00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(01:34:20)

(1:34:20)"Thầy Chân Quang nói: "Thời đức Phật, Phật không cấm ăn mặn, ai ăn gì ăn nấy", nghĩa đi xin ai cho gì mình ăn nấy mà, có nghĩa là như vậy. Cho nên thật sự ra đức Phật đâu có cấm, đạo Phật là đạo tự giác, tự nguyện. Cho nên vì vậy mà trong cái giới cấm là các Tổ đặt ra giới cấm, chứ đức Phật không có giới cấm mà có giới đức. Mình có đọc ở trong những cái kinh Phật dạy đó, toàn là nói về cái đức giới, chứ không có nói về cái giới cấm. Các Tổ dựa vào kinh soạn ra cái bộ giới cho nên có giới cấm. Cho nên nếu mình cấm là như thế nào? Nghĩa là bắt buộc người ta, có phải không mấy con? Còn đạo Phật là tự giác, tự nguyện. Bây giờ anh đến với tôi là anh tự giác, anh sẽ sống giới luật, sống đức hạnh như vậy.

(1:35:11) À bây giờ Đức Hiếu Sinh, anh phải khởi sự thương yêu. Anh không nên ăn thịt chúng sanh là vì anh thương yêu anh không ăn thịt, chứ không phải tôi cấm anh không ăn thịt. Anh ăn thịt thì mặc anh ăn, làm gì tội anh ráng chịu, chứ tôi đâu có chịu thay thế cho anh được đâu? Cho nên vì vậy thì đức Phật không cấm. Nhưng mà đức Phật dạy chúng ta đức hạnh để chúng ta sống đúng giới luật, đức hạnh của đạo Phật, chứ không phải cấm. Cấm thì không đúng đạo Phật. Đạo Phật không có cấm ai hết.

Khi mà có người ngoại đạo đến xin, đức Phật hỏi "Bây giờ ông có thể nào ông sống đúng theo những cái giới luật của một người tu như thế này được không? Nếu được thì tôi sẽ chấp nhận ông cho vào tu. Nhưng mà khi vào tu, tôi cho ông ba tháng hay là bốn tháng ở đây. Tôi thấy được, hoàn toàn chúng Tăng thấy nhận được thì cho ông ở đây nhập vào cái Tăng đoàn ở đây mà tu, trở thành một vị sa môn ở đây mà tu tập". Đó là đức Phật để mà tự giác người ta đến, người ta sống được thì người ta tu. Cũng như Thầy bây giờ, Thầy cho một cái thất, bây giờ anh quyết tu phải không? Tôi sẽ cho anh đến đây. Bây giờ anh phải giữ gìn ăn ngày một bữa. Sáng ra anh ra anh đón ngoài đường mà anh gửi mua mì gói là không được rồi, tôi không chấp nhận. Đó vậy đó, chứ đâu có ăn phi thời được. Do đó thì anh ngủ, mà tôi dạy anh cách thức để anh phá hôn trầm. Anh lười biếng, anh buồn ngủ, anh tìm cái hốc nào đó anh ngồi anh trốn tôi để mà anh ngủ. Nhưng mà làm sao tôi cũng phát giác được à. Do đó anh ngủ phi thời là tôi không chấp nhận anh theo tôi tu tập.

Bởi vì giới luật của tôi có đàng hoàng mà, nội quy tôi hẳn hòi mà. Do đó tôi dặn anh phải ở một mình, sống một mình trong một tuần lễ. Hay hoặc là trong một tháng hay ba tháng, mà anh sống một mình, anh không nói chuyện ai. Cái này chiều chiều cái anh buồn quá anh ra băng kia ngồi, ba bốn người bên kia cũng ra băng ngồi nói chuyện. Thôi! Cái kiểu này thôi, tôi đầu hàng, tôi không nhận anh vô tu đâu. Bởi vì giới luật anh không chấp nhận mà, mà giờ tôi bắt ép anh tu vậy anh khổ. Anh sống, anh thích thú, anh thấy cái điều mà tôi hướng dẫn, những cái nội quy, cái giới luật này là đem lại sự lợi ích cho anh thì anh quyết tâm anh tu. Anh không có ra băng kia, anh ngồi anh nói chuyện.

