00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(01:07:50)

(1:07:50) Phật tử 1: Dạ thưa Thầy là con muốn hỏi Thầy là Thầy giảng về “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, thì con muốn biết là cái, dạ thưa Thầy là tâm và ý thức thì có khác gì nhau không Thầy?

Trưởng lão: Cái tâm nó gồm sáu cái thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thân thức, nó sáu: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý mà. Sáu cái nó gom lại gọi là tâm, cho nên cái tâm nó gồm có sáu cái biết. Còn bây giờ cái ý thức thì nó có cái của nó thôi, nó bỏ cái lỗ tai, bỏ con mắt ra đi thì nó là ý thức. Bây giờ con đang tư duy suy nghĩ đó là ý thức. Nhưng mà con nhìn thấy cái cây kia thì con mắt nó cộng với cái ý thức con mới thấy cái cây kia. Chứ nếu mà nó không có nhìn ra thì cái ý thức con nó không có thấy đâu, nó không biết cái cây đó màu vàng, màu đỏ, màu đen gì đâu. Cho nên cái tâm là người ta gọi là sáu thức. Cho nên phân biệt cái tâm với cái ý, chứ không khéo mấy con cứ hiểu cái ý với cái tâm chắc một, không phải! Cái ý nó chỉ có một cái biết ở trong sáu cái biết của nó, mà sáu cái biết nó gồm lại mới gọi là tâm.

Phật tử 1: Theo như con hiểu thì là khi mà ý thức, như mắt mình nhìn bông hoa chẳng hạn, thì cái mắt nhìn bông hoa thì ý thức nó sẽ tiếp thu cái hình ảnh đấy, xong xử lý thưa Thầy. Thì dạ thưa Thầy có phải là, về bản chất liệu có phải là tâm bất động là cái ý thức bất động không ạ?

Trưởng lão: Không phải đâu con. Bởi vì con mắt của con nó có cái nhiệm vụ, nó nhận ra cái màu sắc của cái bông. Nó ghi vào cái tàng thức của con bằng cái con mắt đó, chứ không phải ý thức của con. Ý thức nó làm cái công việc khác, mà cái con mắt của nó làm việc khác, mà cái lỗ tai nó tiếp thu những âm thanh, nó làm công việc khác, con hiểu không? Nhưng mà nó có cái kho chứa của nó. Con muốn nhớ lại là cái ý thức của con nó phải lục ở trong cái kho này ra, nhưng mà cái tụi kia nó tiếp thu nó bỏ vô đây. Cho nên vì vậy mà một người tu người ta luôn luôn người ta rất sợ nó phóng, nó phóng ra, nó tiếp thu nó bỏ vô. Mà nó bỏ vô thì bắt đầu anh ý thức này ảnh lục ở trong này ra ảnh khởi niệm, con hiểu không? Đó, cho nên mình phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý là không cho nó tiếp thu vô, là độc cư đó mấy con.

Phật tử 1: Dạ thưa Thầy, vậy con hỏi thêm một chút nữa là, con đọc sách của Thầy ạ, thì Thầy có giảng về vấn đề linh hồn đấy ạ, thì con có duyên được quen với rất nhiều các nhà ngoại cảm, thì cũng là một cái cuộc gọi là tranh luận với nhau. Thì con cũng xin phép được hỏi Thầy luôn là như Thầy nói trong sách là khi mà con người chết đi thân ngũ uẩn tan rã ra thì không còn cái gì nữa. Thì có nghĩa là cái ý thức hay là cái tâm thức là nó sẽ không còn cái gì nữa.

Trưởng lão: Không hết luôn.

Phật tử 1: Tất cả chỉ còn lại là từ trường thiện ác mà theo cái tương ứng thì nó sẽ luân hồi tái sinh và nó đi theo. Đấy bản chất nó là nghiệp lực là đúng không ạ? Và hoàn toàn là không có, nó có giống như là mình bị cái băng ghi hình lại thôi và nó không còn ý thức, nó không còn tri kiến hoặc nó không còn hiểu biết gì nữa đúng không ạ?

Trưởng lão: Không còn nghĩ.

Phật tử 1: Thế thì con băn khoăn là khi con đọc về phần Thầy giải thích về Tam Minh. Thì thật ra thì cái vấn đề này con nghĩ là con hỏi cũng hơi sớm quá nhưng mà con nghĩ là khi mà mình muốn biết được cái đích đến để mình quyết tâm như Thầy đã sách tấn. Thì con muốn hỏi Thầy là với một người tu chứng như Thầy thì theo như con biết là lúc đấy là ý thức và tâm thức không hoạt động là thức thức hoạt động đúng không Thầy? Nếu thế thì khi mà Thầy nhập Niết Bàn thì ngũ uẩn cũng tan ra thì lúc đấy thì có nghĩa là Thầy cũng là một từ trường đúng không? Từ trường nhưng mà là một từ trường toàn thiện nên nó sẽ không còn cái môi trường tương ứng với môi trường của loài người hay như thế nào nữa để tái sinh. Dạ thế nhưng con rất thắc mắc là nếu thế thì lúc đấy thì cái thức thức của Thầy còn nghe, còn biết, còn hiểu nữa không? Hay là nó chỉ là một từ trường nó vô tri, vô giác.

(1:11:59) Trưởng lão: Ở đây, bây giờ Thầy sẽ nói chung cho mấy con nghe đi qua câu hỏi của con để biết. Trong thân của chúng ta đức Phật đã có cho chúng ta biết nó có ba cái thức. Cái ý thức của con là nó nằm ở trong một cái nhóm gọi là sáu cái thức mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý đó, nó thuộc về thân của con. Thấy không? Rồi kế đó nó có cái tưởng thức nữa, gọi là tưởng uẩn đó. Tưởng thức cái biết bằng tưởng, thấy không? Còn một cái thức uẩn nữa, cái cuối cùng đó, cái mà dành riêng để cho những người mà người ta tu chứng đó đó, cái thức đó gọi là tuệ Tam Minh. Bây giờ một cái người mà tu chứng rồi đó, họ sẽ bỏ cái thân này, họ sẽ ở đâu? Thì họ, bây giờ mấy con thấy nè, Thầy nói cái “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Tại vì thân tâm chúng ta nó có cái biết. Chúng ta thấy nó không có khởi niệm này, niệm kia, nó bất động. Vậy thì mình nhìn trong không gian mình cũng sẽ thấy sự bất động tương đồng với nó.

Có phải trong không gian con thấy nó có sự bất động. Bây giờ cây không có lung lay, gió không có thổi cây, mây không có bay tất cả đều bất động. Thì cái sự bất động đó, nó sẽ tương đồng với cái sự nhận qua cái tâm Thầy không lăng xăng, không gì hết. Tức là Thầy nhận cái vũ trụ bất động, chứ đâu phải Thầy nhận Thầy bất động. Cho nên, Thầy chết rồi nó đâu có mất. Cái vũ trụ đó làm sao ai mà làm cho nó hoại diệt, con hiểu chỗ Thầy muốn nói chưa?

Ở đây nhờ cái thân và ba cái thức của Thầy, nó nhận xét cái thân của nó, nó không niệm này, niệm kia, niệm nọ, có phải không? Cho nên nó mới biết bất động. Nó cho rằng cái thân tâm nó bất động, chứ sự thật ra cái vũ trụ bất động, chứ không phải là thân tâm nó bất động đâu. Nhưng mà vì nó phải đi vào cái chỗ ý thức của nó để nó biết cách, để cho cái thân tâm của nó đừng có khởi niệm, để nó hoà hợp với cái sự bất động của vũ trụ. Đó bắt đầu bây giờ đó, tâm của Thầy nó kéo dài bảy ngày đêm ở chỗ bất động, nó sẽ hòa hợp được vũ trụ này. Cho nên nó có cái lực của nó, bốn cái lực như thần mấy con, Tứ Thần Túc mà, phải không? Chứ không ai mà tu luyện cái đó được hết. Chỉ có cái tâm bất động thôi.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy