(50:44) Trưởng lão: Chừng nào mấy con có sức Thiền Định, mấy con muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Người tu theo đạo Phật là thứ nhất làm chủ bệnh, thứ hai làm chủ chết, chết không phải chết có bệnh. Còn hầu hết mọi người ở trên thế gian này chết phải bệnh rồi mới chết, không có người nào không bệnh mà chết trước đó.
Bây giờ, nói thí dụ như bây giờ, đi vừa mạnh, với thức dậy đi ra cái bắt đầu té xỉu, té xuống chết, thật sự đó là đứt mạch máu não chết chứ đâu phải là đi hụt không mà chết đâu, đâu có, phải bệnh chết chứ đâu phải khi không mà chết được đâu. Còn cái này không đứt mạch máu não gì hết, tui muốn chết tui bảo: “Chết!” là nó tịnh chỉ hơi thở nó chết mấy con.
Cho nên là mình làm chủ cái chết mà, còn cái kia tui muốn chết, tui đâu có muốn chết đâu mà đi sao xiêu xiêu, xiêu xiêu rồi té xuống cái, rồi chết, cái cả nhà chạy ra đỡ vô, thôi, rồi xíu cũng chết. Đó là thực sự là bệnh chết đó mấy con, mà chết đột ngột, chết thình lình, chứ chưa có người nào mà chết mà bảo rằng tui chết, tui bảo chết là chết, sống là sống, thì chưa có người nào.
Nhưng mà đời mấy con còn có một người làm được điều này, muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống, tự tại. Còn bây giờ cái thân nó muốn đau đuổi nó đi, nó hết đau làm sao nó chết được mấy con?
Bây giờ Thầy còn muốn sống chứ gì, mà bây giờ cái thân Thầy nó hoại nó muốn chết chứ gì? Thầy bảo: “Thọ này đi chứ không có chết đó nha!”, nó đi mất, lấy gì chết? Có đúng không, mấy con thấy không? Làm sao chết, nó có bệnh nó mới chết chứ nó không bệnh làm sao chết được?
(52:05) Bây giờ Thầy sống bây giờ 100 tuổi cũng không chết, mà Thầy muốn sống 200 tuổi nó cũng phải sống thôi, nó không dám cãi Thầy, nó đâu có bệnh được mà chết. Chừng nào nó có bệnh nó mới chết chứ, còn bây giờ nó không có bệnh nó phải sống thôi chứ gì!
Nhưng mà bây giờ Thầy muốn chết, nó đâu cần phải nó có bệnh mà chết, Thầy bảo, tịnh chỉ hơi thở, ngưng lại, vào Tứ Thiền cho Thầy! Thì lúc bây giờ thân tâm Thầy nó vào Tứ Thiền, một trạng thái rất an lạc. Rồi nó, bởi vì cái trạng thái của Thiền đó nó ngưng hơi thở, có phải không mấy con?
Thầy bảo bây giờ xuất ra khỏi cái trạng thái Tứ Thiền, vào trạng thái Niết Bàn thì thân tâm Thầy nó vào đó, thì lúc bây giờ (…) mấy con đem chôn đi, có phải Thầy làm chủ không? Thầy làm chủ bằng pháp Phật đàng hoàng, bằng phương pháp, có phương pháp chứ đâu phải nói suông suông được!
Đâu phải nói, à tui nhập định như ông Bàng Uẩn, đứa con gái ổng nó dụ, nó gạt ổng, ổng tính ổng lên cái sàn thiền, ổng ngồi cái ổng nhập, ổng nhập định ổng chết đó, thì nó gạt ổng nó nói: “Ba ơi ba, ba ra coi mặt trời với mặt trăng nè”. Ổng tu tới mức độ này mà ổng còn bị con gái ổng gạt chứ gì, cái cô con gái ổng. Cái ổng chạy ra ổng coi, nó trèo lên sàn thiền ổng nó ngồi, nó nhập định,cái nó chết.
Cái bắt đầu ổng: “Con này giỏi thiệt chứ, ta định ta nhập Niết bàn, nó còn nhập trước nữa, thôi chôn cất nó xong đi”. Rồi chôn cất xong, rồi ổng nhập Niết Bàn. Thì bà vợ ông Bàng Uẩn về bả nói, đây là cái gia đình thiền định mà, thì bà vợ ổng về: “Cha con ông Bàng Uẩn này giỏi thiệt chớ”, cho nên vì vậy bả nói giỏi thiệt, “Hai cha con mấy người đi trước, bỏ mẹ con tui ở lại hả?”, thì bả mới đi ra bả mới nói với thằng con trai đang cày ruộng ở ngoài ruộng.
Nhưng mà thằng con trai nó biết cha nó chết rồi, cho nên nó dừng trâu lại, nó ngồi đó, nó đứng lại đó nó nhập diệt, nó nhập định, nó nhập diệt nó bỏ thân. Bả ra tới, thằng hai chết rồi, thôi giờ bả lo chôn cất nó chứ sao. Cha con Bàng Uẩn này giỏi thiệt, cha con gì chết hết, bây giờ chỉ còn mình bả!
(54:02) Cho nên cuối cùng xong xuôi bả cũng vào trong cái hang, bả mới nhập diệt trong núi, bả chết. Bởi vì đâu còn ai chôn cất bả nữa đâu, bả phải vô trong hang núi bả tịch. Người ta nói Thiền Định như ông Bàng Uẩn đó, nhưng mà sự thật ông Bàng Uẩn nói cái điều đó mà không có pháp, làm sao mà làm cái chuyện đó được đâu? Có phương pháp đàng hoàng cách thức như thế nào chứ!
Còn ông Phật, ổng muốn bỏ thân ổng, ổng muốn vào Niết Bàn, ổng mới hứa trước với Phật tử, 3 tháng nữa ổng sẽ nhập Niết Bàn, rồi ổng mới đi về cái nơi Sa-la Song Thọ.
Xong rồi, ổng đến đúng ngày giờ, đúng 3 tháng, ổng mới nhập từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền, rồi từ đó ông xuất ra, xuất vô 3 lần để ổng nhắc nhở cho Phật tử, cho chúng đệ tử của ông biết rằng đây là con đường mà làm chủ sự sống chết, cho nên khi nhập vào Tứ Thiền rồi vào Niết Bàn, xuất ra khỏi Tứ Thiền rồi vào Niết Bàn , là ổng bỏ báo thân, bỏ cái thân này.
Đâu, có phương pháp đàng hoàng chứ, đâu phải, nói như gia đình ông Bàng Uẩn thì đâu được, có phải không mấy con? Khi không mà ngồi thiền, thiền gì đây? Ông làm sao ông làm cái chuyện này, ông phải nói phương pháp chứ, ông nói Thiền Định, ai nói chuyện Thiền Định không được, nhưng mà phải phương pháp như thế nào, phải đi vào bằng cái sức gì, cái lực gì, cái Định gì, nó mới vào từng phần của nó chứ, phương pháp nào, cái pháp nào mà vào được cái chỗ mà làm chủ sự sống chết này?
Đó, thì mấy con thấy đạo Phật nó thực tế và cụ thể, còn Thiền Tông mà nó nói chuyện huyền thoại của ông Bàng Uẩn, thì thiệt ra nó không thực tế mấy con, nó không có phương pháp. Bởi vì vào tu phải: “Biết vọng liền buông”, bây giờ vì buông hết những cái niệm trong đầu của chúng ta, hoàn toàn nó sẽ ở vào trong cái không ngơ, rồi từ đó nó sẽ làm sao?
Nó đi đến cái chỗ chúng ta trở thành cây đá sao, vô phân biệt. Nó không phân biệt, nó không khởi nghĩ gì, thì nó sai Phật pháp vô cùng lận! Nó đưa đi đến chúng ta trong cái ngoan không. Mà chúng ta tu chưa tới thì chúng ta chưa thấy, mà tới rồi thì nó quên trước quên sau, nó lẫn lộn như một cái người, cho nên Hòa thượng Phước Hậu là một cái hiện thân, mà trong cái thời Thầy đã biết Hòa thượng Phước Hậu ở chùa Phước Hậu ở dưới Trà Ôn, nhưng vẫn có người tu đến nỗi mà Hòa thượng nói:
Kinh điển Phật lưu truyền tám vạn tư
Tu hành không thiếu cũng không dư.
Đến nay dường đã như quên hết
Chỉ nhớ trên đầu một chữ Như
(56:17) Chỉ còn có chữ như như thôi, không có nhớ gì nữa hết. Coi như là chỉ còn có cái tâm bất động đó thôi, hoàn toàn bất động trong cái trạng thái “không” đó thôi, không có phân biệt không có khởi nghĩ gì hết.
Cho nên khi mà đi qua sông vậy đó, thì lột quần áo hết cho chú thị giả lội qua sông, thì khi mà lên sông rồi thì ông cũng không nhớ là mình mặc quần áo, cho nên đi luôn. Chú thị giả đội quần áo chạy: “Hòa thượng, Hòa thượng dừng lại, Hòa thượng chưa mặc quần áo!”. Ông mới nhớ là, à như vậy chưa mặc quần áo, cho nên mặc quần áo rồi mới đi.
Con thấy còn phân biệt được gì nữa đâu, hết rồi. Cho nên Hòa thượng Phước Hậu là một hiện thân của một người tu rất là cao, rất là nỗ lực, tu cho đến mức độ như như trên đầu, thế mà như vậy là sao, mấy con thấy!
Đó là những cái sai, cái phương pháp sai, mà may là cái người mà quyết tâm tu được tới đó, bao nhiêu người đã làm được như Hòa thượng Phước Hậu? Bây giờ số Hòa thượng, bao nhiêu người đã làm được như Hòa thượng Phước Hậu? Còn một số Hòa thượng hiện giờ đang tu thiền, người thì bệnh này, người bị bệnh kia đủ loại bệnh hết, tại sao không làm chủ được bệnh? Đó thì mấy con thấy rất là đau khổ!
Cho nên ở đây mình phải tu tập ngay từ bây giờ, phải ngay từ trong cuộc sống, làm chủ được bệnh, đuổi được bệnh khỏi tâm, làm chủ được sự sống chết, ngay cả thân này muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Chúng ta làm hẳn hoi, làm chủ được mà, đâu có gì đâu.
Như bây giờ Thầy bảo: “Tịnh chỉ hơi thở, ngưng hơi thở nhập Tứ Thiền”, thân này ngồi bất động, hơi thở (…) Thầy làm được rồi, cho nên Thầy biết Thầy làm chủ được sự sống chết. Còn bây giờ mấy con bảo xem coi nó nghe không, chưa nghe thì chưa được, phải tập nữa, tập chừng nào mà như Thầy!
Đó là cái thực tế, cái cụ thể. Tại vì chúng ta, ở trong thân chúng ta nó có một cái nội lực mà chúng ta không luyện, mà cái pháp Như Lý Tác Ý mấy con tác ý nó thành một cái lực, lực Như Lý Tác Ý mà. Bởi vì tác ý nó mãi thì nó thành một cái lực, cái lực vô lậu, cái lực vô lậu nó (…)
(58:06) Ráng mấy con, mấy con già (…) Sắp sửa đây rồi mấy con sẽ mất thân này mà tu tập không được. Gia đình hãy sắp xếp, có gia đình, mấy con, Thầy biết, có gia đình, đứa nào cũng phải lo sắp xếp đi, sắp xếp cho nó ổn hết rồi về đây, Thầy cho một cái thất mấy con, ở trong thất của mình. Cái này là những người cư sĩ phải ở đây tập phải không, còn nếu như con mà quyết tâm tu sâu hơn, Thầy sẽ cho những cái thất trong khu vực yên tịnh. Phải nỗ lực!
Những người nào mà quyết tâm để tu được làm chủ sự sống chết, Thầy sẽ cho một thất trong khu vực yên tịnh, để cho mấy con thực hiện được cái hoài bão của mấy con là làm chủ sự sống chết trước khi mấy con ra đi bỏ thân này, mấy con tự động chủ động để mà ra đi trong tâm bất động, hạnh phúc lắm mấy con!
