00:00
00:00
Mục lụcA+A-Lưu sáchTìm trong sách
Ẩn Mục lụcPhóng toThu nhỏInLưu sáchTìm trong sách

Phiên bản điện tử dành riêng cho Thư viện Chơn Như:
https://thuvienchonnhu.net

Quý bạn đọc muốn thỉnh sách giấy vui lòng liên hệ
Ban kinh sách của Tu viện Chơn Như:
Điện thoại: (0276) 389 2911 - 0965 79 55 89
(Sách chỉ kính biếu, không bán!)

Ước mong mọi người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Chuyển ngữ: Nhóm Phật tử & Tu sinh Chơn Như

(32:11)

(32:11) Còn những người xuất gia tu hành để đạt được chứng đạo thì điều đó là phải bỏ hết, sắp xếp gia đình yên ổn, rồi mới theo một nơi nào đó. Chứ đến một ngôi chùa mà cúng bái tụng niệm thì vị sư đó cũng chỉ là một cái người bình thường mà thôi, không giải thoát được chút nào cả.

Quý vị thấy người ta xưng là thiền đường, dạy người tu thiền đường, dạy người tu thiền mà thiền gì mà người hướng dẫn dạy thiền lại đi nằm nhà thương bệnh viện. Thiền Định đâu có đau bệnh mà tại sao dạy thiền mà mình bệnh đau. Vậy thì gương hạnh đó làm sao người ta tin được mà người ta theo tu Thiền Định. Đây Thầy nhắc lại ngày xưa Hoà Thượng Như Luật dạy chúng ta tu thiền Công Án, Tham Thoại Đầu. Thế mà tai nạn giao thông xảy ra Ngài chết mà Ngài không biết.

Thiền là tâm phải thanh tịnh, tâm thanh tịnh trong như nước hồ, mọi vật đều hiện trong đáy hồ đều thấy rất rõ, tâm chúng ta thanh tịnh mà. Thiền là nhất tâm thanh tịnh vậy thì tai nạn giao thông sẽ hiện ra. Ngày mai này, giờ đó, tại ngã tư, tại chỗ nào đó tai nạn sẽ xảy ra đem đến đau khổ.

Thì cho nên người ta không gạt được mình, nhưng tại vì mình không sáng suốt. Thiền là sự thanh tịnh, nói Thiền Định là nói tâm thanh tịnh, mà mình dạy thiền cho người khác là tâm mình phải thanh tịnh, chứ tâm mình còn đục tức là còn tham, sân, si thì làm sao gọi là thiền.

(33:50) Con cứ ngồi xuống đi con, không có gì đâu, các con cứ ngồi ghế hết, các con xá Thầy thôi con, mấy con xá Thầy, mấy con ngồi ghế nghe Thầy nói để về mấy con tu tập là quý nhất mấy con. Các con cứ có ghế mấy con cứ kéo ghế ngồi đi con, rồi Thầy sẽ dạy mấy con rồi Thầy còn về. Lẽ ra thì mấy con còn hỏi Thầy những câu hỏi, nhưng vì Thầy rất bận có nhiều đoàn khách từ đoàn phật tử này đến đoàn phật tử khác họ về thăm Thầy.

Cho nên sáng sớm thầy nghe cô Út đến nói thôi Thầy nói để đến đây Thầy thăm mấy con, để thứ nhất là mấy con biết Thầy, sau đó Thầy giảng dạy cho mấy con những điều cần thiết để mấy con biết để tập, để tập luyện, để mấy con đỡ những nỗi đau khổ của mấy con.

Cho nên ở đây khi mà nói đến Thiền Định là nói đến tâm thanh tịnh, thì tâm thanh tịnh là như nước mặt hồ trong veo cho nên những gì dưới đáy hồ đều thấy tất cả. Vì thế mà người nói tu thiền là người gạn lọc tâm tham, sân, si của mình.

Hầu hết quý phật tử các con tại sao cách vách nhìn ra ngoài không thấy bên ngoài được, sau lưng không thấy vật gì sau lưng được, mà một người tu thiền cách núi, cách sông, cách vách, người ta ngồi lại một chỗ này mà người ta hiểu biết bên ngoài tất cả rõ ràng. Tại vì tâm người ta nó trong, nó thanh tịnh, nó trong nên tất cả những gì ngăn sông, cách núi đều hiện trên tâm của họ hết, khi họ muốn biết là họ biết.

Như sau lưng Thầy có ai ngồi, có ai nghe lén, có ai làm gì phía sau, Thầy ngồi nhìn mấy con, Thầy không cần phải quay mắt nhìn lại sau lưng nhưng Thầy vẫn biết. Đó là cái tâm thanh tịnh của Thầy, nó hiện ra tất cả những gì xung quanh khi Thầy muốn biết điều đó. Còn Thầy không muốn biết thì nó vẫn bình thường như mọi khi, thì các con thấy tu hành nó có lợi ích rất lớn.

Cho nên nói Thiền Định tức là nói tâm thanh tịnh, mà khi tâm thanh tịnh, bất động rồi thì không có bệnh tật nào xen vô cái thân tâm của người đó được.

(36:09) Cũng như bây giờ Thầy dạy mấy con: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Mấy con nương vào hơi thở hít vô, thở ra năm hơi thở rồi tác ý. Có nghĩa dạy mấy con nhiếp tâm trong hơi thở và an trú tâm trong hơi thở và khi mấy con nhiếp tâm an trú được ba mươi phút bệnh đau mấy con còn đẩy lui được huống hồ là người ta sống trong cái tâm bất động của người ta làm sao có bệnh đau tác động được.

Cho nên cái tâm thanh tịnh thì không có bệnh tật gì xen vào đó được, cho nên đó gọi là tâm vô lậu, tâm vô lậu có nghĩa là tâm không còn đau khổ, nghĩa là không có cái gì mà làm đau khổ được trong tâm đó. Chỉ chúng ta còn lậu hoặc, tâm chúng ta còn tham, sân, si cho nên chúng ta còn đau khổ. Còn cái tâm vô lậu có nghĩa là tâm không còn tham, sân, si.

Mục đích của đạo Phật ra đời dạy chúng ta không còn tham, sân, si. Cho nên nói Thiền Định của Phật là nói tâm không còn tham, sân, si. Cho nên chúng ta sáng suốt một chút xíu thì chúng ta nhận thấy cái pháp đó dạy chúng ta tu tập vậy có làm cho tâm chúng ta thanh tịnh hết tham, sân, si không?

Ví dụ một người kinh sách như kinh sách niệm Tịnh Độ dạy chúng ta niệm Phật Di Đà, dạy chúng ta bảy ngày đêm chuyên niệm Phật Di Đà hoặc là lời phát nguyện của đức Phật Di Đà: “Thiện nam tín nữ các người chí thành tưởng Phật niệm mười tiếng ra, ta không rước ở nước ta, thệ không làm Phật chắc đà không sai.”, lời nói ấy có đúng không quý vị? Thử quý vị niệm mười tiếng, mười câu Phật “Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật” mười tiếng như vậy tâm quý vị hết tham, sân, si chưa?

(38:18) Mà nếu chưa hết thì đức Phật Di Đà sẽ hứa rằng sẽ rước quý vị về cõi Cực Lạc Tây Phương. Thì phỏng chừng tâm chưa hết tham, sân, si thì quý vị về cảnh Cực Lạc Tây Phương thì cảnh Cực Lạc Tây Phương sẽ là địa ngục của quý vị. Nó đâu là cõi Cực Lạc nữa vì chúng ta còn tham, sân, si là vượt lên trên cảnh đó, chúng ta vẫn còn tranh giành, các con hiểu lời nói đó có đúng không?

Không lẽ một đức Phật mà hứa một lời nói như vậy sao? Chỉ có chúng ta tưởng tượng mà viết ra mà thôi. Vừa niệm mười tiếng ra ta không rước ở nước ta, thể không làm Phật chắc đà không sai. Lời nói hứa quá chắc chắn làm chúng ta ham thích mà còn bảo rằng cái pháp môn niệm Phật, phương pháp niệm Phật là phương pháp đối với cái người trong thời đại chúng ta là hợp nhất, dễ tu nhất.

Bởi vì niệm Phật có gì đâu khó, nhưng mà có ai mà được hết tham, sân, si chưa? Nếu chúng ta niệm Phật mà hết tham, sân, si thì quá tốt. Hay là đang ngồi lần chuỗi niệm Phật mà con cháu cãi cọ thì nói: “Nếu mà tao không niệm Phật thì tui bay chết à” thì như vậy có đúng câu niệm Phật không.

Cho nên ở đây chúng ta tu theo đạo Phật phải biết pháp nào của Phật dạy mà pháp nào của ngoại đạo dạy. Hiện giờ chùa biến thành những chùa của ngoại đạo đến đó cầu an, cầu siêu. Trong khi đức Phật nói: “không có linh hồn”, trong khi đức Phật nói: “tự thắp đuốc lên mà đi”, bây giờ lại cầu Phật phù hộ cho mình được bình an thì làm sao có được những điều này.

(40:04) Rồi chúng ta lại đẻ thêm một đức Phật Quan Âm cứu khổ, cứu nạn. Bây giờ ông Phật Thích Ca cứu khổ, cứu nạn đã không đỡ rồi, lại biến ra một đức Phật Quan Âm cứu khổ, cứu nạn. Cho nên thường dựng lên cái tượng của người phụ nữ, Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn có không?

Quý vị thường đến chùa có đến tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát khi gia đình mình có bệnh đau, tai nạn thì cứ lạy rồi cầu à, bắt đầu đức Phật Bồ Tát Quan Thế Âm Bồ Tát sẽ cứu khổ, cứu nạn mình mà. Trong khi con mình đi ăn trộm, ăn cắp bị công an bắt bỏ tù cũng lại: “Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát cứu khổ, cứu nạn cho con tôi thoát khỏi tù tội” thì như vậy xã hội chúng ta làm sao đây?

Người nào cũng ăn trộm, ăn cắp hết thì có Phật Quan Thế Âm Bồ Tát cứu khổ, cứu nạn chứ gì? Một niềm tin sai, một niềm tin làm cho đạo đức mất hết. Cho nên tất cả những này Thầy mạnh dạn đập phá tất cả những sai này, không thể có một vị Bồ Tát, có một vị Phật đi cứu khổ như vậy được.


Trích dẫn - Ghi chú - Copy