(38:21) Ở đây, về bức thư thứ nhất của một cụ ở Hà Nội, Thầy đặt pháp danh là Tâm Nhẫn có hỏi câu hỏi: “Tại sao Thầy viết thư cho con lại đề là “Kính gửi” và cuối thư là “Kính thư”?”
Như Thầy trả lời hôm qua là chung chung. Hôm nay, Thầy trả lời bức thư này để gửi lại cho cụ. “Kính gửi” và “Kính thư” là thể hiện lòng tôn kính của Thầy đối với các con, tức là đối với học trò, đối với tất cả mọi người chứ không riêng đối với đệ tử của mình. Vì mọi người sinh ra đều giống nhau, như nhau nên không được xem có kẻ cao người thấp, phải bình đẳng. Đó là Đạo Đức của Đạo Phật như vậy.
Ví dụ, cha mẹ sinh con, cha mẹ có đạo đức của cha mẹ; còn con cái có đạo đức của con cái.
Vì chúng ta chưa học Đạo Đức làm người nên chưa biết đạo đức trong gia đình, cha mẹ đối với con cái, con cái đối với cha mẹ. Ở đây, Thầy chỉ tóm lược trả lời chữ “kính thư” và “kính gửi”.
Cách đối xử nhau, cha mẹ xem con mình như một người bạn thân chứ không được xem nó là một đứa bé, còn con cái xem cha mẹ như người ân nhân. Các con thấy như vậy, mình phải tôn kính nhau chứ không thể nào thiếu sự tôn kính, xem nhau như vậy là có sự tôn kính.
(39:51) Cho nên khi đối xử với nhau đều phải có lòng tôn kính. Với thầy trò cũng vậy, phải có lòng tôn kính. Vì thế thầy trò cũng vậy: thầy đối với học trò cũng tôn kính và học trò đối với thầy cũng tôn kính. Đó là Đạo Đức bình đẳng của Phật Giáo, Đạo Đức Nhân bản - Nhân quả.
Sau này, các con sẽ học và đọc những bộ sách “Đạo Đức Làm Người” tức là Đạo Đức Nhân bản - Nhân quả thì các con sẽ thấy những khoản này Thầy dạy rất kỹ. Nên dùng chữ “kính gửi” và “kính thư” đều nói lên nét đẹp đạo đức có văn hóa, có phong cách; đập tan bản ngã, kiêu mạn mà từ xưa đến nay loài người còn mang nặng trong lòng.
Mấy con thấy rõ ràng Đạo Phật là đạo vô ngã. Thế mà cách xưng hô của mình coi người đệ tử của mình người thấp cho nên mình không dám “kính gởi”, không dám “kính thư” thì rõ ràng là mình còn mang bản ngã. Một người mà bản ngã không còn tức là người ta sẽ đối xử rất bình đẳng.
Đạo Phật là đạo bình đẳng. Dù ông Phật đã thành Phật rồi nhưng mà ông vẫn xem ổng là một người như mọi người khác. Cũng như Thầy, bây giờ Thầy xem Thầy cũng mang thân này, cũng già, cũng bệnh, cũng đau, cũng chết, cũng như mọi người, ai cũng vào quy luật đó đều giống nhau.
Rồi tâm tư từ cái hồi mình chưa có tu, tâm mình còn tham, sân, si cũng giống như mọi người; bây giờ mình tu rồi, hết tham, sân, si rồi thì cũng như mọi người chứ không khác. Vì mọi người cũng sẽ cố gắng tu, cũng sẽ không tham, sân, si nữa, cũng giống như mình. Không ai cao hơn bậc nào hết, chỉ có người đi trước và người đi sau, người đi trước dẫn người đi sau. Cho nên Đạo Phật là đạo bình đẳng nên khi đạo Phật xuất hiện ở đất nước Ấn Độ đã phá tan những giai cấp của Ấn Độ, dám nhận một người giai cấp cùng đinh vào đạo Phật làm một tu sĩ làm chướng ngại giai cấp Bà-La-Môn và giai cấp Sát Đế Lỵ tức là giai cấp vua chúa.
Người ta đến với Đức Phật, người ta phải đảnh lễ giới cùng đinh mà trong lúc giới cùng đinh đó, khi mà giai cấp vua chúa và Bà-la-môn đi thì giới cùng đinh không dám đi trên đường đó mà phải nằm sát dưới lề để cho cái giới đó đi. Các con thấy ở Ấn Độ, giai cấp đó quá khổ. Người phụ nữ bên Phi châu đều bịt mặt lại hết, không được để mặt ra, các con thấy họ áp đặt người phụ nữ không có quyền hạn gì trong xã hội. Thế mà Đức Phật dám nhận người phụ nữ vào trong giáo đoàn của mình trở thành giới tu sĩ của Đức Phật trong thời đó.
(43:04) Cho nên hiện giờ theo Thầy thiết nghĩ, Phật Giáo Nguyên Thủy, họ không chấp nhận cho nữ xuất gia thọ cụ túc là còn ảnh hưởng của Bà-la-môn rất lớn chứ chưa phải hết. Cho nên ở đây, đối với Thầy đã thực hiện được sự bình đẳng đối với đệ tử của mình, vì vậy bộ sách Đạo Đức do Thầy viết ra phải nói cái Đạo Đức bình đẳng này để thực hiện, để chúng ta thấy từ cha mẹ đối với con cái như thế nào cho đúng đạo đức, mà đạo Phật mới có đạo đức đó. Đó là Thầy trả lời cho Tâm Nhẫn, Thầy xin gửi bức thư này cho Chánh Hạnh, con sẽ mang bức này về cho bác.
(44:24) Còn đây là bức thư của một người xin Thầy quy y, chắc là không có mặt ở đây, có nói rằng: “Trong nhà hiện giờ thờ tượng Phật Di Đà nhưng bây giờ theo Phật Thích Ca thì tượng Phật Di Đà này làm sao? Hồi theo Đại thừa thì hàng tháng, ngày ba mươi, đem nước, muối, gạo, quả tươi ra cúng giữa sân, bây giờ con còn làm điều đó nữa hay không?”
Thầy nói để hướng dẫn cho vị cư sĩ này, Thầy đặt pháp danh là Hương Phước. Tượng Phật Di Đà nên đưa vào chùa Đại Thừa và thỉnh tượng Phật Thích Ca về thờ. Bởi vì trong cuộc đời khi quy y Phật, quy y Pháp, khi mình quy y Phật thì chọn lấy một vị Phật nào đúng một sự thật mới quy y. Chứ rất nhiều Phật, vì theo kinh sách Đại Thừa có bảy vị Phật của quá khứ và tương lai còn có thêm một vị Phật Di Lặc. Bây giờ mình không biết quy y với vị phật nào, cho nên chọn lấy một vị Phật thật sự là con người ở trên hành tinh này, có cha có mẹ.