Mục Lục

Đánh Dấu

00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(NaN:NaN:NaN)

BÀI THỨ I: PHẢI ĐẦY ĐỦ OAI NGHI CHÁNH HẠNH

image

Bài pháp thứ nhất là một bài pháp rất quan trọng, nên đức Phật mới đặt nó vào vị trí thứ nhất trong chín pháp tu tập trong một ngày đêm, để trở thành một thời khóa biểu.

Phật dạy: “Phải đầy đủ oai nghi chánh hạnh”. Vậy phải đầy đủ những oai nghi chánh hạnh như thế nào?

Muốn hiểu rõ lời dạy này, chúng ta phải hiểu rõ nghĩa những từ “ĐẦY ĐỦ, OAI NGHI, CHÁNH HẠNH”.

Từ ĐẦY ĐỦ có nghĩa là không thiếu, không bỏ sót một hành động nào, dù hành động đó có nhỏ nhặt đến đâu cũng không được bỏ qua. Thường (136) người ta hay bỏ qua những oai nghi nhỏ nhặt, vì thế mà ác pháp mới xen vào tấn công.

Ví dụ: Nếu một người không giữ gìn oai nghi đi, thiếu tỉnh thức, đi vội vàng nên vấp đá, đạp gai hay đạp chết chúng sinh như: kiến, trùng, sâu, bọ, v.v…​ Đấy là làm khổ mình và khổ chúng sinh. Người đi như vậy là làm mất oai nghi chánh hạnh.

Lái xe trên đường thiếu đức cẩn thận, tai nạn giao thông xảy ra làm khổ mình, khổ ngườ, đó là người không đầy đủ oai nghi chánh hạnh.

Biết thương yêu và tha thứ mỗi lỗi lầm của người khác, đó là người đầy đủ oai nghi chánh hạnh.

Biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng đối với mọi người, mọi loài chúng sinh, đó là người đầy đủ oai nghi chánh hạnh.

Đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nín im lặng trong chánh niệm tĩnh giác, đó là người đầy đủ oai nghi chánh hạnh.

Ăn uống trong chánh niệm tĩnh giác, đó là người đầy đủ oai nghi chánh hạnh.

Người biết giữ gìn tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự, là người đầy đủ oai nghi chánh hạnh.

Bởi vậy, những oai nghi chánh hạnh của người tu sĩ rất quan trọng, nó được xem như những oai (137) nghi chánh hạnh là mạng sống của người tu sĩ, nếu lỡ một oai nghi không chánh hạnh là tự người tu sĩ đã giết mạng sống của mình.

Oai nghi chánh hạnh là đại diện cho sự tu tập giải thoát của Phật giáo, nếu oai nghi chánh hạnh không có thì người tu sĩ không xứng đáng là người tu sĩ; oai nghi chánh hạnh của người tu sĩ không thì sự tu tập ly dục ly ác cũng không bao giờ có. Chính những oai nghi chánh hạnh đó là sự thể hiện tâm ly dục, ly ác pháp. Bởi vậy, người tu sĩ xem thường những oai nghi chánh hạnh chính là mình đã xem thường sự ly dục, ly ác pháp. Xem thường sự ly dục, ly ác pháp là không bao giờ tu chứng đạo.

Từ OAI NGHI trong Phật giáo có nghĩa là cách thức hành động nơi thân, khẩu và ý của mình:

  • Nơi thân có bốn: đi, đứng, nằm, ngồi.

  • Nơi khẩu có hai: nói, nín (làm thinh)

  • Nơi ý có một: tư duy, suy nghĩ.

Từ CHÁNH HẠNH có nghĩa là đúng đắn, không làm những điều ác, không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ tất cả chúng sinh.

Khi chúng ta đã hiểu nghĩa rồi, trước tiên trong việc tu hành để đi đến chứng đạo, chúng ta phải tập sống đầy đủ những oai nghi chánh hạnh, (138) không được bỏ sót một hành động nào cả. Vì mỗi hành động là mỗi oai nghi chánh hạnh, nó thể hiện sự ly dục ly ác pháp và diệt ngã xả tâm.

Muốn sống đúng những hành động oai nghi chánh hạnh này, thì phải căn cứ vào giới luật đức hạnh của Phật đã dạy trong giới luật.

Trong giới luật của người tại gia mới vào đạo Phật thì phải thọ Tam Quy, Ngũ Giới. Những người này còn ở tại gia nên gọi là phật tử. Họ luôn luôn sống và giữ gìn năm giới đức nhân bản, nhờ đó mà họ đã trở thành những người có đạo đức, nhất là biết sống không làm khổ mình, khổ người và không làm khổ tất cả chúng sinh. Trên đời này mọi người ai cũng biết sống như vậy thì thế gian này là Thiên đàng, Cực lạc.

Còn những người đã xuất gia thì họ có 10 giới Sa Di, 250 giới Tỳ Kheo Tăng, 348 giới Tỳ Kheo Ni. Nếu hằng ngày người tu sĩ luôn luôn sống với những oai nghi chánh hạnh trong những giới luật này, thì tâm họ vô lậu hoàn toàn, và như vậy những tu sĩ này đã được xem là chứng quả A La Hán. Bởi vậy, con đường tu hành của Phật giáo không khó, chỉ lấy giới luật làm phương pháp tu tập hàng đầu. Chính oai nghi chánh hạnh cũng không thể lìa giới luật mà có oai nghi chánh hạnh được. Bởi vậy, oai nghi chánh hạnh là phương pháp ly dục, ly ác pháp hàng đầu trong Phật giáo. (139) Các con hãy lưu ý, đừng xem thường những oai nghi chánh hạnh trong đời sống hằng ngày.

Nghe nói đến oai nghi chánh hạnh thì chúng ta phải nghĩ ngay đến những hành động thân, miệng, ý như trên đã nói:

  • Về THÂN có 5 oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi và cảm thọ.

  • Về MIỆNG có 2 oai nghi: nói và ăn.

  • Về Ý có 3 oai nghi: thiện, ác và hôn trầm, thùy miên, vô ký.

Trong mười oai nghi tế hạnh của thân, miệng, ý như vậy, làm sao luôn luôn sống trong chánh hạnh?

Muốn sống đầy đủ oai nghi chánh hạnh, chúng ta thường phải quan sát mỗi hành động thân, miệng, ý, của mình, luôn luôn phải giữ gìn lời nói phải ôn tồn, êm ái, từ tốn; hành động đi đứng phải khoan thai, nhẹ nhàng. Đó mới là những oai nghi chánh hạnh trong ý nghĩa tỉnh thức chánh niệm của đạo Phật. (140)

✿✿✿


Trích từ:Những Lời Tâm Huyết
Trích dẫn - Ghi chú - Copy