Thì như vậy ở đây, Thầy chỉ - trong nội quy của Thầy - chỉ có ba cái đức ăn và ngủ không phi thời và độc cư trọn vẹn thì người đó sẽ được chấp nhận, Thầy chấp nhận cho ở tu. Mà không thì, thấy mình không được thôi cứ đi về, chứ không có bắt ép. Không có bắt ép người nào hết, cái tu tập là cái quyền của người ta. Cho nên mấy con thấy như Nhà nước cũng vậy, không có ép người ta theo tôn giáo mình được, không có dụ người ta được. Cái quyền tự do tín ngưỡng, người ta theo tôn giáo nào, pháp luật Nhà nước người ta còn như vậy. Còn huống hồ là mình người hướng dẫn đạo cho người ta tu thì không nên bắt ép. Tự giác người ta, tự nguyện người ta người ta đến người ta tu. Thì mình chỉ nêu ra những cái điều kiện cần thiết cho một người tu phải giữ gìn được như vậy. Thì khi mà giữ được như vậy thì mình chấp nhận cho họ tu. Còn nếu không thôi, về, có vậy thôi. Chứ mấy người mà ở đây chừng tuần lễ, tôi thấy không được thôi mấy người về. Chứ bắt tôi nuôi cơm mà cả tháng nữa thì chắc tôi mệt quá.

Tu không được mà lại mình nuôi cơm nữa, mình phải cực chứ sao. Thà là mình nói thẳng, nói thật cho cái người đó cho họ nghe: "Tôi thấy anh hoặc chị về đây tu kiểu này không có được. Thôi bây giờ về gia đình mình sống đạo đức nhân bản, nhân quả. Mình sống, mình biết tuỳ thuận, nhẫn nhục, bằng lòng mọi người đừng có tranh cãi hơn thua thì như vậy cũng là tu rồi. Còn tu ở đây là phải giữ gìn những cái giới luật như vậy để chúng ta còn đi sâu hơn. Chứ nếu mà chúng ta nói chuyện như vậy, biết chúng ta tu chừng nào cho rồi?". Đó là mình khuyên người ta.

Cho nên cái về ăn mặn thì sự thật ra, thì hầu hết ở bên khất sĩ thì người ta đi xin, thì người nào cho cái gì ăn nấy. Nhưng thử hỏi trong thời đức Phật đi xin, mấy con nhớ rằng cái thời đức Phật là thời Bà La Môn. Mà Bà La Môn nó có giới cấm mấy con, nó cấm không có ăn thịt. Cho nên khi thấy những người đi khất thực là bao giờ cái dân chúng mà người ta theo đạo Bà La Môn, người ta tin tưởng tôn giáo, người ta không bao giờ mà cúng cho một vị sư mà thịt cá đâu. Còn bây giờ không đâu, có nhiều người đó, họ cúng cho các sư đi khất thực, họ cũng có thể bỏ thịt cá đó mấy con. Nhưng mà cái đó là tại vì chúng ta không có hướng dẫn họ. Mà hướng dẫn theo như Thầy Chân Quang mà nói cái kiểu này thì chắc chắn là họ bỏ thịt cá cho mấy con về ăn rồi. Đức Phật không có cấm. Thôi giờ mình có gì mình bỏ vô trong đó cho người ta ăn thì như vậy là Thầy Chân Quang đã gợi ý cho Phật tử bỏ thịt cá, chứ còn riêng Thầy thì không được.

Một người tu sĩ rồi, mà người ta đã xuất gia người ta tu rồi, thì người ta phải giữ cái đức lòng thương yêu người ta, người ta đâu nỡ, người ta gắp miếng thịt cá. Thật sự bây giờ Phật tử mà nếu mà đi khất thực, mà Phật tử bỏ một cái món ăn bằng thịt chúng sanh, con cá hoặc là miếng thịt thì chắc chắn người tu sĩ đó người ta về, người ta không ăn cái đó đâu. Người ta sẽ bỏ cái đó, người ta sẽ ăn cơm với muối hay hoặc là gì thôi, chứ người ta không ăn những cái điều đó.

(1:40:11) Hỏi: Tại sao mình ăn quá no ngồi thiền không nhiếp tâm được? Nhiếp tâm trong Thiền Định đạo Phật, con nên hiểu như thế nào?