Đời người không có gì hơn là chúng ta đã tự sức mình làm chủ được thân tâm. Bây giờ mấy con còn hỏi Thầy gì nữa không con? Hỏi Thầy Thầy sẽ trả lời cho, còn không hỏi thôi. Ráng mà tu, chỉ có xả tâm thôi, Thầy chọn cái người xả tâm.
Ở trong đây, cái số mấy con mà hôm rày ở đây Thầy lắng nghe hết, người nào mà xả tâm, người nào không bị chướng ngại, ai làm gì không bị chướng ngại hết là người đó độc cư trọn vẹn, chớ không phải ngồi trỏng. Nghĩa là ai nói gì cũng cười vui vẻ, không buồn phiền người nào hết, thấy người nào cũng thương, thì những người đó là những người Thầy sẽ cho sống bên Thầy, hướng dẫn (…) chỉ dẫn đến nơi đến chốn.
Bởi vì những người đó đã có căn cơ biết xả tâm, biết xả tâm, biết thương mọi người, các con sẽ được sống bên Thầy. Thầy sẽ dạy mấy con trên Tứ Niệm Xứ để tâm bất động, thanh thản một thời gian dài và có đủ Tứ Thần Túc mấy con. Để mấy con làm chủ được sự ra đi của mấy con, mấy con muốn chết hồi nào chết mấy con.
Cái mà tu xong rồi, đầu tiên mấy con phải về độ cha mẹ, vì cha mẹ mình có mất mình hãy tìm nơi mà mẹ mình đã sanh ở đâu, để độ, để đền đáp công ơn sanh thành dưỡng dục.
Rồi kế đó những người thân trong gia đình của mấy con, là con cái, chồng con của mình, phải giúp đỡ họ. “Đây mẹ đã tu được như thế này, các con phải nghe lời mẹ, đời không có gì, mấy con có làm quan chức gì đi nữa mấy con cũng không còn, chỉ có làm chủ sự sống chết này sẽ không tiếp tục tái sanh luân hồi, sẽ hết đau khổ. Hãy nghe lời mẹ!”
(01:00:13) Cái tình cảm mà mấy con tu hành xong mấy con nói, các con cũng nghe hết, nó sẽ nghe lời mẹ, mấy con sẽ độ cả con cái, chồng con người thân.
Mấy con cố gắng lên! Thầy là một vị Thầy để chỉ dạy mấy con thôi, chứ Thầy đi con đường đó không được đâu mấy con, không đi giúp được mấy con. Thầy chỉ biết hướng dẫn cho mấy con, thương mấy con bao nhiêu thì thương nhưng mà không thể chịu thay sự đau khổ cho mấy con được. Mấy con biết rồi, Thầy không chịu thay được mà mấy con phải tự chịu mà thôi.
Và tu tập cũng vậy, cho nên ngày xưa Đức Phật nói: “Các con hãy tự thắp đuốc lên mà đi, ta chỉ là người hướng dẫn cho mấy con , hướng đạo mà thôi!”, Đức Phật từ chối. Vậy mà bây giờ chúng ta cầu khẩn Đức Phật cứu khổ chúng ta, làm sao được mấy con? Lời Đức Phật đã còn dạy chúng ta rõ ràng.
Cho nên chúng ta nhớ: “Các con tự thắp đuốc lên mà đi, ta chỉ là người hướng đạo”. Nhớ như vậy mà ráng hướng đạo. Pháp của Phật là pháp tự giác, tự nguyện để mà tu tập, chứ không có người nào tu tập thay mình, không có cầu khẩn một người nào mà giúp mình được trọn vẹn. Ai cũng có thân có tâm, có đầu óc hiểu biết, tự cứu mình.
Hôm nay mấy con ngồi đây, được ngồi nghe Thầy thì mấy con phải tự cứu mình. Thầy chỉ làm những cái cơ sở nó như thế này để tạo cái duyên cho mấy con đủ lực cho mấy con khép mình (…). Chứ Thầy không làm gì khác hơn được hết. Thôi bây giờ có gì mấy con hỏi Thầy, không hỏi Thầy thì Thầy về. Thầy về để ngồi máy vi tính làm việc nữa, viết sách đạo đức, nhất là Đạo Đức Gia Đình! (01:01:38)
HẾT BĂNG