00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(40:05)

(40:05) Phật tử: Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Con xin đảnh lễ Thầy ạ! Kính bạch Thầy! Thầy đặt cho con Pháp danh là Thích Nữ Liên Thiền ạ! Trước đây khi con chưa biết Thầy thì con cũng theo Đại thừa, Mật tông. Khi con biết Thầy, con được gặp Thầy năm 2010, thì năm vừa rồi con có vào gặp Thầy, thì con cũng theo pháp tu của Thầy, nhưng mà cái tâm con nhiều khi nó cũng bướng bỉnh. Mặc dù con cũng nghiên cứu sách vở của Thầy nhiều nhưng mà hôm nay nhân duyên con được gặp Thầy ở đây thì kính mong Thầy hoan hỷ dạy cho con, cái đặc tướng tu của con thế nào để con tu được tốt?

Trưởng Lão: Muốn mà con làm chủ được cái ý thức của con nó không còn bướng bỉnh nữa thì ít nhất con cũng phải có một khoảng thời gian bất động tâm. Bất động tâm một khoảng thời gian từ 5 phút đến 15 phút. Mà con nhiếp tâm như thế nào? Nó không phải nương vào hơi thở để mà cột tâm mình trong đó, có nghĩa là: “Thở ra tôi biết tôi thở ra, hít vô tôi biết tôi hít vô” đó là cột tâm trong hơi thở, đó là cách thức nhiếp tâm của Thiền Đông Độ. Còn ở đây nhiếp tâm của Phật nó rất đơn giản, ngồi đây con ngồi bình thường như Thầy, tri kiến của Thầy nó sẵn sàng nó biết tất cả sự việc xảy ra, nhưng tất cả những pháp không lôi được nó. Dù pháp bây giờ: thấy cái sân nó dơ mà trong khi cái giờ này ngồi tu, “Sân dơ mặc, không đi quét đâu” Cái giờ mà quét lao động thì làm, còn cái giờ mà không lao động thì thấy cái gì trái không làm “Giờ này là giờ ngồi chơi, tâm bất động thanh thản, an lạc, vô sự chứ không phải là giờ đi làm công việc”. Con cứ làm chủ, lần lượt con sẽ làm chủ được tâm con. Đó là con ngồi thiền. Con hiểu chưa?

(42:16) Phật tử: Bạch Thầy là tâm con nó hay nghĩ ngợi lăng xăng thì mình cũng thế ạ?

Trưởng Lão: Cũng vậy đó con, nó hay lăng xăng mình con cũng vậy đó!

Phật tử: Mình không nên theo cái cách của nghiệp sống, mà mình làm chủ mình.

Trưởng Lão: Rồi lần lượt nó tỉnh. Có khi bây giờ nó lôi con không hay, nó lôi con một đoạn thời gian vậy rồi con mới hay. Còn con cứ tập vậy đó nó có lôi thì lôi, mình không hay thì thôi mà mình hay thì ngay đó mình dùng tri kiến của mình dừng nó không có cho nó lôi nữa, mình tập làm chủ nó. Nhưng mà đến khi cái sức mà mình làm chủ được rồi thì nó hết lôi con rồi, nó hiện lên con biết mặt nó liền. Con hiểu không?

Phật tử: Như thế là con phải tập tỉnh thức nhiều phải không ạ?

Trưởng Lão: Tỉnh thức nhiều đó con!

Phật tử: Bằng pháp Thân Hành Niệm hay là…​?

Trưởng Lão: Không phải bằng pháp Thân Hành Niệm đâu, bằng tâm bất động.

Phật tử: Thì là chỉ có là tâm bất động, mình không chịu sự sai khiến của nó của nghiệp nó sai mình?

Trưởng Lão: Đúng vậy!

Phật tử: Con xin Thầy chỉ dạy cho con một điều nữa là lòng Từ, Bi, Hỷ, Xả nữa ạ?

Trưởng Lão: Lòng Từ, Bi, Hỷ, Xả thì nó không khó đâu con. Lúc nào con cũng nhớ rằng thương yêu và tha thứ, thì trong sự thương yêu và tha thứ nó có lòng Từ, Bi, Hỷ, Xả đầy đủ hết. Bởi vì người ta làm ác, người ta làm cho mình khổ nhưng mình biết tha thứ thì đó là Hỷ, Xả. Còn lòng từ bi là mình thấy người nào gặp cái khổ hoặc là tâm mình đang bị cái gì đau khổ đó, mình tác ý: “Đây là nhân quả đừng có đau khổ” thì tâm mình hết đau khổ cũng là Từ bi với mình. Con hiểu không?

Cho nên mình giúp người mà giúp mình điều kiện đó là tâm từ bi. Người ta không khổ đó là mình giúp cho mình, giúp cho người không còn đau khổ tức là tâm từ bi. Còn hỷ xả là mình bỏ ra hết không lấy vô.

Phật tử: Dạ con cảm ơn Thầy ạ!

Trưởng Lão: Bởi vậy Phật pháp nó đơn giản, nó ở trong tâm của mọi người. Mà mình không biết làm sao tu cho được, mà biết rồi thì nó không khó mấy con, nó không khó tu gì hết. Con muốn trình gì cứ trình đi con?


Trích dẫn - Ghi chú - Copy