sidebar
Thời gian:  19/02/2022  Người trích dẫn:  Ban Biên Tập
  • Sống một ngày là một ngày phải mang lại lợi ích.
1

Chúng ta quyết đem một đời chúng ta không phải vì mình mà vì mọi người, vì dân tộc của chúng ta, làm cho tốt. (19:34) Cho nên cứ bắt chước Thầy làm mãi, làm hoài, làm đến khi mà chúng ta bỏ thân xác này mà chúng ta thấy được mọi người được hạnh phúc là chúng ta mãn nguyện. Đó là cái kết quả của việc làm của chúng ta, sống vì đạo, tu hành cho chứng đạo. Chết, đến khi chết vì đem lại lợi ích cho mọi người mới chết, chứ không phải chết một cách vô vị.

(20080925 XÂY DỰNG TRUNG TÂM AN DƯỠNG NINH BÌNH - Thời gian 18:49)
  • Bắt chước Thầy làm những điều lợi ích cho mọi người chứ không phải vì cá nhân ích kỷ.
2

mình làm vì lợi ích chứ không phải vì cá nhân, vì danh, vì lợi gì hết. Làm vì đem lại lợi ích cho mọi người có nơi học tu, có nơi an dưỡng, để cho mọi người có phước báu của họ đầy đủ, họ trở về khu an dưỡng của mình. Cho nên vì vậy mình làm vì người, cho nên mình yên tâm không danh, không lợi. Gặp khó khăn chùn đứng lại thì chúng ta vượt lên. Gặp khó khăn thì chúng ta vượt qua, để mà chúng ta trải những cái khó khăn đó để làm sự thành công

(20080925 XÂY DỰNG TRUNG TÂM AN DƯỠNG NINH BÌNH - Thời gian 18:49)
  • Làm để mọi người có phước báu đầy đủ, phước báu chúng sanh tăng lên thì sẽ trợ giúp cho việc ra đời một vị A La Hán sớm hơn.
3

Tu để rồi nhập Niết Bàn không có nghĩa lý. Tu để chúng ta có đủ cái sức vượt gian khổ để làm lợi ích cho mọi người, để dựng lại cái Chánh Pháp của Phật mà ngày xưa cách đây 2552 năm, Chánh Pháp của Phật đã bị chìm mất đi rồi. Bây giờ mình moi, mình móc lên được, mình dựng lại cái nền đạo đức, dựng lại cái Chánh Pháp của Phật, làm cho người ta tu tập được chứng Đạo, đó là cái điều mong ước. Mà mấy con là những cái người có duyên với Thầy để cùng nhau đồng hợp lực mà làm.

(20080925 XÂY DỰNG TRUNG TÂM AN DƯỠNG NINH BÌNH - Thời gian 19:34)
  • Hợp sức với Thầy mà làm
4

Biết bao nhiêu người cũng cố gắng siết chặt vòng tay với Thầy để làm chỗ này, làm chỗ kia, nhưng chưa có đủ giấy phép.

(20080925 XÂY DỰNG TRUNG TÂM AN DƯỠNG NINH BÌNH - Thời gian 19:34)
5

Ở đây, Thầy luôn luôn ờ từng phút, từng giây nghe ngóng để coi mấy con làm được những gì, mà chưa làm được những gì. Mà nếu làm được những gì thì Thầy chúc mừng. Và Thầy tin rằng có một lúc nào đó Thầy sẽ về thăm và đồng thời để động viên mấy con và động viên Phật tử, và sách tấn những cô, bác Phật tử, anh chị em cùng nhau tìm cách để mà tu tập, để cứu mình ra khỏi sự đau khổ của sanh, già, bệnh, chết của mình. Không nên chần chờ.

(20080925 XÂY DỰNG TRUNG TÂM AN DƯỠNG NINH BÌNH - Thời gian 22:42)
6

khi mà thành hình được những cái lớp, học được trong một tháng, hai tháng, ba tháng, tiếng vang sẽ khắp nơi. Như mọi người, người ta dạy bằng thân giáo, thuyết giáo, thân giáo, khẩu giáo, người ta hoàn toàn đúng đắn, lời nói với hành động người ta đi đôi, người ta không sai. Thì lúc bây giờ mấy con sẽ thấy rằng, không nơi mà chúng ta để dung chứa mọi người đến Tu viện chúng ta.

