(41:18) Đó thì ngoại tâm, nội tâm, ngoại pháp, nội pháp. Thì bây giờ Thầy nói cái nội thọ, ngoại thọ rồi, thì nội tâm và ngoại tâm. Cái tâm của chúng ta nó có những cái, bây giờ cái tâm của chúng ta, phải thấy rằng cái tâm của chúng ta nó có nội tâm và ngoại tâm.
Ngoại tâm là cái gì? Ngoại tâm là cái tâm chúng ta khởi ra, lo lắng cho cái ngã sở của nó. Hồi nãy Thầy thấy nó ngã và ngã sở chớ gì. Mà nó lo lắng cho cái ngã của nó, cho cái phần của nó, cho riêng tư của nó, thì đó là nội tâm, nó lo lắng suy tư cho cái nội tâm của nó, thì nó phải lo lắng cho cái bản ngã của nó.
Thì những cái niệm mà nổi lên ở trong cái nội tâm của nó như vậy, thì chúng ta quán xét cái niệm của cái tâm lúc bấy giờ nó ở nội tâm đó, nó lo cho nó cái gì? Nó lo cho nó thế nào? Bây giờ nó lo cho nó ăn nè, cho ngon này, nó thích cái đó, đó là nội tâm.
Còn bây giờ ngoại tâm, nó lo cho người khác ở ngoài, nó lo cho các pháp ở ngoài đó, thì cái đó là ngoại tâm. Ngồi đây mà mình nhớ thương, anh em, chị em hay là cha mẹ mình, đó là ngoại tâm. Mà khi cái niệm đó nó khởi lên, cái tâm của mình, bởi vì cái tâm mình nó có, là phải có cái niệm chớ? Còn nó không có làm sao nó có cái niệm được?
Mà nó có cái niệm, thì do cái niệm ngoại tâm hay là nội tâm mà mình quán xét, để mình dùng cái Định Vô Lậu mình phá nó đi, nó không có còn nữa. Phải không? Cho nên nó làm sao mà nó chi phối được tâm mình, nó làm sao cho nó làm khổ mình được?
Cho nên cái nội tâm và ngoại tâm này nhắm vào để chúng ta đoạn dứt tất cả những cái Thất Kiết Sử, nó làm cho không trói buộc cái ngoại tâm và nội tâm chúng ta được.
(42:58) Đó thì hôm nay, thì quý thầy đã thấy rõ cái nội thọ và ngoại thọ. Và nội ngoại một lượt, vừa nội, vừa ngoại, nó có một cái niệm mà vừa nội, vừa lo cho nó mà vừa lo bên ngoài.
Cái thọ nó cũng vậy, nó vừa đau ở trong mà nó vừa đau ở ngoài, nó ảnh hưởng như vậy đó, nó làm như vậy. Thì trong khi mà cái cảm thọ nó vừa ngoài, vừa trong thì chúng ta quán vừa trong mà vừa ngoài hết, để đập phá nó xuống, để tâm không dao động.