Trưởng lão: Con hiểu Thiền Định của đạo Phật như thế nào mà con hỏi cái kiểu này? Bởi vì đạo Phật mà tu Thiền Định như trong khi bài kinh đức Phật gọi là Định Tư Cụ, dụng cụ tu Thiền Định đó là Tứ Chánh Cần. Đó có phương pháp đàng hoàng, chứ đâu phải ngồi thiền rồi bây giờ ăn bụng no vậy bắt đầu ngồi nhiếp tâm, nhiếp sao cho nổi? Các con hiểu không?

Phật tử 3: Thầy Chân Quang nói ăn, ngồi thiền vẫn nhiếp tâm được. Mà Thầy nói là nhiếp tâm không được, cho nên Thầy Chân Quang phủ nhận.

Trưởng lão: Đâu có, đâu có chuyện. Bây giờ nhiếp tâm là như thế nào? Bây giờ mình ăn là mình ăn no rồi mình nghỉ. Không có điên gì ai mà ngồi ăn no rồi mà đi tu hết, ngồi tu. Không có lý do đó, không bao giờ mà ăn no mà ngồi tu. Ăn rồi bắt đầu đi nghỉ, bây giờ người ta có giờ giấc, con thấy rất rõ ràng nè. Bộ cái người này, bộ họ tu, họ không có thời khoá sao? Giờ ăn rồi, vừa ăn xong rồi còn no, cái bụng óc ách vậy, bắt đầu lên ngồi thiền à? Thì cái này không có được.

Mà bây giờ, Thầy mới chia ra buổi sáng bảy giờ cho đến mười giờ phải không? Mười giờ đi khất thực, mười một giờ ăn phải không? Và còn khoảng thời gian từ, mười giờ ăn, mười một giờ, mười hai giờ rồi một giờ, hai giờ, khoảng thời gian đó đâu phải giờ tu. Giờ nghỉ, có phải không? Thì khi mà nghỉ 2 giờ mới tu thì nó đói rồi, nó đâu còn óc ách nữa đâu. Có phải không? Không lẽ mà cái ông Thầy này ông dạy, không có thời khoá sao? Ăn rồi cái vô ngồi tu à? Ông này ông khùng, ông điên hay sao? Người ta tu tập, người ta phải có thời khoá, chứ không lẽ là tu vô thời? Nếu mà không có thời gian tu là cái người đó họ không còn ăn, họ hết thời gian rồi. Họ hết thời khoá rồi là họ lúc nào họ cũng giữ được cái tâm bất động, cho nên bảy ngày đêm người ta không ăn uống con. Con hiểu không? Chứ bây giờ ăn cái bụng no lên ngồi thiền là cái người này tu không thời khoá. Con hiểu chỗ Thầy muốn nói không? Như vậy là cái ông này dạy không có thời khoá nè, muốn tu hồi nào thì tu, tu bị trật, không đúng, phải có thời khoá mấy con. Nói cái gì nó phải đúng cái lý chứ, đâu có được. Bởi vì ai tu cũng phải có thời khoá hết à, chứ tu mà không có thời khoá sao được? Giờ ăn, giờ nghỉ nó đâu nó ra đó chứ.

Người ta nói ăn ngủ không phi thời, nghĩa là có giờ ăn, giờ ngủ đàng hoàng. Còn này đó, mình không có thời khoá là phi thời sao? Đâu có được. Muốn ngủ hồi nào ngủ, muốn ăn hồi nào ăn sao được. Đâu có được cái chuyện đó đâu. Đó, thành ra cái người mà tu sĩ, giờ giấc người ta rất nghiêm chỉnh, người ta giữ gìn, tức là làm chủ được giờ giấc. Mà đầu tiên làm chủ cái ăn, làm chủ cái ngủ, sau này người ta mới làm chủ được bệnh tật, người ta làm chủ được cái sống chết người ta. Bây giờ làm chủ cái ăn, cái ngủ không được thì làm sao?

Cho nên vì vậy mà cái ngồi thiền sai giờ cũng là ngồi thiền phi thời, con thấy không? Ăn vào một bụng mà vô ngồi thiền là phi thời chứ sao, không đúng. Tu phi thời. Bởi vì tu phi thời cũng tu trật không đúng, làm sao có kết quả được. Đó là cái sai bởi vì một vị Thầy mà dạy đúng là chúng ta phải thấy đúng. Mà một vị Thầy sai là dạy sai, người ta biết ông này chưa có kinh nghiệm tu nên mới dạy kiểu này đây. Sai, không có đúng thời khoá.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy