00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(38:01)

(38:01) Sư Phước Nhẫn: Hôm nay Thầy dạy con cái bài kế, cái bài Định Niệm Hơi Thở để nhập Thiền Định

Trưởng lão: Bây giờ Định Niệm Hơi Thở xong rồi, thì bắt đầu bây giờ nó được cái hơi thở mình đã nhận ra được cái hơi thở bình thường của mình rồi, nghĩa là trong môi trường nào mình cũng thấy thân tâm mình an ổn trong cái hơi thở đó. Mặc dù hơi thở đó bây giờ chậm nhẹ dài ra, mình vẫn nhận ra được nó. Thì bắt đầu bây giờ luôn luôn mình nương vào hơi thở, nương vào hành vi của mình, thì pháp hướng tâm: “Tâm ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền”.

Một câu này thôi, chỉ cho nhập được Sơ Thiền tức là ly dục ly ác pháp, cứ nhắc nó nhiều, mình khỏi cần nhắc “tâm như đất” gì nữa, mà chỉ cần một câu. Lấy câu mà Phật nói: “Ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền”. Cứ ra lệnh cho nó nhập Sơ Thiền, nó sẽ ly dục ly ác pháp.

Đi, thỉnh thoảng cứ nhắc, đừng niệm nó, niệm tức là mình cứ câu này rồi mình niệm tới câu khác, thì như vậy là niệm. Nhưng mình nhắc ám thị nó rồi, mình đi một đoạn mình nhắc, cũng như mình ngồi mình thở, phải không, thì mình nhắc, rồi mình thở năm, mười hơi thở, một khoảng thời gian yên lặng, để cho tâm được yên lặng. Bởi vì mình nhắc là động rồi, cho nó yên lặng. Sau bây giờ yên lặng mình nhắc lại lần nữa.

Rồi cái mình để cho nó yên lặng, sau một phút nữa mình nhắc lại. Mình dùng pháp hướng đừng có để cho nó bị lặng vô trong đó, nó sanh ra những cái trạng thái hỷ lạc, không hay, đừng có để. Khi nó yên tốt được, mình thấy nó yên ổn, thân tâm an ổn rồi, thì bắt đầu nhắc nó nữa. Hễ mình nhắc nó, thì mình phải ngồi lắng lại để một chút cho nó yên ổn trở lại rồi mình nhắc nó.

Cũng như là nước nó yên rồi, thì đừng có để cho nó quá lặng yên, mà mình phải động nó một cái, rồi để cho nó yên trở lại. Động nó một cái. Động tức là mình huấn luyện nó đó, huấn luyện cái tâm đó. Cái tâm nó yên lặng là mình dạy nó nghe lời lắm, còn cái tâm nó đương động vầy, mình dạy nó không nghe đâu.

Quý sư hiểu chỗ này Thầy nói không? Bây giờ mình phải để cho nó lặng một chút xíu, nó lặng coi cái mặt nước nó vừa lặng, đừng để nó lặng an như thế này, nó kéo dài, thì không được. Mà nó vừa yên lặng thì lại nhắc nó một cái, thì bắt đầu nó thêm một chút xíu trong cái lực của, ở trong tâm, nó nhận ra, nó vô trong đó rồi. Rồi mình để cho nó lặng cái mình nhắc. Cứ lặng mình nhắc.

Rồi bắt đầu cứ như vậy có nghĩa là như thế này, nghĩa là cái tâm của mình khi nó lặng thì cái phần mà tế bào mà hoạt động về cái ý thức của mình đó, nó ngưng. Thì mình động, tức là mình hướng tâm để mà đánh thức cái nhóm tế bào kia nó đừng, nó làm việc, nó hoạt động trở lại. Hễ cái nhóm này nó yên lặng tĩnh, thì cái nhóm kia nó đánh, kêu là mình bắt buộc cái nhóm này cho nó yên rồi đánh thức cái tụi kia dậy.

(40:31) Cứ như vậy mình đánh hoài, đánh cho tụi này dậy. Mà hễ đánh tụi này dậy được rồi thì cái này nó nằm yên thì mình sẽ vô cái định này. Cái hiểu cách đó. Nó thực tế và cụ thể lắm, bởi vì mình sử dụng cái pháp hướng để cho mình đánh thức tụi kia dậy, mà mình giữ được cái tâm này, là mình đã nắm được cái hơi thở bình thường. Mình giữ cái tâm này yên lặng để cho cái tụi mà nó hoạt động lăng xăng trong đầu của mình đó, nó ngưng, nó không có hoạt động. Bởi nó không hoạt động thì mới đánh thức. Còn tụi này nó đương hoạt động mình đánh thức tụi kia không có được đâu.

Cũng như cái văn phòng này, nó có hai người làm việc, mà cái thằng này nó vô nó làm việc …​.

Sư Phước Nhẫn: Phần mà hướng tâm, xin Thầy giảng rõ lại để làm sao cho có kết quả mau.

Trưởng lão: Cái hướng tâm mà có kết quả đó, thì khi cái tâm nó vừa yên lặng, khi mình ngồi mình nghe thân tâm của mình nó yên lặng nó an ổn đó, khi mình bây giờ mình hít thở mình biết hơi thở ra vô, mà cái thân tâm nó an ổn chứ còn nó có vọng tưởng, hay là nó còn hôn trầm, hay là nó còn lừ đừ buồn ngủ gì đó, thì hướng tâm không có kết quả đâu. Phải cho tỉnh táo, cho tỉnh giác đó, thì nó hướng tâm nó mới có hiệu quả. Như Lý Tác Ý mà, phải không?

Thì cứ nhớ khi nào mình cứ hít thở mình nghe nó yên ổn, cái tâm nó lặng lẽ, lúc nó thanh tịnh đó, thì hướng tâm mới hiệu quả ở chỗ cái thanh tịnh. Cái lực nó có ở ngay chỗ đó. Còn bây giờ mình cũng hướng mà mình chưa có quan sát được thân tâm mình yên lặng, mình cứ độ chừng năm, mười hơi thở thì mình hướng, hướng thì nó không có hiệu quả. Lưu ý cái phần này.

Bởi vì phải yên ổn được thì bắt đầu mới bảo nó, trong khi mặc dù bây giờ nó chưa có phải là cái tâm mình hết phóng dật, bởi vì nó hết phóng dật tức mình ly dục ly ác pháp thì tự nó quay vô với hơi thở, tức là nó định trên thân. Cho nên đức Phật nói: “Tâm định trên thân” tức là nó định trên cái hơi thở. Thân Hành Niệm, Thân Hành Niệm nội, trên hơi thở đó, nó định vô đó.

Còn nếu mà nó chưa định nó còn phóng, thì bây giờ mình ép buộc nó thì nó chỉ có thời gian nào đó nó chịu đựng đó thôi, chớ hễ xả ra thì nó bung …​. Mà nếu mà nó chịu quay vô không phóng dật thì tức là nó định trên cái thân, ngay hơi thở. Lưu ý mà nếu mà hướng tâm, bảo nó: “tâm ly dục ly ác pháp đi” nhưng nó chưa đâu, nó chưa có quay vô đâu. Nhưng mà mình cứ mình bảo hoài, bảo riết nó đi.

(43:05) Mà khi mà cái tâm mình giữ yên lặng, tức là tỉnh thức đó, phải tỉnh thức, đừng có tĩnh lặng, mà tỉnh thức. Tỉnh thức thì được, mà tỉnh lặng thì không được. Tĩnh lặng nó làm cho mình có cái trạng thái hỷ lạc, nó lặng, thì không được, không tốt, nó đi chỗ khác rồi. Thì lúc bấy giờ đó hễ mình tác ý, mình hướng tác ý thì nó mất đi cái sự tĩnh lặng đó đi, nó làm cho mình thấy nó bực. Phải không?

Cho nên lưu ý cái phần này để cái pháp hướng nó hiệu quả. Bởi vì vốn mình luyện cái pháp hướng để cho có cái lực, cái lực điều khiển chớ không phải. Sau này mình vào Thiền nó dễ. Đó mình lưu ý.

Bây giờ thí dụ như mình ngồi, mình ngồi mình không hít thở, mình cứ để tự nhiên cái tâm của mình, mà mình nghe thân tâm nó an ổn, thì hướng tâm tốt.

Chứ đừng nói chi là mình nương cái hơi thở. Còn mình nương cái hơi thở là tại vì nó nương cái hơi thở là nó giúp cho mình sự tĩnh lặng nó dễ hơn. Mình biết thân tâm mình rõ ràng là yên lặng, tốt. Đó là […​]. Kỹ chỗ đó chứ còn không khéo mình hướng cũng như mình niệm, thì nó động trong đầu.

Sư Phước Nhẫn: Bởi vì thưa Thầy con thấy nó không có hiệu quả nhiều, bởi vì con mới hỏi kỹ lại cái đó, cái này cũng như mình tụng kinh vậy, nó không có kết quả.

Trưởng lão: Bởi vậy phải để đợi cho cái tâm, mà bây giờ mình ngồi, mình ngồi chơi hoặc mình ngồi tu hoặc mình đi kinh hành, mình đi mình cũng lắng mình nghe thân tâm nó theo cái nhịp bước đi mà nó chịu quay vô.

Mà hễ nó còn phóng tâm nó còn phóng dật, còn nghĩ ngợi, nó còn này kia, thì nó, mà đi mà nó còn có chú tâm bên đây, tâm bên kia, nó cũng còn lăng xăng, mình ráng cố gắng mình ức chế cho nó theo cái bước đi của mình đó, cố kìm nó thì nó còn động rồi.

Chừng nào mình nghe nó yên lặng, không có dụng công nhiều, thì mình dùng câu pháp hướng. Đó là chỗ khéo léo lắm đó chứ không phải không.

HẾT BĂNG


Trích dẫn - Ghi chú - Copy