(20080925 XÂY DỰNG TRUNG TÂM AN DƯỠNG NINH BÌNH - Thời gian 27:13)
7

Ai cũng đau khổ mà không biết đường thoát, mà bây giờ đã có một nơi để cho chúng ta thoát khổ thì ai lại không đến tu? Ai lại không đến an dưỡng? Đó là điều cần thiết cho mọi người. Cho nên mấy con yên tâm đừng có dao động, đừng có sợ hãi gì. Tôi làm vì mọi người, được là vì phước báu của mọi người, mà không được cũng là vì mọi người, chứ tôi không bỏ cuộc, tôi sẽ làm tất. Nếu quả chăng đặt thành vấn đề là hoàn toàn không được, là tại vì phước chúng sanh không đủ, chứ không phải tôi làm vì danh vì lợi mà tôi sợ.

(20080925 XÂY DỰNG TRUNG TÂM AN DƯỠNG NINH BÌNH - Thời gian 27:13)
8

Không phải là tôi mở ra một công ty để tui làm có lợi, có làm giàu cho riêng tôi đâu, tôi làm đây cho mọi người. Mà không được là do phước báu của mọi người, chứ không phải riêng tôi. Cho nên mình vẫn vững tâm, vẫn an nhiên không vì danh vì lợi, thì chắc chắn là sự thành công cũng sẽ gặp nhiều tốt đẹp. Mà không có một sự khó khăn, không một việc gì mà làm cho mấy con chùn bước.

(20080925 XÂY DỰNG TRUNG TÂM AN DƯỠNG NINH BÌNH - Thời gian 27:13)
9

Bây giờ giao cho các con viết những cái bộ sách đạo đức nhân bản, nhân quả thì không có người thay Thầy làm. Những cái điều đó là một điều khó, nó đòi hỏi phải có một bộ óc nhìn suốt cả nhân quả, thấu suốt được những điều để mà chép, để mà ghi chép lại trở thành một bộ sách đạo đức, thì bây giờ mấy con chưa đủ, mấy con chỉ có làm được trong khu vực này thôi. Cho nên chúng ta phân chia ra, ai làm việc gì phải làm việc nấy.

(20080925 XÂY DỰNG TRUNG TÂM AN DƯỠNG NINH BÌNH - Thời gian 29:20)
  • Thầy viết sách cần có một bộ óc nhìn hiểu rõ nhân quả và mọi việc.
10

Buông xuống, không có nghĩa trốn tránh, tiêu cực trong cuộc sống, như có một số nhà học giả hiểu Phật giáo như vậy, hiểu trong tinh thần tiêu cực, thụ động. Ngược lại, Phật giáo buông xuống, nhưng có nghĩa là tích cực, năng nổ làm việc để đem lại cho mình cho người có một cuộc sống ấm no đầy đủ, nhưng không vì vật chất mà chà đạp, xâu xé lên nhau để chiếm đoạt về phần mình nhiều hơn. Do đó, buông xuống có nghĩa là không dính mắc, chứ không có nghĩa tiêu cực không làm việc. Nhàm chán không có nghĩa là chán đời. Ở đây có nghĩa là thấu suốt được vạn pháp không có thực thể, nên tâm không còn tham đắm và dính mắc nó nữa.

(Đường Về Xứ Phật - Tập III - Trang 158)
  • Tích cực năng nổ làm việc đem lại lợi ích cho mình, cho người.
11

Người tu sĩ đạo Phật muốn báo hiếu cha mẹ thì phải tu hành, sống đúng giới hạnh, không hề vi phạm một lỗi nhỏ, sống thiểu dục tri túc, ăn ngủ độc cư đúng cách, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, tâm thường thanh thản, an lạc, ly dục ly ác pháp và nhập sâu Bốn Thánh Định thực hiện Tam Minh, làm chủ sự sống chết và luân hồi, thì mới báo hiếu trọn vẹn. Còn người tín đồ muốn báo hiếu thì phải giữ gìn năm giới nghiêm túc, thường khuyên cha mẹ giữ gìn làm điều thiện, đừng làm điều ác. Đó là sự báo hiếu chơn thật của Phật giáo

(Đường Về Xứ Phật - Tập VI - Trang 180)
  • Báo hiếu cha mẹ đúng cách là tu giải thoát hoàn toàn.
12

Thực hiện được những điều này qua đời sống gương hạnh cao quý, khiến cho cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp vì có nhân duyên nhân quả nên quy tựu gặp lại nhau để nhận lấy gương hạnh đạo đức giải thoát và giáo pháp của Phật hướng dẫn cho những người thân thương của mình từ vô lượng kiếp để thoát ra cảnh đời đầy đau khổ. Đó là báo hiếu cha mẹ, chớ không phải làm lễ trai Tăng cúng dường tứ sự để nhờ công đức của chư Tăng cứu độ cha mẹ là báo hiếu.

(Đường Về Xứ Phật - Tập VI - Trang 180)