đều tùy thuộc vào chúng ta cả. Nếu chúng ta biết áp dụng đúng phương pháp là chứng đạo ngay liền. Những điều tu tập trên đây các tu sinh có hiểu không? Có biết lớp học đạo đức NGŨ GIỚI là lớp học đào tạo những người tu chứng quả VÔ LẬU không?
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 304)Để dạy các con, ông đọc sách rồi vận dụng những kiến thức mình đã học ngày trước và áp dụng: “Tôi mở sách toán lớp 10, 11, 12 và giải từng bài trong đó. Có bài tôi xoay được ba cách giải khác nhau. Tôi phải luôn đi trước các con tôi mười bước, nhưng biết rằng kiến thức mình rồi cũng có hạn, tới lúc nào đó chúng sẽ vượt qua, nên tôi dạy các con phương pháp học!”, ông kể. Phương pháp của ông Nam là không “nén” kiến thức vào đầu con, vì “như thế sẽ chỉ biến con mình thành… một tủ sách”. Do vậy, ông dạy con phải biết động não, sáng tạo, tìm tòi phát hiện và phản biện.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 3 - Trang 204)Các con nên nhớ kỹ, khi học đạo đức thì phải áp dụng đạo đức vào đời sống hàng ngày của mình, nhất là đạo đức nhân bản - nhân quả thì cuộc sống của các con mới thoát khổ. Các con nên nhớ lời Thầy dạy, đừng quên các con ạ!
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đạo Đức Gia Đình - Tập 1 - Trang 59)Nhân quả nghiệp báo như các con đã học, nó không tha cho một người nào cả khi các con làm điều ác. Vì biết rõ nhân quả nghiệp báo như vậy thì trong cuộc sống hằng ngày các con phải cẩn thận, mỗi việc làm, lời nói phải suy nghĩ chín chắn rồi mới làm và nói, chứ không được dục ăn, dục nói như trước kia nữa. Các con đã học đạo đức thì phải áp dụng đạo đức vào cuộc sống để không có nhân quả nghiệp báo nào tác động các con được. Các con nên nhớ kỹ lời dạy này.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đạo Đức Gia Đình - Tập 1 - Trang 199)Người nào áp dụng vào đời sống hằng ngày bằng năm đức hạnh này thì cuộc đời sẽ hạnh phúc biết bao, và sự sống trên hành tinh này như là Thiên Đàng, Cực Lạc.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham - Tập 1 - Trang 381)Hôm nay chúng ta được học và tu tập rèn luyện đạo đức hiếu sinh, thì hãy cố gắng tu tập rèn luyện hết sức mình. Vì đức hiếu sinh là mạng sống của chúng ta, mất đức hiếu sinh là chúng ta mất mạng, cho nên phải siêng năng chuyên cần tu tập, rèn luyện đừng biếng trễ. Sau khi mất thân rồi không biết có còn sinh làm người nữa được hay không? Nếu được sinh làm người mà biết có may mắn gặp được chánh pháp đạo đức này hay không? Ngàn năm một thuở! Chúng ta hãy nhìn lại đi: Hiện giờ có bao nhiêu người về Tu Viện tu học đạo đức? Còn biết bao nhiêu người, hàng vạn triệu triệu người không nghe, không biết đạo đức này, thì lấy chi tu tập để thoát ra sáu nẻo luân hồi; để chấm dứt sinh tử khổ đau?
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 343)Cho nên ai cũng có tình thương yêu, nhưng tình thương yêu ấy chưa sâu thẳm trong tận tâm hồn. Vì thế chúng ta học đức hiếu sinh, chứ chúng ta chưa có đức hiếu sinh. Hiểu được như vậy chúng ta cần phải rèn luyện và áp dụng vào đời sống hằng ngày nhiều hơn nữa. Khi áp dụng tình thương yêu vào đời sống thì chúng ta hãy xem xét lại thân, khẩu, ý mình cho kỹ càng, rồi lần lượt tâm ấy sẽ hiện rõ trong chúng ta. Và khi nó hiện rõ trong chúng ta thì không có một ác pháp nào hay một chướng ngại pháp nào đến với chúng ta được. Những ác pháp đến đều bị nó quét sạch ra ngoài, không bao giờ bỏ sót một ác pháp nào cả, dù pháp ấy rất vi tế. Do đó tâm chúng ta bất động hoàn toàn với sự thanh thản, an lạc và vô sự một cách tự nhiên.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 331)Ở đây là ĐỨC KIÊN NHẪN HIẾU SINH Ý HÀNH, nếu ai đứng trước một công việc dù có khó khăn bao nhiêu mà biết áp dụng đức hạnh này vào đời sống và việc làm thì thành công dễ dàng, không có khó khăn mệt nhọc. Người tu hành cũng vậy, phải cố công hàng phục tâm tham, sân, si, mạn, nghi. Muốn dẹp sạch tâm tham, sân, si, mạn, nghi, thì không phải việc chỉ làm trong một ngày mà phải nhiều ngày. Mà nhiều ngày thì phải có đức kiên nhẫn.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 271)Học đạo đức hiếu sinh là chỗ biết ứng dụng vào từng hành động sống hằng ngày, mỗi mỗi đều thị hiện đức hiếu sinh, tức là áp dụng lòng yêu thương vào cuộc sống này thì sẽ đem lại sự bình an vô cùng. Hỡi các tu sinh! Hãy nhớ những bài học đạo đức hiếu sinh này; hãy lấy nó làm sự sống cho mình; hãy xem nó là một vật quý giá nhất trên đời này; hãy xem nó là một vị thần hộ mạng; hãy xem nó là linh hồn của mình, mất nó là mình mất linh hồn; hãy xem nó là bậc cứu tinh của mình. Hỡi các tu sinh, hãy nhớ lấy những lời dạy này!
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 322)Thầy bảo đến lớp học đức hạnh giới luật và về thất sống độc cư, áp dụng đức hạnh vào thân tâm của mình để xả bỏ tâm tham, sân, si, mạn, nghi, nhưng ngược lại không đến lớp học đạo đức, hoặc đến lớp học nhưng về thất lại đi nói chuyện, không áp dụng đạo đức đã học ở lớp vào sự tu hành để xả tâm, thì như vậy là tu học sai.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 283)Mang danh là phật tử nhưng không hiểu nghĩa lý đạo đức nhân bản - nhân quả Năm Giới này là gì. Khi không hiểu, họ làm sao biết đạo đức đâu mà áp dụng vào đời sống. Vì thế, những người theo Phật giáo mà vẫn khổ đau như người bình thường. Đời sống không thoát khổ, tâm không hết tâm tham, sân, si, mạn, nghi… Phiền não, tai nạn, bệnh tật khổ đau… vẫn ngút ngàn.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đạo Đức Gia Đình - Tập 1 - Trang 16)Như quý tu sinh tại tu viện Chơn Như vừa đã học và áp dụng hai giới luật đầu tiên xong. Đó là Giới đức “Hiếu Sinh” và giới đức “Ly Tham”, một kết quả đạo đức đã trở thành những hành động sống hằng ngày, nó đem đến sự an vui thanh thản cho tâm hồn mọi người một cách tuyệt vời.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đạo Đức Gia Đình - Tập 1 - Trang 17)