Trưởng lão: Bây giờ tới cái phần mà các con xin Thầy cái pháp hiệu.
Phật tử: Thưa Thầy có pháp danh còn pháp hiệu nữa?
Trưởng lão: Tại vì cái pháp danh có rồi con, thì phải đặt cái pháp hiệu.
(48:48) Con là Hải Tâm phải không? Tâm rộng như biển mà, còn xin gì nữa. Tâm rộng như biển thì dung chứa biết bao nhiêu. Thôi cứ để cái Hải Tâm cho rộng lớn như biển đi, tốt rồi con, khỏi xin. Cố gắng mà tu tập, tâm rộng lớn như biển đi
Phật tử: Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Bạch Thầy, hôm nay con xin Thầy cái pháp hiệu
Trưởng lão: Hôm nay con xin Thầy cái pháp hiệu, và đồng thời thì các con đã được nghe Thầy giảng về cái giới luật của Phật, tức là cái bậc thầy mà làm thầy cho các vị, thừa kế Phật làm thầy cho các vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni sau này thì Thầy đã giảng gần xong rồi. Chỉ còn cái giới hành nữa là mới xong, nhưng tạm thời thì các con đã hiểu được cái giới luật làm thầy của mình rồi.
Vậy thì bắt đầu từ nay mà về sau, cố gắng mà giữ gìn cái giới hạnh đó, thì đương nhiên là các con là những vị Tỳ-kheo-ni của đức Phật rồi. Mà nếu các con làm mà không đúng, sống không đúng cái giới hạnh của Phật, ăn phi thời, ngủ phi thời, sống không độc cư, không đúng cách thì tức là các con sống không phải là Tỳ-kheo-ni nữa.
(50:04) Bởi vì Tỳ-kheo-ni là tượng trưng cho giới hành, tượng trưng cho giới đức, tượng trưng cho giới tuệ. Mà nếu mà không giữ gìn đúng những giới luật như vậy, thì đương nhiên các con sẽ không có xứng đáng làm một vị Tỳ-kheo-ni.
Muốn xứng đáng như vậy thì các con phải sống như thế nào? Phải biết nhẫn nhục, phải biết tuỳ thuận, phải biết bằng lòng. Thì như vậy, cái đức mà Nhẫn nhục - Tùy thuận - Bằng lòng nó bao gồm cả cái giới hành, cái giới mà hạnh, giới đức, giới tuệ, và giới bổn, và đến cả cái giới hành nữa. Nhớ kỷ vì ba cái Đức này nó bao gồm cả cái giới luật của Phật, cũng như Bát Kỉnh Pháp, nó bao gồm cả ba trăm bốn mươi tám giới Tỳ-kheo-ni.
Cho nên Bát Kỉnh Pháp là cái người mà đứng ra để cho bên Ni lấy đó mà làm cái hướng mà quy y Tam Bảo. Các con hiểu chưa. Cho nên hướng đến mà thọ Cụ túc cũng là Bát Kỉnh Pháp. Chứ không phải là đức Phật, cũng không phải là một vị Tỳ-kheo nào, các con đã từng nghe Thầy thuyết giảng rồi mà.
Hôm nay thì các con lại lấy ba cái Đức Nhẫn nhục - Tùy thuận - Bằng lòng làm cái hướng, làm cái nơi đại diện để dẫn dắt cho các con vào con đường của Phật pháp, trở thành cái Ni, trở thành những người Ni xứng đáng của đạo Phật.
Vì có gì hơn là nhẫn nhục? Mà Phật nói nhẫn nhục là một điều khó làm hơn những điều khác. Và cái gì tuỳ thuận mà được, thì cái đó không phải là chuyện dễ tuỳ thuận; mà tuỳ được thì tất cả những giới đều thực hiện được. Và cái gì mà bằng lòng được, nếu mà bằng lòng được thì tức là xả được hết, mà xả được hết tức là cái giới hành đã trọn vẹn, cái giới đức đã thành tựu, cái giới tuệ đã viên mãn.
(52:00) Các con hiểu chưa? Như vậy thì hôm nay Thầy sẽ cho các con mỗi người một cái pháp hiệu, vì đã từng xuất gia với Bổn Sư của mình, thì dù là xuất gia với Bổn Sư nào cũng là một người đại diện cho Phật pháp chứ đâu phải ông ta. Cho nên chúng ta đừng bỏ ông ta, mà chúng ta hãy nhớ rằng nhờ ông ta mới hôm nay mới có gặp Thầy.
Không có ông ta thì hôm nay các con đã có gia đình, có con, nay là đã là bà nội bà ngoại mất rồi, còn đâu mà biết tới tu hành. Cho nên ơn nghĩa đó chúng ta không quên, và cái pháp danh Minh Cảnh vẫn mãi mãi nhớ mãi trong lòng.
Nhưng hôm nay đến đây được Thầy chấp nhận là đệ tử Thầy truyền pháp cho, thì cố gắng mà thực hiện, thì các con sẽ tiến tu mãi, trước là đền ơn Bổn Sư của mình, người đã dẫn dắt mình lúc ban đầu, để cho mình tránh cái duyên ràng buộc của thế tục, vì vậy mà ngày giờ này mình không có gia đình, không có con cái, không có trở thành bà nội bà ngoại, vì vậy mà mình giải thoát được. Nhớ ơn đó, thì mình bao giờ mình cũng không quên.
Cho nên Thầy không bao giờ mà dạy các con trở thành người đệ tử vong ơn bạc nghĩa, mà muốn cho các con luôn luôn nhớ cái bước đầu chập chững phải nhờ một bậc thầy người ta đưa mình đến ba ngôi Tam Bảo. Mặc dù người ta có sai phạm trong giới luật, nhưng người ta vẫn đưa mình đến chỗ cao quý. Đó là cái thứ nhứt.
Và lần lượt Thầy sẽ cho cái pháp hiệu các con, để các con thực hiện được những giới đức cho xứng hợp với các pháp hiệu. Vì vậy thì lần lượt Thầy sẽ cho. Thay vì các con phải hỏi trước Thầy một tuần lễ thì mới được, đằng này các con vui đâu chạy theo đó, nghe người ta làm lễ xuất gia, làm lễ quy y thì các con đã là chạy theo xin thì cái này nó hấp tấp và vội vàng quá.
Minh Cảnh thì có gởi cho Thầy cách đây mấy bữa, trong cái tập nhật ký thời khoá cho nên Thầy có xem rồi. Nhưng mà vì nhiều công việc quá cho nên Thầy không có chuẩn bị cho Minh Cảnh. Cho nên hôm nay thì Thầy sẽ lần lượt cho cái pháp hiệu con.
(54:12) Và cô Phượng thì cũng xin Thầy, đã từng quy y với Hòa thượng. Hoà thượng là một bậc tôn túc, Hòa thượng đã hướng dẫn biết bao nhiêu người, uy danh của ngài rất là lớn, do vì vậy cũng là xứng đáng là một bậc thầy của mình, cao quý nhứt lắm rồi. Cho nên đến đây mà thọ pháp tu hành với Thầy, qua cái sự hướng dẫn của Thầy, đi vào con đường giới luật, thì xin thì Thầy thấy nó có một cái gì mà hấp tấp quá, đó là cái nó không có rõ ràng.
Là vì đến đây nghe nói như vậy rồi xin, chứ còn phải chi xin Thầy trước ba bốn bữa, và từ lâu đã có tâm niệm đó, thì như vậy thì Thầy thấy nó không có nông nổi và vội vàng. Bởi vì Hoà Thượng cũng là một bậc rất là xứng đáng cho cô Phượng nương theo người mà tu hành, nhưng vì cái pháp tu nó không có phù hợp với căn cơ của mình, cho nên xin về tu hành những cái pháp môn của Thầy.
Điều kiện đó Hoà Thượng không buồn đâu mà Hoà Thượng rất vui, là vì mình thấy mình không hợp thì mình đi tìm cái pháp khác mà tu. Là một bậc mà dạy đạo, người ta không có ngại, chỉ ngại là cái người không hiểu đạo rồi chỉ trích thầy mình như thế này thế khác, rồi khinh bỉ thầy mình thế khác. Bởi vậy Thầy thấy ở trong cuộc đời Thầy dạy đạo chưa bao giờ mà Thầy làm phiền Hoà Thượng Thanh Từ.
Thế mà có một số đệ tử của Thầy lại lấy những cái lời giảng của Thầy, cho rằng Thầy chỉ trích Hoà Thượng thế này thế khác. Thiệt ra những cái hạng đệ tử này đã không làm cho sự sum họp giữa thầy và trò, mà còn muốn làm cho thầy trò chống đối nhau, chính là những người đệ tử của Thầy ở đây không ai khác. Các con hiểu điều đó, cho nên Thầy thấy tâm niệm của họ rất là ác độc.
(56:02) Tình thầy trò giữa thầy Thanh Từ không bao giờ sứt mẻ, thế mà họ dám làm để cho sứt mẻ, thì thử hỏi họ là những con người gì? Có phải là ác thú không. Các con nhớ, cho nên khi mà xin Thầy Thầy giảng cho các con rõ, các con rõ thì Hoà Thượng là một bậc cao quý, một bậc rất là xứng đáng.
Thầy là đệ tử của Hoà Thượng, con đã quy y với Hòa Thượng là coi như là đàn em của Thầy. Hôm nay xin Thầy một pháp hiệu thì đó là một điều tốt chứ không có gì. Các con hiểu điều đó. Vì Hoà Thượng có ngày phải thị tịch, thì các con biết nương tựa vào ai, phải nương tựa vào các huynh trưởng của mình.
Thì đó là một cái điều trên dưới hoà thuận, không có nghịch nhau, hoàn toàn đem lại một cái đạo Phật thống nhất, không có chia rẻ, không có, rất là đoàn kết, không có sống thế này thế khác. Cho nên hầu hết là gặp Thầy, Thầy rất khuyên các con đừng có những cái tâm niệm sai lệch, làm cho từ con đường tu chân chánh của mình nó lạc vào con đường tà mất rồi.
Tình nghĩa thầy trò một ngày một giờ cũng là thầy của mình, thế mà mình nghĩ sai một chút là đã làm lệch tâm của mình rồi, là làm cho mình trở thành một người xấu. Cho nên các con tuần tự Thầy sẽ cho các con cái pháp hiệu, để các con cố gắng mà giữ gìn giới đức giới hành để mà tu tập cho đến giải thoát sanh tử làm chủ luân hồi.
Đó là cái ý muốn chung của Thầy, không muốn cái người nào còn ở trong địa ngục nữa, muốn cho các con thoát ra khỏi địa ngục trần gian đau khổ này. Thôi đến đây thì hoàn mãn công đức.
Lần lượt Thầy sẽ cho từng người từng cái pháp hiệu xứng hợp với tâm tánh, đặc tánh của các con, để các con lấy cái pháp danh hằng ngày người ta gọi tên mình là nhắc mình phải làm cái gì đây. Các con hiểu cái tên nó phù hợp với con người chứ, người ta kêu cái tên mình, thì mình phải làm cái gì chứ.
(58:01) Cũng như hồi nãy Hải Tâm tính xin Thầy pháp hiệu, mà Thầy xét Hải Tâm là cái tâm rộng lớn như biển, nó dung chứa biết bao nhiêu cá xà cá mập, cá ông cũng chứa đủ thứ hết, rồi các con cá bé nó cũng đầy hết, cố gắng mà dung chứa cho hết, đừng có phiền não. Mà không phiền não thì dung chứa hết thì cái tâm đó gọi là từ bi vô lượng, phải không? Rộng lớn vậy còn xin làm gì nữa.
Từ đây về sau cứ gọi Hải Tâm cho dữ, cho tâm nó lớn rộng như biển. Còn các con, Minh Cảnh mà cảnh không có minh chút nào hết, nó mù tối, cho nên nó là tối cảnh chứ không phải minh cảnh.
Bây giờ là các con đã trở thành những người tu sĩ rồi, vậy thì trước khi mà cái buổi lễ hôm nay viên mãn, thì còn cái phút cuối cùng là Thầy nhắn nhủ các con, mặc chiếc áo giữ đầu tròn này, mãi mãi là những cái phạm hạnh, tâm bất động trước các pháp của thế gian, do cái mục đích phạm hạnh của nó là tâm bất động giải thoát.
(59:00) Nhớ kỷ những cái điều này, trước các pháp nào thì các con cũng phải giữ tâm bất động. Và bây giờ đó, là giờ phút này là các con là tân Tỳ-kheo-ni rồi, thì các con lại còn phải giữ gìn tâm bất động giải thoát mình hơn nữa.
Và cuối cùng, thì các con đảnh lễ Thầy, để tạ ơn Thầy đã nãy giờ đã nói mệt quá rồi mà không thấy mấy cái người học trò này nó nói lời ơn nghĩa nào hết, vậy thì bây giờ các con đảnh lễ Thầy đi, rồi chúng ta sẽ viên mãn cái buổi lễ xuất gia cho mấy con. Bây giờ các con đảnh lễ đi.